Văn mạch là toàn toàn bộ đoạn văn đứng trước và đứng sau bản văn ta đang nghiên cứu. Ý nghĩa của một từ, nhóm từ, câu hoặc cả đoạn văn thường được xác định rõ ràng và chính xác nhờ văn mạch. Ví dụ ta đọc thấy trong ICo1Cr 10:23, “Mọi sự đều có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt ”. Từ “mọi sự ” trong câu này nghĩa là gì? Có phải là bất cứ mọi điều chăng? Nếu vậy thì tội giết người, gian dâm, thờ hình tượng… đều có phép làm phải không? Chắc chắn không có nghĩa vậy. Nhưng làm sao ta biết được? Bằng cách đọc cả chương 10. Câu 6 bảo “chớ buông mình theo tình dục xấu ” câu 7, 14 truyền dạy, “đừng thờ hình tượng ” câu 8 nói “chớ dâm dục ” Như vậy có một số điều không được phép làm. Văn mạch cho ta thấy những điều giới hạn ấy. Nếu ta chỉ lấy câu 23 ra, rồi giải nghĩa bất cần văn mạch, ta đã giải luận sai lời Chúa. [66] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), pp. 49-50.

Bước 1: CHỌN KINH VĂN Để chọn kinh văn cho thích hợp với nhu cầu của Hội Thánh, người giảng phải dành thì giờ cầu nguyện và suy gẫm, đồng thời để ý những yếu tố này:
I. CÁCH CHỌN KINH VĂN
Kinh văn được chọn để giảng nên bao gồm hết ý của đề tài, có thể chỉ có vài câu Thánh Kinh hoặc nhiều hơn.
Người giảng không nên xác quyết những lời phát biểu của con người là hoàn toàn đúng cho dù các lời đó được ghi lại trong Thánh Kinh. Ví dụ: chẳng phải tất cả lời nói của các bạn Gióp là đúng. Cũng vậy ở sách Truyền đạo, trong khi tác giả tìm kiếm sự khôn ngoan và hiểu biết, đã đưa ra vài kết luận đúng cũng như những kết luận không đúng về triết lý sống. Ta phải để ý và phân biệt chúng.
Người giảng không nên bỏ qua những phân đoạn Thánh Kinh quen thuộc vì nghĩ rằng thính giả biết rồi, như Thi-thiên ; Thi Tv 23:1-6; GiGa 3:1-36; Phi Pl 2:5-8.
Người giảng nên để ý những cơ hội đặc biệt trong năm gồm có: Lễ Kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, Đêm Thương khó, Lễ Phục sinh, Lễ Thăng thiên, Lễ Ngũ Tuần, ngày đầu năm (Tết nguyên đán hay đầu năm Dương lịch). Mặc dù những Lễ này mỗi năm trở lại một lần, nhưng vào dịp kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, ai cũng cần được nhắc nhở về “Tặng Phẩm vô cùng vĩ đại của Thượng Đế” khi Ngài ban Con Một xuống trần làm Con loài người, để chúng ta được trở thành con cái Thượng Đế. Đêm Thương khó, chúng ta chiêm ngưỡng thờ phượng Con Thượng Đế khi Ngài tình nguyện đứng vào địa vị tội nhân của chúng ta “để vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng mà bị thương ” (EsIs 53:5). Vào ngày Lễ Ngũ tuần, chúng ta nhắc nhở đến “cơn mưa đầu mùa” với quyền năng phi thường của Chúa Thánh Linh, để cầu xin và chờ đợi “cơn mưa cuối mùa” với cuộc Phục hưng lớn để cứu đồng bào đồng loại. [67] Phu H. Le, Thiên Chức Công Bố Phúc Âm và Người Công Bố Phúc Âm (Thần Học Phúc Âm: Garden grove, CA., không ghi ngày), tr. 120.

Người giảng có thể chọn kinh văn để nghiên cứu và giảng giải theo loạt bài giảng. Diễn giả có thể giảng theo từng sách của Thánh Kinh, hoặc chọn các đề tài lớn như sự cầu nguyện, hạnh phúc, sự bình an, sự tha thứ… để giảng trong nhiều tuần liên tiếp. Người giảng nên khai triển một chủ đề cho loạt bài giảng từ tám đến mười tuần là tốt nhất.
II. ĐẶC TÍNH CỦA SỨ ĐIỆP GIẢI KINH.
Một sứ điệp giải kinh chỉ đặt nền tảng trên một phân đoạn Thánh Kinh chủ yếu. Ta có thể dùng các phần Thánh Kinh liên hệ khác để ủng hộ, làm sáng tỏ hoặc giải nghĩa (dùng Thánh Kinh giải nghĩa Thánh Kinh) cho phân đoạn chủ yếu, nhưng nó chỉ đóng vai trò phụ mà thôi.
Một sứ điệp giải kinh phải bao gồm các nguyên tắc thông giải toàn bộ. Điều đó có nghĩa là:
(1)- Ta phải hiểu bản văn theo nghĩa của người xưa và người nay;
(2)- Không được bỏ qua bất cứ phần nào của bản văn;
(3)- Bản văn là Lời Đức Chúa Trời như là chủ chớ không phải là tớ. Bài giảng ra từ bản văn chớ không phải bản văn ra từ bài giảng.
Một sứ điệp giải kinh phải bày tỏ mục đích nguyên thủy và huấn thị của tác giả. Người giảng giải kinh phải hướng dẫn thính giả đi theo con đường tác giả muốn chớ không phải đi theo con đường nhà giải kinh muốnBước 2: NGHIÊN CỨU KINH VĂN

Muốn giải luận Thánh Kinh cách đúng đắn, ta phải nghiên cứu bối cảnh, xét văn thể, và hiểu rõ nghĩa của chữ trong bản văn. Việc nghiên cứu Thánh Kinh không những chỉ cần biết các quy luật và nguyên tắc luận giải Lời Chúa, mà còn phải biết cách thực hành việc luận giải.
Chương này sẽ hướng dẫn ta làm điều đó. Những nguyên tắc luận giải Lời Chúa sẽ được đem ra thực hành để giúp ta áp dụng phương cách luận giải Thánh Kinh. Ta sẽ chọn bản văn trong ICo1Cr 14:18-19 để luận giải:
Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì đã được ơn nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em; nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mình mà rao giảng trong Hội Thánh, để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ.
Để luận giải các câu Thánh Kinh này, ta phải: Nghiên cứu các từ (words) của bản văn; nghiên cứu những câu (sentences) của bản văn; nghiên cứu những đoạn văn (paragraphs) của bản văn; nghiên cứu cả sách (book) của bản văn; và nghiên cứu sự tương quan (correlation) của bản văn.
I. NGHIÊN CỨU CÁC TỪ ( WORDS) CỦA BẢN VĂN.
1. Chọn các từ để nghiên cứu
a. Chọn các từ chìa khóa ( key words) của bản văn
Từ chìa khóa là những từ nói lên đề mục hay chủ đề của bản văn. Ta cần để ý và chọn ra những từ ấy để tìm hiểu ý nghĩa đúng của chúng. Theo bản văn ta đang nghiên cứu trong ICo1Cr 14:18-19, thì từ chìa khóa là “tiếng lạ”.
b. Chọn những từ không biết hoặc không quen
Tìm xem trong bản văn đang nghiên cứu có từ nào không biết, không quen hoặc không rõ nghĩa để tra nghĩa của chúng. Trong bản văn 14:18-19, từ ta cần tra cứu là “lời bằng trí khôn. ”
2. Định nghĩa những từ đã chọn ra trong bản văn đang nghiên cứu
a. Định nghĩa những từ chìa khóa
– Tra tự điển (dictionary)
Cho dù ta đọc Thánh Kinh tiếng Việt, nhiều khi có những từ ta không hiểu, vì vậy cần có một quyển từ điển để tra những từ khó.
– Dùng Thánh Kinh tự điển (Bible dictionary)
Tự điển phổ thông ít khi cho ta biết nghĩa của những từ ngữ được dùng trong Thánh Kinh, cho nên ta phải tra thêm Thánh Kinh tự điển. Theo Thánh Kinh từ điển, chữ “tiếng lạ ” có hai nghĩa: (a) một bộ phận của cơ thể là cái lưỡi (Gia Gc 3:5-6,&nbsp8) (b) tiếng nói (Cong Cv 2:4,&nbsp11).
b. Định nghĩa những từ không biết hoặc không quen
– Dùng tự điển và Thánh Kinh tự điển.
Cũng giống như trên, ta nhờ tự điển hoặc Thánh Kinh tự điển giúp cho việc hiểu nghĩa của các từ không biết hoặc không quen. Trong trường hợp này, từ ngữ “lời bằng trí khôn ” (ICo1Cr 14:18-19) có nghĩa là lời nói có thể hiểu được.
– Dùng Thánh Kinh Phù Dẫn (Bible Concordance).
Sách Phù Dẫn là sách liệt kê những câu có dùng một từ nào đó. Ví dụ khi tra từ “đức tin” ta sẽ thấy nó liệt kê ra tất cả những câu Thánh Kinh có từ “đức tin” trong đó. Trong tiếng Anh có hai bộ Phù Dẫn đầy đủ nhất là Young’s Analytical Concordance, và Strong’s Exhausive Concordance. Thánh Kinh Phù Dẫn giúp ta tìm biết các từ nằm ở đâu và được dùng như thế nào trong suốt cả Thánh Kinh. [68] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), 36.

II. NGHIÊN CỨU NHỮNG CÂU ( SENTENCES) CỦA BẢN VĂN.

Top