Nếu nói theo các nhà tiên tri trong Thánh Kinh, thời đại chúng ta cũng đang bị đói kém như thời A-mốt. Đây không phải là đói về bánh và nước, mà là đói về Lời Đức Chúa Trời. Nhà tiên tri đã công bố: “Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe Lời của Đức Giê-hô-va ” (AmAm 8:11). Sự đói kém này là kinh khiếp nhất trong tất cả cơn đói kém. Ngày nay, con dân Chúa trong Hội Thánh đang hỏi cùng câu hỏi mà vua Sê-đê-kia đã hỏi Giêrê- mi: “Đức Giê-hô-va có phán lời gì chăng? ” (Gie Gr 37:17). Vì thế, giảng theo đề tài và giảng theo câu gốc là cần yếu, nhưng giảng theo phương pháp giải kinh mới là cần yếu nhất cho Hội Thánh.
Quyển sách này về căn bản là tài liệu cho môn Phương Pháp Giảng Giải Kinh (Expository Preaching) của Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam (Union College of California); Viện Thần Học Tin Lành Âu Châu (Vietnamese Bible College in Europe); và Viện Thần Học Wesley (Wesley Theological College). Trong đó, tôi sẽ giới thiệu một phác họa về việc thực hành phương pháp giảng giải kinh. Tôi sẽ đề cập:
(1)- Tổng quát về giảng giải kinh,
(2)- Mười bước để soạn bài giảng giải kinh,
(3)- Phương cách trình bày sứ điệp giải kinh.
Đức Chúa Trời đã ban cho ta lời Ngài mặc khải nên ta phải yêu mến và “nghiên cứu Thánh Kinh ” (GiGa 5:39). Thiên Chúa đã dùng ngón tay để viết Lời Ngài trên hai bảng đá. Nếu Chúa viết Lời Ngài cho dân Ngài, thì ta phải nhận lấy và nghiên cứu. Ta phải học hỏi Lời Chúa giống như A-bô-lô “là tay khéo nói và hiểu Kinh Thánh ” (Cong Cv 18:24). Ta phải nghiên cứu Thánh Kinh để “Lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em ” (CoCl 3:16) Ta phải tìm hiểu Thánh Kinh để Lời Chúa sẽ làm đầy tâm trí ta với sự hiểu biết và làm đầy tấm lòng ta với sự nhân từ, hầu khi con dân Chúa hỏi: “Đức Giê-hô-va có phán lời gì chăng? ”. Lúc ấy, ta sẽ mạnh dạn trả lời: “Có ” như tiên tri Giê-rê-mi, và giảng giải Lời Chúa cho họ.
Hy vọng tập sách này khích lệ nhiều tôi con Chúa trở nên nóng cháy với Lời Chúa, bị nung đốt bởi Lời Chúa, để có thể nói như hai môn đệ trên đường Em-maút, “Lời Ngài nung nấu lòng dạ chúng ta biết bao! ” (LuLc 24:32). Đồng thời chúng ta sẽ hành động qua việc “nghiên cứu Thánh Kinh ” và giảng giải Lời Chúa cho mọi người.

MS. Tô Văn Út

Thánh Kinh Dạy về Thiên Chức rao giảng lời Chúa
Trong chương này ta sẽ tìm hiểu Lời Thánh Kinh Cựu và Tân ước dạy về thiên chức rao giảng Lời Chúa. Đồng thời cũng tìm biết Thánh Kinh nói thế nào về sự khác biệt của hai từ “giảng” và “dạy”.
I. CỰU ƯỚC DẠY VỀ THIÊN CHỨC RAO GIẢNG LỜI CHÚA.
Từ “giảng Lời Chúa” (preaching) trong Bản Bảy Mươi (bản dịch Cựu ước ra tiếng Hy-lạp) là “kerusso ”. [3] Gerhard Kittel and Gerhard Friedrich, Theological Dictionary of the New Testament, 10 vols.(Grand Rapids: Wm. B. Eerdman’s Publishing, 1964- 1976), 3: 703.
Nó xuất hiện hơn ba mươi lần trong Bản Bảy Mươi bắt nguồn ở hai từ Hy-bá “gara ” nghĩa là “kêu lên”, “mời gọi”, “công bố”, “bình luận”; và “rua ” nghĩa là “vui thích”, “kêu la”. Từ “kerusso ” được dùng để chỉ về hoạt động của một người loan tin hoặc sứ giả. Người loan tin là người chạy trước xe ngựa hoàng gia để công bố những chiến công huy hoàng của nhà vua hoặc nhân danh vua để công bố những tin tức quan trọng cho dân chúng.
Một trong những đặc trưng quan trọng của “kerusso ” là bất cứ khi nào nó được dùng trong Thánh Kinh Cựu ước tiếng Hy-lạp, nó đều chỉ về một nhân vật có thẩm quyền. “Nhân vật này có thể là một vị vua chuyên quyền ngoại quốc (như Pha-ra-ôn, Nê-bu-cát-nết-sa), một lãnh tụ Y-sơ-ra-ên (như A-rôn, Môi-se) hoặc chính Đức Chúa Trời qua các vị tiên tri”. [4] Robert H. Mounce, The Essential Nature of New Testament Preaching, (Grand Rapids: Wm. B. Eerdman’s publishing, 1960), pp. 15- 18.
Thứ nhất, nhiệm vụ chính yếu của sứ giả là thay mặt vua (ngoại bang) để truyền lệnh đưa tin. Sáng-thế ký chưong 41 ghi lại khi Pha-ra-ôn bổ nhiệm Giô- sép lên cầm quyền cả xứ Ai-cập, thì vua bảo sứ giả đi phía trước xe vua để công bố tin tức này cho dân chúng. Lúc ấy sứ giả hô lên rằng: “Hãy quỳ xuống! Ấy, Giô-sép được lập lên cầm quyền cả xứ Ê-díp-tô ” (SaSt 4:43). Trong DaDn 3:4 ta thấy sứ giả “rao lớn tiếng lên rằng: các dân, các nước, các thứ tiếng, đây nầy, lệnh truyền cho các ngươi. . . ” rồi sứ giả truyền rao lệnh quỳ lạy tượng vàng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng.
Thứ hai, cho dù người Y-sơ-ra-ên không có chức vị sứ giả riêng biệt như các vua ngoại bang ở trên, nhưng các lãnh tụ Y-sơ-ra-ên thường có những người thực thi chức năng này như những sứ giả. IISu 2Sb 30:5-10 chép: “Vua ( Ê-xê-chia) và cả hội chúng đều lấy việc ấy làm phải; bèn nhất định rao truyền khắp xứ Y-sơ-raên từ Bê-e- Sê-ba cho đến Đan, khiến người ta đến dự lễ vượt qua của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì từ lâu nay chúng không có dự lễ ấy như đã chép trong luật lệ ”. Rồi những những người mang thơ của vua và của các quan trưởng đi khắp Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đến báo tin cho dân chúng”.
Thứ ba, trong Cựu ước, sự công bố của nhà tiên tri thường là sự đưa tin truyền lệnh khẩn cấp cho cả nước. Tiên tri Giô-ên đã khẩn thiết loan tin: “Hỡi các thầy tế lễ, hãy nịt lưng và than khóc. Hỡi các ngươi là kẻ làm việc ở bàn thờ, hãy thở than. Hỡi kẻ chức dịch của Đức Chúa Trời ta, hãy đến mặc áo bao gai mà nằm cả đêm! Vì của lễ chay và lễ quán không được vào trong nhà Đức Chúa Trời các ngươi. Khá định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng thể, nhóm các trưởng lão và hết thảy dân cư trong đất lại nơi nhà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; và hãykêu cùng Đức Giêhôva! ”. Tiên tri Ô-sê công bố: “Hãy thổi kèn ở Ghi-bê-a, hãythổi loa ở Ra-ma! Hãy la lối ở Bết-A-ven! Hỡi Bên-gia-min, nó ở đằng sau ngươi! Ép-ra-im sẽ nên hoang vu trong ngày quở trách; ta rao ra cho các chi phái Y-sơ-ra-ên một sự chắc chắn sẽ xảy đến ” (OsHs 5:8,&nbsp9). Tiên tri Ê-sai dùng từ “kerusso” để chỉ hoạt động của tôi tớ Chúa. Thần của Chúa Giê-hô-va xức dầu cho tôi tớ Ngài, “đặng rao cho kẻ phu tù được tự do ” (EsIs 61:1).
Trong Cựu ước, từ “giảng Lời Chúa” không được dùng rõ ràng như trong Tân ước. Tuy nhiên ý niệm về “sự rao giảng” trong Cựu ước đã được Tân ước làm nổi bật như Chúa Giê-xu đã xác nhận rằng Ngài được Đức Chúa Trời sai đến để “rao cho kẻ bị cầm được tha ” (LuLc 4:18,&nbsp19,&nbsp21).

Top