Chúng ta là người giảng giải kinh sẽ phải làm công việc giải nghĩa rất nhiều.
Ta cần giải nghĩa những từ hoặc những phần không rõ nghĩa của bản văn. Ta cần giải thích và định nghĩa từ ngữ. [105] Sách đã dẫn, tr. 254- 256.
1. Công việc giải nghĩa
a. Lý luận
b. Làm sáng tỏ
c. Làm cho người ta hiểu
2. Phương pháp giải nghĩa
a. Trình bày lại: dùng lời khác để trình bày lại ý kiến đó
b. Kể chuyện
c. Mô tả hoặc định nghĩa
d. Luận giải (exegesis)
e. So sánh: Chúa Giê-xu sử dụng lối ví sánh trong các ngụ ngôn về nước trời trong Mathiơ 25.
3. Những chỉ dẫn cho việc giải nghĩa
Chỉ giải thích những gì chưa rõ nghĩa chớ đừng giải thích những gì đã rõ nghĩa.
Ví dụ:
a. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”, có thể không cần giải nghĩa.
b. “Trong nơi thánh mà Đức Chúa Giê-xu đã vào như Đấng đi trước chúng ta, vì đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đời đời, theo ban Mên-chi-xêđéc”, thì cần phải giải nghĩa.
c. Đừng cố giải nghĩa những gì mình không hiểu
d. Đừng cố giải nghĩa những gì không thể giải thích được: Ai có thể giải thích được sự vô hạn của Đức Chúa Trời? Ai có thể giải thích được Đức Chúa Trời Ba Ngôi? Ta chỉ minh họa được chớ không giải thích được.
II. MINH HỌA
Thí dụ minh họa là những cửa sổ đối với lẽ thật trong bài giảng.
1. Định nghĩa từ ngữ
a. Minh họa ( illustration):
Từ “minh họa” có nghĩa là “chiếu ánh sáng vào một đề tài”. Nó ra từ động từ La-tinh illustrare nghĩa là “tỏa ánh sáng ra”. Theo nghĩa rộng thì minh họa là bao gồm bất cứ cái gì làm cho quan điểm hoặc vấn đề đang được nói đến sẽ trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và đầy sức thuyết phục. Tuy nhiên, đôi khi nó chỉ giới hạn trong những hình thái tu từ như ví sánh (simile), ẩn dụ (metaphor), ngụ ngôn (parable), câu chuyện nghĩa bóng (allegory). [106] Sách đã dẫn, tr. 254- 256.

Trong phần này ta sẽ chú trọng đến ý nghĩa rộng của nó.
b. Ẩn dụ ( metaphor)
Ẩn dụ hàm ý so sánh hai thứ mà căn bản không giống nhau. Nếu ta so sánh con chó và con đà điểu thì ta không có ẩn dụ vì cả hai đều là con vật; nhưng nếu ta so sánh con người với cây cối là ta đã làm một ẩn dụ. [107] Sách đã dẫn, tr. 254- 256.
Chẳng hạn EsIs 40:6 chép: “Mọi xác thịt đều là cây cỏ” (KJV). Ta cần lưu ý điểm khác biệt với câu nói trong (IPhi 1Pr 1:24): “Mọi xác thịt ví như cỏ”. (Ví sánh luôn dùng từ giống hoặc như). Chúa phán qua Giê-rê-mi: “Dân ta vốn là một bầy chiên lạc mất” (Gie Gr 50:6). Chúa so sánh kẻ theo Ngài với muối: Các ngươi là muối của đất” (Mat Mt 5:13). Thực sự họ không phải là muối; họ được so sánh với muối. Khi Chúa Giê-xu khẳng định: “Ta là cái cửa” (GiGa 10:7,&nbsp9), “Ta là người chăn hiền lành” (c. 11, 14), hoặc “Ta là bánh của sự sống” (6:48). Ngài cũng hàm ý so sánh. Trên một vài phương diện, Ngài giống như cái cửa, người chăn, và bánh. Độc giả được thách thức nghĩ ra những cách mà Chúa Giê-xu giống như những vật đó. [108] Roy B. Zuck, Basic Bible Interpretation (Colorado Springs, CO: Chariot Victor Publishing,1991), p. 149.
c. Ví sánh ( Simile)
Ví sánh gần giống như ẩn dụ nhưng điểm khác biệt là nói rõ so sánh (dùng chữ giống như hoặc cũng như) để chỉ vật này giống như vật kia. Phi-e-rơ dùng ví sánh khi ông viết: “Mọi người giống như cỏ” (IPhi 1Pr 1:24). Lời Chúa trong Lu-ca cũng là một ví sánh: Ta sai các ngươi đi, khác nào như chiên con ở giữa bầy muông sói”. Trong Thi-thiên 1 cũng là lối ví sánh: “Người ấy như cây trồng giữa dòng nước” (c. 3) và “chúng như rơm rác” (c4). Thách thức của ví sánh là phải xác định những điểm tương tự giữa hai vật giống nhau. Con người giống cỏ ở chỗ nào? Môn đồ của Chúa Giê-xu giống như chiên con theo cách nào? Người Cơ Đốc giống như cây, và kẻ ác giống rơm rác trên phương diện nào? [109] Sách đã dẫn, tr. 148.
d. Nhân cách hóa ( personification)
Nói về một vật hay sự việc như là một người, nghĩa là gắn nhân tính cho những sự vật không phải là người. Chẳng hạn Thi Tv 98:8, “Nguyện các con sông vỗ tay”. Tác giả biết rằng sông không có tay. Ông chỉ dùng một lời nói bóng bẩy, linh động để nói rằng thiên nhiên cũng được phước do sự hiện diện của Chúa. [110] Sterrett, p. 98.
e. Ngụ ngôn ( parable)
Ngụ ngôn thường được định nghĩa là một câu chuyện kể với mục đích đưa ra một chân lý về luân lý hay tâm linh. Đó là một câu chuyện thường có trên đời nhưng không thật xảy ra. Có người gọi ngụ ngôn là “một chuyện trần gian có ý nghĩa thiên thượng”. [111] Sách đã dẫn, tr. 115.
f. Chuyện nghĩa bóng ( allegory)
Chuyện nghĩa bóng (còn gọi là phúng dụ) là chuyện kể hoặc bức tranh bằng lời có thể có thật hay không có thật trong cuộc sống, với nhiều phần mang ý nghĩa biểu tượng về những thực tế thuộc linh. Chuyện ngụ ngôn thường có một điểm so sánh quan trọng, còn chuyện nghĩa bóng thì có nhiều điểm so sánh. Như đã thấy, không phải mọi chuyện ngụ ngôn đều có lời giải thích khẳng định rõ ràng, nhưng nếu có lời giải thích thì thường theo sau câu chuyện. Tuy nhiên, trong chuyện nghĩa bóng, lời giải thích về những điểm tương đồng được lồng vào suốt câu chuyện. Trong khi chuyện ngụ ngôn dùng ví sánh mở rộng thì chuyện nghĩa bóng là ẩn dụ mở rộng. Giống như chuyện ngụ ngôn, chuyện nghĩa bóng nhằm dạy những chân lý thuộc linh bằng cách so sánh. [112] Zuck, p. 221.
2. Mục đích của phần minh họa

Top