Câu 8 chép, “Ngài đã. . . vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”.
Nếu bỏ qua đặc tính thứ ba của tâm tình giống như Đấng Christ, chúng ta sẽ trở nên mệt mõi trước khi kết thúc cuộc đua thuộc linh. Chúng ta sẽ tìm kiếm lối thoát gần nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu nhưng không bao giờ nói được như Phao-lô, “tôi đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. . .”
Có nhiều muốn trở nên giáo sĩ đã bắt đầu với cả lòng sốt sắng. Họ nhìn thấy thế giới, và tìm cách để phục vụ một phần nhỏ của thế giới rộng lớn. Tuy nhiên, không bao lâu họ cảm thấy chán nãn, bị hất hủi, trở lực, xung đột. Trước đó không lâu họ nói: “Tạ ơn Chúa!” Bây giờ họ nói, “Nhưng, không, có thể Chúa sai lầm”. Bàn chân họ chẳng bao giờ đặt lên đất ngoại quốc. Họ đánh mất tinh thần hy sinh.
Chúa Giê-xu đã hy sinh. Tôi rất xúc động trước những lời này: “Ngài vâng phục cho đến chết”. Tại sao những lời này có tác động mạnh mẽ trên tôi? Bởi vì đối với mọi người khác, thì không ai tránh được sự chết. Nhưng đối với Chúa GiêPhương Pháp Giảng Giải Kinh 142 xu, Ngài có thể tránh được nó. Sự chết không có quyền trên Ngài. Chúa không ở dưới định luật, “theo như định cho loài người phải chết một lần. . .”
Tất cả người khác: đàn ông, đàn bà, trẻ con đều ở dưới định luật này. Mặc dù chúng ta cố gắng tránh khỏi sự chết, nhưng khi đúng ngày giờ đã định, chúng ta chết.
Khi Chúa Giê-xu chịu treo thân trên thập tự giá, Ngài có thể kêu lên: “Thưa Cha, con vô tội, xin cho con xuống khỏi thập tự giá. Xin để con về nhà. Con hết chịu nổi cái tính láo xược của loài người. Hãy để các thiên sứ chịu thay cho con”. Hoặc Chúa Giê-xu có thể tự mình bước xuống khỏi thập tự giá một cách dễ dàng khiến cho các nhà lãnh đạo tôn giáo phải kinh hãi và phủ phục dưới chân Ngài. Chúa có thể hành động như vậy và thế giới tiếp tục bị hư mất. Nhưng Ngài tình nguyện chịu treo trên thập tự giá và vâng phục cho đến chết để cứu chuộc chúng ta.
Không giống như Chúa Giê-xu, chúng ta chẳng tránh được sự chết. Ta chỉ có thể biết được mình sẽ ở đâu trong cõi đời đời, chớ không thể nào tránh khỏi cái chết.
Thực sự này nhắc tôi nhớ đến truyện ngụ ngôn xưa: Có một người chủ với đầy tớ sinh sống tại Bagdad. Ngày kia, người chủ sai đầy tớ đi chợ mua đồ. Khi người đầy tớ đi quanh chợ, thấy có ai phía sau chen lấn mình. Người đầy tớ quay lại và kinh ngạc thấy người đã chen lấn mình không ai khác hơn là Thần chết. Thần chết mặc áo choàng trùm đầu chỉ chừa đôi mắt, và nhìn chằm chằm vào người đầy tớ với ánh mắt đe dọa.
Người đầy tớ sợ hãi bỏ chạy về nhà tìm ông chủ: “Ông chủ ơi! Ông chủ ơi! Ông chủ ơi!” Người chủ lấy làm lạ hỏi: “Chuyện gì vậy?” Người đầy tớ cố gắng lấy lại bình tĩnh rồi nói: “Ông chủ ơi, con thấy Thần chết ở trong chợ. Thần chết nhìn con và hăm dọa con. Ông chủ ơi, làm ơn cho con mượn một con ngựa. Con phải chạy khỏi nơi này. Con sẽ chạy qua Samura và trốn ở đó”. Người chủ nói: “Thôi được, hãy lấy một con ngựa chạy xa khỏi chốn này. Hãy chạy qua Samura”.
Sau khi người đầy tớ rời khỏi nhà, người chủ ra phố gặp Thần chết bèn chất vấn: “Tại sao ông làm cho người đầy tớ tôi sợ hãi? Tại sao ông hăm dọa nó?” Thần chết trả lời: “Đó không phải là sự hăm dọa mà là một sự ngạc nhiên. Anh coi, tôi rất ngạc nhiên khi thấy đầy tớ anh ở Bagdad này, vì tôi có cuộc hẹn với nó tối nay tại Samura!” Chúng ta không thể tránh khỏi cái chết. Chúng ta chẳng thể trốn tránh nó.
Chúng ta có sẵn sàng để đối diện với sự chết hay chưa? Chúa Giê-xu đã chết thay cho chúng ta. Ngài đã chịu Đức Chúa Trời đoán phạt thay cho chúng ta. Nếu chúng ta tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa, Đức Chúa Trời sẽ tha thứ tội chúng ta và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu.
Chúng tôi kính mời quý ông bà anh chị em tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa mình. Ngài bằng lòng chịu treo trên thập tự giá để có thể đem chúng ta trở lại cùng Đức Chúa Trời. Kính mời quý vị thưa với Ngài: “Lạy Chúa, con bằng lòng tiếp nhận Ngài. Xin hãy cứu lấy con là người có tội”.
Phao-lô bày tỏ, Chúa Giê-xu “thậm chí chịu chết trên cây thập tự”. Đóng đinh là án phạt dành cho người thấp hèn trong xã hội. Đối với công dân La Mã, đó là án phạt dành cho tội phạm rất tàn ác. Tại đây chúng ta thấy Chúa Giê-xu tự hạ xuống rất thấp và thấp hơn nữa, thậm chí chịu chết trên thập tự giá đổ huyết ra như chiên con không tì vít để đền tội cho chúng ta. Chúa Giê-xu đã tự hạ xuống chịu hy sinh thay cho chúng ta. Ngày nay chúng ta cũng nên có tâm tình giống như Ngài để chịu hy sinh cho người khác.
Borden xuất thân từ đại học Yale danh tiếng. Ông cũng là người có được nhiều thứ khiến người ta khao khát, thèm thuồng. Borden có nhiều tiền, danh tiếng, địa vị. Hơn nữa, ông là người thông minh tài giỏi, có thành tích học tập xuất sắc trong những năm ở đại học Yale. Ngày kia, Borden tin Chúa và quyết định đầu tư cả cuộc đời cho công cuộc truyền giáo. Borden đã chuẩn bị thật chu đáo cho việc này, nhưng khi tới nước ngoài thì bị bệnh nặng và vài tháng sau qua đời.
Có người nghe chuyện này bèn nói: “Thật là một sự lãng phí”. Tuy nhiên, khi người ta đọc nhật ký của Borden thấy ông ghi lại việc từng ngày của những ngày cuối cùng trước khi chết. Người ta thấy ông ghi rằng quyết định dâng mình truyền giáo không phải là một sự lãng phí. Ông viết: “Không trì hoãn, không lùi bước, không hối tiếc”.
Cuộc đời của Borden là gương mẫu cho nhiều thanh niên thiếu nữ về cách sống hy sinh cho công việc Chúa. Máu của người đã đổ ra không vô ích, chẳng bao giờ vô ích. Phao-lô nhắc chúng ta: “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (ICo1Cr 15:58). Chúa Giê-xu đã hy sinh cho chúng ta. Chúng ta cũng nên có đồng tầm tình như Ngài để hy sinh cho người khác.
Tóm lại, chúng ta đã biết được tâm tình của Chúa Giê-xu. Tâm tình đó là tâm tình nhìn thấy nhu cầu người khác, phục vụ người khác, và hy sinh cho người khác. Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta có đồng tâm tình với Chúa Cứu Thế Giê-xu và sống theo gương Ngài. Tuy nhiên, chúng ta phải quyết định, phải chọn lựa. Đức Chúa Trời không ép buộc nhưng đang mời gọi chúng ta. Chúng ta có cương quyết thay đổi cách suy nghĩ để sống giống như Chúa Cứu Thế? Chúng ta có bằng lòng để Chúa Cứu Thế Giê-xu trở thành gương mẫu của mình?
C. S. Lewis là một tác giả Cơ Đốc danh tiếng, có lần đã nói: “Đời sống giống như một đồng tiền (coin). Bạn có thể tiêu xài nó bất cứ cách nào bạn thích, nhưng bạn chỉ có thể tiêu xài nó một lần mà thôi”. Xin Chúa giúp chúng ta biết sử dụng đời sống mình bằng cách nhìn thấy nhu cầu người khác, phục vụ người khác, và hy sinh cho người khác.Tiến trình xây dựng một bài giảng Giải Kinh

Kinh văn …
Ý chính (Chủ đề) …
Ý bổ sung …
Ý luận giải …
Câu hỏi để khai triển bài giảng …
Tại sao chọn câu hỏi đó? …
Ý bài giảng (ý thông giải) …
Mục đích của bài giảng …
Bài giảng được thiết kế theo mô hình nào? …
Tại sao lại theo mô hình đó? …
Chỉ ra hai nơi nào bạn sẽ cần dùng hai lời chuyển tiếp trong bài giảng này? …
Bạn áp dụng lối nhập đề nào để tạo sự thích thú cho thính giả…
Cách bạn dự tính sẽ nêu lên một nhu cầu cho phần nhập đề …
Bạn sẽ áp dụng lối kết luận nào để kết thúc bài giảng …
Bạn khuyến khích thính giả quyết định và hành động ra sao trong phần kết luận …
Viết ra bố cục bài giảng cho phân đoạn Thánh Kinh bạn sẽ giảng …
Liệt kê ra những câu hỏi nào bạn cho là khó trả lời nhất trong mẫu tiến trình xây dựng bài giảng này … Định giá Bài giảng
Xin bạn điền vào chỗ trống với con số tiêu biểu thích hợp. Số 1 = cần phải cải tiến; 2 = nên cải tiến; 3 = tốt; 4 = rất tốt.I. Cấu Trúc Bài Giảng
Nhập Đề
1. Khơi dậy sự chú ý của thính giả …
2. Không quá dài …
3. Liên hệ rõ ràng đối với đề tài …
4. Có sự chuyển tiếp từ nhập đề đến thân bài một cách tự nhiên …
5. Những góp ý khác …

Thân Bài
1. Các phần chính được phân chia rõ ràng …
2. Sự chuyển tiếp từ phần này sang phần khác rất tự nhiên …
3. Cân đối thì giờ: không quá dài ở phần này hoặc quá ngắn ở phần khác …
4. Những góp ý khác …

Kết Luận
1. Tóm tắt các ý chính …
2. Khuyến khích thính giả quyết định và hành động. …
3. Những góp ý khác …

II. Nội Dung Bài Giảng
1. Bài giảng được xây dựng trên ý luận giải và ý bài giảng …
2. Sự biện luận, trưng dẫn, minh họa, và ứng dụng không bị lộn xộn nhưng tập trung ý nghĩa vào phân đoạn Thánh Kinh đang giảng giải …
3. Những góp ý khác …

III. Sự Truyền Đạt Bài Giảng
1. Giảng với sự tự tin …
2. Ngôn ngữ chuẩn xác, giản dị và tượng hình …
3. Nhấn mạnh vào những ý quan trọng …
4. Lúc nói nhanh, lúc nói chậm …
5. Nghỉ một chút trước và sau những ý quan trọng …
6. Điệu bộ tự nhiên …
7. Có sự tiếp xúc bằng mắt (eye contact) …
8. Những góp ý khác …
Điều tôi học được nhờ nghe người khác giảng: …

Sách tham khảo

Top