Người giảng giải kinh cũng tham dự vào việc dạy Kinh Thánh. Do đó, ta không lấy làm lạ khi Phao-lô hai lần đã ám chỉ ông là một thầy giảng (kerux), sứ đồ, và giáo sư (didaskolos) (ITi1Tm 2:7; IITi 2Tm 1:11).
Tuy nhiên, trên thực tế dường như có sự phân biệt giữa giảng và dạy. Cả hai bài giảng giải kinh và bài học Kinh Thánh đều dựa vào việc nghiên cứu, luận giải, và ứng dụng lẽ thật Thánh Kinh vào đời sống thính giả. Mục đích cả hai là giống nhau nhưng về sự nhấn mạnh thì có khác nhau.
Unger đã giải thích như vầy: Sự khác nhau giữa dạy Kinh Thánh và giảng giải kinh chỉ là ở mức độ chớ không phải bản chất. Dạy thì chú trọng đến sức hấp dẫn của lập luận, giảng thì chú trọng đến sức hấp dẫn của cảm xúc. Tuy vậy cả hai đều làm công việc truyền đạt kiến thức Kinh Thánh, nhưng dạy thì thiên về phổ biến kiến thức nhiều hơn giảng. Còn giảng thì khuyến khích thính giả hành động nhiều hơn dạy. [10] Merrill F. Unger, Principles of Expository Preaching (Grand Rapids: Zondervan, 1955), p. 35.
Sự chuẩn bị của người Giảng Giải Kinh
Muốn cho thiên chức công bố Lời Chúa được hiệu quả thì người giảng phải có sự chuẩn bị.
I. NGƯỜI GIẢNG GIẢI KINH PHẢI CÓ ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN.
Một người truyền đạo muốn giảng Lời Chúa đầy quyền năng thì phải luôn có đời sống cầu nguyện. Ngày nay người ta bị rối trí về các sách giáo khoa dạy soạn bài giảng mà ít khi đề cập đến sự cầu nguyện. Ta cần học phương cách chuẩn bị bài giảng nhưng chớ quên tầm quan trọng của sự cầu nguyện. Ngược lại, cũng đừng chỉ nhấn mạnh đến sự cầu nguyện mà bỏ qua sự nghiên cứu Lời Chúa thấu đáo.
Theo Rosscup, người truyền đạo phải cầu nguyện khi chọn Kinh văn. Cầu nguyện khi đọc đi đọc lại Kinh văn. Cầu nguyện khi đọc sách tham khảo giúp thêm ý. Cầu nguyện khi tìm thí dụ minh họa và sự ứng dụng. Cầu nguyện khi sắp xếp các tài liệu, khi làm bố cục, khi viết lời chuyển tiếp bài giảng. Cầu nguyện trước khi đứng lên giảng, trong khi giảng, và sau khi giảng. [11] James E. Rosscup, “The Priority of Prayer and Expository Preaching”. In John MacArthur and the Master’s Seminary Faculty, Rediscovering Expository Preaching (Dallas: Word Publishing), p. 68.
Trong thời Cựu ước, mục vụ của Môi-se đã gắn liền với sự cầu nguyện. Môise công bố Lời Chúa cho dân chúng và dạy họ sống Lời Chúa mỗi ngày. Ông luôn cầu nguyện cho dân chúng, xin Chúa tha tội cho họ, đặc biệt là khi dân chúng làm bò con vàng và dâng của lễ cho bò con (XuXh 32:1-35).
Sa-mu-ên là một tiên tri và thầy tế lễ đã bền đỗ cầu nguyện cho dân chúng và dạy họ con đường ngay lành. Ông luôn nói với mọi người: “Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà thôi cầu nguyện cho các ngươi ” (ISa1Sm 12:23).
Tiên tri Đa-ni-ên đã chuẩn bị chức vụ mình bằng sự cầu nguyện. Người đã cầu nguyện để xin Đức Chúa Trời bày tỏ cho biết chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa và cũng nhờ sự cầu nguyện để giải nghĩa nó (DaDn 2:1-49). Đa-ni-ên nhờ sự cầu nguyện mà nhìn thấy khải tượng. Nhờ sự hạ mình kiêng ăn cầu nguyện trọn ba tuần lễ mà vị tiên tri nhìn thấy thiên sứ hiện ra bảo cho người biết sự phải xảy đến trong ngày sau rốt (10:1-12:13). [12] Sách đã dẫn, tr. 68- 69.
Trong thời Tân ước, ta nhìn thấy gương cầu nguyện của Chúa Giê-xu, các tín hữu đầu tiên, Phao-lô.
Chúa Giê-xu đã chuẩn bị chức vụ Ngài bằng sự cầu nguyện. Nhà phép phúc âm Lu-ca nói về sự cầu nguyện của Chúa Giê-xu nhiều hơn các tác giả sách phúc âm khác. Điều này cũng phù hợp với sự nhấn mạnh về nhân tánh của Chúa Giêxu trong sách phúc âm Lu-ca. Trong phúc âm Ma-thi-ơ, tác giả trình bày Chúa Giê-xu là vua; sách phúc âm Mác trình bày Chúa Giê-xu là tôi tớ; sách phúc âm Giăng trình bày Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời; nhưng trong phúc âm Lu-ca, tác giả trình bày Chúa Giê-xu là con người và cầu nguyện như một người. [13] Sách đã dẫn, tr. 69.
Con Người đã mở đầu chức vụ trên đất bằng sự cầu nguyện và chấm dứt chức vụ trên đất bằng sự cầu nguyện (LuLc 3:21- 22; 24:49- 51). Con Người thấy cần phải cầu nguyện khi “đoàn dân đông nhóm họp để nghe Ngài ” (5:15). Trong những năm hành chức vụ trên đất, Con Người thường “lánh đi nơi đồng vắng mà cầu nguyện ” (5:15).
Trước khi chọn mười hai sứ đồ, “Chúa Giê-xu đi lên núi để cầu nguyện, và thức thâu đêm cầu nguyện Đức Chúa Trời ” (6:12). Kế đó, Ngài xuống núi, dừng lại nơi đồng bằng và giảng Lời Chúa tại đó (6:20-49). Chúa Giê-xu đã cầu nguyện trước khi công bố ý niệm về Hội Thánh cũng như chìa khóa nước thiên đàng (Mat Mt 16:18, 19), trước khi công bố về sự Ngài chịu khổ, chịu chết và đến ngày thứ ba thì sống lại (16:21; LuLc 9:22).
Chúa Giê-xu cầu nguyện trong suốt những năm hành chức vụ, đồng thời cũng dạy các môn đệ cầu nguyện, đặc biệt là “cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình ” (Mat Mt 9:38). [14] Sách đã dẫn, tr. 70.
Các tín hữu đầu tiên cũng theo gương thầy mình để sống đời cầu nguyện. Trong sách thứ hai của Lu-ca là sách Công-vụ các sứ-đồ, ông tiếp tục nhấn mạnh đến sự cầu nguyện bằng cách cho thấy các tín hữu đầu tiên đã cầu nguyện trong nhiều tình huống.
Các tín hữu đầu tiên đã cầu nguyện trong lúc chờ đợi Thánh Linh giáng lâm, một sự chuẩn bị rất quan trọng cho sứ điệp của Phi-e-rơ trong Công-vụ các sứ-đồ 2. Họ cũng đã cầu nguyện xin Chúa tỏ cho biết ai là người thay thế cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt (Cong Cv 1:15-26).
Cầu nguyện là một trong bốn sinh hoạt quan trọng của các tín hữu đầu tiên (2:42). Họ đã hoạch định chương trình cầu nguyện thường xuyên và cầu nguyện lúc khẩn cấp (3:1; 10:9). Nhờ sự cầu nguyện mà Đức Chúa Trời làm việc qua họ để chữa lành người què (3:2). Khi Phi-e-rơ và Giăng bị bắt giam trong ngục thì các tín hữu “một lòng cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời ”(4:24). Về sau, các sứ đồ cho rằng trong chức vụ hầu việc Chúa, sự cầu nguyện là quan trọng hơn cả. Vì thế “. . . chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo ” (6:4). [15] Sách đã dẫn, tr. 71.
II. NGƯỜI GIẢNG GIẢI KINH NHỜ CẦU NGUYỆN MÀ ĐƯỢC QUYỀN NĂNG.
Người truyền đạo có đời sống cầu nguyện sơ sài sẽ làm cho bài giảng thành sơ sài. Charles Finney sống rất giống như Chúa Giê-xu để thức khuya kiêng ăn cầu nguyện. Rosscup trích dẫn lời của Finney nói về tầm quan trọng của sự cầu nguyện, “Thiếu sự cầu nguyện bạn sẽ yếu ớt giống như đang sống trong tình trạng yếu đuối. Nếu bạn đánh mất tinh thần cầu nguyện, bạn sẽ không làm được gì. . . mặc dù bạn có sự hiểu biết rộng và khả năng thiên phú như thiên sứ”. [16] Sách đã dẫn, tr. 76.
Mục sư George W. Truett, quản nhiệm Hội Thánh Báp tít tại Dallas, Texas, hơn bốn mươi sáu năm. Ông sống như vầy: mỗi tối, sau khi để thì giờ với gia đình, ông vào thư viện tại nhà để nghiên cứu và cầu nguyện từ bảy giờ tối đến nữa đêm. [17] Sách đã dẫn, tr. 76.
Whitesell, giáo sư dạy môn Phương Pháp Giảng Lời Chúa, đã nói: “Người truyền đạo phải là người cầu nguyện. . . Người nên cầu nguyện cho sứ điệp. . . và ấp ủ sứ điệp mình bằng sự cầu nguyện. . . Người phải cầu nguyện khi đi lên tòa giảng, cũng phải cầu nguyện thầm trong lúc giảng và tiếp tục cầu nguyện cho các sứ điệp mình sau khi giảng. [18] Sách đã dẫn, tr. 76.
John Stott cho rằng người truyền đạo giống như người cha (như được bày tỏ trong ITe1Tx 2:11) nên phải cầu nguyện cho gia đình mình là Hội Thánh. [19] Sách đã dẫn, tr. 79.
Andrew Blackwood, giáo sư dạy môn Phương Pháp Giảng Lời Chúa tại Princeton Theological Seminary rất nhiều năm, đã khuyên người truyền đạo nên giữ một quy luật đối với thiên chức công bố Lời Chúa và không thể chấp nhận cho một trường hợp ngoại lệ nào: “Hãy bắt đầu, tiếp tục, và kết thúc với sự cầu nguyện” [20] Sách đã dẫn, tr. 79.
Charles Spurgeon chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện. Ông tin rằng những người truyền đạo phải “cầu nguyện không thôi” (5:17). Spurgeon nói cách quả quyết: “Tất cả thư viện của chúng ta và các sự nghiên cứu của chúng ta chỉ là những gì rỗng tuếch so với các phòng riêng của chúng ta”. [21] Sách đã dẫn, tr. 81.
Vì thế, Spurgeon đã cầu nguyện khi chọn đề tài, khi đi vào tinh thần của bản văn, khi tìm kiếm lẽ thật sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, khi viết bài giảng trên giấy, khi nhận những ý tưởng mới mẻ, và khi ban phát sứ điệp. [22] Sách đã dẫn, tr. 81.
III. NGƯỜI GIẢNG GIẢI KINH NHỜ NGƯỜI KHÁC CẦU NGUYỆN MÀ CÓ ĐƯỢC NĂNG QUYỀN.
Đầu thế kỷ 20, John Hyde đã cầu nguyện cho các diễn giả sẽ giảng cho những Đại hội tại Ấn Độ. John Hyde và R. M’Cheyne Paterson cũng đã cầu nguyện suốt một tháng cho một Đại hội vào năm 1904. Kết quả Chúa đã cứu hàng trăm linh hồn và mang lại sức sống mới cho nhiều tín hữu trong Hội Thánh. Đây là cách Hyde cầu nguyện: ông quỳ gối cầu nguyện nhiều giờ trong phòng riêng, hoặc phủ phục trên sàn nhà mà cầu nguyện, hoặc cầu nguyện thầm cho diễn giả và thính giả trong lúc ông ngồi nghe giảng. [23] Sách đã dẫn, tr. 82.
Dwight L. Moody là người sáng lập Moody Bible Institute thường nhìn thấy Đức Chúa Trời thực thi những việc quyền năng cho những chiến dịch của ông tại Hoa Kỳ và các nước ngoài, khi có người cầu thay. Moody thường hiệp với R. A. Torrey khẩn thiết cầu nguyện tại trường. Ông cùng với ban giáo sư và các sinh viên cầu nguyện mỗi buổi tối hoặc vào sáng sớm hoặc cầu nguyện cả đêm. [24] Sách đã dẫn, tr. 82.
Sau khi Moody qua đời, Torrey đi giảng tại nhiều nước trên thế giới. Ông cũng luôn có đội ngũ cầu nguyện phía sau. Tại Úc Đại Lợi có đến 2.100 nhóm cầu nguyện tư gia đã cầu thay cho ông hai tuần trước khi ông đến. Nhờ đó, Đức Chúa Trời đã thăm viếng nhiều đời sống qua các chiến dịch của ông. Sau khi Torrey về với Chúa, bà Torrey kể lại: “Nhà tôi là một người cầu nguyện và nghiên cứu Kinh Thánh. Ông tránh giao tiếp với mọi người ngay cả những bạn thân để có thì giờ cầu nguyện, nghiên cứu Lời Chúa, và chuẩn bị các công việc của ông”. Torrey nói: “Hãy cầu nguyện cho những việc lớn lao, mong ước những việc lớn lao, làm những việc lớn lao, nhưng quan trọng hơn hết là sự cầu nguyện”. [25] Sách đã dẫn, tr. 82.
Spurgeon nói rất nhiều về sự cầu thay của người khác. Ông tin rằng một người truyền đạo dù tài giỏi, tin kính, và hùng biện đến đâu cũng chẳng có năng quyền gì nếu không có sự giúp đỡ của Thánh Linh “Một cái chuông trên tháp giáo đường có thể được treo rất khéo, có hình dáng rất đẹp, và được đúc bằng một loại kim khí kêu thánh thoát nhất, nhưng nó vẫn là cái chuông câm cho đến khi người rung chuông đến rung cho nó kêu lên. Và . . . người truyền đạo cũng thế, ông không có lời nào làm tỉnh thức được những người đang chết trong tội lỗi, cũng chẳng có lời nào an ủi được các thánh đồ đang sống, nếu Thánh Linh không lấy ân điển giúp ông và ban cho năng quyền để rao giảng. Do đó, sự cầu nguyện cần thiết cho cả người giảng lẫn người nghe”. [26] Sách đã dẫn, tr. 83.
Định Nghĩa Giảng Giải Kinh