1. Công việc chứng minh
a. Suy luận
b. Hợp lý
2. Phương cách chứng minh
a. Chứng minh qua lời chứng cá nhân
– Phao-lô thuật lại lời chứng cá nhân trước mặt Ạc-ríp-ba và Phê-lít (Cong Cv 26:1-32) – (IGi1Ga 1:1-4) ghi lại lời chứng cá nhân của sứ đồ Giăng
b. Lập luận theo lối quy nạp: từ riêng đến chung
c. Lập luận theo lối suy diễn.
– Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn (hà hơi vào)
– Sách Khải-huyền là một phần của Kinh Thánh
– Vậy, sách Khải-huyền cũng được Đức Chúa Trời soi dẫn
3. Những chỉ dẫn cho luận chứng
a. Đừng cố chứng minh hoặc lập luận những gì ta không biết chắc là thật
b. Dùng điều thính giả đã biết để minh chứng cho những gì họ chưa biết
IV. ÁP DỤNG.
Một sứ điệp giải kinh phải có phần áp dụng cho thính giả. Nếu một bài giảng chỉ có phần giải nghĩa mà không có phần áp dụng thì nó chỉ là sự thông tin chớ không phải là sứ điệp.
Khi muốn áp dụng Lời Chúa cho thính giả, diễn giả nên nhớ:
1. Diễn giả phải cố gắng diễn đạt ý muốn của tác giả Thánh Kinh.
Khi đến phần áp dụng, diễn giả phải biết chắc là sự áp dụng không đi ngược lại với sự thông giải. Lúc Sa-tan đến cám dỗ Chúa Giê-xu trong đồng vắng, nó tìm cách thắng Chúa bằng sự áp dụng Thánh Kinh không đúng. Trong lần cám dỗ thứ hai, Sa-tan đưa Chúa đến thành Giê-ru-sa-lem, đặt Ngài trên nóc Đền thờ và nói: “Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời thì hãy gieo mình xuống đi ” (Mat Mt 4:6). Rồi Sa-tan dùng Thi Tv 91:11-12 để áp dụng rằng: “Chúa sẽ truyền các thiên sứ giữ gìn ngươi, thì các đấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, kẻo chơn ngươivấp nhằm đá chăng? ” Chúa Giê-xu không tranh luận với Sa-tan về văn phạm của bản văn. Nhưng Ngài cho Sa-tan biết đã áp dụng sai Lời Chúa. Chúa dùng câu Thánh Kinh khác trong PhuDnl 6:16 trả lời cho Sa-tan: “Ngươiđừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi ”.
2. Diễn giả phải để cho Thánh Linh áp dụng Lời Chúa cho cá nhân mình hầu đời sống được thay đổi.
Một định nghĩa về tuyên đạo pháp quen thuộc ta thường nghe: “Tuyên đạo pháp là nghệ thuật làm bài giảng và truyền đạt bài giảng” (“Preaching is the art of making a sermon and delivering it”). Giám mục William A. Quayle không đồng ý với định nghĩa ấy. Ông nói rằng đó không phải là tuyên đạo pháp. Theo Quayle, tuyên đạo pháp là “nghệ thuật làm ra người giảng và trình bày lại việc đó” (“Preaching is the art of making a preacher and delivering that!”). [130] Haddon W. Robinson, Biblical Preaching: The Development and Delivery of Expository Messages. Grand Rapids: Baker, 1980. tr. 27.
Giảng giải kinh sẽ giúp diễn giả được trở thành người Cơ Đốc trưởng thành. Khi người giảng nghiên cứu Thánh Kinh, Thánh Linh áp dụng Lời Chúa cho cá nhân và kinh nghiệm của người giảng, rồi từ người giảng qua người nghe.
3. Diễn giả phải suy nghĩ, cân nhắc về những gì Chúa muốn người nói cho Hội chúng.
Khi nghiên cứu Thánh Kinh, người phải biết Chúa muốn người áp dụng Lời Chúa thế nào cho Hội chúng, chớ đừng chỉ nói: “Cầu xin Chúa áp dụng điều này vào đời sống chúng ta”. [131] Robert C. Stone, tr. 61-66.
4. Sự áp dụng phải có liên hệ tới những gì ta đã nói trong phần giải nghĩa.
Nó phải trung thành với phân đoạn Thánh Kinh đang giảng. Sự áp dụng cũng phải thích hợp với thính giả và phải khuyến khích thính giả hành động. Trong bài giảng từ giã, Giô-suê đã khuyến khích thính giả hành động qua các lời này: “. . . Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va. Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phục các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở, nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va ” (Gios Gs 24:1-15). Đọc thêm các câu kế tiếp, ta thấy dân chúng đã hành động. Trong thí dụ về người Samari nhân lành, sau khi Chúa Giê-xu dạy cho người dạy luật biết ai là kẻ lân cận của người, Chúa khuyến khích người hành động bằng những lời này: “Hãy đi, làm theo như vậy ” (LuLc 10:37).
5. Để có thể khai triển phần áp dụng, ta nhờ những câu hỏi này:
a. Đức Chúa Trời đòi hỏi tôi điều gì?
b. Đức Chúa Trời đòi hỏi tôi bắt đầu từ đâu?
c. Tại sao tôi phải vâng theo điều Đức Chúa Trời đòi hỏi?
d. Tôi phải vâng theo điều Đức Chúa Trời đòi hỏi cách nào? [132] Spann, tr. 263.
Bước 10: NHẬP ĐỀ VÀ KẾT LUẬN BÀI GIẢNG
Trong phần này ta sẽ tìm hiểu giá trị, mục đích cũng như phương cách để nhập đề và kết luận bài giảng.
I. NHẬP ĐỀ.

Top