nhưng cũng là một nhà truyền đạo “chuyên tâm giảng dạy lời của lẽ thật”. Ông đã sống và thở bằng Thánh Kinh, và đã để lại nhiều bài giảng giải kinh được nhiều người ưa thích. Chẳng hạn như bài giảng “The barren Fig-Tree” hoặc “The Doom and Downfall of the Fruitless Professor”.
Matthew Henry (1662- 1714) là một mục sư được người ta biết nhiều qua các sách giải nghĩa Thánh Kinh và bố cục bài giảng.
Tại Đức vào thế kỷ 18 thì có Andrew Fuller (1754- 1815) là một giáo sĩ, một nhà thần học, nhưng cũng là một mục sư có nhiều ân tứ giảng dạy. Thuở nhỏ đã được học Thánh Kinh và thần học. Khi vị mục sư quản nhiệm của Hội Thánh ông từ chức, ông đứng ra hướng dẫn các lễ thờ phượng và giảng giải Lời Chúa. Hội Thánh nhìn thấy ông có ân tứ nên khuyến khích ông bước vào chức vụ hầu việc Chúa trọn thời gian. Sau khi ông được thụ phong mục sư, Hội Thánh đó đã mời ông làm quản nhiệm.
Thomas Chalmers (1828- 1843) là giáo sư thần học tại University of Edinburgh và cũng là một nhà giải kinh có tài. Loạt bài giảng giải kinh của ông về thơ Rôma rất được nhiều người ưa thích.
Frederick W. Robertson (1816- 1853) cũng được nhiều người nhắc đến qua các bài giảng giải kinh của ông, đặc biệt là bài giảng “Ba Cây Thập Tự Trên Đồi Gô-gô-tha.”
Đến thế kỷ 19 thì có Joseph Parker (1830- 1902). Ông đã biên soạn bộ “The People’s Bible” gồm nhiều bài giảng và ứng dụng thực tế nên rất được hoan nghênh. Parker là một diễn giả giải kinh nhưng cũng thường hay giảng nhiều bài giảng theo đề mục. [62] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), p. 79.

Sách đó đã được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Thiên Lộ Lịch Trình.
Một diễn giả giải kinh khác mà hầu hết mọi người đều biết là Alexander Maclaren (1826- 1910). Maclaren là một mục sư am tường cả hai cổ ngữ Hy-bá và Hy-lạp, đã để lại nhiều bài giảng giải kinh cho Hội Thánh, nhất là bộ The Expositor’s Bible gồm 32 quyển bài giảng.
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thì có Campbell Morgan. Các Hội Thánh ở Âu Châu và Mỹ Châu đều biết danh ông là một giáo sư Thánh Kinh, là tác giả, và diễn giả cho nhiều Đại hội. Ông đã xuất bản nhiều bài giảng, tuy nhiên ông không được gọi là diễn giả giải kinh vì các sứ điệp của ông chẳng thuộc vào loại này.
Trong khi đó, F. B. Meyer được nhiều người biết đến như một diễn giả giải kinh. Trong quyển sách ông đã xuất bản có nhan đề “Phương Pháp và Kế Hoạch Giảng Giải Kinh” vào năm 1910, ông đã đưa ra nhiều nguyên tắc mà ngày nay vẫn còn được nhiều người áp dụng.
Tại Mỹ thì có John A. Broadus. Ông được mời giảng nhiều nơi như New York, Brooklyn, Boston, Cleveland, Detroit, Chicago, Cincinnati, St. Louis cũng như nhiều thành phố khác. Quyển sách của ông được nhiều người biết đến là quyển “The Preparation and Delivery of Sermons”. Sách ấy đã được dùng làm sách giáo khoa tại các Đại học Thánh Kinh và Chủng viện Thần học.
H. A. Ironside, mục sư quản nhiệm Hội Thánh Moody Memorial Church ở Chicago cũng được nhiều người biết đến như là nhà truyền giảng giải kinh đầy ơn tại vùng Trung Tây Hoa Kỳ.
Mục sư William G. Coltman, quản nhiệm Hội Thánh Highland Park Baptist Church tại Highland Park, Michigan cũng là một diễn giả giải kinh đầy ơn Chúa. Ông đã giảng hết các sách của Tân-ước và bảy mươi phần trăm các sách của Cựu ước. Tuyển tập bài giảng giải kinh của ông được nhiều người biết đến là quyển “The Catheral of Christian Truth”, trong đó ông luận giải thơ Rô-ma.
Ngoài các vị trên, ta còn có những diễn giả giải kinh được nhiều người biết đến hiện nay như D. Martyn Lloyd-Jones, John R. W. Stott, Criswell, John MacArthur, William McRae . . .Nguyên tắc Giải Kinh

Để có thể hiểu đúng đắn lời Đức Chúa Trời cho việc giảng giải kinh, ta cần biết các nguyên tắc luận giải lời Chúa. Chương này sẽ giúp ta biết cách giải nghĩa lời mặc khải của Đức Chúa Trời trong Thánh Kinh. Dưới đây là ba nguyên tắc căn bản ta cần biết: Nghiên cứu bối cảnh, xét văn thể, hiểu đúng ý nghĩa của bản văn
I. NGHIÊN CỨU BỐI CẢNH
Mỗi sách của Thánh Kinh đều được sáng tác trong một thời gian, địa điểm và chủ đích đặc biệt. Vậy, để giải nghĩa lời mặc khải của Đức Chúa Trời, ta phải:
1. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào chủ đích của tác giả
Chủ đích là điều tác giả định trong trí khi viết. Do đó, để hiểu Thánh Kinh đúng đắn, ta phải tìm ra chủ đích của tác giả. Có hai trường hợp ta nên để ý:
a. Tác giả có thể nói rõ chủ đích
Khi viết thư I Giăng, sứ đồ Giăng đã nói rõ chủ đích của thư tín đó: “Ta viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời ” (IGi1Ga 5:13). Lúc viết sách Phúc âm Giăng, ông cũng nêu rõ chủ đích: “Nhưng các việc này đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đúc Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống ” (GiGa 20:31).
b. Tác giả có thể không nói rõ chủ đích
Ở phần trên ta dễ thấy chủ đích, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Hầu hết các sách trong Thánh Kinh đều không nói rõ chủ đích và đa số rất khó biết. Trong trường hợp đó, ta nên tìm xem tác giả có chỗ nào ám chỉ đến chủ đích không? Chẳng hạn khi viết thư Ga-la-ti, Phao-lô không nói rõ chủ đích, tuy nhiên khi đọc cả chương 1, ta thấy ông có ám chỉ chủ đích trong đó. Trong chương này, Phao-lô lặp lại nhiều lần chữ “Tin lành, ” và vì vậy chủ đích được ngụ ý trong câu 6.
Hoặc tác giả có thể ám chỉ chủ đích trong phần đề cập đến người viết và người nhận thư. Khi viết thư I Ti-mô-thê, Phao-lô ngụ ý chủ đích trong ITi1Tm 3:14-15, “Ta… viết thư này, phòng khi ta chậm đến, thì con biết làm thế nào trong nhà Đức Chúa Trời ”.
2. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh lịch sử
Toàn bộ Thánh Kinh được hoàn thành trong khoảng thời gian dài 1600 năm! Các biến cố trong Thánh Kinh xảy ra vào một thời đại nào đó trong lịch sử. Vì thế, ta cần biết qua bối cảnh lịch sử của nó.
Xét yếu tố lịch sử của (Mat Mt 2:22), ta biết vua A-chê-la-u đe dọa tính mạng Chúa Giê-xu nhiều hơn cha ông ta. Hoặc nghiên cứu yếu tố lịch sử của (DaDn 5:7,&nbsp16), ta biết Đa-ni-ên được lập làm quan cai trị đứng hàng thứ ba, bởi lẽ Bên-xát-xa và cha ông đang cùng trị vì, nghĩa là đã có hai người cai trị hàng đầu rồi. [62] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1974), p. 79.

3. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh địa lý
Phần lớn các Cơ Đốc nhân đều sống cách xa hàng ngàn dậm với các địa điểm được nêu ra trong Thánh Kinh. Để hiểu Thánh Kinh đúng đắn, ta nên biết qua một ít yếu tố địa lý của xứ thánh.
Có sự tương quan chặt chẽ giữa những lời dạy của Thánh Kinh với phong thổ, cây cối, thời tiết. Xét yếu tố địa lý của (Gio Ge 2:23), ta biết tại Pha-lê-tin (Palestine) có hai mùa mưa chính: mưa Mùa Thu vào lúc gieo cấy, và mưa Mùa Xuân lúc mùa màng sắp gặt hái.
4. Giải nghĩa Thánh Kinh căn cứ vào bối cảnh văn hóa
“Văn hóa là tất cả những cách thức, phương pháp, đường lối, dụng cụ, xây dựng, định chế… nhờ đó và qua các điều đó một đại tộc, một bộ lạc hay quốc gia thực hiện cuộc sinh tồn của họ”. [63] Bernard Ramm, Protestant Biblical Interpretation (Grand Rapids: Baker Books), p. 152.

Cùng một lời nói, hành động hay sự việc có thể có những ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn nền văn hóa La Mã trong thời đại Phao-lô khác với nền văn hóa Do Thái trong thời kỳ Môi-se.
Vậy nên, “Nếu chúng ta không tìm hiểu các bối cảnh lịch sử, niên đại và địa lý của Thánh Kinh thì làm sao có thể hiểu Thánh Kinh được?” [64] Warner Keller, The Bible as History (New York: William Morris and Company, 1956),p. 24.

II. XÉT VĂN THỂ
Thánh Kinh cũng được viết qua nhiều thể văn và hình bóng khác nhau, ta nên phân biệt để có thể hiểu nghĩa đúng của nó.
1. Giải nghĩa các thể loại văn
Thánh Kinh là một tác phẩm đặc thù vì là lời mặc khải của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Thánh Kinh cũng là một áng văn chương cổ nên cũng có nhiều thể loại văn khác nhau như: thi phú, ký thuật, cách ngôn, châm biếm, ngụ ngôn, thư tín… Mỗi thể loại có những nguyên tắc giải nghĩa riêng của nó. Ta nên biết qua những qui tắc hướng dẫn để có thể giải nghĩa đúng đắn lời Chúa.
2. Giải nghĩa hình bóng ( Type)
Chữ có nghĩa bóng là những chữ dùng để diễn đạt điều gì khác hơn là nghĩa đen, nghĩa thông thường của nó. Cựu ước đầy dẫy những sự dạy dỗ hình bóng, còn Tân ước là ứng nghiệm những hình bóng ấy. “Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày sa bát, ấy đều chỉ là BÓNG các việc sẽ tới, còn HÌNH thì ở trong Đấng Christ ” (CoCl 2:16-17).
III. HIỂU ĐÚNG Ý NGHĨA CỦA BẢN VẢN.
Hiểu biết đúng ý nghĩa của lời Thánh Kinh là việc rất quan trọng. Phi-e-rơ cảnh cáo về việc hiểu và giải sai lời Chúa đem đến họa diệt vong, “… những kẻ dốt nát và tin không quyết, đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình ” (IIPhi 2Pr 3:15-16). Vì thế, tác giả Thi Tv 119:1-176 cầu nguyện, “Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa, ắt sẽ hết lòng gìn giữ lấy ” (119:34).
1. Ý nghĩa của từ ngữ
Một từ ngữ có thể có một nghĩa mà cũng có thể bao gồm nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, Exe Ed 44:5 chép: “Bấy giờ Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hỡi con người, khá chú ý kỹ càng; lấy mắt ngó và lấy tai nghe mọi điều ta sẽ phán cùng ngươi, về mọi mạng lịnh mọi luật lệ của nhà Đức Giê-hô-va. Hãy cẩn thận coi sóc lối vào của nhà, và hết thảy các đường ra của nơi thánh. ” Câu 6 chép: “Ngươi khá nói cùng kẻ bạn nghịch tức là nhà Y-sơ-ra-ên rằng: Chúa Giêhôva phán như vầy: Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, mọi sự đáng gớm ghiếc của các ngươiđã đủ rồi”. Trong câu 5, chữ nhà có nghĩa đen là đền thờ. Nhưng trong câu 6, cả quốc gia được gọi là nhà. [65] T. Norton Sterrett, How to Understand Your Bible (Downers Grove, IL: InterVarsity Press,
1974), p. 57.

2. Ý nghĩa trong văn mạch

Top