Theo truyền thống của Hội Thánh, có ba loại bài giảng chính: giảng theo đề tài (topical), giảng theo câu gốc (textual), và giảng theo phương pháp giải kinh (expositional).
I. GIẢNG THEO ĐỀ TÀI
Giảng theo đề tài được bắt đầu bằng một đề tài, rồi tìm các phần Thánh Kinh hậu thuẫn cho đề tài và các phần chính của đề tài đó. Nếu ta giảng về đề tài Sa tan, thì Braga gợi ý cho phần khai triển đề tài này như sau:
SA TAN
I. Căn nguyên của Sa tan (Exe Ed 28:12-17).
II. Sự sa ngã của Sa tan (EsIs 14:12-15).
III. Quyền năng của Sa tan (Eph Ep 6:11-12; LuLc 11:14-18).
IV. Công việc của Sa tan (IICo 2Cr 4:4; LuLc 8:12; ITe1Tx 2:18).
V. Số phận của Sa tan (Mat Mt 25:41). [39] James Braga, How to Prepare Bible Messages (Portland, OR: Multnomah Press, 1981), p. 26.

Lợi điểm của bài giảng theo đề tài là:
(1)- Dễ dàng trong việc chuẩn bị bố cục;
(2)- Đa dạng trong phần giới thiệu;
(3)- Hợp nhất tất cả phần Thánh Kinh nói về đề tài đang nghiên cứu;
(4)- Góp phần cho sự khai triển hoàn toàn của một đề tài; [40] Jesse K. Moon, Các Nguyên Tắc Giảng Lời Chúa (Saint, Geneve: Phân Viện hàm Thụ Quốc Tế, không ghi ngày), tr. 75.

(5)- Làm sáng tỏ một số vấn đề mà một đoạn Thánh Kinh không thể trình bày hết được. [41] Least A. Lee, Phương Pháp Soạn Bài Giảng (Saigon, không ghi ngày), tr. 28.

Bất lợi của bài giảng theo đề tài là:
(1)- Do sự dễ dàng chuẩn bị bố cục có thể đem đến hậu quả là bố cục sẽ nông cạn hoặc hời hợt;
(2)- Nó thiếu đa dạng trong phần giới thiệu khi sự hiểu biết hoặc sự quan tâm của diễn giả quá giới hạn;
(3)- Nội dung Thánh Kinh bị suy yếu khi diễn giả thêm vào quá nhiều điều từ các nguồn ngoài Thánh Kinh
(4)- Nếu diễn giả dùng quá nhiều câu Thánh Kinh để khai triển đề tài sẽ khiến cho người nghe khó có thể tiếp thu. [42] Moon, Các Nguyên Tắc Giảng Lời Chúa, tr. 75.

II. GIẢNG THEO CÂU GỐC.
Giảng theo câu gốc được bắt đầu bằng một hoặc hai câu Thánh Kinh (thay vì một đề tài) trong đó nó rút ra được một đề tài và những phần chính của bài giảng.
Nếu ta giảng EsIs 55:7, “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ cácý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùngĐức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào ” Braga gợi ý để khai triển câu Thánh Kinh trên như vầy: [43] Braga, p. 39.

PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ THA THỨ
I.- Mục đích Đức Chúa Trời tha thứ, “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng ” (c. 7a).
1.- Kẻ ác
2.- Người bất nghĩa
II.- Điều kiện để được Đức Chúa Trời tha thứ, “Hãy trở lại cùng Đức Giê-hôva ”
(c. 7b).
1.- Tội nhân phải từ bỏ việc gian ác
2.- Tội nhân phải trở lại cùng Chúa
III.- Lời hứa về sự tha thứ của Đức Chúa Trời, “Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào ” (. 7.c).
1.-Thương xót
2.- Tha thứ
Lợi điểm của bài giảng theo câu gốc là:
(1)- Tập trung vào Thánh Kinh;
(2)- Có thể gây dựng và làm mọi người mạnh mẽ;
(3)- Do sử dụng phần Thánh Kinh ngắn, diễn giả có thể đem thính giả đến một phạm vi rộng lớn hơn của đề tài (tiềm năng này càng lớn hơn khi giảng theo phương pháp giải kinh);
(4)- Dễ chuẩn bị bài giảng vì nó tập trung vào phần Thánh Kinh ngắn; và
(5) Thính giả có thể dễ dàng hiểu và nhớ sứ điệp. [44] Moon, tr. 90.

Bất lợi của bài giảng theo câu gốc là:
(1)- Diễn giả không dành đủ thì giờ cho sự chuẩn bị bài giảng vì nghĩ rằng công việc này quá dễ;
(2)- Bài giảng thiếu chiều sâu vì không chuẩn bị cách đầy đủ;
(3)- Bài giảng thiếu tự nhiên vì cố gắng áp đặt những đoạn văn vào những phần tư tưởng không tương xứng;
(4)- Diễn giả có thể giải nghĩa Thánh Kinh không đúng văn mạch;
(5)- Diễn giả có thể bỏ qua sự thống nhất của Thánh Kinh. [45] Sách đã dẫn, tr. 90.

III. GIẢNG THEO PHƯƠNG PHÁP GIẢI KINH.
Giảng theo phương pháp giải kinh được bắt đầu bằng một phân đoạn Thánh Kinh thường là ba câu hay nhiều hơn, trong đó phần kinh văn là đề tài, và toàn thể bài giảng là một cuộc thảo luận về phần kinh văn đó. Nếu ta giảng trong Cong Cv 8:26-40, Koller gợi ý để khai triển phân đoạn Thánh Kinh trên như vầy:
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHỨNG ĐẠO HIỆU QUẢ
8:26-40
I. Chúng ta phải theo sự hướng của Thánh Linh (câu 26,27,29,30)
II. Chúng ta phải thực hiện công tác chứng đạo cách khéo léo (câu 30)
III. Chúng ta phải sử dụng Thánh Kinh (câu 32-35)
IV. Chúng ta phải làm chứng về Chúa Giê-xu (câu 35)
V. Chúng ta phải tiếp tục làm chứng cho đến khi hoàn tất (câu 37-38)
Thánh Kinh cho biết E-xơ-ra là thầy tế lễ và văn sĩ, và vai trò chính yếu của Exơ- ra là dạy luật pháp của Đức Chúa Trời cho dân chúng (Exo Er 7:6,&nbsp11-12,&nbsp21). Cũng vậy, trách nhiệm chính yếu của mục sư là giảng Lời Đức Chúa Trời (ITi1Tm 3:2; IITi 2Tm 2:15,&nbsp24).
Sách Nê-hê-mi cũng cho thấy những người Lê-vi là những thầy dạy luật đã thể hiện ba hành động rất quan trọng liên hệ đến việc giảng giải kinh
(1) Họ đọc Lời Đức Chúa Trời;
(2) Họ giải nghĩa Lời Đức Chúa Trời; và
(3) Họ làm cho người ta hiểu Lời Đức Chúa Trời. Nê-hê-mi chương 8 cũng cho thấy sự đáp ứng của người nghe. (1) Dân chúng chăm chú lắng nghe Lời Đức Chúa Trời (c. 3);
(2) Dân chúng hiểu Lời Đức Chúa Trời (c. 3,8,12); và
(3) Dân chúng thờ lạy Đức Chúa Trời (c. 6).
Lợi điểm của bài giảng giải kinh là:
(1)- Có nội dung dạy dỗ theo Thánh Kinh cao hơn loại giảng theo đề tài và giảng theo câu gốc;
(2)- Giải thích Thánh Kinh chính xác hơn loại giảng theo đề tài và giảng theo câu gốc;
(3)- Nội dung bài giảng ra từ Thánh Kinh, chớ không phải là “những sự phát minh” hoặc “những chọn lọc” của diễn giả. [47]

Moon, tr. 106.

Bất lợi của bài giảng giải kinh là:

Top