Sau khi đọc cẩn thận các bố cục bài giảng dưới đây, bạn cho biết bố cục nào là sứ điệp giải kinh
SA TAN [27] James Braga, How to Prepare Bible Messages (Portland, OR: Multnomah Press, 1981), p. 26.
I. Căn nguyên của Sa tan (Exe Ed 28:12-17).
II. Sự sa ngã của Sa tan (EsIs 14:12-15).
III. Quyền năng của Sa tan (Eph Ep 6:11-12 LuLc 11:14-18).
IV. Công việc của Sa tan (IICo 2Cr 4:4; LuLc 8:12; ITe1Tx 2:18).
V. Số phận của Sa tan (Mat Mt 25:41).
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHỨNG ĐẠO HIỆU QUẢ [28] Charles W. Koller, Expository Preaching Without Notes (Grand Rapids: Baker Book House,
1970), p. 59.
Cong Cv 8:26-40
I. Chúng ta phải theo sự hướng của Thánh Linh (câu 26,27,29,30)
II. Chúng ta phải thực hiện công tác chứng đạo cách khéo léo (câu 30)
III. Chúng ta phải sử dụng Thánh Kinh (câu 32-35)
IV. Chúng ta phải làm chứng về Chúa Giê-xu (câu 35)
V. Chúng ta phải tiếp tục làm chứng cho đến khi hoàn tất (câu 37-38)
PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ THA THỨ [29] James Braga, How to Prepare Bible Messages (Portland, OR: Multnomah Press, 1981), p. 39.
EsIs 55:7I. Mục đích Đức Chúa Trời tha thứ, “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng ” (c. 7a).
1. Kẻ ác
2. Người bất nghĩa
II. Điều kiện để được Đức Chúa Trời tha thứ, “Hãy trở lại cùng Đức Giê-hôva ”
(c. 7b).
1. Tội nhân phải từ bỏ việc gian ác
2. Tội nhân phải trở lại cùng Chúa
III. Lời hứa về sự tha thứ của Đức Chúa Trời, “Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào ” (c. 7c).
1. Thương xót
2. Tha thứ Để có thể hiểu thế nào là giảng giải kinh, ta sẽ trả lời năm câu hỏi:
I. LỢI ÍCH CỦA GIẢNG GIẢI KINH LÀ GÌ?
Lợi ích của giảng giải kinh là
(1) Diễn giả sẽ có thêm sự tự tin về việc giảng giải ý muốn Chúa qua Lời Ngài;
(2) Được tiếp giáp trực tiếp với lẽ thật Thánh Kinh.
II. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢNG GIẢI KINH RA SAO?
Mục đích của giảng giải kinh là:
(1) Truyền bá Phúc âm;
(2) Đáp ứng nhu cầu con người;
(3) Công bố ý muốn Đức Chúa Trời cho dân Ngài; và
(4) Mang phước hạnh đến cho người giảng lẫn người nghe. [30]
Robert C. Stone, A Siminar on Biblical Interpretation, D.Min. Dissertation (Portland: Western Conservative Baptst Seminary, 1985), pp. 67-68.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIẢNG GIẢI KINH LÀ GÌ?
Những khó khăn của giảng giải kinh là
(1) Đòi hỏi một sự nghiên cứu kỹ lưỡng bản văn;
(2) Diễn giả phải biết các nguyên tắc giải kinh;
(3) Phải chú ý đến văn mạch xa của cả sách và ngay cả những sách khác của Thánh Kinh;
(4) Diễn giả phải chú ý đến thể loại văn của phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu và văn mạch của nó. [31] Robert C. Stone, p. 68.
IV. THẾ NÀO LÀ KHÔNG PHẢI GIẢNG GIẢI KINH?
Theo Richard L. Mayhue, để làm sáng tỏ thế nào là giảng giải kinh, ta phải biết thế nào là không phải giảng giải kinh.
1. Nó không phải là sự giải nghĩa bắt đầu từ chữ này qua chữ khác, từ câu này qua câu khác mà không có nối kết, bố cục hoặc thuyết phục.
2. Nó không phải những lời nhận xét dài dòng hay là các lời bình luận ứng khẩu về một phân đoạn Thánh Kinh không có thứ tự mạch lạc, mà cũng chẳng có dựa trên cơ sở nghiên cứu giải kinh thấu đáo.
3. Nó không phải là những gợi ý rời rạc hoặc những rút tỉa lấy từ các ý nghĩa nông cạn phía trên mặt của phân đoạn Thánh Kinh, mà không dựa vào sự nghiên cứu có chiều sâu và chiều rộng của bản văn.
4. Nó không phải là một bài giải kinh đơn thuần, nghĩa là thiếu chủ đề, thiếu bố cục, và thiếu sự khai triển. Một bài nghiên cứu đơn thuần như vậy dù có sâu sắc thì chỉ là một bài nghiên cứu chớ chẳng phải là bài giảng giải kinh.
5. Nó không phải là một phác họa cấu trúc của phân đoạn Thánh Kinh ta đang nghiên cứu với vài lời nhận xét, nhưng lại thiếu các yếu tố hùng biện và thuyết giáo.
6. Nó không phải là một bài giảng chỉ khai triển vài phần của phân đoạn Thánh Kinh và bỏ qua các phần quan trọng khác của bản văn.
7. Nó không phải là một bài sưu tập về văn phạm hoặc bài trích dẫn từ những sách giải nghĩa Thánh Kinh, mà chẳng có sự đút kết các điều ấy lại với nhau để tạo thành một sứ điệp lưu loát, thích thú và có sức quyến rũ.
8. Nó không phải là một bài học Trường Chúa Nhật theo lối thảo luận với một dàn bài rõ ràng, nhưng lại thiếu cấu trúc của một bài giảng và chất liệu hùng biện.
9. Nó không phải là một bài đọc Kinh Thánh để nối kết các phần Thánh Kinh khác cùng chủ đề, nhưng lại thiếu nghiên cứu thấu đáo về văn phạm và bối cảnh.
10. Nó không phải là một bài chia sẻ cho giờ dưỡng linh hoặc buổi nhóm cầu nguyện, nơi mà người ta phối hợp sự giải kinh tại chỗ, lời bình luận dài dòng, những ý kiến rời rạc, và các lời chứng cá nhân tạo thành một buổi thảo luận có tính cách nửa học Thánh Kinh nửa làm chứng, nhưng thiếu khai thác lợi ích của sự nghiên cứu Thánh Kinh trong bối cảnh và thiếu khai thác các yếu tố thuyết phục. [32] Richard L. Mayhue, Rediscovering Expository Preaching, quoted in John MacArthur, Rediscovering Expository Preaching, p. 10.

Top