Views:
22
Thần đạo học theo Giáo Sĩ JOHN DRANGE OLSEN (1893-1954)
Một trong những người giữ vai trò quan trọng trong công cuộc truyền giáo và xây dựng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là giáo sĩ tiền phong đầy ơn và lẽ thật, John Drange Olsen. Ông là vị đốc học nổi tiếng của trường Kinh Thánh Đà Nẵng, hết lòng hầu việc Chúa, tận hiến đời mình để truyền rao Tin lành cứu rỗi và khi gửi xác thân lại tại Việt Nam đã để lại cho Hội Thánh tại Việt Nam nhiều di sản quý giá.
John Drange Olsen ra đời tại đảo Tusnes, gần Bergen (Na Uy) ngày 23 tháng 7 năm 1893 trong một gia đình tin kính Chúa. Cha ông là giáo sư; mẹ là một tấm gương sáng về người nữ cầu nguyện trong Hội thánh và gia đình. Bà sớm được Chúa gọi về nước Ngài khi Olsen mới tròn bảy tuổi.
Mười sáu tuổi, John Drange Olsen phải đến Mỹ để sống cùng với anh chị em của mình. Cũng từ lúc đó, ở trong xứ mà chàng cho là đượm sữa và mật, chàng thiếu niên Olsen đã ôm mộng trở thành triệu phú và bắt đầu sự nghiệp bằng những chuyến phiêu lưu kiếm tiền. Hằng ngày chàng những mong giấc mơ làm giàu của mình sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực. Rủi thay chàng đã vướng phải bệnh lao. Một thân trơ trọi nơi đất khách quê người, lòng cô đơn, chán nản, chàng lang thang hết phố này đến phố khác trong sự tuyệt vọng vì bệnh tật. Đức Chúa Trời “chẳng bẻ cậy sậy đã gãy, chẳng tắt ngọn đèn gần tàn, cho đến chừng nào người khiến sự công bình được thắng” (Mat 12:20). Một ngày trong những ngày tháng u ám đó, John Drange Olsen đã được nghe Tin Lành cứu rỗi và tình thương yêu của Đức Chúa Trời tại nhà thờ Gospel Tabernacle, New York, nơi mục sư Albert B. Simpson đang hành chức ở đó.
Ngày đó, tiến sĩ Rader đã chia sẻ về sự chữa lành thân thể là món quà của Thiên Chúa cho chúng ta qua Chúa Giê-xu. John Drange Olsen rất được khích lệ bởi lẽ thật này nên quyết định tin nhận Ngài. Sau buổi thờ phượng, mọi người hiệp lại cầu nguyện chữa lành cho ông và Chúa đã đáp lời. Một thời gian ngắn sau, khi kiểm tra lại sức khỏe, ông đã được lành hoàn toàn. Đây là sự chữa lành đặc biệt từ Thiên Thượng ảnh hưởng đến kế hoạch tương lai của ông.
Càng bước theo Chúa, ông càng ý thức được sự kêu gọi của Chúa dành cho mình trong chức vụ truyền giáo nên đã quyết định ghi danh theo học tại Học viện Đào tạo Giáo sĩ Nyack, Yew York chuẩn bị cho chức vụ thuộc linh tương lai. Ngay trong khi còn là sinh viên, John Olsen đã có những hoạt động cho công việc truyền giáo. Với tài năng âm nhạc và giọng nam cao của mình, ông đã có những ngày tháng trải nghiệm thật quí giá cho sự nghiệp truyền giáo của mình.
Năm 1916, sau khi tốt nghiệp, ông trở thành mục sư tại thánh đường Phaolô, Hội Thánh Hazel Park. Thời gian tại đây đã mang lại cho ông kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý một Hội Thánh. Cũng tại thành phố này, ông đã gặp cô Edith Frost, người mà sau này sẽ trở thành vợ ông. (Ông bà kết hôn vào năm 1932. Đám cưới diễn ra tại nhà nguyện của Trường Kinh Thánh do tiến sĩ J.D. Williams làm chủ lễ. Trước khi kết hôn, bà Olsen cũng là một nhà truyền giáo ở Đông Dương. Bà đã là giáo viên nhiều năm tại Trường Kinh Thánh tại Tourane).
Năm 1917, sau khi ông được công nhận là một thành viên cho công tác truyền giáo hải ngoại của Hội Truyền giáo Phước Âm Liên hiệp, ông được Hội phái sang phục vụ ở Viễn Đông. Ông đến Nam Trung Quốc khi đang có chiến tranh và đã bị bắt giam trong một năm. Tại đây, ông dành thời gian để học tiếng Quảng Đông và thu thập những kiến thức cơ bản về văn hóa khu vực Đông Dương.
Năm 1918, chiến tranh kết thúc, ông đặt chân tới Đà Nẵng. Sau đó cùng với Giáo sĩ I.R. Stebbins được cử vào Sài Gòn, thành phố cảng lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, để chuyên về truyền giảng Tin Lành tại đó và các vùng phụ cận. Ngay khi còn đang học tiếng Việt và tiếng Pháp, hai ông thiết lập cơ sở truyền giáo thứ ba trong nước. Qua nỗ lực của hai ông, một Hội Thánh người Hoa ở Chợ Lớn và một Hội thánh người Việt ở Sài Gòn được hình thành ngay giữa lòng thành phố phồn hoa nhưng đầy dẫy hình tượng.
Năm 1919, ngôi nhà nguyện đầu tiên được lập lên ở Sài Gòn.
Năm 1920 có 7 người chịu báp tem.
Năm 1925, sau kỳ nghỉ đầu tiên của ông, ông được bổ nhiệm làm Đốc học (Viện trưởng) trường Kinh Thánh Tourane và tiếp tục giữ chức vụ đó cho đến năm 1952. Chúa đã dùng giáo sĩ Olsen đào tạo những “tay đánh lưới” thuộc linh người Việt trong suốt 25 năm. Đời sống và chức vụ của ông có ảnh hưởng lớn đến các sinh viên của trường cũng như ông trở thành người có tiếng nói trong xã hội lúc đó. Theo Mục sư Lê Văn Thái, năm 1927, sau khi được cử làm đốc học thì chính giáo sĩ D.J. Olsen đã thiết kế lại toàn bộ chương trình đào tạo của Trường Kinh Thánh Đà Nẵng theo hướng căn bản hơn.
Không chỉ là người giảng Tin Lành có ơn, có năng khiếu huấn luyện cấp lãnh đạo cho Hội Thánh Tin Lành bản xứ, mà giáo sĩ John D. Olsen còn là một học giả uyên thâm, một dịch giả có tài. Ông đã hiệp với giáo sĩ W. Cadman dịch toàn bộ Kinh Thánh ra Việt ngữ và được xuất bản lần đầu năm 1926. Chính ông Olsen đã dịch và hiệu đính quyển “Thiên lộ lịch trình” (một quyển sách nổi tiếng của John Bunyan), “Kinh tiết sách dẫn”, bộ “Thần Đạo học”, “Sử ký Hội Thánh”, quyển “Điều lệ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam” cùng khá nhiều sách giải nghĩa Thánh Kinh khác nữa. Riêng cuốn “Thần đạo học” của Mục sư John Drange Olsen được xem là cuốn sách thần học Tin Lành đồ sộ nhất ở nước ta trước 1975. Bộ sách dày gần 1.000 trang, được soạn theo kiểu giáo trình thần học truyền thống Âu – Mỹ, lần đầu tiên ở Việt Nam, trình bày cặn kẽ, Tổng luận về thần học trước khi Luận về Thánh Kinh, Luận về Đức Chúa Trời, Luận về loài người, Luận về tội lỗi, Luận về Đấng Christ… Nhiều thế hệ mục sư của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của bộ sách này.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ông trở lại Việt Nam cộng tác trong Ban Nhuận chánh Thánh Kinh Tân ước và Thánh ca. Năm 1948, giáo sĩ J.D. Olsen và Mục sư Ông Văn Huyên đã lãnh đạo một nhóm học giả bắt đầu nhuận chánh Kinh Thánh Tân Ước.
Năm 1953, ông đắc cử chức vụ Hội trưởng Hội Truyền giáo Phước Âm Liên hiệp tại Việt Nam và dành nhiều thời gian để giảng dạy tại các Hội Thánh.
Đầu tháng 2 năm 1954, giáo sĩ Olsen từ Đà Lạt xuống Sài Gòn để họp Ban Trị sự Hội Truyền giáo. Vào lúc 22 giờ 10 phút đêm ngày 9 tháng 2 năm 1954, trên đường từ Gia Định trở về với 2 giáo sĩ khác trên ba chiếc xích lô, ông bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng vì vết thương quá nặng nên ông đã về an nghỉ trong nước Chúa ở tuổi 61.
Lễ an táng giáo sĩ John D. Olsen đã được cử hành một cách trang nghiêm, thật cảm động tại nhà thờ Tin Lành Sài Gòn, ngày 10 tháng 2 năm 1954 và được an táng tại Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, nay là công viên Lê Văn Tám.
Bốn ngày trước khi về nước Chúa, ông đã được Chúa dùng đặc biệt giảng dạy cho Hội đồng Thanh niên Toàn quốc họp tại nhà thờ Tin Lành Sài Gòn. Đã có 150 thanh niên thiếu nữ ăn năn xưng tội và bằng lòng dâng mình hầu việc Chúa.
Sự nghiệp 35 năm truyền giáo vẻ vang của ông đã kết thúc. Ông đã được toại nguyện khi làm xong công việc Chúa giao cho mình ngay trên đất nước mà ông đã mến yêu, đã đổ bao công khó, mồ hôi, nước mắt để xây dựng và bảo tồn. Từ một người tuyệt vọng ông đã được gặp Chúa rồi tin Chúa, và Ngài đã sai John D. Olsen ra đi truyền giáo. Khi thì làm thầy, khi thì rao giảng Tin Lành, khi thì dùng lời Chúa để gây dựng, khích lệ, khi thì viết bài giảng, viết sách, viết báo, giải nghĩa Kinh Thánh…. Cả cuộc đời của Giáo sĩ John D. Olsen chỉ biết chăm chỉ, tận tụy để đặt nền móng xây dựng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam dấu yêu. Chắc chắn ông đã nhận mão miện vinh quang Chúa dành cho những “đầy tớ ngay lành trung tín” đã tận tâm với thánh chức, kiên quyết tin thờ và phụng sự Ngài cho tới hơi thở cuối cùng.
QUYỂN I – TỔNG LUẬN VỀ THẦN HỌC
QUYỂN II – LUẬN VỀ KINH THÁNH
QUYỂN III – LUẬN VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
QUYỂN IV – LUẬN VỀ LOÀI NGƯỜI
QUYỂN V – LUẬN VỀ TỘI LỖI
QUYỂN VI – LUẬN VỀ ĐẤNG CHRIST
QUYỂN VII – LUẬN VỀ THÁNH LINH
QUYỂN VIII – LUẬN VỀ SỰ TỪNG TRẢI ĐẠO CỨU RỖI
QUYỂN IX – LUẬN VỀ THIÊN SỨ, CÁC QUỈ VÀ SA-TAN
QUYỂN X – LUẬN VỀ HỘI THÁNH
QUYỂN XI – LUẬN VỀ LAI THẾ
QUYỂN I - TỔNG LUẬN VỀ THẦN HỌC
CHƯƠNG 1 – LỜI MỞ ĐƯỜNGI. GIỚI THUYẾT THẦN HỌC THẦN HỌC luận về vị cách và công việc của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Chữ
thần là chữ Hán, thường dùng để xưng hô những vị thuộc linh có quyền ban phước hay giáng họa cho loài người. Trong thần học chữ ấy dùng để xưng hô Đức Chúa Trời. Chữ
học cũng là chữ Hán, nghĩa đen là bắt chước theo lời thầy hay sách dậy về luyện tập thông thạo. Vậy, hai chữ
thần học đây có nghĩa là học khoa về vị cách và công việc của Đức Chúa Trời, cùng là giãi bày sự quan hệ Đức Chúa Trời đối với cả vũ trụ này.
II. TÔN CHỈ THẦN HỌCTôn chỉ của thần học đại khái bao hàm bốn vấn đề rất quan hệ. tức là (1) Đức Chúa Trời thực hữu không? (2) Đức Chúa Trời có phán báo không? (3) Đức Chúa Trời đã phán bảo những gì? (4) Từ xưa đến nayngười ta đã hiểu ý nghĩa các lời phán bảo ấy thể nào, và đã đạt đến mục đích các lời ấy làm sao? Tôn chỉ của thần học là giải quyết các vấn đề nền tảng ấy cho rõ ràng hiệp lẽ, hầu cho nhân đó người ta nhận biết Đức Chúa Trời, tín phục đạo Ngài, đạt đến mục đích vĩnh phước mà Ngài đã dự định cho họ. Thần học chuyên chú khảo cứu, sưu tầm các nguồn gốc của thần đạo, để am tường các thực sự về Đức Chúa Trời và tương quan Ngài đối với muôn vật ; đoạn tập họp các thực sự ấy kết tinh thành một thống hệ thần học, có lý sự nhứt trí và thứ tự hẳn hòi.Thần học chẳng những là một môn triết lý, nhưng cũng là một khoa học thực nghiệm. Khá biết khoa học chân chánh, chỉ phát kiến những sự vốn tiên hữu mà thôi, chớ chẳng phải là một môn sáng tạo gì đâu. Chính thần học cũng vậy. chẳng hề sáng tạo lẽ thật nào, bên chỉ phát kiến các lẽ thật đã thực hữu từ trước vô cùng, mà nay được khải thị trong cõi thiên nhiên và Kinh Thánh. Có kẻ luận về Kha luân bổ, nhà phát kiến trứ danh, tả thế nào ông ấy sốt sắng tin chắc rằng Mỹ châu đại lục hẳn phải có, đến đỗi nếu ông không phát kiến ra đại lục ấy, chạécđã sáng tạo một đại lục như thể. Nhưng nhà thần đạo chanúnghư thé, changúngù tài sáng tạo lẽ thật gì, cũng chẳngtheo lối ảo tượng mà ức đạt đạo giáo nào bèn là theo lối khách quan mà tín nhận việc đã có vin, lấy các thực sự đã khải thị và người ta có thể kinh nghiệm mà suy luậnra lẽ đạo cốt để giải quyết bốn vấn đề quan hệ vừa kể ra ở trên. Nếu ông Kha luân bố không phát kiến Mỹ châu, thì đức tin của ông không có đối tượng thực tế chỉ là một đức tin hư ảo huyễn hoặc đó thôi. Nhưng ông quả đã phát kiến Mỹ châu, đại lục ấy thật có như ông đã tin, nên đức tin của ông không phải là hư ảo đâu, bèn là một đức tin kinh nghiệm chắc chắn vậy.Đức tin của nhà thần đạo cũng thế, vì vin lầy ở nơi các lẽ thật thực tế do Đức Chúa Trời tỏ ra, và bởi vô số tín đồ kinh nghiệm nên không phải là đức tin hư ảo huyễn hoặc, bên là đức tin chơn xác khách quan mà vận dụng vậy. Cả thực sự lẫn các mối tương quan của thần đạo đều biệt lập thực hữu ở ngoài sự suy luận diễn dịch của óc nhà thần học. Nhà ấy chỉ nhờ tài suy luận và óc diễn dịch được soi sáng bởi Thánh Linh mà nhận biết các thực sự và tương quan đó, rồi đem ra giải nghĩa cả hai, chỉ tỏ các thực sự đó có tương quan thế nào, dùng dây gì mà liên lạc lẽ nầy với lẽkia, khiến nó kết thành một hệ thống thần đạo có lý sự và trật tự hoàn toàn. Một đống gạch bừa bãi, hay là mớ gỗ ngổn ngang kia, chang phải là nhà cửa; đầu, mình và tay, nhơn đã bị nhà giải phẫu kia phân đoạn ra cũng chẳng gọi được là người sống đâu. Cũng vậy các thực sự rời rạc linh tinh, quả không thành khoa học, miễn trước hết phải nhận thức thực sự, rồi sau phai phát kiến chỗ tương quan các thực sự ấy mới gọi là khoa học được. Thần học khảo cứu cho biết các thực sự về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, về loài người, về tội lỗi vềsự cứu chuộc. Về đời nầy và về đời sau, như các điều ấy được khải thị trong cõi thiên nhiên và trong Kinh Thánh, rồi tìm tòi cho ra cái mối tương quan giữa các thực sự ấy, nó tiếp xúc nhau thể nào, để sắp đặt ra một hệ thống thần đạo vậy. Thần học thật tư tưởng lại ý tưởng của Đức Chúa Trời, rồi bày tỏ các ý tưởng ấy ra theo thứ tự của Ngài đã dự chỉ cho.
III. THẦN HỌC RẤT CẦN YẾUThần học vốn một khoa học rất cần yếu, vì năm cớ kể ra như sau đây :
1. Cần yếu vì ngộ tài. Ngộ tài loài người tự nhiên muốn theo thứ tự mà sắp đặt mọi sự hiểu biết để thành những thống hệ đặc biệt. Nhờ ngộ tài loài người nghĩ rằng: “Nếu quả Đức Chúa Trời thực hữu, chắc phải có đạo dạy về Ngài.” Lại hỏi:”Bằng có, thì đạo ấy dạy thể nào? Điều gì trước sau? Sự chi quan hệ hay không quan hệ? Như người kia lần thứ nhứt mới nghe giảng Tin lành, thường hỏi
rằng:“Đức Chúa Trời là ai ? Ngài từ đâu mà có? Loài người được dựng nên bởi ai? Ai sanh ma quỉ ? v.v.Tại sao người ta hỏi như vậy? Há chẳng phải vì ngộ tài loài người luôn luôn muốn theo thứ tự mà sắp đặt mọi sự hiểu biết về đạo Đức Chúa Trời hay sao? Bằng chẳng sắp đặt sự hiểu biết về đạo của Đức Chúa Trời như thế, e cho ngộ tài không nhận biết nổi chăng. Lại nếu chúng ta đáp các câu hỏi ấy cách lộn xộn, chắc người hỏi không những không hiểu gì, lại còn chê và bỏ qua đi nữa. Nhược bằng giải đạo ấy cho thứ tự, minh bạch và túc lý, thiết tưởng họ sẽ chịu nghe và đem lòng tín nhận nữa cũng nên. Thế thì hẳn ngộ tài loài người chứng rằng thần học rất cần yếu.
2. Cần yếu cho tín đồ. Tín đồ nhờ sự học hiểu lẽ thật của đạo Đức Chúa Trời mà linh lực được khải phát và tiến bộ trên đường đạo đức. Hễ tín đồ nào hiểu rõ các lẽ đạo trọng nhứt của Tin lành, ấy là tín đồ nhiệt thành thuộc linh và đạo đức hơn hết. Có nhà thần đạo luận rằng, “Đạo đức là bông trái của cây đạo Đức Chúa Trời.” Nói cách khác, thì hẳn không thể nào làm một tín đồ thật nếu không biết ít nữa là các lẽ sơ học của Tin lành, như về tội lỗi, về Đấng Cứu rỗi. về đức tin đến Đấng ấy. Những lẽ thật ấy là sơ học của thần đạo vậy. Kinh thánh chép rằng:
Côl 1:10. “Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đẹp lòng Ngài mọi đường, kết quả mọi việc lành, càng thêm lên trong sự nhận biểt Đức Chúa Trời.”
IIPhi 3:
18. “Nhưng hãy lớn lên trong ân điển và tri thức của Chúa và Cứu chúa chúng ta là Jêsus Christ.
“3. Cần yếu cho nhà truyền đạo. Nhà truyền đạo có trách nhiệm giảng dạy lẽ thật Đức Chúa Trời cách rõ ràng không sai lầm. Nhờ sự giảng dạy như thế nhà truvền đạo mới có thể khiến thính giả cảm động, chịu ăn năn trở lại cùng Đức Chúa Trời. Nếu nhà truyền đạo giãi bày lẽ đậo cách lộn xộn không đầu không đuôi, làm cho lẽ nầy với lẽ kia mâu thuẫn nhau, như trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thì chỉ hoài công, theo bóng bắt gió đó thôi. Muốn thoát khỏi giảng dạy như thế, nhà truyền đạo cần phải kê cứu thần học.Vả lại, nhà truyền đạo không những phải có ân tứ khiến cho người ngoại công nhận Chúa, mà lại cũng cần phải có tài khiến cho thính giả chịu bồ ý kiến sai lầm mà theo ý kiến chân chánh của lẽ thật. Nhưng nếu chính người không rõ lẽ thật trước đã, thì làm sao có thể khiến cho ai khác tín nhận noi theo được? Dường ấy chẳng những sẽ làm cho thính giả càng thêm lộn xộn thôi đâu, mà hơn nữa, càng dắt họ vào sâu trong đường xiên vạy đó vậy. Người truyền đạo có trọng trách về sự phải giảng Tin lành cho đúng đắn, bởi chính Chúa đã giao trách nhiệm ấy cho. Bằng giảng sai lầm ắt phải mắc tội trọng với Ngài, gây cho kẻ nghe bị trầm luân, khiến cho chức vụ mình phải hư hoại (xem Êph 6:17 , IITim 2:2, 15). Người truyền đạo phải siêng năng kê cứu thần học, mới mong khỏi mang tội trọng ấy, và mới có thế làm chức vụ mình mỹ mãn được. Trong việc nghiên cứu thần đạo, trước hết cần kê cứu qua từng lẽ một rồi sau phải đem lẽ nầy sánh với lẽ kia, để hiểu rõ mọi lẽ ấy quan liên với nhau là thể nào; nhứt là phải tìm cho ra cái mối quan hệ của mọi lẽ đạo đối với tôn chỉ của thần học là Chúa Jêsus Christ là thế nào. Như vậy, người truyền đạo mới có hi vọng “đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật” (IITim 2:15).
4. Cần yếu cho Hội Thánh. Hội Thánh phải “giữ lấy mẫu mực của các sự dạy dỗ có ích” (IITim 1:13) ; cũng phải cứ làm “trụ và nền của lẽ thật” (ITim
3:15), mới có thể thoát khỏi sự lầm lạc mà tấn bộ trong ân điển và sự hiểu biết Đức Chúa Trời được. Hội Thánh mà đã hiểu lầm lẽ thật của đạo Đức Chúa Trời rồi, thì chắc cũng phải sai lạc hoặc về sự tổ chức, hoặc về cách thức thờ phượng, hoặc có khi cũng xui cho hành vi cử chỉ của tín giáo hóa ra bại hoại lầm nữa. Duy sự học hiểu chánh đạo mới có thể cứu Hội thánh khỏi sa vào hầm hố sai lạc ấy được thôi.Vả lại thuộc viên Hội thánh là cái lợi khí Chúa thường dùng đè làm chứng đạo Ngài cho kẻ ngoại đặng dắt họ vào đường chánh đáng. Đường ấy tức là chánh đạo. Nhưng nếu tín đồ không biết đâu là đường chánh, thì làm sao đắt kẻ khác vào đó được?Nhà thần học A. H. Strong luận rằng: “Sự thấu hiểu lẽ thật của đạo Christ không những là cứu Hội thánh khỏi tà giáo, lại còn thúc giục Hội thánh chuyên tâm đến việc cứu rỗi người ta nữa.” Nhà khác luận rằng:”Bài tín điều giống như bộ xương sống. Tuy người ta không cần đeo bộ xương ấy ở trước ngực, thì vẫn rất cần yếu cho mỗi người phải có một bộ. Bằng không, thân thể chắc phải hóa ra một cây thịt mềm sụn vậy thôi. Lại nữa, xương sống cũng cần phải ngay thẳng ; nếu không thì người ta ắt phải bị cong khom.
” Thế thì, nếu muốn Hội thánh có khí lực mạnh mẽ, ngay thẳng, thiêng liêng, thì phải chuyên tâm khảo học thần đạo, đến đổi hiểu biết những lẽ thật làm nền tảng cho đức tin của mình một cách chắc chắn.Trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời thường khuyên dạy ta hãy nghiên cứu thần học, bảo rằng phải dò xem Kinh thánh mới mong biết Christ (Gi 5:39) ; phải đối chiếu lẽ thật nầy với lẽ thật kia, cho ăn hiệp rập ràng :
ICô 2:13. “Chúng ta cũng giảng những sự ẩy, chẳng phải bằng lời của sự khôn ngoan loài người đâu, bèn bằng lời của Thánh Linh dạy, lấy lời thuộc linh mà giải nghĩa sự thuộc linh.”Phải gom lại hết cả mọi lẽ thật của sự khải thị
ở nơi Christ Jêsus :
Côl 1:27 “Đức Chúa Trời cũng vui lòng tỏ cho họ biết sự giàu của vinh hiển về lẽ mầu nhiệm đó ở giữa dân ngoại bang là thể nào, tức là Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển.”Phải giảng dạy các lẽ thàt ấy, không nên thêm bớt gì cả:
IITim 4:2 “Hãy giảng đạo, cố nài bất luận gặp thời hay không gặp thời, dùng đủ thứ nhẫn nại, dạy dỗ mà thuyết phục, bẻ trách, khuyên răn.”Kinh thánh gọi nhà truyền đạo là một văn sĩ đã học thần đạo về nước trời (Ma 13:52). Các mục sư của Hội thánh vừa làm mục sư vừa làm giáo sư (Êph 4:11), phải có tài khéo dạy dỗ (ITim 3:2 “lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật” (IITim 2:15). Cũng phải “hằng giữ đạo thật y như đã nghe dạy, hầu cho có thể theo đạo lành mà khuyên dỗ người ta và bác lại kẻ chống trả” (Tít 1:9).
CHƯƠNG 2 – LUẬN VỀ NGUỒN-GỐC CỦA THẦN-HỌCNói cách tổng quát, thì Thần học chỉ có một nguồn, ấy là chính Đức Chúa Trời. Nhưng vì ngộ tài loài người hẹp hòi quá, thật lẩy làm khó hiếu thấu Đấng Tạo hóa vô lượng vô biên. Phạm vị và bổn tánh Ngài vượt quá mọi lý tưởng của loài người, đến đỗi tự nhiên không sao dò xét Ngài được bao giờ; phải được chính Đức Chúa Trời tự tỏ mình Ngài ra, mới có hi vọng cho loài người biết đến ít nhiều. Cảm tạ danh thánh của Ngài! Ngài quả đã tự tỏ mình ra bởi hai cách. Thứ nhứt là Đức Chúa Trời bày lỏ mình Ngài ra trong cõi thiên nhiên, tức trời đất muôn vật. Thứ hai là Đức Chúa Trời bày tỏ mình Ngài ra trong Kinh thánh. Thần học nhờ hai bộ sách rất hay ấy mà suy tầm đến nguồn gốc chơn chánh của đạo Đức Chúa Trời. Thần đạo thường gọi hai bộ ấy là thiên nhiên thần học, và Thánh Kinh thần học (khải thị thần học cũng được).
I. THIÊN NHIÊN THẦN-HỌCVũ trụ vốn một nguồn gốc của thần đạo, vì Kinh thánh quyết dạy rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ mình Ngài trong cõi thiên nhiên. Trong cõi thiên nhiên có hai bằng chứng minh giải vị cách và công tác Đức Chúa Trời, gọi là ngoại chứng và nội chứng. Trời đất muôn vật, luân thứ và các công lệ của cả vũ trụ đều minh chứng về sự khôn ngoan, quyền năng, sự công nghĩa, sự vinh hiển tối cao của Đấng Tạo hóa, giãi bày các đức tánh vô thỉ vô chung của Ngài, ấy là ngoại chứng (Thi 19: ; Công 14:17 ; Rô 1:20).Lại nữa, trong lòng mọi người cũng có một bằng chứng quả quyết rằng có một Đấng cao cả cầm quyền trên hết. Linh trí, lý tánh và lương tâm đều đồng thinh chứng rằng như loài người cao hơn loài vật bao nhiêu, thì Đấng ấy hẳn cũng cao hơn loài người bấy nhiêu. Cũng có tiếng nhỏ nhỏ trong mình dạy luôn rằng mình được địa vị quan hệ ở giữa thần linh giới và sanh vật giới hầu cho về một nầy thì có thể giao thông với thượng giới, còn về một kia lại có tài giao thiệp với hạ giới. Bằng cớ ấy gọi là nội chứng.
II. THÁNH KINH THẦN HỌCKinh thánh là cái nguồn trọng nhứt của đạo Đức Chúa Trời, dạy rõ rằng nếu chỉ nhờ cậy cõi thiên nhiên để hiểu biết Bức Chúa Trời thì không đủ. Bằng chẳng có sự khải thị của Kinh thánh để bồi bổ cho thiếu thốn, ắt người đời không thế biết được mọi lẽ cần yếu để được cứu rỗi (Công 17:23 ; Êph 3:9). Vì cớ ấy Bức Chúa Trời phụ thêm cho sự khải thị thiên nhiên một sự khải thị mới nữa, để minh giải bản tánh, tình yêu thương và lòng nhơn từ của Ngài mà coi thiên nhiên chỉ bày tỏ ra cách mờ mờ vậy thôi. Đức Chúa Trời ban bố sự khải thị nầy cách siêu nhiên, dùng những người đặc biệt và mặc cảm họ, khiến trước thuật lại sự ban bố ấy, và tập thành một bộ sách gọi là Kinh thánh. Bộ sách ấy là nguồn gốc trọng nhứt về thần học ta đây, có giá trị Tuyệt đối có linh lực vô song.
III. KHOA HỌC ĐỐI VỚI KHẢI THỊ THẦN HỌCCả sự khải thị thiên nhiên và sự khải thị siêu nhiên (Kinh thánh) đều bởi Đức Chúa Trời duy nhứt mà ra. Bởi vậy cho nên hai điều ấy phù hiệp nhau một cách rất tự nhiên. Thể mà, có kẻ dám cả gan quyết rằng khoa học phản đối với thần học của Kinh thánh. Tại sao vậy? Ấy chẳng qua vì họ học chưa thấu lý, nên nỗi khoa học vẫn còn có chỗ sai lầm. Kỳ thực, chẳng có khoa học thực nghiệm nào phản đối với Kinh Thánh bao giờ, chỉ vì khoa học do cõi thiên nhiên không được trọn vẹn bằng thần học của Kinh Thánh nên dường như có chỗ bất đồng đó thôi.Vả, cái ngộ điểm của khoa học đối với khải thị thần học là chỗ nầy: Các nhà khoa hoàn cảnh quyết nhờ ngộ tài và lý tưởng mình để giải quyết thần học. Hễ khi nào họ gặp điều gì ngội tài không hiểu, dường như phản đối với lý tưởng mình thì họ không thừa nhận. Họ quên rằng khoa học và triết lý thuộc trần, không thể giải quyết cạn lẽ thần đạo thuộc thiên được. Thế thì, thần học chơn chánh không thế lấy khoa học làm nguồn gốc, bèn chỉ thị phải nhờ sự khải thị ở trong Kinh Thánh làm thước ngọc khuôn vàng của mọi sự giải quyết về lẽ đạo Đức Chúa Trời mà thôi. Còn khoa học xác thực đến đâu đi nữa cũng chẳng qua là “con đòi” của thần học, để giúp đỡ cho loài người hiểu rõ thêm các lẽ đạo bày ra trong Kinh Thánh đó thôi.
IV. NHỮNG NGUỒN LẦM LẠC CỦA THẦN HỌCCó ba nguồn khác mà lắm người không vin lấy để suy cứu thần học. Ba nguồn ấy vốt rất sai lầm, lý thuyết do đó mà ra không thể minh giải được về Đức Chúa Trời. Ba nguồn ấy là:
1. TÁNH LÝ THUYẾTNhiều nhà tánh lý học đều chỉ muốn cậy tánh lý và ngộ tài để suy xét ra các lẽ mầu nhiệm của thần học. Sự ấy nguy hiểm lắm, bởi tánh lý của loài người tuy có chỗ dùng đúng mà cũng có chỗ rất sai lầm.
a) Sự dùng tánh lý đúng.—Lẽ đạo của Kinh Thánh vốn cao xa mầu nhiệm, tánh lý loài người không đủ khôn ngoan hiểu hết được. Tuy vậy, sự dạy dỗ của Kinh Thánh chằng phản đối tánh lý đâu, trái lại, Kinh Thánh cần phải cảm xúc tánh lý của người nào muốn học lời lẽ của nó, thì người ấy mới có hi vọng đạt đến bực thông hiểu đạo Đức Chúa Trời được. Tổng quát có chừng năm cách dùng tánh lý đúng:(1) Nhờ tánh lý mà ta suy biết thị phi, nhơn quả, cũng biết thấu nguồn khôn ngoan Đức Chúa Trời bày tỏ trong cõi thiên nhiên.(2) Bởi tánh lý người ta có thể suy xét rằng ở ngoài các lẽ thiên nhiên, loài người còn rất cần có một sự khải thị khác để bày tỏ đạo Đức Chúa Trời ra cho.(3) Cũng nhờ tánh lý mà người ta có tài tra xét đoán định các bằng chứng của mọi lẽ đạo tự xưng là sự khải thị của Đức Chúa Trời giả hay thật.(4) Lại nhờ tánh lý loài người có thể quyết định công nhận sự khải thị chơn chánh ấy.(5) Cũng nhờ tánh lý người ta có tài đem sự khải thị đó ra mà suy luận cho đúng ý. Ấy vậy, tánh lý rất quan hệ đối với sự thấu hiểu và sự công nhận sự khải thị của Kinh Thánh, hai đàng chẳng có sự phản đối gì cả, miễn là không dùng tánh lý cách sai lầm thì thôi.
b) Sự dùng tánh lý sai lầm.—Nhiều nhà tánh lý học đều cho tánh lý là nguồn của thần đạo. Như họ phê bình Kinh Thánh thật hay giả, thì lấy tánh lý làm chuẩn đích; hễ điều gì hiệp với lý luận thì họ tín nhận; còn điều nào không hiệp, thì chối bỏ. Vả, bỏ ra các điều của Kinh Thánh mà tánh lý không hiểu được, tức là bỏ ra mọi sự siêu việt, mọi phép lạ dấu kỳ chép ở trong đến đỗi bỏ hẳn cả sự khải thị của Đức Chúa Trời nữa. Nói tóm lại, họ sai lầm vì bốn cớ:(1) Họ lẫn lộn tánh lý với tài năng suy luận.(2) Họ quên rằng loài người đã phạm tội, khiến cho tánh lý ra tối tăm; nếu không nhờ Đức Chúa Trời soi sáng cho, ắt không thể hiểu nguyên do của thần đạo được.(3) Họ không biết rằng tánh lý vốn thuộc trong vòng thọ tạo, nên tài hiểu biết đạo thuộc linh cũng hữu hạn, cần phải nhờ Đấng Tạo hóa giúp đỡ mới có thể thấu rõ nổi sự mầu nhiệm về đạo của Ngài.(4) Tánh lý loài người vì bị nọc độc của tội nên hay lầm lạc. Ví bằng chỉ nhờ luận lý để giải nghĩa Kinh Thánh, ắt không bao lâu sẽ trở nên tà đạo đi mất. Phao lô chép rằng: (Xem ICô 2:14-16)
2. DI TRUYỀN THUYẾTa) Tiêu chuẩn thật và giả của thần đạo.—Nghiên cứu lịch sử thần học, thì biết xưa nay Hội Thánh phổ thông từng khảo cứu và suy luận thể nào về thần đạo. Giáo hội Cải chánh và cả Hội Thánh chơn chánh xưa nay đều vin lấy Christ làm nguồn của lẽ thật; còn lẽ thật ấy đã được chép trong Kinh Thánh một cách rất hoàn toàn. Vì vậy cho nên Giáo hội Cải chánh lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn của thần học.Trái lại, Giáo hội La mã thì khác hẳn, chẳng nhận Christ là nguồn có một không hai của thần đạo, cũng không lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn của sự tín ngưỡng, dám cả gan tự xưng Giáo hội là nguồn, và giáo hoàng là tiêu chuẩn của thần đạo. Tuy hội ấy công nhận Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, thì cũng quyết rằng từng hồi từng lúc dđvẫn con phải nhờ giáo hoàng và những Công nghị hội mà ban bố thêm cho Giáo hội những sự khải thị mới. Thế thì, Giáo hội La mã coi cái nguồn của thần đạo không những là chỉ ở nơi Kinh Thánh, mà cũng còn do lời truyền khẩu của giáo hội và các chỉ dụ của giáo hoàng nữa kia.Tại sao họ chủ trương lý thuyết sai lầm đó? Vì Giáo hội La mã quyết rằng Hội Thánh sanh ra Kinh Thánh, chớ chẳng phải Kinh Thánh sanh ra Hội Thánh. Trước khi chưa có Kinh Thánh đã có Hội Thánh rồi, nên Hội Thánh cũng có quyền thêm những lẽ thật cho thần đạo. Thế thì Giáo hội La mã sai lầm lắm, bởi Kinh Thánh tuy có sau Hội Thánh, mà lẽ thật của Kinh Thánh vẫn có trước muôn đời ở nơi chính Đức Chúa Trời, rồi sau Hội Thánh nhờ lẽ thật ấy bày tỏ ra mà được gây dựng. Câu Giáo hội La mã hay viện chứng cho ý kiến của mình là “Hội Thánh… trụ và nền của lẽ thật” (ITim 3:15). Nhưng Giáo hội La mã giải nghĩa câu ấy rất sai lầm. Theo nguyên ý của cả Kinh Thánh, thì Đức Chúa Trời dùng lẽ thật để gây dựng Hội Thánh, chớ chẳng phải là Hội Thánh gây dựng lẽ thật bao giờ. Vậy, nếu nói, Hội Thánh giữ gìn và nâng đỡ lẽ thật ở trong thế gian như cây trụ chống đỡ cái nhà kia thì đúng; còn nếu nói rằng Hội Thánh gây dựng lẽ thật thì sai lầm lắm; bởi vì nguồn gốc của lẽ thật chỉ ở nơi Christ mà thôi. Xin lược kể đại ý của di truyền thuyết như sau đây.
b) Phát huy di truyền thuyết.—Thuyết nầy chủ trương rằng:(1) Cần phải mượn sự di truyền để bổ các khuyết điểm của Kinh Thánh. Vì Kinh Thánh có nhiều lẽ nói chưa được cạn lý, nên cần phải nhờ lời truyền khẩu của Hội Thánh để giải cho rõ hơn.(2) Cần phải mượn sự di truyền để quyết định về chánh giáo của Kinh Thánh. Nhơn vì trong Kinh Thánh có lẽ đạo không được rõ ràng lắm, nên hễ muốn tránh khỏi sự nghi hoặc tranh biện, thì cần nhờ lời truyền khẩu để suy cứu và đoán định chánh nghĩa của lẽ ấy.(3) Cần phải có sự di truyền để gây uy tín Giáo hội, vì mạng lịnh của giáo hoàng và Giáo hội đều đáng tôn như mạng lịnh của Trời, đồng đẳng với Kinh Thánh, buộc tất cả nhơn loại phải tuân phục.(4) Cần phải mượn truyền khẩu để trói buộc sự tự do của lương tâm người ta. Bởi giáo hội La mã so thứ dân xem Kinh Thánh mà giải nghĩa khác với ý kiến của các phẩm trật, nên nghiêm cấm không cho họ xem, bắt buộc giáo đồ phải cúi đầu vâng phục các chỉ dụ của giáo hoàng luôn với các lời truyền khẩu xưa nay; vì theo thuyết nầy, chỉ dụ của giáo hoàng và lời truyền khẩu hẳn có thần quyền bằng lời Kinh Thánh vậy.
c) Ngộ điểm của di truyền thuyết.—Xét qua bốn đại ý về di truyền thuyết như trên thì thấy nguồn gốc nầy về thần đạo sai lầm, như mấy lẽ kể qua dưới đây:(1) Nếu Kinh Thánh thật có khuyết điểm, cần cho loài người phải bổ chính, thì làm sao biết được những khuyết điểm ấy là đâu mà hòng bổ chính, vì Kinh Thánh không nói đến kia mà? Lại khi loài người đã bổ chính Kinh Thánh rồi, thì làm sao dám biết chắc chỗ bổ chính đó là đúng? Nỡ nào Đấng Toàn Năng vô cùng ban bố cho loài người một sự khải thị bất toàn, không đủ lẽ cho tín đồ tín dụng mà lại phải nhờ đến người bất toàn để bổ chính khuyết điểm của sự khải thị ấy? Dám lớn tiếng quyết rằng, tuy Kinh Thánh không bày ra hết cả mọi sự mầu nhiệm về Đức Chúa Trời, thì cũng đã bày ra đủ mọi lẽ cần dùng cho sự cứu rỗi ta, chẳng cần nhờ lời truyền khẩu nào, hoặc chỉ dụ nào của giáo hoàng bất toàn kia để thêm mảy may gì cho sự khải thị ấy đâu.(2) Lời truyền khẩu của Giáo hội La mã có nhiều sự phản đối với Kinh Thánh, đến đỗi nếu nhận lời truyền khẩu là phải, thì phải nhận Kinh Thánh là quấy. Lời Chúa phán trng Ma-thi-ơ 15:3-9 rất là đúng với lý thuyết của họ.(3) Lời truyền khẩu còn có cái tệ giống nhau mà khác nhau, khác nhau mà giống nhau rất nguy hiểm. Nếu lấy đạo Christ mà chứng nghiệm thì dễ thấy La mã giáo có nhiều lẽ không giống với đạo Christ, thậm chí những chỗ giống nhau cũng có điều khác, và những chỗ khác nhau lại rất giống nhau, đến đỗi ta phải đoán định rằng đạo Christ và đạo La mã thật giống nhau mà khác, khác nhau mà giống, làm cho phải quấy lẫn lộn, tà chánh khôn phân, khiến cho loài người rất dễ bị cái họa hột châu mắt cá, không biết dường nào mà theo.
3. THẦN BÍ THUYẾTThần bí thuyết chơn thật vẫn có giúp ích tín đồ hiểu Kinh Thánh, cũng chứng nghiệm được sự chơn chánh của Kinh Thánh nữa; dầu vậy, nó chẳng phải là nguồn gốc của thần đạo đâu. Cái chủ nghĩa của thần bí luận chủ trương về sự cảm xúc của Thánh Linh ở trong lòng. Ngài ngự vào lòng tín đồ, chiếu linh quang cho, hầu khiến họ có thể hiểu sự khải thị trong Kinh Thánh, chớ chẳng hề ban bố sự khải thị mới nào, Ngài chỉ soi sáng vào lời lẽ Ngài đã bày tỏ ra rồi mà thôi. Đó là ý kiến của thần bí luận chơn chánh.Nhưng cũng có một phái thần bí luận khác chủ trương lẽ đạo rất sai lầm, quyết rằng Đức Chúa Trời thường nhờ sự cảm xúc lòng mà ban bố sự khải thị mới. Họ quyết dạy như thế chẳng qua vì lầm tưởng mọi sự cảm xúc ở trong lòng đều là tiếng phán của Đức Chúa Trời, lẫn lộn sự cảm thụ của linh tánh với sự mặc cảm của Thánh Linh. Chủ trương như thế kết quả cho mọi thứ cảm xúc bề trong đều trở nên nguồn gốc của thần đạo, lần lần dắt người vào tà giáo vạn sự hữu thần nguy lắm vậy.
CHƯƠNG 3 – LUẬN VỀ SỰ HẠN CHẾ THẦN HỌCTa đã thấy thần học có hai nguồn gốc chơn chánh là cõi thiên nhiên và Kinh Thánh. Tuy thần học giải luận về Đức Chúa Trời cách tường tận minh bạch, thì cũng không thể nào giải bày đến cũng tột hết mọi sự mầu nhiệm về Ngài và về sự tương quan Ngài với vũ trụ đâu. Bài trên ta vừa giải tỏ những nguồn của thần đạo rồi; đây xin giải tỏ những chỗ thần đạo bị hạn chế.
I. HẠN CHẾ VÌ TÀI TRÍ LOÀI NGƯỜI YẾU ÐUỐITrí lực của loài người vốn hẹp hòi yếu đuối, khó hiểu thấu công vụ và đức tánh của Đấng Toàn năng. Thật đúng như lời của Sô pha nói cùng Gióp (Gióp 11:7,8; Rô-ma 11:33).Các lẽ đạo như về thần tánh, nhơn tánh của Christ, sự dự định và chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời, sự tự chủ của loài người, đều có ý nghĩa mầu nhiệm cao xa mà ngộ tài ta không sao hiểu rõ, lý tánh ta không sao giải tỏ được. Tỷ như một tay em bé kia không thể cầm được cả hai trái cam một lần thể nào, thì lý tánh ta cũng khó hiểu thấu hết cả lẽ đạo huyền diệu của Đức Chúa Trời thể ấy. Kìa, còn nhiều lẽ mầu nhiệm trong cõi thiên nhiên mà các nhà khoa học trứ danh cũng không cắt nghĩa nổi, huống chi đạo Đức Chúa Trời mầu nhiệm vô cùng lắm kia vậy thay!
II. HẠN CHẾ VÌ KHOA HỌC RẤT BẤT TOÀNLoài người thật ít biết lắm về khoa học, nào bác vật học, hay tâm lý học đều vẫn còn nhiều khuyết điểm, khiến cho sự hiểu biết đạo Đức Chúa Trời cũng nhơn đó mà bị hạn chế. Không những là lý tánh loài người có chỗ sai lầm mà thôi, lại chính hiện trạng của muôn vật cũng đã bị hư hỏng bởi tội lỗi loài người, nên nếu căn cứ vào đó lấy làm rất khó hiểu thấu được các lẽ thật. Có thể nói rằng loài người bị bịnh loạn thị (astigmatisme) thuộc linh, thấy một lẽ thật dường như là hai. Đối với tầm con mắt của chúng ta, chúng ta chỉ thấy được lẽ đạo Đức Chúa Trời và loài người, chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và sự tự chủ của loài người, thần tánh và nhơn tánh của Christ, sự thiên nhiên và sự siêu nhiên đều biệt lập tuyệt đối chớ chẳng có sự liên quan gì nhau cả. Nhưng kỳ thật, các lẽ đạo ấy đều song hành tương đối, mỗi đôi chỉ tỏ ra hai mặt của một lẽ mà thôi; sở dĩ ta không hiểu được như thế là vì ngộ tài ta bị tật bịnh. Có thế ví lẽ thật trọn vẹn giống như một cái vòng. Đức Chúa Trời là trung tâm điểm của vòng ấy; chính Ngài thấy rõ mọi bề trong vòng đó, hiểu thấu hết các lẽ thật mầu nhiệm, không một lẽ nào mà chẳng minh bạch cho Ngài. Còn chúng ta đứng ở ngoài vòng mà ngó vào, chỉ thấy được một bên, chỉ hiểu thấu một mặt về lẽ đạo đó mà thôi.
III. HẠN CHẾ VÌ TIẾNG NÓI LOÀI NGƯỜI BẤT TOÀNPhàm là nhà khoa học đều nhìn nhận rằng có nhiều ý nghĩa mầu nhiệm, tiếng nói người ta không sao thuật lại được, viết mực không thể tả ra được, phương chi yếu lý của đạo Đức Chúa Trời, vẫn có nhiều ý tưởng siêu việt, vượt qua cái khuôn khổ của ngôn ngữ loài người. Kinh Thánh có nhiều câu chứng quyết rằng dùng tiếng nói của trần giới mà giãi bày lẽ thật thuộc linh giới là điều rất khó khăn. Phao lô chứng rằng:(xem ICô 2:13; IICô 3:6; IICô 12:4)Tiếng Hy lạp tuy là tiếng toàn vẹn hơn hết các thứ tiếng khác, thì cũng vẫn còn có nhiều khuyết điểm. Nên các trước giả Tân ước cần phải thêm ý nghĩa mới cho những danh từ cũ. Giả như chữ logos (đạo), agapé (sự thương yêu), harmalia (tội lỗi), v.v… Từ đó đến nay đạo Đức Chúa Trời truyền đến dân tộc nào, các giáo sĩ cũng phải học đòi các trước giả Kinh Thánh, đành thêm ý nghĩa mới cho những danh từ tầm thường của thổ âm, hoặc có khi cũng phải đặt thêm chữ mới, làm lợi khí để giãi bày lẽ đạo mầu nhiệm của Đức Chúa Trời cho họ. Vậy mà, dầu làm thế nào đi nữa, tiếng chữ của loài người vẫn cứ bất toàn không thế mười phần thuyết minh lẽ đạo sâu nhiệm của Đức Chúa Trời được.
IV. HẠN CHẾ VÌ TA CHƯA HIỂU THẤU LỜI KINH THÁNHLời Kinh Thánh là thuộc linh; còn chúng ta là thuộc nhục thể, bị tội lỗi dính dấp, hạn chế ta khó hiểu thấu các sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Ta cần hiệp ý đồng thinh với Đa vít mà cầu xin (xem Thi 119:18). Cần phải được Chúa mở tâm trí ta ra như Ngài mở tâm trí của hai người đi đường đến Em ma út xưa kia vậy (Lu 24:32, 55).
V. HẠN CHẾ VÌ CÓ NHIỀU ÐIỀU KINH THÁNH KHÔNG NÓI ÐẾNCó nhiều điều can thiệp đến đạo Đức Chúa Trời, tuy là mầu nhiệm khó hiểu, mà Kinh Thánh chẳng nói đến. Giả như đời sống và sự chết của bà Ma ri, hình dung vóc giạc của Chúa Jesus, căng nguyên của tội lỗi, cảnh trạng của đời sau. Cũng chẳng nói đến bao nhiêu các vấn đề xã hội, như là vấn đề nô lệ, sự gian trá, sự áp chế của chánh phủ La mã, người giàu hà hiếp kẻ nghèo. Chúa Jesus tuy là Đức Chúa Trời và sự thông biết mọi sự, thì cũng nói rất ít về sự phản loạn của thiên sứ ác, về vường Ê đen, về ông A đam, bà Ê va, sự sa ngã. Nếu có nói đến, thì cũng chỉ một vài lời vắn tắt mà thôi. Khi có người hỏi Chúa: “Lạy Chúa, có phải chỉ ít kẻ được cứu chăng?” thì Chúa không trực tiếp đáp câu hỏi ấy, nhưng khuyên rằng: “Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được” (Lu 13:23-30″. Vấn đề quan hệ không phải là, có phải nhiều người được cứu không? Bèn là, tôi có được cứu hay chăng? Kinh Thánh chẳng hề làm thỏa tánh tọc mạch của ai đâu, bèn chỉ dạy cho ta hiểu điều cần yếu cho sự cứu rỗi ta đó thôi.
VI. HẠN CHẾ VÌ TÀI LỰC CỦA LINH TRÍ LOÀI NGƯỜI BỊ TỘI LỖI LÀM THIẾU KÉMTừ khi tổ tiên ta phạm tội, lương tâm bị cứng cỏi, đạo đức bại hoại, tâm hồn ra tối tăm, tình yêu thương thiếu mất, khiến cho bản năng phân biệt phải quấy, nhận biết thật giả càng ngày càng suy kém, đến đỗi lấy làm khó nhận biết được đạo thuộc linh. Hễ muốn hiểu biết lẽ đạo Đức Chúa Trời rất cần phải có lòng thánh khiết, bởi vì mỗi điểm ô uế, hoặc trong cá nhân tín đồ, hoặc trong Hội Thánh, đều làm cho tài lực của linh trí bị sút kém, trở ngại ta trong sự nghiên cứu thần đạo đến chỗ hoàn toàn thấu đáo vậy.
TỔNG LUẬNThế thì, vì sự nghiên cứu thần đạo có hạn chế đặc biệt dường ấy, nên chưa dám nói là đã được một hệ thống thần đạo hoàn bị, để bày tỏ mọi lẽ đạo Đức Chúa Trời cách rõ rệt trọn vẹn đâu. Kìa, chỉ xét qua cũng rất dễ thấy còn có rất nhiều điều chúng ta chưa sao hiểu thấu được, nhiều thực sự lý tánh không sao minh giải nổi. Cũng có nhiều lẽ thật lý tánh xem dường như tương phản, rất khó tìm ra mối tương quan của lẽ nầy với lẽ kia. Thế nhưng, dầu lẽ đạo nào hiện nay lý tánh ta không sức hiểu nổi, thì lạ thay đức tin ta vẫn vui tin nhận, vì biết chắc rằng hễ đạo nào không có sự mầu nhiệm vượt qua trí hiểu loài người, thì không đáng gọi là đạo Đức Chúa Trời được. Còn điều hiện nay ta không thể rõ, chắc tương lai Chúa sẽ làm cho rõ ràng như chánh ngọ chẳng sai. Quả như Phao lô nói trong ICô 13:9-12.
CHƯƠNG 4 – LUẬN VỀ SỰ PHÂN LOẠI THẦN HỌCThần học tuy vẫn là một khoa học mà thực được chia ra bốn loại, tức là Kinh Thánh thần học, Lịch sử thần học, Hệ thống thần học, và Thực dụng thần học.
I. THÁNH KINH THẦN HỌCMục đích của Thánh Kinh thần học là kê cứu Kinh Thánh đặng tập thành từng loại từng mục các lẽ đạo có quan hệ với thần học. Học khoa nầy chỉ lấy Kinh Thánh làm mẫu mực dạy về các lẽ đạo cần yếu; cũng theo thứ tự của các sách trong Kinh Thánh mà giải nghĩa thần đạo từng lẽ một, chỉ tỏ ra sự phát triển và tấn bộ của thần đạo từ Sáng thế Ký đến Khải huyền. Học khoa nầy ngoài Kinh Thánh chẳng nhờ nguồn nào khác để minh giải đạo Đức Chúa Trời được.
II. LỊCH SỬ THẦN HỌCLịch sử thần học ký thuật lịch sử của lẽ đạo Đức Chúa Trời trải qua các thế kỷ, từ đời các sứ đồ cho đến bây giờ; cũng bày tỏ ra lẽ đạo ấy được mở mang thế nào, các Giáo hội tín nhận, dạy dỗ, và tuyên bố ra làm sao. Cũng thuật lại lẽ đạo mà Hội Thánh tín ngưỡng trải qua các thế kỷ kết quả thế nào trong Giáo hội, xã hội, và đời sống cá nhân tín đồ.Vả, từ ban đầu Giáo hội chưa có chia các lẽ thần đạo của Kinh Thánh ra từng loại từng mục, nhưng về sau Giáo hội tấn bộ bao nhiêu, thì sự hiểu biết thấu lẽ đạo cũng mở mang bấy nhiêu, nên mới kết quả các bài tín điều của Giáo hội phổ thông như bài tín điều của các sứ đồ, bài tín điều Nicée và bài tín điều Athanase. Khoa nầy thường chia ra làm hai, là lịch sử Giáo hội và lịch sử lẽ đạo. Nói cho rõ hơn, hễ lịch sử thần học luận về sự kết quả của đạo Đức Chúa Trời trong Giáo hội, xã hội, và đời sống cá nhân tín đồ, thì gọi là lịch sử Giáo hội. Còn hễ luận về sự mở mang lẽ đạo, sự chia ra từng loại từng mục như hiện có trong các bài tín điều, thì gọi là lịch sử của lẽ đạo.
III. THỰC DỤNG THẦN HỌCThực dụng thần học luận về cách thức phải ứng dụng lẽ thật của thần học cho mình, cho Giáo hội, và cho xã hội, hầu hưởng được hạnh phước. Nói cách khác, học khoa nầy dạy về sự thực hành lẽ đạo Đức Chúa Trời; cũng gồm cả truyền đạo học và giáo mục mục nữa, vì hai môn ấy luận về cách nào phải giải nghĩa và giảng dạy lẽ đạo Đức Chúa Trời cho Giáo hội và cho cá nhân tín đồ, hầu khiến họ noi theo.
VI. HỆ THỐNG THẦN HỌCHệ thống thần học (
théologie systématique) sưu tập cả các tài liệu của Thánh Kinh thần học, thiên nhiên thần học, và lịch sử thần học rồi sắp đặt mọi sự, sự nào theo mục loại nấy, để cho ta nhờ đó mà học biết Đức Chúa Trời, về sự vị cách và công cụ Ngài, cùng về sự tương quan giữa Ngài với loài người và vũ trụ, hầu cho tập thành một hệ thống thần học. Tuy có lợi dụng lịch sử thần học mà kê cứu lẽ đạo, thì cũng đừng quên rằng môn ấy chẳng phải là nguồn gốc của lẽ đạo đâu; chỉ quyết định duy có Kinh Thánh là nguồn gốc có một không hai về lẽ đạo Đức Chúa Trời mà thôi. Cái vấn đề quan hệ cho khoa nầy chẳng phải là Giáo hội đã tín nhận lẽ đạo nầy kia thế nào, bèn là lẽ thật của Kinh Thánh dạy bảo làm sao.Hệ thống thần học luận đến mười đề, tức là: 1) Kinh Thánh, 2) Đức Chúa Trời, 3) Loài người, 4) Tội lỗi, 5) Đấng Christ, 6) Sự cứu rỗi, 7) Thánh Linh, 8) Thiên sứ, 9) Giáo hội, và 10) Lai thế.
QUYỂN II - LUẬN VỀ KINH THÁNH
CHƯƠNG 1 – LUẬN VỀ SỰ KHẢI THỊI. ÐỊNH NGHĨA DANH TỪ KHẢI THỊ Danh từ KHẢI THỊ thường dùng theo hai nghĩa đen và bóng, văn khoa dùng theo nghĩa đen, còn thần học dùng theo nghĩa bóng.
1. NGHĨA ĐENDanh từ
khải thị nghĩa đen nói riêng thì chữ
“khải” nghĩa là mở ra. Chữ
“thị” nghĩa là đưa cho xem; nói chung thì là mở ra hoặc bày tỏ điều gì kín giấu cho mắt có thể thấy được.
2. NGHĨA BÓNGTrong thần học danh từ nầy có hai nghĩa là đại khái và đặc biệt. Nghĩa đại khái thường chỉ về sự bày tỏ Đức Chúa Trời ra, hoặc trong cõi thiên nhiên hay là trong Kinh Thánh, đến đỗi nhờ mọi thực sự nơi hai nguồn ấy khiến loài người có thể hiểu về Đức Chúa Trời; ấy gọi là sự khải thị của Đức Chúa Trời. Còn nghĩa đặc biệt là chỉ về các lẽ thật biên tập trong một bộ sách gọi là Kinh Thánh. Chương nầy chú trọng về nghĩa thứ hai, tức là chuyên chú kê cứu sự khải thị của Đức Chúa Trời đã biên tập trong Kinh Thánh vậy.II. LÝ DO TIN CHẮC CÓ SỰ KHẢI THỊTrước khi kê cứu qua mục thần học dạy về vị cách và công vụ của Đức Chúa Trời, thiết tưởng rất quan hệ cho ta phải giải quyết vấn đề nầy đã: Đức Chúa Trời há có ban bố cho nhân loại ta một sự khải thị đặc biệt để giãi bày cho ta hiểu biết Ngài không? Xin đáp: Chắc có. Lại hỏi: Bằng có, do đâu mà tin chắc rằng có sự khải thị ấy? Sau đây xin kể lại những bằng cớ minh chứng rằng Đức Chúa Trời quả đã ban cho ta sự khải thị đặc biệt ấy.
1. BẰNG CỚ VÌ SỰ CẦN YẾU CỦA LOÀI NGƯỜIHễ ai chịu ngồi xuống nghiên cứu qua về nhơn loại học một vài, thì rất dễ thấy tánh tình loài người có nhiều điều thiếu thốn bởi sự không hiểu biết Đức Chúa Trời mà ra; chỉ có sự khải thị lẽ đạo chân chánh của Đức Chúa Trời mới mong có thể bổ lại chỗ thiếu thốn đó. Tánh tình và lịch sử của nhơn loại ta đều đồng chứng cho sự cần yếu ấy.a)
Lý tánh tự nhiên không thể hiểu thấu đạo Đức Chúa Trời. – Đạo Đức Chúa Trời vốn rất mầu nhiệm, lý tánh tự nhiên không thể hiểu được. Các vấn đề như Ba Ngôi hiệp một Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc, sự tha tội, cách thức phải thờ phượng Đức Chúa Trời, cảnh trạng đời sau, đều là những sự rất quan hệ ta phải hiểu đến. Nhưng mà nếu không có sự khải thị đặc biệt để minh giải cho, thì còn biết lấy đâu mà bổ vào chỗ thiếu thốn ấy?b)
Lý luận loài người hay lầm lạc. – Sự khôn sáng thuộc linh của loài người đã bị tội lỗi che khuất, lý tánh Đức Chúa Trời ban cho đã bị tình dục dỗ dành, nên sự lý do bản năng loài người suy xét, luận giải ra lắm điều rất sai lầm. Ấy vậy, nếu không có đạo khải thị từ trên trời ban xuống để làm nền tảng cho sự tín ngưỡng của họ, thì dầu có bậc thánh triết đến đâu đi nữa ra đời, cũng chẳng có thể biết rõ đầu đuôi gốc ngọn của đạo Đức Chúa Trời được. Thêm nỗi, lẽ thật do lý tánh người ta suy luận ra cũng chẳng ích gì cho tội nhơn, nếu không có thần quyền chứng nghiệm là chơn lý, thì còn biết đâu là chơn lý mà mong tìm vậy ru?c)
Loài người không phương cứu rỗi. – Các đạo thế gian tuy có luận về lẽ cứu rỗi, diệt tội siêu linh nầy nọ, thì cũng tối tăm lộn xộn lắm, chẳng có linh nghiệm gì hòng cứu được một ai cả, dầu có khiến kẻ nghe bùi tai đôi chút đi nữa, thì rốt cuộc cũng chỉ như cho người ta ăn bánh vẽ đó thôi; chớ thực ra không cứu tội siêu linh ai được. Ví bằng chẳng có thần đạo khải thị để chỉ đường dẫn lối cho thế gian biết phương pháp cứu rỗi và chiến thắng tội lỗi, thì tội nhơn yếu đuối kia sẽ nhờ đâu mà mong giải cứu lấy mình được ư?d)
Không có sự khải thị thì loài người chịu tối tăm. – Lịch sử thế gian bày tỏ rõ ràng cái thảm trạng của loài người, đều chứng nhận rằng hoặc dân tộc hay cá nhân nào mà không có, hoặc đã chối bỏ sự khải thị đặc biệt của Đức Chúa Trời, thì hẳn dân tộc hay cá nhân ấy không sao thoát khỏi lâm vào cảnh huống rất đáng thương. Bởi hễ ai không có lẽ đạo khải thị, thì linh trí phải tối tăm, đạo đức phải suy đồi, hành vi phải bại hoại chẳng sai. Còn thêm nỗi, những sự lý do luân lý và tôn giáo mà họ từng nhận biết và bo bo giữ lấy, lại sai lầm càng hóa ra sai lầm, đến đỗi không ai có thể phân biệt phải quấy, thật giả được nữa. Nếu Đức Chúa Trời không ban ơn lớn, lấy đạo cả mà tỏ bày ra cho loài người, thì loài người còn biết đường lối đâu mà bước đi, thấu rõ chơn lý gì mà tin cậy; trọn đời đành ôm lấy cái hận vàng thau lẫn lộn, ngọc đá khôn phân mà không tự giải nổi, đau đớn biết chừng nào!
2. BẰNG CỚ DO VỊ CÁCH VÀ CÔNG VỤ ĐỨC CHÚA TRỜILoài người vốn có linh tánh, nên giao thông với Đức Chúa Trời được. Theo một phương diện thì Ngài có tương quan với họ thật như Cha với con vậy. Mà hễ cha thì đâu lại có lẽ không thương yêu con cái, lo dự bị mọi sự cần dùng cho nó sao? Vả, loài người bị đứng trong địa vị rất thiếu thốn, đã đắm chìm trong bể dị đoan mê hoặc, lưu lạc trong rừng tà đạo, đến đỗi thờ hình lạy tượng; cũng chẳng có đấng thánh bậc hiền nào có đủ tư cách chỉ bảo lẽ đạo cần yếu về Đức Chúa Trời cho họ được biết. Vậy, Đức Chúa Trời há cứ làm ngơ mà chẳng đếm xỉa đến họ chút nào sao? Ngài há không lo dự bị cho họ một sự khải thị siêu việt đặng bày tỏ cho họ biết đức tánh, ý chỉ, luật lệ và ơn cứu rỗi của Ngài ư?Nhờ những điều đã tỏ ra trong cõi thiên nhiên mà ta biết, ta dám quyết rằng theo bản tánh của Đức Chúa Trời, thì chắc chắn không thể nào Ngài bỏ loài người mà không đếm xỉa đến họ được đâu; bèn hẳn phải dự bị những điều mà ngộ tánh và linh nhơn của họ rất cần yếu, tức là một sự khải thị đặc biệt, để chỉ đường dẫn lối trên thần linh giới, làm kim chỉ nam và đèn soi sáng giữa thế gian tối tăm nầy. Ta tin chắc như vậy là tại vì những cớ sau đây:a)
Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời làm chứng. – Đức Chúa Trời ban cho loài người một linh tánh thuộc linh giới, chiếu theo hình tượng của Đức Chúa Trời mà tạo ra. Đại mục đích của linh tánh ấy là sự hiểu biết Đức Chúa Trời và sự giao thông với Ngài cho đến đời đời vô cùng. Vả, loài người tự nhiên không thể biết Đức Chúa Trời, thì hòng giao thông với Ngài sao được? Rất cần phải có chính Đức Chúa Trời bày tỏ mình Ngài ra mới có thể được. Nếu Đức Chúa Trời nhờ sự khôn ngoan toàn vẹn tuyệt đối mà ban cho loài người cái bản năng diệu kỳ như thế, thì sự khôn ngoan đó há lại chẳng sẽ dự bị cho họ cái phương pháp đặng đạt đến mục đích hạnh phước của lương năng ấy sao? Quả quyết Đức Chúa Trời phải dự bị phương pháp ấy cho: bằng chẳng, Đức Chúa Trời không phải là Đấng khôn ngoan trọn vẹn đâu, bởi vì chỉ biết dựng nên loài người làm linh nhơn có mục đích thuộc linh cao thượng, nhưng lại không sao làm cho họ đạt đến mục đích ấy, thì sao được gọi là toàn trí ư?b)
Công việc hoàn toàn của Đức Chúa Trời làm chứng. – Tra cứu trong cõi thiên nhiên thì thấy công việc tạo hóa của Đức Chúa Trời đều hoàn toàn cả, chẳng còn có việc gì phải làm lại nữa, vì đều xong từ ban đầu cả. Tuy rằng Đức Chúa Trời đã khỉ sự bày tỏ mình Ngài ra trong cõi thiên nhiên, nhưng sự khải thị ấy không được trọn vẹn. Dầu đạo Đức Chúa Trời bày tỏ ra trong đó là rộng rãi cao xa sáng suốt, song Chúa chưa thật bày tỏ rõ ràng được trăm phần toàn hảo về những điều mầu nhiệm của thiên đạo, là điều rất cần yếu cho sự cứu rỗi ra. Vậy, công việc mà Đức Chúa Trời đã khỉ sự làm, Ngài há không có thể làm cho hoàn toàn sao? Đức Chúa Trời há chẳng dùng một phương pháp hay nào ở ngoài thiên nhiên thần đạo đặng bày tỏ ý chỉ mầu nhiệm của Ngài cho loài người ư? Xem công việc của Ngài đã khỉ sự làm thì chắc Ngài cũng phải làm cho hoàn toàn mới hữu lý vậy.c)
Lễ cung cầu thích đáng của muôn vật làm chứng. – Chúng ta tra xét muôn vật thì thấy hễ vật gì cần dùng điều nào thì sẵn có điều ấy một cách thích hiệp cả. Đã vậy, há dễ Đức Chúa Trời chẳng biết sắm sẵn sự cần dùng cho linh hồn loài người sao? Kìa, hễ thân thể hoặc tâm tình ta cần dùng và ưa muốn điều nào, thì vẫn có những sự vật sẵn sàng để ứng tiếp ngay cho sự cần dùng ưa muốn ấy. Giả như hình vừa con mắt, tiếng vừa lỗ tai, mùi ngọt vừa lỗ miệng, mùi thơm vừa lỗ mũi, v.v… Còn đến như tâm trí muốn kê cứu sự lý cho rộng rãi, thì chắc có muôn muôn sự lý để ứng hiệp với chỗ muốn ấy. Bởi nếu Đức Chúa Trời đã dự bị mọi sự cần dùng về phương diện vật chất cho ta, thì Ngài há chẳng lo lắng để dự bị gì cho sự cần dùng về phương diện thuộc linh sao? Ngài đã ban phương pháp giúp cho ngộ tánh ta khỏi sự ngu muội về sự lý thiên nhiên, thì há lại không lo cho linh hồn ta được cứu khỏi sự tối tăm thuộc linh ư? Dám quyết rằng Đức Chúa Trời không khi nào dự bị mọi sự cần dùng nhỏ nhặt cho ta mà lại nỡ bỏ qua sự cần dùng lớn lao cho ta bao giờ.d)
Sự thương xót của Đức Chúa Trời làm chứng. – Trong cõi thiên nhiên hễ có sự gì bị hư hoại, thì cũng sẵn có phương pháp để chữa lại. Coi như thân thể loài người hễ có bao nhiêu tật bịnh ắt cũng có bấy nhiêu phương thuốc để điều trị. Ấy chỉn chẳng qua là nhờ sự thương xót của Đức Chúa Trời dự bị cho loài người tìm được các thứ thuốc thích hiệp với mọi chứng bịnh đó thôi. Thế mà, linh hồn loài người bị chứng bịnh nguy hiểm muôn phần hơn bịnh xác thịt; há lại chẳng có sự trông cậy được chữa lành sao? Đức Chúa Trời đã tỏ lòng thương xót mà dự bị đủ phương thuốc chữa mọi sự hư hỏng và tật bịnh trong cõi vật chất, há không cảm thương đến sự hư hoại khốn nạn của linh hồn ta mà ban cho một phương linh dược để chữa lành ư? Ôi, chỉ nhờ thiên nhiên thần học và triết học của các bậc hiền triết đông tay xưa nay, chắc hẳn không thể đủ an ủi lòng tội nhơn và chữa bịnh thuộc linh của họ được phần nào đâu. Nhờ lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã tỏ bày sờ sờ trong cõi thiên nhiên, ta dám tin chắc rằng Ngài chẳng đành lòng bỏ loài người ngơ ngẩn, chịu khuất phục dưới quyền tội lỗi mà không lo dự bị phương cứu giải, để họ có thể phục hồi với Ngài như xưa.e)
Lý tánh loài người làm chứng. – Ngoài những bằng chứng kể ra trên đây, còn có một bằng chứng tồi tệ nưa, là lý tánh của loài người. Luận đến vấn đề nầy, thì nó quyết huấn rằng, tín nhận Đức Chúa Trời đã ban sự khải thị đặc biệt là đúng lắm. Lý tánh mà Đức Chúa Trời đã tạo thành cho đó suy luận như vầy:(1)
Đức Chúa Trời có thể ban sự khải thị đặc biệt. – Đức Chúa Trời vốn là Đấng vô sở bất năng, chẳng có việc gì mà Ngài làm không được. Vậy thì lấy làm dễ tin rằng Ngài cũng có thể bày tỏ ý chỉ của Ngài cho loài người hiểu biết được.(2)
Đức Chúa Trời ban sự khải thị đặc biệt có lý lắm. – Đức Chúa Trời chẳng những là vô sở bất năng, lại là Đấng khôn ngoan, nhơn từ, hay thương xót trọn vẹn. Các đức tánh ấy hằng khiến Ngài phải bày tỏ mình ra cho loài người, hầu cho họ có thể hiểu lòng nhơn từ thương xót ấy là kỳ diệu bao nả. Bởi vì đức tánh nhơn từ, thương xót kia nếu không được thực hành thì không đáng kể nữa. Lại từ xưa đến nay nhiều nhà triết học đều tin rằng Đức Chúa Trời ban bố một sự khải thị siêu nhiên là rất có lý, nên chi phần đông trong họ cũng đã tỏ ý trông đợi một sự khải thị như thế. Kìa, Platon có nói: “Loài người không bao giờ có thể biết Đức Chúa Trời, miễn là Đức Chúa Trời lấy hình trạng của người khốn khổ mà tự bày tỏ mình ra”. Lại rằng: “Khi muôn vật sắp bị tiêu diệt, Đức Chúa Trời thấy cái thảm trạng của vũ trụ thì Ngài sẽ nắm lấy tay lái nó mà bẻ lại hầu khiến nó trở về trật tự cũ.” Tin rằng Đức Chúa Trời có làm thỏa lòng mong ước ấy là một sự rất hữu lý, vì Ngài là Đấng nhơn từ thương xót chu toàn.(3)
Đức Chúa Trời ban sự khải thị đặc biệt là đáng tin lắm. – Nếu chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời có thể ban sự khải thị cho, lại công nhận sự ấy là có lý nữa, thì tự nhiên lấy làm dễ tin rằng Ngài đã ban sự khải thị ấy rồi. Bổn tánh loài người xưa nay thường tin nhận những sự khải thị giải dối rất dễ dàng. Kìa, sự lưu thông các kinh kệ của Phương Đông, kinh Cô-ran của Hồi Giáo, và nhiều sách truyện khác, như phong thần chẳng hạn, đều minh chứng cho thực sự ấy.Thế thì, nói tóm lại, nếu quả loài người rất cần dùng một sự khải thị siêu nhiên, mà Đức Chúa Trời thật có quyền năng ban bố sự ấy, lại có lòng muốn ban cho nữa, thì há còn chi hữu lý hơn là tin rằng Ngài chắc đã ban cho một sự khải thị như thế ư? Mà sự khải thị đó là Kinh Thánh, hẳn đã có nhiều bằng cớ minh chứng rằng quả là sự khải thị chơn chánh của Đức Chúa Trời. Trong các bằng cớ ấy có phép lạ được ứng nghiệm và lời tiên tri được ứng nghiệm, là hai cái bằng chứng mạnh hơn hết, quyết rằng sự khải thị ấy là chơn chánh lắm vậy.
CHƯƠNG 2 – LUẬN VỀ KINH ÐIỂNI. ÐỊNH NGHĨA “KINH ÐIỂN”1.
Nghĩa đen. – Chữ
kinh là sách; chữ
điển là luật lệ, thước mực. Mà hai chữ
kinh điển ghép lại thì có nghĩa là luật lệ hay mực thước của sách vở. Mỗi nhà bình phẩm văn chương thi phú đều giải theo một điển pháp, một mực thước mà phê phán mới đúng đắn. Điển pháp ấy thường gọi là kinh điển vậy.2.
Nghĩa đặc biệt. – Trong thần học, danh từ nầy có ba nghĩa đặc biệt, tức là: a) Nghĩa thứ nhứt giống như nghĩa đen, chỉ về điển pháp, thước mực phải dùng trong khi bình phẩm các sách về lẽ đạo lưu truyền lại từ đời các sứ đồ đặng thí nghiệm quyển nào có thể thuộc trong bộ Kinh Thánh, quyển nào không. b) Nghĩa thứ hai là một bộ sách chứa nhiều quyển đã được điển pháp thí nghiệm và nhận định rằng có phép thuộc trong bộ sách ấy. Từ đời các sứ đồ trải suốt các thế kỷ, Giáo hội đã nhờ những nội chứng và ngoại chứng của các quyển Kinh Thánh làm điển pháp để tra xét, thí nghiệm, đến đỗi phải quyết rằng các quyển ấy thuận hiệp với kinh điển (điển pháp), nên có phép thuộc trong Kinh Thánh. c) Nghĩa thứ ba chỉ về bộ Kinh Tân Cựu Ước gồm lại 66 quyển, vì thuận hiệp với điển pháp thí nghiệm nên cũng có khi được gọi là kinh điển. Danh từ ấy ám chỉ rằng bộ Kinh đó có thần quyền vì là lời Đức Chúa Trời, được Thánh Linh hà hơi vào, để làm khuôn vàng thước ngọc không sai lầm, không dời đổi cho sự tín ngưỡng và hành vi của Giáo hội và cá nhơn tín đồ.
II. VỀ ÐIỂN PHÁP CỦA CỰU ƯỚC1. VỀ PHÉP THUỘC TRONG KINH THÁNHMột quyển có phép thuộc trong Kinh Thánh chỉ khi nào Giáo-hội phổ thông đã dùng điển pháp của Kinh Thánh mà thí nghiệm quyển ấy, để coi thử nội dung của nó thật có xứng hiệp với điển pháp ấy hay chăng, rồi mới tín nhận được. Các quyển sách được công nhận như thế gọi là hợp kinh điển, có thần quyền dạy bảo về lẽ đạo Đức Chúa Trời, làm thước mực có một không hai về sự tín ngưỡng và hành vi của tín đồ.
2. VỀ ĐIỂN PHÁP DÙNG ĐỂ THÍ NGHIỆM CÁC QUYỂN KINH THÁNHHễ quyển sách nào được sưu tập liệt vào Kinh Thánh thì phải chịu thí nghiệm theo năm cách nầy:a)
Thần trước thuật. – Quyển nầy có phải chính Đức Chúa Trời trước thuật chăng? Quả Thánh Linh có dùng người ta biên chép lại ý chỉ của Ngài trong sách nầy hay không? Chắc được Đức Chúa Trời hà hơi vào làm cho người vô ngộ chăng? Hay là sách nầy chỉ bởi người ta biên tập như thói thường thôi ư?b)
Nhơn trước thuật. – Quyển sách nầy có phải chơn chánh được chép hoặc được phê chuẩn bởi một tiên tri, sứ đồ hay là một người nào thay thế cho Đức Chúa Trời mà phán dạy chăng?c)
Sự chơn chánh. – Quyển sách nầy chơn chánh không? Nghĩa là có bằng cớ minh chứng rằng trước giả của nó thực có phải là người đã được ghi tên trên nhấn đề của nó đó chăng? Có thể quả quyết rằng nó được trước thuật nhằm chính sanh thời của người ấy chăng? Hoặc nếu không thể nhận đích danh của trước giả, thì có bằng chứng gì tỏ chắc chắn cái nội dung hiện có của sách nầy chính là nội dung của nó khi mới biên tập, không ai sửa đổi hoặc thêm bớt gì không?d)
Sự đích thực. – Sách nầy há có sự đích thực không? Các sự tích, biến động và thực sự biên chép trong đó, há quả là xác thực không sai chuyển chút nào chăng?e)
Sự chứng nghiệm. – Hội Giu-đa, Giáo hội đầu tiên, các Công giáo nghị hội, và các cổ bản Kinh Thánh, há đồng thinh chứng nghiệm cho sách nầy đặng thuộc trong Kinh Thánh chăng? (Cách thứ năm nầy Giáo hội hiện thời thường dùng hơn đời xưa).Vả, tuy năm cách thí nghiệm nầy đều rất quan hệ cả; nhưng nói chung cho đúng thì nội hai cái thứ nhứt và thứ hai cũng đủ năng lực giải quyết hoặc sách nầy hoặc sách kia đáng thuộc trong Kinh Thánh hay không rồi. Bởi vì nếu có đủ bằng cớ chứng rằng Đức Chúa Trời là trước giả của sách nào, đã nhờ Thánh Linh mặc cảm người nào biên thuật đó, thì đã quyết định sách ấy có thần quyền, đặng thuộc về Kinh Thánh. Về sau ta sẽ kê cứu qua năm cách thí nghiệm trên đây cho tường tận hơn.
3. KINH ĐIỂN KINH THÁNH RẤT CẦN YẾUKinh điển của Kinh Thánh rất cần yếu vì những cớ sau đây:a)
Để cho loài người được sự khải thị trọn vẹn của Đức Chúa Trời. – Kinh điển Kinh Thánh tuy có nhiều quyển khác nhau nhưng chẳng qua chỉ là một sách, có một trước giả là Thánh Linh, luận về một đề mục là sự Cứu rỗi. Đề mục ấy thấu suốt cả sách, bày tỏ ra mọi sự ta cần biết để được toàn cứu. Nhưng mà cái đề mục ấy chỉ được trọn vẹn là khi hết thảy các sách của cả Tân Cựu Ước đều được sưu tập thành toàn một thể, một sự khải thị trọn vẹn của Đức Chúa Trời ban xuống vậy. Vả ấy là nhờ sự thí nghiệm theo kinh điển kia mà biết các sách trong Kinh Thánh được tin nhận và tập thành là như thế.b)
Để cho loài người có thể giữ lấy lời Đức Chúa Trời trong một bộ sách. – Đương thuở các tiên tri và các sứ đồ còn sống thì không cần sưu tập các thánh thơ xác thực hiệp thành một bộ sách làm chi; bởi vì Đức Chúa Trời vẫn còn hà hơi vào họ, thì thật lấy làm dễ phân biệt thơ nào được Thánh Linh mặc cảm, thơ nào không. Nhưng sau khi các bậc thánh ấy đã qua đời rồi, thì lại lấy làm cần yếu cho dân Đức Chúa Trời sưu tập các thơ của họ vào một bộ sách để bảo tồn cho các đời về sau.c)
Để bảo thủ các thánh thơ khỏi bị giả mạo hoặc sai lạc. – Nhằm đời kế tiếp các sứ đồ Giáo hội đã biết lẽ cần và đã lo bảo thủ các thánh thơ cho khỏi bị ai giả mạo hoặc làm sai lạc. Nhưng hại thay! Vào thời kỳ đầu tiên, đạo Christ đã bị các bậc cầm quyền của đời tìm trăm mưu ngàn kế để phá hủy các văn tự ấy. Như nhằm đời hoàng đế Dioclétien đã ra sắc lịnh, bảo phải thiêu hủy hết cả bao nhiêu sách thánh của tín đồ Đấng Christ đi. Thành thử, tín đồ cần phải biết trong số các sách còn lại đó thì sách nào là thánh, đặng binh vực và bảo thủ cho khỏi bị giả mạo hoặc sai dịch.d)
Để người ta có thể biết cái hạn chế về thánh thơ được Thánh Linh hà hơi vào. – Nhằm thời kỳ Giáo hội đầu tiên có một đống nguyên cảo và ngụy thơ đồ sộ, đều tự xưng là thánh thơ xác thực, đáng thuộc trong kinh điển Tân Cựu Ước cả. Vì vậy cho nên rất cần yếu cho Giáo hội được biết sách nào là chân trước, sách nào là ngụy tạo, thơ nào chánh thị thần quyền, thơ nào chỉ là nhơn tác phẩm mà thôi. Giả như nhằm năm 330 S.C. Constantin đại đế ra lịnh phải sao lại 50 bộ Kinh Thánh đặng dùng trong các giáo đường tại Constantinople. Nếu lúc ấy không có điển pháp nào để thí nghiệm sự xác thực, chơn chánh của các quyển Kinh Thánh, thì ai biết thơ nào là Kinh Thánh mà sao lại?
4. KINH ĐIỂN CỰU ƯỚCCái điển pháp quan hệ hơn hết để thí nghiệm các sách trong Cựu Ước là như vầy: hễ quyển nào được phép liệt vào Kinh điển Cựu Ước, buộc phải do một Đấng tiên tri nào trước thuật hoặc chấn chỉnh, hoặc chứng thực mới được. Có đủ bằng cớ chứng rằng các trước thuật của Cựu Ước phần nhiều đều là tiên tri, được Đức Chúa Trời sai khiến cả. Ngoài ra lại có những bằng cớ kể sau đây nữa.a)
Christ chứng thưïc. – Christ là tiên tri lớn hơn hết, xem Phục 18:15, lắm phen đã chứng thực cho Cựu Ước, biểu quyết rằng các quyển của bộ ấy quả là thánh văn xác thực, được phép thuộc trong Kinh điển ấy. Ngài chứng rằng: Xem Lu-ca 24:27, 44. Xem Giăng 5:39.Vả dân Giu-đa thường hay chia Cựu Ước ra làm ba phần lớn, tức là Luật pháp, Các Tiên tri và Thi-thiên. Chúa Jesus đều chứng thực cho cả ba phần ấy.b)
Tân Ước cũng làm chứng. – Tân Ước trực tiếp viện dẫn ước chừng 324 câu của Cựu Ước, và ám chỉ đến tư tưởng do bộ Cựu Ước mà ra có đến chừng 660 lần. Tân Ước lại nói đến đích danh các sác Cựu Ước, trừ ra 6 quyển là Quan-xét, Truyền-đạo, Nhã-ca, Ê-xơ-tê, E-xơ-ra và Nê-hê-mi mà thôi. Dầu vậy, mà vẫn có đủ bằng cớ khác minh chứng cho 6 sách ấy đều là chơn chánh và đích thực chẳng ngoa.c)
Dân Do Thái chứng thực. – Phần Cựu Ước mà chúng ta hiện có vốn là Kinh Thánh của dân Do Thái xưa, chẳng có sự sửa đổi hoặc thêm bớt chỗ nào hết. Chính dân Giu-đa đều chứng thực cho sự ấy. Hai phái thần đạo Do Thái, tức là Ba-by-lôn và phái Giê-ru-sa-lem, đều đồng ý công nhận các sách Cựu Ước mà ta hiện có, đều là Kinh Thánh của dân Hê-bơ-rơ. Sử thần Josèphe và nhà triết lý Philon cũng đều chứng thực cho Cựu Ước, có soạn bản thống kê đủ tên các sách, không sót một sách nào cả, chỉ sắp đặt thứ tự khác mà thôi. Các nhà sưu tập bộ Talmud từ thế kỷ II đến thế kỷ VI S.C. cũng đều công nhận cả 39 quyển Cựu Ước là sự khải thị siêu nhiên của Đức Chúa Trời ban cho dân Do Thái vậy.d)
Giáo hội đầu tiên chứng thực. – Những thánh văn mà dân Do Thái đã công nhân là sự khải thị của Đức Chúa Trời, Giáo hội đầu tiên cũng chứng thực cho là lời của Đức Chúa Trời, có phép liệt vào Kinh điển Cựu Ước. Giáo phụ đầu tiên Mélito (179 S.C.) kể lại danh hiệu của các sách Cựu Ước trong tác phẩm của ông, chỉ trừ ra sách Ê-xơ-tê mà thôi. Giáo phụ Origène cũng nói đến tên các sách Cựu Ước, trừ các sách tiên tri nhỏ. Giáo phụ Jérôme, nhà phiên dịch Kinh Thánh ra tiếng La-tinh, cũng công nhận cả Cựu Ước của ta. Ông Augustin cũng vậy, chỉ loại ra các sách ngụy tác (apoeryphes) mà thôi.
5. CÁC NGỤY THƠTrong bản Septante (Bản LXX) và trong bản Vulgate (bản bằng chữ La-tinh của Giáo hội La-mã) có xen lẫn mấy sách khác vào chánh kinh Cựu Ước, mà chính nguyên bản Hê-bơ-rơ không có. Những quyển ấy gọi là bộ Apocryphes (ngụy thơ), được chép vào lối khoảng giữa đời Ma-la-chi và đời Christ. Các nhà trước thuật đều là người đạo đức, biên thuật sự từng trải khốn khổ của dân Giu-đa bị các vua Séleucides (trong vòng họ có Antiochus Epiphane) áp chế và bắt bớ dữ tợn. Bộ ngụy thơ nầy không hề có trong Kinh điển Hê-bơ-rơ; các sách Targums (giải nghĩa Kinh Thánh và đạo Do Thái) chẳng hề nói đến. Các Giáo phụ Jérôme, Mélito, Origène, Athanase, Hilair, Cyril de Jerusalem, và nhiều ông khác không công nhận ngụy thơ nầy có phép liệt vào Kinh Cựu Ước. Các quyển ấy không được Đức Chúa Trời hà hơi vào, vì chỉ là thuật lại một đoạn lịch sử của dân Giu-đa đó thôi. Giáo hội La-mã công nhận ngụy thơ ấy có thần quyền bằng những sách thuộc Kinh điển Cựu Ước. Còn Giáo hội Cải chánh chẳng bao giờ thừa nhận nó là sự khải thị của Đức Chúa Trời đâu, nên cũng không liệt kê vào Kinh Thánh.
6. KINH ĐIỂN TÂN ƯỚCHễ sách nào được liệt kê vào Kinh điển Tân Ước thì phải được trước thuật bởi một sứ đồ nào, hoặc được một sứ đồ nào chứng thực cho sự chơn chánh và sự đích thực của nó; hoặc phải được Giáo hội trong đời các sứ đồ công nhận là thánh văn, có thần quyền làm khuôn vàng thước ngọc cho sự tín ngưỡng của Giáo hội. Vả, lịch sử Giáo hội bày tỏ rõ ràng lắm rằng phần nhiều quyển của Tân Ước đã được Giáo hội công nhận vào lối thế kỷ thứ nhứt. (Cũng xem ITê 5:27; Cô-lô-se 4:16; IIPhi-e-rơ 3:15, 16; IITê 2:2). Khi Công Giáo nghị hội Ê-phê-sô nhóm lại năm 363 S.C., thì Kinh điển Tân Ước đã được sưu tập xong rồi; nghị hội ấy chứng thực và biểu quyết thừa nhận Kinh điển ấy là lời lẽ chơn thật của Đức Chúa Trời.
CHƯƠNG 3 – LUẬN VỀ SỰ CHƠN CHÁNH CỦA KINH THÁNHI. ÐỊNH NGHĨA DANH TỪ CHƠN CHÁNHChương nầy luận về trước thuật và niên hiệu của các sách trong Kinh Thánh, cốt ý để biết hoặc các sách ấy có phải do chính những người đã được ghi tên làm nhan đề đó trước thuật hay chăng; hoặc có được chép vào chính sanh thời của mấy người ấy hay không. Nhờ sự giải quyết hai vấn đề ấy, mới có thể chứng cho sự chơn chánh của Kinh Thánh được.
II. SỰ CHƠN CHÁNH CỦA CỰU ƯỚCNhững bằng cớ kể ra sau đây minh chứng cho sự chơn chánh của các sách Cựu Ước.
1. TÂN ƯỚC LÀM CHỨNGTân Ước viện dẫn hoặc ám chỉ đến mỗi sách trong Cựu Ước trừ ra 6 quyển mà thôi (xem chương luận về Kinh điển Cựu Ước). Sự thực ấy chứng quyết rằng dân Do Thái, tín đồ của đạo Đức Chúa Trời trong đời Christ, và các sứ đồ đều công nhận Cựu Ước là chơn chánh cả.
2. CÁC NHÀ HIỀN TRIẾT DO THÁI LÀM CHỨNGCác nhà hiền triết Do Thái xưa nay đều chứng quyết rằng các sách hiện có liệt trong bộ Cứu Ước của Kinh Thánh ta vốn là các sách thánh của dân Do Thái trải qua các đời đã công nhận là sự khải thị siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Ông Josèphe, sử thần trứ danh của dân Do Thái, kể lại danh hiệu các sách Cựu Ước, chứng rằng trong lúc sanh tiền của ông(27-95 S.C.) dân Do Thái tín nhận các sách ấy là Kinh Thánh của họ. Nhà triết học Philton (sanh 30 T.C.) viện dẫn nhiều khúc trong 39 quyển của Cựu Ước; nhưng ông chẳng viện dẫn một câu nào trong các ngụy thơ kia cả. Dân Do Thái công nhận cả các sách Cựu Ước một cách lần lần; trước hết họ công nhận các sách luật pháp, rồi đến các văn thơ và tiên tri. Cho nên khi Đức Chúa Jesus viện dẫn khúc sách nào của Cựu Ước, thì Ngài thường nói đến ba phần đó, tức Luật pháp, Tiên tri và Thi-thiên vậy.
3. BẢN LXX (SEPTANTE -70) LÀM CHỨNGKinh Thánh Cựu Ước bằng nguyên văn Hê-bơ-rơ được dịch ra chữ Hi-lạp vào lối năm 280-180 T.C. Cuộc phiên dịch nầy là lần thứ nhứt Kinh Thánh Hê-bơ-rơ được dịch ra chữ ngoại bang. Theo lời truyền khẩu, bản LXX được dịch ra tại thành Alexandrie, xứ Ai-cập, bởi 70 nhà hiền triết Do Thái kiều cư tại xứ ấy. Lời truyền khẩu ấy hoặc thực hay hư, chẳng ai giải quyết được. Nhưng có một thực sự rất rõ ràng là Kinh Thánh Cựu Ước đã được dịch ra văn Hi-lạp ước vào năm 280 T.C. nhằm đời trị vì Ptolémée Philadelphe (285-247 T.C.). Bấy giờ sách Ngũ-kinh được dịch ra trước hết, rồi sau lần lần đến mấy sách kia. Việc phiên dịch đó chắc hẳn là một công trình phải trải qua nhiều người nhiều năm cho đến ước vào năm 180 T.C. mới hoàn thành. Bản LXX là bằng cớ trước nhứt về Cựu Ước bằng nguyên văn Hê-bơ-rơ, chứng thực rằng 300 T.C. giáng sanh dân Do Thái rất kính trọng thánh văn của họ (là Cựu Ước của ta), công nhận là Kinh điển thánh, đáng nên phiên dịch cho dân ngoại bang có thể biết đến sự khải thị của Đức Chúa Trời chép để trong đó. Bản LXX gồm đủ 39 quyển như vẫn có trong Cựu Ước ta, nay nhờ đó chứng nghiệm cho sự chơn chánh và sự đích thực của các sách ấy đến đỗi khó cho ai đem lòng hoài nghi nào được nữa.
4. NGŨ KINH SA-MA-RI LÀM CHỨNGNgũ kinh của dân Sa-ma-ri chứng thực cho năm sách của Môi-se. Cổ quyển ấy được lưu truyền từ năm 432 T.C. Lúc dân Do Thái ở Ba-by-lôn mới về, đương lo xây cất đền thờ tại thành Giê-ru-sa-lem. Dân Sa-ma-ri tỏ ý muốn hiệp tác với họ, nhưng dân Do Thái không chịu; nên họ hằng tìm thế ngăn trở việc ấy (E-xơ-ra 4:1:16). Về sau, khi Nê-hê-mi thực hành sự cải chánh, thì có thầy tế lễ Ma-na-se cưới vợ ngoại bang, nên bị cách chức (Nê-hê-mi 13:28-30). Người ấy trốn qua trấn thủ San-ba-lát, nhờ ông bảo vệ, lập đền thờ tại Sa-ma-ri, phản đối với cuộc thờ phượng tại Giê-ru-sa-lem. Chính lúc đó dân Sa-ma-ri bị diệt khỏi dân Do Thái, đem theo họ cổ bản Ngũ kinh; còn những bản khác của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, thì họ lại bỏ qua, vì trong đó dạy rằng Giê-ru-sa-lem là nơi phải thờ Đức Chúa Trời; còn dân Sa-ma-ri quyết rằng là tại trên núi Sa-ma-ri (Giăng 4:20, 21). Bởi Ngũ kinh Môi-se được chép trước khi dân Y-sơ-ra-ên chưa vào xứ Ca-na-an, nên không nói gì đến thành Giê-ru-sa-lem. Dường ấy, cổ quyển Sa-ma-ri trực tiếp chứng thực cho sự chơn chánh và đích thực của Ngũ kinh Môi-se, quyết rằng nó đã có trước năm 432 T.C. Cũng gián tiếp chứng cho những quyển kia quả cũng đã có từ trước năm 432 T.C. kia nữa; bằng chẳng vậy, thì dân Sa-ma-ri từ chối là từ chối cái gì?
5. CHRIST LÀM CHỨNGChứng cớ có quyền hơn hết là chứng cớ của Christ. Ngài chứng cho sự chơn chánh và đích thực của cả Kinh điển Cựu Ước. Trong Lu-ca 24:44 Ngài công nhận cả ba phần của Cựu Ước, là Luật pháp Môi-se, các sách Tiên tri, và các Thi-thiên đều có thần quyền và dự ngôn về Ngài. Trong Tin Lành Ma-thi-ơ Ngài làm chứng thực cho tiên tri Giô-na, xem Ma-thi-ơ 12:39, 40. Trong Ma-thi-ơ 8:17 và Lu-ca 4:17, 18, Ngài lại đóng ấn cho sự chơn chánh của tiên tri Ê-sai, xem Ma-thi-ơ 8:17. Bằng chứng của Ngài đủ quyền quyết định một lần đủ cả về sự chơn thực của Kinh điển Cựu Ước vậy.
III. SỰ CHƠN CHÁNH CỦA TÂN ƯỚCCó hai thứ bằng cớ chứng thực cho sự chơn chánh và đích thực của Kinh điển Tân Ước, tức ngoại chứng và nội chứng. Bài nầy chỉ luận đến ngoại chứng mà thôi.Hiện nay có bằng cớ xác thực minh chứng rằng Kinh điển Tân Ước đã được Giáo hội phổ thông tin nhận vào lối cuối thế kỷ thứ hai. Vả, ví bằng Giáo hội đã tín nhận các sách Tân Ước năm 200 S.C., thì lấy làm rõ lắm rằng các sách ấy đã được biên thuật trước niên hiệu ấy khá lâu rồi. Bởi vì không lẽ nào Giáo hội công nhận những sách mới trước thuật là do Đức Chúa Trời ban cho đâu. Tất nhiên Giáo hội phải trải một thời gian khá lâu mới có thể kê cứu những sách tự xưng là có thần quyền, để thí nghiệm cho biết ý nghĩa và tôn chỉ của nó mới được. Huống hựu trong thời kỳ ấy việc lưu thông Tân Ước khắp gần xa rất là chậm chạp, vì nghề ấn loát chưa phát minh, nên buộc phải dùng bút lông chim và mực mà sao lại từng quyển một. Các cớ ấy khiến cho ta phải đoán định rằng Kinh điển Tân Ước được xong dầu trễ đến đâu cũng chỉ vào lối đầu thế kỷ thứ hai, hay là ở về cuối thế kỷ thứ nhứt có lẽ đúng hơn. Ngoại chứng nầy có ba đoạn như sau đây.
1. BẰNG CHỨNG DO CÁC GIÁO PHỤ ĐẦU TIÊNBằng chứng thứ nhứt là cái chứng nghiệm do các Giáo phụ của Giáo hội đầu tiên. Những nhà nầy vốn những trước giả của Giáo hội ở vào lối thế kỷ trước nhứt, có tài cao học rộng, mượn ngòi bút tuyệt diệu phô bày lẽ thật của thần đạo, khải thị trong Kinh Thánh. Họ được gọi là Giáo phụ vì họ vốn là giáo sư của Giáo hội, có tương quan với tín đồ như nghĩa thầy trò. Mà thật cái mối tương quan ấy bây giờ lại coi chẳng khác gì tình cha con vậy. Mấy ông nầy trước đã học trong các trường đại học của đời bấy giờ, rồi sau khi tin nhận Christ, bèn đem hết tài trí thông tuệ của mình mà dâng dùng vào Giáo hội, để dạy dỗ, binh vực và dẫn dắt hội ấy, cũng làm sáng danh Đức Chúa Trời, khiến cho đạo Ngài càng bành trướng thêm mãi.Các ông nầy ở rải rác khắp các miền tây bộ Asi, bắc bộ Phi Châu và nam bộ Âu Châu. Họ nói và trước thuật bằng văn Syriaque (Aramé), Hy-lạp và La-tinh. Trong vòng họ cũng có nhiều kẻ đành chịu biết bao khổ hình, bị cắt tay hay chặt chơn, khoét mắt hoặc hớt tai; người lại bị bắt bớ dữ tợn đến kết cuộc còn phải đành cam tuận đạo chẳng nao. Các ông nầy trước thuật lắm sách, phần nhiều để hoặc giải nghĩa hoặc thân oan đạo; thường hay viện dẫn nhiều câu trọn cả hai Kinh điển Tân Cựu Ước. Có người nói rằng có thể nhờ cả những câu của các Giáo phụ đầu tiên viện dẫn mà sưu tập lại cả Tân Cựu Ước được. Ông chủ nhiệm Burgon chép rằng bảy Giáo phụ quan trọng hơn hết đề có viện dẫn 36.289 câu trong Tân Ước.Vả, lời làm chứng của mấy ông ấy bắt đầu từ cuối đời các sứ đồ, trải suốt ba thế kỷ đầu tiên cho đến Công giáo nghị hội Nicée (325), nên rất có giá trị để chứng thực cho sự chơn chánh và đích thực của các sách Tân Ước; vì mỗi khi họ trưng dẫn một câu của Tân Ước, là mỗi lần minh chứng rằng các sách Tân Ước vốn thực hữu được Giáo hội tôn kính, dùng làm tiêu chuẩn và thước mực có một không hai của lẽ đạo mà giáo đồ phải tín nhận. Bằng chẳng có các sách ấy từ lúc bấy giờ, thì làm sao ai lại có thể căn cứ vào nó mà viện dẫn câu gì ra được. Sau đây kể lại từng một phương danh của các nhà ấy, cũng xét qua bằng chứng của họ.a)
Clément ở thành La-mã (30-102 S.C.). – Giáo phụ Clément làm giám mục ở thành La-mã từ năm 92-102 S.C. Ông có chép một thơ đạt cho Giáo hội Cô-rinh-tô, ước vào năm 96 S.C. Trong thơ đó có trưng dẫn thơ của Phao-lô gởi cho Giáo hội ấy. Cũng ngụ ý nói đến sách Tin Lành Ma-thi-ơ và Lu-ca, Công-vụ, các thơ Rô-ma, IICô-rinh-tô, Ê-phê-sô, Tê-sa-lô-ni-ca I và II, ITi-mô-thê, Tít, Hê-bơ-rơ, Gia-cơ và IPhi-e-rơ. Bằng chứng nầy mạnh, bởi vì do đó nó có thể minh giải rằng ở vào lối cuối thế kỷ thứ nhứt đã có phần nhiều sách trong Tân Ước mà Giáo hội đã công nhận là có thần quyền, đáng trưng dẫn để giải chứng lẽ đạo Đức Chúa Trời.b)
Giáo phụ Ignace (30-116 S.C.). – Giáo phụ Ignace làm giám mục tại thành Antioche, tuận đạo vào lối năm 116 S.C. (có kẻ nói: 107 S.C.). Ông có trước thuật bảy bức thơ đạt cho Giáo phụ Polycarpe, cho các Giáo hội Ê-phê-sô, Magnésie, Tralles, La-mã, Philadelphie và Smyrne. Ông từng viện dẫn nhiều câu ở trong cả 13 thơ tín của Phao-lô; cũng ngụ ý nói đến Tin Lành Ma-thi-ơ, Lu-ca, Giăng và thơ IPhi-e-rơ.c)
Giáo phụ Polycarpe (69-155 S.C.). – Giáo phụ Polycarpe là bạn hữu của Ignace, môn đệ của sứ đồ Giăng, và giáo sư của Irénée. Như thế ông là một cái “vòng” nối lại đời các sứ đồ và đời Giáo phụ Irénée. Ông làm giám mục tại thành Smyrne, tuận đạo vào năm 155. Ông có chép thơ đạt cho Giáo hội Phi-líp, viện dẫn nhiều câu Tân Ước, như trong Tin Lành Ma-thi-ơ, Lu-ca, Giăng, Công-vụ, và thơ IPhi-e-rơ. Cũng trưng dẫn nhiều câu ở trong 10 thơ tín của Phao-lô, thừa nhận cả thảy là chơn chánh, được Đức Chúa Trời hà hơi vào. Bức thơ của Polycarpe vốn một bằng cớ đích xác minh chứng rằng nhằm lúc sanh tiền của ông, Kinh điển Tân Ước đã được sưu tập xong rồi.d)
Giáo phụ Justin-Martyr (100-165 S.C.). – Justin vốn nhà triết học trứ danh, hằng tìm tòi lẽ thật, nhưng không được thỏa mãn cho đến khi gặp đạo Christ, mới nhận biết được sự bình an lạ lùng. Ông bèn khởi sự giảng đạo Chúa, đi khắp mọi nơi làm chứng cho Christ là Đấng đã làm thỏa lòng phỉ chí mình. Rốt lại ông phải lấy huyết đóng ấn cho sự tín ngưỡng mình tại thành La-mã năm 165 S.C. Ông có trước thuật hai thơ thân oan, gởi cho hoàng đế Antoine le Pieu (138-161). Cũng chép một sách nhan đề là Biện luận với Tryphon, người Do Thái, cốt để binh vực đạo Christ đối với người Do Thái. Ông trưng dẫn nhiều khúc trong Cựu Ước; cũng ám dẫn nhiều câu trong Tân Ước, nhứt là trong Tin Lành Ma-thi-ơ, Lu-ca và Giăng. Tuy ông không nói đến đích danh Phao-lô, thì cũng ám dẫn mấy câu trong thơ Rô-ma, ICô-rinh-tô, Ê-phê-sô và Cô-lô-se. Cũng nói đến Khải-huyền của sứ đồ Giăng.e)
Giáo phụ Irénée (120-192 S.C.). – Irénée vốn một môn đệ của Polycarpe. Polycarpe là môn đệ của sứ đồ Giăng. Vì cớ ấy lời chứng của Irénée có giá trị lớn lắm. Ông đi giảng đạo tại xứ Gaule (Pháp), kế vị Pothin làm giám mục tại Lyon (Pháp) năm 178. Irénée trước thuật nhiều sách, nhưng phần nhiều bị lạc mất, chỉ lưu lại được một quyển nhan đề là “Bài bác tri thức giả dối”, cốt ý là bài xích tà thuyết ngộ đạo. Ông lợi dụng Kinh Thánh hơn các Giáo phụ trước để chứng cho lẽ đạo Christ, đến đỗi viện dẫn ước chừng 1800 câu trong cả Tân Cựu Ước. Ông chứng quyết rằng nhằm đời ấy cả hai Kinh điển Tân Cựu Ước đều được tập thành y như chúng ta vẫn có ngày nay.f)
Giáo phụ Clément ở Alexandrie (150-217 S.C.). – Clément cũng một nhà triết học, khi tín nhận đạo Christ bèn trở nên người rất sốt sắng làm chứng cho đạo ấy. Ông qua đời vào lối 217 S.C. Clément có trước thuật nhiều sách phần nhiều luận về đạo Christ và rất có giá trị. Ông lợi dụng cả hai Tân Cựu Ước để giải nghĩa các vấn đề về lẽ đạo, viện dẫn hơn 2400 câu của Tân Ước, ám dẫn cả các quyển trong Tân Ước trừ ra thơ Phi-lê-môn, Gia-cơ và IIPhi-e-rơ.g)
Giáo phụ Tertullien (160-220). – Tertullien vốn nhà trạng sư, sanh tại bắc bộ Phi Châu, tin Chúa khi vừa được 40 tuổi. Ngay lúc ấy ông đem dâng cho Chúa cả tài năng học lực uyên tâm của mình mà truyền bá Tin Lành. Ông qua đời vào lối năm 220 S.C. tại Carthage, bắc bộ Phi Châu. Ông trước thuật nhiều sách, hay trưng dẫn rất nhiều câu trong cả Kinh Thánh, riêng về Tân Ước ông viện dẫn hơn 7200 câu, chẳng có sách nào mà ông không ám dẫn đến. Ông Tertullien là người trước nhứt dùng danh từ
Tân Ước.
2. BẰNG CHỨNG DO CÁC BẢN PHIÊN DỊCH TRƯỚC NHỨTNhằm các thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên ta, đạo Christ bành trướng rất mau, có nhiều người trong các dân các nước đều tin nhận. Các tín đồ ấy rất muốn có thể đọc lời của Chúa bằng quốc văn của họ. Vả, Kinh Thánh nguyên trước bằng chữ Hê-bơ-rơ và chữ Hy-lạp, phần nhiều tín đồ không hiểu được. Vì cớ ấy có nhiều nhà hiền triết đạo đức lo phiên dịch Kinh Thánh ra các thứ chữ khác, để giúp cho các tín đồ của bất luận là dân tộc nào cũng có thể đọc và hiểu được. Những bản phiên dịch trước nhứt đó có giá trị rất lớn để chứng thực cho sự chơn chánh và đích thực của Tân Ước. Sau đây xin kể lại những bản quan hệ hơn hết.a)
Diatessaron của Tatian (170 S.C.). – Tatian là môn đệ của Justin Martyr, có trước thuật nhiều sách. Ông thông biết Tân Ước, nhứt là bốn sách Tin Lành, vì ông có tham hiệp bốn sách ấy lại mà soạn thành một quyển nhan đề là Diatessaron (nghĩa đen: do bốn, có bốn mặt), cốt ý để thuật lại rõ ràng lịch sử của Christ theo bốn sách Tin Lành. Ông chỉ lợi dụng từ liệu trong bốn sách ấy, chẳng thêm tài liệu riêng gì cả. Ông trước thuật bằng chữ Syriaque. Đến năm 373 S.C. cũng có Ephraem, đã chứng thực cho sự chơn chánh của bốn sách Tin Lành, quyết rằng nhằm cuối thế kỷ thứ II người ta vẫn quen biết và công nhận bốn sách ấy từ lâu rồi.b)
Bản Syriaque, cũng gọi là Peshito. – Tân Ước được phiên dịch ra chữ Syriaque ước chừng năm 150 S.C. Bản nầy gồm gần đủ các quyển thuộc Tân Ước, trừ ra thơ IIPhi-e-rơ, Giăng II và III, Giu-đe và Khải-huyền. Nguyên vì Giáo hội công nhận những thơ ấy hơi trễ về các năm sau hết, nên sự chưa nói đến những thơ ấy trong lúc nầy vốn là một bằng cớ chứng quyết bản Syriaque được dịch ra rất sớm chắc vào lối đầu thế kỷ thứ hai vậy.c)
Cựu bản La-tinh. – Tân Ước được dịch ra chữ La-tinh rất sớm. Không thể nói chắc được vào năm nào, nhưng nhờ Tertulien vào lối năm 190-200 S.C. thường trưng dẫn rất nhiều câu ở trong bản nầy. Ông Cyprien (250 S.C.) cũng viện dẫn nhiều câu đoạn của bản ấy. Nhơn đó ta dám quyết rằng bản nầy thật được phiên dịch rất sớm vậy. Cựu bản La-tinh chắc được phiên dịch ở bắc bộ Phi Châu, nhưng không ai được biết dịch giả là ai. Lối dịch đúng với nguyên văn và rõ ràng, minh chứng cho sự chơn chánh và đích thực của văn tự nguyên bản Tân Ước vậy.d)
Bản Vulgate. – Bản nầy gồm đủ cả Tân Cựu Ước, được dịch bởi Jérome năm 383-405 S.C. (Tân Ước 383-84, Cựu Ước 390-405). Các sách của hai bản đó đều có đủ trong bản Vulgate, minh chứng rằng trải lâu năm từ trước thế kỷ thứ IV, Giáo hội phổ thông đã công nhận sách ấy là chơn chánh, có thần quyền. Trải ngót 1000 năm Giáo hội chỉ biết có bản ấy. Cho đến bây giờ Giáo hội La-mã cũng chỉ công nhận bản nầy là chánh thức.
3. BẰNG CHỨNG CỦA CÁC BẢN CỔ SAONguyên các sách Tân Ước đều được chép bằng cổ tự Hi-lạp hoặc chính tay các trước giả viết ra hay nhờ các thơ ký chép cho. Các nguyên bản thủ thơ ấy đều đã mất hết. Sự mất ấy tuy là đáng tiếc lắm, mà một mặt cũng có phước. Phước là vì nếu bản thủ thơ nào của Tân Ước còn lại, chắc lòng thiên nhiên tối tăm của loài người khiến họ tôn các thơ ấy lên quá cao, đến đỗi thờ lạy nó cũng nên. Thử xem như người ta đã thờ hài cốt của các thánh, tro của kẻ tuận đạo, mảnh gỗ thập tự giá của Chúa, miếng vải áo của bà Ma-ri, v.v. Thực ra những vật ấy đều là giả cả mà người ta còn thờ lạy, huống chi bản thủ thơ của các sứ đồ. Nên chắc Đức Chúa Trời dành để cho những thơ ấy mất đi, hầu ngăn ngừa lòng người quá ư mê hoặc mà nhiệt cuồng tôn sùng di vật về sau vậy.Dường ấy thì những bản thủ thơ của các sứ đồ hẳn đã bị mất đi rồi, vậy còn lấy đâu mà gọi được là nguyên văn của Kinh điển Tân Ước? Song cám ơn Chúa! Ngài đã bảo tồn lời phán của Ngài, chẳng để bị tuyệt diệt đâu. Trải suốt các đời đầu tiên của Giáo hội đã có người vì quá hâm mộ lời Chúa, nên chẳng nệ công phu khó nhọc, đã gia tâm sao lại các thủ thơ ấy để giữ làm của báu riêng, hay là để lưu thông khắp mọi nơi đã có tín đồ và đã lập thành Giáo hội của Chúa. Thành thử, tuy nguyên thủ thơ của các trước thuật Tân Ước đã bị mất, thì chúng ta vẫn còn có những bản cổ sao cũng bằng cổ văn Hi-lạp được sao lại từ chính các nguyên thủ thơ ấy. Trong số các bản cổ sao ấy tuy cũng có nhiều bản đã bị mất rồi, nhưng hiện còn lưu lại cho ta chừng 4000 quyển mà các nhà cổ văn học đã tra xét và đem vào bản liệt kê rồi. Các quyển ấy có quyền trọn vẹn, gồm đủ cả các sách thuộc Tân Ước, có quyển vì cớ bị hư rách hoặc mòn đứt mà phải thiếu mất ít nhiều trương. Trong bài nầy xin chỉ nói đến năm bản nguyên cổ sao quan hệ nhứt.a)
Bản Cổ sao Si-na-i (Codez Sinaiticuc). – Theo sự đoán định của nhà cổ văn học, cổ thơ Si-na-i được sao lại vào lối năm 340 S.C. bằng cổ văn Hi-lạp, gồm cả Cựu Ước (bản LXX) và Tân Ước toàn thơ. Constantin Tischendorf, một nhà Thánh Kinh học Đức, tìm được cổ thơ nầy tại tu viện Saint Cathérine trên núi Si-na-i năm 1844. Hoàng đế Nga đem về Saint Petersburg (bây giờ là Lenigrad) để vào viện bảo tàng tại thành ấy. Mấy năm trước đây chánh phủ Sô-viết bán cổ bản nầy lại cho chánh phủ Anh, để vào viện bảo tàng Anh tại Londres.b)
Bản cổ sao Vatican (Codex Vaticanus). – Cổ thơ Vatican hiện thuộc về Giáo hội La-mã, từ năm 1475 đến nay được để tại thơ viện Vatican ở thành La-mã. Theo sự luận đoán của các nhà cổ văn học, thì cổ bản nầy được sao lại vào lối năm 350 S.C. (hoặc là sớm hơn nữa), gồm cả Cựu Ước (bản LXX) và Tân Ước như chúng ta hiện có bây giờ.c)
Bản Cổ sao Alexandrie (Codex Alexandrinus). – Cổ bản nầy cũng chép bằng cổ tự Hi-lạp, được sao lại vào lối giữa thế kỷ thứ V (năm 450 S.C.), có lẽ sớm hơn nữa, có đủ cả Cựu Ước (bản LXX) và Tân Ước toàn thơ. Cổ bản nầy chắc được sao lại tại Alexandria. Đến năm 1621, Cyril Lucar đem theo về Constantinople khi người được chức giáo trưởng tại đó. Qua năm 1624 ông lại biếu cho Sir Thomas Roe, khâm sai nước Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ, để ông ấy đem về tặng cho vua nước Anh. Hiện nay vẫn còn thuộc về nước Anh, nằm trong viện bảo tàng Anh tại Londres.d)
Bản Cổ sao Ephraem (Codex Ephraem). – Cổ bản Ephraem được sao lại ước chừng năm 450 S.C. bằng cổ văn Hi-lạp, gồm cả Cựu Ước và Tân Ước, nhưng không được trọn vẹn vì bị thiếu mất nhiều trương. Năm 1553 có người đem biếu cho Cathérine de Médici, hoàng hậu Pháp. Sau khi bà ấy băng hà, vua Pháp đem để vào Pháp quốc thơ viện (Bibliothèque Nationale) ở Paris. Ngày nay vẫn còn tại đó và thuộc về chánh phủ Pháp. Cổ bản nầy sở dĩ gọi là Ephraem, vì vào thời trung cổ có nhà tu sĩ đã dụng tâm xóa lấp nguyên văn, rồi chép lại những bài giảng của Giáo phụ Ephraem ở xứ Syrie (299-378 S.C.) lên trên, để thay cho nguyên văn ấy. Đến thế kỷ thứ XVII có một học sanh đương kê cứu các bài giảng của Ephraem, thoáng thấy dường như ở dưới lớp chữ đen kia có dạng chữ khác, nhưng rất lu lờ khó nhận. Kế đó nhà cổ văn học tra cứu thì thấy thực có như học sanh kia nói, mà hẳn lại là một cổ bản của Kinh Thánh bằng cổ văn Hi-lạp. Đến năm 1834 nhờ dùng một thứ thuốc, khiến cho nguyên tự dạng đều lộ ra rõ ràng, đến đỗi có thể đọc được.e)
Bản Cổ sao Béza (Codex Bezae). – Cổ bản Béza được sao lại chừng năm 550 S.C. bằng cổ tự Hi-lạp và chữ La-tinh, chỉ gồm có bốn sách Tin Lành, Công-vụ, và IIIGiăng 1:11-15 mà thôi. Còn những sách khác đã mất rồi. Hiện nay thuộc về Đại học viện Cambridge, nước Anh, để vào thơ viện trường ấy.
TỔNG LUẬNHết thảy những bằng cớ kể ra trên đây đều đồng thinh chứng quyết rằng cả Giáo hội từ đầu thế kỷ thứ II trở lên đều đã có Kinh điển Tân Ước, đã công nhận các sách sưu tập trong đó đều là chơn chánh và đích thực, có thần quyền để làm thước mực khuôn mẫu có một không hai cho sự tín ngưỡng và hành vi của tín đồ. Sự viện dẫn Tân Ước bởi các Giáo phụ, sự phiên dịch Kinh Thánh ra các thứ tiếng, bằng sự sao lại bằng cổ tự của chính các nguyên thủ thơ, mà ngày nay vẫn còn lưu lại cho ta được đến hơn 4000 cổ bản như thế, thật là một bằng chứng rất mạnh, khiến cho ta cũng phải công nhận rằng cả Tân Ước quả là chơn chánh và xác thực vậy.
CHƯƠNG 4 – LUẬN VỀ SỰ ÐÁNG TIN KINH THÁNHI. ÐỊNH NGHĨA CHỮ ÐÁNG TINChương nầy luận về sự đáng tin Kinh Thánh; nghĩa là chúng ta có đáng tín nhận các biến động, sự tích, và lời lẽ biên chép trong đó đều là chơn thật cả chăng? Những chuyện siêu việt các trước giả biên chép lại đó há có phải thực được xảy ra như thế không? Bằng quả là chơn thật cả, mới đáng đem lòng tin. Trong chương nầy chỉ đem bằng cớ chứng cho sự đáng tin Tân Ước mà thôi, bởi vì nếu các nhà trước thuật Tân Ước là đáng tin, thì Cựu Ước cũng được như vậy, vì các nhà trước thuật ấy đều chứng thực cho sự ứng nghiêäm Cựu Ước cả.
II. SỰ ÐÁNG TIN CỦA TÂN ƯỚCXét qua một bộ gọi là bốn sách Tin Lành, thấy những trước giả đều là người có tài trí, am tường việc họ biên thuật, có lòng thành thực, làm chứng cho đạo Christ, chỉ mong ích lợi cho kẻ khác mà thôi. Xin lần lượt kê cứu như sau đây.1.
Các nhà trước thuật đều có tài trí. – Hễ ai nghiên cứu Tân Ước cách chín chắn, không sao không thấy rõ ràng rằng các trước giả đều là người không những là chỉ có tài trí tầm thường mà thôi, lại có tài trí thông minh trổi chúng nữa. Bằng chẳng, đâu hay có thể trước thuật những thơ như hiện có trong bộ Tân Ước?2.
Các nhà trước thuật vẫn am tường việc họ biên thuật. – Người làm chứng đáng tin phải là người am tường việc mình làm chứng cho đó mới được. Bằng chẳng, lời chứng của họ không khi nào được tòa án nhận. Các trước giả Tân Ước đều làm chứng cho đạo Christ rất đáng tin, vì họ vốn thông thạo mọi sự tích, biến động và địa phương can thiệp đến sự sáng lập đạo ấy. Chẳng phải họ nhiệt cuồng, mê hoảng mà ký thuật những chuyện hoang đàng như thần thoại thuộc trong cõi ảo tưởng đâu, bèn là người đoan nghiêm, trung chính, và viết ra một cách rất giản dị thành thật; điều gì họ đã thấy và nghe thể nào, thì cứ thuật lại rất chơn thật ngay thẳng thể ấy, không hề thêm bớt hoặc giả mạo điều gì (IGiăng 1:1), cũng không hề tự dối mình, hoặc bị ai lừa gạt chi. Họ vẫn có dịp tiện nghe và thấy mọi điều họ ký thuật, vì họ vốn sanh trưởng ở xứ Palestine, là nơi phần nhiều sự tích và biến động biên thuật trong bộ Tân Ước đã xảy ra. Còn nếu có điều gì họ không được mười phần rõ biết, thì cũng có đủ phương tiện tra hỏi tìm tòi nơi những kẻ chứng kiến đích xác để biết chắc chắn các thực sự ấy. Vả lại, các sự tích và biến động mà họ thuật lại đó đều xảy ra cách phi thường, đến đỗi ấn tượng rất sâu trong tâm trí của họ không khi nào phai lạt được, khiến cho họ nên những bậc chứng kiến rất đáng tin cậy.3.
Các nhà trước thuật đều là người thành thật. – Kê cứu qua lịch sử của các nhà trước thuật Tân Ước, thì thấy họ là người rất thành thực ngay thẳng, chẳng có ý gì phỉnh gạt lừa dối ai cả. Có ba điều minh chứng cho:a)
Họ hy sinh quyết chứng. – Sự làm chứng về đạo Christ lúc bấy giờ rất nguy hiểm đến tánh mạng họ, chỉ đưa đến sự hoạn nạn, khốn khổ, bắt bớ, thậm chí đến chết nữa đó thôi. Họ cũng biết nếu cứ làm thinh thì hẳn được an nhiên vô sự như ai; còn cố ý tuyên bố Tin Lành của Christ ra, ắt không sao thoát khỏi sự thiệt hại lớn. Thế nhưng họ cứ ứng dụng truyền giảng như không thấy có trở lực gì cả. Ấy vậy, ta dám quyết rằng các trước giả không khi nào lừa dối ai, chỉ làm người chứng kiến chơn thực thôi; bởi vì theo lẽ tự nhiên chẳng ai vui lòng chịu chết vì sự dối trá đâu bao giờ.b)
Các sách họ chép có trình độ đạo đức rất cao. – Trình độ đạo đức của các sách Tân Ước thật cao thượng vô song. Hầu hết các trước giả đời nay đều theo lối văn hoa hài hước để mua vui giải trí cho độc giả. Song các trước giả Tân Ước khác hẳn, toàn dùng lời văn giản dị mà mạnh mẽ và nghiêm trang, diễn giải luân lý tuy diệu kỳ mà dễ hiểu, chủ trương lẽ đạo thuộc linh có ích cho sự cứu rỗi linh hồn loài người. Các trước giả cũng rất kính trọng lẽ thật, hằng chuyên tâm dạy người ta phải vâng phục nó, chẳng có ý dám lừa gạt quyến dụ ai theo sự dối trá bao giờ.c)
Họ không hề chữa lỗi che lầm. – Hễ ai cố ý lừa gạt người ta, dụ hoặc thiên hạ tín nhận chứng cớ mình là chơn thật, thì thường chữa chối hoặc che đậy tội lỗi, bao giờ cũng tỏ mình là trọn vẹn mà thôi. Các trước giả Tân Ước chẳng như vậy đâu, không hề tìm cách chữa chối tội phạm hay che đậy những khuyết điểm của họ, trái lại còn thuật rõ cho thiên hạ đều biết. Khi họ hoặc tả vẽ tội của Phi-lát hay là tội của Phi-e-rơ cũng cứ theo đúng luật kinh tế cả, không nói quá hoặc bên nầy, cũng chẳng che đậy bên kia, chỉ một mực đúng thực sự thôi. Lý do ấy buộc ta phải đoán rằng sự làm chứng của họ quả đáng tin lắm, bởi vì họ vốn là người thành thật mọi đàng.4.
Các trước giả của bốn sách Tin Lành đều chứng thực lẫn nhau. – Tuy bốn trước giả của bốn sách Tin Lành đều độc lập ký thuật các sự tích, thì chẳng có sự phản đối nhau trái lại cả bốn người đều chứng thực cho nhau cả, chứng kiến của kẻ nầy tương hiệp với chứng kiến của người kia cách rập ràng. Vả, nếu chỉ có một người làm chứng cho một biến động quan hệ nào, thì có lẽ có thể sanh sự nghi hoặc. Nhưng nếu có bốn người thành thực, đạo đức đều độc lập, mà đồng thinh làm chứng cho cùng một biến động ấy cách rập ràng không phản đối gì nhau cả, thì không ai còn có thể hoài nghi chi nữa. Dám quyết rằng trong cõi lịch sử chẳng có thực sự nào có bằng cớ mạnh mẽ và rõ ràng để chứng thực cho nó bằng các thực sự của bốn sách Tin Lành. Nên chi ta đem lòng tin nhận bốn chứng kiến ấy đến mực nào cũng chẳng phải là quá đáng đâu.
TỔNG LUẬNCác bằng cớ vừa kể ra trên đây minh chứng rằng các trước giả của bốn sách Tin Lành đều là những nhà chứng kiến thành thực, đáng tin lắm. Vậy, nhìn thực sự ấy ta cũng buộc phải công nhận rằng sự trước thuật của họ, nào các phép lạ, nào lời tiên tri của Christ và các sứ đồ đều là chân thật cả. Vả, Đức Chúa Trời có khi nào thi hành phép lạ hoặc tỏ bảo cuộc tương lai để chứng thực cho những giáo sư giả sao? Chẳng hề bao giờ! Sự tự xưng của Christ và các sứ đồ chắc là chân thật, họ quả là các giáo sư từ Đức Chúa Trời mà đến; còn lẽ đạo họ truyền dạy đó chắc là sự khải thị của Đức Chúa Trời ban bố cho loài người như họ đã quả quyết vậy.
CHƯƠNG 5 – LUẬN VỀ THẦN QUYỀN CỦA KINH THÁNHI. THÍCH NGHĨA DANH TỪ THẦN QUYỀNTrong thần học danh từ
thần quyền chỉ về quyền năng của Đức Chúa Trời thi thố điều gì vậy. Trong Thánh Kinh học thì chỉ về Kinh Thánh có quyền của Đức Chúa Trời, lời trong Kinh Thánh là lời của chính Ngài phán cho loài người để dạy bảo họ các lẽ đạo về sự cứu rỗi, về phận sự của tín đồ, về Giáo hội, về tương lai. Thế thì, lời Kinh Thánh là thước mực của lẽ đạo, tiêu chuẩn của đời sống tín đồ, và điển pháp mà Giáo hội phải vâng theo.
II. LÝ DO TIN KINH THÁNH CÓ THẦN QUYỀN1. VỀ CỰU ƯỚCVề bộ Cựu Ước, chúng ta nhờ lời chứng của Chúa Jesus mà biết chắc chắn kinh điển ấy có thần quyền. Xem Lu-ca 24:27, 44.Lại mỗi khi Chúa hoặc các sứ đồ phán dạy gì thì thường trưng dẫn kinh văn Cựu Ước, để chứng thực cho, chớ chẳng hề vin nơi quyền bính nào khác để chứng nghiệm lẽ đạo nào hết. Xem Lu-ca 10:26; 16:29; Giăng 5:39; Rô-ma 4:3; IITi 3:15.Phao-lô cũng khen tín đồ ở Bê-rê vì “họ đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng” (Công 17:11).Đấng Christ từng trách bọn Pha-ri-si vì họ thêm bớt lời Kinh Thánh, giả mạo lời phán của Đức Chúa Trời.Xem Ma-thi-ơ 15:7-9. – Cũng xem Mác 7:5-8; Khải 22:18, 19 và Phục 4:2; 12:32; Giô 1:7.Nhờ những cớ kể trên ta có thể quyết định rằng bộ Cựu Ước quả có thần quyền.
2. VỀ TÂN ƯỚCChúng ta cũng nhờ lời chứng của Christ mà biết rằng Tân Ước cũng có thần quyền. Xin kê cứu qua những bằng cớ sau đây thì sẽ rõ.a)Chính Christ phán cho môn đồ biết rằng Ngài sẽ trở lên trời trước khi sự khải thị được hoàn toàn. Xem Giăng 16:12.b)Cũng có hứa rằng khi Ngài đã trở lên trời rồi, thì Thánh Linh trong họ sẽ làm hoàn toàn sự khải thị của Ngài. Xem Giăng 16:13.c)Khi Đấng Christ đã thăng thiên rồi, bèn làm cho ứng nghiệm lời hứa của Ngài, mà ban Thánh Linh cho các sứ đồ. Nhờ sự mặc cảm của Ngài mà họ thuật lại và biên chép mọi sự họ đã nghe và thấy ở nơi Chúa, vâng mạng Ngài mà làm chứng về đời sống, sự chết, và sự sống lại của Ngài, họ dùng môi miệng và văn tự của lẽ thật bởi Thánh Linh trực tiếp và gián tiếp khải thị cho mà khuyên dạy. Xem Giăng 15:27; Giăng 16:13; Công 1:8. – Cũng xem Ma-thi-ơ 28:19-20; Công 9:15,17.d)Vả, Đấng Christ vốn biết trước những lời các sứ đồ sẽ nhờ Thánh Linh mặc cảm mà biên chép lại, cho nên khi Ngài chọn lập họ, thì Ngài đã hứa sẽ ban cho họ biết mọi lẽ thật còn thiếu. Mà nếu quả Ngài đã ban cho điều ấy thì ắt cũng ban luôn cho lời họ phải biên thuật ra đó có thần quyền bằng chính lời Ngài đã phán vậy. Ma-thi-ơ 10:14, 15; Lu-ca 10:16; Giăng 13:20Giăng 17:20
TỔNG LUẬNẤy vậy, nhờ các bằng chứng kể ra trên đây ta dám quả quyết rằng cả bộ Tân Ước có thần quyền, và là khuôn vàng thước ngọc có một không hai, dạy bảo về lẽ đạo Giáo hội phải tín ngưỡng, về cách phải thờ phượng, và về hành vi cử chỉ trọn vẹn của cá nhân tín đồ là thế nào. Ở ngoài Kinh Thánh quả chẳng có quyền bính nào khác, hoặc do lời người nào hay do sách vở gì có thể tự xưng có thần quyền để dạy bảo về những sự quan hệ ấy được.
CHƯƠNG 6 – LUẬN VỀ SỰ ÐỨC CHÚA TRỜI HÀ HƠI VÀO KINH THÁNH I. ÐỊNH NGHĨA DANH TỪ HÀ HƠI VÀO1. NGHĨA CHỮ HÀ HƠI VÀOKinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi vào có nghĩa gì? Đáp: Các nhà trước thuật Kinh Thánh đều được Thánh Linh mặc cảm để nhận lãnh và ký thuật sự khải thị của Đức Chúa Trời, đến đỗi lời họ ký thuật đó đều là vô ngộ, có đủ quyền làm khuôn phép thước mực có một không hai cho sự tín ngưỡng và hành vi của tín đồ. Nói cho rõ hơn, Thánh Linh của Đức Chúa Trời cảm động các thánh đời xưa, khiến họ biết rõ ý mầu nhiệm của thánh đạo Đức Chúa Trời, nhờ Thánh Linh mà nói ra, cảm bởi Thánh Linh mà chép thành, đến đỗi những sách họ trước thuật đều chẳng có chút nào sai lầm. Vả, ý hà hơi vào cũng bao hàm cả hai bên Đức Chúa Trời và loài người, đến đỗi có thể nói rằng Kinh Thánh chẳng khác gì Chúa Jesus Christ, gồm có cả hai thần tánh và nhơn tánh. Cho nên Kinh Thánh vẫn là chiếu thơ của Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh khải thị cho các đầy tớ Ngài. Xem trong Kinh Thánh thường có những câu rằng: “Giê-hô-va phán”, “Chúa phán”, “Đức Chúa Trời phán”, “Thánh Linh phán”. Đó chứng cho thần của Kinh Thánh. Ngoại giả, Thánh Linh còn lợi dụng tâm trí và sự từng trải của trước giả mà chép ra nữa. Như Môi-se vì có học thức theo giáo dục Ai-cập, nên lời nói của ông có khí vị văn chương. Còn như A-mốt là tay chăn chiên, nên lời nói của ông không thể thoát khỏi giọng điệu của kẻ chăn chiên. Lu-ca vốn làm thầy thuốc, thành thử văn liệu của ông vẫn biểu lộ những lời ý của các nhà y học lão luyện. Các sách của Phi-e-rơ, Giăng, Phao-lô, thảy đều tỏ cốt cách mường tượng như bình sanh của họ vậy. Bao nhiêu thực sự ấy đều chứng quyết cho nhơn tánh của Kinh Thánh một cách rất đích thực.Thế thì, danh từ
hà hơi vào có hai mặt, một là mặt hướng cùng Đức Chúa Trời gọi là hà hơi, tức là chính Đức Chúa Trời hà hơi. Còn mặt kia là chữ vào, can thiệp đến loài người. Đức Chúa Trời hà hơi vào trước giả Kinh Thánh, ban cho họ ơn vâng theo ý chỉ Ngài, làm đồ dùng cho Thánh Linh để nhận lãnh sự khải thị của Đức Chúa Trời, và biên chép lại trong bộ sách không sai lầm. Tuy lẽ thật của sự khải thị ấy, chỗ linh nghiệm và thần quyền của nó đều là do Đức Chúa Trời ban cho, thì công phu bày ra bằng tiếng và chữ của loài người là do trước giả, nhờ sự mặc cảm của Thánh Linh giữ gìn, khiến cho hoặc nói ra hoặc chép lại đều không sai lầm chút nào.
2. SO SÁNH HAI DANH TỪ KHẢI THỊ VÀ SOI SÁNG VỚI DANH TỪ HÀ HƠI VÀOCó hai danh từ khác, lắm khi người ta hiểu lộn với danh từ hà hơi vào, tức là khải thị và soi sáng.a)
Khải thị. – Khải thị chẳng phải đồng nghĩa ngữ với hà hơi vào đâu. Nghĩa đen chữ ấy như ta đã thấy là Đức Chúa Trời thông bảo lẽ thật cho tài trí loài người có thể hiểu thấu được, là lẽ thật loài người tự nhiên vốn chẳng có thể tìm kiếm hoặc thấu hiểu nổi.b)
Soi sáng. – Đức Chúa Trời hay soi sáng trí não loài người để giúp họ hiểu thấu ý nghĩa chánh đáng của lẽ thật mà Ngài đã khải thị rồi. Ấy vậy, sự soi sáng chẳng bao giờ bày ra lẽ thật mới nào cả, chỉ giúp đỡ cho kẻ kê cứu có đủ sự sáng sủa thuộc linh để hiểu lẽ thật đã bày ra rồi đó thôi. Xem Lu-ca 24:32, 45.Đem ba danh từ khải thị, soi sáng và hà hơi vào mà so sánh với nhau, thì có thể đoán rằng, mọi lời chép trong Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào, nhưng mà mọi lời ấy chẳng phải đều là khải thị cả đâu; bởi vì nhiều thực sự chép trong Kinh Thánh loài người tự nhiên có thể biết được. Mọi lời Kinh Thánh nhờ sự mặc cảm của Thánh Linh mà chép lại; nhưng các trước giả có lẽ không phải đều toàn được soi sáng để thấu hiểu ý nghĩa chánh đáng của lời họ chép đó. Thí dụ:(1)Trong Lu-ca và Công-vụ có sự hà hơi vào, song chẳng có sự khải thị. Bởi vì điều Lu-ca tự thuật là điều mà mắt ông đã thấy và tai ông đã nghe. Thánh Linh đã mặc cảm tâm trí, cai trị ngòi bút của ông đến đỗi mọi lời ông biên chép đều là chơn thật cả. Xem Lu-ca 1:1-4.(2)Trong Khải-huyền có sự hà hơi vào, mà cũng có sự khải thị nữa; bởi vì phần lớn của sách Khải-huyền đều là lẽ thật mới, lý tánh tự nhiên không sao tìm ra đặng. Xem Khải 1:10, 11.(3)Trong các sách tiên tri đều có sự hà hơi vào, nhưng lắm khi trước giả thiếu sự soi sáng, nên không hiểu được ý nghĩa của lời mình đương chép đó là gì cả. Xem IPhi 1:10, 11.(4)Còn trong thơ tín của Phao-lô có sự hà hơi vào, có sự khải thị, mà cũng có sự soi sáng nữa; bởi vì Phao-lô hiểu thấu ý nghĩa lời Thánh Linh mặc cảm cho ông chép ra vậy. Xem ICô 2:12.
II. BẰNG CHỨNG VỀ SỰ HÀ HƠI VÀOChúng ta nhận thấy Đức Chúa Trời đã ban cho loài người sự khải thị đặc biệt rồi. Thế nhưng Ngài há có giao sự khải thị ấy cho họ một cách thờ ơ lơ lửng chăng? Có đành để cho họ dùng ký ức bất toàn mình mà truyền thuật lại cho hậu sinh ta ư? Dám quả quyết rằng Đức Chúa Trời không nỡ nào làm như vậy! Đấng Toàn năng đã tìm phương pháp khôn ngoan để bày tỏ mình ra thì chắc cũng phải tìm phương thế để truyền sự khải thị ấy lại một cách không sai lầm, hầu cho loài người có thể đem lòng tin cậy đến và được cứu rỗi, cảm tạ Đức Chúa Trời! Thánh Linh không những là lo khải thị Đức Chúa Trời cho loài người chúng ta mà thôi, lại cũng lo mặc cảm các nhà nhận lãnh sự khải thị ấy, khiến họ đủ ơn biên thuật lại trong một bộ sách gọi là Kinh Thánh, đến đỗi các sự tích, biến động và lẽ đạo trong bộ ấy không sai lầm chút nào.Sau đây xin kể lược những bằng chứng về sự Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh. Có hai thứ bằng chứng là nội chứng và ngoại chứng.
1. NỘI CHỨNGA) Nội chứng trực tiếp
- Về Cựu Ước – Christ làm chứng. – Chúa Jesus Christ vốn chứng giả rất đáng tin, lại là Sứ giả đến từ Đức Chúa Trời. Ngài chứng thực cho sự hà hơi vào Cựu Ước, quyết rằng cả kinh văn ấy là chính lời của Đức Chúa Trời. Ngài thường trưng dẫn lời ấy bắt đầu bằng câu “có chép rằng”. Vả, hễ người Do Thái nào nghe ai dùng lời ấy thì hiểu ngay rằng lời trưng dẫn đó là lời Kinh Thánh, có thần quyền, bởi chính Đức Chúa Trời ban bố cho. Christ lại gọi Kinh Thánh là “lời Đức Chúa Trời phán” (Giăng 10:35), quyết rằng “Kinh Thánh không thể bãi bỏ được” đến đỗi dầu “một chấm một nét trong luật pháp không qua đi được” (Ma-thi-ơ 5:18); (Cũng xem Ma-thi-ơ 4:4, 6, 7; 11:10; Mác 14:27; Lu-ca 4:2-4). Thế thì, lấy làm rõ ràng lắm, Kinh Cựu Ước là lẽ thật đích xác của Đức Chúa Trời, không chỗ nào sai lầm cả.
- Về Tân Ước. – Có ba bằng cớ minh chứng cho sự hà hơi vào Kinh Tân Ước như sau nầy:
a)Chúa Jesus làm chứng. – Chúa Jesus lập các sứ đồ, ủy nhiệm chức giáo sư cho họ, hứa rằng Thánh Linh sẽ giúp đỡ họ cách siêu việt về công việc dạy dỗ, cũng như Đức Chúa Trời đã giúp đỡ các tiên tri xưa vậy.Trong Ma-thi-ơ 28:19, 20 Chúa bảo các sứ đồ hãy đi truyền Tin Lành ra, và hứa rằng sẽ thường ở với họ cho đến tận thế. Trong Công 1:8 Ngài lại hứa ban Thánh Linh cho họ để họ làm chứng về Ngài cho đến cùng trái đất. Nếu đem các câu ấy so sánh với các lời hứa cho Môi-se (Xuất 3:12), cho Giê-rê-mi (Giê 1:5-8), cho Ê-xê-chi-ên (Êxê 2 và 3), và cho các tiên tri khác, thì rõ ràng lắm, Chúa kể lời của các sứ đồ có quyền bằng lời của các tiên tri xưa vậy. Xem Ma-thi-ơ 28:18, 20.Xuất 4:12; Giê 1:7-8; Êxê 2:3; Êxê 3:4; Ês 44:3; Giô-ên 2:28; Giăng 14:26; Giăng 15:26, 27; Giăng 16:13Thế thì, nhờ lý cớ nầy ta đoán rằng lời của các sứ đồ cũng có sự hà hơi vào bằng lời của các tiên tri trong Cựu Ước vậy.b)Các sứ đồ làm chứng. – Các sứ đồ đều quả quyết rằng họ đã nhận lãnh Thánh Linh mà Chúa Jesus đã hứa. Nhờ Ngài mặc cảm, họ giảng dạy và trước thuật các có thần quyền, đến đỗi lời họ ký thuật đều có cùng một giá trị và linh nghiệm bằng lời trong Kinh Cựu Ước. Không những là các sứ đồ trực tiếp tự quyết nhận có thần quyền, hoàn toàn nhờ Thánh Linh soi dẫn lời và chữ họ chép mà thôi, lại còn nhờ ở cái giọng đoan nghiệm và cách cao thượng trải suốt các sách của họ chép đó, hẳn đều đồng thinh minh chứng cho sự thần quyền của họ nữa. Những câu viện dẫn sau đây chứng rằng các sứ đồ nhờ sự mặc cảm trực tiếp của Thánh Linh mà dạy bảo. ICô 2:10,13; ICô 11:23; ICô 12:8, 28; ICô 14:37, 38; Ga-la-ti 1:12; ITê 4:2, 8Còn những câu trưng dẫn sau đây nữa thì lại chứng rằng sự dạy dỗ của sứ sồ đều có thần quyền bằng sự dạy dỗ của bộ Cựu Ước. IPhi 1:11, 12; IIPhi 1:21; IIPhi 3:2, 16Phao-lô quyết rằng cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào. Phi-e-rơ cũng dạy rằng các thơ tín của Phao-lô có thần quyền bằng Kinh Cựu Ước. Nhiều câu trong Kinh Tân Ước chú trọng về thần quyền, quyết rằng hễ ai không tín nhận sự tự thuật trong đó thì mắc tội nặng. IITi-mô-thê 3:16; IIPhi-e-rơ 3:16; Ga-la-ti 1:1, 2; IGiăng 5:10, 11; Giu-đe 1:3Vả, các câu viện dẫn trên đều minh chứng rằng những trước giả của Tân Ước phân biệt sự hà hơi vào với sự tư tưởng riêng. Cũng quả quyết rằng họ được hà hơi vào cũng như các tiên tri xưa vậy (Khải 22:6). Về Cựu Ước thì sự hà hơi vào do Christ chưa giáng sanh mà ra. Còn sự hà hơi vào của Tân Ước lại do Christ thăng thiên bởi cơ quan Thánh Linh mà được nên.c)Phép lạ và lời tiên tri làm chứng. – Các nhà trước thuật Tân Ước đều làm phép lạ và nói tiên tri đặng chứng quyết rằng họ được Đức Chúa Trời hà hơi vào. Về thực sự ấy họ rất khác với các nhà hiền triết và văn hào trong bái vật giáo, vì họ thường tự xưng được Trời mặc cảm để dạy bảo. Ma-thi-ơ 10:1; IICô 12:12Còn về các quyển do những người không hành chức sứ đồ chép ra, như sách Tin Lành Mác, Lu-ca, thơ Hê-bơ-rơ, Gia-cơ và Giu-đe, thì có bằng cớ chứng rằng các sứ đồ gởi gắm những thơ ấy cho các Giáo hội, công nhận là được hà hơi vào và có thần quyền như các thơ của chính sứ đồ vậy.B. Nội chứng gián tiếpCũng có những nội chứng gián tiếp làm chứng Kinh Thánh được hà hơi vào. Đây xin lược kể lại vài ba chứng ấy:1)Đặc tánh siêu nhiên của Kinh Thánh làm chứng. – Kê cứu qua Kinh Thánh, rất dễ thấy bộ sách nầy khác hẳn với mọi sách khác. Kinh Thánh am hiểu tâm linh loài người, xét đoán linh hồn, phản đối tình dục, phơi tội lỗi ra và hạ sự kiêu căng xuống. Lại bổ chỗ khuy khuyết của lòng, giải quyết vấn đề khó hiểu, bày tỏ bản tánh Đức Chúa Trời, chỉ dạy sự tha tội, dẫn đường đến thiên đàng, an ủi khi hoạn nạn, giúp đỡ lúc yếu đuối, giải cứu phút hấp hối. Cả Kinh Thánh đầy ý nghĩa cao xa mầu nhiệm, không ai hiểu thấu hết, càng kê cứu bao nhiêu, lại càng gặp sự hay mới bấy nhiêu. Nói cho đúng, sách nầy khác hẳn với các sách khác, khiến cho ta phải thán phục mà nhận là do Đức Chúa Trời ban xuống cho chúng ta bởi sự hà hơi vào vậy.2)Bản tánh siêu việt của Christ làm chứng. – Tân Ước tả ra Christ rất khác với mọi người không cứ là ai, vì Ngài có bản tánh toàn vẹn vô cùng, không tội lỗi, không khuyết điểm gì cả, mọi phương diện của bản ngã Ngài cũng đều đặn, thánh khiết rất mực cả, đến đỗi bạn hữu hay thù nghịch cũng đều đồng thinh chứng rằng: “Chẳng có ai giống như Ngài bao giờ.” Christ là trung tâm điểm và tôn chỉ của cả Kinh Thánh, bản tánh siêu nhiên Ngài chạy suốt qua mọi câu, mọi đoạn, mọi sách trong Kinh Thánh làm cho cả văn tự đều đồng hưởng được đặc tánh siêu nhiên ấy.3)Sự hiệp nhứt của Kinh Thánh làm chứng. – Kinh Thánh tuy có nhiều người chép mà thực chỉ có một tâm trí trước thuật mà thôi. Nội dung Kinh Thánh tuy gồm 66 quyển , có chừng 36 nhà trước thuật, sống vào các thời đại rất xa cách nhau, trình độ tài học cũng khác nhau. Dầu vậy, 66 quyển ấy đều chỉ có một đề mục, một tinh thần, một mục đích, một tôn chỉ suốt qua hết thảy. Trong vòng các trước giả ấy ra thấy rõ người sau chót chẳng chép điều gì có thể gọi là hơi hơi phản đối với kẻ đầu tiên, nhưng cả lời chép của họ đều đồng một ý với nhau, sự dạy dỗ và sự biên thuật của họ trở nên một thống hệ thần đạo trọn vẹn vô song. Tại cớ sao Kinh Thánh có sự hiệp nhứt như thế? há chẳng phải vì chỉ có một Đại Tác giả là chính Đức Chúa Trời đấy ư?2. NGOẠI CHỨNGCó mấy bằng chứng ở ngoài Kinh Thánh gọi là ngoại chứng. Tuy các bằng cớ nầy ở ngoài Kinh Thánh, nhưng rất can thiệp đến sự dạy dỗ của Kinh Thánh, minh giải rằng văn tự của cả Kinh Tân Cựu Ước đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào. Xin kể lược dưới đây:a)Các phép lạ làm chứng. – Các trước giả Kinh Thánh đều thuật lại nhiều phép lạ, hoặc bởi nhà tiên tri, hoặc bởi Christ hay là bởi các sứ đồ làm ra. Vả, phép lạ tức là một công việc, hoặc một biến động xảy ra quá trí hiểu và năng lực của loài người. Ở ngoài các phép lạ mà Môi-se làm ra trong xứ Ai-cập, Cựu Ước lại còn có những phép lạ cũng rất quan hệ như:(1)Sự tuyệt diệt bọn Cô-rê, Dân 16; (2) Sự đi qua Giô-đanh, Giô 3:14-17; (3) Sự đánh đổ thành Giê-ri-cô, Giô 6:6-20; (4) Ê-li dâng hi sinh trên núi Cạt-mên, ICác 18:17-40; (5) Sự chữa bịnh phung cho Na-a-man, IICác 5:10-27; (6) Sự phá hủy đạo quân A-si-ri, IICác 19:35; (7) Bóng lui mười độ trên trắc ảnh độ, IICác 20:8-10; (8) Ba bạn Hê-bơ-rơ trong lò lửa, Đa-ni-ên 3:20-27.Trong Tân Ước có chép lại nhiều phép lạ của Christ và các sứ đồ làm ra. Các phép lạ của Christ can thiệp đến hết cõi thiên nhiên và cõi siêu nhiên, có ảnh hưởng trên cả phần thuộc linh và thuộc thể của loài người. Ngài làm cho gió yên lặng, khiến nước hóa ra rượu, làm cho năm ổ bánnh và hai con cá hóa ra nhiều, đuổi quỷ, chữa bịnh, kêu kẻ chết sống lại. Các trước thuật của Kinh Thánh đều lợi dụng các phép lạ, mà chứng quyết cho quyền năng và sứ mạng mình đều do Đức Chúa Trời ban cho. Chính Jesus Christ cũng làm như vậy khi môn đồ Giăng đến hỏi thăm Ngài có phải là Mê-si hay không, thì Ngài đáp, – xem Ma-thi-ơ 11:3-5.Thế thì các phép lạ đều là bằng cớ đích xác chứng rằng sứ mạng của Kinh Thánh và trách nhiệm của các trước giả đều là siêu việt, do chính Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh mặc cảm mà có vậy. Xem Ma-thi-ơ 8:3; Mác 1:34, 41, 42.; Mác 6:56; Mác 8:7-9; Lu-ca 5:24, 25; Lu-ca 8:54, 55; Lu-ca 18:42, 43; Giăng 5:8, 9; Công 3:6-8b)Lời tiên tri làm chứng. – Một bằng cớ rất mạnh làm chứng rằng Đức Chúa Trời quả có hà hơi vào cả lời lẽ trong Tân Cựu Ước ấy là lời tiên tri được ứng nghiệm. Trải qua các đời trước có nhiều đầy tớ của Đức Chúa Trời tự xưng mình đã lãnh được sứ mạng của Ngài để dự cáo về cuộc tương lai. Một phần lớn của những sự dự cáo ấy được ứng nghiệm như lời. Đây xin kể lại những điều quan hệ hơn mà thôi.(1)Cựu Ước. – Cựu Ước có nhiều lời tiên tri can thiệp đến nào là dân Y-sơ-ra-ên, nào là các dân ngoại bang và Đấng Christ. Các tiên tri đều dự cáo về sự đánh đổ và tuyệt diệt nước A-si-ri và Ba-by-lôn trong lúc hai nước ấy vẫn còn phú cường cực điểm, chẳng có một dấu hiệu tự nhiên gì có thể ám chỉ cho các Đấng ấy biết trước về hai nước đó mà hòng tiên đoán cái biến động bi kịch kia được. Tuy vậy, lời dự cáo ấy được ứng nghiệm trọn cả. Xem Ê-sai 13:19-22.; Ê-sai 14:22, 23; Giê 50:13, 39, 40; Na-hum 3:7; Sô-phô-ni 2:13, 14Cựu Ước cũng dự ngôn về nước Ai-cập, vẻ ra tương lai nước ấy cách tường tận. Quả nước nầy không bị tuyệt diệt như A-si-ri và Ba-by-lôn, nhưng bị suy nhược, phải đầu phục các cường quốc khác, cũng như tiên tri Ê-xê-chi-ên đã dự cáo vậy. Xem Êxê 29:15.Trong Phục 28:, Môi-se vẽ ra tương lai của dân Do Thái, dự cáo rằng họ sẽ không vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng sẽ phạm tội và bị tan tác khắp thế gian. Lời nầy đã được ứng nghiệm đầy đủ, chẳng sai chạy một chữ nào. Trải qua 19 thế kỷ, dân Do Thái bị tan tác khắp địa cầu, đến ngày nay lời tiên tri của Môi-se vẫn còn được ứng nghiệm ở trước mặt ta. Xem Phục 4:27.; Nê-hê-mi 1:8.; Giê 9:16; A-mốt 9:9Những lời tiên tri về các điều khác như là,(a)Sự đền thờ bị phá hủy, được lập lại và lại bị phá hủy lần chót nữa. Xem Giê 26:9.; Ê-sai 44:28; Đa-ni-ên 9:26(b)Bàn thờ tại Bê-tên bị vua Giô-si-a phá đổ: ICác 13:2; IICác 3:15, 16(c)Thành Giê-ru-sa-lem bị dân Ba-by-lôn triệt hạ: Xem IICác 20:17.(d)Dân Do Thái bị làm phu tù 70 năm tại Ba-by-lôn. Xem Giê 29:10.(e)Dân Do Thái trở lại tổ quốc và được vua Si-ru ra chỉ dụ cho phép họ trở về. Xem Ê-sai 44:28.(f)Các chiến tranh giữa nước Sy-ri và Ai-cập (Xem Đa-ni-ên 11:2-35).Đền thờ bị quân đội Ba-by-lôn phá hủy năm 586 T.C. (IICác 25:13-16), được lập lại bởi Xô-ru-ba-bên năm 516 T.C. (E-xơ-ra 5 và 6). Vua Hê-rốt dỡ cái đền nầy mà xây cất một đền mới nguy nga đẹp đẽ hơn cái cũ (20-19 T.C.). Đền thờ ấy lại bị quân đội La-mã phá hủy năm 70 S.C. Bàn thờ tại Bê-tên (nước Y-sơ-ra-ên), thật bị vua Giô-si-a phá đổ như tiên tri đã nói (IICác 23:15, 16). Còn thành Giê-ru-sa-lem bị vua Nê-bu-cát-nết-sa đánh hạ năm 586 T.C. Từ năm 604 đến năm 586 T.C. thì dân Do Thái lần lần bị đem qua Ba-by-lôn và làm phu tù tại đó trọn 70 năm như Giê-rê-mi đã dự ngôn. Đến năm 534 T.C. nhằm đời Si-ru, thì dân Do Thái được phép trở về cố quốc, lập lại đền thờ cũng như Ê-sai đã nói trước (Ê-sai 44:28; Đa-ni-ên 9:1, 2; IISử-ký 36:22, 23; E-xơ-ra 1:1-11). Còn các trận chiến tranh giữa nước Sy-ri và Ai-cập thì đã thật được xảy ra hệt như tiên tri Đa-ni-ên đã nói trước trong sách của ông (Đa-ni-ên 11:2-35). Thế thì, ta có thể quả quyết rằng lịch sử thế giới đã minh chứng rằng những lời dự cáo kể trên đây và nhiều lời khác đều được ứng nghiệm hết, chẳng một lời nào sót cả. Thực sự ấy vốn một bằng cớ mạnh chứng rằng Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi vào.(2)Sự dự ngôn về Christ. – Từ thời thượng cổ trải qua nhiều thế kỷ trước Chúa giáng sanh, có nhiều lời dự cáo về một Đấng do dân Do Thái sẽ ra đời trở nên nguồn phước cho cả thiên hạ. Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời ban lời hứa ấy cho A-đam, cho Áp-ra-ham, cho Y-sác, và cho Gia-cốp ít nữa là hai ngàn năm trước khi Chúa giáng sanh. Huống lại, khoảng thời gian từ Áp-ra-ham cho đến chừng 500 năm trước kỷ nguyên ta có nhiều nhà tiên tri dấy lên tái tam dự quyết về Đấng ấy, dự cáo thêm về dòng dõi và họ hàng Người, về chỗ và niên hiệu phải giáng sanh; về đời sống, công việc, sự chết, sự chôn, sự sống lại, và sự thăng thiên của Người. Xem Sáng 3:15; Sáng 22:18; Sáng 26:4; Sáng 28:14; Ê-sai 53:2, 3, 5, 9; Thi 22:1, Thi 22:14, Thi 22:17, Thi 22:18, Thi 22:22Kê cứu qua Tân Ước, thì thấy mọi lời dự ngôn ấy đều được ứng nghiệm đầy trọn ở nơi Chúa Jesus Christ, y như đã dự cáo, dầu nửa lời cũng chẳng hề sai chạy.c)Đạo Tin Lành bành trướng cách mau chóng cũng làm chứng. – Nghiên cứu lịch sử Hội Thánh, thì thấy đạo Christ mới chỉ trong hai ba thế kỷ mà đã dấy lên, lan tràn và toàn thắng thế giới văn minh một cách lạ lùng. Suy nghĩ về thật sự ấy lại nảy thêm một vấn đề nầy: Cớ sao hôm nay muôn muôn triệu triệu người đều sùng bái phục sự một Người ra từ dân Do Thái đê hèn, lại bị nhục hình thập tự như một thủ phạm kia? Tại sao trong các dân các nước có người đành lòng liều mình đặng truyền bá về đời sống của một Người dường ấy, lại vui chịu mọi sự khốn khổ thậm chí bị giết chết cũng cam, miễn được dịp tiện thuật chứng cho thiên hạ nghe về sự sống, sự chết và sự sống lại của Người ấy? Cớ sao do sự giảng dạy làm chứng của 12 môn đồ rất tầm thường kia mà chỉ trong khoảng ba trăm năm cả La-mã đế quốc kiêu căng kia phải cúi phục dưới chơn Đấng bị đóng đinh ấy? Há chẳng phải vì Đấng ấy vốn Con Đức Chúa Trời hiện ra trong xác thịt đó ư? Há chẳng phải sứ mạng của các môn đồ Ngài báo cáo đó là do Đức Chúa Trời ban xuống, nhờ sự mặc cảm của Thánh Linh mà được giảng dạy biên chép cách mau chóng đó minh chứng rằng Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi vào vậy. Bằng chẳng, thử hỏi, vin vào lý do gì mà cắt nghĩa nổi cái cớ mà Tin Lành bành trướng ra mau chóng lạ lùng dường ấy được ư?Vả, loài người tự nhiên còn lấy làm khó biết được cả việc hiển hiện trước mắt, huống chi những việc cao xa, mầu nhiệm thuộc về cuộc tương lai thì làm sao thấu rõ nổi? Nếu không có Đấng Vô sở bất tri khải thị những việc vừa kể ra trên đây, thì chẳng có người nào hiểu thấu mà dự cáo gì được. Thành thử phải đoán rằng các trước giả Kinh Thánh đều được Thánh Linh mặc cảm mà nói trước các việc phải xảy ra về sau, còn chính điều ấy chứng thực cho sự Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh vậy.d)Sự thực hữu của Hội Thánh làm chứng. – Rải rác khắp trên mặt đất nầy có một hội gọi là Giáo hội hay là Hội Thánh của Christ (Eglise Chrétienne). Thuộc viên của hội ấy vốn đủ sắc người trong các nước, các dân, thuộc trong các dòng giống trong mọi thứ tiếng nói, và mọi tập tục phong hóa khác nhau; nhưng hết thảy đều đồng tâm hiệp ý tôn sùng bái phục Chúa Jesus Christ, xưng hô Ngài là Con Đức Chúa Trời. Cứu Chúa của thế gian. Xin hỏi, cái căn nguyên của Hội Thánh ấy ở đâu? Đáp: Hội Thánh là sự kết quả của lẽ đạo khải thị biên tập trong Kinh Thánh, là thực nghiệm của cả sự dạy dỗ của kinh ấy, hưởng được bản tánh siêu việt của thánh văn đó, đến đỗi tuy bị muôn trùng thù nghịch hằng lập đủ gian mưu quỉ kế phá hoại, thì Hội Thánh vẫn đứng vững, chứng quyết cho Christ, xem Công 4:12. Thế thì, nếu không có Kinh Thánh, ắt cũng không có Hội Thánh. Vậy Hội Thánh minh chứng cho căn nguyên siêu việt của Kinh Thánh, quả quyết rằng vốn bởi Thánh Linh mặc cảm trước giả mà ban bố cho ta vậy.e)Sự từng trải của tín đồ làm chứng. – Mọi tín đồ vốn là kẻ có tội, đứng trong địa vị tối tăm, buồn bã, chỉ đầy lòng sợ hãi về khổ cảnh tương lai ở trong địa ngục. Nhưng may thay! Khi gặp Tin Lành củaChrist, đọc được sứ mạng của Kinh Thánh, rồi đem lòng tin nhận, thì được tha tội, được dời khỏi chốn tối tăm qua nơi sáng láng của Christ, được đầy dẫy sự vui mừng, cũng được hi vọng vinh hiển về đời sau. Các tín đồ từng trải các phước hạnh như thế, đều đồng thinh chứng rằng Kinh Thánh quả được Đức Chúa Trời hà hơi vào, có thần quyền, vì nhờ thần từ của sách đó mà mình hưởng được đặc ân phước lớn dường ấy. Quả như Phi-e-rơ chép, xem IPhi-e-rơ 1:23, 24.Lại Kinh Thánh chẳng khác gì cái gương soi, hễ ai nhìn vào thì hẳn đương thấy rõ chơn tướng của mình là thế nào, chẳng khác bức tranh tả thực trăm phần đầy đủ, đến đỗi lẽ thật của Kinh Thánh có quyền bày tỏ ra sự tín nhiệm hơn hết của lòng, khen điều phải, trách điều quấy, chẳng hề tây vị ai cả. Suy nghĩ về thực sự nầy, rất dễ nhận biết rằng ngoài Kinh Thánh chẳng có sách nào khác có quyền siêu việt như thế. Còn quyền ấy há chẳng phải do Đức Chúa Trời hà hơi vào bộ sách kia mà có đấy ư?f)Sự bảo tồn Kinh Thánh làm chứng. – Đến chúng ta ngày nay mà còn được cầm Kinh Thánh trong tay, hẳn cũng là một phép lạ không gì bằng. Từ xưa đến nay có vô số thù nghịch đồng tâm hiệp lực dùng đủ trăm mưu ngàn kế, quyết tuyệt diệt Kinh Thánh cho khỏi mặt đất. Nào là các hoàng đế La-mã, nào là các giáo chủ bái vật giáo, nào là các giáo hoàng, nào các nhà bác học của đời, nào sự ngu muội của bọn vô thần đảng, hết thảy đều đã rán công ra sức lo đánh đổ Kinh Thánh. Mà lạ thay! Mặc dầu đã gặp vô số hiểm tượng dường ấy mà Kinh Thánh vẫn cứ còn, cứ được phiên dịch, cứ ấn loát, cứ tái bản, và cứ lưu thông; lại nữa, chẳng có khi nào mà người ta mua và xem Kinh Thánh nhiều như hiện nay. Có người nói Kinh Thánh như một hòn đá vuông, dầu xô lật bên nào, cũng vẫn thấy cao và vững một mực như thế thôi. Cớ sao vậy? Há chẳng phải vì Kinh Thánh vốn một cách siêu nhiên được Đức Chúa Trời bảo tồn đến ngày nay đấy ư? Chính thực sự ấy cũng quyết chứng cho nội dung của Kinh Thánh hoàn toàn được Đức Chúa Trời hà hơi vào vậy.III. PHƯƠNG THỨC HÀ HƠI VÀO1. CÓ BA PHƯƠNG THỨCSự hà hơi vào Kinh Thánh có lẽ có nhiều phương thức, lấy làm khó cho lý tánh hiểu thấu cả được. Song nghiên cứu qua cho kỹ có thể nói Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh theo ba cách nầy:a)Mặc thị, thức là các trước giả Kinh Thánh đã chép những sự mà trí não bình sanh họ không thể biết được, có lẽ cũng không hiểu ý được nữa. Xem IPhi-e-rơ 1:10-12.b)Hiển thị, tức là trước giả bỗng chúc được biết một sự mà bình sanh họ không thể biết đến hoặc hiểu ý nghĩa được. Xem Đa-ni-ên 12:8.c)Mặc cảm, tức là Thánh Linh cảm thông lòng trước giả, khiến cho người chép theo lời Chúa, xác hiệp ý Chúa không sai suyển điều nào cả. Đức Chúa Trời không những khải thị cho lòng trước giả rõ những điều chưa rõ, biết các lẽ chưa biết; nhưng cũng hà hơi vào lòng người để biên tập lại mỗi đều thuận hiệp lẽ thật, chẳng xen lộn ý nào của người nào cả. Xem Giăng 16:12-15.2. HAI CÂU KINH THÁNH VẼ PHƯƠNG THỨC HÀ HƠI VÀO KINH THÁNHCó hai câu Kinh Thánh vẽ ra phương thức Đức Chúa Trời dùng mà hà hơi vào Kinh Thánh.a)Câu thứ nhứt là IITi-mô-thê 3:16. Từ liệu “được Đức Chúa Trời hà hơi vào”, nguyên văn Hi-lạp là théopneustos, nghĩa đen là “được Đức Chúa Trời hà hơi vào.” Thế thì, theo sự dạy dỗ của chính Kinh Thánh, Đức Chúa Trời dùng hơi sống của Ngài mà hà vào các lời lẽ của kinh ấy, đến đỗi tuy lời lẽ đó vốn thuộc về tiếng nói của loài người đi nữa, thì cũng chẳng có lời lẽ nào sai lầm cả; hết thảy đều là lời hằng sống của Đức Chúa Trời có đủ thần quyền dạy dỗ loài người biết chánh đạo để cho được cứu rỗi trọn vẹn.b)Câu thứ hai là IIPhi-e-rơ 1:21. – Hai chữ “cảm thúc”, nguyên văn là phéroménoi, nghĩa đen là “thúc giục”, “đưa tới”, “lay động”, “cảm động”. Vậy Đức Chúa Trời cảm động và thúc giục các trước giả của Kinh Thánh phải nói và chép theo ý chỉ của Ngài. Sự thúc giục ấy không phá hủy sự tự chủ của họ đâu, nhưng làm cho ý chỉ họ đồng hóa với ý chỉ của Đức Chúa Trời, đến nỗi sự muốn của Ngài trở nên sự muốn của họ vậy.VI. PHẠM VI CỦA SỰ HÀ HƠI VÀOKinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi vào đến chừng mực nào? Có phải phạm vi của sự hà hơi vào chỉ là hà hơi vào ý nghĩa của văn tự mà thôi, hay là đến cả chính văn tự ấy cũng được hà hơi vào nữa không? Phải nói rằng, Kinh Thánh có lời Đức Chúa Trời, hay là nói, Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, câu nào là lẽ thật? Nếu nói theo câu thứ nhứt, thì ai biết phân biệt lời nào là lời của Đức Chúa Trời, lời nào là không? Cả Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, được hà hơi vào, không những là ý nghĩa của văn tự, lại chính cả văn tự mà trước giả dùng đặng chép cũng được hà hơi vào nữa vậy. Lẽ tất nhiên Đức Chúa Trời không thể nào bày tỏ ý tưởng của Ngài cho loài người miễn là phải lợi dụng tiếng và chữ của họ mới được. Cho nên nếu tư tưởng trong Kinh Thánh được hà hơi vào, thì văn tự cũng phải được hà hơi vào nữa vậy. Sự hà hơi vào nầy thần học gọi là sự hà hơi vào sau từng chữ (Inspiration verbatum). Những câu viện dẫn sau đây làm chứng cho phạm vi của sự hà hơi vào cả Tân Cựu Ước.1. CHỨNG CHO CỰU ƯỚCa)Ba-la-am: Dân 22:38; Dân 23:12.b)Môi-se: Xem Xuất 4:10-12; Dân 17:1, 2; Phục 4:2; Phục 6:1; Phục 29:1;c)Giô-suê: Giô 1:1, Giô 1:5, Giô 1:8d)Đa-vít: IISa-mu-ên 23:2.e)Sa-lô-môn: Châm 30:5, 6.f)Ê-sai: Ê-sai 5:24; Ê-sai 8:1.g)Giê-rê-mi: Giê 1:7-9; Giê 7:27; Giê 13:12; Giê 30:1, 2; Giê 36:1, Giê 36:2, Giê 36:4, Giê 36:11, Giê 36:27-29.h)Ê-xê-chi-ên: Êxê 2:7; Êxê 3:10,11; Êxê 24:2.i)Đa-ni-ên: Đa-ni-ên 12:8, 9.j)Mi-chê: Mi-chê 3:8k)Ha-ba-cúc: Ha-ba-cúc 2:2.l)Xa-cha-ri: Xa-cha-ri 7:8-12.2. CHỨNG CHO TÂN ƯỚCa)Phao-lô: ICô 2:13; 14:37; ITê 2:13.b)Phi-e-rơ: IPhi-e-rơ 1:10, 11; IIPhi-e-rơ 1:20, 21; 3:1-2.c)Chúa Jesus Christ: Ma-thi-ơ 10:20; Mác 13:11; Lu-ca 12:12; 21:14, 15.d)Chứng khác: Công 2:4; 4:31; Giu-đe 1:17; Khải 2:7.V. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀ HƠI VÀOTrong vòng các nhà thần đạo có bốn ý kiến khác nhau về lẽ đạo Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh. Nay xin lược khảo như sau đây.1. TRỰC GIÁC PHÁT TRIỂN THUYẾTa)Phát huy lý thuyết. – Thuyết nầy chủ trương rằng Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh chẳng phải là một việc siêu nhiên đâu, chỉ là do ngộ tài tự nhiên hiểu thấy lẽ thật đó thôi. Tài hiểu ấy vốn một nguyên tài mà mọi người đều đã có, nhưng người nào tài nấy, hơn kém khác nhau, kẻ hiểu nhiều, người hiểu ít. Thuyết nầy lại dạy rằng các trước giả Kinh Thánh đều là các tay tài giỏi, thông hiểu tôn giáo và luân lý hơn chúng, đến đỗi có đủ nghị lực chép sách vở đạo giáo gọi là Kinh Thánh. Họ thông hiểu đạo giáo và luân lý chẳng khác gì các nhà bác học thông hiểu khoa học thiên nhiên, nên mới có đủ nghị lực trước thuật sách vở tả vẽ các thực sự về khoa học ấy. Cái thuyết nầy thuộc về lý tánh luận, kể chính loài người là nguồn gốc của mọi thứ tri thức, bất luận là thuộc về cõi thiên nhiên hay cõi thuộc linh cũng vậy. Giáo hội Unitaire (Thần nhứt vi hội) tín ngưỡng theo cái thuyết nầy.b)Chỗ sai lầm của thuyết nầy. – Thuyết nầy có những chỗ sai lầm như sau đây:(1)Tuy loài người có thể hiểu lẽ thật của cõi thiên nhiên, thì tài ấy chẳng đủ hiểu thấu lẽ thật thuộc linh đâu, bởi vì nó đã bị tội làm cho hư hoại, thường hiểu sai lầm những lẽ thật thuộc về đạo giáo và luân lý chơn thật. Bằng chẳng có Đấng Toàn năng giúp đỡ, mặc cảm tâm trí loài người, ban bố cho họ lẽ thật cách siêu nhiên, chắc không sao tránh khỏi phải sa vào hầm sai lạc được. Xem ICô 2:14, 10.(2)Nếu ngộ tánh là nguồn có một không hai của lẽ thật về đạo giáo và luân lý chơn thật, thì chắc phải sanh sự lộn xộn trong tôn giáo giới không xiết kể, khiến thuyết nầy phản đối với thuyết kia, đến đỗi không còn ai biết đâu mà phân biệt phải quấy được nữa. Giả như thuyết nầy là đúng, thì Ma-hô-mết là tiên tri Ngài. Trước giả kinh Védas bên Ấn-độ thì được mặc cảm để chứng quyết rằng chơn thần là Vishnu, một vị thần gian dâm ô uế cực điểm. Còn các trước giả Kinh Thánh đều phản đối cả hai nhà kia mà quyết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời và Chúa Jesus là Con Ngài. Kinh Védas cho phép ăn trộm cướp, phạm tội tà dâm. Kinh Cô-ran quyết rằng phải ra công rán sức mới được cứu. Còn Kinh Thánh lại phả đối hẳn với cả hai chủ nghĩa đó. Thành thử, rất vô lý mà nói rằng cả ba đều được hà hơi vào, hẳn phải có hai trong ba ấy là giả dối mới hữu lý vậy.(3)Thuyết nầy lẫn lộn lẽ thật của đạo với ý kiến riêng của người ta, đến đỗi có bao nhiêu ý kiến tức là bấy nhiêu lẽ thật khiến cho ta không còn thể nào mà biết được sự thật giả trong đạo giáo là gì nữa, vì mỗi người mỗi lẽ thật, mỗi người mỗi tôn giáo vậy. Thành thử, có sự lộn xộn, không ai có thể giải quyết chi được cả.(4)Thuyết nầy nếu luận ra cho ráo lý, thì thấy nó không phải dạy lẽ thật đâu, trái lại, nó chối lẽ thật thì có. Còn chối lẽ thật, tức là chối chính Đức Chúa Trời là nguyên lý và căn bản của lẽ thật. Bởi vì hễ quyết rằng cái bản năng trực giác (hoặc ngộ tánh) của loài người phát triển mọi lẽ thật, cố nhiên nhắc loài người lên bực tối cao trong linh giới, khiến họ soán vị Đức Chúa Trời đó vậy.(5)Thuyết nầy thực ra không giải nghĩa lẽ đạo về Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh đâu, chỉ chối đi thì có. Bởi vì nếu không có Đức Chúa Trời, thì thế nào có Ngài hà hơi vào cái gì? Dường ấy, đạo hà hơi vào không còn có nghĩa lý gì nữa, chỉ trở nên một từ liệu người ta dùng để tả vẽ tài trí giỏi giang của mình đó thôi.2. CHIẾU MINH THUYẾTa)Phát huy lý thuyết. – Chiếu minh thuyết dạy rằng từ liệu “Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh” có nghĩa là Đức Chúa Trời soi sáng vào lòng dạ và tài trí các trước giả, ban cho họ có sự sáng sủa để hiểu thấu lẽ đạo thuộc linh hơn. Còn sự soi sáng ấy chẳng khác gì sự soi sáng Ngài từng ban cho tín đồ thường. Lại quyết rằng Kinh Thánh có lời của Đức Chúa Trời nhưng không đáng gọi cả Kinh Thánh đều là chính lời ấy; các trước giả được Đức Chúa Trời hà hơi vào là chỉ có cái quan niệm về ý nghĩa đó thôi, chớ văn tự của họ chép thì vẫn là không có. Cũng thêm rằng sự soi sáng nầy chỉ tài bồi cho những bản năng của các trước giả Kinh Thánh, nhưng không ban cho họ hiểu biết lẽ thật mới mà bản năng họ không thể tự nhiên hiểu thấu được đâu.b)Chỗ sai lầm của thuyết nầy. – Thuyết nầy cũng rất sai lầm. Sau đây xin chỉ tỏ mấy ngộ điểm:(1)Sự soi sáng của Thánh Linh không hề khải thị lẽ thật mới, chỉ soi sáng cho ta có thể hiểu rõ hơn về lẽ thật đã được khải thị ra rồi đó thôi. Khi Thánh Linh muốn ban lẽ thật mới, thì phải dùng sự hà hơi vào, dùng cách siêu nhiên mà khải phát lẽ thật ấy; còn nếu muốn cho ta hiểu đúng nghĩa lẽ thật ấy, thì chỉ soi sáng cho là đủ, chớ không cần hà hơi vào ai nữa.Giả như chúng ta ở trong một cái buồng tối kia, nếu có thắp đèn sáng đến đâu đi nữa, thì cũng chỉ có thể thấy rõ mọi vật ở trong buồng ấy mà thôi. Chớ còn cái buồng khác ở một bên hoặc là ở phía sau kia bị khóa cửa kỹ, không ai trong buồng ta đứng có thể qua đó được, mà cũng không thể mở cửa buồng ấy, vì người ở trong buồng đó giữ chìa khóa; cũng chẳng ai có nhãn quang có thể ngó suốt ngang qua cửa kia, mà thấy những vật trong buồng ấy được; dầu có thắp đèn soi sáng cho đến bực nào cũng chẳng thấy gì được. Nếu muốn thấy trong buồng khóa cửa ấy thì phải làm sao? Phải thắp đèn tỏ hơn không? Hoặc cần khêu tim đèn cho sáng hơn chăng? Không thể được, thảy vô ích đó thôi. Cần phải có người ở trong buồng kín ấy lấy chìa khóa mở cửa cho chúng ta vào, thì mới thấy rõ mọi sự vật được. Cũng một thể ấy, lẽ thật chánh giáo vốn kín giấu ở nơi Đức Chúa Trời. Ngài phải hà hơi vào các trước giả Kinh Thánh, khải thị cho họ nhận lãnh những lẽ thật ấy, mở cửa kho tàng chứa các lẽ đạo quý báu của Ngài ra, để cho các đầy tớ Ngài xem biết. Rồi nếu muốn để cho họ và chúng ta đều có thể hiểu rõ ý nghĩa đúng của các lẽ đạo ấy, thì Thánh Linh phải soi sáng cho ta trong lúc kê cứu đến vậy.(2)Nếu lý thuyết nầy đúng, thì tín đồ nào cũng có thể cầm bút trước thuật Kinh Thánh mới, hoặc là thêm sách mới gì vào bộ Kinh điển đã tập thành rồi cũng được cả.(3)Theo thuyết nầy thì hẳn chưa có điển pháp nào để đoán định lẽ nào là thật, lẽ nào là giả; dường ấy rất cần phải có một sự khải thị mới nữa, đặng giải quyết về sự khải thị ta đã nhận lãnh rồi đó, để biết phần nào là chơn chánh cần phải theo, phần nào là giả ngụy đáng phải bỏ.(4)Vả, nếu loài người chưa nhận lãnh sự khải thị thứ hai đó để phân biệt lẽ thật giả trong Kinh Thánh, thì theo thuyết nầy người ta phải nhờ lý tánh sáng suốt để quyết đoán về Kinh Thánh hầu định lẽ nào phải công nhận, lẽ nào phải chối bỏ. Như thế, Kinh Thánh không còn là nguồn duy nhứt của lẽ đạo và luân lý chơn chánh nữa, bèn là lý tánh chiếm quyền cao cả trong công việc giải quyết mọi sự thuộc về đạo giáo và tín ngưỡng của ta. Thành thử, chiếu minh thuyết nầy kết cuộc chỉ đưa đến sự chối bỏ đạo chánh đó thôi.3. KHẨU THỤ THUYẾTa)Phát huy lý thuyết. – Thuyết nầy xướng rằng các trước giả của Kinh Thánh đều chỉ là những thơ ký của Đức Chúa Trời, những bộ máy thọ động, mà Ngài lợi dụng để biên lại các chữ và tiếng mà Ngài phán truyền cho, đến đỗi trong khi chịu mặc cảm để nhận lãnh sự khải thị của Đức Chúa Trời đó, thì họ mất cả sự tự do, chẳng được dùng đến bản năng tài trí mình nữa, chỉ viết theo sự khẩu thụ của Thánh Linh, làm việc chẳng khác gì máy viết kia, nếu đánh chữ a, nó liền in chữ a vậy. Theo thuyết nầy, họ đều là những bộ máy vô tri cả, còn lời họ chép đó bất quá là bài ám tả của Đức Chúa Trời đọc cho đó thôi.b)Chỗ sai lầm của thuyết nầy. – Thuyết nầy cũng chẳng đúng, có những ngộ điểm sau đây:(1)Kinh Thánh tỏ ra có khi Đức Chúa Trời dùng lời và tiếng loài người phán cho các trước giả Kinh Thánh, bảo phải chép vào sách. (Xem Dân 7:89; 8:1; Đa-ni-ên 1:10, 11). Dầu vậy, chẳng có bằng cớ gì chứng rằng Đức Chúa Trời chỉ lợi dụng phương thức đó mà truyền bảo ý chỉ Ngài cho họ mãi thế đâu, nhưng vẫn còn dùng nhiều cách khác hơn rất thích hiệp vơi bản năng tự do của trước giả nữa vậy.(2)Thuyết nầy chẳng kể đến cái “nhơn tánh” tỏ ra trong Kinh Thánh, cũng không giải quyết được tại sao lối văn và kiểu viết của trước giả nầy khác với lối văn và kiểu viết của trước giả kia. Ví bằng họ viết theo sự khẩu thụ, thì tại sao không đồng một lối văn, rập khuôn kiểu viết?Nội dung của các văn thể Kinh Thánh đều chứng rằng các trước giả đều là người có tài trí thông minh, tự do trước thuật, chớ không phải làm việc một cách vô cảm giác, chỉ thụ động như mấy móc kia đâu bao giờ. Thánh Linh cảm động các lương năng thiên nhiên của họ, lợi dụng tài trí vốn có của họ đó mà ban bố cho ta sự khải thị của Ngài, chớ không hề phá hủy sự tự do của họ. Kìa, cách bốn trước giả bốn sách Tin Lành biên thuật về những chữ để bảng treo trên đầu thập tự giá của Chúa cũng đủ minh chứng cho thực sự nầy rồi.Ma-thi-ơ chép: “Đây là Jesus vua dân Do Thái” (Ma-thi-ơ 27:37).Mác chép: “Vua dân Do Thái” (Mác 15:26).Lu-ca chép: “Đây là vua dân Do Thái” (Lu-ca 23:38).Giăng chép: “Jesus, Người Na-xa-rét, vua dân Do Thái” (Giăng 19:19).Đây ta thấy bốn ông ấy tuy biên thuật một việc đến bốn cách như thế mặc dầu, mà không hề phản đối nhau, dầu chắc quan Phi-lát đề những chữ trên bảng kia chỉ một cách mà thôi. Vậy tại sao sự biên thuật của bốn trước giả ấy đều khác nhau như thế? Ấy chính chẳng qua vì họ cũng là người, nên việc biên thuật đó kẻ theo lối nầy, người theo lối khác, song cả bốn đều thuật lại đúng theo chỉ một thực sự mà họ đã xem thấy và ghi nhớ đó thôi. Còn Thánh Linh hà hơi vào sự biên thuật ấy hầu cho khỏi bị thất thật, nhưng không nghiêm cấm họ biên thuật theo lối riêng của bản tánh cá nhơn họ vậy.4. THẦN ĐỘNG LỰC THUYẾTThuyết nầy thích hiệp với Kinh Thánh, dạy rằng sự Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh chẳng phải là việc do tài trí thiên nhiên mà ra, như thuyết trực giác phát triển đã dạy trên kia; bèn là công việc siêu nhiên bởi quyền phép Thánh Linh trực tiếp cảm động tâm trí các trước giả Kinh Thánh, thúc giục họ theo ý chỉ Ngài mà biên thuật, nhưng chẳng hề phá hủy sự tự chủ của họ.Thần động lực thuyết cũng phản đối với chiếu minh thuyết mà dạy rằng Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh không phải là soi sáng tài trí các trước giả hầu cho các lương năng của họ có thể hiểu rõ hơn lẽ đạo tôn giáo đâu, bèn là thần quyền hành động cả bản ngã và lòng đạo đức của trước giả, khiến họ có thể nhận lãnh và biên lại lẽ thật cách không sai lầm. Thuyết nầy cũng quyết rằng Đức Chúa Trời không những là hà hơi vào trước giả mà lại còn hà hơi vào văn tự họ biên thuật nữa, đến đỗi cả hai đều được thần lực toàn cảm, tập thành một bộ sách gồm cả khải thị của Đức Chúa Trời rất đáng tín nhận vậy.Thuyết nầy cũng phản đối thuyết khẩu thụ kia nữa, quyết rằng Kinh văn cũng như Đấng Christ, gồm có thần nhơn hai tánh, có hai yếu tố, cái này đến từ Đức Chúa Trời, cái kia ra bởi loài người. Tuy Kinh Thánh vốn một toàn thơ gồm cả lẽ thật khải thị của Đức Chúa Trời, thì cũng vẫn được chép theo văn thể của loài người, rất xứng hiệp với tài trí hiểu biết thiên nhiên của họ. Các trước giả Kinh Thánh thật chẳng phải là những bộ máy thọ động đâu, bèn được Thánh Linh lợi dụng làm khí giới tự động, mượn bổn tánh, tài năng, trí hiểu của họ mà làm cái ống thông dẫn để đổ phước hạnh của lẽ thật Ngài cho loài người vậy.CHƯƠNG 7 – LUẬN VỀ QUYỀN TUYỆT ÐỐI CỦA KINH THÁNH Trong vòng những kẻ xưng mình là tín giáo của Christ có ba ý kiến khác nhau về cái quyền tuyệt đối của đạo ấy. Ba ý kiến ấy là: 1. Giáo hội cầm quyền ấy; 2. Lý tánh cầm quyền ấy; 3. Kinh Thánh là nguồn của quyền ấy.I. GIÁO HỘI CẦM QUYỀN TUYỆT ÐỐI TRONG TÔN GIÁOGiáo hội La-mã đề xướng cái ý kiến ấy, quả quyết rằng sự chủ trị lòng tín ngưỡng và cách hành vi của tín giáo đều do một quyền cao cả là Giáo hội. Hễ ai muốn được cứu rỗi rất cần phải vâng phục các mạng lịnh của Giáo hội và phẩm trật của hội ấy mới được. (Xem Quyển I luận về những nguồn lầm lạc của thần học sẽ rõ thêm).II. LÝ TÁNH CẦM QUYỀN TUYỆT ÐỐI TRONG TÔN GIÁOLý tánh phái đề xướng ý kiến nầy, quyết rằng mọi điều gì trong Kinh Thánh và cõi thiên nhiên mà lý tánh hiểu thấu mười phần trọn vẹn, thì những điều đó mới đủ quyền cho ta tín nhận tuân theo. Còn điều gì lý tánh không thể rõ được, thì chẳng có giá trị gì, chẳng buộc ai phải tín nhận, bỏ đi cũng không phải là uổng. Thành thử, phái nầy tôn lý tánh lên làm quan xét cho Kinh Thánh và Đức Chúa Trời là Đại Trước giả của bộ sách ấy nữa. Nhưng khá biết rằng bao giờ quyền bính Kinh Thánh cũng vẫn cao hơn lý tánh, bày tỏ nguyên trạng của loài người vốn toàn vẹn, rồi sau bị sa ngã. Về tương lai sẽ được hạnh phước ở trên trời hay là phải bị khổ sở ở dưới địa ngục, tùy điều họ công nhận hay là chối bỏ lời của Đức Chúa Trời vậy. Kỳ thực, loài người chẳng phải là quan xét của Kinh Thánh đâu, bèn là Kinh Thánh sẽ xét đoán họ ở ngày sau rốt vậy. Xem Hê-bơ-rơ 4:12, 13.Lý tánh ở ngoài Đức Chúa Trời không thể nào cầm quyền quyệt đối trong sự giải quyết đạo lý, bởi vì không thể nhận được những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Xem ICô 2:14.Mà dầu cho đến lý tánh đạo đức được Thánh Linh soi sáng đi nữa cũng chẳng dám gọi là vô ngộ đâu, vì theo lẽ tự nhiên, người nào tánh nấy, chắc không bao giờ có thể làm nguồn về quyền tuyệt đối trong tôn giáo được; trái lại chỉ sẽ gây nên phe nầy đảng kia lộn xộn đó thôi. Cần phải có một quyền bính khác chắc chắn không hề thay đổi, để dạy bảo ta về lẽ đạo phải tín ngưỡng, về đường lối phải noi theo. Còn quyền bính tuyệt đối ấy chính là Kinh Thánh đó vậy.III. KINH THÁNH CẦM QUYỀN TUYỆT ÐỐI TRONG TÔN GIÁOGiáo hội Cải chánh công nhận rằng chỉ có một nơi cầm quyền tuyệt đối trong đạo giáo, ấy là Kinh Thánh. Bộ sách ấy dạy một cách có thần quyền và về lẽ đạo Giáo hội phải tín ngưỡng, bày ra mô phạm và tiêu chuẩn cá nhơn tín đồ phải tuân phục. Nếu trong Giáo hội có sự tranh biện về vô luận là vấn đề gì can thiệp đến đạo giáo, tín ngưỡng, hành vi, thì chỉ phải dùng lời Kinh Thánh để thí nghiệm và giải quyết vấn đề ấy mới hợp nghi. Hễ xét thấy sự dạy dỗ của Kinh Thánh phán đoán thế nào, thì tín đồ phải công nhận làm theo thể ấy. Vì Kinh Thánh có thần quyền để giải quyết và đoán định mọi sự thuộc về đạo giáo, tín ngưỡng và hành vi vậy. (Về sự dùng lý tánh đúng trong đạo giáo, hãy xem Quyển I, luận về những nguồn lầm lạc của thần đạo.)
QUYỂN III - LUẬN VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Vào thời cận đại của lịch sử thế giới nầy, văn hóa càng thạnh, học thức càng tới, tài trí càng cao, lý luận càng mới, sự nghiên cứu khoa học càng rộng rãi, sự phẩm bình của các nhà tư tưởng càng trổi hơn. Những bậc danh sĩ của các nước khắp địa cầu ai ai cũng muốn đem học lực lý tưởng mình mà giải quyết các vấn đề lớn lao khó hiểu trong vũ trụ nầy. Nhưng than ôi! Học thuyết lẫn lộn, sự lý hổn hào, đến đỗi càng cứu ra càng đui mù, càng diễn tới lại càng sai lạc!Trải xưa nay đã có vô số nhà học thức thử giãi bày vấn đề lớn hơn hết, là Đức Chúa Trời có thực hữu không? Vô thần đảng và duy vật phái đều hiệp xướng rằng Đức Chúa Trời chẳng thực hữu đâu. Họ đồng thinh rộ lên rằng, những hình hình sắc sắc trong vũ trụ đều tự nhiên mà có. Sự tín ngưỡng về Đấng Chủ tể trời đất, họ cho là dị đoan hư ảo, không xứng hiệp với lý tánh mở mang của người đời văn minh nầy. Còn hoài nghi đảng đối với vấn đề nầy lại đáp rằng: “Chúng ta không biết, cũng chẳng có thể biết được hoặc có Đức Chúa Trời hay không.”Nghe qua câu kết luận của mấy nhà đó, lòng ta chẳng thỏa mãn chút nào, chỉ mong sao cho biết chắc hoặc Đức Chúa Trời thực hữu hay là không? Bản tánh của Ngài là thể nào? Công vụ Ngài là làm sao? Ngài có tương quan gì với loài người không? Biết được những vấn đề ấy mới an tâm. Quả thật, ấy là các vấn đề quan hệ nhứt của mọi người. Hễ giải đáp được các vấn đề ấy cho đúng đắn, thì mới có hy vọng được cứu rỗi trong đời nầy và đời sau nữa. Bằng chẳng giãi bày được, tất phải cứ ở trong sự tối tăm mù mịt cho đến vô cùng vô tận vậy. Thế thì, chúng ta há có thể biết được Đức Chúa Trời thực hữu hay không chăng? Có thể hiểu rõ bản tành Ngài, công việc Ngài, thái độ Ngài đối với ta là thế nào không? Trong các bài sau đây xin giải đáp những vấn đề ấy, mong nhờ đó ta sẽ được thỏa nỗi ước vọng.Quyển nầy luận về vị cách và công vụ của Đức Chúa Trời, được chia ra làm 8 chương, tức là 1) Luận về sự nhận biết Đức Chúa Trời do nguyên tri; 2) Luận về sự nhận biết về Đức Chúa Trời thực hữu; 3) Luận về Đức Chúa Trời độc nhứt vô nhị; 4) Luận về Đức Chúa Trời thành vị; 5) Luận về các thuộc tánh của Đức Chúa Trời; 6) Luận về các đức của Đức Chúa Trời; 7) Luận về Ba Ngôi hiệp một Đức Chúa Trời; 8) Luận về công tác của Đức Chúa Trời.Vào thời cận đại của lịch sử thế giới nầy,văn hóa càng thạnh, học thức càng tới, tài trí càng cao, lý luận càng mới, sự nghiên cứu khoa học càng rộng rãi, sự phẩm bình của các nhà tư tưởng càng trổi hơn. Những bậc danh sĩ của các nước khắp địa cầu ai ai cũng muốn đem học lực lý tưởng mình mà giải quyết các vấn đề lớn lao khó hiểu trong vũ trụ nầy. Nhưng than ôi! Học thuyết lẫn lộn, sự lý hổn hào, đến đỗi càng cứu ra càng đui mù,càng diễn tới lại càng sai lạc!Trải xưa nay đã có vô số nhà học thức thử giãi bày vấn đề lớn hơn hết, là Đức Chúa Trời có thực hữu không? Vô thần đảng và duy vật phái đều hiệp xướng rằng Đức Chúa Trời chẳng thực hữu đâu. Họ đồng thinh rộ lên rằng, những hình hình sắc sắc trong vũ trụ đều tự nhiên mà có. Sự tín ngưỡng về Đấng Chủ tể trời đất, họ cho là dị đoan hư ảo, không xứng hiệp với lý tánh mở mang của người đời văn minh nầy. Còn hoài nghi đảng đối với vấn đề nầy lại đáp rằng: “Chúng ta không biết, cũng chẳng có thể biết được hoặc có Đức Chúa Trời hay không.”Nghe qua câu kết luận của mấy nhà đó,lòng ta chẳng thỏa mãn chút nào, chỉ mong sao cho biết chắc hoặc Đức Chúa Trời thực hữu hay là không? Bản tánh của Ngài là thể nào? Công vụ Ngài là làm sao?Ngài có tương quan gì với loài người không? Biết được những vấn đề ấy mới an tâm. Quả thật, ấy là các vấn đề quan hệ nhứt của mọi người. Hễ giải đáp được các vấn đề ấy cho đúng đắn, thì mới có hy vọng được cứu rỗi trong đời nầy và đời sau nữa. Bằng chẳng giãi bày được, tất phải cứ ở trong sự tối tăm mù mịt cho đến vô cùng vô tận vậy. Thế thì, chúng ta há có thể biết được Đức Chúa Trời thực hữu hay không chăng? Có thể hiểu rõ bản tành Ngài, công việc Ngài, thái độ Ngài đối với ta là thế nào không? Trong các bài sau đây xin giải đáp những vấn đề ấy,mong nhờ đó ta sẽ được thỏa nỗi ước vọng.Quyển nầy luận về vị cách và công vụ của Đức Chúa Trời, được chia ra làm 8 chương, tức là 1) Luận về sự nhận biết Đức Chúa Trời do nguyên tri; 2) Luận về bằng chứng về Đức Chúa Trời thực hữu; 3) Luận về Đức Chúa Trời độc nhứt vô nhị; 4) Luận về Đức Chúa Trời thành vị; 5) Luận về các thuộc tánh của Đức Chúa Trời; 6) Luận về các đức của Đức Chúa Trời; 7) Luận về Ba Ngôi hiệp một Đức Chúa Trời; 8) Luận về công tác của Đức Chúa Trời.
Chương 1: LUẬN VỀ SỰ NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI DO NGUYÊN TRIĐức Chúa Trời vốn một Đấng thuộc linh tự hữu hằng hữu, vô thỉ vô chung, toàn tri toàn năng, toàn thiện, toàn nghĩa. Đạo Ngài là thần kỳ mạc trắc, huyền diệu vô song, nên chẳng lạ gì mà sự khôn ngoan hữu hạn của người trần tục không những không biết nổi sự mầu nhiệm ấy được, mà lại cũng không biết được đến Đức Chúa Trời nữa. Các đạo thế gian suy tưởng về Đức Chúa Trời nhiều cách kỳ cục lạ thường, đến nỗi sai lạc rất xa. Ví bằng chẳng có sự khải thị của Đức Chúa Trời ở trong Kinh Thánh để làm bằng cớ mà nghiên cứu đến nguồn ngọn của thần đạo, thì ắt ta cũng không có thể nào hiểu biết được yếu chỉ của đạo ấy cho minh bạch trọn vẹn, hầu mong khỏi lầm đường lạc lối vậy.Tuy thế, Đức Chúa Trời cũng đã khải thị Ngài ra như ẩn như hiện trong cõi thiên nhiên nầy rồi. Như xưa Vua Đa-vít chứng trong Thi 19:1-3. Ai suy gẫm đến thì đều có thể biết được về Đức Chúa Trời, vì Phao-lô dạy trong Ro 1:19-20.I. NGUỒN GỐC LÒNG KÍNH THỜ ĐỨC CHÚA TRỜIMuôn vật trong cõi thiên nhiên vẫn có đủ bằng cớ chứng thực cho sự thực hữu của Đức Chúa Trời. Các bằng chứng ấy thần đạo gọi là thiên nhiên thần học. Trước khi kê cứu qua những bằng chứng ấy, rất cần yếu cho ta phải tìm kiếm ra cái gốc rễ của lòng kính thờ Đức Chúa Trời.1. CÁC LÝ THUYẾT TỰ THỊ NHI PHIKê cứu qua lịch sử nhân loại, ta thấy mọi dân tộc trên địa cầu, ai nấy đều có lòng kính vì một Đấng Cao cả, mà chúng ta gọi là Đức Chúa Trời. Tuy họ thờ có khác nhau, tín nhận có nhiều thần hay là chỉ có một Chúa, hữu hình hay vô hình, thì tựu trung hết thảy đều có một tấm lòng hay kính thờ một Đấng Cao cả đó vậy. Thế thì, xin hỏi, tấm lòng ấy đến từ đâu? Trước hết xin kể lại các lý thuyết tự thị nhi phi về vấn đề nầy, rồi sau sẽ chỉ dẫn ra cái thuyết chánh đáng.a) Tổ tiên di truyền.— Có nhà luận rằng nguồn gốc của sự kính thờ Đức Chúa Trời là do tổ tiên lưu truyền.Họ dạy rằng nhằm đời thượng cổ Đức Chúa Trời có lẽ bày tỏ ra cho tổ tiên ta rằng chính Ngài đã phú tấm lòng kính thờ Đức Chúa Trời cho loài người, rồi từ đó về sau họ lưu truyền cái quan niệm về sự thờ lạy Đức Chúa Trời cho hậu tự, đến đỗi ai ai cũng biết rằng ở trong trời đất nầy có một Đấng Cao cả đáng kính đáng thờ vậy. Kịp lâu đời về sau loài người lần lần mất cái tôn chỉ kính thờ Đức Chúa Trời,bởi vì kẻ nói đi người truyền lại, chi cho khỏi tam sao thất bổn; thành thử cái quan niệm về sự kính thờ Đức Chúa Trời lần lần sai lạc tràn khắp mọi người nhiều nơi, đến đỗi như hiện có ngày nay vậy.Lý thuyết nầy chẳng có giá trị bao nhiêu, bởi vì cổ truyện trong các dân các nước về nguồn gốc của lòng kính thờ Đức Chúa Trời và muôn vật là khác hẳn với ý kiến đó. Giả như cổ truyện của nước Tàu cho cội rễ muôn vật là bởi huyết, thịt, da và xương của ông Bàn-cổ biến hóa ra, bà Nữ-oa liệng đá năm sắc lên để vá trời xanh, chặt chơn con ngao để dựng bốn trụ cho trái đất vững vàng. Cổ truyện nầy với nhiều cổ truyện khác giống như nó, đều tỏ ra tổ tiên chẳng lưu truyền lòng kính thờ kia lại cho hậu tự đâu, trái lại có thể nói rằng đã khiến cho họ quên mất lòng ấy đi, chỉ truyền lại sự mê tín dị đoan thì có.b) Bởi sự cảm tưởng.—Loài người ở trong vũ trụ nầy thật lấy làm nhỏ mọn, thường xem thấy trời cao lồng lộng, đất rộng thinh thinh, muôn vật hóa sanh đầy dẫy vũ trụ minh mông bát ngát nầy, bất giác phải hỏi rằng: “Vạn vật ấy từ đâu mà ra?” Kẻ khác thấy đôi vầng nhựt nguyệt vận hành, muôn vàn tinh tú lấp lánh, ầm ầm sóng biển, cuồn cuộn dòng sông, trăng khuyết lại tròn, nước ròng rồi lớn, núi phun lửa, đất nhả dâu,mưa trôi đá, bão trốc cây, thì tự hỏi: “Ai làm sự đó?” Cũng có khi thấy tai họa thình lình vụt đến, hạn hán quanh năm, hết ôn dịch lại cơ hàn, lại hỏi: “Các điều ấy há tự nhiên mà có sao?” Kẻ khác lại thấy người đời đau ốm chết mất, họa phước vô thường, thì nghĩ rằng: “Nếu không có một Đấng quyền phép lớn hơn loài người,cầm quyền tử sanh, họa phước, thì thể nào cho phải?” Thêm nữa có vô số vấn đề khác khó giải quyết cho rành mạch được. Hết thảy những điều đó có thể cảm động người ta suy tưởng về Đức Chúa Trời, sanh ra lòng kính thờ Ngài vậy.Ta xin quả quyết rằng cái cảm tưởng ấy chẳng phải là cội rễ của lòng kính thờ Đức Chúa Trời đâu; bởi cái lòng kính thờ ấy đã sẵn có rồi, nên khi gặp các cảnh trạng như mới vẽ ở trên, thì tự nhiên bắt phải suy tưởng đến căn nguyên việc đó, chớ không do đó mà mới có cái đặc tài cảm tưởng về Đức Chúa Trời đâu.c) Do sự từng trải.— Ý kiến nầy nói rằng từ xưa đến nay thường có thần trí, thần lực, thần quyền, thần năng rất là trổi hơn quyền phép khôn ngoan của loài người, khiến cho họ phải công nhận có một Đấng thiên địa Chơn chủ. Hoặc kẻ khác nói rằng: “Mọi sự vật đều có sự sắp đặt khéo léo, dường như sự vật nào có thần nấy cai trị, tỷ như thái dương thần, thái âm thần, hỏa thần, thổ thần, v…v…” Ý kiến nầy rất sai lầm vì hai cớ kể sau đây:(1) Loài người không phải mãi về sau mới biết kính thờ Đức Chúa Trời, bèn là đã biết từ đời thượng cổ. Còn sự biết ấy chắc không do sự từng trải mà ra đâu, bèn vốn sẵn có trong bản tánh rồi. Loài người có ba đặc tánh khác với cầm thú, ấy là lý tánh, tài phân biệt phải quấy, và lòng kính thờ Đức Chúa Trời. Bất luận người dã man hay văn minh đều có ba đặc tánh ấy cả. Ví bằng do sự từng trải mà cấu tạo, mở mang ba đặc tánh ấy, thì làm sao các cầm thú không được ba tánh ấy nữa? Trái lại, ta thấy dầu có tập rèn dạy dỗ loài cầm thú đến đâu đi nữa, thì nó cũng chẳng có thể nào sanh ra lý tánh,tài phân biệt phải quấy hay là lòng kính thờ Đức Chúa Trời được đâu bao giờ.(2) Lịch sử tôn giáo chứng thực rằng loài người không tấn hóa trong sự thờ lạy Đức Chúa Trời đâu, bèn là thoái hóa thì có. Các nước thế gian, bất luận dã man hay văn minh đều có lời cổ truyền chứng rằng ở đời thái cổ họ đều tin kính một Đấng Chủ tể. Kỳ thực, cái tư tưởng tôn giáo càng xưa bao nhiêu lại thấy càng thuần bấy nhiêu. Trong lúc thái sơ người ta chưa mất sự thờ phượng Đức Chúa Trời thuần nhứt, nhưng vì cớ tội lỗi xen vào làm tối tăm tư tưởng của họ, và nhơn vì đó mà sự truyền đi nói lại không thể tránh được cái họa tam sao thất bổn, nên khiến cho họ dần dần bỏ sự kính thờ độc thần mà sùng bái đa thần. Nhờ thực sự ấy ta biết rằng lòng kính thờ Đức Chúa Trời đã sẵn có từ ban đầu, chớ không bởi sự từng trải mở mang theo luật tiệm tấn mà ra đâu.d) Do lý luận. — Có kẻ khác gọi lòng kính thờ Đức Chúa Trời là do lý luận mà ra. Bởi vì nếu lấy tài suy luận của mình mà thí nghiệm trong tinh thần, xem xét ngoài sự vật, thì phải nhìn nhận rằng quả có một Đấng Chủ tể độc nhứt đặng cho mình thờ phượng.Ta đáp rằng: chúng ta thật có nhờ lý luận mà làm chứng cho sự thực hữu của Đức Chúa Trời; nhưng lý luận hẳn chẳng phải là cái nguồn gốc của lòng kính thờ Đức Chúa Trời đâu, bởi vì:(1) Lòng kính thờ Đức Chúa Trời là xuất ư ngẫu nhiên. Theo thói quen của người ta, hễ cùng cực thì kêu Trời. Tư tưởng ấy thình lình phát ra khi gặp cảnh cùng cực kia, chính cảnh ấy khiến cho họ nẩy sanh ý cần phải kính thờ Ngài. Kỳ thực, sự kêu Trời cứu đó chẳng phải là do lý luận mà ra đâu.(2) Sự tin cậy của kẻ tầm thường trổi hơn các nhà lý tưởng. Ta thường thấy phần nhiều nhà đại lý luận, đại tư tưởng trong thế gian không tin kính thờ phượng Đức Chúa Trời đâu, bèn là những kẻ tầm thường không thường biết gì về lý luận, lại có lòng tin kính thờ phượng sốt sắng hơn thì có.(3) Lý luận chẳng ăn thua gì cho đời sống của tín đồ Christ. Ta thường thấy nhiều nhà lý luận cao, tư tưởng rộng, nhưng chẳng có kết quả khả quan gì cho đời sống thuộc linh của họ; còn tín đồ Christ thì khác, họ có một quyền năng lạ lùng khiến cho đời thuộc linh họ càng tấn bộ càng thêm. Quyền ấy do sự giao thông với thần linh giới, chớ chẳng bởi lý luận mà ra đâu.(4) Sự hiểu biết đạo thuộc linh vốn bởi linh tánh, chớ không bởi lý luận. Người nào cậy tài lý luận không thể nào hiểu thấu thần đạo bao giờ. Chúng ta biết được bao nhiêu về Đức Chúa Trời quả là nhờ sự khôn ngoan soi sáng của Thánh Linh ở trong linh tánh, chớ không bao giờ đến bởi lý luận hay giỏi của lý tánh đâu (ICo 2:14-15). Nếu có dùng lý luận chăng nữa,cũng chỉ mượn nó để phát minh yếu nghĩa của thần đạo đó thôi, chớ thực nó vốn chẳng phải là nguồn gốc của thần trí đâu.e/ Do sự khải thị. – Cũng có người cho rằng lòng kính thờ Đức Chúa Trời do sự khải thị ở trong Kinh Thánh mà ra. Bởi nếu chẳng có sự khải thị riêng ở ngoài loài người, thì loài người không thể tự nhiên phát sanh tư tưởng tôn giáo được.Lý thuyết nầy cũng sai lầm, bởi vì Kinh Thánh chẳng trực tiếp lợi dụng một bằng cớ nào để chứng thực cho sự thực hữu của Đức Chúa Trời. Trái lại, các trước giả Kinh Thánh đều vịn lấy lòng kính thờ Đức Chúa Trời làm căn cứ của sự khải thị, và làm nền tảng của sự tín nhận lời ấy. Nếu loài người đã không sẵn có lòng kính thờ Đức Chúa Trời là một Đấng có thể ban bố cho mình sự khải thị như Kinh Thánh, thì sự khải thị ấy chẳng có quyền gì đối với mình. Nhưng vì đã sẵn có một lòng như thế, nên Kinh Thánh rất có giá trị để tả vẽ minh bạch đức tánh và đạo lý của Đấng ấy cho loài người, hầu khiến họ có thể thờ phượng Ngài cách phải lẽ vậy.2. LÒNG KÍNH THỜ ĐỨC CHÚA TRỜI DO NGUYÊN TRISự kính thờ Đức Chúa Trời vốn gốc bởi thiên tánh của loài người; vì trong bản tánh họ tự nhiên có trực giác thúc giục họ phải kính phải sợ, phải cậy nơi Đức Chúa Trời. Vì cớ thúc giục nầy ta thường thấy người ta sợ Trời, và trong lúc nguy hiểm thì họ hay van vái rằng: “Trời ôi! Xin cứu tôi với!” Cái tấm lòng kính thờ Đức Chúa Trời như thế vốn thuộc về nguyên tri. Bởi vì nếu thử hỏi kẻ van vái ấy rằng: “Tại sao anh phải kêu trời cứu vớt?”thì chắc họ đáp rằng: “Tôi cũng không biết!” Thiết tưởng tự nhiên lương tâm bảo thế, đều đó xuất ư ngẫu nhiên vậy.a/ Định nghĩa nguyên tri. – Vả, muốn chứng thực cho lòng kính thờ Đức Chúa Trời gốc bởi nguyên tri, ta cần phải định nghĩa danh từ nguyên tri trước đã. Vậy, danh từ ấy có nghĩa gì? Nói cách đại khái, phàm lẽ thật gì tuy không ai dạy mà loài người lại biết được đó gọi là nguyên tri. Tỷ như khái niệm tự giác, không gian, thời gian, vật chất,căn nguyên, hiệu quả, phải quấy, lòng kính thờ một Đấng Cao cả, đều là lẽ thật sẵn có trong nguyên tri cả, chẳng cần ai dạy cho mới biết, vì tự nhiên đã biết rồi. Suy nghĩ về đặc tánh của nguyên tri, xin theo hai phương diện là phản và chánh mà luận cho ra lẽ như sau đây.(1) Phản diện. –Luận về mặt trái của đặc tánh nguyên tri thì nên rõ ba điều nầy: (a) Các lẽ nguyên tri chẳng phải là lẽ thật bởi tay ai ghi tạc vào nguyên tố của tâm linh loài người trước khi họ có sự tự giác, tức trước khi chưa tự biết mình thực hữu,bởi vì tâm linh ấy chẳng phải bằng một thể chất đâu. (b) Cũng không phải một sự hiểu biết mà tâm linh thọ lãnh lúc loài người lọt lòng mẹ; bởi vì không thể nào ai làm chứng rõ ràng được rằng những trẻ con mới đẻ ra đều có sự hiểu biết ấy.(c) Cũng chẳng phải một quan niệm vốn có lúc lọt lòng mẹ, nhưng chưa được phát triển, rồi sau tự khải phát ra ở ngoài sự từng trải suy nghĩ của loài người; vì sự phát triển như thế trái hẳn với mọi công lệ về sự mở mang tiến bộ của tâm trí loài người.(2) Chánh diện. –Vả, luận về mặt phải, thì rõ ràng lẽ thật nguyên tri là một sự hiểu biết vẫn được tỏ ra trong tâm trí người bởi sự từng trải suy nghĩ, nhưng chẳng phải là hiệu quả của sự từng trải suy nghĩ đó đâu. Kỳ thực, các lẽ thật ấy (như lẽ thật về sự tự giác, không gian, thời gian, vật chất, căn nguyên, hiệu quả, phải quấy) vốn chính là nguyên nhơn của mọi sự từng trải suy nghĩ, cũng là cội rễ của mọi sự tri thức ta. Bằng chẳng có các lẽ thật nguyên tri ấy, ắt không thể nào từng trải hoặc suy nghĩ gì ra lẽ cả. Thế mà, thì giờ các lẽ thật ấy tỏ ra trong tâm trí cho rõ hiểu, có mau chậm tùy trình độ và trường hợp của mỗi người. Nhưng hoặc mau hay chậm cũng vẫn có tiềm tàng ở tâm linh, kịp khi gặp cơ hội vận dụng, thì được tỉnh ngộ tức thì, loài người liền bắt đầu suy nghĩ và cử chỉ theo các lẽ thật ấy.Cứ đó mà suy, thì rõ lắm nguyên tri chẳng phải một tri thức ta thọ lãnh từ lúc lọt lòng mẹ, cũng chẳng phải gốc bởi sự từng trải mà ra, bèn là đã sẵn tiềm tàng ở nơi tâm linh từ khi được dựng nên vậy. Tỷ như nói rằng sự từng trải nhận biết không gian là căn nguyên của không gian, thì rất sai lầm. Hoặc quyết rằng cây sanh ở ngoài ruộng kia bởi đất mà ra, cũng rất là sai; vì nó nguyên từ hột giống mà có vậy. Song le hột giống ấy phải cần có chất liệu của đất để nuôi nấng nó, mới có thể nứt mộng, mọc lên thành cây được. Cũng một lẽ ấy, tuy trong tâm linh loài người đã có sẵn hột giống thuộc linh gọi là lẽ thật nguyên tri, thì cũng phải đợi đến cơ hội từng trải suy nghĩ mới tỉnh ngộ tỏ bày ra được. Hoặc lại tỷ dụ như con mắt ta, chúng ta ngó được nên tự biết mình có con mắt. Còn nhờ sự biết ấy ta lại nhận biết rằng phải có con mắt mới có thể thấy được. Cái nguyên tri cũng vậy, sau khi đã từng trải suy nghĩ rồi, mới nhận biết chỉ gốc bởi nguyên tri ấy sẵn có mà mình có thể từng trải suy nghĩ được vậy.b/ Tiêu chuẩn chứng nghiệm nguyên tri. – Có người hỏi rằng: “Tại làm sao biết các lẽ thật gọi là nguyên tri là nguyên tri thật?” Nếu muốn đáp lẽ câu chất vấn ấy, cần phải dùng ba tiêu chuẩn kể sau đây mà chứng nghiệm cho.(1) Nguyên tri là phổ thông. – Mọi người đều có nguyên tri, bất luận họ có nhận biết là nguyên tri hay không,hoặc có thấu hiểu đặc tánh nó thể nào mặc dầu; ấy nhơn ở lời nói, nết làm tình cờ đủ tỏ ra mọi điều tin nhận nguyên tri là nguồn gốc mọi sự tri thức của mình.(2) Nguyên tri cần yếu. – Nguyên tri rất cần yếu cho loài người, nếu không có nó thì tâm trí không thể suy nghĩ gì, lý tánh không sao luận ra lẽ chi được. Tuy có thể từ chối nguyên tri, nhưng tâm trí chẳng có thể làm việc suy luận gì ở ngoài các lẽ thật nguyên tri, đến đỗi buộc phải mượn bằng cớ ở nơi đó mà chứng thực cho mọi sự. Tỷ như nói bề cao, bề ngang, và bề dài của vật gì, cũng phải mượn lý cớ ở nơi lẽ thật nguyên tri về không gian mới quyết định ba bề đó được.(3) Nguyên tri được độc lập và có trước mọi sự biết khác. – Nguyên tri đứng riêng một mình, chẳng phải tự lý do nào mà sanh ra, cũng chẳng lấy lẽ khác mà chứng thực cho; nó vẫn có trước hết mọi lẽ khác, vốn tiềm tàng ở nơi tâm linh của cá nhơn từ lúc mới thành vị vậy.Nói tóm lại, mọi người đều có nguyên tri.Nguyên tri chẳng nương dựa vào nơi nào, chỉ độc lập thôi. Tuy có kẻ chối rằng không có nguyên tri, thì nguyên tri vẫn còn, chẳng vì cớ chối ấy mà bị hại gì đâu. Tỷ như thực chứng luận1 chối luật nhân quả2; quan niệm luận3 chối vật chất;vạn hữu thần giáo4 không nhận vị cách của loài người; quyết định thuyết5 không nhận sự tự do của loài người; còn hư vô đảng6 lại không nhận ta là ta; chúng ta há có thể chịu lấy sự họ không nhận đó mà bỏ những lẽ thật kia sao? Tỷ như có một người nói rằng, trong vũ trụ không có dưỡng khí, mà kỳ thực sở dĩ họ có thể nói đó chỉ là tại vì họ vẫn hít dưỡng khí đó vậy. Hoặc có kẻ khác quyết không nhận rằng hai nhơn hai là bốn, thì chẳng phải tại đó mà lẽ ấy là sai đâu, chỉ chẳng qua vì lý tánh kẻ kia thiếu kém tri thức đó thôi.Chú thích:(1) Positivusne. (2) Loi de la causalité. (3) Idéalisme. (4) Panthéisme. (5) Déterminisme. (6) Parti nihiliste.II. CHỨNG NGHIỆM TẤM LÒNG KÍNH THỜ ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ NGUYÊN TRICó kẻ hỏi: “Thế nào chứng nghiệm lòng kính thờ Đức Chúa Trời chắc là nguyên tri?” Đáp: Muốn nghiệm rõ về lòng kính thờ Đức Chúa Trời quả là nguyên tri, thì phải theo ba tiêu chuẩn kể ở trên mà xét nghiệm thì sẽ rõ.1. LÒNG KÍNH THỜ ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ PHỔ THÔNGa/ Tâm lý chung.– Lòng kính thờ Đức Chúa Trời là một tâm lý chung của loài người ai ai cũng có.Bởi vì các dân tộc trên địa cầu đại đa số đều thờ lạy một vị thần nào mà họ tôn kính là cao cả, đáng phải tin cậy. Vả, có kẻ hỏi rằng: “Người đời nầy đối với ý niệm Đức Chúa Trời há chẳng phải có nhiều lý thuyết và lắm ý huyền hoặc sao? Vậy,nếu lấy tâm lý sai hoặc ấy mà làm một lý thuyết đúng đắn để chứng thực về Đức Chúa Trời sao đặng?” Đáp: Chúng ta chẳng bao giờ nên căn cứ vào các hình tượng quái gở và ý tưởng vẩn vơ của dân ngoại tỏ ra trong sự tín ngưỡng về Đức Chúa Trời mà lường cái bản năng quan niệm về Đức Chúa Trời, rồi quyết đoán là thật như vậy đâu. Ví dụ như một em bé kia họa hình của cha nó, dầu nó vẽ quạch quạt không giống gì hết, thì cũng chẳng vì cớ ấy mà buộc ta phải đoán định rằng em bé kia vẫn suy tưởng cha nó thật hệt như bức ảnh nó đã vẽ đó đâu.b/ Tâm lý ấy xưa nay vẫn có. – Tấm lòng kính thờ Đức Chúa Trời vốn là tâm lý công cộng của loài người từ muôn đời. Chẳng những là người đời nầy có lòng kính thờ Đức Chúa Trời mà thôi, thực ra từ đời thượng cổ vẫn đã có rồi. Lại nếu tra xét lịch sử của sự thờ phượng trong các nước và các lễ nghi về sự thờ phượng ấy thì thấy càng xưa chừng nào lại càng thuần chừng nấy. Thực sự ấy chứng rằng tấm lòng kính thờ Đức Chúa Trời chẳng phải bởi tổ tiên lưu truyền, bèn là một lẽ thật nguyên tri vốn tiềm tàng trong tâm linh, rồi nhờ sự từng trải suy nghĩ mà phát triển ra vậy.2. LÒNG KÍNH THỜ ĐỨC CHÚA TRỜI CẦN YẾUa/ Nghiệm sự ước ao của tâm linh loài người. – Bất luận dân tộc nào ở trong thế gian nầy, ai cũng công nhận loài người là một loài có linh tánh cao hơn muôn vật. Cũng như trong sách luân lý giáo khoa có câu rằng: “Thiên sanh vạn vật, duy nhơn tối linh”. Kìa xem, người ta sống trên địa cầu nầy, hễ bên trong ngũ quan tứ thể cần dùng điều gì, thì ở bên ngoài cũng được dự bị sẵn các điều ấy cho một cách rất thích hiệp. Ấy thế, sự cần dùng thuộc linh của họ há lại chẳng được dự bị cho sao? Vả sự cần dùng thuộc linh của loài người chúng ta là gì? Há chẳng phải là tâm linh ước ao được giao thông với một Đấng Thần linh cao siêu,không thuộc về thiên nhiên giới, nhưng thuộc về thần linh giới hay sao? Ví bằng loài người không thể giao thông với Đức Chúa Trời được, thì lấy chi làm cho toại nguyện tâm linh kia của ta ư? Kìa, có nhiều người chuyên lo lập ngôn, lập đức chép sách vở đạo giáo, lập đàn xây miếu, dựng am tự, cất giáo đường; họ làm vậy há chẳng vì muốn thờ lạy một Đấng mắt không thấy được, tai không nghe được, tay không rờ được, vốn ở ngoài thân thể và linh hồn của mình, mong được giao thông với Ngài để thỏa lòng ước ao hay sao? Thực sự nầy minh chứng cho tấm lòng kính thờ Đức Chúa Trời quả rất cần yếu vậy.b/ Tánh chất loài người hay tin cậy. – Xem thử tánh chất của mọi người đều hay tin cậy. Hễ con thì cậy cha, trẻ nhỏ thì cậy người lớn, kẻ dưới cậy người trên. Còn mỗi người lớn khôn rồi tự suy nghĩ về hoàn cảnh vĩnh viễn, họa phước vô thường,và các việc lớn lao to tác tỏ ra trong trời đất, bèn cảm xúc rằng cậy sức phù hộ của những người hơn mình trong đời nầy chưa đủ, cần phải có một Đấng từ trên cao hơn hết, trọn khôn ngoan, trọn quyền năng, có thể chăm nom giúp đỡ mình mới được. Mọi người đều biết mình có lương năng thờ lạy tin cậy một Đấng như thế. Bằng vậy, ắt phải có một Đấng thích hiệp với lương năng ấy mới hữu lý.3. LÒNG KÍNH THỜ ĐỨC CHÚA TRỜI VỐN ĐỘC LẬPSự tri thức về Đức Chúa Trời ở trong lòng loài người được gọi bằng sự tri thức thứ nhứt, gốc bởi trực giác mà ra (cũng gọi là trực giác nhận thức), chớ chẳng do sự suy nghiệm mà được. Nên chi cũng gọi là nguyên tri vậy. Nhưng có kẻ hỏi rằng: “Quả như lời ấy, thì đứa trẻ chưa đến lớn khôn cũng đã có sự tri thức ấy rồi, không cần đến sự dạy dỗ, bởi vì theo thuyết nầy, nó tự nhận biết Đức Chúa Trời rõ ràng rồi; thế nhưng ai ai cũng biết con trẻ mới lọt lòng mẹ chẳng biết gì hết, là làm sao? Nếu nói rằng sự tri thức về Đức Chúa Trời gốc bởi trực giác (intuition) mà ra, thì lấy làm khó tin quá”. Ta xin đáp: Sự tri thức thứ nhứt về Đức Chúa Trời gọi là nguyên tri,chẳng phải là biết đến đầu đuôi của Thần đạo đâu; bèn là nói về một cái điểm linh minh, một hột giống thuộc linh vốn ngấm ngầm trong tâm linh loài người, đứng riêng ra, chẳng phải nhờ sự chứng nghiệm suy xét mà được bao giờ. Suy luận về vấn đề nầy ta thấy lấy làm khó mà kiếm được ví dụ gì để minh chứng cho được. Nhưng xin xem qua những điều giải bày sau đây, tưởng cũng có thể rõ được một vài.a/ Nguyên tri về lòng kính thờ Đức Chúa Trời là cội rễ của cả tri thức ta. – Sự học thức, sự khôn ngoan ta, thảy đều nhờ sự thị thính ngôn động của ngũ quan mà được. Song thế nào chúng ta biết được rằng nhờ cậy ngũ quan mà nó không lừa gạt mình? Lúc suy tưởng thì thế nào chắc được mình có thể đoán định phải quấy?Sự tin cậy ấy hẳn là do nơi nguyên tri mà ra vậy. Giả như mình nhờ ngũ quan mà biết có ngoại vật. Nguyên tri ấy mình tin mà không ngờ. Nhờ ngũ quan mà biết nó không gạt mình, đó vốn là cái nền tảng của các sự tri thức ta, cũng là căn nguyên về sự tin có Đức Chúa Trời. Bởi vì nếu tin chắc ngũ quan không dối gạt mình, thì tại trong tâm linh mình có sự tin chắc rằng Đấng tạo thành ngũ quan là một Đấng biết nghe, biết nói, biết thấy, biết suy tưởng, biết nhận biết phải quấy, mới tạo thành các cơ quan diệu kỳ ấy. Còn về sự tin nhận ấy vốn do nguyên tri mà ra, nên lòng không ngờ mà cậy ngũ quan không lừa gạt mình. Thế thì,nguyên tri vốn là nền của mọi sự hiểu biết ta, đứng riêng ra, không phải là nhờ sự tri thức khác mà có, bèn vốn là tiềm tàng trong tâm linh của mọi người vậy.b/ Nguyên tri về lòng kính thờ Đức Chúa Trời thích hiệp với những sự lý trong muôn vật.– Khi suy luận về những sự lý trong muôn vật, thì trước phải luận về lẽ đương nhiên, sau mới nghiệm đến lẽ tất nhiên. Tỷ như, có kẻ thấy trái cam rớt xuống đất thì liền biết rằng có hấp lực, cai trị muôn vật. Sự thấy trái cam rớt xuống đất gọi là lẽ đương nhiên. Nhờ cái hiện tượng đó mới suy xét rằng phải có hấp lực cai trị muôn vật; còn sự ấy gọi là lẽ tất nhiên. Nhưng tại sao cái lý suy luận trong loài người lại tương ứng tương hiệp với sự lý ở trong muôn vật như thế?Há chẳng phải vì có một tay Thợ lớn của tạo hóa đã nhứt định sự lý trong muôn vật phải thích hiệp với nguyên lý trong tâm linh loài người đó sao? Hoặc luận về cội rễ của muôn vật cũng vậy, ta thấy muôn vật thực tại, tự nhiên phải hỏi rằng:“Muôn vật từ đâu mà có?” Tại cớ sao hỏi vậy? Há chẳng phải vì lẽ suy luận trong tâm trí mình dạy rằng hễ có công hiệu tất nhiên phải có căn nguyên đó sao? Còn cách suy lý ấy rất tương hiệp với sự lý trong muôn vật; vì chúng ta chưa biết điều gì không có căn nguyên.TỔNG LUẬNNhờ lý luận ở trên, ta thấy loài người có lòng kính thờ Đức Chúa Trời gốc bởi nguyên tri mà ra. Lại loài người quả nhiên theo tấm lòng ấy mà tôn sùng một Đấng Cao cả nào đó, đặng cho mình phải thờ lạy. Vả, xem xét trong vòng loài người, thì rất dễ thấy cái nguyên tri nầy đã ra mờ tối, bị nhiều chỗ sai lầm, khiến cho người ta không còn biết thờ lạy Đức Chúa Trời cách xứng đáng được nữa. Ấy tại vì tội lỗi xen lẫn vào, khiến lòng kính thờ ấy càng ngày càng sai lạc, điểm linh mình vốn có đã bị vật dục che đậy,làm cho cả thế gian bị đắm chìm trong cảnh hắc ám thuộc linh. Dầu đời nào cũng có các bậc thánh hiền xuất hiện, song họ thảy đều chắp miệng than dài rằng: “Đạo Trời mầu nhiệm, rất là khó hiểu!” Ấy vậy, nếu không có Đức Chúa Trời khải thị đạo Ngài cho loài người, thì người đời biết đâu mà theo mà thờ.Chương 2: LUẬN VỀ CÁC BẰNG CỚ CHỨNG VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI THỰC HỮUTrong Kinh Thánh chẳng có bằng cớ gì theo lối lý luận mà chứng thực cho sự thực hữu của Đức Chúa Trời. Các trước giả Kinh Thánh đều tự nhiên nhận rằng sự thực hữu của Đức Chúa Trời vốn là một tri thức phổ thông, chẳng cần vịn lấy lý nầy cớ nọ đặng giải quyết một sự mà mọi người tự nhiên đã nhận biết rồi. Môi-se khai đề Sáng-thế Ký bằng câu: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Ông chẳng hề bày tỏ một lý cớ nào để khiến cho độc giả phải tin nhận là có Đức Chúa Trời đâu; bèn ám chỉ rằng độc giả đã biết thực sự ấy rồi, nên chẳng cần phải chứng thực đến nữa. Phao-lô cố quyết rằng sự nhận biết Đức Chúa Trời vốn một tri thức phổ thông. Ông rằng: xem Ro 1:19,20.Cái bằng chứng về lẽ thật quan hệ nhứt nầy thì Đức Chúa Trời đã để vào tâm linh của mọi người, “cho nên họ không thể chữa mình được”.Tuy sự tri thức về sự thực hữu của Đức Chúa Trời vốn là một lẽ thật nguyên tri, thì cũng có thể dùng lý luận do sự lý muôn vật và tư tưởng của loài người mà giải quyết và chứng thực cho. Những chứng cớ ấy gọi là: (1) Căn nguyên vạn vật làm chứng, (2) Luân thứ vạn vật làm chứng,(3) Linh tánh đạo đức của loài người làm chứng, (4) Quan niệm loài người làm chứng,(5) Vị cách của Christ làm chứng.Nếu vin lấy chỉ một trong năm chứng cớ nầy, thì có lẽ không đủ để minh chứng đích xác về sự thực hữu Đức Chúa Trời.Nhưng cả năm chứng cớ ấy hiệp thành một xác chứng không ai đánh đổ được để giải quyết cho lẽ thật nguyên tri về sự thực hữu Đức Chúa Trời vốn tiềm tàng ở nơi tâm linh loài người vậy.I. CĂN NGUYÊN VẠN VẬT LÀM CHỨNG1. PHÁT HUY LÝ CỚPhàm sự đều hữu thỉ, vô luận là vật chất hay biến động nào, phải có căn nguyên mới thực hữu được. Thử xem vũ trụ nầy thì biết nó vốn bằng những vật hữu thỉ. Trong thời kỳ thái sơ có một hồi đặc biệt mà vũ trụ bắt đầu thực hữu. Còn sự thực hữu của nó do một căn nguyên ít nữa là bình đẳng với nó; bởi vì theo lý tánh loài người hay luận đoán, thì căn nguyên chẳng hề kém hơn công hiệu, buộc phải bằng hoặc trổi hơn mới hợp lý. Vả, nghiệm xét vũ trụ nầy thì thấy thật cao xa, lớn rộng, chưa có ai dò xét cho thấu đáo nguồn ngọn mọi vật bao giờ. Nên lý tánh loài người bèn đoán định rằng cái Căn nguyên của nó hẳn là lớn lắm, rất xứng hiệp với hiệu quả nầy vậy.2. KHUYẾT ĐIỂM CỦA LÝ CHỨNG NẦYTuy nhiên, lý chứng nầy vẫn còn nhiều khuyết điểm, chỉ có thể giải quyết đến được hai lẽ thật mà thôi, tức là: vũ trụ có Căn nguyên, và Căn nguyên ấy rất lớn. Ngoài hai lẽ ấy, lý chứng nầy chẳng giải luận điều gì thêm được. Lý chứng nầy chưa cho ta biết: (a) hoặc Căn nguyên của vũ trụ bằng vật chất hay là thuộc linh; (b) hoặc Căn nguyên nầy ở ngoài vũ trụ hay là thuộc trong vũ trụ; (c) hoặc Căn nguyên muôn vật tự nhiên mà có hay là phải nhờ một Căn nguyên khác mà sanh ra; (d) hoặc Căn nguyên nầy hữu hạn lượng hay là vô hạn lượng; (e) hoặc có ngộ tánh hay không ngộ tánh; (f) hoặc vũ trụ nầy được dựng nên chỉ bởi một hay là nhiều căn nguyên. Sáu điều trên đây, lý chứng nầy không thể đem đủ bằng cớ để giải minh cho ta rõ được.3. LÝ THUYẾT PHẢN ĐỐI BẰNG CHỨNG CĂN NGUYÊN VẠN VẬTa/ TẤN HÓA THUYẾT(1) Phát huy tấn hóa thuyết.– Vào kim thời có nhiều nhà khoa học chủ trương rằng vũ trụ chẳng có căn nguyên, bèn là nhờ thiên diễn tấn hóa mà lần lần có. Họ dạy rằng muôn vật đều do một tế bào đơn sơ từ nơi hư vô nào đó mà tự nhiên tấn hóa, đến đỗi ở ngoài một Đấng chủ tể toàn tri toàn năng thì muôn vật đã đều được sắp đặt, có thứ tự y như ta thấy hiện có bây giờ vậy.(2) Lời bác lại.– Đối với lý thuyết ta đáp rằng: Lý tánh loài người lấy làm khó tin cái thuyết ấy,bởi vì theo nguyên tri thì mọi sự, bất cứ sự gì, buộc phải có căn nguyên mới hữu lý. Kìa, muôn vật bài bố trong vũ trụ đều có hình chất cả. Ai dám gọi những vật đó được sanh ra bởi một lẽ hư vô, không ai biết là gì, chẳng ai rõ là đâu? Quả không thể tin được. Đến đỗi phàm vật mỗi ngày thường dùng, dầu vật rất hèn mọn,cũng chưa hề tự nhiên mà có bao giờ, thảy đều có người tạo ra cả. Mà nếu gọi vũ trụ cao xa rộng lớn nầy “xuất ư tự nhiên”, không có tay Đấng Tạo Hóa vận hành làm nên, thực lấy làm vô lý lắm. Vả, nhà khoa học thường xét rằng trong muôn vật có chừng 92 thứ nguyên chất. Các nguyên chất ấy nhờ các luật của trọng lượng, hấp lực, và ái lực mà hóa nên những chất gọi là muôn vật. Xin hỏi: Hơn 90 nguyên chất ấy há tự định là nguyên chất sao? Hoặc là nó tự bàn tính sắp đặt với nhau, đến đỗi cùng nhau tự chỉ định đây là tương quan, kia là loại biệt hay sao?Tỷ như tiếng Pháp có 26 chữ cái. Lấy 26 chữ ấy mà sắp đặt theo giống tiếng ấy, thì thành ra chừng 30 vạn tiếng nói. Có ai dám gọi 26 chữ cái ấy có thể tự sắp đặt để thành 30 vạn tiếng nói chăng? Quả không ai dám bảo thế bao giờ. Mà nếu không ai dám nói như vậy về 26 chữ cái đó,tại sao lại cả gan dám quyết rằng hơn 90 nguyên chất kia tự phối hiệp, tự tiến hóa thành vạn vật trùng trùng điệp điệp hằng hà sa số đó sao?Vả, cái vấn đề mà tấn hóa luận lấy làm khó giải quyết hơn hết, là vấn đề về cội rễ của sự sống. Xưa nay các nhà bác học chưa ai dám đoán định sự sống đã vào thế gian khi nào và bởi cách nào. Nghiên cứu sanh lý học thì thấy khoa học ấy gọi sự sống gốc bởi giống nguyên tân (protaplasme).Cái giống ấy đã có trước khi chưa có cơ thể: rồi sau khi có cơ thể thì nó mới sanh hóa được. Nhưng ta xin hỏi: Cái cơ thể của nguyên tân từ đâu mà có? Vả lại, nếu nhà sanh lý học đem nguyên tân ấy lọc ra, thì thấy nó bằng thán lưu và dưỡng khí; rồi nếu chiếu đoán theo phép hóa học đem các nguyên chất ấy mà phối hiệp lại thì thể nào? Có sự sống không?Chẳng có chút nào. Vậy thì phải xét thể nào? Xét rằng nguyên tân chẳng phải là chính sự sống bèn ở trong nó có tiềm tàng nguyên sanh đó thôi. Cũng chẳng có người phàm nào tự nhiên biết cội rễ sự sống ở đâu, bởi vì nguyên sanh chẳng sanh ra bởi vật chất. Bằng chẳng có Đấng Chủ tể thuộc linh làm nguồn gốc nguyên sanh, thì loài người chẳng có thể tìm ra cái hột giống của sự sống được.b/ VẠN VẬT TUẦN HOÀN VÔ THỈ THUYẾTCũng có nhà triết học chủ trương rằng vũ trụ vô thỉ, muôn vật chỉ là một cuộc tuần hoàn mà thôi. Tin như lời ấy, thì trước không có quá khứ, sau không có tương lai, không có đời xưa nay, không có vật cũ vật mới, hết thảy muôn vật dều là “châu nhi phục thỉ”, giáp một vòng, rồi lại cứ bắt vần vòng khác đến vô cùng. Theo thuyết ấy thì chính mình ta đây cũng là một vòng tròn xoay vần theo lẽ đó. Họ nói cội rễ của loài người bởi một động vật nhỏ hơn hết mà lần biến hóa ra đến bực thành nhơn như hiện có bây giờ. Bằng thực vậy, thì loài người chúng ta đáng buồn đáng tủi là dường nào! Vì sau mấy ức triệu năm nữa thì thân thể nầy khi giáp vòng rồi, lại phải từ gốc động vật nhỏ xíu kia mà biến hóa một lần nữa giống như từ loài sâu bò, cá lội, ếch nhảy, rồi lần tới địa vị thỏ chạy, chim bay vậy. Cái thuyết nầy quả phản đối cùng nguyên tri của cả người đời. Vì bản năng ấy trong mọi người đều chứng quyết rằng vạn vật mà mắt thấy buộc phải có gốc rễ mới hiệp lý cho. Còn vật gì có căn nguyên tự nhiên phải là vật hữu thỉ vậy. Kinh Thánh cũng chứng thực cho lẽ thật nầy mà rằng,- xem He 11:3.II. LUÂN THỨ VẠN VẬT LÀM CHỨNG1. PHÁT HUY LÝ CHỨNGThường tra xét trời đất muôn vật, thì thấy sự sắp đặt có luân thứ trọn vẹn, vật nầy vật nọ đều tương hiệp nhau một cách diệu kỳ. Như mặt trời mặt trăng, các ngôi sao vận hành trên không gian; bốn mùa luân chuyển, tám tiết hiệp nghi, thích tình của sanh vật, định lệ của nguyên chất, cả thảy đều có diệu dụng, có thứ tự, không hỗn hiệp, không phản đối bao giờ. Ví bằng gọi muôn vật tự nhiên mà có, không có Đấng Chủ tể nào dựng nên, sắp đặt và bảo tồn cả, thì ấy chẳng qua là lời tự khinh lý tánh mình và khinh cả lý tánh của mọi người khác nữa. Vì lý tánh không thể nào suy nghĩ được rằng có công hiệu nào ở ngoài cái căn nguyên vậy.2. THỰC SỰ BIỂU MINH BẰNG CỚ NẦYTrong muôn vật có rất nhiều điều biểu minh bằng chứng nầy.a/ Sự diệu kỳ của muôn vật.– Nghiên cứu muôn vật thấy vật nào cũng có phương diện rất là diệu kỳ, bắt buộc ta phải tin nhận rằng quả do một Đấng toàn năng toàn tri mà có. Kìa, một cái đồng hồ, dầu có nhiều máy móc, song được sắp đặt có thứ tự chạy đúng giờ. Thấy nó, tự nhiên nghĩ rằng chắc có một tay thợ thiện nghệ đã chế tạo ra nó. Nay xem sự diệu kỳ của muôn vật, thật lấy làm khéo léo lạ lùng, khiến cho ta phải kính sợ, tự nhiên đoán rằng chắc có Đấng nào rất khôn ngoan mới tạo thành như vậy được.Nói về máy móc trong thân thể loài người thì nó cực kỳ tinh xảo lạ dường. Coi như hình thức của con mắt, nó có thể nhìn xa ngó gần, luân ra hay luân vào, liếc qua liếc lại, tùy ý của người. Mí mắt cũng hay mở nhắm vừa chừng với sự sáng đậm hay là lợt. Còn theo lời nhà giải phẫu,thì cái áo ngoài tròng của con ngươi có mười lớp để làm cho ánh vật nên hình.Trong lớp thứ chín có ba ngàn vạn chỉ dọc, bảy trăm vạn chỉ ngang đan như mặt lưới, đặng chiếu những vật bề ngoài. Sự cấu tạo diệu kỳ của con mắt đó đủ khiến cho ta biết rằng buộc phải có một Đấng Tạo hóa khôn ngoan vô cùng mới có con mắt như thế được. Lại thử xem qua muôn vật muôn sự thì cũng dễ thấy đều được nên rất diệu kỳ, vẫn tương đương thích hiệp cả thảy. Như loài nầy thì có lông có cánh để bay, loài kia có vảy có vi để lội, còn vật nọ lại có chơn có móng để đi chạy.Các sự ấy há phải là tự nhiên mà có sao? Chắc là không! Bằng chẳng tự nhiên thì thể nào? Buộc cho chúng ta phải công nhận có tay của Đấng Tạo hóa quyền năng rất lớn, khôn ngoan rất mực để tạo thành các sự vật như thế mới hiệp lý vậy.b/ Sự tương ứng của muôn vật.– Chúng ta thử xem những hiện trạng muôn vật chung quanh mình, thì thấy chẳng có một vật nào mà không có lẽ phối hiệp nhau. Như là lỗ tai với tiếng, con mắt với hình, miệng với vị ngon, lỗ mũi với mùi thơm, cái phổi với không khí, đều được dự bị thích hiệp nhau cả. Nói rộng ra nữa, hai vầng nhựt nguyệt, các vì tinh tú chiếu diệu khắp cõi trời, muôn vật sanh hóa sum sê đầy mặt đất, sự diệu dụng của các loài kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, sự lưu thông của các thứ tiếng vang, ánh sáng, không khí, điện khí, đều có những tài lý diệu kỳ, tương phối tương sanh với nhau. Các nhà triết học, khoa học, dầu dùng đến hết hơi đớ lưỡi,bút cùn mực cạn cũng không sao giải tỏ hết được. Hễ ai thử giải quyết căn do và nguyên lý của các sự tương ứng lạ lùng ấy, đều phải đồng thinh chứng rằng trong vũ trụ nầy có một Đấng Tạo hóa khôn ngoan, quyền năng vô cùng, tạo thành và sắp đặt các sự ấy, mới hữu lý vậy.c/ Cái cơ thể trong vụ trụ.– Toàn bộ thiên nhiên giới được cai trị bởi một quy luật nhứt định không thể đổi thay, chẳng lúc nào sai chạy. Kỳ thực, nếu vũ trụ nầy không có một qui luật cai trị như thế, quả không còn có thể gọi là vũ trụ nữa, nhưng trái lại muôn vật thảy đều phải ra hư không đó thôi.Nói đến vật lớn lao như các tinh tú ở trên không gian mà người ta phải dùng kính viễn vọng để dòm xem, thì nó vốn thật hằng hà sa số, lại còn gây nên vô số tinh thế giới khác nữa, mà mặc dầu nó cách xa thế giới chúng ta muôn trùng như thế, thì nó cũng phải chiếu theo quy luật nhứt định mà dọc ngang theo quỹ đạo của nó mãi mãi. Lại nếu cứ lấy lý tánh và tưởng tượng mà luận đến vật rất nhỏ như cái nguyên tử (atome), thì dầu nó vốn một chất điểm cực nhỏ, phải dùng đến kính hiển vi mới thấy đi nữa, thì rõ ràng nó cũng có sự tổ hiệp đồng kiểu mẫu thái dương thống hệ (système solaire), có luân thứ, có chuyển vận, và phối hiệp nhau một cách rập ràng.Vả, vật rất nhỏ và vật rất lớn ở trong vũ trụ nầy đều theo lệ định mà phối hiệp với nhau cả. Như là hành tinh đi chung quanh mặt trời, mặt trời lại đi chung quanh trung tinh, cả đều y theo trình độ xa gần, có sức ở giữa khoảng không mà đi chậm hay là mau cũng vừa theo lượng thể lớn hay nhỏ, để luân chuyển luôn, không hề ngừng lại chút nào. Bởi vì nếu hễ ngừng lại dầu chỉ độ giây phút, thì cả vũ trụ nầy phải bị hư nát tức thì. Còn những nguyên tử kia cũng có khoảng cách nhau và vừa theo trình độ mà xây vần với nhau cách lẹ làng.Ấy vậy, ta thấy cả muôn vật ở trong vũ trụ nầy từ chất điểm nhỏ đến tinh cầu lớn, đều có ý nghĩa ăn hiệp với nhau, thuận phục một quy luật chung để cùng xây đi vần lại. Vả, nếu quy luật ấy đã thông hành rồi, nhứt định rồi, thì chắc phải có một Chủ não để sáng tạo quy luật ấy,mới nên được cơ thể của vũ trụ dường ấy. Vì ai dám gọi những vật trong vũ trụ,từ vật thấy được cho đến vật không thấy được đều có thể tự quy định lấy quy luật cho mình nó đâu; muôn vật vô tri giác vô ý thức kia, thể nào tự làm nên công việc khôn ngoan vô cùng, quyền năng tuyệt đối như thế? Quả hẳn vũ trụ cực lớn hoặc vũ trụ cực nhỏ, cả thảy đều buộc phải có một Nguyên nhơn nào đủ lớn đủ khôn ngoan đặng sáng tạo các quy luật của muôn vật ấy mới hữu lý. Còn Nguyên nhơn ấy tức là Đức Chúa Trời, Chủ tể của trời đất muôn vật vậy.3. KHUYẾT ĐIỂM CỦA BẰNG CỚ NẦYLuân thứ vạn vật minh chứng rằng có một Chủ ý đã làm nên vũ trụ hiện tại. Chủ não ấy rất khôn ngoan, có tài năng tối cao để tạo thành những vật nhỏ và lớn, khiến cho có sự tương hiệp với nhau rất khắng khít và rập ràng vậy. Thế mà, bằng chứng nầy cũng chưa toàn vẹn, còn có khuyết điểm, bởi vì không thể nào dạy cho ta biết hoặc Chủ não ấy có vị cách hay không; hoặc đơn số hay đa số; hoặc vô thỉ vô chung hay là hữu thỉ hữu chung; hoặc tự nhiên mà có hay nhờ căn nguyên khác mà sanh ra; hoặc tự chủ hay phải phục quyền bính của đấng nào khác. Nhưng vấn đề ấy lý chứng luân thứ vạn vật không minh giải được.III. LINH TÁNH LOÀI NGƯỜI LÀM CHỨNG1. PHÁT HUY LÝ CHỨNGBằng cớ nầy vin lấy nguyên tố thuộc linh của bản tánh loài người, gọi là linh tánh, gồm lại lòng đạo đức, giác ngộ,cảm tình và ý dục, để xét ra phải có một Đấng Tạo hóa thuộc linh, cò lòng đạo đức,giác ngộ, cảm tình và ý dục, mới tạo ra loài người được. Bằng chứng nầy có năm điều như sau đây:a/ Lòng phân biệt phải trái. – Trong lòng loài người có một chí lý biết phân biệt phải trái. Chí lý ấy không thể nào bởi vật vô tri giác mà ra, bèn phải có một Đấng có lòng đạo đức biết phân biệt phải trái, thưởng thiện phạt ác, mới có thể tạo nên cái chí lý ấy. Sách Nho rằng: “Thiên lý tại nhơn tâm” là đúng lắm;nhưng sở dĩ loài người không nhờ chí lý ấy mà nhận biết Đức Chúa Trời được, là chỉ tại phong hóa suy đồi, đạo đời xiêng vạy, nên tâm linh bị mờ tối, không còn có thể thấy sự khải thị từ tấm lòng phải trái kia mà ra được.b/ Tánh đạo đức.– Loài người chẳng những là có tấm lòng nhận định thị phi, phân biệt thiện ác,mà lại có tánh đạo đức, để ăn ở cho thánh khiết, công nghĩa, hiền lành và yêu thương. Cũng có ý chí và cảm tình để quyết định làm việc nầy, bỏ việc kia. Gọi loài người bởi giống động vật không có tài đạo đức mà lần tấn hóa đến bực thành nhơn, thì thực phi lý lắm. Nếu cứ lấy lý tánh ta mà xét thì dễ thấy hễ loài người đã có tánh đạo đức có đủ lương năng để ở cho thánh khiết, công nghĩa, hiền lành và yêu thương, lại có ý chí và cảm tình để quyết định làm việc nầy, bỏ việc kia, thì tất nhiên phải có Đấng Tạo hóa có tánh đạo đức luôn với các lương năng ấy, mới tạo thành loài người như thế được. Bởi vì theo lý tánh, chúng ta biết rằng công hiệu không khi nào trổi hơn căn nguyên bao giờ.c/ Lương tâm.– Trong loài người lại có một quan năng quý báu khác gọi là lương tâm. Ai ai cũng thường nghe tiếng nó xét đoán, biết rằng nó có quyền sai khiến mình được.So với luật pháp, thấy nó càng có quyền bính hơn, dầu khi chúng ta cượng biện với nó, cũng không thể khuất phục nó được. Có kẻ lấy luận tài của mình tranh biện với lương tâm, nhưng kết cuộc lương tâm cũng thường được phần hơn. Thế thì, dễ biết rằng phải có một Đấng có tài xét đoán và quyền sai khiến loài người, mới có thể dựng nên lương tâm của loài người được. Còn Đấng ấy là Đức Chúa Trời, Chủ tể của trời đất, Chúa của lương tâm ta có quyền xét đoán, cũng có quyền sai khiến ta tùy ý chỉ của Ngài vậy.d/ Sự tự tri tự giác.– Mọi người đều có sự tự tri tự giác, cảm biết mình thực tại. Nhờ lương năng ấy loài người tự nhiên biết rằng có Đấng vũ trụ Chơn tể, vẫn thực tại ngoài thân thể mình, lớn hơn mình, cai trị mọi sự mọi vật, có quyền đòi mình phải đầu phục,kính sợ, thờ lạy Đấng ấy. Kỳ thực, hễ ai chối Đấng ấy, cũng chối luôn sự tự tri tự giác của mình, nghĩa là chối ta là ta vậy. Bởi vì sự tự tri tự giác chứng thực rằng phải có một Đấng Tạo hóa cũng tự tri trư giác như loài người vẫn có, để làm căn nguyên của họ, mới hữu lý.e/ Lòng tin cậy.– Loài người ai ai cũng có thiên tánh kính thờ thần, tin nhận rằng có một Đấng giáng họa phước cho loài người. Xét thử các tôn giáo, nào là bái vật giáo hay là Thần đạo giáo, hết thảy đều bởi lòng tin kính một thần cao cả mà có. Dầu là người ta có tin tưởng nhiều sai lầm về Đấng ấy, thì lòng tin kính ấy vẫn chứng quyết rằng thiên tánh của loài người đều thầm nhận có một Đấng thiên địa Chơn tể vậy.Vả, nếu lấy sự từng trải của loài người làm chứng, thì nhận biết lẽ thật ấy rõ hơn hết. Xét bất luận dân tộc nào, chi phái nào, cũng đều có lời tục ngữ hoặc câu ca dao chứng tỏ chỗ tương quan giữa trời và người, như tục ngữ Việt Nam rằng: “Trời cho ai nấy nên, trời khiến ai nấy mất.” “Ông trời có con mắt.” Lại như: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong.” “Ở lởi xởi trời gởi cho, ở bo bo trời lấy lại.” “Ví dầu trời hại mới hư,còn người có hại cũng như phấn dồi.”Có một điều chứng quyết đích xác hơn nữa là sự từng trải của tín đồ Christ. Họ được sự vui vẻ giao thông với Đức Chúa Trời,được ân tứ trong sự cầu nguyện, nhận lãnh hạnh phước, bước tới trên con đường thuộc linh, càng ngày càng được gần gũi với thần linh giới. Họ không những biết rằng chắc có Đức Chúa Trời, mà lại cũng thương yêu Ngài, tin cậy Ngài, giao thông với Ngài cách thân mật nữa. Họ xin Ngài, Ngài cho, họ nhờ Ngài, Ngài giúp; Ngài nuôi linh mạng của họ, mở thần trí của họ, đổi tánh nết của họ, bổ dưỡng lòng đạo đức của họ được tấn bộ càng hơn. Các sự từng trải ấy minh chứng rằng có một linh lực thần quyền vận hành ở trong họ. Còn linh lực ấy là chính quyền năng của Đức Chúa Trời, Chủ tể của trời đất vậy.2. KHUYẾT ĐIỂM CỦA BẰNG CỚ NẦYCái bằng cớ nầy dạy cho ta được biết Đức Chúa Trời rõ hơn bằng cớ trước, bày tỏ một Đấng có vị cách, hay dùng sự công nghĩa mà cai trị, rất đáng cho chúng ta đem lòng yêu mến vâng phục mọi bề.Nhưng mà bằng cớ nầy cũng chưa toàn vẹn, vì không thể bày tỏ cho ta biết hoặc Đấng ấy là Đấng Tạo hóa của cả muôn vật, hay là chỉ dựng nên loài người mà thôi.Cũng không giải quyết được hoặc Ngài vô thỉ vô chung, hoặc duy có sự công nghĩa, hay là cũng có sự thương yêu nữa chăng.IV. QUAN NIỆM CỦA LOÀI NGƯỜI LÀM CHỨNG1. PHÁT HUY NGHĨA LÝ BẰNG CỚBằng cớ thứ nhứt, thứ hai và thứ ba đều do công hiệu mà xét ra căn nguyên; còn bằng cớ nầy do căn nguyên mà xét ra công hiệu. Yếu điểm của bằng cớ nầy như sau đây: Loài người tự nhiên có cái quan niệm về một Đấng vô thỉ vô chung, rất trọn vẹn, làm cội rễ muôn vật, rất đáng cho mình thờ lạy. Vả, cái quan niệm như thế không thể bởi sự gì hữu thỉ hữu chung mà ra, buộc phải do một Đấng vô thỉ vô chung, rất trọn vẹn làm căn nguyên của nó vậy.2. KHUYẾT ĐIỂM CỦA BẰNG CỚ NẦYBằng cớ nầy yếu quá, vì các quan niệm của loài người dầu có can thiệp đến Đấng toàn năng vô cùng, thì cũng chẳng có thể gọi là trọn vẹn vô cùng đâu. Các quan niệm ây cũng không vô thỉ vô chung, vì cái gì thuộc về loài người đều bất toàn cả, đến nỗi quan niệm về Đức Chúa Trời cũng vậy.Thế thì, quan niệm về Đức Chúa Trời trong lòng loài người, nếu đứng độc lập, có lẽ không chắc minh chứng về sự thực hữu của Ngài được. Nhưng mà bằng chứng nầy quả có giúp đỡ cho ba bằng chứng kia, khiến cho ta thấy Đức Chúa Trời có những phẩm cách trọn vẹn vô cùng, như sự vô thỉ vô chung, sự toàn vẹn, và mọi thứ đức tánh trọn vẹn khác. Tuy bằng cớ nầy không thể quyết chứng cho những phẩm cách trọn vẹn đó, thì cũng rất giúp đỡ cho ba bằng chứng kia, thích hiệp với tâm lý của loài người mà chứng rằng Đấng Cao cả buộc phải có những phẩm cách trọn vẹn ấy,mới xứng đáng gọi là Đức Chúa Trời vậy.V. PHẨM VỊ CHRIST LÀM CHỨNGBằng cớ nầy được xây dựng lên trên năm cây trụ, chứng quyết rằng Đức Chúa Trời thực hữu. Năm cây trụ ấy như sau đây:1. Christ đối với Kinh Thánh. –Đấng Christ là trung tâm và châu vi của cả bộ Kinh Thánh. Bộ ấy khải thị và minh giải về phẩm vị và công việc của Ngài, quyết đoán rằng Christ quả một Đấng siêu nhiên từ Đức Chúa Trời đến, hiện ra trong cõi trần gian đặng cứu rỗi loài người. Sự giáng sanh, đời sống, công vụ, sự chết, sự sống lại của Ngài, đều minh chứng rằng mọi sự Kinh Thánh chứng cho Ngài đều là chơn thật cả. Vậy, nếu Christ quả từ Đức Chúa Trời mà đến, và chính phẩm vị và công vụ Ngài đều minh chứng vậy, thì thực sự ấy cũng là một xác cứ chứng rằng có Đức Chúa Trời.Vả lại, Kinh Thánh cũng dạy rằng cả bộ ấy được biên thuật và tập thành cách siêu nhiên, đến đỗi tuy có đến 66 quyển đặc biệt,bởi chừng 36 trước giả rải rác trải gần hai ngàn năm, thì cũng vẫn có sự liên hiệp khắng khít, tôn chỉ và chủ ý của mỗi sách chỉ là Christ mà thôi, trước giả nầy chẳng phản đối với trước giả kia, nhưng cả thảy đều hiệp một ý để bày ra Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. Vả, nếu Kinh Thánh được nên cách siêu nhiên như thế, cũng dễ tin rằng phải có một Đại Trước giả siêu nhiên trước thuật mới hữu lý. Còn Đấng ấy là Đức Chúa Trời, Đấng siêu nhiên vô cùng vậy.2. Sự dự ngôn được ứng nghiệm. –Sự dự ngôn của cả các tiên tri và của Chúa đều được ứng nghiệm rất nhiều cách đúng đắn với nguyên ngôn, là thực sự xưa nay chẳng ai cãi được. Giả như sự dự ngôn về nước A-si-ri và Ba-by-lôn bị đánh đổ, không còn thấy tên trong bản đồ nữa (Es 13:19-22; 14:22,23; Gie 50:13,39,40; Na 3:7; So 2:13,14); lời dự ngôn về nước Ai Cập, nói rằng “sẽ là một nước yếu hèn hơn hết các nước, và sẽ không dấy lên trên các nước nữa” (Exe 29:15), đều đã được ứng nghiệm trọn vẹn đến ngày nay.A-si-ri và Ba-by-lôn bị tuyệt diệt không còn nữa; còn Ai Cập, tuy bị hèn yếu,mà vẫn còn đến ngày nay, nhưng thật không “dấy lên trên các nước nữa”.Kinh Thánh cũng dự ngôn nhiều về sự tan tác dân Y-sơ-ra-ên ở khắp trái đất (Exe 22:15; Os 9:17; Am 9:9); sự ấy cũng thật đã xảy đến cho họ y như các tiên tri đã dự cáo đó vậy. Trải qua mười mấy thế kỷ có nhiều tiên tri và bậc thánh dự ngôn về sự giáng sanh, sự sống, sự chết, và sự sống lại của Christ. Các lời họ đều được ứng nghiệm trọn vẹn, chẳng một lời nào sai chạy cả, cũng như chúng ta có thể biết ở lịch sử của Ngài chép trong Tân Ước vậy.Vả, các lời dự ngôn ấy và sự ứng nghiệm trọn vẹn như thế, há chẳng chứng quyết rằng phải có một Đấng siêu nhiên vô sở bất tri, khải thị các điều ấy cho những trước giả Kinh Thánh được biết ư? Thật như lời; và Đấng siêu nhiên vô sở bất tri ấy là Đức Chúa Trời, Chủ tể của trời đất muôn vật vậy.3. Các phép lạ dấu kỳ. –Kinh Thánh thuật lại nhiều biến động siêu việt xảy ra trong đời Cựu Ước và Tân Ước. Các biến động siêu nhiên đó đều can thiệp với cõi vật chất, cõi thuộc linh, và là những việc chẳng người phàm nào tự nhiên có thể làm được. Giả như sự giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai Cập, sự tuyệt diệt dân Ai Cập tại Hồng Hải,sự dùng ma-na mà nuôi nấng dân Y-sơ-ra-ên trải qua đồng vắng bốn mươi năm, sự đầu thai của Christ, các phép lạ Ngài, sự chết, sự sống lại Ngài, thảy đều là những biến động siêu việt, có nhiều chứng kiến làm chứng đích xác cho. Vậy các biến động ấy từ đâu mà có? Nhờ quyền năng gì mà xảy đến? Nếu không thể ra người phàm, thì há chẳng rõ lắm buộc phải do một Đấng siêu việt vô sở bất năng mà có đó ư?4. Vị cách và công vụ của Christ. –Xét về vị cách và công vụ của Christ thì đễ biết Ngài không phải như người thường,vốn tánh rất đạo đức, lòng rất thánh khiết, hành vi rất hiền từ, ngộ tánh rất cao, trong cả loài người chẳng một ai sánh kịp. Chính mình Ngài tự xưng là Con Đức Chúa Trời từ trời giáng xuống đời. Vả, nếu sự tự xưng ấy không chân thật,thì Jêsus Christ bất quá một đứa làm chứng dối, mê hoặc người ta, thật ác tệ cực điểm đó thôi. Song xét hành vi Ngài quả không phải đứa giả dối ác tệ đâu. Bởi vì kẻ ác không thể nào làm các việc thiện như Ngài đã làm. Thành thử, nếu Ngài là thiện thì sự tự xưng của Ngài hẳn là chân thật, Ngài quả là Con Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Trời sai xuống thế gian. Mà lại, nếu Ngài là Con Đức Chúa Trời,thì chính Ngài là bằng cớ xác thực hơn hết chứng rằng Đức Chúa Trời quả thực hữu;thật như Giăng chép, – xem Gi 1:18.5. Sự từng trải của tín đồ. –Có một bằng chứng đích xác hơn nữa về sự thực hữu Đức Chúa Trời, ấy là sự từng trải của tín đồ. Họ được tái sanh, được lòng mới, ghét sự ác, mến sự thiện, vui vẻ giao thông với Đức Chúa Trời, được ơn trong sự cầu nguyện, nhận lãnh nhiều hạnh phước thuộc linh, được sức hằng ngày tấn bộ trên thiên lộ, được càng gần gũi với thần linh giới càng hơn. Tín đồ Chúa không những biết Đức Chúa Trời chắc thực hữu,mà lại yêu mến Ngài, tin cậy Ngài, giao thông với Ngài. Họ xin Ngài, Ngài cho,nhờ Ngài, Ngài giúp mà ban linh lực cho, mở trí cho, thay đổi tánh xấu trở nên nết lành. Nghiệm thử trong họ dễ thấy thực có một thứ linh lực hành động ngấm ngầm, khiến họ cử chỉ quá tài lực và trí não thiên nhiên. Sự từng trải ấy không phải họ lập ý dối mình gạt người đâu, bèn là thật sự, xưa nay hiển hiện trong đời sống của muôn trùng người tin theo Christ. Vả, nếu không có Đức Chúa Trời làm Căn nguyên và Đối tượng của những sự từng trải ấy, thì ai là căn nguyên, ai là đối tượng đấy ư?TỔNG ĐOÁNXét kỹ năm bằng cớ luận qua trên đây, ắt phải công nhận rằng có một Đấng thiên địa Chủ tể. Nếu vin lấy một trong 5 bằng cớ ấy,thì không đủ làm chứng đích xác về sự thực hữu Đức Chúa Trời. Nhưng nếu vin lấy hết cả 5 cái, thì lại là bằng cớ minh bạch đích đáng xác chứng rằng Đức Chúa Trời quả thực hữu. Năm lý chứng ấy giống như năm chiếc đũa nhập lại một bó cứng,không ai bẻ gãy được, nhưng nếu lấy ra từng chiếc một, thì bẻ gãy như chơi.Cũng một thể ấy, đem cả năm bằng cớ nầy hiệp lại mà chứng quyết rằng có Đức Chúa Trời thì rất mạnh. Nhưng nếu bỏ bớt đi một cái, thì bốn cái kia ra yếu ớt và thiếu mất giá trị, không còn đủ lý cớ xác chứng rằng Đức Chúa Trời thực hữu vậy.
CHƯƠNG 3: LUẬN VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỘC NHẤT VÔ NHỊChương trên đã minh chứng rằng trong vũ trụ nầy có Đấng Thần minh, chắc chắn và đáng tin lắm. Nhưng người đời suy nghĩ về Đấng ấy thì có nhiều ý khác nhau lắm, người thì tưởng thế nầy, kẻ thì nghĩ thế kia,khiến cho loài người không thể nào rõ hoặc Đấng Thần Minh ấy có một Thần hay là nhiều, hoặc Ngài cao hơn muôn vật, hay là lẫn lộn trong muôn vật. Trước xin thử xem các nhà triết học và các nhà tôn giáo suy luận thể nào về các vấn đề quan hệ ấy; rồi sau đem những bằng cớ để chứng về lẽ đạo Đức Chúa Trời độc nhứt vô nhị.I. SỰ ỨC ĐẠT LẨN THẨN CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌCChúng ta xét xem vũ trụ rộng lớn, muôn vật bề bộn, tài tình diệu lý của sự vật, thì tâm lý ta không cần suy nghĩ lâu, nhưng rất dễ nhận biết phải có một căn nguyên của muôn vật mới hữu lý. Nhưng ta thấy đạo học và lý học bất đồng, linh trí và thể trí khác nhau, đến đỗi có khi đờn bà con nít bất học mà lại biết rõ sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời; còn những nhà văn học danh tiếng lại tối tăm không hiểu gì đến. Thực như Chúa Jêsus Christ đã phán: “Cha đã giấu những điều nầy với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ cho những con trẻ hay” (Mat 11:25). Kìa, nhiều người tự xưng là đạt nhơn triết sĩ ở đời nầy, mà vốn tối tăm không rõ Đức Chúa Trời là thể nào, rồi lại đem tư tưởng hư không mình mà ức đoán ý nầy lẽ nọ, nhưng kết cuộc, luận điệu của họ chẳng khác gà cồ ăn quẩn cối xay, suy luận mãi mà không ra lẽ gì cả. Sau đây xin lần lượt kể lại đại khái chủ ý của các nhà ấy.1. DUY VẬT LUẬNa/ Phát huy duy vật luận. –Thuyết nầy chủ trương rằng muôn vật chẳng do trí ngộ mà ra, bèn là bởi vật chất mà được nên. Trước khi chưa có một vật nào trong vũ trụ, thì duy có vật chất. Vật chất ấy bằng những nguyên điểm (atome), nhờ cái động lực ẩn ở trong mà tự nhiên sanh hóa ra muôn vật. Thế thì, duy chất điểm là thực tế, làm cội rễ của muôn vật,đến đỗi loài có tâm chí tự chủ hay là vật vô tri vô giác, đều chẳng qua là hiện trạng của các chất điểm hóa ra đó. Họ lại chủ trương rằng trí ngộ với các lương năng khác của loài người đều chỉ là tài liệu của vật chất, tức là người tài năng thuộc về vật chất do động lực trong nó mà tổ hiệp nên. Thành thử, trí ngộ không có trước muôn vật, cũng không phải là căn nguyên của sự tổ hiệp trật tự diệu kỳ ở trong vũ trụ đâu; bèn là sự tổ hiệp trật tự đó nhờ công lệ vốn tiềm tàng trong vật chất mà cấu tạo trí ngộ. Vậy, trí ngộ là con đòi của vật chất,chớ chẳng phải là chủ của nó. Vật chất vô tri vô giác đó làm căn nguyên của muôn vật đã có trật tự lạ lùng kia, cũng là nguồn gốc của loài người có sanh hoạt tự trị, tự chủ, đến đỗi không cần nhờ Đấng Cao cả làm Chủ não, trù hoạch và làm hoàn thành vũ trụ nầy làm chi.b/ Chỗ sai lầm của duy vật luận. –Duy vật luận sai lầm vì những cớ kể sau đây:(1) Chẳng cắt nghĩa về sự thực hữu của Đức Chúa Trời. – Thuyết duy vật chẳng cắt nghĩa về sự thực hữu của Đức Chúa Trời, duy chối hẳn Đức Chúa Trời đi mà thôi. Cái nguyên tri trong loài người hay chứng thực cho sự thực hữu Đức Chúa Trời thì thuyết nầy cho là do sự chuyển động của những chất điểm nhỏ xíu kia mà ra!(2) Không cắt nghĩa căn nguyên muôn vật. –Thuyết nầy cũng không đủ cắt nghĩa cho căn nguyên của muôn vật. Nói rằng muôn vật sanh hóa ra bởi chất điểm và động lực tiềm tàng ở trong nó, thì lại nảy ra câu vấn nạn nầy: Chất điểm ấy là gì? Động lực tổ hiệp các chất điểm ấy lại để thành muôn vật của vũ trụ từ đâu mà ra? Nếu muôn vật bằng những chất điểm, thì các chất điểm ấy là muôn vật, và muôn vật là chất điểm đó. Mà luận như thế thì vô lý lắm,chẳng khác gì nói rằng con sanh cha và cha lại là con của con, không cắt nghĩa gì cả về nguồn gốc của muôn vật đâu. Ta nhận rằng các chất điểm chắc là nền tảng của vật chất, vật chất lại là nguyên liệu của muôn vật hữu hình, nhưng muôn vật tổ hiệp lại đó bất quá là hiện trạng sờ sờ về công việc của một Chủ não rất khôn ngoan đã trù hoạch mọi sự, rồi nhờ quyền năng tạo hóa mình mà khiến cho kế hoạch diệu kỳ ấy được thành công.(3) Luận rất sai về trí ngộ. –Thuyết nầy chủ trương rằng trí ngộ với tư tưởng đều là những tư cách của vật chất.Những ý ấy là vô lý, vì trí ngộ tự xét mình là vượt quá vật chất, bằng nguyên liệu khác, và thuộc trong phạm vi cao hơn vật chất. Trí ngộ có những tư cách chẳng do vật chất mà ra, tức là tự tri, tự động, không bị không gian bó buộc. Ký ức làm chứng cho sự tự tri, vì trí ngộ có thể nhớ lại tôi bao giờ cũng là tôi mà thôi. Còn sự nhớ lại ấy không phải là nhờ các chất điểm của óc, vì chất điểm ấy hằng đổi ra khác, đến nỗi chất điểm nầy không thể nhớ lại chất điểm trước kia.Sự không động đậy của vật chất và sự hoạt động của mọi sanh vật chứng rằng vật chất không tự động, duy động mỗi khi nào có năng lực gì ở ngoài nó đụng đến. Lại theo lời khoa học một chất điểm tự mình không thể nào cử động, phải có ít nữa là hai; còn hai chất điểm ấy cũng không tự động,bèn cần phải nhờ một chủ lực ở ngoài nó mà tổ hiệp lại, mới hoạt động được.Thành thử, chính sự tổ hiệp vật chất minh chứng rằng nếu không có một Chủ lực hành động trên nó, thì vật chất tự nó chẳng có thể trở nên vũ trụ bao giờ.Vả lại, nếu tư tưởng là hiệu quả của óc vật chất, thì chẳng có thể vượt qua cao hơn giới hạn của vật chất. Nhưng nếu ta suy nghĩ cho kĩ, rất dễ thấy tư tưởng hẳn không bị hạn chế bởi vật chất đâu. Vì nó không bị hoặc không gian hay vật chất ngăn cản được, có thể tưởng tượng lui tới,lên xuống vượt qua các núi, trũng, sông, biển, nhảy từ đầu cùng trái đất đến tận chơn trời rất mau rất lẹ, chẳng gì bắt phục nó được. Ấy rõ ràng tư tưởng của trí ngộ trổi hơn vật chất mọi bề, ám chứng vũ trụ không thể do chất điểm mà ra đâu, bèn phải do một Đại trí ngộ, một Chủ não trù hoạch và làm hoàn thành mọi sự mới hữu lý.(4) Không thể cắt nghĩa kế hoạch của vũ trụ. –Thuyết ấy không thể cắt nghĩa được kế hoạch lớn và diệu kỳ trong vũ trụ. Khảo cứu muôn vật thì thấy mọi sự có kế hoạch, có trật tự rất khéo léo phiền phức, không thể do vật chất vô tri vô giác mà ra. Lý tánh buộc ta phải nhận rằng có một Chủ não, một Đấng trọn khôn ngoan, trọn quyền năng rất lớn tính toan sắp đặt mọi việc,mới định được kế hoạch diệu kỳ dường ấy.Nói như nhà duy vật luận rằng, trước có vật chất, sau mới có linh động, sự sống, tư tưởng v…v., thì rất vô lý; vì có lẽ nào muôn vật tự rập nhau lại vừa vẹn, mà gây nên một vũ trụ hoàn bị như thế nầy ư? Vậy, một lần nữa, ta tái quyết rằng: muôn vật với các kế hoạch trật tự đều chứng minh rằng phải có một Đấng Thần Linh đã trù liệu trước khi chưa có trời đất muôn vật, rồi sau dùng quyền năng vô hạn vô lượng mà tạo thành các vật ấy được nên hình trạng như hiện có vậy.2. VẠN HỮU THẦN LUẬNa/ Phát huy vạn hữu thần luận. –Thuyết duy vật luận chủ trương rằng trong vũ trụ không có Đấng Chơn tể, chỉ có vật chất mà thôi. Nhưng vạn hữu thần luận phản đối hẳn thuyết ấy, chủ trương rằng muôn vật đều là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là muôn vật. Những vật chung quanh và tư tưởng ở trong lòng đều là sự hiện diện của Đức Chúa Trời cả. Thuyết ấy lẫn lộn lắm, đã có từ thời cổ, vốn làm nền tảng của triết học Hy-lạp xưa kia, lại cũng là chủ nghĩa của nhiều bái vật giáo hiện nay nữa. Vậy, lấy làm quan hệ cho ta nên lược cứu qua để rõ đại ý của nó là thể nào. Thuyết này chủ trương rằng:(1) Muôn vật bởi một nguyên chất tự nhiên mà có, thông ra muôn loài, có nhiều hình thức, cứ biến hóa vô cùng. Sự biến hóa vô số ấy có hai thứ, là linh chất và thể chất. Nguyên chất ấy là Đức Chúa Trời; mọi vật đều là một thể cùng bày ra Đức Chúa Trời. Các vật sống thuộc về linh chất,các vật chết thuộc về thể chất, cả thảy hiện tượng trong vũ trụ đều là hình thức của Đức Chúa Trời biến hóa ra cả. Khi các vật ấy hao mòn rồi mất biệt, ấy bất quá là sự quy nguyên, nó trở về cội nguồn của nó, cũng gọi là Đức Chúa Trời vậy.Vả, mọi vật ở vũ trụ chẳng có vật nào độc lập độc tôn cả. Ấy vậy, Đức Chúa Trời cũng chẳng có thể thành vị, vì như muôn vật Ngài chẳng có thể độc lập độc tôn được, nhưng Ngài còn bị chính vũ trụ hạn chế sự thực hữu của Ngài nữa.Họ lại quyết rằng dầu Đức Chúa Trời không có vị cách mà vẫn có trí ngộ, hiện trạng trong vũ trụ, đạt đến sự tự tri trong tư tưởng của loài người, Đức Chúa Trời chỉ vận động trong sự xây vần của muôn vật,suy tưởng trong trí óc của loài người. Ngài chẳng thay đổi, duy các hiện trạng trong vũ trụ thay đổi đó thôi. Các hiện trạng ấy chẳng gì lượn sóng, còn nguyên chất tợ hồ nước biển. Hình trạng của lượn sóng dầu là thiên biến vạn hóa, mà nước biển vẫn còn y nguyên.Luận về trong lòng người ta Đức Chúa Trời hiện ra trong sự tự tri. Khi thân thể chết rồi, thì ngoại thể nó thay đổi hẳn, nhưng tự tri ở trong lòng trở về nguồn gốc là Đức Chúa Trời. Thuyết nầy không công nhận Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, vì muôn vật tức là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời tức là muôn vật, cũng như nói rằng thân thể không thể rạo ra cái tay được, vì tay vốn một phần tử của thân thể vậy.(2) Thuyết nầy lại chủ trương rằng: “Có nguyên thần và có nguyên khí; nhưng nguyên thần chẳng tạo ra nguyên khí; bèn là nguyên khí đồng với nguyên thần từ trước vô cùng cho đến đời đời bất tận.Nguyên thần ở trong nguyên khí mới sanh hóa hược. Thần linh của loài người với phần linh của nguyên thần đều in nhau cả. Nhơn vì phần linh loài người do nguyên thần mà ra, khi người chết nó lại trở về nguyên thần. Ví như lấy nước đựng trong vò, bịt miệng lại, rồi thả xuống đáy biển; nước trong vò và nước biển phân rẽ nhau, kịp khi vò bể, thì nước trong vò cùng hiệp lại làm một với nước biển. Cũng một lẽ ấy, linh hồn loài người kiều cư trong thân thể ít mươi năm, rồi khi qua đời thì nó hiệp lại với nguyên thần mà trở về nguồn gốc vậy. Chúng ta có thể nói tóm tắt lại rằng giáo nầy có ba yếu điểm như sau đây:(a) Muôn vật đều từ một gốc và cũng lại về một gốc. (b) Mọi việc đều chẳng qua là hiện trạng tạm thời; hình thể của muôn vật luôn với cả sự cực khổ, lo phiền, đau đớn của người đời, thảy như áng vân cẩu vẩn vơ giữa trời, không bao lâu lại tan đi không còn tăm dạng. (c) Đức Chúa Trời ở khắp muôn vật, vì chính muôn vật là Đức Chúa Trời, chẳng vật gì mà không có Ngài tham dự vào. Sự vô sở bất tại của Ngài lan đến nhai hạn của vũ trụ mới tận cùng vậy.Ấn-độ giáo lấy thuyết vạn hữu thần làm tôn chỉ. Các thống hệ triết lý Hi-lạp dùng thuyết nầy làm nền tảng, nhứt là đảng Tân thuyết Platon (Neon Platonisme), dấy lên vào lối 205 S.C., do ông Plotenus thủ xướng. Phần nhiều bái vật giáo xưa nay đều lấy thuyết nầy làm kinh luận cho giáo lý của họ, nên nó đã thâm nhập lòng người ta nhiều lắm.b/ Sự sai lầm của thuyết nầy. – Sự sai lầm của thuyết nầy như sau đây:(1) Các quan niệm nó phản đối nhau. –Các quan niệm của thuyết nầy phản đối nhau cả. Vì nó xưng Đức Chúa Trời là vô hạn,lại cho thể yếu Ngài bằng các nguyên tố hữu hạn; quyết Ngài tự hữu, lại cho Ngài không thể thực hữu ở ngoài vụ trụ; dạy rằng Ngài cao cả, lại nhốt Ngài vào cõi tạo vật, đến đỗi phải nhờ loài người mới tự tri; chủ trương Ngài không tự định gì được, lại quyết rằng Ngài là căn nguyên của muôn vật. Một Thần như thế bất quá là Thần bất toàn, không thể nào sanh ra sự toàn vẹn vô cùng được. Thành thử,vạn hữu thần giáo kỳ thực chỉ chối Đức Chúa Trời đó thôi.(2) Chối vị cách của Đức Chúa Trời. –Vạn hữu thần giáo chối hẳn vị cách của Đức Chúa Trời. Bởi vì hễ vị nào có vị cách thì tự tri, biết tôi là tôi, rõ vật gì ở ngoài mình không phải là tôi.Cũng vậy, Đức Chúa Trời là Đấng tự tri, nên phải có vật ở ngoài Ngài không phải là thuộc trong thể yếu Ngài, mới có thể gọi Ngài là Đấng tự tri Đấng Christ.Nhưng vạn hữu thần giáo dạy rằng muôn vật là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là muôn vật nên làm cho Đức Chúa Trời không thể nào tự tri, vì ở ngoài Ngài chẳng có gì nữa. Như thế theo thuyết nầy, Đức Chúa Trời chẳng có vị cách, bởi chỉ vị nào có vị cách mới là tự tri được.(3) Quan ngại với luân lý. –Giáo nầy cũng có quan ngại với luân lý; bởi vì nếu loài người lẫn lộn với Đức Chúa Trời, thì tất nhiên mọi việc loài người làm tức là Đức Chúa Trời làm, hoặc sự lành sự dữ cũng vậy; đến nỗi ta không thể nào phân biệt thiện ác, phải trái,bởi cả hai đều cùng một gốc. Người hiền đức không cần khen, kẻ bất nhân cũng không đáng trách, vì hết thảy chẳng qua là sự đương nhiên. Nói như vậy, quả là lẫn lộn các quan niệm của luân lý, đến đỗi không còn nghĩa lý gì nữa; vì nếu thuyết nầy là đúng thì ăn ở xa xí là phận sự mình, sự tàn nhẫn là sự công chánh, tội lỗi là sự nhơn lành; hoặc Sa-tan hoặc thiên sứ Gáp-ri-ên cả hai đều là Đức Chúa Trời hiển hiện. Loài người không có ý chí tự do, chẳng có trách nhiệm đạo đức; sự cầu nguyện, cuộc thờ phượng đều ra vô vị cả, vì mình là Đức Chúa Trời,Đức Chúa Trời là mình. Hy vọng về sự sống đời đời và sự bất diệt cũng chỉ là ảo tưởng đó thôi.(4) Phản đối lòng kính thờ Đức Chúa Trời. –Giáo nầy cũng phản đối lòng kính thờ Đức Chúa Trời. Vả, sự kính thờ Đức Chúa Trời ấy là sự giao thông của kẻ có vị cách với Đấng cũng có vị cách. Nhưng giáo nầy luận rằng Đức Chúa Trời chẳng có vị cách, nên kính thờ Ngài làm chi. Ấy vậy, hễ ai tin nhận chủ nghĩa vạn hữu thần, thì tôn vạn vật làm thần để thờ phượng. Vả,chính mình người cũng một phần tự thuộc trong phạm vi vạn vật; vậy, kẻ thờ lạy thần của giáo nầy chẳng qua là thờ lạy chính mình đó thôi. Mà sự ấy há chẳng phải là điên cuồng sao?II. SỰ SUY TƯỞNG MỜ TỐI CỦA CÁC NHÀ TÔN GIÁOCác tôn giáo bởi người ta lập ra đều có thiên tánh kính thờ Đức Chúa Trời, song thiên tánh ấy dầu là giống nhau mà lại rất khác nhau, bởi vì lòng nguyên tri tuy là nhận biết có Đức Chúa Trời mà vẫn chiếu theo hoàn cảnh, giáo dục, tập tục và phong hóa mà giải nghĩa và kính thờ Ngài vậy. Nay xin thuật lại những lý luận của các nhà tôn giáo về vấn đề Đức Chúa Trời.1. HỖN NHIÊN NHỨT THẦN THUYẾTGiáo Bà-la-môn (Brahmanisme) bên Ấn-độ, chủ trương rằng họ thờ Bà-la-môn, là thần tối cao, độc nhứt vô nhị. Nhưng xét cho kỹ thì dễ thấy thần ấy chẳng qua là thần trí lẫn lộn trong muôn vật. Giáo nầy cứ nói muôn vật đều có hiện tượng của thần khí ấy; có khi tụ lại mà nên người, rồi sau lại tan về nơi thần Bà-la-môn, là chỗ quy tục. Thần Bà-la-môn phân phú ở trong thân thể mọi người, cho nên loài người cũng được xưng là thần. Ấy vậy, từ một gốc tan ra muôn mối lại trở về một gốc. Giáo Bà-la-môn cũng tin nhận chủ nghĩa luân hồi, quyết rằng loài người vì có tội mà phải cứ luân hồi biến kiếp mãi, đến đỗi phải nhờ sự tu nhơn tích đức mình để hòa hiệp làm một với nguyên thần, mới không còn bị luân hồi đầu thai biến kiếp mãi mãi nữa.Giáo Bà-la-môn cũng quyết rằng ở ngoài vị thần chí tôn ấy, lại có ba ức ba ngàn vạn thần nữa, là những thần từ Bà-la-môn lưu xuất. Vậy, xét cho kỹ thì thấy giáo Bà-la-môn chẳng qua là đa thần chủ nghĩa,chớ chẳng dạy về giáo lý độc thần đâu. Các thần Ấn-độ ấy chia ra từng hàng từng lớp, rồi trên hết cả có một thần chí tôn quản trị chúng đó vậy.2. NHỊ NGUYÊN LUẬNa/ Phát huy nhị nguyên luận. –Giáo nầy phát khởi từ nước Ba-tư. Xưa có người nước ấy đề xướng rằng: Muôn vật chẳng phải bởi một thần mà ra, bèn là bởi hai thần, gọi là Nhứt Thiện Nhứt Ác,hoặc Nhứt Âm, Nhứt Dương. Hai vị ấy đều có tâm chí quyền hoành, cùng sanh ra từ lúc vô cực, hằng phản nghịch nhau, đến đỗi giữa hai vị ấy có cuộc giao chiến không ngớt. Thiện thần không đủ quyền năng tuyệt diệt Ác thần mà Ác thần cũng chẳng biết sao trừ nỗi Thiện thần. Cũng dạy rằng những sự khổ nạn tà ác của loài người hết thảy đều là do Ác thần mà ra, và là sự phải có đời đời, người ta chẳng có phương pháp trừ bỏ được. Loài người tuy phải nhờ Thiện thần để cầu phước,mà cũng phải dua nịnh Ác thần để nhường tai.b/ Sự sai lầm của giáo nầy. –Giáo nầy có một chút lẽ thật, là nhận ở trong vũ trụ có hai nguyên lý là thiện và ác chiến đấu với nhau mãi. Ngoài lẽ thật ấy thì mọi ý nghĩa khác đều sai lầm cả. Xin giải tỏ sau đây:(1) Lẫn lộn ý niệm sự thiện với Đức Chúa Trời. –Giáo nầy lẫn lộn ý niệm thiện với Đức Chúa Trời. Sự thiện chẳng phải là Đức Chúa Trời, bèn là một sự thuộc tánh của Ngài; cũng như ta thường gọi người nầy kẻ kia là hiền lành, thì vẫn chẳng phải nói sự hiền lành ấy là bản ngã của người đó đâu, tuy nói về tâm tánh người ấy là hiền lành đó thôi.(2) Lầm gọi sự ác có vị cách. –Sự ác cũng không phải là thần có vị cách đâu, bèn là sự thuộc tánh của vị Sa-tan kia đương phản loạn với Đức Chúa Trời đó thôi. Sự gian ác chẳng phải có từ trước vô cùng, lại cũng chẳng phải còn đến vĩnh viễn đâu. Sự ác bắt đầu có ở nơi Sa-tan lúc nó dấy nghịch cùng Đức Chúa Trời. Về sau Đức Chúa Trời sẽ diệt trừ sự ác khỏi vũ trụ nầy khi Ngài bắt Sa-tan bỏ vào hầm lửa đời đời (Es 14:12-17; Kh 20:10). Cho nên ý kiến của giáo nầy về Đức Chúa Trời bất quá là những lời ức đạt viễn vông, lẫn lộn vị cách (personnalité) với sự thuộc tánh (attribut) vậy.3. ĐA THẦN GIÁOTruy nguyên về lẽ thờ thần của loài người,thì thấy rõ lẽ ấy bắt đầu từ nhứt thần, rồi trải lâu đời về sau đạo độc thần lần lần mất đi. Dầu vậy, tấm lòng kính thờ Đức Chúa Trời vẫn còn chưa dứt. Bây giờ,các dân tộc thế gian đều đua nhau sáng lập đa thần giáo. Ấy cũng là lý thế tất nhiên, vì lòng kính thờ của họ dầu đã mất lẽ thờ nhứt thần, thì vẫn còn và buộc họ phải tự tạo ra những vị thần để thờ phượng. Các thần ấy vô số, có nhiều danh hiệu khác nhau. Người thì kính trời đất làm thần, kẻ thì tôn mặt trời mặt trăng làm thần, kẻ khác lại đề xướng rằng sông, biển, núi, rừng đều có thần làm chúa.Cũng gọi những người qua đời là thần mà thờ lạy nữa, thậm chí hạ mình xuống cực điểm mà thờ thần trâu, thần bò, thần ngựa, thần ếch, thần lằng, thần rắn, nhân ngư, bạch ho; cũng thờ tà ma quỷ mị theo ý họ tưởng tượng ra nữa.Các thần ấy đều là hữu danh vô vị, hữu thể vô linh. Các lẽ dạy về họ đều là ức đạt, dị đoan, không giá trị gì cả. Dầu vậy,xưa nay vô số người vẫn mê tín sùng bái các thần vô hiệu ấy. Tại cớ sao vậy? Vì loài người dầu đã mất cái tôn chỉ thờ lạy Đức Chúa Trời, thì thiên tánh thờ lạy hãy còn, buộc họ phải thờ phượng. Tuy họ không còn biết thờ Đấng Chơn tể của trời đất, mà không thờ phượng ai hết cũng chẳng đành lòng; nên phải thờ phượng vô luận là thần nào, miễn là làm thỏa mãn ước vọng của linh tánh mình thì được.Đa thần giáo rất vô lý, rất dị đoan chẳng chút gì giúp cho loài người biết được Đức Chúa Trời, lại khiến cho họ rất tôi tăm, càng ngày càng xa Ngài đến đỗi Kinh Thánh dạy rằng, – xem Ro 1:21-23.4. THÁI CỰC THUYẾTa/ Phát huy thái cực thuyết. –Đạo Nho dạy rằng lúc đầu ở trong vũ trụ chỉ có cái lý vô cực, cũng được gọi là thái cực. Thái cực ấy tuy linh diệu và cường kiện, thì vốn rất huyền bí, không thể hiểu thấu được cái chơn chánh và chơn tướng của lý ấy. Thái cực lúc động có lúc tịnh. Khi động thì sanh dương, khi tịnh thì sanh âm. Âm dương bèn hiệp lại biến hóa sanh ra trời đất và vạn vật; còn vạn vật cứ sanh sanh hóa hóa vô cùng vô tận. Song vạn vật tuy nhiều và cứ sanh hóa chừng nào đi nữa, cũng chỉ do một căn nguyên là âm và dương. Còn âm và dương lại từ thái cực mà ra, là cái bản nguyên của cả thảy.Về sự tể trị muôn vật, thì đạo Nho lại chủ trương rằng Trời làm Chủ tể cả vũ trụ, nhờ ý chỉ rất mạnh gọi là thiên mạng, để khiến cho muôn vật cứ sanh hóa, tồn tại và hành động mãi. Những công việc người ta làm ở đời, bất cứ là tốt hay xấu, cũng đều do mạng Trời định vậy.b/ Sự sai lầm của Nho giáo. –Tra xét đạo Nho thì thấy về một mặt giống như thiên diễn tấn hóa thuyết, bởi chủ trương rằng thái cực tức là vô cực là căn nguyên của muôn vật cũng như thuyết kia cho muôn vật do một tế bào nhỏ xíu, vốn ở trong khoảng hư vô mà ra. Mà nếu thử hỏi đạo Nho rằng thần họ thờ đó là ai, thì họ đáp rằng cao diệu quá, không thể nào biết được. Cho nên họ bỏ qua sự tìm kiếm nhận biết Ngài, mà xây qua thờ vạn vật thọ tạo kia, lý tưởng họ lầm lạc, khiến cho linh tánh đạo đức trở nên điên dồ. Lại đề xướng rằng mọi việc bất cứ ác hay thiện, đều do thiên mạng mà ra, ấy chỉn chẳng qua là thuyết vận mạng, cướp ý dục tự do của loài người, coi họ như máy móc, chẳng được tự chủ mà làm việc gì cả. Lại còn nói việc ác họ làm là do Đức Chúa Trời mà ra cả, ấy lại cho Đức Chúa Trời là căn nguyên của tội ác nữa. Ôi! Suy luận dường ấy há chẳng là gớm ghê không xiết kể đấy ru?III. CÁC NGOẠI CHỨNG VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỘC NHẤTKhoảng trên, ta đã suy luận về ý tưởng mờ tối của các nhà triết học, lời ức đạt lẩn thẩn của các nhà tôn giáo ngoại về Đức Chúa Trời, thấy ý kiến của họ không những là không hiệp với lẽ thật của Kinh Thánh, mà lại phản đối với khoa học vật lý nữa, vì muôn vật trong vũ trụ quả tỏ ra phải có một Đấng Chơn tể độc nhứt. Xem những bằng cớ sau đây sẽ rõ.(1) Sự hiệp hòa của vũ trụ làm chứng. –Ngửa xem vũ trụ thinh thang, liếc nhìn muôn vật trùng điệp, đều hòa hiệp dăng dính với nhau cả. Như mặt trời mặt trăng, các vì tinh tú sáng tỏa khắp bầu trời,đều noi theo quỹ đạo vần xây có chừng mực. Nếu không bởi Đấng Chơn tể sắp đặt bảo toàn, thì trời đất bao la kia chỉ cho khỏi bị hư hỏng. Kìa, mặt trời ở chính giữa,các hành tinh xây vần chung quanh, mau chậm xa gần đều vừa lệ định của thể chất nó lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ; cho nên đời đời nó khỏi bị thiên bên nầy hoặc lệch bên kia. Sự hòa hiệp rập ràng vững vàng dường ấy chứng thực rằng chắc phải có một thần độc nhứt làm Đấng căn nguyên và bảo tồn sự hòa hiệp ấy, cầm quyền tể trị muôn vật cho khỏi bị hư hỏng đó mới hữu lý.(2) Công lý muôn vật làm chứng. –Kìa, loài người dầu có trắng đen vàng đỏ khác nhau, nhưng thất tình lục dục vẫn giống nhau. Loài vật dầu có lớn nhỏ sang hèn khác nhau, nhưng về sanh trưởng dưỡng dục thảy đều giống nhau. Xem trên mặt đất có bốn mùa luân chuyển, tám tiết đổi thay, mưa gió theo thì âm dương phải độ, nước lên ròng có cản, hoa nở rụng có lứa,muôn muôn sự vật há chẳng phải nhứt lý quán thông theo công lệ đã định sao? Nếu gọi trời đất lớn bực ấy, muôn vật nhiều ngần kia, mà không có một Đức Chúa Trời độc nhứt cai trị theo công lệ Ngài đã định, thì không thể cắt nghĩa công lý của muôn vật được. Giả như một nước kia đất đai dầu rộng, dân sự dầu đông, công việc dầu nhiều, thì cũng có một luật pháp thống nhứt để thông hành toàn quốc, do một chánh phủ thống trị mà thôi. Cũng vậy, công lệ muôn vật minh chứng có một Đấng cầm quyền thống trị ban bố và bảo tồn công lệ và muôn vật ấy, mới hữu lý vậy.(3) Quyền năng của Đức Chúa Trời làm chứng. –Xem xét mọi vật thọ tạo, thì biết rõ có Đấng Tạo hóa thần thông quảng đại, vô sở bất năng, vô sở bất lý. Nên nếu ai gọi trong bầu trời đất còn có thần khác nữa thì Đức Chúa Trời tạo vạn vật chẳng phải là vô sở bất năng, bởi có vị khác chia quyền năng với Ngài; cũng chẳng phải là vô sở bất lý, vì ngoài Ngài còn có thần khác chia quyền chủ tể với Ngài. Nếu ở ngoài Đức Chúa Trời còn có thần khác,thì Ngài chẳng phải bao hàm mọi quyền bính, nhưng ai có quyền nấy, thì cái họa linh xuất đa môn, khiến cho cả bầu trời đất không còn nhứt luật, không có luân thứ, nhưng vô cùng hỗn độn vậy.(4) Sự vô lượng của Đức Chúa Trời làm chứng. – Nếu nhà thiên văn dùng vọng viễn kính mà dòm xem trong khoảng không thì có thể thấy vô số vì sáng phát ra tại đó rất tinh xảo rực rỡ. Nhưng dầu họ thấy xa bao nhiêu, cũng chưa thấy được toàn thể vũ trụ đâu, duy thấy một phần rất nhỏ đó thôi; bởi vì bộ phận lớn của vũ trụ thì ở ngoài thế giới của loài người. Các nhà thiên văn biết rằng ở ngoài thị giới mình cũng có những vũ trụ vô cùng muôn lần lớn hơn vũ trụ ta ở nữa. Dầu họ rán hết sức bình sanh để nghiên cứu đi nữa,thì nào có ai hiểu thấy được đâu. Hoặc ở trong vũ trụ ta đây cũng có nhiều thế giới cực kỳlớn lao. Có vì sao rất lớn rất xa cách địa cầu nầy, đến nỗi đã phát ánh sáng ra từ buổi sáng thế, mà mãi đến bây giờ cũng chưa soi tới ta đây. Vả,ánh sáng đi rất mau, mỗi giây đồng hồ đi được ước chừng 300.000 ki-lô-mét. Dường ấy, vì sao ấy xa trái đất nầy biết là dường nào! Mà kìa, vũ trụ lại có vô số vì sao như thế nữa. Vậy, vũ trụ đối với lượng trí hiểu ta thật như vô hạn vô lượng,nhơn đó cũng phải đoán rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa, cũng vô hạn vô lượng vậy. Mà nếu lại gọi còn có vị thần khác ở ngoài Đức Chúa Trời cũng vô hạn vô lượng đương địch thể với Ngài quả là vô lý vậy.(5) Đạo xưa làm chứng. –Các nhà tôn giáo truy nguyên sự bắt đầu kính thờ Đức Chúa Trời, thì đều công nhận rằng loài người từ buổi đầu tiên khỉ sự chỉ thờ Thần độc nhứt rồi về sau lần lần thoái hóa mà thờ đa thần, rồi lại từ đa thần mà trở lại thờ Thần độc nhứt như cũ. Ấy chẳng những riêng dân Do Thái như vậy, mà các nước thế gian cũng đều như thế. Kìa, các sách kinh truyện của nước Tàu xưa thường xưng Đức Chúa Trời là Thượng đế, tả Ngài là một Đấng tối cao cực diệu, có tâm chí ám hiệp với Giê-hô-va của đạo Do Thái đời xưa. Thực sự ấy minh chứng rằng ông bà về đời thượng cổ còn chưa mất tôn chỉ của thần đạo chánh đáng, tức là đạo về Đức Chúa Trời độc nhứt vô nhị vậy.
Chương 4: LUẬN VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI THÀNH VỊĐức Chúa Trời chẳng như giáo Bà-la-môn kia mê tín mà bị hỗn độn với muôn vật như không khí làm đầy dẫy không trung cũng chẳng như duy vật luận chủ trương Đức Chúa Trời là muôn vật, muôn vật là Đức Chúa Trời.Nhưng Đức Chúa Trời của vũ trụ có vị cách, đứng độc lập toàn vẹn ở ngoài muôn vật,chẳng bị lẫn lộn với vị nào hoặc vật nào khác.I. ĐỊNH NGHĨA DANH TỪ VỊ CÁCHVả, danh từ vị cách có nghĩa gì? Đáp: Vị nào có sự tự tri, tự giác, tự chủ gọi là vị có vị cách (personnalité). Nói cách khác, vị nào tự biết mình là thực hữu, có quan năng quyết định để lựa chọn làm việc nầy, chối việc kia, gọi là vị có vị cách vậy. Kỳ thực, điều phân biệt loài người với loài thú là điều nầy: loài người có bản quan tự tri, tự biết mình thực hữu; cũng có bản năng tự chủ, để quyết định theo tâm trí và ý dục dạy biểu. Còn thú vật thì khác hẳn, chẳng tự cảm biết nó thực tại, cũng không có tài quyết định làm việc nầy bỏ việc kia; vì nó cứ tự động theo công lệ của trực giác, chẳng thay đổi chẳng tẻ khỏi đường lối ấy chút nào.Nói đại khái, vị cách có ba nguyên tố, tức là trí ngộ, cảm giác và ý dục. Nhờ trí ngộ mà vị có tài tư tưởng; nhờ cảm giác mà vị có tài cảm xúc; nhờ ý dục mà vị có tài muốn hay không muốn làm việc nầy việc kia. Ngoài ba nguyên tố ấy ra lại còn có hai bản năng rất quan hệ cho vị cách, ấy là lương tâm và tự nhiệm. Vị nào có những bản năng ấy gọi là vị có vị cách vậy.II. VỊ CÁCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜICái vấn đề quan hệ cho sự kê cứu nầy là: Đức Chúa Trời há có vị cách chăng? Đáp: Nếu chúng ta có thể minh chứng rằng Đức Chúa Trời đã có lợi dụng trí ngộ, cảm giác, và ý dục để thi hành việc gì, thì cũng có thể đoán dịnh Đức Chúa Trời có vị cách vậy. Sau đây xin kể ra ba bằng cớ chứng rằng Đức Chúa Trời quả có dùng cả ba bản năng ấy trong hành vi cử chỉ của Ngài.(1) Muôn vật làm chứng. –Xét thử muôn vật thì thấy cuộc tạo hóa thực diệu kỳ vô song, sự sắp đặt theo luân thứ quả là lạ lùng vô cùng. Muôn vật ấy buộc phải gốc bởi một Đấng Tạo hóa có trí ngộ khôn ngoan tuyệt đối, mới làm nên muôn vật ấy được. Mà có trí ngộ khôn ngoan ấy không đủ, cũng cần phải có ý dục để quyết định thi hành công việc lạ lùng ấy mới hữu lý. Ấy vậy, cuộc tạo hóa muôn vật minh chứng rằng Đức Chúa Trời có vị cách vậy.(2) Loài người làm chứng. –Chúng ta đã thấy loài người vốn thuộc về hạng sanh vật có vị cách, vì họ đều có bản năng trí ngộ, cảm giác, và ý dục; cũng có lương tâm và tự nhiệm nữa. Chính người lớn tiếng chứng rằng Đấng Tạo hóa của họ chắc là một Đấng có trí ngộ, cảm giác, và ý dục cũng như họ đã có, mới dựng nên họ được. Lại cái bản năng ấy trong Đức Chúa Trời chắc trổi hơn loài người vô cùng, bởi vì theo công lệ bất di bất dịch thì căn nguyên bao giờ cũng trổi hơn công hiệu vậy.(3) Kinh Thánh làm chứng. –Kinh Thánh cũng dạy rõ ràng rằng Đức Chúa Trời có trí ngộ, cảm giác, và ý dục.Sau đây xin viện dẫn mấy câu để chứng thực cho lẽ ấy.a. Về trí ngộ. – Những câu nầy chứng rằng Đức Chúa Trời có trí ngộ khôn ngoan để tư tưởng, suy hiểu và xem xét:Ch 15:3; Gie 29:11; Cong 15:18; Ro 11:33b. Về cảm giác. – Những câu nầy chứng rằng Đức Chúa Trời có cảm giác để yêu mến, thương xót, và buồn giận:Thi 33:5; Thi 103:8; Gi 3:16; He 12:29c. Về ý dục. – Những câu sau nầy cũng chứng rằng Đức Chúa Trời có bản năng ý dục để toan liệu, quyết định làm việc:Thi 115:3; Es 46:10,11; Da 4:35; Mat 19:26TỔNG LUẬNNhờ các lý chứng kể ra trên đây, ta có thể đoán rằng Đức Chúa Trời có chẳng phải một sự hư ảo, một ảnh hưởng, hoặc một quyền năng vô tri vô giác đâu, bèn là Ngài có vị cách tức là Ngài có trí ngộ, cảm giác và ý dục hiệp lại thành vị, có sự tự tri tự giác, và tự nhiệm, đến đỗi có tài hiểu biết mọi sự, cảm xúc mọi sự, thi hành mọi sự vậy.
Chương 5: LUẬN VỀ CÁC SỰ THUỘC TÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIVả, Đức Chúa Trời đã có vị cách, thì tự nhiên cũng có bản tánh và những phẩm cách tương xứng với bản tánh ấy. Nhưng mà người đời vốn hèn nhỏ, làm sao biết được Đức Chúa Trời vô lượng vô biên? Tâm trí của họ hữu hạn, làm thể nào hiểu được phẩm cách của Đấng toàn vẹn vô cùng?Thực, bản tánh Đức Chúa Trời rất mầu nhiệm, rất diệu kỳ, đến đỗi lý tánh người không thấu nỗi, lời phàm không tả được. Dầu vậy, Đức Chúa Trời không muốn ta cứ ở trong sự dốt nát, bèn là muốn ta hiểu biết các phẩm cách và đức tánh của Ngài, hầu cho ta nhờ đó mà được cứu rỗi. Bởi vì, – xem Gi 17:3.Vả, nói đại khái, chúng ta nhờ ba điều mình biết các thuộc tánh của Đức Chúa Trời, là: (1) Nhơn tánh, vì loài người được dựng nên theo hình tượng Đức Chúa Trời, nên chắc ảnh tượng ấy cũng được chiếu ra cách mờ mờ; (2) Muôn vật, vì nó cũng bày tỏ bản tánh của Đức Chúa Trời, tiêu biểu các sự thuộc tánh oai nghiêm, vinh hiển của Ngài; (3) Kinh Thánh, vì bộ ấy khải thị bản tánh Đức Chúa Trời rõ hơn hết, không có chỗ nào sai lầm. Vậy, chẳng chi hay hơn là lấy Kinh Thánh làm chứng cớ của sự khảo cứu ta đây.Chương thứ năm nầy luận về tám sự thuộc tánh của Đức Chúa Trời, tức là: (1) Đức Chúa Trời là Đấng thuộc linh; (2) Đức Chúa Trời tự hữu hằng hữu; (3) Đức Chúa Trời vô hạn vô lượng; (4) Đức Chúa Trời vô sở bất năng; (5) Đức Chúa Trời vô sở bất tại; (6) Đức Chúa Trời vô sở bất tri; (7) Đức Chúa Trời vô thời biến cải; (8) Đức Chúa Trời thuần nhứt vô phân.Xin nhờ Thánh Linh soi sáng để lần lượt kê cứu qua các sự thuộc tánh ấy.I. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG THUỘC LINH1. ĐỊNH NGHĨANói rằng Đức Chúa Trời là Đấng thuộc linh thì có nghĩa gì? Xin đáp:a/ Đức Chúa Trời là Thần Linh.(1) Không có Hình thể vật chất.– Xưng Đức Chúa Trời là Thần Linh, ấy có nghĩa là gọi Ngài không có xác thịt,không bằng vật chất, bèn là một Đấng thuộc linh, vô hình vô tượng, mắt không thể thấy được, tay không thể rờ được, lời phàm không thể tả ra được. Kinh Thánh cũng minh chứng cho lẽ thật ấy mà rằng: Xem Gi 4:24; Lu 24:39; Co 1:15;ITi-mô-tHe 1:17.(2) chẳng bị vật chất hạn chế.– Xưng Đức Chúa Trời là Thần Linh, tức là gọi Ngài không bị vật chất hạn chế.Loài người tuy có linh tánh, cũng không được tự do ngoài sự bó buộc của phạm vi vật chất. Sự động tịnh, hành chỉ của họ đều mãi bị nhốt trong sự hạn chế của vật chất. Nhưng Đức Chúa Trời chẳng phải vậy đâu. Ngài thực tại ở ngoài phạm vi vật chất, vượt cao hơn muôn vật, có trước muôn vật, dựng nên muôn vật, bắt phục muôn vật khiến làm con đòi Ngài để bày tỏ sự vinh hiển của Ngài. Nếu sự thực hữu Đức Chúa Trời can thiệp đến vật chất, thì Ngài không thể thực hữu trước lúc chưa có vật chất. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời đã thực hữu trước khi chưa có vật chất nào cả. Thành thử sự thực hữu Ngài ở về cõi thuộc linh, không nương tựa vào vật chất, cũng không bị vật chất hạn chế. Sa 1:1; Gi 1:1; Eph 3:9; Kh 1:8.b/ Đức Chúa Trời là Đấng sống.– Đức Chúa Trời chẳng phải là lý trí không hay không biết, bèn là Thần Linh hằng sống, tự tri tự chủ. Sự sống ấy vốn ở trong Ngài, không do căn nguyên nào ở ngoài chính Đức Chúa Trời mà đến, từ trước vô cùng vẫn có, và đến đời đời cũng còn có mãi. Sự sống nầy chẳng cần nhờ đồ ăn uống, hơi thở, ánh sáng mặt trời,hoặc vật gì khác bề ngoài mà tồn tại, bèn là tự hữu hằng hữu, và là cội rễ của mọi loài sống khác, hoặc thuộc về cõi siêu nhiên hay là cõi thiên nhiên cũng vậy.Gie 10:10; ITe 1:9; Gi 5:26; He 7:16.2. LỜI KINH THÁNH TỪNG TẢ VẼ ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ HÌNH THỂ NHƯ NGƯỜI TAa/ Lời tả vẽ Đức Chúa Trời có tứ chi ngũ giác. – Có kẻ luận rằng, Đức Chúa Trời đã là Thần Linh, sao mà Kinh Thánh thường tả ra Đức Chúa Trời có tứ chi ngũ giác, như là mắt để ngó, tai để nghe, mũi để ngửi, tay và chơn để sờ mó? Giả như trong Thi 34:15 chép: “Mắt Giê-hô-va đoái xem người công nghĩa,lỗ tai Ngài nghe tiếng kêu cầu của họ”. Trong Phu 33:37 nói về “cánh tay đời đời của Ngài.” Lu 1:51 chép “Ngài đã lấy cánh tay mình thi hành quyền năng”. Trong tiên tri Es 66:1 Đức Chúa Trời phán “Trời là ngai ta, đất là bệ chơn ta”. Còn Đa-vít hay “nương náu mình dưới bóng cánh của Chúa”(Thi 57:1). Nếu Đức Chúa Trời không có hình thể vật chất, thì các câu ấy và nhiều câu khác giống như thế, có nghĩa gì?Đáp: Những câu ấy chẳng có ý dạy rằng Đức Chúa Trời có hình thể vật chất đâu, duy là những ngụ ngôn Đức Chúa Trời dùng để dạy cho người trần giới những quan niệm về linh giới. Khi Đức Chúa Trời dạy loài người về việc vận động của Ngài, thì cần phải dùng lời nói thích hiệp trình độ của họ, mới mong họ hiểu được.b/ Lời tả Đức Chúa Trời hiện ra như một người. – Kinh Thánh cũng thuật lại nhiều phen Đức Chúa Trời hiện ra với các thánh đồ đời xưa, đồng đi, đồng ăn uống,đàm đạo với họ (Sa 16:7, Sa 16:10, Sa 16:13; Sa 32:12; Sa 18:1-16; Xu 13:21; Xu 14:19). Chánh nghĩa của những truyện tích ấy là thể nào? Kê cứu cả Cựu Ước cho kỹ, thì thấy Đức Chúa Trời từng hồi từng lúc mượn hình dung của loài người mà hiện đến với họ. Các sự hiển hiện ấy thần đạo gọi là Hiển Thần (Théophonie).Môi-se và các quan trưởng của dân Y-sơ-ra-ên khi ở trên núi Si-nai cũng đều chỉ được thấy Đức Chúa Trời hiển hiện bằng hình thể vật chất, là sự hiển hiện họ có thể xem được và hiểu nỗi (Xu 24:9,10); họ chẳng hề được thấy thần thể yếu (essence divine) đâu. Vì Giăng chứng rằng: “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời bao giờ; duy Con độc sanh ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha.” (Gi 1:18).Đương khi tín đồ còn ở trong xác thịt, thì chẳng thấy thần thể yếu của Đức Chúa Trời được; duy đến khi qua đời, hưởng được linh thể mới mong được thấy rõ mọi sự thuộc linh giới vậy.3. ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ HÌNH TƯỢNGLẽ đạo về Đức Chúa Trời là Thần Linh,nghiêm huấn một điều rất quan hệ về vấn đề hình tượng. Ấy là, sự chế tạo những hình tượng để bày tỏ ra Đức Chúa Trời rất vô lý và nguy hiểm: vô lý, vì nếu chẳng hề ai thấy được Đức Chúa Trời, thì chế tạo hình tượng Ngài làm sao cho đúng được?Lại rất nguy hiểm, vì sự bày tỏ ra Đức Chúa Trời bằng hình tượng vật chất khiến cho Ngài trở nên rất hèn mạt, giống như các thần tượng của dân ngoại bang; cũng làm cho quan niệm Đức Chúa Trời trong tâm trí người thờ phượng ra đê tiện,không chút gì xứng hiệp với bản thể yếu oai nghi vinh hiển tối thượng của Ngài đó.Vả lại, điều răn thứ hai nghiêm cấm tạo ra những hình tượng để thờ lạy (Xu 20:4,5). Cảm tạ Đức Chúa Trời! Tuy chúng ta không thể tạo ra tượng Đức Chúa Trời bằng vật chất, thì có thể được ghi tạc hình ảnh Ngài ở trong lòng ta bởi quyền năng của Thánh Linh, và hễ ai nhận Christ làm Chúa độc nhứt sẽ được nhờ Thánh Linh khiến cho tâm trí trở nên giống như Ngài (Ro 8:29); Con Ngài “là sự chói lói của vinh hiển Đức Chúa Trời, chân tượng của thể yếu Ngài” (He 1:3). Xu 20:2-4; Es 44:9-11, Es 44:17, Es 44:18; Ro 1:22, Ro 1:23; Ro 8:29.II. ĐỨC CHÚA TRỜI TỰ HỮU HẰNG HỮU1. Tự hữu.– Đức Chúa Trời vốn Đấng tự nhiên mà có. Sự tự hữu Ngài từ trong chính mình Ngài mà có, chẳng hề can thiệp đến ngoại vật nào cả. Xét về mọi vị thực hữu,thì thấy cần phải từ căn nguyên bề trong hay bề ngoài mà ra. Loài người từ căn nguyên ở ngoài mình mà có. Còn Đức Chúa Trời thì có từ trong chính mình Ngài.Nhưng chẳng có lúc nào gọi là lúc Ngài phải bắt đầu có từ trong căn nguyên ấy.Vì Ngài vốn vĩnh viễn tự hữu vậy. Danh Đức Giê-hô-va ám chứng về lẽ thật nầy (Xu 6:3), và chính Đức Chúa Trời tự chứng rằng: “Ta là Đấng tự hữu” (Xu 3:14).2. Hằng hữu.– Đức Chúa Trời cũng hằng hữu, thể yếu của bản tánh Ngài vô thỉ vô chung, nên sự thực hữu Ngài chẳng bị thời gian hạn chế. Tâm trí ta không thể hiểu nỗi quan niệm đời đời, vì bị thời gian bó buộc. Tuy cõi đời đời không có kỳ quá khứ, hiện tại,hay tương lai, thì chúng ta cũng chỉ có thể suy tưởng quan niệm ấy ra theo ý ba kỳ ấy. Cho nên ta tính lui cho đến trước vô cùng, lại tính tới cho đến mãi về sau, thì số tổng cộng ấy ta gọi là đời đời vậy. Cũng một thể ấy, khi ta suy tưởng về Đức Chúa Trời là Đấng hằng hữu, thì cũng tính như vậy, kể Ngài thực hữu từ trước vô cùng, lại sẽ hằng còn đến đời đời, tức vô thỉ vô chung vậy. Nhưng nói cho đúng, thì sự hằng hữu của Đức Chúa Trời ở ngoài thời gian, chẳng có trước sau, mới cũ, bèn là thuộc về một cõi gọi là hiện tại luôn luôn. Có một cậu học trò câm điếc tả ra sự hằng hữu của Đức Chúa Trời như vầy: “Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời là thời lâu không ban dầu không cuối cùng; là sự thực hữu vô hạn vô biên; là sự hiện tại không trước không sau; là sự thanh xuân không buổi thơ ấu,không lúc già nua; là sự sống không có kỳ sanh không có ngày chết; là ngày nay không có hôm qua, cũng không có ngày mai.” Kinh Thánh chứng thực cho sự hằng hữu của Đức Chúa Trời mà rằng: Xem Thi 90:2; Phu 32:39, Phu 32:40; Es 41:4; Thi 102:24-27; ITi 1:17; IIPhi 3:8; Kh 1:8Xét những câu ấy và nhiều câu khác, thì biết Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời hằng hữu. Vả lại, nếu Đức Chúa Trời thực hữu không do ai sanh Ngài ra, cũng chẳng có ai diệt Ngài được, thì rõ Ngài tự hữu hằng hữu. Trước vô cùng nguyên lai Ngài thể nào, nay Ngài vẫn thể ấy. Trời đất có khi cùng, muôn vật có lúc hết, nhưng Đức Chúa Trời hằng y nguyên, chẳng biến cải, chẳng tăng thọ, chẳng suy nhược, bèn hằng sống từ đời đời cho đến đời đời vô cùng vô tận vậy.III. ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ HẠN VÔ LƯỢNGĐối với thời gian Đức Chúa Trời gọi là hằng hữu; đối với không gian Đức Chúa Trời gọi là vô hạn vô lượng. Đức Chúa Trời chẳng phải phục công lệ của không gian; vì sự thực hữu Ngài vẫn ở ngoài không gian. Chính Ngài hạn chế không gian nhưng không gian chẳng hạn chế Ngài được.Khoảng không gian, do Đức Chúa Trời mà có, để làm con đòi thi hành công việc Ngài. Nhưng không gian chẳng giúp đỡ, chẳng ngăn trở sự thực hữu của Ngài, cũng chẳng bao hàm Ngài; song Đức Chúa Trời bao hàm không gian luôn cả muôn vật hữu hình và vô hình, vì Ngài là Đấng vô hạn vô lượng vậy. Kinh Thánh chứng rằng:Xem IVua 8:27; Ro 8:38,39IV. ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ SỞ BẤT NĂNG1. ĐỊNH NGHĨABốn chữ vô sở bất năng, nghĩa đen là chẳng có việc gì không làm được. Cho nên xưng Đức Chúa Trời là vô sở bất năng, tức là dạy rằng quyền năng của Đức Chúa Trời đầy đủ, không chừng mực, việc gì Ngài cũng làm được, chẳng cần ai giúp đỡ, cũng không ai có thể ngăn trở, hễ Ngài muốn làm gì thì làm dễ như trở tay, vì Ngài là Đấng toàn quyền toàn năng có một không hai vậy.2. CHỨNG CỚCó nhiều bằng cớ chứng thực cho sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời. Xin kể lại hai loại:a/ Muôn vật thọ tạo làm chứng.– Kìa, vũ trụ rộng lớn, muôn vật gấm thêu đều là do ý chỉ khôn khéo và quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời mà ra. Địa cầu nầy to lớn dường nào, dương hải minh mông biết bao! Dầu vậy , sánh với mặt trời thì nó vẫn còn nhỏ quá; bởi vì quang cầu ấy lớn hơn quả đất gấp 1.300.000 lần và cách xa nó chừng 144.000.000 cây số. Ta coi thái dương thống hệ đã là lớn lao rồi, nhưng các nhà thiên văn còn dạy rằng ở trong không gian của vũ trụ còn có vô số thế giới khác, lớn hơn thái dương thế giới muôn phần. Có những tinh tú rất xa quả đất, đến đỗi ánh sáng từ nó chiếu ra, tuy chạy mỗi giây (second) 300 ngàn cây số, thì cũng phải chạy 8 triệu năm mới tới đây cho ta thấy được! Lại đường xích đạo của các vì sáng ấy rộng lớn quá, đến đỗi nó chạy mấy triệu năm mới giáp vòng được. Còn xét về sự bài bố phối hiệp của muôn vật ấy, khiến cho ta kinh ngạc khôn xiết, vì quyền tạo hóa của Đức Chúa Trời hẳn thật lớn lao vô cùng! Ngài quả là vô sở bất năng!b/ Kinh Thánh làm chứng.– Kê cứu Kinh Thánh, thì thấy lắm đoạn sách đều minh chứng cho sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời sau đây:(1) Ngài là Đức Chúa Trời toàn năng: Sa 17:1(2) Ngài thi hành việc cả thể trong cõi thiên nhiên: Sa 1:1-3; Es 44:24;He 1:3.(3) Ngài thi hành dấu lạ trong cõi thuộc linh: IICo 4:6; Eph 1:19, Eph 1:20; Eph 3:20.(4) Ngài có năng lực để dựng nên vật mới:Mat 3:9; Ro 4:17; Kh 21:5.(5) Ngài làm mọi sự tùy ý định Ngài:Thi 115:3; Da 4:35; Eph 1:11.(6) Chẳng có điều nào gọi là bất năng cho Ngài cả: Sa 18:14; Mat 19:26.(7) Tin Lành hay cứu rỗi cũng tỏ ra quyền năng của Đức Chúa Trời: Ro 1:16.3. SỰ BÀY TỎ QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIĐức Chúa Trời dùng nhiều cách tỏ ra quyền năng của Ngài. Nhưng nói đại khái, Ngài dùng hai cách để bày tỏ quyền ấy, tức là:a/ Nguyên lực.– Nguyên lực tức là Đức Chúa Trời tự thi hành ngay vô luận một việc gì, chẳng nhờ cậy cái gì hết; như Ngài tạo thành muôn vật, cảm hóa lòng loài người, làm các phép lạ dấu kỳ, v…v. Các việc ấy Đức Chúa Trời làm cách trực tiếp không nhờ định lệ hay là cái gì tiên hữu mà làm nên vậy. Sa 1:1; Gi 3:8; Thi 33:9; Ro 4:17.b/ Tá lực.– Tá lực là Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài trong định lý và công lệ của muôn vật. Rồi muôn vật mãi cứ theo công lệ và định lý ấy mà hóa sanh, và nương tựa nhau mà tồn tại trong quyền bảo thủ của Đức Chúa Trời. Không những là cuộc tạo hóa minh chứng về toàn quyền toàn năng của Đức Chúa Trời thôi đâu, sự bảo tồn muôn vật đó cũng làm chứng đích xác lắm. Sa 1:28; Sa 8:22; Cong 17:26; Cong 14:17; He 1:3.4. ĐỨC CHÚA TRỜI HẠN CHẾ QUYỀN NĂNGĐức Chúa Trời thực là Đấng vô sở bất năng; song mà Ngài vận dụng quyền của Ngài có chừng mực hẳn hoi. Hỏi: Chừng mực ấy thể nào? Đáp:a/ Không trái định luật.– Đức Chúa Trời không trái bản tánh của cõi thiên nhiên, chẳng phá hủy định luật trong muôn vật. Giả như Đức Chúa Trời không thể dựng nên hai hòn núi miễn là có cái trũng ở giữa. Cũng chẳng có thể làm cho hai gạch bình hành trặp nhau, vì hai vật ấy vốn phản đối bản tánh của muôn vật.Có kẻ hỏi: “Dấu lạ há chẳng phá luật thiên nhiên sao?” Đáp: Dấu lạ hẳn chẳng phá luật thiên nhiên đâu; các dấu lạ thuộc về cõi siêu nhiên, tri thức ta không hiểu thấy đầu đuôi của nó. Huống hựu,ta cũng chưa hiểu hết sự huyền diệu của luật thiên nhiên nữa, thì làm sao có thể đoán định rằng dấu lạ trái luật ấy?b/ Không trái bản tánh của Ngài. – Đức Chúa Trời rất thánh khiết, rất công bình, rất nhơn từ, rất thương yêu, Ngài chẳng có thể nào làm gì phản đối với các đức tánh ấy. Ngài không thể nói dối, phạm tội hay là chết, vì các điều ấy trái hẳn bản tánh của Ngài. Cái gì tương hiệp với bản tánh và đức phẩm Ngài thì Ngài làm cả; còn sự gì phản đối thì chẳng những Ngài không làm, mà lại còn dùng quyền năng vô hạn Ngài để hạn chế và ngăn trở nữa thì có. Ấy thật là công tác lớn hơn hết của Ngài vậy.Vả, có kẻ hỏi: “Nếu Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất năng, tại sao không tiêu diệt tội lỗi đi?” Đáp: Đức Chúa Trời có quyền năng tiêu diệt tội lỗi đi, trong lai thế cũng chắc sẽ tiêu diệt hẳn; nhưng hiện nay Ngài không làm, vì Ngài đã dựng nên loài người có tự nhiệm tự do. Nếu Ngài tiêu diệt tội đi, thì cũng phải tiêu diệt luôn bản tánh tự do của loài người nữa;song điều ấy cũng trái hẳn với bản tánh của Ngài. Cho nên Đức Chúa Trời tự hạn chế quyền năng của Ngài mà không tiêu diệt tội lỗi liền, duy lợi dụng cơ hội cám dỗ của tội mà thí nghiệm loài người. Việc ấy xong, Ngài mới tuyệt diệt tội lỗi vậy.V. ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ SỞ BẤT TẠI1. ĐỊNH NGHĨAĐức Chúa Trời cũng vô sở bất tại. Ý nghĩa quan niệm ấy là trong vũ trụ nầy chẳng chỗ nào mà không có Đức Chúa Trời.Cả thể yếu toàn vẹn của Ngài vẫn hằng đầy dẫy mọi nơi mọi việc.2. KINH THÁNH LÀM CHỨNGKinh Thánh làm chứng rất rõ ràng rằng Đức Chúa Trời vô sở bất tại.a/ Đầy dẫy cả vụ trụ: IISu 2:6; Gie 23:23,24; Cong 17:27,28b/ Ở trong tín đồ: Gi 14:23; Eph 4:6.c/ Nghe mọi lời cầu nguyện của mọi người bất luận ở chỗ nào: Mat 18:19,20.Sở dĩ tùy thời tùy chỗ mà Đức Chúa Trời nghe được cả mọi người cầu nguyện, là bởi vì Ngài vô sở bất tại vậy.3. BA Ý KIẾN SAI LẦMTrong tư tưởng giới có ba ý kiến sai lầm về Đức Chúa Trời vô sở bất tại. Xin lược luận qua sau đây:a/ Nhờ quyền năng mà vô sở bất tại. –Có kẻ luận rằng, Đức Chúa Trời nhờ quyền năng Ngài thi hành khắp mọi nơi mà tỏ ra là vô sở bất tại. Xin đáp: Đức Chúa Trời chẳng những là thi hành quyền năng của Ngài khắp mọi nơi trong vũ trụ, mà lại chính thể yếu của Ngài vẫn ngự đầy dẫy mọi nơi nữa. Vẫn biết Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời “ngự trên các từng trời”(Thi 123:1; Thi 113:5; Es 57:15); nhưng ý nghĩa câu ấy là tả sự cao xa của Ngài đối với trái đất, và dạy rằng Ngài tỏ mình Ngài ra với các vị linh ở trên trời trọn vẹn hơn hết. Phao-lô cũng minh giải về Đức Chúa Trời vô sở bất tại rằng: Ro 10:6-8.Giả như linh hồn ở trong khắp thân thể ta, đến đỗi không chi thể nào mà không có cả linh hồn thể nào, thì Đức Chúa Trời ở khắp vũ trụ, chẳng một chỗ nào không có cả thể yếu của Ngài cũng thể ấy.b/ Đức Chúa Trời ở chỗ nầy bằng một phần thể yếu nầy, ở chỗ kia một phần khác. – Có kẻ khác luận rằng, Đức Chúa Trời ở chỗ nầy bằng một phần thể yếu nầy, ở chỗ kia bằng một phần khác.Nhưng mà ý ấy rất sai, vì thể yếu Đức Chúa Trời chẳng bằng vật chất, không thể phân rẽ ra nhiều đoạn được. Nên cũng chẳng có thể lấy phần nầy để ở chỗ nầy, phần kia để ở chỗ khác. Sở dĩ Đức Chúa Trời gọi bằng vô sở bất tại, là vì Ngài đem cả thể yếu toàn vẹn của Ngài mà cùng một lượt ngự ở trong mọi nơi mọi chỗ. Cũng tại thực sự ấy Christ là Logos (Đạo) của Đức Chúa Trời có thể đem cả thể yếu Ngài mà cùng một lượt ngự vào Người Jêsus, luôn khắp vũ trụ để thống trị bảo tồn muôn vật. Cũng tại lẽ thật mầu nhiệm ấy mà Ngài có thể cùng một lượt ngự luôn trong lòng tín đồ rải khắp thế gian, ban cho mỗi cá nhân trong họ đều được đầy dẫy cả thể yếu của Ngài vậy.c/ Đức Chúa Trời sở dĩ vô sở bất tại là vì Ngài vốn một Thần Linh. – Kẻ khác lại luận rằng sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời tại vì Ngài vốn một Thần Linh. Chỉ các vị có thể chất không được vô sở bất tại; chúng ở nhứt định hoặc chỗ nầy hay chỗ kia, không hề có thể cùng một lượt ở khắp nơi được, bởi vì bị thể chất hạn chế. Còn Đức Chúa Trời thì khác, Ngài là Đấng Thần Linh, nên mới có thể cùng một lượt ở khắp chỗ được.Nhưng luận như vậy rất sai lầm. Vì nếu ấy là chơn lý, thì các linh hồn của kẻ qua đời, thiên sứ và ma quỷ cũng đều là vô sở bất tại, vì thảy đều là linh thể cả. Song Đức Chúa Trời chẳng vô sở bất tại vì Ngài có Linh thể đâu, bèn là một Đấng Thần Linh vô hạn vô lượng, cao quá trên muôn vật, suốt thông trong muôn vật, phẩm cách, trí ngộ, quyền năng và ý chỉ Ngài đều đầy dẫy cả vũ trụ. Duy một mình Ngài là vô sở bất tại, nên mới có thể cai trị muôn vật, ngự trong lòng các tín đồ Ngài, dạy dỗ, an ủi, dẫn dắt họ.Duy Ngài là vô sở bất tại, nên mới có thể khiến cho đứa ác rùng mình rởn óc,không dám toan mưu độc ác mà buông câu: “Ở đây không có Đức Chúa Trời, ta làm chi thì làm, không cần sợ ai.” Duy Ngài là vô sở bất tại, nên mới có thể giúp ích cho kẻ làm lành, nghe lời cầu nguyện của con cái Ngài, giáng lâm ở giữa họ,bất cứ họ nhóm ở chỗ nào trong thiên hạ. Cũng vì Ngài là vô sở bất tại, nên mới có thể nghe tiếng than khóc não nùng dưới đời mờ tối nầy mà cứu vớt kẻ hư mất,dắt đưa kẻ lạc đường, chữa kẻ đau yếu, an ủi kẻ buồn rầu, ban muôn ngàn ơn phước cho kẻ cậy nhờ danh thánh của Ngài vậy.VI. ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ SỞ BẤT TRI1. ĐỊNH NGHĨAĐức Chúa Trời vô sở bất tri là nghĩa gì? Nói đại khái, thì từ liệu ấy nghĩa là Đức Chúa Trời thông biết mọi sự, hiểu thấu mọi việc, đến đỗi chẳng có điều gì hoặc thuộc trong cõi vô hình hay cõi hữu hình,hoặc thuộc về thời quá khứ hiện tại, hay tương lai mà Ngài không biết rõ ràng,trọn vẹn.2. LÝ DO VỀ ĐẠO ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ SỞ BẤT TRITại sao gọi Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tri?Đáp:a/ Vì Ngài là căn nguyên mọi sự. –Đức Chúa Trời là vô sở bất tri, vì Ngài là căn nguyên của mọi sự. Muôn vật muôn sự trong vũ trụ đều do Đức Chúa Trời mà ra, được dựng nên bởi Ngài, cũng tồn tại bởi quyền năng Ngài. Vậy nên ai dám nói rằng có điều gì trong đó mà Ngài không thông biết ư?b/ Vì Ngài trọn vẹn vô cùng. –Đức Chúa Trời vô sở bất tri, vì Ngài vốn là Đấng trọn vẹn vô cùng. Nếu gọi Đức Chúa Trời còn có chỗ không biết, có điều không hiểu, thì chắc Ngài không phải Chúa toàn vẹn vô cùng đâu.c/ Vì Kinh Thánh khải thị Ngài là vô sở bất tri. – Kinh Thánh cũng khải thị Đức Chúa Trời ra là Đấng vô sở bất tri: Ro 11:33; He 4:13.d/ Vì Ngài là Đấng phán xét. –Đức Chúa Trời là Đấng phán xét, đến đỗi phán xét sự kín giấu ở trong lòng của người ta, chiếu theo lẽ công bình và công việc làm của mọi người mà thưởng phạt cho. Vậy, nếu Đức Chúa Trời không vô sở bất tri, làm sao thi hành cuộc phán xét được?e/ Vì Ngài vô sở bất tại. –Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tại, nên cố nhiên cũng là Đấng vô sở bất tri.Vì chẳng chỗ nào không có Ngài, nên cũng chẳng sự gì Ngài không biết vậy. Phỏng khiến Ngài không phải là vô sở bất tại, mới chắc có sự Ngài không rõ vậy.3. CĂN NGUYÊN CỦA SỰ HIỂU BIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIĐức Chúa Trời bởi đâu mà biết mọi sự? Xin đáp:a/ Sự hiểu biết của Đức Chúa Trời là bản tri. – Sự biết của loài người do sự từng trải mà ra; mọi sự nên công cũng chỉ bởi sự thí nghiệm đưa đến. Nhưng sự biết của Đức Chúa Trời là gốc bởi lương tri của Ngài, không học mà biết, chẳng thí nghiệm mà nên.b/ Tự nhiên mà biết. –Sự biết của Đức Chúa Trời do sự tự nhiên mà biết. Ngài không cần viện lý mà suy, không cần lấy vật làm chứng, cũng không cần kê cứu, so sánh, suy nghĩ, bởi vì Ngài biết trước mọi sự mọi vật, chẳng cần nhờ ai dạy Ngài điều gì cả.c/ Thời gian hoặc không gian chẳng ngăn trở sự biết của Đức Chúa Trời. – Sự biết của Đức Chúa Trời chẳng bị hoặc thời gian, hoặc không gian ngăn trở gì cả. Ngài vốn vô sở bất tri từ lúc vô thỉ cho đến vô chung. Những sự cổ vãng kim lai đều bày ra ở trước mặt Ngài rõ rệt như chánh ngọ, chẳng sự gì giấu kín, chẳng vật gì lẩn khuất. Khoảng không gian cũng không hạn chế sự biết của Ngài được, vì phàm sự gì ở trong vũ trụ Ngài đều thông biết và hiểu thấu cả.4. NHỮNG ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾTTheo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, thì Đức Chúa Trời biết những điều kể ra sau đây:a/ Ngài biết chính mình Ngài. Cũng chẳng chi lớn hơn sự biết ấy: Xu 3:14; Es 46:9; Kh 22:13.b/ Ngài biết mọi vật vô sanh cơ: Thi 147:4.c/ Ngài biết mọi vật hữu sanh cơ: Thi 50:11,12; Mat 10:29.d/ Ngài biết công việc và đường lối của loài người: Thi 33:13-15; Ch 5:21.e/ Ngài biết trong lòng và ý tưởng của loài người: Cong 15:8; Thi 139:2f/ Ngài biết sự thiếu thốn của ta: Mat 6:8.g/ Ngài biết những sự vật nhỏ mọn: Mat 10:30.h/ Ngài biết việc quá khứ: Ma 3:16.i/ Ngài biết việc tương lai: Es 46:9,10j/ Ngài biết việc loài người sẽ tự chủ mà làm: Es 44:28k/ Ngài biết việc ác mà người ta sẽ làm: Cong 2:23l/ Ngài biết mọi việc có thể do việc khác mà xảy ra: ISa 23:12; Mat 11:21m/ Ngài biết mọi sự từ trước vô cùng: Cong 15:185. NGƯỜI TA KHÔNG DÒ LƯỜNG SỰ BIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜILoài người chỉ biết những sự ở trước mặt, những sự đã qua. Họ chỉ nhờ những sự người ta thuật lại hoặc biên lại mà biết được.Có khi vì sự thuật lại không rõ, sự chép lại sai mất nguyên bản, đến đỗi loài người cũng không chắc biết rõ việc quá khứ nữa. Đã vậy, sao biết được cuộc tương lai? Nhưng Đức Chúa Trời chẳng vậy đâu, vô luận là sự dĩ vãng hoặc tương lai đều bày ra trước mặt Ngài rõ ràng cả. Thi 139:6; Ro 11:336. SỰ VÔ SỞ BẤT TRI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI TAĐức Chúa Trời vô sở bất tri há có quan hệ với người ta chăng? Đáp: Có quan hệ lắm.a/ Quan hệ với kẻ ác. –Đứa tiểu nhân kia ở dưng làm điều chẳng lành; họ tự giấu điều dữ trong cái vỏ để lừa dối thiên hạ. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tri, con mắt Ngài sáng như chớp, biết cả mọi sự. Dầu có tài cao bay xa chạy đến đâu, cũng không sao tránh khỏi tầm tuệ nhãn của Ngài được; đúng như câu chạy trời đâu khỏi nắng.Nên có những trước giả Kinh Thánh chứng rằng: Thi 139:12; Ch 15:11; He 4:13;b/ Quan hệ với người lành. –Lẽ đạo nầy khiến cho người lành vui vẻ, vì nhờ đó họ biết Đức Chúa Trời có thể thương xót sự yếu đuối của họ, nghe tiếng than thở của họ, đến đỗi cũng động lòng tự ái mà giúp đỡ họ trong cảnh khốn khổ nữa. Thi 103:13; Sa 16:13; Xu 3:7;Phu 2:7.VII. ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ THỜI BIẾN CẢI1. ĐỊNH NGHĨAĐức Chúa Trời vô thời biến cải, nghĩa là gì?Đáp: Đức Chúa Trời vốn một Đấng từ trước vô cùng cho đến đời đời về sau vẫn y nguyên. Nào đức tánh, nào bản năng, nào thể yếu, nào ý chỉ Ngài, thảy đều chẳng thay đổi chút nào. Về lý sự cũng dạy rằng nếu Đức Chúa Trời thay đổi thì thật phi lý; gọi vị cách Ngài gia thêm hay giảm bớt, tấn bộ hay thụt lui, tiến hóa hay thối hóa, thật đều là bất năng cả. Theo lẽ thường hễ chỗ nào có sự thay đổi,thì kết cuộc hoặc tốt hơn hay là xấu hơn. Đức Chúa Trời vốn Đấng toàn vẹn vô cùng, nên cũng chẳng có thể nào còn phải lần tới chỗ toàn vẹn hơn; bằng thối hóa, tất nhiên không còn là Đấng toàn vẹn nữa. Phàm người đời sở dĩ có thay đổi,là vì họ hoặc từ lành ra dữ, hoặc từ dữ ra lành. Nhưng Đức Chúa Trời chẳng vậy đâu, vì sự lành Ngài vốn tột bực, không còn có thể trở nên lành hơn nữa. Ngài đã là Đấng chí thiện, nên chẳng có thể thay đổi điều nào ra khác phản đối với đức tánh ấy. Kinh Thánh minh chứng cho lẽ thật nầy như các câu kể ra sau đây. Thi 102:27; Ma 3:6; Gia 1:172. CHỖ DỊ NGHỊa/ Về sự thay đổi lời phán. – Vả,trong Kinh Thánh cũng có mấy câu hình như dạy rằng Đức Chúa Trời có thể thay đổi.Tiên tri Giô-na có chép: xem Gion 3:10.Có kẻ đọc qua truyện tích người Ni-ni-ve thì hỏi rằng: “Đức Chúa Trời đối với lời răn bảo thành Ni-ni-ve há chẳng đổi ý sao?” Đáp: Về phần bản tánh và ý định giáng hình phạt cho tội lỗi thì Đức Chúa Trời chẳng đổi ý chút nào. Ngài vẫn hết sức ghét tội, không thể dung nhượng nó được. Nói cho đúng thì sự thay đổi đây vốn ở nơi người Ni-ni-ve, chẳng phải ở nơi Đức Chúa Trời đâu. Họ đổi thái độ đối với tội lỗi và hết lòng ăn năn; nên Đức Chúa Trời cũng thay đổi thái độ Ngài đối với họ, không giáng hình phạt trên họ như Ngài đã phán. Đức Chúa Trời vẫn y nguyên mãi, bản tâm Ngài đối với tội, ý chỉ Ngài đối với sự công nghĩa bao giờ cũng y nguyên. Nhưng nếu người ta thay đổi thái độ mình đối với tội mà chịu ăn năn, thì Đức Chúa Trời cũng đổi phương cách đãi họ, không còn phạt họ vì cớ tội của họ nữa. Giả như ta lấy một viên sáp phơi ra nơi ánh sáng mặt trời, thì chẳng bao lâu viên sáp ấy tan đi. Nhưng nếu lấy một cục đất bùn phơi ra cũng tại chỗ ấy, chẳng bao lâu thì thấy nó khô và cứng lại. Ấy chẳng qua là tại tánh chất viên sáp và cục đất bùn kia thay đổi, chớ chẳng phải ánh sáng mặt trời có thay đổi đâu.Lại ví như đứa trẻ kia hay ngỗ nghịch bất phục,đến đỗi cha mẹ phải trừng phạt nó. Khi sắp trách phạt, nếu đứa ấy nghìn muôn vạn lạy, xin cha tha lỗi cho, hứa từ rày về sau con chẳng dám ngỗ nghịch nữa, thì chắc cha tha liền, không trừng phạt theo lời ngăm đe nữa. Ấy chẳng phải cha thay đổi thái độ về sự ngỗ nghịch bất phục của con đâu, chỉn vì con thay đổi,chịu ăn năn, bỏ nết xấu ấy đó thôi, rồi nhân dịp ấy cha cũng có thể đổi phương cách đãi con mà tha tội cho vậy. Đức Chúa Trời cũng vậy, thái độ của bản tánh Ngài đối với tội lỗi chẳng hề thay đổi, bao giờ cũng rất ghen ghét, buộc phải đoán phạt nó mới yên tâm. Nhưng nếu loài người đổi bỏ hẳn lòng yêu tội ra lòng ghét tội, thì Đức Chúa Trời cũng thay đổi phương cách đãi họ, không còn trừng phạt, nhưng thương xót tha thứ cho vậy.b/ Về sự thay đổi phương cách. –Vả lại, kê cứu các thời đại, thấy hình như Đức Chúa Trời lắm phen thay đổi phương cách thi hành ý chỉ của Ngài. Song sự thay đổi ấy chẳng ở nơi bản tánh hay ý chỉ của Ngài, bèn là ở tại chính công việc Ngài đã tiền định từ trước vô cùng mà nên vậy. Giả như Đức Chúa Trời trước lập đạo Môi-se, biểu dân Y-sơ-ra-ên phải tin theo, mới mong được ơn phước cứu rỗi. Rồi sau Ngài lại bỏ đạo Môi-se, mà lập đạo Christ bảo ai nấy phải tin theo, mới mong được cứu. Ấy há chẳng phải là sự thay đổi sao? Chẳng phải đâu. Sự lập đạo Môi-se, rồi sau lại bỏ đạo ấy mà lập đạo Christ, cả hai là hai phần tử quan trọng trong việc làm trọn ý định cứu rỗi mà Ngài đã dự định từ trước vô cùng vậy. Christ chẳng giáng sanh để sửa đổi khuyết điểm trong đạo Môi-se, bèn giáng sanh để làm ứng nghiệm các tiêu biểu dự ngôn của đạo ấy, và làm trọn ý định của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi loài người,như đã dự cáo trong các tiêu biểu ấy.Chúng ta hay thay đổi, Đức Chúa Trời bất di bất dịch. Lẽ thật ấy an ủi lòng tín đồ lắm. Vì chẳng những thái độ Ngài đối với tội lỗi không thay đổi, mà các đức tánh của Ngài, như sự nhơn từ, sự chân thật,sự yêu thương, cũng chẳng hề thay đổi nữa; đến đỗi hễ ai làm theo ý muốn Ngài,thì được Ngài lấy các đức tốt quý báu ấy mà hậu đãi lại, ban cho người ấy được an nhiên kiên cố, khỏi phải day động đến bị hư mất vậy.VIII. ĐỨC CHÚA TRỜI THUẦN NHỨT VÔ PHÂN1. ĐỊNH NGHĨAĐức Chúa Trời thuần nhứt vô phân nghĩa là gì? Đáp: Đức Chúa Trời thuần nhứt vô phân, nghĩa là bản tánh của Ngài chẳng chia ra, cũng không thể nào chia ra được, Đức Chúa Trời đã là một Đấng Thần Linh vô hạn vô lượng, nên linh tánh và linh chất Ngài cũng rất thuần nhứt không thể chia ra được. Chỉ có một Thần toàn vẹn vô cùng có một thể yếu, một bản tánh mà thôi. Kinh Thánh minh chứng cho lẽ đạo nầy, như tỏ ra trong những câu viện dẫn sau đây: Phu 6:4; Es 44:6; Gi 17:3; ICo 8:4; ITi-mô-tHe 1:17; ITi-mô-tHe 6:15; Eph 4:5,6.2. CHỖ DỊ NGHỊCó kẻ hỏi rằng: “Đức Chúa Trời thuần nhứt vô phân, há chẳng phản đối với lẽ đạo Ba Ngôi sao? Đáp: Lẽ thật nầy chẳng phản đối với lẽ đạo Ba ngôi đâu; vì lẽ đạo ấy luận về Đức Chúa Trời có ba Ngôi hiệp nhứt,là một Chân Thần độc nhứt vô nhị. Còn bản tánh và thể yếu của ba Ngôi ấy đều là thuần nhứt vô phân. Cả ba Ngôi đều chỉ có một bản tánh toàn vẹn vô cùng, một thể yếu cũng toàn vẹn vô cùng. Thành thử, Ngôi nào trong ba Ngôi ấy cũng đều là Đức Chúa Trời hoàn toàn cả.”3. CÁC TÀ THUYẾT PHẢN ĐỐI ĐẠO ĐỨC CHÚA TRỜI THUẦN NHỨT VÔ PHÂNCác tà thuyết phản đối về Đức Chúa Trời thuần nhứt vô phân đa thần chủ nghĩa, tam thần luận, và nhị nguyên giáo. Ba thuyết ấy đều là sai cả, vì nếu Đức Chúa Trời đã là vô hạn vô lượng, thì tất nhiên trong vũ trụ không thể có hai hoặc nhiều thần khác cùng xưng là vô hạn vô lượng được.Ví thử có hai hoặc nhiều Chúa ngang nhau, có quyền đồng nhau không đấng nào lớn hơn hành quyền trên đấng nào, ắt không sao tránh khỏi cuộc tương tranh, sanh nhiều sự rối loạn vô kể trong linh giới luôn cả chất giới nữa. Nhưng mà trong vũ trụ nầy chỉ có một Chúa vô hạn vô lượng, là Đức Chúa Trời hằng sống của chúng ta; mọi sự đều theo ý chỉ khôn khéo và năng lực vô đối của Chúa ấy mà được sắp đặt sửa sang, đến đỗi muôn sự đều có công lệ nhứt định, loài người có chánh đạo độc nhứt, ai tín phục Ngài bèn được hạnh phúc cứu rỗi đời đời vậy.
Chương 6: LUẬN VỀ CÁC ĐỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIChúng ta đã kêu cứu qua các sự thuộc tánh của Đức Chúa Trời, hiểu rõ hơn về các phẩm cách tối thượng của bản tánh Ngài là diệu kỳ dường nào! Nay xin kê cứu qua các mỹ đức của Ngài. Thần học thường chia các đức ấy ra làm bốn loại, là đức thánh khiết, đức công nghĩa, đức nhơn ái, và đức chân thành. Sau đây xin lần lượt kê cứu qua các đức ấy từng loại một.I. ĐỨC THÁNH KHIẾT1. ĐỊNH NGHĨAa. Là sự thuần khiết tuyệt đích. _Đức thánh khiết có nghĩa gì? Nhà thần đạo A.H. Strong định nghĩa sự thánh khiết của Đức Chúa Trời mà luận rằng: “Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là sự tinh sạch tự quyết của Ngài. Ngài nhờ đức ấy mà tự quyết hằng có hằng giữ lòng đạo đức tối cao tuyệt đích của Ngài.” Những câu Kinh Thánh viện dẫn sau đây minh giải rằng sự thánh khiết hoặc ở trong Đức Chúa Trời hay là ở trong người ta đều là sự trong sạch trọn vẹn, sự tinh bạch thuần nhứt, trái hẳn với mọi sự bất khiết.Xu 15:11 (cũng xem Xu 19:10-16); Es 6:3.Đây sự thánh khiết của Đức Chúa Trời tương phản với sự bất khiết của tiên tri; người cần phải nhờ than lửa đỏ nơi bàn thờ để làm cho tinh sạch, mới có thể đứng nổi trước mặt Đức Chúa Trời (Es 6:5-7).IICo 7:1; ITe 3:13; ITe 4:7; He 12:29b. Là cái tổng hiệp các đức phẩm của bản tánh Đức Chúa Trời._Nói cách khác, thì đức thánh khiết của Đức Chúa Trời không phải là một trong các đức của Ngài, bèn là sự tổng hiệp của cả các đức Ngài tập thành cái bản tánh oai nghiêm vinh hiển của Ngài. Cho nên ta có thể phân luận rằng:(1) Nếu lấy bản tánh của Đức Chúa Trời mà luận thì phải đoán rằng: Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời can hệ với cả bản tánh của Ngài, đến đỗi bản tánh ấy, được hoàn thiện toàn mỹ, chẳng chút ô uế,ác tưởng hay tì vít bất khiết nào cả, bèn được tánh khiết thuần nhứt vô song vậy.(2) Nếu lấy tâm chí của Đức Chúa Trời mà luận, thì phải đoán rằng: Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là tâm chí Ngài ưa lành ghét dữ, đời đời chẳng hề thay đổi thái độ ấy.(3) Nếu lấy các thuộc tánh trọn vẹn của Đức Chúa Trời mà luận, thì phải đoán rằng: Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là sự chói lói của các đức tánh của Ngài tổng hiệp lại mà chiếu ra vậy. Giả như quang tuyến phân tích thí thấy ánh sáng được tỏ ra bằng bảy sắc, là đỏ, hồng,vàng, xanh, tím, tía, và bích (lục); bảy sắc ấy hòa hiệp lại trở nên sắc trắng,là ánh sáng mà con mắt ta thường thấy, do ở trong toàn bảy sắc kia mà được nên.Cũng một lẽ ấy, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời do ở trong toàn các mỹ đức vô hạn vô lượng của Ngài tổng hiệp mà chiếu ra, làm cội gốc của mọi thiện hạnh mỹ đức của loài người nữa.2. QUAN NIỆM SỰ THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LẦN LẦN PHÁT TRIỂNQuan niệm về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời theo luật tiến hóa mà được khải thị cho loài người. Đức Chúa Trời khởi sự bày tỏ ý niệm ấy cho dân Y-sơ-ra-ên trong xứ Ai Cập và tại đồng vắng. Ban đầu ý niệm ấy chỉ can thiệp đến bề ngoài, chú trọng về sự phân rẽ những điều dơ dáy, đê hèn, uế tục của xác thịt. Lần lần về sau người ta áp dụng ý niệm thánh sạch đó cho Đức Chúa Trời, coi Ngài là tinh khiết thuần nhứt, chẳng chịu sự dơ dáy, đê hèn, uế tục gì cả, bất luận là thuộc thể hay thuộc linh cũng vậy; thậm chí người ta lần lần hiểu rằng hể ai muốn đẹp lòng Ngài, muốn đến gần để sùng bái Ngài, thì họ không những cần phải có xác thịt sạch sẽ thôi đâu, lại rất cần phải có lòng tinh sạch thánh khiết, mới mong được Ngài nhậm là xứng đáng đến gần Ngài vậy.Các lễ nghi về vật bất khiết, lễ tẩy uế,nhà trại với nơi thánh và nơi chí thánh, các con thú tinh sạch và không tinh sạch,v…v., thảy đều là những tiêu biểu Đức Chúa Trời dùng để mở mang và ấn tượng ý niệm ấy ở trong Y-sơ-ra-ên. Ban đầu họ thọ giáo rất chậm, nhưng về sau nhờ cách Đức Chúa Trời đãi họ, và nhờ sự dạy dỗ của các tiên tri, thì ý niệm ấy phát triển hẳn, rồi đến khi Christ hiện ra thì được bày tỏ rõ ràng ở trong đời sống và lời dạy dỗ của Ngài.Trong Xu 19:3-25 ta thấy vì có sự thánh khiết oai nghiêm của Đức Chúa Trời mà dân sự cần phải tắm rửa, giặt áo đặng dự bị mình cho tinh sạch, mới có thể đến gần Đức Chúa Trời. Ý niệm về sự thánh khiết vẫn còn đơn sơ, duy tiếp xúc với xác thịt mà thôi. Đến đời tiên tri Ê-sai thì khác hẳn. Hơn 30 lần chính ông ấy xưng Đức Chúa Trời là “Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên”; ấy cũng vì ông đã được nhận thấy sự thánh khiết ấy, hiểu thấu rằng hễ ai muốn đẹp lòng Ngài, muốn đến gần Ngài, thì chẳng còn phải chỉ cần tắm rửa giặt áo như trong đời Môise là được Ngài nhậm thôi đâu, lại cũng rất cần phải có lòng tinh sạch, mới mong đứng nổi ở trước mặt Ngài được (Es 6:1-7).Đến đời Chúa Jesus Christ, sự khải thị về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời mới đạt đến cực điểm. Vì chính Ngài “là sự chói lói của vinh hiển Đức Chúa Trời, chân tượng của thể yếu Ngài” (He 1:3). Trải qua khoảng thời gian hơn 33 năm, Ngài dùng sự nói năng làm lụng, sự sống, sự chết,mà bày ra sự thánh khiết tuyệt đích của Đức Chúa Trời. Tôn chỉ của đạo Ngài là khiến người ta nên thánh. Mục đích cao thượng ấy là gốc bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời; nên Phi-e-rơ khuyên rằng: -xem IPhi 1:15,163. CÁC BẰNG CỚ CHỨNG MINH ĐỨC CHÚA TRỜI THÁNH KHIẾTCó nhiều bằng cớ chứng minh rằng Đức Chúa Trời rất thánh khiết. Sau đây chỉ xin viện lấy ba cái dễ hiểu hơn.a) Lương tâm làm chứng:Bản năng của lương tâm loài người có tài phân biệt phải quấy, bảo phải làm lành lánh dữ. Hễ khi người ta vâng theo lời dặn bảo ấy, thì trong lòng cảm xúc vui vẻ bình an, được lương tâm khen ngợi; bằng chẳng vâng theo, thì sẽ thấy lương tâm trách móc. Vả, nếu Đấng Tạo Hóa đã dựng nên loài người có bản năng mến sự lành ghét sự dữ, ấy há chẳng chứng rằng vì chính Đấng ấy rất thánh khiết, nên cũng mến sự lành ghét sự dữ đó sao?b) Luật đạo đức làm chứng:Luật đạo đức hoặc ghi trong lòng hoặc chép vào sách, đều minh chứng cho sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Nào mạng lệnh, nào điều răn, nào môi giới, bất cứ gián tiếp hay trực tiếp, đều bày tỏ bản tánh thánh khiết toàn vẹn vô cùng của Đấng Chấp pháp, cốt để khiến kẻ thủ pháp lánh ác làm thiện, trở nên thánh khiết tâm linh như chính Đấng Chấp pháp là thánh khiết vậy. Luật đạo đức dạy rõ ràng rằng loài người bị loại ra cách biệt sự hiện diện của Đức Chúa Trời, chẳng phải vì sự thiếu thốn của xác thịt đâu, duy bởi sự bất khiết ở tâm linh đó thôi. Luật đạo đức chứng minh rằng hễ ai không thánh khiết chẳng thấy được Đức Chúa Trời, chẳng được cư trú nơi trời mới đất mới, bèn bị ném ra ngoài chỗ tối tăm mù mịt mà bị khốn khổ đời đời vô cùng vậy.Thi 24:3,4; Mat 5:8; Kh 22:27; Kh 22:14,15c) Kinh Thánh làm chứng:Tra xét Kinh Thánh thì thấy thông suốt cả bộ ấy đều có ý niệm thánh khiết, có rất nhiều loại sách minh luận và thích nghĩa về đức thánh khiết, của Đức Chúa Trời.Tiên tri Êsai xưng Đức Chúa Trời là “Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên.” hơn 30 lần.Tiên tri Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, và các tiên tri khác cũng đều gọi như vậy.Trong Tân Ước, Con Đức Chúa Trời được xưng là “Đấng Thánh” (Cong 3:14). Còn Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời thường xưng là Thánh Linh vậy.(1) Thực sự về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời: Các câu viện dẫn sau đây chứng thực rằng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời vốn một sự thực tế.Xu 15:11; Thi 99:9; Es 6:3; Ha 1:13; Gi 17:11; IPhi 1:15,16(2) Hai phương diện của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời: Kinh Thánh thường theo hai phương diện tiêu cực và tích cực mà tả ra sự thánh khiết của Đức Chúa Trời: Giop 34:10Ấy là Gióp theo phương diện tiêu cực mà tả ra sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Lấy lý tánh mà suy xét, dễ thấy một Đức Chúa Trời làm ác thật phi lý. Có lắm việc Đức Chúa Trời làm mà chúng ta không hiểu nổi; dầu vậy, ta tự nhiên biết chắc rằng Ngài chẳng hề làm việc gì ác, chẳng xét đoán trái luật, chẳng trừng phạt bất công bao giờ, bèn thi hành mọi việc theo lẽ chí công chí chánh, tức là theo luật của bản tánh cực thánh khiết của Ngài vậy. Le 11:43-45Ấy là theo phương diện tích cực mà tả ra đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, ngầm chứng rằng ở trong Ngài tánh vốn tinh khiết thuần túy, lòng vốn trong sạch trọn vẹn, thậm chí chẳng có vết mảy may nào làm cho Ngài ra bất khiết, có thể làm mất sự thánh khiết thuần nhứt của Ngài bao giờ. IGi 1:15Sự sáng ấy là sự thánh khiết chói lói tuyệt đích của Đức Chúa Trời, hễ soi đến đâu, thì mọi sự ô uế kín đáo phải lộ ra, mọi sự tối tăm của tội lỗi bị đuổi ra, hoặc để tẩy sạch, hoặc để trừng phạt cũng có. Đối với kẻ biết ăn năn thì lấy sự thương xót tha thứ cho, khiến nên tinh khiết như chính Ngài vậy; đối với kẻ bạn nghịch thì lấy sự công nghĩa mà trừng phạt. Bất cứ là sự tha thứ, hay là sự trừng phạt, cả hai đều do đức thánh khiết tuyệt đích của Đức Chúa Trời mà ra.(3) Tiếp xúc với Đức Chúa Trời thì được thánh khiết như Ngài. Kinh Thánh cũng dạy rõ mọi vật, mọi người hễ tiếp xúc với Đức Chúa Trời đều được trở nên thánh khiết; đối với vật, thì chỉ can thiệp bề ngoài, còn đối với người thì can thiệp đến cả bề trong nữa. Cho nên lời của Ngài gọi là Kinh Thánh; đền thờ Ngài xưng là đền thánh; thành của Ngài kêu bằng thành thánh; dân Ngài cũng được xưng là dân thánh; thảy đều được gọi là thánh,vì được tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Kia kìa, âm nhạc có định âm, luật pháp có định chỉ, định âm định chỉ của Đức Chúa Trời là đức thánh khiết của Ngài. Cho nên trong mọi sự, kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải lấy sự “Thánh cho Giêhôva” làm tôn chỉ (Xa 14:20), phải có lòng thánh khiết (Thi 24:3,4), lương tâm tưới sạch khỏi sự xấu (He 10:22), vì chỉ những kẻ có lòng trong sạch tinh khiết mới mong được thấy Đức Chúa Trời (Mat 5:8), được ơn theo Chiên Con mãi mãi (Kh 14:4,5). Mà sự thánh khiết của tín đồ cũng chỉ do sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời bởi sự thánh khiết của Ngài nhờ Thánh Linh áp dụng cho mà nên vậy.Xa 14:20; Thi 24:3,4; He 10:22; He 12:104. ĐỨC THÁNH KHIẾT VỐN NGUYÊN TỐ ĐẦU NHỨT CỦA VỊ CÁCH ĐỨC CHÚA TRỜI:Lấy theo phương diện vị cách Đức Chúa Trời mà luận, thì các đức của Ngài vốn bằng nhau; nhưng đối với loài người, thì đức thánh khiết của Ngài đứng đầu, làm nền tảng của các đức khác. Khi chúng ta chụp hình, phần quan hệ ta muốn người khác thấy là mặt mày, chớ không phải là chơn hoặc tay. Cũng vậy, khi Đức Chúa Trời khải thị Ngài ra, thì trước sau Ngài chú trọng về đức thánh khiết của Ngài, muốn loài người hiểu rõ chính diện chân tướng của Ngài tất là đức thánh khiết hơn là thấu rõ hoặc tay hoặc chơn của Ngài tức là sự vô sở bất năng, vô sờ bất tri, vô sở bất tại của Ngài. Những bằng cớ kể sau đây minh chứng đức thánh khiết làm nguyên tố quan hệ nhất trong các sự thuộc tánh của Đức Chúa Trời .a) Kinh Thánh làm chứng. Sứ mạng duy nhất của Kinh Thánh là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Các trước giả của Kinh Thánh đều tin nhận và thường dùng đủ phương pháp để minh giải và ấn tượng cho tâm trí loài người nhận biết rằng Đức Chúa Trời thánh khiết thuần nhất.Cũng tỏ ra đức ấy ở trên trời vẫn là đề mục đầu nhứt của sự ngợi khen, là đối tượng vô song của sự thờ phượng của thiên sứ và các thánh vị ở đó.Phi-e-rơ dạy rằng ta phải thánh khiết vì Đức Chúa Trời là thánh khiết (IPhi 1:16). Trước giả thơ Hê-bơ-rơ chứng rằng nếu không nên thánh ắt không ai thấy được Đức Chúa Trời (He 12:14). Sự từng trải của Phi-e-rơ (Lu 5:8) ám chỉ rằng khi tội nhân gặp Chúa, liền cảm xúc sự thánh khiết oai nghiêm tuyệt đích của Ngài, nên kinh hãi vô cùng, kêu la xin Ngài lìa khỏi mình, vì mình tự thấy rất bất khiết ở trước mặt Ngài cảm biết dường như mình sắp bị sự oai nghiêm kinh khiếp ấy tiêu diệt đi (xem Es 6:1-7).IPhi 1:6; Lu 5:8; Es 6:3-5Vả, chẵng những Kinh Thánh hằng đề xướng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thôi đâu; các vị thánh trên trời cũng hằng ngay hằng đêm kêu lên:”Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Giêhôva vạn quân!” (Es 6:3).Trước giả Thi 97:2 vẽ ra Vị cách màu nhiệm của Đức Chúa Trời thì nói rằng:” Sự công nghĩa và sự ngay thẳng làm nền của ngôi Ngài.” Còn sự công nghĩa ấy há chẳng là sự thánh khiết thực tế của Ngài ư?b) Lòng đạo đức làm chứng.Lương tâm ta hành quyền trên hết các bản năng khác, bao giờ cũng đòi sự thánh khiết ở nơi lòng ta. Các mỹ đức khác, như nhân ái, chân thành, v..v..đều khả ái cả; duy đức thánh khiết thì bắt buộc. Nếu không có mỹ đức ấy, các đức kia cũng chẳng có nữa. Vả Đức Chúa Trời theo hình tượng Ngài mà dựng nên lòng đạo đức của ta, ban cho lương tâm nhận biết đức thánh khiết là đứng đầu hàng các mỹ đức khác. Nên nhân đó ta biết đạo đức của Ngài bao giờ cũng đặt đức thánh khiết đứng đầu, hằng thi hành theo đức ấy trước các đức kia. Ngài có thể thương xót, cũng có thể tùy ý Ngài lấy làm phải mà không thương xót, nhưng Ngài tự quyết phải thánh khiết luôn, tự bắt buộc hằng noi theo đức ấy mà thi hành mọi sự. Sự trừng phạt tội thi hành do đức thánh khiết bắt buộc; sự cứu rỗi thi hành do lòng thương xót giục giã. Đức thánh khiết bao giờ cũng bắt buộc hình phạt tội; còn lòng thương xót phải phục tùng mạng lịnh của đức thánh khiết mà áp dụng sự cứu rỗi cho kẻ này, hoặc không áp dụng cho kẻ kia vậy.Ro 9:18; IIPhi 2:4c) Cách Đức Chúa Trời đối đãi với loài người làm chứng. Xem xét cách Đức Chúa Trời đối đãi với loài người, thì thấy đức thánh khiết của Đức Chúa Trời quả làm điều kiện và giới hạn cho sự thực hành các đức khác. Giã như thử xem công việc cứu chuộc của Christ,ta nhận thấy dầu lòng thương yêu của Đức Chúa Trời làm ra sự cứu chuộc ấy, thì thật là sự thánh khiết của Ngài đã bị người đời xúc phạm đòi hỏi bắt buộc Đức Chúa Trời phải làm ra sự cứu chuộc như thế. Trong cuộc hình phạt kẻ ác, dầu Đức Chúa Trời yêu thương tội nhân, nhưng Ngài cũng không có thể vì cớ ấy bỏ được sự thánh khiết mình mà miễn hình phạt họ đâu; bởi vì trong sự đối đãi với loài người,sự thánh khiết bao giờ cũng phải đứng đầu các đức khác vậy. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời thật như biển minh mông kia. Nhưng mà bờ của biển ấy là sự thánh khiết của Ngài, sự yêu thương của Ngài chẳng bao giờ tràn qua khỏi bờ ấy được.Trong khi yêu thương loài người, Đức Chúa Trời không thể trái phạm hoặc bãi bỏ sự thánh khiết của Ngài được. Bằng làm vậy, chính Ngài đã xúc phạm đến nguyên tắc của sự thực tại Ngài, không còn đáng gọi là Đức Chúa Trời nữa.d) Sự cứu chuộc làm chứng. Từ trước vô cùng Đức Chúa Trời định dùng Christ để cứu chuộc loài người; nhờ đó sự công nghĩa và sự thương xót hòa hiệp với nhau. Christ được gọi là” Chiên con đã bị giết từ buổi sáng thế.” (Kh 13:8), ám chỉ rằng trong bản tánh Đức Chúa Trời vốn có một nguyên tắc đòi phải có sinh tế vãn hồi, mới chịu khởi sự thi hành việc cứu rỗi. Còn nguyên tắc ấy há chẳng phải là Đức thánh khiết của Ngài sao? Bởi vì từ trước vô cùng đã có Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sinh tế vãn hồi, “bị giết từ buổi sáng thế”, nên Đức thánh khiết mới có thể cho Đức Chúa Trời theo tình yêu thương mà làm nên sự cứu chuộc đó. Thế thì, Đức Chúa Trời sỡ dĩ đòi sinh tế đền tội, ấy là Ngài là thánh khiết; lại Ngài tự mình làm ra cuộc đền tội đó, ấy là vì Ngài cũng là sự yêu thương vậy.Ấy vậy, ta nhờ bốn bằng cớ ở trên mà quyết đoán ràng đức thánh khiết của Đức Chúa Trời là nguyên tố đầu nhứt của vị cách Ngài; và nguyên tắc bất di bất dịch về mọi sự thi hành của Ngài; các đức khác đều phục tùng đức ấy mà vận động cả.5. ĐỨC THÁNH KHIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CĂN CỨ CỦA TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC LOÀI NGƯỜI:Kìa, đạo đức ai cũng tôn chuộng, dầu là đứa trẻ cũng biết. Song tại cớ sao người ta tôn chuộng đạo đức? Căn cứ trách nhiệm nó ở đâu? Có nhiều ý kiến. Có kẻ gọi rằng, kẻ có đạo đức thì y quan tề chỉnh,dung mạo đoan nghiêm, khí tượng sáng suốt, cử chỉ ôn tồn, làm cho người ta khởi kỉnh. Kẻ khác rằng, người ta tôn trọng đạo đức là vì nhờ đó mới biết rõ phải quấy,định được chánh tà, mà xã hội được bình yên. Có kẻ nữa luận rằng. Đức Chúa Trời đã ban cho loài người lương tâm, để yêu chuộng đạo đức, nên họ cũng cho sự yêu chuộng ấy bất quá là lẽ tự nhiên, căn cứ nó là lương tâm đó thôi. Nhưng mà các sự suy luận đó chẳng qua là đều theo mỗi sở kiến, chớ chẳng nói đến căn cứ của trách nhiệm đaọ đức được đâu.a) Luận về phương diện tiêu cực. Do luật đạo đức loài người cảm biết có những trách nhiệm buộc mình phải làm trọn.Các trách nhiệm đạo đức ấy đều từ đâu mà có? Đáp: Theo phương diện tiêu cực thì thấy:(1) Chẳng phải do năng lực bề ngoài.a. Trách nhiệm đạo đức chẳng do năng lực của cha mẹ ràng buộc con phải theo. Kẻ làm con vẫn nên vâng lời cha mẹ, ấy vốn là một trách nhiệm của lòng đạo đức đòi buộc. Dầu vậy, kẻ làm con vẫncó thiên lương, dạy rằng duy có lời phải nên vâng, củng có lời quấy phải bỏ; dầu cha mẹ bảo phải làm quấy, cũng chẳng nên làm. Và bởi vì lòng con vẫn có tài tùy cơ ứng biến, có tài lựa chon quyết định, nên chẳng cầnvì cớ sự thuận theo cha mẹ mà phải trái với thiên lương của mình đó.b. Chẳng phài do năng lực của chánh quyền.Quyền bính của chánh phủ là bởi Đức Chúa Trời ban cho (Ro 13:1-3), bá tánh phải nên vâng phục. Song cũng có khi chánh phủ làm điều phi pháp, thì dân quả không nên trái lương tâm mình mà cử động theo sự phi pháp ấy.c. Không phải do năng lực của quần chúng ràng buộc. Thật, mọi người hiệp lại thì quyền lực vẫn mạnh. Thế mà hễ lẽ phải,dầu chỉ một người cũng đáng theo; còn trái lại thì dầu muôn người thúc giục,cũng nên bỏ ngay, bởi trách nhiệm đạo đức nghiêm răn rằng không hề nên trái thiên lý mà theo quần chúng bao giờ.d. Năng lực của Đức Chúa Trời cũng chẳng làm căn cứ của trách nhiệm đạo đức. Tuy chúng ta ở dưới quyền bính của Đức Chúa Trời , hễ không vâng lời ắt không khỏi bị thiệt hại; song chúng ta chẳng vì cớ năng lực Đức Chúa Trời mà buộc phải làm trọn trách nhiệm đạo đức đâu; duy tại vì nghe giọng nghiêm nghị của Đức Chúa Trời dạy rằng:” Hãy nên thánh vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi vốn là thánh.” (Le 19:2) đó thôi.(2) Chẳng phải lấy ích lợi làm căn cứ.Hễ có đạo đức thì tất nhiên có ích lợi. Giả như người biết tiết chế, xa bỏ tửu sắc, an cư lạc nghiệp, thì gia đạo phấn chấn,thân thể mạnh khỏe, danh giá càng cao, trong có ích cho gia đình, ngoài có lợi cho xả hội. Mà đạo đức chẵng những có ích cho đời nầy, cũng có ích cho đời sau nữa (IITi 4:8; Thi 16:1).Chúng ta thường nghe người ta quả quyết đạo đức có ít lợi lắm. Thật vậy, song nếu chúng ta làm theo đạo đức, chỉ vì cớ ích lợi, thì chẳng còn là đạo đức nữa, bèn là sự ích kỷ mà thôi. Chúng ta chẳng nhận sự hành vi cử chỉ của ai là chánh đáng bởi vì là hữu ích; bèn là nhận nó hữu ích vì là chánh đáng vậy. Ví bằng chúng ta công nhận căn cứ của đạo đức là sự ích lợi, thì cũng buộc phải nhận rằng trong cõi đời đời trước kia Đức Chúa Trời sở dĩ thánh khiết là chỉ vì Ngài cũng vụ lợi đó thôi. Bằng vậy, sự thánh khiết bất quá là lợi kỷ chủ nghĩa, và Đức Chúa Trời chẳng còn có tánh đạo đức nữa.b) Luận về phương diện tích cực.Vậy, nếu căn cứ trách nhiệm đạo đức chẳng ở nơi năng lực, cũng chẳng ở nơi ích lợi, thì từ đâu mà có? Đáp theo phương diện tích cực thì thấy Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng căn cứ của các trách nhiệm đạo đức đều ở nơi đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, tức là ở nơi tánh đạo đức trọn vẹn của Ngài. Luật đạo đức ghi ở trong lòng ta và chép ở trong Kinh Thánh đều buộc chúng ta phải vâng theo đức tánh trọn vẹn ấy. Chúng ta nhờ ở ba bằng cớ mà biết.(1) Điều răn.“Các ngươi phải thánh khiết” (IPhi 1:16). Điều răn ấy bảo chúng ta phải thánh khiết, chỉ bởi vì Đức Chúa Trời là thánh khiết. Trong Mat 5:48, Chúa cũng răn bảo rằng:”Thế thì các ngươi phải nên trọn vẹn như Thiên Phụ các ngươi là trọn vẹn vậy.”Trách nhiệm của lời ấy là phải nên trọn vẹn; còn duyên do của nó là vì chính Cha ở trên trời là trọn vẹn vậy. Thế thì ta đoán rằng: chỉn tại vì chính Đức Chúa Trời là thánh khiết trọn vẹn, nên loài người cũng cần phải thánh khiết trọn vẹn vậy.(2) Sự yêu thương .Trong luật pháp tỏ ra cả trách nhiệm đạo đức của ta. Christ tóm tắt trách nhiệm ấy trong một điều răn nầy: Mat 22:37Yêu mến Đức Chúa Trời là yêu mến các đức của Ngài. Đức đầu nhứt là sự thánh khiết. Chỉ kẻ yêu mến Đức Chúa Trời có thể làm trọn cả trách nhiệm của luật đạo đức, như Phao-lô chép rằng: Ro 13:10Vậy, bổn phận yêu mến Đức Chúa Trời đó chứng minh rằng căn cứ và tiêu chuẩn của trách nhiệm đạo đức là đức thánh khiết của Đức Chúa Trời vậy.(3) Gương của Christ. Đời sống của Christ biểu minh lòng kính mến Đức Chúa Trời đến điều, tỏ ra tâm chí yêu chuộng ý muốn Ngài hơn hết mọi sự. Ở ngoài Đức Chúa Trời, Christ chẳng còn nhận thấy có điều gì lành (Mac 10:18), và Ngài chỉ bắt chước làm theo điều Ngài thấy Cha làm trước đó thôi (Gi 5:19,30). Tuân theo ý chỉ Đức Chúa Trời trong mọi sự, ấy là cái tổng kê của cả bổn phận ta; còn sự thánh khiết tuyệt đích của Ngài là duyên do có một không hai, giục giã chúng ta phải theo ý chỉ ấy.Mac 10:18; Gi 5:19,20II. ĐỨC CÔNG NGHĨA1. ĐỊNH NGHĨAMọi sự suy liệu, quyết định hành động của Đức Chúa Trời đối với muôn vật hữu hình và vô hình đều hiệp lý, chánh đáng và thánh khiết chẳng chỗ nào dư, chẳng nơi nào thiếu, nhưng được hoàn toàn tuyệt đích. Ấy gọi là đức công nghĩa của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, đức công nghĩa của Đức Chúa Trời ấy là cách thức Ngài vin theo đức thánh khiết mà đối đãi với loài người.Vả, sự thánh khiết vốn là yếu tố đầu nhứt của bản tánh Đức Chúa Trời; đức công nghĩa là cơ quan biểu dương bản tánh ấy ra, bắt buộc các vị có tâm tánh đạo đức (như thiên sứ và loài người) phải có hạnh kiểm và hành vi xứng hiệp với bản tánh thánh khiết ấy; bằng bất hiệp, thì cứ phép gia hình để trừng phạt ngay.Cho nên điều gì xứng hiệp với bản tánh thánh khiết của Đức Chúa Trời thì luật đạo đức gọi là công nghĩa; điều gì không hiệp gọi là bất nghĩa vậy.2. KINH THÁNH LÀM CHỨNGKinh Thánh có nhiều đoạn sách chứng thực cho đức công nghĩa của Đức Chúa Trời, tỏ ra Ngài mến người công nghĩa, ghét kẻ bất nghĩa. Sau đây xin dẫn ích câu để làm chứng:Sa 18:25; Phu 32:4; Thi 5:5; Thi 7:9-12; Thi 18:24-26; Mat 5:48; Ro 2:6; IPhi 1:16Các câu ấy tỏ ra rằng chính tội nhân mà Đức Chúa Trời ghét bỏ, thì Ngài lại cũng yêu thương nữa. Vậy, nói rằng Đức Chúa Trời ghét tội lỗi mà yêu thương tội nhân, không đúng. Kỳ thực, Ngài vẫn vừa thương vừa ghét: ghét vì tội nhân cố ý phản nghịch lẽ thật, xúc phạm sự thánh khiết của Ngài, thương là vì nó vốn là một nhân vật có những lương năng hay làm lành, mà nay lại đã bị tội lỗi làm hủ bại rồi. Kỳ thực, ghét tội ở ngoài cá tội nhân là việc bất năng. Đức Chúa Trời đối với tội nhân chẳng khác gì người cha kia đối với đứa con ngỗ nghịch, dầu cha vì thật yêu thương con, thấy con ngỗ nghịch mà phải đau lòng xót dạ, thì cũng phải đành đuổi nó ra khỏi nhà, mới giữ gia đạo trọn vẹn được.3. SỰ BÀY TỎ ĐỨC CÔNG NGHĨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIĐức công nghĩa của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra trong ba điều kiện kể ra sau đây:a) Trong cuộc tạo thành loài người.Chính bản tánh của loài người minh chứng cho sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dựng nên bản tánh loài người là linh hơn muôn vật, và giống như bản tánh của Ngài. Trong bản tánh của loài người vẫn có quan niệm về sự công nghĩa.Kìa, hai đứa trẻ cãi nhau đứa nào cũng cho mình là phải; người đứng giải hòa cũng thường viện lấy vẻ công bình mà nói; hai người kiện nhau ai cũng viện lẽ này lý nọ để được kiện; ấy, thảy đều tỏ r a mình có bản tánh tự nhiên hướng về sự công nghĩa, có tài cân nhắc lý sự đặng đoán định sự gì công nghĩa, sự gì bất nghĩa vậy.Ấy chứng minh rằng Đấng Tạo Hóa có đức công nghĩa, vì loài người được dựng nên theo hình trạng của bản tánh Ngài. Vả lại, trật tự trong xã hội nhờ sự công nghĩa mà được tồn tại. Giềng mối của nước nhà cũng nhờ sự công ngĩa mà chỉnh đốn.Dầu lắm khi xã hội suy đồi, thị phi điên đảo mà cứu cánh lẽ công nghĩa trong lòng người ta vẫn không tắt; bởi vì trong thiên tánh mọi người đều có ấn tượng quan niệm về sự công nghĩa của Đức Chúa Trời.b) Trong trường chính trị đạo đức.Trong trường chính trị đạo đức, Đức Chúa Trời theo ba phương diện mà bày tỏ đức công nghĩa của Ngài, tức là: (1) pháp luật, (2) thưởng phạt, (3) ghét điều ác mến điều thiện.(1) Pháp luật. Đức Chúa Trời thiết lập luật đạo đức, ban bố những điều răn công bình, đòi người ta phải làm theo trọn vẹn. Ấy là đức thánh khiết Ngài được tỏ ra trong trường chính trị vậy. Chúng ta xem xét điều răn của Đức Chúa Trời, thì hẳn phải công nhận Ngài là Đấng công nghĩa chẳng sai; vì trong bản tánh mình có lương năng minh chứng rằng luật đạo đức có ghi trong bản ngã, hoặc tạc trong cõi thiên nhiên, hoặc chép trong Kinh Thánh, đều là chí công chí chánh, bắt buộc mọi người phải làm theo cả. Vả, chúng ta sở dĩ phục tùng luật đạo đức chẳng phải vì Đấng luật pháp có oai quyền vô song, bèn là vì luật pháp ấy bởi chính Chúa công nghĩa ban bố ra, lương tâm tự nhiên công nhận là chí công chí chánh, buộc mình phải vâng theo hết thảy.(2) Sự thưởng phạt.Trong trường chính trị đạo đức Đức Chúa Trời cũng tỏ ra Đức công nghĩa Ngài bởi sự thưởng phạt. Hễ ai vâng theo luật pháp đều được thưởng; còn ai trái luật pháp phải bị phạt. Vả, Đức Chúa Trời đã là Đấng công nghĩa, thì Ngài cũng chiếu theo lẽ công nghĩa mà thi hành sự thưởng phạt. Dầu Ngài ban ân điển cho ai, thì cũng chẳng thiên vị ai đâu; dầu hình phạt ai cũng chẳng bất công; vì Đức thánh khiết Ngài hằng chủ trương phải theo sự công nghĩa tuyệt đối mà thi hành mọi sự.Khi thi ân, lúc gia hình, Ngài cũng chẳng tẽ đường công nghĩa chút nào. Còn luật pháp mà Ngài theo đễ phán đoán thưởng phạt đó; ấy là đức thánh khiết của Ngài;cái gì thích hiệp với đức ấy là công nghĩa; còn cái gì không thích hiệp là bất công bất nghĩa vậy. Những câu kể sau đây chứng rằng Đức Chúa Trời hằng theo nghĩa công lẽ công nghĩa mà thưởng người công nghĩa, phạt kẻ gian ác:(a) Thưởng người công nghĩa:IITi 4:8; He 6:10; (Cũng xem IVua 8:32; Thi 98:1-3;103:6.)(b) Phạt kẻ gian ác:IITe 1:6-7 (Cũng xem Thi 7:9-11; Thi 129:1-4; Da 9:12-14; Kh 16:5,6.)Vả, có kẻ cãi rằng:”Từ xưa đến nay biết bao điều trong cách Đức Chúa Trời thưởng phạt người đời nay hình như là bất công bất nghĩa vậy. Kìa, ông thiện này buồn dười dượi, bà ác kia vui hỉ hả, bác bất nghĩa nọ giàu lút mặt, còn chú hiền lành kia nghèo cháy da. Như vậy sự công nghĩa của Đức Chúa Trời ở đâu?” Đáp: Những sự ấy bất quá là vì con mắt của chúng ta thấy được nửa mặt, nên không biết đầu đuôi trọn vẹn các sự ấy được.Duy một mình Đức Chúa Trời biết nguyên nhân của sự vui vẻ cực khổ, sự giàu sang nghèo hèn của người đời; ở ngoài Ngài chưa hề có ai lấy chí lý đích xác để tỏ bày cho người đời thông hiểu nguyên nhân ấy. Song kịp đến ngày phán xét ai nấy đều sẽ rõ mọi sự, biết rằng các sự thưởng phạt của Đức Chúa Trời hoặc trong đời nầy hay đời sau, thảy đều theo lẽ công bình nhân nghĩa trọn vẹn cả.(3) Sự ghét điều ác mến điều thiện.Suy xét về Đức Chúa Trời dụng hình trong cuộc thống trị loài người, thì có nhiều kẻ lầm hiểu nguyên nhân của sự ấy. Có kẻ nói Đức Chúa Trời dụng hình:(a) Cốt để khiến người ta ăn năn. Thuyết ấy không hiệp với lòng thị phi của người đời, bởi ai ai cũng kể kẻ có tội đáng chịu hình, chớ không ai luận đến sự gia hình đó có thể khiến người ấy ăn năn hay không. Mà kẻ thọ hình nếu tấm lòng phải quấy còn cử động, ắt cũng tự nhận rằng chịu hình phạt là phải lẽ lắm. Vả lại, nếu quả như thuyết nầy thì sự hình phạt địa ngục đặt ra làm chi? Còn kẻ có tội mà biết ăn năn rồi thì không phải chịu phạt gì cả. Song chúng ta thường thấy kẻ ăn năn chữa lỗi, cũng tình nguyện thú phục tội hình, rồi sau lòng mới bình an. Ấy há chẳng chứng rằng mục đích của sự dụng hình chẳng phải là sự để khiến ăn năn, bèn là để bày tỏ đức tánh Đức Chúa Trời cực điểm đối nghịch với tội lỗi cực điểm đó ư?(b) Để làm cho người ta dời qua điều lành.Có kẻ luận rằng Đức Chúa Trời sở dĩ dụng hình vì muốn người ta dời qua điều lành; bởi vì hễ thấy sự hình phạt người ta đã chịu nếu là đúng luật, thì có thễ khiến cho họ sanh lòng ưa điều lành ghét điều dữ. Song điều tai nghe mắt thấy,thì lắm kẻ dầu chịu hình phạt bao nhiêu, lại càng cứng lòng mà nịch điều dữ bấy nhiêu (Xem Xu 9:23-27; Xu 9:34; Kh 9:20-21).(c) Để bảo tồn luật đạo đức. Người ta sa vào tội lỗi, đều là can phạm đến luật đạo đức. Đức Chúa Trời cần vì ngôi nước Ngài mà phải hình phạt kẻ trái luật mới bảo toàn luật ấy được. Ý ấy dầu một mặt là chân thật, thì cũng chưa đủ lý tỏ ra nguyên nhân của sự dụng hình; bởi vì nếu quả như thuyết này, thì có thể bắt lẽ rằng loài người vì luật pháp mà tạo ra,chớ không phải luật pháp được lập ra vì cớ ích lợi cho loài người.Vậy thì Đức Chúa Trời dụng hình vì duyên cớ nào? Nói tóm một lời, là vì Ngài ghét điều dữ mến điều lành. Bản tánh của Ngài bao giờ cũng phản đối sự dữ, đến đỗi hễ thấy chỗ nào có sự giữ, thì tự nhiên thấy phản động gia hình ngay. Còn sự dụng hình ấy là cực công nghĩa, vì xứng hiệp với đức thánh khiết của Ngài, biểu minh rằng Đức Chúa Trời hằng ghét sự ác mà mến sự thiện vậy (xem Xu 9:23-27; IISu 12:5,6)c) Trong sự tha tội.Giăng chép rằng: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công nghĩa, ắt tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi sự bất nghĩa” (IGi 1:8). Câu ấy minh chứng rằng sự tha tội bày tỏ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Thế nào vậy? Ấy vì Christ đã chuộc hết tội của chúng ta rồi; và Đức Chúa Trời đã hứa hễ ai tin nhận Ngài, sẽ được tha tội. Cho nên hễ ai nhận tội mình mà nương cậy nơi Christ thì được Đức Chúa Trời tha tội cho; vì Ngài vốn Đấng thành tín giữ lời hứa, Đấng công nghĩa, không hề lại đòi tế lễ gì nữa để đền tội lỗi cho chúng ta.d) Trong sự giữ lời hứa.Tiên tri Nêhêmi chứng rằng Đức Chúa Trời nhờ sự giữ lời hứa với dân sự mà bày tỏ đức công nghĩa Ngài (Ne 9:7,8). Đức Chúa Trời đã là công nghĩa nên cũng chắc sẽ giữ lời hứa với chúng ta, cũng như xưa kia Ngài đã giữ lời hứa với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp vậy. Hẳn chẳng có điều gì trên trời, dưới đất, hay là trong địa ngục có đủ quyền khiến cho Đức Chúa Trời thất tín với ta; Ngài chắc giữ vẹn lời hứa, vì lời ấy được đức công nghĩa Ngài bảo lãnh vậy.e) Trong sự giải cứu kẻ công nghĩa.Trước giả Thi 129:1-4 chép: “Từ khi tôi còn thơ ấu, chúng nó thường hà hiếp tôi, Y-sơ-ra-ên đáng nói, Từ khi tôi còn thơ ấu,chúng nó thường hà hiếp tôi, nhưng không thắng hơn tôi được. Các nông phu cày trên lưng tôi, Xẻ đường cày mình dài theo trên đó. Giêhôva là công bình; Ngài đã chặt những dây kẻ ác.” Câu ấy dạy rằng Đức Chúa Trời bày tỏ sự công nghĩa Ngài mà giải cứu dân sự khỏi tay kẻ ác. Trải qua các đời, dân sự Đức Chúa Trời thường bị kẻ ác hà hiếp áp chế, nhưng không sớm thì muộn họ chắc được toàn thắng,vì đức công nghĩa của Đức Chúa Trời giục giã Ngài phải chổi dậy, dùng lẽ công bình mà xử đoán duyên cớ của họ. Một mai dân Ngài được đứng vào địa vị mới, sẽ hát bài khải ca, hớn hở không xiết kể, vì “ở đó những kẻ hung ác thôi rầy rạc,và các người mỏn sức được yên nghỉ” (Giop 3:17).III. ĐỨC NHÂN ÁIĐức nhân ái của Đức Chúa Trời có hai phương diện, tức là sự nhân từ và sự yêu thương. Đức Chúa Trời thường dùng ai đức ấy mà đối đãi loài người, vô luận la người công nghĩa hay là kẻ bất nghĩa cũng vậy.Xin theo hai phương diện ấy mà kê cứu qua đức nhân ái.1. SỰ NHÂN TỪa) Định nghĩa.Lòng nhân từ (thương xót) của Đức Chúa Trời là tâm đức khiến cho Ngài thương xót kẻ có tội, mà ban ơn thuộc linh và thuộc thể cho họ, đến đỗi dầu chính Ngài phải chịu khổ nạn đến điều trong khi ban ơn ấy, cũng chẳng chán nản đâu,Phao-lô chép:Eph 2:4; Ro 5:8Lại lòng nhân từ Ngài khiến cho Ngài giáng các hạnh phước tốt nhất cho con cái vâng phục của Ngài, Phao-lô lại chép: Ro 8:32.b) Kinh Thánh làm chứng.Kinh Thánh minh tả và chứng thực cho lòng nhân từ (thương xót) của Đức Chúa Trời.Thi 103:8Chúng ta đáng lẽ bị khổ, nghèo, và chết, vì ấy là lương hướng của tội lỗi. Nhưng Đức Chúa Trời đã dung thứ ta, cứu mạng sống ta, ban sức mạnh cho ta, thêm các hạnh phước an cư lạc nghiệp cho ta với sự sống đời đời nữa. Phu 4:31Xưa Đức Chúa Trời sỡ dĩ không bỏ dân Y-sơ-ra-ên là vì lòng nhân từ (thương xót) của Ngài. Hiện nay Ngài chẳng bỏ chúng ta, cũng chỉ bởi lòng nhân từ ấy. Cũng nhân vì Đa-vít biết: “Chúa là Đức Chúa Trời hay thương xót và làm ơn, chậm nóng giận, có sự nhân từ và sự chân thật dư dật”, nên ông mới dám tin chắc rằng Đức Chúa Trời chẳng hề lìa bỏ mình trong cơn hoạn nạn quá khổ kia (Thi 86:15). Truyện tích về con hoang đàng trong Lu 15:11-32 cũng mô tả lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, tỏ ra Ngài không những là vui tiếp kẻ ăn năn trở lại, nhưng lại có lòng rất mong mỏi ước ao kẻ có tội mau mau trở về với Cha hay thương xót đó vậy.c) Sự bày tỏ lòng nhân từ của Đức Chúa Trời.Nói đại khái, thì Đức Chúa Trời sẵn lòng ban ơn phước cho muôn vật thọ tạo, nhứt là cho kẻ tận tâm tìm cầu Ngài. Trước giả Thi thiên chép rằng: Thi 86:5Đức Chúa Trời cũng hành quyền cao cả mà ban ơn thương xót cho người ta tùy ý chỉ Ngài muốn cũng như Phao-lô đã chép: Ro 9:18Kê cứu qua Kinh Thánh thì thấy Đức Chúa Trời thường tỏ lòng nhân từ Ngài mà thương xót tội nhân, và ban ơn cho tín đồ.(1) Thương xót tội nhân: Lu 6:36; Mat 5:45Hai câu ấy dạy rằng Đức Chúa Trời ban ơn thương xót cả người thiện cùng kẻ ác. Nếu Ngài ban ơn dư dật cho kẻ cứng lòng không chịu ăn năn đó, ấy cốt để khiến họ biết ơn mà ăn năn. Tiên tri Ê-sai dạy rằng hễ ai biết ăn năn thì Đức Chúa Trời sẵn lòng thương xót và tha thứ cho cách dồi dào. Es 55:7Nhưng ta khá ghi nhớ rằng, ơn thương xót của Đức Chúa Trời do lòng thánh khiết chủ trị; nên Ngài chẳng hề bào chữa và che đậy tội lỗi đâu, bèn trông mong tội nhân ăn năn để Ngài có thể bày tỏ lòng nhân từ mà tha thứ họ. Lòng nhân từ của Đức Chúa Trời chẳng khác nào nơi trú ẩn của kẻ biết ăn năn: song kẻ cứng lòng chẳng thế nào nương cậy nơi đó hầu mong được cứu đâu (xem Gio 20). Kinh Thánh dạy rõ ràng lắm rằng hễ ai muốn được Đức Chúa Trời thương xót, phải thú tội, lìa bỏ nó, mới được như nguyện. Vì ai lìa bỏ tội,nương cậy nơi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời chắc được ơn tha thứ dồi dào.Ch 28:13; Thi 51:1Vả lại, Kinh Thánh cũng dạy rằng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng nhân từ mà Ngài khoan nhân đối với tội nhân. Kỳ thực, nếu Ngài lấy sự công bình mà xử họ, thì họ đã bị tận diệt rồi.IIPhi 3:9; He 9:31Than ôi! Đức Chúa Trời thấy loài người đầy dẫy gian ác, ô uế, tội lỗi tràn trề, khiến cho Ngài phải gớm ghê là dường nào! Tuy Ngài có quyền tuyệt diệt họ trong nháy mắt, thì Ngài cũng chẳng nỡ; trái lại Ngài khoan nhân, khuyên bảo, nài nỉ và hy sinh mình để tỏ cho họ biết lòng yêu thương của Ngài, mong rằng họ xúc cảm lòng ấy mà ăn năn. Chúng ta khá coi chừng,e chúng ta lạm dụng lòng nhân từ lớn lao ấy, mà cứ cứng lòng, e rằng Đức Chúa Trời phải theo nghĩa nộ phừng phừng mà trừng phạt chúng ta chăng; vì Đức Chúa Trời cũng là “đám lửa hay thiêu đốt” (He 12:29) vậy.(2) Làm ơn cho tín đồ. Đức Chúa Trời cũng bày tỏ lòng nhân từ mà ban ơn cho tín đồ. Thi 32:10Câu ấy dạy rằng hễ con cái Chúa nương cậy nơi Ngài, tức thì khiến cho lòng nhân từ Ngài phù hộ người như một cha tự nhiên phù hộ con dại biết nhờ cậy mình vậy. Hễ lúc nào ta phó mình cho Chúa, thì sự nhân từ Ngài liền vây phủ ta, đứng xung quanh ta một thành lũy kiên cố, chẳng có thù địch nào xô đổ thành ấy, hoặc ai tài nào xông vào làm hại ta được. Hễ ai chống cự Chúa ắt khó tránh khỏi nỗi đau đớn vây hãm; còn ai nương cậy nơi Ngài ắt được an nhiên vô sự ở trong lòng nhân từ của Ngài. Đức Chúa Trời cũng tỏ lòng thương xót mà chữa bệnh cho kẻ đau ốm (Phi 2:27), cả bệnh thuộc thể lẫn bệnh thuộc linh (Thi 6:2-4). Ngôi nước của các vua chúa được vững bền, cũng chỉ tại lòng thương xót của Đức Chúa Trời (Thi 21:7). Thực, ta có thể quyết đoán rằng,nếu sự cứu rỗi ta được còn đến đời đời, cũng chỉ tại lòng nhân từ của Đức Chúa Trời hằng đối với chúng ta đến vô cùng vô tận đó thôi (Thi 136).Phil 2:27; Thi 6:2-4; Thi 21:7; Thi 136:23-24.2. SỰ YÊU THƯƠNGDuy đạo Christ lấy tình yêu thương làm trung tâm điểm. Đức Chúa Trời nhờ đạo ấy mà bày tỏ lòng yêu thương tối cao đối với loài người, đến đỗi cái động cơ của cách Ngài đối đãi họ chỉ là sự yêu thương mà thôi. Xét qua các đạo khác thì thấy tỏ ra nào những thần giận hờn ghen ghét,ganh tị, có tánh rất ghê gớm. Hễ ai thờ phượng các thần ấy, phải dùng lễ này vật kia để khẩn đảo cúng bái mới mong được nhậm. Thần của đạo Christ chẳng như vậy đâu, vì Ngài vốn là Đức Chúa Trời của sự yêu thương vậy.a. Kinh Thánh thường chứng thực cho sự yêu thương của Đức Chúa Trời, minh huấn rằng Ngài không những là yêu thương mà lại chính Ngài là sự yêu thương. Sự yêu thương là nguyên tố của bán tánh Ngài. Ngài cư trú và hành động trong phạm vi yêu thương; cũng là nguồn gốc của sự yêu thương chân chính nữa. Giải nghĩa sự yêu thương thật khó, người phàm không tài nào tả nổi. Song nếu kê cứu hai câu viện dẫn ra dưới đây và nhiều câu khác nữa cũng chứng về sự yêu thương của Đức Chúa Trời, thì rõ ràng tình yêu thương hằng giục giã Ngài muốn ban phước hạnh thuộc linh và thuộc thể cho loài người, đến đỗi vui lòng hy sinh mình, chịu đau khổ vô cùng đặng làm việc ấy.Gi 3:16; IGi 4:8,16 (Cũng xem Mat 5:44-45)b. Đối tượng của sự yêu thương Đức Chúa Trời.Vả Đức Chúa Trời yêu thương những ai? Xin đáp:(1) Con độc sanh của Ngài. Kinh Thánh chứng rằng Jesus Christ là Đối tượng đầu nhứt của tình yêu thương Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu thương Ngài một cách riêng, vì Ngài là Con độc sanh đẹp lòng Đức Chúa Trời mọi đàng. Vả, bản tánh Đức Chúa Trời là vĩnh viễn. Mà nếu từ trước vô cùng đã có tình yêu thương của Đức Chúa Trời, thì rất hữu lý mà đoán rằng tình ấy phải có một đối tượng cũng vĩnh viễn. Kinh Thánh dạy rằng đối tượng ấy là Con độc sanh của Đức Chúa Trời. Thành thử, tình yêu thương của Cha đối với Con minh chứng rằng Con vĩnh hữu cũng như Cha vĩnh hữu vậy.Mat 3:17; Gi 17:24(2) Các tín đồ trong Jêsus Christ. Đức Chúa Trời vẫn yêu thương chung cả mọi người, nhưng Ngài yêu thương những kẻ bởi đức tin liên hiệp với Con Ngài cách đặc biệt. Jêsus Christ vốn Đối tượng đầu nhứt của sự yêu thương Đức Chúa Trời. Rồi kẻ nào tín nhận Con được đồng đứng trong một địa vị với Con, và được Đức Chúa Trời yêu thương bằng tình yêu thương Ngài đem mà yêu thương Con độc sanh của Ngài vậy. Chúa Jêsus chứng rằng: Gi 16:27; Gi 14:21-23; Gi 17:23(3) Cả thế gian. Đức Chúa Trời không những chỉ yêu thương tín đồ, nhưng cũng yêu thương cả thế gian nữa. Chúa Jêsus phán cùng Ni-cô-đem rằng: Gi 3:16Ni-cô-đem nghe lời ấy thì thấy làm lạ, vì ông tin rằng Đức Chúa Trời chỉ yêu thương dân Do Thái mà thôi. Nhưng nay Christ tỏ ra Đức Chúa Trời không những là yêu thương dân Do Thái theo như thành kiến sai lầm của họ thôi đâu, mà cũng yêu thương cả dân ngoại bang nữa. Ngài chẳng những yêu thương một phần của giồng giống loài người, mà lại thật yêu thương cả loài người, vô luận là thuộc về chủng nào, nước nào, hoặc người thiện kẻ ác, hoặc có tội ít hay nhiều; vì Ngài chẳng tây vị ai, song muốn mọi người được cứu rỗi và đạt đến sự thông biết lẽ thật (ITi 2:4).c. Sự bày tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời.Vả, tình yêu thương của Đức Chúa Trời được bày tỏ như thế nào? Nói đại khái thì được bày tỏ theo ba cách:(1) Bởi sự hi sinh vô hạn vô lượng để cứu chuộc loài người. Thánh Giăng luận về vấn đề này có chép rằng: IGi 4:9-10Tình yêu thương của Đức Chúa Trời chẳng những là thương hại chúng ta, nhưng tự bày tỏ mình ra trong sự hi sinh mình cách đau khổ để cứu chuộc chúng ta. Thập tự giá biểu minh cả lòng yêu thương của Đức Chúa Trời đối với tội nhân, Ngài không những là phó một con, bèn là phó Con độc sanh của Ngài để phó chúng ta khỏi tội. Ro 5:6-8(2) Bởi sự tha thứ tội. Đức Chúa Trời cũng bày tỏ lòng yêu thương Ngài mà tha tội cho người ta. Tiên tri Ê-sai tường thuật sự từng trải mình mà rằng: Es 38:17Đời sống của tiên tri bị lắm nỗi đắng cay;nhưng Đức Chúa Trời nhơn lòng yêu thương của Ngài ném mọi tội lỗi của người ra sau lưng Ngài, ban cho người được bình an êm dịu vô song. Phao Lô cũng dạy rằng: Eph 2:4-5Trong Eph 2:1-3 Phao lô tỏ ra giống loài người đang kéo nhau đồng đi trên con đường hư mất chẳng chỗ nào nương cậy. Nhưng khi họ đến chỗ cùng vô sở xuất, vô phương khả đảo nữa, thì Đức Chúa Trời bèn can thiệp, giơ tay quyền năng Ngài ra mà cứu chuộc họ khỏi sự hư mất, tha tội cho họ,và ban cho họ đồng hưởng được một địa vị với Jêsus Christ ở trong nước của Ngài. Cái động cơ khiến cho Đức Chúa Trời thi hành cách diệu kỳ ấy là lòng yêu thương của Ngài vậy.(3) Thi ân cho con cái Ngài. Đức Chúa Trời hằng tỏ lòng yêu thương Ngài mà ban ơn cứu rỗi con cái của Ngài. Tiên tri Ê-sai chép: Es 63:9Trong câu ấy tiên tri tỏ ra Đức Chúa Trời yêu thương dân Ngài, đến nỗi hễ khi họ chịu khốn khổ, thì chính Ngài cũng đồng chịu khốn khổ với họ. Ngài đồng đi với họ, cứu họ, và phù hộ họ trong cả đường khó khăn hiểm trở của đời nầy. Ê-sai lại chứng rằng: Es 49:15,16Người đời cho tình mẫu tử là cao hơn núi, rộng hơn biển, mạnh hơn dòng nước. Nhưng tình yêu thương của Đức Chúa Trời lại là lớn,rộng, và mạnh muôn phần hơn vậy. Vì người mẹ có thể quên con mình cho bú; nhưng Đức Chúa Trời chẳng hề quên được dân của Ngài đâu bao giờ.Có khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời dường như bị đám sương mù che khuất, vì trong vòng tín đồ chúng ta thường thấy ông nầy hay lâm hoạn nạn, bà nọ gặp nhiều nỗi ưu sầu; kẻ thì nghèo khổ cơ cực, người lại lưu lạc bơ vơ, đến nỗi ta muốn hỏi: Sự công bình của Đức Chúa Trời ở đâu? Làm sao Ngài vô tình như thế? Song nếu chúng ta kê cứu Kinh Thánh, thì thấy người đời chỉ được hạnh phước ấy cùng mất luôn với họ. Con đường của tín đồ dầu gặp lắm khúc eo hiểm đáng thương, dầu phải lâm cơn cùng khốn, thì vẫn có cánh tay Đức Chúa Trời gìn giữ dẫn dắt, tiêu trừ mọi sự ngăn trở, hằng cứu khỏi các sự thiệt hại. Sự cứu trợ ấy ta không thấy được, vì dường như Chúa giấu mình trong cơn hoạn nạn đó. Thế mà, khi ta đã vượt qua các sự khổ nạn rồi, xét lại thì thấy mình được toàn cứu là chỉ tại vì Đức Chúa Trời lấy lòng yêu thương mà giải cứu mình đó thôi.Tiên tri Sô-phô-ni chép: So 3:17IV. ĐỨC CHÂN THÀNHĐức chân thành của Đức Chúa Trời có hai mặt,tức là sự chân thật và sự thành tín. Ngài dùng cả hai sự ấy trong khi Ngài đối đãi với loài người. Hoặc tín đồ hay người ngoại đều dự phần đến sự chân thật và thành tín của Ngài cả.1. SỰ CHÂN THẬTChúng ta thường thấy người đời không chân thật.Họ rất tối tăm về lẽ phải quấy, hay cưu mang ý riêng, nên vì cớ đó mà mất lẽ chân thật. Đức Chúa Trời là Đấng hay biết rất sáng, không tây vị, trong mọi việc hằng lấy lẽ chân thật làm chủ. Kinh Thánh làm chứng cho sự chân thật của Đức Chúa Trời rằng:Thi 138:2; Gi 3:33; Ro 3:4; Gi 14:17a) Định nghĩa. Vả,sự chân thật của Đức Chúa Trời có nghĩa gì? Xin đáp:(1) Tánh chất của Đức Chúa Trời là chân thật. Đức Chúa Trời là chân thật không dối trá. Ngài chẳng những đối đãi loài người và muôn vật cách chân thật, mà chính bản tánh Ngài vẫn là chân thật; cho nên hoặc trong việc làm, hoặc trong lời nói thì Ngài là chân thật trọn vẹn. Kinh Thánh xưng Đức Chúa Trời là A-men (Kh 3:14), và dạy rằng trong Christ chúng ta cũng nhận sự ấy là như vậy (IICo 1:20); bởi vì sự chân thật là đức tánh cội rễ của Ngài, nên mới gọi Ngài là Chân Thần vậy.Kh 3:14; IICo 1:20; Gi 17:3(2) Lý luận của Đức Chúa Trời là chân thật. Chẵng những chính Đức Chúa Trời là chân thật, Ngài lại làm cội rễ của mọi lẽ chân thật.Vả, mọi sự vật trong vũ trụ đều có định lý chắc chắn cả. Ví như người đốn cây lớn,xem những thớ ở trong cây, thì biết được cây ấy đã sống bao nhiêu năm, bởi vì ở trong đó tỏ ra chân lý. Lại như thứ tự của bốn mùa đông đi xuân về, hè qua thu đến, muôn đời không hề thay đổi, cũng như Đức Chúa Trời đã hứa với Nôê rằng: Sa 8:2Lời ấy rất đáng tin và có lý nghiệm lắm. Mà xét ra mọi sự vật trong bầu trời trái đất, thảy đều có định lý không hề thay đổi,chẳng hề sai chạy bao giờ. Còn thực sự ấy há chẳng minh chứng rằng Đức Chúa Trời mà đã định lý cho muôn vật như thế cũng là Đấng chân thật sao?(3) Lời phán của Đức Chúa Trời là chân thật. Đức Chúa Trời đã là chân thật, thì lời phán của Ngài cũng là chân thật. Kinh Thánh chứng rằng:Gio 23:14; Thi 89:34; Thi 119:89Duy một mình Ngài là Đấng chân thật, nên hễ Ngài giao ước điều gì với loài người, thì thực hành cả thảy. Lời hứa của Ngài chẳng hề bỏ luống đâu. Phao lô chứng rằng:IICo 1:19; Tit 1:2; He 10:23. (Cũng xem Thi 105:42; Lu 1:54-55)Kinh Thánh chứa đầy những lời hứa rất quý. Hễ ai tín nhận và làm theo điều kiện Chúa đã chỉ cho, ắt hưởng được hết thảy, chẳng một lời nào sai chạy cả. Quả như thánh Giăng dạy rằng: IGi 1:9(4) Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là chân thật. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chẳng phải một sự mơ hồ huyền ảo không bằng cớ đâu;bèn là sự chắc chắn vững vàng, do bản tánh của Đức Chúa Trời, đời đời chẳng hề thay đổi. Kinh Thánh chứngThi 3:8; IITi 1:9; ITe 5:9; Thi 34:22. (Cũng xem Phu 32:15; IISa 22:47)Chính Đức Chúa Trời là hòn đá của sự cứu rỗi ta, hễ ai nương cậy nơi Ngài chẳng hề bị hổ thẹn. Ngài đã nhờ Christ làm xong sự cứu rỗi ấy; nên trước giả thơ Hê-bơ-rơ cũng chứng rằng: He 7:25Còn mọi lời hứa của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi ấy đều là phải và chân thật trong Christ Jêsus cả cho những kẻ công nhận Ngài; nên Phao Lô quyết rằng: IICo 1:18,20b) Hạnh phước do sự chân thật của Đức Chúa Trời mà ra. Vả, đức chân thật của Đức Chúa Trời có hạnh phước gì cho loài người không? Có nhiều lắm, đây xin chỉ kể ra bốn điều thôi.(1) Thiên tánh chân thật. Bởi sự chân thành của Đức Chúa Trời loài người nhận lãnh được thiên tánh chân thật.Thực sự ấy đều được thí nghiệm ở trong lương tri của mọi người. Dầu rằng trong trần thế có lắm kẻ giả dối lường gạt, thì bậc quân tử chân thật cũng chẳng thiếu.Thực, nếu trong thế gian chẳng có lẽ chân thật, thì xã hội chẳng được vững chãi. Vì như chẳng còn ai là chân thật, thì hành khách không một ai dám đi tàu đi xe, vì sợ e người tài công làm cho xe lật tàu đắm. Lại nếu đói thì chẳng ai dám ăn, khát chẳng ai dám uống, vì sợ e bồi bếp bỏ thuốc độc vào đồ ăn thức uống chăng. Nếu kẻ nầy dối gạt, người kia lường lận, ai nấy đều đua nhau sống trong sự gian trá, thì xã hội quả như tơ vò, chẳng ai ở đời được. Song may thay! Đức Chúa Trời là chân thật, khi Ngài dựng nên loài người thì ban cho họ cũng có lương năng chân thật như Ngài. Nhờ hạnh phước lớn lao ấy loài người mới ăn ở chung đụng trên địa cầu này được.(2) Bản năng không lừa dối. Nếu biết Đức Chúa Trời là chân thật, thì cũng nhờ đó mà biết các bản năng mà Ngài đã ban cho mình không lừa dối mình. Hễ khi mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, tay rờ, nếu ngũ quan ta không bịnh tật, thì biết nó chẳng lừa gạt mình đâu; đều mình xem, nghe, ngửi, nếm và rờ đó, đều có thật như ngũ quan đã cảm biết vậy. Khi lý tánh đoán rằng vũ trụ này phải có mục đích đặc biệt, công hiệu phải có căn nguyên, linh giới phải có luật thưởng phạt như trần giới, làm thiện được phước, làm ác bị họa, thì biết sự đoán định như thế rất đúng đắn, vì do bản năng bởi Đức Chúa Trời chân thật dựng nên vậy.(3) Sự khải tị chân thật. Nhờ sự chân thật của Đức Chúa Trời mà loài người lãnh được sự khải thị rất chân thật.Sự khải thị hoặc trong cõi thiên nhiên, hoặc trong Kinh Thánh chẳng hề phản đối nhau, bèn là thảy đều tương hiệp cách rập ràng vậy. Lại nhờ sự chân thật của Đức Chúa Trời, ta có thể đoán rằng sự hiểu biết thêm về sau chẳng phản đối với sự khải thị quá khứ, nhưng nhờ sự hiểu biết sau đó ta sẽ càng thấy sự khải thị trước kia còn giấu nhiều lẽ thật sâu nhiệm mà mình chưa hề nghĩ đến bao giờ.(4) Sự bình yên. Lắm điều trong công việc của Đức Chúa Trời chúng ta không hiểu nỗi, nhiều ý tưởng Ngài, trí khôn ta không giải tỏ được. Thấy vậy lòng vô tín có thể khiến cho mình bối rối sờn lòng, nản chí. Nhưng hễ nhớ lại Đức Chúa Trời là Đấng chân thật,thì biết chắc chắn rằng công việc Ngài làm đều phải cả, ý tưởng Ngài bày ra cũng rất chánh đáng, vì Ngài chẳng có thể làm quấy hay là bảo ai làm gì không xứng hiệp với sự chân thật đâu. Cho nên dầu ta không hiểu thấu việc làm, ý tưởng của Đức Chúa Trời , thì cũng nhờ biết sự nhận biết Đức Chúa Trời là chân thật mà linh hồn ta được bình an; vì ta đồng thinh với Apraham mà đoán rằng: “Đấng xét đoán toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?” (Sa 18:25). Xưa kia chính Đức Chúa Trời cũng đã phán cùng tiên tri Êsai rằng: “Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu” (Es 55:8,9). Sự biết chắc điều ấy làm cho lòng ta hằng được an lạc bình tịnh vậy.2. SỰ THÀNH TÍN.Đức Chúa Trời lấy lòng thành tín mà đối đãi với loài người, cả tín đồ lẫn kẻ không tin cũng vậy. Kinh Thánh làm chứng cho sự thành tín của Đức Chúa Trời rằng:ICo 1:9; ITe 5:24; IPhi 4:19; IICo 1:20.(Cũng xem Dan 23:19; Tit 1:2; He 6:18; He 10:23)Nhờ sự thành tín của Đức Chúa Trời chúng ta hưởng được những hạnh phước như sau đây:a) Các lời hứa được ứng nghiệm.Nhân sự thành tín của Đức Chúa Trời, Ngài khiến cho các lời hứa được ứng nghiệm,vô luận lời đó được chép trong Kinh Thánh hay là được bày ra trong cõi thiên nhiên. Những điều Đức Chúa Trời đã hứa cho chúng ta, chúng ta hưởng được chẳng phải vì chúng ta xứng đáng hoặc có công lao gì đáng cho Đức Chúa Trời đoái thương chúng ta đâu, bèn là chỉ tại sự xứng đáng và bởi công lao của Christ đó thôi. Cho nên sự sai lầm của chúng ta chẳng hề khiến cho lời hứa của Đức Chúa Trời bị xóa đi đâu; hễ chúng ta biết ăn năn, nương cậy nơi sự thành tín của Ngài, thì các lời hứa của Ngài hẳn được ứng ngiệm cho ta cả. Giăng xưng Đức Chúa Trời “là thành tín công nghĩa” (IGi 1:9) thành tín đối với lời hứa, công nghĩa đối với Christ để tha tội cho ta.b) Dự bị mọi sự cần dùng. Sự thành tín của Đức Chúa Trời cũng dự bị cho chúng ta mọi sự cần dùng thuộc thể và thuộc linh, hoặc trong cõi hiện tại hay là trong cõi tương lai cũng vậy.Kinh Thánh chứng rằng:Thi 84:11; Thi 91:4; Mat 6:33; ICo 2:9Loài người đã là kẻ có tội và rất bất toàn mọi bề, mà còn biết giữ lời hứa của mình, lấy làm khó chịu về sự thất tín thay, huống chi Đức Chúa Trời là Đấng cực chân thật thành tín, Ngài lại há chẳng giữ lời hứa của Ngài hơn loài người mà chẳng hề thất tín đối với chúng ta sao?c) Lòng dạn dĩ trong khi cầu nguyện. Sự thành tín của Đức Chúa Trời cũng ban cho ta lòng dạn dĩ trong lúc cầu nguyện. Bởi vì khi chúng ta viện lấy lời hứa của Đức Chúa Trời mà cầu xin điều gì, thì lòng thành tín của Ngài khiến cho ta được đức tin mạnh, đến nỗi cứ nài xin cho đến kỳ nhận được. Bằng chẳng nương cậy nơi sự thành tín của Đức Chúa Trời, thì sự cầu nguyện mình nhận được hay không cũng hóa ra một sự mơ màng khó hiểu, chẳng ai dám chắc rằng lời hứa ấy Chúa sẽ làm ứng nghiệm cho mình hay không. Nhưng biết Ngài là chân thật không hề giả dối, lại là rất thành tín, thì lòng tự nhiên tin mình chắc nhận được điều mình cầu xin đó vậy. Kinh Thánh chứng rằng:Es 65:24; Thi 50:15; Thi 91:15; IGi 5:14
Chương 7: LUẬN VỀ BA NGÔI HIỆP MỘT ĐỨC CHÚA TRỜIĐức Chúa Trời là một thể, nhưng chia ra làm ba Ngôi. Lẽ đạo ấy rất sâu nhiệm, không thể lấy tri thức loài người mà đo lường được, cũng không thể nhờ vật lý mà chứng nghiệm được nữa; duy nhờ sự khải thị trực tiếp cũa Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh mới biết được thôi. Lẽ đạo Ba Ngôi chẳng luận về sự thật hữu cũa Đức Chúa Trời, bèn luận về trạng thái của thực hữu ấy (Modallité D’exist Ence). Tra cứu Kinh Thánh thì thấy trong đó theo hai phương diện mà luận về Đức Chúa Trời: mặt nầy thì bầy ra Đức Chúa Trời độc nhứt vô nhị: mặt kia thì tỏ ra ba Đấng đều được xưng là Đức Chúa Trời cả, gọi Cha,Con và Thánh Linh. Tuy ba Đấng ấy đặc biệt chẳng lẫn lộn nhau, thì cũng rõ lắm là ba Ngôi hiệp lại trong một thể yếu rất diệu rất cao. Lẽ đạo này, tuy ngộ tánh phàm nhân không thể thấu rõ nổi, thì nó cũng chẳng tự tương mâu thuẫn đâu, bèn là cái chìa khóa mở ra sự mầu nhiệm của các lẽ đạo khác, tín đồ có linh giác bao giờ cũng vui lòng công nhận là chánh giáo đáng tin đáng nhận mọi bề vậy.I. KINH THÁNH LÀM CHỨNG CHO ĐẠO BA NGÔIMuốn kiếm xác chứng về lẽ đạo Ba ngôi thì phải khảo cứu Kinh Thánh. Trong cõi thiên nhiên có bằng chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời; nhưng chẳng có bằng cớ nào chứng cho lẽ đạo Ba ngôi. Chỉ Kinh Thánh đem xác cứ mà chứng rằng Đức Chúa Trời vốn độc nhất mà lại vẫn là tam vị. Dầu vậy,Kinh Thánh chẳng chỗ nào trực tiếp nói rằng Đức Chúa Trời có ba ngôi, duy ngụ ý dạy lẽ đạo ấy thôi. Nhưng chúng ta có thể nói chắc chắn rằng hễ ai chẳng nhận Kinh Thánh quả đã dạy lẽ đạo ấy, thì cũng chẳng có thể hiểu được Kinh Thánh dạy lẽ gì cả.1. Cựu Ước làm chứngDiệu nghĩa của lẽ đạo Ba ngôi là lẽ đạo khải thị, lần lần bày tỏ ra trong bộ Kinh Thánh. Trong Cựu Ước dầu chưa nói rõ ràng,cũng có nhiều đoạn ám chỉ đến, hoặc bằng lời nói hay là bằng hình bóng. Các bằng chứng của Cựu Ước như sau nầy:a) Danh từ đa số.Chúng ta thử mở Kinh Thánh ra mà xem quyển đầu, đoạn đầu, câu đầu, thì thấy rằng:“ Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ danh Đức Chúa Trời đây là Elohim, một danh từ đa số (pluriel) ; chữ “dựng nên” là bara,một động từ đơn số (singulier). Danh từ Elohim ấy minh chứng rằng về phương diện trạng thái thực hữu, thì Đức Chúa Trời chẳng phải đơn vị, bèn là đa số, chia ra nhiều Ngôi; còn sự dùng động từ bara theo lối đơn số, ám chỉ rằng các Ngôi ấy đều đồng hiệp như một mà làm việc vậy.b) Đại danh từ đa số.Trong Cựu Ước Đức Chúa Trời thường dùng đại danh từ đa số “chúng ta” mà tự xưng. Sa 1:26 có chép: “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta.” (Cũng xem Sa 3:22; Sa 11:7; Es 6:8). Cách dùng đại danh từ ấy cũng ám chỉ về lẽ đạo Ba ngôi, chứng rằng trong thể yếu Đức Chúa Trời có đa số.c) Thiên sứ của Giê-hô-va.Trong Cựu Ước có nói đến một Vị gọi là thiên sứ của Giê-hô-va. Vị ấy thường hiện ra cho các thánh tổ xưa, nhơn danh Giê-hô-va mà phán, tự xưng mình là chính Giê-hô-va; cũng được kẻ khác nhận là Giê-hô-va, và chịu cho họ thờ lạy mình nữa.Những câu Kinh Thánh kể sau đây luận về Vị ấy:Sa 22:11, Sa 22:16,17; Sa 31:11,13 Sa 16:9,13. (Cũng xem Sa 48:15,16; Xu 3:2,4,5; Cac 13:20-22)Vậy, thiên sứ của Giê-hô-va là ai? Kê cứu các đoạn sách nói đến Vị ấy, thì dễ biết rằng chẳng phải một vị thọ tạo đâu,bèn chắc là Ngôi thứ hai trong ba Ngôi Đức Chúa Trời, là Đạo (Logos), là Christ trước khi giáng sanh, đã từng hồi từng lúc mượn hình loài người mà hiện ra trong đời (Xem Sa 18:2,13; Dan 3:25,28). Trong Tân Ước cũng có một vị gọi là thiên sứ của Chúa, nhưng vị ấy khác với vị của Cựu Ước; vì vị của Cựu Ước đòi và nhận sự thờ phượng; còn vị trong Tân Ước không cho phép ai thờ lạy mình, chỉ bảo người ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời mà thôi. (Xin sánh Xu 3:5 với Kh 22:8,9)d) Sự khôn ngoan.Trong Châm ngôn đoạn 8 có nói về sự khôn ngoan, bày tỏ vị ấy như có vị cách, từ trước vô cùng đồng thực hữu với Đức Chúa Trời, có tánh cách và thể yếu của Ngài.Ch 8:1 (Xin sánh với Mat 11:19; Lu 7:35; Lu 11:49).Ch 8:22; Ch 8:30,31Trong Ch 3:19 cũng chép rằng:“Giê-hô-va dùng sự khôn ngoan lập nên trái đất.” (Xin sánh với He 1:2). Xem kỹ những câu ấy, thì rõ lắm danh từ “khôn ngoan” đây chẳng nói về quan niệm khôn ngoan đâu; nhưng chắc ám chỉ về Christ, Ngôi thứ hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời.Vị ấy “là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan… cho chúng ta” vậy (ICo 1:30).e) Lời dự tả Mêsi.Cựu Ước có nhiều câu dự tả Đấng Mêsi, tỏ ra Ngài tuy hiệp nhứt với Giêhôva, thì cũng là một Đấng đặc biệt, có Ngôi riêng không lẫn lộn với Đức Chúa Trời. Các câu viện dẫn sau đây ám chỉ rằng Đức Chúa Trời và Đấng Mê-si là một mà lại là hai, tuy là nhứt thể mà lại phân vị, mỗi Đấng mỗi phẩm cách, mỗi ý chỉ riêng vậy.Es 9:5,6; Mi 5:1; Thi 45:6,7; Mal 3:1Tóm lại, điều Kinh Cựu Ước khải thị về lẽ đạo Ba ngôi, thì ta phải nhận rằng Cựu Ước chỉ ám chỉ đến lẽ thật ấy, chớ chẳng minh huấn Đức Chúa Trời có Ba ngôi đâu; nhưng lẽ đạo ấy, quả tiềm tàng trong đó như hột giống, chỉ nhờ cơ hội Tân Ước để nảy nở ra đó thôi.2. Tân Ước làm chứng.Duy Tân Ước khải thị rõ ràng lẽ đạo về Ba ngôi Đức Chúa Trời, nhận rằng có ba Đấng đặc biệt gọi là Đức Chúa Trời. Sau đây xin dẫn bằng cớ để chứng cho.a) Cha được nhận là Đức Chúa Trời. Tân Ước luận rất rõ ràng Cha là Đức Chúa Trời, có nhiều câu làm chứng cho; sau đây xin chỉ viện dẫn hai câu mà thôi:Gi 6:27; IPhi 1:2b) Jêsus Christ được nhận là Đức Chúa Trời. Tân Ước cũng có nhiều câu hiển nhiên xưng Jêsus Christ là Đức Chúa Trời.Gi 1:1; Ro 9:5; Tit 2:13; He 1:8; IGi 5:20c) Thánh Linh được nhận là Đức Chúa Trời.Tân Ước lại có nhiều đoạn sách xưng Thánh Linh là Đức Chúa Trời, gọi Ngài là Thánh Linh của Đức Chúa Trời hay là của Jêsus Christ:Cong 5:3-4; ICo 3:16; ICo 6:19. (Cũng xem ICo 12:4-6)d) Lễ nghi Báp têm và lời chúc phước chỉ tỏ ba Ngôi. Khi Jêsus Christ dạy môn đồ về cách phải làm báp têm cho người ta, thì ngầm chứng cho lẽ đạo ba Ngôi, vì chỉ bảo nhân danh Cha, Con, và Thánh Linh mà làm lễ ấy (Mat 28:19). Lời Phao-lô chúc phước cho tín đồ Cô-rinh-tô cũng chứng cho lẽ đạo ấy nữa:Mat 28:19; IICo 13:19. Cũng sánh các câu ấy với Dan 6:24-27 và Es 6:3.Xem những bằng chứng ở trên, thì rõ lắm trong Tân Ước có giới thiệu ba Đấng, gọi là Cha, Con, và Thánh Linh; cả ba đều được xưng là Đức Chúa Trời, có đồng tánh, đồng cách, đồng thể, đồng căn, đồng đẳng với chính Đức Chúa Trời. Theo cách Kinh Thánh mô tả ba Đấng ấy, thì buộc phải nhận là luận về ba Ngôi đặc biệt hiệp nhất trong một thể yếu. Bằng chẳng nhận như thế, thì giáo huấn của Kinh Thánh rất mơ hồ, câu này phản đối với câu kia,không còn thể nào ai hiểu nổi được nữa.II. BA NGÔI HIỆP MỘT THỂ1. ĐỊNH NGHĨACăn nguyên của lẽ đạo ba Ngôi là Duy nhất thần chủ nghĩa. Ba ngôi Đức Chúa Trời chẳng phải là ba Thần đặc biệt, bèn là ba Ngôi ở trong một thể yếu. Chữ Ngôi đây chẳng đồng nghĩa mười phần với ý nghĩa chữ ngôi thường thông dụng cho cá nhân loài người. Bởi vì mỗi ngôi riêng trong vòng loài người là mỗi cá nhân đặc biệt, có bản tánh và thể yếu khác nhau. Nhưng Đức Chúa Trời có ba Ngôi ở trong một bản tánh, một thể yếu, và sự nhứt thể ấy định nghĩa riêng cho chữ “ngôi” đó, bất đồng với chữ “ngôi” của loài người. Có thể nói rằng ngôi của ông Xoài bất đồng mọi bề với ngôi của ông Mít, đến đỗi thể yếu của ông nầy chẳng tương quan với thể yếu của ông kia chút nào. Song trong Đức Chúa Trời ba Ngôi đều do trong một thể yếu mà ra, có một bản tánh và chính là trạng thái về sự thực hữu của Đức Chúa Trời duy nhứt. Dầu vậy, ba Ngôi ấy chẳng lẫn lộn nhau, mỗi Ngôi đều đặc biệt, đứng độc lập, có các nguyên tố của Ngôi riêng.Bài tín điều Athanase (thế kỷ IV) minh chứng cho ý nầy rằng: “Cha là Đức Chúa Trời, Con là Đức Chúa Trời, Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời; dầu vậy, chẳng có ba Đức Chúa Trời, duy chỉ có một mà thôi. Cũng một thể ấy, Cha là Chúa, Con là Chúa, Thánh Linh cũng là Chúa; dầu vậy, chẳng có ba Chúa, duy có một mà thôi. Như lẽ thật của Cơ đốc giáo buộc chúng ta phải nhận rằng mỗi Ngôi trong ba Ngôi Đức Chúa Trời đều cả thảy là Đức Chúa Trời và là Chúa thể nào, thì chính lẽ thật ấy nghiêm cấm chúng ta nói rằng có ba Đức Chúa Trời hoặc ba Chúa cũng thể ấy.”Xét về ba người riêng trong nhân loại, thì thấy họ có thể yếu chỉ giống như nhau mà thôi; còn ba Ngôi Đức Chúa Trời đồng có một thể yếu duy nhứt vô phân. Cả thể yếu duy nhứt ấy đều thuộc riêng về mỗi Ngôi, đến đỗi Ngôi nào cũng đều có cả thể yếu, cả thần cách, cả thần đức của Đức Chúa Trời vậy. Cho nên sự đa số trong Đức Chúa Trời chẳng thuộc về thể yếu, bèn là thuộc về Vị cách mà thôi. Chúng ta chẳng nên nói: Đức Chúa Trời là ba Ngôi và một thể yếu: bèn nên nói: Đức Chúa Trời là ba Ngôi trong một thể yếu. Còn thể yếu duy nhứt ấy thực hữu theo ba trạng thái gọi là Cha, Con, và Thánh Linh vậy.2. CÁC CHỨNG CỚ VỀ BA NGÔI HIỆP MỘT THỂ:Những bằng cớ sau đây minh chứng cho sự hiệp nhứt của ba Ngôi Đức Chúa Trời.a. Kinh Thánh chứng rằng Đức Chúa Trời duy nhứt.Kinh Thánh thường tả ra Đức Chúa Trời là độc nhứt vô nhị. Chính Ngài hằng bảo tuyển dân Ngài rằng:Phu 6:4; IVua 8:60Gia cơ cũng dạy rằng: Gia 2:19 “Ngươi tin rằng Đức Chúa Trời duy nhứt, ngươi tin phải; các quỉ cũng tin vậy mà run sợ.”b. Jesus Christ làm chứng:Chúa Jesus Christ thường làm chứng rằng Ngài với Cha đều hiệp làm một:Gi 10:30; Gi 17:23; Gi 14:9; Gi 14:11Chúa Jesus Christ lại chứng rằng Thánh Linh cũng hiệp làm một với Cha và Con nữa:Gi 14:18; Gi 15:26c. Sự tương quan Ngôi nầy với Ngôi kia làm chứng: Ai ai cũng biết rằng mọi vật đều bởi Đức Chúa Trời (tức Cha) dựng nên, như có chép rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.”(cũng xem Xu 20:8-11) Song nếu khảo cứu Kinh Thánh cho kỹ, thì lại thấy Con cũng dự phần đến cuộc tạo hóa, như trước giả thơ Hê-bơ-rơ đã dạy rằng: He 1:1-3Thế mà, Con không những dự phần vào cuộc tạo hóa thôi đâu, lại dự đến mọi công việc khác của Cha làm nữa (Gi 5:17,19); hoặc việc bảo tồn muôn vật (He 1:3), hoặc việc cứu chuộc (IICo 5:19; Tit 2:10), hoặc việc phán xét (He 12:23; Gi 5:22; Cong 17:31), thì Ngài đều dự đến cả.Gi 5:17,19; He 1:3 viện dẫn ở trên. IICo 5:19; Tit 2:10; He 12:23; Gi 5:22; Cong 17:31Ấy vậy, ta thấy công việc Cha làm cũng gọi là công việc của Con, và công việc Con làm cũng gọi là công việc của Cha; lại chức nhiệm của Cha cũng đồng xưng là chức nhiệm của Con nữa. Thực sự ấy há chẳng chứng minh rằng Cha và Con dầu là hai lại là một, dầu là một lại là hai sao?Kinh Thánh cũng có nhiều chỗ tỏ cái tương quan của Ngôi Cha với Ngôi Con là thế nào, thì cái tương quan của Ngôi Thánh Linh với Ngôi Cha Con cũng thế ấy. Giăng dạy rằng Con đến thế gian cốt để bày tỏ lẽ thật về Cha (Gi 1:18) Chính Chúa dạy Philip rằng thấy Con tức là thấy Cha vậy (Gi 14:9). Còn về Thánh Linh thì Chúa chứng rằng, Ngài đến cốt để bày ra lẽ thật về Con (Gi 16:13,14).Gi 1:18; Gi 14:9; Gi 16:13,14;Trong thơ Êphêsô cũng ám chỉ về sự tương quan của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, tỏ ra mỗi Ngôi có tương quan với chúng ta nữa: Eph 4:6Cũng vì sự tương quan ấy mà Phao-lô xưng Christ là Thần Linh, lại xưng Thánh Linh vừa là Linh của Christ, vừa là Linh của Đức Chúa Trời:ICo 15:45; IICo 3:17; Ga 4:6; Phi 1:19; Kh 5:6Ấy vậy, ta thấy rõ Cha, Con và Thánh Linh, cả ba đều đồng kêu tên, đồng một việc, có tương quan rất thân mật với nhau. Còn điều đó há chẳng chứng minh rằng Đức Chúa Trời là Ba mà Một, Một mà Ba sao?III. BA NGÔI BÌNH ĐẲNG NHAUKê cứu Kinh Thánh thì thấy Ba Ngôi Đức Chúa Trời dường như có thứ bực, vì trong đó tỏ ra Cha là Ngôi thứ nhất, Con là Ngôi thứ hai, và Thánh Linh là Ngôi thứ ba. Vậy, về thời gian, về quyền năng, về chức vị, thì trong ba Ngôi ấy há có chia ra trước sau, lớn nhỏ, hơn kém không? Đáp:Chẳng có đâu; vì Đức Chúa Trời là duy nhứt, chia ra ba Ngôi trong một thể yếu,đến đỗi Ngôi nào cũng là Đức Chúa Trời trọn vẹn, nên giữa ba Ngôi ấy chẳng có thể có sự bất đồng, bèn phải có sự bình đẳng mọi bề mới hữu lý.1. VỀ THỜI GIAN:Luận về thời gian thì trong ba Ngôi Đức Chúa Trời chẳng có trước sau, vì cả ba đều đồng thực hữu từ trước vô cùng. Song có kẻ nói: “Nếu vậy, thì sao gọi Christ là Con độc sanh của Đức Chúa Trời? Bởi vì hễ gọi là Con, thì phải có lúc Con sanh ra chớ?”Ta đáp rằng: Tuy Ngôi thứ nhứt gọi là Cha,và Ngôi thứ hai gọi là Con độc sanh của Cha (Gi 1:14–16), thì danh từ ấy chẳng ám chỉ về sự khởi đầu thực hữu, bèn chỉ về sự tương đối đời đời của Con với Cha. Nếu xem xét bản tánh của Đức Chúa Trời thì dễ hiểu hơn. Đức Chúa Trời thực hữu đời đời, chẳng có lúc nào mà Ngài không có. Vả, trong thể yếu Đức Chúa Trời đã có ba Ngôi, là Cha, Con và Thánh Linh. Nếu Đức Chúa Trời thực hữu đời đời,thì ba Ngôi ấy tự nhiên cũng thực hữu đời đời vậy. Nói cách khác, nếu Ngôi Cha chẳng khi nào khởi đầu thực hữu, bèn vẫn có từ trước vô cùng, thì Ngôi Con cũng chẳng hề bắt đầu sanh ra, bèn cũng thực hữu từ trước vô cùng vậy. Vì nếu chẳng có lúc nào mà không có Ngôi Cha, thì cũng chẳng khi nào mà không có Ngôi Con.Giả như nếu có một mặt trời gọi là mặt trời đời đời, thì tự nhiên cũng phải có ánh sáng đời đời để tỏ ra mặt trời ấy mới hữu lý. Vì nếu chẳng có ánh sáng, thì cũng chẳng có mặt trời. Cũng vậy, nếu Ngôi Cha, vốn là nguồn sự sáng đời đời,đã thực hữu từ đời đời, thì Ngôi Con, vốn là sự chói lói của sự sáng ấy, cũng đã thực hữu từ đời đời vô cùng vậy. Cho nên Ngôi thứ nhứt và Ngôi thứ hai đều là thực hữu đời đời cả, từ trước vô cùng Ngôi nầy vẫn là Cha, Ngôi kia vẫn là Con, chẳng chia ra trước sau gì cả.Về Thánh Linh cũng vậy. Tuy Ngôi thứ ba từ Cha mà ra (Gi 15:26) và bởi Cha và Con mà sai xuống đời, thì lời ấy bất quá là luận về thời gian Ngôi thứ ba hiện ra cùng loài người, chớ chẳng dạy rằng lúc Ngài giáng lâm thì mới bắt đầu thực hữu đâu. Thánh Linh là một Ngôi trong ba Ngôi Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời, vốn chia ba Ngôi trong một thể yếu, đã thực hữu từ trước vô cùng, thì Thánh Linh là Ngôi thứ ba cũng thực hữu thể ấy.Thế thì, chúng ta thừa nhận rằng về phương diện thời gian, thì ba Ngôi Đức Chúa Trời chẳng chia ra trước sau trên dưới, bèn là đồng thời và bình đẳng nhau mọi bề.ITi 1:17; Gi 1:1; Gi 8:58; He 9:142. VỀ QUYỀN NĂNGLuận về quyền năng của ba Ngôi Đức Chúa Trời,thì Kinh Thánh dạy rõ chẳng có chia ra lớn nhỏ, cả ba đều có quyền năng bằng nhau. Song có kẻ hỏi rằng: “Chúa Jesus Christ đã xưng Cha là lớn hơn mình (Xem Gi 14:28; Mac 13:32). Vậy, trong ba Ngôi há chẳng có sự phân ra lớn nhỏ sao?”Ta đáp: Chúa Jesus thật có xưng Cha là lớn hơn mình; nhưng sự lớn nhỏ ấy chẳng thuộc về thể yếu của thần tánh; bèn thuộc về phận sự và thứ tự trong động tác của Ba Ngôi vậy. Có thể nói rằng: Trong động tác của ba Ngôi mỗi Ngôi đều có bổn phận, mà thứ tự thực hành bổn phận của Ngôi nầy Ngôi kia thì có trước sau; nhưng sự trước sau ấy chẳng do sự hơn kém trong thể yếu đâu. Cả Kinh Thánh đều minh chứng rằng hoặc Cha, hoặc Con, hoặc Thánh Linh, cả Ba đều là vô sở bất năng, vốn không phân biệt lớn nhỏ chút nào, bèn bình đẳng nhau cả (Xem các câu Kinh Thánh viện dẫn trong phần II, c.).3. VỀ CHỨC VỊLuận về chức vị của ba Ngôi Đức Chúa Trời, thì cũng chẳng có sự chia ra cao thấp. Cha, Con và Thánh Linh thật có tâm chí, vị cách và công việc khác nhau, song cả Ba đều đồng linh, đồng thể, đồng tánh, chớ chẳng có sang hèn, cao thấp khác nhau đâu. Song có kẻ hỏi: “Nếu trong Đức Chúa Trời có Cha, Con và Thánh Linh, thì há chẳng nhờ đó chia ra cao thấp sao?”Ta đáp rằng: Chữ Cha Con đây không nên câu nệ theo nghĩa chữ cha con thế gian. Về cha con của loài người, thì cha vẫn có trước con; con thì bắt đầu mà có từ khi cha sanh hạ nó, có thể yếu khác với cha, và đối với đời thì con đứng về bực dưới cha. Nhưng về ba Ngôi Đức Chúa Trời thì khác.Cha và Con từ đời đời đồng thực hữu. Cha sanh Con từ trước vô cùng, cả hai Ngôi đều một thể yếu, đều gọi là Đức Chúa Trời trọn vẹn. Trong giống loài người con nhờ cha sanh mới có. Song trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời chẳng như vậy đâu; như Cha không nương dựa Con mà thực hữu thể nào, thì Con cũng không nương dựa Cha mà thực hữu cũng thể ấy, đến nỗi nếu là xứng hiệp cho Thần thể yếu làm Cha, thì cũng xứng hiệp cho Thần thể yếu làm Con vậy. Song nói cách khác, thì Cha cũng phải nương dựa Con để làm Cha, cũng như Con phải nương dựa Cha để làm Con vậy.Vì nếu trong Thần thể yếu chẳng có Con, thì cũng chẳng có thể có Cha. Cho nên chỗ tương quan Cha Con trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã chẳng tương tợ với sự sanh hóa của loài người, thì cũng chẳng tại danh từ ấy mà chúng ta dám đoán rằng trong chức vị Cha Con có sự sang hèn, cao thấp.Về Thánh Linh cũng vậy, Ngôi ấy từ trước vô cùng là Ngôi thứ ba, từ Cha và Con mà lưu ra, từ vĩnh viễn vốn là Linh của Cha và của Con, gọi là Linh của Đức Chúa Trời và của Christ vậy. Cho nên chúng ta quyết rằng: Cha, Con và Thánh Linh về thể yếu, chức vị, thần tánh, thần đức, thần quyền, thì đều bình đẳng cả, chẳng có chỗ nào gọi là trước sau, cao thấp, hoặc khác nhau gì hết. Nhưng về Ngôi riêng, về bổn phận và việc làm thì có thứ tự trước sau: Cha là Ngôi thứ nhứt, Con là Ngôi thứ hai, Thánh Linh là Ngôi thứ ba. Cha dự định, Con thực hành, Thánh Linh thành toàn; trong cuộc hành động thì Cha dùng Con; rồi Cha và Con cùng dùng Thánh Linh để làm xong các sự dự định của Cha vậy.IV. LẼ BA NGÔI HIỆP MỘT RẤT MẦU NHIỆMTrước khi chưa luận về lẽ đạo Ba Ngôi Đức Chúa Trời, thì thấy huyền bí sâu nhiệm lắm; mà luận xong rồi, cũng vẫn còn thấy lẽ đạo rất cao siêu, khó cho ngộ tánh ta hiểu thấu nổi.1. KHÔNG CÓ SỰ LÝ GÌ MÀ VÍ DỤ CHỈ RÕ ĐƯỢCCó kẻ ví dụ Cha, Con và Thánh Linh như cây có gốc, nhánh, và quả; mặt trời có hình, ánh sáng và nóng; vật có hình, sắc có màu; không gian có bề dài, bề rộng, bề cao; loài người có ba nguyên tố, là xác,hồn và linh. Các ví dụ ấy cốt để phát biểu lẽ đạo Ba Ngôi hiệp một; nhưng các sự lý ấy tuy bày tỏ hình bóng của ý niệm ba trong một, một trong ba, thì cũng chẳng có thể biểu minh hết được đạo màu nhiệm ấy; trong cả cõi vật chất chẳng có cái gì làm ví dụ trọn vẹn về Ba Ngôi Đức Chúa Trời được. Nếu có dùng ví dụ nào, thì phải cẩn thận, dùng lấy nó làm căn cứ cho lẽ đạo ấy, e sai lầm lớn chăng.2. KHÔNG THỂ LẤY LÝ TƯỞNG MÀ SUY HIỂU:Ta cũng chẳng có thể lấy lý tưởng mà biết được lẽ đạo mầu nhiệm này; duy phải nhờ lời khải thị của Kinh Thánh, và đức tin nhận lời ấy, mới mong biết được. Bởi vì lẽ đạo này rất huyền diệu cao siêu, trí khôn của người đời suy xét không nổi. Nhưng mà dẫu là lẽ đạo huyền diệu thật, thì cũng không dám kể là huyền nghi vô bằng mà không đáng tin đâu. Ta thường thấy trong loài sanh vật, từ bực hạ lên đến bực trung, bực thượng; hễ vật loại có cơ quan càng nhiều chừng nào, thì tinh thần càng lớn chừng nấy, đến nỗi sanh vật hạng dưới khó hiểu bản tánh của sanh vật hạng trên.Vả, Đức Chúa Trời về mọi phương diện đều là lớn hơn loài người khôn xiết kể. Thần tánh, thần cơ, thần linh của Ngài xứng hiệp với Thần cách Ngài, vượt quá ngộ tánh của ta, cũng như nhân cách của mình vượt quá trí hiểu của thú vật vậy. Cho nên, nếu ngộ tánh ta chẳng nhờ lý tưởng mà hiểu thấu lẽ đạo Ba Ngôi được, thì có lạ gì đâu? Trái lại điều ấy rất tự nhiên, vì nếu chúng ta hiểu thấu mọi sự của bản tánh Đức Chúa Trời, thì chúng ta đã đồng bực với Ngài rồi; mà nếu đồng bực với Ngài thì chính chúng ta là Đức Chúa Trời rồi.Vậy, thì còn thờ phượng Ngài làm chi?3. KHOA HỌC CŨNG KHÔNG THỂ GIẢI NGHĨA:Khoa học cũng chẳng cắt nghĩa về lẽ đạo Ba Ngôi được. Tuy có kẻ dám nói rằng hễ điều nào không lấy lẽ bác học thực nghiệm mà cắt nghĩa, vẫn vô bằng chẳng đáng tin, thì tín đồ cũng chẳng cần đến khoa học để giải bày sự lý về lẽ đạo ấy, vì thật điều đó hẳn bất năng mọi bề. Song đạo ấy chẳng phải là vô bằng vô lý đâu. Nó được khải thị cho ta cách thích hiệp với sự từng trải của ta.Vả, chúng ta theo luật tiệm tấn mà học hiểu mọi sự mình có thể hiểu thấu được, hoặc là sự thuộc thể hay là sự thuộc linh cũng vậy. Tra xem Kinh Thánh thì rõ ràng lẽ đạo nào cũng từ rẽ đến mắc, từ cạn đến sâu. Cựu Ước khải thị Đức Chúa Trời duy nhứt vô phân. Từng hồi từng lúc các trước giả bộ ấy đều dường như ám chỉ về lẽ đạo Ba Ngôi, nhưng Cựu Ước chẳng minh huấn lẽ đạo đó đâu, chỉ nói đến cách lờ mờ mà thôi. Đến Tân Ước mới khải thị lẽ đạo ấy minh bạch. Trước hết có Jesus Christ tự xưng mình là Con Đức Chúa Trời, Đạo từ trời giáng sanh, nhận Đức Chúa Trời là Cha, và chính mình Ngài thì nhận quyền năng của Thánh Linh mà nói và làm. Đến khi chịu chết sống lại, mới được minh chứng rằng là Con Đức Chúa Trời có quyền năng. Trong Cựu Ước cũng nói về Linh của Đức Chúa Trời, nhưng đến Tân Ước mới rõ là Đấng có ngôi riêng, từ Cha và Con mà lưu ra. Còn từ ngày Lễ Ngũ tuần trở đi, Ngài được khải thị rõ là Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.Tín đồ chân thật cũng từng trải lẽ đạo nầy theo luật tiệm tấn dường ấy: trước hết lòng tín nhận Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị, là Đấng dựng nên muôn vật, đáng cho mình thờ phượng. Kế sau tấn bộ đến sự tín nhận Jesus Christ, là Con Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của mình. Sau nữa, tín đồ lại hiểu rằng muốn dự phần đến sự linh nghiệm của đạo Cứu rỗi, duy bởi nhờ Thánh Linh ứng dụng đạo ấy trong lòng của mình mới được thôi. Rồi từ đó trong lòng tín đồ chân thật lần lần có sự tấn bộ trong sự hiểu biết lẽ đạo về Cha,Con và Thánh Linh. Song dầu linh tánh thấu rõ đạo ấy, thì ngộ tánh có lẽ cũng chẳng có thể lấy lời nói mà cắt nghĩa được, vì lẽ đạo người thuộc linh khả năng tín, song bất năng minh thuyết vậy.V. CÁC TÀ THUYẾT VỀ LẼ ĐẠO BA NGÔITừ cổ chí kim có lắm giáo sư xướng lên những tà thuyết về Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Sau đây xin luận qua những tà thuyết quan hệ hơn hết.1. TÀ THUYẾT VỀ BA CÁCH THỨC HIỆN RATrong thế kỷ III có nhà thần đạo Sabellius xướng lên tà thuyết về Ba Ngôi Đức Chúa Trời , dạy rằng ba Ngôi một thể chỉ là ba cách thức Đức Chúa Trời bày tỏ mình ra với loài người, chớ trong thần thể yếu của Đức Chúa Trời chẳng có ba Ngôi đặc biệt đâu. Theo ý kiến nầy, trong cuộc tạo hóa Đức Chúa Trời tỏ mình ra bằng Cha; trong cuộc cứu chuộc Ngài tỏ mình ra bằng Con; còn trong việc ban sự sống, gây dựng Hội Thánh, thì Ngài lại tỏ mình ra bằng Thánh Linh.Thuyết này rất sai lầm vì trái ý Kinh Thánh mọi bề. Kinh Thánh dạy rằng Christ, Ngôi thứ hai, thực hữu trước khi chưa giáng sanh (Gi 1:18; Phi 2:6; Co 1:17); kỳ thực, trước buổi sáng thế Cha Con đã giao thông với nhau, yêu thương nhau (Gi 17:5,24). Còn Thánh Linh, Ngôi thứ ba, cũng thực hữu trước khi chưa có tín đồ hay là Hội Thánh (Sa 1:2). Lại khi Cha phán cùng Con rằng: “Ngươi là Con yêu dấu của ta” (Lu 3:22), thì há phải Cha lại phán cho chính mình Cha sao? Còn khi Christ hứa sai Thánh Linh xuống, thì há lại hứa sai chính mình xuống đấy ư? Nói như vậy thật vô lý quá chừng.Gi 1:18; Phi 2:6; Co 1:17; Gi 17:5,242. TÀ THUYẾT ARIUSArius (thế kỷ IV) quê ở Alexandrie, xướng rằng chỉ một mình Cha là Đấng vô thủy. Con và Thánh Linh không bằng Cha, bèn được dựng nên trước buổi sáng thế, Christ được xưng bằng Đức Chúa Trời, vì thứ bực Ngài là thứ hai đứng sau Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời ban cho thần quyền để làm việc tạo hóa, cũng do Ngài mà muôn vật được dựng nên vậy.Lý thuyết ấy rất phản đối Kinh Thánh. Vì nếu Con và Thánh Linh đều là Vị thọ tạo, thì chắc hữu thủy, có lẽ cũng hữu chung nữa chăng. Một thần thọ tạo tự nhiên hữu thủy, và được dựng nên bằng thể yếu khác với thể yếu của Cha. Mà nếu bằng thể yếu khác, thì rõ lắm Con chẳng phải là Đức Chúa Trời, bèn là một vị thọ tạo đó thôi. Nhưng Kinh Thánh dạy rõ lắm Con và Thánh Linh đều là Đấng vô thủy vô chung:Gi 1:1; He 13:8;Còn trong He 9:14 trước giả gọi Thánh Linh bằng “Thánh Linh đời đời.”Tà thuyết Arius bị Công giáo nghị hội Nicée nhóm năm 325 S.C bài xích, cầm bằng tà giáo vậy.3. DUY NHỨT THẦN GIÁOGiáo nầy do hai chú cháu Lelio Socin (1525-1562) và Faust Socin (1539-1604) đề xướng. Hai nhà ấy chối thần tánh của Jesus Christ, coi Ngài chỉ là người, nhưng được xưng là Con của Đức Chúa Trời,vì trong sự sanh hạ của Ngài, mẹ Ngài được Thánh Linh cảm hóa cách riêng; như vậy Christ chỉ là người, chớ chẳng phải là Đức Chúa Trời đâu. Còn Đức Chúa Trời,theo ý kiến nầy, chỉ có một Ngôi mà thôi.Lý thuyết nầy giống như lý thuyết Arius, vì chối thần tánh của Christ; song cũng là khác, vì thuyết kia cho Christ tuy không phải là Đức Chúa Trời, thì cũng khác với loài người, được dựng nên trước sáng thế; nhưng thuyết duy nhứt thần nầy lại coi Ngài chỉ là người, song kể Ngài là trọn vẹn đệ nhứt trong cả dòng giống loài người vậy. Hiện nay Giáo hội Duy nhứt thần chủ trương học thuyết nầy.4. TAM THẦN THUYẾT:Thuyết nầy chủ trương rằng Ba Ngôi Đức Chúa Trời tức là ba Thần đặc biệt, có sự hiệp nhứt về tổ chức, nhưng chẳng có sự hiệp nhứt trong một thể yếu đâu. Như vậy, chẳng còn là Đức Chúa Trời trọn vẹn nữa,vì không thể nào có sự trọn vẹn ở trong ba Thần. Vì nếu có ba Thần thì phải chia sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời ra làm ba, còn sự ấy là sự bất toàn; vì theo sự lý, hễ chi gọi là trọn vẹn mà bị chia ra từng phần, thì đều mất sự trọn vẹn liền vậy.VI. CÁI DIỆU DỤNG TRONG LẼ ĐẠO BA NGÔI1. CHÌA KHÓA CẦN YẾU TRONG LẼ ĐẠO BA NGÔI:Lẽ đạo Ba Ngôi là thần đạo ở trong thần đạo,là nguồn của lẽ thật, nền của ơn cứu rỗi, neo của đức tin. Nếu ta không tín nhận lẽ đạo Ba Ngôi, thì lời nói trong cả bộ Kinh Thánh chẳng qua là hoa trong gương, trăng dưới nước, chỉ thuộc về hư ảo đó thôi. Nhưng lẽ đạo nầy là gốc của đạo Christ, là chìa khóa của cả sự khải thị của Đức Chúa Trời. Hễ công nhận lẽ đạo nầy, thì bao nhiêu ảo lý khác đều dễ hiểu cả. Nếu Christ không phải là Đức Chúa Trời, thì Ngài không thể bày tỏ Đức Chúa Trời được, Cơ đốc giáo chẳng còn đáng gọi là sự khải thị chót, trọn vẹn, có một không hai của Đạo Đức Chúa Trời;duy là một tôn giáo trong nhiều tôn giáo bất đồng, phản đối nhau, bao hàm một ít lẽ thật, mà cũng lẫn lộn với nhiều sai lầm nữa đó thôi. Về Thánh Linh cũng vậy.Như chỉ có thể nhờ Đức Chúa Trời mà bày tỏ Đức Chúa Trời, thì người ta cũng chỉ có thể nhờ Đức Chúa Trời mà áp dụng Đức Chúa Trời cho mình. Nếu Thánh Linh không phải là Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời cũng chẳng có phương pháp nào đem tình yêu thương Ngài với các hạnh phước do bản ngã Ngài mà áp dụng vào lòng chúng ta được. Nói cách khác, nếu lẽ đạo Ba Ngôi không chân thật, thì chúng ta chỉ còn có thiên nhiên thần đạo, chỉ thờ phượng một Thần rất cao xa, không ai biết, nhờ cõi thiên nhiên tỏ ra cách lờ mờ khó hiểu; còn kết quả của sự thờ phượng ấy chỉ là dẫn chúng ta vào rừng rậm mù tối của tà giáo vạn hữu thần đó thôi.2. CẦN YẾU CHO PHƯỚC LẠC VÔ CÙNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:Ta thường thấy, nếu một người bị nhốt trong một phòng riêng, thì thật là đơn cô buồn tẻ không thể chịu nổi. Ấy bởi vì người ta ai ai cũng có thiên tánh giao thông. Hễ ai không được thỏa mãn bản tánh ấy,không thể nào làm người trọn vẹn. Vả, loài người đã được dựng nên giống Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta chối lẽ đạo Ba Ngôi, thì cũng chối Đức Chúa Trời có nguyên tánh giao thông vậy. Xét ra một Đức Chúa Trời ở chốn thái hư một mình,không ai bạn hữu, không người thân yêu, thật là tình trạng khốn khổ vô cùng, ngộ tánh ta không sao nhận được ấy quả là nguyên trạng của Đức Chúa Trời trọn vẹn vô cùng đâu. Mà nếu trong Đức Chúa Trời không có Ba Ngôi, thì cũng chẳng có sự giao thông thân mật, chẳng ai bình đẳng với Ngài, cũng chẳng ai biết lòng Ngài,chẳng ai giúp việc Ngài, cũng chẳng ai bày tỏ Ngài ra cho ta hiểu biết được.Theo lẽ tự nhiên trong đời chẳng chi quý báu hơn tình yêu thương. Nếu trong cả thế giới chẳng có ai thương mình, thì mình há chẳng là người khốn khổ hơn hết sao? Dầu mình giàu có bốn biển mà chẳng có ai thương mình, thì chắc phải ngó núi cao mà tuôn lệ, trông biển rộng mà ngậm ngùi. Người như thế là lạc linh giữa thế gian đáng thương hại biết là dường nào! Song le nhờ đó chúng ta suy nghĩ ra: Đức Chúa Trời vốn là Đấng thương yêu vô hạn vô lượng; nếu không có Đấng khác cũng vô hạn vô lượng như Ngài, để cùng gần gũi, cùng yêu đương, thì ôi thôi, Đức Chúa Trời cũng là một vị Lạc Linh đáng thương thay! Song luận như vậy thật vô lý, lại là phạm thượng nữa! Trong Đức Chúa Trời có đủ Ba Ngôi bình đẳng nhau, vẫn giao thông nhau, yêu thương nhau, hiệp tác nhau cách thỏa lòng đồng ý. Kê cứu Ch 8:22-31 và Gi 17:5,24, thì biết được trước buổi sáng thế đã có sự giao thông, yêu thương cao xa thân mật của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, làm cho Ba Ngôi ấy thỏa lòng phỉ chí vô cùng; về sau dầu tạo ra muôn ngàn thế giới, cũng không thêm bớt gì nữa.Ch 8:22,30; Gi 17:5,243. CẦN YẾU CHO ĐẠO CỨU RỖINếu Đức Chúa Trời chỉ độc nhứt chẳng có tam vị nhứt thể, thì làm sao nên công cứu rỗi? Vì ở giữa Đức Chúa Trời và vị thọ tạo cao hơn hết có cái vực rất rộng rất sâu; nếu Christ không phải là Đức Chúa Trời,ai sẽ làm trung bảo, chuộc tội ta, bắc cầu qua vực sâu ấy mà đem ta trở lại cùng Đức Chúa Trời? Christ đứng trong thứ bực nào, thì chỉ có thể đem chúng ta đến thứ bực ấy. Thứ bực ấy gần hay xa Đức Chúa Trời bao nhiêu, thì chúng ta nhờ Christ mà được gần hay xa Đức Chúa Trời cũng bấy nhiêu. Duy Đấng có thần tánh thật mới có thể khiến ta phục hòa với Đức Chúa Trời thôi. Ta vốn yếu đuối, có lòng bất khiết; song chỉ Đức Chúa Trời có thể ban sức cho ta, tẩy uế lòng ta. Một Đức Chúa Trời độc nhứt chẳng có phức số, có lẽ có thể làm Quan án ta, song chẳng có thể làm Cứu Chúa ta, khiến ta nên thánh bao giờ. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời!Trong Ngài có phức số, là có Cha yêu thương vô hạn vô lượng; có Con làm Trung bảo,tỏ ra Cha, đem ta đến gần Đức Chúa Trời; có Thánh Linh thêm sức cho ta, lấy huyết của Christ mà tẩy uế lòng ta. Ba Ngôi ấy mới đủ nên công cứu rỗi ta vậy.Gi 3:16; Gi 1:18; IICo 5:18,19; Gi 16:7-114. CẦN YẾU ĐỂ LÀM MÔ PHẠM CHO TANếu trong Đức Chúa Trời chẳng có ba Ngôi,thì phận làm Cha của Đức Chúa Trời hữu thủy, có lẽ cũng hữu chung nữa; phận làm Con của Christ cũng tạm thời, về sau đây có lẽ sẽ hết chăng. Bằng vậy, phận làm Cha làm Con của Đức Chúa Trời đều bất toàn, chẳng có ích gì cho ta cả. Nhưng nếu phận làm Cha làm Con của Đức Chúa Trời đều thuộc về bản tánh vĩnh viễn của Ngài, thì làm mô phạm cho ta, chỉ dạy cho ta bổn phận của cha là hi sinh mình,ban mình nhưng không cho con; lại dạy ta bổn phận của con là vâng phục, yêu mến Cha. Còn luật yêu thương buộc ta phải giống như Đức Chúa Trời trong các sự ấy,coi phận sự đó là mục đích tối thượng của bản ngã mình. Nói cho đúng, nếu trong Đức Chúa Trời không có Cha, Con và Thánh Linh, thì chúng ta cũng chẳng có chỗ nào làm mô phạm về tình nghĩa cha con, về sự vì kẻ khác mà hi sinh mình, về sự yêu thương vâng phục, về sự giao thông thân mật hạnh phước.TỔNG LUẬNẤy vậy, lẽ đạo Ba Ngôi dầu là cao xa khó thấu,chẳng có thể lấy khoa học mà giải quyết, hoặc dùng triết lý mà chứng minh vì thật là sự mầu nhiệm trong sự mầu nhiệm của thần đạo, thì cũng chẳng phải là hư ảo vô bằng đâu; Đức Chúa Trời đã khải thị đạo ấy ra cách rõ ràng đích xác, đáng tin lắm, nên chúng ta chẳng dám lấy trí khôn hữu hạn mà dò lượng cạn cợt, phán đoán sai lầm, song nếu lấy lòng tin mà công nhận, thì chắc nghiệm lẽ thật quý báu ấy trong sự từng trải của mình, đến nỗi được giao thông với Cha, Con và Thánh Linh cách thân mật phước lạc vô cùng, đến nỗi chẳng có tí gì hồ nghi khó tin trong lòng mình nữa.
CHƯƠNG 8: LUẬN VỀ CÁC CÔNG TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIHễ ai đem ngộ tánh mà suy xét về muôn vật đầy dẫy trong vũ trụ bao la rộng rãi nầy, quả không khỏi phải nhận có Đấng Tạo hóa mới hữu lý. Nói về trái đất tuần hoàn, trăng sao luân chuyển, các tinh tú vô ý thức kia làm sao có sự hành động hữu ý thức? Luận về sự gây nên vật chất và nguyên lý của nó, gọi là tình cờ mà nên, há có lý ư? Còn luận về thế giới hữu hình và vô hình, há chẳng buộc phải nhận rằng nó cũng cần có chỗ nương dựa sao?Quả vậy, nếu lấy mắt xem qua, hẳn không thể nào không nhận rằng chắc phải có Đấng tạo vật, gìn giữ, cai trị, sửa sang mọi sự hoặc thuộc vật giới, hoặc thuộc linh giới cũng vậy. Sự khôn ngoan, quyền năng của Đấng Chủ tể ấy đã là vô hạn vô lượng,thì công việc lạ lùng của Ngài ai hiểu cho hết, ai xét cho rõ được? Chúng ta chỉ nhận tích tượng của muôn vật mà luận qua về thần công của Đấng Tạo hóa đó thôi.Chương tám nầy chia ra làm bốn loại, là (1) Nguyên chỉ của Đức Chúa Trời, (2)Công cuộc tạo hóa, (3) Sự bảo tồn, và (4) Thần hựu.I. NGUYÊN CHỈ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI1. ĐỊNH NGHĨAĐức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa, dựng nên và bảo tồn muôn vật. Song công cuộc dựng nên và bảo tồn ấy trước có ý định, rồi sau mới nên công. Ví như thợ cả kia sắp sửa xây nhà, trước phải nhắm đo rộng, hẹp, dài,ngắn, mà trù liệu bao nhiêu cây gỗ, ngói, gạch, vôi, cát, rồi sau mới khởi công xây cất. Chí như muôn vật bề bộn diệu kỳ trong vũ trụ nầy, nào là thiên sứ, nào là loài người, nào là tinh tú, nào là địa cầu, nào là sự cứu rỗi, nào là sự xét đoán, nào là mọi việc khác, thảy thảy đều từ trước vô cùng ở trong ý tưởng Đức Chúa Trời mà liệu lý, sắp đặt có kế hoạch hẳn hòi, rồi khi thời gian đến, mới nên công mỹ mãn như tỏ ra trong cuộc quá khứ, hiện tại, và sẽ còn thực hiện trong cuộc tương lai nữa. Cái kế hoạch ấy thần học gọi là nguyên chỉ của Đức Chúa Trời. Đối với ngộ tánh ta, nguyên chỉ Đức Chúa Trời dường như phiền phức lắm,có nhiều thứ, được tỏ ra theo nhiều cách; nhưng trong ý tưởng Đức Chúa Trời các công việc Ngài đều gồm lại trong một kế hoạch trọn vẹn mà Ngài đã định từ trước vô cùng vậy.2. BẰNG CHỨNG VỀ NGUYÊN CHỈ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜICó hai bằng cớ minh chứng cho nguyên chỉ của Đức Chúa Trời như sau đây.a) Lý chứng. Lý chứng do ba gốc mà ra:(1) Do sự biết trước của Đức Chúa Trời: Hễ chúng ta nhận Đức Chúa Trời biết trước mọi sự, thì cũng nhận rằng mọi sự từ trước vô cùng có sự cố định; còn sự cố định đó ám chỉ rằng phải có nguyên chỉ Đức Chúa Trời mới có sự cố định như thế. Từ trước vô cùng Đức Chúa Trời dự kiến các biến động của vũ trụ như là đã được cố định chắc chắn rồi. Sự cố định chắc chắn ấy không thể do vận mạng vô tình hoặc ý chỉ hay thay đổi của loài người mà nên;vì trong cõi từ trước vô cùng hai điều ấy chưa có. Duy có thể do tâm trí của Đức Chúa Trời, vì trong cõi đời đời chỉ có tâm trí của Ngài thực hữu và vận động mà thôi. Vả, sự cố định ấy cần phải có nguyên nhân; bởi vì nếu có điều gì thuộc về cuộc tương lai mà được nhứt định trước chắc chắn, thì há chẳng phải có một nguyên nhân nào nhứt định đó hay sao? Sự cố định ấy duy có thể do trong cái kế hoạch của Đức Chúa Trời dự định mà được nên đó thôi. Nói một lời, nếu Đức Chúa Trời dự kiến mọi sự thuộc về cuộc tương lai là những điều đã được quyết định chắc chắn rồi, thì há chẳng vì ý chỉ của Ngài đã khiến cho mọi sự ấy được quyết định chắc chắn như vậy ư? Vả, Đức Chúa Trời theo sự biết trước của Ngài mà dự định mọi sự như thế, ấy gọi là nguyên chỉ của Đức Chúa Trời, hay là kế hoạch mà Ngài đã liệu lý từ trước vô cùng. Hết thảy cuộc tạo hóa với sự kết quả của cuộc ấy, việc cứu chuộc với sự kết quả của việc ấy, đều ở trong kế hoạch đó, và gọi là do nguyên chỉ của Đức Chúa Trời mà được liệu lý và thành công cả.(2) Do sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Sự khôn ngoan dạy rằng hễ muốn làm việc gì, thì rất cần lập một kế hoạch trước, mới mong đạt đến mục đích sở nguyện. Hễ công việc mình muốn làm càng quan hệ bao nhiêu, thì kế hoạch mình dự định lại càng cần yếu bấy nhiêu. Sự khôn ngoan cũng dạy rằng trong một kế hoạch như thế phải định trước mọi sự lớn và nhỏ, và dự bị mọi điều cho các hoàn cảnh thường hay bất thường mà mình sẽ gặp trong khi thực hành kế hoạch ấy. Xem xét các kế hoạch của loài người, thì thấy bất toàn lắm, bởi vì không phòng bị đủ cho các tình thế trạng huống bất thường xảy ra trong khi thực hành nó. Ấy tại sao? Há chẳng vì sự khôn ngoan của loài người cũng bất toàn và hữu hạn sao? Đối với kế hoạch của Đức Chúa Trời thì khác hẳn. Ngài là khôn ngoan vô cùng, nên Ngài chẳng những là lập kế hoạch cho vũ trụ mà thôi, lại làm ra một kế hoạch trọn vẹn mọi bề, bao hàm mọi sự, mọi vật, mọi biến động, đến nỗi việc nhỏ mọn hơn hết cũng đều được dự định cả.Giả như kiến trúc sư kia lãnh trách nhiệm xây cất một cung điện nguy nga nọ. Ông ấy chẳng ngu dại đến nỗi nếu chưa có kế hoạch mà lại dám khởi công xây cất; trái lại ông lập kế hoạch trước, rất kỹ lưỡng vẽ kiểu từng hòn đá, từng tấm ván, mọi điều nhỏ hoặc lớn, đâu đó hoàn toàn, rồi sau mới khởi công. Nhà họa sĩ trứ danh kia cũng chẳng vừa vẽ vừa định hình tượng mình muốn vẽ đâu; bèn là ý trước về hình tượng ấy, rồi mới mong làm việc may mắn tùy ý định ấy. Sự khôn ngoan của loài người còn dạy mình phải làm như thế thay,huống chi là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời! Ngài đã lập kế hoạch trọn vẹn cho cả vũ trụ; Ngài vốn dự kiến mọi sự, nên cũng phòng bị mọi sự can thiệp đến công cuộc thực hành nó, đến đỗi chẳng việc gì nhỏ hay lớn xảy ra trong cõi thời gian mà không được thuộc trong kế hoạch Ngài đã dự định đó vậy.(3) Do lòng từ ái của Đức Chúa Trời. Nếu các biến động của vũ trụ không do nguyên chỉ của Đức Chúa Trời dự định, thì chắc do cơ vận hay là ý chỉ của vật thọ tạo mà được nên. Nhưng xét qua lòng từ ái của Đức Chúa Trời, thì khó tin Ngài chịu cho năng lực gì vô ý thức, hay là ý chỉ rất bất toàn bất khiết của các vị thọ tạo được phép chủ trị các biến động của vũ trụ.Lòng từ ái của Đức Chúa Trời buộc Ngài không những là trù liệu mà tạo ra vạn vật thôi đâu, lại buộc Ngài khiến cho chúng nó phải kết quả trọn vẹn như ý Ngài đã định vậy. Nếu gọi vũ trụ nầy không do nguyên chỉ của Đức Chúa Trời mà được chủ trị, thì thật gớm ghê chẳng khác gì một đoàn xe lửa đầy hành khách kia chạy trong đêm tối mù mịt, không đèn lại không người cầm máy, chỉ cứ chạy mãi cho đến khi phải sa vào hầm sâu thẳm khốn nạn và tai hại vô cùng. Lòng từ ái của Đức Chúa Trời chẳng cho Ngài dựng nên vũ trụ, rồi sau đó bỏ mặc kệ cho nó chạy theo các cơ vận vô tình vô ý thức đó đâu, bèn buộc Ngài đem cả sự khôn ngoan, yêu thương, quyền năng của mình mà coi sóc, phù hộ, dẫn hướng, để nó theo thánh ý Ngài mà kết quả hạnh phước cho mọi loài thọ tạo vậy.b) Kinh Thánh làm chứng. Kinh Thánh theo ba phương diện mà minh chứng cho lẽ đạo nguyên chỉ của Đức Chúa Trời.(1) Đức Chúa Trời dự định mọi sự.Kinh Thánh chứng rằng mọi sự của vũ trụ đều được bao hàm trong nguyên chỉ của Đức Chúa Trời cả, ngoài liệu lý ấy ra, thì chẳng có việc gì lớn hay nhỏ xảy ra bao giờ; nhưng thảy đều xảy đến trong nguyên chỉ của Đức Chúa Trời đã dự định phải có như vậy. Những câu Kinh Thánh trưng dẫn sau nầy làm chứng cho:Es 14:26,27; Es 46:10,11; Da 4:35; Eph 1:11(2) Đức Chúa Trời dự định việc đặc biệt.Kinh Thánh lại minh chứng rằng các việc riêng và biến động đặc biệt cũng do nguyên chỉ của Đức Chúa Trời mà được quyết định liệu lý. Các sự kể ra sau đây đều ở trong nguyên chỉ của Đức Chúa Trời mà được định liệu cả:(a). Muôn vật và công lệ của muôn vậtSa 1:1-31; Sa 8:21-22(b). Sự vững lập của muôn vật:Thi 119:89-91(c). Sự phân định trạng huống của các dân tộc:Phu 32:8; Cong 17:26;(d). Người đời sống lâu chết yểu:Giop 14:5; Thi 139:16;(e). Cách qua đời của người ta:Gi 21:19. “Ngài nói điều đó để chỉ về Phierơ phải chết cách nào đặng làm vinh hiển Đức Chúa Trời.”(f). Công việc thiện và ác mà loài người tự do thi thố.Việc thiện:Es 44:26,28; Eph 2:10;Việc ác:Sa 50:20; IVua 12:15; Lu 22:22; Cong 2:23; Cong 4:27-28; Ro 9:17; IPhi 2:8; Kh 17:17(3) Đức Chúa Trời đã dự định sự cứu chuộc.Kinh Thánh cũng chứng rõ lắm Đức Chúa Trời đã dự định sự cứu chuộc và mọi sự thuộc về sự ấy là:(a) Sự cứu rỗi tín đồ:ICo 2:7; Eph 1:4; Eph 3:10,11;Kỳ thực, cả thơ Êphêsô là một bài khen ngợi nguyên chỉ của Đức Chúa Trời.(b) Sự quyết định ban thế gian cho Christ, vốn nguyên chỉ quan trọng hơn hết:Thi 2:7,8; Thi 2:6; ICo 15:25(c) Nguyên chỉ về sự cứu rỗi ta, nhân chúng ta công nhận mà được biến đổi ra ý chỉ của ta, mới cứu rỗi ta được; vì điều gì ý chỉ Đức Chúa Trời đã dự định cho ta cũng nhờ ý chỉ ta công nhận mà được nên ở trong ta vậy: Phil 2:12,13(d) Chỉ Christ thực hành trọn vẹn nguyên chỉ của Đức Chúa Trời: Kh 5:1,7,9Chỉ Christ vô sở bất tri, vô sở bất năng, thông biết và thực hành trọn vẹn các nguyên chỉ của Đức Chúa Trời ghi chép trong quyển ấy, Khi Giăng khóc dầm dề vì chẳng có ai trên trời dưới đất đáng tháo các ấn ra và xem sách của các nguyên chỉ ấy, thì có Sư tử thuộc chi phái Giuđa đã thắng hơn, mở các ấn ra và xem sách đó được. Duy Christ cầm chủ quyền tuyệt đối trên cõi lịch sử, khiến cho nó kết quả trọn vẹn theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đã định vậy.3. CÁC NGHI ĐỀ VỀ LẼ ĐẠO NGUYÊN CHỈa) Mâu thuẫn với sự tự chủ của loài người. Có kẻ bài bác lẽ đạo về nguyên chỉ của Đức Chúa Trời, nói rằng đạo ấy mâu thuẫn với sự tự chủ của loài người.Lời bài bác nầy lẫn lộn nguyên chỉ của Đức Chúa Trời với sự thực hành nguyên chỉ ấy trong cuộc tạo hóa và sự tể trị vũ trụ. Như sự biết trước vốn thuộc về thần tánh vĩnh viễn của Đức Chúa Trời, mà chẳng mâu thuẫn với sự tự chủ của loài người thể nào, thì các nguyên chỉ (sự dự định mọi việc), vốn do thần tánh Ngài mà định liệu cũng chẳng mâu thuẫn với sự tự chủ của loài người thể ấy. Vả, ta đã thấy sự biết trước của Đức Chúa Trời ám chỉ rằng mọi sự mọi vật đã có sự cố định từ trước vô cùng rồi, nên mới dự kiến được. Mà ai dám nói rằng sự biết trước sự cố định ấy mâu thuẫn với sự tự chủ của loài người ư? Bằng chẳng có ai dám nói như vậy thay, huống hồ ai lại dám quyết rằng cái nguyên nhân kín giấu của sự cố định ấy – tức là nguyên chỉ của Đức Chúa Trời – vốn là mâu thuẫn với sự tự chủ đó! Đức Chúa Trời vốn toàn tại toàn tri, không thể nào làm việc gì bất định, hoặc trong lúc Ngài dự định, hoặc khi Ngài thực hành sự dự định ấy cũng không. Nếu Ngài dự định mọi sự trong vũ trụ,rồi sau thấy sự dự định ấy phá hủy sự tự chủ của loài người, thì sự ấy há chẳng làm chứng rằng Ngài là bất toàn sao? Mà một Thần bất toàn không còn đáng gọi là Chân Thần nữa!b) Cướp lấy cớ tích của sự tự cường. Có kẻ khác bài bác rằng các nguyên chỉ của Đức Chúa Trời cướp lấy cớ tích của sự gắng công ra sức của loài người để đạt đến bực tối cao trong mọi việc mình muốn làm. Họ nói rằng nếu mọi sự đều do nguyên chỉ của Đức Chúa Trời dự định, thì cần chi gắng công ra sức để làm lành lánh dữ?Ví bằng Đức Chúa Trời đã dự định mình sẽ làm ác, thì dầu tự cường để làm thiện,cũng chỉ kết quả sự ác thôi. Ta xin đáp lẽ cho lời bài bác nầy rằng:(1) Các nguyên chỉ của Đức Chúa Trời chẳng có thể ảnh hưởng đến loài người như thế, bởi vì họ không thể biết được nguyên chỉ ấy cho đến khi mọi việc đã xong, các biến động đã xảy đến rồi. Lời bài bác ấy bất quá là bào chữa tánh biếng nhác, che đậy lòng bất phục đó thôi. Khi kẻ nào rất muốn làm việc gì, thì chẳng nghe họ nói rằng họ không thể làm được, bởi vì Đức Chúa Trời dự định việc ấy không được may mắn đâu. Trái lại, ta thường thấy họ hết sức làm hầu cho việc ấy thành công may mắn. Chỉ khi can thiệp đến sự tin theo đạo Christ, thì người ta hay mượn những lời bài bác vu vơ vô lý đó đặng bào chữa lòng biếng nhác bất phục của mình đó thôi. Lại trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời hứa cho kẻ gắng công ra sức làm việc lành ắt sẽ được may mắn dồi dào vậy.(2) Lời bài bác ấy lẫn lộn nguyên chỉ của Đức Chúa Trời với vận mạng luận. Song le vận mạng là vô ý thức, còn nguyên chỉ của Đức Chúa Trời do sự khôn ngoan tuyệt đối của Ngài mà ra. Vận mạng, như vật chất vô tình, phá hủy sự tự chủ loài người. Còn nguyên chỉ của Đức Chúa Trời bao hàm sự tự chủ và sự tự cường của họ. Thực, Đức Chúa Trời đã dự định dùng quyền tự chủ và sự tự cường của loài người đặng làm nên nguyên chỉ của Ngài vậy.Thật thế, hễ Đức Chúa Trời đã dự định cứu rỗi ai, thì người ấy bởi lúc nghe Tin Lành, bèn nhận cảm lực của đạo ấy mà liền vận dụng quyền tự chủ, quyết định tin theo Jesus Christ, công nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình. Vả, lương tâm và Kinh Thánh đều chứng minh rằng loài người thật có quyền tự chủ. Vậy, nếu quyền ấy thật có, há chẳng do nguyên chỉ của Đức Chúa Trời dự định mà có sao? Bằng vậy, sao lại gọi đạo về nguyên chỉ Đức Chúa Trời cướp lấy cớ tích của sự tự cường của loài người được? Hơn nữa, dầu chúng ta không rõ cách thức thực hành nguyên chỉ của Đức Chúa Trời, thì cũng không vì cớ đó mà ta được phép nghi ngờ nguyên chỉ ấy, hoặc chối bỏ sự tự chủ của loài người đâu.c) Khiến cho Đức Chúa Trời trở nên nguyên nhân của tội lỗi. Kẻ khác lại biện bác rằng nguyên chỉ của Đức Chúa Trời khiến cho Ngài trở nên nguyên nhân của tội lỗi. Chúng ta đáp rằng:(1) Nguyên chỉ của Đức Chúa Trời chẳng khiến Ngài nên nguyên nhân của tội lỗi đâu, bèn là khiến Ngài nên nguyên nhân của các vị tự chủ có thể gây nên tội lỗi; mà các vị ấy thật là nguyên nhân của tội lỗi đó. Đức Chúa Trời chẳng theo cách hiệu nghiệm mà dự định tội, bèn theo cách chuẩn hứa mà dự định nó vậy. Ngài dựng nên các vị tự do, ban cho họ được các lương năng có thể lựa chọn và làm theo hoặc thiện hoặc ác. Luận theo cách ấy,ta có thể nói rằng nguyên chỉ của Đức Chúa Trời cũng bao hàm sự phạm tội; song Ngài chỉ dự định cho tội lỗi được phép do các vị tự chủ mà xen vào vũ trụ, chớ nguyên chỉ của Ngài chẳng phải là hiệu nhân (cause dfficiente) của tội đâu. Ý chỉ loài người là hiệu nhân của tội lỗi; còn Đức Chúa Trời bao giờ cũng hằng ghen ghét, trách móc, cự địch và hình phạt tội không thôi.Tuy Đức Chúa Trời dùng cơ hội phạm tội của anh em Giôsép mà ban phước cho thế gian, thì Ngài cũng vẫn cầm họ là kẻ có tội. Miễn tội khoán của giáo hoàng Léon X là hiệu nhân trực tiếp của sự Cải chánh; dầu vậy, miễn tội khoán ấy cũng vẫn là tội luôn. Có lắm công tác của người ta chẳng do ý chỉ hiệu nghiệm của Đức Chúa Trời mà ra, duy có ý chỉ loài người làm hiệu nhân, còn Đức Chúa Trời chỉ cho phép nó xảy ra như thế đó thôi. Trong Ma 26:24 có chép rằng: “Con người hẳn đi, như đã chép về Ngài; song khốn thay cho người nầy là kẻ phản Con Người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn.” Đã dự định rằng Christ phải chịu khổ; song điều ấy chẳng khiến cho tên Do Thái Íchcariốt mất quyền tự chủ, thậm chí bị ép buộc phải phản Ngài đâu; cũng chẳng giảm bớt tội trọng và gớm ghê ấy nữa. Nhà vô thần Ingersol có hỏi rằng: “Cớ sao Đức Chúa Trời dựng nên ma quỉ?” Ta đáp rằng: Đức Chúa Trời không dựng nên ma quỉ đâu; bèn chính ma quỉ dựng nên ma quỉ đó thôi. Đức Chúa Trời vốn dựng nên một vị linh thánh sạch, có quyền tự chủ; vị linh ấy bèn lạm dụng quyền tự chủ mình, phản loạn cùng Đức Chúa Trời mà gây nên tội lỗi, và vì thế mới trở nên ma quỉ vậy.(2) Vả, Đức Chúa Trời thật đã cho phép tội lỗi vào vũ trụ rồi; nhưng chúng ta chẳng biết tại cớ sao Ngài cho phép như vậy. Ngài là Đấng rất thánh khiết, rất công nghĩa, rất thù nghịch với tội ác. Dầu vậy, ta thấy Ngài đã chuẩn hứa cho tội lỗi xảy đến, không ngăn trở Sa tan trở nên ma quỉ, cũng chẳng khiến cho loài người trở nên kẻ không thể phạm tội.Nhưng mà tuy chúng ta không thể hiểu tại cớ sao đã có như vậy, thì cũng vẫn có thể biết sự chuẩn hứa ấy là phải lắm, công bình lắm, xứng hiệp với tánh trọn vẹn của Đức Chúa Trời vậy.Có bốn vấn đề mà Kinh Thánh và lý tánh chẳng giúp đỡ ta giải quyết được; dám chắc chỉ trí thức siêu việt của cõi lai sanh mới hiểu thấu được mà thôi. Bốn vấn đề ấy là: (1) Tại cớ sao Đức Chúa Trời thánh khiết chuẩn hứa cho tội ác xen vào cõi thọ tạo? (2) Vị nào được dựng nên thánh khiết, làm sa ngã trở nên vị bất khiết được? (3) Làm sao chúng ta phải chịu trách nhiệm về bản tánh hủ bại bởi tổ tiên lưu lại? (4) Christ chịu khổ và chết,làm sao gọi là công bình?Chúng ta đương luận đến vấn đề thứ nhứt.Nếu chúng ta có thể dò xét lòng kín giấu của Đức Chúa Trời, thấu hiểu đức tánh công nghĩa của Ngài, suy xét tường tận được kế hoạch đời đời của Ngài, thì có lẽ giải quyết vấn đề ấy được. Song điều đó chúng ta không thể làm được. Dầu vậy,có bốn điều khác có thể giúp đỡ ta hiểu sơ sơ về vấn đề ấy:(a) Ý dục tự do rất cần yếu cho lòng đạo đức. Bằng chẳng có lương năng ấy, cũng chẳng có thể tập rèn lòng đạo đức để trở nên giống như Đức Chúa Trời. Mà hễ có ý dục tự do, cũng có luôn cái khả năng phạm tội nữa.(b) Đức Chúa Trời vì tội lỗi mà phải chịu khổ nạn muôn phần hơn tội nhân. Cho nên khi Ngài chuẩn hứa tội lỗi vào cõi thọ tạo, cũng dự định luôn cho chính Ngài phải chịu khổ vô cùng để giải cứu muôn vật khỏi sự khốn nạn của tội lỗi đó. Thực sự ấy cũng chứng rằng Đức Chúa Trời chẳng theo cớ tích ích kỷ gì mà chuẩn hứa cho tội lỗi vào vũ trụ đâu, chắc phải có cớ tích cao siêu, chí công chí thánh, là cớ tích vượt quá trí hiểu phàm trần của chúng ta, mới hữu lý vậy.(c) Khi chuẩn hứa cho tội lỗi vào vũ trụ,thì cũng dự bị luôn phương pháp cứu rỗi bằng giá rất cao mà chính Ngài phải trả.(d) Sau rốt Đức Chúa Trời sẽ toàn thắng tội ác, khiến nó nên dịp tác thiện cao thượng vô cùng cho các vị thọ tạo của Ngài, và làm vinh hiển cho Ngài đến đời đời vô cùng. Thế thì, ta có thể đoán rằng:Tội lỗi cần yếu để làm cơ hội cho Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương vô hạn vô lượng của Ngài, để làm nên phương pháp cứu rỗi mà ban ơn phước lớn lao lạ lùng cho loài người vậy.4. ÍCH LỢI VỀ LẼ ĐẠO NGUYÊN CHỈ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:Lẽ đạo nầy hữu dụng cho loài người lắm,như kể lược sau đây:a) Sự suy gẫm về các mưu luận cao xa,các ý định không dò xét được, và quyền vô lượng vô biên của Đức Chúa Trời khiến cho lòng ta thêm khiêm nhường đối với Ngài.b) Dạy cho tín đồ càng đem lòng tín nhiệm Đức Chúa Trời, là Đấng đã theo sự khôn ngoan tối thượng mà dự định sự sống sự chết, trạng huống của đời ta, lo sắm sẵn mọi sự nhỏ và lớn cho ta, khiến cho mọi sự hiệp lại làm cho nước Ngài đắc thắng và kẻ yêu mến Ngài được phước.c) Chỉ dạy cho thù nghịch của Đức Chúa Trời rằng Ngài đã biết họ từ trước vô cùng, cũng đã dự bị cho họ có thể thoát khỏi vòng tội phản nghịch của họ. Hễ họ cứ phản nghịch mãi, không chịu lìa bỏ tội đó, ắt không thể thoát khỏi hình phạt mà Ngài dự định cho kẻ ác không chịu ăn năn.d) Khuyên tội nhân phải mau mau nhờ phương pháp cứu rỗi của Christ cho được thoát khỏi sự hình phạt đã định rồi, mới mong được thuộc trong số người mà nguyên chỉ Đức Chúa Trời đã định sẵn cho được ơn cứu rỗi vậy.Lẽ đạo về nguyên chỉ Đức Chúa Trời thường làm đã vấp váp cho tín đồ mới tin Chúa; vì ngộ tánh non nớt của họ rất khó hiểu.Cần phải có sự thông minh thuộc linh và sự từng trải sâu nhiệm, mới mong hiểu chút đỉnh. Song cho kẻ đã tin Chúa lâu, lẽ đạo nầy dường như chỗ đức tin nương dựa. Trải suốt những lúc Hội Thánh bị hoạn nạn, nhục mạ, bắt bớ, thì dân Đức Chúa Trời luôn luôn tìm được sự an ủi rất lớn trong lẽ đạo về nguyên chỉ của Đức Chúa Trời. Cũng chỉ khi chúng ta tín nhận lẽ đạo nầy mà chúng ta được biết chắc rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho mình (Ro 8:28), và được lòng dạn dĩ cầu nguyện rằng: “Xin ý Cha được nên” (Ma 6:10) đó thôi.II. CÔNG CUỘC SÁNG TẠO1. ĐỊNH NGHĨASự sáng tạo là công việc tự do của Ba Ngôi Đức Chúa Trời hiệp nhau mà thi hành nhằm buổi ban đầu của khoảng thời gian. Đức Chúa Trời không dùng vật liệu gì tiền tại mà làm xong việc ấy: bèn lấy lời quyền năng của Ngài mà tạo ra cả vũ trụ hữu hình và vô hình, để làm sáng danh Ngài. Trong công cuộc nầy cả ba Ngôi đều dự phần đến. Ta có thể nói rằng,Cha là Động cơ khỉ nguyên, Con là Động cơ thực hành, và Thánh Linh là Động cơ thành toàn. Ví như kiến trúc sư vẽ họa đồ của nhà kia, rồi thợ nề theo họa đồ ấy mà xây cất; đoạn thợ sơn lo sơn phết trang hoàng cho chủ nhà vào ở. Sự tương đối cũa Ba Ngôi trong cuộc tạo hóa đại khái cũng như thế. Có kẻ nóISa 1:1-3 ám chỉ về Ba Ngôi Đức Chúa Trời cộng tác trong công cuộc sáng tạo: trong câu 1 nói về việc của Cha “Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”, câu 2 nói về việc của Thánh Linh “Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước”, còn câu 3 nói về việc của Con (lời “Đức Chúa Trời phán” chắc chỉ về Con).2. BẰNG CHỨNG VỀ CUỘC SÁNG TẠO:Cuộc sáng tạo vốn một lẽ thật diệu kỳ cao xa, thuộc về cõi siêu việt. Nên hễ muốn nhờ kiến thức mình mà luận về công tác lớn lao lạ lùng ấy, thì chẳng có thể hiểu thấu đầu đuôi được. Hoặc là muốn lấy nguyên lý khoa học để dò lường trình tự của sự tạo hóa, cũng khó thoát khỏi nhận lầm đoán sai, người cho cách nầy, kẻ tưởng cách khác. Sự kiến thức tự nhiên cũng chẳng có thể luận chứng hoặc cuộc tạo hóa là hữu thủy hay là vô thủy.Nhờ bác vật học ta có thể trắc lượng hiện tượng và diện tích của cõi muôn vật,nhưng chẳng có thể tìm ra nguồn gốc của muôn vật được đâu.Các cổ tôn giáo ngoại và thống hệ triết lý đời xưa đều chủ trương nhiều ý kiến về cuộc tạo hóa, nhưng phần nhiều là lời ức đạt quanh quẩn, nói bông lông, pha lẫn với thần thoại và chuyện dị đoan mà ngộ tánh ta không thể nhận được. Truyện của nước Babylôn chạm vào bia đá luận về cuộc tạo hóa rõ hơn hết, đến đỗi có chỗ hơi giống chuyện chép trong Sáng Thế Ký; nhưng chuyện ấy rất lẫn lộn với thần thoại và sự dị đoan vô lý, không thể nào ai tin là lý sự đúng đắn về cuộc tạo hóa. Sự học thức Ai Cập xưa dậy rằng mặt trời như cái chậu úp, hình đất vuông tượng. Bên Tàu người ta thường nói: “Thiên viên địa phương”. Còn nước Hi Lạp quyết rằng dưới đất có thần tên là Atlas vác quả đất trên vai.Nhưng các lời ấy đều vu khoát cả; nếu lấy khoa học đời nầy mà cân nhắc, thì không có giá trị gì hết. Dầu vậy, khoa học kim thời tuy phát minh đến đâu, cũng chưa chắc là một định luận không thay đổi đâu. Ta thường thấy người nầy với người kia phát minh điều gì, vẫn có chỗ phản đối nhau. Lại sự phát minh của đời nầy với đời xưa cũng đều là xa nhau lắm. Ta vẫn thường thấy có nhà khoa học đã tự tín một điều cho là định lý của muôn vật,đã hết sức chủ trương điều ấy kể là nguyên lý không hề thay đổi được. Rồi sau đó chẳng được bao lâu, thì lại đổi hẳn định luận của mình mà cho là lời không căn cứ, chẳng nên tín nhận nữa. Thế thì, vì tôn giáo, triết lý và khoa học xưa nay bất định như thế, nên chúng ta đáng phải xây khỏi hết sức các lý thuyết khả nghi ấy, chỉ nương dựa nơi Kinh Thánh là nguồn gốc chánh thức của các bằng chứng về cuộc tạo hóa mà thôi.a) Kinh Thánh làm chứng trực tiếp.Kinh Thánh có nhiều câu trực tiếp minh chứng cho cuộc tạo hóa. Đây, chỉ xin dẫn ít câu mà thôi:(1) Sa 1:1 chép rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Câu ấy minh chứng rằng công cuộc tạo hóa là việc của chỉ một Đức Chúa Trời; Ngài không dùng vật liệu gì đã có, cũng không nhờ ai giúp đỡ mà tạo thành muôn vật hữu hình và vô hình. Trong hai đoạn đầu của Sáng thế ký, hoặc luận về sự dựng nên vũ trụ (Sa 1:1), hoặc luận về sự dựng nên các loài cá lớn (Sa 1:21), hoặc luận về sự dựng nên loài người (Sa 1:27), thì dùng động từ bara (dựng nên) mà nói cả. Các chỗ khác trước thuật dùng động từ asah (làm nên) đặng thuật lại về sự làm nên khoảng không (Sa 1:7), mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao (Sa 1:16), loài thú vật (Sa 1:25; Sa 2:19), và người nữ (Sa 2:22). Thế thì, ta thấy Thánh Linh hạn chế chữ bara mà chỉ dùng cho sự tạo thành ba cõi thực hữu lớn lao kia, là vật giới, sanh giới và linh giới (tức loài người). Khi Ngài nhận về các vật khác do vật liệu tiền tại mà làm nên, thì thường dùng động từ asah vậy.(2) He 11:3 chép: “Bởi đức tin chúng ta hiểu rằng các thế giới được dựng nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến đỗi vật thấy được chẳng phải từ vật hiển nhiên mà ra.” Câu ấy minh chứng rằng Đức Chúa Trời dựng nên vũ trụ, thì chẳng dùng vật liệu tiền tại mà làm nên công tác cả thể ấy, bèn chỉ nhờ lời của Ngài phán, thì muôn vật liền có. Những câu kể ra sau đây cũng đồng chứng cho lẽ thật ấy.Ro 4:17; ICo 1:20; IICo 4:6 Nghĩa là Đức Chúa Trời chẳng dùng vật gì tiền tại mà dựng nên sự sáng, vì sự tối tăm chẳng phải bằng vật chất.Co 1:16,17; Thi 33:9; Thi 148:5b) Kinh Thánh làm chứng gián tiếp.Kinh Thánh cũng có bằng cớ gián tiếp chứng cho công cuộc tạo hóa.(1) Sự tồn tại của vũ trụ trong khoảng quá khứ có giới hạn:Mac 13:19; Gi 17:5; Eph 1:4(2) Trước khi sáng tạo thế giới, thì cả Ba Ngôi Đức Chúa Trời đều đã thực hữu rồi:Thi 90:2; Ch 8:23; Gi 1:1; Co 1:17; He 9:14(3) Căn nguyên của vũ trụ là Đức Chúa Trời,mỗi Ngôi trong ba Ngôi đều dự phần đến cả. Kê cứu Kinh Thánh cho kỹ, thì thấy mỗi trước giả đều hiệp ý mà dạy rằng vũ trụ được Đức Chúa Trời dựng nên không dùng vật liệu tiền tại; kỳ thực, nếu không nhận rằng họ dạy như thế, thì cũng chẳng có thể hiểu nỗi họ dạy cái gì về vấn đề ấy.Eph 3:9; Ro 11:36; ICo 8:6; Gi 1:3; Co 1:16;He 1:2; Sa 1:2Nhờ những câu viện dẫn như trên ta có thể đoán rằng: (1) Muôn vật đều nương dựa nơi Đức Chúa Trời cả; (2) Đức Chúa Trời thống trị mọi sự; (3) chỉ Đức Chúa Trời là Đấng vô lượng vô biên; (4) chỉ Đức Chúa Trời là Đấng thực hữu đời đời; (5) trong buổi thái sơ chẳng có vật chất gì mà Đức Chúa Trời có thể lợi dụng để dựng nên muôn vật; (6) muôn vật chẳng phải là theo luật tất nhiên mà từ Đức Chúa Trời lưu xuất đâu; bèn là do ý chỉ tự do của Ngài quyết định mà được nên vậy.3. ĐẶC TÁNH CỦA TRUYỆN TẠO HÓALoài người trên mặt đất nầy ai ai cũng có tánh tò mò tọc mạch, rất muốn khảo cứu về cội rễ của muôn vật. Như đã thấy rằng chỉ Kinh Thánh làm nguồn gốc chánh đáng có một không hai để dạy về vấn đề ấy,thì ta muốn hỏi: Đức Chúa Trời há có khải thị công cuộc ấy một cách rõ ràng dễ hiểu không? Đáp: Có. Trong Sáng thế ký đoạn 1, và 2, Đức Chúa Trời mở mang tôn chỉ luận về công cuộc ấy bằng theo sức hiểu của người tầm thường, lấy lời đơn giản thông thường mà luận, đến đỗi ai ai cũng có thể hiểu được, chớ chẳng phải như lời luận của khoa học huyên thâm khó rõ kia; cũng chẳng như lời cổ truyền vô bằng hoặc thần thoại hoang đàng, đều phản đối với lý tánh đâu; bèn là rõ rệt đơn sơ và dễ hiểu mọi bề. Sau đây xin kê cứu cặn kẽ về đặc tánh của sự khải thị cuộc tạo hóa đã ký thuật trong cả Kinh Thánh.a) Rất rõ rệt:Trong Sáng thế ký đoạn 1 và 2, cùng trong rất nhiều đoạn sách khác, Đức Chúa Trời khải thị rất rõ rệt cuộc sáng tạo muôn vật, như ta đã thấy ở trên trong phần 2 rồi. Hễ ai có lòng tin đều biết chắc chắn rằng Đức Chúa Trời là Căn nguyên của muôn vật. Ngoài những câu đã viện dẫn như trên kia, đây cũng xin thêm Xu 20:11;Ne 9:6; Giop 38:9,10; Thi 19:1,2; Es 40:12-18; Mac 10:6; Mac 13:19; Cong 4:24; Ro 1:20; IICo 4:6; He 2:10; Kh 4:11.b) Nghĩa lý xác định:Kinh Thánh luận rõ ràng về nghĩa lý của cuộc sáng tạo muôn vật, tỏ ra có đặc tánh xác định lắm.(1) Tất cả sự sống và vật chất đều gốc bởi lời Đức Chúa Trời mà có, không do vật liệu tiền tại mà được nên: He 11:3(2) Công việc sáng tạo là bởi Đức Chúa Trời tự do theo ý chỉ thánh của Ngài mà làm nên: Thi 135:6; Kh 4:11(3) Đức Chúa Trời dựng nên cả vật có thể thấy được, lẫn vật không thể thấy được: Co 1:16(4) Công việc dựng nên là việc của Ba Ngôi hiệp một Đức Chúa Trời mà làm xong: ICo 8:6; Giop 26:13c) Chép rất giản dị:Kinh Thánh chép lại cuộc tạo hóa rất giản dị. Hễ đọc qua đoạn đầu cũa Sáng Thế ký, thì thấy cách thuật lịch sử là lùng ấy thật đơn sơ dễ dàng, ai ai cũng hiểu được cả. Nếu Đức Chúa Trời lấy tiếng của khoa học mà dạy người ta về cuộc ấy,thì người tầm thường đời nầy đã khó hiểu rồi, huống chi là người đời xưa thế nào hiểu nổi được? Có lẽ những người học vấn ít nhiều còn hiểu được một ít;song kẻ bất học thì làm sao biết gì đến?Huống hựu sự lý về cuộc dựng nên rất dài và phiền phức; cho nên dầu Đức Chúa Trời tường thuật cả truyện ấy, kể lại cho từng phần từng một cả nhỏ và lớn, thì người đời cũng không thể hiểu được muôn một về ý mầu nhiệm của việc ấy, và pho sách chép lại truyện ấy quá ư to tác, ai chép và đọc cho nổi? Chúng ta thử xem về một môn địa chất học, người ta phải chép biết bao nhiêu sách vở đến nỗi xe chở còn không hết thay, huống chi là mượn tiếng khoa học mà chép lại cả công trình vĩ đại dựng nên trời đất muôn vật! Nhưng may thay! Đức Chúa Trời không dùng từ liệu khoa học phiền phức khó hiểu kia mà dạy ta về công cuộc ấy, bèn dùng lời nói rẻ, dễ và chắc chắn, đến đỗi hoặc người đời xưa lúc khoa học chưa phát minh, hoặc kẻ bất học đời nầy cũng đều hiểu qua được cả.Mà cả sự khải thị về cuộc sáng tạo giản dị dường ấy cũng rất có lý, vì thích hiệp với bản năng thọ giáo của loài người. Giả như nhà điện học muốn dạy cho trẻ con biết sơ qua về điện lý, thì người chẳng bao giờ đem nguyên lý cao xa mầu nhiệm của điện khí học mà dạy chúng trước hết đâu, duy lấy những hiện tượng đơn sơ mà chúng thường thấy như đèn điện, máy điện,vô tuyến điện, v.v… cắt nghĩa đơn sơ thế nào làm nên, thế nào phát ra, nói rẻ mà rõ, hầu cho chúng hiểu mau. Dám chắc rằng chẳng ai dám chê cách dạy ấy mà gọi là nói thiển cận đâu. Mà nếu loài người cần dạy con cái mình cách giản dị về món điện học dường ấy, huống chi Đức Chúa Trời lại cần lắm phải dạy loài người cách đơn sơ về công việc dựng nên lớn lao lạ lùng đó, mới mong họ hiểu một vài điều.d) Biên chép cách chắc thật:Truyện tích chép trong Sáng thế ký về sự khai thiên lập địa cũng thích hiệp với sự từng trải của chúng ta, nên cũng giục giã lòng tin là rất chắc thật vậy.(1) Muôn vật khác loài:Muôn vật lúc nhúc lao nhao có nhiều loài nhiều giống: phi, tiềm, động, thực, đều tùy theo loại mà sanh hóa cả. Kinh Thánh dạy đi dạy lại lẽ thật rõ ràng lắm,cũng rất thích hiệp với sự từng trải của chúng ta thường thấy trong cõi thiên nhiên vậy.(2) Muôn vật tốt đẹp:Kinh Thánh tả ra Đức Chúa Trời đã dựng nên núi cao vòi vọi, lại tạo thành biển rộng thinh thinh, trời cao bát ngát, đất rộng mênh mông, hoa thơm, quả ngọt, rừng rậm cây xanh; nào là chim bay liệng trên khoảng không, nào là thú chạy nhảy trên mặt đất, nào là cá lội dưới nước, nào là sâu bò trên bờ, muôn hình nghìn trạng kể ra khôn xiết. Kế đó Ngài lại tạo thành loài người phong tư cốt cách thật là hay là lạ thay! Chúng ta lại thấy nhựt, nguyệt, tinh tú, ánh sáng, không khí, điện khí, đều là tương hiệp tương đương khéo léo không xiết kể. Rồi sau khi đã dựng nên mọi sự ấy Đức Chúa Trời thấy hết thảy mọi sự đều là tốt lành cả (Sa 1:25). Mà quả vậy, vũ trụ thật huy hoàng đẹp đẽ vô cùng, đáng cho mọi người hằng ngợi khen Đấng Tạo hóa không thôi.(3) Sự phối hiệp của muôn vật:Kinh Thánh cũng ám chỉ về sự phối hiệp của muôn vật. Con mắt người ta đối với chừng sáng của mặt trời đều tương đương nhau, quả đất đi xung quanh mặt trời gần xa vẫn thích nghi, thứ tự của vật nầy với vật kia đều hòa hiệp nhau cách lạ kỳ,nhà khoa học thực nghiệm xét đến thì phải lấy làm kinh lạ về diệu lý tương phối tương hiệp của muôn vật, dầu giấy non mực biển cũng không thể tả xiết được.(4) Không tỏ bày ra sự mầu nhiệm của muôn vật:Xem đoạn đầu của Sáng thế ký, thì thấy lời lẽ rất đơn sơ giản dị, không hề cắt nghĩa sự mầu nhiệm của muôn vật, cũng chẳng đáp lẽ những câu hỏi trong Giop 38:4-11 được. Người ta càng kê cứu sự mầu nhiệm của muôn vật chừng nào, lại càng rõ sự gây dựng lạ lùng của Đức Chúa Trời quá trí hiểu hữu hạn của mình chừng nấy. Thực như Chúa đã phán rằng: Es 55:8,9Thường có những nhà thiên văn chuyên tâm khảo nghiệm về bầu trời cao xa, khoảng không rộng lớn kia, thì luôn luôn trằm trồ khen ngợi sự sắp đặt trong vũ trụ thật hay ho lạ lùng vô song, chắc chắn là công việc của Đấng Toàn năng, Toàn tri, trí ngộ phàm không thể dò lường được. Kẻ nào muốn nhờ trí lực riêng mà khảo cứu qua điều Đức Chúa Trời không khải thị,thì chỉ gây nên các tà thuyết về cuộc tạo hóa, như nhị nguyên thuyết, lưu xuất thuyết (muôn vật từ thể yếu Đức Chúa Trời mà lưu xuất), vĩnh cải tạo thuyết, tự sinh thuyết, tấn hóa thuyết, v.v… Điều Đức Chúa Trời đã bày ra đủ cho ai nấy hiểu được cuộc sáng tạo là công việc của Ngài; còn sự mầu nhiệm của việc ấy phần lớn Đức Chúa Trời chưa xủ lòng tỏ ra, duy đáng khiến lòng tin tôn vinh ca tụng Đấng Tạo hóa đó thôi.(5) Giống linh hơn muôn vật:Kinh Thánh cũng bày ra rõ ràng loài người được dựng nên là linh hơn muôn vật.Tuy thân thể tạo ra bởi đất, thì linh tánh do Đức Chúa Trời ban cho; khi qua đời xác thịt bèn trở lại đất, mà linh hồn thì vẫn còn hoặc ở cùng Đức Chúa Trời,hay đồng số phận với Sa-tan. Khi được tạo thành thì bản tánh loài người giống như hình tượng Đức Chúa Trời, các bản quan, năng lực và tư cách đều theo kiểu mẫu của Ngài mà được nên. Dầu loài người đi dứng ăn ở dưới đất nầy, mà tâm tư cao xa vượt đến các từng trời, có tài giao thông với thần linh giới. Ấy là lời Kinh Thánh dạy chắc thật, cũng trọn theo kinh nghiệm ta, đáng cho ta tín nhận mọi bề.4. SO SÁNH TRUYỆN SÁNG TẠO VỚI KHOA HỌCTrong khoa học giới có bọn vô tín chuyên tâm lấy lý luận khoa học mà giải nghĩa căn nguyên muôn vật, bài xích đạo Christ cực điểm. Họ thường nhờ tầm con mắt của khoa học mà chủ trương rằng Kinh Thánh phản đối với khoa học, dạy những điều về cuộc tạo hóa không đáng tin. Nhưng mà ta có thể giải quyết rằng Kinh Thánh không những là không phản đối với khoa học thực nghiệm thôi đâu, mà khoa học lại làm tá chứng cho Kinh Thánh nữa thì có. Nếu ta viện lấy các thực sự của khoa học thực nghiệm mà sánh với Kinh Thánh, ắt sẽ rõ Kinh Thánh và khoa học chẳng có chỗ nào phản đối cả. Người ở nghìn xưa, khoa học tri thức còn chưa thông, nên sao cho khỏi mê tín lắm điều, dạy bậy bạ về các hiện tượng lạ lùng trong cõi thiên nhiên. Nhưng ở đời nầy vật lý phát minh, quan niệm trong vũ trụ càng thêm thống nhứt, khoa học càng thực nghiệm hơn, đến đỗi khoa học chân thật với tôn giáo chánh thống đều chẳng có sự trái nhau, bèn là giúp nhau thì có. Khoa học chân thật chẳng phải là một trở lực cho tôn giáo chánh thống đâu, duy là một trở lực để chứng minh cho sự xác thực của tôn giáo khải thị đó thôi. Sau đây xin lược đôi điều của khoa học thực nghiệm với bửu huấn của Kinh Thánh khải thị.a) Muôn vật có thứ tự:Nhà khoa học khảo cứu muôn vật, thì thấy đều có thứ tự, chẳng có sự rối loạn vật nầy với vật kia bao giờ. Tuy tánh chất của muôn vật chẳng đồng, song rốt lại cũng chẳng phản đối nhau. Vậy, khoa học đoán định rằng thứ tự tức là công lệ đầu nhứt của muôn vật. Sự đoán định ấy rất thích hiệp với lời chép trong Sáng thế ký đoạn 1. Khoa học cũng xướng rằng có sự sáng trước khi có mặt trời; còn sự sáng ấy họ đoán là do tinh vân rải khắp khoảng không mà ra. Mà Kinh Thánh cũng dạy như thế; vì Đức Chúa Trời khiến cho có sự sáng ngày thứ nhứt (Sa 1:3), rồi đến ngày thứ tư mặt trời mới hiện ra (Sa 1:14–19). Khoa học cũng dạy rằng loài vật vô cơ có trước rồi sau mới có vật hữu cơ. Kinh Thánh cũng tỏ ra thứ tự như thế. Vì trong ngày thứ ba Đức Chúa Trời khiến cho đất khô ra khỏi nước, rồi sau làm cho thực vật mọc ra (Sa 1:6 -15). Khoa học lại chủ trương rằng động vật không có xương sống hiện ra trước, kế sau mới có động vật có xương sống. Kinh Thánh cũng dạy rõ như vậy. Khoa học lại xướng rằng động vật hiện ra trước ở trong nước, rồi từ nước lần lần lên đến đất khô. Kinh Thánh cũng ám chỉ ý ấy.Vì Sáng thế ký dạy rằng Đức Chúa Trời dựng nên động vật trong nước trước, kế sau mới đến động vật trên mặt đất (Sa 1:20-23)b) Về niên tuế của cõi tạo vật: Có nhiều nhà khoa học quyết rằng không đáng tin Kinh Thánh, bởi Kinh Thánh dạy rằng vũ trụ nầy được dựng nên mới sáu ngàn năm trước đây; còn khoa học thực nghiệm cố quyết rằng vũ trụ rất cũ, bắt đầu có từ ức ức triệu triệu năm trước đây. Cứ như khoa học luận thì muôn vật hiện thời là do nguyên chất biến hóa mà nên. Từ xưa lúc hỗn mang sơ khai, có một khí nóng rất mạnh bao bọc cả nguyên chất thế giới hiện tại, khiến nó cứ xoay tịt mù, chẳng biết là trải qua mấy muôn năm. Đoạn các hành tinh, định tinh, mặt trời, địa cầu đều bởi nguyên chất hỗn độn ấy mà rơi ra. Rồi tự xây lấy tự đóng lại thành chất đặc. Địa cầu từ sau khi nóng chảy đóng lại thành chất cứng, chỗ cao gọi là đất liền, chỗ thấp gọi là biển. Lại chẳng mấy muôn năm sau đó nữa, thì trong biển có nguyên sanh vật, rồi từ đó về sau lại có động vật to tác, rừng cây xanh rậm, có hoa quả, có cầm thú, và sau rốt có loài người. Tóm lại, trước có thời đại nhiệt quang, kế đến thời đại có đá đất,thời đại thực vật, rồi sau rốt thời đại loài người. Các thời đại hỗn độn đó trải qua bao nhiêu năm chẳng ai nói chắc được, người thì ức đạt 10.000 năm, kẻ thì quyết là 10.000.000 năm và lâu hơn nữa.Vả, kê cứu Kinh Thánh thì thấy không nói rõ về tuổi của vũ trụ, chỉ nói rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” (Sa 1:1). Cái lúc “ban đầu” đó dài ngắn thể nào khó đoán cho chắc, vì ấy thuộc về cách thức Đức Chúa Trời dùng mà sáng tạo muôn vật, là điều Đức Chúa Trời cũng chẳng từng tỏ bày ra cho ai biết rõ. Trong Sáng thế ký, đoạn đầu, có nói Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật trong sáu ngày. Nhưng khó biết hoặc chữ ngày ấy có nghĩa là một ngày 24 giờ đồng hồ hay là khoảng thời gian dài hơn. Vì Kinh Thánh thường dùng chữ ngày theo hai cách, một là khoảng dài 24 giờ đồng hồ, hai là một thì giờ không nhứt định, như ngày phán xét (Ma 10:15), ngày cứu rỗi (IICô.6:2), ngày của Giê-hô-va (Xa 14:9), v…v… Phierơ cũng dạy rằng ở trước mặt Chúa một ngày như một năm, và một ngàn năm như một ngày vậy (IIPhi. 3:8).Vả, chữ ngày dài 24 giờ đồng hồ định nghĩa theo địa cầu xây chung quanh mặt trời một vòng. Nhưng ta thấy ngày đầu tiên truyện sáng tạo không có mặt trời; đến ngày thứ tư mới có vì sáng ấy. Vậy, chữ ngày của truyện ấy có lẽ không chỉ về một khoảng 24 giờ đồng hồ, bèn chỉ về những khoảng thời đại khá dài, mỗi khoảng hoặc một ngàn năm, hoặc vạn năm, hoặc dài hơn nữa thì khó biết được. Song ta có thể đoán định chắc chắn rằng trong truyện tích thuật lại cuộc sáng tạo ấy chẳng có điều gì phản đối với ý kiến của khoa học về thì giờ dựng nên vũ trụ. Câu “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” có thể gồm lại sáu ngày, một ngày dài 24 giờ đồng hồ, mà cũng có thể gồm lại mấy ức triệu năm nữa. Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, theo ý chỉ mình làm mọi sự, nên cũng có thể dựng nên muôn vật nội trong sáu ngày; cũng có thể dùng phương cách khác trải qua thời gian dài hơn mà làm xong việc lạ lùng ấy. Kinh Thánh chẳng nói thời gian ấy dài ngắn bao nhiêu, cũng chẳng có lời gì phản đối với khoa học.Duy Kinh Thánh có dạy rõ ràng điều nầy, Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật theo loại:trước hết Ngài dựng nên vật chất, rồi đến loài thực vật, sau thì có loài động vật,rồi mới đến loài người. Các loài ấy chẳng theo luật tấn hóa mà có, đến đỗi loài nầy do loài kia mà ra; duy mỗi loài đều được Đức Chúa Trời dựng nên cách trực tiếp như ta đã thấy vậy.c) Lý học có lẽ sai lầm, Kinh Thánh thì không: Khoa học chân thật và tôn giáo chánh thống đều là lẽ thật của Đức Chúa Trời, cho nên học vấn và đạo giáo chẳng có chỗ nào phản đối nhau được. Sự công kích của khoa học giới do thiên kiến của kẻ vô tín, chớ chẳng tại sự học vấn và đạo giáo không thích hiệp nhau đâu. Lắm nhà khoa học càng kê cứu tánh chất muôn vật, càng thấy đại quyền đại năng của Đấng Tạo hóa, công nhận Kinh Thánh bao giờ cũng mới mẽ, đúng đắn mọi bề; họ phát kiến vật lý của muôn vật bao nhiêu, cũng thấy chẳng phản đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời bấy nhiêu.Nhưng mà nghị luận và lý tưởng của khoa học hay ức đạt nhiều, đoán án lắm khi bông lông huyền ảo không chắc chắn gì. Ta thường nghe ông nầy phát minh một điều phản đối hẳn với nhà kia. Đời nay tin điều kia là lệ định của muôn vật, rồi đến đời sau họ lại phủ quyết lời ấy, rồi lập lên những lời khác. Như lý thuyết dạy rằng loài người do loài khỉ tiến hóa, nhưng giữa con khỉ và loài người có vực sâu rất rộng lớn, nên họ lại xướng rằng ở giữa hai loài ấy chắc có vật gì chuyển qua. Nhưng trải qua bốn năm chục năm nay họ đã tìm khắp sông biển rừng núi trên mặt đất nầy mà chưa gặp một cái gì làm xác chứng cho ý kiến ấy.Chúng ta xây bỏ các tư tưởng lẩn thẩn ức đạt vô lý đó mà xét qua Kinh Thánh, thì thấy lời khải thị của Đức Chúa Trời rất rõ rệt rất chắc chắn, không hề theo thời gian mà thay đổi bao giờ. Dầu trải năm nầy qua năm khác, đời nọ sang đời kia, thế sự có vần xây, người vật có biến đổi,thì đạo Kinh Thánh từ ngàn xưa cũng không hề thay đổi, đời đời hằng mới mẽ, làm thỏa mãn kẻ có lòng tin mọi bề. Vậy, ta đoán rằng Kinh Thánh chẳng phản đối khoa học thực nghiệm có bằng chứng xác thực đâu; duy phản đối với tư tưởng bông lông ức đạt do lòng dữ và chẳng tin mà ra đó thôi.5. MỤC ĐÍCH VỀ CUỘC TẠO HÓAĐức Chúa Trời vốn Đấng khôn ngoan vô cùng;nên Ngài dự định dựng nên vũ trụ thì phải có mục đích cũng cao thượng tuyệt đối,mới xứng hiệp với bản tánh của Ngài. Mục đích ấy phải bằng các sự ích lợi tốt nhứt, kết quả những điều thiện hảo vô song, hầu cho loài người nhờ đó mà hiểu biết Đức Chúa Trời càng thêm. Duy nhờ mục đích dường ấy ta có thể định giá cho công việc của Đức Chúa Trời, và phán đoán về bản tánh của Ngài được khải thị ở trong việc ấy là thể nào. Vậy, mục đích về cuộc tạo hóa là gì? Xem Kinh Thánh thì thấy có bốn mặt, tức là:a) Chính mình Đức Chúa Trời:Các câu dẫn ra dưới đây chứng rằng Đức Chúa Trời vì chính mình Ngài mà dựng nên muôn vật:Ro 11:36; Co 1:16; Es 48:11; ICo 15:28; Ch 16:4b) Để làm nên thánh ý của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời từ trước vô cùng định ý dựng nên vũ trụ. Ngài bèn trù liệu mọi sự, rồi dựng nên muôn vật đặng làm nên thánh ý ấy. Những câu dẫn dưới đây làm chứng:Eph 1:5,6,9; Kh 4:11c) Vì vinh hiển Đức Chúa Trời: Đại mục đích về cuộc tạo hóa là vì vinh hiển của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chứng rằng:Es 43:7; Es 60:21; Es 61:3; Lu 2:14;d) Để tỏ ra quyền năng, sự khôn ngoan và danh thánh của Đức Chúa Trời: Nhờ cuộc tạo hóa Đức Chúa Trời cũng muốn bày tỏ cho loài người quyền năng lớn lao, sự khôn ngoan tối thượng và danh chí thánh của Ngài. Kinh Thánh có lời chứng rằng:Thi 143:11; Es 36:22,23; Ro 9:17; Ro 9:22,23; Eph 3:9,10Ấy vậy, nhờ các câu viện dẫn trên kia ta biết đại mục đích của Đức Chúa Trời trong cuộc sáng tạo muôn vật là chính mình Ngài và vinh hiển của Ngài. Nhưng có kẻ bẻ rằng: Nếu Đức Chúa Trời chỉ lấy chính Ngài và vinh hiển Ngài mà làm mục đích của cuộc tạo hóa, thì há chẳng là Ngài cũng vì tư kỷ rồi ư? Loài người đã bị nghiêm cấm về lòng tư kỷ rồi, huống chi Đức Chúa Trời! Xin đáp: Dầu Đức Chúa Trời lấy chính Ngài và vinh hiển Ngài mà làm mục đích của cuộc tạo hóa, thì cũng chẳng bởi đó mà Ngài làm theo tư kỷ chút nào!Trái lại, nếu Đức Chúa Trời đạt đến mục đích của cuộc tạo hóa, thì cả vũ trụ và các vị thọ tạo cũng đều hưởng được phước trọn vẹn. Vì nơi nào chính Đức Chúa Trời là đối tượng của mọi sự, thánh ý Ngài được nên, danh Ngài được tôn vinh, quyền năng và sự khôn ngoan Ngài được bày ra, thì nơi ấy cũng có bình an, vui vẻ,công nghĩa, thánh khiết, và mọi sự thiện hảo khác nữa. Vậy mục đích của cuộc tạo hóa thật tối cao, rất xứng hiệp với bản tánh Đức Chúa Trời, làm ích lợi tốt nhứt cho loài người, và kết quả vinh cho Đức Chúa Trời đến đời đời vô cùng vậy.III. SỰ BẢO TỒN1. ĐỊNH NGHĨAĐức Chúa Trời đã dùng quyền năng Ngài mà dựng nên muôn vật, hoặc vật thấy được hay là vật không thấy được. Nhưng Ngài chẳng dựng nên muôn vật rồi liền để mặc kệ cho nó hành động. Ngài bèn cứ lấy quyền năng và sự khôn ngoan mà gìn giữ muôn vật, hầu cho nó cứ tồn tại, không bị tuyệt diệt hoặc phải mất một nguyên chất nào hay một năng lực nào mà Ngài đã phú cho nó trong buổi sáng tạo. Đạo về công việc tạo hóa dạy thế nào Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật; đạo về sự bảo tồn dạy thế nào Đức Chúa Trời gìn giữ muôn vật cho được tồn tại luôn.2. BẰNG CHỨNGa) Kinh Thánh làm chứng:Kinh Thánh phân biệt rõ ràng việc dựng nên với việc bảo tồn, dạy rằng Đức Chúa Trời dùng quyền năng và lời phán mà bảo tồn muôn vật, hầu cho nó khỏi bị băng kiệt hư hoại. Sau đây xin dẫn ra ít câu làm chứng:Ne 9:6; Giop 7:20; Thi 36:6; Thi 100:29,30; Cong 17:28; Co 1:17; He 1:3; Gi 5:17 Việc ấy chắc chỉ về việc bảo tồn, vì việc dựng nên đã xong rồi. Xin sánh với:Sa 2:2; Thi 66:9 Câu ấy dạy rằng Đức Chúa Trời bảo tồn mạng sống thuộc thể của loài người.Ma 4:4 Câu ấy dạy rằng Đức Chúa Trời cũng bảo tồn sự sống thuộc linh nữa.Cả Thi Thiên 104 là một bài ca tụng quyền năng bảo tồn của Đức Chúa Trời, vì Ngài gìn giữ các sanh vật trong biển trên đất được tồn tại mãi mãi không thôi.b) Lý tánh làm chứng:Chúng ta cũng nhờ lý tánh mà đoán rằng Đức Chúa Trời bảo tồn muôn vật.(1) Vật chất và tâm tánh chẳng hề tự nhiên mà có. Vì lý do của sự thực hữu nó chẳng ở nơi nó, nên sự tồn tại của nó luôn với căn nguyên nó đều phải ở nơi một Năng lực cao hơn nó mà ra mới hữu lý. Bởi vì nếu vũ trụ tự hữu, thì vũ trụ là Đức Chúa Trời, ở ngoài nó không thể có Thần nào nữa.Mà nếu nó không tự hữu, nhưng do quyền năng của Đức Chúa Trời mà ra, thì lý tánh dạy rằng nó cũng phải nhờ quyền năng ấy mà được tồn tại nữa.(2) Trong vũ trụ có năng lực lạ lùng hành động,nâng đỡ, gìn giữ muôn vật. Vả, chúng ta biết rằng năng lực ấy không tự nó vận động được, bèn phải có một ý chỉ làm lý do của nó, mới kết quả sự bảo tồn lạ lùng như chúng ta thường thấy trong vũ trụ nầy.(3) Chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời cũng dạy rằng năng lực bảo tồn muôn vật quả là của Đức Chúa Trời. Ví bằng năng lực ấy không do chủ quyền của Ngài mà ra, nhưng do nguồn gốc khác, thì chủ quyền của Ngài không được tuyệt đối, vì có vị khác chia quyền với Ngài. Song điều ấy phản đối hẳn lẻ thật về bản tánh Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng vô sở bất năng,căn nguyên duy nhứt của mọi thứ năng lực vận động ở trong vũ trụ nầy vậy.3. CÁCH THỨC BẢO TỒN MUÔN VẬTVả Đức Chúa Trời dùng cách thức gì mà bảo tồn muôn vật? Trong vòng các học thuyết có nhiều ý kiến về vấn đề ấy. Đây xin chỉ ra ý kiến sai lầm trước, rồi sau sẽ luận đến ý kiến chánh đáng.a) Ý kiến sai lầm:Trong học giới và giáo giới có nhiều tà thuyết về sự bảo tồn muôn vật. Nhưng sau đây chỉ kể lại đại ý của hai ý kiến quan hệ hơn hết mà thôi.(1) Tự nhiên thần giáo: Ý kiến nầy chủ trương rằng vũ trụ vốn một cơ thể tự động tự bảo, mà Đức Chúa Trời đã tạo thành rồi bỏ đi, để nó cứ theo lẽ tự nhiên mà khai phát, xây đi vần lại cho đến vô cùng. Từ buổi sáng thế cho đến bây giờ Đức Chúa Trời chẳng hề để ý hoặc đoái hoài gì đến vũ trụ nữa. Theo ý kiến nầy thì vũ trụ giống như cái đồng hồ kia, khi thợ đã chế tạo xong, bèn lên giây rồi để mặc nó cứ chạy theo máy móc đã có, không còn để ý đến nó nữa. Thuyết nầy dấy lên bên nước Anh vào thế kỷ XVII, do chúa Herbert de Cherbury khởi xướng. Sau đây xin luận qua cái lý do phải liệt nó vào hàng tà thuyết.(a) Phản đối Kinh Thánh:Trong phần II của chương nầy chúng ta đã thấy Kinh Thánh minh chứng rằng Đức Chúa Trời lấy quyền năng của Ngài mà bảo tồn muôn vật cách trực tiếp, đến đỗi muôn vật không bị băng kiệt hư hoại, mà lại đạt đến mục đích Đức Chúa Trời đã dự định cho nó.(b) Do lẽ tương tợ sai mà ra:Thuyết nầy sánh công việc của Đức Chúa Trời với công việc loài người, quyết rằng hai công việc ấy có tương tợ mật thiết. Nhưng ý kiến ấy lầm to. Ví như đồng hồ kia, loài người có tài chế tạo nó bằng máy móc tự động, là vì chỉ tại loài người lợi dụng những năng lực đã có sẵn, như hấp lực, đàn lực, kết lực, v…v., mới chế tạo nó được. Chỉ như cuộc sáng tạo vũ trụ thì khác, vì các năng lực ấy vốn không có; khi dựng nên muôn vật xong xuôi rồi thì mới có, và vẫn còn đến ngày nay. Vậy, các năng lực ấy từ đâu mà có? Ai bảo thủ cho nó tồn tại mãi? Lý tánh dạy rằng năng lực vô tri vô giác chẳng tự động, phải có tâm trí dùng nó, mới vận động được. Mà nếu các năng lực ấy đương vận động trong vũ trụ mãi, há chẳng phải tại vì có Đại Tâm trí gọi là Đức Chúa Trời lợi dụng nó, chỉ dẫn và bảo tồn nó luôn sao? Vả lại, xét công việc loài người thì thấy chẳng việc gì thoát ly luật hao mòn hư mất, dầu có sự săn sóc sữa chữa đến đâu đi nữa, kết cuộc phải bị hư hoại đó thôi.Về công việc của Đức Chúa Trời chẳng như vậy đâu, từ khi vũ trụ có đến bây giờ nó chẳng hao mòn, chẳng hư mất, cũng chẳng thấy có ai sửa lại gì, nhưng mọi sự dường như mới mẻ hoài. Ấy há chẳng vì có tay quyền năng của Đức Chúa Trời bảo tồn luôn, mới có như vậy ư? Thế thì, so sánh việc Đức Chúa Trời với việc loài người như thế, rồi chối Đức Chúa Trời bảo tồn muôn vật,thật lầm to, vì sự tương tợ ấy không hợp nghi.(c) Chối sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời: Thuyết nầy cũng từ chối sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời, vì chủ trương rằng sự bảo tồn muôn vật bao hàm vô số việc mọn mạy, rất nhiều sự lo lắng nhỏ nhen, chẳng xứng hiệp với bản tánh tôn nghiêm của Đức Chúa Trời. Loài người vốn nhỏ nhen hèn mọn,nên chịu các sự lo lắng vụn vặt ấy vương vít cũng đáng, nhưng Đức Chúa Trời thì không. Theo thuyết nầy Đức Chúa Trời dường như một khách quan đứng ở ngoài vũ trụ, dòm xem nó xây đi vần lại thể nào, nhưng chẳng hề mó tay đến để phù trì bảo thủ nó chút nào cả. Nhưng Đức Chúa Trời vốn quyền năng vô hạn vô lượng, nên việc gì loài người coi là cực nhọc, thì Đức Chúa Trời vẫn cho là dễ như trở tay. Sự sống Ngài cũng chẳng hay hư hay hết, mạnh mẽ vô cùng, nên việc nâng đỡ vũ trụ mà loài người kể là nặng quá sức người phàm, một nguồn lo sợ buồn rầu, thì Đức Chúa Trời coi là nhẹ như lông hồng, làm cho biến ra nguồn vui sướng cực lạc. Vậy,ta có thể đoán chắc rằng Đức Chúa Trời không hề dựng nên vũ trụ rồi bỏ mặc kệ,song Ngài vẫn ở trong vũ trụ, lấy lời quyền năng của Ngài mà bảo thủ muôn vật cho được tồn tại luôn.(d) Chối cả đạo Đức Chúa Trời: Nếu xét thuyết nầy cho cạn lẽ, thì rõ lắm nó không những chối về sự Đức Chúa Trời bảo tồn muôn vật mà thôi, lại chối đến đạo Đức Chúa Trời nữa. Vì nếu Đức Chúa Trời từ buổi sáng tạo xong, không hề can thiệp đến lịch sử của vũ trụnầy nữa, thì chắc cũng chẳng hề đem sự sống vào vũ trụ, hoặc dựng nên loài người, hoặc khiến Christ trở nên xác thịt, hoặc tái sanh người nào, hoặc cho ai giao thông với Ngài, hoặc cai trị trên muôn dân muôn nước, thảy đều không cả. Vả, chối các điều ấy, chẳng qua là chối nào đạo Đức Chúa Trời, nào thực tế của lịch sử toàn cầu,cho thay thảy đều là những ý tưởng ảo huyền đó thôi. Song các điều ấy không thể chối được, vì là những thực sự nhơn loại xưa nay, chép để đủ lý và rõ ràng,minh chứng rằng muôn vật được tồn tại sờ sờ đó đến ngày nay, quả hẳn là bởi có thần lực trực tiếp phù trì bảo tồn chẳng sai. Kẻ nào mãi say mê theo thuyết tự nhiên thần giáo, không sớm thì muộn chắc phải sa vào hầm vô thần thuyết mà chối hẳn chính Đức Chúa Trời nữa.(2) Vĩnh viễn cải tạo thuyết:Thuyết nầy chủ trương rằng vũ trụ chẳng nhờ Đức Chúa Trời bảo thủ mà được tồn tại,nhưng nó vẫn được tái tạo và tự tân luôn.Thuyết nầy cũng sai lầm nữa, vì cũng bỏ Đức Chúa Trời ra ngoài cõi thọ tạo, chỉ khi nào vũ trụ cần sự thay đổi hoặc sửa sang gì, thì mới mời Ngài trở vào để thi hành sự tu bổ ấy. Thuyết nầy cũng chối bỏ các phép tắc thiên nhiên để bảo thủ cho nó được tồn tại luôn. Giả như lúa gạo,Đức Chúa Trời chẳng hề dựng nên lúa mới mỗi năm đâu, nhưng Ngài lợi dụng nào là sức sanh hóa trong hạt giống, khí chất của đất, nào là hơi mưa, ánh nắng cùng khí hậu thay đổi của bốn mùa tám tiết, nào là sự gieo trồng, gặt hái mà ban cho nhơn loại ta quanh năm trải đời đều có lúa gạo ăn tiếp tục vậy.b) Ý kiến chánh đáng: Vũ trụ nầy chẳng phải một cơ chế tự động tự bảo mà Đức Chúa Trời dựng nên, rồi liền lìa bỏ, chẳng còn đoái đến nữa; cũng chẳng nhờ năng lực vĩnh viễn cải tạo mà thực tại luôn đâu; bèn nhờ thần lực cùng công lệ trong muôn vật mà bảo thủ nó được tồn tại. Ý kiến ấy tương phù với Kinh Thánh, cũng thích hiệp với sự từng trải của loài người nữa. Khi Đức Chúa Trời tạo thành muôn vật, thì cũng phú cho những công lệ. Nhờ các công lệ ấy vận động trong muôn vật mà Đức Chúa Trời bảo tồn nó mãi mãi. Nhưng các công lệ ấy cũng chẳng tự nhiên vận động đâu, bèn phải nương dựa ở nơi lời quyền năng của Đấng Tạo hóa, mới gìn giữ nguyên lực nó được. Cho nên trước giả Hê-bơ-rơ chứng rằng: He 1:3Nhờ lời ấy các công lệ cứ vận động, chính muôn vật được tồn tại để đạt đến mục đích y theo nguyên chỉ Đức Chúa Trời đã dự định vậy. Nếu Đức Chúa Trời rút “lời quyền năng” ấy đi, thì trong nháy mắt cả muôn vật đều phải băng hoại và tuyệt diệt chẳng còn phương cách cứu chữa được nữa.IV. THẦN HỰU1. ĐỊNH NGHĨADanh từ Thần hựu có hai nghĩa, hẹp và rộng.a) Nghĩa hẹp: Thần hựu, nghĩa hẹp là Đức Chúa Trời giúp đỡ. Thần là Đức Chúa Trời; hựu là giúp đỡ.b) Nghĩa rộng: Về nghĩa rộng thì danh từ Thần hựu chỉ về Đức Chúa Trời phù trì, điều độ và cai trị muôn vật. Tiếng Pháp và Anh gọi là Providence. Đạo về cuộc tạo hóa tỏ ra lý do về sự thực hữu của vũ trụ. Sự bảo tồn tỏ ra thế nào vũ trụ tồn tại luôn; còn Thần hựu dạy làm sao vũ trụ được mở mang, tấn bộ, và đạt đến mục đích chánh thức của nó. Trong vũ trụ nầy quyền năng của Đức Chúa Trời vẫn phù trì mọi sự, điều độ mọi vật, cai trị mọi biến động, hoặc thuộc thể hay thuộc linh, khiến cho mọi sự ấy hiệp lại làm cho muôn vật đạt đến mục đích y theo nguyên chỉ Ngài đã dự định từ trước vô cùng. Vả, như nguyên chỉ ấy bao hàm các vật thọ tạo, nhỏ và lớn, hữu hình và vô hình thể nào, thì Thần hựu bao hàm các vật đó cũng thể ấy. Nói cách khác, Đức Chúa Trời phù trì, điều độ và cai trị nào địa chất, nào thực vật, nào thú vật, nào cá nhân, nào đến cả mọi dân mọi nước nữa, chủ quyền tuyệt đối Ngài thống nhứt việc thiện, việc ác, khiến cho mọi sự thuộc thể thuộc linh phải hiệp lại làm trọn ý chỉ Ngài đã định.2. BẰNG CHỨNG VỀ THẦN HỰUa) Kinh Thánh làm chứng:1) Đức Chúa Trời chăm nom muôn vật: Kinh Thánh dạy rõ rằng Đức Chúa Trời chăm nom cách phổ thông trên những điều kể sau đây:(a) Cả vũ trụ:Thi 103:19; Da 4:35; Eph 1:11;(b) Cõi thiên nhiên:Giop 37:5,10; Thi 104:14; Thi 135:6,7; Ma.5:45; Thi 104:16. Ấy chắc vì Đức Chúa Trời vun trồng sửa tỉa cẩn thận muôn phần hơn loài người. Ma. 6:30. Ấy dạy rằng nhờ lẽ thần hựu mà Đức Chúa Trời trang sức đẹp đẽ cho các loài thực vật ngoài đồng vậy.(c) Cõi động vật:Thi 104:21,28; Ma 6:26; Ma 10:29;(d) Muôn dân muôn nước:Giop 12:23; Thi 22:28; Thi 66:7; Cong 17:26(e) Sự sanh trưởng và phận mạng của cá nhân:ISa 16:1; Thi 139:16; Es 45:5; Gie 1:5;Ga 1:15,16(f) Sự hưng vong của loài người:Thi 75:6,7; Lu 1:51,52;(g) Việc lặt vặt nhỏ nhoi:Ch 16:33; Ma 10:30(h) Người công nghĩa:Thi 4:8; Thi 5:12; Thi 63:8; Thi 121:3; Ro 8:28(i) Dự bị sự cần dùng cho dân sự Ngài:Sa 22:8,14 (nghĩa là Giê-hô-va sẽ dự bị cho); Phu 8:3; Phi 4:19(j) Sắm sửa trả lời cầu nguyện:Thi 68:10; Es 64:4; Ma 6:8; Ma 6:32,33(k) Việc hình phạt kẻ ác:Thi 7:12,13; Thi 11:62) Đức Chúa Trời chủ trị trong công việc và tội lỗi của loài người: Kinh Thánh cũng làm chứng rằng Đức Chúa Trời chủ trị việc làm tự do và tội ác của loài người.(a) Việc làm tự do của loài ngườiXu 12:36; ISa 24:19; Thi 33:14,15; Ch 16:1; Ch 19:21; Ch 21:1-Nghĩa là Đức Chúa Trời khiến cho lòng của vua làm việc thì dễ như làm cho nước ở ngoài đồng chảy bên nầy hay bên kia vậy. Gie 10:23; Phil 2:13; Eph 2:10; Gia 4:13,15Các câu ấy, và nhiều câu khác, đều minh chứng rằng các việc tự do của loài người đều do Đức Chúa Trời mà ra cả. Ngài chủ trị trên ý dục, cảm tình và ngộ tánh của người ta, đến nỗi họ làm thành ý chỉ của Ngài, mặc dầu chính họ vẫn không ngờ. Song ta khá hiểu rằng Ngài chẳng hề phá hủy ý dục tự do của người ta đâu, duy cảm hóa ý dục ấy để nó tình nguyện làm các việc theo ý chỉ của Ngài đó thôi.(b) Các việc tội ác của loài người:IISa 16:10; IISa 24:1; Ro 11:32; IITe 2:11,123) Cách Đức Chúa Trời chủ trị trong việc tội ác của loài người: Kinh Thánh chứng rằng Đức Chúa Trời thường theo bốn cách mà chủ trị trong việc tội ác của loài người.(a) Ngăn ngừa tội ác: Nhờ sức Thần hựu của Đức Chúa Trời ngăn ngừa việc tội ác, mà người ta cố ý làm. Ngài ngăn ngừa tội ác,chẳng phải vì lý tất nhiên buộc phải làm, bèn vì ân điển rộng rãi của Ngài vậy.Kinh Thánh chứng rằng:Sa 20:6; Sa 31:24; Thi 19:13; Os 2:6“Gai gốc” và “bức tường” trong Os 2:6 đó ám chỉ về các sự đau đớn Ngài thường dùng đặng ngăn ngừa người ta đuổi theo tội ác. Cha mẹ, chánh phủ, Hội Thánh, phong tục, luật pháp, tuổi tác, chức nhiệm, tật bịnh, chết chóc, thảy đều có ảnh hưởng tốt, cảm lực mạnh để ngăn ngừa tội ác. Lắm khi có người bị cám dỗ quá chừng, phạm tội trọng, không còn thấy mình có sức gì để chống cự nó nổi, nghĩ rằng một hai chắc phải phạm tội đó thôi. Đương khi đứng trong địa vị nguy hiểm như thế, thình lình nghe trong mình đã mất sự muốn phạm tội rồi, chẳng còn thèm làm đến sự ghê gớm ấy nữa, mà lại ghét ý tưởng về tội đó cũng có. Tại sao người ấy được cứu khỏi phạm tội như thế? Há chẳng tại vì Đức Chúa Trời dùng lương tâm và Thánh Linh mà ngăn cản mình làm theo chước cám dỗ mà phạm tội đó hay sao? Đức Chúa Trời thường dùng hai cơ quan ấy mà thi hành lẽ Thần hựu để ngăn ngừa tội ác, đến đỗi vô số người đã nhờ đó mà thoát khỏi phạm tội trọng.(b) Để mặc cho người ta phạm tội: Đức Chúa Trời để mặc cho kẻ ác có lòng cứng cứ yêu chuộng và làm tội ác. Ngài thật không ưng chịu tội ác của họ, cũng chẳng dung thứ mà bỏ qua đâu, duy không trực tiếp ngăn cản tôi nhơn cố ý theo đường lối gian ác của nó đó thôi. Dầu Ngài để mặc cho tội nhơn làm ác, thì vẫn ghen ghét tội, không sớm thì muộn chắc sẽ đoán phạt không sai. Kinh Thánh chứng rằng:IISu 32:31 Xin sánh câu ấy với câu tiếp theo: Phu 8:2; Thi 81:12,13; Es 53:4,10.Ấy là Ngài vừa ý cho dân Do Thái mặc kệ theo ác mưu trong lòng họ mà giết Chúa vậy.Os 4:17; Cong 14:16; Ro 1:24,28; Ro 3:25.(Cũng xem ISa 18:10)(c) Chỉ huy tội ác: Đức Chúa Trời vốn biết rõ mưu ác của người ta. Có khi Ngài trực tiếp làm cho ác mưu ấy bất thành, chỉ huy việc ác họ mưu làm đó trở lại làm trọn ý muốn của Ngài. Hễ lòng người nào cố ý chứa gian ác, ắt phải tràn ra, Đức Chúa Trời không ngăn ngừa được; nhưng Ngài lấy chủ quyền tuyệt đối mình mà chỉ huy, khiến cho sự ác đó phải chạy theo lối Ngài chỉ định, cốt để hạn chế nó làm thiệt hại ít hơn hết. Tội ác ở trong lòng chẳng khác gì phún thạch ở trong hỏa diệm sơn kia, khi nó nổ ra thì không thể ngăn cản nó phun lên và tràn chảy ra ngoài; nhưng nó chạy qua hướng đông hay hướng tây, ấy bởi ý chỉ Đức Chúa Trời chỉ huy hạn chế nó làm thiệt hại ít hơn hết.Cũng vậy, có khi Đức Chúa Trời không ngăn cản tội ác tràn ra, nhưng Ngài định hướng cho đường lối nó, để nó chỉ kết quả sự thiệt hại nhỏ hơn hết đó thôi. Những câu viện dẫn dưới đây làm chứng:Sa 50:20; Thi 76:10; Es 10:5; Cong 4:27,28(d) Hạn chế tội ác: Đức Chúa Trời hạn chế ác tính của các vị thọ tạo, hầu cho tội lỗi nó lan ra có chừng mực. Tội ác giống như hột giống kia, khi gieo rồi, có thể mọc lên, kết quả từ việc ác nầy ra việc ác khác cho đến mãi mãi. Nên Đức Chúa Trời đặt giới hạn cho nó, định sự kết quả nó không được tràn qua cái giới hạn ấy. Nhưng dầu Đức Chúa Trời làm vậy, thì chẳng phải thay đổi bản tánh của tội ác, hay là dự phần đến việc ác đâu; duy khiến cho nó không được ngăn trở ý chỉ Ngài thành tựu đó thôi. Kinh Thánh làm chứng như dẫn sau đây:Giop 1:12; Giop 2:6; Thi 124:3; ICo 10:13; IITe 2:7,8; Kh 20:2,34) Trong lễ Thần hựu ý chí tự do của loài người và chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời có sự tương đối nhau thể nào? Vả,lẽ Thần hựu có quan hệ với cả ý dục loài người và ý chỉ của Đức Chúa Trời. Xem xét công việc người ta thì thấy có hai mặt: mặt nầy hướng về Đức Chúa Trời, mặt kia hướng về loài người. Coi mặt hướng về Đức Chúa Trời thì dường như mọi việc làm của người ta duy do ý chỉ Đức Chúa Trời mà thành công. Song nếu xem mặt hướng về loài người, thì lại dường như cả thảy đều do ý dục họ mà được nên.Song có kẻ hỏi: “Ý dục của loài người thế nào hiệp tác với ý chỉ của Đức Chúa Trời mà làm nên ý muốn của Ngài?” Ấy là một nan đề thật khó giải quyết, chắc chỉ Đức Chúa Trời hiểu rõ, cùng giải rõ đó thôi. Dầu vậy, ta có thể dùng sự tương đối của linh hồn với thân thể làm ví dụ:cánh tay vẫn cứ giữ vẹn công lệ của nó luôn, thế mà cũng thường vâng phục ý dục của linh hồn mà lạm dụng. Cũng vậy, loài người thật tự do, được tự ý mình làm việc; dầu vậy, Đức Chúa Trời vẫn chủ trị các động tác của họ hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. Các vị tự do thật phải phục chủ quyền tuyệt đối của Đấng cao cả,nhưng Đấng ấy chủ trị họ ở trong sự tự do của họ. Cả hai ý dục tự do của loài người và chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời đều tồn tại luôn, cái nầy chẳng giảm bớt hay là phá hủy cái kia; trong việc của loài người cả hai đều đi song song nhau như hai đường bình hành, hiệp tác làm nên ý tốt của Đức Chúa Trời. Đạo nào phủ nhận lẽ thật ấy là tà giáo, chỉ hủy hoại chánh đạo nó thôi.b) Lịch sử làm chứng:Kê cứu lịch sử của các nước thế gian, bất luận giáo hóa nước nào cạn hay sâu, đều dễ thấy có một cánh tay siêu nhiên chủ trị mọi sự của các nước ấy để thưởng thiện phạt ác, khiến ai gieo giống gì gặt giống ấy,chẳng sai một sợi tóc nào cả. Từ xưa đến nay sự hưng suy của các nước, bề ngoài dường như chỉ bởi người ta gây nên; song xét cho sâu hơn, thì rõ lắm phải có mạng lịnh của Đức Chúa Trời cai trị trên việc làm của người ta mới được nên thể ấy.Ví như lúc Chúa Jesus giáng sanh thì Lamã đế quốc cầm quyền thống trị trên cả thiên hạ. Kinh Thánh đã dự ngôn rằng Christ phải chịu chết trên cây gỗ. Mà lúc đó chỉ Lamã dùng tử hình ấy. Cho nên nếu lúc Chúa Jesus tại thế, mà quyền thống trị thiên hạ ở trong tay một cường quốc khác ngoài nước Lamã, thì Ngài chịu tử hình ấy sao được? Vậy, rõ lắm Đức Chúa Trời hạ nước Hilạp xuống mà dấy nước Lamã lên đặng làm ứng nghiệm Kinh Thánh.Vả lại, nhờ Alexandre đại đế chinh phục cả thế gian, mà văn tự Hilạp được thông lưu khắp nơi, dự bị sẵn sàng để làm lợi khí cho sự truyền bá Tin lành khắp chốn. Cũng nhờ nước Lamã chinh phục Hilạp mà các dân dã man được khai hóa, các xứ xa được giao thông nhau bởi đường sá mở thông suốt cả đế quốc, làm cho sự vãn lai tiện lợi mọi bề. Nên khi Tin lành hiện đến thì các nhà truyền giáo đầu tiên bèn nhờ văn tự Hilạp phổ thông, và đường sá Lamã thông suốt cả thiên hạ mà đi khắp nơi truyền rao ơn cứu rỗi của Jesus Christ. Các thực sự ấy há tình cờ mà có sao? Chắc không! Bèn là nhờ Thần hựu,Thần hựu của Đức Chúa Trời chủ trị và chỉ huy toàn cục các dân các nước, nên mới có như thế vậy.c) Hội Thánh làm chứngNếu kê cứu về sự sáng lập và bành trướng của Hội Thánh, thì thấy đời nào cũng có tay của Đức Chúa Trời phù hộ, giúp đỡ. Dầu các thời đại các địa phương Hội Thánh trải qua nhiều nỗi bắt bớ ngăn trở, nhưng hễ bị bắt bớ ngăn trở chừng nào, thì Hội Thánh càng tấn bộ thêm chừng nấy. Có khi đời thuộc linh của Hội Thánh sa sút nguội lạnh, nhưng Đức Chúa Trời không cho hội chết hẳn, bèn dấy lên những sứ giả trung tín giảng lẽ thật, phấn hưng tín đồ, và lôi kéo Hội Thánh trở lại cùng Chúa. Đức Chúa Trời lắm khi vì Hội Thánh mà hạ vua nầy xuống, dấy vua kia lên, khiến nước nầy suy, nước kia thạnh.Julien I’Apostat (kẻ chối đạo) quyết ý diệt đạo Christ mà tái lập bái vật giáo trong Lamã đế quốc; nhưng Đức Chúa Trời không cho, bèn khiến cho vua ấy phải tử trận. Chính Julien cũng nhận rằng sự thất bại đó là tại nơi Chúa, vì lúc hấp hối vua kêu lên rằng: “Hỡi Ông Galilê, Ông đã thắng hơn tôi rồi!” Cừu địch Hội Thánh thường dấy lên đông như cát biển, hung bạo như thú dữ, hà hiếp hội hữu bốn bề, cốt quyết tuyệt diệt đi. Nhưng lạ thay! Hội Thánh vẫn còn, vẫn đứng vững rất có ích lợi quan hệ với đạo đỡi, lòng người, nước nhà và xã hội, đến đỗi cả toàn cầu phải nhận rằng Hội Thánh thật một cơ quan phi thường, được thực hữu và tồn tại duy bởi Thần hựu đó thôi.3. LÝ THUYẾT PHẢN ĐỐI ĐẠO THẦN HỰUCó những thuyết phản đối đạo Thần hựu lược kể như sau đây:a) Túc mạng thuyết:Thuyết nầy chủ trương rằng mọi sự đều thuộc về vận mạng, không những là “tử sanh hữu mạng, phú quí tại thiên”, nhưng mọi sự mọi vật cũng đều bởi định mạng cả. Họ nhận rằng loài người có ý dục, song không thể dùng ý dục ấy cách tự do để quyết định làm việc gì được hết. Thuyết nầy có chỗ sai như sau đây:(1) Phản đối sự tự tri tự giác:Túc mạng thuyết phản đối sự tự tri tự giác của loài người, vì lương năng ấy chứng rõ ràng rằng chúng ta quả được tự chủ, có quyền chọn làm theo bên nầy, chối làm theo bên kia vậy.(2) Trở ngại thần cách Đức Chúa Trời:Túc mạng thuyết cũng trở ngại thần cách của Đức Chúa Trời, vì trọng về quyền năng Ngài mà khinh sự chân thật, sự khôn ngoan, sự thánh khiết, và sự yêu thương của Ngài. Họ nhận Đức Chúa Trời đã nhờ cuộc tạo thành muôn vật mà bày ra quyền năng lớn lao của Ngài. Song họ chối thần hựu, quả quyết rằng Đức Chúa Trời chẳng từng đoái hoài vũ trụ bao giờ. Thế mà hễ chối thần hựu, bất quá là chối Đức Chúa Trời lấy lẽ chân thật, sự khôn ngoan, sự thánh khiết và tình yêu thương mà tự bày tỏ mình cho loài người. Bởi vì trong việc thi hành Thần hựu, Đức Chúa Trời dùng các thần cách ấy để chăm nom săn sóc muôn vật. Hồi giáo và nhiều bái vật giáo đều chủ trương theo thuyết nầy.b) Ngẫu nhiên chủ nghĩa:Thuyết nầy luận rằng hành tinh vận chuyển, nước nhà hưng suy, và mọi việc lớn lao cả thể khác ở trong vũ trụ đều nhờ Đức Chúa Trời chủ trị cả. Nhưng các việc nhỏ mọn xảy ra hằng ngày, Đức Chúa Trời chẳng từng biết đến, thảy đều xuất ư ngẫu nhiên đó thôi. Vậy, thuyết nầy bỏ Thần hựu đặc biệt mà đặt sự ngẫu nhiên thế cho. Xin tỏ chỗ sai lầm của thuyết nầy.(1) Bỏ việc nhỏ khôn nên công lớn: Nếu Đức Chúa Trời không có quan tâm đến việc nhỏ mọn, thì chắc không thể nên việc to tát được. Giả như người thợ cả trù liệu làm đường xe lửa kia, chẳng những tính từ cái chốt sắt dài mà thôi, bèn đến một cái đinh rất nhỏ cũng tính toán tiêm tất. Cớ sao vậy? Ấy vì dầu là một đinh rất nhỏ, song nếu thiếu mất hay sắp đặt sai chỗ, thì ắt phải bị hại to, nên rất cần phải cẩn thận, không những về việc lớn, mà việc nhỏ cũng vậy; bằng không, ắt không có đường xe lửa hữu dụng được đâu. Mà nếu trong cõi loài người sự chăm nom săn sóc việc nhỏ mọn còn là quan hệ như thế thay, há dám nói trong vũ trụ Đức Chúa Trời chỉ chủ trị việc lớn mà không ngó ngàng đến việc nhỏ ư? Chúa Jesus phán rằng: Ma 10:29,30Chim sẻ và sợi tóc loài người nhỏ mọn lắm,mà Chúa quả đoái đến, chăm nom săn sóc trọn vẹn.(2) Không coi sóc đến việc nhỏ, không thể gọi Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương trọn vẹn: Nếu Đức Chúa Trời chỉ đoái đến việc lớn mà không kể đến việc nhỏ, thì tình yêu thương Ngài vẫn bất toàn. Nhưng nếu xem xét bản tánh của tình yêu thương, thì biết rằng hễ ai yêu mến ai, không những là để ý đến việc lớn của họ, mà lại đoái hoài mọi việc nhỏ có quan hệ với sự yên ổn vui vẻ của kẻ ấy nữa, hằng chăm nom săn sóc, dự bị mọi sự cần dùng, dầu nhỏ đến đâu cũng chẳng hề bỏ qua. Mà nếu bản tánh tình yêu thương phàm tục còn như vậy thay, huống chi tình yêu thương trọn vẹn của Đức Chúa Trời,chắc khiến cho Ngài phải coi sóc muôn vật, sắm sửa mọi sự cần dùng, đến đỗi săn sóc cả việc nhỏ xíu cũng chẳng bỏ qua đâu! Kỳ thực, nếu không nhận có Thần hựu đặc biệt, thì cũng rất khó nhận có Thần hựu chung; mà lại nếu chẳng có Thần hựu đặc biệt, thì cũng chẳng có tôn giáo thực tế, vì loài người không thể thờ phượng Thần nào không trực tiếp coi sóc việc riêng của mình, đến đỗi dầu cùng cực thiếu thốn, nếu không có Thần hựu, thì kêu trời cũng vô ích vậy. Cho nên phủ nhận Thần hựu tức là phủ nhận Đức Chúa Trời có tình yêu thương trọn vẹn vậy.(3) Chối Thần hựu đặc biệt cũng chối sự từng trải của tín đồ: Sự từng trải của tín đồ Christ chứng thực cho sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự Thần hựu đặc biệt. Bởi vì Kinh Thánh minh huấn rằng lắm biến động xảy ra, cốt ý để cứu trợ tín đồ. Có khi họ bị hoàn cảnh nguy hiểm, thiếu thốn, đau ốm, bắt bớ, v…v., mà cầu khẩn Chúa cứu trợ, thì thường thấy Chúa thương xót mà giải cứu liền. Tín đồ nào đã từng trải sự tái sanh, sự nên thánh, sự giao thông với Đức Chúa Trời, sự nhậm lời cầu nguyện, không thể nào hoài nghi “mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô.8:28). Vậy, hễ chối Thần hựu đặc biệt, chắc cũng phải chối luôn sự từng trải của muôn trùng tín đồ nữa; vì họ đều đồng thinh chứng minh rằng: “Chúa là Đấng giúp đỡ tôi, tôi sẽ chẳng sợ chi; người ta làm chi tôi được?” (He 13:6).4. THẦN HỰU QUAN HỆCông việc tể trị coi sóc của Đức Chúa Trời rất quan hệ, kể không xiết không cùng. Xin chỉ nói lược đôi điều cần yếu như sau nầy:a) Quan hệ với thứ tự muôn vật: Một bầu trời đất bao la, đôi vừng nhựt nguyệt chiếu diệu, bốn mùa luân chuyển, muôn vật hóa sanh, năm tháng đúng, ngày giờ y, thảy đều có thứ tự, chẳng hề sai chạy chút nào. Nếu không có Đấng Tạo hóa chủ trị điều độ, vận dụng sự khôn ngoan quyền năng vô hạn của Ngài ở trong đó, mà muôn vật muôn tượng tự hiện tự thành, thì sự diệu hiệp của muôn vật, sự tấn hóa của các cơ thể, thế nào có được thứ tự nhịp nhàng như vậy ư? Tuy trí lực của chúng ta có chừng, không thể dò hết được định lệ trong vũ trụ chu toàn lạ lùng là thể nào; nhưng có một điều chúng ta biết được là nếu không có Đức Chúa Trời vận dụng ý chỉ khôn ngoan và tình yêu thương của Ngài mà đoái đến vũ trụ, làm hết công việc chăm nom săn sóc từ việc nhỏ đến việc lớn, thì trời đất muôn vật không thể có được hiện tượng như vậy.b) Quan hệ với sự cầu nguyện: Lấy làm rõ ràng lắm cho ta nhận thấy Thần hựu có quan hệ với sự cầu nguyện. Nhưng suy nghĩ về vấn đề ấy lại nảy ra vấn đề khác nữa trong tâm trí ta rằng: Nếu các công lệ trong cõi thiên nhiên đã cố định rồi, thì Đức Chúa Trời thể nào trả lời sự cầu nguyện được ư?(1) Có kẻ luận về vấn đề nầy rằng, ở ngoài sự cảm động linh tánh, thì sự cầu nguyện chẳng có linh nghiệm gì cả, nó bất quá là một thứ “thể tháo” thuộc linh đó thôi. Nhưng kinh nghiệm về sự từng trải tín đồ và sự dạy dỗ của Kinh Thánh thì rõ sự cầu nguyện chẳng những cảm động linh tánh người ta, mà lại có đủ sức cãm động đến chính Đức Chúa Trời nữa, đến đỗi Ngài phải giơ tay ra thi hành việc lớn ở trong cõi thiên nhiên để nhậm lời cầu nguyện đó. Giả như Ápraham cầu thay cho Sôđôm thì cảm động lòng Đức Chúa Trời,đến đỗi Ngài hứa làm theo lời ông cầu xin đó. Thành Sôđôm sở dĩ không được cứu khỏi hỏa hình, có lẽ tại vì Ápraham không cứ cầu nguyện đến tột bực (Sa 18:23-33). Duy lời cầu thay của Gióp khiến cho Đức Chúa Trời tha tội và ban phước cho ba bạn của ông (Giop 42:8). Trong Thi 91:15, Chúa phán: “Người sẽ kêu cầu ta, ta sẽ đáp lời người; trong sự gian truân, ta sẽ ở cùng người, giải cứu người và tôn vinh người.” Tay toàn năng của Đức Chúa Trời đủ sức xây trở bầu trời trái đất; mà sự cầu nguyện của tín đồ lại đủ sức xây trở tay toàn năng ấy. Bằng vậy, sự nhậm lời cầu nguyện ấy há chẳng phải là một phần rất quan hệ của Thần hựu ư?(2) Có kẻ lại nói rằng, Đức Chúa Trời chỉ dùng cách thuộc linh mà trả lời sự cầu nguyện, như là ban cho Thánh Linh cảm động người ta, khiến cho bề trong được cảm xúc sự vui vẻ; chớ Ngài không hề nhậm sự cầu nguyện mà cho gì bằng vật chất bao giờ. Ngài cũng chẳng hề đụng đến công lệ thiên nhiên làm chi đâu. Song lời ấy do sở kiến quá ư thiển cận;vì cõi thuộc linh cũng phục các định lệ như cõi vật chất vậy. Vả lại, cả từng trải lẫn Kinh Thánh đều đồng chứng rằng lắm biến động thường xảy ra ở trong thế giới hữu hình chỉ tại vì cớ kẻ cầu nguyện; bằng chẳng có, chắc cũng chẳng từng xảy đến bao giờ. Giả như tiên tri Êli cầu Chúa trọn bảy năm có cơn hạn hán khắp xứ (Gia 5:17). Kế sau Êli cầu nguyện lại, thì Chúa ban cơn mưa tràn trề, cứu xứ khỏi tai hạn hán (IVua17:8-24). Các sự từng trải ấy chẳng thuộc về cõi thuộc linh, bèn thuộc về cõi thuộc thể; nào hạn hán, nào mưa dào, nào tiên tri ăn uống ở nhà bà góa kia, thảy đều xảy ra ở trong cõi thiên nhiên, can thiệp đến hiện tượng vậy.(3) Có người khác lại hỏi rằng, nếu Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của người ta, ấy há chẳng là trừ bỏ định lệ của muôn vật sao?Xin đáp: Có khi Đức Chúa Trời nhờ công lệ trong muôn vật mà nhậm lời cầu nguyện;có khi Ngài thi hành việc cả thể dường như là ở ngoài công lệ chúng ta thường biết, như khi Ngài kêu kẻ chết sống lại, hóa nước thành rượu, v…v. Nhưng trong cả hai cõi thuộc thể thuộc linh chắc có nhiều công lệ mà chúng ta chưa từng biết. Khi tín đồ cầu nguyện, Đức Chúa Trời chắc nhờ những công lệ cao thượng hơn mà nhậm lời cầu nguyện đó, không cần phải trừ bỏ lệ nào cả. Vì Đức Chúa Trời cai trị có nhiều cách thức, có khi theo lệ thường, có khi vượt qua lệ thường,tri thức ta có hạn, nên chẳng có thể thấy đến tột mực được hoặc cũng không dò xét thấu lý nổi bao giờ. Song dầu cách nhậm lời cầu nguyện vốn theo lẽ thường hay là vượt quá lẽ thường, chúng ta biết chắc rằng thảy đều do Thần hựu mà ra cả.c) Quan hệ với công việc của tín đồ: Thần hựu cũng có quan hệ đến công việc của tín đồ, nhờ sự ấy Đức Chúa Trời dẫn dắt chỉ đường cho họ, giúp đỡ họ không xây bỏ ý muốn của Ngài mà làm theo ý riêng mình. Trong đời có hai phái thất trung dạy về vấn đề nầy. Phái thứ nhứt gọi là tịch tĩnh luận, chuyên trọng về sự mặc nhiệm, không dám nhờ nào là ý dục, nào là trí ngộ mà tìm cầu biết ý muốn của Đức Chúa Trời về việc làm của mình, duy chờ đợi sự cảm hóa siêu việt bề trong, kể sự cố ý giơ tay ra mà làm việc gì để biết ý ấy là phạm tội; nên chỉ nhờ Thần hựu theo lối siêu việt để làm mọi sự đó thôi.Thuyết nầy có chỗ lầm, vì dầu Đức Chúa Trời có dùng Thần hựu cách siêu việt mà giúp đỡ tín đồ biết ý chỉ của Ngài, thì cũng có dùng đến nhiều cách thiên nhiên nữa, như là sự dạy dỗ của Kinh Thánh, lời khuyên lơn của người ta, sự luận đoán khôn ngoan của tâm trí, dịp tiện tốt, cảnh ngộ, tình thế, để giúp đỡ ta biểu quyết về ý chỉ Chúa và giục giã mình theo đó cho được may mắn trong mọi việc. Chúng ta thường khấn rằng: “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ dùng” (Ma 6:11). Rồi Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện ấy mà ban cho chúng ta sức mạnh và sự khôn ngoan làm việc để kiếm ăn đủ ngày. Hễ ai cẩu nguyện rồi khoanh tay ngồi đợi, chắc không được Thần hựu ban cho mình điều gì cả.Ai đau, muốn nhờ Thần hựu chữa lành, chắc cũng không được lành nếu cứ trái luật vệ sanh mãi, hoặc không dùng đồ ăn bổ sức. Ông George Muller có dạy rằng hễ muốn biết ý Chúa về việc gì thì phải nghiệm theo bốn điều nầy: 1) Quyết định làm theo ý ấy; 2) Cầu nguyện Thánh Linh chỉ cho mình biết ý ấy; 3) Kê cừu Kinh Thánh để rõ lời Chúa dạy thể nào về việc mình toan làm đó; 4) Để ý đến trường hợp và trạng huống để thử xem nếu tiện làm việc ấy hay không. Nhờ nghiệm theo bốn điều ấy, chắc sẽ biết ý Chúa; mà đã biết rồi thì lòng ắt được bình an dạn dĩ để theo ý ấy trọn vẹn.Phái thứ hai gọi là tự nhiên luận (Naturalisme), chủ trương rằng không có Thần hựu gì cả, mọi việc mình làm thì tự mình mà làm; nếu được may mắn, thì do tài trí khôn ngoan của mình mà nên; không được may mắn, cũng tại mình bất tài ngu dại mà ra vậy. Duy vật luận, thiên diễn tấn hóa luận, tự nhiên tôn giáo luận đều đề xướng ý kiến ấy cả. Nhưng ý kiến nầy chẳng phải là đạo trung chánh đâu. Vì trong đời ta vẫn ở dưới quyền chủ trị của Đức Chúa Trời cả, muốn được may mắn thì phải vâng theo ý chỉ của Ngài. Song ta cũng chẳng bỏ ý dục của mình đâu, bèn đem nó hiệp tác với ý chỉ của Đức Chúa Trời,rồi nhờ Thánh Linh cảm hóa các bản năng mình, ban thần lực, thần trí cho, cũng giục giã mình chuyên tâm về việc muốn làm đó. Duy làm theo cách ấy mới mong theo ý chỉ Chúa mà được may mắn trong mọi việc làm của mình vậy. Kinh Thánh cũng dạy rõ tín đồ có thể nhờ Chúa chỉ dạy đưa dẫn luôn, chẳng như kẻ vô tín kia “không chờ đợi lời chỉ giáo Ngài” (Thi 106:13), bèn được Chúa ban sự khôn ngoan từ trên.Thi 32:8; Ch 3:6; Phi 1:9,10; Gia 1:5; Gi 15:15; Co 1:9,10
QUYỂN IV - LUẬN VỀ LOÀI NGƯỜI
(Nhơn loại học)Kìa, muôn vàn chúng sinh đang chen chúc nhau trên mặt địa cầu, đầu đội trời chơn đạp đất, thân thể toàn vẹn, tri thức cao xa, quyền phép nhiệm mầu, tài năng lỗi lạc, văn minh ngày một tấn bộ, trình độ ngày một tăng cao, có linh tánh để giao thông với Đức Chúa Trời, có thân thể để tiếp xúc với tạo vật; ấy gọi là loài người. Nếu loài người nhận biết mình có cái địa vị cao trọng như thế ở trong vũ trụ diệu kỳ nầy, được đứng đầu muôn vật,mà không rõ cái căn nguyên mình, không hiểu đến cuối cùng của đạo loài người, chẳng rõ mục đích và đời sống mình là làm sao, thì thật khốn nạn thay! Cho nên nếu loài người muốn hiểu biết về các vấn đề ấy, thì thật là phải lẽ lắm. Nhưng tội nghiệp thay! Loài người tự mình không thể tìm kiếm ra lẽ thật về vấn đề ấy được.Nên ta thường thấy hễ loài người càng cậy sự khôn ngoan mình mà càng kê cứu bao nhiêu, thì càng đi sâu vào con đường lầm lạc bấy nhiêu mà thôi. Ấy đó, nếu ai muốn biết rõ về mình, thì duy chỉ có một nguồn lẽ thật đã bày ra các vấn đề ấy một cách tường tận, tức là Kinh Thánh. Vậy, ta nên cứ chú ý tra cứu Kinh Thánh mới có hy vọng hiểu thấu đến cái yếu lãnh của nhơn loại học, vì tại trong bộ Kinh Thánh đó, Đức Chúa Trời đã cắt nghĩa rõ ràng về vấn đề quan hệ ấy.
Chương 1: LUẬN VỀ SỰ TẠO THÀNH LOÀI NGƯỜII. CĂN NGUYÊN CỦA LOÀI NGƯỜI1. LOÀI NGƯỜI DO ĐỨC CHÚA TRỜI TRỰC TIẾP DỰNG NÊNKINH THÁNH dạy minh bạch và chắc chắn rằng loài người được Đức Chúa Trời trực tiếp dựng nên. Sáng thế ký có chép:* Sa 1:27* Sa 2:7Hai câu ấy và nhiều câu khác, nói quả quyết rằng loài người chẳng nhờ luật thiên diễn cạnh tranh mà có; cũng chẳng bởi một nguyên chất vô tri nào đó mà lần lần tiến hóa đến bậc thành toàn như hình thể ta hiện có bây giờ; bèn là nhờ công phu của Đức Chúa Trời trực tiếp tạo thành vậy (Cũng xem Giop 32:8; Tr 12:7; Xa 12:1).2. Ý KIẾN SAI LẦM VỀ CUỘC TẠO THÀNH LOÀI NGƯỜITrong vòng các nhà cách trí học có nhiều ý kiến về căn nguyên của loài người, phản đối với sự khải thị của Kinh Thánh,nhưng mà xét ra cho kỹ, thì thấy có hai ý quan hệ, là tự sanh luận và tấn hóa luận.a) Tự sanh luận (génération spontanée): Thuyết nầy chủ trương rằng loài người và muôn vật đều do vật chất của cõi thiên nhiên mà sanh ra. Họ cho rằng hễ vật chất đứng trong một hoàn cảnh thích hợp, tự nhiên có quyền sanh hóa mọi thứ sanh vật, không cần phải nhờ giống gì có sự sanh hoạt trước. Nói cách khác,theo thuyết nầy, sự sống không phải là do sự sống tiền tại mà ra, bèn là tự nhiên mà có.Thuyết nầy phản đối với Kinh Thánh mọi bề; vì Kinh Thánh có câu rằng: (Xem Sa 2:7).Thuyết nầy cũng phản đối với thực nghiệm khoa học. Trải qua hai ba đời các nhà khoa học đã kê cứu và thực nghiệm về thuyết nầy thật rõ ràng lắm, nhưng đến bây giờ chưa ai kiếm thế làm cho vật sống do nơi vật chết mà ra, đến đỗi phần nhiều nhà khoa học hiện thời đã công nhận rằng sự sống chỉ do sự sống tiền tại mà ra đó thôi. Ông Huxley, một nhà sanh vật học trứ danh của thế kỷ XVIII, quyết rằng thuyết về thiên nhiên tự sanh phản đối mọi bề với các thực sự của thực nghiệm khoa học. Còn ông Tyndall, nhà thiên nhiên triết học, đồng thanh với ông Huxley mà chứng rằng: “Tôi quyết rằng chẳng có một bằng cớ đích xác nào chứng thực rằng sự sống trong đời nầy có căn nguyên ngoài sự sống tiền tại”.b) Tấn hóa luận:Thuyết Tấn hóa chủ trương rằng cái cội rễ nguyên sơ của muôn vật là do một cái tế bào đơn mà ra. Cái tế bào ấy vốn ở trong cõi hư vô của khoảng không gian, đã sanh ra trước nhứt những vật vô cơ thể. Đoạn từ sanh vật vô cơ thể đó mà lần lần tiến hóa nên những vật hữu cơ thể. Trước hết có những động vật vô tích chùy (invertébrés); kế sau cứ tiến hóa lần mãi đến bực động vật hữu tích chùy (vertébrés). Các động vật hữu tích chùy thấp hèn hơn tiến hóa đầu hết, như loài cá, rắn, v…v.; rồi các vật ấy cứ tiến hóa mãi cho đến khi nên điểu, thú, loài nầy sanh loài nọ, loài nọ biến hóa loài khác, đến chừng thành loài người, là cái điểm cùng tuyệt của muôn vật vậy.Theo thuyết nầy, tổ tiên của loài người là loài khỉ, vì trong loài thú vật chỉ có khỉ đạt đến bực trọn vẹn hơn hết.Thuyết nầy cũng chủ trương rằng, lúc ban đầu loài người khờ dại, không có sự khôn ngoan, khác loài động vật không mấy. Đoạn, từ bực khờ dại đó mà họ tấn hóa đến bực khôn sáng, từ bực dã man đến địa vị văn minh. Sau đây xin kể ra mấy lý do minh chứng rằng tấn hóa luận là sai lầm.(1) Phản đối Kinh Thánh:Kinh Thánh dạy rằng muôn vật nhờ công phu trực tiếp của Đức Chúa Trời mà được dựng nên, loài nào theo loài nấy, vô luận là loài có xương sống hay không, chẳng hề có loài nào lần lần biến hóa ra loài khác bao giờ. Còn đến loài người, thì Đức Chúa Trời lấy bụi đất tạo ra hình tượng người, rồi hà sanh khí vào lỗ mũi người,thì người bèn trở nên một loài có linh hồn sống (Sa 1:27; 2:7).(2) Phản đối khoa học thực nghiệm:Nếu kê cứu hoặc địa chất học, sanh vật học, hay là sanh lý học, thì dễ thấy các sự thực nghiệm của khoa học ấy phản đối với thuyết tấn hóa. Vì theo ý kiến thuyết nầy, mọi sanh vật, hoặc hữu cơ thể, hoặc vô cơ thể đều do nơi vật chất chết mà sanh hóa. Nhưng lạ thay! Trong cõi thiên nhiên chẳng thấy còn một dấu tích nhỏ xíu nào lưu truyền lại làm chứng cho sự biến hóa phi thường ấy; và rõ ràng cõi vật chất từ cổ chí kim vẫn cứ chết luôn, chẳng tỏ một mảy may dấu hiệu gì về tấn hóa bao giờ.(3) Giữa các loài vẫn có vực sâu không bắc cầu qua được: Lai giữa thực vật và động vật vẫn có một cái vực sâu chưa hề có ai bac cầu qua được. Nếu các động vật do nơi thực vật mà lần lần biến hóa đến đỗi trở nên loài nầy giống kia, thì cái cách thức biến hóa diệu kỳ ấy đã biệt tích đâu cả rồi! Vì từ thượng cổ đến cận kim chẳng ai thấy thực vật hóa nên động vật nầy kia bao giờ. Mà ở trong loài thực vật cũng chẳng thấy có cơ thể nào có thể làm căn cứ cho sự sanh hoạt hữu cơ nữa.Ngoại giả, có một vực sâu thăm thẳm ở giữa động vật hữu tích chùy và động vật vô tích chùy, và ở giữa bô nhũ loại và các động vật hữu tích chùy khác. Nhưng mà vực sâu rộng lớn hơn hết vẫn còn có ở giữa loài thú vật và loài người. Tuy tấn hóa thuyết chủ trương về căn nguyên muôn vật, quyết rằng muôn vật đều do một tế bào đơn đầu tiên mà ra, thì cũng chẳng có thể nào giải minh tại sao giữa loài nầy và loài kia có vực sâu như thế, đến đỗi chẳng có vật nào ở trong loài nầy có thể sang qua làm vật thuộc về loài kia.Thật thế, thực nghiệm khoa học minh chứng rằng không có thể nào bắc cầu qua các vực sâu ấy, vì chưa hề có ai thấy sanh vật nào thoát khỏi khuôn lốt nó, để tấn hóa mà thành ra sanh vật khác. Đến dầu một sanh vật rất hèn mọn mà cũng không hề tấn hóa như vậy thay, huống hựu há dám gọi loài người là một loài bởi thú vật tấn hóa mà đến ư? Như con khỉ là loài thú có hình thể gần loài người hơn hết, mà cũng chưa từng có nhà khoa học nào thấy nó vượt bực mà tấn hóa, một lần nhảy lên mà làm loài người có linh tánh, có tri thức,có ý chí, có đạo đức bao giờ. Nếu xưa có sự tấn hóa như thế, thì sao nay không còn có nữa? Cớ sao sanh vật nào sanh ra trong loài nào cứ ở trong loài đó mãi,không bao giờ thoát lốt mà lần lần hóa nên loài khác? Ví bằng tấn hóa thuyết giãi bày lẽ thật về căn nguyên của muôn vật, xin hỏi tại sao sự biến hóa lạ lùng dường ấy chẳng còn lưu lại chút dấu tích nào cả? Dám quả quyết rằng tại vì căn nguyên của muôn vật và loài người chẳng phải như thế. Cái thuyết tấn hóa chỉ là một sự ức đạt của lòng dữ và chẳng tin, một sự ảo tưởng của kẻ bị hư mất đó thôi.Lẽ thật về căn nguyên của loài người được bày ra ở trong Kinh Thánh đã có thực nghiệm khoa học xác chứng cho: ấy là thể chất loài người được Đức Chúa Trời trực tiếp tạo ra; còn linh tánh loài người do sanh khí Ngài hà vào lỗ mũi mà có, và nhờ linh tánh ấy loài người linh hơn muôn vật vậy. Thế thì, nếu Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa của loài người, là căn nguyên của cả thân thể và linh tánh, thì sao lại nỡ hạ mình xuống đành bỏ bực cao trọng của mình mà hiệp nhứt với súc vật, đến đỗi nhận loài khỉ làm nguyên tổ của mình?!!!(4) Nguyên trạng của loài người vốn cao quí: Vả lại, Kinh Thánh dạy rằng A-đam lúc mới được dựng nên đã có quyền cai trị muôn vật, cũng có khôn ngoan cao xa mà đặt tên cho các vật ấy. Lại ông cũng được giao thông với Đức Chúa Trời cách thân mật,được đứng trong cảnh trạng thật là cao quý vô song. Nhờ thực sự ấy, ta biết loài người ngay từ lúc mới tạo thành chẳng phải là khờ dại, vô tri thức đâu. Họ chẳng phải từ địa vị thấp hèn mà lần lần tiến hóa đến chỗ khôn sáng đâu, không hề từ bực dã man mà lần tiến hóa đến địa vị văn minh. Trái lại, loài người từ địa vị cao trọng mà sa ngã, phải lần lần thối hóa, trụy lạc vào địa vị ngu dại tối tăm, đến đỗi quên lửng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa mình, là căn nguyên vinh hiển của mình đi thì có (Xem Ro 1:18-28 thì rõ hơn).3. PHƯƠNG PHÁP TẠO THÀNH LOÀI NGƯỜIVề phương pháp Đức Chúa Trời dùng để dựng nên thân thể loài người, thì Kinh Thánh chẳng dạy rõ. Theo Sa 2:7, ta thấy Đức Chúa Trời lấy đất tạo ra hình thể của loài người; Sa 2:19 lại nói Ngài lấy đất mà tạo ra các loài động vật. Ấy dạy rằng thể chất của loài người và của loài động vật đều do đất mà ra cả. Cách thức Ngài làm việc ấy ta không thể nào biết được;hoặc Ngài lấy chính tay Ngài mà nắn nên thân thể họ cách trực tiếp, hoặc dùng phương pháp khác mà làm nên cách gián tiếp, thì không ai nói chắc được. Điều rõ ràng lắm là thể chất của loài người vẫn bởi lòng lành và ý tốt của Đức Chúa Trời mà được dựng nên bằng bụi đất. Còn linh tánh là bởi Trời phú cho, một phần do ở nơi chính sanh khí của Đức Chúa Trời mà được nên.4. LOÀI VẬT KHÁC VỚI LOÀI NGƯỜILịch sử về cuộc tạo thành muôn vật minh chứng rằng loài người và loài vật khác nhau.Về vật sanh trên đất khô Đức Chúa Trời phán:Sa 1:11,24. “Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại.”Nói về loài cá trong biển thì Ngài phán:Sa 1:20,21. “Hãy sanh sản thêm nhiều,làm cho đầy dẫy dưới biển.”Khi phán về các loài ấy, Đức Chúa Trời không nói đến loài người. Bởi vì đến ngày thứ sáu, sau khi đã dựng nên mọi vật ấy rồi, Đức Chúa Trời mới phán:Sa 1:26. “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta.”Còn về cuộc dựng nên ấy, Sáng thế Ký có câu rằng:Sa 2:7. “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi, thì người trở nên một loài sanh linh.”Nhờ mấy câu ấy ta thấy sự dựng nên loài vật với công cuộc tạo thành loài người khác nhau đặc biệt lắm, vì thì giờ trước sau khác nhau, và kiểu mà Ngài đã dùng để dựng nên loài người chẳng giống với cái kiểu mà Ngài đã dùng để dựng nên loài vật. Bởi chính Ngài đã phán rằng loài người được dựng nên theo hình tượng của Ngài. Muốn rõ vấn đề nầy hơn, xin trưng chứng mấy bằng cớ như sau đây:a) Loài vật không có ngộ tánh: Loài vật có trực giác (intuition), nhưng chẳng có ngộ tánh (intelligence). Vì vậy cho nên nó không tự biết mình, cũng không biết suy nghĩ điều gì; gặp cảnh khổ thì chịu khổ, cảnh vui thì hay vui, chẳng biết sửa sang dời đổi, cũng chẳng biết tấn triển đến bực tri thức được. Trong cả thế giới chỉ có loài người là có tấn hóa trong sự giáo dục; còn loài vật thì chẳng biết đến đâu hết. Vẫn biết rằng con ong hay gây tổ nhả mật, con nhện hay mửa tơ giăng lưới; nhưng nó làm như vậy chẳng qua là cái bản năng của Trời đã phú cho,ngàn muôn năm chẳng hề thay đổi, chẳng tấn hóa, cũng chẳng cải cách chi cả, vì nó vốn không có ngộ tánh vậy.b) Loài vật không có lương tâm: Ngoài nhơn loại ra, vạn vật sanh động chẳng có một giống nào có lương tâm. Xem qua việc làm của chúng nó thì dường như nó biết ơn báo ơn, oán báo oán, như quạ đút mồi nuôi mẹ, chó giữ nhà cho chủ, voi báo thù cho đồng loại nó; nhưng xét kỹ, chẳng qua là do trực giác tự nhiên của nó mà thôi, chớ nó không cử động như thế bởi lương tâm bảo nó phải làm như vậy bao giờ. Cũng có khi nó làm trái hẳn với trực giác thiên nhiên ấy đi, nhưng nó chẳng biết làm sao để ăn năn đổi lỗi lại. Thực sự ấy tỏ ra nó không có lương tâm.c) Loài vật không có lòng đạo đức: Loài vật không có lòng đạo đức, chẳng có lễ nghĩa, luật pháp, hay là qui tắc nào để dẫn dắt mình biết đường phải quấy, ngăn ngừa mình khỏi bước sai lầm. Nó sở dĩ là khờ dại, vô tri, vô năng là vì nó không có linh tánh. Xét ra thì nó không có lòng đạo đức để phân biệt lành dữ,phải quấy, tùy nơi ý chỉ mình đã định đoạt hoặc theo lẽ nầy hay trái lẽ nọ.d) Loài vật không có tư tưởng về tôn giáo: Hình thể loài vật đều cái đầu xuống cả,không được ngước lên cao như loài người. Dấu ấy tỏ ra nó thuộc về hạ giới,không được giao thông với thần linh thượng giới; vì cái tư tưởng tôn giáo là một cái đặc điểm của loài người, chẳng có loài nào khác được cái đặc điểm ấy. Các nhà khoa học phân loại vạn vật ra, thường cho loài người là một linh vật, biết kính thờ Đức Chúa Trời; còn thực sự ấy là tại loài người có tư tưởng tôn giáo vậy.TỔNG ĐOÁNẤy vậy, loài người với loài vật khác nhau xa như trời với đất, như tối với sáng, bởi vì loài nầy có linh tánh, còn loài kia không có. Loài người vì có linh tánh nên được cao trọng, đứng đầu muôn vật, giao thông cùng Thần Linh mà làm con cái của Đức Chúa Trời, có đủ tri thức,lý tánh, đạo đức, tinh thần và linh tuệ, có hi vọng bước đến cõi vô lượng vô biên, đến đỗi trở nên giống như Con Đức Chúa Trời vậy.II. LOÀI NGƯỜI ĐỒNG MỘT GỐCKhoa học lại buộc cho thần học phải giải nghĩa vấn đề nầy: Cả loài người khắp thiên hạ suốt xưa nay há có phải bởi cùng một căn nguyên mà ra, và có đồng một bản tánh không? Có phải họ chỉ bởi một đôi lứa mà ra, và được hiệp nhứt làm một chủng loại chăng? Câu nho “Tứ hải giai huynh đệ”, há có đúng đắn ư? Xin đáp:1. KINH THÁNH LÀM CHỨNG:Trong Kinh Thánh ta thấy chừng ba bằng cớ chứng thực rằng mọi dân tộc ở trên mặt đất đều do một đôi lứa mà sanh ra.a) Cuộc tạo thành làm chứng:Môi se ký thuật cuộc tạo thành, thì nói rằng loài người chỉ do một đôi lứa làm nguyên tổ như những câu kể sau đây chứng cho: xem Sa 1:27-28; Sa 2:7, Sa 2:22; Sa 3:20 Sa 9:19b) Nguyên tội và sự cứu rỗi làm chứng: Kinh Thánh cũng dạy rằng loài người bởi một gốc mà ra làm nền tảng của lẽ đạo về loài người đồng thể với A-đam mà phạm tội lần đầu nhứt. Nguyên tổ loài người không vâng mạng Đức Chúa Trời, sa ngã và phạm tội kết quả tánh hủ bại. Tội thứ nhứt với tánh hủ bại do nguyên tổ di truyền cho hậu tự, vì cả hậu tự đều đồng thể với nguyên tổ đó mà phạm tội vậy.Mà lẽ đạo loài người bởi một gốc mà ra cũng làm nền tảng về sự cứu rỗi của Christ. Trước kia loài người đều đồng thể với một người mà mắc tội; nay họ cũng nhờ một người mà được cứu rỗi. Ví bằng loài người bởi nhiều gốc khác nhau mà ra, thì tội lỗi có lẽ không phổ thông, và sự cứu rỗi có lẽ cũng không nữa. Nhưng vì cả loài người bởi một gốc mà ra, nên nguyên tội cũng lưu đến hết cả mọi người. Cũng tại chính cớ ấy loài người chỉ cần một sự cứu rỗi mà thôi. Những câu nầy chứng cho: xem Ro 5:12,19; ICo 15:21,22; He 2:16c) Tình anh em làm chứng:Khảo cứu cả bộ Kinh Thánh, thì thấy lẽ đạo về loài người bởi một gốc mà ra cũng là căn cứ của bổn phận loài người phải coi nhau như là anh em vậy. Vì nếu lẽ đạo ấy là đúng thì theo thể huyết thống, họ quả là anh em, cũng như câu nho chứng rằng:“Tứ hải giai huynh đệ”. Cũng tại chính cớ ấy mà tín đồ Christ có trách nhiệm truyền bá Tin lành về sự cứu rỗi cho muôn dân muôn nước vậy. Những câu kể sau nầy chứng cho: xem Cong 17:26; He 2:11,12; Lu 10:27; Ma 28:18-20; Mac 16:152. LỊCH SỬ LÀM CHỨNGKhảo cứu lịch sử của muôn dân trên địa cầu nầy,thì thấy thảy đều đồng thanh với Kinh Thánh mà chứng rằng loài người vốn bởi chỉ một nguồn gốc, một dòng giống do ở trung bộ Á châu mà ra. Sáng thế ký đoạn 10 ký thuật bởi cách nào loài người bị tan tác ra trên mặt đất. Theo ý kiến của các nhà sử học, thì mọi dân tộc bên Âu châu đều từ Á châu mà lần lần sang qua.Còn các nhà nhơn chủng học đều hiệp ý dạy rằng các dân tộc đã có bên Mỹ châu đều có lẽ là từ phía đông Á tế á mà sang qua Bắc Mỹ hoặc bởi đường quần đảo Aleoutiennes, hoặc bởi đường Hải dương châu. Lịch sử chép rằng trước đời Kha luân bố dân tộc Hải dương châu thường dùng chiếc canoe nhỏ của họ mà đi biển từ đảo Tahiti đến đảo Hawaii, xa ước chừng 3680 cây số. Dân Esquimaux ở bán đảo Alaska, rất thường từ đó sang qua xứ Sibérie (Nga) mà buôn bán, chẳng coi là khó gì cho lắm. Cho nên theo ý kiến ấy thì chẳng có gì khó giải quyết về phương diện cách dân tộc ở phía đông Á tế á sang qua Mỹ châu đâu.Dầu vậy, có mấy nhà bình phẩm lẽ đạo về loài người bởi một gốc mà ra, thường viện lấy chỗ màu da khác nhau, vóc giạc chẳng giống nhau, dung mạo, tánh tình cũng bất đồng, mà bài bác lẽ đạo ấy, quyết rằng các sự khác nhau ấy xác chứng rằng loài người chẳng đồng một gốc mà ra. Nhưng những chỗ dị đồng ấy là bởi khí hậu mà lần lần sanh ra. Giả như hiện nay có người Do Thái ngụ tại Ấn độ, mặt mày tóc râu đen cả. Còn người Do Thái ngụ tại nước Nga, thì mặt mày trắng trẻo và tóc râu hoe hoe cả. Ấy cũng tại lâu năm chầy tháng mà lần lần trở nên như thế, chớ chẳng phản đối gì với lẽ thật về loài người cùng chung một gốc mà ra đâu.3. KHOA HỌC LÀM CHỨNG:Khoa học cũng tán đồng sự dạy dỗ của Kinh Thánh và chủ trương rằng loài người bởi một gốc mà ra. Có bốn cớ làm chứng cho.a) Ngôn ngữ học làm chứng: Nếu so sánh các thứ tiếng trong thế gian, dễ thấy những tiếng quan hệ đều bởi một gốc chung mà ra, và các thứ tiếng không quan hệ cũng chẳng có bằng cớ chứng rằng được tự lập hoặc bởi gốc riêng mà ra. Kinh Thánh dạy rằng tiếng nói của các dân tộc nguyên sơ không khác nhau. Song từ khi dựng tháp Babên về sau, thì tiếng nói mới bị phân tách ra nhiều thứ khác nhau (xem Sa 11). Vả lại, ngôn ngữ học chứng rằng chữ Tàu, chữ Babylôn và chữ Ai Cập đều do một gốc, vì cả ba đều là tượng hình tự hết. Chữ số mục tiếng Tàu cũng giống như số mục của tiếng Phinisi, là một thứ tiếng cũ hơn hết. Tiếng nói của Nam Á châu và Hải dương châu cũng gần gần như nhau, vì hai chỗ ẫy chỉ cách nhau có một cái biển mà thôi. Nghiên cứu tất cả cổ tự và so sánh với những tiếng nói kim thời, thì thấy có nhiều chỗ mường tượng như nhau; bởi đó ta phải đoán rằng cả nhơn loại đều bởi một gốc mà ra.b) Tâm lý học làm chứng:Kê cứu về tâm lý của bất luận là dân tộc nào, đều thấy có những chỗ đặc sắc rất là giống nhau, đến đỗi phải cho là những đặc sắc chung. Dân tộc nào cũng có lòng đạo đức để phân biệt phải quấy; cũng có tư tưởng tôn giáo, biết kính thờ thần. Pháp luật và luân lý của dân tộc nầy chẳng lấy gì làm khác lắm với pháp luật và luân lý của dân tộc kia. Còn về triết lý và đạo giáo của dân tộc nầy cũng thuận hiệp với tinh thần và tâm giới của dân tộc khác. Cái khuynh hướng,tài năng sở hành của dân nầy không khác gì với dân nọ. Thực sự ấy vốn là một chứng cớ chắc chắn rằng cả nhơn loại đều bởi một gốc mà ra vậy.c) Những di truyền làm chứng: Tục ngữ và cổ tích của mỗi dân tộc phần nhiều đều giống như nhau. Trong những cổ tích ấy có chuyện nói về sự dựng nên trời đất và loài người, thuật về một lạc viên mà loài người đã ở lúc ban đầu, kể lại sự tích về một thời gian loài người có tánh vô tội, về một con rắn hay dụ dỗ, về một cây tri thức, về loài người bị cám dỗ và sa ngã, về cơn đại hồng thủy, về của lễ sinh tế để chuộc tội v…v. Bất luận là phương nào, cũng hay gặp người thuật lại các cổ tích ấy. Thực sự đó cũng đồng thanh với các cớ kia mà chứng rằng loài người chỉ bởi một gốc mà ra vậy.d) Sanh lý học làm chứng:Sanh lý học dạy rằng trong loài người, chủng nầy giao cấu với chủng kia, thì sanh sản được như thường. Hình thể và tánh cách mỗi người đều giống như nhau. Bất luận ở phương nào, nhiệt độ trung bình trong thân thể loài người vẫn chẳng khác gì nhau. Còn số mạch nhảy trong thân thể không sai chạy, trừ ra khi có bịnh thì không kể. Bất hạn là văn minh hay là dã man, hễ trai hay gái giao cấu nhau thì được thai dựng và sanh sản, và kỳ sanh đẻ của đờn bà ở đâu cũng như vậy. Lại dân tộc nầy cũng hay bị mọi thứ tật bịnh như dân tộc kia. Còn nếu tra xét về loài thú vật, thì thấy vật nầy có những đặc tánh khác với những vật kia. Lại nếu dùng kính hiển vi mà xem, thì cũng thấy máu của loài người giống nhau, nhưng khác hẳn với máu của thú vật. Các thực sự ấy chứng rằng loài người chỉ bởi một gốc mà ra.III. NGUYÊN TỐ CỦA LOÀI NGƯỜI1. BẢN THỂ CỦA LOÀI NGƯỜI CÓ HAI MẶTKinh Thánh dạy rõ bản thể của loài người có hai mặt, mặt nầy thì hữu hình, mặt kia thì vô hình. Phần hưũ hình bằng vật chất gọi là thân thể; còn phần vô hình bằng thần linh, gọi là tâm hồn, tâm linh. Những câu viện dẫn sau đây làm chứng: xem Sa 2:7; Dan 16:22; He 12:9; Gia 2:26; Ma 10:28Vậy, nhờ những câu ấy chúng ta có thể đoán đại khái rằng loài người có hai nguyên tố, một bằng thần linh, một bằng vật chất (cũng xem Sa 35:18; Tr 12:7).2. HAI Ý KIẾN VỀ NGUYÊN TỐ LOÀI NGƯỜIVề nhơn loại học có vấn đề nầy hơi khó giải quyết: Kinh Thánh há dạy rằng phần hồn và phần linh của loài người là hai nguyên tố khác nhau, hay là hai danh từ ấy há phải là hai tên cùng đặt cho một nguyên tố ư? Trong vòng các nhà thần đạo có hai ý kiến, gọi là nhị nguyên tố luận.Sau đây xin lược kể lại đại ý của hai ý kiến ấy.a) Nhị nguyên tố luận(1) Phát huy lý thuyết: Nhị nguyên tố luận đại yếu chủ trương rằng hồn và linh chẳng phải là hai nguyên tố khác nhau, bèn là hai tên đặt cho một nguyên tố thuộc linh, có hai phương diện đó thôi. Tra xét phương diện nầy, thì thấy trong đó có bản ngã của người, có sanh lý thiên nhiên, có ngộ tánh, và có sự tự tri tự giác; ấy gọi là tâm hồn,tiếng Hilạp gọi là psuche. Tra xét về phương diện kia, thì thấy trong đó có lòng đạo đức, phân biệt phải trái, có tài cảm xúc Đức Chúa Trời và giao thông với Ngài; cũng là chỗ Ngài ngự ở trong mình người; ấy gọi là tâm linh, tiếng Hilạp gọi là pneuma. Nói cách khác, tâm hồn và tâm linh hiệp nhứt thành linh tánh của loài người: tâm hồn là linh tánh hưởng cùng vật giới, nhờ ngũ quan mà thọ giáo cùng tiếp xúc với ngoại vật; tâm linh là linh tánh hưởng cùng linh giới giao thông với Đức Chúa Trời, có thể nhận lãnh và bày tỏ Thánh Linh. Trong hai phương diện ấy tâm linh là quan hệ hơn, vì có tài cảm biết và thấu hiểu sự thuộc linh, cũng có thể giao thông với Đức Chúa Trời. Thế thì, nguyên tố loài người chẳng phải là ba, bèn là hai mà thôi, tức là nguyên tố thuộc linh và nguyên tố vật chất. Nguyên tố thuộc linh tuy có hai phương diện đặc biệt, thì duy chỉ có một thể yếu mà thôi.(2) Bằng chứng của ý kiến nầy: Ý kiến nầy thường viện lấy những bằng cớ để chứng thực như sau đây:(a) Cuộc tạo hóa làm chứng: Sa 2:7 dạy rõ Đức Chúa Trời dùng đất mà nắn nên hình thể của loài người; rồi hà sanh khí vào lỗ mũi người; khiến cho người trở nên một loài có linh hồn sống.Câu ấy không nói rằng loài người đã có tâm hồn, rồi Đức Chúa Trời phú cho người luôn một tâm linh; bèn nói rằng Ngài dựng nên thân thể rồi, thì dùng nguyên lý của sự sống Ngài mà khiến cho người có linh hồn sống (sanh linh, nguyên văn là linh hồn sống). Ấy vậy, câu ấy chỉ nói về hai nguyên tố, là hình thể bởi đất mà ra, và linh tánh bởi Đức Chúa Trời hà sanh khí vào lỗ mũi người mà được nên.(b) Kinh Thánh dùng tên “hồn” và “linh” cách không phân biệt: Kê cứu các chỗ Kinh Thánh dùng chữ “hồn” và “linh” (hoặc “thân”) thì thấy thường dùng cách lẫn lộn lắm, đến đỗi dễ tin rằng hai danh từ ấy chỉ có một nghĩa mà thôi. Những câu viện dẫn sau đây làm chứng:xem Sa 41:8; Thi 42:6; Gi 12:27; Gi 13:21; Ma 20:28; Ma 27:50; He 12:23; Kh 6:9Trong những câu ấy thay đổi nhau và dùng chữ “hồn” và “linh” để chỉ về cùng một linh tánh của loài người đó thôi.(c) Cách xưng thân thể và tâm hồn (hoặc tâm linh) làm chứng: Trong Kinh Thánh các trước giả thường xưng thân thể và tâm hồn (hoặc tâm linh) dường như hai phần ấy hiệp nên cả mình loài người, như những câu kể sau đây cũng chứng cho: xem Ma 10:28; ICo 5:3; IIIGi 1:2Các câu ấy ám chỉ rằng thân thể và linh hồn (hoặc tâm linh) đều hiệp nhau thành cả mình người vậy.(d) Công việc quan hệ nhứt của linh tánh được nên bởi tâm hồn: Kinh Thánh thường dạy rằng công việc quan hệ nhứt của linh tánh loài người được làm nên bởi tâm hồn, ám chỉ rằng dường như tâm hồn là cả linh tánh của loài người, cũng như các câu nầy chứng cho: xem Lu 10:27; Lu 1:46Trước giả thơ Hê-bơ-rơ dạy rằng linh hồn trông cậy nơi lời hứa của Đức Chúa Trời: xem He 6:18,19Còn sứ đồ Gia-cơ dạy rằng linh hồn có thể nhận lãnh đạo Đức Chúa Trời để được cứu rỗi: xem Gia 1:21Trong những câu ấy, danh từ “linh hồn” dường như chỉ về cả nguyên tố thuộc linh của loài người vậy.(e) Sự mất linh hồn làm chứng:Christ nghiêm huấn rằng hễ ai mất linh hồn, tức là mất cả chính mình. Xem Mac 8:36,37; Lu 9:25Chữ linh hồn đây cũng chỉ về cả bản ngã người;nên mất linh hồn, ấy là mất cả mình vậy. Kinh Thánh chẳng hề nói về sự mất tâm linh bao giờ.(f) Sự tự giác làm chứng: Bản năng tự giác chứng thực cho nhị nguyên tố luận, bởi vì nếu ta tự xét bề trong,thì dễ phân biệt phần vật chất với phần thần linh. Nhưng nào có ai có thể phân biệt tâm hồn với tâm linh được đâu bao giờ?g) Tam nguyên tố luận:(1)Phát huy lý thuyết:Tam nguyên tố luận chủ trương rằng loài người có ba nguyên tố, tức là thân thể,tâm hồn và tâm linh. Thân thể là phần vật chất; tâm hồn là nguyên lý của sự sống thuộc thể; còn tâm linh là nguyên lý của sự sống thuộc linh, có lý tánh và chẳng hề hư mất. Khi chết thì thân thể tiêu tan ra tro bụi; tâm hồn cũng tiêu mất không còn nữa; duy tâm linh vẫn tồn tại luôn, và đến khi ngày sống lại, thì tâm linh được hiệp lại với thân thể vinh hiển. Duy loài người mới có tâm linh; tâm linh ấy có ngộ tánh, ý chí và lương tâm. Loài người và thú vật cả hai đều có phần hồn. Song phần hồn của loài người có sự hiểu biết, cảm tình và tri giác. Còn thân thể của cả hai, loài người và thú vật, đều chỉ bằng vật chất đó thôi.(2)Bằng chứng của ý kiến nầy:Tam nguyên tố luận thường viện lấy những bằng cớ kể sau đây mà chứng thực cho ý kiến mình.(a) Cuộc tạo thành làm chứng: Họ chủ trương rằng Sa 2:7 dường như tỏ ra trong cuộc tạo thành loài người hưởng được ba nguyên tố, là hình thể bằng bụi đất, sanh khí của Đức Chúa Trời hà vào lỗ mũi, và linh hồn sống bởi đó mà ra.(b) Bài ca của Ma-ri làm chứng: Lu 1:46,47 ký thuật bài ca của Mari rằng: “Tâm hồn tôi tôn đại Chúa, Tâm linh tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời là Cứu Chúa tôi.” Trong bài ấy Ma-ri phân biệt phần hồn với phần linh vậy.(c) Lời cầu nguyện của Phao-lô làm chứng:Trong thơ Tê-sa-lô-ni-ca Phaolô cầu nguyện cho tín đồ Tê-sa-lô-ni-ca rằng: xem ITe 5:23Câu ấy có lẽ là bằng chứng mạnh hơn hết của tam nguyên tố thuyết, vì phân biệt rõ ràng tâm linh, tâm hồn và thân thể của loài người.(d) Quyền năng của đạo Đức Chúa Trời làm chứng:Trước giả thơ Hê-bơ-rơ tả vẽ quyền năng lạ lùng của đạo Đức Chúa Trời mà rằng:xem He 4:12Câu ấy cũng phân biệt tâm hồn với tâm linh rõ rệt lắm.TỔNG ĐOÁNGẫm xét về điều Kinh Thánh chép về vấn đề nguyên tố của loài người, thì thấy không rõ lắm hoặc loài người có hai nguyên tố hay là ba nguyên tố. Mà vấn đề nầy cũng chẳng quan hệ quá đỗi với các lẽ đạo trọng nhứt của Tin Lành. Ta tín nhận bên nào cũng được cả, miễn là mình có lòng tín nhận Jesus Christ là Cứu Chúa mình để được cứu rỗi là đủ. Vả lại, điều gì Thánh Linh không minh giải mười phần rõ rệt, chúng ta cũng chẳng nên quả quyết quá, e mình theo sự ức đạt cượng giải mà sa vào đường lầm lạc chăng.Thế nhưng, nếu nghiên cứu Kinh Thánh cho kỹ,cân nhắc các câu luận đến vấn đề nầy, thì thiết tưởng có thể đoán như sau đây:Loài người chỉ có hai nguyên tố đặc biệt, là phần thể chất và phần thần linh.Nói rộng ra, thì phần thần linh bất quá là bản ngã của mỗi người, được Kinh Thánh gọi bằng hoặc tâm hồn hay là tâm linh (Mac 8:36,37; sánh với Lu 9:25).Cái nguyên tố thuộc linh ấy lại bao hàm cả hai phương diện; khi nói hẹp thì phương diện nầy gọi là tâm hồn, còn phương diện kia thì gọi là tâm linh. Trong tâm hồn có ngộ tánh, cảm tình, ý dục, lương tâm và tự nhiệm. Nhờ các quan năng ấy loài người có thể giao thông với thế giới hữu hình. Còn trong tâm linh có các lương năng thuộc linh, có thể giao thông với Đức Chúa Trời và thế giới vô hình.Nói một lời, tâm hồn là phần của loài người hướng với đồng bào và vật giới; còn tâm linh là phần hướng cùng Đức Chúa Trời và linh giới.Nhà trại (đền tạm) trong đồng vắng có lẽ làm tượng trưng (symbole) về nguyên tố của loài người. Nhà trại có hành lang, chỉ bóng về nguyên tố vật chất là thân thể của người ta. Giữa hành lang đó có hội mạc,chia ra làm hai phòng, là nơi thánh và nơi chí thánh. Hai phòng ấy ám chỉ về nguyên tố thuộc linh có hai phương diện, là tâm hồn và tâm linh. Ba nơi ấy lại có sự sáng khác nhau, chỉ bóng rằng hai nguyên tố của loài người cần có sự sáng cũng khác nhau. Thứ nhứt, có sự sáng nơi hành lang là sự sáng thiên nhiên. Thân thể loài người cũng cần phải nhờ sự sáng của cõi thiên nhiên mà được soi sáng.Thứ nữa, có sự sáng ở nơi thánh, là sự sáng nhơn tạo, bởi dầu và đèn thắp mới sáng được. Tâm hồn của loài người cũng phải nhờ sự sáng nhơn tạo, nghĩa là phải nhờ sự học vấn mà khiến cho sự tối tăm ngu dốt tan chảy mất đi, đến đỗi hễ muốn được cứu rỗi, cũng cần nhờ người ta dạy đạo cho, mới mong cho tâm chí thoát vòng tối tăm, để được đường cứu rỗi. Còn về nơi chí thánh lại dùng sự sáng khác, là sự sáng siêu nhiên, do chính Đức Chúa Trời ngự tại nơi ấy. Cũng một lẽ ấy, tâm linh của loài người không thể nhờ sự sáng thiên nhiên hoặc nhơn tạo,bèn phải nhờ sự sáng siêu nhiên của Đức Chúa Trời soi vào, mới mong thoát khỏi sự tối tăm thuộc linh được.Đức Chúa Trời dựng nên loài người cốt ý để Ngài ngự trong tâm linh của họ, dùng nơi ấy làm đền thờ của Ngài. Hễ có Ngài ngự tại đó, mới có sự sáng của sự sống thật; bằng không có, chỉ có sự tối tăm của sự chết thuộc linh ở đó thôi. Kìa, dân Ysơraên phạm tội, vinh hiển của Đức Chúa Trời bèn lìa bỏ nơi chí thánh trong đền thờ, thì nơi ấy liền trở nên tối tăm (xem Êx 9:3,4; Êx 10:4,18). Cũng vậy, khi loài người phạm tội cùng Đức Chúa Trời, thì Ngài liền lìa khỏi tâm linh họ, và nơi ấy bèn trở nên tối tăm. Vả, tâm linh bị phân rẽ với Đức Chúa Trời dường ấy, Kinh Thánh gọi là sự chết thuộc linh (Eph 2:1, Eph 2:5). Hễ khi nào tội nhân trở lại cùng Đức Chúa Trời, công nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của mình, thì được tái sanh (Gi 3:3, Gi 3:6), tức là được Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh ngự trong tâm linh, đuổi sự tối tăm ra mà ban cho sự sáng của sự sống đời đời vậy.IV. CĂN NGUYÊN CỦA LINH HỒNVấn đề về căn nguyên của linh hồn thực rất quan hệ. Cứ theo như luận thuyết của các nhà thần đạo, thì có ba ý kiến như sau đây.1. TIỀN TẠI THUYẾTa) Phát huy lý thuyết: Mấy nhà triết học Platon, Philon, và giáo phụ Origène đều chủ trương lý thuyết nầy.Họ dạy rằng trong khi linh hồn chưa được nhập vào thân thể, thì đã có từ trước rồi. Platon viện lấy thuyết nầy để giải nghĩa rằng người ta vẫn có những quan niệm không do lý trí mà ra, bèn là do từ kiếp trước của người ta mà lưu truyền lại.Ông Philon dạy rằng linh hồn vốn đều từ Đức Chúa Trời mà lưu xuất. Song có những linh hồn bị cám dỗ, và sa ngã, ham mến vật chất, nhân cớ đó họ bị Đức Chúa Trời hình phạt mà lưu đày trong xác thịt, chịu khốn khó bại hoại.Giáo phụ Origène chủ trương rằng linh hồn vốn ở trên trời. Nhưng vì cớ phạm tội, phải hiện ra trong thân thể ở dưới đất, đặng đền bồi tội lỗi mình. Cho nên linh hồn nào tội ít, thì ở dưới trần gian nầy có địa vị kha khá; còn linh hồn nào tội nhiều, thì cảnh ngộ nó dưới đời nầy lại bị khốn nạn nhiều. Ông cho đời nầy là nơi mà Đức Chúa Trời ban dịp tiện cho linh hồn bỏ điều ác mà làm điều thiện. Hội đồng nhóm tại Constantinople năm 538 S.C. bài xích ý kiến của Orgène, cho là tà giáo.Thuyết nầy gần như ý kiến của Phật giáo về căn nguyên của linh hồn. Giáo ấy dạy rằng linh hồn nhờ sự luân hồi mà được đầu thai lại trong thế gian đến muôn đời ngàn kiếp. Mục đích về sự luân hồi cũng là để đền tội đã phạm trong kiếp trước. Khi hết tội mới vào cõi Nát bàn (Nirvana)vậy.Hiện nay cũng có nhiều nhà tán đồng thuyết nầy,nhứt là trong vòng các nhà triết học, thi nhơn và văn sĩ.b) Các bằng cớ phản đối:Tiện đây xin kể lại mấy bằng cớ phản đối tiền tại thuyết.(1) Phản đối Kinh Thánh:Thuyết nầy chẳng những là không có một câu Kinh Thánh chứng cho, lại còn phản đối hẳn với truyện tích về cuộc tạo thành chép trong đó nữa. Lại nữa, thuyết nầy cũng phản đối với lời Phaolô dạy về căn nguyên của tội ác và sự chết của loài người, là đều do sự vi phạm thứ nhứt của A-đam mà ra cả (Rô. 5:12). Xem Sa 1:27,31; Rô. 5:12;Nếu tiền tại thuyết là đúng, thì khó biết hoặc mọi người đều thật có tội, cũng chẳng rõ hoặc Đức Chúa Trời chỉ nhóm họp tội nhân ở trên mặt đất nầy mà thôi, hay là cũng có kẻ có tội ở chỗ khác nữa chăng.(2) Không ai nhớ lại kiếp trước: Nếu trong địa vị tiền tại loài người cũng có tự giác và nhân cách, thì tại sao chẳng ai nhớ lại kiếp trước mình chưa sanh ra loài người, và sự vi phạm trong lúc ấy?Còn nếu linh hồn lúc ấy chưa có tự giác, cũng chưa thành vị, thì thế nào phạm tội mà kết quả sự xấu xa như thế được? Bởi vì hễ ai chưa có tự giác và nhân cách,thì cũng chẳng có thể phạm tội mà phải chịu trách nhiệm về tội ấy như ta thấy A-đam và hậu tự người đã phải chịu vậy.(3) Không giải nghĩa do lai của nguyên tội:Thuyết tiền tại chẳng giải nghĩa rõ về cái do lai của nguyên tội, vì chủ trương rằng sự vi phạm lần thứ nhứt thuộc về địa vị trước kia khi chưa có xác thịt cám dỗ, cũng chẳng chắc có ma quỉ cám dỗ nữa. Thuyết nầy cũng đổ tội cho Đức Chúa Trời, vì dạy rằng sau sự vi phạm thứ nhứt đó, Ngài nhốt loài người ở trong địa vị rất khó ăn năn trở lại với Ngài được.(4) Chối A-đam là nguyên tố của linh hồn:Thuyết nầy cũng phản đối với Kinh Thánh mà phủ nhận A-đam là nguyên tổ của linh hồn loài người, chỉ nhận ông là nguyên tổ của thân thể mà thôi. Song nếu A-đam chỉ là nguyên tổ của thân thể, thì các tội lỗi thuộc linh, như kiêu ngạo, giận hờn, ghét Đức Chúa Trời v.v…, làm sao mà ông di truyền lại cho hậu tự được. Hay là có phải chỉ những tội thuộc xác thịt là tội, còn các tội thuộc linh thì không? Nói như vậy là vô lý khôn xiết, minh chứng rằng thuyết tiền tại là sai lầm đó thôi.2. TRỰC TẠO THUYẾTa) Phát huy lý thuyết:Thuyết nầy chủ trương rằng linh hồn của mỗi người bởi Đức Chúa Trời trực tiếp dựng nên, phú cho từng cá nhân trong lúc mới đầu thai trong lòng mẹ, hay trong lúc mới sanh ra. Xưa có nhà triết học Aristote, Giáo phụ Jérome, và nhà tà giáo Pélage tán đồng ý kiến nầy. Hiện nay cũng có nhiều nhà thần học của Giáo hội Lamã, và mấy nhà thần đạo của Giáo hội Cải chánh đều tín nhận thuyết nầy. Các nhà chủ trương thuyết nầy thường viện dẫn những câu Kinh Thánh dạy về Đức Chúa Trời là Đấng tạo thành linh hồn như Tr 12:7; Es 57:16; He 12:9, mà chứng thực cho ý kiến mình. Họ cũng nói rằng nếu Đức Chúa Trời không trực tiếp dựng nên mỗi linh hồn,cớ sao mọi trẻ con sanh ra đều có tánh tình đặc biệt, không thể nào do cha mẹ di truyền cho con được?b) Phần sai lầm của thuyết trực tạo:Thuyết nầy có phần sai lầm như sau đây:(1) Giải nghĩa sai Kinh Thánh: Kẻ chủ trương ý kiến của thuyết nầy đều giải nghĩa sai lầm về Kinh Thánh. Vì các câu viện dẫn ấy thật dạy rằng Đức Chúa Trời dưng nên linh hồn loài người; song cách dựng nên ấy không phải là trực tiếp, bèn là gián tiếp. Linh hồn của cả giống loài người được dựng nên ở trong A-đam trước hết, rồi sau bởi công lệ sanh hóa mà từ ông ấy di truyền cho cả hậu tự từng người một. Vả lại, Kinh Thánh dạy rõ lắm thân thể được dựng nên bởi Đức Chúa Trời cũng như linh hồn vậy (xem Thi 139:13,14; Gie 1:5). Thế mà, ai ai cũng chịu rằng, trừ ra thân thể của nguyên tổ ta, thì Đức Chúa Trời dựng nên thân thể của mọi người khác cách gián tiếp bởi công lệ sanh hóa mà A-đam di truyền cho đó, chớ Ngài chẳng hề nắn nên hình thể từng người, như Ngài đã nắn nên hình thể của A-đam đâu. Thế thì, nếu hiểu ý nghĩa những câu luận về sự dựng nên thân thể là như vậy, cớ sao lại phải hiểu những câu luận về sự dựng nên linh hồn cách khác ư?(2) Phản đối với công lệ sinh thực:Theo ý kiến nầy, cha ở thế gian chỉ là cha của thân thể mà thôi; chớ không phải cũng là cha của linh hồn, là phần tối cao kia nữa đâu. Thế thì loài thú trổi hơn loài người; vì nó có quyền tự sinh thực (se procréer) trọn vẹn hơn; còn loài người thì chỉ có quyền tự sinh thực về một mặt là thân thể đó thôi.(3) Khó minh giải tại sao cha con giống nhau: Nếu tán đồng ý kiến nầy, thì thực lấy làm khó mà minh giải tại sao cha con giống nhau, ta thường thấy chẳng những là hình hài cha con giống nhau mà thôi, lại tánh tình và tư cách cũng giống nhau nữa. Nên chi nếu luận rằng cha mẹ sanh con chỉ sanh phần xác, còn linh hồn lại do nguồn khác mà ra, thì thật lấy làm khó cắt nghĩa vì lẽ gì mà cha con giống nhau vậy.(4) Đổ cho Đức Chúa Trời là nguồn của tội lỗi: ý kiến nầy đổ cho Đức Chúa Trời là nguồn của tội lỗi. Bởi vì hễ cho linh hồn nguyên chẳng phải là trọn lành, tức là đổ cho Đức Chúa Trời là nguồn của tội lỗi cách trực tiếp vậy. Còn nếu gọi linh hồn là trọn tốt trọn lành, mà Đức Chúa Trời lại đành lấy linh hồn ấy phú cho thân thể bất khiết đến đỗi linh hồn cũng phải ra ô uế nữa, ấy quả là cho Đức Chúa Trời là nguồn của tội lỗi cách gián tiếp đó thôi.(5) Khinh dễ công việc Đức Chúa Trời: Ý kiến ấy thực khinh dễ công việc của Đức Chúa Trời. Nếu luận rằng linh hồn hiệp với thân thể lúc mới sanh ra, thì phản đối với nguyên lý đã tỏ ra trong Lu 1:44 và Giop 3:11, Giop 3:13. Vì trong đó minh chứng rằng đứa con đương ở trong lòng mẹ đã thành vị và có sinh lý rồi. Còn như định rằng linh hồn được Đức Chúa Trời trực tiếp phú vào thân thể trong khi mới thọ thai, thực là khinh dể công việc Đức Chúa Trời quá. Giả như có trai gái giao cấu với nhau hiệp lẽ chánh, mà sanh con, thì nỡ nào nói rằng Đức Chúa Trời phú linh hồn cho con ấy trong lúc thọ thai! Nói vậy há chẳng phạm thượng sao? Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết tuyệt đích, nào có can dự gì đến việc ấy đâu bao giờ?!!3. DI TRUYỀN THUYẾTa) Phát huy lý thuyết: Ý kiến thứ ba gọi là di truyền thuyết, chủ trương rằng cả nhơn loại đều được trực tiếp dựng nên ở trong A-đam, rồi từ đó linh hồn và xác thịt của mỗi người nhờ công lệ sanh hóa mà di truyền từ con đến cháu, mãi đời nọ đến đời kia. Thế thì,các linh hồn từ A-đam đến giờ đều nhờ Đức Chúa Trời dựng nên cách gián tiếp bởi công lệ sinh thực đã phú cho nguyên tổ trong lúc người được tạo thành, và đã di truyền lại cho chúng ta ngày nay. Đời thượng cổ có Giáo phụ Tertullien và Augustin tán đồng ý kiến nầy. Hiện đại có nhiều nhà thần đạo của Giáo hội Cải chánh cũng đều chủ trương theo lẽ ấy nữa.b) Các bằng cớ chứng minh thuyết nầy là chánh giáo: Về ý kiến nầy xin giải minh như sau đây:(1) Hiệp với Kinh Thánh:Thuyết nầy chắc thích hiệp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh hơn là các ý kiến khác.Vì Kinh Thánh ám chứng rằng cả nhơn loại được Đức Chúa Trời dựng nên trong A-đam một lần đủ cả (Sa 1:27), rồi từ đó cứ theo lệ sanh hóa mà sanh sản thêm lên mãi. Đức Chúa Trời hà sanh khí vào lỗ mũi loài người chỉ một lần mà thôi, rồi sau Ngài nghỉ công việc dựng nên. Còn sanh khí ấy loài người cứ di truyền lại cho con cháu mãi mãi chẳng dứt. Những câu Kinh Thánh kể sau đây làm chứng. Sa 1:27, Sa 1:28; Sa 2:7; Sa 2:22; ICo 11:8; Sa 4:1; Sa 5:3; Sa 46:26; Cong 17:26; He 7:10; Sa 2:2(2) Hiệp công lệ sanh hóa:Thuyết nầy cũng hiệp với công lệ sanh hóa của thực vật và động vật, bởi vì hình thể, sanh mạng và mọi bản năng của các vật ấy đều bởi cha mẹ mà sanh ra cả. Về loài người cũng vậy, có đủ bằng cớ minh chứng rằng chẳng những hình hài cha con giống nhau, mà lại tâm tánh và mọi sự xu hướng về thiện ác đều cũng giống nhau như khuôn đúc, là vì do một mạch máu mà ra đó vậy.TỔNG ĐOÁNThế thì, nói tóm lại, ta quyết định rằng,nhờ công lệ thiên nhiên và theo lời Kinh Thánh dạy thì rõ rằng cả thân thể và linh hồn đều nhờ lệ sinh thực đã có trong loài người mà được di truyền lại cho cả mọi người về sau. Thực sự ấy quả là một sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, người phàm không thể thấu hiểu được; lấy lý trí hữu hạn của ta mà dò xét giải quyết,quả cũng một việc đại bất năng vậy.V. LÒNG ĐẠO ĐỨC1. ĐỊNH NGHĨA LÒNG ĐẠO ĐỨCMọi người sanh ra trong cõi đời đều có những thiên tài mà các nhà thần học gọi bằng lòng đạo đức. Lòng đạo đức có nghĩa gì? Lòng đạo đức tức là những thiên tài của loài người lợi dụng đặng thi hành điều thiện điều ác, phân biệt sự phải quấy. Thiên tài ấy gồm có trí lực, cảm tình, ý chí, và lương tâm. Loài người có thể làm thuận hay nghịch với lòng đạo đức. Cho nên trong người có trí lực để phân biệt phải quấy; có cảm tình để chịu cảm động bởi việc phải hay quấy đó; cũng có ý chí để quyết định làm theo hay không làm theo. Trí lực, cảm tình, và ý chí đều là ba bản năng thiên nhiên của ngôi bản ngã. Ngoại giả, có một bản năng khác, dường như cai trị cả ba cái kia,gọi là lương tâm; nếu chẳng có cái bản năng ấy, thì loài người chẳng có thể thi thố gì thuận hay nghịch với lòng đạo đức của mình được. Lương tâm thường lấy luật đạo đức mà ứng dụng cho hành vi của mình, công nhận rằng luật ấy buộc sao thì phải làm theo vậy. Chỉ loài nào có trí lực, cảm tình, và ý chí mới có thể thi thố việc thuận hay nghịch với lòng đạo đức. Sau đây xin chỉ luận về lương tâm và ý chí tự do mà thôi.2. LƯƠNG TÂMa) Giới thuyết danh từ “lương tâm”: Nghĩa đen của chữ lương tâm là lòng lành, là thiện tâm tự nhiên, người nào cũng có cái linh tánh vốn có ở bề trong hay cáo trách trong khi làm quấy, khen ngợi trong lúc làm lành. Có nhà thần đạo cho lương tâm là một thiên tài đặc biệt như trí lực, cảm tình, và ý chí, có quyền dạy phải làm điều nầy tránh điều kia. Có nhà khác cho lương tâm bất quá là tiếng phán của Đức Chúa Trời ở trong linh hồn mình. Lại có ý kiến thứ ba dạy rằng lương tâm chẳng như ba thiên tài kia, bèn là cái biểu hiện của bản ngã đối với luật luân lý mà mình công nhận là cái tiêu chuẩn của đời sống mình. Về phần ký giả thì xin tán đồng ý kiến nầy.b) Nội dung của lương tâm:Phân tích lương tâm ra thì thấy trong đó có chứa những yếu tố như sau nầy:(1) Có sự tự giác:Cái bản năng tự giác vốn nằm ở trong lương tâm. Nhờ nó người ta biết mình và cả hành vi cử chỉ của mình. Lương tâm hay chiếu theo luật đạo đức (luật luân lý)mà cân nhắc ý tưởng và hành vi của mình, cốt để khiến linh hồn cảm biết mình phải đối với bổn phận mình là thể nào. Thế thì, ta thấy cả trí lực và cảm tình đều can thiệp đến sự vận động của lương tâm: nhờ cái nầy ta biết bổn phận tỏ ra trong luật đạo đức; nhờ cái kia ta chịu giục giã muốn làm theo cho trọn bổn phận ấy. Hễ làm trọn bổn phận ấy, thì “lương tâm… không biết tội nữa,” nghĩa là cảm tình không còn cảm xúc sự trách móc của lương tâm, bởi vì đã được rửa sạch sẽ rồi (xem He 10:2).(2) Hiểu biết luật đạo đức:Lương tâm có thể hiểu biết luật đạo đức, công nhận là tiêu chuẩn của bổn phận mình cần phải làm theo. Kỳ thực, lương tâm không thể thi thố việc gì, miễn là viện lấy luật đạo đức làm tiêu chuẩn, để phân biệt lành dữ, phải quấy. Vẫn biết rằng lắm khi luật đạo đức (luật luân lý) người ta nhận làm tiêu chuẩn có chỗ bất toàn, nhưng luật ấy đã định thể nào, thì lương tâm ắt phải tuân theo đó mà xét đoán thể ấy, viện lấy nó làm thằng mặc mà phân định tư tưởng lành hay dữ, việc phải hay quấy của mình. Yếu nghĩa của luật đạo đức vốn được ghi tạc trong lòng loài người, nên ta thấy dân tộc nào, dầu dã man cho đến mấy, cũng thi thố ít nhiều theo luật đạo đức vậy. Ấy là ý của Phao-lô khi chép trong thơ Rôma rằng:xem Ro 2:14; Ro 2:15Vả lại, nếu người ta công nhận luật luân lý nào làm tiêu chuẩn chánh thức cho ai nấy phải tuân theo, thì dầu luật ấy là sai lầm đến chừng nào đi nữa, lương tâm cũng cứ noi theo đó mà phán đoán phải quấy, xét định dữ lành vậy. Ngẫm xét thực sự ấy dễ thấy lương tâm chẳng tự tiện mà phân biệt phải quấy, xét đoán lành dữ đâu, bèn là phải nhờ sự học biết luật đạo đức mới làm được. Cho nên nếu luật ấy là sai lầm không hợp theo lẽ thật,thì lương tâm ắt cũng theo đó mà phán đoán sai lầm, quyết định việc phản đối với lẽ thật vậy. Thế thì, rõ lắm muốn có lương tâm phán đoán đúng đắn, rất cần phải dạy cho lòng đạo đức, luật đạo đức chánh đáng mới mong nó sẽ thi thố hợp theo lẽ thật vậy.Thí dụ như ở Ấn độ có người mẹ kia vì lòng tín ngưỡng mà ném con nhỏ mình xuống sông Ganges cho cá sấu nuốt. Khi đã làm như vậy rồi thì lương tâm của người mẹ ấy há có bị cắn rứt chăng? Chẳng có chút nào, trái lại lương tâm còn khen tặng nữa thì có. Tại sao vậy? Há chẳng vì luật đạo đức của người mẹ đó là rất sai lầm ư? Hễ muốn người mẹ bỏ việc gớm ghiếc ấy, thì cần phải đem luật đạo đức chánh đáng mà dạy cho lòng đạo đức của người,rồi sau lương tâm tự nhiên viện lấy lẽ thật của luật ấy mà đoán định việc ném con mình cho cá sấu là tội sát nhơn nặng vô cùng, khiến cho người mẹ chẳng chịu làm nữa. Ví thử luật đạo đức mà người nào công nhận làm theo đó là sai lầm, thì thế nào tránh khỏi sự sáng ấy thành tối tăm ư? Cũng như Chúa phán: xem Ma 6:23Vả, luật đạo đức chánh đáng đáng làm tiêu chuẩn cho loài người tuân theo, là luật pháp của Đức Chúa Trời, vốn được ghi tạc cách mờ mờ trong lòng mọi người, mà nay đã được khải thị minh bạch trong Kinh Thánh rồi. Duy kẻ thông biết và công nhận luật đạo đức ấy mới có lương tâm phán đoán và quyết định theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đó thôi.Nghiên cứu Kinh Thánh thì thấy có kẻ có “lương tâm yếu đuối” (ICo 8:12). Ấy tại vì cái tiêu chuẩn đạo đức về bổn phận kẻ ấy còn bất toàn lắm, nên phân biệt phải quấy còn lờ mờ đó vậy. Cũng có kẻ “có lương tâm chai lỳ” (ITi 4:2). Ấy bởi vì lắm phen kẻ đó không chịu theo cái tiêu chuẩn đạo đức mà làm bổn phận của mình; hễ cứ cố ý trái luật đạo đức mãi, ắt không sớm thì muộn lương tâm cũng ra lì lợm, và mất tài phân biệt phải quấy vậy.Hễ ta phạm tội, ắt khiến cho lương tâm bị xấu hay ô uế, đã vậy, mà còn mong thoát khỏi, thì chỉ có một cách thoát khỏi, ấy là nhờ huyết của Christ mà “được tưới khỏi lương tâm xấu” (He 10:22), “lương tâm ô uế” (Tit 1:15), và được lại “lương tâm tốt” (IPhi 3:16) vậy. Ta giữ được “lương tâm tốt” mỗi khi ý chỉ mình chịu thuận phục sự đoán định của nó. Lại bị “lương tâm xấu” mỗi lần nào mình không khứng thuận phục sự đoán định của nó do Thánh Linh và Kinh Thánh mà dạy bảo cho. Ví bằng luật đạo đức ta có chỗ sai lầm, thì phải nhờ Kinh Thánh và Thánh Linh mà sửa đổi, mới khiến cho lương tâm đoán định đúng đắn với lẽ thật. Chúng ta chẳng dám theo lương tâm khi nó tự tiện phán đoán gì, e nó viện lấy luật luân lý sai lầm mà thi thố chăng; duy nên theo nó là khi nó hợp theo lẽ thật khải thị trong Kinh Thánh mà thi thố đó thôi.(3) Cảm biết mình làm theo luật đạo đức hay không: Chúng ta nhờ lương tâm tự xét lấy mình.Lương tâm chiếu theo luật đạo đức mình đã công nhận làm tiêu chuẩn cho đời sống mình, mà phán xét công việc mình đã làm, đoán định cho việc ấy là phải hay quấy.Về phương diện nầy trí lực hiểu biết luật đạo đức; còn cảm tình cảm biết sự đoán định của lương tâm, và trong mình liền có tiếng khuyên răn: “Đừng làm điều nầy, nhưng hãy làm việc kia.” Mình làm theo luật đạo đức hay là không, thì lương tâm biết rõ, miễn là nó không đến nỗi ra lì lợm là được.(4) Khen chuộng hay trách móc:Khi ta đã tự xét lấy mình, đã nhờ luật đạo đức mà đo đắn nhắc cân địa vị và hành vi của mình, nếu thấy nó là phải, thì lương tâm khen chuộng; bằng quấy,thì lương tâm cáo trách. Ví bằng lương tâm đã ứng dụng luật đạo đức để phán xét, và đã đoán định rằng địa vị và hành vi là phải cả, thì trong mình bèn cảm biết mình đẹp lòng Đức Chúa Trời có hi vọng sẽ hưởng được hạnh phước của Ngài.Song nếu lương tâm đã cho là quấy, thì tức thì tự cảm biết mình không đẹp lòng Đức Chúa Trời, mà lại áy náy lo sợ bị hình phạt tương lai nữa. Vả, khi ta ở đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì có “lương tâm tốt” (ITi 1:5), “lương tâm thanh sạch”(ITi 3:9), “lương tâm không trách được đối với Đức Chúa Trời và người ta” (Cong 24:16). Còn hễ ai cảm biết mình không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nhưng lo sợ bị hình phạt, thì có “lương tâm xấu” (He 10:22), “lương tâm ô uế” (Tit 1:15). Ví thử kẻ ấy cứ cố ý trái phạm ý chỉ Đức Chúa Trời, không chịu ăn năn, không khứng nhờ huyết Chúa làm sạch tội, ắt lần lần bị “lương tâm chai lỳ” (ITi 4:2) chẳng sai.3. Ý CHÍ TỰ DOa) Định nghĩa:Ý chí tự do, hay là sự tự nhiệm, vốn là một bản năng của mọi người, để tự mình lãnh trách nhiệm mà nhứt định làm việc nầy, từ chối làm việc kia. Nói cách khác, ý chí tự do là cái năng lực của bản ngã hay lợi dụng để lựa chọn làm theo hay không làm theo luật đạo đức của Đức Chúa Trời trong khi mình thi hành phận sự của mình.b) Nội dung của ý chí:Trong ý chí tự do gồm có bốn năng lực khác nhau, rất có quan hệ đối với mọi động tác của người ta. Bốn năng lực ấy là: mục đích, động cơ trạng thái, phán đoán lực,và quyết định lực.(1) Mục đích về việc làm:Phàm người nào có lý tánh mở mang hoàn toàn, trước khi toan liệu làm việc gì,thường có cái mục đích ở trước mặt; bằng chẳng vậy, thì đã mất trí khôn rồi. Hễ đã toan liệu đạt đến mục đích nào đó, thì thường nhờ lý trí mà lựa chọn phương pháp thích hợp đặng đạt đến mục đích ấy.(2) Động cơ trạng thái:Mọi công việc có mục đích hợp lý, cũng thường phải do một cái động cơ (cớ tích)thúc giục mà làm, mới thành công được. Còn cái động cơ ấy tạo ra trong tinh thần mình một cái trạng thái thích hợp với cái động cơ và mục đích ấy, gọi là động cơ trạng thái. Giả như có kẻ muốn làm người truyền đạo, vì nghĩ rằng chức ấy lấy làm “dễ kiếm ăn.” Ba chữ “dễ kiếm ăn” ấy là cái động cơ thúc giục kẻ ấy muốn làm chức truyền đạo, tạo ra trong lòng cái trạng thái ích kỷ; cái trạng thái ấy thích hiệp với cái động cơ một cách khắng khít lắm vậy.(3) Phán đoán lực:loài người vẫn có quyền trên các động cơ trong lòng mình, và trên các trạng thái do động cơ ấy tạo ra. Ấy đó là một thực sự cốt nhứt về cái ý chí tự do của loài người. Bất luận khi nào, chúng ta vẫn có quyền tự do để chiếu theo một động cơ nào đã có ở trong lòng mà lựa chọn đường lối, để nương theo đó mà thi hành công việc mình. Cũng có quyền tự do để tạm huỡn sự lựa chọn ấy, hầu cho có thể bàn tính và phán đoán cho kỹ càng hơn đã. Vả, đương khi bàn tính và phán đoán thêm như thế có lẽ sẽ gặp được lý do mới chăng, sanh trong lòng mình những động cơ mới, có quyền tạo ra những trạng thái cũng mới, rồi khiến cho mình lựa chọn làm việc khác, mà bỏ qua việc mình đã toan làm lúc ban đầu. Người ta vẫn có quyền làm theo hay không làm theo các động cơ thường thúc giục mình. Thực sự ấy chứng rằng loài người có ý chí tự do, có quyền tự nhiệm mà thi thố cách nầy thế kia,làm việc nầy việc nọ, tùy theo ý mình cho là phải vậy. Bằng dạy rằng loài người không có quyền ấy, thì thật là chối bỏ cái quyền tự chủ của loài người vậy.(4) Quyết định lực:Cái năng lực thứ tư của ý chí tự do, là quyết định lực. Khi người ta quyết định làm việc gì, tất nhiên thực hành cái quyền tuyển trạch tự do để làm theo sự thúc giục của động cơ nào vẫn có ở trong lòng, hay là để chối bỏ không chịu làm theo. Trong lúc mình còn dùng lý trí mà phán đoán, thì chưa quyết định làm gì cả,chỉ bàn tính và phán đoán về công hiệu của việc mình toan tính làm đó thôi. Còn khi đã quyết định làm một việc gì rồi, bèn lo lựa chọn cách thức phải thi hành đặng đạt đến cái mục đích của sự toan liệu ấy. Việc phán đoán chưa xong, ắt không thể quyết định làm việc gì cả. Có sự phán đoán trước, thì quyết định theo sau mới hợp lý vậy. Bởi vì trong khi lựa chọn, sự quyết định cần phải có lý cớ;bằng không, thì thành ra điên dồ mất.Nhà thần đạo A.H. Strong luận về lý chí tự do của người ta, có nói rằng: “Cái ý chí tự do (hay là sự tự nhiệm) tức là cái năng lực để quyết định đối với sự thúc giục của cái động cơ ở trong lòng.Nhờ cái năng lực ấy, loài người có thể: (1) lựa chọn theo cái động cơ nầy, chối bỏ chẳng theo cái động cơ kia; (2) thi thố theo cái động cơ mình đã lựa chọn. Vả,cái động cơ chẳng bao giờ là cái căn nguyên của việc làm, bèn là cơ hội thúc giục mình thi hành cách nầy thế kia đó thôi. Cái động cơ không hề ép buộc mình phải thi thố gì, chỉ ảnh hưởng cho mình mà thôi; chính mình là cái căn nguyên của việc làm mình, nên mới gọi người ta là có ý chí tự do thật vậy. Kỳ thực, loài người chẳng hề khi nào đứng trong địa vị bất định, bởi vì người chẳng thi thố việc gì miễn là có cái động cơ thúc giục trước, cũng chẳng làm việc gì trái với mọi động cơ đã thúc giục mình. Người ta làm việc gì, thì việc ấy cũng phải có lý cớ, vì như vậy mới có thể gọi người ta là có ngộ tánh được vậy.4. HAI Ý KIẾN PHẢN ĐỐI Ý CHÍ TỰ DOCó hai ý kiến phản đối lẽ thật về ý chí tự do, ấy là định mạng luận, và quyết định luận. Hai ý kiến nầy cũng được gọi chung là tất nhiên luận (déterminisme). Đây xin luận đến hai ý kiến ấy, tỏ ra ngộ điểm của nó.a) Định mạng luận:Thuyết nầy chủ trương rằng loài người chẳng có ý chí tự do để quyết định làm điều nầy điều kia, bèn có số phận định trước mọi sự cho họ. Nhà định mạng thuyết Tấn sĩ Miley luận rằng: “Vận mạng cầm quyền cao cả trên đời sống người ta, quyết định mọi sự trước, đến đỗi không thể nào thay đổi gì được. Vận mạng lấy xiềng xích tất chí (chaines de la nécessité) mà rằng buộc mọi sự, mọi biến động trên đời nầy,cả trí lực, tư tưởng, cảm tình, ý dục, thậm chí đến Đức Chúa Trời nữa…” Theo ý kiến nầy, nếu người nào làm ác, thì không có tội gì, bởi vì vận mạng buộc mình phải làm. Còn ví bằng làm thiện, cũng chẳng được công nghiệp gì, vì bất quá là buộc phải theo vận mạng mà làm đó thôi. Duy chất chủ nghĩa vạn vật hữu thần chủ nghĩa đều tán đồng theo định mạng luận nầy.b) Quyết định luận:Thuyết nầy chủ trương rằng công việc của loài người đều do động cơ mạnh hơn hết mà quyết định. Như đầu cân nặng hơn phải sa xuống; cũng vậy, cái động cơ mạnh thường khiến cho người ta theo đó mà làm. Quyết định luận chối bỏ quyền tuyển trạch tự do của loài người đương lúc cân nhắc động cơ nầy kia để so sánh, coi thử bên nào phải hơn đặng làm theo; cũng phủ định rằng loài người có thể lựa chọn trái với cái động cơ mạnh nầy mà quyết định theo cái động cơ yếu kia. Thuyết nầy rất nguy cho sự tín ngưỡng chánh đáng, bởi vì nó phá hủy cái lòng tín phục của người ta về trách nhiệm mình, về tội lỗi mình, và về sự báo trả của Đức Chúa Trời;đến đỗi khiến cho người ta có lòng lì đối với tội, không cảm biết mình rất cần có một phương pháp cứu rỗi mình. Thuyết nầy cũng sanh lòng nghi ngờ quyền thi thố tự do của mình, và luôn cả quyền năng Đức Chúa Trời vẫn có để giục giã mình phải thi thố theo ý chỉ của Ngài. Mà đã nghi ngờ như thế, tất nhiên không thể nào ứng dụng sự cứu rỗi cho lòng người ấy được.
Chương 2: LUẬN VỀ NGUYÊN TRẠNG CỦA LOÀI NGƯỜILuận về nguyên trạng của loài người,thì chỉ nên dùng Kinh Thánh làm gốc. Kinh Thánh dạy rằng loài người do cánh tay Đức Chúa Trời mà được tạo thành, có tánh cách tài năng rất tốt lành (Sa 1:31).Cũng so sánh hình trạng loài người sau khi đã được tái sanh với nguyên trạng lúc sơ thủy là bằng nhau (Co 3:10). Lại nói về cuộc tạo thành ấy thì chép rằng Đức Chúa Trời chiếu theo hình tượng của Ngài mà dựng nên loài người. Ấy vậy,nói đại khái, thì nguyên trạng của loài người chắc giống như hình tượng của Đức Chúa Trời vậy. Nhưng chẳng may, loài người phạm tội, nên hình trạng của Đức Chúa Trời trong họ ra mờ tối, không còn thấy rõ nữa. Kịp đến khi Christ, là Đấng vô tội, mượn hình trạng của loài người mà hiện ra trong thế gian, chúng ta nhờ Ngài mà được thấy nguyên trạng của loài người là làm sao. Lại vì Ngài biểu dương sự vinh hiển và thể yếu của Đức Chúa Trời (He 1:3), nên nhờ Ngài chúng ta cũng có thể biết rõ hình trạng của Đức Chúa Trời là thể nào nữa (IICo 4:4; Co 1:15). Nhưng mà trong khi giải nghĩa những câu Kinh Thánh tả vẽ nguyên trạng của loài người, thì khá cẩn thận kẻo e sai lầm mà dạy quyết rằng nguyên trạng người ta vốn cao quá đến đỗi hết chỗ tấn bộ; hoặc là rất thấp hèn, thậm chí không chỗ mà sa ngã nữa. Muốn thoát khỏi những ngộ điểm ấy, nên chú ý đến bốn điều của vấn đề nầy, tức là yếu tố, hiệu quả, dịp tiện tốt, và phước hạnh của nguyên trạng loài người. Xin lần lượt kê cứu qua như sau nầy.I. YẾU TỐ NGUYÊN TRẠNG CỦA LOÀI NGƯỜITrong lời “giống như hình Đức Chúa Trời”bao hàm cả yếu tố về nguyên trạng của loài người. Kinh Thánh dạy rõ loài người được dựng nên theo hình tượng Đức Chúa Trời (Sa 1:26,27). Vậy, “giống như hình tượng Đức Chúa Trời” có nghĩa gì? Xin đáp: Loài người được giống như hình tượng Đức Chúa Trời theo hai mặt, tức là (1) về bản ngã, và (2) về lòng đạo đức.1. LOÀI NGƯỜI GIỐNG NHƯ ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ BẢN NGÃĐức Chúa Trời dựng nên loài người khác với loài thú, vì ban cho họ bản ngã giống như bản ngã của Ngài.a) Định nghĩa:Vả, bản ngã có nghĩa gì? Bản ngã là ngôi riêng của mình, cái nhân cách mà mình xưng bằng “tôi”. Các yếu tố của bản ngã là ngộ tánh để suy nghĩ, cảm tình để cảm biết, ý chí tự do để quyết định việc nầy việc nọ, và lương tâm để phân biệt phải quấy. Cũng tại vì cớ bản ngã như thế mà loài người có thể tự biết mình, biết thế gian, biết Đức Chúa Trời, và cũng tự do quyết định làm thuận hay là nghịch với luật đạo đức. Ấy vậy, khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người, thì đặt trước mặt họ ba điều làm đối tượng của sự hiểu biết họ, tức là Đức Chúa Trời, thế gian,và chính mình, ban cho ngôi bản ngã họ có quyền lựa chọn một trong ba đối tượng ấy, cái nào sẽ làm chuẩn đích và trung tâm điểm về cuộc mở mang tấn bộ của đời sống mình.b) Bản ngã không thể nào mất:Bản ngã của loài người không thể nào mất được, miễn là thôi làm người. Sự điên cuồng cũng không thể tận diệt nó được, duy có thể làm cho nó ra mờ tối đó thôi,đến đỗi lửa địa ngục cũng chẳng có đủ sức để tuyệt diệt đâu bao giờ. Trong Lu 15:8 Chúa Jesus dùng đồng bạc mất mà biểu minh lẽ thật nầy. Đồng bạc ấy dầu bị mất, thì vẫn còn mang lấy hình và hiệu của vua. Cũng một lẽ ấy, loài người dầu bị hư mất, cách xa Đức Chúa Trời, thậm chí phải ở trong địa ngục, thì vẫn còn giữ vẹn cái bản ngã, chẳng hề tiêu diệt bao giờ. Thế thì, tánh mạng của loài người đáng kính trọng là dường nào, vì nó vẫn mang hình tượng của Đức Chúa Trời ở trong mình. Cũng tại cớ ấy mà Đức Chúa Trời đã định hễ ai diệt tánh mạng người ta, thì phải bị xử tử. Những câu nầy chứng cho: xem ICo 11:7; Gia 3:9; IPhi 2:17; Sa 9:6c) Bản ngã rất màu nhiệm,có giá trị cao: Có nhà thần học luận về bản ngã mà rằng:“Trong bản ngã của người ta vẫn có những đại lục mà chưa hề có Kha luân bố nào phát kiến, có những biển thẳm nào ai dò đến tận đáy. Thực, nội trong một linh hồn lắm khi có những sự sầu thảm, đau đớn của cả một địa ngục, hoặc sự hạnh phước khoái lạc của cả một thiên đàng. Ví thử ta có thể thoát xem cảnh trạng vinh hiển tương lai của một tín đồ hèn hạ hơn hết, thì chắc chúng ta sẽ cúc cung kính bái như thánh Giăng muốn lạy thiên sứ lúc được thấy các dị tượng lạ lùng trong khải huyền, bởi vì vinh hiển ấy thật cực điểm, đến đỗi không ai phân biệt tín đồ hèn hạ ấy với chính Đức Chúa Trời được (Kh 22:8)”.Bản ngã của loài người có giá trị vô song, vì nhờ nó mà họ có thể giao thông với Đức Chúa Trời; cũng nhờ nó mà họ dầu có sa ngã, lại có thể được cứu rỗi. Xưa kia nhà triết học Aristote binh vực thời mãi nô, vì cho tánh tình của đứa nô lệ vốn rất đê hèn. Còn nhà triết học Platon coi sự giết con trẻ là sự thường, chẳng phải là tội nữa. Nhưng đạo Christ phản đối ý kiến bất nhơn vô đạo ấy, vì dạy rằng mọi người đều được dựng nên theo hình tượng Đức Chúa Trời. Cho nên hễ ai bạc đãi người hèn hạ cũng là khinh dể hình tượng của Đức Chúa Trời ở trong họ. Thật có khi Christ dòm xem người nầy kẻ kia cách phiền giận, nhưng Ngài không hề khinh dể người nào. Ngài dạy dỗ đờn bà, chúc phước con trẻ, chữa sạch kẻ phung, kêu kẻ chết sống lại. Đoạn, nhờ sự chết trên thập tự giá Ngài bày tỏ ra giá trị rất cao của linh hồn người ta, dạy ta coi mọi người như anh em, yêu thương họ như Ngài đã yêu thương, đến đỗi nếu cần thì cũng sẵn lòng vì họ mà liều mạng mình để cứu rỗi họ.2. LOÀI NGƯỜI GIỐNG NHƯ ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ LÒNG ĐẠO ĐỨCVả, Đức Chúa Trời không những ban cho loài người tài tự tri tự giác và quyền tự quyết định, bèn cũng phú cho họ một lương tâm lạ lùng hơn hết mà thần đạo gọi là lòng đạo đức. Vậy, lòng đạo đức nghĩa là gì?a) Định nghĩa lòng đạo đức:Lòng đạo đức là phần của linh tánh loài người vốn khuynh hướng cùng Đức Chúa Trời,nhận Ngài là Đối tượng và Mục đích tuyệt đối về sự thi thố cảm tình và ý dục mình; cũng nhờ lòng ấy mà loài người phản chiếu các đức tánh của Đức Chúa Trời nữa. Vả, vì sự thánh khiết là đức tánh đệ nhứt của Đức Chúa Trời, thì tất nhiên đức tánh ấy cũng cần đứng đầu trong bản tánh loài người mà Ngài dựng nên theo hình tượng của Ngài. Kinh Thánh cũng dạy rõ ràng sự công nghĩa vốn một yếu tố ở trong bản tánh loài người lúc mới được dựng nên đó. Những câu viện dẫn sau đây làm chứng cho: xem Tr 7:29; Eph 4:24; Co 3:10.Tuy hai câu ấy luận về người được tái sanh, thì cũng ám chỉ về người nào được dựng nên theo hình tượng Đức Chúa Trời có những tánh cách thể nào minh chứng rằng loài người lúc mới được dựng nên cũng có sự thánh khiết như chính Đức Chúa Trời đã có. Cũng có cả những khuynh hướng xứng đáng, như ái tình và ý chí hết sức chăm chú về Đức Chúa Trời, đến đỗi cả người đều vâng phục Ngài, nhận Ngài làm điểm cùng tuyệt cho mọi sự mong ước của mình. Vậy, nói rằng loài người mới được dựng nên là vô tội thì không đủ nghĩa, họ lại có sự công nghĩa thánh khiết như chính Đấng Tạo hóa đã có vậy.b) Có thể mất được:Vả, ta đã thấy phần giống như Đức Chúa Trời về bản ngã, thì loài người không thể mất được. Nhưng phần giống như Đức Chúa Trời về lòng đạo đức, thì có thể mất,và chẳng may, cũng đã thật mất rồi. Khi nguyên tổ ta sa ngã, thì phần giống như Đức Chúa Trời về đạo đức đã bị tuyệt mất. Thay cho sự vô tội chỉ có sự phạm tội,thế cho sự thánh khiết lại là sự bất khiết, thế cho sự công nghĩa thì có sự bất nghĩa; còn lòng vốn rất yêu mến Đức Chúa Trời, thì xây hướng cùng thế gian và ma quỉ mà yêu chuộng những điều hư hỏng bại hoại.c) Tánh chất của sự công nghĩa nguyên bản: Về tánh chất của sự công nghĩa (hoặc thánh khiết) nguyên bản loài người hưởng được lúc mới được dựng nên, thì có mấy ý kiến quan hệ đáng cho ta để ý đến, hầu phân biệt chỗ phải quấy.Xin luận lược qua như sau nầy.(1) Chẳng đồng yếu tố với bản tánh của loài người: Sự công nghĩa nguyên bản mà loài người có lúc mới được dựng nên chẳng đồng yếu tố với bản tánh của loài người; bằng vậy,thì bản tánh ấy cũng phải bị tuyệt mất lúc họ phạm tội; bởi vì trong chính lúc phạm tội đó họ mất hẳn sự công nghĩa nguyên bản ấy. Vả lại, nếu sự công nghĩa nguyên bản đó là một yếu tố của bản tánh người ta, thì bản tánh ấy cũng đã thay đổi ra khác, vì tội lỗi đã xen vào làm yếu tố đệ nhứt. Mà nếu thực đã thay đổi ra bản tánh khác rồi, thì tất nhiên cả bản ngã cũng bị thay đổi ra khác, đến đỗi không còn thể gọi hậu tự của A-đam là loài người nữa. Thiết tưởng có thể gọi sự công nghĩa nguyên bản là sức khỏe mạnh của bản ngã; còn tội lỗi là chứng bịnh khiến cho bản ngã ra yếu đuối bại hoại, truyền nhiễm từ nguyên tổ đến cả hậu tự người.(2) Chẳng từ bên ngoài phú cho:Ta cũng chẳng nên coi sự công nghĩa nguyên bản ấy là một đức riêng từ bên ngoài phú cho, một dị chất tương phản với bản tánh loài người, phú cho họ sau khi được tạo thành. Bởi vì loài người nhờ cuộc dựng nên mà hưởng được hình tượng của Đức Chúa Trời liền, chớ chẳng phải sau khi đã được làm người trọn vẹn, rồi mới được Ngài phú thêm đức ấy vào cho đâu. Giả như ngày nay mọi người sanh ra đời đều có bản tánh tội lỗi, hay khuynh hướng về mọi sự ở ngoài Đức Chúa Trời. Cũng vậy,khi A-đam được dựng nên thì có bản tánh công nghĩa thánh khiết, hay khuynh hướng về Đức Chúa Trời và mọi sự thuộc về Ngài; chớ chẳng phải sau khi đã được dựng nên rồi mới lần lần có sự khuynh hướng ấy đâu.(3) Là lòng hay khuynh hướng cùng Đức Chúa Trời: Thế thì, muốn nói cho đúng thì phải định rằng sự công nghĩa nguyên bản của loài người là lòng hay khuynh hướng cùng Đức Chúa Trời. Khi A-đam mới được dựng nên thì cả ái tình và ý chí đều khuynh hướng về Đức Chúa Trời, vin lấy mọi sự công nghĩa làm mục đích và đối tượng cho cả bản ngã mình. Nhưng mà sự công nghĩa nguyên bản ấy chẳng phải bất diệt, loài người có thể phạm tội. Tuy A-đam vốn có bản tánh thiện hảo, thì cũng được tự do lựa chọn làm điều ác, A-đam ban đầu có ái tình và ý chí xu hướng về Đức Chúa Trời, và bản tánh thì vô tội; nhưng sự công nghĩa ấy chỉ theo phương diện tiêu cực, chưa đạt đến phương diện tích cực, bởi vì chưa được thí nghiệm. Ví thử A-đam đã chịu nổi sự thí nghiệm, thì sự công nghĩa nguyên bản đã trở nên một bản tánh thánh khiết và đạo đức thực nghiệm, không còn có thể vấp ngã nữa. Nói cách khác, sự công nghĩa nguyên bản của loài người chẳng khác tình yêu thương của con trẻ đối với cha mẹ. Hột giống yêu thương ấy vẫn có ở trong lòng con từ khi sanh đẻ, nhưng chưa được mở mang cho đến khi biết cha mẹ, và có thể chịu sự thí nghiệm; đoạn tánh ấy trở nên lòng hiếu thuận thực nghiệm vậy.(4) A-đam vốn có thể di truyền tánh công nghĩa cho hậu tự: Đức công nghĩa nguyên bản của loài người là cái phần về “hình tượng giống như Đức Chúa Trời” mà loài người đã mất rồi. Nếu A-đam không phạm tội, thì vốn có quyền di truyền một tánh công nghĩa cho con cháu mình, cũng như người đã phạm tội mà di truyền bản tánh tội lỗi cho họ vậy. Thế mà, tuy A-đam và dòng dõi người đều đã mất sự giống như Đức Chúa Trời, về lòng đạo đức thì vẫn chưa mất sự giống như Đức Chúa Trời về phần bản ngã. Nhờ thực sự quí báu ấy mà loài người còn hi vọng nhờ ân điển Đức Chúa Trời để được cứu rỗi. Có nhà thần học luận rằng: “Sự giống Đức Chúa Trời về lòng đạo đức mà loài người đã mất, vẫn có thể được hồi phục; nhưng chỉ một mình Đức Chúa Trời có quyền làm việc ấy được. Ngài khiến cho “sự chói lói của Tin lành vinh hiển của Christ, là hình trạng của Đức Chúa Trời” (IICo 4:4) soi và lòng họ, hầu hồi phục trong họ lòng đạo đức giống như lòng của Ngài vậy.”Trong Thi 72:6 có câu: “Vua sẽ giáng xuống như mưa trên cỏ mới phát.” Cảnh tượng của câu ấy làm hình bóng chỉ về loài người bị mất sự đẹp đẽ rực rỡ của lòng đạo đức nguyên bản. Tuy họ như cỏ bị phát, khô héo, chẳng có hi vọng gì; nhưng vẫn còn cái bản năng kín giấu để nhận sự sống mới,cũng như gốc rễ cỏ trong đất gặp mưa thì được mọc lại tốt tươi như cũ vậy.d) Hai ý kiến phản đối:Ngoài ý kiến mới luận qua ở trên, còn có hai ý kiến khác phản đối với lẽ thật tỏ ra trong Kinh Thánh về nguyên trạng của loài người. Xin lược kể ra như sau nầy.(1) Loài người chỉ giống Đức Chúa Trời về bản ngã mà thôi: Thuyết nầy phủ định loài người vốn có lòng khuynh hướng cùng Đức Chúa Trời, mà chủ trương rằng loài người trong thời thái sơ chỉ có những lương năng thuộc linh thích hiệp rất rập ràng với nhau,nhưng chẳng có sự thánh khiết, cũng chẳng có sự bất khiết, bèn được đứng trong địa vị trung lập không ác cũng chẳng thiện đó thôi. Thuyết nầy có ba ngộ điểm:(a) Nếu loài người không được giống như Ngài về mặt bản ngã, thì A-đam chẳng có đức công nghĩa nguyên bản.Ví bằng chẳng có đức ấy, tất nhiên cũng không mất, và chẳng hề sa ngã trở nên kẻ có tội bao giờ. Nhưng quả đã có sa ngã phạm tội mà phải mất đức tánh công nghĩa nguyên bản đó, là dức tánh chẳng do sự vận động của bản ngã A-đam mà có, bèn trực tiếp do Đức Chúa Trời ban cho trong lúc loài người được tạo thành vậy. Bằng chẳng vậy, tại sao bản tánh loài người không còn được công nghĩa nữa. Lại kìa sự công nghĩa mà tín đồ hưởng được lúc mới tái sanh chẳng phải tự mình mà ra, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Mà nếu tánh công nghĩa hồi phục là nhờ Đức Chúa Trời ban cho, thì tại sao lại nói rằng cái nguyên tánh công nghĩa chẳng do Ngài mà ra ư?(b) Khi loài người được dựng nên thì đã có bản năng hiểu biết Đức Chúa Trời và giao thông với Ngài được.Vả, nếu loài người chỉ giống như Đức Chúa Trời về phần bản ngã, chẳng có lòng đạo đức thánh khiết, thì làm sao mà giao thông với Ngài đặng? Kỳ thực, khi nguyên tổ ta phạm tội mới bị đứt sự giao thông ấy, bởi vì đã mất lòng thánh khiết ấy rồi (Sa 3:7,22,24; 8:21). Thế thì, ta phải cho rằng cái thuyết về loài người chỉ giống Đức Chúa Trời về bản ngã là sai lầm vậy.(c) Thuyết nầy cũng phản đối với Kinh Thánh, vì Kinh Thánh dạy rằng loài người được chia ra làm hai hạng:hạng thuộc huyết khí và hạng thuộc linh. Người thuộc huyết khí tức là người ở ngoài Chúa, chưa được tái sanh. Thế thì cái gì ở trong người ta được tái sanh?Có phải là phần huyết khí không? Không. Có phải là bản ngã chăng? Cũng không nữa;vì bản ngã trước sau sự tái sanh vẫn là bản ngã. Thiết tưởng lấy làm hữu lý mà nói rằng phần được tái sanh trong người ta là linh tánh, tức là cái lòng đạo đức,vốn có từ xưa, nhưng đã bị mất đi trong khi phạm tội. Khi người nào tin Chúa,lòng đạo đức người ấy bèn được tái sanh, người lại được hồi phục cái bản năng khuynh hướng về Đức Chúa Trời và về sự công nghĩa của Ngài. Kinh Thánh gọi linh tánh được tái sanh ấy bằng “người mới… được dựng nên theo hình tượng Đức Chúa Trời, trong sự công nghĩa và sự thánh khiết” vậy (xem ICo 2:10–15; Eph 4:22–24).(1) Hình tượng Đức Chúa Trời trong loài người bất quá là lương năng tín ngưỡng tôn giáo: Ý kiến nầy vốn bởi các nhà kinh viện triết học chủ trương trước hết, rồi sau trở nên lý thuyết của Giáo hội Lamã. Thuyết nầy phân biệt ý nghĩa của hai chữ “hình” và “tượng” của Đức Chúa Trời, chủ trương rằng trong lúc tạo thành thì loài người được “như hình” Đức Chúa Trời (à l’image de Dieu). Còn về sự “theo tượng” Đức Chúa Trời (selon la ressemblance de Dieu), thì họ nhờ sự vâng phục hưởng được về sau; nghĩa là sự “theo tượng” của Đức Chúa Trời ở trong họ là công hiệu của việc lành mà họ đã làm vậy. Họ cũng dạy rằng vì Đức Chúa Trời muốn loài người dễ vâng phục Ngài mà mau trở nên giống như “tượng” Ngài, nên đã phú thêm cho họ một yếu tố thứ ba, vốn không thuộc về bản tánh loài người, một ân tứ đặc biệt gọi là ân điển có năng lực ngăn ngừa dục vọng, bắt nó phải đầu phục lý tánh, không được tự do hành động. Thế thì, theo thuyết nầy, sự công nghĩa nguyên bản của loài người chẳng phải là một yếu tố Đức Chúa Trời trực tiếp phú cho bản tánh loài người trong lúc họ được dựng nên, bèn là một công hiệu vừa do sự vâng phục của loài người, vừa do đặc ân siêu việt của Đức Chúa Trời ban cho mà được vậy.Nhà thần đạo A.H. Strong luận về ý kiến nầy mà rằng: “Có thể giãi bày Lamã giáo lý cách hình bóng như sau nầy: Loài người được dựng nên trần truồng về tánh đạo đức, chẳng có sự công nghĩa tích cực gì hết.Nhờ sự vâng phục người nhận được nơi Đức Chúa Trời một phần thưởng bằng một cái áo công nghĩa để che khuất sự lỏa lồ của mình. Vả, người có thể mất cái áo công nghĩa ấy. Cừu địch xâm hãm người, lột áo công nghĩa của người, rồi bỏ người đi trần truồng. Nhưng địa vị người trước và sau khi bị lột trần đó không khác nhau cho lắm, chỉ khác nhau như địa vị của kẻ bị lột trần với địa vị của kẻ vốn ở trần truồng vậy đó thôi. Bấy giờ người đứng trong địa vị mà người vốn đứng lúc mới được dựng nên; duy có điều nầy là khác với lúc ấy là người cảm biết mình yếu đuối hơn lúc ấy, bởi vì thiếu bộ áo công nghĩa mình thường mặc trước kia vậy. Nhưng may thay! Người vẫn có thể tu đức lập công mà được một áo khác, thật có thể lãnh được đến ba bốn cái hay nhiều hơn nữa cũng nên, để bán hoặc cho bớt người khác các bộ áo mà chính mình không cần dùng đến!”Về thuyết nầy có bốn điều dị nghị như sau đây:(a) Không thể nào phân biệt nghĩa đen của chữ “hình” và “tượng”, bởi vì hai điều chỉ có một ý nghĩa mà thôi, tức là loài người được dựng nên giống như hình tượng Đức Chúa Trời.(b) Tuy hai chữ “hình” và “tượng” có ý nghĩa khác nhau hay là không, thì Kinh Thánh dạy rõ lắm rằng loài người giống như “hình” và “tượng” của Đức Chúa Trời chính trong lúc họ được tạo thành, chớ chẳng có câu nào dạy rằng họ được Đức Chúa Trời phú thêm cho sự “giống như Ngài” trong một thời kỳ kế sau cuộc dựng nên đâu.(c) Thuyết nầy chủ trương rằng cảm tình (tình dục) và ngộ tánh có sự phản nghịch nhau. Nhưng ý kiến ấy sai lầm, và phản đối sự dạy dỗ của Kinh Thánh; bởISa 1:31 dạy rằng các việc Đức Chúa Trời làm đều “thật tốt lành” cả. Vả lại, thuyết nầy đổ thừa sự cám dỗ và tội lỗi cho Đức Chúa Trời. Nói rằng khi loài người được dựng nên thì chỉ có sự vô tội tiêu cực, và các tình dục tội ác đều đương ngủ mê, thì bất quá là đổ tội cho Đức Chúa Trời, cho Ngài là căn nguyên trực tiếp của sự sa ngã, bởi vì theo ý kiến nầy, Ngài đã cấu tạo trong loài người một bản tánh bất khiết phải phạm tội.(d) Thuyết nầy cũng phản đối với Kinh Thánh, bởi vì chủ trương rằng sự phạm tội thứ nhứt chẳng khiến cho bản tánh loài người ra hủ bại, bèn là chỉ làm cho nó ra yếu đuối thôi; còn sự tái sanh chẳng đổi ái tình ra mới, nhưng chỉ bồi bổ sức lại cho những bản năng thiên nhiên đó thôi. Thuyết nầy cho tội thứ nhứt chỉ nương đoạt cái đặc ân của Đức Chúa Trời ở nơi loài người, đặt người phải đứng vào địa vị vốn có ở trong lúc mới được dựng nên. Tuy đã mất cái đặc ân ấy rồi, vẫn còn có tài năng vâng phục Đức Chúa Trời, và giúp đỡ Ngài về việc cứu rỗi mình.Ôi thôi! Thuyết nầy xa cách lẽ thật là dường nào! Kinh Thánh nghiêm huấn rằng loài người “đã chết vì sự vi phạm và tội lỗi mình” (Eph 2:1), tự nhiên chẳng có tài năng gì mà vâng phục Đức Chúa Trời,“vì không vâng phục luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được” (Ro 8:7). Nên chỉ rất cần yếu cho loài người nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời, hầu được tái sanh, được dựng nên mới trong Christ vậy (Eph 2:10). Gi 3:3-6; ICo 2:14; Ro 8:7; Eph 2:10II. NHỮNG Ý NGOẠI VỀ NGUYÊN TRẠNG CỦA LOÀI NGƯỜI1. HIỆU QUẢ CỦA HÌNH TƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG LOÀI NGƯỜIVề phần các hiệu quả của hình tượng Đức Chúa Trời trong loài người, xin luận đến bốn điều như sau nầy:a) Hình thể loài người phản chiếu hình tượng Đức Chúa Trời: Thân thể của loài người lúc mới được dựng nên phản chiếu hình tượng Đức Chúa Trời ra, biểu dương các tánh cách tối cao của Ngài. Kinh Thánh dạy rõ Đức Chúa Trời có bản năng nói, nghe, thấy, ngửi, và cảm giác được. Thân thể loài người được dựng nên theo kiểu mẫu Đức Chúa Trời, nhận được các bản năng ấy. Chỉ có điều nầy là khác: các bản năng ấy trong Đức Chúa Trời là vô hạn và trọn vẹn; còn ở trong loài người thì hữu hạn và bất toàn. Thế mà, khá coi chừng, đừng giải nghĩa Sa 2:7 và Sa 3:8 sai lầm mà quyết rằng cái hình tượng Đức Chúa Trời ở trong loài người tức là hình dáng bề ngoài của họ được giống như hình tượng của Ngài. Bởi vì xem Sa 2:7 cho kỹ, thì thấy có nói “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,” chớ chẳng nói rằng Ngài lấy bụi đất mà dựng nên hình tượng Ngài trong họ. Nhưng khi Ngài đã nắn nên hình thể rồi, bèn “hà sanh khí vào lỗ mũi”,khiến cho hình thể ấy có linh hồn sống; rồi lại trong linh hồn sống ấy Ngài có in hình tượng của Ngài. Cho nên thân thể người ta chỉ biểu dương hình tượng ấy ra mà thôi. Trong Sa 3:8 cũng chép rằng Đức Chúa Trời có đi, có nói, ấy nghĩa là Ngài dùng bản năng tự động và bản năng nói phô mà tìm kiếm A-đam để phán chuyện với người, chớ chẳng ám chỉ Ngài có hình dáng vật chất như loài người có đâu.b) Có quyền hạn chế tình dục:Trước khi loài người chưa phạm tội, thì có quyền hạn chế tình dục, làm cho nó phải phục linh tánh trong mọi sự. Kỳ thực, trong lúc đầu, linh tánh và nhục tánh vẫn hòa hiệp nhau cách rập ràng, chẳng có sự tương phản gì nhau cả. Đến khi phạm tội, linh tánh mới không còn quyền hạn chế tình dục nữa, nhưng bị tình dục hãm áp cho đến bây giờ, thật là đáng tiếc lắm thay!c) Được quyền thống trị muôn vật: A-đam là cái mão miện của tạo vật, có tài năng tra xét bản tánh của muôn vật, tùy theo từng bản tánh mà đặt tên cho nó,và cai trị hết cả (Sa 2:19). Xem Sa 1:26 và Thi 8:5-8, thì rõ loài người ban đầu không những là có quyền cai trị muôn vật, mà lại có quyền độc trị cả cõi thiên nhiên nữa.Kịp đến khi loài người phạm tội, muôn vật không còn tình nguyện chịu phục người nữa, phải dùng cường lực ép buộc mới bắt nó vâng phục mình phần nào. May thay! Nhờ Đấng Christ, loài người sau nầy sẽ nhận lại cái đặc quyền ấy; khi ấy muôn vật và cõi thiên nhiên đều sẽ tái phục nhơn loại mới cho đến đời đời vô cùng. Xem Ro 8:18-23; He 2:8,9; Es 11:6; Es 65:25Vả, loài người được quyền cai trị muôn vật, ấy minh chứng rằng địa vị loài người cách xa địa vị loài thú khôn xiết kể;nào là căn nguyên, tài năng, mục đích, hết thảy đều khác nhau với thú vật. Kỳ thực, loài thú không có thể nào lên phẩm cách loài người được; nhưng loài người vì cớ tội ác lấy làm dễ sa xuống bực thấp hèn của loài thú vậy.d) Được giao thông cùng Đức Chúa Trời: Nguyên tổ chúng ta từng hưởng được hạnh phúc giao thông với Đức Chúa Trời một cách thân mật, và trực tiếp thọ giáo nơi Ngài (Sa 2:16). Theo Sa 3:8, Đức Chúa Trời dường như lấy hình thể hiện ra nguyên tổ ta được thấy. Cái cách tương giao thân mật với Đức Chúa Trời như thế chẳng phải vượt quá trình độ của nguyên tổ ta, nhưng rất thích hợp với các lương năng thuộc linh của họ. Dầu vậy, nguyên tổ ta có lẽ không được dòm thấy Đức Chúa Trời cách trọn vẹn bằng các thánh đồ sẽ được thấy Ngài ở nơi vinh hiển đời sau (Ma 5:8; IGi 3:2; Kh 22:4). Kịp đến khi nguyên tổ ta sa ngã, tức thì bị phân cách, không được giao thông với Đức Chúa Trời nữa. Nếu sau nầy mà chẳng nhờ Christ, thì quả không hi vọng phục hồi cái đặc ân ấy được (Gi 1:12). Sa 2:16;Sa 3:18; Ma 5:8; IGi 3:2; Kh 22:4; Gi 1:122. CÁC SỰ PHỤ TÙY VỀ HÌNH TƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG LOÀI NGƯỜIa) Có dịp tiện tốt để dồi mài đức tánh: Khi nguyên tổ ta ở trong vườn Ê-đen,thì vốn có tánh nết trọn lành vô tội, nhưng chưa được thí nghiệm về đời đạo đức.Nên khi Đức Chúa Trời để cho họ được đứng trong cảnh địa Ê-đen rất tốt lành,thích hợp với bản tánh người, cốt ý để thí nghiệm tánh đạo đức, dồi mài nó hầu cho nó trở nên đạo đức thực nghiệm, được đứng vững, chẳng có thể sa ngã nữa. Vả,nếu chẳng chịu sự thử thách, thì loài người chẳng được công trạng gì, cũng như vàng không chịu thử lửa thì chẳng được ròng, ngọc chẳng dồi mài thì chẳng chói sáng. Bởi vậy cho nên Đức Chúa Trời tạo một cây “biết điều thiện điều ác” ở trong vườn Ê-đen (Sa 2:9), để tập rèn tánh nết của nguyên tổ ta. Ví bằng họ giữ bổn phận mình, vâng theo mạng lệnh Đức Chúa Trời chẳng dùng trái cây ấy, thì đã được tánh đạo đức thực nghiệm rồi, không cần sợ bị quỉ dữ dỗ dành nữa. Sa 2:9, Sa 2:17b) Có dịp tiện để được bất diệt: Thân thể của nguyên tổ ta khi mới được dựng nên thì chưa hưởng được sự bất diệt (ICo 15:44-49), trong nó vốn có cái mầm của sự chết. Nhà khoa học cũng chứng rằng sự sanh hoạt hữu cơ vẫn có cái mầm của sự hao mòn hư mất. Nhưng Đức Chúa Trời đã có đặt một cách thức riêng ở trong vườn Ê-đen, hầu nhờ đó thân thể loài người được bất diệt. Cách thức ấy là cây sự sống (Sa 2:9). Nếu A-đam đã gìn giữ bổn phận mình, đứng vững vàng đối phó với sự cám dỗ mà chẳng trái mạng Đức Chúa Trời, thì đã được phép ăn trái của cây sự sống,và nhờ đó thân thể trở nên bất diệt, thoát ly địa vị hay hư nát mà hưởng được phước trường sanh. Nhưng chẳng may, nguyên tổ ta nghịch mạng Đức Chúa Trời, bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen, chẳng được phép ăn cây sự sống. Tại cớ ấy loài người mất cái dịp tiện để hưởng phước trường sanh bất tử vậy. ICo 15:47; Sa 3:11, Sa 3:22, Sa 3:23c) Có dịp tiện di truyền hình tượng Đức Chúa Trời cho hậu tự:Túng sử tội lỗi không vào trong thế gian thì loài người vẫn cứ giữ hình tượng Đức Chúa Trời trong mình mãi, lưu truyền lại cho con cháu luôn. Bởi vì theo công lệ,thì kẻ sanh và người được sanh đều đồng một giống và một bản tánh. Xem như sau khi nguyên tổ đã phạm tội rồi, làm cho bản tánh ra hủ bại, thì tánh ấy lưu truyền lại cho hậu tự người, đến đỗi chẳng trừ một ai mà không đồng tánh với người.Cũng vậy, nếu nguyên tổ còn giữ hình tượng Đức Chúa Trời cho trọn vẹn luôn, chắc cũng lưu truyền cho hậu tự mình bản tánh trọn vẹn của mình vậy.Hoặc giả có kẻ biện nạn rằng: “Nếu tội lỗi không vào trong thế gian, thân thể loài người được sống đời đời, có đủ hình tượng Đức Chúa Trời được lưu truyền từ cha đến con, từ con đến cháu, thì loài người há chẳng sanh sản đông đúc lắm sao? Chắc đã chẳng có chỗ đâu mà ở cho đủ?Vậy thì cái họa nhơn mãn đã xảy ra từ đời nào rồi!” Không dám đáp lẽ chắc chắn cho câu hỏi ấy, bởi vì Kinh Thánh không giải rõ vấn đề nầy. Nhưng thiết tưởng khi người ta ở đời nầy đã từng trải mọi sự thí nghiệm, dồi mài tánh nết cho thực đạo đức trọn vẹn rồi, thì sau chắc Đức Chúa Trời biến hóa họ, tiếp rước họ lên trên trời, như đã tiếp rước Hênóc khi xưa, hầu được ở với Ngài cho đến vĩnh viễn (Sa 5:24). Còn tại nơi ấy chẳng có sự cưới gả, sanh sản gì nữa (Ma 22:30). Xem Sa 5:24; Ma 22:303. CÁC PHƯỚC HẠNH DO HÌNH TƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG LOÀI NGƯỜI MÀ RACác phước hạnh của nguyên tổ ta đương khi còn ở trong vườn Ê-đen thật là vô hạn vô lượng, trọn vẹn vô cùng. Sau đây xin kể lại ít điều, vẽ ra cái đại khái của phước hạnh ấy.a) Có thân thể mạnh khỏe trọn vẹn: Xét kỹ thân thể loài người ngày nay thì chẳng thấy ai được khỏe mạnh trọn vẹn, ai ai cũng thiếu thốn mà phải đau ốm, hoặc là tại bịnh di truyền hay là bịnh truyền nhiễm cũng có. Nhưng thân thể của nguyên tổ ta trong vườn Ê-đen sức mạnh vẫn không thiếu thốn, không hề bị đau ốm, nên được khỏe mạnh mười phần vậy.b) Có ngộ tánh trọn vẹn:A-đam có ngộ tánh trọn vẹn, nên chẳng cần cực nhọc dùng qui nạp pháp hay là diễn dịch pháp đặng suy nghĩ ra chơn lý của sự vật, nhưng nhờ cái tuệ tâm sáng suốt mà trực tiếp thông hiểu mọi sự. Đây có hai bằng cớ minh chứng:(1) Ông đặt tên cho các loài thú (Sa 2:19, Sa 2:20). Chắc A-đam có thông hiểu bản tánh và thói quen của mọi loài, nên đặt tên cho mỗi loài mỗi tên thích hợp với bản tánh nó thập phần.(2) Ông đặt tên cho nội trợ mình (Sa 2:23, Sa 2:24; Sa 3:20), gọi là “người nữ”, bởi vì người do người nam mà ra.Trong tiếng Việt chữ “nữ” và chữ “nam” chẳng có sự tương quan gì cả. Song trong nguyên văn Hê-bơ-rơ hai chữ ấy thật giống nhau lắm. Theo tiếng ấy chữ nam là ish, còn chữ nữ là isha. Nghĩa đen chữ isha là “người nam nữ”. Về sau ít lâu A-đam đặt tên mới cho vợ mình là Ê-va, nghĩa đen là “mẹ của nhơn loại”. Thế thì, tên isha chứng về căn nguyên của người nữ, còn tên Ê-va chứng về thiên chức lớn của người nữ là gì. Các lẽ thật ấy A-đam không cần ai dạy cho mới biết,song chỉ nhờ cái tuệ tâm sáng suốt mà thông hiểu hết.Về sự dựng nên người nữ, nhà thần đạo M. Henry luận rằng: “Đức Chúa Trời không lấy người nữ ra nơi đầu người nam, sợ e làm đầu người nam; cũng chẳng lấy nơi chơn, e bị người nam giày đạp, bèn lấy ra khỏi hông người nam đặng đứng bình đẳng với người, lấy ra từ dưới cánh tay đặng nhờ người nam che chở cho; lấy ra khỏi nơi gần lòng hầu cho người nam yêu mến vợ mình vậy.”c) Chưa có tư dục:Sự tham lam bậy bạ của người đời nầy chẳng khi nào biết chán, thật lấy làm khó cho họ vô cùng. Hôm nay hễ họ được bao nhiêu càng muốn được thêm bấy nhiêu không hề cùng, đúng như câu “Tham tâm vô để” vậy. Trước khi nguyên tổ chưa sa ngã, còn gìn giữ địa vị nguyên bản, lạc thiên tri mệnh, tùy ngộ nhi an, ăn trái cây, uống nước suối, chẳng tham lam, chẳng lo lắng, chỉ cứ an nhàn vô sự, thật đã đứng trong một cảnh trạng vui vẻ vô cùng.d) Chưa biết sự xấu hổ:Thật, ngửa lên không hổ với trời, cúi xuống chẳng thẹn với người, chỉ người lúc mới tạo thành đã hưởng được cái khoái lạc của tâm linh và cái địa vị trọn vẹn như thế thôi.e) Hành quyền trên muôn vật:Ở trong vòng các vật thọ tạo, chỉ có loài người là rất quí báu và quan hệ hơn hết,đứng đầu cả muôn vật, linh hơn muôn vật, hòa với muôn vật, chủ trị nó, sai khiến nó. Còn muôn vật vẫn an hòa ở chung với nhau, không ghen ghét nhau, không ngăn trở gì nhau, và hết thảy đều đầu phục loài người. Xét ra thật là một quang cảnh rất vui vẻ không xiết kể. Sa 1:28f) Đứng trong quang cảnh rất thích hợp: Vườn Ê-đen là lạc viên mà Đức Chúa Trời sắm sẵn cho nguyên tổ ta ở. Cảnh vườn ấy thật là vui vẻ trọn vẹn, vì ở trong đó khí huyết được điều hòa, chung quanh thì muôn hồng ngàn tía đua tươi, quả ngon trái ngọt vừa mắt, mọi vật đều được như ý. Lại có bốn ngọn sông dưới nước trong leo lẻo, chảy ngang qua vườn tưới khắp mọi nơi, khiến đất càng đượm mầu mỡ tốt tươi. Phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy Đức Chúa Trời đã ban cho nguyên tổ ta để giúp đỡ bản tánh người mở mang phát đạt. Có thể gọi là thiên đàng giữa chốn nhơn gian thì cũng phải lắm. Nhưng tiếc thay! Nguyên tổ ta không được hưởng trót vì đã sa ngã phạm tội. Tuy vậy ai ở trong Christ sẽ được các phước ấy lại,và sẽ được hạnh phước còn lớn hơn nữa không thể nào xét cho rõ hết. Giăng chép rằng: xem IGi 3:2; Kh 22:1-5
Chương 3: LUẬN VỀ SỰ THÍ NGHIỆM VÀ SỰ SA NGÃ CỦA LOÀI NGƯỜII. SỰ THÍ NGHIỆM LOÀI NGƯỜIKINH THÁNH dạy rằng sau khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người, bèn đặt người ở trong vườn Ê-đen, chủ ý để dùng cảnh vườn ấy làm trường học mà thí nghiệm người (Sa 2:8-17). Chữ Ê-đen nghĩa đen là khoái lạc,vui thích. Không thể nào biết cho chắc cảnh vườn ấy đã được lập ở nơi nào.Nhưng phỏng chừng có thể nói rằng vườn ấy ở trong trũng Mêsôbôtami, gần hai con sông Tigre và Euphrate (Sa 2:10-14). Nhưng cũng có nhiều ý kiến khác về vấn đề nầy, đến đỗi có kẻ thiết tưởng vườn ấy ở bắc cực! Về vấn đề loài người chịu thí nghiệm trong vườn Ê-đen, xin luận đến năm điều như sau đây.1. ĐỊNH NGHĨA SỰ THÍ NGHIỆMThí nghiệm tức là thử thách rèn tập. Hễ ai chịu thí nghiệm trước phải ở dưới quyền luật pháp nào, nhờ luật pháp ấy dạy cho mình biết phận sự mình là thể nào. Cũng dùng nó để tra xét hành vi của mình hầu biết mình có vâng theo điều răn của nó hay chăng. Bằng đã làm theo, thì luật ấy hứa ban phước cho; bằng chẳng, thì hăm dọa hình phạt. Ấy vậy, phàm ai ở dưới quyền luật pháp nào, có bổn phận vâng theo luật ấy; nếu vâng theo, thì đã chịu nổi sự thí nghiệm của luật ấy; bằng chẳng, ắt mắc tội, bị sự đoán phạt như nó đã chỉ định.2. SỰ THÍ NGHIỆM RẤT CẦN YẾUNguyên tổ ta được dựng nên có bản tánh thánh khiết. Cả cảm tình và ý chí tự do của họ đều chỉ khuynh hướng về sự tốt lành mà thôi. Tuy vậy, vẫn có thể bị cám dỗ từ bề ngoài. Vì cớ ấy cần phải cho nguyên tổ từng trải một hồi thí nghiệm, để thử xem họ sẽ trung tín cùng Đức Chúa Trời, chịu vâng theo mạng lịnh của Ngài hay không. Thế thì, vì nguyên tổ có thể bị cám dỗ từ bề ngoài, nên Đức Chúa Trời bắt họ phải phục dưới quyền của một luật pháp đặc biệt, nhờ nó dạy cho họ biết phận sự mình, hầu xem thử trong khi bị cám dỗ họ có trái điều răn của luật ấy hay là cứ vâng giữ được. Bằng chẳng thí nghiệm nguyên tổ như thế, quả không thể nào biết hoặc họ sẽ trung tín với Đức Chúa Trời hay không.Đấng Christ cũng có thể bị cám dỗ từ bề ngoài như thế, bởi vì bề trong Ngài chẳng có sự khuynh hướng về tội ác gì. Xem Kinh Thánh thì thấy Ngài thường bị cám dỗ như thế rất nhiều, và vì cớ ấy phải đau đớn cũng nhiều. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ chép rằng: xem He 2:18; He 5:7-9Nhưng may thay! Tuy loài người chịu sự thí nghiệm không nổi đã nhượng bộ cho sự cám dỗ của Sa-tan, thì Christ dầu chịu cùng một thứ thí nghiệm như họ, thì chẳng hề bị thua đâu, nhưng đã đắc thắng hoàn toàn. Hê-bơ-rơ có câu: xem He 4:153. MỤC ĐÍCH VỀ SỰ THÍ NGHIỆMMục đích chánh đại về sự thí nghiệm nguyên tổ ta chẳng những là Đức Chúa Trời muốn coi thử họ sẽ trung tín vâng phục Ngài hay chăng, song cũng muốn thử rèn bản tánh thánh khiết của họ, hầu cho nó hóa nên tánh đạo đức thực nghiệm. Ta đã thấy bản tánh thánh khiết ấy nguyên tổ ta đã hưởng được chính trong lúc được dựng nên. Nhưng lúc bấy giờ tánh ấy chưa trở nên tánh đạo đức thực nghiệm. Loài người được tánh đạo đức thực nghiệm là duy nhờ sự dồi mài rèn luyện bởi sự lựa chọn làm điều thiện lánh xa điều ác đó thôi. Nếu nguyên tổ ta đã có ý lựa chọn điều thiện tức là chọn làm theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời, thì bản tánh thánh khiết ấy đã trở nên tánh đạo đức thực nghiệm rồi,không còn có thể sa ngã mà phạm tội nữa. Than ôi! Nguyên tổ ta cố ý lựa chọn sự ác, tức là lựa chọn trái mạng Đức Chúa Trời, và tại sự lựa chọn đáng buồn ấy,tánh thánh khiết của họ đã đổi ra tánh tội lỗi, kết quả chuốc lấy sự hủ bại chết mất cho mình và cho cả hậu tự mình nữa.4. LUẬT THÍ NGHIỆMMuốn thí nghiệm linh tánh của loài người, cần phải có một luật thí nghiệm. Vả, luật pháp Đức Chúa Trời dùng để thí nghiệm nguyên tổ ta được chép trong Sa 2:16,17: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn, nhưng về cây biết điều thiện điều ác, thì chớ hề ăn đến, vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết.”Vả, luật thí nghiệm ấy chẳng thuộc về luật đạo đức, bèn có thể gọi là luật đặc biệt. Luật đạo đức và luật đặc biệt có điều khác nhau, là luật đạo đức bao giờ cũng thực tại, và chẳng hề thay đổi; còn luật đặc biệt do lời răn bảo trực tiếp của Đức Chúa Trời, là luật lâm thời, thay đổi hoặc bãi bỏ tùy theo tình thế và cơ hội ràng buộc. Trong luật đạo đức Đấng chấp pháp có cắt nghĩa tại cớ sao phải vâng theo điều răn nó; còn trong luật đặc biệt duy răn bảo người thủ pháp phải tuân hành mà thôi, chớ chẳng có lời giãi bày vì cớ nào mà phải làm như vậy.Xét Mười điều răn thì dễ thấy là luật đạo đức,bởi vì lý tánh ta nhận rằng nó là hữu lý, và rất cần yếu cho loài người. Ta chẳng gọi Mười điều răn là phải lẽ bởi vì Đức Chúa Trời đã ban bố nó ra; bèn gọi là Đức Chúa Trời ban bố nó ra vì nó vốn là phải lẽ vậy. Trái lại, kê cứu truyện tích về Đức Chúa Trời gọi Ápraham đem Ysác dâng lên làm của lễ thiêu (Sa 22), thì thấy lời răn bảo ấy là một luật đặc biệt, bởi vì Ápraham chẳng thấy nó hợp lý thể nào, cũng chẳng rõ chỗ cần yếu là làm sao cả.Vả, lấy làm cần yếu cho luật thí nghiệm là luật đặc biệt, hầu cho kẻ chịu thí nghiệm đó không thể thấy vì cớ gì mà phải làm theo nó. Luật thí nghiệm nguyên tổ ta, như ta đã thấy, là luật đặc biệt; Đức Chúa Trời đã trực tiếp răn bảo A-đam và Ê-va cho ăn trái cây cấm. Bổn phận của họ là phải vâng theo, mặc dầu họ không hiểu vì cớ sao không nên ăn đến, cũng chỉ buộc phải làm theo đó thôi.Tấn sĩ H. A. Strong luận về vấn đề nầy mà rằng:“Nhơn vì loài người (lúc ấy) chưa đạt đến địa vị thánh khiết thực nghiệm mà vẫn còn đứng trong cảnh đơn sơ vô tội của trẻ con, nên nếu muốn người trở nên trọn vẹn, duy nhờ có một phương pháp là sự chịu cám dỗ mới mong được như thế đó thôi. Cho nên Đức Chúa Trời trồng trong vườn Ê-đen cây biết điều thiện điều ác (Sa 2:9), rồi nghiêm cấm ăn trái nó. Thật, điều răn nhỏ dường ấy rất hợp nghi mười phần để thí nghiệm tinh thần vâng phục. Nhưng sự cám dỗ chẳng tất nhiên gây nên sự sa ngã đâu. Ví bằng chống lại nó, thì bồi bổ sức lòng đạo đức, khiến cho bản năng không cần phạm tội (posse non pécarre) của mình có thể trở nên lương năng không thể phạm tội (non posse pécarre) vậy. Cây biết điều thiện điều ác vốn một cây thí nghiệm, như người cha có quyền buộc con phải làm trọn đạo hiếu,mới được kế thừa sản nghiệp của cha… thì Đức Chúa Trời cũng có quyền thí nghiệm nguyên tổ ta, hầu xem thử sẽ vâng phục hay chăng.”5. SỰ THÍ NGHIỆM LÀ PHẢI LẼXét lại điều sau nầy, dễ thấy sự thí nghiệm nguyên tổ ta là phải lẽ, chẳng phải một sự áp chế đâu.a) Lòng yêu thương của Đức Chúa Trời là trọn vẹn, sự khôn ngoan Ngài là vô cùng. Cho nên Ngài không thể nào bắt nguyên tổ ta phải đứng vào địa vị nào hoặc là chịu sự thí nghiệm gì mà có thể làm thất bại cho họ đời đời. Trái lại, mọi sự Ngài ban cho họ, và mọi điều Ngài bảo họ phải làm và đừng làm, đều là cốt ý để mở mang tài năng thuộc linh của họ, khiến cho họ có thể hưởng được phước hạnh may mắn đến đời đời. Vì vậy cho nên sự thí nghiệm bằng trái cây cấm ấy rất cần yếu, là nhằm phép phải lẽ, khôn ngoan và trọn lành, chẳng bội lý và trái phép công bình chút nào cả.b) Trước khi chưa thí nghiệm nguyên tổ ta thì Đức Chúa Trời sắm sửa cho họ đủ mọi thứ phước hạnh thuộc linh và thuộc thể,đến đỗi chẳng thiếu gì cả. Quang cảnh tư bề vạn vật mỗi mỗi đều khiến người vô cùng thỏa thích. Thực ra, mọi sự cần dùng cho một đời sống vui vẻ trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời, thì đã có sẵn cả cho họ rồi (Sa 2:9).Thế thì, chẳng lấy làm quá lẽ hay là trái phép công bình mà họ phải vâng giữ một điều răn nhỏ mọn, kiêng cử một thứ trái cây kia. Sự thí nghiệm ấy chẳng quá sức thiên nhiên của họ, cũng chẳng bất công bất nghĩa, bèn là rất xứng đáng và hiệp lẽ mười phần vậy.II. SỰ SA NGÃ CỦA LOÀI NGƯỜILẽ thật về sự sa ngã của loài người không những là được bày tỏ ra trong đạo Christ, nhưng các tôn giáo khác cũng nói đến ít nhiều,nhìn nhận thực sự kinh khiếp về sự bại hoại của loài người do sự sa ngã phạm tội mà ra. Dầu trong các dã thuyết chẳng có truyện tích nào thuật lại cái biến động bi kịch của sự sa ngã, thì trong trần gian nầy vẫn còn đủ thứ tội lỗi minh chứng rằng sự sa ngã quả đã có rồi, mới có thể khiến cho loài người ra hủ bại như thế được.1. THỰC SỰ VỀ SỰ SA NGÃSự sa ngã vốn là một thực sự đã xảy ra trong cõi lịch sử của thế gian. Kinh Thánh dạy rõ ràng nguyên tổ ta đã trái mạng Đức Chúa Trời, ăn trái cây cấm, phạm tội, và vì cớ ấy mất hẳn địa vị thánh khiết nguyên bản mà sa vào địa vị hủ bại. Tội lỗi ấy gọi là tội thứ nhứt, còn cái địa vị bởi tội lỗi ấy sanh ra gọi là nguyên tội. Các đoạn sách viện dẫn sau đây chứng rõ ràng cho thực sự ấy: xem Sa 3:1-7; Ro 5:12-19; ITi 2:142. BẰNG CHỨNG VỀ SỰ SA NGÃVả, tra xét Sáng thế Ký đoạn 3 thì thấy sách ấy chứng rõ rằng sự sa ngã của nguyên tổ là một thực sự đã xảy ra trong cõi lịch sử nhơn loại, chớ chẳng phải là một ảo tưởng bá vơ đời xưa đâu. Tuy vậy,cũng có kẻ “có lòng dữ và chẳng tin” ngờ vực thực sự ấy, cho là chuyện bịa đặt,hay là một chuyện hoang đàng do lời truyền khẩu lưu lại đến ngày nay. Họ bạo gan quyết rằng chuyện hai cây trong vườn Ê-đen và con rắn uốn lưỡi đó, toàn là chuyện thần thoại của nước Babylone, vốn không có sự chơn thật. Nhưng chúng ta công nhận truyện tích về sự sa ngã là chánh thức một thực sự đã xảy ra, đáng cho ai nấy tín nhận là lẽ thật cả. Sau đây xin kể ra mấy cớ để minh chứng:a) Truyện tích sa ngã chính đáng: truyện tích về sự sa ngã ký thuật trong Sáng thế ký, đoạn 3, chẳng có một dấu tích nào chứng rằng nó là chuyện thần thoại,bèn có đủ bằng cớ tỏ ra nó quả là một thực sự chánh đáng lắm vậy.b) Truyện tích sa ngã đáng tin: Sách Sáng thế Ký chẳng phải là một dị sử hoang đàng như các sách biên chép các chuyện thần thoại xưa đâu, bèn là một sách ký thuật những thực sự đã xảy ra trong khoảng thời gian 2000 năm đầu tiên của đoạn lịch sử loài người, rất quan hệ để ta hiểu đến căn nguyên muôn vật. Một phần lớn của sách ấy thuật lại nguồn gốc của dân Do Thái, là một dân tộc hiện nay vẫn có ở trên mặt đất. Chính dân ấy cũng minh chứng rằng các thật sự luận về họ đó đều là chơn thật và chánh đáng cả. Vậy, nếu phần thuật nguồn gốc của dân Do Thái là đáng tin cả, thì tại cớ sao truyện tích luận về sự sa ngã loài người được chép trong đoạn 3 của sách ấy lại không chơn thật đáng tin được ư?c) Các trước giả Tân Ước công nhận Sáng thế Ký là chơn chánh:Các trước giả của Tân Ước đều công nhận sách Sáng thế Ký là chơn chánh, và truyện tích về sự sa ngã của nguyên tổ ta là thực sự như đã được ký thuật trong sách ấy cả. Những câu kể sau đây làm chứng: xem Lu 3:38; Gi 8:44; Ro 5:14; ICo 15:22; IICo 11:3; ITi 2:13,14; Kh 20:2d) Điều chép trong truyện tích sa ngã đương nhiên cả: Những điều chép trong truyện tích nầy cũng hiệp với tình hình đương nhiên. Xét kỹ con rắn, thì biết nó là loài vật quỉ quyệt hơn các thú vật khác. Nên ma quỉ mượn hình và miệng của nó,hiện ra theo quỉ kế mà cám dỗ nguyên tổ ta. Vả lại, mắt con rắn dường như có phép thôi miên, có quyền hấp dẫn vật sống khác như con chim, mà ăn nuốt nó. Ma quỉ cũng lợi dụng quyền ấy để mê hoặc nguyên tổ ta nghe lời dỗ dành của nó. Thế thì, sự tả bản tánh của con rắn đây là thích hiệp với thực sự cả.e) Sự sa ngã cắt nghĩa mối gây nên tội: Sự sa ngã đủ cắt nghĩa cái chỗ gây đầu mối tội và sự kết quả do nó mà ra. Ví như không có sự sa ngã thì tội lỗi bởi đâu mà vào thế gian? Loài người vì sao mà cực khổ? Đờn bà vì sao mà có sự đau đớn trong cơn thai nghén? Muôn vật vì sao mà bị rủa sả? Nếu không công nhận sự sa ngã là thực sự, thì những vấn đề trên đây thực lấy làm khó mà giải quyết vậy.f) Truyện tích Sáng Thế Ký 3, thích hiệp với sự từng trải loài người:Tài liệu của truyện tích trong Sa 3 thực là thích hiệp với sự từng trải của loài người trải qua các đời, chẳng có một điều nào là sai ngoa hết. Như là lễ nghi, hôn phối, lạc thú gia đình, sự thử thách khốn khó, bầu bạn gian trá, tính háo kỳ, lòng phụ bạc, những tính tự thị, cầu cao, ghét điều lành, ưa thói xấu,phạm tội trộm cướp, thua mưu đờn bà, gặp gia biến, lâm vận cùng, tỏ bụng thiên lương, tránh cơn họa hoạn, khẩu cung gian, đổ thừa tội, sự phá sản, sự hình phạt,sự trục xuất, sự lưu đày, nạn hung hoang cơ cẩn, tai tật dịch binh đao, làm lụy đến nòi giống, v…v.; hết thảy những điều ấy là điều loài người đã từng trải từ cổ chí kim; nên dám cả quyết rằng truyện tích về sự sa ngã là một thực sự, chẳng có thể nào chối cãi được.3. NGUYÊN NHƠN SỰ SA NGÃKinh Thánh dạy rằng nguyên nhơn của sự cám dỗ và sự sa ngã của nguyên tổ loài người có hai trong một và một trong hai,tức là nguyên nhơn hữu hình và nguyên nhơn vô hình. Xin giải thích như sau đây.a) Nguyên nhơn hữu hình:Theo Kinh Thánh nguyên nhơn hữu hình về sự cám dỗ và sa ngã của nguyên tổ là con rắn. Xem Sa 3:1-7; IICo 11:3Theo Sa 3:1-7, tả ra con rắn là đệ nhứt trong loài động vật, có bản tánh rất quỉ quyệt hơn các loài thú khác. Có kẻ tin rằng con rắn vốn rất đẹp đẽ, có tài năng hành động như loài người. Nghiệm lời của Đức Chúa Trời tuyên án rủa sả nó dường như ngầm chứng cho ý kiến ấy (Sa 3:14).Có một nhà thần đạo luận về sự cám dỗ loài người, mà rằng: “Sự cám dỗ bỗng chốc mà đến thật như con rắn vậy. Bản tánh loài rắn thật quỉ quyệt, cặp mắt long lanh lòe ra tia sáng rùng rợn. Nó bò đi cách êm đềm lặng lẽ, không nghe tiếng động tăm khua gì cả. Nầy, khi nó xăm xăm bò đến để làm cho loài người và loài vật sa ngã, thì nó nào có dương oai, diệu võ, nhe nanh, đưa vút gì gì đâu, (chỉ dùng lời nói đó thôi). Thân hình nó lại dài lượt thượt như một sợi dây, dường như muốn dùng để trói buộc người ta, khiến phải mắc mớp nó. Kìa, mùa đông tuyết giá, thì nó khoanh tròn lại coi rất êm đềm, không thấy động đậy gì, trơ trơ như chết vậy.Thế mà, đến tiết trời xuân ấm áp, sấm nổi giông vang, thì phút chốc vụt dậy bò đi, quanh co đường lối, nhẹ nhàng tăm hơi, tìm kiếm vật nầy vật khác. Nó thật có tài leo cây nhẹ như sóc, lội nước lanh như rái, nhảy cao hơn ngựa, vật lộn mạnh hơn voi, gầm thét như sư tử, nọc độc địa vô cùng.Ôi! Cũng lẽ ấy mà Sa-tan đến cám dỗ ta:thật lặng ngắt êm ru, nào có tiếng động tăm khua? Sức mau hơn gió, lẹ hơn chớp,nào ai đề phòng kịp? Lại mạnh như hùm, nào có ai có thể tránh khỏi hay là cự lại được? Thật, chúng ta chẳng hề dám khinh thường nó hoặc dám cậy sức mình mà hờ hững với nó.” Lời luận ấy thật là đúng đắn lắm vậy.b) Nguyên nhơn vô hình:Vả, con rắn chẳng phải tự đến cám dỗ nguyên tổ ta đâu, bèn có một nguyên nhơn mạnh hơn nó, lợi dụng nó làm môi giới để cám dỗ đó thôi. Nguyên nhơn ấy là Sa-tan (Kh 12:9). Sa-tan lập quỉ kế, lợi dụng con rắn vốn ở gần gũi với loài người, không nghi ngại gì, khiến cho họ không phân biệt chơn tướng của nó được. Nó trước hết đến cùng Ê-va mà thi hành quỉ kế, vì nó rõ biết tánh tình của đờn bà nhẹ dạ hay tin. Vì vậy, đờn bà phải mắc mưu của nó. Đoạn, sau nó lại lợi dụng đờn bà mà làm cho đờn ông cũng phải mắc mớp theo nữa. Bởi vì nếu người đờn ông trực tiếp đương đầu với cám dỗ của Sa-tan, thì có lẽ có sức mạnh kháng cự nó hơn người đờn bà; nhưng hiểm nỗi đối cùng lời dịu ngọt của vợ mình, thì người đờn ông thực dễ xiêu lòng nghe theo, Sa-tan đã hiểu rõ tánh tình của hai ông bà, nên mới dùng quỉ kế mà cám dỗ họ, khiến cho họ phải sa ngã dễ dàng như vậy.4. CÁCH THỨC SA-TAN DÙNG ĐỂ CÁM DỖNghiên cứu về cách thức Sa tan dùng để cám dỗ nguyên tổ ta, thì thấy nó dùng chỉ hai cách mà thôi: thứ nhứt, nó dùng câu hỏi: “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn?…” (Sa 3:1). Mục đích là muốn gieo sự hồ nghi về sự yêu thương của Đức Chúa Trời vào lòng người đờn bà.Khi ma quỉ cám dỗ Chúa Jesus trong đồng vắng, thì cũng dùng thủ đoạn ấy, lấy lời ám chỉ sự hồ nghi mà nói cùng Ngài rằng:“Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời…” (Ma 4:3). Ấy là nó muốn khiến cho Christ hồ nghi về phận làm Con Đức Chúa Trời vậy. Có người nói rằng thân hình con rắn giống như một dấu hỏi (?), làm hình bóng chỉ về bản tánh của nó hay khiến cho người ta sanh lòng hồ nghi Đức Chúa Trời.Cách nói thứ hai là dùng câu phủ định mạng lịnh của Đức Chúa Trời đã phán cùng họ. Nó nói: “Hai ngươi chẳng chết đâu…” (Sa 3:4). Đã khiến cho Ê-va hồ nghi Đức Chúa Trời rồi, thì sau lấy làm dễ mà khiến cho nàng tin lời dối trá của nó.5. SỰ CÁM DỖ QUAN HỆ VỚI BA YẾU TỐ CỦA BẢN TÁNH NGUYÊN TỔVả, mưu chước cám dỗ của Sa-tan có quan hệ với ba yếu tố của bản tánh nguyên tổ ta như tỏ ra sau đây.a) Tánh nhục dục:Sa-tan trước hết tấn công vào tánh nhục dục của Ê-va. Nó chỉ cho nàng “thấy trái của cây đó bộ ăn ngon” (Sa 3:6a). Còn Ê-va vì chịu theo lời ấy, nên cũng sanh lòng ham muốn trái cấm ấy.b) Thẩm mỹ quan:Đoạn, Sa-tan tấn công vào chỗ thẩm mỹ quan của Ê-va, tức là cái lương năng ưa thích sự đẹp đẽ, chỉ cho Ê-va thấy cây ấy “đẹp mắt”, hay là vừa con mắt (Sa 3:6b), đến đỗi sanh lòng rất muốn trái cây ấy hơn là muốn vâng phục Đức Chúa Trời.c) Linh tánh:Sau hết Sa-tan tấn công vào linh tánh của Ê-va, chỉ cho nàng thấy cây ấy là “quí vì để mở trí khôn” (Sa 3:6c). Sa-tan xui dục cho linh tánh nàng ham muốn trái cấm đó, hầu cho tâm trí trở nên khôn ngoan như Đức Chúa Trời vậy.Trong đồng vắng Sa-tan cũng theo cách thức ấy mà cám dỗ Christ (Ma 4:1-11; Lu 4:1-13). Nếu theo Luca mà nghiên cứu sự cám dỗ ấy, thì thấy Sa-tan cám dỗ tánh nhục dục trước hết. Vì sau khi Ngài đã kiêng ăn trong 40 ngày và đêm, bị đói rất nhiều, thì Sa-tan thách đố Ngài hãy lấy đá dưới chơn Ngài mà hóa ra bánh để ăn. Đoạn, Sa-tan muốn xâm hãm tâm trí Ngài,cho Ngài thấy các nước thế gian, đặng xui giục Ngài ham hố trở nên một hoàng đế cầm quyền thống trị cả thiên hạ như Alexandre đại đế, César và Hannibal đã ham hố khi xưa vậy. Sau rốt, Sa-tan muốn xâm hãm linh tánh Ngài, cám dỗ Ngài tin rằng vì Ngài được ơn riêng của Đức Chúa Trời nên được phép mạo hiểm mà gieo mình xuống khỏi nóc đền thờ, không cần kể đến công lệ hấp lực hay là ý muốn của Đức Chúa Trời. Sa-tan cám dỗ như thế là muốn cho linh tánh của Christ tự thị tự mãn,không cần phải nhờ Cha mà theo ý chỉ của Ngài nữa. Ngày nay Sa-tan cũng cám dỗ con cái Đức Chúa Trời như nó đã cám dỗ Ê-va và Christ xưa kia vậy. Trong IGi 2:16, ba cách thức ma quỉ dùng để xâm hãm tín đồ được gọi là (1) tình dục của xác thịt, (2) tình dục của mắt, và (3) sự kiêu căng của đời sống. Ta có thể gọi ba sự ấy là ba ngôi của tội lỗi vậy.6. CÁC BƯỚC TRONG SỰ SA NGÃTrong sự sa ngã của nguyên tổ có sáu bước,lần lần dẫn họ đến sự phạm tội.a) Lắng tai nghe:Tra xét Sa 3:, ta thấy bước thứ nhứt trên đường sa ngã của nguyên tổ ta là lắng tai nghe Sa-tan nói hành Đức Chúa Trời. Nó nói: “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” Câu hỏi ấy ám chỉ nói hành Đức Chúa Trời, ngụ ý rằng Đức Chúa Trời không yêu thương nguyên tổ nữa, vì cấm họ không được ăn trái cây biết điều thiện điều ác, chẳng muốn cho họ được vui vẻ mở mang trí khôn cho thỏa nguyện phỉ chí gì hết. Theo câu quỉ quyệt ấy, ma quỉ phao vu Đức Chúa Trời có lòng ích kỷ, không muốn loài người trở nên khôn ngoan, biết phân biệt phải quấy như Ngài. Than ôi! Ê-va bị dụ hoặc chỉ vì đã lắng tai nghe lời phao vu ấy. Xem Sa 3:1b) Hồ nghi lòng yêu thương Đức Chúa Trời: Vừa nghe lời nói hành Đức Chúa Trời,Ê-va bèn mê tín lời ấy, sanh lòng hồ nghi sự yêu thương của Đức Chúa Trời, nghĩ rằng lời phán của Ngài đó có lẽ không chân thật chăng. Tuy chưa can phạm đến giới mạng một cách tỏ tường, thì lòng kia đã xiêu xiêu, trở nên dơ bẩn trước khi chưa hái ăn trái cấm. Bởi vì sự hồ nghi lòng yêu thương và lời phán của Đức Chúa Trời là bước thứ hai trên đường trái mạng Đức Chúa Trời và sa ngã phạm tội vậy.c) Thêm bớt lời của Đức Chúa Trời: Than ôi! Nguyên tổ ta thật cả gan, dám thêm bớt lời của Đức Chúa Trời. Sau đây xin kể ra những câu mà Ê-va có đổi,thay, thêm, bớt. Về cây cấm, Đức Chúa Trời đã phán: “Nhưng về cây biết điều thiện điều ác” (Sa 2:17). Ê-va đổi ra: “Song về phần trái của cây mọc giữa vườn” (Sa 3:3). Về việc ăn trái, Đức Chúa Trời đã phán: “Chớ hề ăn đến.” Ê-va thêm rằng:“Chẳng nên ăn đến, và cũng chẳng nên đá động đến.” Về sự kết quả của sự ăn trái cấm, Đức Chúa Trời phán: “Vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.” Ê-va đổi ra: “E khi hai ngươi phải chết chăng.” (Sự đổi chữ thay lời ấy ngụ ý Ê-va tin rằng có lẽ phải chết, chớ chưa “chắc sẽ chết” đâu.) Sa 3:2-5Vả lại, Ê-va không phân biệt sự thật với sự giả, chăm chỉ tin lời nói dối trá phạm thượng của Sa-tan. Nó quyết rằng:“Hai ngươi chẳng chết đâu.” Ấy là nó phủ định lời Đức Chúa Trời, ám chỉ rằng Đức Chúa Trời nói dối, bởi vì Ngài đã phán rằng hễ ăn trái cấm thì “chắc sẽ chết”.Ma quỉ lại thốt lời rằng: “Mắt mình sẽ mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện điều ác.” Lời ấy là dối trá, vì loài người chẳng hề vì trái phạm mạng lịnh Đức Chúa Trời mà trở nên khôn ngoan bao giờ. Tội lỗi chỉ khiến cho người ta ra ngu dại mà thôi. Thế mà, dầu Sa-tan nói phạm thượng Đức Chúa Trời hay là thốt lời giả dối đi nữa, thì Ê-va cũng cứ mê tín nghe theo lời nó, bởi vì đã để ý hồ nghi và cãi lời Đức Chúa Trời rồi.d) Dòm xem cây cấm:Ê-va đã sụp vào cạm bẫy của ma quỉ, chịu lắng tai nghe lời dụ dỗ của nó, sanh lòng hồ nghi Đức Chúa Trời, cố ý thêm bớt lời phán của Ngài, để lòng tín nhận lời gian dối của ma quỉ; nên cứ đi luôn đến bước thứ tư mà dòm xem trái cấm. Nếu từ ban đầu nàng đã chối không khứng lắng tai nghe Sa-tan nói hành và phao vu Đức Chúa Trời, thì đâu có đến đỗi dòm xem trái cấm! (Sa 3:6).e) Ham muốn điều Chúa đã cấm:Đó là bước thứ năm. Vừa dòm xem quả trái cấm, tức thì sanh lòng ham muốn ăn trái ấy. Tình dục của mắt thường gợi đến sự mê tham của xác thịt (IGi 2:16). Vả,sự ham muốn của Ê-va do lòng kiêu căng mà ra, bởi vì nàng ham hố trở nên khôn ngoan như Đức Chúa Trời, để biết điều thiện điều ác, chẳng chịu yên lòng cứ ở trong địa vị mà Đức Chúa Trời đã đặt cho. Kẻ nào đã đi đến bước nầy thì hẳn gần phạm tội, mà kỳ thực đã phạm rồi, vì sự ham muốn điều gì Chúa đã cấm tức là đã cưu mang tội ở trong lòng rồi. Kinh Thánh có câu rằng: xem Ma 5:27,28; Gia 1:13-15.f) Trái mạng Đức Chúa Trời:Trót lỡ đi năm bước, chỉ còn một bước nữa, thì tội lỗi đã gần đến cực điểm rồi.Mà đã đi năm bước, thì Ê-va không thể nào ngừng lại được nữa, dường như buộc phải đi luôn tới bước thứ sáu, là hái trái cấm mà ăn. Tuy cấm lịnh của Đức Chúa Trời là nghiêm nhặt (Sa 2:16, Sa 2:17), thì nguyên tổ ta cũng cố ý trái phạm, cả gan đưa tay ra hái trái mà ăn. Làm vậy chẳng khác chi đến nói cùng Đức Chúa Trời rằng:“Đức Chúa Trời ôi! Chúng tôi khôn ngoan hơn Ngài, Ngài cũng thiếu lòng yêu thương và đức công nghĩa, nên chúng tôi tự ý nhứt định không theo mạng lịnh Ngài về cây biết sự thiện sự ác đó.” Xem Sa 3:6b.TỔNG ĐOÁNMọi thứ tội lỗi và sự sa ngã ngày nay cũng được cưu mang trưởng dưỡng trong đời tín đồ như vậy. Trước có sự lắng tai nghe lời dụ dỗ của Sa-tan. Sau hồ nghi lời Chúa phán, sanh “lòng dữ và chẳng tin” (He 3:7-12, He 3:16-19). Đoạn, khởi sự sửa đổi lời của Chúa để cho hiệp ý riêng mình và chữa tội mình muốn phạm. Kế sau lại dòm xem điều Chúa cấm, rồi tư dục tức thì dấy lên, ham muốn điều cấm ấy. Đã có sự ham muốn, thì tư dục đã cưu mang tội rồi, tức thì có sự làm theo lòng ham muốn mà sanh ra tội ác. Còn cái kết quả của tội ác là sự chết, bất luận là tội của tín đồ hay là của người ngoại cũng vậy (Gia 1:13-15; Ro 6:23). Hễ ai muốn thoát khỏi sự sa ngã, cần phải chuyên tâm lánh xa ma quỉ, đừng chịu để tai nghe lời dụ dỗ của nó mới được. Vì có chép rằng: xem IITi 2:22; Gia 4:7.7. SỰ KẾT QUẢ TRỰC TIẾP CỦA SỰ SA NGÃKhi nguyên tổ của ta mới phạm tội, thì tội ác tức thì kết quả năm điều kể ra sau đây (Sa 3:7-13)a) Hổ thẹn:Nguyên tổ ta vừa ăn trái cây cấm, mắt bèn mở ra, thấy mình lỏa lồ, thì lấy làm hổ thẹn lắm (Sa 3:7). Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời vốn bao phủ họ đã mất rồi (Ro 3:23). Sự hổ thẹn ấy do lương tâm cáo trách mình đã làm quấy mà ra. Từ đó đến nay sự phạm tội thường sanh ra sự hổ thẹn, hổ ngươi với Đức Chúa Trời, thẹn mặt với loài người. Chỉ kẻ nào tin cậy nơi công lao cứu chuộc của Christ mới thoát khỏi sự hổ thẹn ấy được.b) Kiếm thế che khuất sự lỏa lồ: Trước khi chưa phạm tội nguyên tổ ta nhờ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà che phủ khỏi lỏa lồ. Khi phạm tội rồi, bèn thấy mình đã mất sự vinh hiển ấy, bị trần truồng (Ro 3:23), bèn kiếm thế làm ra áo bằng lá đặng che khuất sự lỏa lồ đó. Nhưng thương thay, cái khố ấy không sao che phủ nổi lỏa lồ kia được, vì nó do phương pháp loài người làm ra. Duy về sau Đức Chúa Trời thương xót họ, làm cho họ cái áo bằng da con thú, là áo huyết, mới che khuất sự hổ thẹn của họ được. Áo bằng lá chỉ về công việc riêng của loài người, chẳng có thể che phủ tội lỗi mình được. Cần phải nhờ đến Con Hi sinh của Đức Chúa Trời là Christ, nhờ công lao và huyết Ngài mới che phủ tội chúng ta được,cứu chúng ta khỏi sự hổ thẹn đời đời. Kinh Thánh có câu rằng: xem Sa 3:21; Phi 3:9; Kh 7:4c) Sự sợ hãi:Nguyên tổ ta thấy sự lỏa lồ mình, không những hổ thẹn mà lại sợ hãi. Ấy cũng tại lương tâm cáo trách vì đã trái mạng Đức Chúa Trời, sợ cơn hình phạt của Đức Chúa Trời đổ trên mình. Đến ngày nay các hậu tự của nguyên tổ ta ở ngoài Christ vẫn còn bị sự sợ hãi hãm lấy mình luôn. Chỉ kẻ nào thật lòng nương cậy nơi Christ mới được bình an vô sự. Phaolô dạy rằng: xem Ro 5:1; IICo 5:18; Eph 2:13-16d) Ẩn giấu mình khỏi mặt Đức Chúa Trời:khi thấy mình đã mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, lấy làm hổ thẹn và sợ hãi quá, không dám gặp mặt Đức Chúa Trời nữa, bèn giấu mình trong bụi cây. Than ôi!Nguyên tổ ta nông nổi quá mà nghĩ rằng có thể giấu mình và che khuất tội lỗi mình khỏi mặt Đức Chúa Trời! Nhưng nào có ích gì; vì “chẳng có vật nào không được bày tỏ ra trước mặt Ngài, nhưng thảy đều trần trụi và lộ ra trước mặt Đấng mà chúng ta phải khai trình.” (He 4:13).e) Kiếm thế chữa tội mình:Tuy nguyên tổ ta đã trái mạng Đức Chúa Trời, thì cũng cứ kiếm thế chữa tội ấy.A-đam đổ thừa tội mình cho vợ, là người Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Nói như thế là ngầm đổ tội cho Đức Chúa Trời đó thôi. Còn Ê-va thì nói tội mình là do con rắn. Nhưng con rắn cũng bởi Đức Chúa Trời dựng nên; nên Ê-va cũng ám chỉ rằng tội mình đã phạm đó bất quá là tại Đấng Tạo hóa vậy. Ngày nay hậu tự của A-đam hay chữa tội mình cũng như nguyên tổ đời xưa đã đổ thừa cho kẻ khác, không chịu thú thực, xưng ra mà bỏ đi; thậm chí cũng có kẻ dám nói rằng nếu mình phạm tội là tại vì Đấng Tạo hóa đã ban cho mình những bản năng muốn trái luật phạm pháp cùng Ngài, nên dầu phạm tội cũng chẳng có trách nhiệm gì đối với nó đâu!8. CÁI THẨM ÁN CỦA SỰ SA NGÃĐức Chúa Trời dầu là Đấng thương yêu,nhưng không thế nào bỏ qua tội lỗi của nguyên tổ ta, sự công nghĩa Ngài buộc Ngài phải xét đoán và lên án cho tội ấy. Nên vườn Ê-đen tuy vốn là một nơi vui vẻ, nhưng đã trở nên tòa thẩm án của Đức Chúa Trời. Các sự xét đoán của Ngài tuy là công bình nghiêm nhặt, nhưng trong đó cũng có sự thương yêu giấu kín.Ngài đợi đến buổi tối đương khi hiu hiu gió mát, tìm kiếm họ mà kêu rằng:“A-đam, ngươi ở đâu?” Ý là Đức Chúa Trời có lẽ còn hi vọng muốn chờ họ còn dịp tiện biết tội mình mà ăn năn chăng. Đến đỗi khi Ngài đến cùng họ, vẫn không tỏ giọng thẩm đoán liền, nhưng ân cần dò hỏi trước, ban cho họ dịp tiện tỏ duyên cớ mình. Song than ôi! Lòng họ đã bại hoại rồi, không biết tội mình nặng đến bực nào, chỉ kiếm thế chữa mình mà thôi. Nên Đức Chúa Trời phải kết án họ. Bản án khép tội sa ngã của nguyên tổ ta được chia ra làm ba đoạn như sau nầy:a) Bốn đoán ngữ:(Sa 3:14-19). Trước hết Đức Chúa Trời tuyên bố bốn đoán ngữ, lên án cho con rắn,cho người nữ, cho người nam, và cho cả trái đất.(1) Đoán ngữ lên án cho con rắn:Đức Chúa Trời xét đoán con rắn, lên án cho nó phải bị rủa sả tệ mạt, lấy bụng mà bò, dùng bụi đất làm đồ ăn. Sáng thế Ký có chép rằng: xem Sa 3:14,15Trong đời Thiên hi niên (Millenium) khi Christ cai trị đất nầy, trong các loài thú chỉ có rắn là không được thoát khỏi sự rủa sả, nó còn phải lấy bụng mà bò đi luôn. Ấy chắc tại vì nó làm hình bóng chỉ về Sa-tan vậy (Es 65:25). Có lẽ con rắn trước khi chưa bị Sa-tan mượn hình hiện thân cám dỗ loài người, thì nó vẫn đi ngay mình thẳng lưng như loài người,có bản năng nói phô được. Bởi sự rủa sả nên nó phải ngã mình xuống lấy bụng mà bò đi. Vậy thì trước khi chưa cám dỗ nguyên tổ, có lẽ nó chưa phải bò đi cách ấy chăng.(2) Đoán ngữ lên án cho người nữ:Đức Chúa Trời lên án cho người nữ, định rằng phải bị sự buồn thảm và phục tùng người chồng. Còn sự đau đớn của người đàn bà trong lúc sanh đẻ là một sự hình phạt của tội lỗi. Sự buộc phải phục tùng người chồng cũng tại cớ ấy mà ra. Đức Chúa Trời vốn dựng nên người nữ để sánh đôi và giúp đỡ người nam, nhưng vì cớ tội,bèn trở nên chẳng khác gì một tôi tớ cho người nam vậy. Chỉ nhờ đạo Tin Lành mà địa vị khốn nạn của người nữ được cứu vãn êm dịu dễ chịu hơn. Xem Sa 3:16; ITi 2:15(3) Đoán ngữ lên án cho người nam:Đức Chúa Trời cũng lên án cho người nam phải bị sự buồn thảm, làm công việc nhọc nhằn cực khổ, đến đỗi phải đổ mồ hôi xót con mắt mới có bát cơm mà ăn. Trước khi chưa phạm tội, công việc làm trong vườn Ê-đen không khác gì một sự tiêu khiển,rất vui thú nhẹ nhàng, thích hợp với bản tánh của người ta bội phần. Về sau khi đã phạm tội rồi, công việc phần xác bèn trở nên nhọc nhằn lao khổ không xiết kể.Xem Sa 3:17, Sa 3:19; Giop 5:7; Tr 2:22,23Tuy vậy, cũng khá nhớ rằng dầu công việc xác thịt cực nhọc khổ sở, thì cũng là một phước hạnh cho loài người, vì nhờ đó mà họ thoát khỏi nhiều cám dỗ xấu xa bại hoại, vì đương khi làm công việc nhọc xác, ít ai có thì giờ nghĩ đến sự chơi bời bậy bạ nữa.(4) Đoán ngữ lên án cho trái đất:Tại tội lỗi loài người mà Đức Chúa Trời lên án cho trái đất, định rằng phải sanh chông gai, tật lê. Như trong vòng loài thú, con rắn là một loài thù nghịch rất đáng ghê, thì cũng vậy, chông gai và tật Le là thù nghịch của cả loài thực vật, rất ngăn trở sự sanh trưởng và sự thâu hoạch các vật ấy. (Ma 7:16). Xem Sa 3:18Kinh Thánh thường dùng chông gai làm hình bóng chỉ về sự gian ác (Dan 33:55). Cũng tại cớ ấy mà Christ phải đội mão miện bằng gai lúc Ngài phó mình chuộc tội ác của loài người (Gi 19:2,5). Thực sự ấy cũng minh chứng rằng Christ làm vua của sự rủa sả bởi tội lỗi mà ra, để cứu loài người khỏi sự ấy (Ga 3:13). Khi Christ tái lâm, lập nước bình an trên đất nầy, thì cũng sẽ giải cứu trái đất khỏi sự rủa sả ấy, đến đỗi sa mạc sẽ trổ hoa như bông hường vậy (Es 35:1; 55:13). Kinh Thánh có câu chứng rằng: xem Ma 7:16;Dan 33:55; Gi 19:2; Ga 3:13; Es 35:1; Es 55:13b) Mất ba phước:(Sa 3:22-24). Sự kết quả của bốn đoán ngữ mà Đức Chúa Trời phán định cho tội lỗi nguyên tổ ta là họ phải bị mất ba phước hạnh rất quan hệ, xin kể ra sau đây:(1) Mất phước ăn trái cây sự sống:Tuy nguyên tổ ta được thân thể rất trọn vẹn, thì cũng phải chết (Sa 2:7; ICo 15:44, ICo 15:45, ICo 15:47). Khoa học cũng dạy rằng từ lúc có sanh hoạt hữu cơ, thì cũng có cái nguyên lý của sự tiêu tan hư mất hành động ở trong sự sanh hoạt ấy cho đến đỗi làm chết mất vậy. Thế thì, khi Đức Chúa Trời dựng nên thân thể nguyên tổ ta, cũng dự bị luôn một phương pháp để bảo tồn sự sống cho họ tránh khỏi sự chết, hầu cho được xinh tươi mạnh khỏe đời đời. Phương pháp ấy là cây sự sống. Nguyên tổ ta ăn trái ấy, thì nhờ linh nghiệm có mà thân thể họ đã được bất diệt.Xem Sa 3:22; Kh 2:7 và Kh 22:14 thì rõ sự ăn trái cây sự sống làm hình bóng chỉ về sự giao thông với Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Ấy vậy, sự ăn trái cây sự sống tại vườn Ê-đen là tượng trưng chứng rằng nguyên tổ ta phải nhờ sự giao thông với Đức Chúa Trời hằng ngày, mới được thân thể trường sanh bất tử vậy. Xem Kh 2:7; Kh 22:14Vả, nếu nguyên tổ ta sau khi phạm tội lại ăn trái cây sự sống, thì thân thể họ chắc cũng đã được bất diệt. Mà được như thế khi còn đứng trong địa vị tội lỗi, thật nguy hiểm vô song, khiến cho họ không thể được cứu rỗi, mà phải cứ ở trong địa vị tội lỗi đau đớn cho đến đời đời. Ta có thể đoán chắc rằng một địa vị như thế ở trên mặt đất cũng chẳng khác gì ở địa ngục vậy. Vì cớ ấy Đức Chúa Trời phải cất khỏi họ phước ăn trái cây sự sống, đuổi họ ra khỏi vườn Ê-đen, đặt thần Chêrubin giữ đường dẫn đến cây ấy, cho đến khi Cứu Chúa đến giải cứu họ khỏi tội lỗi, rồi nhờ sự phục sanh từ trong kẻ chết mà được phép ăn trái cây sự sống ở trong Lạc viên (Paradis) của Đức Chúa Trời. Xem Sa 3:22, Sa 3:24Hiện bây giờ hễ ai tin cậy Christ, thì được sự sống đời đời về phần linh tánh; còn nhờ sự sống lại của Ngài làm cam đoan về sự bất diệt của thân thể nữa. Vì trong ngày sau rốt Ngài sẽ kêu họ từ kẻ chết sống lại, được cùng Ngài ở thiên đàng, nhờ Ngài (tức là cây sự sống) mà sống cho đến vĩnh viễn vậy. Kinh Thánh có câu chứng rằng: xem Gi 6:40; ICo 15:20-23;Kh 2:7; Kh 22:14(2) Mất phước cư trú trong vườn Ê-đen:Đức Chúa Trời đã cấm nguyên tổ không được phép ăn trái cây sự sống; nhưng nếu còn cứ để cho họ ở trong vườn luôn; chắc họ sẽ bị Sa-tan cám dỗ mà ăn trái cây ấy như đã ăn trái cây kia nữa. Nên Đức Chúa Trời phải đuổi họ ra khỏi vườn Ê-đen,khỏi cảnh khoái lạc, khỏi mọi hạnh phước trong đó, lủi thủi đi ra “cày cấy đất,là nơi có người ra” (Sa 3:23).(3) Mất phước giao thông với Đức Chúa Trời: Tội lỗi hay phân rẽ loài người khỏi Đức Chúa Trời. Ngoài tội lỗi, chẳng có sự gì khác có thể phân rẽ người ta ra khỏi Ngài được. Khi nguyên tổ ta đã ẩn mình khỏi mặt Đức Chúa Trời, ấy là tại tội lỗi và sự ô uế đáng hổ thẹn của họ đã khiến cho họ không xứng đáng đối diện giao thông với Đức Chúa Trời nữa. Còn sự bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen đó chẳng qua là cái dấu hiệu bề ngoài làm chứng rằng bề trong đã có sự tuyệt giao với Đức Chúa Trời rồi. Từ đó về sau nguyên tổ ta và hậu tự họ chỉ có vị Chêrubin cầm gươm chói lói làm tượng trưng về sự thực tại của Đức Chúa Trời (Sa 3:24). Cái tượng trưng ấy chắc cứ ở đó cho đến khi nước lụt xảy ra. Trong đời trước nước lụt những người kỉnh kiền chắc đến nơi đó mà dâng tế lễ và thờ phượng Đức Chúa Trời (Sa 4:3-5).c) Bị ba thứ sự chết (Sa 2:17): Khi Đức Chúa Trời đặt nguyên tổ ta ở trong vườn Ê-đen. Cấm họ ăn trái cây biết điều thiện điều ác, thì cũng phán luôn rằng:“Vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.” Sự chết ấy là cái hiệu quả của tội lỗi, và có ba phương diện, tức là sự chết thuộc thể; sự chết thuộc linh, và sự chết đời đời. Xin luận qua ba phương diện ấy.(1) Sự chết thuộc thể:Sự chết thuộc thể tức là linh hồn và xác thịt phân rẽ nhau ra. Khi nguyên tổ mới được dựng nên, chưa phạm tội, thì thân thể và linh hồn được dựng hợp rập ràng với nhau một cách trọn vẹn. Nhưng đến khi trái phạm mạng lịnh Đức Chúa Trời, tội lỗi bèn nhập vào cơ thể của loài người, sanh ra những sự bất thuận điên đảo giữa thân thể và linh hồn, làm cho sự hòa thuận sở thủy phải mất đi, mà gây nên những bịnh nguy hiểm đến chết trong mình. Phaolô chép rằng: xem Ro 5:12; Dan 27:3;Thi 90:7-10; Ro 5:13-17; Ro 8:3, Ro 8:10, Ro 8:11; ICo 15:21, ICo 15:22.Cũng có nhà thần đạo cho sự chết phần xác vốn một sự hình phạt của tội lỗi; còn nhà khác cho sự ấy bất quá là một cái hiệu quả tự nhiên của sự sa ngã đó thôi. Dầu thế nào đi nữa, cũng lấy làm rõ ràng lắm sự yếu đuối, tật bịnh, và sự chết liền tiếp theo sự đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen, bắt đầu hành động trong họ ngay từ lúc họ không được phép ăn trái cây sự sống vậy.(2) Sự chết thuộc linh:Sự chết thuộc linh là linh hồn loài người bị phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời. Lúc chưa phạm tội, linh hồn nguyên tổ ta vốn có sự giao thông trọn vẹn với Đức Chúa Trời; còn sự tương quan phước hạnh ấy kết quả trong họ một lương tâm mạnh khỏe và bình an vô sự; nhơn đó sự sáng sủa và sự vui vẻ tràn khắp cả người, làm nên sự hòa thuận rập ràng mọi bề. Nhưng chẳng may, khi tội lỗi nhập vào loài người,thì liền phá hủy sự giao thông trọn vẹn ấy, khiến cho linh tánh của loài người bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Còn sự ấy kết quả làm cho lương tâm đau đớn,lòng bối rối, và tâm linh tối tăm không xiết kể. Địa vị ấy thần đạo gọi là sự chết thuộc linh. Xem những câu kể sau đây thì rõ: xem Ma 8:22; Lu 15:32; Gi 5:24; Gi 8:51; Ro 8:13; Eph 2:1; Eph 5:14; ITi 5:6; Gia 5:20; Gi 3:14Về vấn đề nầy có nhà thần đạo luận rằng:“Rõ ràng bản án mà Đức Chúa Trời tuyên bố ra tại vườn Ê-đen và đã giáng trên loài người rồi đó, đại khái là sự chết của linh hồn do sự phân rẽ Đức Chúa Trời.Kỳ thực, duy theo ý nghĩa ấy mà A-đam bị chết chính trong ngày ông ăn trái cây cấm (Sa 2:17). Cũng chỉ theo ý nghĩa ấy mà người nào tin Christ hôm nay được thoát khỏi sự chết liền (Gi 11:26). Cũng tại cớ đó mà Phaolô trong Ro 5:12-22 so sánh Christ với A-đam, thì trước hết nói về sự chết của xác thịt rồi sau lần chuyển qua nói về sự chết của linh tánh. Trong Ro 5:21 ông nói rằng: “Hầu cho như tội lỗi đã làm vua bởi sự chết thể nào, thì ân điển phải do sự công nghĩa mà làm vua đến sự sống đời đời bởi Jesus Christ, Chúa chúng ta, cũng thể ấy.”Trong câu ấy ý nghĩa ngôn từ “sự sống đời đời” vượt qua sự tồn tại của thân thể,và ý nghĩa danh từ “sự chết” cũng vượt qua sự chết của thân thể đó. “Sự sống đời đời” đây chắc nói về sự giao thông với Đức Chúa Trời; còn “sự chết” chắc nói về sự tuyệt giao ấy, đến đỗi phải kết quả sự phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời vậy. Sự chết thuộc thể chỉ là công hiệu của sự chết thuộc linh đó thôi.(3) Sự chết đời đời:Sự chết đời đời là sự kết liễu của sự chết thuộc linh. Sự chết thuộc linh vốn một địa vị bề trong của linh hồn; còn sự chết đời đời là địa vị bề ngoài thích hiệp với địa vị bề trong. Giả như tâm linh bị sự tối tăm bao phủ bởi vì không có Đức Chúa Trời ngự trong đó, thì hầm lửa lưu hoàng là nơi tối tăm rất thích hiệp với địa vị của tâm linh ấy. Trong Cong 1:24 nói về tên Giuđa rằng nó “đi nơi của nó”, tức là đi đến địa ngục, là nơi rất thích hiệp với địa vị của linh tánh bề trong của nó vậy. Chốn trầm luân là nơi Đức Chúa Trời đã sắm sửa cho Sa-tan và các quỉ sứ của nó, chớ chẳng phải cốt ý vì loài người mà dự bị đâu. Nhưng tại loài người lựa chọn theo Sa-tan ở trong đời nầy, nên họ cũng phải đồng chịu chốn trầm luân với nó trong đời sau. Xem Ma 25:41; IITe 1:9Kinh Thánh cũng dạy rõ lắm rằng kẻ ác ở vào địa vị ấy phải bị Đức Chúa Trời hình phạt về cả thân thể lẫn linh hồn cho đến đời đời. Có câu chứng rằng: xem Mat 10:28; He 10:31; Kh 14:11; Kh 20:14,15.Trong đời Cựu Ước Đức Chúa Trời thi ân ngăn ngừa sự chết thuộc linh và sự chết đời đời, bởi Ngài lập các lễ sinh tế (Sa 3:21; Sa 4:4; He 9:22). Các sinh tế ấy dự chỉ về Cứu Chúa phải đến để “vì mọi người nếm sự chết”, đã cứu rỗi những kẻ trong đời Cựu Ước thuận phục mạng lịnh của Đức Chúa Trời mà đem dâng sinh tế cho Ngài để đền tội mình. Nhơn vì sinh tế ấy mà họ được chứng rằng họ đã tin cậy nơi Cứu Chúa phải đến vậy (Ro 3:25; He 9:22). Trong đời Tân Ước Đức Chúa Trời dùng sự trực tiếp tin cậy nơi Christ mà ngăn ngừa sự chết ấy, đem kẻ tin ra khỏi vòng chết mà đưa vào sự sống đời đời ở trong Cứu Chúa Christ vậy (Gi 5:24).Sa 3:21; 4:4; He 9:22; Ro 3:25; Gi 5:24″
QUYỂN V - LUẬN VỀ TỘI LỖI
TỘI KHIÊN HỌCSự đau đớn buồn rầu của người đời do quyền lực và sự bại hoại của tội lỗi mà ra, làm đầy dẫy lòng người, lúc nhúc lao nhao cả chúng sanh. Kẻ qua người lại chắc không một ai thoát khỏi khuôn rập của tội lỗi, do nguyên tổ di truyền từ đời nọ qua đời kia. Ai thuộc về nguyên tổ,nấy cũng chịu ảnh hưởng của nguyên tổ sa ngã, và sự kết quả của tội lỗi do đó mà ra.Vấn đề tội lỗi rất quan hệ với thần đạo học, ta chia ra làm sáu chương, tức là 1) Luận về luật pháp Đức Chúa Trời đối với tội; 2) Luận về căn nguyên của tội; 3) Luận về tội thực tại; 4) Luận về chân tánh của tội; 5) Luận về tội tràn khắp mọi nơi; 6) Luận về sự hình phạt của tội.Xin chuyên tâm luận đến từng chương sau đây.CHƯƠNG 1: LUẬN VỀ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỐI VỚI TỘI LỖIMUỐN luận về tội lỗi của loài người,thì trước hết cần phải luận về luật pháp của Đức Chúa Trời, và chân tánh của luật pháp ấy. Khi Đức Chúa Trời tạo thành loài người thì Ngài cũng định luật cho họ luôn; bởi vì nếu không có định luật, thì cũng không thể nào biết sự vâng lời hoặc định tội cho ai. Vả, nói cách đại khái, tội lỗi của loài người sở dĩ có là do sự trái luật của Đức Chúa Trời mà ra. Vậy, thiết tưởng lấy làm quan hệ mà kê cứu qua chân tánh của luật pháp ấy.I. Ý ĐẠI KHÁI1. LUẬT PHÁP TỎ RA Ý CHỈ KẺ LẬP PHÁPLuật pháp tỏ ra đức tánh của kẻ lập pháp. Thấy luật Đức Chúa Trời, thì biết được sự thánh khiết, sự công nghĩa, và sự yêu thương đều là những yếu tố thuộc trong bản tánh Ngài, mà cũng là điều tỏ bày phận sự mà ý chỉ Ngài đòi loài người phải làm trọn vậy.2. TỎ RA QUYỀN BÍNH CỦA KẺ CHẤP PHÁPLuật pháp lại tỏ ra quyền bính của kẻ chấp pháp để thực hành theo ý mình như đã bày tỏ trong luật pháp ấy. Bằng chẳng vậy, thì luật ấy chẳng qua là một bản văn tự suông, chớ không có hiệu lực gì cả.3. TỎ RA BỔN PHẬN CỦA KẺ THỦ PHÁPLuật pháp cũng tỏ cho kẻ thủ pháp phải làm cách nào để vâng giữ trách nhiệm đã bày ra trong luật pháp đó, và sự thưởng thuận phạt nghịch là thể nào.II. HAI LOẠI LUẬT PHÁPKê cứu vấn đề luật pháp, thì thấy chia ra làm hai loại đặc biệt như sau đây.1. LUẬT THIÊN NHIÊNLuật thiên nhiên cũng gọi là luật tự nhiên giới, hoặc là luật vật chất giới. Cuộc đời là bể dâu, cảnh vật mây chó,thảy đều theo lệ nhứt thành bất biến. Luận về vật lớn lao như trái đất luân chuyển, mặt trăng, ngôi sao đi chung quanh mặt trời, cũng đều thống thuộc trong công lệ vũ trụ mà không sai chạy mảy may nào cả. Lại luận đến điều rất nhỏ, như có chừng 75.000.000 vi trùng trong một nhểu nước; nó cũng không vượt ra khỏi khuôn rập của công lệ đó. Xem xét vũ trụ, buộc ta công nhận chắc phải có Đấng Chủ tể trù hoạch sắp đặt định luật cho muôn vật, bắt buộc nó đều phải tuân hành đó vậy. Vả, luật pháp thiên nhiên tỏ ra những điều như sau đây:a) Tỏ ra Đấng lập pháp:Nếu không có Đấng Chủ tể chí tôn chí đại, toàn năng toàn tri trù hoạch sửa sang muôn vật trong vũ trụ, thì cớ sao muôn vật ấy vẫn mãi theo công lệ mà không thoát khỏi khuôn rập ấy được bao giờ? Luật pháp chứng rằng hễ có luật pháp, cố nhiên có Đấng lập pháp vậy.b) Tỏ ra ý chí của Đấng lập pháp: luật pháp bày tỏ ra ý chí và đức tánh của lòng Đấng lập pháp. Xem công lệ trong vũ trụ, thì thấy được hình trạng của Đức Chúa Trời cũng như Kinh Thánh chép rằng: xem Ro 1:19,20. (cũng xem Cong 17:26,27).c) Tỏ ra một Đấng có quyền thực hành luật pháp: Rất cần yếu cho luật pháp có quyền bính nào để bắt buộc phải thực hành các qui điều của nó; bằng chẳng nó chỉ trở nên như những lời ước nguyện đó thôi. Đức Chúa Trời chẳng những là định công lệ cho muôn vật, nhưng Ngài lại còn lấy quyền mà thực hành các điều ấy cho hoàn toàn. Trong He 1:3 có chép, “Con… lấy lời quyền năng mình mà nâng đỡ muôn vật.” Muôn vật đã nhờ lời Chúa mà tạo thành từ ban đầu, cũng nhờ lời Chúa mà tồn tại đến cuối cùng (Sa 1:3; IIPhi 3:4-7). Nếu không có quyền năng Đức Chúa Trời hành động trong các luật pháp của tự nhiên giới, chắc hẳn nó không lưu tồn được một giây phút nào.d) Tỏ ra phẩm vị của luật pháp: Vô luận vật nhỏ hay lớn trong vũ trụ nầy,thảy đều ở dưới thiên nhiên luật, có chương trình nhứt định tuân theo ý chỉ Đức Chúa Trời, không khi nào vượt qua khỏi phạm vi ấy được.e) Tỏ ra mục đích của luật pháp: Cái mục đích của Đức Chúa Trời về thiên nhiên luật là sự hiệp hòa của muôn vật. Nên luật ấy định mọi vật đều phải tuân theo cái mục đích đó, phải xâu vào một lẽ mà lấy ý chỉ Đức Chúa Trời làm then chốt trung tâm vậy.2. LUẬT ĐẠO ĐỨCLuật đạo đức cũng gọi là luật thị phi,được chép ở trong lòng, trên bảng đá, và trong sách; cũng có sự tương tợ khắng khít với luật thiên nhiên.a) Được chạm trong lòng:Đức Chúa Trời chiếu theo hình Ngài mà tạo thành loài người, ban cho họ thiên lương và linh tánh rất cao. Tại nơi linh tánh ấy Ngài lại biên một luật pháp; dầu không bằng nét chữ, nhưng có đủ quyền biện phân phải trái, phân biệt lành dữ cũng như Đức Chúa Trời vậy. Nếu loài người không bị tội lỗi tiêu diệt hình tượng của Đức Chúa Trời trong tâm linh họ, chắc về sau không cần ban bố luật pháp đạo đức ra hai ba lần khác mà khắc vào đá, biên vào sách nữa. Trong thơ Rô-ma Phao-lô chép rằng: xem Ro 2:14-16.b) Được khắc vào đá:luật pháp nầy được gọi là Mười Điều răn, bởi miệng Đức Chúa Trời phán (Phu 4:36), nhờ chính tay Ngài viết ra (Xu 24:12), được truyền ra trong sự oai linh chói sáng (Xu 19:16; He 12:18-21), và là giao ước của Ngài lập với dân sự Ngài (Xu 19:5; Phu 5:2,3). Bổn phận của mọi người làm nên mọi điều bao hàm trong đó (Tr 12:13). Tóm lại mọi điều ấy là phải hết lòng, hết linh hồn, hết ý yêu mến Đức Chúa Trời và người lân cận như mình (Ma 22:34-40). Luật đạo đức rất trọn vẹn và trong sạch (Thi 19:7,8), đời đời không hề bị bãi bỏ (Lu 16:17), Đấng Christ giữ theo trọn vẹn (Ma 3:15), ngoài Ngài chẳng hề có ai được xưng công nghĩa đối với luật ấy (Ro 10:4).c) Chép vào sách:nói cách rộng, thì luật đạo đức được chép vào Tân Cựu Ước. Có khi riêng một Ngũ kinh, có khi cả bộ Cựu Ước được gọi là luật pháp; cũng có đoạn ám chỉ gọi đạo Đức Chúa Trời là Luật pháp nữa (Ma 7:12; Lu 24:44; Gi 10:34,35; Gi 12:34; Ro 3:19,20; ITi 1:7; Thi 1:2; Thi 119: ). Có thể nói rằng Kinh Thánh Đức Chúa Trời bày tỏ trách nhiệm, phần thưởng và hình phạt của loài người đối với luật pháp đạo đức.d) Luật đạo đức và luật thiên nhiên giống như nhau: Luật đạo đức và luật thiên nhiên giống như nhau sau đây:(1) Tỏ ra Chúa lập pháp:Luật đạo đức tỏ ra Đức Chúa Trời là Đấng lập luật ấy, ban bố nó ra theo ba cách, tức là chạm trong lòng loài người, khắc vào bảng đá ở trên núi Si-na-i,và nhờ các tiên tri và sứ đồ chép vào Kinh Thánh.(2) Tỏ ra đức tánh Đức Chúa Trời: Luật đạo đức tỏ ra đức tánh và ý chí trong lòng Đức Chúa Trời. Các qui tắc của luật ấy biểu dương phẩm vị và bản tánh của Ngài, đến đỗi luật ấy đòi ta thể nào, thì chính Đấng lập pháp cũng thể ấy. Ngài dạy loài người phải công nghĩa và thánh khiết (IPhi 1:16). Mạng lịnh ấy không những làm khuôn phép để buộc loài người phải ở công nghĩa và thánh khiết, lại tỏ ra bản ngã của chính Đức Chúa Trời cũng là công nghĩa thánh khiết tuyệt đối. Đức Chúa Trời lại rất trọn vẹn, không thiếu thốn chỗ nào hết. Luật pháp Ngài cũng như vậy, đòi sự trọn vẹn ở nơi loài người, đến nỗi họ chẳng nên có chỗ nào có thể gọi là khuyết điểm nữa. Thực,Ngài bảo mọi người rằng: “Các ngươi phải thánh khiết, vì ta là thánh khiết” (IPhi 1:16).(3) Tỏ ra Đức Chúa Trời có quyền thực hành luật đạo đức: Đức Chúa Trời chỉ ban bố luật đạo đức cho nhân loại có tánh đạo đức, biết phân biệt phải quấy. Vì cớ ấy Ngài bắt buộc họ phải giữ làm theo. Bằng chẳng, Ngài có quyền thực hành án phạt của luật ấy.Xem bề ngoài, hình như Đức Chúa Trời không lợi dụng quyền ấy. Nhưng kỳ thực, bản tánh công nghĩa Ngài buộc Ngài phải dùng quyền ấy đặng thực hành luật pháp Ngài. Nếu có khi Ngài chậm thi hành luật pháp đó, là chỉ tại vì sự yêu thương của Ngài khiến Ngài tầng phen đình lại việc kinh khiếp ấy. Thế thì, nếu thấy giờ báo ứng của Đức Chúa Trời chưa đến, thì chớ vội chê bai Ngài là vô quyền. Nhà hiền xưa chép rằng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược hoàn bất báo, thời thần vị đáo.” Câu ấy rất đúng lắm vậy. Kinh Thánh cũng dạy rằng: xem Ro 2:5,6;IIPhi 3:9(4) Tỏ phàm sanh vật có linh tánh đều ở dưới quyền luật ấy: Hễ sanh vật nào có linh tánh, phân biệt phải quấy, đều bị nhốt dưới luật đạo đức, vì phạm vi của nó rộng vô cùng (Thi 119:96). Bất cứ sanh vật ấy thuộc về thời đại dĩ vãng, hiện tại hay tương lai,hễ phạm tội thì bị luật đạo đức khép án; cư xử đạo đức thì được luật ấy tưởng thưởng, Kinh Thánh chép: xem Ro 3:23; Gia 4:17(5) Tỏ mục đích của luật pháp ấy là hiệp hòa trong cõi linh giới: Hễ giữ luật đạo đức thì bảo toàn sự hiệp hòa trong linh giới. Nhưng chẳng may có quỉ Sa-tan phá hủy luật ấy,làm cho sự đẳng thứ trật tự trong cõi đạo đức bị lộn xộn (Es 14:13,14), đến đỗi cả loài người và một số thiên sứ đều bị ảnh hưởng vô phước của biến động ấy,khiến mất sự hòa hiệp với Đức Chúa Trời và với nhau nữa (Ro 3:19; Giu 1:6). May nhờ thập tự giá của Christ có tài hay hòa hiệp lại với mọi sự đã vì trái luật đạo đức mà phải bị lộn xộn, phản nghịch nhau. Ngài giữ luật đạo đức trọn vẹn, chẳng chỗ nào trái phạm mảy may gì cả (Eph 2:12-18). Xem Es 14:13,14; Ro 3:19; Giu 1:6; Eph 2:16-18.III. ĐẶC TÁNH CỦA LUẬT ĐẠO ĐỨCVả, luật đạo đức biểu dương bản tánh của Đức Chúa Trời, bày ra tấm lòng và ý chí đời đời của Ngài. Lẽ thật ấy dạy cho ta hiểu đặc tánh của luật ấy cách rõ hơn, như sau đây:1. Còn đời đời: Luật đạo đức nguyên bày tỏ ra bản tánh của Đức Chúa Trời. Bản tánh ấy đời đời chẳng hề thay đổi. Gia cơ chứng rằng: “Trong Ngài (Đức Chúa Trời) chẳng có sự biến cải, cũng chẳng có bóng dời đổi” (Gia 1:17). Thành thử, luật đạo đức cũng đời đời, chẳng có điều cực nhỏ nào bị dời đổi đâu bao giờ. Chúa Jesus thường phán rằng: “Mãi đến khi trời đất qua đi, một chấm một nét trong luật pháp hẳn không qua đi cho đến khi mọi sự xảy ra rồi” (Ma 5:18). Tuy các điều răn và lễ nghi thuộc về chánh giới của dân Ysơraên xưa phải bị thay đổi như vần mây, thì lẽ thật thuộc linh tiềm tàng trong đó không hề thay đổi hoặc bỏ đi bao giờ, nó vẫn cứ còn bao hàm trong luật pháp của Christ đến đời đời cũng không hề mất. Dầu trải đời loài người hay trái phạm điều ấy, thì nó vẫn còn vững bền như bản tánh của chính Đức Chúa Trời vậy.2. Cùng khắp cả: Đức Chúa Trời lập luật đạo đức chẳng những vì chỉ một khu vực, một dòng dõi, một thời kỳ riêng, bèn là vì cả muôn dân muôn nước trải suốt các thời đại quá khứ và tương lai. Bởi vì không có sanh vật nào có tánh đạo đức bất cứ ở đâu mà có thể thoát khỏi cái khuôn mẫu luật pháp Đức Chúa Trời bao giờ. Hễ tánh hạnh mình không hiệp với cái khuôn mẫu ấy, ắt phải bị hư hoại khổ sở đó thôi.3. Gồm cả hai mặt tiêu cực và tích cực: Luật đạo đức không những là nghiêm cấm loài người những việc không nên làm, nhưng cũng dạy họ những việc nên làm. Nói cho đúng thì đại ý của luật pháp chẳng phải chú trọng về mặt tiêu cực mà chỉ răn cấm, bèn chú trọng về mặt tích cực mà bảo người ta hãy vâng giữ theo ý chí của Đức Chúa Trời tỏ ra trong đó; bởi vì mục đích lớn của luật đạo đức là dạy cho loài người phải nên giống như Đức Chúa Trời trong mọi tánh hạnh (Gia 4:17;Gi 4:24).4. Không độc đoán: Luật đạo đức chẳng độc đoán, vì không có mục đích bó buộc loài người hoặc phá hủy sự tự do của họ đâu; bèn có mục đích bày tỏ sự can thiệp của Đấng Tạo hóa cùng loài thọ tạo, để mở rộng cảm tưởng loài người ra, khiến cho họ lần tấn hóa, đạt đến bực trọn vẹn như Đức Chúa Trời vậy. (Ma 5:48; Ma 22:37-40)5. Thực tại ở ngoài sự cảm xúc loài người: Luật đạo đức thực tại và hành quyền trên mọi người, dầu họ cảm xúc sự ấy hay không. Giả như các công lệ của thân thể ta, tuy ta không nhìn nhận, cũng chẳng cảm xúc các công lệ ấy, thì nó vẫn còn vận hành trong thân thể ta luôn luôn. Luật đạo đức cũng vậy. Người ta không thể bãi bỏ luật thiên nhiên cai trị thân thể họ mặc dầu họ quyết rằng không có luật ấy;cũng không thể bãi bỏ luật đạo đức đâu, mặc dầu họ quyết rằng không có. Dẫu có lắm người muốn chối bỏ sự thống trị của Đức Chúa Trời thì cũng không vì cớ ấy mà họ có thế xóa bỏ được sự thống trị đó đâu, bởi vì dầu nhận hay không, thì Ngài cũng vẫn cứ làm mọi sự theo ý muốn của Ngài (Thi 2:1-4).6. Can thiệp đến cả phẩm vị của cá nhân: Luật đạo đức không những là can thiệp đến một phần của cá nhân, bèn can thiệp đến cả người, tức can thiệp đến cả phần thân, hồn và linh vậy. Đức Chúa Trời không những đòi sự thánh khiết trong phần tâm linh và tâm hồn, lại đòi sự thánh khiết trong thân thể nữa; cũng đòi sự trong sạch trong tư tưởng và hành vi do đó mà ra. Luật đạo đức vốn từ bản tánh Đức Chúa Trời mà ra, nên đòi bản tánh của loài người phải giống như bản tánh của Ngài. Hễ ai kém sự thánh khiết trọn vẹn trong lòng và trong xác đều trái nghịch luật ấy.7. Hằng hành quyền trên ta: Luật đạo đức hành quyền trên ta luôn, hoặc trong lúc quá khứ, hiện tại hay tương lai cũng vậy. Luật ấy nghiêm cấm mọi thứ tội nhỏ hay lớn, lên án cho tội cố phạm và ngộ phạm, đòi người phải có mọi đức tánh, phải trọn vẹn như chính Đức Chúa Trời vậy. Kinh Thánh chép: xem Thi 119:96; Ro 3:23; Gia 4:17Có thể bãi bỏ các luật thiên nhiên,nhưng không thể bãi bỏ luật đạo đức, vì chẳng khác gì bãi bỏ chính bản tánh của Đức Chúa Trời vậy.8. Thuộc linh: Luật đạo đức và luật thuộc linh, không những đòi những lời nói việc làm của loài người phải đúng đắn, nhưng cũng đòi chính lòng cũng có thái độ và cớ tích xứng hiệp với ý chỉ Đức Chúa Trời nữa. Hễ muốn đẹp lòng Đức Chúa Trời không những cần phải có sự vâng lời trọn vẹn, tình yêu thương trọn vẹn đối với Đức Chúa Trời và loài người thôi đâu, lại rất cần yếu cho cả bản tánh mình bề trong và bề ngoài đều được thánh khiết giống như Đức Chúa Trời vậy. Chúa Jesus dạy rằng hễ ai giận anh em mình thì phạm tội sát nhơn rồi; còn ai ngó đàn bà mà động tình thì mắc tội tà dâm (Ma 5:22, Ma 5:28). Lại dạy rằng: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết trí ngộ, hết sức mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi… hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Mac 12:30,31). Còn Phao-lô khuyên ta phải “bắt hết tâm tư dẫn về hàng phục Christ” (IICo 10:5); và “hãy nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu” (Eph 5:1). Nói một lời, “Các ngươi phải thánh khiết,vì ta là thánh khiết” (IPhi 1:16), ấy điều mà luật Đức Chúa Trời đòi nơi ta vậy.9. Cái gương soi mặt thuộc linh của loài người: Đức Chúa Trời vốn ban bố luật đạo đức cho người thứ nhứt là A-đam, hầu cho nhờ sự vâng giữ theo đó mà người được cứu. Nhưng khi sa ngã phạm tội thứ nhứt, thì loài người thất vọng mà nhờ sự vâng giữ luật ấy để được đẹp lòng Đức Chúa Trời. Từ đó về sau luật đạo đức chỉ là một cái gương soi mặt thuộc linh của loài người, bày tỏ cho họ biết chân tánh của tội, sự hư hoại của lòng, và sự thất vọng của kẻ nào ướm thử nhờ luật ấy để được cứu. Lại luật đạo đức cũng nhơn vì những điều ấy mà dọn đường cho tội nhơn tìm kiếm và công nhận ơn cứu rỗi ở nơi Jesus Christ vậy. Khi vua Giô-si-a nghe các lời luật pháp, thì cảm xúc tội quá mà xé áo mình (IISu 34:19). Khi Gióp đã gặp Đức Chúa Trời đối mặt cùng Ngài, thì kêu rằng, “Trước lỗ tai tôi nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài. Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi” (Giop 42:5,6). Ê-sai vừa thấy Chúa, nghe tiếng Sêraphin kêu, “Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Giê-hô-va vạn quân!” thì liền kêu la rằng, “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy…” (Es 6:3,5). Còn thánh Phao-lô quyết rằng, “Chẳng có xác thịt nào nhờ việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công nghĩa trước mặt Ngài; vì luật pháp cho người ta biết tội.” (Ro 3:20; cũng xem Ro 5:20;7:7,8; Ga 3:24). Ấy vậy, luật pháp chỉ khiến cho người ta biết tội mình, chớ chẳng có thể cứu ai khỏi tội ấy bao giờ. Việc ấy chỉ nhờ ân điển Đức Chúa Trời bày ra trong Jesus Christ mà làm nên đó thôi.IV. SÁNH LUẬT PHÁP VỚI ÂN ĐIỂN1. Luật đạo đức không tỏ ra hết tánh ý của Đấng lập pháp: Luật pháp thực bày ra ý chí và tánh chất của kẻ lập pháp. Nhưng mà chưa chắc luật đạo đức bày tỏ ra mọi sở năng, phẩm cách của bản tánh và ý chí của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn đâu. Gẫm xét thì thấy luật ấy quả bày ra sự thánh khiết, công nghĩa và quyền năng của Ngài rõ lắm. Nhưng về sự nhơn từ, hiền lành và yêu thương của Ngài,thì luật ấy chẳng nói gì đến.2. Đấng lập pháp có quyền tùy cơ ứng biến: Luật pháp vẫn là một lệ định nhứt thành bất biến. Tuy vậy, nhà chấp chánh có quyền tự do tùy cơ ứng biến,không bị luật pháp bó buộc mà phải cứ thi hành theo một mực luôn đâu, bèn là có thể nhơn thời do việc mà thi hành; nếu muốn khép án cho tội nhơn thì được; mà nếu muốn ân xá thì cũng có quyền làm. Đức Chúa Trời cũng vậy. Ngài không phải là không có chỗ dư địa biến thông đâu. Nếu Ngài muốn dùng cách khác hơn luật pháp mà đối đãi loài người, bày tỏ ra cho họ biết thêm bản tánh và ý chí Ngài, thì cũng được cả, chẳng gì ngăn trở hết. Luật đạo đức không tỏ ra tình yêu thương,sự ân điển và lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời được; phải nhờ công cuộc cứu chuộc của Christ mà bày ra những tâm đức hạnh phước ấy. Giả như cuộc tạo hóa không trừ khữ phép lạ dấu kỳ; cũng vậy, luật pháp chẳng trừ khữ ân điển. Kinh Thánh dạy rằng:xem Ro 8:3; Gi 1:173. Ân điển chẳng trừ bỏ luật pháp: Ta chẳng nên lầm tưởng rằng ân điển trừ khữ luật pháp. Trái lại ân điển tái quyết và làm hoàn toàn luật pháp. Ân điển mở đường cho Đức Chúa Trời có thể tha tội cho loài người, và giúp đỡ họ vâng phục Đức Chúa Trời. Dường ấy, ân điển thật khiến cho người làm trọn luật pháp vậy. Nói cho đúng, ân điển cũng có luật lệ nhứt định, gọi là “luật pháp của Thánh Linh”“luật pháp của đức tin”, luật đạo đức có quyền buông tha khỏi luật pháp của tội và sự chết, ban cho loài người trở lại làm con cái của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy rằng: xem Ro 3:21; Ro 8:2-44. Ân điển cao hơn luật pháp: Ân điển rất cao hơn luật pháp, vì bày tỏ ra bản tánh của Đức Chúa Trời trọn vẹn. Có ông luận về đề mục nầy mà rằng: “Luật pháp đòi hỏi mọi sự; ân điển ban cho mọi sự. Luật pháp định tội cho; ân điển tha tội cho. Luật pháp rủa sả tội nhơn; ân điển cứu chuộc tội nhơn. Luật pháp khiến cho người bị chết; ân điển làm cho người được sống. Luật pháp bịt miệng mọi người lại ở trước mặt Đức Chúa Trời; ân điển mở miệng mọi người ngợi khen Ngài.Luật pháp khiến cho tội nhơn phải tránh xa Đức Chúa Trời; ân điển đưa tội nhơn đến gần Ngài. Luật pháp giáng sự giận dữ trên thù nghịch; ân điển tỏ tình yêu thương cùng họ. Luật pháp cậy việc làm hầu được sống; ân điển cậy đức tin mà được sự sống. Luật pháp tỏ ra người công nghĩa có tội; ân điển kể người tội là công nghĩa. Luật pháp đòi cá nhân phải tự nên công nghĩa; ân điển ban Jesus Christ vì cá nhân mà nên công nghĩa. Luật pháp thì con chiên làm hy sinh cho kẻ chăn;ân điển thì kẻ chăn vì chiên mà hy sinh mình. Luật pháp đòi phải có việc làm mới ban phước; ân điển ban mọi phước nhưng không.” Nói tóm lại, hễ nhờ công việc của luật pháp, thì không ai đạt đến địa vị trọn vẹn mà được sự sống đời đời bao giờ;chỉ nhờ công lao của Christ mới được vượt khỏi sự chết mà đến sự sống vậy.CHƯƠNG 2: LUẬN VỀ CĂN NGUYÊN CỦA TỘICĂN NGUYÊN của tội thật một vấn đề rất mờ tối và khó giải quyết cho rõ ràng. Kinh Thánh nói đến sự ấy cách mờ mờ, ám chỉ rằng những điều xảy ra trong thời gọi là tiền thời gian, thì Đức Chúa Trời chẳng vui lòng khải thị cho chúng ta biết. Dầu vậy, Kinh Thánh có một vài đoạn sách ám chỉ về căn nguyên của tội, tuy chỉ tỏ sơ qua thế nào nó nhập vào lòng của Sa-tan; nhưng cũng nói minh bạch về cách nào nó nhập vào dòng giống loài người.I. TỘI LỖI NHẬP VÀO CÕI THIÊN SỨ1. Sự sa ngã của Lucifer: Trong tiên tri Ê-sai có kỷ thuật truyện tích về sự sa ngã của Lucifer (Sao mai), con của sự Sáng sớm, vua Ba-by-lôn (Es 14:4, Es 14:13-17). Suy nghĩ về sự ấy, dễ thấy vị ấy không thuộc về dòng giống loài người, bèn thuộc về cõi siêu nhiên, có vua Ba-by-lôn làm hình bóng cho. Sự tích ấy chắc tả vẽ sự phản loạn và sa ngã của Sa-tan. Khi nó “vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngôi ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất cao,”thì tội lỗi mới sanh ra trong lòng nó. Từ giờ ấy trở đi tội lỗi đã vào vũ trụ,và Sa-tan khởi sự gây cuộc phản loạn cùng Đức Chúa Trời. Tiên tri Ê-sai cũng dự cáo về cuối cùng nó, dạy rằng nó phải thua, bị bỏ xuống âm phủ, sa vào nơi vực sâu (cũng xem Kh 20:10).2. Hột giống của tội: Trong tiên tri Exe 28: có chép bài ca thương về vua Tyrơ. Exe 28:1-10 chắc nói về vua Ty-rơ. Nhưng Exe 28:11-19 hẳn là ý vượt khỏi sự từng trải của vua ấy mà nói đến một vị khác không thuộc về cõi trần gian, gọi là chêrubin che phủ (Exe 28:14). Vị ấy chắc là Sa-tan. Tiên tri nhờ thần cảm tả ra trạng thái nguyên thủy của nó, chức phận, sự phản loạn, sự sa ngã, và sự đoán phạt nó. Cũng ám chỉ rằng cái hột giống của nguyên lý tội ác trong lòng Sa-tan là sự kiêu ngạo. Exe 28:17 chép, “Lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp ngươi, và sự vinh hiển của ngươi làm cho ngươi làm hư khôn ngoan mình.”Theo hai đoạn vừa dẫn trên, ta có thể đoán rằng, trạng thái của Sa-tan rất vinh quang, sự khôn ngoan nó rất cao kỳ,quyền thế nó hẳn tối thượng, bởi cớ đó mà nó sanh lòng kiêu ngạo, muốn chiếm vị Đức Chúa Trời, thay Ngài làm Đức Chúa Trời vậy. Nhưng nó bị đổ xuống, trở nên ma quỉ rất đê hèn; còn từ ấy nhẫn nay nó hằng tranh chiến cùng Đức Chúa Trời, cốt ý để phá hủy Ngài và công việc của Ngài. Cảm tạ Đức Chúa Trời, nó bị án rồi!Christ, Con Đức Chúa Trời, thắng hơn nó, đương đợi ngày mà Ngài sẽ bắt nó, ném nó vào hồ lửa diêm sanh, giam cầm nó tại đó cho đến đời đời vô cùng (Kh 20:10).II. TỘI LỖI NHẬP VÀO DÒNG GIỐNG LOÀI NGƯỜITuy căn nguyên của tội lỗi rất mờ tối,thì việc tội lỗi xen vào dòng giống loài người rất rõ ràng, được kỷ thuật trong Sáng 3. Phần nhiều trước giả của Kinh Thánh cũng đều nói đến, đồng thinh chứng rằng tội lỗi trong loài người do Sa-tan cám dỗ tổ tiên ta, trái mạng Đức Chúa Trời, mà ăn trái cây cấm trong vườn Ê-đen. Tóm tắt lại cả sự dạy dỗ của Kinh Thánh về vấn đề nầy, thì có thể đoán rằng do hai điều mà tội lỗi nhập vào loài người.1. Do sự dỗ dành của Sa-tan: Kinh Thánh thuật lại rằng Sa-tan dùng con rắn dỗ dành tổ tiên ta trái mạng Đức Chúa Trời mà phạm tội. Xem Sa 3:1; Kh 12:9; ITi 2:14.2. Do nguyên tổ không vâng lời: Kinh Thánh cũng dạy rằng tội lỗi vào dòng giống loài người là tại vì nguyên tổ ta không vâng lời Đức Chúa Trời, bèn nghe Sa-tan phao vu Ngài, trái mạng mà ăn trái cấm, rồi bị tội (Sa 3:1-8). Tội ấy nguyên tổ di truyền lại cho các hậu tự người, khiến cho họ cũng có bản tánh khuynh hướng về tội ác như tổ phụ vậy. Phao-lô chép: xem Ro 5:19 (Cũng xem Ro 5:12, Ro 5:18; Thi 51:5; Thi 59:3).CHƯƠNG 3: LUẬN VỀ TỘI LỖI THỰC TẠITỘI LỖI trong thế gian chẳng phải một sự ảo tượng như nhiều kẻ quả quyết đâu, bèn là một thực sự minh bạch như chánh ngọ,rất đáng kinh khiếp. Có nhiều bằng cớ chứng thực cho sự thực tại của tội lỗi.Sau đây xin kể lại bốn điều:I. CÕI THIÊN NHIÊN LÀM CHỨNGCõi thiên nhiên chứng thực cho sự thực tại của tội trong thế gian. Xem xét muôn vật thì thấy vật nào cũng có tương đối,tốt và xấu, lành và dữ, phước và họa; cái nầy hằng phản đối với cái kia, phá hủy trật tự, khiến cho sự hiệp hòa nguyên bản mất hẳn. Loài người vốn sanh vật tối cao bị phục dưới quyền sự chết thiên nhiên và thuộc linh, linh tánh mất đạo đức nguyên bản, tâm trí mê mẫn trong sự hôn muội, và các lương năng tốt nhứt đã bị tư dục hãm lấy.Tình hình của cõi thiên nhiên cũng bày tỏ sự thực tại của tội lỗi, đến đỗi âm thanh của muôn vật đều ngấm ngầm chứng thực cho sự tai họa ấy; kìa ngọn gió thổi vi veo, lá cây khua xào xạc, giọng chim kêu chiu chít, tiếng nước chảy róc rách, v…v., thảy đều là giọng buồn tiếng thảm, đồng thinh chứng rằng quả địa cầu nầy đã bị đắm chìm trong bể buồn thảm khóc lóc do tội lỗi mà ra vậy.II. LOÀI NGƯỜI LÀM CHỨNGChính loài người hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều chứng thực cho sự thực tại của tội lỗi. Các bộ luật pháp chỉ ban bố để trách phạt tội, những công đường, lao xá và pháp trường, thảy đều chứng thực rằng tội lỗi quả thực tại. Kê cứu vô luận là đạo giáo nào, triết lý chi,tác phẩm gì, thì thấy hết cả đều minh giải rằng thế gian có tội.Trong lòng người cũng nhìn nhận mình có tội, cảm biết ở nơi mình chẳng có quyền gì tự cứu khỏi ách nô lệ của bản tánh gian ác. Nhà triết học Sénèque (2-66 S.C) quả quyết rằng, “Chúng ta hết thảy đều phạm tội, người nầy nhiều, kẻ kia ít.” Thi nhơn Ovid (43 T.C. – 16 S.C.) quyết rằng, “Chúng ta hết thảy đều ham muốn điều đã nghiêm cấm rồi.” Ông Goethe, một thi nhơn và nhà triết học trứ danh nhận rằng, “Tôi không thấy tội lỗi nào trong kẻ khác mà chính mình tôi không thể phạm được.” Ông Khổng tử chứng, “Chí ư thiện nhân, ngô vị chi kiến giả dã.” Lương tâm của mọi người đều đồng thinh với mấy ông trên đây và với cả đồng loại mà nhìn nhận tội lỗi quả thực tại, tự cáo mình “đã phạm tội, không đạt đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Ro 3:23).III. LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM CHỨNGĐức Chúa Trời dùng luật pháp và lời của Ngài mà chứng thực loài người có tội lỗi. Ro 3:20 có câu: “Luật pháp cho người ta biết tội.” Chữ “biết” đây nghĩa đen là “từng trải”. Loài người không những là biết về tội lỗi bằng tâm trí, bèn là đã từng trải tội lỗi rồi. Vả, Kinh Thánh dạy về sự thực tại của tội lỗi mà rằng:1. Tội can thiệp đến tấm lòng (linh tánh).Thường khi Kinh Thánh luận về tội lỗi thì minh giải tội vốn nằm từ ở cõi lòng,tức nơi linh tánh. Trong Thi 51:5 vua Đa-vít chứng rằng, “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi;” rồi sau lại có câu rằng,“Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng” (Thi 51:10). Phao-lô cũng nói về tội trong mình mà rằng: “Cho nên điều lành tôi muốn, thì tôi không làm, còn điều ác tôi không muốn, thì tôi lại làm. Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi ở trong tôi” (Ro 7:19,20). Tiên tri Giêrêmi dạy rằng: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa, ai có thể biết được?” (Gie 17:9). Còn do “lòng dữ và chẳng tin” thì sanh ra sự phản loạn cùng Đức Chúa Trời, kết cuộc lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống (He 3:12).2. Lòng vốn cội rễ của tội trong người: Kinh Thánh không những nói ác tưởng trong lòng loài người là tội, mà lại nói rõ tội lỗi của loài người đều phát nguyên từ đáy lòng họ. Chúa Jesus đã phán: “Người lành do nơi chứa điều thiện mà phát ra điều thiện; nhưng kẻ dữ do nơi đã chứa điều ác mà phát ra điều ác” (Ma 12:35). Phao-lô cũng dạy: “Nhưng tội lỗi đã nhơn dịp bởi điều răn mà gây nên đủ thứ tham dục trong tôi” (Ro 7:8). Gia-cơ luận:“Nhưng mỗi người bị cám dỗ là bị tư dục mình lôi kéo dụ dỗ. Đoạn, tư dục đã hoài thai, thì sanh ra tội lỗi” (Gia 1:14,15).IV. SỰ CÔNG KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI LÀM CHỨNG1. Lương tâm làm chứng: Hễ xem xét bề trong thì thấy mỗi người có một bản năng gọi là lương tâm. Nếu lưu ý đến bản năng ấy, dễ nghe tiếng nó hằng ngày quyết chứng rằng: “Ngươi có tội.”Chưa có ai đến tuổi lớn khôn mà không nghe tiếng lương tâm cáo trách, kiện mình quả mắc tội với Đấng Tạo hóa và với đồng loại mình. Mỗi khi mình trái luật đạo đức, thì nghe lương tâm cáo kiện rằng mình đã làm quấy, kỳ thực, lương tâm đối với kẻ phạm tội chẳng khác gì tên lính kia đuổi theo tầm nã thủ phạm đương trốn tránh, không dứt cắn rứt quở trách kẻ phạm tội. Phao-lô chép: xem Ro 2:15Nghĩa là mình làm quấy thì luật đạo đức vốn ghi trong lòng mình cáo trách, còn khi mình làm phải thì nó khen lao.2. Tục ngữ làm chứng: Ta nghe vô luận dân tộc nào cũng thường dùng những tục ngữ, thành ngữ làm chứng tội lỗi, như nói, “Tâm thuật bất chánh”, “Tâm tánh hiểm độc”, “Giữ lòng quỉ quyệt”,“Đầy lòng ghen ghét”, “Lòng người nham hiểm”, v…v. Xem những câu ấy, cũng ngầm nhận được ở trong tâm tánh vốn có tội lỗi.3. Sự tài phán của chánh phủ làm chứng: Xem khắp đâu đâu cũng thấy vô luận dân nào nước nào thảy đều có luật pháp, công đường, lao xá, pháp trường, quan tòa, thầy kiện, v…v. Thử hỏi tại sao có những điều ấy? Há chẳng phải vì dân nào cũng đều có tội sao? Bởi chưng nếu có tội mới cần có cách thẩm phán, cần phân đẳng cấp tội, để cho biết hoặc là tội cố phạm,ngộ phạm; vì biết vậy, mới có thể luận tội gia hình hoặc nặng hay nhẹ theo mực công bình vậy. Thế thì, mỗi khi ta thấy người bị bắt điệu đến tòa án, xử đoán,rồi giam vào ngục, hoặc bị xử tử tại pháp trường, thì biết rằng đó là bằng cớ chứng thực loài người quả có tội.4. Sự từng trải của loài người làm chứng: Hễ ta kê cứu các đạo giáo, các thống hệ triết lý, đọc qua các tác phẩm của các văn hào thi bá, bất luận thuộc về dân nào nước nào, thì chắc nghe tiếng loài người,hoặc gián tiếp hay trực tiếp, chứng minh rằng: “Tôi có phạm tội.” Xin do Kinh Thánh mà trưng dẫn lời chứng thực của những người đã nhận rằng: “Tôi phạm tội.”Khi Pha-ra-ôn, vua bội nghịch cố chấp kia,thấy sự kết quả đáng kinh khiếp do sự bội nghịch của mình, thì thú thật rằng:“Trẫm đã phạm tội.” (Xu 9:27; Xu 10:16). Khi thiên sứ cảnh cáo Ba-la-am, người đa mưu kia, về con đường hư mất của người, thì người nhận rằng: “Tôi có phạm tội.”(Dan 22:34). A-can người tham lam, cũng nhận rằng: “Tôi đã phạm tội.” (Gios 7:20). Vua Đa-vít thấy sự hư hoại của lòng mình, thật tình ăn năn mà thú nhận rằng:“Ta đã phạm tội” (IISa 12:13). Nê-hê-mi, đầy tớ khiêm nhường của Đức Chúa Trời,hiệp dân sự với mình mà công nhận rằng: “Chúng tôi đã phạm tội” (Ne 1:6). Ông Gióp cũng nhận sự gian ác của mình mà rằng: “Tôi có phạm tội” (Giop 7:20,21).Tiên tri Michê suy gẫm về sự công bình của Đức Chúa Trời, thì tự định tội mà nhận rằng: “Tôi có phạm tội” (Mi 7:9). Giu-đa, đứa bán Chúa, ném bạc dưới chơn bọn thầy tế lễ mà thú nhận rằng: “Tôi đã phạm tội” (Ma 27:4). Con hoang đàng sau khi đã tiêu sạch gia tài mình, thì trở về cùng cha mà thú nhận rằng: “Con đã phạm tội… với cha.” (Lu 15:21). Phàm kẻ nào thật tình thú tội mình chắc được Đức Chúa Trời giải cứu, tha thứ cho, ban cho sự sống đời đời chẳng sai (Giop 33:27-30).5. Sự từng trải của tín đồ làm chứng:Xưa nay những người rất trong sạch trong vòng dân Đức Chúa Trời, thường đau đớn tội lỗi trong lòng hơn hết. Bởi vì hễ ai càng gần Đức Chúa Trời thánh sạch chừng nào, lại càng rõ tình hình thực tại của mình là bất khiết chừng nấy, và càng biết rằng Đức Chúa Trời chẳng xét đoán theo điều Ngài thấy bề ngoài, bèn là xem chí hướng trong lòng người ta. Điều mà gọi là ác, người ác dẫu ngó kỹ cũng không thấy được; song người lành thì thấy cách dễ dàng, vì Thánh Linh khiến cho người có ơn cảm xúc tội ác. Ví như một vũng nước trong trẻo kia, nếu quậy ra, thì bùn sình nổi lên, mà trong kia hóa đục. Cũng vậy, người ở ngoài Chúa tưởng mọi sự đều bình an, không cảm xúc tội lỗi gì cả. Nhưng một khi đã nhờ ơn cứu rỗi, thì liền cảm biết mình có tội, bị hư hoại mọi bề. Trước khi vua Đavít chưa chịu lời trách móc của tiên tri Nathan, thì vẫn dương dương tự đắc. Một khi bị tiên tri quở trách rồi, thì cảm biết tội lỗi liền, thao thức trằn trọc, ngủ không yên giấc,bực tức, buồn rầu và cảm động không xiết (Thi 51). Đến khi đã thú thật và ăn năn mới được yên tâm.Một lần kia tiên tri Ê-sai được thấy sự vinh quang của Đức Chúa Trời, được nghe về sự thánh khiết tuyệt đối của Ngài, liền cảm biết sự ô uế của mình, tự nhận mình không sạch, cũng như kẻ phung kia nhận mình là không sạch vậy (Es 6:3-5; Le 13:45).Kìa, từ xưa đến nay những bậc trứ danh trong Hội Thánh như Phao-lô, Luther, Spurgeon, v…v., đều cảm xúc tội lỗi mạnh lắm,hay tự xét mình, giam mình, khóc than, buồn bã không xiết kể vì thấy trong lòng vẫn còn vết tích tội lỗi dính dấp. Thực, người nào giao thông với Chúa thân mật chừng nào, thì càng cảm biết tội lỗi là khó chịu chừng nấy. Tuy lời nói việc làm của người ấy dường như xứng hiệp ý chỉ Chúa, thì cái nguyên lý của tội lỗi có thể cứ nép ẩn trong tâm hồn rất sâu, duy quyền năng của Thánh Linh mới gỡ ra được thôi. Chỉ tín đồ không được nên thánh mới chưa chắc mình có mầm tội lỗi đương tiềm tàng trong tâm linh mình đó thôi. Khi tín đồ ấy nhờ lời của Đức Chúa Trời và quyền năng của Thánh Linh mà bày ra tội ẩn bí trong lòng, thì chắc sẽ đồng thinh với Phao-lô mà kêu lên rằng: “Ôi! Tôi là người khốn nạn dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết nầy? Tạ ơn Đức Chúa Trời, ta nhờ Jesus Christ, Chúa chúng ta, thì mới thoát ly được” (Ro 7:24,25).Chương 4: LUẬN VỀ CHÂN TÁNH CỦA TỘI LỖII. Ý KIẾN SAI LẦM VỀ CHÂN TÁNH CỦA TỘI LỖIĐỜI nào loài người cũng thường theo gương của nguyên tổ ta mà đổ thừa tội lỗi lẫn nhau, kẻ thì nói tại cớ nầy, người lại quyết do cớ kia, đến đỗi sự đổ thừa bên nầy bên nọ trở nên một thông bịnh không trừ được ở trong xã hội. Bởi thế, có kẻ từ thiện, có kẻ ẩn nặc, có kẻ tịch cốc, đều rán hết sức mình để chữa sửa, che đậy hoặc diệt trừ điều lầm lỗi, mà vẫn không biết càng chữa chối tội lỗi chừng nào, thì nó càng thêm nhiều chừng nấy, nó vẫn nép ẩn trong tâm linh, khiến cho người càng bị phục quyền nó mãi. Vả, tại cớ sao người ta hay đổ thừa lẫn nhau, hằng kiếm cách chữa chối tội như thế? Chắc tại vì họ lầm hiểu cái chân tánh của nó. Sau đây xin kể lại những ý kiến sai lầm về chân tánh của tội lỗi.1. TỘI LỖI GỐC BỞI XÁC THỊTCó nhà tôn giáo, nhứt là vận mạng phái, chủ trương rằng tội lỗi bởi xác thịt làm phiền lụy mà ra. Nên đương khi loài người ở trong xác thịt, thì không thế nào tránh xa sự phạm tội. Bởi chưng hễ còn làm người bao lâu, thì sẽ còn có tình dục bấy lâu. Lại tình dục giao tiếp với sự vật bên ngoài, bị rù quến làm thỏa sự ham muốn của nó. Lại phần xác thịt hằng tranh với phần thuộc linh, như sự dữ tranh với sự lành, nên hễ chi thuộc về phần xác thịt phát ra, thảy đều gọi là tội lỗi cả. Vậy, đương khi ở trong đời nầy thì loài người không thế tránh khỏi phạm tội; duy đến khi chết, mới thoát ly được; bởi vì khi đó người ta mới dứt bỏ xác thịt, không còn bị tình dục hành động ở trong mình mà xui dục phạm tội nữa. Ý kiến ấy rất sai lầm, xin tỏ ra như sau đây:a) Ý kiến ấy thiên về một mặt của tội thôi: Ý kiến ấy luận về tội lỗi không được đủ ý, bèn là chỉ nói đến một mặt của tội thôi, tức mặt thuộc về phần xác thịt rất đê tiện, mà bỏ qua phía tội thuộc về linh tánh rất cao. Nếu nói tội lỗi bởi xác thịt mà ra, thì thế nào cắt nghĩa về các thứ tội như ghen ghét, kiêu ngạo, giận hờn, tham lam, lòng chẳng tin, sự bội nghịch cùng Đức Chúa Trời, v…v. Rõ lắm các tội ấy do linh tánh mà ra cả; bởi vì dầu đến khi tuổi già tình dục xác thịt đã tiêu diệt, thì các tội ấy vẫn còn,chứng thực rằng nó châm sâu hơn xác thịt, mà ẩn tàng ở nơi tâm linh vậy.b) Ý kiến ấy cho Đức Chúa Trời là nguồn của tội: Nếu gọi tội lỗi là sự kết quả tất nhiên của xác thịt,thì cho Đức Chúa Trời là nguồn gián tiếp của tội lỗi; bởi xác thịt do Ngài dựng nên. Nói vậy thì thật là khi mạng thái quá. Đức Chúa Trời thật có dựng nên xác thịt loài người được trong sạch trọn vẹn, định nó phải phục tâm linh. Cho nên đổ thừa tội cho xác thịt rất sai lầm, bởi chủ động của sự phạm tội trong loài người là tâm linh hư hoại, mà Gia-cơ gọi nó bằng lòng tư dục vậy (Gia 1:13,14). Vả lại,nếu ý kiến ấy đúng, thì Christ cũng có tội, bởi vì Ngài hiện ra trong xác thịt của loài người.c) Ý kiến ấy phản đối với lẽ thường: Ý kiến ấy không thể nào đúng, bởi vì phản đối hẳn với ba lẽ thường, kể ra sau đây:(1) Nếu ý kiến ấy đúng, thì Sa-tan và các quỉ sứ của nó không có tội, vì chúng nó không có xác thịt.Nhưng nói Sa-tan không có tội há chẳng nghịch lẽ thường lắm sao? Thật vậy, mà cũng là trái lẽ thật nữa, vì Kinh Thánh dạy nó là nguyên lý của tội ác, gọi nó là đứa “dỗ dành cả thiên hạ” (Kh 12:9).(2) Quả như lời ấy, thì người già chừng nào,càng thanh khiết chừng nấy. Bởi vì người ta đến tuổi già, khí huyết suy nhược, xác thịt yếu mòn; hình như đã thoát khỏi tội rồi. Nhưng nếu xem xét sự từng trải của loài người, thì biết không phải như vậy đâu. Chúng ta thường thấy người nào tuổi tác càng cao bao nhiêu, thì các thứ tội như tham lam, giận hờn, lòng cứng cỏi cùng Đức Chúa Trời, v…v., càng sâu hơn bấy nhiêu. Dầu biết rằng ông già phạm những tội khác với trai trẻ, thì cả hai hạng tội cũng đều gọi là tội cả.(3) Ví bằng ý kiến ấy là đúng, thì mọi người nên đi tu đặng ngăn ngừa tình dục, nên rán sức khắc khổ đặng diệt trừ nó đi, mới mong trở nên vô tội. Trong các đời ám thế có lắm người nắm lấy chủ nghĩa ấy, tránh trốn khỏi thế gian, để nhờ sự ép xác đày thân mà phá hủy tội trong nó. Thế mà, tuy ép xác cho đến xanh xao gầy còm, thì tội vẫn còn mãi. Phật giáo cũng theo chủ nghĩa ấy để trừ tội; nhưng chẳng được may mắn gì, trái lại các tu sĩ ấy càng tội lỗi hơn người thường. Tại sao chủ nghĩa tu hành không chỉ đường cho ai trừ tội được? Há không phải vì cái tòa của tội lỗi trong loài người vẫn ở trong linh tánh ư? Cho nên, hễ ai lo cho có tâm linh thánh sạch, thì đã được diệu pháp trừ tội rồi, không cần phải tìm phương thuốc trừ tội ở nơi việc khắc khổ xác thịt làm chi nữa.d) Ý kiến ấy lầm giải Kinh Thánh: Ý kiến nầy lầm giải ý nghĩa hai chữ “xác thịt” theo như Kinh Thánh thường dùng.Giả như Phao-lô chép: xem Ro 7:18; Ga 5:16,17 (cũng hãy xem Ga 5:19, Ga 5:20,Ga 5:21; Ga 6:8).Danh từ “xác thịt” đây chẳng chỉ về thân thể đâu, bèn chỉ về cả bản ngã người thiên nhiên chưa chịu ảnh hưởng của ân điển Đấng Christ và sự cảm hóa của Thánh Linh mà được tái sanh. Kinh Thánh cũng minh giải tâm linh là tòa của tội lỗi trong người, chớ chẳng phải nằm ở trong cơ quan nào của thân thể vật chất đâu. Đức Chúa Trời cũng chẳng có thể cám dỗ ai, cũng không làm cho bản tánh của loài người phải cám dỗ người. Gia-cơ nói: xem Gia 1:13-15e) Ý kiến ấy chối tội thực tại: Ý kiến ấy không giải nghĩa tội đâu, duy chối tội là tội đó thôi. Bởi vì nếu sự có thể phạm tội vốn là một bản năng ở trong xác thịt bởi Đấng Tạo hóa ban cho, thì không thể gọi sự phạm tội là việc quấy nữa. Lý tánh có thể nhìn nhận sự làm theo bản năng ấy là sự rủi ro, nhưng lương tâm không thể nhận là quấy. Dường ấy,loài người không cần nhận tội nữa, vì mọi sự xưa nay họ gọi là tội đó, bất quá là sự thiếu thốn tại Trời đó thôi. Còn ý kiến ấy há chẳng gớm ghê lắm sao?2. TỘI LỖI LÀ SỰ YẾU ĐUỐICó kẻ luận rằng loài người tuy là sanh linh có tài trí cao, nhưng kỳ thực là có quyền năng hữu hạn, thiếu thốn nhiều điều,hay lầm lỗi, không sao lánh khỏi phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Song các tội ấy không phải cố phạm đâu, bèn là bởi sự yếu đuối mà ra. Cũng chẳng nên coi tội ấy là điều ác gì, song đáng cầm bằng những tật bịnh tầm thường; còn kẻ bị tật bịnh ấy chẳng đáng phạt đâu, trái lại đáng thương tiếc mới phải. Sau đây, xin tỏ ra chỗ rất sai lầm của ý kiến ấy.a) Ý kiến nầy phản đối sự người ta thường thấy: Nếu ý kiến ấy là đúng, thì tự cổ chí kim những kẻ gian ác hung bạo trong đời đều là kẻ yếu đuối, vô tài bất lực cả. Nếu quả vậy, tại sao đứa cám dỗ loài người là chúa quỉ, vốn tội ác hơn hết? Nó há cũng là đứa yếu đuối hơn hết sao? Trái lại,nó có quyền năng lớn hơn hết, mãnh lực của nó chỉ Đức Chúa Trời mới thắng được thôi. Chính điều ấy chứng thực rằng tội lỗi chẳng do sự yếu đuối mà ra, bèn do vị thọ tạo tối cao mà có vậy.Hoặc xem lịch sử của đời thì thấy những kẻ đại ác cũng là kẻ đại năng, như vua Hêrốt rất hung bạo (Ma 2:16-18), vua Nêrôn, một vua độc ác cực điểm của Lamã đế quốc xưa. Hai vua ấy há có phải là hạng bạc nhược,không có tài năng tri thức sao? Trái lại, cả hai đều có năng lực tri thức cả,chẳng thua kém ai chút nào. Tuy vậy, họ vẫn đứng đầu hàng tội nhơn. Lại như vua Kiệt nhà Hạ,vua Trụ nhà Thương ở bên Tàu, là hai vua tội ác rõ rệt. Nếu xét kỹ đời họ thì rõ cả hai đều là người túc trí đa mưu, chớ chẳng phải là bọn vô tài bất lực. Ấy vậy, tại sao còn phạm tội?b) Tội không thuốc trị được: Nếu tội lỗi quả là một tật bịnh thường, thì cớ sao chưa ai tìm được phương thuốc để trừ trị nó? Theo như lời các nhà y học, thì phần nhiều tật bịnh nào cũng đều có thuốc trị cả. Duy bịnh tội chưa hề ai tìm ra vị thuốc hay để chữa lành được. Vẫn thấy người đời dùng những hình pháp như nào khổ sai, cấm cố, đày chung thân, đuổi biệt xứ, và đến trảm giảo nầy nọ; thì cốt ý cũng chẳng phải để chữa lành tội đâu, bèn là để ngăn ngừa tội lan ra đó thôi. Vì loài người chẳng có phương thuốc gì trị tội được, minh chứng rằng tội chẳng phải bịnh tầm thường đâu.c) Ví bằng tội là sự yếu đuối thì gia hình không công bình: Nếu tội là sự yếu đuối của xác thịt, thì thiết tưởng không công bình gì mà chiếu luật gia hình một tội phạm nào. Vì tật bịnh mình mắc đó là do cái thời đen mà mình phải chịu gian truân đó thôi. Cho nên nếu phạt một người bị gian truân như vậy, thể nào gọi là công bình? Dường ấy,khi có kẻ giết anh em mình, thì chớ nên giải nạp cho tòa án; thà yêu thương họ,chở họ đến nhà thương để điều trị thì hơn.d) Ý kiến ấy cũng đổ tội cho Đức Chúa Trời: Ý kiến ấy cũng như ý kiến trước, cho Đức Chúa Trời là gốc rễ của tội. Bởi vì nếu tội lỗi là sự yếu đuối tất nhiên của xác thịt, thì loài người không còn có trách nhiệm gì về sự đó nữa. Vì Đấng Tạo hóa đã dựng nên thân thể ta có các bản năng yếu đuối phải phạm tội, thì tự nhiên tại chính Ngài mà mình phạm tội đó.Đoán định vậy há chẳng vô lý mà phạm thượng nữa sao?3. TỘI LỖI LÀ VIỆC TÌNH CỜ VÔ ÝCũng có hạng dạy rằng người ta bị tội một cách tình cờ vô ý, đến đỗi tội lỗi bất quá như một việc lầm lỡ không thể nào tránh khỏi được. Ví như người kia đi đường tình cờ gặp chỗ rất trơn, bỗng trợt té gãy tay. Cũng vậy, loài người chẳng may tình cờ gặp chỗ khó, trợt chơn sa ngã phạm tội.Ý kiến ấy cũng rất sai, vì phản đối hẳn với Kinh Thánh. Sách ấy dạy rõ ràng loài người sa ngã phạm tội chẳng vì vô ý gặp rủi ro đâu, bèn vì cố ý trái mạng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy rằng: xem Ro 5:19; Sa 3:6Hai câu ấy chứng thực rằng tội lỗi chẳng phải việc tình cờ bất ý đâu, bèn là việc cố ý quyết định vậy.II. Ý KIẾN ĐÚNG ĐẮN VỀ CHÂN TÁNH CỦA TỘI LỖI1. Tội lỗi phát nguyên bởi tư tâm:Tội lỗi chẳng phát nguyên bởi thân thể đâu,duy mượn cơ quan ấy để làm đồ dùng bày tỏ nó ra đó thôi. Tuy người đời có sự yếu đuối đau đớn bởi tội lỗi mà ra, thì cũng chẳng có thể vì cớ ấy mà nói rằng tội lỗi do sự yếu đuối của xác thịt. Vậy thì nguồn của tội lỗi ở đâu? Duy ở tại cái tư tâm của loài người mà ra đó thôi. Tư tâm hay tìm cầu ích kỷ, tư lợi, thường lấy chữ ngã làm chuẩn đích tối cao của động tác mình, đến đỗi dám chiếm đoạt sự thuộc về Đức Chúa Trời để đồ mưu danh lợi riêng cho mình. Kỳ thực, tư tâm là mẹ đẻ ra cả thảy tội lỗi ở trong loài ngưỡi. Những điều luận chứng cho ý kiến ấy như sau đây:a) Tư kỉ là nguyên lý của tội lỗi:Chúng ta quả quyết rằng cái nguyên lý của tội lỗi ở trong loài người, không phải là xác thịt, bèn là tư kỷ. Kìa, những thứ tội lỗi của người đời, ai cũng lấy sự tự tư tự lợi mà giải nghĩa. Giả như kẻ đầy dẫy tư tâm tham dục, đối với sắc thì dâm đãng, đối với đồ ăn thì ham mê. Những kẻ buông lòng quấy tưởng, đối với tài vật thì tham lam, đối với quyền lợi thì mê mẫn. Những kẻ buông lung về sự kiêu ngạo, đối với mình thì vọng tư tôn đại, đối với người thì ghen ghét giận hờn, đối với Đức Chúa Trời thì khinh dễ không tin. Hễ ai chỉ tìm cầu ích lợi cho mình,không thèm nghĩ đến người khác, thì bị tình dục dấy lên, khiến cho mình không sợ Đức Chúa Trời, chẳng thương loài người. Tình dục buông lung muốn làm chi thì chẳng hỏi phép ai, miễn là thỏa thích ý riêng mình thì đủ. Những người mà đời gọi là hiền đức, thường rán hết sức làm lành, cốt để cho người ta khen mình, cẩn thận lời nói nết làm, để cầu danh dự cho mình. Trong các sự ấy cũng không thể trừ khử tư tâm được. Chúng ta cần nói gì nữa? Người mà người đời gọi là người hiền bực thánh phần nhiều yêu theo thánh thiện của mình hơn tìm cầu cho được hiệp theo thánh thiện của Đức Chúa Trời. Thực, thảy đều không thoát khỏi được khuôn rập tư tâm, kết quả các thứ tội lỗi rất đáng thương tiếc vậy thay!b) Sự thương yêu Đức Chúa Trời là nguyên lý của đạo đức: Kê cứu Kinh Thánh và dò xét cái lòng đạo đức,thì thấy yêu thương Đức Chúa Trời quả là nguyên lý của mọi đạo đức. Vậy, nếu sự yêu thương Đức Chúa Trời quả là nguyên lý đạo đức, thì tất nhiên sự lựa chọn tư kỷ làm chuẩn đích về đời mình là nguyên lý của tội lỗi. Vả, yêu thương Đức Chúa Trời chẳng ở tại sự lo binh vực các quyền lợi của Đức Chúa Trời, bèn là tại sự yêu mến cái yếu tố đầu nhứt của bản tánh Ngài, tức là sự thánh khiết của Ngài vậy.Cho nên nguyên lý của đạo đức là yêu mến sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Kẻ nào chọn tư kỷ làm chủ mình, thì lìa bỏ Đức Chúa Trời, sa vào tội lỗi, lấy sự tự ái làm động nhơn của mọi động tác. Duy người nào yêu mến Đức Chúa Trời thánh khiết từ chối tư kỷ, công nhận tình yêu thương ấy làm chủ động về sự thi thố của mình, và trở nên đạo đức thật. Kinh Thánh chứng thực cho ý kiến ấy, theo sáu phần như sau đây:(1) Sự yêu thương là yếu lãnh của luật pháp: Sự yêu thương làm trọn luật pháp, gồm lại mọi điều lành; trên thì yêu thương Đức Chúa Trời, dưới thì yêu thương loài người. Hễ ai làm vậy ắt chẳng sa vào tội lỗi.Kinh Thánh chép rằng: xem Ma 22:37,39; Ro 13:8; Ga 5:14(2) Đấng Christ hằng làm theo ý Cha: Yếu tố của sự thánh khiết của Christ là Ngài chẳng tìm ý muốn mình, bèn hằng tìm ý muốn Cha, tôn Đức Chúa Trời là mục đích tối hậu của mình. Ngài yêu thương Đức Chúa Trời trọn vẹn, chẳng vì lòng riêng mình mà ham hố gì cả, duy cầu sự vinh hiển cho Cha đó thôi. Cũng tại cớ ấy mà Ngài không có tội. Ngài phán: xem Gi 7:18; Còn Phao-lô chứng: xem Ro 15:3.(3) Tín đồ không vì mình mà sống: Nếu ai đã tín nhận Christ làm Cứu Chúa mình, thì không còn có thể vì chính mình mà sống nữa, bèn phải vì Chúa và kẻ khác mà sống mới xứng hiệp với bản tánh mới.Phao-lô quyết rằng: xem IICo 5:14,15; Ga 2:20(4) Lời hứa của quỉ cám dỗ là ích kỷ: Quỉ cám dỗ hứa ban cho tổ tông ta địa vị độc lập ích kỷ, đến nỗi không cần Đức Chúa Trời hay là ai nữa. Nó thốt rằng: “Hai ngươi… sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.” (Sa 3:5). Vậy nếu quả được như Đức Chúa Trời thì cần chi phải làm cho mình độc lập nữa? Còn muốn vậy, há chẳng là ích kỷ sao?(5) Con hoang đàng là ích kỷ: Tội trạng của con hoang đàng là ích kỷ. Nó bị gọi là hoang đàng vì nó cố quyết theo ý riêng mình, chẳng kể đến ý muốn của cha, hoặc cầu vinh dự cho cha, duy lo sao cho tư tâm được thỏa thích đó thôi (Lu 15:12,13). Hẳn con hoang đàng làm đại biểu của cả loài người theo tư tâm mà cố ý lìa bỏ Đức Chúa Trời vậy.(6) AntiChrist ích kỷ cực điểm:AntiChrist, “Người đại tội” biểu minh tánh chất của tội lỗi, vì “Là kẻ đối địch,tự nhắc mình lên trên mọi vị xưng là Thần, hoặc vật gì người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, tự xưng là Đức Chúa Trời” (IITe 2:4). Ấy là điểm cùng tột của sự tự tư tự lợi của loài người, cũng là hình dạng đành rành của tội lỗi vậy.III. KINH THÁNH MINH GIẢI CHÂN TÁNH CỦA TỘI LỖIKinh Thánh dùng nhiều câu nhiều ngữ để tỏ ra quan niệm của tội lỗi. Mỗi câu mỗi chữ ấy minh giải rõ ràng chân tánh của tội lỗi.1. CÁC CÂU TẢ CHÂN TÁNH CỦA TỘI.Trong Tân Cựu Ước có chép nhiều câu mô tả chân tánh của tội lỗi rất rõ. Sau đây xin chỉ kể lại bảy câu: xem Ch 24:9Danh từ “tư tưởng” đây ám chỉ về sự dụng tâm, đồ mưu để thi hành việc ngu dại ấy. Xem Ch 21:4“Mặt tự cao” chỉ về tư tâm đối với loài người;“lòng kiêu ngạo chỉ về tư tâm đối với Đức Chúa Trời; còn “ngọn đèn của kẻ ác”chỉ về mưu luận do tư tâm mà ra, cũng là tội lỗi. Vậy, kẻ tư kỷ hoặc hành vi đối với người ta, hoặc tấm lòng đối với Đức Chúa Trời, luôn cả mưu luận của người nữa,đều là tội lỗi hết. Xem Gi 16:8,9Sự không tin nhận Jesus Christ là Cứu Chúa duy nhứt của mình, phục tùng Ngài trọn vẹn, ấy là tội nặng hơn hết. Xem Ro 14:23Hễ ai làm việc gì không có căn cứ ở nơi sự tín ngưỡng Christ, thì đều là tội lỗi. Xem Gia 4:17Có tội cố phạm, ngộ phạm và hốt lược mà phạm.Kẻ biết làm điều thiện mà bỏ qua không làm, tuy không cố phạm tội ác, thì cũng đã phạm tội rồi. Xem IGi 3:4Mọi thứ tội là trái luật đạo đức hay là trái luật thương yêu cũng vậy. Xem IGi 5:17Mọi việc gì, tư tưởng gì không hiệp với thước mực của luật đạo đức tối cao của Đức Chúa Trời đều là sự bất nghĩa cả.2. CÁC CHỮ KINH THÁNH DÙNG ĐỂ BÀY RA QUAN NIỆM TỘI ĐỀU TỎ RA CHÂN TÁNH CỦA NÓ.Trong nguyên văn Kinh Thánh, Thánh Linh thường dùng nhiều chữ để tỏ ra cái quan niệm tội lỗi rất rõ rệt. Những chữ ấy đều khác nhau và ta ra chân tánh của tội lỗi rõ ràng lắm. Sau đây xin kể lại ý nghĩa của những chữ quan hệ hơn hết.a) Tội là trật chuẩn đích của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời bày tỏ chuẩn đích của Ngài trong luật pháp thánh, và trong đời sống của Con Thánh Ngài. Nhờ hai gương ấy dễ thấy rõ chúng ta đã phạm tội, trật chuẩn đích của Ngài mọi bề. Trong Tân Cựu Ước có hai danh từ tỏ ra ý ấy.(1) Hamartia:Danh từ Tân Ước dùng nhiều hơn hết để thông tri quan niệm tội lỗi cho ta, là Hamartia, nghĩa đen là sai trật chuẩn đích. Các trước giả Tân Ước đều dùng chữ ấy chừng 174 lần; duy một mình thánh Phao-lô mà đã dùng đến 71 lần rồi. Trong bản Việt ngữ chữ ấy được dịch ra, “tội lỗi,” Ro 5:12; “phạm tội,” Ro 3:23; Cong 25:8; IPhi 2:20. Chữ nầy chỉ ra cả bản tánh lẫn địa vị của tội lỗi nữa. Giả như tên Giuda bán Chúa, trật chuẩn đích về sự yêu mến Ngài (Ma 27:4). Con hoang đàng trật chuẩn đích về ý muốn của cha, bởi vì cố quyết theo ý riêng mình mà bỏ nhà cha (Lu 15:18,21). Đờn bà xấu nết phạm tội tà dâm, trật chuẩn đích Đức Chúa Trời về sự trinh khiết (Gi 8:11). Các thiên sứ sa ngã phạm tội kiêu ngạo, trật chuẩn đích Đức Chúa Trời về sự tôn vinh Ngài (IIPhi 2:4). Y-sơ-ra-ên trật chuẩn đích Đức Chúa Trời về đức tin, nên không vào xứ Ca-na-an được (He 3:17). Kẻ cố ý phạm tội mà chối bỏ Christ, trật chuẩn đích về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời (He 10:26). Kẻ tà giáo trật chuẩn đích về lẽ thật của Đức Chúa Trời (Tit 3:10,11).(2) Chatta’ah:Danh từ Cựu Ước dùng nhiều hơn hết để bày ra quan niệm tội lỗi là chatta’ah, đồng nghĩa với chữ hamartia trong Tân Ước. Trong Cac 20:16 có dùng chữ ấy theo nghĩa đen: “Trong cả dân sự ấy có bảy trăm người tinh binh thuận tay tả. Hết thảy những người đó có tài dùng trành ném đá trúng một sợi tóc mà chẳng hề sai trật.” Chữ ấy với các chữ do cội nó mà ra gồm cả ý nghĩa tẽ tách, xây bỏ mục đích Đức Chúa Trời,đi quá hoặc không đạt đến mục đích ấy. Nó không những chỉ về sự phạm tội, nhưng cũng chỉ về địa vị hư hoại, bản tánh gian ác của tâm trí do tội mà ra (Sa 4:7; Xu 9:27; Le 5:1; Dan 6:11; Thi 51:2,4; Ch 8:36; Es 42:24; Os 4:7).b) Tội là vấp ngã trong chỗ Đức Chúa Trời buộc ta phải đứng vững: Một chữ khác Tân Ước thường dùng để dạy về chân tánh của tội lỗi là paraptoma, nghĩa đen là “trật chơn”, “vấp ngã”, trong chỗ mình đáng nên đứng vững. Trong bản Việt ngữ chữ nầy dịch ra “lỗi”, Ma 6:14;“vi phạm”, Ga 6:1; Ro 5:15, Ro 5:16, Ro 5:17, Ro 5:18, Ro 5:20; Eph 1:7; 2:1,5;“vấp”, Ro 11:11. Giả như người kia trợt chơn té vào hầm bị thiệt hại thế nào,thì tội nhơn mỗi khi trái ý Đức Chúa Trời thì vấp ngã, sa vào tội lỗi, bị thiệt hại cũng thể ấy.c) Tội là vặn cong điều ngay thẳng:Trong Cựu Ước cũng dùng chữ avah để tả ra chân tánh của tội lỗi; nghĩa đen chữ ấy à “cong quẹo”, hay là “vặn lại”. Nghĩa bóng là “tà vạy”, “bại hoại”, “gian tà”,chỉ vẽ ra thứ tội nào khiến cho bản tánh và tâm địa của loài người vốn ngay thẳng phải hóa ra gian tà (cong quẹo) bại hoại. Chữ ấy trong bản Việt ngữ được dịch ra “làm mất lòng”, Et 1:16; “gian tà”, IISa 19:19; “có tội”, IISa 24:17; “làm điều gian ác”, IISu 6:37; “phạm sự gian tà”, Thi 106:1. Chữ avah không tả ra chính việc phạm tội đó, duy tả ra cái đặc tánh của việc ấy là cong quẹo vạy vọ đó thôi. Tội nhơn đối với lời nói thì xiên xẹo, đối với lối đi thì quanh co, đối với việc làm thì gian tà, đối với sự thờ phượng thì bại hoại.d) Tội là đi quá hạn định trong luật pháp Đức Chúa Trời: Luật pháp Đức Chúa Trời định giới hạn cho việc làm và ý tưởng của chúng ta. Hễ ai đi quá hạn định ấy tức là phạm tội.(1) Avar: Trong Cựu Ước dùng chữ avar để tả ra việc phạm tội của kẻ đi quá mạng lịnh của Đức Chúa Trời.Ba-la-am nhìn nhận quyền mạng lịnh của Đức Chúa Trời mà nói cùng Ba-lác rằng:“Dầu Ba-lác sẽ cho ta nhà người đầy vàng và bạc, ta cũng chẳng được vượt quá mạng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của ta, đặng làm một việc nhỏ hay lớn” (Dan 22:18; Dan 24:13). Vua Sau-lơ chẳng nhìn nhận quyền ấy, nên khi trái mạng Đức Chúa Trời rồi thì nói: “Tôi đã can phạm (đi quá) mạng lịnh của Giê-hô-va và lời của ông” (ISa 15:24). Đức Chúa Trời thường trách Y-sơ-ra-ên vì họ hay trái phạm luật pháp và bội giao ước Ngài (Cũng xem Dan 41:41; Gios 7:11,15; Es 24:5; Da 9:11; Os 6:7;Os 8:1).(2) Parabaino:Trong Tân Ước dùng chữ parabaino để tả ra tội của kẻ phạm mạng lịnh Đức Chúa Trời.Nghĩa đen chữ ấy là “tẽ tách đường lối”, “bước qua bên kia”, “lìa bỏ điều đã định”.Người Pha-ri-si trách môn đồ Chúa rằng: “Sao môn đồ thầy phạm sự truyền khẩu người xưa.” Nhưng Christ bèn đáp rằng: “Còn các ngươi sao cũng vì sự truyền khẩu của các ngươi mà phạm điều răn của Đức Chúa Trời?” (Ma 15:2,3). Chữ phạm ấy là parabaino, đi quá mạng lịnh Chúa đã truyền cho ta phải làm theo. Trong IIGi 1:9 bản Việt ngữ dịch chữ ấy là “vượt quá”, nghĩa là hễ ai chẳng cứ ở trong sự dạy dỗ của Christ, thì phạm tội vượt quá mạng lịnh của Đức Chúa Trời, nên cũng không có Đức Chúa Trời vậy.e) Tội là phản loạn cùng Đức Chúa Trời: Tội lỗi cũng là sự trực tiếp phản loạn với Đức Chúa Trời. Trong Es 1:2 Đức Chúa Trời than thở rằng: “Ta đã nuôi nấng con cái, trưởng dưỡng chúng nó, song nó dấy loạn nghịch cùng ta.” Giop 34:37 cũng chép: “Người có thêm sự phản nghịch vào tội lỗi mình.”(1) Pasha: Trong Cựu Ước dùng chữ Hê-bơ-rơ pasha để tả ra tội lỗi ấy. Trong bản Việt ngữ chữ ấy được dịch ra nhiều cách như là “trái mạng”, IVua 8:50; “phản nghịch”, IVua 17:19; IIVua 10:20; “vi phạm”, Thi 51:3; “làm gian ác”, Ch 24:20; “tội lỗi”, Da 8:12. Trong những câu ấy và nhiều câu khác ý nghĩa chữ pasha là cố ý phản loạn cùng Đức Chúa Trời. Tội nhơn cố phạm ấy chẳng khác gì con trai kia không những là không vâng lời cha mà lại dám đứng ngay trước mặt cha chế nhạo chưởi mắng cha, quả quyết không chịu làm theo ý của cha bao giờ. Đó là nghĩa đen của chữ pasha.(2)Anomos: Tân Ước dùng chữ anomos để diễn tả chân tánh của tội phản loạn. Nghĩa đen là “bất pháp”, “trái luật”, “phản loạn” vậy. Hai tên trộm cướp bị đóng đinh với Chúa gọi là kẻ trái luật, vì họ trái luật của xã hội (Mac 15:28). Dân Do thái dùng tay trái luật mà giết Chúa Jesus (Cong 2:23). Khi Christ tái lâm thì sẽ dùng hơi miệng Ngài, mà hủy diệt kẻ trái luật (IITe 2:8). Đức Chúa Trời ban bố luật pháp Ngài để ngăn cản và hình phạt kẻ trái luật (ITi 1:9). Ông Lót mỗi ngày cảm biết đau xót trong lòng công nghĩa mình vì cớ việc trái luật của người Sôđôm (IIPhi 2:8). Còn “phàm ai phạm tội cùng làm trái luật” (IGi 3:4), nghĩa là cố ý phản loạn cùng luật pháp thánh của Đức Chúa Trời vậy.f) Tội là lừa dối (bất trung, quỉ quyệt) Đức Chúa Trời: Trong Cựu Ước lại có dùng chữ Ma’al để bày ra chân tánh của tội nữa.Nghĩa đen chữ ấy là “che đậy”; còn nghĩa bóng là phạm tội rồi che đậy tội ấy, cốt ý là lừa dối Đức Chúa Trời, bội tín bất trung với Ngài. Khốn nạn thay! Loài người phạm tội rồi thêm cho tội ấy sự trái luật; cho sự trái luật thì thêm sự phản loạn;cho sự phản loạn thì thêm sự lừa dối phỉnh gạt nữa. Khi A-đam không chịu nghe theo Đức Chúa Trời, nhưng theo lời Ê-va, thì sai trật chuẩn đích; khi ăn trái cấm thì trái mạng Đức Chúa Trời; rồi sau lại kiếm thế che đậy tội lỗi của mình để lừa dối Đức Chúa Trời nữa. Trong Ôsê Đức Chúa Trời phán rằng: “Nhưng theo cách người ta, chúng nó đã phạm lời giao ước, và ở đó chúng nó đã phỉnh dối ta” (Os 6:7). Gióp nói rằng: “Nếu tôi có che tội mình như A-đam, mà giấu sự gian ác mình ở trong lòng…” (Giop 31:33). Thánh Linh dùng chữ ma’al để tả ra tội của A-can (Gios 7:1), cũng gọi tội ma’al ấy là cớ làm cho vua Sau-lơ chết sớm (ISu 10:13), và trong Giop 21:34 tội ấy gọi là sự bất trung vậy. Nói một lời, phạm tội là nghiêm trọng rồi, trái luật Đức Chúa Trời lại nặng hơn; nhưng dùng ác mưu để che đậy tội lỗi mình thì lại càng nặng hơn hết, chắc bị hình phạt cũng cực nặng vậy (Mat 23:14).g) Tội là sự không biết điều mình nên biết:Trong Tân Ước cũng dùng một chữ khác nữa để tả ra chân tánh của tội lỗi, tức là chữ agnoéma, nghĩa đen là “không biết”. Trong He 9:7 bản Việt ngữ dịch chữ ấy là lỗi lầm. Trong Cựu Ước có dùng chữ shégagah để tả ra tội phạm tại sự không biết. Bản Việt ngữ dịch là “lầm lỡ mà phạm tội” (Le 4:2, Le 4:27; Le 5:15, Le 5:18). Có nhiều kẻ nghĩ rằng tội lầm lỡ do sự không biết mà ra là tội nhẹ Đức Chúa Trời chắc không kể đến; nhưng ý kiến ấy sai lầm lắm, bởi vì Đức Chúa Trời có phán cùng Môi-se rằng: “Khi nào ai phạm một trong các điều răn của Giê-hô-va mà không tự biết, thì ai đó sẽ mắc lỗi, và mang lấy tội mình”(Le 5:17). Kê cứu Kinh Thánh thì thấy sự hình phạt ghê sợ hơn hết giáng trên kẻ vì không biết mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Bọn không biết rằng Chúa ở trong anh em Ngài mà bị đói, khát, trần truồng, v…v. đều bị rủa sả, hình phạt đời đời ở nơi hầm lửa (Mat 25:45,46). Còn kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, chẳng vâng phục Tin Lành của Jesus Christ, đều phải “bị hình phạt diệt vong đời đời cách biệt mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền năng Ngài (IITe 1:8-9).h) Tội là mắc nợ:Tân Ước lại dùng một chữ nữa để minh tả chân tánh tội lỗi, là opheiléma, nghĩa đen là “nợ nần”. Trong Ma 6:11 Chúa dạy môn đồ hãy cầu nguyện rằng “Xin… tha nợ chúng tôi.” Các thứ tội loài người vốn một nợ nần rất to đối cùng Đức Chúa Trời.Họ mắc nợ ấy là vì họ thiếu thốn mọi bề về sự kính mến, vâng phục Đức Chúa Trời,và về sự giữ theo mọi điều răn của Ngài. Than ôi! Loài người chẳng có gì cả để trả xong mối nợ ấy; nên cần phải cầu xin Đức Chúa Trời nhơn Jesus Christ tha nợ cho mình, mới mong khỏi hết được.i) Tội là thiếu kém trong bổn phận mình: một chữ nữa mà Tân Ước dùng để tả ra tội lỗi là hettéma, nghĩa đen là “bớt một trong điều mình đáng nên nạp cho đầy đủ.”Trong ICo 6:7 bản Việt ngữ dịch chữ ấy là “lỗi”. Tín đồ Cô-rinh-tô hay kiện cáo nhau là vì họ thiếu kém trong sự yêu mến nhau.j) Tội là không khứng nghe:Trong He 2:2 dùng chữ parakoé để tỏ ra một phương diện khác của tội lỗi, nghĩa đen là “không khứng nghe”, không chịu vâng lời của ai cả. Trong đời Môi-se hễ ai không khứng nghe mạng lịnh của Đức Chúa Trời, còn bị báo ứng xứng đáng. Huống hôm nay nếu người ta cứng lòng không chịu nghe theo lời của Christ, thì sao thoát khỏi sự đoán phạt được? (He 2:2,3).k) Tội là sự cứng lòng:Trong Cựu Ước lại dùng một danh từ nữa để bày ra tội, là chazaq, nghĩa đen là “cứng lòng”, “cố chấp”. Tội ấy là nặng hơn hết; vì phạm nhơn không khứng hạ mình xuống ở trước mặt Đức Chúa Trời. Trong Xu 4:21 có chép về Pha-ra-ôn cứng lòng với Đức Chúa Trời, nên cũng bị tuyệt diệt vậy.l) Tội là hư không:Một chữ chót cần nói đến là even, dùng trong Cựu Ước, có nghĩa đen là “thở ra nhiều cho đến đỗi mệt ngất”. Nghĩa bóng là hư không vô ích. Trong Es 41:29 chép: “Thật, họ chỉ là hư vô hết thảy; công việc họ cũng thành không, tượng đúc của họ chẳng qua là gió và sự lộn lạo.” Đại ý của chữ ấy là việc làm của kẻ phạm tội đều là hư không vô ích cả.3. BỐN PHƯƠNG DIỆN CỦA TỘI LỖITrong Tân Cựu Ước cũng có dùng nhiều chữ khác nữa để tả chân tánh của tội lỗi. Nhưng thiết tưởng các chữ kể lại trên đây đủ cho ta biết tội lỗi rất xấu xa và gớm ghiếc ở trước mặt Đức Chúa Trời, làm thiệt hại lớn cho loài người hiện tại và tương lai nữa. Chúng ta có thể tóm tắt lại sự dạy dỗ của những chữ ấy mà kết đoán rằng, nó mô tả chân tánh của tội có bốn phương diện sau đây:a) Phương diện hướng cùng Đức Chúa Trời: Tội là sự phản loạn cùng Đức Chúa Trời,sự không tận tâm tận ý tận lực mà yêu mến Ngài. Trong ISa 15:23 chép rằng: “Sự bội ngịch (phản loạn) cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng.” Còn trong Phu 6:5 dạy rằng: “Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (cũng xem Mac 12:30). Cả loài người đều đã trái phạm điều răn nầy hết (Ro 1:21-25)b) Phương diện hướng cùng luật pháp Đức Chúa Trời: Tội phạm cùng luật pháp Đức Chúa Trời có hai thứ gọi là cố phạm và ngộ phạm. Về tội cố phạm, Dan 15:30,31 chép rằng: “Nhưng ai cố ý phạm tội, hoặc người sanh trong xứ, hay là khách ngoại bang, thì ai đó khinh bỉ Giê-hô-va; người sẽ bị truất khỏi dân sự mình,vì người đã khinh bỉ lời Giê-hô-va và trái mạng của Ngài… tội gian ác người đổ lại trên mình người.” Về tội ngộ phạm, Dan 15:27 lại chép: “Nhược bằng chỉ một người lầm lỡ phạm tội, thì người đó phải dâng một con dê cái giáp năm làm của lễ chuộc tội” (cũng xem He 9:7).c) Phương diện hướng cùng loài người: Xử với kẻ lân cận cách bất nghĩa, hoặc không hết lòng yêu mến họ như mình, đều là có tội cả; có khi là tội cố phạm có khi là tội hốt lược mà phạm. Về tội xử với kẻ lân cận cách bất nghĩa, thì Le 19:13 dạy rằng: “Chớ ức hiếp kẻ lân cận mình, chớ cướp giựt của họ. Tiền công của kẻ làm mướn ngươi chớ nên để trong nhà mình cho đến ngày mai.” (cũng xem Mi 6:8; Ro 1:18). Về tội không yêu mến kẻ lân cận thì Le 19:18 lại chép rằng: “Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình” (cũng xem Mac 12:31).d) Phương diện hướng cùng mình: Sự ích kỷ, tự tư, tự lợi và sự hủ bại trong lòng đều là tội cả. Về tội ích kỷ Chúa dạy trong Ma 16:24 rằng: “Nếu ai muốn theo ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” “Từ chối mình”, tức là từ bỏ lòng ích kỷ, tự ái, tự tư, tự lợi, mới theo Chúa Jesus được.Hễ ai còn giữ lòng ấy, không chịu bỏ, quả phạm nguyên tội của Sa-tan phạm lúc nó sa ngã (Es 14:12-15; cũng xem Es 12:3-5). Về tội hủ bại thì Thi 51:5 chép: “Kìa,tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi.” Lại Ro 7:18 có câu rằng: “Vả,tôi biết rằng trong tôi tức là trong xác thịt tôi, chẳng có điều gì tốt lành.” Hai câu ấy minh chứng rằng từ khi lọt lòng mẹ đến khi lớn, khôn, già, chết, người thiên nhiên vẫn đứng trong địa vị hủ bại mọi bề.Chương 5: LUẬN VỀ NGUYÊN TỘIChúng ta đã thấy nguyên tổ ta là A-đam trái mạng Đức Chúa Trời mà phạm tội, bị bản tánh hủ bại, dứng trong địa vị định tội.. Cũng đã thấy tội đầu tiên của giống loài người là sự vi phạm thứ nhứt của nguyên tổ đó. Sự vi phạm ấy thần đạo học gọi là nguyên tội, liên can với cả hậu tự của nguyên tổ, khiến cho họ cũng bị định tội và mắc phải bản tánh hủ bại như chính nguyên tổ vậy. Thực sự ấy gây nên những vấn đề rất quan hệ cho thần đạo học,ấy là: (1) Nếu ông tổ A-đam là nguồn của tánh hủ bại ta, tại sao lại gọi chúng ta phải nhận trách nhiệm và bản tánh ấy? (2) Đức Chúa Trời lấy tội của nguyên tổ ta mà đổ lại trên chúng ta, làm sao gọi là công bình? (3) Tội A-đam thể nào lụy đến hậu tự đến đỗi cả thảy đều bị kể là mắc cùng một thứ tội ấy? Trải qua các đời có lắm kẻ bàn đi cãi lại về những vấn đề ấy, viện lấy hoặc Kinh Thánh, hoặc ý riêng, đều quyết giải thuyết cho minh bạch, nhưng kết cuộc phát biểu nhiều lý thuyết khác nhau lắm. Sau đây xin khái lược lại bốn lý thuyết quan hệ hơn hết:I. TÁNH THIỆN THUYẾTThuyết nầy do ông Pélage, một nhà tu sĩ sanh tại đảo Bố lập thân (Iles Britanniques). Ông qua thành Rô-ma vào lối năm 409 mà giãi bày lý thuyết mình về nguyên tội, cốt ý để bài bác lý thuyết của Augustin.1. PHÁT HUY TÁNH THIỆN THUYẾTThuyết nầy chủ chương rằng tội lỗi của A-đam chẳng can gì đến con cháu, duy can hệ đến chính mình người mà thôi. Đức Chúa Trời trực tiếp dựng nên mỗi linh hồn vốn được vô tội, được bản tánh trong sạch thiện hảo trọn vẹn, chẳng khuynh hướng về sự ác gì cả, có đủ quyền năng vâng theo ý chí Đức Chúa Trời, chẳng khác gì A-đam khi mới được dựng nên vậy. Hậu tự của A-đam chẳng bị liên can tội mà ông ấy đã phạm, cũng không bị tánh hủ bại đâu, duy ảnh hưởng của gương xấu của A-đam chi phối đến họ, khiến cho họ bị lôi cuốn mà chồng dấu xe đổ đó thôi. Nói cách khác, tội nguyên tổ có ảnh hưởng cho hậu tự, chẳng phải vì A-đam phạm tội, mà mọi người phải bị định tội đâu, bèn là bởi A-đam phạm tội mà mọi người đều theo gương vi phạm đó mà kế tiếp phạm tội vậy.Thế thì, theo thuyết nầy, chính tội của A-đam chẳng làm hại cho hậu tự người, duy làm hại cho chính người mà thôi. Đức Chúa Trời chẳng đổ tội của người cho dòng dõi người đâu, chỉ kể tội ấy cho chính người đó thôi. Hậu tự người chỉ bị định tội tại kỷ tội là tội họ tự cảm biết mà phạm, chớ chẳng bị tội của ai đổ cho đâu. Thuyết nầy lại còn chủ trương rằng người ta có thể nhờ hoặc luật pháp, hoặc Tin Lành mà được cứu rỗi. Hẳn có người tự mình vâng theo Đức Chúa Trời trọn vẹn mà được cứu. Vậy nên, sự chết của xác thịt chẳng phải là sự hình phạt của tội lỗi đâu, bèn là tại luật thiên nhiên Đức Chúa Trời đã định cho mọi người phải bị vậy. Phỏng như A-đam không phạm tội thì cũng chắc chết. Tuy Ro 5:12 có câu rằng: “Sự chết đã trải qua mọi người,vì hết thảy đều phạm tội”, thì câu ấy chẳng dạy rằng mọi người vì dự phần trong nguyên tội của nguyên tổ mà phải chết đâu, bèn là vì mọi người theo gương của A-đam mà phạm tội, nên cũng bị tử hình của tội ấy, là sự chết đời đời vậy.2. SỰ LẦM LẠC CỦA LÝ THUYẾT NẦYLý thuyết nầy lầm lạc lắm. Xin tỏ ra như sau đây:a) Phản đối với Kinh Thánh:Tánh thiện thuyết có những ngộ điểm rất quan hệ như tỏ sau đây: 1) Lý thuyết nầy chỉ nhận chính việc phạm tội là tội; còn địa vị và sự khuynh hướng ác của lòng thì chẳng gọi là tội. 2) Cũng chẳng nhận rằng cái địa vị và sự khuynh hướng ác ấy đều ở trong lòng loài người từ lúc mới được hoài thai và sanh ra. 3) Cũng chối rằng không phải loài người đến tuổi phân biệt phải quấy, thì khỉ sự phạm tội liền.4) Thuyết nầy cũng phủ nhận rằng loài người tự nhiên nếu không được Đức Chúa Trời giúp đỡ, thì không thể nào giữ luật pháp được. 5) Cũng chẳng nhận rằng loài người bất cứ ai đều chỉ nhờ ơn cứu chuộc của Christ mới mong được cứu rỗi, tái sanh và nên thánh mà thôi. 6) Cũng phủ nhận địa vị hư hoại hiện tại của loài người,sự bị định tội và sự chết mất, đều là hiệu quả trực tiếp của sự phạm tội thứ nhứt của A-đam. Các lẽ đạo kể lại đây, tánh thiện thuyết đều chối hết; song Kinh Thánh vẫn công nhận và giãi bày rõ ràng lắm rằng các giáo lý ấy đều là đạo chơn thật của Đức Chúa Trời cả. Xem những câu nầy thì rõ: xem Ro 5:12, Ro 5:16, Ro 5:19; ICo 15:22; Eph 2:3b) Phản đối với sự thật:Loài người mới sanh ra đều đã có giống ác tiềm tàng trong lòng, tuy chưa chịu sự cám dỗ của ác tập mặc dầu. Sự từng trải ta minh chứng rằng hễ khi gặp cơ hội cám dỗ, thì lòng bất thiện của mình liền tỏ ra việc bất thiện mà phạm tội rất giống như nguyên tội của nguyên tổ vậy.c) Phản đối với ơn cứu rỗi:Thuyết nầy rất phản đối với ơn cứu rỗi, vì dạy rằng loài người chỉ cần tự quyết chí nhờ sự gắng công ra sức và tài năng hay giỏi của mình mà làm lành, thì sẽ đạt đến bực thiện hảo trọn vẹn, chẳng cần nhờ ơn cứu rỗi của Christ để đạt đến chỗ ấy.Trái lại, Kinh Thánh dạy rõ ràng nếu chẳng nhờ ơn cứu rỗi của Christ, và quyền Kinh Thánh cảm hóa phù trợ cho, thì chắc chẳng ai được tái sanh, chẳng ai giữ được mạng lịnh của Đức Chúa Trời, cũng chẳng ai hưởng được phước hạnh gì cả.II. TÁNH HỦ BẠI THUYẾTThuyết nầy cũng gọi là thuyết Arminius (1560-1609), giáo sư trong trường đại học tại Leyden, nước Hà Lan, đề xướng trước hết.1. PHÁT HUY TÁNH HỦ BẠI THUYẾTThuyết nầy chủ trương rằng, khi A-đam phạm tội thì tâm tánh biến ra hủ bại, mất cả sự công nghĩa nguyên bản, Đức Chúa Trời bèn phán định cái hiệu quả của sự vi phạm ấy là phàm hậu tự sanh ra trong đời cũng như nguyên tổ đều phải có tâm tánh hủ bại, chẳng còn giữ lại được chút gì của sự công nghĩa nguyên bản, và phải bị khổ và chết. Vì cớ sự thiếu thốn do nguyên tổ di truyền lại đó, cả giống loài người tự nhiên đứng trong địa vị bất năng, yếu đuối, không thể vâng lời Đức Chúa Trời hoặc tự mình đạt đến sự sống đời đời được. Sự bất năng ấy vốn chẳng tự tạo thành, bèn là do sự yếu đuối lẫn lút trong thân thể và tâm trí, bởi nguyên tổ truyền lại cho. Bởi cớ ấy Đức Chúa Trời ban cho cá nhân từ lúc mới có sự tự tri tự giác, được ơn đặc biệt của Thánh Linh cảm hóa để chống trả với cái hiệu quả của tâm tánh hủ bại đó, khiến cho người có thể vâng lời Đức Chúa Trời được; duy có điều kiện nầy là cá nhơn phải đem ý chí của mình mà hợp tác với Ngài trong việc đó, thì ơn ấy mới kết quả may mắn được.Thuyết ấy lại chủ trương rằng tuy A-đam di truyền tâm tánh hủ bại cho hậu tự mình, thì tâm tánh hủ bại đó chẳng hề gọi là tội, và cá nhơn hậu tự của người cũng chẳng vì cớ nó, hoặc vì cớ sự vi phạm của tiền nhơn mà bị khép án, định tội hay là hình phạt đâu. Đợi đến khi cá nhơn chăm theo tâm tánh đó mà cố ý phạm tội, thì mới định tội cho họ vậy. Thành thử,sự vi phạm của nguyên tổ thật di truyền tánh hủ bại cho hậu tự người, nhưng chẳng phải sở dĩ tại tánh đó mà họ bị định tội đâu, bèn là vì họ tự cố ý phạm tội mà tự chuốc lấy sự hư mất cho mình đó. Vậy, Đức Chúa Trời chẳng đổ tội của A-đam lại cho hậu tự người, cũng chẳng đem cái hình phạt của A-đam mà gia trên họ đâu.Tuy thơ Rô-ma có câu dạy rằng: “Sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người,vì mọi người đều phạm tội.” (Ro 5:12), thì nghĩa câu ấy chẳng phải vì tội lỗi của A-đam mà hậu tự bị khép án chết thuộc linh và thuộc thể đâu, bèn là do mạng lịnh Đức Chúa Trời mà mọi người đồng phải bị hiệu quả của tội ấy, tức là tử hình thuộc thể và thuộc linh; nhưng vì mọi người đều đã tự ý theo tâm tánh hủ bại của mình mà phạm tội cũng như nguyên tổ, nên bị khép án gia hình vậy.2. CHỖ ĐÚNG VÀ CHỖ SAI CỦA THUYẾT NẦYThuyết nầy có chỗ dạy đúng về nguyên tội,mà cũng có chỗ sai lầm như sau đây:a) Chỗ đúng:(1) Theo điều Kinh Thánh dạy về A-đam phạm tội lần thứ nhứt, thì tâm tánh người bèn biến thành hủ bại, mất sự công nghĩa nguyên bản. Từ đó cả hậu tự người đều bị di truyền mà mắc phải tâm tánh hủ bại đó vậy. (2) Loài người chẳng có năng lực gì tự trở lại cùng Đức Chúa Trời được. Phải nhờ ơn Thánh Linh vùa giúp, chỉ dẫn và soi sáng cho mới được.b) Chỗ sai lầm:(1) Loài người chẳng bị tâm tánh hủ bại vì mạng lịnh độc đoán của Đức Chúa Trời định phải bị như thuyết Arminius dạy vậy đâu, bèn tại vì họ hiệp nhứt với cả giống loài người ở trong A-đam mà mặc tánh ấy, đến đỗi nguyên tổ ta bị tánh thể nào,thì hậu tự cũng đồng bị tánh thể ấy. (2) Thuyết nầy sai lầm hơn hết về sự giải nghĩa tội. Bởi chủ trương rằng tâm tánh hủ bại của loài người chẳng gọi là tội,duy việc tự ý phạm tội mới là tội đó thôi; đến đỗi dẫu có việc ác do tâm tánh hủ bại ấy mà ra, nếu tâm tánh chưa tự cảm giác mình thi thố tội ấy, thì cũng không được gọi là tội. Nhưng trái lại, Kinh Thánh dạy rõ chính tâm tánh hủ bại, luôn các sự khuynh hướng ác của nó, với các việc quấy do đó mà ra nữa, đều gọi là tội cả. (3) Kinh Thánh cũng tỏ rõ rằng cả giống loài người đều vì nguyên tội của A-đam mà bị Đức Chúa Trời định tội gia hình cho, chớ chẳng chỉ vì kỷ tội mà họ bị định tội gia hình thôi đâu. (Xem Ro 5:12, Ro 5:16, Ro 5:19; Eph 2:3).Ông John Wesley, nhà sáng lập Giáo hội Methodiste ở bên nước Anh (thế kỷ XVIII), tán đồng đại ý của thuyết nầy, nhưng cũng có cải chánh nhiều giáo lý trong đó, làm cho trở nên thích hiệp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Hiện nay trong Giáo hội Cải chánh có Giáo hội Methodiste và mấy giáo hội nhỏ khác tán đồng theo tánh hủ bại thuyết mà ông Wesley đã cải chánh đó vậy.III. ĐẠI BIỂU THUYẾTĐại biểu thuyết do ông Cocceius (1603-1669), người Hà lan, giáo sư tại Leyden khởi xướng, về sau có ông Turretin (1623-1687) phụ họa và giải thuyết rõ ràng hơn. Hiện nay Giáo hội Réformée (Hội Trưởng lão) tán đồng lý thuyết ấy.1. PHÁP HUY ĐẠI BIỂU THUYÊTThuyết nầy chủ trương rằng Đức Chúa Trời theo ý chí cao cả của Ngài mà lập A-đam làm đại biểu của cả dòng giống loài người trải mọi đời. Đức Chúa Trời cũng lập giao ước với A-đam, và với cả dòng dõi người ở trong người, hứa sẽ ban sự sống đời đời cho họ; duy có một điều kiện là A-đam phải vâng phục Đức Chúa Trời. Bằng chẳng vâng phục thì sẽ hình phạt người, lấy tội người mà đổ lại cho hậu tự người, khiến cho họ bị hủ bại và bị chết. Vả, vì A-đam đã phạm tội, nên Đức Chúa Trời đã theo điều kiện của giao ước ấy mà định tội cho các hậu tự người, vì sự vi phạm của người mà đổ tội ấy cho họ, kể họ và đãi họ như tội nhơn cả.Đức Chúa Trời bèn thực hành cái án ấy mà trực tiếp dựng nên mọi linh hồn của hậu tự A-đam phải bị tâm tánh hư hỏng bại hoại. Chính tâm tánh ấy vốn gọi là tội, cũng hẳn có dẫn dắt người ta vào sự vi phạm. Vậy, chủ ý thuyết nầy là: Đức Chúa Trời trực tiếp đổ tội của A-đam cho hậu tự người, nhưng sự bại hoại tâm tánh của họ chẳng phải là nguyên nhơn của sự đổ tội ấy, duy là hiệu quả của nó thôi. Theo thuyết nầy câu “sự chết đã trải qua mọi người, vì hết thảy đều phạm tội” (Ro 5:12), chỉ dạy rằng sự chết của phần xác,phần hồn, và sự chết đời đời duy giáng trên mọi người bởi vì mọi người đều bị kể là tội nhơn đó thôi.2. SỰ DỊ NGHỊ CỦA THUYẾT NẦYThuyết nầy bị những phi nghị như sau đây:a) Ngoài Kinh Thánh:Lý thuyết nầy không do Kinh Thánh mà ra, vì trong đó chẳng có đoạn sách nào nói đến giao ước gì mà Đức Chúa Trời lập với A-đam để thí nghiệm loài người. Thuyết nầy thường viện lấy Os 6:7 để chứng cho ý kiến ấy; nhưng câu ấy chỉ nói đến “cách người ta… phạm lời giao ước”, chớ chẳng nói về A-đam phạm lời giao ước nào cả.b) Phản đối Kinh Thánh:Thuyết nầy chủ trương rằng cái hiệu quả đầu nhứt về tội lỗi của A-đam là Đức Chúa Trời kể và đãi loài người như kẻ có tội. Ấy phản đối Kinh Thánh, vì Kinh Thánh minh chứng rằng tội của A-đam khiến cho cả loài người mắc tội (Ro 5:19).Loài người chẳng phải là tội nhơn bởi vì Đức Chúa Trời kể và đãi họ bằng tội nhơn đâu, bèn là bởi vì họ quả là tội nhơn thực nghiệm vậy. Kinh Thánh nói rõ sự chết “đã trải qua mọi người”, chẳng phải vì ai nấy bị kể và đãi bằng kẻ có tội,nhưng bởi “vì hết thảy đều phạm tội” đó vậy (Ro 5:12).c) Nói hành sự công nghĩa của Đức Chúa Trời: Đại biểu thuyết nói hành sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, vì chủ trương rằng:(1) Đức Chúa Trời định tội cho loài người bởi vì họ phạm giao ước mà họ chẳng có dự phần sáng lập với Ngài. Điều thuyết nầy gọi là giao ước, bất quá là mạng lịnh của Đức Chúa Trời, theo ý chí cao cả của Ngài ban bố ra cho nguyên tổ đó thôi. Kinh Thánh cũng chẳng nói gì đến A-đam lập giao ước gì với Đức Chúa Trời như thế đâu.(2) Cứ điều kiện của giao ước ấy Đức Chúa Trời kể mọi người vốn vô tội là tội nhơn. Dạy vậy, há chẳng nói hành sự công nghĩa của Đức Chúa Trời sao? Nhưng thật Đức Chúa Trời xử đoán theo lẽ thật,nên Ngài chỉ có thể coi những kẻ thực dự phần trong sự vi phạm của A-đam là tội nhơn đó thôi.(3) Sau khi Đức Chúa Trời kể những kẻ vốn không có tội là có tội, thì liền trực tiếp dựng nên mọi linh hồn bị tâm tánh hư hoại, để khiến cho họ bị tội hiệp với mạng lịnh của Ngài. Dạy vậy, không những là dạy tà giáo về căn nguyên của linh hồn, lại ám chỉ Đức Chúa Trời là nguồn gốc trực tiếp của tội lỗi nữa. Nói một lời, sự định tội cho loài người chẳng có trước sự bại hoại, cũng chẳng phải là gốc của nó; bèn là sự bại hoại có trước và là nguyên nhơn của sự định tội đó mới hiệp với Chánh giáo vậy.IV. ĐỒNG THỂ THUYẾTThuyết nầy do ông Augustin (354-430) khởi xướng, cốt để hết sức phản đối ý kiến của Pélage (xem tánh thiện thuyết). Dầu trước ông Augustin cũng đã có những Giáo phụ đề cập, như ông Tertullien (qua đời 220), ông Hilaire (qua đời 350), và ông Ambroise (qua đời 374). Tuy vậy, lịch sử thần đạo thường gọi thuyết nầy là thuyết Augustin. Các nhà Cải chánh đều tán đồng ý kiến nầy, duy ông Zivingle thì không. Hiện nay thuyết nầy cũng thường gọi là Chánh giáo thuyết, phần đông các nhà thần đạo trong Giáo hội Cải chánh đều tán đồng ý kiến nầy hết.1. PHÁT HUY ĐỒNG THỂ THUYẾTĐồng thể thuyết chủ trương rằng, cả dòng giống loài người đều đồng thể với A-đam trong lúc ông phạm tội lần thứ nhứt.Tuy lúc ấy giống loài người chưa chia ra từng cá nhơn, thì mọi người đều vốn thực tại ở trong lòng nguyên tổ; cả sự sống của dòng dõi người, với các thứ đặc tánh tư cách của họ cũng đều tiềm tàng ở nơi cá nhơn A-đam. Các tài năng hiện có ở trong cá nhơn, lúc bấy giờ duy có trong một mình A-đam, ý chí của A-đam khi ấy là ý chí của cả giống loài người vậy. Thành thử, khi A-đam tự ý tình nguyện phạm tội mà phản nghịch cùng Đức Chúa Trời, thì cả giống loài người đều đồng thể ở trong người mà phạm tội phản nghịch cùng Đức Chúa Trời, và bị tâm tánh hủ bại. Cái tâm tánh chúng ta hiện tại có là chính tâm tánh bị hủ bại trong A-đam lúc đó,chớ chẳng phải một thứ tâm tánh giống như nó, bèn là chính tâm tánh ấy từ A-đam cứ hằng di truyền lại chúng ta vậy.Ấy vậy, khi A-đam phạm tội thì Đức Chúa Trời trực tiếp đổ tội ấy cho loài người, vì cả loài người đều đồng thể ở trong A-đam, nên tội ấy cũng là tội của chính mình họ nữa vậy. Tội ấy tức thì kết quả tâm tánh chung của cả loài người ở trong A-đam hủ bại, thiếu sự yêu mến Đức Chúa Trời, xu hướng về tội ác, đến đỗi như Phao-lô dạy: “sự chết đã trải qua mọi người, vì hết thảy đều phạm tội” (Ro 5:12). Bất cứ là sự chết về phần xác, phần hồn hay là sự chết đời đời, thì đều giáng trên mọi người, vì mọi người đều đồng thể với A-đam mà phạm tội vậy. Thuyết nầy rõ hơn và dễ hiểu hơn các ý kiến khác dạy về nguyên tội. Sau đây xin kể những bằng cớ chứng thực cho.2. BẰNG CỚ CHỨNG THỰC CHO THUYẾT NẦYa) Vừa hiệp với Kinh Thánh:Kinh Thánh chắc dạy rằng vì loài người đồng thể với A-đam, nên chi cả loài người đều ở trong A-đam mà vi phạm và bị định tội. Ấy chắc là ý nghĩa của Ro 5:12-21.Phần nhiều nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều hiệp ý mà dạy rằng câu “sự chết đã trải qua mọi người, vì hết thảy đều phạm tội”, chắc tỏ ra cả giống loài người đều liên hiệp với A-đam mà phạm tội. Các chỗ trong đoạn sách nầy nói về sự chết của xác thịt đã trải trên hết thảy mọi người, đến đỗi hoặc kẻ nào phạm tội cách cảm biết, hoặc kẻ không phạm kỷ tội nào cả, đều bị án chết ấy (Ro 5:14). Các ngôn từ trong đoạn sách nầy như “luật pháp”, “tội lỗi”, “phạm tội”, “đoán phạt”, “công nghĩa” “không vâng phục” (Ro 5:13, Ro 5:14, Ro 5:15, Ro 5:16, Ro 5:18), đều là những ngôn từ thuộc về sự tài phán cả, minh chứng rằng sự định tội cho loài người đó chẳng phải là do một lịnh độc đoán mà ra, bèn là gia hình do sự phán đoán công bình mà ra vậy. Khi minh giải về gia hình ấy, thì Phao-lô quả quyết là nhơn vì tội của một mình A-đam mà cả loài người đồng bị một gia hình như đã tỏ trong những câu kể sau nầy: “bởi một người mà tội lỗi vào thế gian” (Ro 5:12),“bởi sự vi phạm của một người” (câu 15), “nhơn một vi phạm mà mọi người bị định tội thể nào” (Ro 5:18). Các câu ấy đều hiệp ý minh giải rằng cả giống loài người đều đồng thể với A-đam khi người phạm tội lần thứ nhứt, nên cũng đồng thể với người mà bị hủ bại và định tội vậy.b) Giúp ta hiểu về tánh hủ bại: Thuyết nầy giúp đỡ ta hiểu tại cớ sao ta có trách nhiệm về tâm tánh hủ bại mà chính ta biết không phải do kỷ tội ta mà ra vậy.Bởi vì nếu chúng ta thực đồng thể với nguyên tổ mà phạm tội, đến đỗi kết liễu bị tâm tánh hủ bại thì gọi ta có trách nhiệm về nó cũng hữu lý và công bình lắm.c) He 7:9,10 làm chứng cho:Thuyết nầy cũng vừa hiệp với sự dạy dỗ trong He 7:9,10: “Như vậy, có thể nói rằng,chính Lê-vi là kẻ thâu một phần mười kia, cũng do Ápraham mà đóng một phần mười;vì lúc Mên-chi-xê-đéc đón Áp-ra-ham, thì Lê-vi còn ở trong lòng tổ phụ.” Câu ấy dạy rõ ràng loài người trước khi sanh ra vẫn ở trong thể tiền nhơn, bất luận ông ấy sống trước khi mình mấy muôn thế kỷ, thì mình cũng vẫn hiệp nhứt với ông mà chịu trách nhiệm trong việc làm của ông, theo như Ápraham đóng thuế một phần mười cho Mên-chi-xê-đéc, mà ông Lê-vi, dầu được sanh hạ đến hơn 500 năm về sau đi nữa, cũng vẫn dự phần trong việc đóng thuế ấy vậy.3. ĐÁP LẼ CÁC SỰ DỊ NGHỊCó kẻ không tán đồng ý kiến nầy thường đưa ra những câu dị nghị nầy nọ. Sau đây, xin thuật lại và đáp lẽ cho các câu dị nghị ấy.a) Trước khi chưa tự tri tự giác thì người ta không thể có tội.Ta phủ nhận câu ấy, vì rất phản đối với Kinh Thánh và luật đạo đức. Phần nhiều ác tập và xu hướng xấu của loài người đều không được cảm biết cho lắm, đến đỗi có việc xấu và sự khuynh hướng ác trong loài người mà họ chẳng tự cảm biết. Lại luật đạo đức không những là hành quyền trên chúng ta khi chúng ta cảm biết luật ấy, nhưng nó cũng hành quyền trên ta,định tội cho ta mỗi khi ta trái luật ấy, bất cứ ta tự cảm biết hay không cũng vậy.Lại mọi tội lỗi không phải đều là kỷ tội; Kinh Thánh dạy rõ lắm có tội thuộc về dòng giống, có tội lại thuộc riêng về cả dân tộc cả quốc gia và cả gia đình,v…v.; duy nguyên tội là thuộc chung cả dòng giống loài người vậy.b) Loài người chẳng tự tạo ra tánh tội ác nên cũng không có trách nhiệm về tánh ấy.Xin đáp: Lời dị nghị ấy không nhận lời chứng của Kinh Thánh và của lương tâm; vì hai cơ quan ấy đều chứng minh rằng tánh chất tội thể nào, là sở dĩ tại chính tội thể ấy mà thôi. Vì tánh tình tội ác của tôi chẳng ở ngoài tôi, bèn là ở trong chính bản ngã của tội. Tánh ấy không phải mới sa ngã lúc tôi phạm kỷ tội lần đầu nhứt, bèn đồng thể với A-đam mà sa ngã lúc ông ấy trái mạng Đức Chúa Trời lần thứ nhứt vậy. Kinh Thánh và lương tâm tôi minh chứng rằng tôi có trách nhiệm về bản tánh hủ bại ấy đến đỗi tôi không dám đổ thừa cho nguyên tổ hay kẻ khác, duy tự cáo mình là nguồn gốc của sự hủ bại gian ác đó thôi.c) Không thể đổ thừa tội của A-đam cho ta, vì ta không thể ăn năn tội ấy.Lời dị nghị ấy không phân biệt phạm tội bề ngoài với sự phản loạn bề trong. Trong nguyên tổ ta trước hết có sự phản loạn bề trong từ bản tánh của người, rồi mới hình ư ngoại trạng bằng việc ăn trái cấm đó. Chúng ta thật không thể ăn năn tội ăn trái cấm của cá nhân A-đam, vì ấy là việc riêng của người, hiệu quả của sự phản loạn bề trong. Nhưng ta có thể ăn năn tội phản loạn bề trong, vì tội ấy thành hình ở trong bản tánh của A-đam là bản tánh chung của nguyên tổ và chúng ta; ở nơi chúng ta thường cũng có ngoại trạng bằng sự phạm các kỷ tội vậy. Nói cho đúng, thì tín đồ hay ăn năn về bản tánh hủ bại ngỗ nghịch đó hơn hết; thậm chí được gần gũi cùng Đức Chúa Trời bao nhiêu thì gớm ghê, buồn bã, và thống hối về nó bấy nhiêu. Chúng ta biết Đức Chúa Trời chẳng tạo thành bản tánh hủ bại của ta như vốn có hiện bây giờ. Ta tự cảm biết sự hủ bại và lòng phản loạn cùng Đức Chúa Trời; cũng tự cảm biết sự hủ bại ấy chẳng tại Đức Chúa Trời đâu, bèn là tự cảm xúc minh bạch rằng duy tại bản tánh mình phạm tội đó thôi. Nhưng nếu sự hủ bại ấy không phải tự mình mà ra,thì cũng chẳng có thể cảm xúc gì về trách nhiệm đối với nó. A-đam phạm tội theo hai phương diện, là phương diện cá nhơn và phương diện bản tánh chung của cả loài người. Vả, vì cá nhơn và bản tánh chung của loài người lúc ấy không chia rẽ nhau ra, nên tội của cá nhơn A-đam tự nhiên can thiệp đến bản tánh chung của loài người, khiến cho nó mắc tội và bị hủ bại. Bản tánh ấy đã mất sự công nghĩa nguyên bản, bị mắc nợ nặng cùng Đức Chúa Trời, nhưng chẳng có gì trả lại được.Bản tánh hủ bại ấy A-đam di truyền cho hậu tự người, khiến cho họ cả thảy đều trở nên kẻ có tội. Nói một lời, trong A-đam, cá nhơn khiến cho bản tánh mắc tội;trong hậu tự người, bản tánh khiến cho cá nhơn mắc tội vậy.d) Nếu ta có trách nhiệm về tội thứ nhứt của A-đam thì cũng chắc phải có trách nhiệm về các tội khác của người và đến cả ông bà tổ tiên khác nữa.Xin đáp: Bản tánh loài người chỉ sa ngã một lần; nó sa ngã trong A-đam trước khi ông chưa ăn trái cấm, nhưng được tỏ ra trong sự ăn trái ấy. Các tội lỗi mà A-đam phạm sau việc ấy, và các tội lỗi của tổ tiên khác, chẳng có thể thay đổi bản tánh loài người nữa, duy tỏ rõ bản tánh ấy đã ra thể nào đó thôi. Kinh Thánh hạn chế cho lẽ đạo nầy minh bạch lắm mà rằng:“Con sẽ không mang sự gian ác của cha.” (Exe 18:20; Lu 13:2,3; Gi 9:2,3). Kỳ thực, ông bà tổ tiên có khi di truyền lại cho cháu chít những khuynh hướng xấu xa đặc biệt như sự ghiền rượu, sự tham lam, sự dâm dục v…v. Nhưng mà cá nhơn con cháu chẳng có trách nhiệm về cha ông, mặc dầu người đã lưu lại các khuynh hướng xấu ấy; cũng chẳng bị Đức Chúa Trời đổ tội ấy của tổ tiên lại cho. Song con cháu quả có trách nhiệm về cái nguyên tội vốn khiến cho cả giống loài người phản loạn cùng Đức Chúa Trời; cũng có trách nhiệm về tánh hủ bại, sự không vâng phục và sự phạm tội do đó mà ra.e) Nếu có thể di truyền lại nguyên tội và án phạt của A-đam cho con cháu, thì tín đồ chắc cũng có thể di truyền lại cho con cháu sự công nghĩa và đức tin nữa.Đáp: Nguyên tổ chỉ di truyền lại bản tánh hủ bại, chớ chẳng lưu lại những tư cách phẩm hạnh riêng hoặc tốt hoặc xấu.Sự sinh thực thiên nhiên chẳng di truyền kỷ tội lại, chỉ lưu lại cho mọi người cái tội thuộc về cả giống mà thôi. Sự công nghĩa và đức tin đều thuộc về tư cách và phẩm hạnh thuộc linh, nên không thể di thuyền bởi sự sinh thực được. Giả như người học thức cao thượng kia không thể lưu lại cho con cháu mình sự học thức của mình; nhưng chỉ lưu lại cho nó cái dốt nát đó thôi. Cũng vậy, tín đồ công nghĩa đạo đức không thể lưu lại cái phẩm cách quí ấy cho con cái mình; chỉ có thể lưu lại tánh hủ bại hay xu hướng về tội lỗi đó thôi.Chương 6: TỘI LỖI TRÀN LAN KHẮP NƠIKinh Thánh dạy đành rành tội lỗi đã lan tràn khắp vũ trụ, chẳng trừ một nơi nào cả.I. TỘI CAN HỆ VỚI TRỜITội lỗi chắc cũng can hệ đến cõi trời, bởi vì sự sa ngã của Sa-tan xảy ra ở cõi ấy. Trong sách Gióp, ta thấy Sa-tan có thể vào trên trời, yết kiến Đức Chúa Trời (Giop 1:6). Mà kỳ thực nơi nào nó có thể đụng đến, cũng chẳng khỏi bị ảnh hưởng của nó ít nhiều. Thiết tưởng dẫu trên trời chẳng bị tội như ở dưới đất, thì cũng chắc đã cảm xúc ảnh hưởng của nó. Xem Xa 3:1, Lu 10:18 và Kh 12:7-9, thì hình như cõi trời thật cũng phải bị sự vận động của Sa-tan, ít nữa vào lúc trước khi có sự chết và sự sống lại của Christ. Vả lại,hiện nay các nơi trên khoảng không trung đều đầy các quỉ sứ của Sa-tan, hằng chiến đấu mà làm khó cho tín đồ của Chúa (Eph 1:3; 2:6; Eph 6:11,12). Cũng chắc vì cớ ảnh hưởng tội đã hệ lụy đến cõi trời mà sau rốt Đức Chúa Trời sẽ phải thiêu hủy cả trời đất, rồi dựng nên một trời mới đất mới, là nơi chẳng có cảm biết ảnh hưởng của tội ác nữa vậy.II. TỘI TRÀN KHẮP TRÁI ĐẤTSự sa ngã của nguyên tội ta với nguyên tội do đó mà ra đã tràn khắp trái đất, trong sáu cõi chẳng cõi nào không cảm biết đến.Tội tràn lan ra bao nhiêu thì làm thiệt hại cho loài người bấy nhiêu, đến đỗi ta có thể nói rằng như chữ lớn ở trên trời là THÁNH, thì chữ lớn ở giữa thế gian là TỘI. Kê cứu Kinh Thánh thì thấy cả loài sống ở địa cầu đều bị tội.1. Loài thực vật bị rủa sả:Nguyên tổ ta mới phạm tội, thì Đức Chúa Trời bèn lên án cho trái đất phải bị rủa sả, sanh ra chông gai tật lê, kết cuộc là hoang vu son sẻ. Chỉ khi Christ tái lâm, lập Nước bình an Ngài trên đất nầy, thì loài thực vật mới được giải cứu khỏi sự rủa sả khốn nạn ấy. Kinh Thánh có câu: xem Sa 3:17,18; Es 55:132. Loài thú bị rủa sả: Tại cớ tội lỗi mà loài thú cũng bị rủa sả, phải ở trong phạm vi khốn nạn đau đớn.Khi Chúa Jesus trở lại, loài thú cũng sẽ được phóng thích khỏi sự khốn nạn đau đớn ấy. Kinh Thánh chép: xem Ro 8:22; Es 11:6-93. Loài người bị tội lỗi: Tội của nguyên tổ ta đã di truyền cho khắp cả giống loài người, khiến cho hết thảy đều bị tánh ác và tội hình. Mỗi người mới sanh ra đời nầy đều bị linh tánh hủ bại rồi, và nếu họ sống đến tuổi lớn khôn, biết phân biệt phải quấy thì ắt phạm tội riêng nữa. Kinh Thánh có câu chứng rằng: xem Lu 6:43-45; Ma 12:34; Thi 58:3. “Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung. Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ.”Tánh hủ bại ấy chẳng người nào có sức tự mình đổi được, cũng như Giêrêmi nói rằng: xem Gie 13:23.Linh tánh hủ bại ấy là địa vị hư mất của linh hồn đương bị “chết vì sự vi phạm và tội lỗi mình… vốn là con của sự thạnh nộ” (Eph 2:1-3).Luận về tội tràn khắp vũ trụ, có nhà thần đạo dạy rằng: “Bất luận là tội lỗi hay là sự cứu chuộc, cả hai đều bắt đầu ở trên trời, và từ trời xuống đất. Phần lớn trong chức vụ của Christ thì Ngài thi hành ở trên trời, và cũng vì cớ trên trời mà làm nữa (He 9:23). Sa 1:1 minh chứng rằng sự thông công trời đất vốn rất khắng khít, vì hai cõi ấy cùng được dựng nên một lần. Loài người vốn dự phần về trái đất, mà cũng dự phần về trên trời nữa (ICo 15:49). Christ từ trời giáng sanh, rồi trở lên trời, lại sẽ từ trời tái lâm.Trong Kinh Thánh khi nói đến trời đất, thường đặt chữ trời trước chữ đất, để chứng rằng theo ý chỉ Đức Chúa Trời, trời phải chủ trị đất. Trời đất mới sẽ là hiệu quả của công việc cứu chuộc của Jesus Christ, trong đó chẳng có ảnh hưởng của tội lỗi chút nào cả, vì sẽ là quê hương của sự công nghĩa thánh khiết đến vô cùng.”Kinh Thánh có chép rằng: xem Es 65:17; IIPhi 3:13; Kh 21:1Chương 7: HIỆU QUẢ CỦA TỘI LỖISự sa ngã phạm tội của nguyên tổ có hiệu quả rất buồn bã khốn nạn đối với cả loài người; không những là có ảnh hưởng tự nhiên hệ lụy đến thân thể và sự sanh hoạt của người, nhưng cũng có hiệu quả hệ lụy đến linh hồn người và họa hoạn trong đời sau, chuốc lấy cho người án phạt tội hình đời đời nữa vậy. Xin chia chương nầy ra ba đề, luận qua như sau đây:I. LOÀI NGƯỜI BỊ HỦ BẠINhư đã thấy, tội lỗi kết quả tánh hủ bại trong A-đam. Tánh A-đam di truyền tánh hủ bại ấy lại cho cả hậu tự người, khiến cho tánh của họ cũng bị hủ bại. Thành thử, mỗi người sanh ra trong đời đều có một bản tánh hủ bại từ lúc mới hoài thai trong lòng mẹ; tánh ấy gọi là “tội”, chỉ đợi cơ hội tâm trí phân biệt phải quấy được thì ắt lôi kéo người sa vào bao hành động gian ác mà phạm đủ thứ kỷ tội, can lụy đến Đức Chúa Trời, trái luật Ngài, làm thiệt hại cho kẻ lân cận và chính mình nữa.1. SỰ GIÃI BÀY TÁNH HỦ BẠISự hủ bại nầy được tỏ ra trong loài người theo sáu phương diện như luận sau đây:a) Thiếu lòng yêu mến Đức Chúa Trời: Mọi tội nhơn thiếu hẳn lòng yêu mến Đức Chúa Trời, mà phạm điều răn đầu nhứt của luật đạo đức. Luật ấy đòi: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết trí ngộ mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma 22:37). Song Chúa Jesus chứng cho loài người rằng: “Ta biết các ngươi rồi, chẳng có sự yêu thương Đức Chúa Trời ở trong các ngươi đâu” (Gi 5:42).b) Cố quyết đặt sự tự tư lợi trước Đức Chúa Trời: Mọi tội nhơn cố quyết trong mọi sự đều đặt sự tự tư tự lợi trước Đức Chúa Trời, cốt ý để làm thỏa lòng riêng, chẳng chút nào tìm cách làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Xem IITi 3:2-4c) Có lòng oán hận Đức Chúa Trời: Mọi tội nhơn hằng có lòng oán hận Đức Chúa Trời. Có lẽ ban đầu nó ẩn bí trong lòng,nhưng khi gặp cơ hội mà ý muốn mình phản đối với ý chí Đức Chúa Trời, thì lòng oán hận ấy liền tỏ ra rõ rệt trong hành vi ngỗ nghịch. Xem Ro 8:7d) Coi mình là quí hơn Đức Chúa Trời: Mọi tội nhơn vì lòng tư kỷ đã coi mình quí hơn Đức Chúa Trời, nên các tài năng của người đều bị hủ bại hỗn độn thập phần. Xem Eph 4:17,18; Tit 1:15IICo 7:1 Phao-lô cũng ngầm dạy rằng cả phần xác lẫn phần linh của ta đều bị dơ bẩn hết.e) Bất hiệp với Đức Chúa Trời mọi bề: Tội nhơn chẳng có một tư tưởng, một cảm xúc, hoặc một việc làm mà đức tánh thánh khiết của Đức Chúa Trời công nhận là xứng hiệp được. Đức Chúa Trời nghiêm chứng rằng: xem Ro 3:10-12. Phao-lô cũng chép rằng: xem Ro 7:18f) Tiệm tiến trong sự hủ bại mãi: Tội nhơn bị bắt phải phục một luật khiến cứ tiệm tiến trong sự hủ bại mãi, đến đỗi dẫu muốn chống cự quyền tiến hành của luật ấy, cũng chẳng có sức gì mà làm nổi.Trong thơ Rô-ma Phao-lô chứng rằng: xem Ro 7:18, Ro 7:19, Ro 7:232. SỰ KẾT QUẢ CỦA TÁNH HỦ BẠICó nhà thần đạo kia luận về sự hủ bại của tâm tánh loài người mà rằng: “Tội lỗi bịt lỗ tai loài người (Cong 28:27), làm mù mắt trí khôn họ (Eph 4:18), làm hủ bại ái tình họ (Ma 13:15), khiến cho chơn bước lạc đường chánh (Es 53:6), làm cho ý chí chăm về xác thịt (Ro 8:7), khiến cho lụt tài độn trí (IICo 2:9-14), làm thiệt hại linh hồn (Ch 8:36), khiến lưỡi ra độc hiểm (Ro 3:13,14), làm cho tay nên biếng nhác (Ch 21:25), giết chết cả thân thể lẫn tâm linh (Ro 5:12), cướp giựt khỏi nhà cha (Lu 15:17), rốt cuộc bị phú cho Sa-tan bắt phục áp chế (Eph 2:2).3. MƯỢN BIỆT LOẠI ĐỂ GIẢI THÍCH TÁNH HỦ BẠIKinh Thánh sánh tội nhơn với, (1) con rắn hổ,vì rất độc (Thi 140:3); (2) con lừa, vì rất cố chấp (Giop 11:12); (3) con gấu,vì rất hung dữ (Da 7:5); (4) sâu lột vỏ, vì hay cắn phá quá (Gio 2:25); (5) con chó, vì ô uế quá (Ch 26:11); (6) chó rừng, vì thích nơi hoang vu (Giop 30:29);(7) con chồn cáo, vì quỉ quyệt lắm (Lu 13:32); (8) con beo, vì độc dữ (Da 7:6);(9) con sư tử, vì hay gầm hét (Thi 22:13); (10) con chiên, vì ngu dại (Es 53:6); (11) màng nhện, vì rất mỏng mảnh (Es 59:5); (12) con heo, vì rất dơ dáy (IIPhi 2:22); (13) rắn lục, vì rất độc hiểm (Ma 23:33); (14) muông sói, vì hay cắn xé (Gi 10:12).Nói một lời, sự hủ bại của tâm tánh do tội mà ra tràn ra khắp cả cá nhơn, chẳng có phần nào trong người mà không toàn bị sự hủ bại ấy. Khi người không chịu vâng phục ý chí Đức Chúa Trời, thì trái lương tâm, khiến cho tâm trí đức dục bị tối tăm, ý dục bị yếu đuối, cảm tình bị lãnh đạm; lương tâm lần lần bị lì lợm, kết liễu là lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống,mà bị hư mất đời đời vậy.Cảm tạ Đức Chúa Trời! Đối với sự hủ bại hoàn toàn lại có sự cứu rỗi trọn vẹn. Christ hằng thi ân cho tội nhơn để ngăn cản tội lỗi cứ bành trướng ra, khuyên lơn hãy ăn năn trở lại cùng Ngài. Vì “Ngài có thể cứu trọn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho họ.” (He 7:25).II. TỘI TRÁCH CỦA LOÀI NGƯỜI1. CHÂN TÁNH CỦA TỘI TRÁCHVì cả giống loài người đã trái luật pháp thánh và công nghĩa của Đức Chúa Trời, nên phải chịu tội trách trước mặt Đức Chúa Trời. Luật pháp ấy đòi phải hình phạt tội nhơn để làm phu phỉ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời và bảo vệ sự thánh khiết của Ngài. Sự đoán phạt ấy Kinh Thánh thường gọi là “sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời” (Ro 1:18). Sự thạnh nộ ấy rất đáng kinh hãi khủng khiếp và mọi tội nhơn đều cảm xúc sự kinh khủng ấy, bởi vì ai nấy đều cảm biết mình là phạm nhơn. Hoặc là tâm tánh hủ bại, hoặc là các ác tập riêng, cả thảy đều gọi là tội, phản nghịch cùng Đức Chúa Trời, trái ý Ngài,và chuốc lấy cho phạm nhơn cơn thạnh nộ của Ngài. Kinh Thánh có câu chứng rằng:xem Thi 7:11; Gi 3:18,36Kinh Thánh cũng dạy rõ lắm rằng tội nhơn hẳn phải đền tội, hoặc là bởi sự chịu hình phạt, hoặc là bởi sinh tế. Xem He 9:22Tân Ước có chỗ tả sự mắc tội ví như mắc nợ:xem Ma 6:12; Lu 13:4;Nếu không ai trả nợ giùm cho, thì tội nhơn chẳng có gì mà trả, ắt phải bị bỏ trong ngục cho đến đời đời đó thôi. Cũng xem Ma 5:21; Ro 3:19; 6:23; Eph 2:3.2. ĐẲNG LƯỢNG CỦA TỘI TRÁCHKinh Thánh dạy rằng trong tội trách có đẳng lượng khác nhau, như tội nầy nặng hoặc nhẹ hơn tội kia. Các thứ hy sinh mà luật pháp Môi-se bảo dân Y-sơ-ra-ên phải đem dâng lên cũng vì các thứ tội khác nhau của họ, với các sự thưởng phạt khác nhau trong cuộc xét đoán của Đức Chúa Trời,thảy đều minh chứng cho lẽ thật ấy. Kinh Thánh dạy rằng: xem Lu 12:47,48; Ro 2:5,6; Gi 19:11; He 2:2,3. Cũng xem He 10:28,29.3. NHỮNG LOẠI TỘI LỖIKinh Thánh phân biệt các tội lỗi ra những loại đặc biệt như sau đây:a) Tâm tánh tội và công việc tội:Tâm tánh hủ bại của loài người tuy là tội, nhưng nhẹ hơn công việc tội do nó mà ra. Khi cá nhơn chưa làm theo sự xu hướng ác của tâm tánh ấy, thì chỉ mắc nguyên tội mà thôi; nhưng khi phạm kỷ tội, thì theo ý chí tự do mà cố quyết chiều tánh hủ bại đó mà phản nghịch cùng Đức Chúa Trời, khiến cho linh hồn bị hủ bại thêm nữa. Nói cho đúng, thì loài người chỉ có thể nhờ công việc tội mình mà cảm biết sự hủ bại hư hỏng của tâm tánh riêng. Nên chi trong khi giảng đạo Chúa,nhà truyền đạo nên chú trọng về các thứ kỷ tội và ác tập riêng của người ta, ứng dụng luật pháp Đức Chúa Trời cho các tội ấy, mới mong khiến cho họ tỉnh thức và ăn năn vậy.b) Sự không biết mà phạm tội. Sự biết rõ mà lại phạm tội: Đức Chúa Trời theo sự hiểu biết của phạm nhơn mà đoán định tội nặng hay nhẹ. Người sanh ra giữa xã hội có phong hóa, trong nhà có giáo dục, làm người biết luân thường đạo đức, rõ ý muốn Đức Chúa Trời mà lại sa vào tội, thì tội kẻ đó tất nhiên nặng hơn, vì dẫu biết rõ lẽ phải, mà lại cố ý làm điều quấy. Thế thì, sự định tội cho người nào rất có quan hệ với tài hiểu biết phải quấy của người ấy. Chính Chúa Jesus dạy rằng: xem Ma 10:15; Lu 12:47,48.Khi Ngài bị treo trên cây gỗ, thì cầu rằng:“Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” (Lu 23:34). Nếu kẻ đóng đinh Ngài vào cây gỗ đó đã biết rõ việc họ làm đó là tối cực kỳ nặng nề,thì chắc không thể được tha. Cũng xem Cong 17:30; Ro 1:32; Ro 2:12; ITi 1:13,ITi 1:15, ITi 1:16.c) Tội tình cờ phạm và tội hằng phạm: Hễ ai tình cờ sa sảy, ngã vào tội lỗi, thì mắc tội nhẹ hơn kẻ hằng phạm tội không chịu chừa. Tội hằng phạm lần lần khiến cho phạm nhơn lì lợm, kết cuộc lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống (He 3:12).d) Tội của bực cao và bực thấp:Tra xét luật pháp về các của lễ chuộc tội, thì thấy thầy tế lễ phải dùng bò,còn con nhà bá tánh lại dùng dê. Vật tế lễ ấy chẳng đồng nhau, vì cốt ý phân biệt tội nặng với tội nhẹ. Bực thầy tế lễ phạm tội lại càng nặng hơn, vì là ngôi cao chức trọng, ảnh hưởng tội ấy quan hệ hơn sự vi phạm của thường dân nhiều lắm.Bao giờ cũng vậy, tội của ngôi cao chức trọng cũng nặng hơn tội của người bình thường, vì gương và ảnh hưởng của tội ấy rất quan trọng hơn, gây cho nhiều kẻ khác vấp phạm nữa.e) Tội cố phạm và tội yếu đuối phạm: Kẻ cố ý phạm tội lấy ý chí mình mà cố quyết làm quấy. Tội ấy nặng lắm. Nhưng kẻ nào vì yếu đuối mà phạm tội, tuy việc vi phạm ấy thật cũng là tội, nhưng là tội nhẹ hơn tội cố phạm. Đa-vít cầu nguyện rằng: “Xin Chúa tha các lỗi tôi không biết.Xin Chúa giữ kẻ tôi tớ Chúa khỏi cố ý phạm tội.” (Thi 19:12,13). Tiên tri Ê-sai nghiêm huấn rằng: “Khốn cho kẻ lấy sự dối trá làm giây kéo sự gian ác theo sau,và như dùng đõi xe kéo tội lỗi” (Es 5:18). Ý câu ấy là phạm nhơn không tình cờ hoặc ngộ phạm tội đâu, bèn là chuyên tâm cố ý làm sự gian ác, và bền đỗ làm mãi. Các thứ tội ấy rất nặng nề, thường gây nên lòng cứng cỏi, lương tâm lì lợm vậy.f) Tội phạm cùng Thánh Linh:Trong vòng các thứ tội mà Kinh Thánh tả ra, có một tội gớm ghê và đáng sợ hơn hết ấy là tội phạm cùng Thánh Linh. Về tội ấy Kinh Thánh dạy rằng:(1) Là tội cố ý kể công việc của Thánh Linh do ma quỉ mà ra: Tội phạm cùng Thánh Linh là việc cố ý kể công việc của Thánh Linh là do ma quỉ mà ra. Trong Ma 12:24 bọn Pha-ri-si đều coi công việc đuổi quỉ và các phép lạ của Chúa Jesus làm là việc của chúa quỉ.Trong Ma 12:31 và Ma 12:32 Chúa Jesus tỏ ra ai nói như vậy là lộng ngôn cùng Thánh Linh.(2) Là tội đời đời không thể được tha: Tội phạm cùng Thánh Linh là tội đời đời. Trong Mac 3:29 Jesus phán: “Ai lộng ngôn với Thánh Linh thì đến mãi mãi chẳng được tha, nhưng mắc tội đời đời.”Các thứ tội khác thì có thể được tha, nhưng ai phạm tội với Thánh Linh đến mãi mãi cũng chẳng hề được tha, vì phải mắc tội ấy đến đời đời. Tại sao tội ấy không được tha? Chắc tại vì hễ linh hồn nào phạm tội cùng Thánh Linh đã trở nên cứng cỏi và lì lợm, đến đỗi không còn thể nào nhận lãnh sự cảm hóa của Thánh Linh nữa, không còn thể nào cảm xúc hoặc tội lỗi hoặc ân điển; dầu Đức Chúa Trời hết sức dùng đạo Ngài để khích lệ tỉnh thức người ấy, cũng chẳng có ích gì. Phạm nhơn đã mất lương năng nhận ân điển của Đức Chúa Trời, nên không thể nào ăn năn, cũng không thể nào được tha thứ. Giả như người kia khoét cả hai con mắt mình, thì không thể nào thấy gì được, chẳng cách gì có thể khiến người được sáng mắt lại. Cũng vậy, nếu ai cố ý phạm tội luôn, thì lần lần tuyệt diệt lương năng tín nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời, đến đỗi kết cuộc phải đứng vào địa vị tuyệt vọng. Dầu Đức Chúa Trời vẫn là Đấng nhơn từ thương xót, sẵn lòng tha thứ, thì phạm nhơn ấy không thể được tha, vì không thể hiểu thấu Ngài thương xót, cũng chẳng có thể tín nhận sự tha tội được.(3) Là tội cố ý chối sự cứu chuộc của Christ: Tội phạm cùng Thánh Linh là cố ý chối bỏ sự cứu chuộc của Jesus Christ. Trong He 10:26 có câu rằng: “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có sinh tế chuộc tội nữa, duy có sự kinh khiếp chờ đợi sự phán xét, và lửa hừng sẽ thiêu đốt các cừu địch đó thôi.” Còn trong He 6:4-6 thì dạy rằng: “Vì chưng kẻ đã được soi sáng một lần (tức là đã được sự sáng bởi Chúa là ánh sáng đời đời)… nếu lại rời bỏ, thì không thể khiến cho họ đổi lại mà ăn năn nữa, vì họ lại tự đem Con Đức Chúa Trời mà đóng đinh trên thập tự giá nữa, bêu xấu Ngài tỏ tường.” Kẻ nào cố ý chối bỏ Christ, cũng như dân Do Thái xưa, chối bỏ sự cứu chuộc có một không hai của Đức Chúa Trời ban xuống; nên đối với người ấy không còn có hi vọng được cứu nữa,bởi vì cố ý chối bỏ phương pháp cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã ban trong Jesus Christ. Người dường ấy vẫn bình yên lắm, vì lòng đã chai đá, chẳng còn cảm xúc sự cắn rứt của lương tâm nữa. Kỳ thực, hễ ai ngại mình đã phạm tội cùng Thánh Linh và vì cớ ấy lo sợ buồn rầu, xác chứng rằng mình chưa phạm tội ấy; bởi vì nếu thật đã phạm tội ấy rồi, quả chẳng cảm xúc sự lo buồn gì cả, và chẳng bao giờ ước ao được tha thứ nữa.Giáo hoàng César Borgia (Alexandre VI) vốn là giáo hoàng đầy dâm dục, cử chỉ theo tánh hung ác tàn nhẫn cực điểm. Dầu vậy,lịch sử tả thuật ông ấy vẫn giữ nét vui vẻ hiền lành, tỏ ra tánh tình đa cảm và khiêm nhường. Tuy ông đã phạm đủ thứ tội rất trọng như gian dâm, loạn luân, cướp bóc, chém giết cha mẹ, đầu độc anh em, bán thầy, làm chứng dối,v…v., thì suốt đời ông chẳng bao giờ tỏ vẻ bị lương tâm cắn rứt chút nào, đến giờ qua đời ông vẫn cứ tin nữ đồng trinh Mari bảo hộ mình, ban cho mình được an nhiên vô sự trọn vẹn. Ông ấy chắc phạm tội cùng Thánh Linh, mới mất lương năng cảm xúc tội và ơn ăn năn vậy. Ông Jeremy Taylor tả ra thế nào tội tấn triển trong tội nhơn, mà rằng:“Lần đầu tội khiến cho tội nhơn kinh hoảng, sau thì thỏa thích, sau nữa lại khoái lạc; nếu cứ phạm mãi thì thành thói quen. Rốt lại phạm nhơn ghiền cụp,không thể ăn năn, rồi cố chấp quyết định không muốn ăn năn; kết cuộc là hư mất đời đời vậy.”Nói một lời, tội phạm cùng Thánh Linh chẳng phải là tội tình cờ mà phạm, bèn là sự kết quả của sự cố phạm trải qua nhiều năm, cố ý từ chối lẽ thật và ân điển của Đức Chúa Trời, tự làm lòng cứng cỏi và ngỗ nghịch cùng Đức Chúa Trời, đến đỗi không còn năng lực gì nữa có thể khiến người ấy ăn năn để cứu rỗi được (IGi 5:16,17).III. SỰ HÌNH PHẠT CỦA TỘI1. ĐỊNH NGHĨASự thánh khiết của Đức Chúa Trời hằng phản nghịch với tội lỗi hoài, đến đỗi kẻ trái luật phải bị đau đớn khổ sở cả về phần thuộc linh lẫn về phần thuộc thể nữa. Ấy là sự hình phạt tội. Mục đích về sự hình phạt tội chẳng phải là sửa lại phạm nhơn, cũng chẳng để ngăn ngừa kẻ khác trái luật Đức Chúa Trời, duy để bảo vệ đức thánh khiết của Đấng lập pháp đó thôi.2. HAI THỨ HÌNH PHẠTPhần nhiều nhà thần học đều phân biệt hai thứ hình phạt tội, là sự hình phạt gián tiếp và sự hình phạt trực tiếp.a) Hình phạt gián tiếp:Cái hiệu quả tự nhiên của tội lỗi ở trong cá phạm nhơn, như là sự hủ bại, bịnh hoạn, sự hỗn độn sanh ra trong tâm linh, tâm hồn và thân thể của con trai và con gái A-đam, đều thường gọi là sự hình phạt gián tiếp.Giả như người cha kia cấm không cho con mình leo lên cây, ngăm đe rằng nếu trái mạng, thì bị nhốt trong nhà ba ngày, mỗi ngày chỉ cho ăn một miếng bánh và uống một chén nước lạnh thôi. Nhưng đứa con ấy không vâng lời, cứ leo lên cây kia, rủi té xuống gãy tay, bị đau đớn khổ sở, phải nằm nhiều ngày mới lành được. Sự đau đớn và việc bị nằm nhiều ngày đó, gọi là hình phạt gián tiếp về tội của đứa con ấy. Nhưng khá nhớ rằng ấy chưa phải là sự hình phạt thật của tội đó đâu. Khi nó lành mạnh rồi, người cha phải theo lời răn he kia mà nhốt nó trong nhà ba ngày, mỗi ngày chỉ cho nó ăn một miếng bánh và uống một chén nước lạnh. Ấy gọi là sự hình phạt trực tiếp, do chính người lập pháp mà ra, để phạt tội chẳng vâng lời của đứa con đó. Nói đại khái, sự hình phạt tội trong đời nầy là thuộc về sự hình phạt gián tiếp vậy.b) Hình phạt trực tiếp: Sự hình phạt trực tiếp thuộc về cõi lai sanh, sẽ thi hành trên tội nhơn mà đã không khứng ăn năn trong buổi sanh tiền. Kinh Thánh thường mượn nhiều tư liệu khác nhau để tả vẽ cuộc hình phạt khốn nạn cực khổ dường nào. Sau đây xin kể lại ít từ liệu đó để làm chứng: (a) Sự sống lại để chịu xét đoán (Gi 5:28,29); (b)sự hình phạt diệt vong đời đời (IITe 1:9); (c) sự giận và cơn thạnh nộ, sự hoạn nạn khốn khổ (Ro 2:8,9); (d) sự ném xuống hồ lửa (Kh 20:15); (e) sự hình phạt của lửa đời đời (Giu 1:7); (f) lửa đời đời (Ma 25:41); (g) hồ lửa lưu hoàng cháy (Kh 19:20); (h) sự chết thứ hai (Kh 21:8); (i) vực sâu (nguyên văn: Tartarus)(IIPhi 2:4).Các từ liệu trên đây đều dự tả sự đoán phạt trực tiếp của tội nhơn không chịu ăn năn. Nhưng nếu kê cứu Kinh Thánh cho kỹ,thì có hai từ liệu Thánh Linh dùng nhiều hơn hết để dự tả cảnh trạng đáng ghê sợ ấy, tức là sự CHẾT và sự HƯ MẤT. Vậy, hễ ai muốn thấu rõ sự hình phạt tương lai của kẻ ác là thể nào, thì rất cần phải kê cứu hai danh từ ấy cho cặn kẽ mới mong hiểu thấu được.(1) Sự chết:Cái tổng qui của quả báo tội lỗi, tức là sự chết. Kinh Thánh thường dùng chữ chết (chữ Hilạp là thanatos) theo ba cách, tức là sự chết thuộc thể, sự chết thuộc linh, và sự chết vĩnh viễn.(a) Sự chết thuộc thể:Đương lúc tuyên án tội tại vườn Ê-đen, thì loài người nghe một lời phán rất sợ hãi rằng: “Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi sẽ trở về bụi” (Sa 3:19). Từ A-đam trở đi, cả hậu tự người chẳng một ai thoát khỏi án ấy. Vả, sự chết thuộc thể là gì? Đáp: Ấy là linh hồn chia rẽ với xác thịt; linh hồn liền về hoặc với Chúa hoặc sa vào địa ngục; còn xác thịt tiêu tan ra tro bụi ở dưới đất. Lời cầu nguyện của Môi-se trong Thi 90:7-9,11, sự ngợi khen của Êxêchia trong Es 38:17,18, đều công nhận rõ ràng sự chết của xác thịt là sự trừng phạt của tội. Trong Tân Ước cũng dạy lẽ thật ấy, như trong Gi 8:44; Ro 5:12, Ro 5:14, Ro 5:16, Ro 5:17; Ro 6:33. Sứ đồ Phierơ gọi sự chết của xác thịt là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với tội (IPhi 4:6). Trong ICo 15:21,22 Phao-lô bày tỏ lẽ tương phản sự sống lại thân thể của tín đồ trong Christ với sự chết xác thịt của loài người trong A-đam. Ro 4:24, Ro 4:25; Ro 6:9, Ro 6:10; Ro 8:3, Ro 8:10, Ro 8:11; Ga 3:13 đều minh chứng rằng Christ cam chịu sự chết xác thịt là bị hình phạt vì tội của loài người, và nhờ sự từ kẻ chết sống lại mà chứng thực rằng tội ấy đã bị hình phạt rồi; loài người trong Ngài được kể là công nghĩa vậy. Như sự sống lại của xác thịt là một phần quan hệ trong sự cứu chuộc, cũng một thể ấy, sự chết xác thịt là một phần quan hệ trong cuộc hình phạt tội vậy.Nhưng nhờ sự chết và sự sống lại của Christ,nên sự chết chẳng còn gọi là sự hình phạt cho tín đồ nữa. Sự đau đớn khổ sở của nó chỉ là một cách Cha dùng để sửa trị con yêu dấu Ngài, một cửa Chúa mở cho tín đồ bước vào sự sống rộng rãi vinh hiển hơn đó thôi. Phao-lô chứng rằng: xem IICo 5:1-9; Phi 1:21,23(b) Sự chết thuộc linh: Sự chết thuộc linh là linh hồn người ta cách trở với Đức Chúa Trời mà tuyệt giao với nguồn phước thuộc linh. Người mới sanh ra, thì đã đứng trong địa vì chết ấy rồi,kết quả lương tâm cắn rứt, lòng mất bình yên, tâm linh buồn bã, và cả chỗ tương quan đức dục của linh hồn với Đức Chúa Trời đều hỗn độn trụy lạc mọi bề.Tuy sự chết xác thịt vốn một phần trong sự hình phạt tội, thì nó chẳng phải là phần quan hệ đâu, bèn là phần chết thuộc linh vậy. Kinh Thánh thường dùng danh từ “chết” theo nghĩa thuộc linh để minh giải về người nào phạm tội thì đã mất ân trạch và sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong lòng. Khi nói về con hoang đàng ăn năn thì gọi nó là chết mà được sống (Lu 15:24). Tín đồ Êphêsô vốn thuộc trong hạng chết vì sự vi phạm và tội lỗi (Eph 2:1). Còn Hội thánh Sạtđe “có tiếng là sống nhưng mà là chết” (Kh 3:1); (Xem Gi 5:24; Gi 8:51; Ro 8:13; Eph 5:14; ITi 5:6; Gia 5:20; IGi 3:14, thì rõ hơn nữa).Khi A-đam vừa phạm tội tại Ê-đen, thì bị án chết nầy liền, linh tánh phải phân rẽ với Đức Chúa Trời, không còn được giao thông với Ngài như trước nữa. Chỉ có sự ăn năn tội, sự tái sanh bởi quyền năng của Thánh Linh có thể lập lại sự giao thông ấy, mà cứu linh hồn khỏi sự chết thuộc linh vậy.(c) Sự chết vĩnh viễn: Sự chết vĩnh viễn là sự chết thuộc linh hằng còn sau khi người đã chết thuộc thể rồi.Linh hồn vốn chết về phần thuộc linh, lìa khỏi phần thuộc thể thì cứ ở trong địa vị chết luôn luôn. Sự chết vĩnh viễn là sự chung kết của sự chết thuộc linh, một địa vị bề ngoài thích hiệp với cảnh trạng chết bề trong vậy.Vả, Kinh Thánh cũng gọi sự chết đời đời bằng sự chết thứ nhì (Kh 2:11; Kh 20:6, Kh 20:14; Kh 21:8). Sự chết thứ nhì ấy gọi là hồ lửa (Kh 20:14). Kẻ bị quăng vào nơi đó chẳng bị tuyệt diệt đâu, nhưng bị khổ sở cách tự cảm giác cho đến đời đời. Khi Thánh Linh tả vẽ sự hình phạt của Sa-tan, thì dự cáo rằng: xem Kh 20:10Câu ấy minh chứng rằng sự chết đời đời là ở một chốn mà kẻ nào bị quăng vào đó phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời một cách tự cảm biết. Vì ta thấy con thú và tiên tri giả bị ném vào hồ lửa ấy trước, rồi một ngàn năm sau Sa-tan mới bị giam vào đó; nhưng con thú và tiên tri giả vẫn còn ở đó lúc ấy, đồng bị một thứ hình phạt với Sa-tan cả ngày lẫn đêm cho đến vĩnh viễn vậy.Tấn sĩ Torrey có luận về sự chết đời đời mà rằng: “Kinh Thánh thích nghĩa sự sống thì gọi sự sống chẳng những là sự thực hữu mà thôi, bèn là sự thực hữu xứng đáng, do sự hiểu biết Đức Chúa Trời chơn thật và bởi sự sống bày tỏ ra trong Jesus Christ. Trong Gi 17:3 Chúa Jesus phán: “Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha, tức là Chơn Thần duy nhứt, cùng Jesus Christ,mà Cha đã sai đến.” Còn Giăng thì dạy rằng: “Luận đến Đạo của sự sống, là điều đã có từ ban đầu, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy,đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ (sự sống ấy đã được bày tỏ ra, chúng tôi đã thấy,và làm chứng cho, cũng truyền cho anh em sự sống ấy, tức là sự sống đời đời, vốn ở cùng Cha, và đã được tỏ ra cho chúng tôi rồi.” Ấy vậy, sự chết cũng chẳng phải là sự vô thực hữu đâu, bèn là sự thực hữu rất quấy quá, độc ác, đê hèn, khốn khổ.Còn sự chết thứ nhì là sự chung kết của đời tội lỗi, sự dự phần trong chốn cực khổ, là hổ lửa lưu hoàng cháy bừng bừng cả ngày lẫn đêm đó vậy.”(2) Sự hư mất:Kinh Thánh thường dùng chữ hư mất có hai cách, tức là theo nghĩa đen và nghĩa bóng.(a) Nghĩa đen: Trong Kinh Thánh thường dùng chữ “hư mất” (chữ Hilạp: apoleia) để tả ra vật gì bị hư,không còn thể nào lợi dụng nó về mục đích nguyên bản của nó nữa. Có thể quả quyết rằng chữ ấy chẳng có ý nghĩa tuyệt diệt; duy chỉ về cái gì bị hư, không dùng gì được nữa đó thôi.Trong Ma 9:17 chính Chúa dùng chữ ấy theo nghĩa đen mà rằng: “Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; nếu vậy thì bầu nứt, rượu chảy ra, và bầu hư mất.” Trong câu ấy ta thấy bầu đã bị nứt, nên cũng bị hư mất. Nhưng nó chẳng bị tuyệt diệt, vẫn còn, duy không còn có thể dùng nó để đựng rượu nữa. Trong Ma 26:8 cũng có dùng chữ ấy rằng: “Môn đồ thấy vậy, nổi giận, mà nói rằng: Sao uổng phí như vậy?” Bởi dầu trong bình bằng ngọc kia đã đổ ra trên đầu Chúa. Môn đồ thấy vậy thì trách, vì họ cho là sự uổng phí (nguyên văn: apoleia là hư mất). Theo nguyên văn nghĩa là dầu quí ấy bị hư mất,không còn có thể hốt lại để dùng xức cho ai nữa được, mặc dầu các hương liệu đó vẫn còn hoặc trên Chúa hoặc trên mặt đất.(b) Nghĩa bóng:Tân Ước cũng thường dùng từ liệu “hư mất” theo nghĩa bóng để tả ra sự hình phạt đời đời của kẻ ác. Trong những câu kể sau đây, nguyên văn đều dùng chữ apoleia cả:Ma 7:13. “… đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất.”Gi 17:12. “… chẳng một ai trong họ hư mất.”Ro 9:22. “… những bình đáng giận sắm sẵn cho sự hư mất.”Phi 1:28. “… đó là một chứng cớ rõ ràng họ phải hư mất.”Phi 3:19. “… kết cuộc họ là hư mất.”IITe 2:3. “… người đại tội, con của sự hư mất hiện ra.”ITi 6:9. “… khiến cho người ta đắm chìm trong sự bại hoại hư mất.”He 10:39. “Nhưng chúng ta nào phải là thuộc về kẻ rùn lại mà bị hư mất đâu.”IIPhi 2:3. “… sự hư mất của họ cũng chẳng ngủ.”IIPhi 3:16. “chuốc lấy sự hư mất cho mình.”Kh 17:8, Kh 17:11. “Con thú người đã thấy đó, trước có, rày không, sắp từ vực sâu lên, rồi đi đến chốn hư mất.”Vậy chữ “hư mất” theo mặt nghĩa bóng có nghĩa gì? Đáp: Khi dùng chữ ấy theo nghĩa bóng, thì cũng đồng nghĩa với nghĩa đen, tức là kẻ ác khi bị trừng phạt tương lai, thì chẳng bị tuyệt diệt, đến đỗi bản ngã nó phải tiêu mất, không còn thực tại nữa đâu; duy bị hư mất đối với mục đích nguyên bản mà Đức Chúa Trời đã dự định cho nó, tức là bị cách biệt Đức Chúa Trời và sự khoái lạc của nước Trời, trở nên vô ích cho Đức Chúa Trời, cho đồng loại, và cho chính mình nữa, phải ở trong chốn tối tăm cực khổ đến đời đời vô cùng vô tận vậy.Chữ “hư mất” cũng đồng nghĩa với từ liệu “sự chết đời đời” và “sự chết thứ hai”. Tại sao biết vậy? Đáp: Tham cứu Kh 17:8, Kh 17:11; Kh 19:20; Kh 20:14, thì rõ lắm sự chết thứ hai và hồ lửa là đồng nghĩa nhau, duy cùng tả ra một thứ hình phạt đó thôi.Lại hồ lửa ấy cũng gọi là chốn hư mất (Kh 17:11). Vậy, nếu sự hư mất cũng đồng nghĩa với hồ lửa, (Kh 17:8; Kh 19:20), thì tất nhiên sự hư mất và sự chết thứ hai cũng đồng nghĩa nhau. Thành thử, sự hư mất là sự chết thứ hai, mà sự chết thứ hai cũng là sự hư mất; cả hai đều là hồ lửa lưu hoàng cháy bừng bừng vậy.Đức Chúa Trời chẳng khải thị bao nhiêu về địa vị của kẻ bị hư mất ở đời sau, duy có vài chỗ nói đến sơ sơ, như truyện La-xa-rơ và người giàu có chép trong Lu 16:19-31 đó thôi. Có kẻ tưởng rằng truyện ấy chỉ là một giả thuyết thí dụ mà thôi; nhưng dám chắc là truyện tích thực đã xảy ra rồi. Chúa thuật lại cốt để cho ta hiểu biết vài điều quan hệ về cảnh trạng lai sanh của kẻ ác. Về người giàu có ở trong địa ngục, Chúa dạy rằng: (1) nó nhớ lại lúc sanh tiền (Lu 16:25); (2) cảm biết sự cực khổ quá đỗi (Lu 16:24); (3)kêu cầu cứu trợ (Lu 16:24); (4) lo sợ anh em còn sống trên đời cũng đến chỗ khốn khổ ấy (Lu 16:28); (5) thấy sự hạnh phước khoái lạc của kẻ được cứu (Lu 16:25);(6) cầu cứu trợ cũng vô ích, vì trong chốn hư mất không còn ân điển thương xót nữa (Lu 16:25, Lu 16:26); (7) ở giữa kẻ hư mất và người được cứu đã phân cách bằng một vực sâu rộng, không ai từ nơi nầy qua nơi kia được (Lu 16:26).Truyện tích trang nghiêm ấy dạy rõ rằng kẻ ác không khứng ăn năn chắc bị hình phạt ở trong hồ lửa một cách tự cảm biết đến đời đời vô cùng, là nơi lủa chẳng hề tắt, khổ chẳng hề thôi. Duy kẻ nào thật tình lìa bỏ tội lỗi, tín nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa mình, mới thoát khỏi được địa vị khốn khổ đời đời ấy đó thôi. Vì chính Chúa Jesus dạy rằng: “Quả thật,quả thật ta nói cùng các ngươi: Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự xét đoán, song đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống rồi”(Gi 5:24).
QUYỂN VI - LUẬN VỀ ĐẤNG CHRIST
PHẦN 1Chương 1: TỔNG LUẬN VỀ CHRIST LÀM CỨU CHÚAI. CHRIST LÀ SỰ BAN CHO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIĐức Chúa Trời và loài người vốn giao thông với nhau cách thân mật êm ái. Nhưng tiếc thay! Tội lỗi đã xen vào, khiến cho loài người sa ngã, mắc tội với Đức Chúa Trời, trở nên hủ bại. Sự phạm tội ấy đã gây nên một vực sâu thăm thẳm phân cách hai bên, loài người tự mình chẳng lấp bằng được, cũng không phương bắc cầu qua lại. Vậy, phải làm thế nào mà cứu rỗi loài người? Phải dùng cách nào bắc cầu qua vực sâu ấy mà lập lại sự giao thông giữa Đức Chúa Trời và loài người? Loài người đã không tự cứu mình được, thì rõ lắm nếu Đức Chúa Trời không động lòng thương xót mở rộng cửa ân điển, thì chẳng ai được cứu bao giờ, duy ai nấy đều phải bị hư mất trầm luân đời đời đó thôi.Cảm tạ Đức Chúa Trời! Điều loài người không thể tự làm được không thể tự làm được, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã ban Christ, Con độc sanh của Ngài, để làm Cứu Chúa cho loài người, làm cầu bắc qua vực sâu tội lỗi đó, hầu đem họ trở lại với Đức Chúa Trời mà lập lại sự giao thông thân mật êm ái như xưa. Xem Es 9:5; Ma 1:21; Lu 2:11II. ĐỘNG NHÂN BAN CHRIST LÀM CỨU CHÚAVậy, lấy động nhân gì mà khiến Đức Chúa Trời ban cho loài người Con độc sanh của Ngài làm Cứu Chúa của họ? Đại khái có bốn động nhân như sau đây:1. Lòng yêu thương của Đức Chúa Trời: Trù hoạch về phương pháp cứu rỗi do lòng yêu thương vô hạn vô lượng của Đức Chúa Trời. Đức tánh Ngài là sự yêu thương (IGi 4:8). Tình yêu thương ấy rất rộng rãi, cao sâu, chẳng ai dò lường được (Gi 15:13; Eph 3:8), đến đỗi không thể nào đành làm ngơ để mặc loài người bội nghịch mà bị hư mất đời đời; buộc lòng Đức Chúa Trời phải hi sinh Con yêu dấu của Ngài để cứu vớt họ. Chính Chúa Jesus có phán rằng: xem Gi 3:162. Đức thánh khiết của Đức Chúa Trời: Ta đã biết sự thánh khiết là đức tánh đầu nhứt của thể yếu Đức Chúa Trời; khi được tỏ ra cho chúng ta thì gọi là đức công nghĩa tuyệt đối. Vả, về phương diện nầy thì thể yếu của Đức Chúa Trời là yêu thương vô hạn; về phương diện kia, lại là công nghĩa tuyệt đối. Lòng yêu thương rất muốn cứu rỗi, tha thứ cho loài người. Nhưng đức công nghĩa không thể tha thứ cho loài người nếu không có sự đền tội trước đã. Bằng chưa có sự đền tội,mà lại tha thứ cho, ấy là phản nghịch hẳn với sự công nghĩa của Đức Chúa Trời.Nhưng nếu Ngài thực hành tội án trên loài người, thì loài người phải chịu trầm luân đời đời ở nơi địa ngục, và mục đích về sự tạo thành họ cũng hư mất luôn nữa.Ôi! Điều bi thảm ấy là điều lòng yêu thương của Đức Chúa Trời không thể chịu nổi.Thành thử, đức công nghĩa và lòng yêu thương của Đức Chúa Trời hiệp lại làm động nhân rất có năng lực khiến cho Ngài phải tạo ra phương pháp cứu rỗi bởi Jesus Christ, Đấng Thần nhân, nhờ ở trong thân thể Ngài mà đã vừa bảy tỏ ra lòng yêu thương tối thượng ấy, vừa theo sự công nghĩa tuyệt đối mà làm tế lễ đền tội, hầu cho nhờ đó bắc cầu qua vực sâu phân tách loài người với Đức Chúa Trời, đem họ trở lại, tái lập sự giao thông với Ngài như xưa. Nên Kinh Thánh có chép rằng: Xem Ro 5:8. Còn sự chết ấy Phao-lô lại chứng rằng là: xem Ro 3:263. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời: Ân cứu rỗi của thập tự giá do sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trù hoạch, nhờ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời mà làm ra, cũng bởi sự khôn ngoan ấy mà được thành công trọn vẹn. Thực, chỉ sự khôn ngoan tuyệt đối của Đức Chúa Trời có thể trù hoạch một phương pháp cứu rỗi thần diệu dường ấy, có linh nghiệm đủ để vừa thỏa mãn lòng yêu thương của Đức Chúa Trời, vừa làm phu phỉ đức công nghĩa của Ngài. Phao-lô dạy rõ ràng một động nhân khiến cho Đức Chúa Trời ban Christ làm Cứu Chúa ta là sự khôn ngoan đời đời của Ngài, đến đỗi chính Christ là sự hiển hiện của sự khôn ngoan ấy. Xem ICo 1:21,23,244. Quyền năng của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời không những là nhờ sự khôn ngoan Ngài mà trù hoạch sự cứu rỗi, Ngài lại dùng quyền năng vô đối của Ngài mà làm cho trù hoạch ấy thành công. Vì Christ nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời mà được đầu thai (Lu 1:35), cũng nhờ quyền năng ấy mà được sống lại (Ro 1:4); nay Ngài dùng cả quyền năng ấy để áp dụng sự linh nghiệm của phương cứu rỗi đó cho ta (Ma 28:18). Sau đây Ngài lại sẽ lấy quyền ấy mà tái lâm đặng làm hoàn thành việc cứu rỗi (Lu 21:27). Xem Lu 1:35; Ro 1:4; Ma 28:18,19; Lu 21:27Thực, chính Jesus Christ là quyền năng của Đức Chúa Trời, hiện ra để phá hủy quyền phép của Sa-tan, tội lỗi, thế gian và xác thịt, trước ở trên thập tự giá, sau ở trong đời sống của cá nhơn tín đồ,rồi rốt lại sẽ còn toàn thắng thế lực của ma quỉ, quét sạch ảnh hưởng của cuộc chủ trị nó trong cả vũ trụ nữa. Xem ICo 1:24; Ro 1:16; IITe 2:8III. ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHRIST LÀM CỨU CHÚA THẬT RẤT CẦN YẾUMột phương pháp cứu rỗi có đủ linh nghiệm để toàn cứu loài người khỏi tội thật cần yếu vì hai cớ nầy:1. Sức người không thể tự cứu được: Loài người đã trái mạng lịnh Đức Chúa Trời,làm dơ bẩn nguyên tánh, sa vào tội lỗi, mắc lưới ma quỉ rồi. Dầu đã hết sức ước ao tu tâm dưỡng tánh để được cứu, song các công việc ấy thật vô ích cả: sức thiên nhiên của họ chẳng tự cứu mình được bao giờ. Trải qua các đời đã có nhiều nhà hiền triết hằng cẩn thận lời nói nết làm, chăm chỉ theo lành lánh dữ; song tu hành càng đắc đạo chừng nào, lại càng cảm biết tội chừng nấy. Nên từ xưa đến nay cả thảy đều than rằng: “Núi khó dời, tánh khó đổi!” Cho nên rất cần Đức Chúa Trời ban cho một Cứu Chúa toàn quyền toàn năng, để Ngài làm điều mà loài người không thể tự làm được.2. Sự khôn ngoan người không kịp: Muốn cứu vớt người tội lỗi, đem họ trở lại làm thánh làm nghĩa, chẳng những không nhờ sức người mà làm được, lại cũng chẳng có thể cậy sự khôn ngoan riêng mà đạt đến, hoặc dựa theo ngộ tánh mà làm nổi đâu bao giờ. Nếu Đức Chúa Trời không thương xót mà ban một Giáo sư thiên thượng để dạy người đời, chỉ đường cứu rỗi, dẫn lối trường sanh; nếu không ban cho một Cứu Chúa có đủ đại công nghiệp đại giá trị để chuộc tội họ giải cứu họ khỏi địa vị hủ bại của tội lỗi, thì loài người đành khoanh tay chờ chết, chớ biết tính làm sao?Trải đời có nhiều nhà hiền triết, lắm bực tôn giáo, đã từng xuất hiện, đem hết tài lực tâm ý để tìm phương cứu rỗi, nhưng chẳng ai tìm được. Sự khôn ngoan của họ không kịp, học thuyết của họ chẳng những không cứu rỗi ai, mà lại càng dắt họ xa cách Đức Chúa Trời và đường cứu rỗi càng hơn, đến nỗi chính sự khôn ngoan học thuyết họ ngăn cản họ nhận biết sự cứu rỗi do Christ mà ra, làm cho lòng tín ngưỡng họ bị mê muội, khiến cho họ đành chịu hạ mình phục thờ các vật thọ tạo thay vì Đấng Tạo hóa. Phao-lô chép rằng:xem ICo 1:21. Còn đạo Phao-lô giảng đó là: xem ICo 1:23,24IV. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ DỰ ĐỊNH BAN CHRIST LÀM CỨU CHÚATa biết trước khi chưa tạo thiên lập địa,thì Đức Chúa Trời đã dự trù mọi công việc, nào cuộc tạo hóa, nào việc bảo tồn,nào sự chuộc tội, thảy đều được bao hàm trong cái trù hoạch dự định gọi là nguyên chỉ của Ngài. Từ trước vô cùng Christ là Cứu Chúa của loài người; thập tự giá được dựng lên ở trên trời trước khi chưa được trồng trên mặt đất. Cuộc chuộc tội vốn từ lòng Ba Ngôi Đức Chúa Trời trù hoạch và làm nên ở cõi đời đời; kế sau mới được tỏ ra trong cõi lịch sử lúc Christ giáng sanh, chịu hình chịu chết trên thập tự giá; cũng được tỏ ra trong chúng ta, là kẻ tín nhận Ngài để được cứu rỗi nữa. Những câu viện dẫn đây làm chứng Đức Chúa Trời đã dự định việc cứu rỗi nầy từ trước vô cùng vậy.1. Christ phải làm việc cứu chuộc: xem Kh 13:8; Cong 2:232. Ban ơn cứu rỗi cho ta: xem IITi 1:93. Cho chúng ta do Jesus Christ được phận làm con: xem Eph 1:54. Chọn chúng ta trong Christ: xem Eph 1:45. Chúng ta nhờ Christ được làm cơ nghiệp của Đức Chúa Trời: xem Eph 1:11V. SỰ DỌN ĐƯỜNG CHO SỰ CỨU RỖINếu Đức Chúa Trời từ trước vô cùng, đã dự định cứu chuộc loài người, thì tại cớ sao lúc tổ tiên vừa trái mạng, bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen, Đức Chúa Trời không liền dựng thập tự giá ở cửa vườn mà chuộc tội cho loài người? Cớ sao bà Êva không được làm mẹ của Cứu Chúa đã hứa? Sao Đức Chúa Trời không làm ứng nghiệm lời hứa ấymà ban Christ xuống đời tức thì? Sao loài người còn phải chờ đợi đến bốn ngàn năm sau mới có Đấng ấy mở cửa ơn cứu rỗi?Kinh Thánh không đáp rõ cho vấn đề ấy, nhưng ám chỉ rằng cần phải có sự dọn đường trước, rồi sau Cứu Chúa mới hiện đến được, Kinh Thánh có câu: xem Ga 4:4Sự dọn đường ấy bắt đầu từ lúc loài người sa ngã, trải qua các đời Cựu Ước đến khi Chúa giáng sanh, gồm có hai phần thuật lại sau đây:1. SỰ DỌN ĐƯỜNG TRONG CÕI BÁI VẬT GIỚIXét lịch sử của bái vật giới, thì thấy sự dọn đường cho sự cứu rỗi theo hai phương diện: phản và chánh.a) Phản diện: Lịch sử bái vật giới xưa minh chứng rằng ở ngoài Đức Chúa Trời loài người bị đắm chìm trong bể tội lỗi, bị hư hỏng bại hoại không thể tả ra được. Trải đời nầy qua đời kia, tội ác càng lan tràn càng thêm, đạo đời ngày càng suy đồi, lòng người ngày càng ác tệ, đến đỗi cả giống loài người bị hủ bại cực điểm, dầu hiền nhơn quân tử cũng chẳng thoát khỏi, vì tội lỗi khác nào luồng sóng tràn ngập khắp nơi, chẳng có tài nào ngăn đón được.Loài người vốn là giống có lương năng thờ thần.Dầu tội lỗi khiến họ lìa bỏ Đức Chúa Trời, nhưng lòng thờ thần vẫn còn nguyên.Nên họ theo sự khôn ngoan của lòng hủ bại riêng mà tạo ra đạo nầy, đề xướng giáo nọ, phong thần kia lập chúa khác, hết sức thờ ma lạy quỉ. Song than ôi!Các đạo giáo ấy, cách thờ phượng kia thảy đều chỉ dẫn người ta càng cách xa Đức Chúa Trời càng hơn. Nào các bàn thờ, nào những sinh tế, nào đạo lý, nào triết học,nào mỹ thuật của họ chẳng môn nào có thể làm thỏa lòng kính thờ nguyên bản bao giờ, duy gây nên trong họ sự đói khát đau đớn và tuyệt vọng đó thôi. Kỳ thực,các bái vật giáo xưa vốn là nguồn suối của sự buông lung hủ bại của các dân tộc cổ đại, tự chứng rằng chẳng có sự linh nghiệm gì để cứu rỗi ai cả. Song dầu người ta tuyệt vọng về phương pháp cứu rỗi, thì vẫn có tấm lòng đau đớn, rên la trối chết, mong ước được cách nào giải cứu mình khỏi sự khốn đốn dường ấy. Mà thực,về phản diện, thì sự hủ bại tuyệt vọng ấy dọn đường cho sự cứu rỗi bởi Christ mà ra.b) Chánh diện:Trong vòng các nhà tôn giáo và triết lý xưa cũng có bậc có giá trị, vì trong sự dạy dỗ của họ cũng có ít tia sáng về lẽ thật, mà sự sáng ấy, tuy lờ mờ, cũng là do Christ soi ra (Gi 1:9; Thi 94:10). Giáo phụ Justin Martyr dạy rằng các dân ngoại bang chẳng phải là không có hột giống của Đạo (Logos) thật. Chữ Đạo ấy là chữ Đạo trong Gi 1:1, tức là Christ, xưa kia bày tỏ mình ra trong lương tâm và cõi lịch sử của loài người. Ông cũng nói sự dạy dỗ của nhà triết học Platon có chỗ giống đạo Christ, và các trước giả đời xưa nhờ hột giống Đạo thật gieo trong mình mà được thấy một tí ánh sáng như mờ như tỏ về lẽ thật. Clément ở Alexandrie gọi ông Platon là Môi-se của người Hi Lạp.Kinh Thánh cũng nhìn nhận ông Gióp,tiên tri Balaam, vua Mên-chi-xê-đéc, đều hành chức tư tế, và dầu ở ngoài tuyển dân Y-sơ-ra-ên, cũng nhận lãnh mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Giáo phụ Tertullien gọi nhà triết học Socrates là giáo sư dạy dỗ “giống như chúng ta”. Phao-lô nói về người Cơ-rết có bậc tiên tri (Tit 1:12), có lẽ ông ám chỉ về Epiménides (596 T.C), mà Platon cũng gọi là “một người của Đức Chúa Trời”. Augustin chứng rằng:“Platon khiến tôi biết Chân Thần; còn Jesus Christ chỉ cho tôi đường dẫn đến Ngài.”Kìa, có ba đạo Nho, Thích và Lão, chẳng phải là vô ích cho đạo đời lòng người đâu. Tuy không cứu rỗi ai, nhưng các quan niệm về tội lỗi, sự ăn năn, sự quả báo, địa ngục, thiên đàng, v…v., đều tiềm tàng trong các đạo đó cả, và dọn đường cho đạo Christ hiện ra ở Đông phương.Nói tóm lại, các tôn giáo ngoài đều có chút ánh sáng về lẽ thật; nhưng rất lờ mờ chẳng đủ đem ai đến cùng Đức Chúa Trời,chỉ khiến người ta thất vọng đó thôi. Còn chính sự thất vọng ấy cũng dọn đường cho đạo Christ vậy.2. SỰ DỌN ĐƯỜNG TRONG VÒNG Y-SƠ-RA-ÊNBắt đầu từ đời Áp-ra-ham dân Y-sơ-ra-ên làm tuyển dân của Đức Chúa Trời, được Ngài dạy dỗ về ba lẽ thật quan trọng nhứt,tức là: a) Đức Chúa Trời duy nhứt, oai nghiêm, toàn năng, rất thánh khiết; b)loài người có tội lỗi, lòng đạo đức bị dơ bẩn yếu đuối, tự mình chẳng làm lành được; c) sự cứu rỗi chắc chắn sẽ hiện đến, như đạo Môi-se đã dự chứng cho. Từ đời Môi-se trở đi Đức Chúa Trời dùng ba cơ quan kể sau đây để dạy họ ba lẽ thật ấy.a) Luật pháp: cơ quan thứ nhứt Đức Chúa Trời dùng để dạy dỗ dân Y-sơ-ra-ên là luật pháp của Môi-se.Xét lịch sử thế gian và sự từng trải của cá nhơn, thì thấy Đức Chúa Trời thường dạy luật pháp trước để tỏ ra tội lỗi, mà dọn lòng người ta vui mừng tiếp rước Cứu Chúa. Dân Y-sơ-ra-ên nhờ luật pháp Môi-se mà học biết ba điều:(1) Biết Đức Chúa Trời:Nhờ Đức Chúa Trời hiện ra cùng các thánh tổ xưa, và nhờ các dấu kỳ phép lạ cặp theo, dân Y-sơ-ra-ên đào dưỡng đức tin mạnh đến một Đức Chúa Trời toàn năng có ngôi riêng, làm quan án của mọi người.(2) Biết tội lỗi:Đức Chúa Trời nhờ các điều răn, lời cảnh cáo, giọng răn he của luật pháp, mà khiến cho dân Y-sơ-ra-ên cảm giác tội lỗi trong mình, cảm biết rõ ràng Đức Chúa Trời rất thánh khiết, không bao giờ bỏ qua tội lỗi của ai; nếu không làm trọn điều răn của luật đạo đức, ắt phải bị luật ấy hình phạt chẳng sai.(3) Sự hi vọng:Nhờ chức tế lễ, nghi lễ và tế lễ của luật pháp, mà Đức Chúa Trời gây cho lòng dân Y-sơ-ra-ên có hi vọng rằng Đức Chúa Trời chắc sẽ mở đường cho loài người được tha tội, và được đến gần Ngài như sở nguyên vậy.b) Lời tiên tri:Cơ quan thứ hai mà Đức Chúa Trời dùng đặng dạy dỗ dân Y-sơ-ra-ên đạo lý của Ngài và dọn đường cho đạo cứu rỗi hiện ra, là lời tiên tri. Có hai thứ lời tiên tri:(1) Bằng lời phán:Sự dự ngôn về một Cứu Chúa bắt đầu truyền ra tại vườn Ê-đen, lúc tổ tiên ta vừa sa ngã (Sa 3:15), và trải qua các thời đại về sau. Trước khi Chúa chưa giáng sanh vẫn có các tiên tri nói trước về Cứu Chúa phải hiện đến.(2) Bằng hình bóng:Cũng có nhiều hình bóng dự ngôn về Cứu Chúa, như các nhân phẩm A-đam,Mên-chi-xê-đéc, Giô-sép, Môi-se, Giô-suê, Đa-vít, Sa-lô-môn, Giô-na; như việc dâng Y-sác làm sinh tế, sự treo con rắn bằng đồng lên ở trong đồng vắng, v.v…Các lời tiên tri và hình bóng ấy đào dưỡng đức tin trong lòng Y-sơ-ra-ên, khiến cho họ tin cậy lòng thương xót Đức Chúa Trời chắc sẽ dự bị phương pháp cứu rỗi. Nên đương khi dân ngoại bang còn đắm chìm trong bể bi quan tuyệt vọng, thì đuốc hi vọng và đèn đức tin lại chiếu diệu trong vòng dân Y-sơ-ra-ên, vì các thánh đồ đều tin chắc rằng: “Ánh sáng được bủa ra cho người công bình, và sự vui vẻ cho người có lòng ngay thẳng” (Thi 97:11).Nên họ có thể đồng thinh với Gióp mà chứng rằng: “Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống. Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất” (Giop 19:25). Hi vọng sáng sủa và đức tin mạnh mẽ ấy càng dọn đường cho Cứu Chúa càng thêm.c) Sự hình phạt:Các sự dọn đường cho Christ giáng lâm đó nhân vì lòng cứng của dân Do Thái trở nên sự ngăn ngừa việc ấy. Các lễ nghi của đạo Môi-se vốn chỉ làm hình bóng về chân tướng là Christ, nhưng lần lần chiếm đoạt chỗ của sự thờ phượng và đức tin thật, nên Đức Chúa Trời phải dùng một cơ quan thứ ba để dọn lòng họ về sự giáng lâm của Ngài. Cơ quan đó là sự sửa phạt. Lắm phen Đức Chúa Trời phải trừng phạt tuyển dân bởi vì họ hằng xu hướng về sự thờ hình tượng, kết cuộc là họ mất nước,bị bắt đem xa làm phu tù giữa dân ngoại bang. Sự viễn lưu ấy kết quả hai điều quan hệ:(1) Về phương diện tôn giáo:Dân Do Thái được giải cứu khỏi bái vật giáo, gỡ ra khỏi lòng họ sự xu hướng về cuộc thờ hình tượng, khiến cho rễ độc thần chủ nghĩa đâm rất sâu trong lòng họ.Sự viễn lưu đó cũng lần lần gây nên cuộc thờ phượng trong các nhà hội, là cơ quan Đức Chúa Trời dùng để bảo thủ và truyền bá đạo độc thần ở giữa các dân ngoại bang mà dọn đường cho Tin Lành hiện đến về sau;(2) Về phương diện dân sự:Sự tan tác dân Do Thái khắp mọi nơi khiến cho họ bỏ nghề canh mục mà theo nghề thương mãi, mở dịp cho họ học chữ Hi Lạp là tiếng phổ thông lúc bấy giờ, và tập theo luật pháp và sự tổ chức của chánh trị La Mã. Đến khi Tin Lành hiện ra, thì dân Do Thái nhân vì độc thần chủ nghĩa, sự tan tác khắp chốn, và sự thông biết tiếng Hi Lạp, được sẵn sàng để sử dụng đem Tin Lành truyền khắp bốn phương thiên hạ. Khi Đức Chúa Trời sửa soạn các điều ấy xong rồi, thì Christ, Cứu Chúa, mới ra đúng như Phao-lô chép rằng: xem Ga 4:4,5CHƯƠNG 2: LUẬN VỀ CÁC LÝ THUYẾT XƯA NAY DẠY VỀ PHẨM VỊ CỦA ĐẤNG CHRISTTHEN CHỐT của đạo Cứu rỗi chỉ cậy ở nơi một Đấng Trung bảo, đứng giữa Đức Chúa Trời và loài người, lấy nhân tánh hiệp với thần tánh mà làm nên Đấng Thần Nhân, có bản tánh thật của người, cũng có bản tánh thật của Đức Chúa Trời, hiện đến để giải hòa giữa Đức Chúa Trời và loài người, mà dẫn hai bên được gần gũi cùng nhau như lúc tổ tiên chưa phạm tội. Đấng ấy là Jesus Christ, Con Đức Chúa Trời, vô thỉ vô chung, sanh bởi Cha từ trước vô cùng, đầu thai bởi Thánh Linh, sanh ra làm người bởi nữ đồng trinh Ma-ri,thay vì cả hai Đức Chúa Trời và loài người mà làm trọn việc cứu chuộc.I. LỜI BÌNH LUẬN VỀ PHẨM VỊ CỦA ĐẤNG CHRISTVì Christ làm then chốt của đạo cứu rỗi,trung tâm Cơ đốc giáo, nền tảng về đức tin của tín đồ, nên theo lẽ tự nhiên thì vấn đề đầu nhứt nẩy ra trong tâm trí của tín đồ là: Christ là người thế nào? Phẩm vị Ngài là làm sao? Ta tin Ngài thì tin Đấng có giá trị thể nào? Vả, chỉ Kinh Thánh có thể đáp lời cho mấy câu hỏi ấy. Nhưng thiết tưởng nếu muốn hiểu thấu lẽ đạo Kinh Thánh dạy về vấn đề đó, thì lấy làm tiện trước hết khảo sát các ý kiến tà và chánh mà các nhà tôn giáo xưa nay đã chủ trương về phẩm vị của Christ, rồi sau sẽ khảo cứu Kinh Thánh để xem thử trong đó dạy thể nào.1. THUYẾT PHE EBONITESPhe Ebonites dấy lên nhằm cuối thế kỷ I và đầu thế kỷ II. Có kẻ tưởng rằng nguyên nhân của phe nầy là các tín đồ ở Jerusalem trốn qua Pella năm 66 S.C., ngay trước lúc quân La Mã diệt thành ấy.Phe Ebonites chủ trương rằng Christ chẳng có thần tánh, duy có nhân tánh mà thôi. Nhưng Ngài tương đối với Đức Chúa Trời khác thường mọi người, bởi vì lúc chịu báp têm thì Ngài nhận lãnh Thánh Linh một cách không chừng mực.Thuyết Ebonites chẳng qua là đạo Do Thái xen vào Hội Thánh. Họ sở dĩ chối thần tánh của Christ là vì họ coi lẽ đạo ấy trái với chủ nghĩa độc thần. Phe Ebonites chia ra hai nhánh:a) Nhánh người Na-xa-rét:Họ công nhận Christ giáng sanh cách siêu việt, song không nhận Ngài thực hữu trước lúc ra đời; cũng không nhận Ngài là Con độc sanh của Đức Chúa Trời từ trước vô cùng.b) Nhánh Cérinthe:Cérinthe, một nhà tà giáo, dấy lên nhằm đời Thánh Giăng, dạy rằng Christ không giáng sanh cách siêu việt, cũng chẳng được sanh bởi Nữ đồng trinh. Người phân biệt Đấng Christ với người Jesus, quyết rằng trong Ngài nhân tánh và thần tánh chẳng liên hiệp nhau mà thành một ngôi. Cũng dạy rằng khi Jesus chịu báp têm,thì Christ (Logos) mới giáng xuống đậu trên Ngài, ban cho Ngài được khác thường với loài người. Phe nầy giống như phe Pha-ri-si, chú trọng về luật pháp lắm, mà bỏ các thơ tín chú trọng về Christ của Phao-lô trước thuật. Thơ Hê-bơ-rơ chắc được trước thuật cốt để chống lại ảnh hưởng của thuyết nầy, và ngăn cản tín đồ quá trọng luật pháp mà khinh bỏ Christ.2. THUYẾT DOCETAEChữ docetae là chữ Hi Lạp, nghĩa đen là “hình như”, “giống như”, “giả mạo”. Thuyết nầy dấy lên nhằm cuối thế kỷ I, chủ trương rằng Christ chỉ có thần tánh, nhưng cũng chẳng có nhân tánh. Thân thể Ngài chẳng bằng xác thịt thật, chỉ là ảo tưởng mà thôi. Lý sự của tà thuyết nầy do sự thừa nhận vật chất là ác. Nên họ luận rằng nếu vật chất đã là ác, mà Christ lại là thánh, thì cố nhiên thân thể Ngài chỉ là ảo tượng thôi, và Ngài sanh chẳng phải là thật sanh, chết chẳng phải là thật chết, sống lại cũng chẳng thật sống lại. Nói cho đúng, thì thuyết Docetae bất quá là triết lý của bái vật giáo xen vào Hội Thánh đó thôi. Phái Ngộ đạo (Les Gnostiques) trong thế kỷ II,và phái Manichée trong thế kỷ III cũng theo tà thuyết nầy.3. THUYẾT ARIUSThuyết nầy bởi bậc trưởng lão Arius,quê ở Alexandrie thủ xướng vào đầu thế kỷ IV. Ông chủ trương rằng Christ chẳng có thần tánh, chẳng có đồng một thể yếu với Đức Chúa Trời, cũng chẳng bởi Đức Chúa Trời mà sanh ra từ trước vô cùng; bèn là một Vị thọ tạo, cao trọng hơn hết các vị thọ tạo khác, gọi là Đạo (Logos), giáng sanh hiệp với nhân tánh Jesus mà nên người Jesus Christ vậy.Thuyết nầy làm hiểu Kinh Thánh, giải nghĩa sai về sự Christ hạ mình xuống, lẫn lộn ý Ngài tạm đầu phục Cha với ý Ngài vĩnh bất bình đẳng với Cha, cố quyết rằng sự đầu phục Cha đó minh chứng rằng Ngài không được đồng thực hữu với Cha, cũng chẳng được bình đẳng với Cha nữa.Công giáo nghị hội tại Nicée năm 325 bài xích thuyết Arius cho là tà giáo, tái quyết rằng Christ đồng thực hữu với Đức Chúa Trời, đồng thể yếu với Cha, có thần tánh, thần quyền, thần dục trọn vẹn cũng như Cha vậy.4. THUYẾT APOLLINAIREThuyết nầy bởi giám mục Apollinaire thủ xướng vào cuối thế kỷ IV, chủ trương rằng Christ chẳng có nhân tánh trọn vẹn.Ông nhận rằng loài người có ba nguyên tố, là thần, hồn và linh. Song Christ chỉ có hai nguyên tố mà thôi, là thần và hồn, còn (Đạo) Logos thì thế cho tâm linh ở trong Ngài. Thành thử Christ chẳng có nhân tánh trọn vẹn. Apollinaire sai lầm như thế là bởi vì tin rằng tâm linh là trung khu của tội lỗi ở trong loài người;nên nếu Christ là vô tội, thì Ngài cố nhiên cũng không có tâm linh vậy.Công giáo nghị hội tại Constantinople năm 481 bài xích thuyết Apollinaire, cho là tà giáo, tái quyết đạo chánh thống rằng Christ quả có nhân tánh trọn vẹn, nghĩa là Vị cách Ngài có ba nguyên tố cũng như loài người, tức là thần, hồn, và linh vậy.5. THUYẾT NESTORIUSNestorius, giáo trưởng tại Constantinople (bị cách chức năm 431), kịch liệt phản kháng thuyết Apollinaire,quyết rằng Christ có cả hai thần tánh và nhân tánh trọn vẹn; nhưng hai tánh ấy chẳng liên hiệp cách hữu cơ mà làm nên một ngôi đặc biệt như thân thể và tâm hồn của ta hiệp nhứt đâu, bèn chỉ là hiệp lại theo cách luân lý như vợ chồng phối hiệp nhau vậy. Nestorius cho Đức Chúa Trời chỉ cư trú ở trong các sự thuộc tánh của người Jesus; tuy Đức Chúa Trời và người Jesus ăn ở rất thân mật nhau, nhưng chẳng được hiệp lại làm một ngôi. Thành thử, người Jesus chỉ là đền của Đức Chúa Trời ngự, chẳng khác gì tín đồ ngày nay làm đền thờ của Christ ngự trong đó vậy. Nói một lời, thuyết Nestorius chủ trương rằng Christ chẳng những có hai tánh, mà là có hai ngôi đặc biệt nữa, phủ nhận hẳn hai tánh ấy hiệp lại thành một ngôi ở trong Đấng Thần Nhân gọi là Jesus Christ vậy.6. THUYẾT DUY NHỨT TÁNHThuyết nầy bởi viện trưởng Eutyches,quê ở Constantinople đề xướng nhằm thế kỷ V, chủ trương rằng Christ chẳng có hai tánh đặc biệt, duy có một tánh do thần tánh và nhân tánh đồng hóa nên. Mà tánh ấy chẳng phải là nhân tánh, cũng chẳng phải là thần tánh, bèn là một tánh mới đặc biệt ở giữa hai tánh ấy.Công giáo hội nghị tại Chalcédoine năm 451 bài xích thuyết Eutyches, cho là tà giáo, tái quyết đạo chánh thống về hai tánh của Christ là đặc biệt nhưng hiệp lại thành một ngôi vậy.7. THUYẾT DUY NHỨT Ý DỤCThuyết nầy do thuyết duy nhứt tánh mà ra, chủ trương rằng nếu Christ đã chỉ có một tánh, thì cũng chỉ có một ý dục mà thôi.Công giáo hội nghị tại Constantinople năm 680 bài xích thuyết nầy, kể là tà giáo, tái quyết đạo chánh thống về Christ có hai ý dục, thần ý dục, và nhân ý dục, đồng hiệp với nhau cách rập ràng để làm việc. Nhưng nhân ý dục thường phụ thần ý dục trong khi Christ hành sự, đến đỗi đối với trí hiểu ta thì dường như chỉ có một mà thôi.8. THUYẾT CHÁNH THỐNGCông giáo nghị hội tại Chalcédoine năm 451 tái quyết thuyết chánh thống về Phẩm vị của Christ, chủ trương rằng trong Phẩm vị ấy có hai bản tánh, tức nhân tánh và thần tánh, cả hai đều được trọn vẹn,hiệp lại cách hữu cơ, không thể phân ly, cũng chẳng đồng hóa trở nên một tánh khác được. Nói cách khác, đạo chánh thống chẳng dám phân giải ngôi Christ, mà cũng chẳng dám hỗn hiệp hai tánh của Ngài nữa. Sau đây trong một phần khác, sẽ đem bằng cớ chứng rằng chánh thống là đúng đắn, thích hiệp với Kinh Thánh và sự lý mọi bề.CHƯƠNG 3: LUẬN VỀ CHRIST TIỀN TẠII. BẰNG CHỨNGKINH THÁNH dạy rõ ràng về Christ, Ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, thực hữu trước khi Ngài chưa giáng sanh.Những câu viện dẫn sau đây làm chứng: xem Gi 1:1-2; Gi 8:58; Gi 17:5,24; Co 1:17. Cũng xem He 1:2,8; 2:10.II. ĐẶC TÍNH CỦA SỰ TIỀN TẠISự tiền tại của Christ có hai phương diện,là đối với Đức Chúa Trời và đối với muôn vật.1. Đối với Đức Chúa Trời:Đối với Đức Chúa Trời Christ thực hữu từ trước vô cùng, được gọi là Con độc sanh của Đức Chúa Trời (Gi 1:14,18; 3:16,18; IGi 4:9.); nhưng Ngài chẳng sanh trong khoảng thời gian, bèn sanh từ vĩnh viễn, vốn ở trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà giữ phận làm Con độc sanh luôn vậy. Xem Gi 1:14,18; IGi 4:9. Cũng xem Gi 3:16,18.2. Đối với muôn vật:Christ thực hữu trước muôn vật, vì Ngài được gọi là “Đấng sanh đầu nhứt mọi vật dựng nên” (Co 1:15); cũng gọi là “ban đầu, sanh đầu nhứt từ trong kẻ chết” (Co 1:18). Thế thì, sự tiền tại của Christ tương đối với muôn vật theo hai mặt, tức là Ngài thực hữu trước muôn vật, và Ngài sống lại đầu nhứt từ trong kẻ chết.Khi Kinh Thánh xưng hô Ngài là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, thì nói về Ngài là vĩnh tiền hữu ở nơi Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Nhưng khi Kinh Thánh gọi Ngài là Con độc sanh đầu nhứt từ trong kẻ chết, thì nói về Ngài làm Con đầu lòng trong dòng dõi mới, mà Ngài nhờ chính sự chết và sự sống lại của Ngài mà dựng nên vậy.Tín đồ không thế nào dự phần trong danh hiệu Con độc sanh, vì ấy chỉ thuộc về Christ mà thôi; song họ nhờ sự tái sanh và sự sống lại từ trong kẻ chết mà được dự phần trong danh hiệu Con sanh đầu nhứt vậy (Ro 8:29; He 12:23).III. ĐỊA VỊ TIỀN TẠI CỦA ĐẤNG CHRISTTrước khi Christ chưa giáng sanh làm người, thì đứng trong địa vị nào? Vấn đề ấy khó giải quyết, vì Kinh Thánh chỉ nói đến sơ sơ mà thôi. Trong Gi 17:5, Gi 17:24 thì chính Chúa gọi địa vị ấy là “vinh hiển Con vốn có với Cha trước khi chưa có thế gian.” Trong Phil 2:6 Phao-lô gọi là “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời”, và “bình đẳng với Đức Chúa Trời”Giăng gọi là “ở trong lòng Cha”, và được Cha “yêu mến Con trước khi sáng thế”(Gi 1:18; Gi 17:24).Nhờ các câu ấy ta có thế gọi địa vị tiền tại của Christ bằng địa vị vinh hiển nguyên bản. Từ trước vô cùng Ngài ngự trong địa vị ấy, được bình đẳng với Cha, được giao thông với Cha rất thân mật,và được Cha yêu mến cách không xiết kể. Khi Christ giáng sanh thì tình nguyện lìa bỏ địa vị vinh hiển ấy, hiện ra như những tầm thường. Phao-lô chép rằng:xem Phil 2:6-8Ta khá nhớ rằng dầu Christ lìa bỏ địa vị vinh hiển nguyên bản ở trên trời, tự làm cho mình trống không, thì chẳng phải là bỏ thần tánh, thần cách, thần quyền đâu, bèn chỉ lấy hình trạng loài người mà che khuất các đức tánh ấy. Có một vài khi thần tánh và thần cách Ngài lộ ra chói lói; cũng có lắm lúc Ngài dùng thần quyền mà thi hành việc cả thể nữa.Nhưng sự vinh hiển chói lói mà Ngài vốn có ở với Cha, thì để lại ở trên trời.Ví thử Ngài lấy vinh hiển ấy mà hiện ra, thì chẳng người phàm nào ngắm xem Ngài nổi, trái lại chỉ bị ánh vinh quang cực kỳ ấy tiêu diệt đi mất chẳng sai. Nên lấy làm cần yếu lắm mà Chúa phải để lại vinh hiển ấy ở trên trời, và che khuất các thần tánh thần cách Ngài, mới có thể đến gần mà giúp đỡ loài người được.IV. CHỨC VỤ TRONG ĐỊA VỊ TIỀN TẠITrong địa vị tiền tại Christ có thực hành hai chức vụ đặc biệt kể như sau đây:1. Dựng nên muôn vật:Kinh Thánh dạy rõ ràng muôn vật đều được dựng nên bởi Christ. Vẫn biết rằng Sa 1:1 có chép “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Nhưng Đức Chúa Trời nhờ Christ, Ngôi thứ hai, làm cơ quan trực tiếp, để làm xong công việc ấy. Xem Gi 1:3; Co 1:16; He 11:3 (tức Đạo_ Logos_ của Đức Chúa Trời).2. Bảo tồn muôn vật:Kinh Thánh cũng tỏ ra Christ không những là dựng nên muôn vật, mà lại là Đấng bảo tồn muôn vật nữa. Từ lúc ban đầu Đức Chúa Trời nhờ Đạo (Logos), Ngôi thứ hai,mà gìn giữ, săn sóc vũ trụ được tồn tại khỏi bị băng hoại hư mất. Xem Co 1:17; He 1:3V. CHRIST HIỆN RA TRƯỚC KHI CHƯA GIÁNG SANHXem Cựu Ước, thì thấy Christ, trước khi chưa giáng sanh, lắm phen đã hiện ra trong thời đại Cựu Ước. Ngài hiện ra theo hai cách thức, tức là bằng tượng trưng vật chất, và bằng hình trạng loài người.1. Tượng trưng vật chất: Từ buổi tổ tiên ta ở vườn Ê-đen cho đến khi đền thờ Sa-lô-môn bị phá hủy, thì ở cõi nhân gian nầy thường có một cái tượng trưng bằng vật chất để tiêu biểu Đức Chúa Trời ở giữa loài người. Khi tổ tiên ta còn ở trong vườn Ê-đen, thì có thể giao thông thân mật với Giê-hô-va, được thấy mặt Ngài, và được nghe tiếng phán của Ngài (Sa 3:8).Từ khi tổ tiên sa ngã rồi, thì Đức Chúa Trời đặt tại cửa vườn Ê-đen vị chê-ru-bin cầm gươm chói lòa làm tượng trưng biểu dương Ngài hiện diện tại đó. Ca-in và A-bên chắc đem lễ vật mình dâng lên ở trước tượng trưng ấy; Ca-in cũng trốn khỏi tượng trưng đó sau khi đã giết em mình (Sa 4:4-16).Đức Chúa Trời cũng thường hiện ra cho các thánh tổ xưa, mắt họ được nhìn mặt Ngài, tai họ được nghe tiếng Ngài (Sa 17:1; Sa 18:1; Cong 7:2). Ngài hiện ra cho Môi-se tại bụi cây đang cháy, và phán bảo cùng người (Xu 3:1-6). Cũng năng hiện ra trong trụ mây và trụ lửa, trong vinh quang Schékina tại nhà trại và đền thờ, hay phán bảo các đầy tớ Ngài là Môi-se,Giô-suê, Sa-lô-môn, bày tỏ ra cho Y-sơ-ra-ên biết ý chỉ Ngài (Xu 13:21; Xu 14:15; Xu 19:24; Xu 20:1-26; Xu 40:34-38; IVua 8:10-11; IISu 5:13,14).Trong đền thờ mà Xê-ru-ba-bên và Hê-rốt xây cất, chẳng thấy có tượng trưng gì để tiêu biểu Đức Chúa Trời hiện diện tại đó;vì hòm giao ước đã bị mất trong đời tiên tri Giê-rê-mi.2. Christ hiện ra trong hình trạng loài người:Trong Cựu Ước thường nói đến một Vị thiên thượng rất oai nghiêm, hay nhân danh Giê-hô-va mà nói và làm. Vị ấy có khi được xưng bằng danh Giê-hô-va, chịu cho loài người thờ lạy mình; cũng được gọi bằng Thiên sứ, Thiên sứ của Giê-hô-va,Thiên sứ của giao ước, v.v… tham khảo các đoạn sách luận về Vị ấy, thì rất rõ ràng Ngài chẳng phải là Thiên sứ thường đâu, bèn là chính Giê-hô-va của Cựu Ước,tức là Christ của Tân Ước. Đạo (Logos) của Đức Chúa Trời, trước khi chưa giáng sanh, thì từng hồi từng lúc mượn hình trạng loài người mà hiện ra. (Xin xem Sa 16:10-13; Sa 23:20-25; Sa 32:34; Sa 33:21-23; Gios 5:13-15; Cac 13:3-20;Es 63:9; Da 10:13; Xa 1:11,12; Mal 3:1).VI. CÁC HÌNH BÓNG DỰ NGÔN VỀ ĐẤNG CHRISTTrong Cựu Ước cũng tỏ ra ba hình bóng đẹp đẽ, rõ ràng chỉ về Christ ở trong buổi tiền tại, rất đáng cho ta lưu ý đến.1. Con yêu dấu:Trong Cựu Ước chỉ nói lờ mờ về Con Đức Chúa Trời, đến Tân Ước mới tỏ ra đạo ấy rõ ràng. Dầu vậy, trong Cựu Ước cũng có vài chỗ ám chỉ về Christ là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời. Xem Thi 2:7; Thi 89:26-29; IISa 7:14-16Tuy rằng nghĩa đen của Thi 89:26-29 và IISa 7:14-16 dự ngôn về Sa-lô-môn, con của Đa-vít, mà Đức Chúa Trời sắp ban cho vua ấy, thì cũng có nghĩa bóng sâu xa hơn, dự cáo về Christ, Con Đức Chúa Trời mà Ngài hứa ban xuống để cứu người rỗi đời. Khi Chúa Jesus chịu báp têm thì chính Cha nhận rằng lời dự ngôn ấy được ứng nghiệm, xưng hô Ngài là Con yêu dấu của Cha, đẹp lòng Cha mọi đường (Ma 3:17; Mac 1:11; Lu 3:22). Khi Ngài biến hình trên núi kia, thì Cha lại chứng nhận lần thứ hai rằng Ngài là Con yêu dấu của Cha (Ma 17:5; Mac 9:7; Lu 9:35). Cũng xem Eph 1:16; Es 42:1.2. Đầy tớ vâng phục:Thi 40:4-8 tả ra hình bóng về đầy tớ hay vâng phục. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ dạy rằng hình bóng ấy được ứng nghiệm nơi Jesus Christ. Xem Thi 40:6-8; He 10:5-7Hình bóng nầy nhắc lại cho ta lời Đức Chúa Trời răn bảo Môi-se về đầy tớ (nô lệ) Hê-bơ-rơ: hễ có đầy tớ nào hầu việc chủ sáu năm, thì qua năm thứ bảy được phép đi ra tự do. Song nếu đầy tớ ấy không muốn ra tự do, bèn vì yêu thương chủ mà muốn ở lại hầu việc mãi, thì chủ phải dẫn nó đến trước mặt Đức Chúa Trời, xỏ tai nó, để làm chừng rằng nó tình nguyện hầu việc chủ luôn luôn (Xu 21:2-6).Christ từ trước vô cùng là Đầy tớ hay vâng phục của Đức Chúa Trời, tình nguyện nhận trách nhiệm trở nên người để cứu chuộc ta. Trong Tin Lành Mác ta thấy thế nào Christ ra đời làm ứng nghiệm hình bóng ấy, làm Đầy tớ của Đức Chúa Trời, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá (Phil 2:5-8).3. Chiên Con bị giết:Cựu Ước cũng dự tả Christ bằng Chiên Con bị giếtl. Khải huyền xưng Ngài là “Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế” (Kh 13:8). Trong ý định của Đức Chúa Trời,Christ bao giờ cũng là Chiên Con làm sinh tế, bị giết từ trước vô cùng, để chuộc tội loài người. Từ lúc loài người sa ngã trải qua các đời Cựu Ước, có chiên con chịu chết chuộc tội dân sự hằng làm tượng trưng chỉ bóng về Cứu Chúa sẽ đến,đem mạng sống làm tế lễ đền tội người ta (Xu 12:). Giăng Báp tít nhận biết Christ là Đấng làm ứng nghiệm các tượng trưng ấy. Vì ông chứng rằng: xem Gi 1:29. Cũng xem ICo 5:7; Kh 5:6.CHƯƠNG 4: LUẬN VỀ CHRIST THÀNH NHỤC THỂI. KINH THÁNH DỰ NGÔN VỀ CHRIST ĐẦU THAI VÀ TỎ RA SỰ ỨNG NGHIỆMKINH THÁNH dạy rõ ràng, đặc biệt lắm rằng Giê-hô-va của Cựu Ước nhập vào xác thịt trở nên Jesus ở Na-xa-rét, tức là Đấng Mê-si của Đức Chúa Trời. Cựu Ước đã dự ngôn về biến động huyền diệu ấy, còn Tân Ước thì thuật lại sự ứng nghiệm lời dự ngôn đó y như sau đây:1. Dự ngôn:Những câu dẫn sau đây dự ngôn về Christ được đầu thai trong lòng Nữ đồng trinh,sanh ra làm người. Xem Sa 3:15; Phu 18:18; Es 9:5; Es 7:142. Ứng nghiệm:Còn các câu sau đây lại chứng rằng những câu dự ngôn kia đã được ứng nghiệm trọn vẹn trong sự đầu thai và sự giáng sanh của Jesus Christ: xem Ma 1:18-25; Lu 1:26-35; Gi 1:14; Cong 10:36-38; Ro 8:3; Ga 4:4; ITi 3:16; He 2:14II. CHRIST CÓ HAI TÁNHKinh Thánh cũng tỏ rằng Christ có hai tánh, là nhân tánh và thần tánh. Khi Ngài được đầu thai, trở nên xác thịt, thì đem thần tánh hiệp với nhân tánh mà thành Đấng Thần nhân, gọi là Jesus Christ.Sau đây xin kể qua đạo về hai tánh của Christ.1. LUẬN VỀ NHÂN TÁNH CỦA CHRISTChrist có nhân tánh thực tại và hoàn toàn, ấy là điều Kinh Thánh dạy rõ ràng lắm. Có bằng cớ chứng minh như sau đây:a) Nhân tánh của Christ thực tại:Nhân tánh của Christ chẳng phải một sự ảo tưởng đâu, bèn là hiện thực, chứng minh rằng Ngài là người thật. Các bằng cớ kể sau đây làm chứng:(1) Có gia phổ loài người:Gia phổ của Christ được chép trong Ma 1:1-17 và Lu 3:23-38, làm chứng Ngài là người thật: Bởi trong Ma-thi-ơ thì biên danh liệt tổ đến Áp-ra-ham, chỉ tỏ Ngài thuộc dòng dõi nhà vua; còn trong Lu-ca lại biên danh liệt tổ đến nguyên tổ là A-đam, chỉ tỏ Ngài thật thuộc về giống loài người, bởi vì về mặt nhân tánh thì Ngài là hậu tự của A-đam.(2) Tự xưng là người, cũng được gọi là người:Chính Jesus Christ tự xưng là người; cũng thường được kẻ khác gọi Ngài là người nữa: xem Gi 8:40; Cong 2:22; Ro 5:15; ICo 15:21; ITi 2:5Jesus thường tự xưng mình là “Con Người” (Ma 20:28), tức là Đại biểu của cả giống loài người, có bản tánh thực tại của loài người. Giăng nói rằng “Đạo trở nên xác thịt.” Xác thịt ấy là xác thịt thật, chẳng phải một ảo tưởng như phái Docetae và phái Ngộ đạo chủ trương đâu.(3) Có các nguyên tố của nhân tánh:Christ cũng có các nguyên tố của bản tánh loài người, tức là thân thể, tâm hồn,và tâm linh. Tân Ước có nhiều câu làm chứng rõ cho thực sự ấy: xem Ma 26:38; Gi 11:33; Ma 26:26; Ma 26:38; Lu 24:39; He 2:14; IGi 1:1; IGi 4:2(4) Phát động như bản tánh loài người:Nhân tánh của Jesus Christ phát động chẳng khác gì loài người. Ngài vận dụng các bản năng loài người, từng trải mọi sự thường tình của người phàm. Nên Ngài cử động như người thường, có sự yếu đuối, đói khát, túng thiếu, mỏi mệt, nằm ngủ,thức canh. Phàm những tánh yêu đương, thương xót, vui vẻ, tức giận, buồn bực,lo lắng, sợ hãi, thì Ngài đều cảm xúc cả. Cũng thường cầu nguyện, thở than,khóc lóc như người đời vẫn có vậy. Các câu Kinh Thánh sau đây làm chứng: xem Ma 4:2; Gi 19:28; Gi 4:6; Ma 9:36; Mac 3:5; He 5:7; Gi 12:27; Gi 11:33, Gi 11:35;Ma 14:23(5) Lớn lên theo công lệ thiên nhiên:Jesus cũng lớn lên theo công lệ thiên nhiên chẳng khác gì người thường. Thân thể Ngài càng lớn lên, tâm linh càng minh mẫn, tài trí càng khôn ngoan. Ngài hay đòi hỏi, thọ giáo, học tập vâng phục, thường chịu thử thách, đau đớn, khổ nạn,mới trở nên trọn vẹn. Kinh Thánh chứng rằng: xem Lu 2:40; Lu 2:46,47; Lu 2:52; He 5:8; He 2:18; He 2:10(6) Mắc nạn chịu chết như người thường:Christ mắc nạn chịu chết cũng như người thường. Khi Ngài chịu thương khó, đổ mồ hôi, rơi giọt máu, bị giáo đâm thấu hông, và tắt hơi, thì hết thảy đều chẳng khác chi người thường, đủ biểu minh rằng Jesus Christ có nhân tánh thật. Kinh Thánh chứng rằng: xem Lu 22:44; Gi 19:30; Gi 19:34b) Nhân tánh của Christ hoàn toàn:Nhân tánh Christ chẳng những là thực tại, lại là hoàn toàn thiện hảo mọi bề.Các bằng cớ sau đây làm chứng:1) MẸ THỌ THAI NGÀI CÁCH SIÊU NHIÊN(a) Không có cha loài người:Ma-ri, mẹ của Chúa Jesus chịu thai cách siêu nhiên. Nên khi Ngài giáng sanh thì không noi theo sanh hóa thiên nhiên mà ra đời. Nghĩa là Ngài không có cha loài người, duy mượn thân thể Nữ đồng trinh mà sanh ra.Lu-ca thuật lại sự giáng sanh của Chúa mà rằng:xem Lu 1:34,35Ma-thi-ơ cũng đồng chứng rằng: xem Ma 1:18(b) Xác chứng Ngài được đầu thai cách siêu nhiên: Hai câu viện dẫn ở trên và nhiều đoạn sách khác của Tân Ước đều minh chứng rằng Christ quả được đầu thai trong lòng mẹ cách siêu nhiên.Câu Ma-thi-ơ nói: “Sự giáng sanh của Jesus Christ là như vầy”, ám chỉ rằng sự sanh ra của Ngài khác với lệ thường. Lu-ca cũng đồng quyết chứng rất rõ ràng như vậy.Vả, hễ ai hoài nghi Chúa giáng sanh bởi Nữ đồng trinh cũng hoài nghi sự trinh khiết của Ma-ri nữa. Chính Giô-sép, chồng bà, chối rằng mình chẳng phải là cha của Jesus (Ma 1:19,20). Vậy, nếu bà Ma-ri không chịu thai bởi Thánh Linh, thì cố nhiên bà là đờn bà xấu nết, phạm tội ngoại tình mà sanh Chúa, là Đấng thánh khiết vô cùng. Nhưng ý tưởng ấy cực kỳ ghê gớm, vô lý mọi bề, trái hẳn nết na của bà Ma-ri, và phản đối hẳn mọi bằng chứng về lịch sử giáng sanh của Christ! Hơn nữa, cũng chẳng có ai đã là hiền nhân mà lại dám lộng ngôn gớm ghiếc như thế đâu! Vả lại, lời dự ngôn đầu nhứt của Đức Chúa Trời nói về Ngài cũng gọi Ngài là “dòng dõi người nữ”, chớ chẳng gọi là của người nam đâu (Sa 3:15). Khi Jesus Christ giáng sanh thì Đức Chúa Trời nhờ một động tác tạo hóa mới, vượt quá công lệ sanh hóa thiên nhiên, mà đưa vào thế gian một Người siêu việt, vừa do thiên thượng mà đến, lại vừa thuộc thế hạ mà ra. Xem Ma 1:19,20; Sa 3:14,15Đạo luận về Nữ đồng trinh thọ thai bởi Thánh Linh mà sanh Chúa, chẳng phải là vô bằng đâu, cũng chẳng nên khiến ai ngạc nhiên mà hoài nghi làm gì. Vì bằng chứng bởi lịch sử về biến động phi thường ấy rất nhiều và minh bạch lắm, đủ khiến ai nấy phải công nhận đạo ấy là xác thực vậy.Các bản cổ sao nguyên văn Tân Ước, và các cổ bản phiên dịch ra tiếng Âu Á đều có biên thuật truyện tích ấy cả; sự khẩu truyền của Hội Thánh đầu tiên kể lại truyện ấy; các bài tín điều xưa hơn hết cũng đều luận đến (như bài tín điều của các Sứ đồ). Lý tánh ta cũng dạy rằng một Đấng ăn ở trong đời cực diệu kỳ, chết cực khốn khổ, sống lại cực lạ lùng, thăng thiên cực vinh quang như Christ, cũng rất cần được đầu thai và sanh hạ cách siêu việt, mới đáng gọi là hiệp nghi vậy.(c) Đạo đầu thai của Christ rất quan hệ: Đạo luận về Nữ đồng trinh sanh Cứu Chúa thật rất quan hệ. Bởi vì nếu Ngài nhờ công lệ sanh hóa mà ra đời như mọi người thường, thì Ngài chẳng đáng gọi là có nhân tánh trọn lành đâu, duy là một người bất toàn, bất khiết, bị ác tánh di truyền của tổ tiên cũng như mọi kẻ khác đó thôi. Mà nếu quả như vậy, thì chính Ngài đã có tội rồi; mà nếu có tội, thì làm sao làm Cứu Chúa được? Làm sao cứu rỗi ai,tha tội cho ai được ư?(d) Sự dị nghị:Song có kẻ bài bác rằng, Phi-e-rơ, Phao-lô và Giăng là sứ đồ của Chúa, chẳng hề nói đến lẽ đạo đó, ấy há chẳng biểu chứng rằng họ chẳng biết đạo ấy, hoặc chẳng coi là quan hệ hay sao?Xin đáp: Đời của Chúa kể từ lên một cho đến ba mươi tuổi, thì Mác và Giăng cũng chẳng nói gì đến. Vậy, chúng ta há nhân đó mà quyết đoán rằng khoảng đời của Chúa từ một đến ba mươi tuổi chẳng phải là thực hữu ư? Giăng tuy không biên thuật truyện tích về sự giáng sanh, thì cũng đã công nhận đạo ấy là nền tảng của Tin Lành. Vì ông dạy rằng “Đạo đã trở nên xác thịt, trú ngụ giữa chúng ta” (Gi 1:14). Còn Phao-lô luận về “Đức Chúa Trời… sai Con Ngài đến, sanh bởi người nữ” (Ga 4:4).Nếu chối bỏ đạo về Cứu Chúa giáng sanh bởi Nữ đồng trinh, thì sẽ giải nghĩa truyện tích Chúa giáng sanh chép trong Ma-thi-ơ và Lu-ca thể nào? Lại nữa lời truyền thừa về đạo ấy mà Hội Thánh đầu tiên đã công nhận và truyền lại cho các đời về sau, thì do nguồn gốc nào mà ra? Thật,chối bỏ lẽ đạo nầy lấy làm khó hơn là tín nhận; bởi vì việc chối từ ấy gây nên vô số nan đề khác không ai có thể giải quyết được; song nếu tin nhận thì nan đề ấy chẳng còn nữa, trái lại nó tiêu tán như sương mai gặp phải ánh nắng mặt trời vậy. Cho nên sau khi dò xét cạn lẽ vấn đề nầy, công nhận rằng Cứu Chúa ta quả được đầu thai bởi Thánh Linh, sanh ra bởi Nữ đồng trinh, có nhân tánh trọn lành, vì được thoát khỏi ác tánh di truyền của tổ tiên vậy.2) KHÔNG CÓ NGUYÊN TỘI VÀ KỶ TỘI:(a) Bằng chứng:Jesus Christ sanh ra thì chẳng có nguyên tội của tổ tiên di truyền, cũng chẳng từng phạm kỷ tội. Ngài thường lên đền thờ, nhưng chẳng từng dâng tế lễ đền tội.Cũng cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ” (Lu 23:34); song chẳng hề cầu xin rằng:“Lạy Cha, xin tha tội cho Con.” Ngài dạy rằng: “Các ngươi cần phải tái sanh”(Gi 3:7); nhưng lời ấy ám chỉ rằng: chính Ngài chẳng cần từng trải sự ấy.Trải qua cả đời sống Ngài chẳng có một sự bất toàn hay một khuyết điểm mảy may nào, nên cũng chẳng cần ăn năn, hoặc cải ác hoàn thiện, Ngài không những là làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời sau khi đã rõ ý ấy thôi đâu, lại hằng tìm ý ấy để làm theo nữa (Gi 5:30). Ngài chẳng vì cớ ác cảm,hoặc vì muốn thù hằn oán giận mà nổi giận, bèn giận là vì đức tánh công nghĩa Ngài nổi lên nghịch cùng sự gia hình, sự tàn bạo của người ta. Sự nổi giận ấy cũng thường đi đôi với sự buồn bực thương hại. Như Mác chép: “Ngài giận liếc nhìn xung quanh họ, buồn vì sự cứng lòng của họ” (Mac 3:5). Ngài là Đấng toàn thánh (Lu 1:35), chẳng có chút gì gọi là nguyên tố của tội. Chính Ngài chứng quyết rằng “vua thế gian nầy hầu đến, nó chẳng có chi hết nơi ta” (Gi 14:30).Còn Sứ đồ Giăng tả rằng: “Trong Ngài chẳng có tội lỗi gì… chính Ngài là công nghĩa” (IGi 3:5,7).Trong Ngài chẳng chỗ nào xu hướng về sự quấy,dầu chịu cám dỗ, cũng chẳng từng chiều theo mà phạm tội. Nên chi trước giả thơ Hê-bơ-rơ chứng rằng: “Vì chúng ta… có một thầy tế lễ đã chịu thử thách (cám dỗ) trong mọi việc như chúng ta, song chẳng phạm tội” (He 4:15).Ngài chỉ lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi mà hiện đến, chớ xác thịt Ngài chẳng bị tánh tội ác dính vào như xác thịt của mọi người khác. Phao-lô chép: “Vì điều luật pháp không làm nổi, tại nó nhân xác thịt ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã vì tội lỗi mà sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi, và định tội cho tội lỗi ở trong xác thịt.” (Ro 8:3).Vì Ngài đã được đầu thai bởi Thánh Linh trong lòng Nữ đồng trinh, nên Kinh Thánh mới gọi Ngài là “Đấng vốn chẳng biết tội lỗi” (IICo 5:21), “thánh khiết, không tà ác, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội” (He 7:26). Ngài chẳng hề phạm kỷ tội nên Ngài mới dám đố rằng: “Trong các ngươi ai có thể chứng minh ta có tội ư?” (Gi 8:46). Phi-e-rơ cũng chứng: “Ngài không phạm tội, trong miệng Ngài cũng không có dối trá” (IPhi 2:22). Ngài không những là không phạm kỷ tội, mà lại chẳng có mảy may tội lỗi gì trong mình, đến đỗi trước giả thơ Hê-bơ-rơ quyết rằng: “Christ… nhờ Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì vít cho Đức Chúa Trời” (He 9:14). Và Sứ đồ Phi-e-rơ xưng huyết Ngài là “huyết của chiên con không tì không vít” vậy (IPhi 1:19).(b) Sự vô tội do thần tánh và nhân tánh hiệp một:Vả, Christ vốn vô tội là tại vì Ngài có thần tánh đồng hiệp với nhân tánh mà thành vị. Giả như sự sống của bông sen trong hồ kia, tuy tu dưỡng bởi chất bùn lầy, mà chẳng hề nhiễm hôi tanh mùi bùn thế nào, thì cũng một thể ấy sự sống của Đức Chúa Trời trong Jesus Christ thực tại trong cả các nguyên tổ của loài người,mà chẳng hề mắc phải ác tánh của nó chút nào vậy. Ví thử Ngài chỉ có nhân tánh,thì chẳng được vô tội đâu, duy phải bị ác tánh di truyền như mọi người khác thôi.Mà nếu sự vô tội của Christ quả do thần tánh và nhân tánh đồng hiệp mà ra, thì đạo La Mã luận về Nữ đồng trinh Ma-ri không có nguyên tội thật vô lý. Ví thử mẹ Jesus Christ sanh ra toàn khiết toàn thánh,chẳng bị hủ bại của tổ tiên truyền lại, thì sự thánh khiết của Jesus Christ là do mẹ Ngài mà ra, và như thế thì cuộc tái sanh dòng giống loài người chẳng phải bắt đầu từ Ngài đâu, bèn khởi sự ở trong cuộc sanh hạ mẹ Ngài ra vậy. Đạo ấy cũng đoạn tuyệt sự quan hệ Ngài với giống loài người, đến đỗi không còn có thể gọi Ngài là do giống tội nhơn mà ra, bèn là nhận được nhân tánh từ trong một nhân cách khác hẳn mọi bề với nhân cách của chúng ta. Nói một lời, đạo ấy duy tiếm đoạt chỗ cao cả của Cứu Chúa Christ, mà giao cho nữ đồng trinh Ma-ri đó thôi!(c) Sự vô tội tương đối với sự bị cám dỗ thế nào? Có kẻ hỏi: Nếu Chúa Jesus Christ đã không có nguyên tội,cũng không có chỗ nào xu hướng về tội ác, thì thế nào lại bị cám dỗ?Đáp rằng: Nguyên tổ vốn vô tội mà cũng bị cám dỗ. Ma quỉ lợi dụng lòng thèm muốn của họ mà cám dỗ họ. Song sự cám dỗ đó chẳng phải là tội đâu. Nếu họ không từng nhường chỗ cho sự cám dỗ ấy để làm thỏa lòng thèm muốn mình trái ý chỉ Đức Chúa Trời, thì nó chẳng làm hại gì họ được đâu. Tội lỗi của tổ tiên ta chẳng phải là do ở nơi lòng thèm muốn ăn trái ngon kia, bèn là do ở trong việc làm thỏa lòng ấy trái với ý chỉ Đức Chúa Trời mà ăn trái Ngài đã cấm.Chúa Jesus cũng có những quan năng, lòng thị dục bởi Đức Chúa Trời dựng nên như mọi người khác đã có. Ma quỉ có thể cám dỗ Chúa vận dụng các quan năng ấy mà làm thỏa lòng thị dục đó cách trái với ý chỉ Đức Chúa Trời. Lòng thị dục thiên nhiên ấy chẳng phải là tội đâu, bèn là chánh đáng, xứng hiệp đạo đức cả. Song nếu Christ đã trái ý chỉ Đức Chúa Trời để làm thỏa thích nó, thì mới gọi là phạm tội.Trong Ma 4:1-11, ta thấy Chúa bị cám dỗ ba lần:lần thứ nhứt, vì khẩu phúc; lần thứ hai, vì thanh danh; lần thứ ba, vì quyền lợi;nói tóm lại, thì Chúa bị cám dỗ về danh, lợi, và dục. Vả, trong việc cám dỗ loài người, ma quỉ thường viện lấy hoặc lòng thèm muốn, hoặc lòng sợ hãi mà cám dỗ. Cho nên trong đồng vắng ma quỉ vin vào lòng thị dục của Chúa mà cám dỗ; còn trong vườn Ghết-sê-ma-nê, thì nó lại vin lấy lòng sợ hãi mà cám dỗ, cốt để nhân vì sự sợ hãi thập tự giá mà khiến Ngài lìa bỏ đường vâng phục Cha. Nhưng cảm tả Đức Chúa Trời, dầu ma quỉ hết sức dùng mưu nầy chước kia mà xâm lăng linh hồn thánh của Ngài, thì Ngài cũng chẳng sa ngã, bèn vẫn vô tội (He 4:15), chẳng từng làm theo gương nguyên tổ ta mà phạm tội chút nào. Chúa Jesus Christ ví như cây kia mọc nơi mé vực thẳm hiểm trở nọ, bị gió day dữ dội, thiếu đều trốc gốc,nhưng may thay! Nó châm rễ quá sâu, bám chặt vào chơn núi, nên không ngã được.Dầu tại đồng vắng hay là trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Christ chịu cám dỗ đến cùng,nhưng chẳng sa ngã, vì gốc rễ lòng đạo đức Ngài đã đâm sâu trong chính thể yếu của Đức Chúa Trời vậy.3) NHÂN TÁNH ĐỒNG HIỆP VỚI THẦN TÁNH MỚI THÀNH VỊ:Trước khi Christ giáng sanh, thì nhân tánh Ngài chưa thành vị. Nhưng khi Đạo (là thần tánh) đồng hiệp với nhân tánh ở trong lòng Nữ đồng trinh, thì nhân tánh ấy mới thành vị. Nói cách khác, Đạo chẳng đồng hiệp với một nhân tánh đã thành vị, đã được trưởng dưỡng như nhân tánh của Gia-cơ, Phi-e-rơ và Giăng; bèn là đồng hiệp với nhân tánh trước khi tánh ấy chưa có ngôi riêng mà thành vị vậy. Thế thì, chúng ta chẳng nên nói Christ có hai ngôi, là ngôi Đức Chúa Trời và ngôi loài người, nhưng nên nói Ngài chỉ có một ngôi, mà ngôi ấy gồm đủ hai tánh, là nhân tánh và thần tánh vậy.4) NHÂN TÁNH LÝ TƯỞNG:Nhân tánh của Christ là một nhân tánh lý tưởng (nature idéale), làm mô phạm trọn vẹn cho loài người. Đa-vít tả ra người lý tưởng (homme idéal) của Đức Chúa Trời rằng: Thi 8:4-8Chỉ Christ làm ứng nghiệm lời dự tả ấy. Nên trước giả thơ Hê-bơ-rơ chép rằng: He 2:6-10A-đam thứ nhứt chẳng đạt đến bực lý tưởng ấy,bèn là đã phạm tội, mất mão miện vinh hiển của sự chủ trị muôn vật. Nhưng nhờ A-đam thứ nhì (ICo 15:45) làm mô phạm, loài người mới đạt đến bực lý tưởng vinh hiển ấy được. Nên Phao-lô nói: xem ICo 15:49Vinh hiển của Chúa là kiểu mẫu mà ta được biến hóa giống như hình trạng của Chúa (IICo 3:18); cho nên có câu dạy rằng: Phil 3:21; Co 1:18; IPhi 2:21Christ là Người siêu quần tuyệt đối, trong Ngài gồm tóm các thiện tánh, lương năng tuyệt trần, các mỹ đức ưu tú của loài người, vô luận là thuộc chủng nào, dân nào, nước nào, có thể chất gì, đứng trong trình độ nào mặc dầu đều không sao sanh kịp Ngài. Ngài không những là có sự vô tội nguyên bản, mà lại có sự thánh khiết thực nghiệm do sự đắc thắng các trận cám dỗ mà ra nữa. Ngài là Đối tượng rất xứng đáng cho lòng yêu thương thờ phượng của ta. Dầu ta có yêu thương Ngài đến ngằn nào cũng không quá, thờ phượng Ngài đến mực nào cũng chẳng vừa. Ngài là nguồn chánh thức của luân lý, gốc chân thật của thần đạo. Ngài là Người lý tưởng phổ thông, điển hình toàn vẹn vô song, chẳng ai sánh kịp. Thật như trước giả Nhã ca đã nói: Ngài là “hoa tường vi của Sa-rôn, Bông huệ của trũng”, “Đệ nhứt trong muôn người” vậy (Nha 2:1;5:10).5) CÓ QUYỀN PHÁT SANH:Nhân tánh trọn vẹn ấy có quyền phát sanh như hột giống tốt có sức lưu giống về sau. Christ sở dĩ được gọi là A-đam thứ hai là vì Ngài là tổ tiên của dòng dõi mới. Nhờ Ngài tội nhơn hưởng được linh mạng mới và thánh. Tiên tri Ê-sai gọi Ngài là “Cha đời đời” (Es 9:6). Cũng nói Ngài “sẽ thấy dòng dõi mình” (Es 53:10). Trong Kh 22:16 Ngài tự xưng là “gốc và hậu tự của Đa-vít”, ám chỉ rằng Ngài có quyền phát sanh. Ngài cũng phán cùng môn đồ rằng: “Vì như Cha… làm cho được sống thế nào, thì Con cũng làm cho kẻ mình muốn sống thể ấy”, và “Ta là cây nho thật” (Gi 5:21; 15:1). Gốc của cây ấy bởi Trời sanh ra, ăn dài dưới đất, và linh mạng mới của tuyển dân muôn đời cũng từ mầm gốc ấy mà nẩy nở ra, cũng khiến cho các nhánh khô héo của giống loài người cũ đã tháp vào đó được sống đời đời. Cho nên Chúa Jesus phán: “Cha ban cho Con quyền bính trên mọi xác thịt, hầu cho hễ ai Cha đã ban cho Con, thì Con ban cho họ sự sống đời đời.” (Gi 17:2). Phao-lô cũng dạy rằng: “A-đam sau hết thì nên thần linh ban sự sống” (ICo 15:45). Chữ “thần linh” đây chẳng chỉ về Thánh Linh,cũng chẳng những chỉ về thần tánh của Chúa thôi đâu, bèn là chỉ về cả bản ngã Thần nhân hoàn toàn của Ngài; mà chính bản ngã ấy là nguồn gốc thật của sự “sinh thực tác dụng” của dòng giống thuộc linh vậy.Phao-lô cũng gọi “Christ là Đầu Hội Thánh” (Eph 5:23). Trọn cả đoàn thể của Hội Thánh đều dính với Christ, do Ngài mà được linh mạng và quyền năng, chẳng khác nào các chi thể dính với đầu vậy (Eph 1:22).Ngài là Đầu của loài người mới, vì Ngài “sanh đầu nhứt từ trong kẻ chết” (Co 1:18). Ngài thường gọi môn đồ bằng “các con bé mọn” (Gi 13:33), và trong He 2:13 lại phán: “Đây nầy, tôi và các con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi.”Khi lìa khỏi môn đồ thì gọi họ là “mồ côi” (Gi 14:18). Coi đó ta biết rằng Ngài nhận mình là Nguyên tổ của loài người. Như A-đam là nguồn gốc của mạng sống cũ,thì Christ là nguồn gốc của mạng sống mới, ban cho kẻ tín nhận Ngài được tái sanh, trở nên con cái của Đức Chúa Trời, và được thuộc trong dòng giống mới và thánh đó vậy.2. LUẬN VỀ THẦN TÁNH CỦA CHRISTKinh Thánh cũng dạy rằng Christ không những là có nhân tánh, mà lại có thần tánh thực hiện hoàn toàn nữa. Các bằng cớ kể sau đây các chứng cho.a) Ngài được xưng hô là Đức Chúa Trời:Trong Tân Ước Christ thường được xưng hô là Đức Chúa Trời rất rõ ràng, như những câu trưng giải sau đây:(1) Gi 1:1. “Đạo là Đức Chúa Trời.” Theo câu nầy, Đạo (Logos Christ) không những là ở cùng Đức Chúa Trời, nhưng chính Đạo ấy là Đức Chúa Trời.(2) Gi 20:28.Thô-ma chẳng phải là vì tình cờ kêu Đức Chúa Trời như thói thường gặp nguy biến hay kêu “Trời ơi” đâu; bèn là cố ý nhận và xưng Jesus là Chúa và Đức Chúa Trời của mình. Mà chính Chúa chẳng trách Thô-ma vì đã xưng hô Ngài như thế đâu, bèn ngầm nhận sự xưng hô ấy là xứng đáng vậy.(3) Ro 9:5.Trong phần đầu của câu nầy Phao-lô luận về nhân tánh của Chúa; rồi đến phần chót lại luận đến thần tánh Ngài, xưng Ngài là chính Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, đáng ngợi khen đời đời.(4) Tit 2:13.Trong câu ấy Phao-lô trực tiếp tuyên cáo cách xác định rằng Cứu Chúa ta là chính Đức Chúa Trời. Vả lại, từ liệu “sự hiện ra vinh hiển” thường dùng để nói về Con, chớ chẳng khi nào dùng để nói về Cha. Thế thì, “Đức Chúa Trời lớn” đây quả chỉ về Jesus ở Na-xa-rét, Christ của Đức Chúa Trời vậy.(5) He 1:8,10. “Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Ngài còn đến đời đời… Hỡi Chúa, ban đầu Ngài lập nền trái đất,Các từng trời cũng là công việc của tay Ngài.” Câu ấy trước giả Hê-bơ-rơ dẫn ở Thi 45:6,7. Ông đem những điều thiện ấy vốn nói về Giê-hô-va (Đức Chúa Trời)của Cựu Ước mà ứng dụng cho Jesus Christ của Tân Ước. Ấy chứng thực rằng trong câu 8 trước giả cố ý dùng danh hiệu Đức Chúa Trời để chỉ định Christ thật có thần tánh trọn vẹn, được đồng đẳng, đồng quyền với Đức Chúa Trời vậy.(6) IGi 5:20.Trong câu ấy Giăng dạy rằng chúng ta đều ở trong Đức Chúa Trời chân thật và Đức Chúa Trời chân thật đó, tức là Jesus Christ vậy.b) Tân Ước xưng hô Jesus là Chúa:Tân Ước thường gọi Jesus là Chúa (xem Ma 22:43-45; Lu 2:11; Cong 4:33; 9:17; Cong 16:31). Nhằm đời Chúa Jesus, dân Do Thái hay dùng danh ấy mà xưng Đức Chúa Trời.Nhờ lịch sử học ta biết rằng đời bấy giờ các hoàng đế La Mã và các vua nhà Ptolémés (Ai-cập) đều dùng danh hiệu “chúa” (kurios) để tự xưng là thánh thần,buộc dân sự phải thờ lạy mình. Thế thì, khi các trước giả xưng hô Jesus là Chúa, thì họ cũng chắc cố ý dùng danh từ ấy theo nghĩa phổ thông để chứng quyết Ngài là Đức Chúa Trời.Tân Ước cũng viện dẫn nhiều câu của Cựu Ước để ứng dụng cho Chúa Jesus. Trong những câu ấy hễ Cựu Ước dùng danh hiệu Giê-hô-va, thì trước giả Tân Ước lại dùng danh hiệu Chúa. Ví như câu trong Ma 3:3, “Hãy dọn đường Chúa”, là câu dẫn ở trong Es 40:3, “Hãy mở đường… cho Giê-hô-va.” Câu trong IPhi 3:5: “Trong lòng anh em hãy tôn Christ là thánh để làm Chúa”, là câu dẫn ở trong Es 8:13, “Hãy tôn Giê-hô-va vạn quân là thánh.” Nếu ta bỏ chữ Chúa trong các câu ấy mà để lại chữ Giê-hô-va, thì minh bạch lắm.Jesus ở Na-xa-rét là Giê-hô-va. Jesus, tức là Giê-hô-va của Cựu Ước, Đấng tự hữu hằng hữu, Đức Chúa Trời đời đời vô cùng vậy. Cũng xem Xu 3:14 và Gi 8:58.c) Tân Ước dùng các lời mô tả Giê-hô-va mà ứng dụng cho Jesus: Các nhà trước thuật Tân Ước cũng thường mượn những câu của Cựu Ước vốn mô tả phẩm cách của Giê-hô-va, mà dùng để mô tả phẩm cách của Jesus. Ví như Phao-lô chép:Eph 4:7,8. Câu nầy dẫn ở Thi 68:18, vốn luận về Đức Chúa Trời mà đây Phao-lô lại dùng để minh chứng Christ là Đấng đã thăng thiên, ban ân điển hạnh phước cho dân sự Ngài.Còn Sứ đồ Giăng nói rằng: Gi 12:41. Câu nầy chắc chỉ về sự từng trải của chính mình tiên tri, chép trong Es 6:1. Cũng xem Thi 102:25-27 sánh với He 1:10-12; Gie 23:6 sánh với Ro 3:21-26.Coi các lẽ tỏ ra trên, ta có thể đoán chắc chắn rằng các nhà trước thuật Tân Ước đều thừa nhận Jesus Christ ở Na-xa-rét là Giê-hô-va của Cựu Ước, Đức Chúa Trời đời đời hiện ra trong xác thịt để cứu rỗi loài người vậy.d) Ngài có tánh đức của Đức Chúa Trời:Tân Ước cũng thường chứng rõ Jesus có các tánh đức của Đức Chúa Trời, như hằng sống, tự hữu, bất dịch, chân thật, yêu thương, thánh khiết, hằng hữu, vô sở bất tại, vô sở bất tri, vô sở bất năng. Các tánh đức ấy các trước thuật Tân Ước thường ứng dụng cho Christ để biểu dương Ngài là Đức Chúa Trời thật, chớ chẳng dùng như những khách từ (prédicats) để mô tả các tài năng đức hạnh cao thượng của vị thọ tạo nào đâu. Những câu viện dẫn ra sau đây làm chứng:(1) Hằng sống:Christ hằng sống vì Ngài có sự sống đời đời, và là nguồn của sự sống ấy: xem Gi 1:4; Gi 14:6(2) Tự hữu:Christ tự hữu cũng như Cha tự hữu, sự sống Ngài chẳng hề tiêu tan bao giờ. Xem Gi 5:26; He 7:14(3) Bất di bất dịch:Christ đến đời đời chẳng hề thay đổi: xem He 13:8(4) Chân thật:Christ là chân thật vì Ngài là chính lẽ thật: Gi 14:6; Kh 3:7(5) Thương yêu: Nhờ Christ vì chúng ta chịu chết thì chúng ta mới biết hề rộng, bề cao, bề dài, bề sâu của sự yêu thương ấy: xem IGi 3:16(6) Thánh khiết:Christ được thiên sứ và loài người xưng hô là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời: Lu 1:35; Gi 6:69; He 7:26(7) Hằng hữu: Từ trước vô cùng cho đến đời đời Christ hằng có, đã tự hữu từ cõi vĩnh viễn, cũng sẽ còn lại cho đến đời đời vô cùng tận vậy: Gi 1:1; Gi 5:58; Co 1:17; He 1:11,12(8) Vô sở bất tại: Chỗ nào cũng có Ngài, Ngài làm đầy dẫy mọi việc trong mọi người: Ma 28:20; Ma 18:20; Eph 1:23Khi Christ lìa khỏi sứ đồ, thì về trên trời;dầu vậy Ngài quyết hứa sẽ ở với họ luôn, ở giữa họ mỗi khi hai ba người nhơn danh Ngài nhóm nhau lại. Chỉ một Đấng vô sở bất tại có thể làm ứng nghiệm lời hứa ấy. Mà Đấng vô sở bất tại ấy là Đức Chúa Trời. Vậy nếu Jesus Christ thật là vô sở bất tại, thì Ngài há chẳng phải là Đức Chúa Trời sao?(9) Vô sở bất tri:Christ cũng vô sở bất tri. Ngài biết mọi sự, hoặc thuộc về quá khứ, hiện tại hay tương lai. Cũng biết mọi người, thấy rõ mọi điều giấu kín tận đáy lòng của họ. Thực ra thì việc kín đáo hơn hết cũng vẫn được bày tỏ ra trước mặt Ngài như chánh ngọ vậy: Ma 9:4; Gi 2:24,25; Gi 16:30; Cong 1:24 vả môn đồ cầu nguyện lời ấy trước lễ Ngũ Tuần, biểu chứng rằng lúc ấy họ đã thừa nhận Ngài là Đấng vô sở bất tri rồi. ICo 5:5; Co 2:3Chúa Jesus chẳng nhờ học vấn mà thông biết mọi sự, bèn từ trước vô cùng tự mình mà biết, hoặc là việc cao thấp, khó dễ, thuộc thể hay thuộc linh, thì Ngài đều biết hết, thảy đều ở trước mặt Ngài như quyển sách mở ra vậy.(10) Vô sở bất năng:Christ lại cũng vô sở bất năng, mọi quyền bính thế lực đều ở trong tay Ngài cả:Ma 28:18; Kh 1:8. Cũng xem Gi 17:2; Eph 1:20-22.Ngài có quyền trên chứng bịnh (Lu 4:38-41),trên sự chết (Gi 11), trên cõi thiên nhiên (Gi 2: và Ma 8:), trên cõi ác quỉ (Lu 4:35, Lu 4:36, Lu 4:41), trên nước của Sa-tan (Eph 1:20-22). Nói tóm một lời,Ngài có quyền trên mọi sự muôn vật vậy (He 1:3; He 2:8).e) Ngài làm công việc của Đức Chúa Trời:Kinh Thánh cũng dạy rằng Christ đã làm và đương làm công việc mà chỉ Đức Chúa Trời có thể làm được thôi. Đây chẳng nói về các dấu kỳ phép lạ, vì việc ấy người ta nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời ban cho cũng có thể làm được. Nhưng nói về việc tạo hóa, việc bảo tồn, sự tha tội, sự khiến kẻ chết sống lại, sự xét đoán mọi người đều là công việc mà loài người chẳng ai làm được, duy thuộc về Đức Chúa Trời Toàn năng tuyệt đối mà thôi. Các câu trưng dẫn ra sau đây chứng cho:(1) Việc tạo hóa:Tuy Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa, nhưng cũng tỏ ra Christ là Cơ quan Ngài dùng để làm thành cuộc ấy: Gi 1:3; ICo 8:6; Co 1:16; He 1:10; He 3:3,4 nghĩa là Christ là Đấng xây dựng nhà Y-sơ-ra-ên xưa, cũng vốn là Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật vậy. Kh 3:14(2) Việc bảo tồn muôn vật: Vũ trụ chẳng tự bảo tồn được, bèn là nhờ Christ mà được kết hợp, bảo tồn để cho sự kết hiệp khỏi băng hoại: Co 1:17; He 1:3(3) Tha tội:Trong Mac 2:5-10 có thuật chuyện về sự chữa người bại. Khi Chúa Jesus phán cùng người nầy: “Hỡi con, tội lỗi con đã được tha”, thì các văn sĩ ngồi đó lúc bấy giờ bài bác rằng Chúa nói lộng ngôn, vì chỉ Đức Chúa Trời có quyền tha tội được thôi. Chúa bèn chữa bịnh cho kẻ bại đó, cốt để chứng minh cho họ biết rằng Ngài có quyền bính tha tội, bởi vì chính Ngài là Đức Chúa Trời vậy. Mac 2:8-10. Cũng xem Lu 7:48; 24:47.(4) Kêu kẻ chết sống lại:Chúa Jesus quả quyết rằng Ngài có quyền khiến người ta sống lại: Gi 6:39. Cũng xem câu 40,54. Gi 5:28,29Dầu có kẻ khác đã kêu kẻ chết sống lại (như Ê-li, Ê-li-sê và các sứ đồ), thì họ đều nhận quyền thi hành việc ấy ở nơi Đức Chúa Trời (Cong 9:34); song Christ thì vốn có quyền ấy, chỉ một mình Ngài sẽ thi hành quyền đó nơi ngày sau rốt, vì chính Ngài là Đức Chúa Trời, động nhân của sự sống lại vậy.(5) Xét đoán mọi người:Tân Ước dạy rõ ràng rằng Người xưa chịu treo trên cây gỗ khổ nhục kia cũng là Đấng về sau sẽ ngự trên ngôi vinh hiển, cầm quyền bính xét đoán mọi người mọi sự, và chẳng còn có tòa thượng thẩm nào đổi đoán ngữ Ngài được bao giờ. Gi 5:22; Ma 25:31,32. Cũng xem Ma 25:31-46; Cong 17:31; IITi 4:1.f) Ngài chịu loài người tôn kính thờ lạy mình:(1) Sứ đồ chỉ chịu thờ phượng Đức Chúa Trời:Kinh Thánh răn dạy loài người chỉ nên thờ phượng một mình Đức Chúa Trời, chẳng nên thờ lạy vị thọ tạo nào, dầu cao trọng đến đâu cũng vậy. Trong lúc chịu cám dỗ, Chúa phán cùng ma quỉ rằng: “Ngươi hãy thờ lạy Chúa là Đức Chúa Trời ngươi,chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Ma 4:10). Trong Kh 22:8,9 ta thấy Thánh Giăng muốn thờ lạy thiên sứ, nhưng thiên sứ nghiêm cấm mà phán rằng: “Coi, chớ làm vậy!… Hãy thờ lạy Đức Chúa Trời!” Khi Phi-e-rơ vào nhà Cọt-nây, thì Cọt nây bèn muốn thờ lạy Phi-e-rơ, nhưng ông không cho và nói rằng: “Ông hãy đứng dậy,chính tôi cũng là người” (Cong 10:25,26; cũng xem Cong 14:14,15). Coi đó ta hiểu rõ các sứ đồ đều nhận rằng ở ngoài Đức Chúa Trời chẳng nên thờ phượng ai cả.Khi vua Hêrốt sanh lòng kiêu ngạo, chịu để cho người ta sùng bái mình, thì Đức Chúa Trời liền đánh vua bị trùng đục mà chết rất gớm ghê. Dầu vậy, các sứ đồ thường thờ phượng Christ, cũng răn bảo người khác phải thờ lạy Ngài nữa. Thực sự ấy há chẳng chứng rằng họ nhận Ngài là Đức Chúa Trời sao? (Cong 12:20-25)(2) Chúa Jesus dạy bảo người ta thờ phượng Ngài: Chúa Jesus chẳng những thường chịu cho người ta thờ phượng mình, không khi nào từ chối hay ngăn cấm; hơn nữa, Ngài lại còn dạy bảo ai nấy đều phải tôn kính Con cũng như tôn kính Cha vậy. Gi 5:23; Gi 14:14; Ma 14:33;Lu 5:8; Gi 20:28Các câu ấy chứng minh rằng Chúa Jesus tự xưng là Đức Chúa Trời, vì chịu cho người ta thờ lạy mình và cũng dạy bảo họ làm như vậy nữa.(3) Sứ đồ và tín đồ đầu tiên nhận sự thờ phượng Christ là chánh đáng: Tân Ước và lịch sử Hội Thánh đều chứng nhận rằng các sứ đồ và tín đồ đầu tiên đều nhận sự thờ phượng Christ là việc chánh đáng, vì họ đều coi Ngài là Đức Chúa Trời thật. Tân Ước chứng rằng: Lu 24:52; Cong 7:59; Phil 2:10,11; Kh 5:12-14; IIPhi 3:18; IITi 4:18 và He 13:21. Cũng xem ICo 1:2; IICo 12:8-10Khảo cứu lịch sử Giáo hội đầu tiên, cũng dễ thấy tín đồ lúc bấy giờ đều thành tâm tận ý thờ phượng Chúa Jesus như họ vẫn thờ phượng Đức Chúa Trời vậy. Sách “Sự dạy dỗ của Sứ đồ” (thế kỷ I) xưng hô Ngài là “Đức Chúa Trời của Đa-vít” Giáo phụ Ignace thường gọi Ngài là “Đức Chúa Trời hiện ra trong xác thịt”, xưng huyết Ngài là “huyết của Đức Chúa Trời” (Cong 20:28);cũng gọi Ngài là “kiến trúc sư đã sáng thiên lập địa”. Giáo phụ Hermas luận về Ngài là “Linh thánh tiên hữu đã tạo thành muôn vật”. Giáo phụ Justin Martyr, Clément (130-160), và lắm trước giả khác của giáo hội đầu tiên cũng đều đồng thanh xưng hô Ngài là Đức Chúa Trời thật.Coi đó ta thấy rõ nào sứ đồ, nào tín đồ, nào Giáo hội đầu tiên, đều thờ phượng Jesus Christ như họ thờ phượng Đức Chúa Trời.Mà nếu Jesus Christ chỉ là người, thì các người ấy há chẳng phạm tội thờ tà thần sao? Còn chính Chúa Jesus là Đấng đã nhận chịu và dạy bảo họ phải làm vậy, há chẳng mắc tội phạm thượng mà khiến cho người ta phạm tội trọng đại đấy ư? Dường ấy, nếu Christ chẳng phải là Đức Chúa Trời, thì Ngài hẳn là một đứa dối trời gạt người đó thôi. Nhưng xem xét đời sống Ngài, công việc và đức tánh Ngài, thì biết chắc chắn rằng Ngài không phải là đứa hay dỗ dành lừa dối đâu, bèn là một Đấng đạo đức thánh khiết tuyệt đối, buộc ta phải công nhận Ngài là Đức Chúa Trời hoàn toàn, xứng đáng cho ta thờ phượng Ngài vậy.g) Danh Ngài ngang bằng với danh Đức Chúa Trời:Tân Ước có những câu dùng cả danh Đức Chúa Trời lẫn danh Jesus Christ cùng trong một việc một lúc, ám chỉ rằng hai danh ấy ngang bằng với nhau, vì sự sống đời đời và các ân tứ thuộc linh đều do cả Đức Chúa Trời lẫn Jesus Christ mà ra.Hai câu sau đây minh chứng:(1) Dụng ngữ lễ báp têm:trong dụng ngữ lễ báp têm ta thấy danh của Con và Thánh Linh đều ngang bằng với danh của Cha.Ma 28:19. “Hãy nhân danh Cha, Con và Thánh Linh mà làm báp têm cho họ.” (Sánh câu ấy với Cong 2:28 “Ai nấy phải nhân danh Jesus Christ chịu báp têm; ” và Ro 6:3. “… chịu báp têm trong Jesus Christ.”)(2) Lời chúc phước của sứ đồ: Ân điển trong các lời chúc phước dẫn sau đây do cả Đức Chúa Trời lẫn Jesus Christ mà lưu đến loài người, chứng rằng Ngài đồng quyền với Cha vậy. ICo 1:3; IICo 13:14. Cũng xem Gi 5:23; 14:1; 17:3; Ma 11:27; ICo 12:4-6; Ro 10:17; Co 3:15; IITe 2:16,17; Eph 5:5; Co 3:1; Kh 20:6; 22:3,16.h) Tự xưng mình là bình đẳng với Đức Chúa Trời:Chính Jesus Christ thường tự xưng mình là bình đẳng với Đức Chúa Trời. Gi 5:18;Phil 2:6Nghĩa câu sau đó là Ngài không coi sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là sự Ngài cần phải dùng cường quyền mà giữ lấy. Lời nói việc làm của Christ ấn tượng cho tâm trí người đồng thời rằng Ngài tự xưng mình là Đức Chúa Trời. Mà hôm nay phần nhiều kẻ khảo cứu Tân Ước cũng khó thoát khỏi cái ấn tượng ấy.i) Ngài được gọi là Con Đức Chúa Trời:Trong ba sách Tin Lành đầu có lắm chỗ gọi Ngài là Con Đức Chúa Trời (Ma 16:16,Ma 16:17; Ma 8:29; Ma 14:33; Mac 1:1; Mac 14:61; Lu 1:35; Lu 4:41). Chính Ngài chẳng trách ai gọi Ngài như thế, bèn ngầm nhận danh hiệu ấy là chánh đáng. Khi Ngài đứng trước thầy tế lễ thượng phẩm Cai-phe, thì ông ấy hỏi: “Ấy chính ngươi là Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không?” Chúa Jesus đáp: “Ta chính phải đó” (Mac 14:61,62; Lu 22:70).Trong sách Tin Lành Giăng thì chính Ngài trực tiếp tự xưng mình là Con Đức Chúa Trời, chẳng giấu gì cả (Gi 5:25; Gi 10:36; Gi 11:4). Mà sách Tin Lành ấy cũng được chép cốt để minh chứng rằng Jesus ở Na-xa-rét là Con Đức Chúa Trời, Đạo (Logos) hiện ra trong xác thịt để cứu chuộc loài người. Nên chi Giăng khởi chứng rằng: “Đạo là Đức Chúa Trời”, và kết luận rằng: “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!”j) Ngài tự cảm biết mình là Đức Chúa Trời: Bốn sách Tin Lành cũng chứng rõ chính Chúa Jesus tự cảm biết mình không những là người mà lại là Đức Chúa Trời nữa. Ngài phán cùng Ni-cô-đem rằng: Gi 3:13Lời ấy chứng rõ ràng Chúa Jesus ở đời nầy thường cảm biết Ngài không những là thuộc về đất, mà lại là thuộc về trời nữa.Ngài cũng quyết rằng: Gi 8:58. “Trước khi chưa có Áp-ra-ham, ta vẫn hằng hữu.”Ấy là Ngài nói rõ Ngài là Đấng vô thỉ vô chung, tự hữu hằng hữu như chính Đức Chúa Trời vậy. Ngài cũng phán cùng Phi-líp rằng: Gi 14:9,10Có khi Chúa Jesus kêu Đức Chúa Trời là Cha ta, hoặc là Cha của các ngươi; nhưng chưa hề kêu Ngài bằng Cha của chúng ta; ấy là Chúa Jesus biết mình có quan hệ với Cha là khác hẳn với người đời, được xứng đáng trong địa vị cao siêu, có quyền gọi Đức Chúa Trời là Cha của mình một cách đặc biệt. Cũng vì Ngài là Con, nên chỉ một mình Ngài thông biết Cha và có thể bày tỏ Cha cho người ta vậy. Ma 11:27; Gi 1:18k) Sự từng trải của tín đồ chứng rằng Christ là Đức Chúa Trời: Sự từng trải của tín đồ cũng đồng hiệp với Tân Ước mà chứng cho Christ có thần tánh, thừa nhận Ngài là Cứu Chúa hoàn toàn tuyệt đối, đã bày tỏ ra Đức Chúa Trời cách trọn vẹn, đặng cho người đời kính mến thờ phượng cũng như họ kính mến thờ phượng Đức Chúa Trời vậy. Sự từng trải ấy cũng phân biệt Đức Chúa Trời với Jesus Christ, nhận Ngài là Đấng Trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, nhờ Ngài tội nhơn được giải hòa mà đến gần Đức Chúa Trời. Nói cách khác, tuy chúng thừa nhận Christ là Đức Chúa Trời, thì cũng phân biệt ngôi Ngài với ngôi Cha, vì Con là Ngôi thứ hai, Đấng bày tỏ Cha và đem ta đến gần Cha vậy.Tuy thế, sự từng trải của tín đồ có lẽ không thể gọi là bằng cớ độc lập để chứng minh cho thần tánh của Christ, bởi vì sự từng trải ấy chỉ thực nghiệm lẽ thật đã khải thị trong Kinh Thánh rồi. Dầu vậy, ta thường thấy mọi người đã nhờ Christ mà được cứu rỗi, đều rất muốn tôn vinh Cứu Chúa mình, nhắc Ngài lên bực cao cả, khiêm nhường sấp mình xuống thờ phượng Ngài, vui lòng xưng hô Ngài là Đức Chúa Trời của mình. Mà sự từng trải ấy, dầu không thế gọi là bằng cớ độc lập chứng minh về thần tánh của Christ, thì cũng quả hẳn là một lý do rất mạnh làm chứng rằng duy sự giải nghĩa Kinh Thánh của kẻ tín nhận Christ là Đức Chúa Trời trọn vẹn mới đáng gọi là sự giải nghĩa đúng đắn vậy. Nói cho đúng, Giáo hội phổ thông, chẳng hề nhờ sự suy luận mà thừa nhận Christ là Đức Chúa Trời bao giờ, bèn là nhờ sự tri thức trực tiếp bởi Thánh Linh ban cho mà nhận biết vậy. Thế thì, hễ ai giải nghĩa Kinh Thánh cách phản đối đạo ấy, chẳng qua là phản đối cả lương tri trực tiếp của Giáo hội phổ thông,luôn sự từng trải của toàn thể tín đồ nữa. Vì từ đời các sứ đồ cho đến giờ lòng của Giáo hội phổ thông bao giờ cũng cảm biết rằng Christ quả có thần tánh, xứng đáng gọi là Đức Chúa Trời hoàn toàn. Thành thử, các sách vở, các bài tín điều,các lễ nghi, các bài ca hát của Giáo hội xưa nay, thảy đều đồng chứng rằng Jesus Christ là Đức Chúa Trời trọn vẹn vậy.Nhưng lẽ tỏ ra ở trên cũng đủ mà cải lại tà thuyết Arius và tà thuyết Phe Ebonites, chứng nghiệm Christ thật có thần tánh,đồng thể yếu với Đức Chúa Trời, thực hữu từ trước vô cùng vậy.III. HAI TÁNH CỦA CHRIST HIỆP NHAU TRỞ NÊN MỘT NGÔIChúng ta đã biết Kinh Thánh dạy rằng Christ có cả hai thần tánh và nhân tánh, nhưng mà thể yếu của mỗi tánh chẳng thay đổi,cũng chẳng lẫn lộn nhau, bèn cứ giữ vẹn các bản năng tư cách của mình. Song Kinh Thánh cũng minh huấn rằng Jesus Christ chỉ có một ngôi; thần tánh và nhân tánh đều hiệp nhau ở trên ngôi ấy, đến đỗi Ngài không phải là Đức Chúa Trời và loài người, bèn là Đấng Thần nhân vậy. Vả, hai tánh của Ngài hiệp nhau chẳng như bạn hữu đồng chí đồng ý, cũng chẳng như tín đồ liên hiệp với Chúa, bèn là nhờ dây liên lạc rất mầu nhiệm, kẻ phàm không thể hiểu thấu được, mà hiệp lại kết thành một Ngôi có một ý, một chí, và có đủ lương năng, tánh đức của cả hai.1. CHỨNG CỚ VỀ SỰ HIỆP NHAU ẤYSau đây xin kể lược bốn bằng cớ chứng cho sự hiệp nhau ấy:a) Sự xưng gọi làm chứng: Kê cứu Tân Ước về sự xưng gọi Christ, thì thấy bất câu là Ngài tự xưng hay là người khác xưng Ngài, thì đều dùng đại danh từ đơn số “Ta” hay là “Ngài”, mà kêu.Chính Chúa chẳng khi nào dùng đại danh từ đa số “chúng ta” mà tự xưng, trừ ra trong Gi 3:11. Nhưng trong câu ấy Chúa chắc dùng danh từ “chúng ta” là hiệp cả môn đồ mà nói, chớ chẳng phải là chỉ về một mình Ngài mà nói đó đâu.b) Mọi tánh đức và bản năng của hai tánh đều dồn về một mình ngôi Ngài làm chứng: Luận về mặt nầy, thì mọi tánh đức, mọi bản năng của cả hai thần tánh và nhân tánh đều tập hiệp trên một mình Christ. Thế mà nói về mặt kia, thì cả phẩm vị và công việc của một mình ngôi Christ đều kể là vừa thuộc về thần tánh vừa thuộc về nhân tánh của Ngài.Cái lý do về thực sự ấy rất khó giải nghĩa, miễn là chúng ta nhận rằng nhân tánh và thần tánh đều hiệp nhau khắng khít không chia lìa được ở trên một ngôi Christ là đủ. Ro 1:3 và IPhi 3:18 làm chứng cho mặt nầy; còn ITi 2:5 và He 1:2,3 thì làm chứng cho mặt kia.Thành thử, về mặt nầy chúng ta nói rằng, Đấng Thần nhân thực hữu trước khi chưa có Áp-ra-ham, mà lại là sanh ra nhằm đời hoàng đế Auguste; cũng nói Jesus Christ khóc lóc, mệt mỏi, chịu khổ và chết, mà lại là Đấng “hôm qua, hôm nay, và đến đời đời vẫn y nguyên”. Còn về mặt kia,chúng ta lại nói rằng, Thần Cứu Chúa chuộc chúng ta trên thập tự giá, và Người gọi là Christ vẫn ở với chúng ta cho đến tận thế vậy. Eph 1:23; Eph 4:10; Ma 28:20c) Công việc Christ đã làm nên làm chứng: Chức vụ lớn của Christ là đem mạng sống mình làm giá rất cao để cứu chuộc loài người;Ngài đứng giữa Đức Chúa Trời và loài người, làm Trung bảo mà giải hòa hai bên,mở đường cho loài người trở lại với Đức Chúa Trời. Thế thì, nếu Ngài chỉ là một người của Đức Chúa Trời, thì chẳng có thể làm việc ấy được, duy có thể thay mặt loài người đối với Đức Chúa Trời mà hành chức, chớ chẳng có đủ cao giá mà thay mặt Đức Chúa Trời hành chức đối với loài người đâu. Nhưng nếu Ngài là Đấng Thần nhân, có tánh Đức Chúa Trời và tánh loài người hiệp nhau trên ngôi Ngài, đến đỗi tánh nầy hưởng được giá trị của tánh kia, thì mới chắc rằng Ngài có cao giá vô hạn vô lượng để thay mặt cả hai bên mà làm xong việc cứu chuộc, giải hòa ở trong trời đất vậy. Kinh Thánh chứng rằng: IGi 2:2Như trong sách Tin Lành thứ tư, Giăng chứng minh Jesus là Con Đức Chúa Trời, tức là Đạo, là Đức Chúa Trời thế nào, thì trong thơ thứ nhứt ông lại chứng minh Con Đức Chúa Trời là Đạo, là Đức Chúa Trời đã trở nên người cũng thể ấy. Eph 2:16-18; Eph 2:21,22d) Ý kiến công đồng của tín đồ làm chứng: Ý kiến của tín đồ xưa nay đều nhìn nhận Christ là môt ngôi duy nhứt. Nên trong khi cầu nguyện, lúc ca tụng, ai ai cũng thừa nhận Ngài bằng chỉ một ngôi có hai tánh hiệp nhau làm Cứu Chúa của mình.Các lẽ tỏ ra trên đây đủ bài kích những tà thuyết Nestorius và Eutyche (duy nhứt tánh thuyết), vì biểu chứng rằng thần tánh và nhân tánh của Christ là hoàn toàn cả, chẳng bị hỗn hóa ra tánh mới, bèn hiệp thành ở trên một mình Ngài mà nên một Vị cách (personnalité) gọi là Thần nhân vậy.2. CHÂN TÁNH CỦA SỰ HIỆP THÀNH ẤY.Vả, chân tánh của sự hiệp thành ấy là thể nào? Xin đáp:a) Cốt yếu của sự hiệp thành ấy:Kinh Thánh quyết huấn phẩm vị của Christ là sự mầu nhiệm vô song của đạo Đức Chúa Trời, như những câu dẫn chứng sau đây: Ma 11:27Câu ấy ám chỉ rằng đạo về Con càng mầu nhiệm hơn đạo về Cha. Thực, lý tánh ta hiểu phẩm vị của Christ khó hơn là hiểu đạo Ba Ngôi nữa. Co 1:27; Co 2:2,3; ITi 3:16Kinh Thánh hằng giục giã lòng ta, và các sứ đồ cũng thường treo gương cho ta phải chuyên tâm kê cứu về phẩm vị mầu nhiệm do sự hiệp thành của hai tánh ấy. Vì Christ có đủ cả hai thần tánh và nhân tánh hoàn toàn, ấy là then chốt của đạo cứu rỗi. Nếu Christ chẳng phải một ngôi gồm đủ cả tánh Đức Chúa Trời lẫn tánh loài người hiệp thành, thì công cứu chuộc việc giải hòa đều là hư không cả. Nếu Christ không có tánh người, thì không thể chết;mà nếu không có tánh Đức Chúa Trời, dẫu chết cũng luống công, và các trang lịch sử nói về Ngài đều là hoang đàng, không gốc tích, không bằng cớ gì cả. Những câu sau đây làm chứng: Gi 17:3; Gi 20:27; Lu 24:39; Phil 3:8,10Ta nên tận tâm tận lực kê cứu lẽ mầu nhiệm về phẩm vị huyền diệu của Christ, vì Ngài không những là trung tâm của đạo Đức Chúa Trời, mà chính Ngài là đạo ấy. Có kẻ nói: “Tôn giáo chỉ nói đến phẩm vị của Đức Chúa Trời; còn Cơ đốc giáo biểu dương phẩm vị của Christ.” Pascal nói:“Jesus Christ là trung tâm của muôn vật, đối tượng của mọi sự; kẻ nào không nhận biết Ngài, thì chẳng biết gì hết, hoặc về trật tự của cõi thiên nhiên, hoặc về chính mình cũng vậy.” Có kẻ khác luận rằng: “Ta hãy đến cùng Jesus, vì ngôi Christ là trung tâm của thần đạo.”b) Vấn đề khó giải: Phẩm vị của Christ thật là một sự mầu nhiệm trong các sự mầu nhiệm, suy nghĩ chẳng đến,dò lường chẳng thấu; nếu thử rán hết trí khôn mà xét kỹ đến đâu đi nữa, e cũng vẫn tối tăm không sao hiểu nổi được (Giop 38:2; ICo 1:21). Đạo ấy vốn đã giấu kín ở các đời trước, mà nay đã tỏ ra cho các tín đồ (Co 1:26; Eph 3:9; ITi 3:16), nhưng vẫn còn có vấn đề khó giải, xin luận qua sau đây.(1) Hai tánh một ngôi:Hai tánh hiệp nhau làm một ngôi thật khó giải nghĩa. Có kẻ lấy hai vòng tròn có cùng một trung tâm điểm (cereles concentriques) để ví dụ lẽ ấy: nếu đem vòng nhỏ mà để ở giữa trung tâm của vòng lớn. Cũng vậy, hai tánh của Christ hiệp nhau mà nên chỉ một ngôi đó thôi.(2) Nhân tánh không ngôi:Suy nghĩ về nhân tánh không thành vị, thì khó hiểu thấu. Nhưng mà chúng ta khá nhớ rằng thế thường hai vợ chồng ăn ở với nhau, mà sanh ra con, thì đứa con ấy chỉ có một ngôi. Cũng vậy, Đức Chúa Trời che phủ nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thai và sanh Jesus Christ duy có một ngôi đó thôi. Ta khá cẩn thận, chớ lẫn lộn tánh với sự thành vị. Kinh Thánh dạy rõ Đạo (Logos) trở nên người, chớ chẳng phải Đạo hiệp với một nhân tánh đã thành vị rồi; bèn là Đạo và nhân tánh hiệp nhau, rồi nhân tánh mới thành vị vậy.(3) Sự quan hệ giữa Đạo với nhân tánh đương khi ở thế gian: Khi Christ còn ở thế gian thì có thần tánh vô sở bất tri, vô sở bất năng. Nhưng nhân tánh Ngài hạn chế các bản năng tư cách của thần tánh, không được tỏ ra như ở trên trời. Dầu vậy, Đạo lấy mọi lương năng mỹ đức của thần tánh mà đổ lại cho nhân tánh, đến đỗi nhân tánh cũng có khi dường như toàn tri toàn năng vậy. Vả, khi Christ ở đời, thì lời nói việc làm Ngài theo ý của Thánh Linh chỉ bảo cả (Ma 3:16; Gi 3:34; Cong 1:2; Cong 10:38; He 9:14); song năng lực làm việc thì chẳng bởi bề ngoài mà đến, bèn từ trong chính Ngài mà ra, vì Ngài vẫn có đủ thần quyền thần năng để làm mọi sự vậy (Ma 17:2; Lu 5:20,21; 6:19; Gi 2:11,24,25; 3:13; 20:19).(4) Sự quan hệ giữa Đạo với nhân tánh ở trên trời: Khi Christ thăng thiên, thì chẳng phải bỏ nhân tánh lại ở dưới đất, bèn ngự lên cao có đủ cả hai tánh Đức Chúa Trời và loài người. Kinh Thánh dạy rõ khi Ngài sống lại thăng thiên thì có đủ thể linh, vào ngay chỗ chí thánh để làm Trung bảo và Thầy tế lễ thượng phẩm cho ta. Khi Ngài còn ở dưới đời nầy đã có nhân tánh hoàn toàn thể nào, thì khi ngự lên ngôi bên hữu Đức Chúa Trời vẫn còn có nhân tánh hoàn toàn thể ấy. Hiện nay Ngài có đủ phẩm cách Đức Chúa Trời mà làm người, cũng có đủ tư cách loài người mà làm Đức Chúa Trời; nhân đó Ngài mới làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Trời mà cũng làm thỏa được sự ước ao của loài người (Lu 24:13-32, Lu 24:36-42; Gi 20:27; Cong 7:55; He 8:1; He 8:2; He 9:12; Kh 1:13). Nhân tánh của Ngài hiện tại không còn phục định lệ cõi vật chất nữa, bèn phục định luật cõi thuộc linh nên không còn bị hoặc cảnh giới hoặc thời gian ràng buộc nữa, song được vô sở và vô thời bất tại như thần tánh của Ngài vậy.c) Thí dụ sự mầu nhiệm: Sự hiệp nhau hai tánh trên ngôi Christ thật huyền diệu vô cùng, không trí ngộ phàm nào hiểu thấu được, bởi vì sự từng trải ta chẳng có gì tương tợ với sự ấy. Thực,đạo nầy càng cao xa hơn đạo về Ba Ngôi hiệp một nữa, nên lấy sự lý tầm thường hoặc thí dụ phàm tục mà giải nghĩa thì cũng không được rõ ràng cho mấy.Có kẻ lấy sự hiệp nhứt của thân thể và linh hồn, hoặc sắt với nóng, mà làm thí dụ. Kẻ khác lại dùng sự hiệp nhứt của tín đồ với Chúa, Con với Cha, mà biểu minh sự mầu nhiệm ấy. Nhưng xét qua mấy thí dụ đó, thì thấy đều thiên về một bên cả, không đủ tỏ ra lẽ mầu nhiệm về thần tánh và nhân tánh hiệp nhau kết thành một ngôi trên Christ được. Vì thân thể và linh hồn, dầu là một ngôi, song chẳng phải là hai tánh; sắt và nóng cũng chẳng phải là một thể yếu, bèn là hai rõ ràng; quả như thí dụ ấy, thì cũng đi lạc như phe Eutyche (duy nhứt tánh thuyết) vậy. Về tín đồ hiệp nhứt với Chúa, Con với Cha thì cũng chẳng phải một ngôi đâu, bèn là hai; quả như lời đó, thì cũng đi lạc như phe Nestorius mà phân biệt thể yếu của Con với thể yếu của Cha vậy.Nếu đem cả bốn thí dụ ấy mà luận thì có thể dùng hai thí dụ đầu mà tỏ ra hai tánh của Christ; còn hai thí dụ sau lại giải nghĩa về hai tánh ấy hiệp nhau làm một; song thí dụ như thế cũng chỉ biểu minh được cái ý mà thôi, chớ không sao đụng đến chính lẽ mầu nhiệm đó nổi. Kỳ thực,đạo hai tánh của Christ hiệp nhau làm một ngôi vốn một thực sự duy nhứt vô song, cũng như đạo Ba Ngôi Đức Chúa Trời, chẳng một điều tương tợ phàm nào có thể biểu minh lý do của nó được.d) Căn cứ hai tánh hiệp một ngôi: Có kẻ hỏi: Đức Chúa Trời là Đấng Thần Linh vô hạn lượng, làm sao hiệp nhứt với loài người, là vị thọ tạo hữu hạn lượng được? Đáp: Đức Chúa Trời hiệp nhứt với loài người hẳn căn cứ ở nơi nguyên thỉ của loài người được dựng nên chiếu theo hình tượng của Đức Chúa Trời đó vậy. Vì loài người có lý tánh và linh tánh giống như Đức Chúa Trời, nên cũng tại đó mà Đao (Logos) có thể đầu thai trong nhục thể của họ. Loài người cầm thú chẳng có lý tánh và linh tánh, nên cũng chẳng có thể hiệp nhứt với Đức Chúa Trời. Loài người không những là có thể giao thông với linh giới, lại có thể hiệp nhứt với chính Đức Chúa Trời một cách không phân ly,hưởng được ở nơi Ngài các thần quyền thần năng, mà không cần phải mất một nguyên tổ nào thuộc nhân tánh cả. Tiếc thay, vì cớ tội lỗi người đời phải mất hình tượng đạo đức của Đức Chúa Trời mình mà mình vốn có, đành bị phân rẽ với Ngài. Nhưng may thay, Christ vốn là hình trạng hoàn toàn của Đức Chúa Trời, bởi sự đầu thai làm người, có thể lập lại hình tượng đạo đức ấy ở trong họ, ban cho họ được dự phần thần tánh, được đầy dẫy sự sống và tình yêu thương của Đức Chúa Trời. IIPhi 1:4; Thi 42:7 Ấy nghĩa là sự giàu có của Đức Chúa Trời như vực sâu vô hạn vô lượng; còn sự nghèo thiếu của loài người cũng chẳng khác vực sâu, nào ai dò lường được. Hai bên đối nhau, bên này kêu bên kia: “Hỡi ôi!” Bên Đức Chúa Trời đầy đủ vô cùng đối với bên loài người thiếu thốn không ngằn. Bên Ngài có sắm sửa mọi sự cần dùng cho bên kia; nhưng chẳng may giữa hai bên có vực sâu tội lỗi phân rẽ, cần phải bắc cầu cứu rỗi, mới làm cho sự đầy đủ của bên nầy có thể cung cấp cho sự thiếu thốn của bên kia được. Câu ấy là Christ đầu thai trở nên xác thịt, lấy thần tánh đầy dẫy sự giàu có của Đức Chúa Trời, liên hiệp với nhân tánh nghèo thiếu của loài người mà làm thỏa nguyện sự ước ao của họ, khiến cho họ chẳng những là được gần gũi cùng Đức Chúa Trời, bèn đãi họ như đồ dùng trống không mà lại được đựng đầy mọi sự phong phú của nguồn suối vô hạn vô lượng của Đức Chúa Trời, bởi hai tánh trời người của Christ hiệp nhau mà đổ vào vậy.e) Chẳng có hai ngôi:Christ có hai tánh, nhưng chẳng có hai ngôi, bèn chỉ có một ngôi mà thôi. Ấy vì Đạo (Logos) trở nên xác thịt, nhận lấy nhân tánh chưa thành vị mà hiệp nhau, chớ chẳng phải hiệp nhau với nhân tánh đã thành vị có nhân cách rồi. Ta có thể gọi nhân tánh của Christ là phi nhân cách (impersonnelle) cho đến khi hiệp với Đạo;khi ấy nhờ ngôi của Thần nhân, nhân tánh mới có quyền tự giác, tự chủ vậy. Ta khá phân biệt tánh với ngôi; tánh là thể yếu chung, như Ba Ngôi Đức Chúa Trời đồng chung một tánh. Nhưng ngôi là tánh đã nên người riêng, thực hữu đặc biệt, có các tư cách loài người, có tự giác, ý dục và tự chủ. Cho nên vì nhân tánh của Christ chẳng hề thực hữu riêng trước khi chưa được đầu thai thì Đạo (Logos) mới đem nguyên tố ngôi mà phú cho nhân tánh được thành vị trở nên ngôi Thần nhân vậy.Cũng quan hệ lắm mà hiểu rằng quan năng tự giác tự chủ vốn chẳng thuộc về bản tánh, bèn là thuộc về ngôi. Vì vậy cho nên Christ chẳng có hai tự giác, hai tự chủ, bèn chỉ có một tự giác, một tự chủ mà thôi. Sự tự giác Ngài chẳng phải chỉ thuộc nhân tánh, mà cũng thuộc thần tánh nữa, gọi bằng một vận động của ngôi duy nhứt do nhân tánh, và thần tánh hiệp nhau mà nên vậy. Giả như hai vợ chồng vốn là hai ngôi đặc biệt, mà hễ sanh con thì cả hai đều di truyền cho con bản tánh của mình; dầu vậy, kết quả họ chẳng sanh một con có hai ngôi đâu, bèn sanh con chỉ có một ngôi, có một tự giác, một tự chủ đó thôi. Cũng vậy, Thần Phụ là Đức Chúa Trời và nhân mẫu là Ma-ri chẳng sanh Jesus Christ có hai ngôi đâu, bèn sanh Ngài chỉ có một ngôi đó thôi (xem Mac 13:32; Lu 22:42; Gi 8:58; 10:30).f) Công hiệu nơi nhân tánh: Vả,thần tánh và nhân tánh hiệp nhứt như thế, có công hiệu gì ở nơi nhân tánh không? Đáp: Nhờ sự hiệp nhau ấy nhân tánh hưởng được các lương năng mỹ đức của thần tánh. Nói cách khác, Đạo (Logos) truyền cho nhân tánh các thần cách, thần quyền, thần đức của mình, mà chẳng lẫn lộn thể yếu của hai tánh, đến đỗi Người Christ ở thế gian cũng có quyền cảm biết và làm lụng như chính Đức Chúa Trời vậy.Nếu có khi quyền ấy chẳng được tỏ ra mười phần rõ mười, thì ấy tại vì Đấng Thần nhân đã tự ti tự chế, tình nguyện lấy xác thịt mà che khuất vinh hiển của Đức Chúa Trời ở nơi mình. Lại trong khi Đấng Thần nhân lấy hình trạng đầy tớ mà hiện ra, thì thường nhờ Thánh Linh chỉ dẫn và cai trị trong mọi sự, đến nỗi Ngài chỉ biết dạy và làm những điều Thánh Linh răn bảo như thế nào đó thôi (Ma 3:16; Gi 3:34; Cong 1:2; 10:33; He 9:14). Song mỗi khi Ngài được Thánh Linh răn bảo như thế, thì Ngài biết, dạy và làm, chẳng như các tiên tri xưa nhờ năng lực ở bên ngoài mình truyền thụ cho, bèn là nhờ thần quyền lực ở trong mình mà biết, dạy và làm đó vậy (Ma 17:2; Mac 5:41; Lu 5:20,21; 6:19; Gi 2:11,24,25; 3:13;20:19).g) Công hiệu nơi thần tánh:Trong sự thông đồng hai tánh của Christ, chẳng những nhân tánh chịu ảnh hưởng của thần tánh, nhưng thần tánh cũng chịu ảnh hưởng của nhân tánh nữa. Thần tánh vốn không thể bị yếu đuối, cám dỗ, đau đớn và chết. Thế mà, Đấng Thần nhân là Jesus Christ, có thể từng trải những sự ấy, bởi vì ở trong Ngài thần tánh liên hiệp với nhân tánh vậy. Như Nhân Cứu Chúa nhân vì thần tánh có thể vận hành các lương năng mỹ đức của Đức Chúa Trời thể nào, thì Thần Cứu Chúa nhân vì nhân tánh cũng có thể bị yếu đuối, thử thách và đau đớn như mọi người cũng thể ấy. Ví như thân thể liên hiệp với linh hồn, hễ thân thể đau đớn thì linh hồn cũng cảm xúc. Nếu linh hồn lìa bỏ thân thể, thì thân thể chẳng biết đến sự đau đớn ấy nữa. Trong Đấng Thần nhân cũng vậy, tuy thần tánh vốn không cảm biết sự đau đớn của loài người, song nhân vì sự hiệp nhứt với loài người, nên cũng có thể chịu đau đớn không dò lường được. Bởi vì Christ là Đức Chúa Trời, nên cũng có thể chịu đau đớn vô hạn vô lượng, còn sự chết Ngài cũng nhân cớ ấy mà có giá trị không xiết kể.h) Hai tánh hiệp nhau cần yếu:Hai tánh Christ hiệp nhau rất cần yếu để thiết lập Ngài làm Đấng Trung bảo giữa loài người và Đức Chúa Trời, Ngài có hai bản tánh, nên được đồng đẳng với Đức Chúa Trời, cũng được đồng cảm với loài người, có giao thông với cả hai bên.Kinh Thánh có chép: He 2:17,18; He 4:15,16Vả lại, nhờ có hai tánh, Ngài cũng có thể đem đủ điều kiện tất yếu mà giải hòa giữa Đức Chúa Trời và loài người: Ngài là người, nên có thể thế mạng họ mà chuộc tội; Ngài là Đức Chúa Trời, nên sự chuộc tội đó có giá trị vô cùng. Còn cả hai thần tánh và nhân tánh hiệp tác mà chịu hình chịu chết đó có đủ năng lực cảm động tội nhơn ăn năn trở lại, đầu phục và yêu thương Đức Chúa Trời. ITi 2:5; He 7:25i) Hai tánh hiệp nhau đến đời đời:Hai tánh của Christ chẳng phải tạm hiệp nhau đâu, bèn là hiệp nhau đến vĩnh viễn,sẽ chẳng hề phân ly bao giờ. Khi Christ được đầu thai, thì nhận lấy nhân tánh để kết hiệp với thần tánh đến vô cùng. Lúc thăng thiên giống loài người ở trong Ngài lấy lại được mão miện vinh hiển mà xưa kia họ đã mất, và đạt đến ngôi của vũ trụ. Hiện nay Cứu Chúa Thần nhân ấy nhờ Thánh Linh mà vô sở bất tại, hằng làm việc để cứu rỗi tuyển dân và gây dựng cho nước Ngài mau đến. Đoạn, sau khi muôn vật đã đầu phục Christ, thì chính Christ cũng sẽ phục Cha, và trở lại vào trong nguyên trạng mà Ngài đã có trong cõi đời đời trước buổi sáng tạo vậy. Có câu chứng rằng: ICo 15:28; Gi 17:5; He 1:8; He 7:24TỔNG ĐOÁNNhờ các lẽ tỏ ra trên, ta dạn dĩ đoán rằng Jesus Christ Chúa chúng ta, thật là Con Đức Chúa Trời, mà cũng là Con người, có thần tánh hoàn toàn, mà cũng có nhân tánh trọn vẹn nữa. Ngài là Đức Chúa Trời thật, đồng đẳng, đồng quyền, đồng đức với Ngài; cũng là người thật, có cả bản năng tư cách của loài người. Hai tánh thần, nhân chẳng phải là hỗn hòa với nhau, cũng không khi nào phân rẽ mà không nương dựa lẫn nhau bao giờ. Dầu là có đủ hai tánh hoàn toàn, nhưng chỉ có một Ngôi; Ngôi ấy duy nhứt có một tâm trí,một tự giác, một tự chủ mà thôi. Ấy là sự mầu nhiệm vô cùng về phẩm vị của Jesus Christ, là Đạo của Đức Chúa Trời đã đầu thai trong lòng nữ đồng trinh Ma-ri mà khiến trở nên xác thịt vậy.CHƯƠNG 5: HAI CẢNH TRẠNG CỦA CHRISTKINH THÁNH tả thuật Jesus Christ, Đạo Đức Chúa Trời, đã từng trải hai cảnh trạng hạ xuống và cảnh trạng nhắc lên. Cảnh trạng thứ nhứt bắt đầu ở nơi sự đầu thai của Ngài, và trải đến sự chết và chôn. Cảnh trạng thứ hai khởi sự ở nơi sự sống lại Ngài, và trải đến đời đời.I. CẢNH TRẠNG HẠ XUỐNGThánh Phao-lô dạy về cảnh trạng hạ xuống rằng:Phil 2:6-8.Jesus Christ vốn là Đức Chúa Trời vô thủy vô chung, làm đầy dẫy trong bầu trời trái đất, ngự lên trên các từng trời ở chốn chí cao, có quyền năng vô hạn vô lượng. Kịp khi giáng sanh làm người, thì lấy hình trạng tôi tớ mà hiện ra rất khác với nguyên trạng của Ngài. Phao-lô gọi cảnh trạng hạ xuống ấy là “tự làm cho mình trống không.” Vậy, chúng ta muốn biết cảnh trạng ấy có nghĩa lý gì. Sau đây xin lược luận qua đôi lẽ về vấn đề ấy.1. LUẬN VỀ CẢNH TRẠNG HẠ XUỐNGa) Những lời cắt nghĩa sai lầm: Có nhiều nhà tôn giáo cắt nghĩa cảnh tượng hạ xuống của Christ sai lầm như kể lược sau đây:(1) Chia hai phần linh: Có kẻ nói Christ giáng sanh, bèn chia hai phần linh ra, một nửa xuống thế gian nương dựa xác thịt, một nửa cứ ở trên trời. Thành thử, dầu Christ đã giáng sanh, cư trú nơi thế hạ, thì nửa phần linh của Ngài vẫn cứ ở thiên thượng mà chủ trị muôn vật.(2) Thần linh giấu kín: Có kẻ khác chủ trương rằng khi thần linh của Con Đức Chúa Trời giáng sanh, thì cư trú trong Jesus Christ, nhưng kín giấu không rõ, lặng mà không động, nhờ quyền năng của Thánh Linh mà bó buộc ở trong nhân tánh Ngài vậy.(3) Từ giã mọi đức cao hơn nhân tánh:Cũng có kẻ chủ trương rằng Christ “tự làm cho mình trống không”, ấy là Ngài từ giã các đức cao hơn nhân tánh, như những đức vô lượng vô biên của Đức Chúa Trời.Còn những tâm đức mà cả Đức Chúa Trời lẫn loài người có thể có, thì Ngài đều giữ vẹn.(4) Tạm lìa những tài năng siêu việt: Có người khác giải nghĩa về cảnh trạng tự ti của Christ, chủ trương rằng khi Ngài “tự làm cho mình trống không”, thì từ giã các tài năng siêu việt ở trên trời,như là quyền bính gây dựng, chủ trị muôn vật trong bầu trời trái đất, và những phẩm cách vô sở bất tri, vô sở bất năng, tức là quyền biết mọi sự, tài làm mọi việc ở khắp mọi nơi. Còn các đức yêu thương, thánh khiết, công nghĩa, v…v.,thì lúc làm người Ngài có trọn vẹn cả.(5) Tuyệt diệt cả kiếp tiền sanh:Cũng có người chủ trương rằng khi Christ được đầu thai, thì tuyệt diệt cả kiếp tiền sanh, bèn nhờ sự sanh trưởng khải phát, biến hóa như người thường, mà Ngài lần lần tiến đến địa vị cao cả của Đấng Thần nhân. Cho nên các tâm đức và quyền siêu việt mà Ngài có lúc thành nhơn thì chẳng phải trực tiếp do thần tánh, bèn là do sự canh tân biến hóa mà nên vậy. Thành thử, theo ý kiến ấy, Christ lúc đầu thai chẳng phải là Đức Chúa Trời, bèn phải nhờ sự biến hóa tấn bộ mà lần lần đạt đến bực Thánh Thần vậy.Những lời luận về cảnh trạng tự ti của Christ như trên đây đều không đúng cả. Nào lời luận về Ngài chia đôi phần linh mà giáng sanh, nào là thần linh bị giấu kín, những ý đó chẳng thích hiệp với Kinh Thánh chút nào, mà lại khiến cho thần tánh của Ngài phải chia rẽ ra làm hai, là một điều phản đối với lẽ đạo thần tánh hoàn toàn của Ngài vậy.Đến như luận về Christ từ giã mọi tâm đức cao hơn nhân tánh, hoặc là tạm lìa những tài năng siêu việt, cũng đều trái ngược với Kinh Thánh cả. Vì Kinh Thánh dạy rõ Jesus Christ có đủ mọi tâm đức, mọi tài năng siêu việt, đến đỗi biết mọi sự, làm được mọi việc, chỗ nào cũng có Ngài cả.Bởi vì nếu Christ thật đã từ giã các thần đức, tạm lìa các thần năng, ắt không còn có thể gọi Ngài là Đức Chúa Trời nữa.Còn ý kiến cho cả kiếp tiền sanh của Ngài đều bị tuyệt diệt lúc Ngài giáng sanh, rồi nhờ sự khải phát biến hóa mà lần lần đạt đến bực Thánh Thần, các nhà thần đạo chánh thống xưa nay ai cũng bài xích, cho là sai quấy, vì làm cho Ngài không có thần tánh gì cả, duy là một bực hiền thánh đạt đến chỗ cao thượng hơn hết đó thôi. Vậy thì cảnh trạng tự ti của Christ là như thể nào?b) Lời cắt nghĩa đúng:Christ “tự làm cho mình trống không” chẳng phải là lìa bỏ thần tánh, thần quyền,thần đức mà Ngài vốn có từ trước vô cùng, bèn là tình nguyện phục ý muốn của Thánh Linh dẫn dắt mà vận dụng các thần cách ấy. Kinh Thánh dạy rằng cảnh trạng tự ti của Christ vốn tại các điều kể sau đây:(1) Lìa bỏ vinh hiển nguyên bản: Đạo (Logos) tình nguyện lìa bỏ sự vinh hiển mà trong cõi từ trước vô cùng Ngài vốn có ở nơi Cha, chịu đầu thai trong lòng người nữ, sanh hạ xuống chốn trần gian.Song lúc giáng sanh thì Ngài vẫn có thần tánh, thần đức, thần quyền hoàn toàn luôn, chẳng lúc nào từ giã cái nào cả. Có câu chứng: Gi 17:5; IICo 8:9. – Phil 2:6,7 dẫn ở trên.(2) Lìa bỏ hình trạng Đức Chúa Trời: Linh, đức,tánh, và hình của Christ nguyên không khác chi Đức Chúa Trời.Song khi Ngài giáng sanh làm người, dầu vẫn còn có linh, đức, và tánh của Đức Chúa Trời, thì hình trạng Đức Chúa Trời Ngài tạm để lại ở trên trời. (Xem Phil 2:6 dẫn ở trên)(3) Lấy hình thể tôi tớ:Christ chẳng những là tạm lìa vinh hiển nguyên bản, về hình trạng của Đức Chúa Trời thôi đâu, bèn là hạ mình xuống, lấy hình thể tôi tớ, trở nên giống như loài người, ở vào nghịch cảnh, chịu khó khăn, nghèo khổ và đau đớn đến cùng.Nguyên là Đạo Đức Chúa Trời trở nên xác thịt đành thuận phục các cảnh khốn đốn của loài người vậy. Kinh Thánh chép: Es 53:2,3; Phil 2:7 dẫn ở trên. Cũng xem Thi 8:4-6.(4) Thuận theo Thánh Linh dẫn dắt: Đạo (Logos) hạ mình xuống chẳng hề từ bỏ thần tánh, thần đức, thần quyền đâu, nhưng tình nguyện tự hạn chế, thuận phục Thánh Linh để vận dụng các thần cách ấy y theo ý Ngài muốn, đến đỗi mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của Ngài đều do Thánh Linh dẫn dắt chỉ bảo cả. Có câu Kinh Thánh chứng: Cong 1:2; Cong 10:38; He 9:14(5) Chịu nhục và chết trên thập tự giá:Trong mọi sự Ngài vui lòng vâng mạng Cha, chịu thử thách khổ nạn, thương khó,thậm chí chịu nhục và chết trên thập tự giá cũng chẳng chối từ đâu. Phil 2:8.2. LÝ LỊCH CỦA CHRIST TỰ HẠ MÌNH XUỐNGKê cứu Kinh Thánh về lý lịch của Christ tự hạ mình xuống, thì thấy có chứng 9 bực như tỏ sau đây:a) Tạm lìa sự vinh hiển vốn có ở với Cha, để hình trạng của Đức Chúa Trời ở trên trời, hạn chế quyền vận dụng các thần cách tự do, và vui lòng tạm từ bỏ cả sự giàu có ở chốn thiên cung.b) Thuận phục công lệ sanh hóa mà trở nên người, nhận lấy nhân tánh từ trong dòng giống tội lỗi do A-đam nguyên tổ loài người mà ra. Nhân tánh ấy thoát khỏi ác tánh di truyền đó, chỉ là tại vì Ngài được đầu thai bởi Thánh Linh ở trong lòng Nữ đồng trinh vậy. Lu 1:35.c) Phục tùng lẽ sanh trưởng như người thường,lần lần mở mang tấn bộ đến bực thành nhơn (Lu 2:52). Vì Christ đã là người thật, nên phải chịu nhân tánh hạn chế sự vận dụng các thần năng thần cách. Dường như đến khi 12 tuổi mới biết rõ mình là Con Đức Chúa Trời (Lu 2:49). Kịp đến khi chịu báp-têm mới tỏ thần quyền mà làm phép lạ thứ nhứt vậy.Lu 2:49,52.d) Phục tùng Thánh Linh trong mọi sự, đến đỗi nào sự hay biết, nào tư tưởng, nào lời nói, nào việc làm, nào sự dạy dỗ, hết thảy đều do Thánh Linh chỉ bảo mà thành công cả.Cách ăn nết ở của Ngài thật chẳng phải như một người chủ, bèn như một tôi tớ vậy.(Xem câu Kinh Thánh dẫn trong phần (4) ở trên).e) Nếm trải đủ thứ yếu đuối, thử thách, dạy dỗ và thương khó của đời nầy. Es 53:3; He 2:18; – cũng xem He 4:15.f) Tình nguyện mang tội lỗi người ta, chịu hính phạt của luật pháp, uống hết chén đầy sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời.Ma 27:46; Lu 22:44.g) Tình nguyện hi sinh mình mà chịu chết trên thập tự giá Ga 3:13; Cũng xem Phil 2:8 dẫn ở trên.h) Bị đem chôn trong mồ mả, tạm chịu núp dưới quyền của sự chết. ICo 15:3,4; Lu 23:53; Cũng xem Ma 12:40.i) Xuống âm phủ, là địa vị thấp hơn hết.IPhi 3:18-20.Bản tóm tắt, Christ “tự làm cho mình trống không”, hạ mình xuống, chịu cảnh trạng khuất phục, tự ti tự chế nhiều cách, thật một sự mầu nhiệm, khó giải nghĩa cho cạn lý, vì chẳng có lời nào thí dụ cái cảnh thật cao mà thấp, vinh mà nhục của Ngài dường ấy được. Nhưng có kẻ lấy ba thí dụ thuật sau đây mà biểu minh lẽ đạo nầy.(1) Áng mây che mặt trời:Đương lúc mặt trời bị mây che khuất, dầu ở dưới đất không thấy rõ hình thể và ánh sáng của nó, thì cũng biết mặt trời vẫn còn, ánh sáng nó cứ bủa ra ở phía trên áng mây, vẫn còn chói lói trong vũ trụ, muôn ngàn tinh cầu kia đều y nguyên và chịu ánh sáng nó luôn. Cũng vậy, Christ ở đời nầy lấy hình trạng loài người mà che khuất thể yếu vinh hiển của Đức Chúa Trời ở nơi mình; nhưng dầu mắt phàm không thấy được vinh hiển ấy, thì nó cũng vẫn còn luôn vậy.(2) Nhắm con mắt:khi chúng ta mở mắt, thì thấy trời đất muôn vật một cách rõ ràng. Nhưng trong khi nhắm tít hai con mắt lại, thì thật mù mịt chẳng thấy gì cả; song con mắt vẫn còn, chẳng hề thay đổi gì hết. Cũng một lẽ ấy, Con Đức Chúa Trời mượn xác thịt,tạm che giấu thần thể yếu mình. Dầu vậy, thể yếu ấy vẫn còn y nguyên ở nơi Ngài luôn.(3) Ống nước: Mạng sống và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho, chẳng khác gì nguồn vực sâu thẳm.Cả thế gian rất cần ân điển ấy, nhưng chẳng có phương pháp nào đem ân điển ấy lưu thông cho mọi người. Song nhờ nhân tánh và thần tánh của Christ hiệp nhau,loài người ở dưới thấp nầy được giao thông với Đức Chúa Trời ở trên cao kia;Ngài chẳng khác gì một ống nước từ trên trời cao thả xuống mặt đất, lưu mạng sống và ân cứu rỗi vô hạn vô lượng của Đức Chúa Trời tràn khắp thế gian, làm đầy lòng mọi kẻ tin cậy Ngài.Nói một lời, những thí dụ ấy chẳng có thể minh giải được sự mầu nhiệm về việc Christ tự hạ mình xuống, chỉ có thể giúp đỡ ta hiểu rõ hơn đôi phần đó thôi. Vì chẳng có thí dụ nào thuộc trần giới có đủ lý sự bày tỏ hết ý nghĩa của sự huyền diệu ấy được.II. CẢNH TRẠNG NHẮC LÊN CAOKhi Christ đã trải qua các bực tự ti, đến đỗi chịu chết trên thập tự giá và chôn trong mồ mả, thì lại được từng trải các bực trong sự nhắc lên cao. Trong thơ Phi-líp Phao-lô cứ dạy thêm rằng: Phil 2:9-111. CHÂN TÁNH CỦA SỰ NHẮC LÊN CAOCái chân tánh của sự tôn cao như sau nầy:a) Lấy lại vinh hiển nguyên bản: Khi Christ sống lại và thăng thiên, thì lấy lại vinh hiển nguyên bản, hình trạng, sự sang trọng và giàu có mà Ngài vốn có ở với Đức Chúa Trời lúc xưa. Cũng lấy lại quyền tự do vận dụng các thần năng thần cách mà lúc Ngài sống dưới đời chẳng vận dụng ở ngoài ý chỉ Thánh Linh chỉ bảo cho. (Xem Gi 17:5 dẫn ở trên)b) Thần tánh đầy dẫy trong nhân tánh:Đương khi Christ làm người ở thế gian, thì nhân tánh hạn chế thần tánh lấy các thần quyền, thần đức mà đổ lại cho nhân tánh ấy trọn vẹn. Cho nên Christ được tôn cao, nghĩa là Ngài đem cả thần đức, thần vinh mà phú cho nhân tánh cách đầy dẫy, đến đỗi tâm đức, quyền năng trọn vẹn của thần tánh cũng đều thuộc về nhân tánh một cách vô lượng vô biên. Nhân tánh bèn bày tỏ thần tánh trọn vẹn không còn hạn chế hay ngăn trở Ngài vận dụng các thần năng, thần cách nữa. He 2:8,9.Cũng xem Thi 8c) Nhân tánh thi hành cách mới:Khi Christ được nhắc lên cao, thì nhân tánh Ngài khởi thi hành cách mới, vận dụng các bản năng do thần tánh phú cho. Trước sự sống lại thì thân thể Ngài phục tòng công lệ vật chất trong sự hành động. Nhưng sau biến động ấy thân thể Ngài không còn cần phục tùng luật ấy nữa, có thể đi ngang qua nơi kín cổng cao tường,bay lên khỏi luật hấp lực, mới ở đây trong giây phút nầy, mà giây phút sau lại ở chỗ khác cách xa; luật thời gian, không gian, và vật chất chẳng còn bó buộc nhân tánh của Ngài nữa. Quả sự chết và sự hư nát cũng chẳng có quyền trên Ngài,vì cớ thần tánh nên tất nhiên phải sống lại. Ấy cũng là điều Phi-e-rơ dạy rằng:Cong 2:24,31. Cũng xem Lu 24:31,36,51; Gi 20:19; Cong 1:9.2. CHÂN CẢNH CỦA SỰ NHẮC LÊN CAOa) Từ kẻ chết sống lại: Bước thứ nhứt trong sự Christ được nhắc lên cao là sự sống lại. Nếu Ngài chỉ chịu chết mà không sống lại, thì Ngài chẳng đáng gọi là Đấng siêu việt, đời sống Ngài,công việc Ngài, sự chết Ngài cũng chẳng khác gì của một tiên tri hay là bậc anh hùng đời xưa. Nhưng sự sống lại của Ngài là bằng cớ quan hệ nhứt chứng rằng Ngài quả là Con Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của thế gian. Những bằng cớ kể ra sau đây minh chứng rằng Christ thật đã từ kẻ chết sống lại.1) BẰNG CHỨNG VỀ SỰ SỐNG LẠI(a) Cựu Ước dự ngôn:Trong Cựu Ước có nhiều câu dự ngôn về sự phục sanh của Christ. Như: Thi 2:7.Khi Phao-lô giảng tại An-ti-ốt, thì đã chứng quyết rằng lời ấy được ứng nghiệm khi Christ từ kẻ chết sống lại (Cong 13:33).Cũng có lời của Đa-vít dự ngôn rằng: Thi 16:8-11.Nhằm ngày lễ Ngũ tuần Phi-e-rơ viện dẫn lời ấy để chứng thực cho sự phục sanh của Chúa (Cong 2:25-28). Vả, các lời dự ngôn khác nói về sự giáng sanh, đời sống, và sự chết của Chúa đã được ứng nghiệm hết;nên lấy làm hữu lý lắm mà tín nhận rằng lời dự ngôn về sự phục sanh Ngài cũng đã được ứng nghiệm như thế cả.(b) Chính Jesus Christ nói trước là sẽ sống lại:trước khi Chúa Jesus chịu khổ và chết, thì thường nói trước rằng Ngài phải chịu chết, rồi đến ngày thứ ba thì sống lại (Ma 16:21; 20:19; Gi 10:18). Lời ấy được ứng nghiệm hoàn toàn như Ngài đã nói.(c) Sự hiển hiện của Christ:Tân Ước ký thuật rất rõ và đặc biệt rằng trong khoảng giữa ngày phục sanh và sự thăng thiên thì Chúa Jesus Christ từng hiển hiện với các môn đồ ước chừng 11 lần.Trong các lần hiển hiện đó Ngài đã từng nói chuyện với họ, ăn bữa với họ, dạy dỗ họ; còn họ đã nhìn biết Ngài, từng rờ đến Ngài, thọ giáo Ngài, mục kích Ngài thăng thiên. Ngài hiện ra với (a) Ma-ri Ma-đơ-len, Gi 20:11-16; (b) Phi-e-rơ,Lu 24:34; ICo 15:5; (c) các nữ đồ thăm mộ, Ma 28:8-10; (d) Hai môn đồ trên đường Emmaut, Lu 24:13-32; (e) Mười sứ đồ, Gi 20:19-23; ICo 15:5; (f) Mười một sứ đồ,Gi 20:26-29; (g) Bảy sứ đồ tại biển Ga-li-lê, Gi 21:4-14; (h) Năm trăm anh em, ICo 15:5; (i) Gia-cơ, ICo 15:7; (j) Các môn đồ lúc Ngài thăng thiên, Cong 1:9-11;(k) Phao-lô trên đường Đa-mách, Cong 9:1-9; ICo 15:8. Các lần hiển hiện đó đủ bằng cớ chứng thực chắc chắn rằng Jesus Christ đã từ kẻ chết sống lại rồi. Dầu vậy,vẫn còn có bằng chứng khác nữa.(d) Sự lo sợ kẻ cừu địch:(1) Sự canh giữ mộ: Cừu địch Chúa lo sợ các môn đồ Ngài sẽ đến cướp thi thể Chúa, rồi ngoa truyền rằng Ngài sống lại để lừa gạt thiên hạ; nên họ cắt lính canh giữ mộ Chúa cách cẩn mật. Ma 27:62-66.(2) Đút lót lính canh: Nhưng Chúa thật sống lại, khiến bọn lính kia kinh hồn khiếp vía từ mộ chạy về thuật lại rằng Ngài đã từ kẻ chết sống lại, bước ra khỏi mồ mả rồi. Những cừu địch Chúa bèn đút lót lính canh, và nghiêm cấm không cho đồn tin ấy ra, lại bảo nói ban đêm đương lúc họ ngủ, thì môn đồ đến cướp xác. Cũng hứa rằng nếu quan tổng đốc nghe đến, thì họ sẽ che chở cho khỏi bị hại gì. Ma 28:11-13,15.(3) Lời phao ngôn tuy lừa được dân chúng,song không lừa được môn đồ: Lời phao ngôn kia tuy có thể đánh lừa dân chúng ít nhiều, nhưng chẳng có thể đánh lừa môn đồ nổi đâu; vì họ đã biết Chúa thật đã sống lại. Sự biết ấy chắc chắn, khiến họ sẵn lòng làm chứng cho thiên hạ, đến đỗi dầu phải chết cũng không chịu làm thinh. Huống chi, nếu quả có như quân lính đã phao truyền đó, thì bề trên há chẳng chiếu luật mà trị tội họ sao? Đó quả là họ thảy cùng âm mưu để phao ngôn hoặc chúng, lời ấy chỉ hiệp với lỗ miệng kẻ kinh hoàng thất thố đó thôi.(4) Sứ đồ truyền đạo phục sanh: Đến sau các sứ đồ truyền đạo thường dùng sự phục sanh của Jesus Christ làm đề mục lớn, đồn khắp bốn phương thiên hạ rằng Đấng chịu chết trên thập tự giá, chôn ở trong huyệt mả của Giô-sép kia, thật đã sống lại. Nếu họ không nói thật, tại sao các thù nghịch không hề công nhiên trực xích lời rao giảng ấy là dối ư? Năm mươi ngày sau sự phục sanh, Phi-e-rơ đứng trước dân chúng Giê-ru-sa-lem mà chứng quyết rằng Christ quả đã sống lại, nhưng chẳng thấy ai phản đối hoặc đem bằng cớ gì để chứng quyết rằng sứ đồ ấy nói dối đâu. Cong 2:24.(e) Sự đổi tánh của môn đồ:Trước khi Chúa Jesus chưa sống lại, thì môn đồ đều phách lạc hồn xiêu, yếu như sứa, nhát như thỏ, lịt lịt chối Chúa và tránh xa, không dám nhận mình là môn đồ của Ngài; thậm chí khi Ngài chết rồi, thì đóng cửa gài then, không dám ló đầu ra ngoài, đến đỗi có người lui về nghề cũ, để cầu lấy an thân. Thế mà bỗng chúc đổi hẳn tâm tánh, hết sợ hãi, đầy bình an, can đảm, hăng hái đến giữa đám đô hội,trực tiếp cáo tố cừu địch Chúa là kẻ đã giết Ngài, khăng khăng làm chứng về danh Ngài, đến đỗi phải bị bỏ mạng cũng không từ chối. Ấy vì sao? Há chẳng phải vì họ đã biết chắc chắn rằng Chúa Jesus Christ quả đã sống lại đấy ư!(f) Hội Thánh được tấn bộ: Nhằm lễ Ngũ tuần sứ đồ giảng đạo, có 3.000 người tin theo. Những kẻ tin đó là kẻ đã thấy Chúa Jesus Christ ở trên thập tự giá (Cong 2:36,37); còn cái cốt yếu của đạo họ tín nhận đó, là chính Người họ đã thấy chết kia, nay đã sống lại rồi. Vả, nếu Christ sống lại chẳng phải là một sự thực, thì cả 3000 người ấy há phải là kẻ khờ khạo, kém trí, nhẹ dạ, mau nghe mà vội tin tiếng đồn bậy đó sao? Chắc không phải vậy đâu; bèn là họ đã nghe và xét rõ có đủ bằng cớ minh chứng rằng Christ quả đã sống lại, nên mới tín nhận vậy. Sau đó có vô số người khác nghe lời chứng của các sứ đồ, cũng tin theo, và Hội Thánh càng ngày càng tấn bộ, mở rộng ra trong thiên hạ, lần lần lan tràn ra khắp thế gian. Tại sao vậy? Há chẳng vì Chúa mà họ thờ đó chẳng phải một người chết mãi đâu, bèn là đã sống lại, và còn sống cho đến đời đời đấy hay sao?2) LUẬN THUYẾT SAI LẦM VỀ SỰ SỐNG LẠITrải qua các đời có nhiều kẻ vô tín phản đối lẽ đạo Chúa Jesus Christ sống lại, và đề xướng nhiều ý kiến như sau đây:(a) Jesus không chết, chỉ bất tỉnh nhân sự:Ông Strauss, người Đức (1808-1874), chủ trương rằng Jesus Christ chẳng chết đâu, chỉ nhân vì sự khảo kẹp đau đớn của thập tự giá mà bất tỉnh nhân sự. Đoạn,sau khi hạ xuống khỏi mộc hình, đem chôn, thì khí mát của huyệt mả với thuốc xông khiến cho Ngài tỉnh lại.Ta bác lại rằng: Huyết và nước từ hông Ngài chảy ra, và lời chứng kiến của đội trưởng, đều chứng thực rằng Chúa Jesus thật đã tắt hơi và chết rồi (Mac 12:45). Sự lăn hòn đá chặn cửa huyệt mả, và lực lượng lạ lùng của Chúa Jesus về sau đều không thích hiệp với ý kiến bất tỉnh nhân sự:vì nếu thân thể đã bị thương tích yếu đuối, đến đỗi chết giấc thì làm sao khi vừa tỉnh dậy, lại có thể liền đi ra hành động cách lạ lùng như Chúa đã làm đó ư?(b) Ảo tưởng:Ông Renan, nhà triết học Pháp (1823-1892), chủ trương rằng sự sống của Christ bất quá là ảo tưởng của môn đồ. Ông luận rằng môn đồ đã thấy Thầy mình bị treo trên thập tự giá mà chết, chi cho khỏi buồn bực quá lẽ, tâm linh rối loạn, lòng mến tiếc tưởng nhớ Ngài triền miên đêm ngày, những mong sao Ngài sẽ sống lại. Cái tâm chí và thái độ ấy lần lần trở nên ảo tưởng lạ lùng, mường tượng như mắt đã xem thấy. Đến khi làm chứng về ảo tượng ấy, thì họ vốn chẳng phải cố ý lừa gạt người ta đâu, bèn là lầm lạc bởi tâm lý mình phát ra vậy, khiến cho họ tin rằng mình quả đã thấy Jesus sống lại.Đối với ý kiến ấy, ta đáp rằng: Khi chôn Chúa Jesus, môn đồ chẳng có chút gì tỏ vẻ hi vọng Ngài sẽ sống lại. Các nữ đồ đi thăm mộ chẳng phải vì mong gặp Chúa sống lại, bèn vì nhớ thương Ngài, muốn xông thuốc thơm cho thi thể Ngài để tỏ lòng mến tiếc đó thôi. Kịp khi có kẻ chứng rằng đã thấy Chúa sống, thì môn đồ lại nghi ngờ, và khi chính Chúa Jesus hiện ra giữa họ, thì vẫn có kẻ tin mình thấy một “linh vị”: Chúa phải hết sức giải nghi cho họ, đặng họ vững tin rằng điều họ thấy đó chẳng phải là bóng dáng, chẳng phải là “linh vị”, bèn là thân thể thật của Christ đã sống lại vậy (Lu 24:37-40).(c) Thần linh của Christ hiện ra:Ông Theodore Keim dạy rằng Chúa Jesus thật chết trên thập tự giá, nhưng thần linh Ngài hiện ra với môn đồ, để giục giã họ tin rằng Ngài vẫn còn sống; cũng để chỉ dạy họ phải làm cách nào để truyền bá đạo Ngài ra khắp thế gian.Đối với ý kiến ấy, ta bác lại rằng: Chính Chúa chối hẳn Ngài là thần linh, vì Ngài phán rằng: “Hãy xem tay và chơn ta, thật chính ta. Hãy rờ ta xem; vì thần thì không có thịt xương như các ngươi thấy ta có đây” (Lu 24:39). Lại nếu thân thể Chúa không sống lại, thì chính Ngài dối gạt môn đồ, cho họ tin rằng Ngài thật sống lại. Ý kiến nầy cũng rất phản đối với mồ mả trống không; bởi vì khi sứ đồ khởi giảng dạy về Chúa sống lại, thì dễ cho thù nghịch đem xác chết của Ngài mà chứng rằng họ nói dối. Nhưng ta chẳng thấy một ai làm điều ấy bao giờ; dường ấy há chẳng chứng rằng Ngài đã sống lại sao?(d) Truyện thần tiên:Cũng có kẻ cho sự sống lại của Christ chẳng qua là truyện thần tiên, như truyện Sơn tinh và Thủy tinh vậy. Họ chủ trương rằng truyện tích về đời sống và công việc của Jesus ở Na-xa-rét đồn khắp nơi, người nầy thuật cho kẻ kia, lần lần thêm lắm ý lạ lùng, chẳng khác “vẽ rắn thêm chơn” đến đỗi trở nên một truyện thần tiên vậy thôi.Ta đáp: Chúa vừa chịu chết chưa hơn hai tháng, thì môn đồ đã khởi sự làm chứng Ngài đã sống lại. Các chuyện hoang đàng đều cần phải trải một thời gian rất dài mới thành truyện thần tiên được. Lại truyện thần tiên chẳng hề có linh lực khiến cho người ta vui lòng hi sinh tất cả,nào tài sản, an nhàn, danh giá, quyền lợi, thậm chí chính tánh mạng mình nữa,chỉ mong sao được dịp làm chứng cho truyện ấy là thỏa nguyện. Mà sự sống lại của Chúa thật đã khiến cho môn đồ làm như vậy, đến đỗi phần nhiều trong họ đều lấy huyết mình mà ấn chứng cho đạo ấy. Cũng dám chắc rằng chẳng có truyện thần tiên nào có thể gây nên lễ Ngũ tuần, hoặc đổi tánh môn đồ vốn yếu đuối nhát sợ ra mạnh mẻ can đảm bao giờ, duy sự sống lại thật của Chúa có thể làm được như vậy thôi.3) CỐT YẾU VỀ SỰ SỐNG LẠIKê cứu Kinh Thánh dễ thấy đạo Chúa Jesus sống lại rất quan hệ đối với sự cứu rỗi ta. Xin nói lược vài điều như sau đây:(a) Then chốt của đạo cứu rỗi:Phao-lô dạy rõ ràng sự sống lại của Jesus Christ là then chốt của đạo cứu rỗi.Trong thơ ICô-rinh-tô ông chép rằng: ICo 15:17,18(b) Thực nghiệm của lẽ thật: Sự sống lại của Chúa lại là sự thực nghiệm lẽ đạo cứu rỗi. Nếu Ngài đã chẳng sống lại thì đạo Tin Lành là giả dối cả. Phao-lô chép thêm rằng: ICo 15:14,15.(c) Nền móng của sự tín ngưỡng: Sự sống lại là nền móng của sự tín ngưỡng của tín đồ. Ví thử Chúa chẳng sống lại,thì dầu sốt sắng tín nhận cả Tin Lành cũng vô ích… Phao-lô dạy nữa rằng: ICo 15:14; Ro 4:24,25; Ro 10:9.(d) Chứng minh Ngài là Con Đức Chúa Trời: Sự sống lại chứng minh rằng Chúa Jesus thật là Con Đức Chúa Trời, cũng như Phao-lô chép: Ro 1:4.Sự sống lại vốn là việc của Đức Chúa Trời (Ro 8:11; ICo 4:14; 6:14); mà cũng là từ chính mình Jesus Christ mà thành công, làm chứng chắc rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời vậy. (Gi 10:17,18; Ma 28:7; Gi 21:14).(e) Đặc sắc của Tin Lành: Đạo Christ được xưng là Tin Lành cốt bởi vì Chủ giáo của đạo ấy đã toàn thắng Sa-tan, tội lỗi, và sự chết mà sống lại. Sự sống lại là ấn chứng xác thực rằng Christ là Cứu Chúa của thế gian, đã vì tội nhơn mà đắc thắng các thù nghịch ấy.Sự sống lại của Ngài cũng là sự bảo chứng về sự sống lại của tín đồ, vì chính Chúa là trái đầu mùa của họ. Phao-lô chép: ICo 15:23.Thực, nếu Christ không sống lại, thì kẻ tin theo Ngài chỉ bị lừa gạt và là người khốn nạn hơn hết, vì chẳng có hi vọng gì hoặc trong đời nầy hay trong đời sau cũng vậy.b) Sự thăng thiên: Sự sống lại chứng minh rằng Jesus Christ là người hoàn toàn, được tôn vinh trước mặt cả giống loài người, xưng hô là Đấng đã toàn thắng ma quỉ, chuộc tội lỗi, chủ trị sự chết. Còn sự thăng thiên tuyên bố cho cả vũ trụ rằng Ngài là Đức Chúa Trời,được phục sanh, cầm quyền thống trị muôn vật, và là Đấng mà mọi vị thọ tạo đáng nên thờ phượng. Ngài làm xong công việc cứu chuộc rồi trở lên trên trời, chẳng khác gì hoàng đế được thắng trận khải hoàn. Còn trên trời thì trùng trùng điệp điệp thiên sứ trần thiết nghi lễ hoan nghinh Ngài, khâm tôn, sùng bái Ngài đến đời đời. Cong 1:9; Cong 2:33; ITi 3:16c) Ngồi bên hữu Đức Chúa Trời:Christ được cất lên trời, được ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, là chốn quyền bính chí cao. Tại đó Ngài thay mặt tín đồ mà biện hộ và cầu thay cho họ, sai Thánh Linh xuống trên họ để ứng dụng linh nghiệm của sự cứu rỗi cho muôn dân. Mac 16:19; Ro 8:34; cũng xem Thi 110:1; Eph 1:20-22; Co 3:1; He 1:3,4; 10:12; IPhi 3:12.d) Cầm cả quyền trời đất:Christ thăng thiên, ngự trên ngai cao sang, thống trị muôn vật, vì cả quyền bính trên trời dưới đất đều giao nơi tay Ngài. Kinh Thánh chứng rằng: Ma 28:18;Gi 3:35. Cũng xem 13:3 và 17:2. Eph 1:22; He 1:2; He 2:8Vả, Christ sẽ cứ cầm giữ quyền ấy cho đến khi các thù nghịch bị làm bệ dưới chân Ngài. Kế đó, Ngài sẽ đem quyền nước giao lại cho Đức Chúa Trời, rồi chính Con cũng sẽ phục Cha, và Ba Ngôi Đức Chúa Trời hiệp nhứt để ngự trên muôn vật mà làm mọi sự trong mọi sự. Phao-lô chép: ICo 15:28.PHẦN IICHỨC VỤ CỦA CHRISTLỜI MỞ ĐƯỜNGKINH THÁNH bày tỏ chức vụ của Christ theo ba mặt, tức là tiên tri, tế lễ và vua. Ba chức ấy Kinh Thánh mượn cõi nhơn sự để làm hình bóng chỉ về công việc của Christ ở trong buổi quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đời Cựu Ước, chẳng ai được phép kiêm lãnh cả ba chức ấy; hoặc tiên tri, hoặc tế lễ, hoặc vua, người nào giữ chức ấy thôi. Song chúng ta thấy cả ba chức ấy đều được gồm lại ở trên một mình Christ, là Đấng làm ứng nghiệm trọn vẹn các hình bóng bất toàn ấy. Phao-lô chép: “Nhưng ấy là nhờ Ngài mà anh em được ở trong Christ Jesus, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công nghĩa, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta” (ICo 1:30).Trong câu ấy chắc Phao-lô ám chỉ về ba chức của Christ: “sự khôn ngoan” chỉ về chức tiên tri, “sự công nghĩa” chỉ về chức tế lễ, “sự nên thánh và sự cứu chuộc” chỉ về chức vua của Ngài. Có nhà thần đạo luận rằng: “Christ cần phải hành chức tiên tri mới cứu ta khỏi sự ngu muội của tội lỗi;cần phải hành chức tế lễ, mới cứu ta khỏi hình phạt của tội lỗi; cần phải hành chức vua mới cứu ta khỏi quyền thế của tội lỗi.” Đức tin hay cứu rỗi cần phải vin lấy công nghiệp của cả ba chức ấy mới đứng vững được, cũng như cái bàn cân phải có ít nữa là ba chơn mới khỏi ngã vậy.CHƯƠNG 6: LUẬN VỀ CHỨC TIÊN TRII. BẰNG CHỨNG VỀ CHỨC TIÊN TRI CỦA CHRIST1. CỰU ƯỚC DỰ NGÔNCỰU ƯỚC có lời dự ngôn rằng Christ sẽ làm chức tiên tri. Trong Phu 18:18,19 có ký thuật lời Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se rằng:“Ta sẽ lập lên cho chúng một Đấng tiên tri như ngươi, thuộc trong anh em chúng,ta sẽ lấy lời ta để trong miệng ngươi, thì ngươi sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn ngươi” (xin so sánh câu ấy với Cong 3:22; 7:37).2. CHRIST TỰ XƯNG LÀ TIÊN TRIChrist thường tự xưng mình là tiên tri.Khi người đồng hương mình vấp phạm vì cớ Ngài, thì Ngài phán rằng: “Tiên tri không được tôn trọng chăng trừ ra trong quê hương và nhà mình thôi” (Ma 13:57).3. NGƯỜI TA CŨNG NHẬN NGÀI LÀ TIÊN TRINgười đồng thời nghe Chúa Jesus giảng và dạy đều công nhận Ngài là tiên tri thật (Gi 7:40). Khi Chúa hỏi môn đồ về mọi điều người ta nói Con người là ai, thì họ đáp: Người thì nói, Giăng Báptít; kẻ thì nói, Ê-li; kẻ khác lại nói, Giê-rê-mi, hay là một tiên tri nào đó.” (Ma 16:14). Khi Ngài vào thành Giê-ru-sa-lem thì đám đông nhận Ngài rằng: “Ấy là tiên tri Jesus ở Na-xa-rét” (Ma 21:11). Đờn bà Sa-ma-ri cũng xưng hô Ngài là tiên tri, bởi vì Ngài tỏ cho nàng cả tâm tính tội lỗi của nàng (Gi 4:19).II. CHÂN TÁNH CHỨC TIÊN TRI CỦA CHRIST1. ĐỊNH NGHĨA CHỮ “TIÊN TRI”Tra xét Kinh Thánh thì thấy nguyên nghĩa danh từ “tiên tri” chẳng những là chỉ về sự biết trước, nói trước điều phải xảy ra về sau; nhưng cũng chỉ về sự bày tỏ và giảng giải ý chỉ của Đức Chúa Trời,cũng đem ý chỉ ấy truyền rao cho dân sự, mà làm mối khiến cho trời người được giao thông nhau. Cũng có khi tiên tri nhờ Thánh Linh trực tiếp khải thị mà thuật lại cho việc đã xảy ra trong thời quá khứ, như Môi-se ký thuật về cuộc tạo hóa (Sa 1: và Sa 2:). Trong thời đại Cựu Ước lúc ban đầu tiên tri được gọi là “kẻ tiên kiến” hay là “kiến giả” (ISa 9:9; IIVua 17:13), ám chỉ rằng tiên tri có tài thấy những điều thuộc linh mà thị quan thiên nhiên không thấy được.Áp-ra-ham được gọi là tiên tri, dầu không hề nói việc tương lai (Sa 20:7; Thi 105:9,15). Giăng Báptít dầu chỉ làm chứng về Christ, cũng xưng là tiên tri, được kể là lớn hơn các tiên tri trước nữa (Ma 11:9). Từ lễ Ngũ tuần trở đi, những nhà truyền đạo và người giải nghĩa lời Đức Chúa Trời đều được xưng là tiên tri cả. ICo 12:28; ICo 14:1; Eph 2:20; Eph 3:4,52. CHỨC PHẬN TIÊN TRIChức phận của nhà tiên tri gồm có ba phần việc, là (a) dạy dỗ, (b) dự ngôn, và (c) làm phép lạ. Christ cũng theo những việc ấy mà làm trọn chức phận tiên tri. Ngài dạy dỗ (Ma 5:- 7:), Ngài dự ngôn (Ma 24:25), Ngài làm phép lạ (Ma 8:9); còn bởi phẩm vị, đời sống, công việc, và sự chết của Ngài, mà Ngài thường bày tỏ Cha ra (Gi 8:26; Gi 14:9; Gi 17:8). Christ nhờ Thánh Linh và gương tốt mình mà dạy dỗ người ta. Ngài làm phép lạ để chữa bịnh,vì trong Ngài có nguồn sanh mạng mạnh khỏe trọn vẹn. Ngài dự ngôn về việc tương lai, bởi vì nào là quá khứ, hiện tại và tương lai đều rõ rệt ở trước mặt Ngài như chánh ngọ vậy. Lu 6:19; 21:10-36III. LÝ LỊCH VỀ CHỨC TIÊN TRI CỦA CHRISTLý lịch về chức tiên tri của Christ được nên theo ba giai đoạn như sau đây:1. VIỆC TIÊN TRI TRƯỚC KHI CHƯA GIÁNG SANHViệc sắm sửa thế gian cho sự giáng sanh của Christ là việc của Đạo (Logos). Đạo là căn nguyên của các lẽ thật khải thị hoặc trong cõi thiên nhiên, hoặc trong đạo giáo, vô luận là đạo của tuyển dân Y-sơ-ra-ên hay là của dân ngoại bang cũng vậy. Hễ có sự sáng của lẽ thật soi ra ở nơi nào, thì ấy là do từ trong Đạo (Christ) mà soi ra, vì chính Ngài là lẽ thật duy nhứt của Đức Chúa Trời (Gi 14:6). Christ khởi làm việc tiên tri trước khi chưa được đầu thai. Giăng chứng rằng: “Ấy là sự sáng thật, đến thế gian soi sáng mọi người” (Gi 1:9). Cả sự sáng thật hoặc ở trong lương tâm, khoa học, triết lý, mỹ thuật, hay là văn minh của loài người, đều là sự sáng của Christ cả; vì ở ngoài Ngài chẳng có sự sáng nào hết. Từ buổi sáng thế cho đến khi giáng sanh,thì Ngài cứ vận động trong vòng loài người, soi sáng nay phương nầy, mai hướng nọ, bày tỏ Đức Chúa Trời đây cách nầy đó cách kia, cốt để dọn đường mở lối cho Nguồn gốc của sự sáng thật hiện ra. He 1:1; He 12:25,26; Lu 11:49 – cũng xem Ma 23:34.2. VIỆC TIÊN TRI SAU KHI GIÁNG SANHTrải suốt đời sống trên đất, Christ làm chức phận tiên tri trọn vẹn. Dầu Ngài như các tiên tri xưa, nhờ Thánh Linh soi bảo dẫn dắt mà làm mọi việc, thì cũng rất khác với họ, bởi vì tri thức và quyền năng của Ngài chẳng phải từ nguồn bên ngoài mà đến, bèn là đã có từ trong Ngài. Ngài chẳng cần học đạo (lời) Đức Chúa Trời, vì chính Ngài là Đạo ấy. Kinh Thánh có câu chứng rằng: Lu 6:19; Gi 2:11; Gi 8:38,59; Gi 1:1(sánh với Gie 2:1)Về sự bỏ mạng sống thì Ngài phán: Gi 10:18Các tiên tri xưa được Đức Chúa Trời hà hơi vào mà nói; còn Christ chẳng như vậy, vì chính Ngài là Đấng hà hơi vào họ. Ngài là Giáo sư thật của cả thầy dạy lẫn kẻ học. Môn đồ Ngài nhơn danh Ngài mà nói,còn Ngài thì nhơn đích danh Ngài mà phán vậy.3. VIỆC TIÊN TRI SAU KHI THĂNG THIÊNTừ khi thăng thiên Christ vẫn cứ hành chức tiên tri. Việc ấy có hai mặt:a) Đối với Giáo hội trên đất:Christ dầu ngồi bên hữu Đức Chúa Trời cũng vẫn nhờ sự giảng đạo của các sứ đồ và các nhà truyền đạo, cùng sự cảm hóa của Thánh Linh, mà hành chức tiên tri.Các sứ đồ lấy hột giống đạo do Christ ban cho mà truyền dạy cho thiên hạ, Giáo hội cũng làm chức tiên tri, vì được sáng lập cốt để giảng dạy các lẽ đạo cứu rỗi ra khắp chốn. Tín đồ Christ vì lấy sự truyền đạo Tin Lành làm chủ đích của đời mình, cũng được gọi là tiên tri vậy. Kinh Thánh có câu chứng rằng: Gi 16:12,14;Cong 1:1;Trong đời sống trên đất, Christ mới bắt đầu làm chức vụ tiên tri; khi thăng thiên thì Ngài vẫn cứ làm mãi. Sự hà hơi vào các sứ đồ, sự soi sáng các người truyền đạo và tín đồ để hiểu thấu và giãi bày ý nghĩa đúng đắn của lời các sứ đồ biên thuật, sự thuyết phục tội nhơn, và việc khiến tín đồ nên thánh, thảy đều thuộc về chức phận tiên tri của Christ, mà Ngài hằng nhờ Thánh Linh và Giáo hội mà làm xong xuôi ở trong đời nầy vậy. Cũng xem Dan 11:29; Gio 2:28.b) Đối với thánh đồ trên trời:Khi tín đồ về cùng Chúa, thì Christ vẫn cứ làm tiên tri của họ, sẽ đem đạo Cha tỏ bày cho họ biết rõ muôn phần hơn ở dưới đất nầy nữa. Chúa Jesus có phán rằng:Gi 16:25; Gi 17:24,26. Hễ Christ bày tỏ cho tín đồ được thấy sự vinh hiển của Ngài, duy chỉ bày tỏ cho họ Cha ở trong Con đó thôi. ICo 13:12; Kh 21:23;Câu ấy (Kh 21:23) không gọi Christ là sự sáng, bèn gọi là đèn; vì sự sáng phi tán (diffuser) khắp nơi, tuy ai nấy đều nhờ nó mà xem, nhưng không thấy nó được; còn trong đèn thì sự sáng ngưng tụ lại (concentrer) ở một chỗ, nên con mắt trông thấy được, và cũng nhờ nó mà xem rõ sự vật được nữa. Trên trời Đức Chúa Trời là sự sáng, song không ai thấy được; còn Christ là cái đèn, ngưng tụ lại ở nơi mình cả thể yếu của Đức Chúa Trời; dân Ngài chỉ nhờ Ngài mà thấy được Cha. Cũng như Giăng chép: “Chẳng ai thấy Đức Chúa Trời bao giờ, duy Con độc sanh ở trong lòng Cha, là Đấng giãi bày Cha” (Gi 1:18). Mãi đến đời đời vô cùng Christ vẫn là Đấng Tiên tri giãi bày Cha cho chúng ta vậy.CHƯƠNG 7: LUẬN VỀ CHỨC TẾ LỄI. DỰ NGÔN VỀ CHỨC TẾ LỄ CỦA CHRISTTRƯỚC khi Chúa chưa giáng sanh đã có tiên tri dự ngôn về chức tế lễ của Ngài mà rằng:Thi 110:4. Cũng xem He 5:6; 6:20; 7:21Theo câu nầy ta thấy Christ được Đức Chúa Trời thiết lập làm thầy tế lễ cho đến đời đời. Chức nhiệm Ngài chẳng theo ban A-rôn, bèn là ban Mênchixêđéc. Tại cớ sao vậy? Ấy tại vì chức của A-rôn là tạm thời, có nghĩa hình bóng chỉ về chân tượng sẽ hiện ra về sau. Còn chức của Christ là chính chân tượng ấy làm ứng nghiệm chức kia, và được còn mãi đến đời đời vô cùng. Lại ban của A-rôn có nhiều người kế thừa nhau mà hành chức, bởi vì sự chết ngăn trở không thể khiến cho một người nào trong vòng họ cứ giữ chức ấy luôn được. Nhưng Christ hằng có đời đời, nên giữ mãi chức tế lễ cho đến vô cùng vô tận (He 7:11-25).II. LÝ LỊCH VỀ CHỨC TẾ LỄ CỦA CHRISTChrist bắt đầu hành chức tế lễ tại thập tự giá, ấy là Ngài dâng mình lên làm tế lễ chuộc tội loài người. Hiện nay Ngài cứ hành chức ấy ở bên hữu Đức Chúa Trời, đương thay mặt ta ở trước mặt Cha, mà biện hộ ta, cầu thay cho ta. Khi Ngài sẽ lấy đại quyền đại vinh mà trở lại thế gian để làm Vua, thì chức tế lễ ấy mới thôi thi hành mặc dầu còn cứ linh nghiệm.Trước giả thơ Hê-bơ-rơ chép về lý lịch của chức tế lễ của Christ rằng: He 9:28;He 9:24; He 9:28 (khá xem cả đoạn 8 và 9 của thơ Hê-bơ-rơ thì sẽ rõ hơn).III. CHÂN TÁNH CỦA CHỨC TẾ LỄKê cứu Kinh Thánh về chức tế lễ, thì thấy chân tánh của kẻ hành chức có ba đặc sắc:1. Thay mặt loài người:Thầy tế lễ là người được Đức Chúa Trời thiết lập để thay mặt loài người mà đối diện cùng Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ thượng phẩm xưa thế vị cho cả Y-sơ-ra-ên ở trước mặt Đức Chúa Trời; Ngài kể cả dân sự dường như là ở trong người (Xu 28:9-29), đến đỗi nếu người phạm tội, thì Ngài coi tội đó như là tội phạm của cả dân chúng vậy (Le 4:3). Người cũng phải mang tên của các chi phái Y-sơ-ra-ên trên lòng mình (Xu 28:29), và phải đặt tay mình trên đầu con dê mà xưng tội của cả hội chúng (Le 16:15-21), để nó đem vứt bỏ cho mất hẳn đi. Các điều ấy minh chứng cho chân tánh thế vị của chức tế lễ vậy.2. Có phép đến gần Đức Chúa Trời: Thầy tế lễ cũng có phép đến gần Đức Chúa Trời. Dân chúng phải nhờ người thay mặt mình mới đến gần Ngài được. Chẳng có người tầm thường nào có phép đích thân lại gần Ngài được bao giờ; hễ ai cả gan dám thử làm vậy, đều bị tiêu diệt chẳng sai (Dan 16:1-50). Dan 16:403. Dâng tế lễ và cầu nguyện:Thầy tế lễ phải dâng sinh tế đền tội và cầu nguyện mới được phép đến gần Đức Chúa Trời (He 5:1-3; Dan 6:22-27). He 5:1-3Christ đã làm ứng nghiệm chức tế lễ của A-rôn cách trọn vẹn, và nhân đó cứu chuộc loài người được. Vì cả Tân Cựu Ước đều minh chứng Ngài là thầy tế lễ thật (Thi 110:4; Xa 6:13; He 5:6). Ngài cũng có các phẩm cách của thầy tế lễ chánh thức: a) Ngài từ trong loài người chọn ra để thay mặt họ (He 5:1,2 so sánh He 2:14-18 và 4:15); b) Ngài bởi Đức Chúa Trời thiết lập (He 5:4-6); c) Ngài rất thánh (He 7:26); d) Ngài có quyền đến gần Đức Chúa Trời (He 1:3; 9:11-14); e) Ngài cũng đã làm trọn các chức vụ của thầy tế lễ (Da 9:24-26; Eph 5:2; He 9:26; 10:12; IGi 2:1); Christ đã vừa làm trọn công việc cứu chuộc trên thập tự giá, thì tức thì bức màn trong đền thờ bị xé làm hai, để chứng rằng cả thế hệ tế lễ tiêu hiệu đó đã bị dứt bỏ, không còn ích gì nữa, vì đã được ứng nghiệm hoàn toàn ở trong Christ vậy (Ma 27:50-51). He 5:6; He 5:1-2; He 2:14; He 3:15; He 5:5,6; He 9:11-12; He 9:26; IGi 2:1; Ma 27:50-51IV. BA PHƯƠNG DIỆN CỦA CHỨC TẾ LỄThầy tế lễ muốn làm trọn chức phận thì phải theo ba điều cần yếu kể sau nầy: (1) Phải dâng tế lễ; (2) Phải cầu thay; (3) Phải chúc phước. Christ làm thầy tế lễ thượng phẩm chánh thức, nên cũng phải làm trọn ba nhiệm vụ ấy.1. DÂNG TẾ LỄVề nhiệm vụ thứ nhứt, thì Ngài đã làm xong lúc Ngài đem dâng chính mình Ngài làm tế lễ chuộc tội ở trên thập tự giá kia, rồi đem huyết mình vào nơi chí thánh ở trên trời, rảy ra tại đó mà tìm được sự cứu chuộc đời đời. Trong chương luận về Sự cứu chuộc sau đây sẽ còn giải nghĩa rõ hơn về phần quan hệ ấy. He 9:11,122. SỰ CẦU THAYNhiệm vụ cầu thay là phần thứ hai trong chức vụ của thầy tế lễ. Dầu Christ đã làm xong xuôi việc chuộc tội rồi, thì nhiệm vụ cầu thay vẫn còn luôn. Hiện nay Ngài ở bên hữu Cha mà làm trọn nhiệm vụ ấy. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ chép rằng: He 7:23-25a) Chỗ Ngài cầu thay: Hiện nay Christ ở bên hữu Đức Chúa Trời, hằng ngày cầu thay cho ta, biện hộ ta, cứu rỗi ta, lấy Thánh Linh và ân điển Ngài mà bổ sức cho ta, hầu cho ta ở đời nầy không sờn lòng nản chí mà trở lại đường cũ. Vì Ngài hằng sống và cầu thay cho ta luôn luôn ta mới được toàn cứu hằng ngày vậy. Xưa kia Môi-se ở trên núi nọ giơ tay lên mà cầu thay cho Y-sơ-ra-ên đương chiến đấu cùng dân Amaléc ở dưới trũng. Song tay của ông mau mỏi, phải có A-rôn đỡ lên mới cứ làm nổi (Xu 17:8-15). Về thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta thì chẳng như vậy đâu; tay Ngài hằng giơ lên, chẳng hề mỏi mệt, chẳng thả xụi xuống, cũng chẳng cần ai đỡ lên. Con cứ giơ tay đã bị đóng đinh lên ở trước mặt Cha, bàn tay bị lủng ấy hằng ngày nhắc lại cho Cha công lao vô hạn vô lượng của Con, nên Cha vui lòng nhậm lời cầu nguyện của Con mà ban ơn phước cứu rỗi cho chúng ta vậy. Có câu dạy về sự cầu thay của Chúa rằng: IGi 2:1; Ro 8:34;b) Mục đích về sự cầu thay: Mục đích về sự cầu thay của Christ có hai phần, là cầu thay cho cả mọi người, và cầu thay đặc biệt cho các tín đồ.(1) Cầu thay cho cả mọi người:Nói đại khái, thì Christ cầu thay cho cả mọi người, để họ do sự cứu chuộc mà được phước cả phần thuộc linh lẫn phần thuộc thể. Ta có thể nói quả quyết rằng hôm nay kẻ vô tín sở dĩ vẫn sống còn và hưởng được các phước vật chất, thì cũng tại sự cứu chuộc của Christ và sự cầu thay của Ngài. Có câu Kinh Thánh chứng cho lẽ thật ấy rằng: Es 53:12; Lu 23:34;(2) Cầu thay cho các tín đồ:Christ lại cầu thay đặc biệt cho các tín đồ, cầu xin Cha vì cớ đại giá của sự chết Ngài mà nhận lấy ta, tha tội cho ta, ban cho ta các ân tứ cần thiết để được cứu rỗi hoàn toàn. Kinh Thánh có rất nhiều đoạn sách luận về sự cầu thay của Chúa; dưới đây xin chỉ viện dẫn mấy chỗ đặng làm chứng cho: Lu 22:31-32; Gi 14:16; Gi 17:9; Cong 2:33; Ma 18:19,20;Mọi ân tứ, mọi phước hạnh mà tín đồ nhận lãnh ở nơi Cha, đều là do công năng Christ cầu thay mà được ban cho họ, như những câu viện dẫn sau đây vậy: Eph 1:5,6; Eph 2:18; He 2:17,18; He 4:15,16(3) Có quan hệ mật thiết với sự cầu thay của Thánh Linh: Thánh Linh và Christ cả hai đều cầu thay cho tín đồ. Thánh Linh làm Trạng sư trong lòng ta, dạy ta cách phải cầu nguyện cho xứng đáng. Christ làm Trạng sư ta ở trên trời, hằng cầu khẩn Cha nhậm lời cầu nguyện bất toàn của ta. Cho nên việc cầu thay của Christ và việc cầu thay của Thánh Linh đều là một mà hai, hai mà một, cái nầy làm trọn cái kia, chỉ có một mục đích là đem ta đến gần Đức Chúa Trời, để được Ngài nhậm và ban phước cho vậy.Hai câu dẫn ta sau đây dạy rõ lẽ thật nầy: Gi 14:26; Ro 8:26,27Thế thì, hễ khi ta cầu nguyện trong phòng kín, thì chắc được giao thông với Ba Ngôi Đức Chúa Trời: có Thánh Linh cầu nguyện ở trong lòng ta, dạy ta phải cầu nguyện thế nào; có Con biện hộ duyên cớ ta ở bên hữu Cha, hằng sống để dâng lời cầu xin của ta hiệp với sự cầu thay của Ngài lên trước mặt Cha; cũng có Cha nhận lời cầu nguyện ấy, ban cho ta mọi sự y như sở cầu vậy. Cho nên hễ khi lòng ta muốn cầu nguyện, ấy chứng rằng Ba Ngôi Đức Chúa Trời đương vì mình mà hành động, muốn giao thông với mình, ước ao ban cho mình mọi sự cần dùng. Vậy chúng ta đáng nên càng tự biệt mình riêng ra cho việc cầu nguyện là dường nào!(4) Có quan hệ với sự cầu nguyện của tín đồ: Mọi sự cầu nguyện của tín đồ, hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp đều là sự cầu thay của Christ cả. Các tín đồ là miệng của Christ; Ngài nhờ Thánh Linh ở trong họ, dùng miệng của họ mà cầu nguyện ở trước mặt Cha. Cho nên nếu nói rằng tín đồ phải nên cầu nguyện với các bậc thánh thì thật rất sai lầm; vì nếu Christ ở trong tín đồ mà cầu nguyện, thì chắc chắn rằng Ngài chẳng dâng lời cầu nguyện ấy lên cho bậc thánh nào, bèn chỉ dâng lên cho Cha mà thôi. Bởi nếu nói rằng Ngài dâng lời cầu nguyện mình cho bậc thánh nào, thì há chẳng phải là lộng ngôn mà cho Christ kém loài người đó sao? Nhờ sự liên hiệp với Christ, tín đồ được thiết lập làm chức cầu thay ở trên đất, và như thầy tế lễ thượng phẩm xưa kia thường đeo bảng ngực có khắc tên các chi phái Y-sơ-ra-ên ở nơi lòng để cầu thay cho họ ở trước mặt Đức Chúa Trời thể nào (Xu 28:9-12), thì hiện nay ta nên đeo ở nơi lòng ta sự nhu cần của dân Ngài, duyên cớ của Hội Thánh Ngài, và sự cứu rỗi của cả thế gian nữa, mà hằng cầu thay cho ở trước mặt Cha; vì như thế chính chúng ta cũng có phần trong việc cầu thay của Christ là vậy. ITi 2:1-33. SỰ CHÚC PHƯỚCPhần thứ ba trong chức nhiệm của thầy tế lễ là sự chúc phước. Mỗi năm một lần, nhằm ngày đại lễ chuộc tội, thầy tế lễ thượng phẩm vào nơi chí thánh của nhà trại để làm tế lễ chuộc tội cho dân chúng. Đoạn,người ở đó đi ra, giơ tay lên chúc phước cho dân chúng. Lời chúc phước ấy chắc chép trong Dan 6:22-27. Christ cũng sẽ làm trọn chức nhiệm ấy khi Ngài lấy đại quyền đại vinh mà từ trên trời hiện đến thế gian lần thứ hai. Khi đó Ngài đem hạnh phước rất lớn ban cho Hội Thánh, dân Y-sơ-ra-ên, và cho cả thiên hạ nữa. Ngài sẽ trừ tội đi, giam cầm Sa-tan trong vực sâu, đổi mới cả cõi thiên nhiên, lập nước Thiên hy niên trên đất, đồng hiệp với các thánh đồ mà trị vì một ngàn năm. (Về vấn đề quan hệ nầy, xin xem quyển XI, chương ba, luận về sự tái lâm của Christ,thì sẽ rõ hơn). Dan 6:24-26; He 9:28CHƯƠNG 8: LUẬN VỀ SỰ CHUỘC TỘII. GIỚI THUYẾTDANH TỪ “sự chuộc tội” có hai nghĩa hẹp và rộng.Theo nghĩa hẹp thì nói về việc dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời đặng làm giá chuộc các sự vi phạm của người ta. Kinh Thánh thường dùng chữ “cứu chuộc”, để tỏ ra ý niệm đem giá mua lại cái gì đã bị bán bị mất, hay là giải cứu kẻ nào đương còn ở trong vòng nô lệ (Ro 3:24; 8:23; ICo 1:30; Eph 1:7,14; 4:30; Tit 2:14; He 9:15;IPhi 1:18; Kh 5:9; 14:3,4; Es 43:1; 52:9). Cho nên, loài người là kẻ bị hư mất,ở trong vòng nô lệ của tội lỗi, nhờ Christ mà được mua lại, được giải cứu khỏi cảnh trạng khốn nạn ấy.Theo nghĩa rộng thì “sự chuộc tội” luận về mọi phương diện của công việc Christ đã làm trọn để đem loài người trở lại cùng Đức Chúa Trời. Thần đạo học dùng danh từ ấy theo nghĩa rộng: đại khái nó gồm cả các ý niệm thế mạng, dâng sinh tế, mua lại, giải cứu, đền bồi, cứu chuộc, tế lễ vãn hồi, phục hòa, v…v. Dầu Kinh Thánh có dùng các ngôn từ khác nhau mà luận đến các ý niệm ấy, song để cho tiện sự học hỏi, thì thần đạo học thường tổng hợp các lý tưởng ấy mà gọi chung là SỰ CHUỘC TỘI vậy.II. VỊ TRÍ CỦA ĐẠO CHUỘC TỘIKhảo cứu cho kỹ Cơ đốc giáo, dễ thấy đạo chuộc tội chiếm được vị trí đầu hàng trong tôn giáo ấy. Có ba điều minh chứng cho thực sự ấy lược luận như sau đây:1. TRUNG TÂM CỦA CƠ ĐỐC GIÁOSự chuộc tội chiếm lấy vị trí trung tâm của Cơ đốc giáo, phân biệt đạo ấy với các tôn giáo khác. Nếu bỏ đạo về Christ chịu hình chịu chết để chuộc tội, thì Cơ đốc giáo cũng mất luôn cả đặc tánh, trở nên đạo đồng nhứt với các ngoại giáo, không còn thể nào gọi là đạo chân thật duy nhứt bởi Đức Chúa Trời khải thị được nữa. Đạo Christ nội dung thật diệu kỳ, gồm đủ nào là luân lý cao siêu, triết lý thuần túy, lý tưởng tối thượng, đạo lý uyên thâm; nhưng đó chẳng phải là trung tâm của đạo ấy đâu; duy phương pháp cứu chuộc bởi Jesus Christ làm ra trên thập tự giá mới đáng gọi là “trái tim” của đạo ấy thôi.Giả như trái tim quan hệ với thân thể, mặt trời cần thiết với thế giới ta thể nào, thì lẽ đạo chuộc tội quan hệ cần thiết với Cơ đốc giáo cũng thể ấy. Hễ cất trái tim ra khỏi thân, thì chỉ còn lại một đống thịt thối nát; loại mặt trời khỏi thiên không, thì thế giới nầy chỉ còn lại một vùng băng hoại cực kỳ ảm đạm đó thôi. Cũng một lẽ ấy, hễ thủ tiêu lẽ đạo cứu chuộc khỏi Cơ đốc giáo, thì đạo ấy bèn hóa nên một tôn giáo vô quyền, vô lý, chẳng còn ích lợi gì cho ai nữa, mà lại còn kém các tôn giáo ngoại nữa thì có.Phao-lô, sứ đồ trứ danh của Cơ đốc giáo, cũng thông hiểu lẽ thật nầy, bởi vì khi đến giảng đạo tại Cô-rinh-tô, thì ông dõng dạc quyết định ở giữa thành ấy rằng ông “chẳng biết sự gì khác ngoài Jesus Christ, và Ngài đóng đinh trên thập tự giá” (ICo 2:2). Vì dầu đối với người hoài nghi vô tín thì đạo ấy là sự ngu dại; song đối với những người nhận lấy và tin theo, thì là quyền năng của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vậy (ICo 1:23,34).2. TÔN CHỈ CỦA KINH THÁNHKê cứu Kinh Thánh ta thấy rõ ràng tôn chỉ duy nhứt của bộ sách ấy là sự chuộc tội. Suốt cả luật pháp, Thi thiên và các tiên tri, Đức Chúa Trời lần lần mở mang cái kế hoạch cứu chuộc bởi một Cứu Chúa làm nên. Nhờ các tế lễ của đạo Cựu Ước mà Ngài đã triệu trưng cái Tế lễ Tối thiện của Christ, bởi những tiêu hiệu và lời hứa ban cho các thánh tổ xưa, Ngài thường dự cáo về “Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”(Gi 1:29). Nhằm ngày sống lại, chính Chúa Jesus dạy cho hai môn đồ đi về làng Emmaut rằng cả Kinh Thánh đều minh chứng về sự chịu hình chịu chết của Ngài (Lu 24:27,44). Phi-e-rơ cũng gọi đại đề mục về cuộc khảo cứu của các tiên tri đời xưa là sự chết của Christ (IPhi 1:11,12). Môi-se và Ê-li hiện ra trên núi kia mà trò chuyện với Chúa, cũng chỉ nói về vấn đề huyền diệu ấy (Lu 9:30,31); còn các thánh đồ ở trên trời cũng đều lấy điều ấy làm tôn chỉ của bài khải ca của họ (Kh 5:8-12).Ý niệm chuộc tội giống như một sợi dây đỏ xâu suốt qua cả Kinh Thánh, kết quả hiệp hết thảy 66 quyển lại thành một bộ sách, duy có một đề mục, một tôn chỉ, một trước giả vậy. Có kẻ nói rằng, hễ cắt đến Kinh Thánh vô luận chỗ nào, thì cũng đều có huyết phun ra cả. Cũng có người đã tính theo lối trung bình thì thấy trong mỗi 44 câu của Kinh Thánh thì có một câu luận về sự cứu chuộc. Còn cả Tân Cựu Ước đều trực tiếp nói đến sự chết của Christ 175 lần, dạy rằng bởi sự chết ấy Ngài chuộc nhiều người (Ma 20:28; ICo 6:20) che đậy tội lỗi (Ro 4:7) mang hình phạt của tội (He 9:28; Le 24:5; Dan 18:22), làm tế lễ vãn hồi (Ro 3:24,25; IGi 2:2), giải cứu tín đồ khỏi sự rủa sả của luật pháp (Ga 3:13), làm cho tội nhơn phục hòa cùng Đức Chúa Trời (Ro 5:10). Thực trong Kinh Thánh, đạo chuộc tội bởi sự chết của Christ chiếm vị trí đầu hàng, là canh và chỉ của giáo lý đó. Nếu trừ khử lẽ đạo ấy đi, thì Kinh Thánh thành một mớ giấy bị cắt vụn ra, chỉ còn lưu lại ít câu chữ lộn xộn,không đầu đuôi, chẳng nghĩa lý gì nữa cả. Lu 24:27,44; IPhi 1:10,11; Lu 9:30,31; Kh 5:9,103. MỤC ĐÍCH VỀ CHRIST ĐẦU THAIMục đích về Christ đầu thai, sanh ra làm người là sự chuộc tội. Cả Kinh Thánh đều chứng Ngài giáng sanh cốt để chịu chết. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ dạy rằng Ngài sở dĩ có phần trong huyết và thịt là cốt để dọn đường cho Ngài có thể chịu chết (He 2:14). Chính Chúa cũng chứng rằng Ngài vào thế gian để phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người (Ma 20:28). Còn thánh Giăng dạy rằng Ngài hiện ra để cất tội lỗi thế gian đi (IGi 3:5). Cả Tân Ước đều minh giải rằng Đạo (Logos) được đầu thai trong lòng nữ đồng trinh Ma-ri, nhận lấy nhân tánh mà trở nên Người, duy có một mục đích là sắm sửa một con Sinh để chuộc tội loài người vậy. Thực, Christ đã là Đức Chúa Trời, thì tự nhiên không thể chịu chết được. Mà nếu Ngài không chịu chết, thì cũng chẳng cứu người rỗi đời được.Vậy, lấy làm cần thiết cho Cứu Chúa ta phải hiện ra trong xác thịt loài người,mới có thể thế vị ta mà làm trọn luật pháp, mang tội ta mà chịu hình của luật pháp ấy. Hơn nữa, Ngài đã là Đức Chúa Trời, nên công nghĩa cứu chuộc của Ngài vô hạn vô lượng, có đại giá dư dật để đền tội ta đã xúc phạm cùng đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, làm thỏa mãn công nghĩa của Ngài, mở đường cho Ngài có thể theo lẽ công nghĩa mà tha tội cho ta, đem ta trở lại với Ngài vậy. He 2:14; Ma 20:28; IGi 3:5Kê cứu bốn sách Tin Lành, thì nhận thấy rõ cả đời sống của Christ, công việc Ngài, sự dạy dỗ Ngài, thảy đều lấy sự chết trên thập tự giá làm tiêu điểm. Christ thật là một Nhà luân lý vô song, một Giáo sư tuyệt đối, một Nhà bác ái cực kỳ, một Người điển hình duy nhứt; nhưng mà Vị cách và công phu Ngài vượt quá các phẩm cách diệu kỳ ấy, bởi vì trước sau Ngài là Cứu Chúa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, tự hi sinh mình để làm tế lễ chuộc tội.Các phẩm vị kia dầu vinh diệu tột bực, cũng chỉ là phụ thuộc chức vụ chuộc tội đó thôi.Các bậc vĩ nhơn của đời thường được người ta tôn trọng vì đời sống họ có nhiều công phu tài đức; nhưng Christ được thiên hạ tôn trọng hơn hết là vì Ngài đã chịu chết để khiến loài người và Đức Chúa Trời phục hòa nhau. Có nhà chinh phục kia than thở rằng: “Ước chi tôi sống lâu, thì chắc tôi sáng lập một đế quốc cường đại tồn tại đến vô cùng!” Chẳng may cái chết đã đến, mà ông ta cũng không đạt được sở nguyện! Trái lại, Christ đã nhờ sự chết mà làm việc ấy, sáng lập một nước rất mạnh sẽ chẳng hề bị đổ, chẳng bao giờ phải mất, bèn sẽ tồn tại mãi đến đời đời vô cùng (Da 2:44; Kh 11:15; 19:16). Nói một lời, năng lực vô đối của đạo Christ chẳng tại luân lý cao siêu, triết lý thuần túy, tri thức tuyệt trần, bác ái cực điểm, hay tại gì gì nữa đâu, bèn chỉ tại lẽ thật về Christ chịu chết và sống lại đó thôi. Ấy là lẽ mà thánh Phao-lô gọi là Tin Lành có quyền cứu rỗi, mà rằng: ICo 15:1-4III. SỰ CHUỘC TỘI CẦN THIẾTTrong phần trên ta đã thấy đạo chuộc tội chiếm hẳn vị trí đầu hàng trong Cơ đốc giáo. Suy gẫm về thực sự lạ lùng ấy, tâm trí ta liền nảy ra vấn đề nầy: Vì cớ sao gọi sự chuộc tội là cần yếu? Bởi lý do nào mà cần có và có thể có một phương pháp cứu chuộc cực kỳ huyền diệu dường ấy không? Sau đây xin thử đáp lẽ cho vấn đề quan hệ ấy sơ lược một vài.1. VÌ ĐỨC THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:Sự chuộc tội rất cần thiết, trước hết vì đức thánh khiết của Đức Chúa Trời hằng đòi phải có, mới bảo toàn Bản Ngã và ngôi nước của Ngài. Tại cớ sao vậy? Xin đáp:a) Đức thánh khiết đứng đầu:Trong chương luận về các đức của Đức Chúa Trời (quyển III, chương sáu, phần I),ta đã thấy trong các tâm đức của Ngài, đức thánh khiết đứng đầu hàng, làm thể yếu của Bản Ngã Ngài, nền tảng của ngôi nước Ngài. Đức ấy được tỏ ra cho loài người trong luật đạo đức và cuộc chánh trị của Ngài, gọi là sự công nghĩa tuyệt đối.Ta cũng đã biết Đức Chúa Trời có đức yêu thương (xem quyển III, chương sáu, phần III), hằng giục giã Ngài muốn ban phước cho loài người. Song về sự quan hệ của hai đức ấy, thì đức thánh khiết hạn chế đức yêu thương khiến cho Đức Chúa Trời chỉ có thể ban phước cho kẻ xứng hiệp với đức thánh khiết, tức là kẻ có lòng thánh sạch công nghĩa như Ngài vẫn có vậy.b) Đức thánh khiết hằng kháng địch tội ác: Luật đạo đức vốn một tấm gương phản chiếu đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, do Bản Ngã Ngài mà được thiết lập từ trước vô cùng, cốt để biểu dương đức ấy ra. Luật đạo đức, bất luận là ghi trong cõi thiên nhiên, chép trong sách, hay tạc trong lòng, cũng đều theo hai cách mà tỏ bày đức tánh ấy ra, là tích cực và tiêu cực.Theo tích cực thì tỏ ra Đức Chúa Trời quyết định đặt tánh công nghĩa làm điều kiện duy nhứt để người ta noi đó mà được hưởng phước. Còn theo tiêu cực, thì Ngài lại quyết định cho sự buồn rầu đau đớn sẽ là kết quả chắc chắn của tánh bất nghĩa vậy. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã định rằng kẻ làm lành sẽ được phước,kẻ làm dữ sẽ bị họa. Sự từng trải chung của loài người cũng minh chứng rằng luật ấy là nguyên tắc của đạo đức giới, vì sự vi phạm nếu không sớm thì muộn ắt kết quả đem lại sự đau đớn thiệt hại cho phạm nhơn không sai. Tại sao vậy? Ấy tại vì đức thánh khiết của Đức Chúa Trời hằng kháng địch với tội ác, chẳng có thể dung nhận nó chút nào. Mà quả thật vậy, loài người đã xúc phạm đến đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, nên đức ấy hăng hái kháng địch lại, đòi buộc gia hình phạm nhơn, mới bảo toàn yếu tố của Bản ngã Ngài, giữ vẹn nền tảng của ngôi nước Ngài, và làm thỏa lòng đạo đức của Ngài vậy.2. VÌ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜILuật đạo đức chuyên tả đức tánh của Đức Chúa Trời, tỏ ra là rất thánh sạch công nghĩa, không thể dung nhẫn tội ác được. Luật ấy cũng răn bảo loài người phải thánh khiết như Đức Chúa Trời là thánh khiết, mới làm trọn luật pháp và thỏa mãn đức tánh của Ngài được. Vả, loài người đã sa đắm vào tội lỗi, bị hư hỏng, xúc phạm mọi điều răn của luật thánh Ngài. Còn luật ấy định rằng: “Linh hồn nào phạm tội sẽ chết” (Exe 18:4).Tấm lòng từ ái Đức Chúa Trời vốn không hề thay đổi; nhưng dầu Ngài rất thương yêu người ta, thì cũng lại rất không thể trừ bỏ luật pháp mà dung thứ tội nhân được, bởi vì nền móng của luật pháp vốn xây ở trên bản tánh thánh khiết công nghĩa tuyệt đối của Ngài. Mà chẳng những là không bỏ được, lại cũng không thể thay đổi được hoặc giảm bớt điều răn nghiêm nhặt của nó được, vì ấy là làm trở ngại sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, xúc phạm chánh quyền của Ngài. Đức thánh khiết Ngài đã là hằng kháng địch lại với tội ác, thì bất luận hễ gặp nó ở đâu, là buộc phải hình phạt nó ở đấy, mới bảo toàn sự công nghĩa Ngài và giữ vẹn nền chánh trị trong đạo đức giới. Cho nên luật đạo đức, vì là tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời hằng đòi phải hình phạt tội lỗi, phải giáng cơn thạnh nộ của Đấng Chấp pháp hoặc vào chính kẻ phạm pháp, hoặc vào người thế mạng cho kẻ ấy, thì Đức Chúa Trời mới nguôi cơn giận, và quyền bính của luật pháp Ngài được bảo toàn đối với muôn vật vậy.3. VÌ SỰ YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜISự chuộc tội chẳng những được gọi là cần thiết vì đức thánh khiết và luật pháp của Đức Chúa Trời thôi đâu, lại cần thiết vì tình yêu thương của Ngài nữa. Tại cớ sao vậy? Đáp: Loài người đã xúc phạm đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, phản nghịch chánh trị Ngài, khinh lờn sự công nghĩa Ngài, trái luật pháp Ngài, ngờ vực lòng nhơn từ Ngài, không khứng tin lời hứa Ngài, không đếm xỉa đến sự yêu thương của Ngài. Tội ấy vô hạn vô lượng, bể không chứa hết, núi không lấp kín, theo lẽ tất nhiên Đức Chúa Trời cũng trừng phạt cách vô hạn vô lượng, sâu hơn bể, nặng hơn núi mới bảo toàn sự thánh khiết Ngài, giữ vẹn nền chánh trị Ngài. Mà trừng phạt tội lỗi, ấy là trừng phạt tội nhơn; còn trừng phạt tội nhơn cách vô hạn vô lượng, ấy là bỏ người vào địa ngục cách biệt hiện diện Đức Chúa Trời và ơn phước của Ngài, gia hình cho người tại đó một cách đau đớn đến đời đời vô cùng.Vậy, Đức Chúa Trời há đã bỏ loài người để phải chịu quả báo của tội vô hạn vô lượng của họ đó chăng? Chẳng có đâu. Bởi cớ sao?Bởi vì “Đức Chúa Trời là yêu thương” (IGi 4:8). Tình yêu thương ấy chẳng nguôi, chẳng hết, chẳng có năng lực gì diệt trừ được bao giờ, dầu tội lỗi cũng không. Loài người đã được dựng nên không những bởi Đức Chúa Trời, mà cũng vì Đức Chúa Trời nữa, cốt để giao thông với Ngài cách thân ái mật thiết, thậm chí hưởng được thân phận làm con của Ngài. Cho nên loài người vì tội mà phải phân rẽ với Đức Chúa Trời khiến cho Ngài buồn rầu đau đớn vô cùng. Dầu vậy, Đức Chúa Trời là sáng láng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm. Như ánh sáng không thể hòa hiệp với bóng tối thể nào, thì đức thánh khiết của Đức Chúa Trời không thể giao thông với tội lỗi cũng thể ấy. Tội nhơn và Đức Chúa Trời không ở chung nhau được. Thành thử, đức thánh khiết và đức yêu thương của Đức Chúa Trời đòi hai điều tương phản hẳn: đức nầy đòi Ngài phải bỏ loài người mà trừng phạt đời đời; đức kia đòi hỏi phải cứu rỗi mà tha tội cho. Vậy, Đức Chúa Trời phải làm thế nào để giải quyết nan đề cực huyền bí ấy? Đức Chúa Trời phải làm ra một phương pháp cứu rỗi vừa xứng hiệp với đức thánh khiết Ngài, vừa làm thỏa mãn tình yêu thương Ngài.Nói cách khác, Đức Chúa Trời phải kiếm ra một phương pháp cứu rỗi vừa đền trả đầy đủ các nợ nần tội lỗi của loài người; vừa mở đường cho Ngài có thể theo lẽ công nghĩa mà tha tội cho họ. Phương pháp ấy là sự chuộc tội do Jesus Christ làm ra. Ngài trở nên Người, thế mạng loài người mà chịu hình chịu chết mà họ đáng phải chịu, đem sanh mạng mình làm tế lễ cực quí chuộc tội cho họ, đền lại các sự họ xúc phạm cùng đức thánh khiết của Đức Chúa Trời,đền trả đầy đủ mọi nợ nần họ đã mắc với luật đạo đức, đến đỗi làm thỏa mãn cả sự công nghĩa của Đức Chúa Trời mọi bề. Như thế, thập tự giá của Christ bắc cầu qua cái vực sâu giữa đức thánh khiết và đức yêu thương của Đức Chúa Trời, mở đường cho Ngài có thể vừa theo lẽ công nghĩa mà hình phạt tội lỗi, vừa noi theo lòng yêu thương mà cứu rỗi tội nhơn. Nhân đó, “Sự thương xót và chân thật đã gặp nhau; Sự công bình và sự bình an đã hôn nhau” (Thi 85:10), là vậy.IV. CƠ QUAN CỦA SỰ CHUỘC TỘICơ quan làm hoàn toàn việc chuộc tội là Christ, Con Đức Chúa Trời. Ngài có đủ phẩm cách làm việc quan trọng và cao siêu ấy là vì hai cớ lược luận như sau đây:1. CHRIST LÀ ĐẠO (Logos)CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIChrist vốn là Đạo, Ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, từ trước vô cùng vô sở bất tại, thông suốt khắp cả vũ trụ,hằng bày tỏ Đức Chúa Trời trong muôn vật, vận động giữa loài người, cốt để biểu dương đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, minh chứng thế nào đức ấy hằng kháng địch lại với tội ác, không bao giờ dung nhẫn kẻ cư xử theo nó được; mà lại yêu chuộng sự công nghĩa, hằng ban ơn phước cho kẻ ăn ở thánh sạch trọn vẹn. Ngài đã dùng nào là công lệ thiên nhiên, thần hựu đặc biệt, luân lý phổ thông, luật báo ứng ghi trong lương tâm, và đạo dân Do Thái, mà nghiêm dạy thiên hạ rằng: “Mắt Chúa thánh sạch, chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn sự trái ngược” (Ha 1:13). Rồi rốt lại Ngài hiện ra trong đời, dùng bi kịch của thập tự giá để càng minh chứng cho lẽ thật bất di bất dịch ấy càng hơn, khiến cho loài người rõ rằng Đức Chúa Trời hằng hăng hái kháng địch lại với tội, bao giờ cũng phải hình phạt nó, thậm chí trong cuộc thực hình nó, Ngài không thể tiếc thương Con yêu dấu của Ngài đương thế vị cho tội nhơn mà chịu hình ấy. Cho nên vì Christ là Đạo, đồng tánh đồng đức với Đức Chúa Trời, nên Ngài có thể thay mặt Đức Chúa Trời mà lên án tội, gia hình tội nhơn, binh vực đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, mà bảo toàn nền chánh trị Ngài trong đạo đức giới vậy.2. CHRIST LÀ CON NGƯỜIChrist cũng là Người. Từ buổi sáng thế Ngài đã liên hiệp với loài người, quyến cố họ, tình nguyện chăm nom duyên cớ của họ, thậm chí đành lòng lìa địa vị cao siêu Ngài vốn có ở với Cha, hạ mình xuống,đầu thai vào lòng Nữ đồng trinh, trở nên Người, cốt để đồng chịu trách nhiệm với họ trong địa vị tội khiên buồn bã của họ, tình nguyện đem mạng mình chịu hết tội án ấy. Như thế, Ngài không những là thay mặt Đức Chúa Trời lên án tội thôi đâu,lại thế mạng loài người mà chịu chính tội án ấy vào mình nữa. Nhân thần tánh,Ngài có đủ thần quyền thay mặt Đức Chúa Trời mà định hình án tội lỗi; nhân nhân tánh, Ngài có đủ nhân cách thế mạng tội nhơn mà chịu cả hình án ấy nữa, thậm chí thủ tiêu được cả cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời hằng bồng bột nghịch cùng kẻ phạm tội, trừ sạch ban bằng chỗ phân cách mối tương giao âu yếm giữa Đức Chúa Trời và loài người vậy.TỔNG ĐOÁNNói tóm lại, ta thấy việc cứu chuộc có hai mặt: một là Christ thay mặt Đức Chúa Trời mà lên án cho tội lỗi; hai là Ngài thế mạng loài người mà chịu án ấy vào mình. Ngài có thể làm trọn cả hai việc ấy bởi vì Ngài vừa là Con Đức Chúa Trời, cũng vừa là Con người, thân mật liên hiệp với cả hai bên, lấy sanh mạng cực quí của mình mà dâng tế cho Đức Chúa Trời,đền lại các tội lỗi, trả xong các nợ nần loài người đã mắc với Đức Chúa Trời.Nhân đó Ngài vừa bảo toàn đức thánh khiết của Đức Chúa Trời mà giữ vẹn sự công nghĩa Ngài, vừa chuộc tội loài người mà mở đường cho họ trở lại với Đức Chúa Trời vậy. Thật như Phao-lô chép: Ro 8:3Luật pháp không thế giải cứu loài người,vì nó chỉ có thể định tội cho họ mà thôi. Nhưng Đức Chúa Trời nhờ Christ làm việc ấy được. Christ lấy nhân tánh giống như nhân tánh tội lỗi ta, hiện đến, trước là để giữ luật pháp sau là đem mình làm giá chuộc lại mọi sự loài người xúc phạm cùng luật pháp, trả xong hết các nợ nần họ mắc với sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Thành thử, Đức Chúa Trời ở trong Christ mà lên án cho tội; còn giống loài người ở trong Christ mà chịu án ấy, cũng đem chính mình Christ làm tế lễ đền bồi các sự vi phạm của mình vậy. Trong các phần tiếp theo đây sẽ còn giải luận rõ hơn nữa.V. ĐẠO CHUỘC TỘI TRONG KINH THÁNHKinh Thánh thường dùng nhiều cách để khải thị đạo chuộc tội, cũng theo nhiều lối mà giải nghĩa chân tánh của đạo ấy. Dưới đây xin theo năm phương cách mà lần lượt giải nghĩa thêm về đạo diệu kỳ cao siêu ấy.1. LỜI DỰ NGÔN VỀ SỰ CHUỘC TỘIKinh Thánh Cựu Ước đầy dẫy những lời dự ngôn về sự chuộc tội. Có người đã tính rằng Cựu Ước có chừng 333 hình bóng chỉ dạy rằng sự chết của Christ là tế lễ chuộc tội. Sau đây xin chỉ viện dẫn năm cái để làm chứng mà thôi.a) Dòng dõi của người nữ:Loài người mới sa ngã, Đức Chúa Trời liền hiện đến, hứa ban một Cứu Chúa cho,xưng là “Dòng dõi người nữ”, để chuộc tội họ vừa mới phạm. Ngài phán rằng: Sa 3:15Ấy là lời dự ngôn đầu nhứt về sự chuộc tội,và được ứng nghiệm lúc Christ đầu thai vào lòng Nữ đồng trinh, sanh ra làm “dòng dõi người nữ” (vì Ngài không có cha theo phần xác thịt), chịu chết trên thập tự giá. Khi ấy Ngài “giày đạp đầu” của Sa-tan, trừ diệt quyền phép của nó,giải cứu giống loài người khỏi vòng nô lệ của tội lỗi. Than ôi! Đương khi Christ thi thố việc ấy, thì phải bị Sa-tan “cắn gót chơn”, tức là Ngài từng trải sự đau đớn khổ nhục của thập tự giá mới làm xong xuôi được. Kinh Thánh chứng rằng:He 2:14,15; Ga 3:13; Es 53:10b) Người khốn khổ trong Thi Thiên thứ 22:Thi Thiên thứ 22 dự tả rất rõ sự chết của Chúa trên thập tự giá. Lời mở đầu, “Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” thì chính Chúa có dùng khi Ngài chịu khổ trên cây gỗ (Ma 27:46; Mac 15:34). Câu 1 đến 21 đại khái dự tả sự đau đớn của Chúa phải chịu trong lúc ấy. Câu 7 và 8 nói về sự nhạo báng,trề môi, lắc đầu của những người đi ngang qua chỗ đã dựng thập tự giá (Ma 27:39,40; Mac 15:29-32). Câu 12 và 13 nói về các thù nghịch hữu hình và vô hình hung ác như thú dữ vây phủ lấy Ngài. Câu 14-17 ta rất rõ cảnh khổ của thân thể bị đóng đinh trên thập tự giá; còn câu 18 nói trước về các linh bắt thăm chia áo xống của Chúa (Gi 19:23,24). Từ câu 22 đến hết thiên thì nói tiên tri về Chúa được toàn thắng, được sống lại, và nhân đó ban phước cho cả thiên hạ vậy. Mac 15:34; Mac 15:29,30; Gi 16:23c) Đầy tớ của Giê-hô-va thế mạng người ta mà chịu khổ, chịu chết: Trong cả Cựu Ước chẳng có đoạn sách nào dự ngôn về Christ phải thế mạng loài người chịu khổ, chịu chết cho rõ ràng bằng tiên tri Ê-sai, đoạn 53. Đoạn ấy dự cáo về Ngài ra đời cách hèn hạ, bị đời chán bỏ, phải mang tội lỗi, đau đớn và hình phạt của ta, phải chịu chết như chiên con bị bắt đến hàng làm thịt, phải thế mạng ta mà làm tế lễ đền tội cho ta. Cũng dự tả sự chôn Ngài trong huyệt mả của nhà giàu, sự Ngài đắc thắng mọi thù nghịch cách vinh hiển vô song, và nhân đó ban hạnh phước cứu rỗi cho nhiều người vậy. Es 53:4-6; IPhi 2:21,23; IPhi 2:24d) Đấng Mê-si bị trừ bỏ:Tiên tri Đa-ni-ên dự cáo về Đấng Mê-si (Christ) phải bị dân Do Thái trừ bỏ đi mà rằng: Da 9:26Khoảng “bảy mươi tuần lễ” của Đa-ni-ên (9:24,25) là 70 x 7= 490 năm. Khởi điểm của khoảng thời gian ấy là kể “từ khi ra lịnh tu bổ và xây lại thành Giê-ru-sa-lem”. Lịnh ấy chắc là lịnh của vua Attaxetxe cho phép Nêhêmi trở về cố quốc mà xây lại thành Giê-ru-sa-lem (Nêhêmi 2). Kể từ đó cho đến sự chết của Christ có ước chừng 69 x 7 = 483 năm. Tân Ước tỏ rằng Christ tự xưng là Đấng Mê-si của dân Do Thái (Mac 14:60-64), và vì cớ ấy họ trừ bỏ đi, đóng đinh trên thập tự giá cũng như Đa-ni-ên đã tự cáo hơn 500 năm về trước vậy.e) Kẻ chăn chiên bị đánh:Tiên tri Xa-cha-ri có dự ngôn về sự chết của Christ mà rằng: Xa 13:6,7Câu ấy dự ngôn về Christ xưng Ngài là Người chăn hiền lành (Gi 10:), chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đánh đập, bị gươm của sự hình phạt đâm vào hông, bị vết đinh thấu qua bàn tay bàn chơn của Ngài,cốt để cứu chuộc con chiên Ngài khỏi bị cơn thạnh nộ phừng phừng ấy đánh đập mà tiêu diệt vậy. Gi 10:11,152. TƯỢNG TRƯNG CHỈ BÓNG VỀ SỰ CHUỘC TỘITượng trưng học của Cựu Ước chú trọng về sự chuộc tội. Số các tượng trưng chỉ bóng về đạo ấy rất nhiều, ở đây chỉ có thể lược luận đến 6 cái mà thôi.a) Áo bằng da thú:Cái tượng trưng thứ nhứt của Cựu Ước chỉ bóng về sự chuộc tội là áo dài bằng da thú mà Đức Chúa Trời ban cho tổ tiên ta lúc họ mới phạm tội. Sa 3:21Tổ tiên ta vừa phạm tội, thấy mình lỏa lồ,bèn hổ thẹn mà hái lá cây đóng khố che thân (Sa 3:7). Khố ấy, vì bằng lá không bền, và là sáng tác riêng của tổ tiên làm ra đặng thay thế cho cái vinh hiển của sự vô tội mà họ vừa mất, nên chỉ bóng về công việc riêng của loài người tự gắng gượng mà làm ra để được cứu rỗi. Song công việc riêng của loài người chẳng có thể cứu rỗi ai được, chẳng che sự lỏa lồ thuộc linh của tội nhơn được, chỉ càng tỏ ra địa vị khốn nạn nghèo khổ của họ đó thôi (Es 64:6; Ro 3:20). Cho nên Đức Chúa Trời sắm sửa cho tổ tiên ta áo dài bằng da thú, bền chắc, không héo như lá cây, che được sự lỏa lồ của họ khỏi hổ thẹn. Áo dài ấy chỉ bóng về sự công nghĩa của Christ mà Đức Chúa Trời mặc cho kẻ nương cậy nơi sự chết của Đấng ấy.Giá của áo ấy là sự sống của con thú; con thú phải bỏ mạng, đổ huyết ra, mới có thể che đậy sự hổ thẹn của tổ tiên ta. Cũng vậy, giá của áo công nghĩa Đức Chúa Trời mặc cho ta, ấy là sanh mạng của Christ; nhờ sự bỏ mạng đổ huyết ra, Ngài đền tội cho ta, làm ta được hòa lại với Đức Chúa Trời, thậm chí khiến cho ta có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời không cần hổ thẹn nữa (Ro 3:24-26). Es 64:6; Ro 3:20; Ro 3:24-26; Cũng xem ICo 1:30b) Chiên con của A-bên: Tượng trưng thứ hai trong Cựu Ước dự cáo về sự chuộc tội là chiên con của A-bên. Sa 4:3-5A-bên chắc theo mạng lịnh Đức Chúa Trời mà dâng lên tế lễ bằng “chiên đầu lòng trong bầy mình” và được Ngài nhậm; vì Đức Chúa Trời đã sớm răn bảo loài người rằng: “Không đổ huyết thì không có sự tha thứ” (He 9:22). Từ đó về sau chiên và chiên con là tượng trưng mà Thánh Linh thường dùng nhiều hơn hết để chỉ về Christ thế mạng loài người mà làm tế lễ chuộc tội cho họ (Gi 1:29). Ca-in cũng đem lễ vật bằng thổ sản mà dâng cho Đức Chúa Trời, nhưng không được nhận, vì người chối đạo về sự chuộc tội bằng huyết,chỉ nương cậy nơi công việc do tay mình làm ra, nên cũng không được tha thứ.Còn A-bên nương cậy nơi tánh mạng và huyết đổ ra của con sinh đang thế mạng cho mình, nên cũng được Đức Chúa Trời nhận và tha thứ cho vậy. Gi 1:29; He 11:4;IPhi 1:18,19c) Áp-ra-ham dâng Y-sác làm tế lễ thiêu:Trong Sáng 22 có chép truyện tích về Áp-ra-ham vâng mạng Đức Chúa Trời, đem dâng Y-sác, con một của mình, làm tế lễ thiêu cho Đức Chúa Trời. Yếu nghĩa của tượng trưng nầy là Áp-ra-ham chỉ bóng về Đức Chúa Trời dâng Con độc sanh Ngài làm tế lễ chuộc tội cho ta. Còn Y-sác chỉ bóng về Christ tình nguyện phục ý Cha, mà chịu bỏ mạng mình để cứu rỗi ta. Nói đại khái, tượng trưng nầy có hai yếu điểm: thứ nhứt là tỏ lòng yêu thương của Đức Chúa Trời, đành phó Con độc sanh Ngài để vì ta mà chịu khổ chịu chết, vì Ê-sai dự ngôn về Chúa rằng: “Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người và khiến gặp sự đau ốm” (Es 53:10). Chúa cũng tỏ cho Ni-cô-đem rằng: “Đức Chúa Trời đã yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con độc sanh của Ngài” (Gi 3:16).Yếu điểm thứ hai là Y-sác tình nguyện phục ý cha, chẳng phản kháng, chẳng nài nỉ cha dung thứ, bèn đành lòng chịu cho cha trói mình vào bàn thờ để dâng tế Đức Chúa Trời. Christ cũng vậy, tình nguyện giáng sanh, vâng lời Cha cho đến chết, thậm chí chịu chết trên thập tự giá. Sau ta thấy Y-sác nhờ chiên đực bị mắc sừng trong bụi cây kia, thế mạng cho mà người được khỏi chết (22:13). Song về Con Đức Chúa Trời thì khác; Ngài phải uống cái chén đầy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời cho đến cặn bã, vâng phục cho đến chết,mới thủ tiêu cơn giận ấy nổi vì dưới trời chẳng có ai đủ giá trị thế vị Ngài mà làm tế lễ vãn hồi để chuộc tội ta được. He 10:7; Phil 2:8; Lu 24:26; Cong 4:12d) Chiên con lễ Vượt qua:Chiên Con của lễ Vượt qua (Xuất 12) chiếm hẳn vị trí trung tâm của tượng trưng học trong Cựu Ước, dự chứng rõ hơn hết về Christ. “Chiên Con của Đức Chúa Trời,là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Gi 1:29). Cũng là tiêu hiệu dự cáo yếu nghĩa của đạo chuộc tội tỏ tường hơn cả. Các trước giả Tân Ước thường trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến Christ làm ứng nghiệm tượng trưng chiên con của lễ Vượt qua (Gi 1:29; Cong 8:32; ICo 5:7; IPhi 1:19; Kh 5:6,8,12,13; 6:1; 7:14; 13:8;21:9,14; 22:1). Sau đây xin theo ba mặt mà lược luận yếu nghĩa của tượng trưng nầy.(1) Nghĩa bóng về con sinh lễ Vượt qua ứng nghiệm ở nơi Christ: Kê cứu về qui định lễ Vượt qua chép trong Xuất 12, thì thấy có 7 đặc điểm hình bóng được ứng nghiệm ở nơi Christ, là Con Sinh lễ Vượt qua thật của chúng ta (ICo 5:7). Con sinh lễ Vượt qua phải có các đặc sắc như sau đây:(a) Phải bằng một chiên con (c. 3): Cả Tân Ước đều xưng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Gi 1:29), một mình sách Khải huyền đã gọi Ngài bằng danh hiệu ấy ước chừng 26 lần.(b) Phải bằng con đực tuổi giáp niên (c. 5),ám chỉ rằng Christ không dâng mình lên khi còn thơ ấu, hoặc lúc già cả, bèn nhằm tuổi thanh xuân, đang độ trẻ trung, là thời có sức vóc tươi thắm; vì Chúa ta chịu chết lúc mới 33 tuổi vậy.(c) Phải bằng con đực không tì vít (c. 5), dự chứng rằng Christ chẳng có tì vít gì cả, bèn thánh khiết công nghĩa hoàn toàn (IPhi 1:19), đến đỗi quan tòa tra xét Ngài cũng chứng rằng: “Ta không thấy người có tội gì cả” (Gi 19:6).(d) Phải biệt riêng ra bốn ngày trước ngày lễ (c. 3,6). Ấy chắc ám chỉ rằng từ trước buổi sáng thế Christ được biệt riêng ra để làm Cứu Chúa của muôn dân, vì Ngài xưng là “Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế” (Kh 13:8) vậy.(e) Phải giết rồi quay thịt trong lửa (c.6-9), dự chỉ về sự đau đớn khổ nhục mà Christ phải chịu, lúc bỏ mạng ở trên thập tự giá. Tại nơi ấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời hằng phừng phừng cùng tội lỗi,như đám lửa ngùn ngụt cháy lan qua mình Chúa Jesus, khiến Ngài vì ta mà trở nên một vật rủa sả đáng bị tiêu diệt vậy.(f) Cả hội chúng phải giết nó vào lối chiều tối (c. 6). Ấy chắc ám chỉ rằng Christ hiện ra trong lúc “cuối cùng các thời đại”,để “dâng chính mình làm sinh tế để cất tội lỗi đi” (He 9:26). Cả dân Do Thái lẫn dân ngoại bang đều hiệp nhau mà giết Ngài, cốt để Ngài làm tế lễ Vượt qua mà đền tội cho cả hai (Lu 23:21,24,25).(g) Chẳng nên làm gãy một cái xương nào (c.46). Lời ấy được ứng nghiệm trọn vẹn ở trong Christ, vì thánh Giăng nói rằng,chẳng một xương nào của Ngài bị giập hết (Gi 19:33,36).(2) Nghĩa bóng về sự bôi huyết cũng được ứng nghiệm trong Christ: Kê cứu thêm qui định về con sinh lễ Vượt qua, thì thấy sự bôi huyết có 5 đặc điểm, cũng được ứng nghiệm ở nơi Chúa Jesus Christ.(a) Phải bôi huyết (c.7). Chỉ đổ huyết con sinh ra thì chưa đủ, cũng phải bôi nó nữa mới trọn vẹn qui định về lễ ấy. Chúng ta tín nhận rằng Christ đổ huyết Ngài ra không đủ, cũng phải áp dụng công lao của huyết ấy cho linh hồn ta; ta cần phải nhận lãnh hiệu nghiệm của tế lễ Christ, mới có ích lợi cho ta để cứu rỗi ta vậy (Ro 5:11).(b) Phải dùng chùm kinh giới mà bôi huyết (c. 22). Chậu đựng huyết chỉ bóng về kho tàng của công nghiệp của Christ ở trên trời. Chính Ngài chứa đựng mọi ân điển hạnh phước ta cần dùng. Chùm kinh giới chỉ về đức tin ta. Ta nên dùng đức tin nhận lãnh ân điển ấy ở nơi kho tàng của huyết Ngài, bởi vì dầu Chúa chịu chết đổ huyết ra, cũng chẳng linh nghiệm gì cho ta, miễn là ta dùng đức tin mà nhận lấy vậy (Ro 3:25).(c) Phải bôi huyết trên hai cột cửa (c.7,22). Ấy chắc ám chỉ rằng sự nương cậy huyết của Chúa là cửa dẫn vào nhà của Đức Chúa Trời, là phương cách được tái sanh trở nên con cái của Ngài. Có lẽ cũng ám chỉ rằng, chúng ta nên công nhận Chúa làm Cứu Chúa mình cách công nhiên, nhận danh Ngài ở trước mặt người ta mới được toàn cứu. Vì Phao-lô chép rằng: Ro 10:9,10(d) Phải bôi trên mày cửa (c. 7,22), chớ chẳng nên bôi trên ngạch cửa, là chỗ người ta thường bước qua bước lại. Ấy có lẽ cảnh cáo ta hãy cẩn thận, đừng giày đạp huyết Christ dưới chơn, là huyết cực quí báu, huyết của Đức Chúa Trời đổ ra vậy (He 10:29; IPhi 1:19; Cong 20:28). Vì hễ ai coi thường huyết của giao ước, khinh lờn Thánh Linh ân điển, ắt tự chuốc lấy cho mình sự hình phạt rất nghiêm khắc không xiết kể.(e) Nhờ huyết bôi đó mà Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi sự hình phạt của thiên sứ phá hại của Giê-hô-va (c. 13). Đêm mà dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, thiên sứ ấy đi qua khắp xứ, giết con đầu lòng của thổ dân. Hễ đến cửa nhà nào có bôi huyết, thì vượt qua, chẳng làm hại ai ở trong nhà ấy. Nếu huyết Christ bởi đức tin được bôi vào lương tâm ta, thì giải cứu ta khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, sự rủa sả của luật pháp, và sự hư mất ở nơi địa ngục. Ở trong huyết của Con Đức Chúa Trời, ta được an nhiên vô sự;ngoài huyết ấy, chỉ có sự xét đoán hình phạt đời đời đó thôi (Ro 8:1).(3) Nghĩa bóng về sự ăn thịt lễ Vượt qua cũng được ứng nghiệm trong Christ: Sự ăn thịt lễ Vượt qua cũng có 5 đặc điểm, được ứng nghiệm trong cách tín đồ áp dụng hiệu nghiệm công lao của Christ cho mình.(a) Phải ăn thịt con sinh lễ Vượt qua (c.8). Chỉ giết không thì chưa đủ, cũng phải ăn thịt của con sinh mới thích hiệp qui định về lễ ấy. Chúng ta không những là nương cậy huyết của Christ cho được cứu thôi đâu, lại phải nhờ Ngài làm đồ ăn trưởng dưỡng phần thuộc linh của ta,mới mong được toàn cứu, đạt đến bậc thành nhơn vóc giạc của Christ vậy (Gi 6:53-55).(b) Phải ăn hết, chớ để chi còn lại đến sáng mai (c. 10). Hễ ai có đức tin nuôi mình bằng Christ, phải hoàn toàn nhờ Christ mà nuôi mình. Ta phải vui lòng nhân cả Christ luôn ách của Ngài, cả Christ luôn thập tự giá Ngài, cả Christ luôn mão miện Ngài, không nên loại ra phần nào cả.Vì không thể phân xẻ Christ được. Hễ muốn về sau đội mão miện vinh hiển Ngài,thì nay cũng phải vui lòng vác thập tự giá Ngài, mang lấy ách nhẹ nhàng của Ngài, mới được như nguyện vậy (Ma 10:38; Lu 14:27; Ma 16:24; Mac 8:34; Lu 9:23).(c) Phải ăn hối hả đừng trì huỡn (c. 11). Ta phải tín nhận Christ chính hôm nay, chớ nên trễ nải đến ngày mai, mới chắc được cứu (He 3:7-11; IICo 6:2).(d) Phải ăn với rau đắng (c. 8), để kỷ niệm cái ách nô lệ cay đắng mà họ phải mang ở xứ Ai Cập. Ta cũng phải lấy lòng buồn rầu mỗi khi nhớ đến tội lỗi ta. Thái độ ấy sẽ ban cho ta rất ưa thích ăn linh lương của Christ ban cho. Hễ tội lỗi càng cay đắng bao nhiêu, thì Christ lại càng thêm nên ngọt ngào cho ta bấy nhiêu.(e) Khi ăn phải đứng sẵn sàng để ra đi (c.11). Ấy chắc ám chỉ rằng nếu ta muốn được ơn cứu rỗi của Christ thì phải sẵn lòng từ bỏ đời tội lỗi, lìa chủ quyền của Sa-tan, vui lòng vì Christ mà từ chối mọi việc không làm sáng danh Ngài, đem dâng đời sống mình chỉ thuộc về Christ và nước của Ngài mà thôi (He 13:13,14).e) Năm của tế lễ của đạo Môi-se: Trong Le vi ký đoạn 1 đến 7 và đoạn 16 có chép về thể hệ hiến tế của đạo Môi-se, giãi bày thế nào dân Y-sơ-ra-ên phải dâng tế lễ để chuộc tội cho cá nhơn, gia đình và hội chúng. Chỉ nhờ sự dâng các tế lễ ấy mà họ có thể đến gần Đức Chúa Trời, được Ngài nhậm lời và tha thứ tội cho. Các tế lễ ấy chia ra năm loại, là của lễ thiêu, của lễ chay, của lễ thù ân, của lễ chuộc tội và của lễ chuộc sự mắc lỗi.Trong năm loại tế lễ ấy, chỉ một loại không có huyết mà thôi. Cả năm thứ đều chỉ bóng về Christ làm tế lễ chuộc tội ta; nhưng vì công việc cứu chuộc của Ngài có nhiều phương diện, một của tế lễ không đủ làm hình bóng trọn cả được, nên Đức Chúa Trời dùng năm loại khác nhau để dạy trước và chỉ tỏ ra cả cuộc cứu chuộc của Christ, có đủ phương cách chuộc tội loài người, cứu rỗi thiên hạ và cho ai nấy đều được phép trở lại cùng Đức Chúa Trời. Dưới đây trong phần luận về Thể hệ tế lễ của đạo Môi-se sẽ còn luận đến rõ hơn.f) Con rắn đồng: Trong Dân số Ký, đoạn 21,có chép về truyện dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm cùng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bèn sai rắn lửa đến cắn phạt họ đến đỗi họ chết rất nhiều. Dân sự biết tội, xin Môi-se cầu khẩn Đức Chúa Trời cứu họ khỏi họa rắn ấy. Ngài bèn bảo Môi-se đúc một con rắn bằng đồng, treo lên một cây sào. Rồi nếu ai bị rắn lửa cắn mà nhìn lên rắn đồng đó, thì được cứu. Chính Chúa Jesus làm ứng nghiệm hình bóng ấy lúc Ngài bị treo lên thập tự giá, vì Ngài dạy rằng: Gi 3:14,15Con rắn trong Kinh Thánh thường làm tiêu hiệu chỉ về tội lỗi và sự rủa sả do nó mà ra (Sa 3:14,15; Ga 3:13; Phu 21:23).Christ vì chúng ta mà chịu treo trên cây gỗ, bị rủa sả, trở nên tội lỗi, hầu cho chúng ta nương cậy (nhìn) nơi Ngài mà thoát ly sự rủa sả, được cứu rỗi khỏi tội lỗi đó vậy (Gi 12:32; IICo 5:21). Ga. 3:13; IICo 5:21; Gi 12:323. NGÔN TỪ MÔ TẢ CHÂN TÁNH CỦA SỰ CHUỘC TỘITrong Kinh Thánh có bốn ngôn từ mô tả chân tánh của sự chuộc tội, là giải hòa, vãn hồi, cứu chuộc và thế mạng. Xin lần lượt luận qua sau đây:a) Sự giải hòa: Chữ giải hòa theo nguyên văn Hi Lạp là katallagé, nghĩa đen là “hòa giải mối tranh chấp”, hay là hợp luân lý hoặc luật pháp mà bồi thường điều gì mình đã làm thiệt hại ai. Trong cuộc chuộc tội, Christ làm trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người để hòa giải hai bên. Tội lỗi đã gây nên sự thù nghịch giữa Đức Chúa Trời và loài người, nhân sự sa ngã, họ đã xúc phạm đức thánh khiết của Ngài, làm thiệt hại sự công nghĩa Ngài, đụng đến nền tảng của ngôi nước Ngài. Trong mối tranh chấp lớn lao ấy, cần phải có sự đền bồi các điều loài người đã làm thiệt hại đó trước đã, rồi sau mới mong Đức Chúa Trời hòa lại với họ được. Vả, Christ đã đem dâng sanh mạng mình cho Đức Chúa Trời mà bồi thường hết thảy các điều xúc phạm của loài người, thủ tiêu sự thù nghịch, giải hòa giữa hai bên, khiến cho Đức Chúa Trời đổi ý mà vui lòng làm bạn với người nào công nhận điều kiện của việc phục hòa ấy. Những câu Kinh Thánh viện dẫn sau đây minh chứng rằng sự phục hòa do Christ làm tế lễ chuộc tội mà được nên: Ro 5:10; IICo 5:18,19; Eph 2:16; Co 1:20; Ro 5:11; IICo 5:19,20Ấy vậy, ta thấy Đức Chúa Trời nhờ việc tế lễ của Christ ở trên thập tự giá mà hòa lại với loài người. Nhưng họ cũng cần phải hòa lại với Đức Chúa Trời, tức là cần phải công nhận điều kiện của sự phục hòa ấy mới có hiệu nghiệm cho họ. Điều kiện ấy là họ phải ăn năn tội, nương cậy nơi sự chết của Christ vậy.b) Tế lễ vãn hồi:Ngôn từ ấy theo nguyên văn Hi-lạp là hilasmos và hilasterion, nghĩa đen là khiến cho ai đem lại thiện cảm với kẻ khác, làm cho ai vui lòng hòa lại với kẻ thù nghịch mình, hoặc là nhờ sinh tế mà giải tội mình đã xúc phạm với Đấng Cao cả.Theo nguyên văn Hê-bơ-rơ chữ ấy là kapporeth, nghĩa đen là “khỏa lấp”. Cựu Ước thường dùng chữ ấy để gọi nắp thi ân của hòm giao ước. Chữ Hi Lạp cũng gọi nắp thi ân bằng hilasterion. Thành thử, sự chết của Christ là tế lễ giải tội ta,khoả lấp mọi sự bất nghĩa ta, khiến cho Đức Chúa Trời lại thiện cảm với ta, tha tội cho ta, vui lòng trở lại kết bạn với ta. Đức Chúa Trời vốn có lòng yêu thương loài người, nhưng loài người đã xúc phạm cùng đức thánh khiết của Ngài,khiến cho đức ấy gây thù với họ. Nhờ sự chết trên thập tự giá, Christ đền tội ấy,thủ tiêu cừu thù, khiến cho Đức Chúa Trời lại có thể đổi lòng mà đãi họ cách hảo mỹ khoan hồng vậy.Ví như bạn mếch lòng nhau, đến đỗi phân rẽ nhau ra; bạn nầy có tội, bạn kia vô tội. Giữa hai bạn lần lần gây nên thù nghịch,khiến cho bạn vô tội không thể giao thông với bạn có tội được. Về sau bạn có tội muốn làm hòa, nhưng vì cảm xúc mắc tội quá, nên không dám đến gần bạn cũ. Bây giờ có người danh giá thân mật với cả hai bên, thay vì bạn có tội mà đem lễ vật dâng cho bạn vô tội, để kéo lại lòng của người, khiến cho người nguôi giận, vui lòng trở lại giao hữu với bạn kia như trước. Sự dâng lễ vật và sự cầu thay của người danh giá ấy thủ tiêu sự thù nghịch kia, khiến đôi bạn nọ trở lại hòa nhau như cũ. Christ là Người có đại giá vô cùng đó, Ngài đem dâng chính mình làm tế lễ cho Đức Chúa Trời, nhân đó khiến Đức Chúa Trời vãn hồi với loài người, vui lòng nhận họ lại làm con cái của Ngài. Những câu Kinh Thánh viện dẫn sau đây minh chứng rằng Christ thật là tế lễ vãn hồi ấy: Ro 3:25,26; He 2:17; IGi 4:10c) Sự cứu chuộc:Danh từ “sự cứu chuộc” theo nguyên văn Hi-lạp là lutrosis và apolutrosis, nghĩa đen là đem giá mà giải cứu người khỏi chết, hoặc phóng thích người khỏi ách nô lệ, hoặc tha người khỏi vòng phu tù. Thành thử, sự chết của Christ là giá chuộc ta khỏi chết thuộc linh, phóng thích ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, và tha ta khỏi vòng làm phu tù cho ác tánh và nhục dục của ta. Những câu viện dẫn dưới đây dạy rõ rằng Christ là đại giá mua chuộc chúng ta. Ma 20:28 và Mac 10:45;ITi 2:6; Kh 5:9. Cũng xem ICo 1:30; 7:23; IPhi 2:1Vả, luận đến sự cứu chuộc, bèn nảy ra trong tâm trí ta một vấn đề quan hệ, ấy là: Ai là người nhận lấy giá chuộc ấy? Nếu Christ lấy tánh mạng mình làm giá mua chuộc chúng ta thì giá đó phải trả lại cho ai? Có kẻ chủ trương Christ cứu chuộc người ta, thì phải trả giá cho Sa-tan. Song ý ấy không đúng, vì sự chết của Christ vốn phá tan quyền sự chết vốn ở trong tay Sa-tan, làm cho nó phải chịu lỗ lớn rồi kia. Vậy, có lẽ nào nó lại nhận được giá chuộc đó sao? (He 2:14). Kẻ khác cho giá chuộc của Christ là trả cho Đức Chúa Trời. Lời đó cũng sai lầm, vì Christ chuộc loài người đem về cho Đức Chúa Trời, chẳng phải là chuộc người ta ra khỏi tay Đức Chúa Trời đâu. Vả nếu lời ấy là đúng, thì té ra Đức Chúa Trời đã nhận lấy cả giá chuộc lẫn người được chuộc nữa; điều ấy thật vô lý khó nghe. Vậy thì ai nhận lấy giá chuộc ấy? Vấn đề ấy tuy rất khó giải quyết, thì cũng xin thử đáp lại như sau đây:Loài người đã xúc phạm cùng luật đạo đức, là gương chiếu lại bản tánh thánh khiết tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Luật ấy nghiêm huấn rằng: “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết.” Tội lỗi ấy chẳng khác gì một mối nợ rất to mà loài người thiếu với luật đạo đức của Đức Chúa Trời. Hễ ai không trả được thì phải bị luật ấy buộc vào tử hình, không khoan dung ai cả.Christ giáng sanh, trở nên người cốt để đem thân vô giá của Ngài dâng lên chịu chết, để đền trả hết mối nợ đó, giải cứu người mắc nợ khỏi án chết, mở đường thoát ách nô lệ cho họ, khiến cho lương tâm họ được tự do thong thả ở trước mặt Đức Chúa Trời, không còn nghe tiếng nghiêm răn của luật pháp hăm he đòi hỏi mối nợ ấy nữa. IGi 3:4; Ro 7:2,4,6; Ro 10:4; Ga 3:13. Cũng xem ICo 15:56; Ga 5:3; Eph 2:15; Gia 2:10,11d) Sự thế mạng:Kinh Thánh không dùng ngôn từ “thế mạng”, song ý nghĩa ấy thông suốt cả bộ Tân Cựu Ước. Nghĩa đen chữ ấy là mạng nầy thế cho mạng kia. Thành thử, quan niệm thế mạng trong thần đạo học có nghĩa là Christ đem tánh mạng mình thế cho tánh mạng của tội nhơn mà giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, chịu tử hình luật ấy định cho kẻ phạm pháp, và nhân đó giải cứu tội nhơn bị chết mất đời đời vậy.(1) Giữ luật pháp: Ta đã thấy luật đạo đức là tiêu biểu của đức tánh thánh khiết công nghĩa của Đức Chúa Trời. Loài người chẳng giữ gìn được mối nào của luật ấy, bèn là đã trái phạm mọi bề, nên đã bị nó định án chết cho rồi. Christ hiện vào đời, đem sanh mạng vô giá của Ngài để thế vị loài người mà giữ vẹn mọi điều răn, mọi giềng mối, mọi qui tắc của luật pháp, chẳng bỏ sót một chấm một nét nào cả, Kinh Thánh có câu chứng rằng: Ma 5:17; Phil 2:8; Ro 5:9; Ro 10:4. Cũng xem Ga 4:4,6; Ma 3:15(2) Mang hình phạt: Đã thấy loài người xúc phạm luật pháp, bị nó lên án chết đời đời, Christ rất yêu thương loài người, đem tánh mạng mình để thế cho tánh mạng họ mà chịu án chết ấy,đến đỗi đền trả đầy đủ hết các điều luật đạo đức đòi hỏi phạm nhơn, giải cứu ta khỏi cảnh trạng tội án, mở đường cho Đức Chúa Trời có thể theo lẽ công nghĩa mà tha thứ mọi tội lỗi ta, đem ta trở lại với Ngài. Các câu viện dẫn sau đây chứng cho lẽ đạo thế mạng rõ ràng lắm: Ro 4:25; Ro 8:3; IICo 5:21; Ga 1:3,4; Ga 3:13;He 9:28Việc cứu chuộc không thể nào thiếu một trong hai điều đã luận qua trên đây. Phỏng nếu Christ đã chưa giữ vẹn luật pháp mà chỉ chịu tử hình thế cho loài người, thì luật pháp vẫn còn có quyền đòi thực hành tử hình trên họ, vì đối với luật ấy, họ vẫn đều còn là kẻ “đã phạm tội, không đạt đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Ro 3:23) vậy. Lại, trong việc thế mạng ấy,sanh mạng của Christ và sanh mạng của ta đều thông thuộc nhau, bởi vì mạng của Ngài nhờ luật thế vị mà trở nên mạng của ta, và mạng của ta nhân luật ấy cũng trở nên mạng của Christ. Thành thử, chúng ta vốn phạm tội trái nghịch, song Christ vì tội trái nghịch ấy thế vị ta mà vâng phục; còn đại giá của sự vâng phục ấy bởi đức tin trở nên của ta. Ngôi bản ngã ta đã mắc tội; nhưng Christ thế mạng ta đem Ngôi bản ngã vô tội Ngài mà chuộc sự mắc tội của ta đó; còn đại giá của sự chuộc tội ấy bởi đức tin trở nên của ta. Chúng ta vốn bị dưới tử hình của luật pháp; song Christ thế mạng ta sanh mạng vô giá Ngài mà chịu tử hình ấy ở trên thập tự giá; đại giá của sự chết Ngài trở nên đại giá của ta, giải phóng ta khỏi sự chết đời đời vậy. Những câu viện dẫn sau đây minh chứng thêm cho lẽ thật nầy:Lu 22:37; Le 16:21,22; Es 53:5,6; Gi 10:11; IPhi 3:18. Cũng xem Ro 5:6-84. THỂ HỆ TẾ LỄ CỦA ĐẠO MÔI-SE LÀ TƯỢNG TRƯNG VỀ SỰ CHUỘC TỘIKê cứu đạo chuộc tội đến chỗ nầy, chắc ta đã thấy rõ rằng cả Kinh Thánh đều mô tả sự chuộc tội bằng một việc tế lễ. Dường ấy,nếu muốn càng hiểu thấu ý nghĩa đúng đắn về lẽ đạo đó hơn nữa, ta rất cần phải hiểu yếu nghĩa về thể hệ tế lễ của đạo Môi-se trước đã, vì thể hệ ấy là tượng trưng tiêu biểu sự chuộc tội bởi Jesus Christ làm trọn về sau vậy.a) Ý kiến bất toàn về lẽ đạo tế lễ: Có nhà thần đạo tân phái chủ trương rằng ý nghĩa tế lễ đời xưa bất quá là cá nhơn dâng lễ vật hoặc bày cao diên để tế Đức Chúa Trời. Kẻ khác lại dạy rằng tế lễ là cái biểu hiệu chứng rằng cá nhơn đã lập lại mối giao thông với Đức Chúa Trời,hoặc là một dấu hiệu tỏ ra mình đã đem dâng cả đời sống mình cho Đức Chúa Trời rồi. Cả ý kiến ấy đều bất toàn, chỉ tỏ ra một phương diện của vài tế lễ, như của lễ chay và của lễ thù ân đó thôi. Trái lại, cả bộ Cựu Ước chứng minh rằng yếu nghĩa về của tế lễ là con sinh thế mạng cho tội nhơn đương bị định tội mà hi sinh tánh mạng mình để chuộc tội người khỏi án tội ấy. Ví bằng cuộc dâng tế lễ kia không có nghĩa ấy, thì sự giết con sinh, đổ huyết nó ra, thiêu nó trên bàn thờ, có nghĩa lý gì, giảng giải thế nào ư?b) Ý nghĩa về cuộc dâng tế lễ: Khảo cứu kỹ về đạo Môi-se, thì thấy việc dâng tế lễ bao hàm ba yếu nghĩa như sau đây:(1) Tội nhơn đem con sinh làm tế lễ để đền tội mình đã phạm cùng Đức Chúa Trời chí thánh, chí công, mong rằng nhờ tế lễ ấy khiến Ngài nguôi giận, vui lòng ân xá mà trở lại giao thông với mình xưa.(2) Con sinh ấy vốn vô tội, đem mạng mình thế mạng tội nhơn, chịu khổ chịu chết, là sự hình phạt chính tội nhơn đáng phải chịu;nhân đó mà tội nhơn được thoát khổ toàn mạng vậy.(3) Trong cuộc tế lễ ấy, sanh mạng của con sinh và sanh mạng của tội nhơn (là người đứng dâng nó lên) đều được thông thuộc nhau, đến đỗi sanh mạng vô tội của con sinh thành sanh mạng của tội nhơn, và sanh mạng của tội nhơn trở nên sanh mạng của con sinh. Cho nên khi tội nhơn đem sanh mạng của con sinh mà dâng lên, thì thật là đem chính sanh mạng của mình mà dâng lên đó vậy; đến nỗi đại giá của sanh mạng vô tội ấy được Đức Chúa Trời kể là của tội nhơn đương đứng dâng nó lên. Ấy là đại ý về đạo xưng nghĩa bởi đức tin đến công lao của kẻ khác vậy.Tóm lại ba yếu nghĩa ấy, ta có thể nói rằng,sự chuộc tội là do con sinh thế mạng tội nhơn mà được nên. Còn việc con sinh thế mạng tội nhơn đó sở dĩ được linh nghiệm trước mặt Đức Chúa Trời là do cả hai sanh mạng của con sinh và tội nhơn đều thông thuộc nhau mà có vậy.c) Bằng cớ chứng rằng con sinh lễ các huyết tế của đạo Môi-se đều thế mạng tội nhơn mà chịu khổ: Kê cứu các nghi thức về các huyết tế của đạo Môi-se chép trong Le 1:7,16, thì rõ lắm nó thế vị tội nhơn mà chịu khổ hình của họ đáng chịu. Các bằng cớ kể sau đây minh chứng cho.(1) Cơ hội dâng tế lễ làm chứng:Trong Le 4:1- 6:13 ta thấy cơ hội dâng các huyết tế theo đạo Môi-se bao giờ cũng là sự phạm tội. Bất cứ là tội xúc phạm đến luân lý, hay là tội trái lễ nghi của đạo, phạm nhơn cũng phải đem dâng con sinh mà luật pháp đã định để chuộc sự vi phạm ấy. Le 5:5,6(2) Phẩm chất của con sinh làm chứng:Các con sinh hợp nghi phải là con vật thuộc hạng tinh sạch trong bầy gia súc,như là chiên, bò, dê, bò câu, v…v. Mỗi thứ đều phải lựa con trọn vẹn hơn hết,nào là giống, tuổi và thể lực của nó đều phải hợp nghi cả, mới được Đức Chúa Trời nhận làm sinh lễ chánh thức vậy. Le 22:18-20. Cũng xem Le 22:21-27; Xu 22:30;29:1(3) Nghi thức của tế lễ làm chứng:Nghi thức về cuộc dâng con sinh làm tế lễ có ba phần đặc biệt, minh chứng rằng con sinh ấy thật thế mạng tội nhơn để chuộc tội họ.(a) Phải đặt tay trên con sinh và xưng tội: Kẻ dâng con sinh làm tế lễ phải đặt tay lên đầu nó, xưng tội mình trên nó (Le 1:4;3:2; 4:4; 16:21; IISu 29:23). Trong Kinh Thánh lễ đặt tay thường chỉ bóng về sự trao chuyển, người nào đặt tay trên ai tức là để trao chuyển một việc gì cho kẻ ấy, như là trao chuyển chức quyền (Phu 34:9; Cong 6:6), sức mạnh (Ma 9:18; Cong 9:12,17), hay là tội lỗi (Le 16:7-22). Thế thì, khi kẻ dâng con sinh đặt tay trên đầu nó và xưng tội ra, thì ám chứng rằng mạng sống mình và mạng sống nó thông thuộc nhau, mình bởi sự đặt tay và xưng tội đó trao chuyển tội mình qua đầu nó mang thế cho mình vậy. Le 1:4; Le 16:21(b) Phải giết con sinh: Tội nhơn phải dắt con sinh đến trước mặt Đức Chúa Trời, thì “nó sẽ được nhậm thế cho hầu chuộc tội cho người” (Le 1:4). Rồi phải giết nó tại nơi ấy, “vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được” (Le 17:11). Le 1:5(c) Phải bôi hoặc rưới huyết: Về huyết của sinh tế hằng dâng thì thường rưới ở trước bức màn trong nơi thánh hay là bôi trên sừng của bàn thờ (Le 4:5-7); nhưng nhằm ngày đại lễ chuộc tội (Le 16),thì thầy tế lễ thượng phẩm lấy huyết con sinh đã vì cả hội chúng được dâng lên,mà đem vào nơi chí thánh, rưới trên nắp thi ân, là chỗ “Khỏa lấp” đặng chuộc tội cho chúng. Việc rưới huyết ấy ngầm chứng rằng tội lỗi được khỏa lấp, tội nhơn được Đức Chúa Trời vui lòng nhậm lấy.(4) Hiệu nghiệm của các tế lễ ấy làm chứng:Cái hiệu nghiệm của việc dâng tế lễ ấy bao giờ cũng là sự tha tội. “Tội hội chúng sẽ được tha” (Le 4:20), “tội ngươi sẽ được tha” (Le 4:26,31). Đó bao giờ cũng là lời Đức Chúa Trời thường hứa với kẻ vâng mạng Ngài mà dâng tế lễ ấy.Trong Cựu Ước thường dùng chữ khaphar khỏa lấp, và trong Tân Ước dùng chữ hilaskesthai đền tội, giải tội, làm lễ vãn hồi để tỏ bày quan niệm ân xá ấy (xem Le 4 và 5; cùng He 2:17). Nắp thi ân là chỗ rưới huyết con sinh, trong Cựu Ước gọi là khaporeth, trong Tân Ước gọi là hilasterion, nghĩa bóng là chỗ làm lễ khỏa lấp tội, đền tội, giải tội, cốt để kéo Đức Chúa Trời trở lại cùng tội nhơn, lấy lòng hảo ý mà tha thứ người, nhận người làm con cái của Ngài vậy.d) Bằng cớ chứng rằng Christ làm ứng nghiệm các huyết tế của đạo Môi-se: Kinh Tân Ước dạy rõ rằng các tế lễ ấy làm tượng trưng chỉ bóng về Christ, và đều được Christ làm ứng nghiệm trọn vẹn. Những bằng cớ kể sau đây làm chứng cho.(1) Được gọi là kiểu rập và hình bóng:Tân Ước gọi các tế lễ và nghi thức của đạo Môi-se bằng “kiểu rập” và “hình bóng” (He 8:5,6; 9:23-24; 10:1-13; Co 2:16,17); còn Christ là chân tượng của các hình bóng ấy. Kỳ thực, chủ đích của thơ Hê-bơ-rơ là tỏ ra thế nào Christ đã làm ứng nghiệm các tượng trưng của đạo Môi-se vậy. He 8:5,6; He 9:23,24; He 10:1-10; Co 2:17(2) Christ nhận rằng Cựu Ước làm chứng về công việc Ngài: Chính Jesus Christ nhận chắc rằng cả luật pháp lẫn tiên tri đều dự ngôn về công việc của Ngài, nói trước về Ngài phải thế mạng loài người mà chịu khổ chịu chết để đền tội cho họ. Gi 5:39; Lu 24:27,44.Cũng xem Gi 1:45.(3) Tân Ước xưng Ngài là Con Sinh lễ Vượt qua của chúng ta: Trong ICo 5:7 Phao-lô xưng “Christ là Con Sinh lễ Vượt qua của chúng ta”, ám chỉ rằng Ngài làm ứng nghiệm về sinh tế lễ Vượt qua mà Y-sơ-ra-ên dâng lên tại Ai Cập. ICo 5:7; Gi 1:29. Cũng xem Xu 12:46; Dan 9:12.(4) Tân Ước dạy rằng Christ là của tế lễ đền tội:Kinh Tân Ước dạy rất rõ ràng rằng Christ hiện đến, chịu dâng mình lên làm tế lễ đền tội loài người. Hễ không nhận lễ ấy là đạo của Tân Ước dạy, ắt không còn ai hiểu bộ ấy dạy điều gì được nữa. Những câu dẫn dưới đây làm chứng rất rõ cho lẽ đạo ấy: He 9:26,28. Gi 1:29, trưng dẫn ở trên; Eph 5:2; IICo 5:21; Kh 5:9(5) Tân Ước cũng dạy rằng điều các tế lễ cũ đáng nên làm mà không thể làm được, Christ đã làm hoàn toàn rồi:Kinh Tân Ước đoạn sách nào cũng trực tiếp hoặc gián tiếp dạy rằng điều các tế lễ của đạo Môi-se đáng nên làm mà không thể làm được vì là hình bóng và tiêu hiệu mà thôi, thì Christ đã hoàn toàn đầy đủ, nghĩa là Ngài đã dùng huyết Ngài làm tế lễ cứu chuộc ta, kể chúng ta là công nghĩa, khiến cho chúng ta đến gần Đức Chúa Trời mà được phục hòa với Ngài vậy. Các câu sau nầy chứng cho: Ga 3:13; Ma 20:28; IGi 2:2; IGi 4:10; Ro 3:24,25; Ro 5:9,10; Eph 1:7; Eph 2:13; Co 1:14-20e) Các tế lễ của đạo Môi-se ám chứng rằng phạm vi sự cứu chuộc của Christ là phổ thông: Kê cứu thể hệ tế lễ của đạo Môi-se thì thấy các tế lễ ấy chia ra từng loại, như là: (1) của lễ thiêu, (2) của lễ chay, (3) của lễ chuộc tội, (4) của lễ chuộc sự mắc lỗi, và (5) của lễ thù ân. Ngoài các tế lễ ấy cũng có tế lễ của lễ Vượt qua, và tế lễ của đại lễ chuộc tội. Ý nghĩa các tế lễ ấy rất hay và sâu nhiệm lắm, ở đây không thể luận đến cho cạn lẽ; chỉ cần tỏ ra một ý tứ rất quan hệ với sự nghiên cứu nầy, ấy là cách chia các tế lễ đó ra từng loại chứng rằng phạm vi của việc Christ chuộc tội là phổ thông; bởi chưng các tế lễ đó đại thể vì ba hạng người mà được dâng lên, gồm lại cả loài người vậy.(1) Tế lễ dâng vì cá nhơn:Trước hết có tế lễ vì cá nhơn mà dâng lên; tế lễ ấy có ba thứ: (a) Của lễ chuộc tội để đền tội của cá nhơn, bất cứ là ngộ phạm hay cố phạm (Le 4:14,20,31). (b)Của lễ chuộc sự mắc lỗi, để đền lỗi của cá nhơn, vô luận là lỗi do sự ngu dại hay là sự hốt lược mà phạm vậy (Le 5:5,6). (c) Của lễ thiêu, để chuộc sự mắc tội một cách đại thể, như là vì tánh hủ bại mà dâng lên vậy (Le 1:4). Christ vì cá nhơn mà chịu chết để chuộc các thứ tội lỗi họ, bất luận là tội nặng hay nhẹ, hoặc cố phạm hay ngộ phạm, hoặc là bằng việc làm hay là do tánh hủ bại mà ra cũng vậy.Vì Kinh Thánh có dạy rằng: Gi 3:16; Gi 1:12(2) Tế lễ dâng vì gia đình: Có tội can hệ với gia đình, nên cũng có tế lễ vì gia đình mà dâng lên. Tế lễ ấy là tế lễ của lễ Vượt qua (Xu 12:27). Con sinh của lễ ấy thế mạng cả gia đình, gánh hết tội lỗi của họ, vì chủ nhà thay mặt cho cả gia đình mà đặt tay trên đầu nó,giết nó, rồi bôi huyết nó trên mày cửa và hai cột cửa. Nhân đó các người nhà được an nhiên vô sự, cơn hành hại của Đức Chúa Trời không đụng đến một ai trong các nhà có bôi huyết đó. Ở trên ta đã thấy Christ làm ứng nghiệm nghĩa bóng của tế lễ ấy, vì Ngài được xưng là “con sinh lễ Vượt qua của chúng ta” (ICo 5:7) vậy.(3) Tế lễ dâng vì dân chúng: Do cá nhơn mà có gia đình và dân chúng. Như cá thể có tội, thì toàn thể cũng vậy. Nên chi cũng cần phải có tế lễ chuộc tội cho cả dân chúng nữa. Tế lễ ấy có hai thứ: (a)Của tế lễ dâng lên buổi sớm mai và buổi chiều (Xu 29:38-48); (b) Của lễ dâng lên nhằm ngày đại lễ chuộc tội (Le 16:6-10). Trong cuộc tế lễ thứ hai, thầy tế lễ dùng hai con sinh, một con để làm hình bóng chỉ về hai phương pháp chuộc tội,tức là sự đổ huyết ra và sự chết; còn con kia thì dùng để làm hình bóng chỉ về hiệu quả của sự chuộc tội đó, tức là sự tha thứ. Một con sinh không thể chỉ bóng về cả hai ý ấy, cần phải có hai con mới giải rõ được. Christ làm ứng nghiệm cả hai con sinh ấy; vì Ngài là Con Sinh dâng lên cho Đức Chúa Trời, trước để bởi sự chết mà đền tội cho mọi người; sau bởi sự chôn mà cất tội ấy đem bỏ biệt tăm. Hai câu dẫn sau đây làm chứng Christ thật chuộc tội cho mọi người: IICo 5:14,15; Gi 1:29TỔNG ĐOÁNNói tóm lại, Tân Ước công nhận rằng các tế lễ của đạo Môi-se đều là hình bóng chỉ về chức vụ cứu chuộc của Christ. Ngữ pháp các trước giả của Tân Ước dùng để tả thuật công việc của Christ đều là tế ngữ cả,mượn ở nơi thể hệ tế lễ của đạo Môi-se. Các trước giả ấy cũng đều đồng ý dạy rằng Christ đã làm ứng nghiệm các hình bóng ấy, nhận Ngài là Con Sinh của Đức Chúa Trời thế vị cho tội nhơn và mang lấy tội của họ, chịu khổ chịu chết để đền tội họ, cứu họ khỏi hình phạt đời đời. Cũng dạy rằng Con Sinh ấy bởi Đức Chúa Trời sắm sửa đã làm trọn mọi điều luật pháp thánh của Đức Chúa Trời đòi ở nơi loài người, mở đường cho Đức Chúa Trời có thể theo lẽ công nghĩa mà tha tội cho kẻ tín nhận Con Sinh ấy làm Cứu Chúa của mình, và nhận họ làm con cái của Ngài vậy.5. TỪ CÚ MINH BẠCH LUẬN VỀ SỰ CHUỘC TỘIKinh Thánh đầy những câu rất rõ ràng luận đến sự chuộc tội. Sau đây viện dẫn mấy câu quan hệ hơn hết, chia ra theo 10 đoạn, để cho dễ kê cứu.a) Yếu tố của sự chuộc tội: Sự chuộc tội bằng ba yếu tố kể sau nầy:(1) Sự chết của Christ: Ro 5:10; Phil 2:8; He 2:9; He 9:15,16; Kh 5:6,9,12(2) Thập tự giá: ICo 1:23; Ga 3:1; Ga 6:14; Eph 2:16; Co 1:19,20(3) Huyết của Christ: Ma 26:28; Mac 14:24; Lu 22:20; Eph 1:7; Eph 2:13; Co 1:20 viện dẫn ở trên; IGi 1:7; He 9:12; Kh 1:5; Kh 5:9b) Sự chuộc tội quan hệ với Đức Chúa Trời: Sự chuộc tội theo bốn mặt mà có quan hệ với Đức Chúa Trời.(1) Do lòng yêu thương của Ngài: Gi 3:16; IGi 4:9(2) Bày tỏ sự công nghĩa của Ngài: Ro 3:24,25; IICo 5:21(3) Độ lượng sự hi sinh của Ngài: Gi 3:16 viện dẫn ở trên. Ro 8:32; IICo 5:21 viện dẫn ở trên. IGi 4:10(4) Lý do về loài người được phục hòa với Đức Chúa Trời: Ro 5:11; IICo 5:18,19c) Sự chuộc tội quan hệ với luật pháp: Sự chuộc tội có quan hệ với luật pháp, vì Chúa thế vị loài người mà đầu phục luật pháp, làm trọn luật pháp và mang lấy sự rủa sả của luật pháp.(1) Christ sanh ra dưới luật pháp: Ga 4:4,5(2) Christ làm trọn công nghĩa của luật pháp: Ro 5:18,19; Ro 8:3,4; Ro 10:4(3) Christ mang lấy sự rủa sả của luật pháp: Ga 3:13; Phil 2:8d) Sự chết của Christ cần yếu:Kinh Thánh bao giờ cũng tỏ rằng rất cần yếu cho Christ phải chịu khổ và chịu chết,mới cứu chuộc loài người được:Lu 24:26; Ga 2:21(nghĩa là, vì luật pháp không thể xưng nghĩa ai được, nên cần thiết cho Christ phải chịu chết để làm sung mãn cả luật pháp của Đức Chúa Trời, mới xưng nghĩa kẻ tin Ngài được. Cho nên Ngài chẳng chịu chết luống nhưng đâu!) He 2:10e) Christ tình nguyện chịu chết:Kinh Thánh cũng dạy rất rõ Christ chẳng bị ép buộc phải thế vị loài người mà chịu chết, bèn là Ngài tình nguyện đem dâng mình cho Đức Chúa Trời để làm tế lễ vãn hồi. Gi 10:17,18; Ga 2:20; Eph 5:1,2; He 9:14; He 10:7-9f) Duy tế lễ của Christ chuộc tội được mà thôi: Cả bộ Kinh Thánh đều minh huấn rằng chỉ có một tế lễ có đủ phẩm cách đại giá để chuộc tội được thôi, ấy là tế lễ của Christ dâng lên trên thập tự giá; ngoài ra chẳng còn tế lễ nào có thể làm được nữa: Cong 4:12; Ro 3:20-22; He 1:3; He 9:22; He 10:11,12,14,26; IPhi 3:18g) Tế lễ của Christ thế mạng cho loài người:Như ta đã thấy ở trên, Kinh Thánh giải nghĩa rằng tế lễ của Christ là thế mạng loài người mà chịu khổ chịu chết vậy: Ma 26:28; Ro 5:6; IICo 5:14,15; Ga 3:13,14; IPhi 3:18 viện dẫn ở trên.h) Mục đích về sự chết của Christ là sự chuộc tội: Christ hi sinh mình chịu chết trên thập tự giá cốt để chuộc tội loài người; ấy là lẽ đạo Kinh Thánh dạy rõ ràng không ai có thể hiểu lầm được: Gi 1:29; Ro 3:24,25; Ro 5:8; Ro 6:10; Ro 8:3; ICo 15:3; IICo 5:21; Ga 3:13 viện dẫn ở trên; He 9:28; IPhi 3:23; IPhi 3:18 viện dẫn ở trên; Kh 1:5.i) Christ chuộc tội cho mọi người: Kinh Thánh thường dạy Christ chuộc tội cho bốn hạng; mà bốn hạng ấy là gồm lại cả mọi người vậy.(1) Vì dân sự Ngài: Ma 1:21; Gi 10:11,15; Eph 5:21; He 2:14,15; IGi 3:16(2) Vì nhiều người: Mac 10:45; He 9:28. Cũng xem Ma 20:28(3) Vì kẻ bị hư mất:Ma 18:11; Mac 2:17; Lu 19:10. Cũng xem Lu 5:32(4) Vì cả thế gian:Gi 1:29 viện dẫn ở trên Gi 3:16; Gi 6:51; Gi 12:47; IICo 5:14,15 viện dẫn ở trên; ITi 2:6; He 2:9; IGi 2:2j) Các hạnh phước do sự chuộc tội mà ra: Dưới đây xin viện dẫn thêm ít câu Kinh Thánh nữa để tỏ đại khái những hạnh phước do sự chuộc tội mà ra là thể nào:(1) Nhân dân được cứu rỗi:Ma 1:21(2) Kẻ bất nghĩa được xưng nghĩa: Cong 13:39(3) Tội nhơn được rửa sạch:IGi 1:7(4) Tín đồ được nên thánh: He 13:12(5) Bịnh nhơn được chữa lành:IPhi 2:24(6) Cả thiên hạ được phước: Gi 14:13; Eph 1:3; He 9:15VI. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ CHUỘC TỘIĐại ý của đạo chuộc tội là rõ ràng dễ hiểu,đến nỗi dầu kẻ bất học cũng có thể hiểu đủ ý nghĩa để được cứu rỗi. Như tiên tri Ê-sai đã dự ngôn rằng: Es 35:8Nhưng đạo cứu chuộc cũng có chỗ cao xa mầu nhiệm khó hiểu, nên nhiều nhà khảo cứu đã gây nên lắm ý kiến khác nhau, đem nhiều điều ức đạt vu vơ luận về lẽ đạo quan hệ ấy. Có người nói rằng trải qua các đời người ta đã đề xướng ước chừng 15 lý thuyết khác nhau, để giải nghĩa đạo chuộc tội. Đây xin chỉ luận qua 5 thuyết quan hệ hơn hết mà thôi: Bốn thuyết đầu tiên, có thuyết thì sai lầm cả, có thuyết thì sai lầm ít nhiều, duy thuyết thứ năm là đúng đắn, thích hiệp với sự khải thị trong Kinh Thánh vậy.1. THUYẾT SOCINa) Phát huy học thuyết: Thuyết nầy khởi xướng bởi Loelius Socin và Fauste Socin (hai người Ý lánh nạn ở Balan nhằm thế kỷ thứ XVI). Thuyết nầy cũng được gọi là Mô phạm thuyết, và đại khái chủ trương rằng:(a) Tội lỗi loài người ví như tật bịnh, khiến cho tội nhơn cảm biết đau đớn trong lòng. Chỉ tại sự cảm biết đau đớn ấy mà loài người bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời và lầm lạc trên con đường tà ác.(b) Đức công nghĩa của Đức Chúa Trời chẳng buộc Ngài phải báo cừu tội nhơn đặng bảo toàn sự thánh khiết của Ngài. Nghĩa là Đức Chúa Trời chẳng khiến cho ai phải chịu tử hình để đền tội mình đâu, nhưng nếu quả có sửa trị tội nhơn thì chỉ để khiến cho họ ăn năn trở lại với Ngài đó thôi.(c) Cái nguyên nhân duy nhứt của sự cứu rỗi loài người là lòng nhân từ của Đức Chúa Trời. Ngài nhứt định cứu rỗi họ chẳng phải tại Ngài cần bảo toàn sự thánh khiết Ngài đâu, bèn là chỉ vì Ngài thương hại loài người đã đi thất lạc, nên muốn đem họ trở lại đường phước hạnh đó thôi.(d) Đức Chúa Trời chẳng cần hòa lại với loài người, duy loài người cần hòa lại với Đức Chúa Trời mà thôi.(e) Nếu muốn làm cho ai hòa lại với Đức Chúa Trời, thì chỉ cần cảm hóa lòng đạo đức của họ, hầu cho họ mất sự cảm biết tội lỗi trong mình. Việc cảm hóa ấy do cá nhơn lập chí hối cải, tịch tà qui chánh mà được nên.(f) Christ chịu chết, bất quá như một bực anh hùng vì dân vì nước mà hi sinh mình, chớ Ngài chẳng vì tội lỗi người đời mà chịu hình chịu chết đâu. Nên sự chết của Ngài cũng chẳng thế mạng người ta mà chuộc tội ai đâu, bèn là chỉ để treo gương chung cổ, mong khiến người đời cùng soi đó vậy thôi. Ngài chịu chết ấy là Ngài tuận đạo, tỏ bày nghĩa cả tiết cao.Sự chết ấy thật là quí giá, xứng đáng cho đời tạc tượng đồng bia đá, để kỷ niệm muôn đời. Mong thế nhân trông vào đấy mà chịu cảm động, lập chí noi chơn, gắng công ra sức mà cải ác tùng thiện, đặng trở lại cùng Đức Chúa Trời.Duy nhứt thần Giáo hội (Eglise unitaire) chủ trương thuyết nầy, viện lấy IPhi 2:21 làm căn cứ của ý kiến mình, “Anh em vốn được gọi đến sự đó, vì Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương mẫu, hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài.”b) Những ngộ điểm của thuyết Socin: Thuyết nầy có những ngộ điểm như sau đây:(1) Trái với triết lý của đạo:Thuyết Socin trái hẳn triết lý của đạo Đức Chúa Trời, vì lầm lạc mà chủ trương rằng:(a) Ý chỉ của loài người chẳng phải là cái chí hướng cố định của bản ngã đối với việc thiện việc ác đâu, việc ấy chỉ bởi cái tài quyết định của người mà thôi. Bằng quả đúng như lời ấy, thì loài người chỉ cần tự vận động tài quyết định đó một lần thì cũng đủ tự cải cách và tự phục hòa với Đức Chúa Trời được ngay. Thật lời ấy phản đối hẳn với triết lý của đạo tỏ ra trong Kinh Thánh, cũng trái với sự từng trải thuộc linh của tín đồ nữa, bởi vì họ đã kinh nghiệm rằng chính mình chẳng có thể làm chi nổi để tự cải cách mà mong phục hòa với Đức Chúa Trời được.(b) Lý do của đạo đức chẳng ở nơi đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, bèn chỉ tại sự ích lợi mà thôi. Bằng quả như lời ấy,thì ở nơi Ngôi Bản Ngã Đức Chúa Trời chẳng có nguyên lý gì ngăn trở Ngài tha tội cho loài người, duy hễ khi nào Ngài muốn thì liền có thể tha tội cho họ vậy. Dầu họ ăn năn hay không cũng được cả; vì theo ý ấy, sự đau khổ và sự chết của Christ chẳng được nên vì đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi buộc đâu, bèn chỉ tại vì nó có ích lợi cho loài người đó thôi.(c) Luật đạo đức duy tỏ ra ý chỉ độc tài của Đức Chúa Trời thôi, chớ chẳng tỏ ra bản tánh thánh khiết của Ngài đâu. Bằng quả như lời ấy, thì có thể bãi bỏ luật đó chừng nào cũng được, và tội nhơn chỉ cần xin thì được tha thứ liền, không cần nhờ tế lễ của Christ để đền tội gì cả.(d) Sự hình phạt tội lỗi chỉ là một phương pháp để sửa lại tội nhơn mà thôi, chớ chẳng phải đền tội xúc phạm với đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đâu. Bằng quả như lời ấy, thì tội nhơn chẳng mắc tội gì với Đức Chúa Trời đâu, chỉn chẳng qua vì ngu dốt làm quấy mà tự cảm giác mình không bình an đó thôi. Còn nếu người chẳng mắc tội với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời dùng sự đau khổ mà phạt người há chẳng bất công sao? Tội nhơn chỉ cần lập chí lìa bỏ đường quấy, thì liền được tha và hưởng được bình an ngay.(e) Sự công nghĩa của Đức Chúa Trời chẳng biểu dương bản tánh Ngài hằng kháng địch tội ác đâu, bèn chỉ tỏ ra lòng nhơn từ của Ngài mà thôi. – Bằng quả như lời ấy, thì thà Đức Chúa Trời tỏ lòng nhơn từ đó bằng sự tha tội hơn là bằng sự hình phạt; vì làm vậy là dễ hơn và có lý hơn. Mà còn nếu nhận cho vậy là đúng, thì sự chết của Christ chẳng qua là một gương tốt để thúc giục tội nhơn hướng thiện chớ chẳng phải là sự thế mạng họ mà chịu tội hình của họ đâu.(2) Trái sự dạy dỗ của Kinh Thánh:Thuyết nầy lại trái hẳn sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Bởi Kinh Thánh minh huấn rằng loài người không những là tự cảm biết sự bất khiết trong mình, bèn là quả trực tiếp mắc tội cùng Đức Chúa Trời. Cũng dạy rằng Đức Chúa Trời hình phạt tội là tại bản tánh thánh khiết và công nghĩa của Ngài đòi buộc phải làm vậy; còn nghĩa lý của sự chuộc tội, ấy là Christ thế mạng loài người mà chịu hình phạt vì tội lỗi của họ. Sự chịu hình phạt thế cho loài người đó là sự cần thiết duy nhứt để mở đường cho Đức Chúa Trời có thể theo lẽ công nghĩa mà ân xá tội nhơn, Kinh Thánh tỏ ra rằng đại mục đích của sự chuộc tội chẳng phải là sửa đổi tâm địa của loài người ra tốt hơn, bèn là làm trọn sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, phu phỉ sự thánh khiết của Ngài. Vì Christ dâng sanh mạng mình làm sinh tế cho Đức Chúa Trời,cốt để thủ tiêu sự thù nghịch do tội mà ra, cất khỏi tâm chí Ngài mọi điều ngăn cản Ngài thi ân tha thứ cho tội nhơn vậy.(3) Loại bỏ các lẽ đạo quan hệ nhứt của Cơ đốc giáo:Thuyết Socin có căn cứ ở nơi tà thuyết Pélage (thế kỷ V) hạn chế hay là loại hẳn các lẽ đạo quan hệ nhứt của Cơ đốc giáo.(a) Thuyết nầy gián tiếp chối bỏ đạo về Đức Chúa Trời hà hơi vào Kinh Thánh, vì ý niệm về sự thế mạng và sự đền bồi bởi tế lễ, đều thông suốt cả Cựu Ước và Tân Ước như canh chỉ trong vải vậy.(b) Thuyết nầy lại bỏ đạo dạy về tội lỗi; vì Kinh Thánh dạy rõ lắm loài người phạm tội, bị tánh hủ bại, nên không thể tự cứu mình được; và vì họ mắc tội cùng Đức Chúa Trời, nên đức thánh khiết đòi buộc phải hình phạt họ.(c) Thuyết Socin cũng bỏ đạo về thần tánh của Christ, vì nếu nói tội chỉ là cái lỗi nhỏ nhẹ, đến đỗi loài người có thể tự cứu được, thì lấy làm vô ích mà Ngôi thứ hai phải ra đời làm Cứu Chúa. Hơn nữa, nếu công việc quan hệ của Christ chỉ để làm gương tốt mà thôi, thì một cứu thế nhân cũng đủ rồi, và Christ chắc chỉ là một người thường chớ có gì hơn.(d) Socin cũng bỏ đạo xưng nghĩa bởi đức tin đến công lao vô hạn vô lượng của Christ; bởi vì ông không nhận loài người có thể thừa nhận sự công nghĩa của kẻ khác mà kể là của mình.(e) Ông cũng bỏ lẽ đạo dạy về sự tái sanh; bởi vì theo thuyết của ông, việc tái sanh chẳng phải do Đức Chúa Trời làm nên, bèn là việc của chính tội nhơn nhờ sự lập chí cải ác tùng thiện mà ra vậy.(f) Ông lại bỏ lẽ đạo về sự hình phạt tội nữa;bởi vì nếu tội nhơn không mắc tội với Đức Chúa Trời, chẳng từng trái phạm luật thánh của Ngài, thì sự hình phạt đời đời rất là bất công bất nghĩa, Đức Chúa Trời chí minh chí chánh nỡ nào thi hành đến!(4) Không cắt nghĩa sự chết của Christ:Thuyết Socin không cắt nghĩa tại sao Christ cần phải chịu khổ chịu chết cực khốn nạn dường ấy; cũng không tỏ tại cớ gì Ngài phải trở nên tội lỗi, từng trải sự nhục nhã khôn kể xiết, đến đỗi Cha cũng phải lìa bỏ Ngài. Nếu Christ chỉ chịu chết như một bậc anh hùng để làm chứng cho lẽ thật, thì cớ sao Cha lìa bỏ Ngài,không lân la, nâng đỡ và an ủi Ngài trong giờ khốn nạn cực hiểm ấy? Nếu Christ không thế mạng loài người mà chịu hình chịu chết để đền tội họ thì Ngài chẳng làm mô phạm trọn vẹn hơn ai, bởi vì nhiều kẻ tuận đạo cũng đã tỏ ra can đảm lớn hơn trong lúc họ chịu khổ (xem Gi 12:27), đến đỗi có kẻ coi sự chịu khổ tuận đạo đó là nhẹ như lông hồng vậy. Vậy nếu Christ không thế mạng cho ta để chịu sự đau đớn đó, thì chẳng những không tỏ lòng yêu thương của Đức Chúa Trời, mà lại còn làm chứng rằng Đức Chúa Trời rất bất công bất nghĩa nữa, vì đã khiến cho Đấng cực thánh thuần khiết phải chịu khốn khổ vô cớ dường kia!(5) Mô phạm của Christ chẳng cứu ai được:Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh và theo sự từng trải thuộc linh của tín đồ thì công hiệu quan hệ hơn hết về sự chết của Christ chẳng phải là ảnh hưởng của mô phạm Ngài đâu. Mô phạm dầu tốt đến đâu đi nữa, chẳng đủ hiệu lực cứu ai cả. Mà hễ ai chỉ giảng mô phạm của Christ, bất quá là giảng luật pháp; còn luật pháp hẳn chẳng cứu ai, chẳng dẫn ai về cùng Đức Chúa Trời đâu bao giờ, chỉ lên án và xua đuổi tội nhơn thì có. Bởi chưng thập tự giá phải đền tội cho loài người trước hết,rồi sau mới có thể dắt họ vào đường công nghĩa được. Tại cớ ấy mà các câu Kinh Thánh bày tỏ Christ là mô phạm của ta, cũng từng luận đến việc chuộc tội nữa.Như IPhi 2:21 rằng: “Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài.” Rồi đến câu 24 Phi-e-rơ lại thêm rằng: “Chính Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta đã chết đối với tội lỗi, được sống đối với sự công nghĩa; cũng nhơn lằn đòn của Ngài mà anh em đã được chữa lành.” Phái Socin thường vin lấy hai câu ấy để chứng thực cho ý kiến mình; song nếu kê cứu kỹ cả thượng hạ văn của câu ấy, nhứt là câu 24, thì thấy rõ họ lầm giải Kinh Thánh, vì Christ làm mô phạm cho ta chỉ tại vì trước đã làm tế lễ chuộc tội ta rồi vậy.(6) Coi đời sống Christ là quan hệ hơn sự chết của Ngài: Tân Ước thường chú trọng về sự chết của Christ, hằng quyết dạy rằng nguồn gốc của sự cứu rỗi duy tại sự chết ấy mà thôi. Thực, như ta đã thấy trên kia, lẽ thật trung tâm của Cơ đốc giáo là sự chết của Christ. Ý nghĩa hình bóng về các lễ nghi của đạo ta cũng chứng minh rằng chẳng phải mô phạm của Christ là quan hệ hơn đâu, bèn là sự chết của Ngài, vì đó là nền tảng duy nhứt của sự cứu rỗi ta vậy. Hơn nữa, nào sự dạy dỗ Ngài, gương lành Ngài, công việc Ngài, chẳng cái nào bày tỏ ra sự thánh khiết, sự công nghĩa, và lòng yêu thương của Đức Chúa Trời bằng sự đau khổ của thập tự giá được. Cũng chỉ nhờ sự chết Christ mà các lẽ đạo của Cơ đốc giáo kết thành thống hệ, vì huyết của Ngài giống như một sợi dây xâu suốt cả đạo ấy, cột chặt lẽ nầy với lẽ kia lại, mà làm nên một thần đạo có thứ tự túc lý hoàn toàn vô song vậy.2. THUYẾT BUSHNELL.Thuyết Bushnell cũng gọi là Đạo đức cảm lực thuyết, bởi ông Horace Bushnell (người Mỹ) khởi xướng.a) Phát huy học thuyết Bushnell:Thuyết nầy chủ trương rằng:(1) Sự chết của Christ chẳng phải để vãn hồi Đức Chúa Trời đâu, bèn là chỉ để tỏ ra lòng yêu thương của Ngài mà thôi. Christ chịu sự thương khó, ấy là Ngài chung gánh đau đớn với loài người, đồng chịu khổ nạn trong tội lỗi của họ. Bởi vậy cho nên nói Christ thế vị người ta mà chuộc gì, thì công cuộc ấy chỉ là ơn lành tự nhiên, bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đó thôi.(2) Christ chịu khổ và chết, chẳng phải thay thế hình phạt cho người đời đâu, bèn là Ngài đã trở nên người thì tự nhiên phải chịu những sự khó khăn buồn bực chung của người ta chất lại trên thân thể và tâm hồn của Ngài vậy.(3) Quả hiệu của Christ chịu khổ và chết, chẳng làm phu phỉ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời đâu, bèn là chỉ tỏ ra lòng yêu thương vô lượng vô biên của Ngài, cốt để cảm hóa lòng loài người chịu ăn năn,trở lại với Ngài. Sự chết của Christ chẳng phải cần yếu để cất sự ngăn cách giữa loài người và Đức Chúa Trời mà mở đường cho Ngài có thể tha tội cho họ đâu; bèn là chỉ cần yếu để tỏ cho loài người biết rằng giữa họ và Đức Chúa Trời chẳng có sự ngăn cách gì cả đó thôi. Từ trong tế lễ của Christ có một cảm lực đạo đức phát hiện ra, có đủ hiệu lực giục giã lòng tội nhơn chịu ăn năn trở lại với Đức Chúa Trời.b) Chỗ sai lầm của thuyết Bushnell:Thuyết nầy có những chỗ sai lầm như sau đây:(a) Thiên trọng một mặt về sự chết của Christ: Thuyết Bushnell chú trọng về mặt cảm lực đạo đức của sự chết của Christ. Dầu sự chết ấy quả có cảm lực đạo đức rất diệu kỳ để khiến loài người buồn bã mà ăn năn tội mình thật, thì lẽ thật ấy cũng chẳng phải là yếu nghĩa của sự chết đó đâu; bèn là Christ thế vị cho loài người chịu hình chịu chết vì tội của họ, chỉ có ý ấy đáng gọi là yếu nghĩa duy nhứt của sự chết ấy đó thôi. Vả, sự cùng chung sự đau đớn với loài người chẳng đồng nghĩa với sự thế mạng loài người mà chịu hình chịu chết vì tội của họ đâu. Christ quả có đồng chịu sự đau đớn của chúng ta thật, mà Ngài cũng thế mạng chúng ta mà chịu chết vì tội của chúng ta nữa; ấy là trung tâm của Tin Lành. Bỏ lẽ đạo ấy, thì cảm lực đạo đức của sự chết Ngài cũng mất hẳn luôn nữa.(b) Trái với triết lý của đạo:Thuyết Bushnell trái hẳn với triết lý của đạo, vì lẫn lộn đức công nghĩa của Đức Chúa Trời với lòng nhơn từ của Ngài. Thật Đức Chúa Trời là Đấng nhơn từ vô song, nhưng đức công nghĩa của Ngài vẫn hạn chế và chủ trị lòng nhơn từ ấy.Bushnell lại quá thiên về bên đức yêu thương của Đức Chúa Trời, muốn bắt buộc Ngài phải thuận phục một ái luật đời đời, mà quên lửng rằng chính Ngài là Đấng có ban bố các luật pháp khác thì cũng cốt để bày tỏ bản tánh của Ngài, vì luật nầy chẳng mâu thuẫn với luật kia bao giờ. Bản tánh Ngài thật là chí ái, song cũng là chí công chí thánh nữa. Khi Ngài thi hành theo tâm đức nầy, thì cũng chẳng phản đối với tâm đức kia đâu. Ngài thật yêu thương tội nhơn đến tột bực, nhưng đức tánh thánh khiết của Ngài vẫn hằng kháng địch với tội lỗi, buộc Ngài phải hình phạt nó; còn sự hình phạt ấy chẳng phải để cải cách tội nhơn, bèn để đền tội xúc phạm cùng đức thánh khiết của Ngài vậy.(c) Chẳng cắt nghĩa sự đau khổ của Christ:Thuyết Bushnell cũng chẳng cắt nghĩa tại sao Christ phải chịu khổ chịu chết. Dầu nhận rằng Ngài tiếp xúc với loài người mà đồng chịu đau đớn do tội mà ra, nhưng chẳng giải nghĩa được nhơn luật phổ thông nào mà tội lỗi kết quả đau đớn như thế,chẳng những là cho tội nhơn, mà lại đến kẻ vô tội tiếp xúc với nó nữa. Bushnell chẳng hiểu rằng luật phổ thông ấy tức là đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, được tỏ ra trong luật đạo đức và muôn vật, chứng minh rằng sự trái luật ấy là phạm tội cùng Đức Chúa Trời, chỉ kết quả sự khổ và sự chết đến cho người ta đó thôi. Còn Christ muốn giải cứu loài người khỏi sự kết quả khốn nạn ấy, chỉ cần phải thế mạng họ mà mang lấy sự khổ sự chết đó, mới toàn cứu họ được. Lẽ thật ấy thuyết Bushnell chẳng đếm xỉa đến.(d) Trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh:Thuyết nầy cũng trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh, vì chủ trương rằng Christ chuộc tội chỉ để bày tỏ lòng yêu thương của Đức Chúa Trời. Còn Kinh Thánh thì dạy rằng Christ chuộc tội, trước để làm phu phỉ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời,sau để thế mạng tội nhơn mà chịu hình của tội họ. Tội nhơn cũng chẳng có thể biết cảm lực đạo đức do sự chết của Christ mà ra, nếu lương tâm họ chưa nhờ sự chết ấy giải tội cho trước đã. Vì theo Kinh Thánh, yếu nghĩa về sự chuộc tội chẳng phải là Christ hi sinh mình để cảm động loài người; bèn là để dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời đặng đền tội họ từng xúc phạm cùng đức thánh khiết Ngài vậy. Cho nên trong Eph 5:2 Phao-lô dạy rằng: “Christ đã… phó chính mình mình vì chúng ta để làm của dâng và sinh tế cho Đức Chúa Trời”. Còn He 9:14 có câu: “Christ… dâng chính mình không tì vít cho Đức Chúa Trời”. Chỉ khi nào lương tâm hiểu thấu và tín nhận lẽ thật ấy, thì tội nhơn mới có thể hưởng được cảm lực đạo đức do sự hi sinh ấy mà ra.(e) Lẫn lộn phương pháp cứu rỗi với sự từng trải cứu rỗi: Thuyết Bushnell lẫn lộn phương pháp cữu rỗi với sự từng trải cứu rỗi. Người ta phải tín nhận phương pháp cứu rỗi ấy trước đã, nhiên hậu mới từng trải sự linh nghiệm của nó để được tha tội, xưng nghĩa và nên thánh. Ấy thật là cảm lực đạo đức do phương pháp cứu rỗi mà ra. Nhưng mà nó là cái kết quả của sự chuộc tội, chớ chẳng phải là chính sự chuộc tội đâu.Đã biết Christ chắc thế mạng mình mà chịu hình chịu chết để làm phu phỉ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời rồi, thì lương tâm mình mới được yên ổn, cảm biết linh nghiệm của sự chết ấy ở trong mình khiến mình được hạnh phước do đó mà ra.3. THUYẾT GROTIUSa) Phát huy học thuyết:Thuyết nầy cũng gọi là Chánh trị thuyết, khởi xướng bởi Hugues Grotius (luật sư và nhà thần đạo Hòa lan, 1583-1645). Ông ấy chủ trương rằng sự chết của Christ chẳng phải làm thỏa mãn một yếu tố nào trong bản tánh của Đức Chúa Trời (như đức thánh khiết chẳng hạn), bèn là chỉ yếu cần để giữ vẹn cuộc chánh trị trong đạo đức giới. Luật đạo đức do ý chỉ độc đoán của Đức Chúa Trời mà được thiết lập, cốt để thống trị vũ trụ. Hễ ai trái luật ấy là phạm tội cực nặng. Nếu Ngài tha thứ cho phạm nhơn mà chẳng luôn dùng phương pháp gì để bày tỏ ra cho họ hiểu rõ Ngài, coi trọng luật pháp Ngài là dường nào, kể sự trái luật là tội gớm ghê là chừng nào, thì Ngài chẳng có thể giữ vẹn cuộc chánh trị của đạo đức giới, cũng không bảo toàn quyền bính thống trị Ngài đối với loài người được nữa. Đức Chúa Trời nhờ sự chịu khổ chịu chết của Christ mà bày tỏ cho loài người hiểu thế nào Ngài coi trọng luật pháp Ngài. Dầu vậy, Christ chẳng chịu hết cả hình án mà luật pháp định giáng cho tội nhơn đâu; song Đức Chúa Trời tỏ ra ân trạch mà công nhận sự chịu khổ chịu chết của Ngài là đủ để thay cho sự gia hình ấy. Vả, Christ đã thế vị loài người mà chịu thương khó cực điểm dường ấy, thì đã ban cho luật pháp có cái cảm lực rất mạnh trên lương tâm của tội nhơn, để biến cải thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời, đến đỗi Đức Chúa Trời có thể tha tội cho kẻ nào có lòng ăn năn, mà không cần làm trở ngại cuộc chánh trị của Ngài.b) Biện bác thuyết Grotius:Xin biện bác thuyết nầy, và luận qua các ngộ điểm của nó như sau nầy:(1) Chú trọng về một mặt của sự chuộc tội:Thuyết Grotius thật có gồm lại một lẽ thật quan hệ, tức là lẽ thật về sự chịu khổ chịu chết của Christ bảo toàn cuộc chánh trị của Đức Chúa Trời ở trong đạo đức giới. Nhưng mà có chỗ khuyết điểm khá lớn nầy, ấy là quá chú trọng về một lẽ thật phụ thuộc, coi sự bảo toàn chánh trị Đức Chúa Trời là đại mục đích về sự chịu khổ chịu chết của Christ. Ý kiến ấy trái với Kinh Thánh, vì Kinh Thánh dạy rõ ràng đại mục đích của sự chịu khổ chịu chết của Christ là sự đền tội loài người từng xúc phạm cùng đức thánh khiết của Đức Chúa Trời. Ấy là yếu điểm của đạo chuộc tội, còn các lẽ thật khác quan hệ với đạo ấy đều là phụ thuộc cả.(2) Lầm hiểu yếu nghĩa luật pháp:Thuyết Grotius cũng lầm hiểu yếu nghĩa luật pháp, vì chủ trương rằng luật đạo đức do ý chỉ độc đoán của Đức Chúa Trời mà ra, muốn bãi bỏ chừng nào cũng được.Nhưng mà luật đạo đức chẳng phải như họ chủ trương đó đâu, bèn là một cơ quan duy nhứt để bày ra chính bản tánh của Đức Chúa Trời, biểu dương bản tánh ấy vốn rất thánh khiết, hễ ai trái luật thì xúc phạm đến đức tánh ấy, đáng bị hình phạt đời đời vậy. Thế thì, luật đạo đức chẳng hề thay đổi, nào là lời răn bảo, nào là lời hăm đe, cả hai đều thuộc trong luật ấy không thể rút bớt hay là gia thêm gì được. Nếu nói rằng có thể thay đổi hay là bãi bỏ được thì chẳng khác gì nói rằng có thể thay đổi hay là bãi bỏ bản tánh của Đức Chúa Trời vậy. Vả lại, nếu luật đạo đức không bày tỏ bản tánh của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ là do ý độc tài của Ngài mà được thiết lập, thì sự phân biệt phải quấy, chia lành dữ cũng là độc đoán, đến đỗi điều hôm nay gọi là phải, thì mai có lẽ lại cho là quấy chăng.(3) Coi sự chết của Christ bằng một kịch bản:Thuyết Grotius lại coi sự chết của Christ chẳng khác nào một vỡ kịch và thập tự giá là sân khấu để phô diễn kịch ấy. Bởi nếu Đức Chúa Trời chỉ nhờ sự chịu khổ chịu chết của Christ để tỏ ra Ngài coi trọng luật pháp Ngài là thể nào, thì sự chịu khổ chịu chết ấy chỉ là việc dàn tuồng đó thôi. Song nói như vậy là lầm lạc quá chừng, vì tại thập tự giá, Đức Chúa Trời thực hành án chết của luật pháp đã định cốt để đền tội loài người từng xúc phạm cùng đức thánh khiết của Ngài. Mà thật, nếu sự chết của Christ làm phu phỉ đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì cũng nhơn đó mà bảo toàn luôn cuộc chánh trị Ngài nữa. Phỏng như chẳng có điều thứ nhứt trước đã, thì sau cũng chẳng có thể có điều thứ hai nữa đâu. Sự chết của Christ thật có cảm lực lạ lùng trên lương tâm của người đời; nhưng ấy chẳng tại vì Đức Chúa Trời coi trọng luật pháp Ngài đâu, bèn chỉ tại vì Ngài thật đã thực hành cả hình án của luật pháp ở nơi Christ, là Đấng vô tội thế vị cho kẻ có tội để đền bồi tội lỗi của họ vậy. Thành thử, nhờ sự thế vị ấy, Đức Chúa Trời mới vui lòng trở lại cùng tội nhơn, có thể theo lẽ công bình mà thi ân tha thứ cho họ, bởi vì tội lỗi của họ chẳng còn ngăn cách Ngài giao thông với họ nữa.(4 )Trái với Kinh Thánh:Thuyết nầy cũng trái với các câu Kinh Thánh thường gọi sự chết của Christ là sự cần thiết tuyệt đối, là tế lễ vãn hồi Đức Chúa Trời, là phương cách bày tỏ sự công nghĩa Ngài, là cuộc thực hành tử hình của luật pháp, là năng lực cứu rỗi tội nhơn, là suối làm sạch tội lỗi, là ân cứu rỗi duy nhứt mà Christ ban cho kẻ nào tín nhận. Đại mục đích của sự cứu chuộc là đền tội để làm phu phỉ sự thánh khiết và sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, hầu cho nhân đó tội nhơn có thể trở lại với Ngài. Mà đã có sự đền tội rồi, tất nhiên nó cũng kết quả hạnh phước khác, như là sự bảo đảm cuộc chánh trị của Đức Chúa Trời ở trong đạo đức giới vậy.4. THUYẾT ANSELME.a) Phát huy học thuyết:Thuyết nầy cũng gọi là Mậu dịch thuyết, bởi ông Anselme (1033-1109), ở Cantorbéry, nước Anh, khởi xướng, cốt ý để cải chánh ý kiến của các Giáo phụ đầu tiên đã chủ trương rằng sự chết của Christ là một giá trả cho Sa-tan để giải cứu tội nhơn khỏi quyền áp chế của nó. Ông Anselme dạy rằng tội lỗi xúc phạm sự oai nghiêm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã là Đấng vô hạn vô lượng, nên hễ ai xúc phạm sự oai nghiêm của Ngài đáng phải gia hình cũng vô hạn vô lượng vậy. Vả,sự oai nghiêm của Đức Chúa Trời đòi phải hình phạt phạm nhơn, nhưng tình yêu thương của Ngài cầu thay cho người, nài xin Ngài tha thứ cho. Như vậy, theo ý kiến nầy, đức yêu thương và sự oai nghiêm của Đức Chúa Trời dường như chống chỏi nhau. Nhưng may thay, nhờ Đấng Thần nhân, gồm cả hai thần tánh và nhân tánh,tình nguyện hi sinh mình cho Đức Chúa Trời làm giá rất cao mà chuộc tội loài người, nên đức yêu thương và sự oai nghiêm của Đức Chúa Trói mới được hòa hiệp nhau. Nhơn vì phẩm giá và uy thế của Christ đã là vô hạn vô lượng, nên Ngài thế vị cho phạm nhơn mà đem thân chịu cả hình án cũng vô hạn vô lượng của tội lỗi,là hình án mà chính tội nhơn đáng phải chịu vậy. Sự thương khó đó Đấng Thần nhân đã đem dâng cho Đức Chúa Trời để làm giá đền tội tùy đẳng lượng với độ lượng của hình án mà tuyển dân đáng phải chịu; cũng nhân đó mà Christ đền trả đầy đủ các điều Đức Chúa Trời đòi ở nơi tuyển dân, mở đường cho Ngài có thể tha thứ và tái sanh họ; bởi vậy, theo ý kiến nầy, thì Christ chỉ đền tội cho kẻ được Đức Chúa Trời lựa chọn đó thôi.b) Chỗ đáng biện bác trong thuyết nầy:Thuyết nầy cũng có vài ngộ điểm đáng biện bác như sau đây:(1) Chú trọng quá về oai nghiêm của Đức Chúa Trời: Thuyết của Anselme gồm nhiều lý luận thích hiệp với đạo chánh thống, vì Kinh Thánh thật có nhiều chỗ luận về tội lỗi là giống như nợ nần,và sự chuộc tội là giá trả nợ ấy. Nhưng lý luận của Anselme chưa trọn vẹn, vì quá chú trọng oai nghiêm của Đức Chúa Trời, mà bỏ qua đức thánh khiết của Ngài,là căn cứ của sự oai nghiêm ấy, thậm chí dường như làm cho sự cứu chuộc của Christ can hệ đến bề ngoài hơn là bề trong vậy.(2) Quá chú trọng về một mặt của việc cứu chuộc: Thuyết Anselme lại quá trọng sự thương khó của Chúa mà xem khinh việc làm của Ngài. Tra xét Kinh Thánh thì thấy sự cứu chuộc có hai mặt là: (1) nhờ Christ chịu khổ, gánh vác tội lỗi ta, mà ta được giải cứu; (2) nhờ công việc Ngài làm trọn công nghĩa của luật pháp, mà Đức Chúa Trời có thể tha tội cho ta. Cái kia cũng gọi là sự vâng phục tiêu cực; còn cái nầy gọi là sự vâng phục tích cực. Cần phải có cả hai điều ấy, mới đủ linh nghiệm cứu ta, tha tội cho ta vậy.(3) Quá trọng về ý mậu dịch:Thuyết Anselme chỉ chú trọng về các câu Kinh Thánh luận về sự cứu chuộc giống việc buôn bán, như sự đem trả số nợ, hoặc giá mua chuộc nô lệ hay phu tù. Còn các câu khác mô tả sự cứu chuộc bằng việc thuộc luân lý, quan hệ với việc biến cải linh tánh loài người ra đạo đức, thì thuyết nầy chẳng đếm xỉa đến. Cũng quá chú trọng về mặt phân lượng của việc cứu chuộc, mà coi khinh thường về mặt phẩm giá.(4) Hạn chế phạm vi của sự cứu chuộc:Thuyết nầy cũng hạn chế phạm vi của sự cứu chuộc, vì chủ trương rằng nó chỉ can thiệp đến tuyển dân mà thôi. Còn Kinh Thánh thì trái lại dạy rõ rằng Christ chịu chết vì mọi người.(5) Bất toàn về chỗ ứng dụng công lao của Christ cho tín đồ: Thuyết nầy bất toàn trong chỗ ứng dụng công lao của Christ cho tín đồ, chỉ chuyên dạy về mặt bề ngoài, mà chẳng dạy rõ cái lý do bề trong về việc ấy là thể nào. Vì tín đồ hưởng được công lao ấy là tại sự liên hiệp với Christ trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Ý kiến Anselme chỉ chú trọng về phương diện Christ đem giá mua chuộc lại loài người, nhưng bỏ qua cách nào tín đồ thừa nhận hiệu nghiệm của sự mua chuộc ấy.5. CHÁNH THỐNG THUYẾTThuyết nầy do Giáo phụ Augustin (thế kỷ thứ IV) khởi xướng. Đến thời đại Cải chánh lại có ông Calvin phát huy rộng thêm và giải nghĩa rõ hơn, nên cũng được gọi là thuyết của Calvin. Cũng có tên khác nữa là Đạo đức thuyết. Vì thuyết nầy hiệp theo Kinh Thánh, nên các nhà thần đạo thường gọi là chánh thống thuyết (Théorie orthodoxe). Dầu trong bốn luận án vừa kể qua ở trên đây, ta đã có luận qua đại thể về yếu nghĩa của thuyết nầy rồi, nhưng sau đây cũng xin lặp lại và đem thêm đôi điều nữa đặng giải luận cho rõ rệt trọn vẹn hơn.a) Hai yếu điểm của chánh thống thuyết:Chánh thống thuyết chủ trương hai yếu điểm làm trung tâm của đạo chuộc tội, là sự thế mạng và sự đền bồi.(1) Christ thế mạng loài người: Ở trên kia ta đã thấy cả Kinh Thánh dạy rằng Christ thế mạng loài người mà chuộc tội.(a) Có hai mặt: Sự thế mạng ấy có hai mặt: mặt thứ nhứt gọi là Christ thế vị loài người mà vâng phục Đức Chúa Trời trong mọi sự,giữ vẹn cả luật pháp mà làm phu phỉ sự công nghĩa của Ngài. Thần đạo học cũng gọi sự vâng phục ấy bằng “sự vâng phục tích cực”. Mặt thứ hai gọi là Christ thế vị loài người mà chịu hình phạt của tội lỗi họ đáng phải chịu, thủ tiêu án chết của luật pháp đã định, mà giải cứu họ khỏi sự hư mất. Sự vâng phục ấy cũng gọi là “sự vâng phục tiêu cực”. Ấy vậy, Christ thế mạng loài người cả đối với sự giữ luật pháp lẫn đối với sự chịu hình phạt, đến đỗi đền trả trọn vẹn mọi điều mà đức công nghĩa của Đức Chúa Trời đòi họ phải trả.(b) Sự thế mạng chia hai thứ: Sự thế mạng của Christ cũng chia hai thứ, gọi là “thế vị vô điều kiện”, và “thế vị hữu điều kiện”.Sự thế mạng vô điều kiện sỡ dĩ được gọi như vậy, là vì Christ giải cứu kẻ Ngài thế vị cho đó mà không buộc họ phải theo điều kiện nào hết để được giải cứu. Sự thế vị hữu điều kiện sở dĩ được gọi như vậy là vì kẻ được thế vị cho đó buộc phải theo những điều kiện mà Đấng đứng thế vị đã lập từ trước, mới mong được giải cứu vậy. Đối với kỷ tội, sự thế mạng của Christ có điều kiện vì cả tội nhơn phải ăn năn, tín nhận phương pháp cứu rỗi của Christ làm ra, mới được giải cứu. Còn đối với nguyên tội do tổ tiên lưu lại, thì sự thế mạng của Christ là vô điều kiện.Cũng nguyên nhân đó chúng ta biết chắc rằng các trẻ em chết trước khi đến tuổi phân biệt phải quấy, vẫn đều nhờ sự cứu chuộc của Christ mà được cứu, dầu chính chúng nó không thể ăn năn tin cậy mặc dầu.(2) Christ đền bồi tội lỗi cho loài người:Chánh thống thuyết thích hiệp với Kinh Thánh mà chủ trương rằng Christ đền bồi hết tội lỗi của loài người, chẳng sót một chỗ nhỏ nào. Nghĩa lý về việc đền bồi đó bao hàm cả việc Ngài đã thế mạng tội nhơn mà chuộc tội họ xúc phạm cùng đức thánh khiết và luật pháp của Đức Chúa Trời.(a) Có hai giá đền bồi: Có hai giá đền bồi:giá thứ nhứt bằng tiền bạc, ai cũng có thể trả được, hoặc chính kẻ mắc tội, hoặc kẻ khác trả giùm cho cũng được cả. Giá thứ hai gọi là “giá bằng huyết”, chỉ mắc tội có thể trả được thôi. Giá đền bồi của Christ bằng huyết, và Ngài có thể trả được, là bởi vì Ngài thế mạng cho tội nhơn, tánh mạng Ngài và tánh mạng tội nhơn đều thông thuộc nhau, thậm chí Christ có thể đem tánh mạng vô giá của mình mà đền bồi tội lỗi của tội nhơn vậy.(b) Giá bằng huyết theo ba lượng định: Giá bằng huyết cũng thường theo ba lượng định, và có giá trị khác nhau.(1) Giá đồng nhứt: Giá đền bồi thứ nhứt gọi là “giá đồng nhứt”, có nghĩa là sự đền bồi bằng tánh mạng của một người nào có giá đồng nhứt với sự chết của kẻ mà người ấy đem mạng chết thế cho đó. Giá sự chết của Christ không thể gọi là đồng nhứt với giá sự chết của mọi người; vì tánh mạng Ngài vô giá, còn tánh mạng của những kẻ Ngài thế mạng cho đó không sao sánh kịp được (Mac 10:45).(2) Giá tương đối: Giá đền bồi thứ hai gọi là “giá tương đối”, có nghĩa là sự đền bồi bằng huyết của một người có giá cân nhau với sự đền bồi bằng huyết của nhiều người. Nhưng sự chết của Christ cũng không thể gọi là có giá cân nhau với sự chết của cả giống loài người, bèn là có đại giá trổi hơn vô cùng. Bởi vì loài người, dầu số nhiều nhưng đều chỉ là những vị thọ tạo hữu hạn và bất toàn cả. Còn Christ, tuy là độc vị, nhưng là Đấng vô hạn vô lượng, toàn vẹn vô cùng; nên chi sự chết của Ngài có giá trị cũng vô hạn vô lượng, vượt quá giá trị của sự chết của cả giống loài người vậy. Cũng nhân thực sự ấy mà Christ, dầu chỉ đem một sanh mạng để đền tội, và chỉ chịu hình chịu chết trong một thời gian hữu hạn, thì công lao ấy đối với Đức Chúa Trời lại có đại giá vô hạn vô lượng để cứu chuộc loài người vậy.(3) Giá dật số: Giá đền bồi thứ ba ta có thể gọi là “giá dật số”, có nghĩa là sự đền bồi bằng huyết của một người có giá dư dật vô lượng vô biên, vượt quá giá đồng nhứt, giá tương đối mà tràn ra vô cùng vô tận. Sự đền bồi của Christ có giá trị dồi dào dường ấy, vì một mình Ngài là lớn hơn, quí hơn, trọng hơn hết cả giống loài người, là một Đấng có phẩm giá vô hạn vô lượng vậy. Giống loài người tuy bằng đại số đông đúc không xiết kể, thì tánh mạng hiệp lại cũng chẳng có giá trị bằng tánh mạng của một mình Christ được.Cho nên khi Ngài đem tánh mạng mình dâng lên làm giá chuộc tội, thì không những là có giá tương đối với án tội của cả giống loài người, nhưng lại có giá dật số không xiết kể. Thí dụ như một miếng mười quan tiền vàng kia, tuy nó nhẹ hơn 100 xu bằng đồng, nhưng giá trị nó gấp mười số xu kia vậy. Cũng một lẽ ấy, sanh mạng của Christ đem dâng cho Đức Chúa Trời làm tế lễ đền tội cho cả loài người có giá trị thặng dư không xiết kể.b) Chánh thống thuyết minh giải hai vấn đề chủ yếu của đạo chuộc tộiCó hai vấn đề rất quan hệ với đạo chuộc tội,khảo cứu đến khiến đưa chúng ta vào trung tâm của đạo ấy. Chánh thống thuyết giải quyết hai vấn đề ấy cách đúng đắn, tỏ ra triết lý chánh thức của công lao chuộc tội là thế nào vậy. Hai vấn đề ấy là: (1) Đại mục đích của sự chuộc tội là gì?(2) Sao gọi Christ có thể chuộc tội cho loài người được? Vấn đề thứ nhứt luận về sự chuộc tội đối với Đức Chúa Trời; vấn đề thứ hai luận về sự chuộc tội đối với loài người. Giải quyết vấn đề trước, tức là giải nghĩa luôn cho Ro 3:25,26; còn giải quyết vấn đề sau, thì cùng giải nghĩa IICo 5:21 vậy.(1) Đại mục đích của sự chuộc tội: Vả,Christ chịu hình chịu chết có mục đích gì? Sự chuộc tội có kết quả gì? Xin theo ba mặt mà đáp lẽ cho câu hỏi ấy.(a) Làm phu phỉ đức thánh khiết của Đức Chúa Trời: Đại mục đích của sự chuộc tội và sự kết quả quan hệ nhứt của sự chết của Christ là làm phu phỉ đức thánh khiết của Đức Chúa Trời. Loài người đã xúc phạm cùng đức tánh ấy, trở nên cừu địch của Đức Chúa Trời. Lương tâm của họ dầu hữu hạn, cũng phản chiếu sự thánh khiết ấy ra, chứng quyết rằng hễ trái mạng lịnh của Đức Chúa Trời, ấy là xúc phạm đức thánh khiết của Ngài.Vả, trong bản ngã của Đức Chúa Trời vốn có một nguyên lý đạo đức hằng kháng địch lại với tội ác, hằng đòi phải hình phạt nó.Nguyên lý ấy là đức thánh khiết Ngài, một nguyên tố thuộc về thể yếu của Ngài.Đức tánh ấy đối với tội ác cũng như lửa đối với vật hay cháy, phừng phừng thiêu hủy và tiêu diệt. Sự từng trải thuộc linh của tín đồ cũng chứng thực cho lẽ thật nầy. Lúc họ trở lại cùng Chúa thì được tái tạo theo hình tượng của Đức Chúa Trời,được dự phần thần tánh Ngài. Cho nên hễ họ lớn trong ân điển và tấn bộ trên đường nên thánh bao nhiêu, thì lại gớm ghét tội lỗi và mọi sự bất khiết bấy nhiêu. Ấy thật là linh tánh tái tạo của họ phản chiếu sự chống trả hăng hái của đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đối với tội ác. Vả lại, như trong bản tánh ta có một nguyên lý đạo đức hằng đòi phải hình phạt tội lỗi thế nào, không những tội lỗi của kẻ khác thôi đâu, mà dầu cho của chính mình mình nữa cũng vậy, nhiên hậu mới yên tâm thế nào, thì trong bản tánh của Đức Chúa Trời cũng có nguyên lý đó hằng đòi phải gia hình tội lỗi mới được thỏa mãn cũng thể ấy. Kỳ thực, hễ lương tâm ta được tỉnh táo và mềm mại bao nhiêu, thì hẳn chẳng chịu yên lòng cho đến khi đã đền bồi cả sự sai quấy của mình cũng bấy nhiêu. Mà lương tâm ấy chính là tấm gương Đức Chúa Trời đã đặt vào lòng ta để phản chiếu sự thánh khiết của Ngài,chứng rằng tánh ấy hằng kháng địch hăng hái với tội lỗi không dứt, đòi buộc phải hình phạt cho được mới chịu an tâm thỏa mãn vậy. Vả, sự gia hình tội lỗi là biểu hiệu về sự kháng địch ấy. Song ta khá rõ rằng sự địch lại đó chẳng do tà đức mà ra, bèn rất thánh sạch, thích hiệp với lòng từ bi nhân ái vô lượng vô biên của Đức Chúa Trời. Mà bản tánh của Ngài đã chẳng hề thay đổi, và đức thánh khiết là nguyên tố đứng đầu hàng trong bản tánh ấy, nên Đức Chúa Trời cũng chẳng hề thi kháng địch lại với tội ác, mà hằng đòi phải hình phạt nó cho đến khi đức tánh Ngài được thỏa mãn hoàn toàn mới yên.Thế thì, đại mục đích về sự chuộc tội là Christ thế mạng tội nhơn mà chịu hình chịu chết, rồi đem sự đau đớn nhục nhã ấy mà dâng lên cùng Đức Chúa Trời, làm tế lễ đền tội họ đã xúc phạm cùng đức thánh khiết của Ngài, đền trả mọi điều họ thiếu thốn với sự công nghĩa Ngài, đến đỗi khiến cho tâm tánh Ngài được thỏa mãn mọi bề. Việc ấy xong, Đức Chúa Trời mới có thể trở lại cùng tội nhơn, tha tội cho họ, và nhận họ làm con cái của Ngài.(b) Đền bồi tội lỗi phạm cùng luật đạo đức:Mục đích và sự kết quả thứ hai của sự chuộc tội là đền bồi tội lỗi đã nghịch cùng luật đạo đức. Đức Chúa Trời vẫn có lòng đoái thương loài người, và lòng ấy chẳng hề thay đổi. Nhưng dầu Ngài thương yêu họ đến đâu, thì rốt lại cũng không thế nào dung thứ cho tội lỗi mà bỏ qua luật pháp được. Bởi vì nền móng của luật pháp xây ở trên sự công nghĩa tuyệt đối và sự thánh khiết bất di bất dịch của Ngài. Hơn nữa luật đạo đức chẳng những không bỏ qua được, mà lại cũng không thể thay đổi chút nào (Lu 16:17).Vả, ta đã thấy loài người từng trải luật đạo đức, phạm đến mọi giềng mối mọi lời răn dạy của nó rồi. Còn hình án mà luật ấy định cho phạm nhơn là, “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Sa 2:7; Exe 18:4,20; Ro 6:23). Phỏng như Đức Chúa Trời chẳng thực hành án ấy, mà lại dung thứ phạm nhơn, thì đã bãi bỏ luật đạo đức rồi, làm trở ngại đức tánh công nghĩa và thánh khiết của Ngài, mà xúc phạm đến chính bản ngã của Ngài vậy. Ta có thể đoán rằng nếu Đức Chúa Trời muốn cứ làm Đức Chúa Trời luôn, thì lấy làm đại bất năng cho Ngài làm điều kia được, bởi vì Ngài không thể dung thứ tội nhơn mà lại bỏ qua luật pháp được, phải thực hành án chết trên họ mới xứng hiệp bản tánh Ngài, và làm phu phỉ sự công nghĩa của luật pháp.Thế mà, nếu Đức Chúa Trời vẫn vừa muốn giải cứu loài người khỏi tội ác mà cũng vừa bảo toàn luôn luật pháp thuần thánh của Ngài nữa, thì phải làm thế nào? Cả Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng duy có một phương pháp, ấy là nhờ một Đấng vô tội thế mạng tội nhơn, hi sinh mình để chịu cả sự đau đớn nhục nhã của tử hình họ đáng phải chịu đó mà đền tội cho họ, và nhân đó làm trọn sự công nghĩa của Đức Chúa Trời đã tỏ ra trong luật đạo đức, đến đỗi luật ấy chẳng còn thế nào yêu sách cái gì ở nơi họ được nữa.Đấng vô tội ấy là Christ. Ngài xuống đời trở nên đại biểu của loài người, trước giữ trọn các điều răn của luật đạo đức,rồi sau đem sanh mạng vô giá mình mà hiến cho Đức Chúa Trời, tình nguyện chịu ở nơi sanh mạng quí báu ấy cả khổ hình của luật pháp đã định cho phạm nhơn phải chịu. Nhân sự chết thế mạng ấy Ngài đền bồi hết các tội loài người đã xúc phạm với luật pháp, thủ tiêu án chết, trừ khử sự cừu địch, khiến cho Đức Chúa Trời nguôi giận, vui lòng trở lại thi ân tha thứ cho tội nhơn biết ăn năn, nhận người làm con cái Ngài vậy.Vả, sự thế mạng ấy chẳng do luật pháp răn bảo mà ra, vì luật pháp chỉ biết gia hình kẻ trái luật mà thôi, bèn là do ân điển mà được nên. Thế mà, ân điển chẳng trái ngược hay là bãi bỏ luật pháp đâu, bèn là dung nạp nó mà làm ứng nghiệm trọn vẹn. Như thế, Đức Chúa Trời nhân sự thực hành án chết ở nơi Christ, mà bảo toàn sự công nghĩa của luật pháp. Còn sự chết của Ngài có đủ giá trị cho Đức Chúa Trời làm được điều ấy, là bởi vì chính Đấng Chấp pháp cũng là người thế mạng kẻ phạm pháp mà đem thân chịu cả hình án của kẻ ấy đáng phải chịu vậy.Thế thì, mục đích và hiệu quả thứ hai của sự chuộc tội là đền bồi tội lỗi loài người đã xúc phạm cùng luật đạo đức, làm sung mãn sự công nghĩa của Đức Chúa Trời tỏ ra trong luật đó, mở đường cho Đức Chúa Trời có thể theo lẽ công nghĩa mà ân xá kẻ phạm pháp vậy.(c) Bày tỏ sự yêu thương của Đức Chúa Trời: Mục đích và kết quả thứ ba của sự chuộc tội là bày tỏ sự yêu thương của Đức Chúa Trời. Loài người đã xúc phạm đức thánh khiết của Đức Chúa Trời, nên luật pháp, vốn là tấm gương phản chiếu tâm đức ấy ra, đã lên án chết đời đời cho họ rồi, hằng đòi thực hành án ấy, không chịu dung thứ cho phạm nhơn nào hoặc bỏ qua một tội nhỏ nào cả. Nhưng Đức Chúa Trời cũng yêu thương phạm nhơn vô hạn vô lượng, không thế nào vui lòng thực hành án chết ấy trên họ, nên phải trù hoạch một phương pháp để giải cứu họ khỏi hình án khốn nạn ấy.Song chỗ nầy có hai nan đề rất khó cho người phàm giải quyết, ấy là: Nếu Đức Chúa Trời không phạt tội mà lại cứu, thì xúc phạm đến sự công nghĩa của Ngài; còn bằng cứu mà lại không phạt tội, thì lại trái lòng yêu thương của Ngài. Vậy thì phải làm thế nào? Tạ ơn Đức Chúa Trời!Điều bất năng đối với người ta, thì đối với Đức Chúa Trời lại khả năng lắm. Duy có một phương pháp có thể giải quyết hai nan đề ấy, là chính Đức Chúa Trời, tức Đấng tiên cáo, phải mang lấy tội của kẻ bị cáo mà đem mình chịu cả khổ hình họ đáng phải chịu. Như thế Ngài vừa cứu họ mà làm thỏa mãn lòng yêu thương mình, vừa hình phạt tội mà bảo toàn sự công nghĩa của luật đạo đức. Còn việc thần diệu ấy Ngài đã làm trọn ở trong sự đau khổ và chết của Christ, nhân đó bày tỏ ra lòng yêu đương thương xót tuyệt đối của Ngài, giục giã lòng tội nhơn chịu ăn năn lìa tội, trở lại với Ngài vậy.(d) Ro 3:25,26 làm chứng: Câu Kinh Thánh làm chứng rõ hơn hết cho lẽ đạo mới bày ra trên đây là:Ro 3:25,26. “Christ Jesus, là Đấng Đức Chúa Trời đã thiết lập làm tế lễ vãn hồi trong huyết của Ngài, bởi đức tin, để bày tỏ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, bởi Ngài đã lấy lòng nhẫn nại mà khoan dung các tội phạm xưa kia; cốt để tỏ sự công nghĩa Ngài trong thời hiện tại, hầu chính mình Ngài theo lẽ công nghĩa mà xưng nghĩa kẻ tin đến Jesus.” (Dịch theo nhà giải nghĩa Kinh Thánh Mayer).Sự công nghĩa của Đức Chúa Trời là đề mục của thơ Rô-ma. Mở đầu trước giả đã luận về đề mục ấy trong 1:17. Rồi đến 1:18-3:20 lại minh giải rằng duy nhờ sự công nghĩa ấy mà cả người Do Thái lẫn người ngoại bang có thể được cứu thôi. Đến 3:25,26 trước giả mới luận qua thế nào Đức Chúa Trời đã thiết lập Christ làm tế lễ vãn hồi trong huyết của Ngài, cốt để bày tỏ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, là công nghĩa hay xét đoán phạm nhơn và hình phạt tội lỗi. Nhưng từ lúc tổ tiên sa ngã cho đến khi Christ chịu chết, thì Đức Chúa Trời hình như bỏ qua luật pháp, không đem sự công nghĩa tuyệt đối Ngài mà đoán phạt, chỉ khoan dung cả tội lỗi lẫn tội nhơn mà thôi. Thực sự ấy hình như khiến cho cuộc chánh trị Ngài trong đạo đức giới mang tiếng là bất công bất nghĩa, vì đã chẳng phạt tội mà lại còn dung thứ tội nhơn. Nhân cớ ấy rất cần biện chánh cuộc chánh trị Ngài, minh chứng rằng Đức Chúa Trời quả là công nghĩa, dầu Ngài đã khoan dung các tội phạm trước kia, nhưng ấy chẳng phải là bỏ qua đâu,bèn buộc phải theo lẽ công nghĩa tuyệt đối mà hình phạt nó mới phu phỉ sự thánh khiết Ngài, làm thỏa mãn sự công nghĩa Ngài vậy.Vả, sự chết của Christ trên thập tự giá là tế lễ vãn hồi mà Đức Chúa Trời thiết lập trong huyết Ngài, cốt để đền bồi tội lỗi loài người đã phạm từ lúc nguyên tổ sa ngã trở đi, mà làm phu phỉ sự công nghĩa của Ngài ở trong việc chịu cả hình án của tội lỗi ấy. Sự chết của Ngài cũng bày tỏ sự công nghĩa ấy, mà chứng rằng Đức Chúa Trời theo lẽ rất công nghĩa mà xưng nghĩa kẻ tin đến Jesus vì Jesus đã không những làm phu phỉ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời thôi đâu, lại đã đền bồi cả tội lỗi của họ đã xúc phạm với sự công nghĩa ấy nữa. Thành thử, nhờ sự chết của Christ, Đức Chúa Trời theo hai mặt mà bày tỏ sự công nghĩa Ngài, ấy là Ngài lấy cả hình phạt chính tội nhơn đáng chịu mà gia cho Christ chịu thay thế, rồi nhân đó xưng nghĩa kẻ có lòng tin đến việc thế mạng ấy.Nhà thần đạo A.H. Strong kết luận sự giải nghĩa Ro 3:25,26 mà rằng: “Câu ấy tỏ ra: (1) Sự chết của Christ thật là một tế lễ đền tội (vãn hồi); (2) tế lễ ấy có hiệu năng trên Đức Chúa Trời hơn hết (vì biểu minh sự công nghĩa Ngài, binh vực cuộc chánh trị Ngài); (3) đặc tánh của Đức Chúa Trời hay đòi sự đền tội là đức công nghĩa, hay là đức thánh khiết của Ngài; (4) việc làm phu phỉ đức thánh khiết ấy là điều kiện khẩn yếu cho Đức Chúa Trời có thể xưng nghĩa kẻ tin đến Jesus Christ vậy.(2) Phương pháp của sự chuộc tội:Vấn đề thứ hai là: Có dùng phương pháp gì để chuộc tội? Hay là tại sao gọi sự chết của Christ là công bình? Muốn đáp lẽ cho vấn đề ấy, thì phải theo quan sát điểm về nhân tánh của Christ mà giải luận ra sự chuộc tội mới giải quyết được.Trên đây chúng ta đã thấy sở nhân gọi Đức Chúa Trời đòi loài người phải đền bồi tội lỗi là công bình; nay tỏ ra làm sao sự đền bồi của Christ là phải phép, đến đỗi gọi người vô tội chịu hình chịu chết vì kẻ có tội là chí công chí chánh được. Lý luận giải đáp vấn đề nầy do sự liên hiệp của Christ với loài người, đại khái gồm có ba điều lược luận như dưới đây.(a) Christ nhận lấy nhân tánh của ta:Phương pháp Đức Chúa Trời dùng để chuộc tội là Đấng Christ. Christ là Đạo (Logos), Ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đấng ấy có thể làm việc đó được, vì Ngài theo hai phương diện mà liên hiệp với cả giống loài người.(1) Bởi cuộc sáng tạo và thần hữu: Từ thái cổ, từ cuộc sáng tạo, Christ nhờ sự dựng nên loài người mà liên hiệp với họ;vì “muôn vật đã được dựng nên trong Ngài” Ngài là sự sống và sự sáng của loài người, vì “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người” (Gi 1:4).Ngài cũng là Đạo tự tại (Logos immanent) thông suốt muôn vật, là Thần hữu phổ thông, trải qua các giai đoạn của lịch sử loài người đã hằng lấy quyền năng Ngài mà nâng đỡ bảo tồn họ vì “muôn vật đều tồn tại trong Ngài” (Co 1:16,17).(2) Bởi sự đầu thai: Nhưng Christ liên hiệp với giống loài người càng thân mật muôn phần hơn nữa, ấy là Ngài xuống đời,được đầu thai bởi Thánh Linh vào lòng Nữ đồng trinh, chịu lấy bản tánh loài người,trở nên người thuộc dòng giống họ, đồng cốt nhục của họ, đồng khí huyết với họ.Mà Ngài đã liên hiệp với loài người thân mật dường ấy, thì tất nhiên cũng dự phần trong trách nhiệm và nghĩa vụcủa họ đối với luật pháp và đối với công nghĩa của Đức Chúa Trời, đồng chịu sự xét đoán và sự định tội của luật pháp, cùng chung bị dưới cơn thạnh nộ của sự công nghĩa Đức Chúa Trời hằng phát phân với tội nhơn.Những câu viện dẫn sau đây chứng thực cho lẽ đạo nầy: Gi1:14; Ro 8:3; Ga 4:4; He 2:14-18Ấy vậy, Christ sở dĩ có thể chuộc tội cho loài người, giải cứu họ khỏi quyền phép của Sa-tan và tội lỗi, là tại vì Ngài nhờ sự đầu thai mà liên hiệp với họ, nhận lấy nhân tánh của họ mà trở nên người, đồng chịu trách nhiệm với họ trong việc can thiệp đến Đức Chúa Trời và cuộc chánh trị của Ngài.Ta có thể thí dụ giống loài người như bầy chim sẻ kia mắc phải lưới của thợ săn, hết sức vẫy vùng để thoát thân, nhưng không thế được, phải thất vọng mà thôi. Nhưng may thay! Kìa, có một chim ưng rất lớn từ trên cao kia liệng xuống, hạ vào chỗ bầy chim sẻ đương mắc lưới kia, mà cùng mắc lưới với chúng. Song chim ưng nọ vừa to vừa mạnh hơn, nên tung cánh đứt lưới mà bay bổng lên trời, mang theo cả lưới lẫn chim sẻ, xé rách cả lưới mà khiến cho mình cùng cả bầy chim sẻ đều được giải cứu. Ví dụ nầy tuy bất toàn nhưng cũng có thể tả ra thế nào Christ vì liên hiệp với loài người, giáng lâm vào chốn khốn nạn của họ, đồng chịu sự khốn nạn của họ, mới giải cứu họ khỏi sự khốn nạn ấy.(b) Ngài kế thừa địa vị định tội:Christ chuộc tội cho loài người sở dĩ được gọi là công bình, là vì lúc Ngài nhận lấy nhân tánh của họ, thì cũng kế thừa luôn địa vị định tội của họ. Khi Ngài được đầu thai trong lòng Nữ đồng trinh, thì trở nên Người thuộc dòng giống loài người đồng dự phần với giống ấy trong mọi nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với luật đạo đức và sự công nghĩa của Đức Chúa Trời.Vả, vì cả giống loài người đều hiệp nhứt cách hữu cơ (union organique), nên từ A-đam đến nay, mỗi phần tử (mỗi người) của giống loài người đều đã sanh ra trong chính địa vị của A-đam đã mắc phải lúc sa ngã. Địa vị ấy có ba phương diện là: (1) tánh hủ bại bởi sự phạm tội mà ra; (2)sự mắc tội với đức thánh khiết của Đức Chúa Trời; (3) án chết do luật đạo đức định cho kẻ phạm tội.Christ chẳng kế thừa bản tánh hủ bại của A-đam, bởi vì Ngài không theo công lệ thiên nhiên mà sanh ra trong đời, bèn được đầu thai trong lòng mẹ bởi Thánh Linh, và nhân đó được nhân tánh tinh sạch khỏi sự hủ bại nguyên bản bởi tổ tiên lưu lại. Mà đã không thừa kế tánh hủ bại, thì tâm linh Ngài cũng chẳng mắc nguyên tội, bèn sanh ra ở đời được tinh khiết vô tội vậy. Vả, đành rằng Ngài đã không kế thừa tánh hủ bại, chẳng mắc nguyên tội,song Ngài quả có kế thừa cái địa vị bị án tội, nên cũng phải chịu trách nhiệm của án ấy vào mình là sự chết vậy. Dầu nhân tánh Ngài được thuần khiết chẳng bị một vết hủ bại nhỏ nào do A-đam lưu lại, song nhân vì Ngài thuộc dòng giống loài người, nên đồng chịu trách nhiệm với họ đối với luật đạo đức, cùng chung bị dưới cái án tội mà luật ấy đã định cho họ, đến đỗi nếu phải chịu hình chịu chết đặng đền án tội ấy, cũng chẳng gọi là bất công bất nghĩa nữa đâu.Vả lại, nếu Christ không khứng hiệp nhứt với giống loài người, thì cũng không cần phải chịu trách nhiệm ấy. Song sau khi đã trở nên người, đã nhận lấy nhân tánh vốn bị dưới án rủa sả của luật pháp ấy rồi, thì cũng kế thừa luôn cái trách nhiệm chịu hình do án ấy mà ra, không sao thoát khỏi được. Hơn nữa, nhân vì Ngài không những là một phần tử thông thường của dòng giống loài người thôi đâu, mà lại là Đại biểu của giống ấy, tức A-đam thứ hai, Người Lý tưởng của đời, Bậc Điển hình của loài người nữa, nên chi vừa lúc mới ra đời, thì cả thạnh nộ của Đức Chúa Trời vốn phát phân nghịch cùng dòng giống loài người kia đều giáng ngay trên Ngài; và bởi vì Ngài liên hiệp với họ cách quan hệ dường ấy, nên cũng kế thừa địa vị bị tội án của họ luôn cả trách nhiệm phải đền tội án ấy nữa.Thí dụ, có người phạm tội sát nhơn, phải án tử hình. Tuy cha mẹ anh em là người lương thiện, chẳng can dự đến tội sát nhơn ấy chút nào thì cũng phải đồng chịu sự đau đớn nhục nhã với người, đến đỗi tán gia bại sản, nghèo khổ vô cùng. Tại cớ sao vậy? Há chẳng phải tại vì những anh em lương thiện ấy là các phần tử của gia đình, thông thuộc lẫn nhau đến đỗi kẻ nầy phải đồng chịu trách nhiệm với người kia, chung chịu đau đớn cũng như chung phần vui vẻ đó hay sao? Cho nên khi họa sát nhơn xảy đến, thì các người lương thiện trong nhà ấy cũng bị liên lụy mà đồng chịu họa ấy với phạm nhơn, mà không ai gọi sự ấy là bất công bất nghĩa đâu.Thí dụ nầy tuy rất bất toàn, vì sự đồng chịu khổ với tội nhơn trong một gia đình chẳng chuộc tội người được đâu, nhưng cũng đủ lý tỏ ra thế nào Christ nhân vì sự liên hiệp với giống loài người, Ngài cũng có thể đồng chịu tội án với họ mà không trái lẽ công bình đâu. Hai câu Kinh Thánh viện dẫn sau đây minh chứng rằng Christ quả kế thừa cái địa vị bị án tội của loài người: IICo 5:21; Ga 3:13Ta khá lưu ý đến điều nầy: Cái địa vị tội án mà Christ phải kế thừa đó chẳng phải do kỷ tội Ngài mà ra đâu, vì chính Ngài chẳng có kỷ tội nào cả; bèn là do tội thứ nhứt của A-đam, tức là do sự vi phạm nguyên bản của loài người mà ra vậy. Nhưng cái tội án ấy bao hàm cả hình phạt của kỷ tội chúng ta nữa; bởi chưng nguyên tội của tổ tiên là gốc rễ, còn kỷ tội ta là nhánh nhóc; nên chi nếu Christ phải kế thừa án của tội gốc, cố nhiên cũng phải kế thừa án của các kỷ tội do gốc đó mà ra nữa.(c) Ngài thế vị ta mà chịu án chết: Ví thử Christ nhân vì sự liên hiệp với loài người mà đã kế thừa địa vị tội án của họ, tức là án chết, thì Ngài chịu án chết ấy ở nơi mình Ngài cũng không phải là trái lẽ công bình đâu. Chắc cũng tại lẽ thật ấy mà Kinh Thánh thường chứng rằng:“Đấng Christ phải chịu thương khó” (Cong 17:3); “Ngài vì mọi người phải nếm sự chết” (He 2:9); “Nguyên soái của sự cứu rỗi họ… chịu khổ nạn… là phải lắm.” (He 2:10). Còn chính Chúa phán rằng: “Há chẳng cần cho Christ cam chịu những nỗi ấy…sao?” (Lu 24:26). Tại sao gọi sự chịu hình chịu chết của Chúa đó là việc cần phải?Sở dĩ Ngài cần phải chịu án chết ấy, há chẳng phải vì Ngài là Người, thuộc trong dòng giống ta, làm Đại biểu ta, cùng chung với ta mà kế thừa trách nhiệm của tội án ấy, là tội án mà luật của Đức Chúa Trời đã định cho ta là kẻ phạm pháp đó hay sao? IICo 5:21 chứng lẽ: Câu Kinh Thánh chứng rõ hơn hết cho lẽ đạo nầy là: IICo 5:21Câu ấy dạy ba điều quan hệ:(1) Christ chẳng có tính hủ bại: Câu “Đấng vốn chẳng biết tội lỗi”, dạy rõ lắm Christ chẳng bị tánh hủ bại do nguyên tổ di truyền. Mà đã không có tánh hủ bại, cố nhiên cũng chẳng có hoặc nguyên tội hoặc kỷ tội vậy. Nói một lời, khi Christ giáng sanh, thì chẳng kế thừa tánh hủ bại do nguyên tội của A-đam lưu lại; bèn sanh ra tinh khiết vô tội vậy.(2) Christ kế thừa địa vị định tội ta:Câu “Đức Chúa Trời đã vì chúng ta mà khiến (Ngài) trở nên tội lỗi”, chứng rằng Ngài quả đã kế thừa địa vị định tội của ta. Cớ sao nói vậy? Ấy vì nếu Christ chẳng có tánh hủ bại do nguyên tội A-đam mà ra, thì danh từ “tội lỗi” trong câu nầy chẳng chỉ về sự mắc tội, bèn chỉ về sự định tội, tức là chỉ về cái án chết mà luật pháp định cho kẻ phạm tội vậy. Thành thử, câu nầy dạy rằng Đức Chúa Trời nhờ Christ đầu thai trở nên Người mà khiến cho Ngài đồng hiệp với loài người để chịu án chết của tội lỗi họ.Kê cứu hai danh từ “công nghĩa” và “tội lỗi” trong câu đó, thì dễ thấy ý ấy chắc là đúng. Nếu danh từ “tội lỗi” chỉ về sự hủ bại, thì danh từ “công nghĩa” chắc chỉ về sự thánh khiết. Nhưng ý ấy chắc sai lầm, vì phản đối với nhiều câu khác vẫn minh chứng rằng Christ chẳng bị tánh hủ bại gì cả. Nên danh từ “công nghĩa” chắc không chỉ về sự thánh khiết,bèn chỉ về sự xưng nghĩa; còn danh từ “tội lỗi” chắc cũng không chỉ về sự hủ bại,bèn chỉ về định tội, hay là án tội đó vậy. Thật thế, Christ kế thừa án tội ta,hầu cho ta có thể nhờ công lao Ngài mà được kế thừa công nghĩa của Ngài vậy.(3) Christ chịu hình của tội ta: Câu “khiến (Christ) trở nên tội lỗi”, chẳng những là luận về Ngài kế thừa địa vị tội án mà lại còn chứng rằng Ngài chịu án ấy ở nơi mình, đến đỗi phải vì nó mà chịu hình chịu chết. Bởi vì, nếu Ngài nhân sự liên hiệp với loài người mà kế thừa địa vị tội án, thì tất nhiên cũng nhân đó mà kế thừa trách nhiệm chịu hình của án ấy mới hiệp lý. Song cái tội án ấy không phải là do tội riêng của Ngài mà định,bèn là do tội chúng ta; và cái hình do án ấy mà định cũng không phải là hình phạt tội của Ngài, bèn là hình phạt tội của chúng ta vậy. Ngài chịu cắt bì (Lu 2:21), Ngài chịu lễ tẩy uế (Lu 2:22-24), Ngài chịu báp têm (Ma 3:15), hết thảy đều là những việc ngầm chứng rằng Ngài khuất phục địa vị bị tội án chung của cả giống loài người và nhân đó công nhận rằng cái án phạt xứng đáng cho tội lỗi loài người, ấy là sự chết.TỔNG ĐOÁNTổng đoán đều đã học ở trên, chúng ta thấy về phương diện Đức Chúa Trời, sự chuộc tội cần thiết bởi vì (1) đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi phải gia hình cho tội, dầu chính Con yêu dấu của Ngài phải chịu sự gia hình ấy thì cũng không thể bỏ qua. (2) Đức yêu thương của Đức Chúa Trời đòi phải giải cứu tội nhơn cho khỏi sự gia hình ấy; dầu chính Đức Chúa Trời phải sắm sửa phương pháp cứu rỗi mà phó Con độc sanh của Ngài chịu sự gia hình ấy để làm thành tựu cuộc cứu rỗi đó, thì cũng không tiếc.Về phương diện loài người, thì sự chuộc tội được nên bởi vì (1) Christ liên hiệp với giống loài người; nhận lấy bản tánh của họ mà trở nên người; (2) nhân vì Ngài là Người nên cũng chung với loài người mà đồng chịu trách nhiệm đối với luật đạo đức và công nghĩa của Đức Chúa Trời, cũng thừa kế địa vị định tội của họ; (3) vì Ngài là Đại biểu của loài người bảo lãnh giống loài người, cho nên Ngài cũng có thể theo lẽ công bình mà mang lấy tội án đó như là của chính mình mình, đem tánh mạng cực quí mình mà chịu hình chịu chết để chuộc loài người khỏi sự định tội ấy.c) Những lẽ chứng thực cho chánh thống thuyết: Những lẽ luận đến sau đây chứng thực cho ý kiến của chánh thống thuyết:(1) Đúng đắn với triết lý của đạo:Chánh thống thuyết rất đúng đắn với triết lý của đạo Christ, bởi vì:(a) Dạy đúng về tánh chất của ý chỉ loài người, luật đạo đức, tội lỗi, hình án và sự công nghĩa, chủ trương rằng ý chí loài người chẳng những là một bản năng để quyết định làm việc nầy việc kia thôi đâu, lại cũng là chính cái chí hướng cố định và thái độ quyết nhiên của bản ngã đối với sự thiện sự ác, đến đỗi người ta là người thể nào cũng chỉ tại chí hướng và thái độ của họ là thể ấy đó thôi.(b) Cũng chủ trương rằng luật đạo đức chẳng do ý chỉ độc đoán của Đức Chúa Trời mà được thiết lập, cũng chẳng phải được ban bố ra cốt vì thuận tiện cho cuộc chánh trị Ngài ở trong đạo đức giới đâu,bèn là do Bản ngã của Ngài mà ra, biểu dương đức tánh thánh khiết và công nghĩa của Ngài.(c) Lại thuyết nầy cũng coi tội lỗi không những bằng việc làm thôi, nhưng cũng coi bằng một trạng thái gian ác cố định do cảm tình và ý chí của tội nhơn gây nên vậy.(d) Cũng dạy rằng mục đích của sự trừng phạt tội nhơn chẳng phải cốt để sửa lại tánh tình của người, hoặc để ngăn ngừa việc ác đâu, bèn là để binh vực và bảo toàn sự thánh khiết của Đức Chúa Trời,mà đã bị loài người xúc phạm rồi.(e) Thuyết nầy cũng chủ trương rằng sự công nghĩa của Đức Chúa Trời chẳng phải là sự nhân từ, bèn là một tâm đức đặc biệt của bản tánh Ngài, hằng đòi phải gia hình tội lỗi, chẳng chịu bỏ qua một tội lỗi nào, hoặc dung thứ cho một tội nhơn nào cả.(2) Bao hàm cả những lý tưởng chánh đáng của các thuyết kia: Chánh thống thuyết cũng bao hàm được các lý tưởng chánh đáng của bốn thuyết kia, mà lại thoát khỏi các ý sai lầm của chúng. Như thuyết Socin chủ trương rằng sự chết của Christ treo gương rất tốt; thuyết Bushnell dạy rằng sự thương khó Ngài có cảm lực đạo đức để cảm hóa người ta; thuyết Grotius quyết rằng sự chết Ngài bảo toàn cuộc chánh trị của Đức Chúa Trời; và thuyết Anselme dạy rằng sự chết Ngài đền bồi tội phạm cùng sự oai nghiêm của Đức Chúa Trời và chỉ cứu rỗi tuyển dân mà thôi. Hết thảy các lý tưởng ấy đều được bao hàm trong chánh thống thuyết cả: Thật Christ đã chịu đau khổ của thập tự giá, để chuộc tội người ta, ấy là gương rất tốt, đầy đủ cảm lực đạo đức để cảm hóa loài người rất mạnh, sự chết ấy cũng bảo toàn cuộc chánh trị của Đức Chúa Trời và đền bồi tội lỗi của tuyển dân. Nhưng hơn nữa, chánh thống thuyết lại còn quyết dạy rằng các lý tưởng đúng đắn ấy chẳng có hiệu lực gì nếu trước hết không có sự đền bồi chuộc tội để làm phu phỉ đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đã. Chính việc ấy Con Đức Chúa Trời đã làm xong bởi sự nhận lấy nhân tánh, trở nên người, chịu hình chịu chết để đền trả đầy đủ mọi điều mà đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi loài người phải đền trả đó vậy.(3) Thích hiệp với Kinh Thánh:Thuyết nầy lại rất thích hiệp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh, vì chủ trương rằng sự chuộc tội vốn một sự cần thiết tuyệt đối (nécessité absolue), do ở trong đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi buộc phải có mà được nên. Có câu Kinh Thánh dưới đây chứng cho lẽ thật ấy: Cong 17:3. “Christ phải chịu thương khó”. Dịch câu ấy theo thứ tự nguyên văn thì như vầy: “Lấy làm cần thiết cho Christ phải chịu thương khó.” Lu 24:26Nói rằng Christ chịu hình chịu chết chỉ để làm ứng nghiệm lời tiên tri không đủ; bèn phải nói rằng nếu đã có lời dự ngôn về sự chịu hình chịu chết ấy, và Đức Chúa Trời đã dự định cho Christ phải cam chịu như thế, thì đều chỉ tại bởi vì trong bản tánh Đức Chúa Trời có một sự cần thiết tuyệt đối bắt buộc Christ phải chịu như vậy mới yên tâm toại chí mới toàn cứu loài người được đó thôi.(4) Giải nghĩa rõ thế nào phải trả xong mọi điều đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi tội nhơn:Trong năm thuyết nầy, chỉ có chánh thống thuyết giải nghĩa rõ thế nào phải trả xong mọi điều thiếu thốn, mọi mối nợ nần mà đức thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi ở nơi tội nhơn. Ấy là phải có Đấng vô kỷ tội liên hiệp với dòng giống loài người mà kế thừa địa vị định tội của họ, nhận hình án do sự định tội ấy mà ra, đem dâng chính mình làm sinh tế để đền bồi mọi tội lỗi, đền trả mối nợ ấy,mới phu phỉ đức thánh khiết của Đức Chúa Trời vậy.(5) Thích hiệp với pháp ngữ tế lễ trong Kinh Thánh: Chỉ chánh thống thuyết minh giải lý do về pháp ngữ tế lễ trong Tân Ước, và về các lễ nghi sinh tế của Cựu Ước. Bởi vì pháp ngữ tế lễ trong Tân Ước do thể hệ tế lễ của đạo Môi-se mà ra, và cũng tỏ ra thể hệ tế lễ ấy được ứng nghiệm trong Jesus Christ vậy. Giả như lễ nghi về sự đặt tay trên đầu con dê, xưng tội của dân trên nó, rồi đuổi nó ra đồng vắng nhằm ngày đại lễ chuộc tội (Le 16:21), nếu chúng ta chẳng nhận Christ đã thế vị cho tội nhơn, mang lấy tội của họ mà đem vứt xa đi, thì làm sao giải nghĩa lễ nghi trên kia cho rõ được ư?(6) Dạy đúng về sự chết của Christ:Chỉ chánh thống thuyết dạy đúng về sự chết của Christ, cho sự chết ấy là trung tâm của công việc Ngài. Hội Thánh cũng lấy các lễ nghi, như là Báp têm, lễ Tiệc thánh, v…v. mà đồng chứng cho lẽ thật ấy. Sự từng trải của tín đồ cũng minh chứng cho thuyết nầy nữa, vì công nhận thập tự giá của Christ là quyền năng đầu nhứt trong cuộc cứu rỗi, nên thánh vậy. Phần đông của họ chẳng khác gì ông Luther xưa kia khi thông hiểu ý nghĩa của sự chuộc tội, thì hình như sấp mình xuống trước thập tự giá mà kêu lên rằng: “Vì tôi, vì tôi!” vậy.(7) Thích hiệp với sự cần dùng của bản tánh loài người: Chỉ chánh thống thuyết làm thỏa mãn lòng đói khát của loài người, cứu rỗi tội nhơn, ban cho lương tâm được bình an,mở đường cho tín đồ tìm được đời sống mới ở trong sự thánh khiết trọn vẹn của Christ. Thuyết nầy cũng tỏ ra Christ chịu chết sống lại là một cảm lực rất linh nghiệm để giục giã tín đồ muốn ăn ở theo một đời sống mới dường ấy.d) Lời bình luận về sự chuộc tội.Trải qua các đời có rất nhiều người vì lòng dữ và chẳng tin mà đã phi nghị đạo chuộc tội, thường hay viện cớ nọ đặng bài xích đạo ấy, xin kể lại vài lời quan hệ hơn hết như sau đây:(1) Trở ngại đức tánh của Đức Chúa Trời:Có kẻ bình luận rằng, nếu nhận rằng quả không có Christ thế vị cho người ta mà chuộc tội, thì tội lỗi họ hẳn chẳng được tha. Dường ấy Đức Chúa Trời há chẳng thiếu kém về sự vô sở bất năng sao, bởi vì còn có chỗ Ngài không làm được? Hay là nếu Ngài vẫn là vô sở bất năng, mà lại không muốn tha thứ cho tội nhơn, thì ấy há chẳng tỏ ra Ngài thiếu thốn sự yêu thương ư?Ta xin đáp: Kẻ luận như thế chưa hiểu thấu thần tánh vô sở bất năng và sự yêu thương của Đức Chúa Trời. Các tâm đức của Ngài luôn bày tỏ ra thần tánh của Ngài, và thảy đều chiếu theo sự thánh khiết và công nghĩa mà vận dụng chẳng có đức nào thiên về bên nào, nhưng hết thảy đều hiệp với nhau mà thực hành ý chỉ thánh của Ngài vậy. Như thế dầu đức thánh khiết đòi sinh tế để đền tội, thì đức yêu thương vui lòng sắm sửa con sinh ấy cho. Đức Chúa Trời tỏ ra lòng yêu thương mình chẳng bởi trái bỏ lẽ công nghĩa đâu bèn là bởi việc hi sinh mình đền trả các điều mà sự công nghĩa đòi ở nơi lòng người vậy.(2) Phản nghịch với sự tha tội:Có kẻ khác bình luận rằng, nếu quả có sự chuộc tội thì sự ấy há chẳng phản nghịch với sự tha tội sao? Bởi vì nếu quả đã đền bồi tội rồi, thì còn chi nữa mà tha thứ cho ư?Xin đáp: Kẻ luận như thế quên rằng Đấng thế vị mà chuộc tội đó, cũng là Đấng tiên cáo, lại cũng là Quan tòa xét xử kẻ bị cáo nữa, Ngài đem chính tánh mạng mình mà đền tội cho kẻ bị cáo để làm phu phỉ sự thánh khiết của Ngài. Cho nên tội nhơn vẫn còn sự tha thứ, vì sự chuộc tội cũng do Quan tòa làm ra, nên bên bị cáo cần được nghe Quan tòa tuyên bố rằng:“Tội ngươi được tha!” mới tránh khỏi lương tâm trách móc được. Thế thì, sự chuộc tội và sự tha tội chẳng phản nghịch nhau đâu, bèn là cái nầy bao bọc cái kia.Nên Giăng cũng gọi sự tha tội là công bình, vì là do công lao của Đấng Christ đã đền tội mà ra vậy: IGi 1:9(3) Trở ngại sự công nghĩa của Đức Chúa Trời: Có nhà khác bình luận rằng, một Đấng vô tội,phải chịu hình phạt thế cho tội nhơn, thật là bất công bất nghĩa lắm. Sự ấy không những là không thể tỏ ra sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, mà thật lại chứng nghiệm rằng Ngài là rất bất công bất nghĩa vậy.Ta đáp: Nếu Christ bị gắng gượng ép buộc vì tội ta mà phải chịu thương khó, thì lời phi nghị ấy đúng lắm; nhưng Christ chẳng bị ép buộc chuộc tội đâu; Ngài tình nguyện thế mạng ta mà hi sinh mình cho Đức Chúa Trời để đền tội ta đó vậy. Vả lại, chẳng phải là Đức Chúa Trời theo lối độc tài độc đoán mà thẩm phán người nầy, thế vị kẻ kia, bèn là chính Chúa công nghĩa vô cùng chịu hình phạt thế cho tội nhơn, vì Ngài vốn đã hiệp nhứt thể với họ, đã kế thừa địa vị định tội của họ, đồng có trách nhiệm với họ, và phải lấy chính mình mà chịu án của sự định tội. Cho nên Ngài đứng ra mà chịu án ấy thế cho họ, chẳng phải là bất công bất nghĩa đâu, bèn là chí công chí chánh vậy.(4) Trái với đạo đức:Cũng có kẻ luận rằng, đạo chuộc tội kết quả trái với đạo đức ở trong tín đồ; bởi vì sự vâng phục của Christ thay thế cho sự vâng phục của họ, đến đỗi họ không cần vâng phục nữa.Ta đáp: Kẻ thốt ra lời ấy chẳng hiểu thấu các điều kiện của sự chuộc tội; bởi vì hễ ai muốn dự phần đến hiệu nghiệm của sự ấy, thì phải ăn năn tội, tín nhận Chúa Jesus Christ. Còn sự ăn năn và đức tin ấy kết qủa trong tín đồ sự tái sanh và sự nên thánh, khiến cho người trở nên kẻ tận tâm tận ý vâng phục Chúa mọi bề. Kỳ thực, đức tin đến sự chuộc tội chẳng hề sanh ra sự phóng tứ túng dục đâu, bèn là do sự yêu thương hành động ở bề trong (Ga 5:6), mà làm sạch lòng (Cong 15:9), gây nên tánh tốt nết lành, rất thích hiệp luật đạo đức mọi bề.VII. PHẠM VI CỦA SỰ CHUỘC TỘI1. PHÂN BIỆT Ý NGHĨA “ĐẦY ĐỦ” VÀ “HIỆU NGHIỆM”Luận về phạm vi của sự chuộc tội, chúng ta khá phân biệt hai ý nghĩa, là sự đầy đủ và sự hiệu nghiệm của sự chuộc tội.Luận về ý nghĩa “đầy đủ”, thì sự chuộc tội trong Christ là phổ thông, đầy đủ để cứu chuộc cả giống loài người. Nhưng luận về ý “hiệu nghiệm”, thì gọi sự chuộc tội là có giới hạn, nghĩa là chỉ có hiệu nghiệm cho những kẻ bởi đức tin công nhận sự cứu chuộc ấy. Trong ITi 4:10 Phao-lô luận đến cả hai ý nghĩa ấy mà rằng:“Cũng bởi cớ ấy mà chúng ta khó nhọc và chiến đấu vì đã để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời hằng sống, là Cứu Chúa của mọi người, nhứt là của kẻ tin.”Nhà giải nghĩa Kinh Thánh M. Henry luận về sự chuộc tội có nói rằng: “Sự chuộc tội đầy đủ cho mọi người, nhưng chỉ có hiệu nghiệm cho một số người mà thôi.” Có nhiều câu Kinh Thánh chứng thực cho cả hai ý nghĩa ấy, xin viện dẫn ra dưới đây:a) Sự chuộc tội là phổ biến: He 2:9; ITi 2:6. ITi 4:10 viện dẫn ở trên; Tit 2:11; IGi 2:2; IIPhi 3:9;b) Sự chuộc tội có hạn: Eph 1:4,7; IITi 1:9,10; Gi 17:9,20,242. CHRIST LÀ CỨU CHÚA CỦA MỌI NGƯỜI NGHĨA LÀ GÌ?Nếu có ai hỏi rằng Christ là Cứu Chúa của mọi người thế nào? Thì ta xin đáp:a) Nhờ sự cứu chuộc của Christ mà Đức Chúa Trời có thể huỡn sự chấp hành án tội lại, ban cho mọi người đủ thì giờ để ăn năn, và hưởng được các hạnh phước do tội lỗi mà họ đã mất rồi. Phỏng như không có Thập tự giá, thì Đức Chúa Trời đã thực hành tội án nơi nguyên tổ ta ngay trong lúc họ vừa phạm tội rồi đó kia. Thật sở dĩ sau khi phạm tội mà loài người vẫn còn tồn tại đấy, là chỉ tại có Thập tự giá đó thôi. IIPhi 3:9; Ma 5:45; Cong 14:17b) Nhờ sự chuộc tội Đức Chúa Trời đã sắm sửa phương pháp cứu rỗi đầy đủ cho mọi người, bởi vì nhân sự ấy mà Ngài đã cất khỏi tâm chí Ngài mọi mối trở ngại Ngài tha thứ cho tội nhơn, duy tội nhơn cứ cố ý phản nghịch cùng Ngài, quyết không khứng trở lại cùng Ngài, thì mới không thể dự phần trong ơn cứu rỗi ấy được đó là khác. Ro 5:8-10; IICo 5:18-20c) Trong cuộc chuộc tội do Thập tự giá có ảnh hưởng mạnh để giục giã tội nhơn ăn năn trở lại cùng Chúa. Cũng bởi đó mà có Thánh Linh và Hội Thánh để truyền bá Tin Lành ra khắp nơi, hầu cho mọi người được biết và cảm xúc tình yêu thương lạ lùng bày tỏ trong đó, mà chịu ăn năn vâng phục Chúa. Tiềm năng lực (force potentielle) của sự chuộc tội thật vô hạn,cả giống loài người có thể nhờ đó mà được cứu. Nhưng hiệu nghiệm của sự chuộc tội thì hữu hạn; bởi vì chỉ những kẻ thật lòng ăn năn tín nhận mới được cứu rỗi mà thôi. Ro 2:4; Gi 16:8; IICo 5:18-20 viện dẫn ở trên.d) Nhờ sự chuộc tội Đức Chúa Trời sẽ cất sự rủa sả khỏi muôn vật, đến đỗi sẽ chẳng còn lại một di tích nào của tội lỗi nữa.Es 5:13; Ro 8:21,22e) Cũng nhờ sự chuộc tội mà các con trẻ chết trước khi chưa đến tuổi lớn khôn đều được cứu rỗi (Xem Ma 18:10;19:13-15). Nhưng ở ngoài kẻ ấy, sự cứu chuộc chỉ có hiệu nghiệm cho kẻ tin; bởi vì họ được cứu là tại họ đã nhận theo điều kiện của sự cứu rỗi mà ăn năn tín nhận Chúa Jesus Christ vậy. Cong 2:38.
QUYỂN VII - LUẬN VỀ THÁNH LINH
THÁNH LINH HỌCLỜI MỞ ĐƯỜNGĐức Chúa Trời có ba Ngôi đặc biệt hiệp nhứt trong một thể. Ngôi thứ nhứt là Cha, Ngôi thứ hai là Con, và Ngôi thứ ba là Thánh Linh. Trong đời Cựu Ước Cha dọn đường cho công việc cứu rỗi; trong đời Tân Ước, Christ giáng sanh làm xong công việc ấy; còn trong đời hiện tại Thánh Linh đem ứng dụng sự cứu rỗi ấy cho loài người, cảm hóa và cứu rỗi tội nhơn,hành động trong đời sống tín đồ, khiến họ nên thánh, gây dựng Hội Thánh, cai trị công việc của Đức Chúa Trời, dọn đường cho sự tái lâm của Christ, và lần lần đưa muôn vật đến sự thành tựu ý chỉ của Đức Chúa Trời đã định. Dẫu vị trí của Thánh Linh ở trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời là quan hệ dường ấy, thì cũng còn có lắm tín đồ chưa từng hiểu gì về đạo Ngài, hay là nếu có biết một vài lẽ thật về Ngài đi nữa, thì vẫn còn lờ mờ lắm, lại có chỗ sai lầm nữa là khác. Như đối với đạo dạy về Cha và Con, chúng ta đã nhờ Kinh Thánh làm nguồn gốc mà nghiên cứu thế nào, thì cũng một thể ấy đạo dạy về Kinh Thánh chúng ta chỉ có Kinh Thánh làm giáo sư duy nhứt để dạy cho mà thôi.CHƯƠNG 1: LUẬN VỀ NGÔI RIÊNG CỦA THÁNH LINHI. THÁNH LINH CÓ NGÔI RIÊNGTHÁNH LINH vốn đồng một thể với Đức Chúa Trời mà chia làm ngôi riêng, được đồng quyền, đồng cách, đồng vinh với Ngài; ấy là lẽ đạo Kinh Thánh dạy, Hội Thánh tín nhận và lòng tín đồ đã thực nghiệm. Trong vòng những luận giả hay hồ nghi về ngôi riêng của Thánh Linh có kẻ chủ trương những ý kiến sai lầm như sau đây:1. Thánh Linh là sự sống của Đức Chúa Trời: Có kẻ luận rằng người ta sống nhờ có hơi thở ra hít vào. Kinh Thánh thường ví dụ Thánh Linh như gió, như hơi nên Thánh Linh há chẳng chỉ về sự sống của Đức Chúa Trời sao? Xin đáp: Thánh Linh quả là sự sống của Đức Chúa Trời, nhưng là sự sống thành vị vậy.2. Thánh Linh là tâm linh của Đức Chúa Trời: Kẻ khác lại coi Thánh Linh chẳng qua là tâm linh của Đức Chúa Trời có quan hệ với Ngài như tâm linh ở trong loài người quan hệ với bản ngã người vậy. Họ viện lấy các câu trong Cựu ước thường gọi Thánh Linh bằng “Thần” của Đức Chúa Trời (như Thi 139:7; Xa 4:6; Sáng 1:2; Ês 42:1), mà đoán rằng có lẽ Ngài như lương năng thần linh của ta chớ không có ngôi riêng chăng? Đáp: Ngoài cóc câu gọi Thánh Linh bằng “Thần” của Đức Chúa Trời, cũng có nhiều câu khác mô tả “Thần” ấy làm những việc mà chỉ một Đấng có ngôi bản ngã mới có thể làm được thôi.3. Thánh Linh là tánh lý của Đức Chúa Trời ban cho loài người: Cũng có người luận rằng, Thánh Linh là tánh lý của Đức Chúa Trời ban cho loài người. Họ nói Đức Chúa Trời sau khi tạo thành loài người, bèn hà sanh khí vào lỗ mũi (Sáng 2:7), thì họ trở nên người sống có tánh lý và lương năng. Nên chi Kinh Thánh luận về Thánh Linh cảm động loài người, há chẳng phải là việc do lương năng và tâm tý của loài người, sao? (Xem Gióp 32:8; Thi 16:7; Châm 20:27). Theo ý kiến nầy thì Thánh Linh trong loài người, chẳng qua là lòng dạy dỗ, sự khôn ngoan thiên nhiên sự linh cảm do các lương năng mình mà ra vậy.Đáp: Thánh Linh chẳng phải là tánh lý của loài người, cũng chẳng phải là sự khôn ngoan thiên nhiên, hay là linh cảm do lương năng mình mà ra đâu; nhưng Thánh Linh là tánh lý thành vị của Đức Chúa Trời, có quyền soi sáng tánh lý của loài người, ban cho họ sự khôn ngoan thông sáng, và cảm động mọi người.II. BẰNG CHỨNG THÁNH LINH CÓ NGÔI RIÊNGNhững thực sự kể sau đây minh chứng rằng Thánh Linh quả có ngôi riêng.1. DÙNG NHỮNG DANH TỪ THUỘC NGÔI RIÊNG MÀ XƯNG HÔ NGÀIa) Dùng nhân xưng đại từ mà xưng hô Ngài: Trong Giăng 14:16: Chúa Jesus ngầm chứng rằng Thánh Linh có ngôi riêng, bởi vì Ngài đã dùng nhân xưng đại danh từ mà xưng hô Thánh Linh. (Xem Gi 14:16,17; 15:26; 16:7-14. Trong bản Việt ngữ dùng chữ “Ngài” làm nhân xưng đại danh từ). Theo tiếng Hi-lạp chữ “Linh” là pneuma, nghĩa đen là “hơi” hay là “gió”, và thuộc giống trung tín (neutre). Dầu vậy, trong Gi 16:14 Chúa Jesus dùng chỉ thị đại danh từ của ngữ dịch là “Ngài”, để xưng hô Thánh Linh. Tiếng Hi-lạp chẳng hề dùng các thứ đại danh từ ấy mà chỉ thị vật phi nhân cách bao giờ, duy dùng để xưng hô những vị có vị cách riêng đó thôi. Thế thì, chúng ta nhờ văn pháp Hi-lạp mà dám quyết rằng Thánh Linh có ngôi riêng vậy.b) Danh từ Paraclétos: Trong Gi 16:7 Chúa Jesus gọi Thánh Linh bằng danh từ Paraclétos, Việt ngữ dịch là “Đấng Yên ủi”. Ngài phán: “Ta đi là ích lợi cho các ngươi, vì nếu ta không đi, thì Đấng Yên ủi không đến cùng các ngươi: song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến.”Danh từ Paraclétos thuộc giống dương, nghĩa đen là “Đấng Yên ủi”, “Trạng sư”, “Đấng Biện hộ”, “Đấng đến bên cạnh để giúp đỡ”. Dầu trong tiếng Hi-lạp chữ Paraclétos là động từ hình dung từ (adjectif verbal), thì cũng chẳng có thể chỉ về hoặc một cảm lực nào, hoặc một ảnh hưởng trừu tượng nào vô nhân cách đó đâu, bèn chắc chỉ về một Đấng có vị cách đặc biệt mới hợp nghi vậy.Theo nghĩa rộng của danh từ ấy, Thánh Linh yên ủi ta như mẹ yên ủi con dại mình (Ês 66:13), binh vực duyên cớ Đức Chúa Trời trong lòng ta, cũng biện hộ duyên cớ ta trước mặt Đức Chúa Trời. Ngài dạy dỗ ta (Gi 16:14), dẫn dắt ta (Gi 16:13), và soi sáng cho ta (ICô 2:10-13). Nhưng nếu Ngài chẳng có vị cách, thì thế nào Ngài yên ủi ta, biện hộ ta, dạy dỗ ta, dẫn dắt ta, và soi sáng cho ta được? Vả lại, trong IGi 2:1 chính Christ cũng được xưng bằng Paraclétos (Việt ngữ dịch: Đấng biện hộ); mà nếu Christ có ngôi riêng (ấy là điều chẳng có ai dám hồ nghi), thì cố nhiên Thánh Linh cũng phải có như thế, vì cả hai đều được xưng hô cùng một danh từ Paraclétos vậy.2. CÓ NHỮNG TƯ CÁCH THUỘC NGÔI RIÊNGCó câu Kinh Thánh tỏ rằng Thánh Linh có những tư cách thuộc ngôi riêng như:a) Có sự hiểu biết: ICô 2:10-13; ICô 12:8b) Có tình yêu thương: Rô 15:30c) Có ý dục: ICô 12:11Ba tư cách minh chứng rằng Thánh Linh chắc có ngôi riêng; bởi vì vật phi nhân cách không thế nào hiểu biết gì, yêu thương ai, hay là muốn làm việc chi cả.3. LÀM VIỆC THUỘC VỀ NGÔI RIÊNGKinh Thánh mô tả Thánh Linh làm những việc mà một Đấng có ngôi bản ngã mới có thể làm được.a) Ngài dò thấu: ICô 2:10b) Ngài phán: Công 13:2; Công 21:11; Khải 2:7c) Ngài cầu thay: Rô 8:26d) Ngài làm chứng: Gi 15:26e) Ngài dạy dỗ: Gi 14:26f) Ngài nghiêm cấm: Công 16:6g) Ngài biểu làm việc: Công 13:2h) Ngài sai khiến: Công 13:4i) Ngài thiết lập chức viên của Hội Thánh: Công 20:28j) Ngài cảm thông với tín đồ: IICô 13:14k) Ngài làm phép lạ: Công 8:39; Công 10:38l) Ngài phân phát các ân tứ thuộc linh: ICô 12:8-11Đấng làm được các việc kể ra như trên không thể nào gọi bằng một cảm lực, hoặc một ảnh hưởng hay là một quyền năng phi nhân cách được, bèn buộc phải gọi là Đấng có ngôi riêng mới hữu lý vậy.4. CÓ THỂ BỊ NGƯỜI TA BẠC ĐÃIThánh Linh cũng có thể bị người ta bạc đãi cũng như họ đã bạc đãi kẻ có ngôi riêng vậy. Kinh Thánh dạy rằng:a) Người ta bội nghịch Ngài: Ês 63:10. Cũng xem Công 7:51b) Người ta làm buồn Ngài: Cũng xem câu ở trên. Êph 4:30c) Người ta khinh lờn Ngài: Hê 10:29d) Người ta nói dối với Ngài: Công 5:3Đấng nào có thể bị người ta bội nghịch, làm buồn rầu, khinh lờn, và nói dối với nữa, quả là Đấng có ngôi riêng, vì vật phi nhân cách không thể nào cảm xúc các sự bạc đãi ấy đâu, duy có một ngôi bản ngã mới có thể cảm xúc các điều đó mà buồn phiền được thôi.5. ĐƯỢC PHÂN BIỆT VỚI CHA VÀ CONTa thấy Thánh Linh được phân biệt với Cha và Con, nhưng vẫn hợp tác với hai Ngôi ấy đặng cùng làm nên một việc, tức là sức dầu cho Christ làm chức vụ Ngài. Trong việc quan hệ ấy Con cầu nguyện, Cha ưng thuận, còn Thánh Linh thì ấn chứng cho. Vậy nếu ta nhận Cha và Con có ngôi riêng cố nhiên là phải nhận Thánh Linh cũng có ngôi riêng nữa mới hữu lý vậy. Ma 3:16,17
Chương 2 – LUẬN VỀ THÁNH LINH CÓ THẦN TÁNHI. THÁNH LINH CÓ THẦN TÁNHTHÁNH LINH là Đức Chúa Trời, có thần tánh cũng như Cha và Con, đồng quyền, đồng cách, đồng vinh với hai Ngôi ấy. (Xin xem chương luận về Ba Ngôi Đức Chúa Trời.) Nói đại khái, Kinh Thánh theo các phương diện mà bày tỏ lẽ thật ấy.A. THÁNH LINH CÓ NHỮNG THẦN ĐỨC THẦN CÁCHKinh Thánh tỏ ra Thánh Linh có những thần đức thần cách như sau đây:a) Hằng sống: Rô 8:2b) Chơn thật: Gi 16:13c) Yêu thương: Rô 15:30d) Thánh khiết: Êph 4:30. (nghĩa là chớ làm buồn Linh thánh của Đức Chúa Trời vậy).e) Hằng hữu: Hê 9:14f) Vô sở bất năng: Lu 1:35Sự đầu thai của Christ bởi quyền năng của Thánh Linh, là việc siêu việt, vượt quá lực lượng và tài năng của loài người, duy do Đấng vô sở bất năng mà được nên vậy.g) Vô sở bất tri: Gi 14:26; Gi 16:12-13; ICô 2:10h) Vô sở bất tại: Thi 139:7-10Đấng có các thần đức thần cách ấy há chẳng phải là Đức Chúa Trời sao?B. NGÀI LÀM CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIKinh Thánh cũng dạy rằng Thánh Linh hay làm những việc chỉ một mình Đức Chúa Trời có thể làm được.a) Ngài làm việc tạo hóa: Gióp 33:4; Thi 104:30b) Ngài ban sự sống: Sáng 2:7; Gi 6:63; Rô 8:2c) Ngài dự ngôn: IISa 23:2,3; IIPhi 1:21d) Ngài khiến cho người ta được tái sanh: Gi 3:3-8; Tít 3:5e) Ngài khiến cho thân thể hay chết lại sống: Rô 8:11Các việc ấy, thảy là công việc do đại quyền đại năng của Đức Chúa Trời mà được nên. Mà nếu Thánh Linh cũng làm những việc ấy, thì há chẳng chứng rằng Ngài quả là Đức Chúa Trời sao?C. DANH NGÀI ĐƯỢC XƯNG HÔ BÌNH ĐẲNG VỚI DANH CỦA CHA VÀ CONNhiều đoạn của các sách Tân ước cùng dùng danh hiệu của Ba Ngôi một cách bình đẳng với nhau, ám chỉ rằng danh Thánh Linh đồng quyền đồng giá với danh hai Ngôi Cha và Con. Sau đây xin viện ra ba đoạn sách quan hệ hơn hết.a) Chúa truyền mạng lịnh cho Sứ đồ, thì dùng danh hiệu của Ba Ngôi cách bình đẳng với nhau: Ma 28:19b) Lời chúc phước của Phao-lô cũng ngầm chứng Thánh Linh bình đẳng với hai Ngôi Cha và Con: IICô 13:14c) Trong ICô 12 Phao-lô luận về sự cai trị Hội Thánh thì cũng ám chỉ Thánh Linh bình đẳng với hai Ngôi kia: ICô 12:4-6. Cũng xem Êph 4:4-6 và Rô 15:30Vậy trong việc rao giảng Tin Lành và làm báp têm, trong sự chúc phước cho tín đồ, và cuộc cai trị Hội Thánh, thì Thánh Linh đều bình đẳng với Cha mà thi hành. Thực sự ấy há chẳng chứng rằng Ngài có thần tánh ư?D. TÂN ƯỚC NHẬN THÁNH LINH LÀ GIÊ-HÔ-VA CỦA CỰU ƯỚCCác trước giả của Tân ước thường viện dẫn những đoạn sách của Cựu ước đã ký thuật lời phán và công việc của Giê-hô-va, mà gọi là lời phán và việc làm của Thánh Linh.a) Lời Giê-hô-va phán cùng tiên tri Ê-sai (Ês 6:8-10), Phao-lô gọi là lời của Thánh Linh phán. Công 28:25-27b) Lời Giê-hô-va hứa ghi tạc luật pháp Ngài vào lòng Y-sơ-ra-ên (Giê 31:31-34), trước giả thơ Hê-bơ-rơ gọi là lời hứa của Thánh Linh: Hê 10:15-17c) Y-sơ-ra-ên phản loạn và oán trách Giê-hô-va tại đồng vắng (Xuất 16:7; Thi 95:8-11), trước giả thơ Hê-bơ-rơ gọi họ là phản loạn và oán trách Thánh Linh: Hê 3:7-9d) Trong Sáng 1:27 nói rằng Đức Chúa Trời dựng nên loài người; nhưng trong Gióp 33:4 lại gọi Đấng Tạo hóa là Thần của Đức Chúa Trời: Gióp 33:4Ấy vậy nếu Tân ước gọi Giê-hô-va của Cựu ước bằng Thánh Linh, kể lời phán và việc làm của Ngài là Thánh Linh, ấy há chẳng phải vì chính Thánh Linh là Đức Chúa Trời sao?E. NGƯỜI TA CÓ THỂ LỘNG NGÔN CÙNG THÁNH LINH:Trong Tin Lành Mác Chúa Jesus phán rằng: Mác 3:28 (Cũng xem Lu 12:31)Nếu ta coi Thánh Linh chẳng qua là một thần quyền, một lương năng của Đức Chúa Trời, mà chối Ngài thành vị, thì câu vừa viện dẫn ở trên đây dường như dạy rằng lộng ngôn với một lương năng của Đức Chúa Trời là tội nặng hơn lộng ngôn với chính Đức Chúa Trời; bởi chưng theo lời Chúa phán thì mọi thứ lộng ngôn sẽ được tha, hoặc lộng ngôn với Cha hay với Con cũng vậy, duy sự lộng ngôn với Thánh Linh thì không được tha đó thôi. Mà luận như thế há chẳng vô lý đó lắm sao? Chúng ta dám chắc rằng Thánh Linh quả thành vị, vì người ta chỉ có thể phạm tội với Đấng có vị cách; lại Đấng ấy cũng phải có thần tánh, vì người ta chỉ có thể mắc tội nặng dường ấy với Đức Chúa Trời đó thôi.F. THÁNH LINH ĐƯỢC XƯNG BẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CHÚA.Tân ước cũng có câu trực tiếp xưng Thánh Linh bằng Đức Chúa Trời và bằng Chúa.a) Xưng bằng Đức Chúa Trời: Công 5:3,4Câu minh chứng rằng nói dối cùng Thánh Linh, ấy là nói dối cùng Đức Chúa Trời, bởi Thánh Linh ấy là Đức Chúa Trời vậy.b) Xưng bằng Chúa: IICô 3:17,18 TỔNG ĐOÁNThế thì, nhờ sáu điều vừa luận qua đó, ta hiểu rõ rằng Kinh Thánh bày tỏ Thánh Linh quả có thần tánh, thần quyền, thần cách; Ngài cũng đồng thể, đồng cán, đồng vinh với Đức Chúa Trời. Như thần linh ở trong ai là chính bản ngã của người ấy thể nào, thì Thánh Linh của Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời cũng thể ấy. Trải qua các đời Hội Thánh đã tín nhận đạo về Thánh Linh có thần tánh, dùng nào là bài tín điều, nào là bài thánh ca, nào là lời cầu nguyện để chứng thực cho đạo ấy. Sự từng trải riêng của cá nhơn tín đồ đã thừa nhận lẽ thật ấy, cũng thường cảm xúc trong tâm linh. Ngài chắc phân vị đặc biệt với Cha và Con, vì nhờ Ngài họ hưởng được các ân tứ và hạnh phước do công lao của Christ mà ra vậy.
Chương 3 – LUẬN VỀ CÁC DANH HIỆU CỦA THÁNH LINHI. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ SỰ QUAN HỆTrong các danh hiệu của Thánh Linh có danh hiệu tỏ ra thế nào Ngài quan hệ với Cha và Con.1. QUAN HỆ VỚI CHACó chừng bảy danh hiệu bày tỏ sự quan hệ của Thánh Linh với Cha:a) Linh của Đức Chúa Trời: Ma 3:16b) Thần (Linh) của Giê-hô-va: Ês 11:2; Ês 61:1.c) Linh của Chúa: Lu 4:18; Công 5:9; Công 8:39Trong Lu 4:18 danh “Chúa” chắc chỉ về Cha; nhưng trong Công 5:9 và 8:39 danh ấy có lẽ chỉ về Con chăng.d) Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta: ICô 6:11e) Linh của Đức Chúa Trời hằng sống: IICô 3:3.f) Linh của Cha các ngươi: Ma 10:20g) Điều cha đã hứa: Công 1:4Các danh hiệu ấy minh chứng rằng Thánh Linh có quan hệ rất mật thiết với Cha; như tâm linh ở trong loài người quan hệ mật thiết với bản ngã người thể nào, thì Thánh Linh ở trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời cũng quan hệ mật thiết với Cha thể ấy.2. QUAN HỆ VỚI CON.Có bốn danh hiệu bày tỏ sự quan hệ của Thánh Linh với Con:a) Thánh Linh của Christ: Rô 8:9b) Thánh Linh của Jesus Christ: Phil 1:19; Công 16:7c) Thánh Linh của Con Ngài: Ga. 4:6. (Nguyên văn Hi-lạp chẳng có chữ “Thánh” trong các câu ấy, chỉ dùng chữ “Linh” mà thôi.)d) Đấng Yên ủi khác: Các danh hiệu ấy tỏ ra Thánh Linh có quan hệ cách thân thiết với Con cũng như với Cha, và dạy ràng Ngài từ Cha và Con mà lưu xuất vậy.II. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ THẦN TÁNHTuy đã đem bằng cớ chứng rằng Thánh Linh có thần tánh rồi, nhưng đây ta lại kể lại bốn danh hiệu chứng thực thêm cho lẽ đạo ấy.1. Một Thánh Linh: Êph 4:42. Bảy Linh: Khải 1:4; Khải 3:13. Chúa là Thánh Linh: IICô 3:17,184. Thánh Linh đời đời: Hê 9:14Danh hiệu thứ nhứt ám chỉ về Thánh Linh đồng một thể yếu với Ba Ngôi Đức Chúa Trời; danh hiệu thứ hai ngầm chứng rằng Ngài có đức tánh trọn vẹn vô cùng; danh hiệu thứ ba chú trọng về chức vụ Ngài đối với chúng ta, tức là làm Chúa dẫn dắt và cai trị ta vậy; còn danh hiệu thứ tư thì lại tỏ ra Ngài là Đấng hằng hữu cũng như Đức Chúa Trời vậy.III. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ ÐỨC TÁNHCó hai danh hiệu bày tỏ đức tánh chủ yếu của Thánh Linh, ấy là:1. Thánh Linh: Ma 1:18; Ma 28:19; Lu 11:132. Đấng Thánh: IGi 2:20Chữ thánh trong hai danh hiệu nầy chú trọng về quan niệm thánh khiết, chứng rằng đức tánh đầu nhứt của Thánh Linh là sự thánh khiết; mà tâm đức ấy cũng là tâm đức đứng đầu hàng trong các đức tánh của Đức Chúa Trời nữa.IV. CÁC DANH HIỆU BÀY TỎ CÁC ÂN TỨ DO THÁNH LINH BAN CHOTrong Kinh Thánh Thánh Linh được xưng nhiều danh hiệu để biểu dương các ân tứ Ngài hay ban cho tín đồ và Hội Thánh. Sau đây xin kể lại những danh hiệu quan hệ hơn hết, rồi tỏ ra ý nghĩa.1. CÁC DANH HIỆUa) Thánh Linh của sự sống: Rô 8:2b) Thần Linh của sự thánh khiết: Rô 1:4c) Tâm linh của sự khôn ngoan: Êph 1:17; Ês 11:2d) Linh của lẽ thật: Gi 14:17; Gi 16:13e) Thánh Linh ân điển: Hê 10:29; Xa 12:10f) Tâm linh của phận làm con: Rô 8:15g) Tâm linh mạnh mẽ, yêu thương, dè giữ: II Ti. 1:7. (Danh từ “tâm linh” nguyên văn: linh – trong phần b, f, và Giê-hô-va có lẽ chỉ về Thánh Linh; nhưng cũng có kẻ tưởng rằng chỉ về tâm linh của tín đồ đã được Thánh Linh soi sáng.)2. YẾU NGHĨA CÁC DANH HIỆU ẤY.Vả, các danh hiệu khác nhau như thế có ý dạy ra điều gì? Thiết tưởng đại khái muốn dạy chúng ta hai điều: Thứ nhứt là muốn dạy ta hiểu thấu vị cách, đức tánh và công việc của Thánh Linh. Thật vậy, dầu ngoài các đức danh hiệu đó chẳng có một lời nào khác giải nghĩa về đạo Thánh Linh, thì chúng ta nhờ đó cũng đủ hiểu thấu mọi lẽ chủ yếu về đạo của Ngài.Thứ hai, yếu nghĩa của các danh hiệu ấy trái hẳn với địa vị thiên nhiên của chúng ta, nhắc nhở cho ta sự yếu đuối thiếu thốn thuộc linh của ta là lớn lao dường nào. Cũng ngầm chứng rằng Thánh Linh có đủ quyền đủ ơn ban cho chúng ta mọi sự cần dùng để bổ chính các chỗ thiếu kém, đến đỗi được dư dật mọi bề; bởi nếu xét cho kỹ các danh hiệu bày ra đó, thì thấy thảy đều là quan hệ với mọi khuyết điểm của linh tánh ta; vả lại nếu tín đồ có từng trải ít nhiều công việc của Thánh Linh, thì cũng chỉ theo ý nghĩa của những danh hiệu ấy mà họ được từng trải đó vậy.Chương 4 – LUẬN VỀ CÁC TIÊU HIỆU CỦA THÁNH LINHI. CHIM BÒ CÂUKinh Cựu ước và Tân ước đều thường dùng chim bò câu làm tiêu hiệu chỉ về Thánh Linh. Truyện tích về Chúa Jesus chịu báp têm tại sông Giô đanh chứng minh rằng chim bò câu quả làm hình bóng về Thánh Linh; vì lúc ấy “Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài.” (Ma 3:16; Mác 1:10; Lu 3:22; Gi 1:32). Nói đại khái, thì Kinh Thánh theo bảy phương diện mà miêu tả đặc tánh của chim bò câu, thảy đều làm hình bóng chỉ về đức tánh của Thánh Linh cả.1. Yêu thương: Đại ý của những câu viện dẫn ra dưới đây là Thánh Linh có tình yêu thương, đem đổ sự yêu thương ấy cho chúng ta, khiến cho kết quả tình yêu thương ở trong chúng ta vậy. Nhã 5:2; Rô 5:5; Rô 15:30; Ga 5:22.2. Trong sạch: Trong Lê vi Ký chim bò câu thuộc hạng sanh vật tinh sạch, có chép dùng làm sinh tế. Đức tánh đệ nhứt của Thánh Linh là sự thánh khiết, vì Ngài được xưng là Đấng thánh vậy. Nhã 5:2; Nhã 6:9. (Chữ “toàn hảo” có nghĩa là trong sạch, chẳng có tì vít dơ bẩn nào cả.)3. Bình an: Sáng 8:8-12 ta thấy truyện tích về Nô-ê ở trong tàu thả một chim bò câu ra, chứng rằng nó không ưa thích sự hỗn độn ồn ào của nước lụt, và vì chẳng tìm được chỗ đáp chơn, nên nó trở vào nơi bình an trong tàu. Thi 55:6; Ga 5:22. Cũng xem Nhã 2:12Thánh Linh là nguồn gốc của sự bình an, ban cho chúng ta sự bình an của Đức Chúa Trời, cất khỏi lòng ta mọi sự bối rối sợ hãi, đem sự bình an bởi thập tự giá của Christ mà ứng dụng trong ta. Ngoài công việc của Thánh Linh chẳng ai có thể kinh nghiệm sự bình an thật bao giờ.4. Nhu mì khiêm tốn: Tánh tình của Thánh Linh là nhu mì, khiêm tốn, cũng như tánh tình của chim bò câu; hễ ai nhận lãnh Ngài, cũng nhận lãnh luôn tánh tình của Ngài, trở nên người nhu mì khiêm tốn thật. Nhã 2:14Câu ấy ám chỉ về bộ khiêm tốn nhũn nhặn của tình nương mà trước giả gọi là “chim bò câu” đó. Gi 16:13,14. Cũng xem Ês 42:1,2; Ga 5:225. Thuần lương: “Thuần” là đơn sơ, “lương” là hiền lành. Chim bò câu không có mật xanh, là tượng trưng về sự giận hờn. Thánh Linh thật có tành tình thuần lương. Người ta có thể làm cho Ngài buồn rầu, nhưng không thể khiến cho Ngài giận hờn. Nên Phao-lô khuyên rằng: “Chớ làm buồn Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì trong Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc.” Ma 10:166. Đẹp đẽ: Thánh Linh có duyên thuộc linh; hễ Ngài ngự trong lòng ta, thì đem cả sự đẹp đẽ của Christ mà trao cho ta, khiến cho ta trở nên kẻ có duyên thuộc linh cũng như chính Ngài đã có vậy. Thi 68:13; Nhã 1:15; Nhã 2:14.7. Âu yếm dịu dàng: Ês 38:14. “Tôi… gù như chim bò câu.” Ês 59:11. “Chúng ta… rầm rì như chim bò câu.”Hai câu ám chỉ về tánh của chim bò câu là âu yếm, dịu dàng, dễ cảm, dễ khiến cho buồn rầu. Có kẻ luận rằng, chim bò câu chỉ về thân phận người mẹ (maternieté) ở trong Đức Chúa Trời (Sáng 1:2); Ngài rất âu yếm, dễ cảm xúc, và đãi ta cách dịu dàng như một người mẹ đối với con dại mình vậy. Chim bò câu lại ưa chuộng ổ của nó (Ês 60:8), dễ cảm giác sự đổi thay của thì tiết (Giê 8:7); vào mùa hè thì nó đến ở nơi nầy, qua mùa đông thì nó lại bay đi nơi khác. Thánh Linh cũng vậy, Ngài ưa chuộng cư trú trong lòng ta, dùng làm nơi ở của Ngài. Nhưng nếu lòng ấy nguội lạnh, thì khiến cho Ngài dễ cảm buồn rầu, phải lìa bỏ ra đi; khi nào lòng ấy nóng nảy lại đối với Ngài thì Ngài mới chịu trở lại mà cư trú tại đó như cũ.II. NƯỚCTrong Kinh Thánh nước thường dùng làm tiêu hiệu chỉ về hai điều, tức là Lời Đức Chúa Trời, và Thánh Linh.1. Chỉ về Lời Đức Chúa Trời: Khi nước làm tiêu hiệu về Lời Đức Chúa Trời, thì thường chỉ hình bóng về sự tẩy uế. Có câu chứng rằng: Thi 119:9; Gi 15:3; Gi 17:17,19; Êph 5:262. Chỉ về Thánh Linh: Khi nước làm tiêu hiệu về Thánh Linh, thì chỉ hình bóng về sự giải khát, sự thỏa mãn, về sự đầy đủ thuộc linh do Ngài ban cho. Có câu chứng: Thi 72:6; Ês 41:18; Ês 44:3; Gi 4:14; Gi 7:37-39; Khải 21:6; Khải 22:17Vả, Kinh Thánh gọi nước nầy là: từ vầng đá phun ra: Thi 105:41; ICô 10:4; ở trong giếng múc ra: Gi 4:14; từ trên trời mà xuống: Công 2:33; từ trong Lời Đức Chúa Trời mà ra: Ês 55:10,11. Nước nầy lại như suối văng ra mãi: Gi 4:14; như “nước chảy tràn ngoài thùng chứa”: Dân 24:7; như cơn mưa tội lỗi: Giôen 2:28,29; Mal 3:10; Công 2:33; như con sông chảy ra: Êxê 47; và sự sương móc nhỏ xuống cách êm dịu: Phục 33:28; Châm 3:20. Thánh Linh cũng vậy, Ngài nhơn sự đau khổ và sự chết của Christ trên thập tự giá mà được ban xuống, từ Cha và Con mà lưu ra, ở trên trời giáng lâm, cư trú trong khắp cả Hội Thánh. Trong kẻ nhận lãnh Ngài, thì Ngài như suối văng ra, như nước trong thùng đầy tràn, như cơn mưa to, như con sông chảy mãi yên lặng và dồi dào, như sương móc hằng nhỏ trong lòng cách êm dịu, làm cho tươi thắm linh hồn, khiến cho tâm địa đơm bông kết trái đẹp lòng Ngài mọi bề (Ga 5:22-25).III. LỬALửa cũng như nước, thường làm tiêu hiệu chỉ về hai điều, là Lời Đức Chúa Trời, và Thánh Linh.1. Chỉ về Lời Đức Chúa Trời: Khi lửa làm tiêu hiệu về Lời Đức Chúa Trời, thì chỉ bóng về Lời ấy hay soi xét và tẩy uế trong lòng. Có câu chép rằng: “Lời ta há chẳng như lửa, như búa đập vỡ đá sao?”2. Chỉ về Thánh Linh: Khi lửa làm tiêu hiệu về Thánh Linh thì thường chỉ bóng về ba điều, tức là:a) Sự hiện diện của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời nhờ Thánh Linh mà hiện diện ở giữa dân sự Ngài để dạy dỗ, dẫn dắt và ban phước cho họ. Xuất 3:2-6. Cũng xem Xuất 13:21,22; ICác 18:38; Ês 63:9-14; Công 2:3b) Quyền năng của Đức Chúa Trời: Bao giờ quyền năng của Đức Chúa Trời được tỏ ra cho loài người cũng bởi Thánh Linh làm Cơ quan, cốt để khải thị lẽ thật mới (như tại bụi gai cháy), hoặc để sai khiến đầy tớ Ngài (như lúc Ngài gọi Ghêđêôn), hoặc để dẫn dắt dân Ngài trong chốn khốn khổ của thế gian (như trụ lửa dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên xưa trong đồng vắng), hoặc để gây dựng Hội Thánh và làm cho càng được kiên cố (như nhằm ngày lễ Ngũ tuần) vậy. (Xem các câu dẫn ở trên).c) Sự luyện lọc của Đức Chúa Trời: Thánh Linh thật như một lò lửa hực để luyện lọc mọi sự bất khiết, trừ khử mọi điều không xứng hợp với đức thánh khiết của Ngài. Có câu chứng: Ês 4:4; Ês 6:6,7; Mal 3:3; Mal 3:11; Hê 12:29Có nhà thần đạo luận về sự tiêu hiệu nầy mà rằng: “Tượng trưng lửa không phải chú trọng về ý đốt cháy tiêu tàn đâu, bèn là chú trọng về ý lực lượng của Thánh Linh chẳng khác gì điện lực mầu nhiệm kia, vốn một năng lực rất lớn thông lưu khắp mọi nơi, dụng công, soi sáng, trang hoàng, và làm đủ thứ phép lạ dấu kỳ… Trong cõi thiên nhiên lửa là cơ quan hay luyện lọc cho trong sạch. Mà lửa làm việc tẩy uế trong thiên nhiên giới thể nào, thì Thánh Linh cũng làm một việc đó trong thần linh giới thể ấy.”IV. GIÓTiêu hiệu gió chỉ bóng về sanh mạng và động lực; nhứt là ám chỉ về hai phương diện của công việc Thánh Linh làm ở trong loài người. Hai phương diện ấy là:1. Sanh bởi Thánh Linh: Kinh Thánh dạy rõ loài người được tạo thành bởi việc của Thánh Linh. Lại minh giải rằng tội nhơn được tái sanh cũng bởi quyền năng của Thánh Linh hành động trong lòng kẻ tín nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của mình. Có câu chứng: Sáng 2:7; Êxê 37:5-10; Gi 3:3-8; Tít 3:52. Báp têm bằng Thánh Linh: Tiêu hiệu gió cũng chỉ bóng về tín đồ chịu báp têm trong Thánh Linh, để nhận lãnh sự sống mới, hầu cho nhờ sự sống ấy mà ăn ở theo một đời sống công nghĩa bình an và vui vẻ trong Thánh Linh vậy. Có câu chứng: Ma 3:11; Công 1:5Có nhà thần đạo luận về tiêu hiệu nầy mà rằng: “Tiêu hiệu gió ám thị quan niệm về sự bành trướng khắp nơi, về sự sống, sự hoạt động. Khắp chốn đều có không khí, nó tiếp xúc mọi nơi, thấm suốt mọi việc, và nâng đỡ mọi vật. Gió là không khí day động; nếu nhẹ thì gọi là gió hiu hiu mát mẻ; nếu mạnh thì gọi là bão tố. Nhờ các luồng gió thổi qua đây đó, mà mặt đất nầy hưởng được vệ sanh và không khí trong sạch. Cũng một thể ấy Thánh Linh là nguồn gốc của sự sống thuộc thể, thuộc linh, ban cho cả thân thể lẫn tâm linh được vệ sanh, khương kiện và hạnh phước muôn mối.”V. RƯỢUKhi rượu làm tiêu hiệu về Thánh Linh, thì thường chỉ bóng về sự phấn hưng, hoan hỉ thuộc linh do Ngài ban cho. Nên tóm một lời, thì rượu làm hình bóng chỉ về Thánh Linh là nguồn của các sự vui vẻ hớn hở của tín đồ. Có câu chứng: Thi 104:15; Châm 31:6; Ês 55:1; Lu 5:37-39Trong câu ấy rượu chắc chỉ bóng về Thánh Linh, và bầu cũ chỉ về tấm lòng chưa được tái sanh; vì lòng ấy không thể nào nhận lãnh được Thánh Linh; phải được tái sanh trước đã, mới lãnh được. Công 2:13; Êph 5:18. Cũng xem Gi 2:1-11Có nhà thần đạo luận về tiêu hiệu nầy rằng: “Theo Êph 5:18 có hai nguồn của sự phấn hưng, ấy là sự say sưa và Đức Chúa Trời, say sưa rượu hay là đầy dẫy Thánh Linh. Ông Augustin gọi Sa-tan là con khỉ của Đức Chúa Trời, bởi vì nó hay giả mạo công việc của Ngài. Bản tánh của loài người cần được sự phấn hưng. Chắc nguyên Đức Chúa Trời định cho Thánh Linh phải làm nguồn phấn hưng của loài người; nhưng Sa-tan chế tạo rượu men để thay thế cho sự phấn hưng của Ngài, đến đỗi ăn cắp danh hiệu của lẽ thật, là eaudevie (nước hằng sống), mà đặt tên cho vật uống đó, cốt để che đậy sự giả ngụy của nó.”VI. DẦUDanh Mê-si trong tiếng Hê-bơ-rơ, và danh Christ trong tiếng Hi-lạp đều có nghĩa đen là “Đấng chịu xức dầu” (Ês 61:1-3; Lu 4:14-18), ngầm chứng rằng Christ được xức dầu bằng Thánh Linh đặng thi hành chức vụ của Ngài. Muốn biết nghĩa bóng của tiêu hiệu dầu chỉ về Thánh Linh thể nào, thì hãy xem ISa 16:13. Câu ấy rằng “Samuel lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người. Từ ngày đó về sau, Thần của Giê-hô-va cảm động Đa-vít.” Câu ấy ám chứng rằng kẻ được xức dầu bằng Thánh Linh thì thừa nhận bốn điều:1. Các ân tứ để hầu việc Đức Chúa Trời: Các ân tứ để hầu việc Đức Chúa Trời đều do Thánh Linh ban cho cả. Có câu chứng: Ês 61:1; Công 10:38; ICô 12:7-112. Các mỹ đức để ăn ở trong đời mới: Nhờ Thánh Linh mà tín đồ nhận lãnh những mỹ đức đặng ăn ở theo một đời mới xứng hiệp với đạo Christ. Có câu chứng: Thi 23:5; Ga 5:22,233. Sự chữa bịnh: Sự chữa bịnh của thân thể ta cũng là do quyền phép của Thánh Linh mà được nên. Có câu chứng: Ês 1:6; Gia 5:144. Sự khải thị và sự soi sáng cho: Sự khải thị lẽ thật của Đức Chúa Trời cho các tiên tri và sứ đồ xưa là do Thánh Linh mà ra; sự soi sáng tâm trí của các tín đồ để hiểu thấu lẽ thật ấy cũng là việc của Thánh Linh nữa. Có câu chứng: Gi 16:12-15; ICô 2:9-16; IGi 2:20,27. Cũng xem Êph 1:17,18.Chương 5 – LUẬN VỀ CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINHI. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH TRONG THỜI ÐẠI CỰU ƯỚCKinh Thánh thường gọi công việc tạo hóa là việc do cả Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà được nên. Đây xin tỏ ra phận sự của Thánh Linh trong cuộc ấy. Tấn sĩ Kuyper, nhà thần đạo Hòa lan, luận về vấn đề nầy mà rằng: “Công việc đặc biệt của Thánh Linh trong cuộc tạo hóa là điều khiển muôn vật đạt đến chủ đích của nó, tức là sự làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời”. Nói cách khác, công việc riêng của Thánh Linh là ban cho vũ trụ có luân thứ trật tự, bảo tồn sanh mạng của muôn vật, và khiến cho nó đạt đến bực thành toàn. Công việc ấy chia ra làm năm phần:1. Ban cho vũ trụ có luân thứ trật tự: Sáng 1:2 chép “Thần Giê-hô-va vận hành (nguyên văn: ấp) trên mặt nước.” Trong câu ấy Kinh Thánh giới thiệu Thánh Linh cho ta lần đầu tiên, chỉ thị Ngài vận hành (ấp) trên cõi hỗn độn của vũ trụ nầy, chẳng khác gì gà mẹ kia đương lo ấp trứng trong ổ, cốt để từ trong sự hỗn độn ấy mà làm ra một vũ trụ có trật tự, có sự sống, sự đẹp đẽ trọn vẹn. Cái kết quả của sự vận hành ấy là trước hết có sự sáng soi vào cõi tội, rồi lần lần có vật nầy vật nọ, loài nầy loài kia trang điểm thời đất muôn vật, theo công lệ mà được luân thứ trật tự rất diệu kỳ không xiết kể, đến đỗi Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thì cũng chứng rằng thảy đều “thật rất tốt lành” (Sáng 1:31). Thế thì, công việc sắp đặt muôn vật trong vũ trụ có trật tự và có hình thể đẹp đẽ là việc của Thánh Linh vậy.2. Dựng nên và trang điểm các từng trời: Khoa học dạy rằng ở ngoài thái dương hệ có vô số tinh tú rất lớn thành những thống hệ muôn phần lớn hơn thái dương hệ kia. Muôn trùng thế giới ở ngoài thế giới ta, ví thử của các tinh tú, sự xây đi vận lại của cả vũ trụ, các công lệ diệu kỳ của muôn vật, thảy đều là công cuộc của Thánh Linh làm ra cả. Có câu chứng: Gióp 26:12; Thi 33:6. Cũng xem Ês 40:12,133. Đổi thay thời tiết: Hai câu dẫn ra dưới đây hiệp lại mà minh chứng rằng Thánh Linh cai trị các thời tiết. Bốn mùa đều là bởi Ngài sắp đặt; khí hậu lạnh làm cho cỏ khô, gió mạnh làm cho hoa rụng, đều là do hơi thở Ngài mà ra; khí hậu êm dịu, gió nhẹ nhàng, và mưa mát mẻ, cũng đều là bởi Thánh Linh mà đến cả, cốt để làm cho mặt đất đổi mới, sanh sản và kết quả cho mọi sanh vật được hạnh phước vui vẻ vậy. Ês 40:7; Thi 104:304. Bảo tồn thực vật và thú vật: So sánh câu 30 với câu 10-14 của Thi 104, thì rõ việc bảo tồn thực vật và thú vật trên mặt đất cũng đêu là việc của Thánh Linh cả. Như xưa quyền năng của Thánh Linh khiến cho vũ trụ hỗn độn trở nên một cõi có trật tự, thì nay cũng nhờ quyền năng Ngài hằng vận hành trong cõi thiên nhiên mà cõi ấy được tồn tại mãi, và sự sống của muôn vật không hề tiêu mất. Thi 104:30; Thi 104:10-145. Ban sự sống cho loài người: Truyện tích về cuộc tạo hóa chép trong Sáng 2, ký thuật từng điều một công việc lạ lùng ấy, tỏ ra loài người nhờ sanh khí của Đức Chúa Trời mà trở nên một loài có linh tánh. Ngoài hơi thở của Đức Chúa Trời (Thánh Linh) loài người chỉ thuộc thể mà thôi. Nhưng nhờ hơi thở ấy, người bèn trở nên loài thuộc linh, có tự tri tự giác, có bản ngã phân biệt phải quấy, có lương năng giao thông cùng Đức Chúa Trời được. Nói một lời, loài người được gọi là người thật chỉ tại vì Thánh Linh đem linh khí của Đức Chúa Trời mà khiến cho phần thuộc thể của người trở nên một loài sanh linh vậy. Cũng chỉ nhờ công việc của Thánh Linh mà loài người được các đức tánh cao thượng, được quyền ăn ở xứng hiệp với đạo Christ, và được làm người trọn vẹn đẹp lòng Đức Chúa Trời luôn. Sáng 2:7; Gióp 33:4. Cũng xem Gal. 5:22,23; Êph 5:18.II. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ÐỐI VỚI CHRISTThời đại Cựu ước thường kể là bắt đầu từ nơi sự sa ngã của nguyên tổ ta và chạy suốt đến lễ Ngũ tuần. Vậy, trong khoảng thời gian ấy Thánh Linh làm công việc gì và thể nào? Sau đây xin lần lượt đáp câu hỏi ấy.1. PHÂN BIỆT CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH TRONG HAI THỜI ĐẠI CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚCPhân biệt công việc của Thánh Linh làm trong thời đại Cựu ước với công việc Ngài làm trong thời đại Tân ước thật khó lắm. Dầu ta khảo cứu các đoạn sách trong Kinh Thánh luận về vấn đề ấy, thì cũng chưa đủ sự lý mà dám quyết đoán là thể nầy hay là thể kia. Có nhiều nhà gọi sự khác nhau đó vốn tại chữ “trên” và chữ “trong”. Nghĩa là trong thời đại Cựu ước Thánh Linh đến đậu trên người ta. Nhưng sự phân biệt ấy không đúng đắn gì; bởi vì trong đời Cựu ước Thánh Linh cũng đến ngự trong người ta, và trong đời Tân ước Ngài cũng đến đậu trên người ta. Những câu kể ra đây chứng cho: Sáng 41:38; Xuất 31:3; Dân 27:18; Đa 5:11; Lu 24:49; Công 1:8.Dầu vậy, hễ ai so sánh hai thời đại ấy cho kỹ, thì cũng thấy công việc của Thánh Linh trong thời nầy có chỗ bất đồng với thời kia. Vậy, chỗ bất đồng đó là đâu? Thiết tưởng là tại Hội Thánh. Trong đời Cựu ước, ở ngoài hình bóng và tượng trưng, thì chẳng nói đến Hội Thánh, chẳng có thân thể của Christ làm đền thờ cho Thánh Linh, như đã có trong Tân ước. Trong đời Cựu ước, những cá nhơn được lựa chọn cách đặc biệt, rồi hưởng được ơn của Thánh Linh để hầu việc Đức Chúa Trời cũng đặc biệt. Còn trong Tân ước, Thánh Linh hành động ở trong toàn thể Hội Thánh, là thân thể của Christ, mà ban cho cá nhơn, là chi thể của thân ấy, hưởng được cả ơn Ngài đã ban cho toàn thể đó. Vậy, nói tóm lại, hai câu ấy có lẽ đại khái tỏ ra chỗ bất đồng trong công việc của Thánh Linh ở vào thời đại Tân Cựu ước vậy. Cũng như Phao-lô chép: ICô 12:13.2. CÁCH THỂ THÁNH LINH LÀM VIỆC TRONG ĐỜI CỰU ƯỚCThật trong thời đại Cựu ước người ta chưa hiểu thấu Đức Chúa Trời là Ba Ngôi hiệp một. Song các tiên tri cũng luận về công việc của Thánh Linh một cách rõ ràng, đến đỗi trong đời ấy cũng có kẻ hiểu sơ sơ rằng thể yếu của Đức Chúa Trời dầu là một mà lại là phân vị, có Đấng gọi là Thần Đức Chúa Trời, dầu Đấng ấy là Đức Chúa Trời, mà cũng là khác với Đức Chúa Trời nữa. Về cách thể Thánh Linh làm việc trong thời đại Cựu ước, các tiên tri chứng rằng:a) Thánh Linh mặc mình bằng người ta: Trong Quan 6:34 có câu: “Thần của Giê-hô-va cảm hóa Ghêđêôn.” Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ nghĩa đen chữ “cảm hóa” là Thần của Giê-hô-va mặc vào mình bằng Ghêđêôn, như mặc cái áo mình vậy. Thánh Linh ngự vào Ghêđêôn, để hành động trong người, dùng người làm khí cụ đặng giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi dân Mađian.b) Thánh Linh mặc người ta bằng mình: Trong ISử 12:18 có câu: “Khi ấy có Amasai làm đầu trong ba mươi người ấy, được Thánh Linh cảm động…”. Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ, nghĩa đen chữ “cảm động” là Thánh Linh mặc lấy Amasai bằng Ngài. Ấy là Thánh Linh lấy chính mình Ngài mà bao phủ lấy Amasai, giấu kín người trong quyền năng của Ngài, hầu cho khi người làm việc, thì người ta không thấy người, bèn chỉ thấy quyền năng của Thánh Linh hành động ở trên người đó thôi.c) Cảm động người ta rất mạnh: Quan 14:6 có câu: “Thần của Giê-hô-va cảm động Samsôn rất mạnh, tuy tay chẳng cầm vật chi, song người xé con sư tử đó như xé con dê con vậy.” Cũng xem Quan 15:14; ISa 10:10; 16:13. Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ câu “Thần của Giê-hô-va cảm động”, nghĩa đen là Thần của Giê-hô-va bắt ép. Ấy là Thánh Linh đến trên các người ấy cách mạnh, bắt buộc họ phải làm việc theo ý Ngài muốn. Samsôn chịu Thánh Linh bắt buộc phải giết sư tử; Saulơ cũng chịu Thánh Linh buộc phải nhóm họp với các tiên tri mà dự ngôn; còn Đa-vít lại chịu Thánh Linh cảm thúc để làm vua của Y-sơ-ra-ên. Xem xét việc của ba người ấy làm thì khác nhau xa lắm: giết sư tử, nói tiên tri, và cai trị nước, thật không giống nhau gì cả. Dầu vậy, các việc ấy đều do sự vận động bởi quyền năng của Thánh Linh ở trên ba người ấy mà được nên cả.d) Thánh Linh ngự trong người ta: Trong Sáng 41:38 có câu: “Pharaon phán cùng quần thần rằng: “Chúng ta há dễ tìm một người như người nầy, có Thần của Đức Chúa Trời sao?” Dân 27:18 cũng có câu: “Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: “Hãy chọn lấy Giô-suê con trai của Nun, người có Thần cảm động.” Ý nghĩa của hai câu ấy là Giô-sép và Giô-suê đều có Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong họ, nên mới làm chức vụ quan trọng mà Ngài đã giao cho họ làm. Vì Thánh Linh ngự trong Giô-sép, nên Pharaon cho người là thông minh trí huệ (Sáng 41:39), cai trị nhà vua được. Khi cần chọn người thế vị Môi-se, thì chọn Giô-suê, bởi vì ông được Thánh Linh cảm động, có tài cai trị và dẫn dắt Y-sơ-ra-ên được. Thánh Linh lựa chọn và dưỡng dục hai người ấy, ban cho họ có sự thông minh trí huệ, oai nghiêm, đức hạnh mọi bề. Hễ không có ơn của Thánh Linh, cũng chẳng làm việc gì xứng đáng được.e) Thánh Linh ban cho đặc ân cho người ta: Trong Xuất 31:1-7 có câu: “Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: “Nầy, ta đã kêu tên Bếtsalêen… Ta đã làm cho người đầy dẫy Thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết, để làm mọi thứ nghề thợ.” Thánh Linh ban đặc ân cho Bếtsalêen và Ôhôliap đặng làm công việc xây cất nhà trại tại đồng vắng. Nên cả công việc tinh xảo mỹ diệu ấy đều do sự khôn ngoan thông sáng của Thánh Linh ban cho hai người thợ ấy. TỔNG KẾTTóm lại, Cựu ước bày tỏ Thánh Linh thành vị và có thần tánh, hiệp tác vơi Đức Chúa Trời trong cuộc tạo hóa (Sáng 1:2; Gióp 33:4), cảm động tội nhơn (Sáng 6:3), ban khôn sáng cho loài người (Gióp 32:8; Châm 20:27), khiến cho họ có tài khéo léo (Xuất 31:2-5), ban sức mạnh cho (Quan 14:6), ban cho đầy tớ Đức Chúa Trời đủ ơn để làm những chức vụ khác nhau (Xuất 28:3; 35:21,31; Dân 11:25-29; ISa 15:17; IISa 23:2), giúp đỡ kẻ sa ngã trở lại với Đức Chúa Trời (Thi 51:11), có quan hệ với cả sự thành kỉnh, công nghĩa, vâng lời, ăn năn, cầu nguyện của người ta, mà ban phước dư dật cho kẻ nào có lòng kỉnh kiền, ăn ở công nghĩa hay vâng lời, thật tình ăn năn, và cầu khẩn Đức Chúa Trời thương xót (Ês 11:2; 32:15-17; 44:3-6; Êxê 36:26,27; Xa 12:10); cũng can dự công việc làm của đầy tớ Ngài, ban cho họ quyền năng và thông sáng đặng làm xong mọi việc (Xa 4:6; Sáng 41:38,39).
III. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ÐỐI VỚI KINH THÁNHĐối với Christ, Thánh Linh làm trọn một chức vụ đặc biệt, xin lược luận như sau đây:1. DỰ NGÔN VỀ CHRIST PHẢI ĐẾNTheo Phi-e-rơ các tiên tri nhờ Thánh Linh ở trong họ mà dự ngôn về sự khổ nạn của Christ và sự vinh hiển sẽ kế theo sau. IPhi 1:10-122. KHIẾN CHO CHRIST ĐƯỢC ĐẦU THAI VÀ SANH RA BỞI NỮ ĐỒNG TRINHKinh Thánh dạy rõ lắm Christ nhờ Thánh Linh mà được đầu thai trong lòng Nữ đồng trinh và sanh ra làm người, có nhơn tánh không bị tì vết của sự hủ bại nguyên tổ lưu truyền cho các hậu tự, nhưng được một nhơn tánh tinh khiết trọn vẹn. Có câu chứng: Ma 1:20; Lu 1:353. THÁNH LINH XỨC DẦU CHO CHRIST LÀM CHỨC VỤKhi Chúa Jesus được 30 tuổi thì khởi hành chức vụ Ngài. Nhưng trước hết Ngài nhờ Đức Chúa Trời xức cho Ngài bằng Thánh Linh đặng làm trọn chức vụ ấy ở trong quyền năng của Thánh Linh. Có câu chứng: Ma 3:16,17. Cũng xem Mác 1:9-11; Lu 3:21,22; Gi 1:31-34; sánh Ês 61:1-3 với Lu 4:16-224. THÁNH LINH Ở VỚI CHRIST LÚC NGÀI CHỊU CÁM DỖ TRONG ĐỒNG VẮNGKhi Christ vừa chịu báp têm bằng nước, và Thánh Linh đã đậu ở trên Ngài, thì liền chịu Thánh Linh đưa mình ra đồng vắng để chịu ma quỉ cám dỗ. Ma 4:1. (cũng xem câu 2-11; Lu 4:1-13).Trong cơn cám dỗ ấy Christ nhờ quyền năng của Thánh Linh mà chiến đấu với Sa-tan và đắc thắng mọi bề. Trong việc ấy Chúa làm gương cho chúng ta, bởi vì ở ngoài quyền năng Thánh Linh chúng ta chẳng có thể thằng được các mưu chước cám dỗ của nó bao giờ.5. CHRIST CẬY THÁNH LINH MÀ GIẢNG DẠY VÀ CHỮA BỊNHChức dịch giảng dạy và chữa bịnh, thì Christ cũng nhờ Thánh Linh mà làm trọn vẹn. Có câu chứng: Ma 12:28; Lu 4:16-22. Cũng xem Công 10:386. CHRIST NHỜ THÁNH LINH MÀ CHỊU CHẾTChrist cũng nhờ Thánh Linh cách mầu nhiệm mà dâng mình cho Đức Chúa Trời làm sinh tế chịu chết chuộc tội ở trên thập tự giá. Hê 9:14;7. CHRIST CŨNG NHỜ THÁNH LINH MÀ ĐƯỢC SỐNG LẠIThánh Linh cũng có can dự cuộc sống lại của Christ nữa, vì có câu chứng: Rô 1:4. Cũng xem Rô 8:118. KHI SỐNG LẠI RỒI CHRIST CŨNG CẬY THÁNH LINH MÀ RĂN DẠYTừ khi Christ sống lại cho đến khi thăng thiên, Ngài vẫn có dạy dỗ và răn bảo môn đồ nhiều điều. Sự răn dạy ấy cũng thuận phục theo Thánh Linh cả. Công 1:29. THÁNH LINH TỪ CHRIST BAN XUỐNG NHẰM NGÀY LỄ NGŨ TUẦNChrist đã hứa ban Thánh Linh cho các môn đồ Ngài. Đến ngày lẽ Ngũ tuần lời hứa ấy được ứng nghiệm. Từ đó về sau Christ vui lòng ban cho mọi tín đồ được đầy dẫy Thánh Linh cũng như đã ban cho các sứ đồ xưa kia vậy. Có câu chứng: Gi 15:26; Công 2:23. Cũng xem Êph 4:8; Thi 68:1810. THÁNH LINH LÀM ĐẠI BIỂU CỦA CHRISTCon là đại biểu của Cha; Thánh Linh là đại biểu của Con. Ngài chịu Con sai đến đặng lấy lẽ thật của Con mà dạy dỗ cho chúng ta, ứng dụng cho chúng ta. Có câu chứng: Gi 14:16; Gi 16:13,1411. THÁNH LINH HIỆP TÁC VỚI CHRIST MÀ CẦU THAY CHO TAChrist ở bên hữu Đức Chúa Trời mà cầu thay cho ta; Thánh Linh ở trong lòng ta mà cầu thay cho ta. Ngài cũng giúp đỡ cho ta biết ý chỉ của Đức Chúa Trời, hầu cho sự cầu nguyện của ta được xứng đáng cho Đức Chúa Trời nhậm. Có câu chứng: Rô 8:26,27,34;12. THÁNH LINH CẦU CHÚA MAU TÁI LÂMThánh Linh đồng tam hiệp ý với tân phụ của Chúa mà cầu xin Chúa mau tái lâm. Có câu chép: Khải 22:1713. THÁNH LINH SẼ CAN DỰ CUỘC TRỊ VÌ CỦA CHRISTNước Thiên hy niên của Christ cũng chẳng thực hiện cho đến khi Thánh Linh được tỏ ra cách mới, khiến cho trái đất nầy đổi mới. Có câu chứng: Ês 32:15-20
IV. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ÐỐI TRONG THỜI ÐẠI TÂN ƯỚCMột công việc quan hệ hơn hết của Thánh Linh là sự trước thuật Kinh Thánh. Tuy có chừng 37 người làm việc biên chép Lời của Chúa, thì cũng chỉ có một Đại Trước giả đứng sau lưng họ, cai trị, dẫn dắt và hà hơi vào họ trong khi họ biên chép, hầu cho lời họ chép đó khỏi bị một ngộ điểm nào cả. Vấn đề nầy đã luận qua rõ ràng trong quyển luận về Kinh Thánh rồi, đây chỉ xin nhắc lại ba phần quan hệ nhứt trong công việc của Thánh Linh đối với Kinh Thánh.1. THÁNH LINH KHẢI THỊ LẼ THẬTCác lẽ thật mà trải các đời chẳng ai biết, cũng chẳng ai có thể tự biết được, thì Thánh Linh đã khải thị cho các tiên tri và các sứ đồ, và nhờ họ biên thuật vào sách gọi là Kinh Thánh. Có câu chứng: Êph 3:2-5. Cũng xem Sáng 3:16; Xuất 20:1-12; IIPhi 1:20; Khải 1:1-12.2. THÁNH LINH HÀ HƠI VÀO KINH THÁNH.Thánh Linh không những khải thị lẽ thật mới cho các trước giả Kinh Thánh, mà lại hà hơi vào họ và các lời họ chép, đến đỗi các lời ấy chẳng có một lời nào sai lầm cả; nào là lẽ thật cũ hay là lẽ thật mới mà họ chép ra đó, thảy đều được ký thuật rất đúng đắn và chánh đáng cả. Có câu chứng: IISa 23:1,2; Gi 14:26; IITi 3:163. THÁNH LINH SOI SÁNG CHOThánh Linh cũng soi sáng cho tâm trí và lòng dạ của tín đồ có thể hiểu thấu các lẽ thật đã khải thị và hà hơi vào đó. Vì dầu Thánh Linh đã khải thị và hà hơi vào các lẽ thật ấy rồi, thì vẫn còn nhiều chỗ tâm trí ta tự nhiên không hiểu nổi; cần phải nhờ sự soi sáng siêu nhiên của Thánh Linh, mới mong hiểu được. Có câu chứng: ICô 2:10-12; Êph1:17,184. THÁNH LINH GIẢI NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG KINH THÁNH CHO TA.Thánh Linh cũng là Đấng giải nghĩa và ứng dụng lời Kinh Thánh cho ta, hầu cho ta nhờ đó mà hưởng được hạnh phước. Xem lại câu viện dẫn ở trên. Cũng xem Gi 16:14; ICô 2:9-14.
V. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH TRONG THỜI ĐẠI TÂN ƯỚCCông việc Thánh Linh trong thời đại Tân ước có thể chia ra theo ba phương diện, là công việc Ngài đối với Hội Thánh, đối với tín đồ, và đối với thế gian. Sau đây xin lược luận qua ba phần ấy.1. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ĐỐI VỚI HỘI THÁNHTrong phần luận về sự phân biệt công việc của Thánh Linh trong đời Cựu ước với công việc Ngài trong đời Tân ước, thì ta đã gọi đến vấn đề nầy rồi, tỏ ra công việc quan hệ nhứt trong thời đại nầy là việc sáng lập và gây dựng Hội Thánh. Nay xin theo bảy phương diện mà luận qua vấn đề nầy cho rõ hơn, chỉ tỏ công việc của Thánh Linh ở trong Hội Thánh là thể nào.a) Thánh Linh sanh Hội Thánh nhằm ngày lễ Ngũ tuần: Việc thứ nhứt của Thánh Linh làm đối với Hội Thánh là sanh hội ấy ra nhằm ngày lễ Ngũ tuần, khiến cho các cá nhơn tín đồ trở nên một đoàn thể có sanh hoạt thuộc linh, có chính Christ phục sanh làm Đầu. Trước lễ Ngũ tuần các môn đồ vốn chỉ là những đơn vị kẻ nầy người kia đều biệt lập; nhưng khi Thánh Linh giáng trên họ, bèn biến cải họ trở nên một đoàn thể có cơ năng sanh hoạt thuộc linh, và mọi kẻ trong họ đều làm chi thể lẫn nhau. Đoàn thể ấy Kinh Thánh gọi là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống. Có câu chứng: Công 2:1-4; Êph 1:22,23. Cũng xem ICô 12:12-27b) Thánh Linh ngự trong Hội Thánh làm đền thờ: Khi Thánh Linh sáng lập Hội Thánh, thì gây dựng luôn một đền thờ mới, gọi là đền thờ của Đức Chúa Trời có cả Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Linh ngự vào. Trong đền thờ ấy tín đồ hằng ngày nhờ Thánh Linh mà dâng lên cho Đức Chúa Trời những tế lễ bằng sự ngợi khen, cầu nguyện, và nói tiên tri (tức là giảng dạy). Có câu chứng: ICô 6:19,20; IICô 6:16; Êph 2:19-22Trong đền thờ nầy, nào việc thờ phượng, nào việc cầu nguyện, nào việc nói tiên tri (giảng dạy), thảy đều do sự cảm động của Thánh Linh mà được nên cả (Gi 4:24; Giu-đe c.20; Gi 15:26,27; Lu 24:48,49; ICô 2:1-5).c) Thánh Linh ban các ân tứ cho Hội Thánh để hầu việc Đức Chúa Trời: Thánh Linh là Linh của sự sống, ban cho các thuộc viên Hội Thánh được sống. Bằng không, thì họ đều vẫn còn “chết vì sự vi phạm và tội lỗi” của họ. Ngài cũng ban cho Hội Thánh các ân tứ để hầu việc Đức Chúa Trời và ăn ở cách đẹp lòng Ngài. Mọi hoa quả thuộc linh sanh ra trong Hội Thánh đều là do quyền năng và ân điển của Thánh Linh vận động trong hội ấy mà ra. Ngoài ân điển của Ngài ban cho, Hội Thánh chẳng có một ân tứ nào, một hoa quả nào gọi là xứng đáng cả. Có câu chứng: Rô 12:6-8; ICô 12:4-11. Cũng xem câu 28-31; Ga 5:22,23d) Thánh Linh ban Kinh Thánh cho Hội Thánh: Thánh Linh cũng ban Kinh Thánh cho Hội Thánh, để tỏ ra lẽ thật của Đức Chúa Trời. (Xem phần IV luận về công việc của Thánh Linh đối với Kinh Thánh).e) Thánh Linh soi sáng và dẫn dắt Hội Thánh vào mọi lẽ thật: Thánh Linh là Đấng soi sáng cho Hội Thánh hiểu thấu cả lẽ thật của Đức Chúa Trời. Nhờ Ngài mà Hội Thánh không thiếu một lẽ thật quan hệ nào cả; cũng nhờ Ngài mà Hội Thánh có những người có ơn giải nghĩa và ứng dụng các lẽ thật ấy cách đúng đắn; lại cũng nhờ Ngài mà Hội Thánh có ơn tịch tà qui chánh, phân biệt khúc trực, có quyền kháng cự trừ khử kẻ dạy tà giáo. Có câu chứng: Gi 16:13; IGi 2:20,27; ICô 12:9,10. Cũng xem IGi 4:1-3f) Thánh Linh cai trị và dẫn dắt Hội Thánh: từ ngày lễ Ngũ tuần, Thánh Linh làm chức vụ cai trị, dẫn dắt Hội Thánh. Thánh Linh là Đại biểu của Christ ở trên đất, cầm quyền cao cả trong Hội Thánh. Ngài cai trị, coi sóc đến đỗi việc nhỏ mọn hơn hết Ngài cũng không bỏ qua. Ngài sắp đặt mọi sự cho được thích hiệp trọn vẹn với kế hoạch của Đức Chúa Trời đã dự định cho Hội Thánh, bắt mọi việc phải phục tùng Đầu Hội Thánh là Jesus Christ. Ngài sẽ giữ chức ấy cho đến khi Christ tái lâm mới thôi. Có câu chứng: Công 13:1-3; công 15:28. Cũng xem Công 20:28; ICô 12:8-11.Kê cứu Kinh Thánh về vấn đề nầy, thì thấy Thánh Linh cai trị và dẫn dắt Hội Thánh trong bốn công cuộc nầy:(1) Sự giảng dạy: Sự giảng dạy trong Hội Thánh nhờ Thánh Linh cai trị, ban cho người truyền đạo được quyền bính, khiến cho lời giảng có hiệu lực cảm động và thuyết phục kẻ nghe. Xem IPhi 1:12; ICô 2:1-5; ITê 1:5,6; Công 10:14.(2) Sự cầu nguyện: Nhờ Thánh Linh dạy dỗ Hội Thánh rõ ý muốn của Đức Chúa Trời về sự cầu nguyện, thì mới mong sự cầu nguyện đó được xứng đáng và linh nghiệm ở trước mặt Đức Chúa Trời. Thánh Linh cũng hiệp tác với tín đồ mà cầu nguyện ở trong lòng ta, đem các sự mong ước ta không nói ra được mà dâng lên cho Đức Chúa Trời. Xem Giu c.20; Êph 2:18; 6:18; Rô 8:26,27; Ma 18:19.(3) Sự hát ngợi khen: Một phần quan hệ trong cuộc thờ phượng Đức Chúa Trời là sự hát ngợi khen. Nếu không nhờ Thánh Linh cảm động và dẫn dắt trong việc ấy, thì cũng chỉ luống công vô ích đó thôi. Vậy nên ta khá cầu được đầy dẫy Thánh Linh mà “dùng thi thiên, thánh ca và ngâm khúc thuộc linh mà đối đáp nhau; và hãy hát xướng đờn ca trong lòng cho Chúa”. Xem Êph 5:18,19; Côl 3:16; Hê 13:15; ICô 14:15.(4) Sự bố đạo bào ngoại: Thánh Linh là Đấng thúc giục Hội Thánh đem Tin Lành giảng khắp mọi phương xa; Ngài cũng cai trị cuộc ấy, ban quyền năng cho kẻ lãnh trách nhiệm truyền bá đạo ở cõi bào ngoại ấy. Xem Công 1:8; 16:8.Kê cứu lịch sử của công cuộc truyền đạo lúc đầu tiên, thì thấy mọi việc can thiệp đến, dầu lớn hay nhỏ, đều do Thánh Linh mà khởi hành, chỉ dẫn và cai trị cả. Ngài (a) lựa chọn người truyền đạo: Công 13:2; (b) sai khiến họ đi giảng xứ nầy xứ kia: Công 13:4; (c) ban cho họ quyền năng nói được: Công 13:9; (d) nâng đỡ họ trong lúc bị bắt bớ: Công 13:50-52; (e) ấn chứng cho chức vụ họ ở giữa dân ngoại bang: Công 15:8; (f) dạy dỗ họ về các nan đề can thiệp phương pháp và chánh sách phải theo trong việc truyền đạo: Công 15:28; (g) ngăn trở họ đi đến xứ xa mà Chúa chưa mở cửa cho: Công 16:6,7.g) Thánh Linh làm hoàn thành Hội Thánh: cũng nhờ công việc của Thánh Linh mà Hội Thánh được hoàn thành. Ngài kêu gọi ra khỏi thế gian một dân thuộc riêng về danh Chúa, cứu rỗi dân ấy, khiến họ được tái sanh và nên thánh. Khi số dân ấy đã được trọn rồi, thì Ngài sẽ đem họ về cùng Chúa, để ở với Ngài cho đến đời đời vô cùng. Xem Công 15:14-18; Khải 21:2-4.2. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ĐỐI VỚI TÍN ĐỒ.Nói đại khái, thì công việc của Thánh Linh đối với Hội Thánh và công việc của Ngài đối với cá nhơn tín đồ thực ra cũng chỉ một việc đó thôi. Bởi vì Hội Thánh tức là một nhóm của những cá nhơn tín đồ; nên việc gì Ngài làm cho toàn thể, cũng làm cho cá thể vậy. Tuy thế, trong phần nầy xin luận tường tận hơn về việc Ngài làm cho cá nhơn tín đồ.a) Ngài tái sanh tín đồ: Tín đồ nhờ quyền năng của Thánh Linh mà được tái sanh, trở nên kẻ thuộc về nước Đức Chúa Trời. Vì “ấy là Linh làm cho sống, thịt chẳng ích chi.” Như Chúa Jesus được sanh bởi quyền năng của Thánh Linh thể nào, thì mọi con cái của Đức Chúa Trời cũng phải sanh bởi quyền năng ấy, mới mong được kế thừa nước Đức Chúa Trời vậy. Có câu chứng: Gi 3:3-5; Tít 3:5b) Ngài khiến cho tín đồ nên thánh: Sau khi Ngài đã tái sanh tín đồ, khiến cho người trở nên con cái Đức Chúa Trời rồi, thì lại làm cho tín đồ nên thánh. Việc nên thánh được nên tuy trong giây phút, mà lại cũng trải qua cả đời sống mình mới thành công trọn vẹn. Trong chương luận về sự nên thánh, mới giải nghĩa vấn đề nầy tường tận hơn. Có câu chứng: ICô 6:11c) Ngài ngự trong tín đồ: Thánh Linh cũng ngự trong tín đồ, dùng người làm đền thờ của Ngài. Người nào dầu bất toàn đến đâu đi nữa, nếu thật đã tin Chúa, thì hẳn có Thánh Linh ở trong mình ít nhiều… Bằng chẳng vậy, thì người ấy chưa được tái sanh. Có câu chứng: ICô 6:19. Cũng xem 3:16; Rô 8:9; ICô 12:3Song khá lưu tâm đến điều nầy: nhận Thánh Linh để được tái sanh, và nhận Thánh Linh để được nên thánh thì khác nhau, như tỏ ra trong quyển luận về sự cứu rỗi vậy.d) Ngài ấn chứng cho tín đồ: Sau khi đã tin Chúa, thì Thánh Linh ấn chứng cho tín đồ được biết chắc chắn mình là con của Đức Chúa Trời. Ngài là Linh của phận làm con, chứng thực trong lòng rằng mình đã vượt khỏi sự chết mà đến sự sống rồi. Việc ấn chứng nầy can thiệp với lòng dạ và lương tâm ban cho cả hai điều được an lạc vì tội lỗi mình đã được đền bồi, và Đức Chúa Trời đã vui lòng nhận mình làm con của Ngài rồi. Có câu chứng: Êph1:13,14; Êph 4:30Sự ấn chứng làm tiêu hiệu chỉ về hai điều quan hệ, tức là: quyền sở hữu, và sự giống như Thánh Linh ở trong ta làm chứng rằng ta thuộc về Đức Chúa Trời. Cũng nhờ sự hành động Ngài trong ta, mà ta lần lần trở nên giống như con Đức Chúa Trời. Xem Rô 8:14,16; Ga 4:6; IITi 2:19-21e) Ngài ban cho tín đồ được đầy dẫy Ngài: Khi tín đồ bước vào đường nên thánh, thì chịu báp têm bằng Thánh Linh; cũng được đầy dẫy Thánh Linh nữa. Song việc chịu báp têm bằng Thánh Linh thì một lần đủ cả; còn sự được đầy dẫy Thánh Linh thì tín đồ có thể tùy theo cơ hội và sự cần dùng mà từng trải nhiều lần. Các sứ đồ từng trải chỉ một lễ Ngũ tuần, nhưng về sau lắm phen được đầy dẫy Thánh Linh nữa. Mỗi khi gặp cơ hội cần yếu, thì câu Thánh Linh đầy dẫy, mới dám bước ra mà làm việc của Chúa. Có câu chứng: Công 2:4; Công 4:31; Êph 5:18f) Ngài ban quyền năng cho tín đồ thắng hơn tội: Tín đồ tự mình không thắng hơn tội lỗi được. Dầu hết sức chiến đấu với tội lỗi, cũng chỉ thất bại mà thôi. Ấy là sự dạy dỗ của Rô 7. Nhưng nhờ quyền năng của Thánh Linh ngự vào lòng, thì tín đồ mới thắng hơn thù nghịch ấy được. Rồi sau đó, nhờ quyền năng của Thánh Linh ở trong mình, tín đồ lại sanh các thứ bông trái tốt lành, làm đẹp lòng Đức Chúa Trời mọi đường. Có câu chứng: Rô 7:24,25; Rô 8:2; Ga 5:22g) Ngài dẫn dắt đời sống tín đồ: Thánh Linh dẫn dắt tín đồ, chỉ dạy họ mọi việc phải làm, mọi sự phải biết, đến đỗi chẳng có một việc nhỏ mọn nào trong đời tín đồ mà Ngài không can dự đến. Cũng nhờ Ngài dẫn dắt mà tín đồ thoát khỏi sự buông lung theo tư dục xác thịt. Có câu chứng: Rô 8:14; Ga 5:16,25. Cũng xem Công 8:27-29; 16:6,7; 13:2-4h) Ngài xức dầu cho tín đồ: Thánh Linh cũng xức dầu cho tín đồ. Sự xức dầu chỉ về ba điều:(1)Xức dầu để thọ giáo: Đạo Đức Chúa Trời là đạo thuộc linh. Phải có giáo sư thuộc linh dạy dỗ, và kẻ học phải có tài trí thuộc linh mới hiểu nổi. Giáo sư ấy là Thánh Linh. Ngài nhờ sự xức dầu thuộc linh ấy mà ban cho tín đồ tài trí thuộc linh để người có thể hiểu thấu đạo thuộc linh đó được. Hễ ai muốn cậy tài trí thiên nhiên để thông hiểu đạo Chúa, thì chẳng hiểu được gì cả; trái lại càng kê cứu bao nhiêu, lại càng tối tăm bấy nhiêu đó thôi. Có câu chứng: IGi 2:27. Cũng xem ICô 2:9-14; IGi 2:20; Gi 14:26; 16:13.(2)Xức dầu để hầu việc Đức Chúa Trời: Christ hằng nhờ cậy quyền năng của Thánh Linh để làm trọn chức vụ mình. Có câu chứng rằng: Lu 4:18,19; Công 10:38Hễ ai muốn hầu việc Đức Chúa Trời cho may mắn cũng cần nhờ Thánh Linh xức dầu cho mình bằng quyền năng của Ngài, mới mong được như nguyện vậy.(3)Xức dầu để dâng mình cho Chúa: Đời xưa có ba hạng người được xức dầu để làm chức vụ mình, ấy là tiên tri, thầy tế lễ, và vua. Nhờ lễ nghi ấy họ được biệt riêng ra cho Chúa, được ân tứ hành chức, và được mùi thơm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Dầu của lễ nghi ấy chỉ về Thánh Linh. Ngày nay tín đồ cũng nhờ Thánh Linh xức dầu cho, cốt để biệt riêng ra cho Chúa, để được ân tứ hầu việc Ngài, để hành vi cử chỉ mình được như mùi thơm đẹp lòng Đức Chúa Trời vậy. Có câu dạy rằng: IICô 1:21,22. Cũng xem Thi 133:1,2; IGi 2:20,273. CÔNG VIỆC CỦA THÁNH LINH ĐỐI VỚI THẾ GIANThánh Linh chẳng những là có công việc quan hệ đối với Hội Thánh và cá nhơn tín đồ thôi đâu; Ngài cũng có chức nhiệm đối với thế gian nữa. Đại khái việc ấy chia ra làm hai nhiệm vụ:a) Làm chứng cho Christ: Chức vụ quan hệ nhứt của Thánh Linh đối với thế gian là làm chứng cho thế gian về Christ và công việc cứu chuộc Ngài đã làm xong cho tội nhơn ở trên thập tự giá. Thánh Linh nhờ tín đồ và lời Kinh Thánh mà làm trọn chức vụ ấy. Ngoài ra hai cơ quan ấy lời Kinh Thánh và lời chứng của tín đồ e có lẽ không có ai được cứu chăng. Có câu chứng: Gi 15:26; Công 5:32; Gi 15:27b) Thuyết phục tội nhơn: Thánh Linh cũng dùng quyền năng mình và lời chứng về Christ mà thuyết phục tội nhơn. Chúa Jesus có phán: “Khi Ngài đến sẽ thuyết phục thế gian về tội lỗi, về sự công nghĩa, và về sự xét đoán: về tội lỗi, vì họ không tin ta; về sự công nghĩa, vì ta đi đến cùng Cha…; về sự xét đoán, vì vua chúa thế gian nầy đã bị xét đoán” (Gi 16:8-11). Theo câu ấy tỏ ra ba điều rất quan hệ mà Thánh Linh chứng quyết cho thế gian để thuyết phục họ: (1) tội không tin Christ; (2) Christ vốn công nghĩa tuyệt đối, mọi lời Ngài phán và mọi sự tự xưng của Ngài đều là chơn thật cả; (3) quyền năng của Sa-tan đã bị thất bại rồi.Nói cách khác, Thánh Linh đến để bắt phục thế gian nhận đại tội mình, là sự chối bỏ Chúa; để khiến thế gian công nhận sự công nghĩa do sự chết và sự sống lại của Ngài mà ra; để chứng quyết cho mọi người rõ tội lỗi họ đã bị án rồi, quyền phép của Sa-tan đã bị diệt ở trên thập tự giá rồi, nó chẳng còn có thể cầm giữ ai ở trong vòng nô lệ của nó nữa. Nói một lời, Thánh Linh đã đến để làm chứng cho thế gian về tội thuộc về loài người, về sự công nghĩa thuộc về Christ, và về sự xét đoán can thiệp đến Sa-tan vậy. Nếu không có Thánh Linh làm việc thuyết phục ấy, quả chẳng có người nào được cứu rỗi bao giờ.
QUYỂN VIII - LUẬN VỀ SỰ TỪNG TRẢI ĐẠO CỨU RỔI
LỜI MỞ ĐƯỜNGKÌA, công cuộc của Đức Chúa Trời cứu chuộc loài người có hai phương diện cần yếu: một là sự chuộc tội; hai là việc ứng dụng cho loài người sự linh nghiệm của sự cứu chuộc đó. Ta đã biết việc thứ nhứt do Christ chịu chết và sống lại mà được nên. Việc thứ hai nhờ công năng của Thánh Linh mà được hoàn thành. Ngài lấy linh nghiệm của công lao Christ mà ứng dụng cho kẻ có lòng tin cậy Christ, ban cho quyền bính được trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Công việc quan hệ ấy thần học gọi là sự từng trải đạo cứu rỗi.HAI Ý KIẾN VỀ SỰ TỪNG TRẢI ÐẠOI. HAI Ý KIẾN VỀ SỰ TỪNG TRẢI ĐẠO CỨU RỖITrong Cơ Đốc Giáo hội có hai ý kiến về sự từng trải đạo cứu rỗi, gọi là ý kiến Arminius, và ý kiến Calvin. Để mở đường cho sự kê cứu đề mục của quyển nầy, xin luận lược qua đại ý của hai ý kiến ấy.1. Ý KIẾN ARMINIUSÝ kiến Arminius do ông Arminius, người Hòa Lan (1560-1609), khởi xướng, chủ trương rằng Thánh Linh khởi sự ứng dụng linh nghiệm của sự cứu chuộc cho tín đồ lúc họ mới chịu ăn năn tội, trở lại cùng Đức Chúa Trời. Theo ý kiến nầy, Christ đã chịu chết vì mọi người, và Đức Chúa Trời chẳng muốn một tội nhơn nào bị hư mất. Nhưng hễ ai muốn hưởng được ơn cứu rỗi do sự chết ấy, thì phải đem cả ý chí mình mà hiệp tác với Thánh Linh trong việc ứng dụng ơn ấy, thì mới từng trải sự cứu rỗi được. Tội nhơn bị bản tánh hư hoại, tự mình chẳng có sức làm gì để được cứu rỗi. Song Đức Chúa Trời ban cho mọi người đều được đủ ân điển để thi hành mọi việc mà tội nhơn cần phải làm để được cứu rỗi. Ân điển ấy chẳng phải là chính sự cứu rỗi, bèn là một phương châm dẫn đến sự cứu rỗi đó thôi. Hễ tội nhơn không khứng đem ý chí mình mà hiệp tác với ân điển ấy, thì Thánh Linh cũng không thể ứng dụng linh nghiệm của công lao cứu chuộc của Christ cho được và người không bao giờ có thể từng trải sự cứu rỗi đó đâu. Tội nhơn vốn có ý chí tự do, tùy ý muốn lựa chọn mà thừa nhận hoặc từ chối sự cứu chuộc của Christ cũng được cả.Những hội hữu trong Cơ Đốc Giáo hội mà xác tín đạo về sự tự chủ của loài người đều chủ trương ý kiến nầy và được gọi là phe Arminius vậy.2. Ý KIẾN CALVINÝ kiến thứ hai do đạo về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và đạo về sự tiền định mà ra. Ông Augustin (thế kỷ IV và V) khởi xướng thuyết nầy, rồi đến đời Cải chánh có Jean Calvin, nhà Cải chánh trứ danh (1509-1563), giải bàn nghĩa lý cho rộng thêm.Ý kiến nầy chủ trương rằng sự cứu rỗi do ý chí tuyệt đối của Đức Chúa Trời dự định. Tội nhơn chẳng phải được cứu vì đem cả ý chí mình mà hiệp tác với ân điển Đức Chúa Trời đâu, bèn được cứu chỉ vì Đức Chúa Trời đã dự định cho từ trước vô cùng. Ân điển Đức Chúa Trời chẳng những là một phương sách dẫn tội nhơn đến sự cứu rỗi thôi đâu, nhưng ơn ấy cũng là chính sự cứu rỗi đó. Thánh Linh chẳng những là khởi sự việc ứng dụng ơn cứu rỗi cho tội nhơn lúc người ấy mới ăn năn tội thôi đâu, lại đã khởi vận hành việc ấy từ trước buổi sáng thế nữa kia. Việc cứu rỗi người nào là do ý muốn tuyệt đối của Đức Chúa Trời và được nên theo như nguyên chỉ của Ngài đã định từ trước vô cùng. Tội nhơn trước khi chưa được tái sanh chẳng có thể nào làm chi để hưởng được ơn cứu rỗi, người không thể nào đem ý chí mình mà thừa nhận ơn ấy, hoặc chỉ muốn cũng không thể được. Chỉ khi Đức Chúa Trời đã nhận chủ quyền tuyệt đối Ngài mà tái sanh người thì người mới có thể hiệp tác với Thánh Linh trong cuộc nên thánh đó thôi. Thành thử, sự được tái sanh là do ân điển nhưng không của Đức Chúa Trời mà được nên, chớ chẳng phải do một mảy may công việc riêng nào của tội nhơn.Những hội hữu trong Cơ Đốc Giáo hội mà xác tín đạo về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời đều chủ trương ý kiến nầy, thường gọi là phe Calvin vậy.I. SỰ PHẢI TRÁI CỦA HAI Ý KIẾN ẤYKê cứu Kinh Thánh thì thấy rõ cả hai ý kiến ấy đều có chỗ không đúng, mà cũng có chỗ đi quá về một mặt, hoặc là dạy không đủ ý. Trong các chương sau đây ta sẽ khảo cứu tường tận các lẽ về sự từng trải đạo cứu rỗi cách chánh đáng. Ở đây chỉ cần giải quyết vài ba điều quan hệ nầy:1. Sự cứu rỗi chắc do ý chí thánh và chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời dự định.2. Những kẻ do ý chí thánh và chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời mà được gọi làm con cái của Ngài, cũng chắc hẳn được Thánh Linh bắt đầu làm việc cứu rỗi họ từ lâu ngày trước lúc họ ăn năn trở lại cùng Chúa, đến đỗi dám chắc rằng từ trước buổi sáng thế Thánh Linh đã khởi vận hành để chỉ đường dẫn nẻo trong mọi việc quan hệ với sự cứu rỗi họ, hầu cho về sau việc ấy kết quả trong họ sự ăn năn và sự trở lại cùng Chúa vậy. (Xem Thi 139:13-18; Giê 1:5; Ga 1:15,16).3. Sự từng trải đạo cứu rỗi cũng có quan hệ mật thiết, với ý chí tự do của loài người. Vì Kinh Thánh dạy rõ lắm, hễ ai chịu tin thì được cứu; còn hễ ai không chịu tin thì bị hư mất. (Xem Mác 16:16; Gi 1:12; 3:18)4. Ân điển Đức Chúa Trời vừa là phương sách dẫn tội nhơn về với Cha, vừa là chính sự cứu rỗi. Tuy rằng Đức Chúa Trời ban ân điển cách nhưng không, thì tội nhơn cũng phải giơ tay đức tin ra mà nhận lãnh, mới hữu ích cho mình.II. CÁC DANH TỪ MÔ TẢ VIỆC TỪNG TRẢI ĐẠO CỨU RỖITrong Kinh Thánh có nhiều danh từ khác nhau mô tả việc tội nhơn từng trải đạo cứu rỗi, chỉ dạy cách nào Thánh Linh ứng dụng sự linh nghiệm của đạo cứu chuộc cho cá nhơn tín đồ. Trong các danh từ ấy, ta xin lựa chọn bảy cái làm đầu đề cho bảy chương tiếp theo trong quyển nầy, cốt để giãi bày bảy phương diện của việc Thánh Linh ứng dụng đạo cứu chuộc cho người ta, và minh thị các sự từng trải của tín đồ ở trong đường cứu rỗi là thể nào.Bảy danh từ ấy là: 1) Sự lựa chọn, 2) Sự kêu gọi, 3) Sự liên hiệp với Christ, 4) Sự trở lại cùng Đức Chúa Trời, 5) Sự tái sanh, 6) Sự xưng nghĩa, và 7) Sự nên thánh.Chương 1 – LUẬN VỀ SỰ LỰA CHỌNI. BA THỨ LỰA CHỌNTRONG Kinh Thánh có luận đến ba thứ lựa chọn đặc biệt: thứ nhứt là sự lựa chọn quốc dân, như việc lựa chọn dân Y-sơ-ra-ên: Rô 9:11; 11:5-28. Thứ hai là sự lựa chọn kẻ hành chức, như lựa chọn Ôhôliap và Bếtsalêen: Xuất 31:1-6. Thứ ba là sự lựa chọn để được cứu rỗi, như Hội Thánh và tín đồ được lựa chọn: ITê 1:4; IIPhi 1:10. Trong chương nầy ta chỉ luận đến sự lựa chọn thứ ba mà thôi.II. SỰ LỰA CHỌN ÐỂ ÐƯỢC CỨU RỖI1. ĐỊNH NGHĨA.Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời theo ý chỉ Ngài đã định từ trước vô cùng mà lựa chọn một số người trong vòng tội nhơn, để họ được ơn cứu rỗi của Christ ở ngoài công lao riêng của họ, tức là được tha tội, được sự sống đời đời, và được trở nên con cái Đức Chúa Trời. Lý do của sự lựa chọn ấy chẳng tại phẩm hạnh tốt hay là đức công nghĩa riêng của người ta trước khi chưa được tái sanh đâu; bèn là chỉ tại thần ý tuyệt đối và lòng thương xót vô hạn của Đức Chúa Trời đó thôi. Đạo nầy đã là rất mầu nhiệm rồi, tâm trí loài người khó hiểu thấu nhưng nếu đem đối chiếu với đạo về sự tự chủ của loài người, thì thấy càng khó hiểu hơn nữa. Dầu vậy, kê cứu Kinh Thánh, thì thấy Thánh Linh dạy đạo về sự dự tuyển rất rõ. Sau đây xin tóm tắt lại đại khái những điều Kinh Thánh dạy về đạo ấy.2. KINH THÁNH LÀM CHỨNGKinh Thánh có nhiều đoạn sách trực tiếp và gián tiếp dạy về đạo dự tuyển. Dưới đây xin theo chín mục mà trưng dẫn những câu sách quan hệ hơn hết để chứng thực cho đạo ấy.a) Đức Chúa Trời đã dự định sẽ cứu rỗi một số người đặc biệt. Mác 13:27; Lu 18:7; Công 13:48; Rô 9:11-16; Êph 1:4,5,9,11; Côl 3:12IITê 2:13.b) Đức Chúa Trời đã biết trước những kẻ Ngài đã dự định. Rô 8:28-30; IPhi 1:1,2.Nghĩa hai câu ấy là từ trước vô cùng Đức Chúa Trời đã lưu ý đến một số người đặc biệt, và dự định ban ơn phước cứu rỗi cho họ, cốt để khiến họ trở nên giống như hình trạng của Con yêu dấu Ngài. Cũng xem thêm Sáng 18:19; Rô 11:2; ICô 8:3; Ga 4:9.c) Từ trước vô cùng Đức Chúa Trời lựa chọn kẻ được cứu, chẳng bởi công đức riêng của họ, bèn chỉ bởi ân điển của Ngài mà thôi. Êph 1:5-8; Êph 2:8; IITi 1:8,9d) Cha đã ban cho Con một số người để làm thuộc riêng về Ngài.Gi 6:37; Gi 17:2,6,9; Êph 1:14; IPhi 2:9e) Tín đồ được tái sanh, trở nên con cái của Đức Chúa Trời, ấy chẳng tại ý muốn riêng của họ, bèn là chỉ tại ý định của Đức Chúa Trời đó thôi. Gi 1:13; Gi 1:18; IGi 4:10f) Tín đồ sở dĩ được thuộc về Christ duy do ơn Đức Chúa Trời ban cho mà thôi. Gi 6:44; Gi 10:26; ICô 1:30g) Chỉ những kẻ đã được biên tên trong sách sự sống mới được cứu rỗi. Phil 4:3; Khải 20:15; Khải 20:27h) Kẻ được lựa chọn cũng được Đức Chúa Trời kêu gọi cách đặc biệt.Rô 9:28,30; Rô 9:23,24; Rô 11:29; ICô 1:24,29. Cũng xem Ga 1:15,18; Gia 2:23.i) Các đặc ân của sự cứu rỗi duy do Đức Chúa Trời ban cho:(1)Lòng ăn năn là bởi ơn Đức Chúa Trời ban cho: Công 5:31; Công 11:18(2)Đức tin cũng là bởi ơn Đức Chúa Trời ban cho: Gi 6:65; Công 15:8,9; Êph 2:8 (Cũng xem ICô 12:9; Phil 2:13; Êph 6:23)(3)Sự được liên hiệp với Christ cũng do Đức Chúa Trời ban cho: Gi 6:44; 10:26, viện dẫn trên phần (f)(4)Sự nên thánh và việc lành cũng do sự ban cho của Đức Chúa Trời: Êph 2:10. Cũng xem IPhi 1:23. LÝ TÁNH LÀM CHỨNGChẳng những Kinh Thánh minh chứng cho sự lựa chọn thôi đâu, mà lý tánh của ta cũng làm chứng cho đạo ấy nữa. Lý tánh ta luận đoán rằng:a) Điều Đức Chúa Trời làm, ấy là điều Ngài đã định làm từ trước vô cùng. Vậy nếu Ngài đã ban ơn tái sanh cho một số người đặc biệt đó, ấy há chẳng phải vì Ngài đã lựa chọn họ cho được sự sống đời đời ư? Ấy vậy, sự lựa chọn quả là một việc thuộc về nguyên chỉ của Đức Chúa Trời (xem chương luận về Nguyên chỉ của Đức Chúa Trời). Nếu mọi việc xảy ra trong vũ trụ bất cứ trong thì quá khứ, hiện tại hay tương lai, đều là thuộc trong nguyên chỉ của Đức Chúa Trời, thì cố nhiên sự cứu rỗi người nầy kẻ kia cũng đều thuộc trong đó nữa chẳng sai.b) Sự dự định nầy chẳng do công lao hoặc đức tin của kẻ được chọn đó đâu, vì họ vốn chẳng có công lao hay là đức tin nào cả; kỳ thực, chính đức tin của họ cũng chỉ là ân tứ của Đức Chúa Trời, do Ngài dự định ban cho họ. Ấy vậy, nếu đức tin là hiệu quả của ân điển Đức Chúa Trời ban cho người ta, thì tất nhiên Đức Chúa Trời đã lựa chọn họ chẳng phải vì họ đã có đức tin rồi, bèn là để họ lãnh đức tin cho được cứu rỗi. Nói cách khác, nếu đức tin là hiệu quả của sự lựa chọn, thì tự nhiên không thể nó cũng làm căn nguyên của sự lựa chọn đó nữa đâu. Vậy, theo ý kiến ấy, lý tánh đoán rằng, Đức Chúa Trời theo ý tốt Ngài mà lựa chọn tín đồ trước khi họ chưa có ơn nào cả.c) Ý dục của loài người rất hủ bại, đến đỗi nếu Đức Chúa Trời không dự định ban thần ân cho một số người đặc biệt để cảm hóa họ chịu ăn năn tin Chúa, thì chẳng một ai được cứu, trái lại chắc mọi người đều theo ý dục hư hoại đó mà chối bỏ đạo cứu rỗi của Christ, đến đỗi chẳng một người nào chịu nhận, kết cuộc là thảy đều phải trầm luân đó thôi. Cho nên, vì nguyên chỉ Đức Chúa Trời đã dự định lập ra một phương pháp cứu rỗi trong Christ, nên Ngài cũng cần phải dự định lựa chọn những người sẽ thừa nhận và tin cậy sự cứu rỗi ấy. Bằng không thì cả giống loài người vì có tánh hủ bại, ắt chối bỏ sự cứu rỗi đó, chẳng một ai chịu đếm xỉa đến.TỔNG ĐOÁNTrung tâm điểm của vấn đề dự tuyển ấy là khởi điểm của sự cứu rỗi tại đâu? Có phải ở nơi Đức Chúa Trời hay là ở nơi loài người? Thiết tưởng chẳng khó gì mà đáp lại câu hỏi ấy. Hoặc Kinh Thánh, hoặc lương tâm, hoặc sự từng trải của ta, thảy đều đồng thing chứng rằng; khởi điểm của sự cứu rỗi duy ở nơi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chọn chúng ta chẳng phải vì ta đã tin rồi, nhưng để chúng ta nhờ ơn Ngài mà tín nhận vậy. Chúa Jesus phán: “Chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả” (Gi 15:16).
III. SỰ DỰ ÐỊNH CỦA ÐỨC CHÚA TRỜI ÐỐI VỚI QUYỀN TỰ CHỦ CỦA LOÀI NGƯỜISự dự định lựa chọn một số người đặc biệt cho được cứu rỗi, rất quan hệ với đạo về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và sự tự chủ của loài người. Dưới đây xin lược luận qua vấn đề ấy.1. KINH THÁNH LUẬN ĐẾN CẢ HAI Ý.Kinh Thánh luận đến cả hai đạo về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời, và sự tự chủ của loài người.a) Về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời: Kinh Thánh dạy Đức Chúa Trời là Đấng có chủ quyền tuyệt đối, cầm quyền cao cả trên hết mọi loài, làm Chủ cả muôn vật, và thống trị cả loài người. Mọi việc xảy ra trong cõi quá khứ, hiện tại và tương lai, thảy đều được nên do Ngài đã chỉ định từ trước vô cùng vậy (Đa 4:34,35). Sự cứu rỗi của Christ và luôn cả sự ứng dụng sự cứu rỗi ấy cũng vậy, đến đỗi nếu không có sự dự định của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai được cứu rỗi hết. Đó là điều mà các câu Kinh Thánh vừa viện dẫn ở trên đều minh chứng cho cả. Vậy, ta có thể đoán rằng ơn cứu rỗi vốn do sự tiền định của Đức Chúa Trời, và Ngài ban ơn ấy cho kẻ đã được lựa chọn cách nhưng không, chớ chẳng phải vì kẻ ấy có công đức gì xứng đáng khiến Ngài phải ban ơn như vậy đâu.b) Về sự tự chủ của loài người: Kinh Thánh cũng dạy rõ lắm loài người có quyền tự chủ. Đức Chúa Trời chiếu theo hình của Ngài mà tạo thành loài người, ban cho họ có ý chỉ như ý chỉ của Ngài. Mà ý chỉ Ngài đã là tự do, thì ý chỉ của người mà Ngài đã tạo ra đó, cũng được tự do nữa. Chính Đức Chúa Trời cũng nhìn nhận sự tự do ấy, bởi vì khi Ngài mới dựng nên A-đam, và đã ra lịnh cấm ăn trái cây biết điều thiện điều ác, thì cũng chẳng ép buộc người phải vâng theo lịnh ấy đâu. Dầu Ngài muốn mọi người hiểu biết lẽ thật, thì cũng chẳng hề lấy oai quyền của Ngài mà ép buộc ai phải thọ giáo. Christ dầu là Đấng Toàn năng, cũng bị ngăn trở bởi người ta không tin (Ma 13:58). Dầu Ngài muốn nhóm họp cả dân Giê-ru-sa-lem như gà mẹ lấy cánh ấp gà con, song họ không khứng, thì Ngài cũng vô khả nại hà (Ma 23:37).Đức Chúa Trời đối với sự cứu rỗi người ta cũng vậy. Ngài bày tỏ hết mọi lẽn thật và lòng nhơn từ cho người ta, mong rằng họ ăn năn tin cậy Cứu Chúa; nhưng Ngài chẳng ép ai phải ăn năn tin cậy, vì Ngài không hề xúc phạm đến quyền tự chủ của họ. Người đời thiếu thốn, Ngài khuyên bảo; người đời ngu dốt, Ngài dạy dỗ; Ngài đem nẻo chết sống, đường họa phước đặt sờ sờ trước mắt họ, để tùy ý họ lựa chọn. Ngài ban Con độc sanh của Ngài, sai khiến các tiên tri, các sứ đồ và đầy tớ khác để dạy dỗ họ, cũng ban Thánh Linh để cảm thúc họ trở lại với Ngài nữa; nhưng Ngài không hề ra oai ép buộc ai bao giờ; vì Ngài không thể xúc phạm quyền tự chủ của bản ngã họ. Ấy là lẽ Kinh Thánh cũng dạy rõ ràng bằng lẽ dạy về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời.2. SỰ HÒA HIỆP HAI LẼ ĐẠO ẤYa) Trí ngộ phàm làm không nổi: Kê cứu hai lẽ đạo về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và sự tự chủ của loài người, thì thấy dường như mâu thuẫn lắm, trái nhau như cái giáo với cái khiên vậy. Nếu Đức Chúa Trời có chủ quyền tuyệt đối, theo ý chỉ tốt đẹp của Ngài mà dự định mọi sự, thì làm sao gọi loài người là tự do? Họ đươc cứu rỗi hay là họ bị hư mất, thì há chẳng chỉ do ở trong ý chỉ Đức Chúa Trời dự định từ trước vô cùng đó sao?Xin đáp: Hai lẽ đạo nầy thật là do Kinh Thánh dạy dỗ: Đức Chúa Trời quả là Đấng có chủ quyền tuyệt đối, thi hành mọi việc theo ý tốt lành của Ngài. Song loài người cũng quả là tự chủ, muốn lựa chọn làm việc nầy hay là từ chối làm việc kia, cũng đều được cả. Vậy, chúng ta phải làm sao mà hòa hiệp hai lẽ đạo ấy? Lý tánh của ta chẳng có thể làm nổi, vì hai lẽ đạo ấy là do trí ngộ vô hạn vô lượng của Đức Chúa Trời mà ra, trí hiểu hữu hạn của ta sao đủ sức hiểu thấu được?b) Có hai phương diện: Lẽ đạo cứu rỗi có hai phương diện: phương diện nầy đối với Đức Chúa Trời, phương diện kia đối với loài người. Xem xét về phương diện đối với Đức Chúa Trời, thì thấy Đức Chúa Trời theo chủ quyền tuyệt đối của Ngài mà tiền định cứu rỗi một số người. Ngài cũng theo quyền ấy mà thi hành sự cứu rỗi đó, dùng ân điển và Tin Lành mà lôi kéo họ đến cùng Ngài, đến đỗi hình như họ buộc phải thừa nhận, chẳng có thể ngăn trở hay là giúp đỡ gì về việc ấy cả, hẳn hoàn toàn là việc của Đức Chúa Trời làm nên ở trong họ đó thôi.Nhưng xem xét về phương diện đối với loài người, thì thấy họ quả có can dự đến. Kinh Thánh dạy rõ loài người có lương năng tự nhiệm tự do, đến đỗi họ có thể công nhận ơn cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã dự bị cho họ, hay là họ cũng có thể chối bỏ ơn ấy. Đức Chúa Trời chẳng hề ép buộc ai phải công nhận ơn ấy, chỉ để cho mọi người được tự do làm theo chí hướng họ mà hoặc tín nhận hay là chối bỏ. Cho nên trong cõi tương lai những kẻ không được cứu rỗi, sẽ không còn có thể trách Đức Chúa Trời mà nói rằng: “Tôi không được cứu là tại Đức Chúa Trời không lựa chọn tôi.” Vì chính Chúa quả quyết rằng Ngài “không muốn một ai hư mất, song muốn mọi người đều ăn năn” (IIPhi 3:9). Và “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con độc sanh của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất, nhưng được sự sống đời đời” (Gi 3:16). Nếu họ không được cứu, ấy chỉ tại “các ngươi không khứng” đó thôi (Ma 23:37).c) Tín đồ cần phải tín nhận cả hai: Vả, tuy không trí ngộ phàm nào hiệp hòa hai lẽ đạo ấy được, thì cả hai cũng quả là lẽ thật của Đức Chúa Trời, mỗi tín đồ cần phải tín nhận và ứng dụng cho mình, mới mong được toàn cứu. Bởi vì hễ ai thiên trọng về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời mà không đếm xỉa đến quyền tự chủ của lòai người, ắt trong việc cứu rỗi nếu không sớm thì muộn hẳn sẽ sanh lòng tự thị tự mãn, dám nghĩ rằng: “Nếu Đức Chúa Trời đã tiền định lựa chọn tôi, thì tôi chắc được cứu, dầu cách ăn nết ở của tôi thể nào đi nữa cũng chẳng quan hệ gì, miễn là Đức Chúa Trời đã lựa chọn tôi rồi thì tôi chắc được cứu vậy.”Lý tưởng ấy rất lộng lược với Đức Chúa Trời, chắc không kíp thì chầy sẽ đến chỗ cứng lòng và lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống đó thôi. Lại hệ thiên trọng về sự tự chủ của loài người màbỏ đạo về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời thì cũng chẳng nên. Vì điều ấy kết quả sự nghi ngờ sợ hãi không thôi, hôm nay tin chắc rằng mình được cứu, ngày mai lại nghi ngờ, tưởng chắc mình phải trầm luân. Đạo về sự tiền định lựa chọn, cứu ta khỏi sự hoài nghi sợ hãi, khiến hết lòng nhờ cậy Chúa, vì cảm biết rằng mình chắc được cứu, và ấy là nhờ ân điển nhưng không của Ngài mà thôi. Còn đạo về sự tự nhiệm tự do lại cứu ta khỏi tội tự thị tự mãn, khiến chuyên tâm thận trọng giữ cách ăn nếp ở của mình, sao cho hằng được tương hiệp với đạo Chúa, và làm sáng danh Ngài mọi đường.d) Ví dụ biểu minh hai lẽ đạo nầy: Hai lẽ đạo nầy ví như con đường sắt song song kia. Nó phải có hai đường rầy (rail) bình hành nhau, thì đoàn xe lửa mới chạy được. Bằng chẳng vậy, đoàn xe lửa chắc phải lật, bị hư hại nhiều. Đạo cứu rỗi cũng thể ấy, nó gồm cả hai lẽ thật về chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và về sự tự chủ của loài người; tín đồ phải tín nhận và vâng theo cả hai, mới mong đến chỗ sở nguyện là thiên quốc vậy. Bằng chỉ nhận một trong hai lẽ đạo ấy, ắt phải bị thiệt hại ở dọc đường chẳng sai.Vả lại, như ta đứng ở đầu đường xe lửa ngay thẳng kia, mà ngắm suốt con đường ấy, thì ta thấy dường như hai đường rầy chạy song song như hai gạch bình hành đó, nó giáp nhau tại bên chơn trời nọ. Theo toán học số học thì hai gạch bình hành chẳng hề giáp nhau ở nơi cõi hữu hạn, bèn là giáp nhau ở cõi vô hạn vậy. Hai lẽ đạo nầy giống như hai đường rầy ấy, nó chạy bình hành suốt Kinh Thánh, phải có cả hai mới được cứu rỗi. Nhưng như hai gạch bình hành đó, hai lẽ đạo ấy không thể giáp nhau trong cõi hữu hạn, nghĩa là không có trí ngộ phàm nào hòa hiệp hai lẽ thật ấy được; duy được hòa hiệp ở nơi vô hạn, tức là ở nơi chính Đức Chúa Trời đó thôi.Thế thì, chúng ta tín nhận cả hai, giảng dạy cả hai, thực hành cả hai. Có kẻ luận về lẽ đạo nầy mà rằng, tín đồ phái Calvin khi giảng đạo thì trở nên tín đồ của phái Arminius, bởi vì họ đều dồn Tin Lành của Đức Chúa Trời ra, mà bảo quyết rằng, hễ ai muốn thì cứ đến cùng Ngài, không tốn kém gì để được nước hằng sống. Mà lời ấy thực nói về người có ý chí tư do. Vì nếu họ không có quyền để công nhận hay là chối bỏ, thì cần gì mà phải mời đến? Lại luận rằng tín đồ phái Arminius trong khi cầu nguyện thì trở nên tín đồ phái Calvin, bởi họ cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân điển nhưng không của Ngài, xin Ngài cứu rỗi người ta và giúp đỡ họ cứ bền đỗ trong đường cứu rỗi đó; thực sự ấy chứng rằng họ tín nhận sự cứu rỗi và sự bền đỗ trong đó đều được nên chỉ do ân điển Đức Chúa Trời và công việc Ngài đó thôi. Mà tín nhận như thế há chẳng phải là tín nhận đạo về sự tiền định và sự lựa chọn của Đức Chúa Trời sao?e) Kinh Thánh chứng cho cả hai lẽ đạo nầy: Dưới đây xin viện dẫn ít câu Kinh Thánh chứng minh cho cả hai lẽ đạo ấy:Gi 6:44 (đó là luận về phương diện của Đức Chúa Trời)Gi 6:45 (đó là luận về phương diện của loài người)Gi 6:37 (đó là luận về cả hai phương diện).Phao-lô cũng luận về hai phương diện của đạo cứu rỗi ấy mà rằng:Phil 2:12,13. “Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi,… hãy lấy lòng sợ sệt run rẩy mà làm nên sự cứu rỗi anh em (đó là nói về mặt loài người). Vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên ý tốt Ngài.” (đó là nói về mặt Đức Chúa Trời).Nói tóm lại, chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và sự tự chủ của loài người là hai mặt rất quan hệ trong lẽ đạo cứu rỗi. Dầu trí ngộ ta không thể hòa hiệp hai lẽ đạo ấy lại nổi, thì nó quả được hiệp lại rất rập ràng êm ái ở trong Đức Chúa Trời. Hiện nay chúng ta cứ lấy đức tin mà bắc cầu qua vực sâu giữa hai lẽ đạo ấy, cố quyết giảng dạy rằng: “Trước khi sáng thế Ngài đã chọn chúng ta trong Christ,” là phương diện Đức Chúa Trời; và “Kẻ nào muốn, hãy nhận lấy nước sự sống nhưng không”, là phương diện loài người. Rồi về sau, khi gặp Chúa mặt đối mặt, chắc sẽ thông hiểu cả hai lẽ đạo ấy, và thấy rõ ràng chẳng phải là hai, bèn là một đó thôi.IV. NHỮNG Ý KIẾN PHẢN ÐỐITừ xưa đến nay, người ta có nhiều biến nạn về đạo mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, nhứt là về lẽ đạo Đức Chúa Trời tiền định mọi sự. Khi Chúa Jesus truyền Tin Lành ở Na-xa-rét, thì Ngài cũng giảng về lẽ đạo ấy (Lu 4:25-29). Mọi người nghe đều tức giận, đuổi Ngài ra ngoài thành phố, toan giết đi. Sau Ngài cũng giảng lẽ đạo ấy tại CA-bênaum, có nhiều môn đồ nghe, nhưng phần đông trở lui không muốn theo Ngài nữa (Gi 6:64-66). Xưa nay lắm người chê bỏ lẽ đạo ấy, cứ công kích và bài bác hoài, bởi vì trí ngộ bất toàn của họ không hiểu nổi. Họ viện nhiều lý cớ để biện bác, sau đây xin kể qua vài ba cái.1. NẾU QUẢ CÓ LẼ ĐẠO DỰ TUYỂN THÌ ĐỨC CHÚA TRỜI BẤT CÔNG.Có kẻ luận rằng, nếu quả có lẽ đạo dự tuyển, thì Đức Chúa Trời chẳng những là Chúa chuyên chế làm theo ý mình, nhưng Ngài cũng rất bất công đối với những kẻ không được lựa chọn, và quá ư thiên tư độc đoán.Đáp: Người nầy được mọi ơn dồi dào, còn kẻ kia chịu nhiều nỗi khốn khó, mới nghe qua, thì dường như Đức Chúa Trời tư vị thật. Song nghĩ kỹ lại, thì nhớ rằng sự dự tuyển chẳng những là quan hệ với kẻ được Đức Chúa Trời dựng nên thôi đâu, bèn là quan hệ với kẻ được Ngài dựng nên rồi phạm tội, bị Đức Chúa Trời lên án tử hình. Vậy, nếu có ai được cứu, ấy vốn là do ơn thương xót của Đức Chúa Trời, chớ chẳng phải vì họ có công lao gì đâu. Còn những kẻ không được ơn ấy, họ đều chịu đau khổ chỉ gì tội lỗi riêng của họ đó thôi. Còn chịu vậy há chẳng theo lẽ công bình và chánh đáng sao? Vậy, thà chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài ban ơn cứu rỗi cho ít nhiều người hơn là trách Ngài vì Ngài không cứu được hết.Vả lại, Đức Chúa Trời dự định họa phước tương lai cũng chẳng khác chi Ngài dự định họa phước đời nầy. Chỉ Đức Chúa Trời là Đấng đại công chí chánh; nên sự gặp gỡ của ta ở đời nầy hẳn cũng có chí lý nhứt định không thay đổi ở trong đó. Các ân tứ của Đức Chúa Trời dầu tợ hồ thiên tư, mà kỳ thật là chánh đáng muôn phần. Đến sự họa phước tương lai cũng thế, người nầy được ơn, còn kẻ kia thiếu thốn, ấy đều là do nguyên chỉ mầu nhiệm của Ngài, mà chúng ta không thể dò xét cho cạn lẽ được. Ngài có thể nói với mọi người bất luận là kẻ được cứu hay không rằng: “Bạn ơi, ta không xử tệ với ngươi đâu… Ta há không có phép dùng của cải ta theo ý muốn ta sao?” (Ma 20:13,15). Chẳng có ai dám nói rằng: “Quan Tổng đốc đã ân xá cho phạm nhơn kia, thì buộc cũng phải ân xá cho hết thảy những phạm nhơn khác nữa.” Nếu quan ân xá một phạm nhơn rồi, ấy há có làm thiệt hại gì cho những kẻ không được ân xá kia đâu. Mà nếu ta chẳng dám trách móc chánh trị phàm thi thố chính quyền như kia, thì lẽ nào đối với Đức Chúa Trời là Đấng công nghĩa tuyệt đối, mà ta lại dám xích bác Ngài, gọi Ngài thi hành bất công bất nghĩa đó ư? Huống nữa, Đức Chúa Trời quả đã muốn ân xá hết thảy mọi tội nhơn. Nhưng họ không được ân xá chỉ tại vì họ không khứng công nhận đạo ân xá đó thôi. Khá nhớ rằng: “Chúa… không muốn một ai hư mất, song muốn mọi người đều ăn năn.” (IIPhi 3:9).2. ĐẠO VỀ SỰ DỰ TUYỂN TRỪ KHỬ TRÁCH NHIỆM CỦA LOÀI NGƯỜICó kẻ luận rằng, lẽ đạo dự tuyển trừ khử hết các sự gắng sức tự do của loài người. Vì nếu mọi việc đã do Đức Chúa Trời tiền định, thì loài người là ai mà dám thay đổi sự tiền định ấy? Dầu gắng công, ra sức đến ngằn nào, thì cũng luống nhưng vô ích đó thôi. Mà nếu Đức Chúa Trời quả đã tiền định chọn người nầy, bỏ kẻ kia, thì ta là ai mà dám cải ý Ngài? Sức người hèn mọn há có thể kéo lại ý định của Đấng Toàn năng ư?Lấy làm dễ lắm mà biện lại lý thuyết ấy. Giả như Đức Chúa Trời đã dự định cho quanh năm phải có bốn mùa đặc biệt, có mùa trổ lộc đơm hoa, có mùa kết quả thâu hoạch, mà phỏng có người nói rằng: “Mùa gặt đã định rồi, tôi chẳng cần cày cấy làm chi; cứ đến mùa cây già trái chín, ta ra đồng gặt hái là đủ chi dụng”, há chẳng là vô lý lắm sao? Xưa Phao-lô lâm nạn tại biển Adriatique, thiếu điều tàu phải đắm chìm; nhưng Đức Chúa Trời đã hứa cứu ông, ban luôn cho ông cả những người trong tàu nữa (Công 27:24). Khi ông thấy các thủy thủ tìm phương lánh nạn, thì gọi đội trưởng và lính mà nói rằng: “Nếu những người nầy chẳng cứ ở trong tàu, thì các ông chẳng có thể được cứu” (Công 27:31). Hai câu ấy (câu 24 và 31) dường như phản đối nhau, vì ông đã nói các người trong tàu chắc được cứu, rồi sau lại nói nếu các thủy thủ không cứ ở trong tàu thì họ không thể được cứu. Nhưng mà hai câu ấy chẳng phản đối nhau đâu, vì Đức Chúa Trời đã định cứu họ ở trong phạm vi hành động thường thức theo nghề hàng hải, dùng các tay thủy thủ ấy để làm thành tựu ý định Ngài vậy.Sự cứu rỗi cũng như thế. Tuyển dân được cứu vốn bởi Đức Chúa Trời lựa chọn trước; mà họ cũng có trách nhiệm phải lợi dụng các phương pháp thông thường của Đức Chúa Trời đã dự bị cho, tức là sự ăn năn, sự tin cậy, sự vâng lời, mới mong được cứu vậy. Lời dạy dỗ của Chúa Jesus cũng minh chứng cho hai phương diện ấy:Lu 19:10 (ấy là luận về phương diện của Đức Chúa Trời)Lu 13:5 (đó luận về trách nhiệm của loài người)Coi đó đủ biết sự tiền định của Đức Chúa Trời luôn luôn có hai phương diện tương đối; hễ thiếu một trong hai ấy thì không nên sự cứu rỗi vậy. Dầu Đức Chúa Trời muốn mọi người đều được cứu, song nếu loài người không khứng ăn năn, chẳng chịu tin cậy Jesus Christ, không thèm vâng phục lời của Ngài, thì dầu Ngài trông mong họ được cứu đến bao nhiêu đi nữa, họ cũng không được cứu bao giờ.3. ĐẠO VỀ SỰ DỰ TUYỂN NGĂN TRỞ SỰ LINH TU CỦA TÍN ĐỒCó kẻ luận rằng, đạo về sự dự tuyển ngăn trở sự linh tu của tín đồ lắm; bởi vì nếu ta là tuyển dân của Đức Chúa Trời, thì bất luận cách ăn nết ở của ta là thế nào, điều tín ngưỡng ta ra làm sao, cũng chẳng quan hệ gì; miễn ta đã thuộc trong số kẻ được lựa chọn thì thôi, Đức Chúa Trời không thể bỏ ta đâu, bèn chắc sẽ cứu ta mới phải. Cho nên họ kết luận rằng đạo như thế chỉ sanh ra lòng tự thị tự mãn, gây nên hành vi luông tuồng vô đạo đức mà thôi.Đáp: Ai dị nghị như vậy là lầm hiểu đạo dự tuyển, vì Đức Chúa Trời đã dự định cùng sự ăn năn, sự tái sanh, và sự nên thánh để cứu rỗi ta. Nên hễ ai kể mình là tuyển dân của Đức Chúa Trời mà chẳng đếm xỉa đến sự ăn năn, sự tái sanh hay sự ăn ở thánh khiết trước mặt Đức Chúa Trời, thì người ấy hẳn chẳng phải là tuyển dân của Ngài đâu, bèn chỉ tự dối mình đó thôi. Vì ở ngoài phạm vi ăn năn, tin cậy, và nên thánh thì Đức Chúa Trời chẳng lựa chọn ai cả. Phi-e-rơ dạy rằng chúng ta “được chọn theo sự biết trước của Đức Chúa Trời… trong sự nên thánh của Thánh Linh, để đạt đến sự vâng phục và sự rưới huyết của Jesus Christ (IPhi 1:1,2). Như vậy, đạo dự tuyển, không những là không ngăn trở sự linh tu của tín đồ, mà lại khiến cho kẻ tín nhận được kết quả một đức hạnh thánh khiết trọn vẹn tốt đẹp nữa thì có.4. GÂY LÒNG KIÊU NGẠO CHO KẺ TỰ XƯNG LÀ TUYỂN DÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜICó kẻ khác lại nói rằng đạo nầy gây lòng kiêu ngạo ở trong kẻ xưng mình được Đức Chúa Trời lựa chọn.Đáp: Chỉ những kẻ lạm dụng lẽ đạo nầy có thể vì nó mà sanh lòng kiêu ngạo đó thôi. Trái lại, đạo nầy khiến cho lòng kẻ thật tín nhận nó trở nên khiêm nhường hèn hạ ở trước mặt Đức Chúa Trời. Bởi vì tín đồ thông hiểu thể nào Đức Chúa Trời đã yêu thương mình, không những là từ lúc mới ra chào đời, mà lại tự trước vô cùng, Ngài đã đoái đến mình mãi từ trước vô cùng, Ngài lại đoái đến mình mãi từ trước lúc mình chưa thực tại, thì làm sao dám sanh lòng kiêu ngạo được ư? Thế nào đem mình lên cao hơn kẻ khác mà tự khoe vì được Đức Chúa Trời lựa chọn ư? Đức Chúa Trời đã biết rõ mọi sự thuộc về chúng ta, hoặc tốt hay xấu cũng vậy, thế mà Ngài lại đoái tưởng chúng ta, thương xót chúng ta, dự định cứu chúng ta; ấy há chẳng đáng khiến cho lòng ta tự hạ mình xuống ở trước mặt Ngài mà thú thật sự thiếu thốn, sự hèn hạ, sự không xứng đáng của mình sao?Biết Ngài đã yêu thương mình, tiền định ban ơn cứu rỗi cho mình, nhắc mình lên bực rất cao thượng, khiến cho mình trở nên con cái của Ngài, há chẳng đáng nên giục giã lòng ta chỉ muốn tôn vinh ca tụng danh thánh của Ngài ư? Thông hiểu sự ấy, chúng ta không thể nào kiêu ngạo được, chắc phải đồng thinh với Phao-lô mà la lớn rằng: “Ôi! Sâu nhiệm thay là sự giàu có về sự khôn ngoan thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán đoán của Ngài nào ai dò lường được, đường nẻo của Ngài ai tìm đâu được! Vì ai biết tâm chí Chúa, ai đã làm mưu sĩ của Ngài ư? Hay là ai đã cho Ngài trước, hầu sẽ được đền đáp ư? Vì muôn vật đều từ Ngài, bởi Ngài và vì Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời! A-men” (Rô 11:33-36).5. ĐẠO VỀ SỰ DỰ TUYỂN NGĂN TRỞ SỰ TRUYỀN ĐẠOCũng có kẻ bài bác đạo nầy mà luận rằng, nó ngăn trở sự truyền đạo Tin Lành. Bởi vì nếu Đức Chúa Trời đã dự định cứu một số người đặc biệt, thì cần chi phải lo giảng Tin Lành cho họ, họ đã được tiền định, được lựa chọn để được cứu rỗi rồi, thì dầu họ biết Tin Lành hay là không, cũng chắc được cứu.Đáp: Sự dự tuyển là việc huyền bí, do ở trong nguyên chỉ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời mà được nên, có quan hệ với ý chỉ sâu nhiệm của Ngài mà thôi. Ngài không tỏ cho ai biết ai là kẻ được lựa chọn. Ngài chỉ bảo chúng ta hãy đem Tin Lành rao giảng khắp nơi, hầu cho mọi người có thể nghe đến và tín nhận. Trong số nghe đó có kẻ sẽ công nhận và tin theo; lại có kẻ sẽ từ chối hẳn. Kẻ thật tín nhận đó, ấy là kẻ được lựa chọn.Chúng ta đã không có thể biết trước họ là ai, nên Đức Chúa Trời bảo chúng ta hãy giảng Tin Lành cho mọi người, và khuyên bảo họ rằng, hễ ai tin thì được cứu; còn hễ ai không chịu tin, thì bị hư mất. Vậy, đạo về sự dự tuyển kẻ được cứu không khiến cho ta ngã lòng về sự truyền Tin Lành đâu, bèn là giục giã lòng ta hãy rán hết sức đem Tin Lành đến khắp nơi hầu cho mọi người đã được ơn Chúa lựa chọn rồi, cũng được ơn kêu gọi và cứu rỗi nữa. Sự dự tuyển là trách nhiệm của Đức Chúa Trời; còn sự truyền Tin Lành là trách nhiệm của chúng ta. Nhưng sự dự tuyển ấy chẳng được trọn vẹn miễn là chúng ta làm trọn trách nhiệm của chúng ta; bởi vì Đức Chúa Trời đã dự định sẽ chỉ nhờ sự giảng Tin Lành mà cứu kẻ có lòng tin đó thôi.TỔNG KẾTĐạo Đức Chúa Trời dự tuyển ta thật một đạo cao xa mầu nhiệm vô cùng, trí ngộ phàm không thể hiểu thấu nỗi. Dầu vậy, đạo ấy rất quí chẳng khác gì một đồ dùng để dồi mài đời thuộc linh ta mau đạt đến địa vị cao khiết, xứng hiệp với ơn lựa chọn ấy. Nếu chúng ta đã được lựa chọn, đã được kêu gọi, thì tánh cách ăn ở ta phải nên xứng đáng với sự kêu gọi ấy (Êph 4:1) mới hiệp nghi. Ta xin hỏi: Ta đã được kêu gọi làm một tuyển dân của Chúa cả muôn vật, há còn có sự gì tôn quí hơn nữa sao? Ta đã là con cái của Vua trên muôn vua, thì thái độ ta há chẳng nên thận trọng thánh khiết, để được xứng đáng thận phận vương tử ư? Chúng ta há chẳng nên gắng sức đạt đến địa vị thánh khiết, để xứng hiệp với ơn kêu gọi ta sao? (IIPhi 1:10). Chúng ta đã “là giống được lựa chọn, là chức tế lễ nhà vua, là nước thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời” thì há chẳng nên “bày tỏ đức tối cao của Đấng đã gọi anh em ra khỏi sự tối tăm, đến vào sự sáng láng lạ lùng của Ngài” sao? (IPhi 2:9).
Chương 2 – LUẬN VỀ SỰ KÊU GỌII. ÐỊNH NGHĨASỰ kêu gọi là việc Đức Chúa Trời nài khuyên loài ngươi lấy đức tin mà công nhận sự cứu rỗi bởi Christ làm ra.II. CÓ HAI THỨ KÊU GỌIKinh Thánh luận đến hai thứ kêu gọi, là sự kêu gọi phổ thông và đặc biệt.1. SỰ KÊU GỌI PHỔ THÔNGĐức Chúa Trời dùng công năng tể trị của Ngài, như là mặt trời mặt trăng vận hành trên không trung, các vì tinh tú chói lói nơi bích hán, nào là non cao bể thẳm, gió thổi mưa sa, tư mùa tám tiết, để kêu gọi loài người trở lại với Ngài. Vì muôn vật trong cõi thiên nhiên đều bày tỏ sự khôn ngoan, quyền năng và lòng yêu thương vô hạn của Đấng Tạo hóa, thật là không nói mà có tiếng, không kêu mà có nghe, cả thảy cốt để gọi thiên hạ nhớ đến công ơn Ngài mà bỏ đường tội lỗi đặng trở lại cùng Ngài.Đức Chúa Trời cũng dùng các cơn tai biến, hoạn nạn và thần hữu mà kêu gọi người ta nữa. Kìa, những sự đau đớn chết mất, giặc giã rối loạn trong cõi hồng trần nầy, há chẳng phải là tiếng của Đức Chúa Trời kêu gọi người đời, xui khiến họ tìm đến bờ bến bên kia, tưởng tượng có một thế giới vui vẻ vô lượng vô biên sao? Cũng nhờ thần hữu, nhờ lời Kinh Thánh và Thánh Linh mà người ta có dịp tiện gặp gỡ Tin Lành về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nghe Chúa kêu gọi mọi người hãy đến để hưởng sự sống đời đời. Sự kêu gọi ấy gọi là ự kêu gọi phổ thông. Các câu trưng dẫn dưới đây luận về sự kêu gọi phổ thông đó. Ês 45:22; Ês 55:6; Ês 65:12; Êxê 33:11; Ma 11:28; Ma 22:3; Mác 16:15Khải 3:202. SỰ KÊU GỌI ĐẶC BIỆTSự kêu gọi đặc biệt ấy là Thánh Linh dùng đạo Kinh Thánh, lời làm chứng của tín đồ, và nhiều phương pháp khác nữa mà cảm động lòng của cả tội nhơn trong số được lựa chọn. Ngài khiến cho họ tự biết tội mình, hiểu ơn cứu rỗi, giục giã họ muốn trở lại cùng Cứu Chúa, ăn năn tội mà tin cậy Ngài. Người truyền đạo kia giảng Tin Lành trong ít phút cách linh động, đến đỗi thính giả chịu cảm động, ăn năn, trở lại cùng Chúa, ấy cũng là việc của Thánh Linh. Một đôi khi cũng có cá nhơn chỉ nhờ lời Kinh Thánh cảm xúc lương tâm mà tự tỉnh, biết tội lỗi mình, hiểu thấu ơn cứu rỗi, tức thì trở lại cùng Đức Chúa Trời, tín nhận Cứu Chúa. Việc ấy cũng do Thánh Linh lợi dụng lời Kinh Thánh và lương tâm mà kêu gọi cá nhơn ăn năn. Sự kêu gọi đặc biệt chỉ can thiệp đến những tín đồ được Đức Chúa Trời lựa chọn, và có hiệu nghiệm luôn luôn. Các câu trưng dẫn dưới đây luận về sự kêu gọi đặc biệt. Lu 14:23; Rô 1:7 (hay là “gọi để làm thánh đồ”); Rô 8:30; Rô 11:29; ICô 1:23,24; Phil 3:13,14; ITê 2:12; IITê 2:14; IITi 1:8,9; Hê 3:1; IIPhi 1:10III. HAI LỜI DỊ NGHỊĐối với vấn đề kêu gọi có hai lời dị nghị đáng kể, ấy là (1) Sự kêu gọi phổ thông há có thành thật không? (2) Há có thể chống chỏi sự kêu gọi đặc biệt được ư?1. SỰ KÊU GỌI PHỔ THÔNG HÁ CÓ THÀNH THẬT CHĂNG?Có kẻ luận rằng, như quyết Đức Chúa Trời kêu gọi cả giống loài người cách phổ thông thì ấy hẳn không do lòng thành thật mà ra. Bởi vì hễ tội nhơn nào không được Đức Chúa Trời lựa chọn, ắt chẳng được đặc ân cần yếu để ăn năn, như vậy thì thể nào vâng theo sự kêu gọi ấy được?Đáp: Sự kêu gọi phổ thông quả là do lòng chí thành của Đức Chúa Trời, vì Ngài thành tín tuyệt đối. Đức Chúa Trời muốn mọi người đều được cứu rỗi, ấy là bản tâm của Ngài (ITi 2:4). Ngài đã quyết rằng Ngài chẳng muốn ai phạm tội mà bị hư mất, duy muốn họ đều ăn năn để được sống mà thôi (Êxê 33:11; IIPhi 3:9). Ngài đã dự bị sự cứu rỗi cho mọi người, khuyên mọi người hãy đến mà nhận lấy, hứa rằng hễ ai tin ắt chẳng bị hư mất mà lại được sự sống đời đời (Gi 3:16). Đức Chúa Trời là Đấng thành tín chơn thật vô cùng, Ngài không thể nói dối, chẳng thất ngôn bao giờ. Vậy, nếu ai bị hư mất, thì chỉ tại vì họ chối bỏ lời nài khuyên của Đức Chúa Trời, chẳng khứng ăn năn tội, đành cam chịu chết mất đó thôi.2. HÁ CÓ THỂ CHỐNG CHỎI SỰ KÊU GỌI ĐẶC BIỆT ĐƯỢC Ư?Có kẻ luận rằng, kẻ được Đức Chúa Trời kêu gọi cách đặc biệt không thể chống chỏi được, chỉ vâng theo mà thôi.Ta đáp: Nói rằng kẻ được Đức Chúa Trời kêu gọi cách đặc biệt không thể chống chỏi sự kêu gọi ấy, thì thật nói quá đáng, vì ám chỉ rằng sự kêu gọi ấy ép buộc tín đồ phải vâng theo. Lý tưởng ấy sai lầm, vì Đức Chúa Trời chẳng ép buộc ai thừa nhận sự cứu rỗi cả. Nhưng ta nên nói rằng sự kêu gọi đặc biệt đó hằng có hiệu quả ở nơi kẻ được gọi, đến đỗi họ tình nguyện vui lòng vâng theo. Công việc khiến cho ý chí tự do, cảm tình, và trí ngộ của loài người vui lòng tình nguyện vâng theo ý chỉ Đức Chúa Trời mà ăn năn tội, công nhận Christ làm Cứu Chúa mình, là công việc thuộc về quyền năng bí mật của Đức Chúa Trời. Ngài nhờ quyền năng ấy mà vận hành cách mầu nhiệm ở nơi kẻ được gọi đó, khiến cho họ có thể lấy lại quyền tự do nguyên bản của mình để lựa lấy ý chỉ của Đức Chúa Trời làm ý muốn của mình. Cũng như Giăng luận rằng: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền bính trở nên con cái Đức Chúa Trời, tức là kẻ tin đến danh Ngài; kẻ ấy chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng bởi Đức Chúa Trời vậy.” (Gi 1:12,13).Thế thì, phàm kẻ lãnh ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời, thì Ngài ban cho họ sự sống đời đời, và quyền bính trở nên con cái của Ngài. Còn hễ ai từ chối ơn kêu gọi ấy, thì tợ hồ đất kia tuy cũng được Đức Chúa Trời ban phước cho, mà lại không kết quả giống tốt, chỉ sanh đầy những gai gốc tật lê, cuối cùng gặt lấy sự rủa sả, bị đốt trong lửa đó thôi (Hê 6:7,8).
Chương 3 – LUẬN VỀ SỰ LIÊN HIỆP VỚI CHRISTI. ÐỊNH NGHĨAKINH THÁNH dạy rằng nhờ tác dụng trực tiếp của Đức Chúa Trời mà linh hồn của tín đồ được liên hiệp với Christ. Sự liên hiệp nầy chẳng phải do công lệ thiên nhiên mà ra, cũng chẳng phải bởi sự đồng cảm, hoặc bởi cảm lực đạo đức mà được nên, bèn gọi là một sự liên hiệp do sự sanh hoạt thuộc linh mà được nên đến đỗi tín đồ liên hiệp với Chúa như thân thể liên hiệp với đầu, như nhành liên hiệp với gốc, không thể phân ly được. Trong sự liên hiệp với gốc, không thể phân ly được. Trong sự liên hiệp nầy, bản ngã của tín đồ tùy cứ phân vị và gìn giữ nhân cách đặc biệt luôn, thì cũng được Thánh Linh của Christ thấm suốt khắp, được Ngài ban cho thần lực vận động ở trong các lương năng thuộc linh, đến đỗi trở nên một phần tử của giống người đã nhờ Jesus Christ mà được tái tạo vậy. Sự liên hiệp với Christ chẳng phải là liên hiệp với một tôn giáo thống hệ, hoặc với một giáo hội tổ chức, hay là với một đoàn thể hữu hình đâu, bèn là liên hiệp với chính Christ phục sanh vậy.Sự liên hiệp với Christ vốn là lý do công bình và hợp pháp về tín đồ bởi đức tin hưởng được các ích lợi do sự chuộc tội mà ra. Bởi vì nhờ sự liên hiệp ấy người được dự phần đến thần tánh, làm con cái của Đức Chúa Trời (IIPhi 1:4). Giả như Christ bởi sự đầu thai được dự phần nhân tánh ta là lý do công bình và hợp pháp về Ngài phải kế thừa địa vị tội trách của ta (Hê 2:14) thế nào, thì chúng ta bởi sự tái sanh đều dự phần thần tánh của Ngài là lý do công bình và hợp pháp về chúng ta được kế thừa sự công nghĩa của Ngài (ICô 6:17) cũng thế ấy. Ở đây có hai lẽ đạo bình hành: Christ nhờ sự đầu thai mà phải đứng trong địa vị tội trách của ta; chúng ta nhờ sự tái sanh mà được đứng trong địa vị thánh khiết của Ngài. Nhơn vì sự liên hiệp với Christ mà Đức Chúa Trời đã lựa chọn và kêu gọi tín đồ. Việc liên hiệp ấy bắt đầu ở sự tái sanh, và hoàn thành trong sự trở lại cùng Chúa, được tuyên bố bởi sự xưng nghĩa, và được thực nghiệm trong sự nên thánh của tín đồ. Sau đây xin kê cứu qua đạo huyền diệu ấy cho tường tận hơn.II. KINH THÁNH LUẬN VỀ SỰ LIÊN HIỆP ẤYKinh Thánh thường theo hai cách mà luận đến sự liên hiệp của tín đồ với Christ, tức là cách hình bóng và cách trần thuật.1. LUẬN CÁCH HÌNH BÓNG.Christ là nguồn của sự sống thuộc linh. Linh hồn nhờ đức tin mà được liên hiệp với Ngài trong sự sống ấy. Kinh Thánh dùng năm điều trong cõi nhơn sự để làm hình bóng minh giải sự liên hiệp huyền diệu ấy, tức là sự kiến trúc, hôn nhân, thực vật, thân thể, và chủng loại. Xin lần lượt kê cứu tường tận như sau đây.a) Hình bóng kiến trúc: Hình bóng nầy dùng chỗ quan hệ của nền tảng với cái nhà mà bày tỏ thế nào tín đồ liên hiệp với Christ. Christ là nền tảng, còn dân Ngài là cái nhà, và mỗi một tín đồ đều là những hòn đá sống liên hiệp nhau mà xây thành một tòa nhà cho Đức Chúa Trời trong Thánh Linh. Có câu chứng: Êph 2:19-22; Côl 2:7. “… gây dựng trong Ngài…”; IPhi 2:4,5. Cũng xem Thi 118:22; Ês 28:16; ICô 6:19; IICô 6:16.b) Hình bóng hôn nhơn: Hình bóng hôn nhơn viện lấy sự tương quan thân mật vợ chồng để minh giải thế nào tín đồ liên hiệp với Christ, tỏ ra sự liên hiệp ấy không thể nào phân ly được. Christ là Chồng, dân Ngài là vợ. Yếu điểm của hình bóng ấy tỏ ra tình yêu thương giữa Chúa và dân Ngài rất thân mật và nồng nàn, cũng như tình yêu thương của vợ chồng vậy. Trong Cựu ước thường dùng đạo vợ chồng để bày tỏ chỗ quan hệ thân mật giữa dân Y-sơ-ra-ên và Giê-hô-va. Trong Tân ước Phao-lô cũng mượn tiêu hiệu ấy để dạy dỗ về linh hồn liên hiệp với Christ. Và cả hai kinh ấy đều minh chứng rằng sự lìa bỏ Đức Chúa Trời là phạm tội ngoại tình thuộc linh vậy. Các câu Kinh Thánh trưng dẫn dưới đây biểu dương hình bóng ấy. Rô 7:4; IICô 11:2; Êph 5:31,32Christ lìa cha mẹ (tức lìa bên hữu Đức Chúa Trời) phối hiệp với Hội Thánh là vợ Ngài, cả hai thành nên một thân thể trong Thánh Linh. Khải 19:7; Khải 22:17. Cũng xem Ês 54:5; Giê 3:20; Ôs. 2:2-5.c) Hình bóng thực vật: Hình bóng nầy dùng tương quan của nhánh với gốc để tỏ ra sự liên hiệp của tín đồ với Christ. Như mủ nhựa ở trong gốc cây lưu sự sống cho các nhánh thế nào, thì Thánh Linh ở trong các tín đồ trong Christ cũng lưu sự sống của Đức Chúa Trời cho họ thể ấy. Christ là Cây Nho thuộc linh và tín đồ là nhánh của cây ấy, nhờ sự cứu rỗi mà được tháp vào, để kết quả xứng hiệp với bản tánh của gốc nó vậy. Những câu viện dẫn dưới đây minh thị hình bóng thực vật. Gi 15:1-10; Rô 6:5; Rô 11:24; Côl 2:6-7d) Hình bóng thân thể: Hình bóng nầy viện lấy sự tương quan của thân thể với đầu mà mô tả thế nào tín đồ liên hiệp với Christ. Christ là Đầu, còn Hội Thánh là thân thể. Như các chi thể hiệp lại với đầu mà làm nên một thân thể hoàn toàn thể nào, thì các tín đồ liên hiệp với Christ mà làm nên một thân thể thuộc linh cũng thể ấy. Trong thân thể đầu là chủ, cai trị mọi tư tưởng việc làm của thân thể thể nào, thì trong Hội Thánh Christ là Chúa, cai trị mọi tư tưởng việc làm của Hội Thánh cũng thể ấy. Có câu Kinh Thánh dạy rằng: ICô 6:15,19; ICô 12:12; Êph 1:22,23; Êph 4:15,16; Êph 5:29,30a) Hình bóng chủng loại: Hình bóng nầy viện lấy sự tương quan của dòng giống loài người với A-đam để giải nghĩa thế nào tín đồ liên hiệp với Christ. Như cả dòng giống loài người liên hiệp với A-đam thứ nhứt, sa ngã ở trong người kế thừa bản tánh hủ bại và địa vị tội trách của người thế nào, thì cả dòng giống tín đồ liên hiệp với Christ là A-đam thứ nhì, trở nên dòng giống mới, được xưng nghĩa trong Ngài, và kế thừa bản tánh cùng địa vị thánh khiết của Ngài cũng thể ấy. A-đam thứ nhứt là đại biểu của dòng giống thuộc huyết khí; Christ là Đại biểu của dòng giống thuộc linh. Loài người nhờ nguyên tổ A-đam mà hưởng được sự sống thuộc thể thể nào, thì tín đồ nhờ Christ mà hưởng được sự sống thuộc linh cũng thể ấy. Các câu Kinh Thánh dẫn dưới đây minh huấn về hình bóng nầy. Rô 5:12,21; ICô 15:22,45,49. Cũng xem Sáng 2:23Tín đồ là chi thể của thân thể Christ, vì Ngài là Nguyên tổ thuộc linh của họ. Như sự thực hữu và sự sống thiên nhiên của Êva do A-đam mà ra thể nào, thì sự thực hữu và sự sống thuộc linh của tín đồ do Christ mà ra cũng thể ấy. Như Êva là nội trợ của A-đam do thân của người trong lúc người ngủ mê mà lấy ra thể nào, thì Hội Thánh là nội trợ của Christ, do thân thể được lấy ra lúc Ngài ngụ trong mồ mả cũng thể ấy. Êva rất gần gũi và thân mật với A-đam thể nào, thì Hội Thánh cũng được rất gần gũi và thân mật với Christ thể ấy. Trong Ês 9:6 Christ được xưng là “Cha Đời Đời”, vì Ngài là nguồn của cả sự sống thuộc linh của dân sự Ngài. Cũng tại cớ ấy mà có nói về Ngài rằng, “người sẽ thấy dòng dõi mình… và lấy làm thỏa mãn” (Ês 53:10-11).2. LUẬN CÁCH TRẦN THUẬTVả, Kinh Thánh chẳng những là luận đến đạo huyền diệu nầy theo cách hình bóng thôi đâu, lại luận đến cách trần thuật, dùng lời lẽ theo nghĩa đen mà tỏ ra tín đồ thật liên hiệp với Christ một cách hữu sanh hoạt vậy. Kinh Thánh trần thuật rằng:a) Tín đồ ở trong Christ: Tín đồ được ở trong Christ, ấy là điều Kinh Thánh dạy rõ ràng. Như thân thể mình ở trong không khí, được không khí bao phủ, và làm đầy đủ bề trong thể nào, thì tín đồ ở trong Christ, được Ngài bao phủ, và làm cho đầy đủ bề trong cũng thể ấy. Thực, hai chữ “trong Christ”, nghĩa thật là liên hiệp với Christ, và là chìa khóa của cả đạo Tân ước vậy. Gi 14:20. “Các ngươi ở trong ta.”; Rô 6:11; Rô 8:1; IICô 5:17; Êph 1:4Êph 2:13b) Christ ở trong tín đồ: Theo những câu trưng dẫn dưới đây, thì ta thấy Christ sống ở trong tín đồ, đến đỗi chính tín đồ cảm xúc sự sống ấy, và có thể làm chứng rằng mình không còn sống nữa, bèn là chính Christ sống ở trong mình vậy. Gi 14:20. “Ta ở trong các ngươi.”; Rô 8:10; Ga 2:20c) Cha và Con cư trú trong tín đồ: Cả hai Cha và Con đều cư trú trong tín đồ, vì nơi nào có Con cũng có Cha; bởi chưng Con bao giờ cũng bày tỏ Cha cho tín đồ luôn. Gi 14:23; Êph 3:17; IGi 4:16d) Tín đồ dự phần trong Christ mà được sống: Những câu dẫn dưới đây đều dạy rằng, như Con dự phần với Cha mà được sống thế nào, thì tín đồ dự phần với Christ mà được sống cũng thể ấy. Gi 6:53,56,57e) Các tín đồ đều liên hiệp trong Christ: Như Christ hiệp nhứt với Cha thể nào, thì tín đồ liên hiệp với nhau thành một đoàn thể cũng thể ấy. Gi 17:21-23.f) Tín đồ dự phần thần tánh: Tín đồ được dự phần thần tánh chẳng phải do thân thể yếu biến hóa thành thân thể yếu đâu, bèn là do Christ hằng cư trú trong lòng, hiệp với linh hồn họ một cách khắng khít mà được nên vậy. IIPhi 1:4III. CHÂN TÁNH CỦA SỰ LIÊN HIỆP VỚI CHRISTSự liên hiệp với Christ không những là một thực sự rất quan hệ đối với đời sống ta, mà lại là tỏ ra sự quan hệ của loài người hữu hạn với Đức Chúa Trời vô hạn. Bởi cớ ấy lấy làm khó dùng lời phàm mô tả chân tánh của sự liên hiệp đó nổi. Dầu vậy, nhờ Kinh Thánh và sự từng trải của tín đồ, ta có thể mô tả sơ lược một vài điều về phản diện và chánh diện của sự huyền diệu ấy.1. PHẢN DIỆNVề phản diện chúng ta có thể quyết dạy rằng:a) Chẳng phải sự liên hiệp thiên nhiên: Lý tánh đang chủ trương rằng sự liên hiệp của tín đồ với Christ chẳng qua là Đức Chúa Trời can thiệp đến tâm linh của người, như Ngài can thiệp đến mọi người, mà dựng nên, ban sự sống, và bảo tồn họ đó thôi. Nhưng ý kiến ấy sai lầm, vì tín đồ cảm xúc trong mình có một sự sống khác hơn sự sống thuộc thể, là sự sống thuộc linh của Christ hành động ở trong mình, khiến cho mình vừa muốn vừa làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Phao-lô cũng nhìn nhận lẽ thật ấy, vì ông khuyên ta hãy làm nên sự cứu rỗi ta, “vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên ý tốt Ngài.” (Phil 2:12,13).b) Chẳng phải sự liên hiệp do luân lý: Phái Socin và phái Arminius chủ trương rằng sự liên hiệp nầy do luân lý mà ra, nhờ tình yêu thương và sự đồng cảm mà được nên, như sự liên hiệp của thầy trò, bè bạn, v.v. vậy (ISa 18:1). Nhưng sự liên hiệp của tín đồ với Christ rất sâu nhiệm hơn, vượt quá sự liên hiệp do luân lý mà ra, bởi chính Christ đã vì kẻ tin Ngài mà cầu xin Cha rằng: “Con… vì họ cầu xin… để họ đều hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Gi 17:20,21). Câu ấy tỏ ra sự liên hiệp nầy giống như sự hiệp nhất của Con với Cha vậy.c) Chẳng phải do sự hỗn hiệp hai thể yếu: Nhiều kẻ thuộc thần bí phái chủ trương rằng trong cuộc tín đồ liên hiệp với Christ, thì thể yếu của tín đồ và thể yếu của Christ đều hỗn hiệp. Nếu quả như lời, thì cả tín đồ lẫn Christ đều mất ngôi đặc biệt, thể yếu nầy hỗn hóa với thể yếu kia, đến đỗi trở nên những vị không phải là người mà cũng chẳng phải là Đức Chúa Trời vậy. Ý kiến ấy cũng sai, vì chẳng khác nào vạn hữu thần thuyết vậy. Ta khá nhớ rằng Christ liên hiệp với tín đồ chẳng phá hủy ngôi bản ngã của người đâu, bèn là khiến cho nó được khai phát, làm cho các lương năng nó được tấn bộ, đạt đến chỗ trọn vẹn cực điểm.d) Chẳng phải do sự dự các thánh lễ của Hội Thánh: Giáo hội La-mã chủ trương rằng sự liên hiệp tín đồ với Christ là do tín đồ dự các thánh lễ (saerement) của Giáo hội, như lễ báp têm và lễ tiệc thánh mà được nên. Ý kiến ấy rất sai, rất nguy, vì coi sự liên hiệp ấy là thuộc thể và thuộc chất, chủ trương Cơ đốc giáo chẳng qua là đạo do lễ thức nầy kia đó thôi. Vả lại, lễ báp têm và lễ tiệc thánh đều thuộc về kẻ đã làm tín đồ rồi; mà nếu ai đã là tín đồ rồi, thì cố nhiên cũng đã hiệp với Christ rồi. Thành thử, sự liên hiệp đó không do các thánh lễ mà được nên đâu, bèn là đã có sự liên hiệp đó trước, rồi sau mới có thể dự các lễ nghi ấy cách xứng đáng và linh nghiệm vậy. Kỳ thực, lễ báp têm và lễ tiệc thánh làm tiêu hiệu về sự liên hiệp ấy, chứng rằng hễ ai được dự đến cách xứng đáng, nấy là người đã liên hiệp với Christ trong sự chết và sự sống lại của Ngài rồi vậy.2. CHÁNH DIỆNVề chánh diện của sự liên hiệp nầy có những đặc sắc như sau đây:a) Hữu cơ thể: Sự liên hiệp với Christ hữu cơ thể, vì tín đồ nhờ đó mà trở nên chi thể của Christ, và dự phần trong nhân tánh trọn vẹn của Ngài. Phao-lô chép: “Vì chúng ta là chi thể của thân Ngài” (Êph 5:29,30). Như trong thân thể ta các chi thể đều sống cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau thể nào, thì trong thân thể của Christ các chi thể đều nhờ Đầu vàvì Đầu mà sống cũng thể ấy.b) Hữu sanh hoạt: Nhờ sự liên hiệp nầy, sự sống của Christ trở nên sự sống của tín đồ, khiến cho tín đồ cử chỉ theo nguyên tắc của sự sống ấy. Christ chẳng cảm hóa bề ngoài của tín đồ, bèn là hành động, dụng công ở chính bề trong họ, chẳng khác gì huyết từ trái tim mà chân lưu khắp thân thể, phân phát sự sống, vệ sanh và sức mạnh đủ cần dùng cho người. Phao-lô chứng: Ga 2:20. Cũng xem Côl 3:3,4c) Thuộc linh: Sự liên hiệp nầy chẳng phải thuộc thể, bèn là thuộc linh, nhờ Thánh Linh tạo thành và bảo tồn luôn. Phao-lô lại dạy rằng: Rô 8:9,10Câu ấy minh chứng rằng Christ nhơn Thánh Linh mà ngự trong lòng tín đồ, liên hiệp với họ, có Thánh Linh làm dây liên lạc sống và thánh vậy. Cũng xem Êph 3:16,17.d) Không thể phân ly: Kinh Thánh dạy rõ sự liên hiệp tín đồ với Christ không thể phân ly được, còn đến đời đời vô cùng. Nó được tồn tại luôn, chẳng phải do việc làm gì của tín đồ đâu, bèn chỉ tại thần quyền của Christ cứ hành động mãi ở trong họ mà được tồn tại vĩnh viễn vậy. Có câu chứng: Ma 28:20; Gi 10:28; Rô 8:35,39; ITê 4:14,17e) Mầu nhiệm: Sự liên hiệp nầy rất mầu nhiệm, cao siêu, vượt quá sự hiểu biết phàm tục. Tuy tín đồ từng trải, cảm xúc và quen biết sự hiệp nhứt nầy ở trong mình, nhưng chẳng có thể lấy lời lẽ phàm tục mà mô tả tường tận được. Tín đồ nhờ nó mà được giao thông với Christ rất thân mật, chịu cảm lực rất linh nghiệm, được vui mừng không xiết, đến đỗi vượt quá mọi sự liên hiệp nào khác mà linh hồn từng nếm biết. Có câu chứng: Êph 5:22; Côl 1:27Christ nhờ sự vô sở bất tại mà có thể liên hiệp với mọi tín đồ, cùng tron một lược ngự khắp trong tất cả mọi người, đến đỗi mỗi cá nhơn tín đồ đều có cả bản ngã Christ ngự ở trong họ, ban cho họ sự sống, năng lực, và sự thánh khiết trọn vẹn. Thành thử, mọi tín đồ có thể nói rằng: “Christ hằng lo cho một mình tôi, ban cho một mình tôi cả sự công nghĩa, cả sự khôn ngoan, cả sự thánh khiết và cả quyền năng của Ngài, đến đỗi Ngài coi sóc và gìn giữ tôi cũng như chỉ có một mình tôi trong thế gian nầy vậy.”IV. HIỆU QUẢ CỦA SỰ LIÊN HIỆP VỚI CHRISTNhư Christ nhờ sự đầu thai và sự sanh ra làm người mới có thể theo lẽ công bình đứng trong địa vị của loài người mà thế vị cho họ để gánh lấy tội lỗi và hình án của họ thể nào, thì tín đồ nhờ sự liên hiệp với Christ mà được quyền bính đứng trong địa vị của Ngài để kế thừa sự công nghĩa và sự thánh khiết của Ngài cũng thể ấy. Việc kế thừa ấy gồm lại việc cả bốn đề mục còn lại trong quyển nầy, tức là Sự trở lại cùng Đức Chúa Trời, Sự xưng nghĩa, Sự tái sanh, và Sự nên thánh. Sau đây xin lượt luận qua bốn đề mục ấy.
Chương 4 – LUẬN VỀ SỰ TRỞ LẠI CÙNG ÐỨC CHÚA TRỜIKINH THÁNH dạy rõ ràng loài người đã lìa bỏ Đức Chúa Trời, theo đường riêng của mình mà sa vào tội lỗi. Họ như con hoang đàng đã bỏ nhà Cha, lưu lạc phương xa, tiêu sạch gia tài thuộc linh, đến đỗi đối với Đức Chúa Trời họ chết trong sự vi phạm và tội lỗi của mình. Đức Chúa Trời đã yêu thương thế gian, dự bị sẵn cho họ sự cứu rỗi bởi Christ làm ra. Nhưng hễ ai muốn dự phần trong sự cứu rỗi ấy, thì phải noi gương con hoang đàng kia, đứng dậy, trở lại cùng Cha, mới mong được cứu.I. ÐỊNH NGHĨAVậy, sự trở lại cùng Đức Chúa Trời có nghĩa gì? Đáp: Sự trở lại cùng Đức Chúa Trời là tội nhơn tình nguyện đổi ý về Đức Chúa Trời, về Christ, và về chính mình mình. Về mặt nầy thì người lìa bỏ tội lỗi, còn về mặt kia thì người xây lại hướng cùng Christ. Việc lìa bỏ tội lỗi là yếu tố tiêu cực của sự trở lại cùng Chúa, được gọi là sự ăn năn; còn việc xây lại hướng cùng Christ là yếu tố tích cực, được gọi là đức tin. Trong việc ứng dụng và từng trải đạo cứu rỗi, sự trở lại cùng Đức Chúa Trời là phần thuộc về tội nhơn; còn sự tái sanh là phần thuộc về Đức Chúa Trời. Tuy Kinh Thánh thường tỏ rằng Đức Chúa Trời khiến cho loài người trở lại với Ngài, thì cũng năng khuyên họ hãy tự động trở lại với Ngài, như các câu dẫn ra dưới đây.(1) Chúa khiến cho tội nhơn trở lại: Thi 85:4; Giê 31:18; Ga 5:21(2) Tội nhơn tự động trở lại: Châm 1:23; Ês 31:6; Ês 59:20; Êxê 14:6; Êxê 33:9,11; Giôen 2:12-14
II. HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA SỰ TRỞ LẠI CÙNG CHÚANhững câu trưng dẫn trên đây dạy rõ ràng việc ứng dụng và từng trải đạo cứu rỗi cũng có hai phương diện: phương diện nầy hướng cùng Đức Chúa Trời, do chủ quyền tuyệt đối của Ngài được nên; phương diện kia hướng cùng loài người, do sự tự chủ của người ta mà thành công. Nếu Đức Chúa Trời không thương xót tội nhơn mà dùng ân điển và Thánh Linh để khiến người trở lại với Ngài, thì tội nhơn quả không hề trở lại được. Lại, nếu tội nhơn không tự mình tình nguyện chịu lìa bỏ tội mà trở lại cùng Đức Chúa Trời, thì cũng chẳng có quyền gì có đủ sức khiến người trở lại được bao giờ. Ấy quả là lẽ thật Kinh Thánh dạy, và lương tâm ta cũng chứng nhận rõ ràng lắm. Sau đây xin tra cứu hai điều chủ yếu của sự trở lại cùng Đức Chúa Trời, tức là Sự ăn năn và Đức tin.1. SỰ ĂN NĂNTrong Kinh Thánh đạo ăn năn rất quan hệ, bước đầu trên con đường trở về nhà Cha. Giăng Báp tít và Chúa Jesus đều khởi đầu chức vụ mình mà bảo mọi người hãy ăn năn (Ma 3:1,2; 4:17). Khi Chúa Jesus sai mười hai sứ đồ và bảy mươi môn đồ đi giảng Tin Lành về nước trời, thì bảo họ phải giảng đạo ăn năn (Lu 24:47; Mác 6:12). Các sứ đồ cũng chuyên cần giảng dạy về sự ăn năn (Công 2:38; 20:21). Lòng Đức Chúa Trời hằng mong ước và mạng lịnh Ngài năng rao bảo mọi người phải ăn năn, trở lại với Ngài (IIPhi 3:9; Công 17:30). Hễ người nào không đếm xỉa đến lời Đức Chúa Trời bảo mình ăn năn, ắt chỉ phải trầm luân thôi (Lu 13:3). Vậy, sứ mạng quan hệ nhứt của nhà truyền đạo là khuyên bảo tội nhơn hãy ăn năn, dầu phải như Giăng Báp tít bị tù và chết, cũng chẳng nên nín lặng, mà nên cứ lớn tiếng kêu mãi lên rằng: “Các ngươi hãy ăn năn, hãy ăn năn!” Bằng tội nhơn chẳng trải bước ăn năn, thì cũng chẳng hề đạt được sự cứu rỗi; vì bước thứ nhứt trên đường trở lại cùng Chúa là sự ăn năn.a) Định nghĩa sự ăn năn: Vả, sự ăn năn có nghĩa gì? Đáp: Động từ “ăn năn” trong nguyên văn Hi-lạp là métanoia, nghĩa đen là đổi ý. Vậy, nói đại khái, thì sự ăn năn là tội nhơn tình nguyện đổi ý mà lìa bỏ tội lỗi. Sự đổi ý nầy có nghĩa là bỏ ý kiến cũ về một việc gì đó, mà theo ý kiến mới. Như tội nhơn trở lại cùng Chúa, thì phải đổi ý kiến cũ mà người đã chủ trương về Đức Chúa Trời, về Christ, về tội lỗi và tuần, khuyên bảo dân Do Thái hãy ăn năn, thì chẳng qua là ông khuyên họ hãy đổi ý về Christ, về sự chết và sự sống lại của Ngài. Họ đã coi Ngài là người thường, một đứa giả dối hay lừa gạt người ta. Nay Phi-e-rơ đem công việc Ngài, sự chết, sự sống lại Ngài, mà chứng minh Ngài là Con Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của thế gian. Nếu thính giả chịu bỏ ý kiến cũ kỹ kia mà theo ý kiến mới và thật mà Phi-e-rơ đương giảng ra đó, thì họ chắc được cứu. Truyện tích về con hoang đàng và người thâu thuế cũng thí dụ cho sự đổi ý ấy (Lu 15 và 18). Con hoang đàng đổi ý về địa vị mình, nên quyết định đứng dậy trở về nhà Cha. Người thâu thuế đổi ý về tội lỗi mình, nên mới đấm ngực kêu cầu Đức Chúa Trời thương xót mình.b) Ba yếu tố của sự ăn năn: Sự ăn năn gồm có ba yếu tố có quan hệ với cả bản ngã của loài người, tức là quan hệ với trí ngộ, cảm tình và ý dục.(1)Yếu tố quan hệ với trí ngộ: Yếu tố thứ nhứt của sự ăn năn quan hệ với trí ngộ. Tội nhơn đổi ý kiến về địa vị mình, nhìn nhận mình có tội, đương đứng trong địa vị ô uế, tự kể mình là đứa hư mất, vô phương khả đạo. Người ta thường nói: “Cái khổ cho người đời là không tự biết mình.” Mà thực người cực khổ lớn hơn hết là người không tự biết tội mình, không rõ chân tánh của nó hư hoại là dường nào, đáng bị gia hình ở trước mặt Đức Chúa Trời nặng đến ngần nào. Nhận biết tội mình đã phạm là nhiều hơn tóc, cao hơn trán, đỏ hơn son, nặng hơn núi, đè đầy đầu cổ, hãm cả tâm linh lẫn thân thể, ấy là bước đầu của sự ăn năn. Khi vua Đa-vít ăn năn tội gian dâm, sát nhơn, thì kêu la cách thảm thiết rằng: “Vì tôi nhìn biết các sự vi phạm tôi, Tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi… Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, Cũng đừng cất khỏi tôi Thánh Linh của Chúa” (Thi 51:3,11). Phao-lô cũng dạy rằng: “Do luật pháp mà có sự biết tội” (Rô 3:20). Cũng xem Rô 1:22.Vả, có lắm người không phải là dốt nát về tội, song họ không coi tội là ô uế khốn khổ. Họ sống một cách thái nhiên giữa vòng trần tục tội ô, mà chẳng lời than phiền, chẳng tiếng oán trách, duy coi tội là sự yếu đuối, có dính dấp phần nào cũng chẳng qua là lẽ tất nhiên đó thôi. Hễ ai ăn năn thật lòng, chẳng những là tự biết tội mình, mà lại cũng nhận rằng tội lỗi là khổ sở, cay đắng, gớm ghiếc, và khốn nạn ở trước mặt Đức Chúa Trời không xiết kể. Kẻ ấy sẽ đồng thinh với Gióp mà kêu lên rằng: “Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài. Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, Và ăn năn trong tro bụi” (Gióp 42:5,6).(2)Yếu tố quan hệ với cảm tình: Yếu tố thứ hai quan hệ với cảm tình. Tội nhơn không những là cần tự biết tội mình mà thôi, lại cảm tình cũng cần đổi hướng, đến đỗi vì Đức Chúa Trời thánh khiết, đã khinh bỉ lòng nhơn từ thương xót của Ngài, đã cố ý lìa bỏ đường công chánh mà trở nên một đứa bất công bất khiết, chỉ đáng bị gia hình đời đời đó thôi. Sự buồn rầu ấy phải có yếu tố thứ ba (sẽ cắt nghĩa sau đây) cặp theo, mới kết quả sự ăn năn thật; vì Kinh Thánh gọi sự buồn rầu ấy là “sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời” (IICô 7:9,10). Bằng chẳng có yếu tố ấy cặp theo, thì sự buồn rầu ấy ắt sanh ra sự cắn rứt tuyệt vọng mà Kinh Thánh gọi là “sự buồn rầu của thế gian”, duy kết liễu sự chết đời đời đó thôi. Các câu dẫn dưới đây luận về nguyên tố thứ hai ấy rằng: Thi 51:1,2,10,14 (ấy là sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời). Ma 27:3,5; Lu 18:23; IICô 7:9,10Khá phân biệt sự buồn rầu vì sự hổ thẹn và sự sợ hãi do hiệu quả của tội mà ra với sự buồn rầu sanh ra sự ăn năn thật. Sự buồn rầu nầy là vô tư; còn sự buồn rầu kia là ích kỷ. Tội nhơn có thể tự trách, tự hối vì đã ngu dại mà phạm tội; nhưng nếu sự tự trách tự hối đó không khiến cho người sấp mình xuống ở dưới chơn Chúa, tận tâm khiêm tốn xưng tội mình ra, thì cũng vô ích cả. Nhiều người buồn rầu vì tội mình, lắm lúc cũng tuôn lụy tràn châu, nhưng chẳng ăn năn thật đâu. Họ giống như một em gái kia, cầu Chúa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời ôi, xin khiến con trở nên một đứa hiền lành, nhưng không cần hiền lành quá, chỉ hiền lành đủ để con khỏi bị ba má đánh đập thì thôi!” Sự ăn năn của vua Đa-vít ký thuật trong Thi 51 làm vì dụ về sự ăn năn thật. Trong sự ăn năn đó, Đa-vít chẳng suy nghĩ về hiệu quả của tội ra sao, hoặc người khác nghĩ thế nào, hay là theo bản tánh hủ bại nguyên tổ đã lưu lại mà chữa mình đâu. Bèn là coi tội mình là sự vi phạm nghịch cùng Đức Chúa Trời, khiến cho mình bị ô uế cả bề trong lẫn bề ngoài, đến đỗi cảm xúc rằng nếu Chúa không thương xót mà tha thứ cho, thì chắc phải tuyệt vọng hư mất đó thôi.Vả, ai có thể khiến cho tội nhơn buồn rầu xứng đáng dường ấy? Đáp: Chỉ nhờ công năng của Thánh Linh màthôi. Ông A.J> Gordon luận rằng: “Lương tâm làm chứng về luật pháp; Thánh Linh làm chứng về ân điển. Lương tâm lấy luật pháp mà thuyết phục tội nhơn; Thánh Linh dùng Tin Lành mà thuyết phục người. Sự thuyết phục về tội mình đã phạm, về công nghĩa mình không thể đạt đến, về sự xét đoán sắp thi hành trên mình. Còn Đấng Yên ủi thuyết phục về tội mình đã phạm, về công nghĩa của Christ mà Đức Chúa Trời sẵn lòng ban cho mình, về sự xét đoán đã làm xong ở nơi Christ rồi. Thực, chỉ một mình Thánh Linh có thể tỏ chân tánh của tội lỗi, ban ơn cho người ta cũng hiểu được và ghê sợ nó nữa.”(3)Yếu tố quan hệ với ý dục: Yếu tố thứ ba của sự ăn năn quan hệ với ý dục. Tự biết tội và buồn rầu vì tội chưa đủ. Tội nhơn còn cần phải quyết định lìa bỏ tội mà tìm kiếm Chúa, khẩn thiết Ngài tha thứ cho, cầu xin Ngài dùng huyết của Christ mà tẩy sạch lòng mình nữa, mới đáng gọi là sự ăn năn thật. Yếu tố nầy quan hệ hơn hết, cũng gồm lại hai yếu tố trước, và thường làm dấu hiệu chứng rằng tội nhơn đã thật lòng ăn năn vậy. Trong Kinh Thánh việc nầy gọi là Métanoia (Công 2:38; Rô 2:4). Có câu chứng rằng: Thi 51:5,7,10; Châm 28:13; Giê 25:5; Công 2:38Vả, sự lìa bỏ tội gồm lại bốn việc rất quan hệ, tức là:(a)Ghét tội: Quả đã hay tội là khổ, là ác, thì dễ thường lại không ghét nó. Kỳ thực, nếu tội nhơn không có lòng ghét tội, ắt không thể lìa bỏ nó được bao giờ. Đức Chúa Trời vì thương tội nhơn mà ghét tội, còn đành bỏ Con Độc sanh của Ngài thay, huống chi chúng ta chẳng nên càng thương Đức Chúa Trời mà ghét tội càng hơn sao? Chúa Jesus cũng dạy ta nên ghét tội, đến đỗi nếu có mắt hay chơn xui mình phạm tội, thì thà móc mắt hay chặt chơn đi mới phải (Ma 5:29,30). Thực vậy, ta thường thấy nếu châu thân ta có ung độc dầu chỗ nào thì cũng cam lòng tiêu trừ; vì hễ càng thương thân chừng nào, lại càng ghét tật bịnh chừng nấy. Mà nếu người ta sốt sắng trừ khử tật bịnh của thân thể dường ấy, huống chi là tật bịnh của linh thể, ta há chẳng nên sốt sắng trừ khử muôn phần hơn sao? Sự bối rối trong tâm linh của người ta, tình trạng khốn khổ trong thế giới, đều há chẳng tại tội mà ra ư? Vậy, sao không ghét tội? Sao không lập chí xa lìa nó? Vì người ta có ai bao giờ lại dám ấp rắn mà chơi ư? Ai là người bị ung độc mà lại không lo điều trị tiêu trừ ru?(b)Hối tội: Sự hối tội là bởi lòng ghét tội mà ra. Chưa hề có ai ghét tội mà lại không hối tội. Thực, nếu không có lòng hối tội, thì làm sao muốn lìa bỏ nó được? Thế nào khẩn thiết Chúa tha thứ, giải cứu khỏi quyền năng nó? Tội nhơn chịu ăn năn, cần phải biết hối tội như Phi-e-rơ đã thống hối than khóc thảm thiết (Ma 26:75), như đờn bà kia đổ nước mắt dầm dề dưới chơn Chúa (Lu 7:44), như vua Đa-vít lụy tuôn ướt cả nệm giường, nước mắt lộn với đồ ăn thức uống (Thi 32:1-4). Vì họ đều cảm xúc sự khốn khổ của tội, nên mới ghét đắng ghen cay nó mà thống hối cách thảm thiết dường ấy.(c) Xưng tội: Tội nhơn cũng cần phải xưng tội ra. Nếu trong lòng đã thật ăn năn cách đau thương, thì không thế nào không đến trước mặt Đức Chúa Trời mà xưng tội, thú nhận mọi sự vi phạm của mình, như kẻ thâu thuế kia, đấm ngực mà kêu cầu cùng Chúa rằng: “Xin thương xót tôi là kẻ có tội” (Lu 18:13); như Đa-vít tự trách tội mình, xưng ra trước mặt Chúa mà rằng: “Đức Chúa Trời ôi! Xin thương xót tôi tùy theo lòng nhơn từ của Chúa; Xin xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa” (Thi 51:1-4; 32:5). Sự xưng tội rất quan hệ, vì Kinh Thánh dạy rằng: “Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót” (Châm 28:13). Lại, nếu có xúc phạm với ai, căm giận ai, ghen ghét ai, thì phải thân hành đến người đó, xưng tội, cầu nguyện với nhau (Gia 5:15), mới mong Chúa tha thứ cho mình. Bởi vì hễ ai chẳng khứng tha thứ cho anh em mình, cũng chẳng có hi vọng được Đức Chúa Trời tha thứ cho mình vậy (Ma 3:23,24; 6:12,14,15; Lu 17:3).(d)Đền bồi: Vả, sự ăn năn được kể là chánh đáng chỉ khi nào có sự bồi thường cặp theo. Nói cho đúng thì sự bồi thường là bông trái của sự ăn năn, tỏ ra mình đã thật lòng ăn năn vậy. Đền bồi đây nghĩa là bổ lỗi ngày xưa, trả lại tiền của phi nghĩa, sửa lại lời nói hành nói xấu, đền lại điều mình làm thiệt hại ai bất cứ cách nào. Cựu ước dạy đạo bồi thường rõ lắm, bảo dân sự phải mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng. Xâm khuy tài vật của ai, thì phải bồi thường sung số (Xuất 21:28-36; Lê 24:18); chiếm đoạt của cải người nào, phải đền gia bội; phỉnh người lấy của, hoặc trộm cắp vật gì, thì chẳng những là phải trả lại y số, mà còn phải đem thêm số lời nữa (Lê 6:2-5; Dân 5:7). Ấy cũng là đạo mà các tiên tri dạy và giữ theo (ISa 12:3; Êxê 33:15)Nhưng có kẻ nói rằng: “Ấy là luật pháp buộc phải làm vậy, chớ ân điển thì khác.” Ta xin đáp: Khi Xachê ăn năn tội, thì phải thực hành lẽ đạo bồi thường và Christ ngầm chứng rằng việc bồi thường đó là bông trái của sự ăn năn thật, bởi vì sau khi Xachê đã quyết định thực hành đạo bồi thường, thì Chúa phán rằng: “Hôm nay sự cứu rỗi đã đến nhà nầy” (Lu 19:8,9).c) Ý kiến sai lầm về sự ăn năn: Về đạo ăn năn cũng có nhiều ý kiến phản đối lẽ thật dạy trong Kinh Thánh. Trong các ý kiến ấy có ý kiến của Giáo hội La-mã là quan hệ hơn hết. Giáo hội ấy chủ trương ba yếu tố của sự ăn năn như sau nầy: (1) Thống hối; (2) Xưng tội; (3) Đền bồi. Về ba yếu tố ấy họ dạy dưới đây:(1)Thống hối: Sự thống hối, đại khái là tội nhơn phải buồn bã vì tội lỗi mình, ghét nó, và cố quyết không phạm đến nữa. Chỉ tội do tình dục xui phạm, thì không cần buồn bã để ăn năn làm gì. Vì theo Giáo La-mã, tội ấy không phải là tội trọng, bèn chỉ tại sự yếu đuối dính vào xác thịt, đến lúc lìa khỏi thân thể mới mong thoát được thôi. Nhưng ý kiến ấy sai lầm, vì Kinh Thánh dạy rằng: Ga 5:19-21(2)Xưng tội: Kinh Thánh dạy người ta phải xưng tội cùng Đức Chúa Trời để được tha. Trái lại, Giáo hội La-mã dạy rằng phải xưng tội với nhà tư tế (prêtre), không nên giấu tội nào cả. Bằng có tội trọng nào mà không chịu xưng ra với người, thì không bao giờ được tha, và nếu cố ý giấu tội ấy thì tội nhơn lại thêm tội phạm thượng, càng mắc tội nặng gấp bội. Nhà tư tế cầm quyền của chìa khóa (Xem Ma 16:19), sẽ giải tội cho tội nhơn cũng như chính Christ giải tội cho họ vậy. Thuyết nầy rất sai lầm, bởi vì:(a)Kinh Thánh chẳng dạy người ta phải xưng tội với nhà tư tế nào cả. Trái lại, có câu bảo ta hãy xưng tội lẫn nhau thì có. Gia 5:16(b)Thuyết nầy làm bại hoại cả phương pháp cứu rỗi, vì đặt một bậc tư tế vốn yếu đuối, hay phạm tội làm kẻ trung bảo ở giữa tín đồ và Christ. Kinh Thánh dạy rõ ràng chỉ Christ là Đấng Trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người (ITi 2:5). Ngài làm trọn cả chức nhiệm ấy mà chuộc tội, và bào chữa chúng ta ở trước mặt Đức Chúa Trời (IGi 2:1; Hê 9:12,24; 7:25). Trong Ngài có sự cứu rỗi hoàn toàn, duy nhờ Ngài mà người ta có thể đến cùng Cha được (Gi 14:6; Công 4:12); chỉ một mình Ngài có phẩm giá và công lao hoàn toàn tuyệt đối để hành chức trung bảo cao thượng ấy (Hê 10:14; Côl 2:10). Lại cũng không cần ai làm trung bảo giữa ta và Christ, vì Ngài là Anh của ta, Thầy Tế lễ hay cảm thương ta, thường mời ta hãy trực tiếp đến với Ngài (Ma 11:28). Còn việc lôi kéo ta đến cùng Ngài cũng chẳng phải là việc của tư tế bất toàn kia đâu, bèn là việc của chính Thánh Linh vậy. (Gi 6:44; 16:14). ITi 2:5; IGi 2:1; Hê 9:12,24; Hê 7:25; Gi 14:6; Công 4:12; Hê 10:14; Côl 2:10; Gi 6:44; Gi 16:14(c) Kinh Thánh dạy bảo ta hãy trực tiếp xưng tội với Đức Chúa Trời: Ma 11:28; ITi 2:5. Viện dẫn ở trên; IGi 1:9(d)Sự xưng tội với bậc tư tế bao giờ cũng sanh ra sự trụy lạc cả phần thuộc thể lẫn phần thuộc linh, vì bậc tư tế đoạt lấy chỗ của Christ, khiến cho kẻ xưng tội tin cậy nơi người thọ tạo hơn là cậy nơi Đấng Tạo hóa. Cũng khiến cho tư tế có dịp dò xét chỗ kín nhiệm hơn hết của nhân cách giáo hữu, là việc chỉ thuộc về Đức Chúa Trời, và nhơn dịp ấy mở cửa cho Sa-tan cám dỗ cả kẻ tư tế lẫn người giáo hữu đương xưng tội, đến đỗi cả hai đều chìm đắm trong biển hoang hư bại hoại vậy. Lịch sử của Giáo hội La-mã làm chứng cho thực sự ấy một cách minh bạch lắm.(e)Thuyết nầy giải nghĩa Kinh Thánh sai, vì thường viện dẫn Ma 16:19; 18:18; Gi 20:22,23, để chứng thực cho ý kiến ấy. Ta thấy lời dạy về chìa khóa và về quyền buộc và mở, thì Christ không những là phán cùng các sứ đồ mà thôi đâu bèn là phán với cả toàn thể môn đồ. Về chìa khóa cửa trời, thì Phi-e-rơ có dùng để mở cửa Tin Lành cho dân Do Thái nhằm lễ Ngũ tuần, và cho dân ngoại bang ở trong nhà Cọt-nây. Về sau không còn dùng đến nữa. Còn về quyền buộc và mở, thì các sứ đồ và các nhà truyền đạo đầu tiên đều thi thố mỗi khi họ giảng Tin Lành tỏ ra cho thiên hạ biết các điều kiện về sự cứu rỗi là ăn năn tội và tin cậy Christ. Từ ấy nhẫn nay, hễ ai theo các điều kiện ấy, thì nhà truyền đạo có quyền tuyên bố cho họ rằng tội lỗi họ đã được tha, họ đã được cứu, đã trở nên con cái của Đức Chúa Trời rồi. Hễ ai giải nghĩa câu ấy cách khác thì phản đối với cả sự dạy dỗ của Kinh Thánh, khinh dể công việc của Christ, và tự xưng mình là có quyền bằng chính Đức Chúa Trời, bởi vì chỉ một mình Ngài có quyền tha tội mà thôi.(3)Đền tội: Yếu tố thứ ba trong đạo ăn năn của Giáo hội La-mã gọi là sự đền bồi. Khi tội nhơn đã xưng tội với nhà tư tế rồi, thì nhà ấy có quyền buộc tội nhơn phải chịu những việc khổ hạnh để đền bồi các tội vừa thú nhận đó. Việc khổ hạnh ấy có nhiều thứ, nặng hay nhẹ, nhiều hay ít, tùy theo chân tánh của tội. Họ cũng hay chia sự hình phạt tội ra làm hai thứ, là hình hiện thể và hình đời đời. Theo ý kiến họ thì tội nhơn có thể nhờ việc khổ hạnh mà chuộc tội hình hiện thể; còn chỉ Đức Chúa Trời có thể giải tội hình đời đời. Thuyết ấy cũng rất sai lầm, bởi vì:(a)Phản đối Kinh Thánh mọi bề. Kinh Thánh dạy rằng chỉ sự chết của Christ trên thập tự giá có đủ giá trị có đủ giá trị để đền bồi tội lỗi của người ta.(b)Khinh dễ cuộc đền tội hoàn toàn duy nhứt của Christ làm ra, khi Ngài đem dâng mạng sống Ngài trên thập tự giá làm sinh tế chuộc tội vậy (Hê 10:10-14).(c) Phân biệt hình hiện thể với hình đời đời cũng phản đối Kinh Thánh. Sự hình phạt tội bao giờ cũng là cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Đương khi tội nhơn chưa được ân xá, thì tội hình ấy vẫn còn, và tội nhơn chẳng được bình an. Song khi tội nhơn đã nhờ tế lễ vãn hồi của Christ đền tội cho mình rồi, thì chẳng còn có sự định tội cho kẻ ấy nữa (Rô 8:1). Sự khổ nạn hiện thể của tín đồ là phương pháp sửa trị, chớ gọi là sự hình phạt hay là phương cách đền tội thật sai lầm quá chừng.(d)Các việc “đền bồi” đó, nếu có Chúa bảo phải làm, thì không còn có thể gọi là “sự đền bồi” nữa, bèn là bổn phận thông thường của tín đồ đó thôi. Hễ tín đồ làm bổn phận mình thì chẳng bởi đó mà được công lao gì để đền tội đâu. Bởi vì làm trọn phận sự nầy chẳng có thể đền bồi tội bỏ phận sự kia được bao giờ. Bằng chẳng có Chúa bảo phải làm những việc “đền bồi” đó, mà tín đồ lại làm để đền tội mình, thì há chẳng phải là “sự thờ phượng theo ý riêng”, là điều Đức Chúa Trời gớm ghiếc đó sao? (Xem Côl 2:20-23).d) Những ngoại ý về đạo ăn năn: Đạo ăn năn lại có những đặc sắc nầy mà ta khá lưu ý đến.(1)Sự ăn năn là việc thuộc bề trong, và chẳng lẫn lộn với sự thay đổi tỏ ra bề ngoài nơi hành vi cử chỉ của người ăn năn. Sự xưng tội và sự bồi thường tuy là quan hệ vàrất mật thiết với sự ăn năn, thì cũng là bông trái của sự ăn năn bề trong hơn là chính sự ăn năn đó vậy.(2)Sự ăn năn vốn là địa vị tiêu cực, chớ chẳng phải là chính sự cứu rỗi đâu. Kỳ thực, sự ăn năn là bổn phận của tội nhơn, nên chẳng có công lao gì để đền bồi sự vi phạm của mình đâu. Bằng chẳng có đức tin cặp theo, thì sự ăn năn chẳng qua là sự buồn rầu tuyệt vọng về tội mà mình không có thể tự cứu chuộc được đó thôi.(3)Ngoài đức tin chánh đáng cũng chẳng có sự ăn năn thật. Nếu tội nhơn không có hi vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ thương xót tha tội cho, thì cũng chẳng có thể nào cảm xúc tội lỗi cực ác tệ, đáng gớm ghê không xiết kể. Thực, duy thập tự giá có quyền khiến cho tội nhơn ăn năn thống hối đó thôi (Xem Gi 12:32,33). Cho nên khi giảng dạy người ta phải ăn năn đối với Đức Chúa Trời, thì cũng phải khuyên bảo người ta hãy tin đến Jesus Christ, mới mong họ được cứu vậy (Ma 3:1-12; Công 19:4; 20:21; Lu 15:10,24; 19:8; Ga 3:7).(4)Hễ ai thật có lòng ăn năn, cũng có đức tin chánh thức. Bởi vì sự ăn năn là phản diện của sự trở lại cùng Đức Chúa Trời, còn đức tin là chánh diện của việc ấy. Nên ai có mặt nầy, cũng chắc có mặt kia nữa, mới hiệp lý vậy.2. ĐỨC TINChánh diện của sự trở lại cùng Đức Chúa Trời gọi là đức tin. Đức Chúa Trời dùng chữ “ái” mà bày tỏ ra phương pháp cứu rỗi; còn tín đồ thì bởi chữ “tín” mà nhận lấy sự cứu rỗi ấy. Đức Chúa Trời bởi Christ lấy lòng yêu thương vô hạn mà đến cùng loài người; còn loài người thì bởi bền lòng tin cậy Christ mà được đến gần Đức Chúa Trời. Trước đây ta thấy Đức Chúa Trời đã lựa chọn ta, kêu gọi ta, dùng Thánh Linh cảm hóa ta, cốt để khiến ta tin cậy nơi Christ, là Cứu Chúa của ta. Kinh Thánh dạy rằng: Rô 1:17; Gi 3:16; Ga 3:22; Êph 2:8Ấy vậy, đức tin rất quan hệ, đến đỗi cả công việc cứu rỗi thuộc về phương diện tín đồ đều được nên bởi cơ quan ấy.a) Định nghĩa đức tin: Vậy, đức tin là gì? Đáp: Đức tin là đều tội nhơn tình nguyện đổi ý mà xây lòng hướng về Christ. Đức tin gây nên sự đổi ý kiến, đổi cảm tình, và đổi mục đích, có quan hệ với cả bản ngã, cũng như sự ăn năn vậy. Nói cách khác, đức tin giống như bàn tay ta giơ ra hướng về Đức Chúa Trời để nhận lãnh các hạnh phước do cuộc cứu chuộc của Christ mà ra.b) Ba yếu tố của đức tin: Như ta đã thấy, sự ăn năn có ba yếu tố thể nào thì đức tin cũng có ba yếu tố thể ấy. Ba yếu tố ấy cũng quan hệ với ba yếu tố của bản ngã, tức là quan hệ với trí ngộ, cảm tình, và ý dục. Xin theo ba yếu tố ấy mà giải thích đức tin như sau đây:(1)Yếu tố quan hệ với trí ngộ: Yếu tố thứ nhứt của đức tin là sự tín phục lẽ thật về đạo cứu rỗi. Đại khái tội nhơn phải thừa nhận rằng cả Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, phải tín nhận các lẽ Kinh Thánh dạy về Đức Chúa Trời, về loài người, về tội lỗi, về Cứu Chúa, về phương pháp cứu rỗi, đều là chánh giáo của Đức Chúa Trời cả. Đức tin nầy, tuy rất quan hệ và làm nền tảng của đức tin đưa đến Christ, thì cũng chưa có thể cứu ai được, vì nó chỉ thuộc về trí ngộ, có căn cứ ở nơi các sự thực của Cơ đốc giáo, và chỉ tiếp xúc với quan năng hiểu biết mà thôi. Lắm người đã có đức tin ấy mà không được cứu. Nhằm đời Christ cũng có kẻ chỉ lấy trí ngộ mà tín nhận Christ, cũng như Giăng chứng rằng: Gi 2:23,24.Ni-cô-đem cũng có đức tin ấy, vì ông nói cùng Chúa rằng: Gi 3:2Gia-cơ cũng dạy đức tin của trí ngộ không cứu ai được, vì ông chép rằng: Gia 2:19Vả, đức tin của trí ngộ dầu không cứu rỗi ai, thì cũng là bước đầu tiên trên đường dẫn đến sự cứu rỗi. Cũng không phải là không kết quả đôi điều tốt lành đâu, vì ngày nay do sự tín nhận đạo Christ bằng trí ngộ, mà trong xã hội đã nảy ra biết bao việc bác ái từ thiện, như là nuôi kẻ mồ côi, cất nhà thương, coi sóc kẻ đau yếu, cứu tế kẻ nghèo khổ, v.v. Lịch sử chép rằng trong cổ La-mã đế quốc chẳng có nhà thương hoặc nhà mồ côi, hoặc việc gì bác ái từ thiện gì cả, bởi vì họ chưa biết gì đến đạo Christ.(2)Yếu tố quan hệ với cảm tình: Yếu tố thứ hai của đức tin quan hệ với cảm tình. Tội nhơn cảm xúc linh hồn mình đương đứng trong địa vị hư mất, tự mình chẳng có thể cứu mình khỏi được. Nhưng khi nghe Tin Lành về ơn cứu rỗi trong Chúa Jesus Christ, thì lòng bèn cảm động, tin rằng ơn ấy có đủ quyền cứu linh hồn mình khỏi địa vị hư mất ấy được. Ta có thể tín phục Tin Lành là đạo cứu rỗi duy nhứt, nhưng nếu ta không thừa nhận là đạo có quyền cứu rỗi linh hồn của chính mình ta, thì sự tín phục ấy cũng chẳng đủ quyền đưa ta đến sự cứu rỗi đâu. Lắm người có yếu tố thứ nhứt và thứ hai của đức tin, đến đỗi trải một thời gian ngắn ngủi họ cũng dường như là tín đồ thật; song về sau đời sống của họ chứng rằng họ chưa được tái sanh đâu, vì hành vi cử chỉ của họ chẳng đơm bông kết trái xứng hiệp với đức tin sống và thật vậy. Kinh Thánh có câu luận về kẻ có đức tin bất toàn dường ấy rằng: Ma 13:20,21. Cũng xem Thi 106:12,13; Êxê 33:31,32; ; Gi 5:35; Gi 8:31,32Những người ấy tín phục lời Chúa giảng dạy, nhưng chưa tín nhận chính Ngài làm nguồn gốc của đức tin và của đời sống của họ. Dầu vậy, Chúa chẳng khinh dể sự tín phục ấy đâu, vì là bước thứ hai trên đường dẫn đến đức tin hay cứu rỗi vậy.(3)Yếu tố quan hệ với ý dục: Yếu tố thứ ba của đức tin hay cứu rỗi quan hệ với ý dục, và là yếu tố quan hệ hơn hết; vì dầu ai có hai yếu tố trước mà không có cái thứ ba nầy, thì cũng chưa có thể gọi là có đức tin hay cứu rỗi. Sau khi tội nhơn đã thừa nhận đạo Tin Lành là lẽ thật của Đức Chúa Trời, đã cảm xúc đạo ấy có quyền cứu rỗi linh hồn mình, thì cũng phải quyết định vâng theo điều kiện của đạo ấy mà tin cậy Christ làm Cứu Chúa của mình, mới mong được cứu. Việc tin cậy Christ có hai phương diện, tức là (a) đến cùng Christ, và (b) công nhận Christ.(a)Đến cùng Christ: Nếu yếu tố thứ ba của sự ăn năn là lìa bỏ tội, thì yếu tố thứ ba của đức tin là đến cùng Christ. Loài người chẳng khác như con hoang đàng kia đã bỏ nhà Cha mà đi phương xa, ăn chơi buông tuồng, lãng phí cả gia tài mình. Khi nó tỉnh ngộ, thì nói rằng: “Ta sẽ đứng dậy trở về cùng Cha” (Lu 15:11-24). Ấy là nó đã có đức tin, tin nơi cha có sự tha thứ và sự cứu rỗi mới dám quyết định như vậy. Khi tội nhơn biết đạo Chúa, cảm xúc Chúa có quyền cứu rỗi mình, thì mới quyết định đi đến cùng Chúa, gieo linh hồn khốn nạn nơi chơn Ngài, cầu khẩn Ngài thương xót mà cứu vớt cho với. Kinh Thánh cũng chứng nhận lời nầy thực là lẽ thật, vì thường mời tội nhơn hãy nhìn xem Chúa, hãy đến cùng Ngài, hãy theo Ngài, hãy tin Ngài để được cứu. Ês 45:22; Ma 11:28,29; Gi 8:12; Gi 14:1; Công 16:31Chúa chẳng ép ai đến cùng Ngài, nhưng Ngài chỉ khuyên mời. Tội nhơn nghe lời khuyên mời ấy, phải cố quyết vâng theo và nhận lấy, thì chắc được cứu. Kìa, có một cô gái nhỏ đương đứng trên hòn đá hiểm trở kia, không phương gì đi xuống được. Nhưng cha của cô ấy đứng ở phía dưới, giơ tay lên, khuyên con hãy gieo mình xuống trong cánh tay mạnh mẽ của cha. Tuy cô gái sợ hãi lắm, nhưng cứ vâng theo lời cha mà gieo mình vào cánh tay của cha, vì nó tin cậy nơi lời hứa, tình yêu thương, và cánh tay mạnh mẽ của cha. Tội nhơn cũng vậy, dầu lòng có sợ hãi, cũng hãy nên vâng lời Chúa mà gieo mình vào cánh tay hay cứu rỗi của Ngài, tin cậy nơi lòng thành tín của Ngài, bởi vì Ngài đã hứa: “Kẻ nào đến cùng Ta, thì Ta không bỏ ra ngòai đâu.” (Gi 6:37)(b)Công nhận Christ làm Cứu Chúa mình: Nhưng đến cùng Christ chưa đủ; tội nhơn cũng phải công nhận Christ là Cứu Chúa của mình, là nguồn của sự tha tội, là sự sống thuộc linh của mình. Dầu tội nhơn tín phục cả lẽ thật về Christ biên chép trong Kinh Thánh, lấy trí ngộ mà thừa nhận Ngài là Đấng Cứu thế đã chịu chết trên thập tự giá, sống lại và thăng thiên để cứu loài người, thì chính người ấy cũng chẳng được cứu, miễn là ứng dụng lẽ thật ấy cho chính mình mình, công nhận Christ là Cứu Chúa của mình, mới được cứu thôi. Người ta có thể thừa nhận Christ là Đức Chúa Trời, nhưng chối Ngài là Cứu Chúa của mình. Đức tin chẳng khác gì cánh tay của linh hồn giơ ra nhận lấy ơn cứu rỗi ở nơi Chúa, giống như dây đồng tiếp xúc với máy điện kia, làm đường cho luồng điện chạy đến bóng đèn khiến nó sáng ra, và tợ hồ như linh hồn đói khát được ngồi ăn uống tại bàn ân điển của Christ vậy. Có câu Kinh Thánh dạy rằng: Gi 1:12; Gi 4:14; Gi 6:53; Gi 20:31; Êph 3:17; Hê 11:1; Khải 3:20Có thể lấy tư tưởng, cảm xúc và việc làm của một nạn nhơn đứng bên cạnh chiếc thuyền trên cù lao nhỏ ở giữa con sông kia trong cơn lụt lớn mà làm thí dụ cho ba yếu tố của đức tin. Cù lao sắp bị dòng nước khỏa lấp. Trước hết nạn nhơn chỉ lấy quan điểm trí ngộ mà dòm xem chiếc thuyền ấy, chỉ mới tưởng rằng nó quả là một chiếc thuyền thực tại đó thôi. Nhưng nước càng dâng lên càng cao khiến cho nạn nhơn tin chắc phải bị đắm chìm trong dòng nước lụt ấy, người bèn ngó đến chiếc thuyền ấy lần thứ hai, thì cảm động, nhìn nhận rằng nó là một chiếc thuyền tốt, có thể giúp ích cho mình trong hoàn cảnh nguy hiểm nầy. Dầu vậy, người chưa quyết định nhờ nó. Song nước cứ lên mãi, dòng sông càng chảy mạnh hơn gần ngập cả cù lao, thiếu chút nữa người ấy phải bị nó lôi cuốn đi mất. Nên người lại dòm đến chiếc thuyền lần thứ ba, tức thì ý dục người liền quyết định nhờ nó để thoát nạn chết đuối. Vậy, người bèn nhảy vào nó, cậy nó, nhận nó là phương pháp cứu vớt có một không hai. Chỉ việc nhảy vào thuyền đó là đức tin thật cứu người khỏi chết đuối, mà cũng gồm lại cả hai việc của trí hiểu và cảm tình trước kia nữa. Vả lại, khi người mới vào thuyền, có lẽ còn nghi ngờ sợ hãi nó không thể đưa mình đến bờ bến yên ổn chăng. Nhưng khi đã vào rồi, thì nhờ người lái thuyền an ủi mình, cất hết sự lo sợ đi, đến đỗi tin chắc rằng đã được toàn cứu rồi.Cũng vậy, tội nhơn trước hết tín phục lẽ thật về Chúa; rồi cảm xúc rằng Chúa có thể cứu rỗi mình; nhưng chỉ khi người công nhận Ngài làm Cứu Chúa thuộc riêng về mình, thì mới được cứu đó thôi. Lại đức tin hay cứu rỗi có lẽ ban đầu chưa khiến cho mình nhận sự biết chắc mình được cứu đâu, có lẽ trong lòng vẫn còn có sự sợ hãi chăng; nhưng nếu mình đã công nhận Christ rồi, ắt không sớm thì muộn Thánh Linh sẽ “cùng tâm linh chúng ta đồng chứng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời” (Rô 8:16) vậy.c) Nguồn gốc của đức tin: Kê cứu Kinh Thánh về nguồn gốc của đức tin, thì thấy có hai mặt, một mặt quan hệ với Đức Chúa Trời, một mặt quan hệ với loài người.(1)Mặt quan hệ với Đức Chúa Trời: Kinh Thánh dạy rằng đức tin do cả Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà ra.(a)Do Cha ban cho: Đức tin thật vốn do ân điển của Đức Chúa Trời ban cho mở mang và làm cho kết quả. Có câu Kinh Thánh chứng: Rô 12:3; Êph 2:8; Phil 1:28,29. Cũng xem ICô 12:Thế thì, vì đức tin đã là ân tứ của Đức Chúa Trời, nên hễ ai còn thiếu đức tin, phải noi gương các sứ đồ, cầu khẩn Ngài rằng: “Xin thêm đức tin cho chúng tôi” (Lu 17:5). Hoặc bắt chước theo lời cha của đứa nhỏ kia mà cầu xin rằng: “Tôi tin; xin giúp đỡ sự không tin của tôi!” (Mác 9:24)(b)Do Con ban cho: Đức tin cũng do Con mà ra. Vì thơ Hê 12:1,2 gọi Ngài là “Nguyên Soái và sự thành toàn của đức tin.” Và trong Lu 17:5, các sứ đồ cầu nguyện Ngài rằng: “Xin thêm đức tin cho chúng tôi.” Khi Phi-e-rơ nhìn xem Chúa thì bước đi tự do trên mặt biển; ấy là đức tin. Song khi sợ hãi mà nhìn xem sóng biển nổi cao tận trời, bèn đắm chìm; ấy tại không tin. Nên khi Phi-e-rơ kêu Chúa vớt, cũng bị Ngài trách là ít đức tin vậy (Ma 14:30,31). Hễ ta cứ nhìn xem Jesus, là Nguyên Soái của đức tin, ắt đức tin ta sẽ càng ngày càng thêm mãi, cứ đem ta đến chốn toàn cứu chẳng sai.(c) Do Thánh Linh ban cho: Đức tin cũng là công việc của Thánh Linh. Nhờ Ngài cảm động ta, ta mới có thể biết tội, cảm xúc ơn cứu rỗi trong Christ, có lòng muốn đến cùng Christ mà tin cậy Ngài cho được cứu rỗi. Phao-lô chép: ICô 12:9. Cũng xem Công 6:5; 11:17.Ấy vậy, đức tin là ân tứ của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta thiếu ân ấy, há chẳng phải là tội của chúng ta chăng? Đáp: Đức Chúa Trời muốn gây dựng đức tin trong lòng mọi người, và chắc sẽ làm việc ấy, miễn là họ đừng ai chống chỏi Thánh Linh của Ngài. Cho nên chúng ta có tội không những là vì thiếu đức tin thôi đâu, mà lại vì chống trả Thánh Linh muốn gây dựng đức tin ở trong lòng ta vậy.(2)Mặt quan hệ với loài người: Đức tin cũng do hai công việc làm của loài người mà được nên nữa.(a)Bởi sự nghe đạo: Người ta có thể được cứu là nhờ lời ứng hứa của Kinh Thánh bởi Đức Chúa Trời khải thị cho. Rô 10:14-17Hễ tội nhơn đến cùng Chúa Jesus mà được cứu rỗi, là chỉ nhờ lời Đức Chúa Trời đã ứng hứa chép để từ xưa, và nhờ lời giảng dạy của nhà truyền đạo đương thời mà họ đến được đó thôi. Thánh Linh lấy lời tội nhơn đọc và nghe đó mà ứng dụng cho lòng của họ, để gây dựng đức tin dẫn đến Christ cho được cứu rỗi. Thế thì, hễ người nào khinh bỏ lời Kinh Thánh, chẳng khứng nghe lời giảng của đầy tớ Ngài, quả không còn hi vọng gì cho người đó sẽ được đức tin hay cứu rỗi bao giờ; vì xưa nay sự tin do sự nghe; và sự nghe cũng chỉ do lời của Đức Chúa Trời đó thôi. Cũng xem Ês 45:22; Êph 1:13,15.(b)Bởi sự thực hành: Chúng ta đối với các lẽ đạo cần yếu, ban đầu chưa quen thuộc, chưa hiểu rõ, tưởng là không phải, không thật, kịp khi mình đã thực hành và đã thí nghiệm rồi, thì mới biết lẽ đạo ấy là vô ngộ. Thường có kẻ cho lẽ đạo về huyết của Jesus Christ làm sạch tội, khiến được tái sanh và xưng nghĩa đều là mê tín cả. Nhưng nếu một khi họ bằng lòng quyết trớm thử tín nhận thì chắc sẽ tỉnh ngộ; kế đó hễ tin cậy bao nhiêu, lại cảm xúc nó càng là lẽ thật có quyền cứu rỗi bấy nhiêu, rồi rốt lại kết quả một đức tin hằng sống và trọn vẹn. Cho nên hễ ai biết đạo Chúa mà vẫn chưa nói rằng chưa tin, xin chính người ấy hãy nghiệm thử tín phục làm theo, ắt không sớm thì muộn sẽ có đức tin mạnh để đạt mình vào đường cứu rỗi. Vì chính Chúa Jesus phán: Gi 7:17Giả như ta nghe biết nhà y sĩ trứ danh kia có tài chữa bịnh nguy hiểm của mình. Khi nghe đến tên nhà trứ danh y ấy, ta bèn đến nhờ ông chữa bịnh cho. Sau khi khám bịnh kỹ càng rồi, nhà y sĩ bèn cho ta một phương thuốc, bảo phải uống mỗi ngày ba lần. Ấy vậy, mặc dầu ta đã tận tâm tín phục tài nghệ của nhà danh y ấy nhưng cứ cất mãi thang thuốc kia trong tủ, không chịu dùng đến, há có lành bịnh được không? Tự nhiên là không! Chỉ buộc phải vâng theo lời của y sĩ mà uống, mới mong được chữa lành. Về sự được cứu rỗi cũng vậy; chỉ nghe và tín phục đạo Christ thì không đủ; cũng cần phải tận tâm thực hành, nghĩa là tận tâm công nhận Chúa Jesus, tin cậy nơi huyết Ngài, mới chắc được cứu vậy.3. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỨC TINNói rộng, thì đối tượng của đức tin hay cứu rỗi là cả lẽ thật bởi Đức Chúa Trời khải thị và truyền dạy cho linh hồn hiểu thấu được; nhưng nói hẹp, thì đối tượng ấy là Vị cách và công việc của Jesus Christ, vì ấy là trung tâm của sự khải thị của Đức Chúa Trời. Tân ước chứng rằng các sứ đồ chuyên tâm giảng dạy về Christ bị đóng đinh, chết và sống lại. Công 17:18; ICô 1:23; Côl 1:27,28Đức tin hay cứu rỗi cũng chẳng phải bởi tín phục một giáo hệ nào, hoặc vâng theo những nghi thức của giáo hội nào, bèn là tận tâm thành ý tin cậy Jesus Christ, nhận Ngài ngự vào lòng để làm Cứu Chúa độc nhứt vô nhị của mình vậy.4. CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC TINTại cớ sao tín đồ biết mình có đức tin hay cứu rỗi? Đáp: Có hai bằng chứng gọi là nội chứng và ngoại chứng.a) Nội chứng: Nếu người nào có đức tin thật, thì cũng đồng một lúc đó biết chắc mình đã được cứu. Vì Thánh Linh là Đấng gây dựng cho ta có đức tin ấy, cũng liền chứng trong lòng ta rằng mình là con cái của Đức Chúa Trời. Phao-lô và Giăng chép: Rô 8:16; IGi 4:13Cũng nhờ chứng cớ đó mà chúng ta được bình an, vì biết tội đã được tha, mình đã được phục hòa với Đức Chúa Trời, được Ngài kể là công nghĩa ở trước mặt Ngài. Phao-lô dạy rằng: Công 13:38,39; Rô 5:1,2Vả, cũng có đôi người có đức tin thật, nhưng trong lòng chưa có chứng cớ chắc chắn, vẫn lo ngại mình chưa được cứu rỗi. Ấy có lẽ là tại vì họ chưa thông hiểu đạo cứu rỗi, hay là tại vì đức tin vẫn còn non nớt yếu đuối. Kẻ ấy nếu thành tâm nương cậy nơi lời Christ đã phán, ắt không sớm thì muộn sẽ có chứng cớ chắc chắn trong lòng rằng mình đã vượt khỏi sự chết và đến sự sống rồi. Sứ đồ Giăng chứng rằng: Gi 1:12,13Câu ấy dạy rõ điều quan hệ không phải là sự cảm xúc trong lòng, bèn là điều Đức Chúa Trời phán dạy. Hễ mình đã nhận Christ là Cứu Chúa của mình, thì đã được quyền bính trở nên con cái của Đức Chúa Trời rồi. Ấy là chắc chắn đáng tin mọi bề. Dầu lòng lo ngại và ma quỉ gieo rằng không thật, thì mình cũng hãy cứ tín nhận là thật vậy; rồi sau hẳn sẽ có chứng cớ chắc chắn rằng mình hẳn đã được cứu không sai. Cũng xem Gi 5:24.b) Ngoại chứng: Ngoại chứng là đời sống của tín đồ đã đổi mới, bày tỏ cách ăn nết ở đã trở nên hiền lành đạo đức khác hẳn với đời sống cũ mọi bề. Bởi vì Christ chẳng những là Cứu Chúa ở thân ngoại, bèn cũng là chính sự sống của tâm linh ta nữa. Hễ ai có đức tin thật, thì đã hưởng được sự sống ấy, cũng kết quả được một đời sống thích hiệp với đời sống của Ngài. Đức tin nào không kết quả như thế là đức tin chết. Vì như xác thịt không có linh hồn phải chết thể nào, thì đức tin không có việc làm cũng chết thể ấy. Thực như Gia-cơ luận rằng: Gi 2:14-16Hễ thây đã chết, mà lại nói linh hồn còn ở trong, há chẳng là nói dối sao? Còn ai nói mình có đức tin mà đời sống mình chẳng tỏ ra tâm chí của Christ chút nào, ấy há chẳng cũng là nói dối ư? Ta thường thấy có người không hề tỏ ra tánh nết của Christ mảy may nào, mà lại tự vị mình có đức tin, được cứu rỗi, ấy há chẳng phải là người tự khi sao? Vì từ xưa đến nay chưa hề thấy người nào có đức tin thật mà lại không có ít nhiều trái yêu thương, thánh thiện, công nghĩa lộ ra ngoài để chứng thực cho đâu. Bởi chưng nơi nào có đức tin thật cũng có Thánh Linh, mà nơi nào có Thánh Linh cũng có những trái của Ngài. Còn trái ấy là “yêu thương, vui mừng, bình hòa, nhẫn nại, nhơn từ, hiền lành, trung tín, nhu mì, tiết độ” (Ga 5:22; cũng xem Ga 5:6).5. CÔNG NĂNG CỦA ĐỨC TINVả, công năng của đức tin là gì? Công năng của đức tin thật rất nhiều và phiền phức lắm. Đây chỉ xin theo bốn phương diện mà tổng kết lại những đều chủ yếu về công lực của đức tin, theo như ta đã kê cứu qua rồi.a) Công năng đức tin tỏ ra trong sự cứu rỗi: Kinh Thánh dạy rằng, hễ ai tin Con Đức Chúa Trời thì không bị hư mất, nhưng được sự sống đời đời (Gi 3:16). Cũng dạy rằng nếu ai có đức tin đúng đắn về Christ, thì hưởng được các phước đã hứa (Ga 3:22; Êph 2:8), được sống (Rô 1:17), được cứu (Rô 10:9), được tha tội (Công 13:38,39), được xưng nghĩa (Rô 5:1), được tái sanh làm con cái Đức Chúa Trời (Gi 1:12,13; Ga 3:26), được kế thừa Đức Chúa Trời và đồng kế thừa với Christ (Rô 8:17), được lánh khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Rô 5:1,9; Côl 1:10), được giải cứu khỏi sự hung tàn áp chế của Sa-tan, được phóng thích khỏi sự nô lệ của luật pháp (Ga 3:1-14), và được thoát ly sự bại hoại của đời tự do tình dục mà ra (IIPhi 1:4). Gi 3:16; Ga 3:22; Êph 2:8; Rô 1:17; Rô 10:9; Công 13:38,39; Rô 1:5; Gi 1:12,13; Ga 3:26; Rô 8:17; Rô 5:1,9; Côl 1:10; Ga 3:10,11,13. (xem cả đoạn). IIPhi 1:4b) Công năng của đức tin tỏ ra trong đời sống tín đồ: Đời sống của tín đồ là đời sống của đức tin. Các tín đồ xưa nay đều lấy đức tin mà làm đều công nghĩa, vui lòng giữ đạo, bền đỗ mà chịu hoạn nạn thử thách. Họ nhát mà dạn, yếu mà mạnh, chịu nhiều đều khinh bỉ, lắm nỗi đòn vọt, nào xiềng xích, nào lao tù, họ đều vui lòng chịu cả. Còn những thái độ trong sạch, hiền lành, vui mừng, hòa bình và yên ổn trong cơn hoạn nạn đó, đều là quả hiệu, là công việc của đức tin cả. Hê 11: Hê 11:1, Hê 11:2, Hê 11:33-38.c) Công năng của đức tin tỏ ra trong sự cầu nguyện: Chúa Jesus đã phán: Ma 21:22; Mác 11:24Kinh Thánh dạy đi dạy lại về đức tin đối với sự cầu nguyện rất tỏ tường. Hễ muốn được phước gì, làm việc gì, thì duy bởi sự cầu nguyện, mà được cả. Từ xưa đến nay những bực vĩ nhơn đều hay lấy đức tin cầu nguyện, rồi sau bước ra làm nhiều phép lạ dấu kỳ, làm công việc cả thể, đến đỗi khiến cho người ta phải kinh hồn khiếp vía. Hoặc đọc Kinh Thánh, hoặc khảo cứu lịch sự Hội Thánh, thì thấy những người Đức Chúa Trời dùng cách cả thể ấy chỉ là những người hay lấy đức tin mà cầu nguyện đó thôi. Phao-lô cũng chứng cho lẽ thật nầy khi viết cho tín đồ Têsalônica rằng: ITê 1:2,3. Cũng xem Hê 11:32-39d) Công năng của đức tin về việc chưa thấy: Trước giả thơ Hê-bơ-rơ luận về đức tin dạy rằng: Hê 11:1,3Ta thường thấy người đời đối với sự tin kính Đức Chúa Trời, đối với sự tín nhận lời Kinh Thánh, cùng đối với cuộc tương lai, có nhiều ý tưởng hồ nghi và lắm lời xích bác. Tại cớ sao có những điều ấy? Không chi khác hơn là tại họ thiếu đức tin đó thôi. Theo hai câu ở trên, đối với những điều chưa hiểu chưa thấy, thì ta phải lấy đức tin cân nhắc và giải quyết. Trong các sự cân nhắc và giải quyết ấy ta cũng phải lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn và thước mực. Hễ Kinh Thánh dạy lẽ nào, dầu trí ngộ ta không hiểu thấu được (như chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời và sự tự chủ của loài người, cùng các lẽ đạo do đó mà ra), thì cũng phải tín nhận và phục tùng trọn vẹn. Có kẻ nói, ấy là tợ hồ mê tín. Song chẳng phải mê tín đâu; hễ đã quả thật thừa nhận lẽ ấy rồi, thì chẳng bao lâu sự thừa nhận đó trở nên đức tin thông sáng, ban cho lòng bình an, vui vẻ không xiết kể. Bởi vì trước sau đối với tín đồ “đức tin là thực thể của điều mình trong mong, bằng cớ của điều mình chưa thấy”; và nhờ đó mình “đạt đến cả sự giàu có do sự xác tín đầy trọn của trí hiểu, mà thật biết lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Christ, mà mọi sự quí báu về khôn ngoan, tri thức đều giáu kín trong Ngài” (Côl 2:2,3).6. SỰ TẤN BỘ CỦA ĐỨC TIN.Xét đức tin hoặc về mặt quan hệ với Đức Chúa Trời hay là mặt quan hệ với loài người, đều thấy rõ đức tin có thể tấn bộ và thêm lên được. Nếu coi đức tin là việc của loài người, thì thấy nó có ba yếu tố quan hệ với trí hiểu, cảm tình và ý dục. Ba yếu tố ấy có thể mở mang tấn bộ. Nếu coi là việc của Đức Chúa Trời trong lòng, thì cũng biết nó có thể tấn bộ, vì Đức Chúa Trời có quyền nhờ Thánh Linh và lời Kinh Thánh mà ban cho trí hiểu lẽ đạo thêm, ban cho cảm tình quyền cảm xúc sự yêu thương thêm, và ban cho ý dục năng lực để vận hành theo đức tin nhiều hơn. Ban đầu thì đức tin thật là yếu ớt lắm, nhưng cuối cùng nhờ sự bổ dưỡng của Đức Chúa Trời, nó trở nên mạnh mẽ hẳn, thi thố được những việc cả thể làm sáng danh Chúa.Đức tin tấn bộ do nhiều duyên cớ: nếu đức tin cứ thực hành theo lẽ thật mà mình đã tín nhận, thì đức tin tự nhiên tấn phát; bằng không khứng làm theo lẽ thật ấy, chắc đức tin không những là không tấn bộ, mà lại phải suy nhược và mất đi thì có. Xưa môn đồ cầu Chúa rằng: “Xin thêm đức tin cho chúng tôi.”, thì Chúa trả lời rằng, đức tin giống như hột cải, ban đầu tuy rất nhỏ, nhưng nếu gieo nó trong đất, thì nó sẽ mọc lên thành cây cối được (Lu 17:5,6). Vả lại, nếu muốn đức tin tấn bộ, thì cũng phải cần giao thông với Đức Chúa Trời nhiều, vì hễ càng gần gũi Ngài bao nhiêu, thì đức tin càng lớn bấy nhiêu. Đức tin cũng nhờ từng trải nhiều phen thử thách mà được thêm lên, được tinh sạch và quí giá hơn. Phi-e-rơ ví dụ đức tin như vàng chịu lửa thí nghiệm mà rằng: IPhi 1:6,7Thế thì, nếu tín đồ phải gặp sự thử thách trăm bề mà lại lấy lòng nhẫn nại chịu nổi, thì đức tin của người đó càng được trọn vẹn càng hơn, đến đỗi gây nên sự vinh hiển, tôn trọng cho Christ trong ngày Ngài hiện đến. Nên Gia-cơ hay khuyên rằng: Gia 1:2-4Đức tin đã là công việc của Thánh Linh, thì nếu Ngài cứ ngự trong lòng ta, hành động tự do trong ta, ắt sẽ khiến cho mỹ đức ấy cũng càng ngày càng tăng lên mãi, đến đỗi khiến ta đạt đến bực cao thượng trọn vẹn cực kỳ. Bởi vì con đường đức tin, ấy là “con đường người công nghĩa, giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa” (Châm 4:18)
Chương 5 – LUẬN VỀ SỰ TÁI SANHLẼ ĐẠO tái sanh rất quan thiết với đạo cứu rỗi. Bởi vì nếu một người nào không được tái sanh, thì không những là không vào nước Đức Chúa Trời, mà lại cũng chẳng thấy nước ấy được bao giờ. Chính Đức Chúa Jesus phán rằng: “Nếu người nào chẳng bởi nước và Thánh Linh mà sanh, thì không thể vào nước Đức Chúa Trời được” (Gi 3:5). Lại “nếu người nào chẳng được tái sanh, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Gi 3:3). Trong chương trước, ta đã kê cứu về tội nhơn trở lại cùng Đức Chúa Trời, thấy nó là việc bởi sự ăn năn và đức tin đến Chúa Jesus Christ mà được nên. Trong cuộc cứu rỗi, việc trở lại cùng Đức Chúa Trời là phần thuộc về tội nhơn; còn sự tái sanh là phần thuộc về Đức Chúa Trời. Nói theo sự từng trải của tín đồ, thì hễ tội nhơn bắt đầu ăn năn tội, tin cậy Jesus Christ, thì liền được tái sanh. Song đối với Đức Chúa Trời có lẽ phải cho ơn tái sanh là căn nguyên của việc tội nhơn ăn năn tin cậy đó. Xét lời Kinh Thánh, nghiệm thử lòng ta, thì rõ lắm công việc tái sanh rất khẩn yếu, rất lạ lùng khôn xiết kể. Sau đây xin lược luận đến những điều quan yếu nhứt.I. ÐỊNH NGHĨA SỰ TÁI SANHTấn sĩ A.J. Gardon định nghĩa sự tái sanh, gọi là “sự truyền đạt thần tánh của Đức Chúa Trời cho người ta bởi ơn vận hành của Thánh Linh và Lời Kinh Thánh”. Có kẻ khác gọi đó là tác dụng của Thánh Linh đổi tội nhơn ra người mới giống như hình trạng của Đức Chúa Trời (IICô 5:17; Tít 3:5-7). Như cái khởi điểm của sự sống thuộc thể được gọi là sự sanh ra thể nào, thì cái khởi điểm của sự sống thuộc linh cũng được gọi là sự sanh ra thể ấy. Sự tái sanh của con cái Đức Chúa Trời vốn một việc thực tế, chỉ được nên bởi công năng của Đức Chúa Trời vốn một việc thực tế, chỉ được nên bởi công năng của Thánh Linh mà thôi. Bởi vì “hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Thánh Linh là linh” (Gi 3:6).Cũng có thể gọi sự tái sanh là việc Đức Chúa Trời đổi tâm tánh của tội nhơn ra mời, tái tạo sự khuynh hướng của lòng đến đỗi nó không còn khuynh hướng về tội lỗi và ích kỷ nữa, bèn là khuynh hướng về Đức Chúa Trời và thánh ý của Ngài. Nói đại khái, sự đổi mới nầy quan hệ với cả bản ngã của người ta, tức là quan hệ với trí ngộ, cảm tình và ý dục: trí ngộ được linh quang mới soi sáng vào để thông hiểu lẽ thật của Đức Chúa Trời; cảm tình được ái tình mới để yêu thương Đức Chúa Trời và đồng bào; ý dục được ý chí thánh khiết, năng lực siêu nhiên để ăn ở theo đời sống mới. Kết cuộc là lòng được tẩy sạch, lương tâm được yên ổn, và cả tâm linh, tâm hồn cùng thân thể đều được đầy dẫy đức tin, bình an, vui vẻ trong Thánh Linh vậy (Rô 5:2; 14:17).II. LỜI KINH THÁNH MÔ TẢ SỰ TÁI SANHTrong Kinh Thánh có nhiều đoạn sách luận đến sự tái sanh, định nghĩa và mô tả công việc huyền diệu ấy. Đây xin kể lại vài điều quan hệ hơn hết.1. LÒNG MỚI VÀ THẦN MỚIHễ ai được tái sanh, thì tất nhiên trong lòng ấy xảy ra cuộc cải hóa rất quan hệ: lòng cũ được đổi ra lòng mới. Lòng tội lỗi vốn cứng cỏi được Thánh Linh cất bỏ, và ban lại lòng trong sạch mềm mại, dễ cảm động, dễ dạy dỗ, hay khuynh hướng về Đức Chúa Trời và ý chỉ thánh của Ngài. Kinh Thánh dạy rằng: Thi 51:10; Giê 31:33; Êxê 11:19,20. Cũng xem Êxê 36:26; Ma 12:33,35; 15:19; Công 16:14; Rô 6:17; 10:10.2. SỰ TÁI SANHKinh Thánh cũng gọi cái biến động thuộc linh lớn lao nầy bằng sự tái sanh. Chúa Jesus phán cùng Ni-cô-đem rằng: “Nếu người nào chẳng được tái sanh, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Gi 3:3). Ý nghĩa hai chữ “tái sanh” đây chẳng phải là Đức Chúa Trời sửa đổi tánh cũ, hoặc cảm hóa lòng cũ, hoặc bồi bổ cho người cũ, hoặc cải cách đời cũ của tội nhơn đâu, bèn là Đức Chúa Trời sanh lại người, tái tạo nhân cách người, đem chính sự sống của Ngài mà truyền đạt vào người, đến đỗi người trở nên kẻ có chí hướng mới, tư cách mới, tâm tình mới, gia tộc mới, Cha mới, anh em mới, đời mới. Nói một lời, người được tái sanh trở nên con cái của Đức Chúa Trời, được dự phần đến thần tánh, thần cách, được thuộc trong gia tộc thiên thượng, được gọi Đức Chúa Trời là Cha, được tín đồ Christ làm anh em của mình, và được ăn ở trong đời mới bởi Thánh Linh gây dựng và chủ trị vậy. Gi 5:21; Rô 6:13; Êph 2:1; Êph 5:143. VƯỢT KHỎI SỰ CHẾT MÀ VÀO SỰ SỐNGKinh Thánh lại dạy rằng khi nhân cách của tội nhơn từng trải sự tái sanh, thì vượt khỏi sự chết mà vào sự sống. Chúa Jesus phán: Gi 5:24Ta đã thấy sự chết thuộc thể là linh hồn phân rẽ với xác thịt, và sự chết thuộc linh là linh hồn phân rẽ với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh thường dùng danh từ chết để mô tả địa vị thiên nhiên của tội nhơn. Người “đã chết vì sự vi phạm và tội lỗi mình… vốn là con của sự thạnh nộ, cũng như kẻ khác” (Êph 2:1,3). Người là con hoang đàng đã lìa nhà Cha, lưu lạc phương xa, đối với Cha chẳng khác gì kẻ đã chết rồi vậy. Thế thì, trong biến động tái sanh Đức Chúa Trời ban cho tội nhơn sự sống, khiến cho linh hồn người được sống lại khỏi kẻ chết. Nên Phao-lô dạy rằng: Êph 5:14; Êph2:4-4. ĐƯỢC DỰNG NÊN MỚIKinh Thánh cũng gọi sự tái sanh là sự dựng nên mới, một cuộc tái tạo bởi quyền năng của Thánh Linh mà được nên. Phao-lô chép: IICô 5:17; Ga 6:15Trong hai câu ấy Phao-lô phân biệt hai cuộc tạo thành và hai thứ sanh mạng, tức là cuộc tạo thành cũ và cuộc tạo thành mới; sanh mạng thuộc huyết khí và sanh mạng thuộc linh. Cuộc tạo thành cũ với sanh mạng thuộc huyết khí đều đã do nguyên tổ phạm tội mà hóa ra hủ bại hư hỏng. Đức Chúa Trời bèn bỏ cả hai, nhờ Christ là Nguyên tổ thuộc linh, mà tạo thành một người mới, ban cho sanh mạng cũng mới, tức là sanh mạng của Đức Chúa Trời. Hễ ai tin cậy Christ làm Cứu Chúa mình, thì liền nhờ Thánh Linh mà được tái tạo, được sự sống mới, được từ địa vị hủ bại hư hỏng của người cũ, mà dời qua địa vị công nghĩa thánh khiết của Christ, đến đỗi tâm chí, tánh chất trở nên mới, và người được sống thuộc linh cũng mới và cao thượng ở trong Con Đức Chúa Trời vậy.5. ĐƯỢC DỰ PHẦN THẦN TÁNHSự tái sanh cũng gọi là tội nhơn trở lại cùng Chúa thì được dự phần thần tánh của Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ chép rằng: IIPhi 1:4Trong câu ấy Thánh Linh giải nghĩa sự tái sanh rõ hơn hết. Người thuộc huyết khí, là người chưa được tái sanh, vốn có trí ngộ tối tăm đối với lẽ thật (ICô 2:14), có cảm tình bại hoại đối với sự yêu thương (Ga 5:19-21), có ý dục hay phản nghịch đối với ý chỉ của Đức Chúa Trời (Rô 8:7). Ấy là chân tánh của mọi người chưa được tái sanh, dầu người ấy có tài cao học rộng, có tánh nho nhã ôn hòa, bề ngoài gọi là có phẩm hạnh đạo đức xuất chúng đi nữa, thì cũng chẳng qua là “chết vì sự vi phạm và tội lỗi mình”, làm “con của sự thạnh nộ cũng như kẻ khác” (Êph 2:1,3). Nhờ sự tái sanh Đức Chúa Trời dùng Thánh Linh và lời Kinh Thánh mà truyền đạt thần tánh thông minh thánh khiết của Ngài cho tín đồ. Tánh ấy ở trong tín đồ tư tưởng như Đức Chúa Trời tư tưởng (Côl 3:10), cảm xúc như Đức Chúa Trời cảm xúc, mong muốn như Đức Chúa Trời mong muốn (IGi 3:14; 4:7,8). Như thế, “những sự cũ thật đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” vậy (IICô 5:17). Cũng xem Êxê 36:26,27.Nếu tâm tánh của tội nhơn chưa cải hóa, nếu người chưa được dự phần thần tánh của Đức Chúa Trời, dầu muốn làm lành, ăn ở đạo đức, thì cũng chẳng có thể làm được, vì tánh ác do nguyên tổ di truyền lại chỉ lôi kéo mình vào việc ác đó thôi. Tuy rán hết sức cải ác tùng thiện, cũng đều vô ích, vì chẳng khác gì người Êthiôbi xưa kia muốn đổi màu da mình, con beo muốn đổi vằn nó (Giê 13:23), nhưng không thể làm được vì là việc bất năng cả. Phải có thần tánh của Đức Chúa Trời trong mình, mới ăn ở theo ý chỉ của Đức Chúa Trời được.III. SỰ TÁI SANH CẦN THIẾTSự tái sanh là một việc quan hệ nhứt của cuộc cứu rỗi và rất cần thiết. Xưa Chúa Jesus phán cùng Ni-cô-đem rằng: “Các ngươi cần phải tái sanh” (Gi 3:7). Ni-cô-đem vốn một người lương thiện, đạo đức, đã chịu cắt bì, sốt sắng vâng giữ mọi nghi văn của đạo Môi-se, cũng tận tâm kính thờ Đức Chúa Trời nữa. Dầu vậy, Chúa Jesus phán bảo người rằng nếu chẳng được tái sanh chắc không thể đến nước Đức Chúa Trời, cũng không thể thấy chốn ấy được (Gi 3:3-5). Tại duyên cớ nào mà sự tái sanh là cần thiết dường ấy? Vì ba cớ lược luận sau đây:1. NẾU KHÔNG THÁNH KHIẾT ẮT KHÔNG THỂ THẤY ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜIHễ ai muốn được đẹp lòng Đức Chúa Trời, muốn được bình an trong lòng, và muốn dự phần trong hạnh phước của thánh đồ ở trên trời, thì phải có lòng thánh khiết thích hiệp với tân đức đệ nhứt của Đức Chúa Trời mới được. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ chép rằng: Hê 12:142. CÓ BẢN TÁNH HỦ BẠIVả, loài người nguyên có tánh hủ bại, sanh ra trong dòng giống tội lỗi, bị lòng ô uế, hằng ăn ở theo đường bất công bất nghĩa, trong mình chẳng có sự thánh khiết chút nào. Nên Phao-lô dạy quyết rằng: Rô 3:10-18; Rô 3:23.Ấy vậy, tội nhơn đã mắc tội, đã bất khiết dường ấy, thể nào dám yết kiến Đức Chúa Trời thánh khiết được ư? Quả như lời Chúa Jesus phán xưa kia rằng: “Nếu người nào chẳng được tái sanh, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Gi 3:3)3. CẦN PHẢI CẢI HÓA TÂM TÁNHBởi hai cớ luận trên, rất cần yếu phải cải hóa tâm tánh tội nhơn, cốt ý để khiến người trở nên Thánh Linh, mới xứng hiệp với đức tánh chủ yếu của Đức Chúa Trời. Nhưng hễ ai muốn nhờ cậy nào giáo dục, nào đức dục, nào sự tấn hóa thiên nhiên gì gì đi nữa, thảy đều chẳng bao giờ đạt đến bực thánh khiết được đâu; bởi vì cả ý hướng chí nguyện của lòng người vốn là ích kỷ, chỉ chuyên chú những điều phản nghịch cùng Đức Chúa Trời mà thôi. Thật như có chép rằng: “Chí hướng của xác thịt thù với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thế phục được.” (Rô 8:7). Lại, “Hễ chi sanh bởi xác thịt” (Gi 3:6). Còn chân tánh của xác thịt là, “gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, tà thuật, thù oán, tranh cạnh, ganh ghét, giận hờn, kết phe chia rẽ, dị đoan, ganh đua, tàn sát, say sưa, chè chén, cùng các thứ giống như vậy… Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không hưởng được nước Đức Chúa Trời” (Ga 5:19-21).Xác thịt (tức tánh cũ) vốn bại hoại, ác tệ, không thể sửa đổi mới lại được. “Kẻ thuộc xác thịt không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rô 8:8) cũng không thể “thừa thọ nước Đức Chúa Trời được” (ICô 15:50). Thành thử, loài người cần nhờ công lực của Đức Chúa Trời cải tạo, cho đức tánh mới, gọi là “người mới”, “đã được dựng nên theo hình tượng Đức Chúa Trời, trong sự công nghĩa và sự thánh khiết của lẽ thật” (Êph 4:23,24). Hễ ai muốn được cứu, muốn ăn ở cho đẹp lòng Đức Chúa Trời, và muốn được vào nước trời thì cần phải nhờ phương pháp duy nhứt của sự tái sanh, mới mong được như nguyện. Các phương pháp khác, đều hay ho đến đâu đi nữa, chỉn thẳng qua là giả dối, kẻ làm theo chỉ phải thất vọng, càng bị hư hỏng bại hoại càng hơn đó thôi. “Vì chịu cắt bì, hay không chịu cắt bì đều chẳng quan hệ gì; quan hệ là người được dựng nên mới” (Ga 6:15).4. NGUYÊN NHƠN CỦA SỰ TÁI SANHVả, nguyên nhơn trong cuộc tái sanh là gì? Trải qua các đời trong Cơ Đốc Giáo hội đã có những ý kiến khác nhau về vấn đề ấy. Sau đây xin chỉ lược luận qua bốn ý kiến mà thôi.a) Ý chỉ của loài người: Thuyết Pélage chủ trương rằng ý chỉ của loài người là nguyên nhơn của sự tái sanh. Họ luận rằng người ta có đủ sức để lựa chọn từ bỏ việc ác mà làm theo việc thiện, không cần nhớ công lực nào từ ngoài giúp đỡ tý gì cả. Hễ người ta muốn xu hướng về điều lành, thì chỉ cần nhờ sức vốn có ở trong mình, tự định ý chỉ gắng công ra sức mà làm, thì quả có thể đạt được sở nguyện. Ấy thuyết Pélage gọi sự tái sanh là như vậy.Nhưng thuyết ấy rất sai lầm, vì phản đối với Kinh Thánh, cũng bất hiệp với tâm lý của loài người. Kinh Thánh dạy rõ ràng ý chỉ của người thuộc huyết khí vốn cố định xu hướng về điều ích kỷ, tự nhiên chẳng có thể hoặc muốn hoặc làm điều gì đẹp lòng Đức Chúa Trời. Tâm lý loài người cũng tự biết tánh người đã sa vào tội lỗi bị hủ bại rồi, nếu không nhờ thần lực từ trời giáng hạ, quả không thể tự trở lại cùng Đức Chúa Trời được, đến đỗi cũng không có ý muốn tự trở lại cùng dân Ngài đâu. Các sự ước ao làm lành để đẹp lòng Đức Chúa Trời vốn do cảm tình mà ra. Nhưng cảm tình trong kẻ chưa được tái sanh vẫn còn xu hướng về điều dữ. Vậy làm sao kẻ ấy lại muốn làm lành được ư? Hẳn phải có thần quyền đổi mới cảm tình họ, thì tội nhơn mới có ý muốn lựa chọn sự thánh khiết và noi đường cứu rỗi. Có câu Kinh Thánh chứng: Giê 13:23; Rô 8:7b) Loài người hiệp tác với Đức Chúa Trời: Thuyết Arminius chủ trương rằng trong cuộc tái sanh loài người hiệp tác vơi Đức Chúa Trời mà được sanh lại. Đức Chúa Trời dùng cảm lực của lẽ thật mà hành động trong tội nhơn; còn tội nhơn, tuy thật yếu đuối, nhưng vẫn còn có năng lực thuộc linh đủ ở trong mình để hiệp tác với các thần cảm lực ấy mà công nhận sự cứu rỗi. Cái động cơ lớn khiến cho tội nhơn muốn hiệp tác với Đức Chúa Trời cho được cứu, là trong lòng người ham mến sự ích lợi của ơn cứu rỗi.Song lời ấy tự thị nhi phi, bởi vì sự muốn được cứu rỗi đó chẳng phải do lòng ích kỷ mà ra. Còn lòng ích kỷ là tội lỗi; vậy lòng ấy vẫn chưa chịu khuynh hướng về Đức Chúa Trời đâu, chỉ mãi xu hướng về tội lỗi mà thôi. Mà sự tái sanh là đổi lòng ích kỷ ra lòng vô tư, khiến cho nó lại khuynh hướng về Đức Chúa Trời để làm sáng danh Ngài như xưa.Vả, trong cuộc cứu rỗi loài người thật vẫn có phần riêng, là phải công nhận ơn cứu rỗi ấy. Song nếu không có công năng của Đức Chúa Trời khiến cho người tỉnh ngộ mà muốn được cứu, thì chính tội nhơn tự nhiên chẳng suy nghĩ đến bao giờ. Vì nếu họ vốn là “chết vì sự vi phạm và tội lỗi mình” , thì làm sao có sức gì để hiệp tác với Đức Chúa Trời hay là tự mình muốn làm điều gì vừa lòng Ngài được ư?c) Lẽ thật: Có kẻ luận rằng nguyên nhân trực tiếp của sự tái sanh là lẽ thật. Một khi tội nhơn đã thấu hiểu lẽ thật thì liền lập chí làm theo, rồi nhờ đó người được tái sanh, bỏ nẻo bất khiết mà khởi bước theo đường thánh khiết vậy.Lẽ thật, như ta sẽ thấy, quả có quan hệ lớn đối với việc tái sanh (IIPhi 1:23; Gia 1:18; Êph 5:26); nhưng chẳng là nguyên nhân trực tiếp của biến động lạ lùng ấy đâu. Bởi vì tội nhơn vốn ghét lẽ thật của Đức Chúa Trời, tự nhiên chẳng muốn làm theo đâu; đến đỗi hễ người hiểu lẽ thật bao nhiêu, thì lại ghét nó bấy nhiêu. Nó “không phục luật pháp (lẽ thật) Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được” (Rô 8:7). Thế thì lẽ thật ở ngoài công năng của Đức Chúa Trời chẳng có thể làm nguyên nhân của sự tái sanh được, vì người nào chưa nhờ Thánh Linh cảm hóa thì chẳng thừa nhận lẽ thật, cũng không bao giờ chịu tín phục nó nữa.d) Lễ Báp têm: Giáo hội La-mã dạy rằng người ta được tái sanh là nhờ lễ Báp têm (tức lễ rửa tội). Nhà tư tế (ông cố, ông cha) làm phép rửa tội cho ai, thì kẻ đó được tái sanh liền, dầu trước lòng chưa được cảm lực của Thánh Linh cải hóa ra mới cũng chẳng quan hệ gì; miễn nhà tư tế theo nghi văn của Giáo hội mà làm phép ấy cho, thì chắc được tái sanh không sai. Trong vòng Giáo hội Cải chánh cũng có những giáo phái hãy còn mê tín như thế. Họ thường viện dẫn Gi 3:5; Công 2:38; Côl 2:12 và Tít 3:5, để chứng thực cho sở kiến của họ. Ta xin biện bác ý kiến ấy mà luận quyết rằng:(1)Tra xét Kinh Thánh cho kỹ càng, thì rõ lắm lễ báp têm là dấu hiệu bề ngoài làm chứng cho sự tái sanh đã thành công ở bề trong, chớ chẳng phải là chính công năng sanh lại đâu. Theo thứ tự của cuộc cứu rỗi tỏ ra trong Tân ước, thì rõ lắm sự tái sanh có trước, rồi sau mới chịu báp têm để chứng thực cho sự ấy. Nên trong Công 8:12 có câu: “Nhưng đến khi chúng tin Phi-líp giảng Tin Lành về nước Đức Chúa Trời và danh Jesus Christ, thì cả đờn ông đờn bà đều chịu báp têm” Kỳ thực theo IPhi 3:21, lễ báp têm bề ngoài chẳng cứu ta đâu, bèn là lương tâm quay lại cùng Đức Chúa Trời, tin cậy nơi Jesus Christ phục sanh mới có thể cứu ta được; lễ báp têm chỉ là tiêu hiệu cho việc quan hệ ấy thôi.Có kẻ hỏi rằng: “Vậy thì lời Chúa Jesus phán: “Nếu người nào chẳng bởi nước và Thánh Linh mà sanh, thì không thể vào nước Đức Chúa Trời được”, thì có nghĩa gì?” Đáp: Chữ “nước” trong câu ấy chắc có nghĩa bóng chỉ về đạo (lời) của Đức Chúa Trời. Vì trong Êph 5:25,26 có chép rằng: “Christ đã yêu mến Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh, để sau khi đã dùng nước là đạo (lời) mà rửa cho tinh sạch, thì khiến hội nên thánh.” Ấy vậy, ý nghĩa của lời Chúa Jesus dạy Ni-cô-đem là như vầy: “Nếu người nào chẳng bởi đạo (tức lời Đức Chúa Trời) và Thánh Linh mà sanh, thì không thể vào nước Đức Chúa Trời”.(2)Ý kiến nầy coi lễ báp têm là nguyên nhân của sự tái sanh cũng thật sai lầm, vì sự tái sanh là việc thuộc linh, quan hệ với linh tánh; còn lễ báp têm là việc thuộc thể, quan hệ với thân thể bề ngoài. Sự thay đổi bởi sự tái sanh mà ra đã là thuộc linh; còn nếu ta lại cho phương pháp phải dùng để gây nên sự ấy là thuộc thể thì đều ấy há chẳng mâu thuẫn sao? Lý tánh ta dạy rằng nếu Đức Chúa Trời muốn cải hóa linh tánh loài người, chắc phải dùng phương pháp tiếp xúc với xác thịt bề ngoài mà thôi, nên làm sao mà cải hóa linh tánh bề trong được? Thực vậy, sự cứu rỗi do lễ báp têm mà ra chẳng qua là một phương pháp cứu rỗi nhân tạo, thuộc về duy vật luận hơn là thuộc về đạo thuộc linh vậy.e) Đức Chúa Trời: Kinh Thánh dạy rõ ràng nguyên nhân của sự tái sanh là Đức Chúa Trời. Giăng chứng rằng kẻ được tái sanh “chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng bởi Đức Chúa Trời vậy” (Gi 1:13). Gia-cơ cũng dạy rằng: “Ngài (Đức Chúa Trời) theo ý chỉ mình dùng đạo chơn thật sanh chúng ta” (Gia 1:18).(1)Là việc tái tạo: Ta được tái sanh, ấy là ta nhờ Đức Chúa Trời tái tạo ta, chớ chẳng phải bởi năng lực ta tự tu dưỡng, cũng không phải bởi ta sanh ra trong dòng dõi lương thiện, hoặc bởi văn minh giáo hóa của học đường và gia đình, hoặc bởi sự lập chí mà được đâu, duy là công việc siêu việt của Đức Chúa Trời ở trong lòng của ta đó thôi. Như ta sanh ra trong đời chẳng do năng lực riêng hay là ý chỉ của ta mà được nên thể nào, thì sự tái sanh ta cũng chẳng do năng lực riêng hay là ý chỉ ta mà được nên thể ấy. Bởi sự tái sanh chẳng những là luận về ý hướng và chí nguyện của người ta thôi đâu, bèn cũng là luận về tâm tánh và linh mạng của người ta nữa. Ta đã thấy Kinh Thánh chứng chắc rằng nguyên tánh và linh mạng của loài người vốn đã hư mất, đắm chìm trong tội lỗi, không thể chữa được. Nếu không có thần lực từ trời giáng hạ, không vào lòng người ta, thì người ta làm chi nổi? Ai đổi mới cho họ được ư?(2)Đức Chúa Trời dùng hai cơ quan: Trong cuộc tái sanh Đức Chúa Trời dùng hai cơ quan đặng làm nên công việc lạ lùng ấy, tức là Thánh Linh và lời Kinh Thánh.(a)Thánh Linh: Thần cơ quan trong cuộc tái sanh là Thánh Linh. Tít 3:5 có câu chứng rằng: “Ngài cứu chúng ta , không phải là bởi việc công nghĩa mà chính mình chúng ta đã làm, bèn là theo lòng thương xót Ngài, nhờ sự tắm rửa của sự tái sanh và sự đổi mới của Thánh Linh…” Còn trong Gi 3:5, Chúa Jesus dạy rằng kẻ được vào nước Đức Chúa Trời là kẻ “bởi… Thánh Linh mà sanh”.(b)Lời Kinh Thánh: Cơ quan thứ hai là lời Kinh Thánh hay là đạo Đức Chúa Trời. Gia-cơ 1:18 có câu chứng rằng Đức Chúa Trời “theo ý chỉ mình dùng đạo (lời) chân thật sanh chúng ta.” IPhi 1:23 cũng dạy rằng, ta “được tái sanh, chẳng phải bởi giống hay mục nát, nhưng bởi giống chẳng hay mục nát, là bởi đạo (lời) Đức Chúa Trời, là đạo vẫn sống và còn luôn.” Còn Phao-lô cũng viết cho Hội Thánh Côrinhtô rằng: “Tôi ở trong Christ Jesus dùng Tin Lành mà sanh anh em ra” (ICô 4:15). Thánh Linh lấy đạo Đức Chúa Trời chép trong Kinh Thánh và bởi miệng đầy tớ Ngài truyền ra mà ứng dụng cho lòng tội nhơn, khiến cho người tỉnh ngộ. Ngài cũng soi sáng cho tâm trí để người có thể hiểu thấu đạo ấy được. Nếu tội nhơn mở lòng ra mà thừa nhận đạo ấy, thì chắc được tái sanh liền. Bằng chối bỏ, ắt không còn phương pháp khác khiến cho người đó được cứu. Tuy sự tái sanh là việc của Đức Chúa Trời làm ra ở trong lòng người ta, thì chính tội nhơn cũng có phận sự trong cuộc đó: ấy là khi nghe và hiểu đạo về sự cứu rỗi trong Christ, thì phải thừa nhận đạo và tín phục Christ, mới mong được tái sanh. Vì Chúa có dạy rằng: Gi 5:24.Một người chết thật không có thể tự khiến cho mình sống lại; nhưng khi nghe tiếng của Christ bảo rằng: “Hãy ra”, thì mới có thể sống lại như Laxarơ xưa vâng theo lời phán bảo ấy mà bước ra vậy. Một tội nhơn nhờ Thánh Linh soi sáng cho cũng vậy; tuy không thể tự tái sanh mình được, nhưng quả có thể vâng theo lời phán bảo của Chúa mà công nhận sự cứu rỗi Ngài đã hứa ban cho kẻ có lòng tin.5. CHÂN TÁNH CỦA BIẾN ĐỘNG TÁI SANH.a) Sự tái sanh xảy ra nội trong một giây phút: Sự tái sanh là việc được nên trong giây phút. Trước khi tội nhơn chưa được tái sanh, thì vẫn tự biết tội mình, trong lòng buồn bực, sợ hãi vì biết Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, hay đoán phạt kẻ đã xúc phạm đến đức tánh ấy. Cũng nhờ Thánh Linh ứng dụng lẽ thật ấy, tận tâm nương cậy nơi Ngài, thì tức thì trong giây phút tâm tánh được biến cải, mà mình được xuất tử nhập sanh. Nguyên xưa mình là tội nhơn, nay trong giây phút tội mình được tha. Nguyên xưa mình là con của ma quỉ, lưu lạc trong trũng tối tăm, nay trong chốc lát đã trở nên con cái của Đức Chúa Trời, được sang qua nước sáng láng Ngài. Tuy việc dọn lòng cho sự tái sanh là việc lần lần, thì chính sự tái sanh là việc xảy ra chỉ trong giây phút, mau như nháy mắt, chóng như trở tay. Sự cảm biết tội, sự tín phục lẽ thật, sự buồn bã vì tội, sự sợ hãi bị đoán phạt, đều là việc dọn lòng cả, chớ chẳng phải là chính việc tái sanh đâu. Chỉ khi tội nhơn nhờ ơn Đức Chúa Trời mà có lòng thật tín cậy đến Christ, thì liền được sự tái sanh đó thôi.b) Sự tái sanh là việc ẩn bí: Khi con ở trong lòng mẹ, được trưởng dưỡng thể nào, thì nào có ai cắt nghĩa được, bởi vì là việc rất huyền diệu! Mà sự mầu nhiệm của sự tái sanh càng lạ lùng hơn nữa, vì chẳng ai hiểu thấu nổi, vì là việc siêu việt rất huyền bí, vượt quá trí hiểu phàm tục vậy. Chúa Jesus phán: Gi 3:8Vả, có khi người được tái sanh chưa chắc đã tự biết được chính lúc việc tái sanh thành công ở nơi mình. Ta thường đem vấn đề đó mà hỏi những tín đồ thuộc linh đã từng trải sự tái sanh, thì có người đem cảnh trạng lúc được tái sanh mà nói ra cách rõ ràng. Song cũng có nhiều người không biết rõ lúc nào mình được tái sanh và mình được tái sanh thể nào. Ấy tại vì công việc tái sanh là công việc ẩn nhiên của Thánh Linh thi hành ở nơi kín giấu của linh tánh bản ngã, nên có khi lấy làm khó cho người tự biết. Nhưng khá lưu ý điều nầy: đây chỉ luận về chính việc tái sanh, chớ chẳng luận về hiệu quả của sự tái sanh đâu. Hễ ai được tái sanh, chắc phải có hiệu quả minh chứng rằng mình đã là con cái của Đức Chúa Trời rồi. Bằng không, sợ e sự tái sanh ấy là giả mạo chăng. Độc giả hãy coi chừng kẻo e lẫn lộn hai ý kiến ấy chăng.c) Sự tái sanh là việc rất thần kỳ: Xưa kia đương khi Môi-se treo con rắn đồng lên trong đồng vắng, thì hễ ai đã bị rắn lửa cắn mà lấy đức tin ngó lên con rắn đồng ấy, thì liền được lành; ấy há chẳng phải vốn là thần kỳ thật đấy ư? Cũng một lẽ ấy, tội nhơn nhờ Thánh Linh cảm hóa, lấy đức tin nhìn xem Christ thì được tái sanh ngay. Điều ấy há chẳng càng thần kỳ muôn phần hơn nữa ư? Hễ cảm lực của Thánh Linh mà đến đâu khiến cho ai được tái sanh, thì thấy những thái độ trong tâm linh người đó đều biến cải liền tay: nguyên xưa dầu bị tội lỗi giam cầm, mà nay lại bỗng chúc có năng lực đắc thắng ngay. Xưa mãi vui chơi trong tội ác, nay lại ghét bỏ chán chê. Xưa khiếp sợ Đức Chúa Trời, nay lại đến gần Ngài, thương yêu Ngài, kêu Ngài bằng Cha. Xưa thì lăn lộn trong chốn ảm đạm của đời tội lỗi, nay lại được dời lên cõi vinh quang của Đức Chúa Trời, được “dự phần trong cơ nghiệp của các thánh đồ ở nơi sáng láng” (Côl 1:12). Tại cớ sao tội nhơn có sự từng trải lạ kỳ như thế? Ấy chỉ tại vì tâm tánh, ý hướng, và chí nguyện của linh hồn người đã biến cải hẳn hoi, khiến cho người trở một người thật mới vậy. Thật như Phao-lô đã nói: “Vậy, nếu ai ở trong Christ, thì nấy là người được dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều đã trở nên mới” (IICô 5:17).
Chương 6 – LUẬN VỀ SỰ XƯNG NGHĨATRONG đạo Tin Lành chẳng có lẽ đạo nào quan hệ hơn lẽ đạo xưng nghĩa. Vấn đề “người ta được công nghĩa đối với Đức Chúa Trời thế nào?” bao giờ cũng là rất quan hệ, rất thâm thúy, ai ai cũng muốn tìm hiểu cho cạn lẽ. Trải qua các đời có lắm người đã theo nhiều ý kiến khác nhau mà đáp cho vấn đề ấy. Kẻ nầy dạy rằng tội nhơn được xưng nghĩa duy bởi ân điển; kẻ kia quyết là bởi việc làm; kẻ khác lại chủ trương là do cả ân điển lẫn việc làm; kẻ khác lại chủ trương là do cả ân điển lẫn việc làm mà được nên. Vậy, lấy làm rất cần thiết cho tín đồ hiểu đúng đắn về lẽ đạo nầy chẳng những vì chính đạo xưng nghĩa là quan hệ thôi đâu, lại là vì đạo ấy có tương quan mật thiết với các lẽ đạo khác của Cơ đốc giáo, bởi chưng hễ ta tín nhận sai về đạo xưng nghĩa, đến đỗi hiểu lầm về duyên cớ và cách thức mà Đức Chúa Trời công nhận mình là con cái của Ngài, thì ắt cũng nhận sai và hiểu lầm các lẽ đạo kia nữa.Vả, lẽ đạo nầy thật mầu nhiệm, trí ngộ người không thể tự dò thấu được, ơn ấy sâu rộng, tài phàm chẳng sức nào giải quyết nổi; ở ngoài sự khải thị của Kinh Thánh, chúng ta tự nhiên chẳng có nguồn khác để kê cứu đến vấn đề cực cao ấy. Vậy, lần nầy chúng ta cũng chỉ nhờ Kinh Thánh làm giáo sư đặng lần lượt khảo cứu qua lẽ đạo nầy.I. ÐỊNH NGHĨA SỰ XƯNG NGHĨASự xưng nghĩa, ấy là Đức Chúa Trời nhơn công lao của Christ mà tuyên bố tội nhơn là công nghĩa, coi người không còn đáng bị hình phạt của luật pháp nữa, nhưng đã hườn nguyên vị mà được ơn của Ngài như lúc ban đầu. Tội nhơn được ơn như thế, là tại vì đã lấy đức tin mà liên hiệp với Christ ở trong sự sống, sự chết, và sự sống lại của Ngài. Công tác diệu kỳ nầy quan hệ với địa vị của tội nhơn ở trước mặt Đức Chúa Trời. Trước kia tội nhơn đứng trong địa vị mắc tội, nghịch thù với Đức Chúa Trời, bị án chết. Nhưng nhờ sự xưng nghĩa, Đức Chúa Trời bèn chuyển biến địa vị ấy, đem người ra khỏi địa vị phạm phép và mắc tội của người cũ mà dời qua địa vị hợp pháp và vô tội của Christ; và nhơn vì công lao của Christ ở thập tự giá, thì Ngài hòa lại với người, cho người được trắng án, kể người là công nghĩa, coi người ở trong Christ như kẻ chẳng hề phạm tội, và ban ơn cho người được phận làm con của Ngài.Sự tái sanh quan hệ với việc cải hóa tâm tánh của tín đồ; sự xưng nghĩa quan hệ với sự chuyển biến tâm địa của người ở trước mặt Đức Chúa Trời. Cái nầy thuộc về phương diện chủ quan, cái kia thuộc về phương diện khách quan. Sự xưng nghĩa chẳng phải là Đức Chúa Trời khiến cho tội nhơn trở nên công nghĩa đâu, bèn là tuyên bố người là công nghĩa vậy. Sự khiến cho tâm tánh trở nên công nghĩa là việc làm nên ở bề trong và thuộc về sự nên thánh; sự xưng nghĩa là việc quan hệ với bề ngoài và thuộc về việc dọn đường cho sự ấy. Sự tái sanh là kết cuộc của sự liên hiệp với Christ, còn sự xưng nghĩa lại do sự liên hiệp ấy mà được nên. Khi tội nhơn được xưng nghĩa, thì từ địa vị bất nghĩa và mắc tội của người cũ mà được dời qua địa vị công nghĩa và vô tội của Christ. Khi ấy tâm tánh người chưa có sự công nghĩa gì hết, nhưng Đức Chúa Trời nhân đức tin của người đến Christ mà kể người là công nghĩa; rồi từ lúc ấy về sau Ngài nhờ cảm lực của Thánh Linh mà khiến cho tâm tánh người từng trải sự công nghĩa xứng hiệp với địa vị công nghĩa mà người đã hưởng được ở trong Christ. Việc ấy gọi là sự nên thánh, có căn cứ ở nơi sự xưng nghĩa vậy.II. BẰNG CHỨNG CỦA SỰ XƯNG NGHĨAKinh Thánh có đầy dẫy những bằng cớ minh chứng cho đạo xưng nghĩa. Xin chỉ luận qua hai thứ mà thôi.1. MINH VĂN KINH THÁNHKinh Thánh có nhiều đoạn sách minh huấn về đạo Đức Chúa Trời xưng tội nhơn là người công nghĩa. Đây xin kể lại vài chỗ: Rô 1:17; Rô 3:24-30; Ga 3:11,12; Êph 1:7 ; Hê 11:4,7. Cũng xem Sáng 15:6; Ês7:9; 28:16; Ha 2:4.Xem những câu ấy và rất nhiều đoạn sách khác, thì rõ lắm lẽ đạo xưng nghĩa chẳng phải là sự mơ tưởng quá cao xa của người ta đâu, bèn là lẽ thật bởi Đức Chúa Trời nhờ công việc của Christ mà khải thị cho. Sự xưng nghĩa nầy là khởi điểm của con đường cứu rỗi chẳng do hoặc sự tu nhơn tích đức, hoặc tánh tốt nết lành mà được nên, duy do đức tin đến công lao của Christ làm ra ở nơi thập tự giá mà được nên đó thôi. Nhờ sự xưng nghĩa do Đức Chúa Trời đổi thái độ đối với tội nhơn, kể người là công nghĩa, tái sanh người, nhận người làm con cái của Ngài. Còn tội nhơn nhờ các việc ấy mà kết quả sự vâng giữ luật pháp, tín phục luân lý cao thượng, ăn ở theo đời đạo đức và cả ý hướng, chí nguyện của tâm tánh người đều lấy Đức Chúa Trời làm đối tượng duy nhứt của mình.2. CÁCH DÙNG ĐỘNG TỪ “XƯNG NGHĨA” VÀ DANH TỪ “SỰ CÔNG NGHĨA”Cách Kinh Thánh dùng động từ xưng nghĩa và danh từ sự công nghĩa minh chứng cho đạo xưng nghĩa như sau đây:a) Động từ xưng nghĩa: Cả Cựu ước và Tân ước đều dùng động từ xưng nghĩa, và nghĩa đen của động từ ấy chẳng chỉ về việc khiến người ta trở nên công nghĩa, bèn chỉ về việc tuyên bố người ta là công nghĩa rồi vậy.(1)Trong Cựu ước: Trong các đoạn sách viện dẫn dưới đây nguyên văn Hê-bơ-rơ đều dùng một chữ mà bản Việt ngữ dịch là xưng nghĩa (cũng có vài chỗ dịch khác, nhưng vẫn đồng nghĩa). Xuất 23:7; Phục 25:1; Gióp 27:6; Thi 143:2; Châm 17:15; Ês 5:23; Ês 50:8; Ês 53:11(2)Trong Tân ước: Trong các câu viện dẫn dưới đây nguyên văn Hi-lạp cũng dùng một chữ mà bản Việt ngữ dịch là xưng nghĩa: Ma 12:37; Lu 7:29; Lu 10:29; Lu 16:15; Lu 18:14; Rô 4:6-8; Rô 5:18-19; Rô 8:33-34; Rô 16:7; ICô 4:4; IICô 5:19,21; Gia 2:4,23,24Ý nghĩa các câu ấy, hoặc trong Cựu ước hay Tân ước, đều là một mà thôi: ấy là, động từ xưng nghĩa chẳng chỉ về việc làm cho ai trở nên công nghĩa trong tâm linh đâu, bèn chỉ về việc việc tuyên bố người là công nghĩa, không mắc tội, không đáng bị hình phạt nữa, nhưng tợ hồ kẻ đã từng ra trước tòa tài phán mà được trắng án rồi vậy. Cũng xem Rô 4:25; 5:16,18.b) Danh từ sự công nghĩa: Tân ước, nhứt là trong các thơ tín của Phao-lô, thường dùng danh từ sự công nghĩa để chỉ về địa vị của người nào đã được xưng nghĩa ở trước mặt Đức Chúa Trời rồi. Khi tội nhơn tin Jesus Christ làm Cứu Chúa mình, thì Đức Chúa Trời kể người ấy là công nghĩa, và nhờ việc kể công nghĩa đó Đức Chúa Trời dời người từ địa vị bất nghĩa của người cũ sang qua địa vị công nghĩa của người mới là Christ. Những câu dẫn dưới đây dạy rõ lẽ đạo ấy. Rô 8:10Địa vị của người cũ là cõi chết, kẻ ở trong đó thảy đều “chết vì sự vi phạm và tội lỗi mình”. Còn địa vị của người mới là Christ lại là cõi sống, hễ ai ở trong đó đều được sống. ICô 1:30Thế thì, chỉ ở trong Christ mà tội nhơn được kể là công nghĩa. Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công nghĩa ấy ở nơi tội nhơn, mà đồng thời cũng dự bị luôn sự ấy cho nữa; còn tội nhơn sở dĩ nhận lãnh được sự ấy là chỉ bởi đức tin. Dân Y-sơ-ra-ên xưa thử lập ra sự công nghĩa riêng, không khứng nhận địa vị công nghĩa của Đức Chúa Trời sắm sẵn cho ở trong Christ, nên bị bỏ. Phao-lô chép:Rô 10:3,4. “Bởi họ không biết sự công nghĩa của Đức Chúa Trời (là địa vị công nghĩa trong Christ), mà tìm cách lập công nghĩa riêng của mình, nên họ không phục sự công nghĩa của Đức Chúa Trời (là họ chối bỏ Christ, không nhận Ngài là phương pháp cứu rỗi duy nhứt). Vì Christ là sự kết cuộc của luật pháp để đưa mọi kẻ tin đến sự công nghĩa”.Vả, danh từ sự công nghĩa cũng có địa vị bề trong của tâm tánh đạo đức của người đã được xưng nghĩa. Bởi vì khi được xưng nghĩa, thì tâm linh tội nhơn liền từng trải sự biến cải, rồi kết quả là hành vi cử chỉ đều thay đổi, đến nỗi sự công nghĩa của Christ mà Đức Chúa Trời ban cho đó trở nên một động cơ rất mạnh mẽ để khiến cho người ăn ở cách thích hiệp với sự công nghĩa ấy. Các câu dưới đây chứng cho ý nghĩa ấy: Rô 14:17ICô 5:21. “… hầu cho chúng ta ở trong Ngài (địa vị công nghĩa) được trở nên sự công nghĩa của Đức Chúa Trời” (tức kết quả sự công nghĩa trong hành vi cử chỉ của mình). Ma 3:15; Công 10:35; Rô 6:13Khá nhớ luôn rằng sự công nghĩa tỏ ra trong hành vi cử chỉ của tín đồ, bao giờ cũng là do việc xưng nghĩa mà ra. Vì hễ ai chưa được Đức Chúa Trời xưng nghĩa cho, cũng chẳng có thể làm việc gì đáng gọi là công nghĩa được bao giờ.III. YẾU TỐ CỦA SỰ XƯNG NGHĨASự xưng nghĩa có hai yếu tố quan hệ, tức là sự xá miễn hình phạt của tội; và sự hườn nguyên vị.1. XÁ MIỄN HÌNH PHẠT CỦA TỘI.Yếu tố thứ nhứt của sự xưng nghĩa là Đức Chúa Trời xá miễn hình phạt về tội lỗi của người bất kỉnh đã có lòng tin đến Christ và tuyên bố người là công nghĩa. Sự tuyên bố ấy chẳng nói rằng tội nhơn là vô tội, vì ấy phản đối với lẽ thật; bèn chỉ tuyên bố rằng tội nhơn đã ở trong Christ chịu xét đoán rồi, điều luật pháp đòi ở nơi người, thì người nhờ Christ đã đền trả xong cả, nên người mới được xá miễn hình phạt, không bị dưới tội án nữa. Có câu chứng cho lẽ thật ấy. Rô 4:5; Rô 5:1. Cũng xem Gi 3:16Sự xá miễn nầy ta thường gọi là sự tha tội. Về phương diện làm Đấng Chấp pháp thì Đức Chúa Trời xá miễn hình phạt của tội ta. Về phương diện làm Cha thì Ngài ban ơn tha tội cho ta, công nhận ta làm con cái của Ngài, yêu thương ta, đãi ta như Cha con vậy. Có câu chép: Mi 7:18; Thi 130:4Sự xá miễn hình phạt và sự tha thứ tội lỗi chẳng phải do việc riêng nào của tội nhơn đã làm ra để phu phỉ luật pháp mà được đâu bèn chỉ do công lao của Christ chịu hình phạt ấy thế cho người mà được đó thôi. Cho nên, nói một lời, yếu tố thứ nhứt của sự xưng nghĩa là Đức Chúa Trời nhơn vì công lao của Christ mà tha tội cho tội nhơn, giải phóng người khỏi quyền hình phạt của luật pháp, và ban cho người đứng trong địa vị công nghĩa trọn vẹn của Christ vậy. Các câu dẫn dưới đây minh giải lẽ đạo ấy. Công 13:38,39; Rô 3:24,26; ICô 6:11; Êph 1:7Việc xưng nghĩa là việc thuộc về sự tài phán: tín đồ là phạm nhơn; Đức Chúa Trời là Quan tòa; Christ là Trạng sư và Chứng giả. Ngài biện hộ phạm nhơn, đem cả công lao của Ngài mà đền bồi tội lỗi cho người, chứng thực rằng người bất nghĩa nầy đã được ở trong Ngài mà hưởng cả sự công nghĩa của Ngài. Còn tòa án Trời công nhận lời biện hộ và tá chứng ấy là phải, bèn theo lẽ công bình mà ân xá người, nhơn vì Christ mà tuyên bố người là công nghĩa vậy. Nên Phao-lô chép: Rô 3:33,34. Cũng xem Dân 23:21; Xa 3:2; Thi 105:152. SỰ HƯỜN NGUYÊN VỊ.Tội nhơn đã được xưng nghĩa rồi, bèn được hườn nguyên vị. Việc ấy có ba phần:a) Nhận lãnh sự công nghĩa của Christ: Sự xưng nghĩa không những là xá miễn hình phạt của tội lỗi thôi đâu, lại cũng ban cho người sự công nghĩa của Christ nữa. Về một mặt thì tội nhơn nhờ cậy khổ hình của Christ mà được thoát khỏi tội hình; về một mặt khác thì cũng nhờ cậy Christ làm trọn luật pháp mà nhận lãnh sự công nghĩa của Ngài. Như thế, Đức Chúa Trời chẳng những là kể người là vô tội, mà lại cũng kể người là công nghĩa chẳng khác chi chính người đã tuân thủ luật pháp trọn vẹn vậy. Thế thì, tội nhơn nhờ khổ hình của Christ mà được thoát khỏi tội hình; lại cũng vì việc công nghĩa của Christ đã làm mà người được phần thưởng tuân pháp vậy. Có câu chứng rằng: Lu 15:22-24Áo tốt nhứt đó chỉ bóng về sự công nghĩa của Christ mà Cha mặc cho tội nhơn biết ăn năn. Gi 3:16; Rô 5:1,2“Ân điển nầy” là địa vị vĩnh định của tín đồ hằng cư trú để thừa nhận các hạnh phước do đó mà ra. ICô 1:30; IICô 5:21. Cũng xem Ga 3:6; Êph 2:7; 3:12; Phil 3:8,9; Côl 1:21; Tít 3:4,7; Khải 19:8.b) Được phục hòa với Đức Chúa Trời: Kẻ được xưng nghĩa chẳng những là được tha tội, bèn là cũng được hườn địa vị nguyên hữu của mình. Ví dụ như một người phạm pháp kia bị tù. Đến khi mãn hạn được tha về vì đã chịu khổ sai đền tội rồi. Dầu vậy, người vẫn chưa được hườn nguyên vi đâu, còn hổ thẹn vì chữ ô danh nan thục. Cũng có lẽ vì cớ đó mà người xa lánh bạn hữu, mất luôn quyền công dân, không biết chạy phương nào hầu mong cứu vãn. Ấy là bởi người đã mất địa vị nguyên hữu rồi vậy. Nhưng nếu phạm nhơn được Tổng thống ân xá cho thì lại ra khác, vì người không những là thoát khỏi hình phạt, mà lại còn được hườn lại nguyên vị; bởi chưng chỉ dụ ân xá ấy gồm lại cả hai ơn tha tội và hườn địa vị nguyên hữu cho phạm nhơn nữa, đến đỗi người được lại các quyền lợi công dân như cũ. Ấy đó là điều Đức Chúa Trời làm cho chúng ta khi Ngài xưng nghĩa cho chúng ta. Ngài không những vì cớ công lao Christ mà kể chúng ta đã đền tội rồi, nhưng Ngài còn hườn lại địa vị nguyên bổn của chúng ta, như con hoang đàng kia đã hồi đầu về cha, không những là tội được tha, mà cũng được hườn lại địa vị làm con như xưa (xem Lu 15:22-24 như trưng dẫn trên). IICô 5:19; Côl 1:21,22c) Được phận làm con: Khi Đức Chúa Trời hườn nguyên vị cho tội nhơn, thì không những là mặc cho họ sự công nghĩa của Christ, và phục hòa với người thôi đâu, lại ban cho người phận làm con của Ngài nữa. Sự tái sanh là khởi điểm của sự sống mới ở trong linh hồn; sự xưng nghĩa là Đức Chúa Trời đổi thái độ đối với tội nhơn, ban cho người được phận làm con và được quyền bính thuộc gia tộc của Đức Chúa Trời, đến đỗi hưởng được các đặc quyền của thân phận ấy. Nói cách khác, sự tái sanh luận về sự biến cải bản tánh ta; sự xưng nghĩa luận về cuộc biến chuyển địa vị ta; sự nên thánh luận về sự biến cải tánh hạnh ta; còn sự được phận làm con luận về sự thừa nhận các đặc quyền của địa vị con cái Đức Chúa Trời. Khi tín đồ được tái sanh thì trở nên con cái Đức Chúa Trời (Gi 1:12,13); lúc nhận được phần làm con thì lại hưởng được bực con trưởng thành trong nhà Cha vậy (Ga 4:1-7).(1)Định nghĩa: Sự được phận làm con nghĩa đen là đặt làm con trong nguyên văn vốn một pháp ngữ La-mã mà nhà tài phán thường dùng để gọi người nào được ai nhận làm con. Dân Do Thái không biết đến việc ấy, vì ấy chỉ là việc làm theo thói quen của nước La-mã mà thôi. Trong các thơ tín của Phao-lô, ngôn từ ấy dùng nói về việc Đức Chúa Trời ban cho người đã được tái sanh cả đẳng cấp lẫn quyền lợi của con trưởng thành trong nhà. Tín đồ không những nhờ sự tái sanh mà được thuộc trong gia tộc của Đức Chúa Trời, lại nhờ sự được phận làm con mà hưởng các quyền lợi và kế thừa của con trưởng ở trong nhà cha vậy. Có câu Kinh Thánh dạy về phận làm con viện dẫn như sau đây: Ga 4:5; Rô 8:15; Rô 9:4; Êph 1:5; Rô 8:17. Cũng xem Xuất 2:10 và Hê 11:24(2)Khởi điểm của phận làm con: Theo Êph 1:4,5, thì Đức Chúa Trời từ trước vô cùng đã dự định cho tín đồ sẽ nhận được phận làm con. Nhưng tín đồ chỉ nhận được ơn ấy khi họ tín nhận Christ làm Cứu Chúa của mình. Kinh Thánh dạy rằng: IGi 3:2; Ga 3:26Tín đồ hiện nay là con cái của Đức Chúa Trời. Dầu điều ấy là huyền diệu dường nào, thì lại cũng là thật sự dường ấy. Khi được tái sanh thì tín đồ chỉ là con đỏ trong Chúa; nhưng nhờ ơn nhận phận làm con thì hưởng được bực con trưởng thành ở trong nhà Cha vậy. Cũng xem Hê 5:11-14; 6:1-3; ICô 3:1(3)Sự hoàn thành của phận làm con: Sự được phận làm con sẽ hoàn thành khi Chúa Jesus Christ tái lâm và thân thể ta được sống lại. Phao-lô dạy rằng: Rô 8:23Thế gian chẳng nhìn nhận ta là con cái Đức Chúa Trời đâu; nhưng một ngày sau đây ta sẽ cải trang, bày rõ hết chơn tánh ta, đến đỗi cả vũ trụ sẽ biết rằng ta quả là con cái của Vua trên các vua vậy. Sứ đồ Giăng cũng dạy: IGi 3:1-3(4)Hạnh phước của phận làm con: Các hạnh phước do phận làm con mà ra rất nhiều và phiền phức, đây xin kể lại một ít mà thôi:a) Được Đức Chúa Trời thương yêu cách đặc biệt: Gi 17:23b) Được Cha săn sóc cách riêng: Lu 12:27-33c) Được xưng bằng danh Cha: IGi 3:1; Êph 3:14,15d) Được giống như hình trạng của Anh Cả: Rô 8:29e) Được lòng yêu mến người thuộc gia tộc của Cha: Gi 13:35; IGi 3:14f) Được tâm linh của phận làm con lớn: Rô 8:15; Ga 4:6g) Được lòng hay vâng lời Cha: Gi 14:23,24h) Chịu Cha sửa trị: Hê 12:5-11i) Được Cha an ủi: Ês 66:13; IICô 1:4j) Được kế thừa cơ nghiệp của Cha: I Phi. 1:3-5; Rô 8:17
IV. SỰ HỒ NGHI VỀ VẤN ÐỀ XƯNG NGHĨACó nhiều người hồ nghi về lẽ đạo xưng nghĩa. Họ luận rằng, Đức Chúa Trời chắc không thể kể người bất nghĩa là công nghĩa được; ấy quả là vấn đề mơ tưởng hư hoặc đó thôi. Ta xin biện luận qua lời dị nghị ấy.1. NGƯỜI ĐƯỢC KỂ LÀ CÔNG NGHĨA, HÁ QUẢ LÀ NGƯỜI CÔNG NGHĨA THẬT Ư?Vấn đề nầy rất quan hệ: người nào vì đợi giá của Christ mà được xưng nghĩa há có phải thật đáng gọi là người công nghĩa ư? Tánh nết người há quả là thánh thiện thuần lương, xứng hiệp với địa vị công nghĩa ở trong Christ chăng?Muốn trả lời cho vấn đề ấy, chúng ta cần nhớ lại đạo xưng nghĩa chẳng phải là khiến cho tâm tánh ai trở nên công nghĩa đâu, bèn là tuyên bố rằng Đức Chúa Trời kể người ấy là công nghĩa, vì tội người đã được tha, nguyên án người đã được thủ tiêu. Từ đó, tuy tội nhơn được đứng trong địa vị mới ở trước mặt Đức Chúa Trời nhưng chưa phải là trong sạch không tì vít, trọn tốt, trọn lành đâu. Kinh Thánh cũng dạy rằng, “chẳng có ai công nghĩa, dầu một người cũng không… Chẳng ai làm lành, dầu một người cũng không” (Rô 3:10-12). Cho nên sự xưng nghĩa chỉ luận về việc Đức Chúa Trời đem dời tội nhơn từ địa vị bất nghĩa của người cũ sang qua địa vị công nghĩa của người mới là Christ. Việc ấy là khởi điểm về công việc của Thánh Linh làm ở trong lòng ta, để khiến cho ta trở nên thánh sạch trọn vẹn. Sự kết quả của việc xưng nghĩa bao giờ cũng là sự nên thánh ấy đâu. Dầu vậy, trong lúc được xưng nghĩa tín đồ nhờ ân điển của Đức Chúa Trời và đợi giá của Christ mà được kể là người công nghĩa ở trước mặt Đức Chúa Trời, không còn đáng bị tử hình mà luật pháp đã định cho phạm nhơn nữa.2. LÀM SAO ĐỨC CHÚA TRỜI KỂ TỘI NHƠN LÀ CÔNG NGHĨA ĐƯỢC?Kìa, tín đồ dầu là người đã tin Chúa Jesus Christ, cũng vẫn còn có tội lỗi dính dấp. Vậy, Đức Chúa Trời vốn rất phản đối tội lỗi, làm sao lại kể người bất nghĩa là công nghĩa? Họ đã phạm luật pháp thánh của Ngài, thì lẽ nào Ngài lại không phạt họ ngay? Cớ sao Ngài không những không lên án cho họ, mà lại còn ban ân điển cho ư? Làm vậy thì công đạo ở đâu? Kể một tội nhơn là vô tội, thì thiên lý ở đâu? Coi người bất nghĩa là công nghĩa, há chẳng phản đối với đức tánh thánh khiết của Đức Chúa Trời ư?Chúng ta chỉ nhờ Kinh Thánh mà đáp lẽ cho vấn đề nầy; ngoài Kinh Thánh ra chẳng có sự lý gì mà giải nghĩa được, Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời xưng tội nhơn là công nghĩa bởi ba cớ sau đây:a) Christ thế vị tội nhơn mà chịu hình phạt của tội: Hình phạt mà luật pháp thánh đã định giá cho tội nhơn, thì Christ đã chịu thế cho họ cả rồi. Giả như người kia mắc một số nợ quá lớn, chẳng có thể trả được; nhưng có một nhà từ thiện giàu có thương xót kẻ mắc nợ đó, đem trả nợ thế cho người. Nhờ đó kẻ mắc nợ không những là khỏi phải lo trả mối nợ tội lỗi tác đó đâu, mà lại là kẻ không còn mắc nợ ai nữa. Cũng vậy, Christ bởi sự chịu khổ và chết trên thập tự giá đã trả hết nợ ta, đền cả tội ta; nên chúng ta không những thoát khỏi phải tội hình, mà cũng được kể là công nghĩa đối với luật pháp thánh kia nữa. Kinh Thánh dạy rằng: Ga 3:13; Rô 8:3; Rô 3:26b) Tội nhơn được liên hiệp với Christ: Tội nhơn tin đến Chúa Jesus Christ thì được liên hiệp với Ngài, đến đỗi sự sống của Ngài trở nên hoạt lực cai trị đời sống của người mọi bề. Sự liên hiệp ấy là tín đồ đứng ở trong địa vị của Christ, mặc lấy Ngài cùng sự công nghĩa Ngài như mặc áo xống vậy. Đồng thời với lúc được xưng nghĩa đó, thì cũng được tái sanh bởi Christ nữa, và kết cuộc sự ấy bao giờ cũng là sự nên thánh, tức sự công nghĩa thực nghiệm vậy. Phao-lô chứng rằng: Ga 2:20c) Năng lực sự sống của Christ ở trong tội nhơn: Khi tội nhơn được xưng nghĩa thì được tái sanh, hưởng được sự sống của Christ ở trong lòng. Năng lực của sự sống ấy lần lần mà chắc chắn sẽ trừ khử sự hủ bại của tâm tánh còn lại, đến đỗi cả thiên tánh và linh tánh đều thích hiệp với đức tánh thánh khiết của Đức Chúa Trời. Khi tội nhơn mới tin Chúa, thì chẳng có sự thánh khiết gì cả. Nhưng Đức Chúa Trời thấy sự cuối cùng của người ấy ở trong Christ sẽ là thánh khiết trọn vẹn; cho nên Ngài vì đức tin người mà dời người từ địa vị tội lỗi sang qua địa vị công nghĩa, kể người là công nghĩa ở trong Christ, ban cho người sự sống của Ngài, hầu cho nhờ hoạt lực ấy Ngài có thể khiến cho người trở nên công nghĩa và thánh khiết thực nghiệm vậy. Thế thì, sự xưng nghĩa là cái cửa mở đường cho Đức Chúa Trời có thể hành động trong tội nhơn mà ứng dụng cho họ cả linh nghiệm của sự cứu rỗi, đến đỗi người chẳng những là được đứng trong địa vị công nghĩa thôi đâu, nhưng lại có chính địa vị ấy ở trong lòng nữa. Kinh Thánh dạy rằng: Phil 3:21; Côl 3:1-4Nói tóm lại, chúng ta được xưng nghĩa chẳng tại đợi giá và công lao riêng của ta, bèn là chỉ tại đợi giá và công lao của Christ đó thôi. Cái cơ chỉ của sự xưng nghĩa là công việc của sự công nghĩa của Ngài. Vì Ngài là Đầu của dòng giống người mới, bao hàm trong Ngài mọi tín đồ làm chi thể của Ngài, nên mọi công việc nào Ngài đã làm, Đức Chúa Trời kể là của họ. Tội của A-đam đổ cho ta, chẳng phải vì A-đam ở trong ta, bèn là vì ta vốn ở trong A-đam. Thì cũng một lẽ ấy, sự công nghĩa của Christ được kể cho ta, chẳng phải vì Christ vốn ở trong ta, bèn vì ta ở trong Christ, liên hiệp với Đấng có công nghĩa trọn vẹn vượt qua mọi sự cần dùng của ta. Theo ý ấy ta có thể nói rằng, ta nhờ Christ ở ngoài ta mà được xưng nghĩa; cũng nhờ Christ ở trong ta mà được nên thánh.Kinh Thánh có dạy về ba thứ “sự kể cho”, tức là (1) Đức Chúa Trời kể tội của nguyên tổ cho ta; (2) Đức Chúa Trời kể tội ta cho Christ; và (3) Đức Chúa Trời kể sự công nghĩa của Christ cho ta. Cái thể thức của sự xưng nghĩa là “chúng ta ở trong Christ” được Đức Chúa Trời kể sự công nghĩa của Christ cho ta; còn cái thể thức về sự nên thánh là “Christ ở trong chúng ta”, khiến chúng ta được nên công nghĩa thực nghiệm. ITi 1:14; ITi 3:16; Công 13:39; Rô 4:25; Êph 1:6; ICô 6:11; Rô 5:1,2
V. SỰ XƯNG NGHĨA QUAN HỆ VỚI ÐỨC TINChúng ta được xưng nghĩa chẳng phải vì ta có lòng yêu thương Đức Chúa Trời hay là có tâm đức gì khác, bèn chỉ tại vì ta có đức tin đến Christ đó thôi.1. KINH THÁNH LÀM CHỨNGKinh Thánh dạy rõ lắm rằng tội nhơn được xưng nghĩa bởi đức tin: Sáng 15:6; Hê 11:7; Rô 1:17; Rô 3:24-28; Ga 3:112. Ý NGHĨA VỀ SỰ ĐƯỢC XƯNG NGHĨA BỞI ĐỨC TINVả, sự được xưng nghĩa bởi đức tin có nghĩa gì? Xin đáp:a) Lấy đức tin mà nhận lãnh ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời: Được xưng nghĩa bởi đức tin là tội nhơn lấy đức tin mà nhận lãnh ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức tin thật là cần yếu cho kẻ được xưng nghĩa, nhưng không thể gọi là nguyên nhơn của sự cứu rỗi. Bởi nguyên nhơn của sự cứu rỗi toàn là tại ân điển của Đức Chúa Trời và công lao của Jesus Christ. Nên Kinh Thánh cũng thường nói chúng ta được cứu bởi ân điển, được xưng nghĩa bởi đợi giá của huyết báu của Christ. Chúng ta chỉ lấy đức tin làm cánh tay giơ ra để nhận lãnh công ơn ấy thôi.Vả, có kẻ hỏi rằng: Kinh Thánh dạy rằng tội nhơn được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, lại nói rằng được cứu bởi công đức của Jesus Christ, cũng nói rằng được cứu bởi đức tin; vậy ba câu ấy há chẳng phản đối nhau sao? Ta đáp rằng: Không; ơn cứu rỗi thật là do Đức Chúa Trời ban cho; công đức cứu rỗi quả làm nên bởi Jesus Christ; còn chúng ta chỉ nhận lãnh công ơn ấy chỉ bởi đức tin đó thôi. Sự được xưng nghĩa giống như sự chữa bịnh. Việc chữa bịnh có ba phương diện: (1) bởi công ơn thầy thuốc; (2) bởi công hiệu thuốc thang; (3) bởi bịnh nhơn tin cậy mà dùng thuốc đúng theo lời thầy thuốc đã dặn. Công việc chúng ta được xưng nghĩa cũng vậy.b) Lấy đức tin mà kết hiệp cùng Christ: Sự được xưng nghĩa bởi đức tin lại là lấy đức tin mà tin cậy nơi công lao và đợi giá của Christ, được Đức Chúa Trời kể địa vị công nghĩa trọn vẹn của Ngài là của chúng ta. Ví dụ cô gái nghèo khổ kia, một mai được gả cho một người chồng giàu có. Hễ một khi đã làm lẽ hôn phối rồi, thì nàng liền trở nên một bà nhà giàu, hưởng được đồng đẳng địa vị với chồng. Chúng ta vốn nghèo khổ yếu đuối, cũng chỉ lấy đức tin mà kết hiệp với Christ, thì liền được đồng đẳng địa vị với Ngài, hưởng được các phẩm đức danh giá của Ngài. Phao-lô dạy rằng: IICô 8:9Chúng ta sở dĩ được dự phần đến sự công nghĩa của Christ, là chỉ tại vì lấy đức tin mà kết hiệp với Ngài, thì liền được Đức Chúa Trời kể địa vị công nghĩa của Ngài là của chúng ta vậy.3. ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ XƯNG NGHĨA LÀ ĐỨC TINNói rằng tội nhơn được xưng nghĩa chẳng phải bởi tình yêu thương, chẳng phải do sự vâng phục, chẳng phải vì cậy công đức riêng gì, thì là nghĩa làm sao? Đáp: Ấy vì tội nhơn chỉ lấy đức tin mà nhận lãnh ân điển nhưng không của Đức Chúa Trời và công đức tối thượng của Jesus Christ, chẳng cần trả giá gì hết. Từ xưa đến nay lắm người đã tận tâm tìm kiếm đường dẫn đến sự công nghĩa. Người nầy cậy luật pháp, kẻ kia lập công đức, cốt để trở nên công nghĩa ở trước mặt Đức Chúa Trời. Nhưng thảy đều hư không cả. Vì sự được xưng nghĩa là tặng phẩm của Đức Chúa Trời ban cho, chớtội nhơn dầu đem sự giàu có của cả thế gian, công đức của cả loài người để mua chuộc, thì cũng chẳng được gì cả. Kinh Thánh dạy rõ lắm rằng nếu chúng ta nhờ một mảy công đức riêng gì của mình để làm đợi giá cho được ơn cứu rỗi, thì quả chẳng được gì cả, vì sự cứu rỗi chỉ là ân tứ của Đức Chúa Trời ban cho nhưng không đó thôi. Như Phao-lô dạy rằng: “Nhưng nếu bởi ân điển thì chẳng phải bởi việc làm nữa; bằng chẳng, thì ân điển không phải là ân điển nữa” (Rô 11:6)Ví dụ như chúng ta mua vật gì, chỉ trả có một đồng tiền, cũng đủ làm mất cái tiếng “ban cho”; vì dẫu là trả một giá rẻ mạt đi nữa, cũng chịu tiếng là đồ mua, chớ chẳng phải là đã ban cho đâu. Chúng ta được tha tội, được phục hòa với Đức Chúa Trời, được xưng nghĩa, vẫn không trả giá gì, không hề nhọc công, tốn của chi cả (Ês 55:1); đến đỗi chính đức tin chúng ta dùng để được sự ấy cũng là sự ban cho của Đức Chúa Trời nữa (Êph 2:8).Dầu có câu khuyên rằng: “Hãy lấy lòng sợ sệt run rẩy mà làm nên sự cứu rỗi anh em” (Phil 2:12), thì câu ấy khuyên dạy ta hãy làm cho sự cứu rỗi mình đã nhận lãnh nhưng không ở nơi Christ thành tựu trọn vẹn ở nơi mình, chớ chẳng dạy ta phải rán sức làm việc cho được xưng nghĩa đâu; bởi ai muốn cậy việc làm để được xưng nghĩa thật là vô ích. Như Phao-lô chép: “Duy kẻ chẳng làm việc chi, nhưng tin Đấng xưng kẻ bất nghĩa là công nghĩa, thì đức tin của kẻ ấy kể cho là công nghĩa” (Rô 4:5).Giả như người nghèo kia bỗng chúc được một hầm vàng, đã chẳng phải mất tiền mua, mà cũng chẳng phải tốn công tìm kiếm. Song nếu muốn sử dụng được vàng đó để cung dụng hằng ngày, thì kẻ ấy phải rán sức mà đào hầm kia mới lấy vàng ra được. Ấy, chúng ta được cứu rỗi rồi, thì phải làm cho sự linh nghiệm của sự cứu rỗi ấy được nên trọn vẹn ở trong sự từng trải của mình, mới gọi là được toàn cứu vậy.4. KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỨC TIN MẠNH HAY YẾUDầu người ta đều được xưng nghĩa bởi đức tin cả, thì cũng chẳng phân biệt đức tin lớn hay nhỏ, yếu hay mạnh, thảy đều chỉ vì có đức tin thật nhờ cậy Chúa Jesus Christ mà được đó thôi. Kìa, có kẻ đến cầu ơn cứu rỗi của Chúa, thì gieo cả mình vào lòng Ngài và được cứu liền; còn kẻ khác cũng đến xin ơn cứu rỗi của Chúa, dầu chỉ giơ tay rờ trên áo của Ngài thôi, thì cũng được cứu như người kia vậy.Xưa dân Y-sơ-ra-ên ở xứ Ai cập, hễ nhà nào trong họ có bôi huyết chiên con trên mày cửa, thì bao nhiêu sanh mạng ở nhà của họ đều được bảo toàn, bất luận già trẻ, mạnh yếu, nhát dạn, vàbất câu đức tin của họ mạnh yếu lớn nhỏ thể nào; họ chỉ cần lấy đức tin bôi huyết chiên con trên cửa thì được cứu. Kẻ được xưng nghĩa bởi đức tin cũng như thế.Ta thường thấy có lắm tín đồ đức tin yếu đuối, thiếu thốn, thậm chí tin Chúa từ lúc đầu xanh tuổi trẻ đến khi da mồi tóc sương, vẫn chưa dám tin chắc mình đã được cứu. Song xét kỹ thì thấy họ quả có nương cậy nơi công lao của Chúa Jesus Christ, nhận Ngài là Cứu Chúa duy nhứt của mình. Họ chắc là người được cứu; nhưng họ luôn luôn thiếu bình yên về sự tha tội, cứ sợ hãi rằng sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời có lẽ sẽ giáng trên mình chăng. Sự xưng nghĩa ví như đồ ăn; đức tin ví như tay cầm đồ ăn đưa lên miệng. Dầu nó vẫn cũng nhờ tay ấy để cầm lấy đồ ăn nuôi mình cũng như người lớn vậy. Bởi sự nuôi mình chẳng phải tại tay, bèn là chỉ tại đồ ăn đó thôi. Sự xưng nghĩa bởi đức tin cũng như vậy.5. NỘI CHỨNG CỦA SỰ XƯNG NGHĨAKẻ được cứu rỗi, về bên Đức Chúa Trời thì được kể là công nghĩa, còn về bên chính kẻ ấy cũng hẳn có chứng cớ chắc chắn rằng mình đã được xưng nghĩa rồi. Hễ thử hỏi các tín đồ thuộc linh cao thượng, ai ai cũng trả lời rằng: “Quả có vậy”a) Cảm biết Christ là Cứu Chúa của mình: Tín đồ được xưng nghĩa chẳng những là tin Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa, lại còn có tự cảm biết được Ngài làm Cứu Chúa của mình nữa. Họ chẳng những tin huyết của Ngài chảy ra vì người ta, bèn cũng cảm biết huyết Ngài chảy ra vì chính mình nữa. Cũng chẳng những tin Ngài chịu chết vì mình, lại cảm biết chắc Ngài cũng vì mình mà sống lại nữa. Họ cảm biết Chúa Jesus Christ chắc chắn là Chúa của mình, là đời sống mình, cảm biết ấy minh chứng rằng mình đã được xưng nghĩa rồi vậy.b) Tâm linh được biến cải: Tín đồ nào đã từ địa vị bất nghĩa của người cũ mà được qua địa vị công nghĩa của Christ, thì liền nhận lãnh được sự sống thuộc linh từ trên trời ban xuống. Tánh nết người được đổi mới, ý hướng và chí nguyện người đều được biến cải đến đỗi nào sự ưa muốn, nào sự vui thích, nào sự tìm cầu, nào sự tính toán, hết cả đều xoay chiều đổi hướng, không còn xu hướng về tính đức hạ giới nữa, bèn khuynh hướng về linh tánh thượng giới vậy. Lời nói việc làm, tâm tư ý tưởng của kẻ ở trong Christ đều hóa ra mới cả. Vì “nếu ai ở trong Christ, thì nấy là người được dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều đã trở nên mới” (IICô 5:17). Sự biến cải lạ lùng ấy cũng minh chứng rằng mình đã được xưng nghĩa rồi.c) Trong lòng được bình yên: Nội chứng rất thiệt về sự được xưng nghĩa là sự bình yên trong lòng. Tín đồ biết chắc tội mình đã được tha, nguyên án tội đã thủ tiêu, mình đã được thoát khỏi gia hình của nó, nên trong lòng được bình an trọn vẹn. Phao-lô dạy rằng: Rô 5:1Vẫn biết rằng có đôi kẻ tự lừa dối mình, tưởng tội mình được tha, bèn hân nhiên tự đắc. Song le tín đồ chơn thật đều có đức tin minh bạch, đức tin chắc thật, đức tin đích xác mà nhận lãnh công lao cứu chuộc của Christ. Chỉ những kẻ ấy được lời ân hậu phán trong lòng rằng: “Hỡi con, hãy yên lòng, tội lỗi con đã được tha” (Ma 9:2). Lời ấy an ủi mình lắm, nếu không sớm thì muộn ắt ban cho mình được bình yên vui vẻ dồi dào không sai.6. LÚC ĐƯỢC XƯNG NGHĨATội nhơn được xưng nghĩa vào lúc nào? Có nhiều cách trả lời cho vấn đề ấy.a) Ý kiến sai: Giáo hội La-mã dạy rằng tín đồ không thể được xưng nghĩa trọn vẹn trong đời nầy, bèn là việc vừa nhờ công lao của Christ, vừa nhờ việc bổ thục của tín đồ mà lần lần được nên. Khi tín đồ qua đời, có lẽ đã được xưng nghĩa rồi; bằng không thì phải chịu sự đau khổ của lửa luyện tội đặng bổ túc lại khuyết điểm về công đức riêng của mình, mới mong bổ túc lại khuyết điểm về công đức riêng của mình, mới mong kết quả sự xưng nghĩa trọn vẹn được. Ý kiến ấy rất sai lầm; vì coi công lao của Christ không đủ đợi giá chuộc tội, cần phải có công đức riêng của tội nhơn phụ vào mới đủ.b) Sự dạy dỗ của Kinh Thánh: Theo điều Kinh Thánh dạy thì tội nhơn được xưng nghĩa nội trong giây phút, không cần đợi trải nhiều thì giờ. Vì khoảng giữa sự định án và sự tha tội chẳng có địa vị trung ương nào; chỉ có hoặc là Đức Chúa Trời giận tội nhơn, hay là Đức Chúa Trời đẹp lòng người mà thôi. Ta được đứng hoặc ở trong địa vị bị định tội hay là ở trong địa vị được tha tội, không thể đồng một lúc mà đứng trong cả hai chỗ ấy. Khá phân biệt hai điều nầy: sự xưng nghĩa được nên nội trong giây phút, lúc tội nhơn tin cậy nơi Christ; nhưng sự trở nên công nghĩa thực nghiệm thì trải qua đời sống mình mới được nên. Con hoang đàng trở về cùng cha kia, dầu vẫn mặc áo dơ dáy và có tội với cha, thì cha vẫn cứ vui mừng chạy ra ôm hôn và đưa vào nhà. Đoạn sau cha mới thay áo cho, và đặt tiệc ăn mừng. Sự xưng nghĩa cũng vậy. Khi tội nhơn ăn năn trở lại cùng Cha, được Cha tha tội cho, thì đã được xưng nghĩa rồi. Từ đó về sau Cha nhờ Thánh Linh khiến cho người trở nên công nghĩa bề trong để thích hiệp với gia đạo của nhà Cha vậy. (Cũng xem truyện tích về lễ Ngũ tuần: Công 2:37-41; Saulơ tin Chúa: Công 9; Cọt-nây trở lại cùng Chúa: Công 10:).7. ĐƯỢC NÊN MỘT LẦN ĐỦ CẢTội nhơn được xưng nghĩa chỉ một lần đủ cả. Dầu về sau người tái phạm, sa vào tội lỗi nữa, thì cũng chẳng vì cớ đó mà mất địa vị công nghĩa. Nếu chẳng may kẻ được xưng nghĩa mà lại phạm tội, thì phải đến cùng Đức Chúa Trời như con đến cùng Cha, xưng tội ra, và nhờ huyết Christ làm sạch lại. Sự ăn năn và sự được tha tội đó Kinh Thánh chẳng hề gọi là được xưng nghĩa một lần nữa đâu. Thánh Giăng dạy rằng:; IGi 2:1 IGi 1:9
Chương 7 – LUẬN VỀ SỰ NÊN THÁNHTỘI NHƠN đã nhờ công năng của Thánh Linh cảm hóa mà chịu ăn năn, trở lại với Chúa, tin cậy công đức của Jesus Christ mà được tái sanh, được xưng nghĩa ở trước mặt Đức Chúa Trời rồi, thì đã xuất tử nhập sanh, đứng vào địa vị cứu rỗi ở trong Chúa Jesus Christ vậy. Nhưng ấy chỉ là cái khởi điểm trong đời thuộc linh, là cửa vào nhà Cha, là ngày sinh đẻ của con cái Đức Chúa Trời. Tín đồ ấy còn nhiều sự bất toàn, cần phải lớn lên đến bực thành nhơn; còn non nớt, cần phải đạt đến chỗ tráng kiện. Việc tấn bộ ấy Thần đạo gọi là sự nên thánh. Sự tái sanh là biến động sanh đẻ làm con cái Đức Chúa Trời, sự nên thánh là sự tiến triển trong cuộc lớn lên làm con trưởng thành của Ngài. Sự xưng nghĩa là việc kể tội nhơn là công nghĩa trong Christ; sự nên thánh là khiến cho tâm tánh người trở nên công nghĩa, đến đỗi tâm tư ý tưởng, hành vi cử chỉ đều thích hiệp với địa vị công nghĩa ở trong Christ vậy.I. ÐỊNH NGHĨA1. Ý NGHĨASự nên thánh có nghĩa gì? Nói đại khái, thì sự nên thánh là việc của Thánh Linh cứ vận hành trong lòng tín đồ nhận được từ lúc tái sanh, hầu cho linh mạng ấy cứ mở mang tấn triển mãi, đạt đến bực thành nhơn trọn vẹn ở trong Chúa Jesus Christ. Nói cách khác, sự nên thánh là công việc bởi ơn quá cách của Đức Chúa Trời gây nên trong lòng tín đồ, để khiến cho sự sống mới càng ngày càng mạnh mẽ, tâm tánh mới càng ngày càng thanh khiết, đến đỗi tín đồ vui lòng lìa bỏ mọi tội lỗi, tận tâm dâng mình cho Đức Chúa Trời để ăn ở theo đạo thánh khiết, hầu kết quả việc công nghĩa, đẹp lòng Ngài mọi đường. Tín đồ sở dĩ đến bực nên thánh là nhờ công năng của Thánh Linh cải hóa, dạy dỗ, săn sóc vàdẫn dắt, đến đỗi sự sống mới, tâm tánh mới càng ngày càng tấn tới trong đường thánh sạch không chỗ trách được vậy. Sự nên thánh chẳng những là trừ tội lỗi, tẩy ô uế, mà cũng là khiến được đủ thần đức, thần tánh mới càng ngày trở nên giống như Con Đức Chúa Trời nữa.2. SÁNH VỚI SỰ TÁI SANHSự tái sanh khác với sự nên thánh. Sự tái sanh tợ hồ như cây cối gặp tiết xuân ấm áp, đâm chồi nứt lộc; sự nên thánh tợ hồ trải đến mùa thu, nhành lá sum sê, hoa quả tươi tốt, để cho người ta thích dùng nữa. Sự tái sanh ví như con đỏ mới sanh ra; sự nên thánh ví như con ấy lớn lên đạt đến bực thành nhơn. Sự tái sanh là Đức Chúa Trời gieo hột giống thánh thiện ở trong lòng người ta; sự nên thánh là hột giống ấy đã mọc lên, cứ lớn mãi đến thời kỳ xanh tươi tốt đẹp. Các câu Kinh Thánh dẫn dưới đây chứng thực rằng sự nên thánh là việc tín đồ lớn lên đạt đến bậc thành nhơn trong Chúa. Êph 4:13; ITê 3:12; IIPhi 3:18. Xin sánh những câu ấy với IPhi 1:23; IGi 3:9Người mới được tái sanh dầu là có sự sống mới, tâm tánh mới, song tánh cũ mà Kinh Thánh thường gọi là xác thịt, vẫn còn ở trong người, tợ hồ có hai năng lực trong lòng hay vận động nghịch cùng nhau luôn. Năng lực nầy là tánh mới hay hướng thiện; năng lực kia là tánh cũ (xác thịt) hay hướng ác. Hai tánh ấy thường nghịch nhau hằng giao chiến cùng nhau, chẳng hề hòa thuận với nhau bao giờ. Chỉ nhờ công năng của Thánh Linh mà tánh mới thắng hơn tánh cũ, và trở nên sự nên thánh được đó thôi. Phao-lô dạy rằng: Ga 5:17; Rô 7:21-23; Rô 8:23. SÁNH VỚI SỰ XƯNG NGHĨASự xưng nghĩa và sự nên thánh cũng khác nhau. Trong chương trước ta đã thấy sự xưng nghĩa là tín đồ được đứng trong địa vị công nghĩa ở trong Christ; còn sự nên thánh là Christ ở trong tín đồ khiến cho linh tánh người trở nên công nghĩa thích hiệp với địa vị ấy. Sự xưng nghĩa là khởi điểm của đường nên thánh; sự nên thánh trọn vẹn là kết cuộc của sự xưng nghĩa. Sự xưng nghĩa bởi công đức của Christ thế vị ta mà chuộc lại; còn sự nên thánh là công phu của Thánh Linh làm nên ở trong ta. Nền tảng của sự xưng nghĩa thiết lập trên sự chết của Christ; cơ chỉ của sự nên thánh xây lên trên sự sống lại của Ngài. Kẻ được xưng nghĩa được đứng trong địa vị cứu rỗi; nhưng cũng cần nên thánh, mới hưởng được cả hiệu lực của địa vị ấy.Ví như bịnh nhơn kia, bịnh tình đã thuyên giảm, thì chắc được sống rồi (ấy chỉ về xưng nghĩa); nhưng còn cần phải gia công điều dưỡng, mới có thể bình phục như xưa được (ấy chỉ về sự nên thánh). Lại ví như con thuyền vượt biển kia, gặp cơn giông tố, sóng dập gió dồi, song may thay chưa đến nỗi chìm và được lọt vào trong cửa, đậu nhằm một chỗ yên tĩnh khuất gió. Thuyền ấy dầu đã đậu tại bến bình an rồi, song chưa tu bổ lại các chỗ hư hỏng bởi cơn giông tố đó; thì cần lắm phải trải một thời gian để các bạn tàu lo sửa chữa lại cho chắc chắn, mới đáng gọi là đã được toàn cứu khỏi cơn giông tố ấy vậy.Sự xưng nghĩa và sự nên thánh cũng khác nhau như thế. Khi ta được xưng nghĩa, thì hưởng được bình yên, khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, không còn sợ hình án của tội lỗi nữa. Còn công phu nên thánh là tâm linh được cải hóa, được gây dựng trong sự thánh khiết, đến đỗi ý hướng và ý chí nguyện càng ngày chăm chỉ về những điều đẹp lòng Đức Chúa Trời càng hơn. Phao-lô dạy rằng:Rô 8:1,2-4. “Cho nên hiện nay chẳng có sự định tội cho những kẻ ở trong Christ Jesus (ấy là địa vị được xưng nghĩa). Vì luật pháp của Thánh Linh của sự sống ở trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật pháp của tội lỗi và sự chết… hầu cho đều phải nghĩa của luật pháp được thành tựu trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh” (ấy là sự nên thánh ở bề trong). Cũng xem câu 12,13.4. SÁNH VỚI SỰ RỬA SẠCHSự rửa sạch cũng khác với sự nên thánh. Vì sự rửa sạch là phương diện trừ bỏ; còn sự nên thánh là phương diện làm cho đầy dẫy. Tuyển dân của Chúa chẳng những là phải tìm sự trừ tội, sự rửa sạch thôi đâu; lại cần phải có đủ phẩm đức thuộc linh của Đức Chúa Trời để làm cho đầy dẫy lòng đã được rửa sạch rồi đó nữa. Lời nói việc làm, tâm tư ý tưởng đều cần giống như Ngài, đẹp lòng Ngài mọi bề, mới đáng gọi tín đồ là dân thánh của Ngài vậy. Trong IICô 7:1 Phao-lô dường như phân biệt sự rửa sạch với sự nên thánh mà rằng: “Hỡi kẻ yêu dấu, vì chúng ta đã có lời hứa dường ấy, thì hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự o uế của xác thịt và của tâm linh, để làm trọn sự nên thánh trong sự kính sợ Đức Chúa Trời”.II. KINH THÁNH DẠY VỀ SỰ NÊN THÁNHKinh Thánh luận đến sự thánh khiết và sự nên thánh rất mầu nhiệm, minh chứng rằng quan niệm ấy rất quan hệ đối với đạo Đức Chúa Trời. Có người nói rằng Tân Cựu ước nói đến quan niệm thánh khiết và nên thánh ước chừng 1060 lần, Cựu ước 760 lần, Tân ước 300 lần.1. NGHĨA CHỮ THÁNHa) Trong Cựu ước: Trong Cựu ước chữ mà bản Việt thường dịch ra “thánh” hay “nên thánh”, nguyên văn Hê-bơ-rơ là kadosh, nghĩa đen là “biệt riêng ra cho công việc Đức Chúa Trời”. Cựu ước ứng dụng chữ ấy theo bốn cách:(1)Ứng dụng cho chỗ và vật: Trời. Thi 20:6; núi Sinai, Thi 69:17; xứ Canaan, Xa 2:12; chỗ Đức Chúa Trời hiện ra, Xuất 3:5; thành Giê-ru-sa-lem, Nê 11:1; đền thờ; ICác 9:3; bàn thờ, Xuất 29:36; các lễ vật và con sinh, Xuất 28:38; 29:27, đều gọi là thánh cả.(2)Ứng dụng cho lễ tiết: Ngày sabát, Sáng 2:3; Xuất 20:8,11, và năm hân hỉ, Lê 25:10, cũng là thánh.(3)Ứng dụng cho người ta: Con đầu lòng của dân Y-sơ-ra-ên, Xuất 13:2, dân Y-sơ-ra-ên, Phục 7:8, người của Đức Chúa Trời, IICác 4:9, tiên tri Giê-rê-mi, Giê 1:5, thánh đồ và thiên sứ biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, Gióp 1:5; 15:15; Thi 16:3; 34:9; Ês 4:3; Đa 4:13; 7:18,21,22,25,27; 8:13,24; Xa 14:5, cũng gọi là thánh cả.Tra cứu kỹ càng các đoạn sách dùng chữ “thánh” hoặc “nên thánh” mà ứng dụng cho chỗ, vật, lễ tiết hay người ta, thì rõ đại ý là những điều ấy sở dĩ được gọi là thánh, là tại vì cớ tiếp xúc với Đức Chúa Trời, được biệt riêng ra cho Ngài để dùng vào sự hầu việc Ngài.(4)Ứng dụng cho Đức Chúa Trời: Chữ “thánh” được ứng dụng cho Đức Chúa Trời nhiều hơn hết. Ngài là Đấng thánh tuyệt đối, và nguồn của sự thánh khiết ở trên trời dưới đất, Giô 24:19; ISa 6:20; Thi 51:11; Ês 6:3; 10:17; 29:23; 49:7; 63:10,11; Xuất 28:36; 39:30.b) Trong Tân ước: Tân ước dạy dỗ về vấn đề nên thánh sâu nhiệm và quí báu hơn Cựu ước. Ấy chắc tại vì thời đại ân điển trổi hơn thời đại luật pháp mọi bề. “Vì luật pháp đã ban bố bởi Môi-se còn ân điển và lẽ thật bởi Jesus Christ mà đến” (Gi 1:17).Nguyên văn Hi-lạp có chừng năm chữ để chỉ về quan niệm “thánh khiết”, tức là: động từ hagiazo, nghĩa đen là “làm nên thánh”; hình dung từ hagios, nghĩa đen là “sự nên thánh” hay là “sự thánh khiết”. Như Cựu ước, Tân ước cũng ám chỉ rằng sự thánh khiết hoặc sự nên thánh đều do sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời màra. Trong bản Việt, năm chữ ở trên phần nhiều đều được dịch ra “được nên thánh”, “nên thánh”, “thánh khiết”, hay là “thánh”.Cựu ước ứng dụng chữ kadosh thể nào, thì Tân ước ứng dụng năm chữ kể trên cũng thể ấy.(1)Ứng dụng về chỗ: Thành Giê-ru-sa-lem, nơi chí thánh, đền thờ của thánh đồ, đều là thánh cả, Ma 4:5; 24:15; Êph 2:21.(2)Ứng dụng về sự vật: Giao ước của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, Luật pháp, cũng gọi là thánh, Lu 1:72; Rô 1:2; 7:12.(3)Ứng dụng về người ta: Tín đồ, tiên tri, thiên sứ cũng đều được xưng là thánh cả, Hê 3:1; ICô 1:2; IICô 1:1; Công 3:21; Khải 14:10.Mỗi đoạn sách trong Tân ước dùng chữ để chỉ về quan niệm nên thánh, đại ý cũng tỏ ra sự ấy sở dĩ được nên như thế là do sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời như trong Cựu ước vậy; bởi vì vô luận thời đại nào, duy Đức Chúa Trời là nguồn gốc duy nhứt của sự thánh khiết và sự nên thánh.(4)Ứng dụng cho Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Ba Ngôi Đức Chúa Trời cũng được xưng là thánh: Cha, Gi 17:11; Con, Mác 1:24; Lu 1:35; IGi 2:20; Thánh Linh, Ma 3:11; Công 13:2; Rô 15:16.2. HAI THỨC NÊN THÁNHKinh Thánh dùng chữ nên thánh theo hai cách để tỏ ra hai thực sự nên thánh. Hai thức ấy thần học gọi là 1) sự nên thánh thuộc mặt nghi lễ, 2) sự nên thánh thuộc tánh đạo đức. Nếu sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời thuộc về bề ngoài, thì sự nên thánh do đó mà ra gọi là sự nên thánh thuộc mặt nghi lễ, không can thiệp với tánh đạo đức. Còn nếu sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời thuộc về phần linh tánh, thì sự nên thánh do đó mà ra gọi là sự nên thánh thuộc tánh đạo đức, can thiệp với linh tánh vậy.a) Sự nên thánh thuộc mặt lễ nghi: Cựu ước chú trọng về sự nên thánh thuộc mặt nghi lễ; Tân ước cũng nói đến, nhưng chỉ vài lần, và chỉ can thiệp đến chỗ và sự vật mà thôi. (Về Cựu ước, xem phần dạy về nghĩa chữ thánh trong Cựu ước, II, 1, trong chương nầy. Về Tân ước, xem Ma 23:17-19; ITi 4:4,5).Đại ý của sự nên thánh thuộc mặt nghi lễ là phân rẽ với tội lỗi và sự ô uế bề ngoài, mà biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời để dùng trong sự hầu việc Ngài. Sự nên thánh nầy không có quan hệ với tánh đạo đức, chỉ được gọi là thánh, bởi vì bên ngoài có tiếp xúc với Đức Chúa Trời, được Ngài lợi dụng làm việc Ngài vậy. Cho nên sự nên thánh thuộc mặt nghi lễ là biệt sự vật, chỗ, hay người riêng ra khỏi sự thường dụng của nó mà dâng cho Đức Chúa Trời dùng lấy. Các sự vật, chỗ, hoặc người mà được biệt riêng ra như thế đều thuộc về Đức Chúa Trời, và được gọi là thánh (Dân 3:13; 8:17).Những nghi lễ Cựu ước dùng trong sự biệt sự vật hay người ta ra thánh thì nhiều và phiền phức lắm, như trong việc tẩy uế kẻ phung, thì có năm việc cần thiết, tức là giết con sinh tế, tắm rửa trong nước, rảy huyết, rảy dầu, và đổ dầu trên kẻ được sạch (xem Lê 14). Các việc ấy có nghĩa bóng, chỉ về cách nào tín đồ đời Tân ước được nên thánh, dạy rằng họ cậy sự chết của Christ, sự tái sanh, sự đổ huyết Ngài, và công việc của Thánh Linh cảm hóa bề trong mà được trở nên thánh khiết thực nghiệm vậy.Trong Tân ước chỉ có một câu dường như theo lối thuộc mặt nghi lễ mà ứng dụng hình dung từ “nên thánh” cho người ta. Ấy là trong ICô 7:14: “Bởi vì chồng không tin, nhơn vợ mà được nên thánh, vợ không tin, nhơn chồng mà được nên thánh; bằng chẳng vậy, thì con cái anh em chẳng sạch, song nay đều là thánh.” Ý của câu ấy dạy rằng bạn không tin Chúa nhơn vì tiếp xúc với bạn tin Chúa mà được nên thánh, tức là được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời để hầu việc Ngài trong sự nuôi nấng, coi sóc, và giúp đỡ một con cái của Ngài; lại nhơn đó con cái của họ cũng khỏi bị ô uế, khỏi gọi là con ngoại tình vậy.b) Sự nên thánh thuộc tánh đạo đức: Tân ước luận về sự ứng nghiệm các lễ nghi của Cựu ước, nên tất nhiên cũng chú trọng về sự nên thánh thuộc tánh đạo đức, chỉ dạy thế nào tội nhơn đã được tái sanh, xưng nghĩa rồi cũng có thể trở nên thánh khiết ở trong linh tánh nữa. Trong Tân ước quan niệm nên thánh về tánh đạo đức, cũng đồng nghĩa với quan niệm ấy trong Cựu ước, tức là được nên trong sự phân rẽ với tội lỗi (bề trong), sự dâng mình cho Chúa, và sự biệt riêng ra để hầu việc danh thánh của Ngài, Tân ước luận về vấn đề nầy thì nói đến hai hạng được nên thánh, ấy là (1) Chúa Jesus Christ, và (2) tín đồ.(1)Chúa Jesus Christ được nên thánh: Tin Lành Giăng có câu: “… ta vốn là Đấng Cha đã biệt ra thánh” (10:36). “Con vì họ tự biệt ra thánh, hầu cho họ cũng nhơn lẽ thật mà được nên thánh vậy” (17:19). Ý nghĩa về Christ nên thánh là Ngài được biệt riêng ra cho Cha để làm công việc cứu chuộc lòai người. Các nghi lễ về việc phong chức tế lễ cho A-đam làm hình bóng về Christ được biệt riêng ra để làm chức tế lễ chơn thật cho loài người ở trước mặt Đức Chúa Trời. Christ được Cha biệt riêng ra từ trước buổi sáng thế để làm việc cứu chuộc. Cho nên sự đầu thai, sự bị cám dỗ, sự thương khó của Ngài, thảy đều là những phần trong chức nhiệm ấy, khiến cho sự chết Ngài có giá trị tuyệt đối để cứu chuộc loài người. Sự nên thánh của Christ chẳng có ý ám chỉ rằng Ngài phải phân rẽ với tội lỗi và ô uế bề trong; vì Ngài vốn là thánh khiết tuyệt đối; bèn chỉ ứng dụng danh từ ấy theo nghĩa biệt riêng ra để làm xong một chức vụ nào đó thôi.(2)Tín đồ được nên thánh: Khi Tân ước ứng dụng danh từ “sự nên thánh” cho tín đồ, thì có nghĩa theo cả ba lối, là phân rẽ với tội lỗi cho được tinh sạch, dâng cho Đức Chúa Trời để thuộc về Ngài, và biệt riêng ra để hầu việc Ngài. Cả ba công việc ấy được nên bởi công năng của Thánh Linh cảm hóa, dạy dỗ, gây dựng, và ứng dụng cả hiệu lực của công đức cứu chuộc của Christ đó vậy. Sau đây xin trưng dẫn những câu quan hệ hơn hết luận về sự nên thánh của tín đồ: Gi 17:17; Công 24:18; Rô 6:19,22; ICô 1:1,2,30; ICô 6:11; IICô 7:1; Êph 5:25,26; ITê 3:13; ITê 4:3,4,7; ITê 5:23; IITê 2:13; ITi 2:15; IITi 2:21; Hê 2:11; Hê 10:10,14,29; Hê 12:10,14; Hê 13:12; IPhi 1:2; Giu 1:3; Lu 1:74,75; Êph 4:24; Công 15:9; Tít 2:3; Gi 15:3; IGi 1:7,9; Ma 5:8; ITi 1:5; ITi 5:22; IITi 2:22; IPhi 1:22; IGi 3:3; ITi 5:7,8; IIPhi 1:3; IPhi 1:15,16; IICô 6:14-18; IGi 5:21Tuy các câu trưng dẫn trên chưa phải là gồm hết những câu của Tân ước dạy về sự nên thánh, thì cũng đủ tỏ ra Tân ước dạy thể nào về vấn đề quan hệ ấy. Hễ ta kê cứu kỹ càng mỗi câu ấy, ắt sẽ hiểu rõ sự nên thánh, và Đức Chúa Trời dùng cách thức nào để thực hành việc ấy ở trong tín đồ vậy. Sau đây sẽ còn giải nghĩa tường tận hơn đại ý của các câu ấy.III. SỰ NÊN THÁNH CẦN THIẾTKê cứu Kinh Thánh, tra xét lòng dạ ta, thì dễ thấy sự nên thánh rất cần thiết. Sau đây, xin theo hai phần mà luận qua duyên cớ gọi sự nên thánh là cần thiết.1. HỄ KHÔNG NÊN THÁNH THÌ KHÔNG THẤY ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜITa đã thấy đức tánh đệ nhứt của Đức Chúa Trời là đức thánh khiết. Hễ ai không được công năng của Thánh Linh cải hóa tâm tánh đạo đức, khiến trở nên thánh khiết thích hiệp với đức tánh của Đức Chúa Trời, thì quả không hề thấy Ngài được. Có câu chép: Hê 12:142. HỄ KHÔNG ĐƯỢC NÊN THÁNH CŨNG KHÔNG THẮNG TỘI ĐƯỢCKinh Thánh và sự từng trải của tín đồ từ xưa đến nay đều minh chứng rằng hễ tín đồ không được nên thánh thì cũng chẳng hề thắng tội được. Xin kê cứu qua tá chứng của hai chỗ ấy.a) Sự từng trải của tín đồ làm chứng: Gạn hỏi tín đồ thuộc linh cao thượng về vấn đề nên thánh có quan hệ với sự thắng tội thế nào, thì thường nghe họ đồng thinh chứng rằng, không được nên thánh, hẳn cũng chẳng thắng tội được. Kê cứu qua sự từng trải tầm thường của phần nhiều tín đồ, thì kết quả như lời.(1)Sự vui mừng của sự cứu rỗi: Khi tội nhơn ăn năn trở lại cùng Chúa thì thường cảm xúc sự vui mừng lạ lùng vì đã được tha tội, được hòa lại với Đức Chúa Trời, được xưng nghĩa, được tái sanh làm con cái của Cha ở trên trời. Trong mình cảm thấy nhẹ nhàng vì gánh nặng gian ác đã cất khỏi mình, lòng đầy bình an, miệng tuôn tràn những lời khen ngợi Đức Chúa Trời (Thi 40:1-3; Công 8:39). Cảnh vật xung quanh cũng dường như đã thay đổi hẳn: trông lên mặt trời, thấy mặt trời càng chiếu diệu hơn; nhìn đến chim chóc, nghe nó hót líu lo càng êm dịu hơn; ngó đến cây cỏ, thấy lá xanh hoa nở càng sặc sỡ hơn; thật dường như muôn vật đều đồng chung vui với mình vì hạnh phước Đức Chúa Trời đã ban cho vậy.Dầu sự trở lại cùng Chúa sanh ra sự vui vẻ lạ thường dường ấy, thì cũng chỉ mới là sự bắt đầu trong cuộc thí nghiệm sự cứu rỗi đó thôi. Sự tái sanh chẳng qua mới là con đỏ trong Chúa. Tín đồ cần phải lớn lên để đạt đến bậc thành nhơn, mới đáng gọi là được toàn cứu.(2)Sự thất bại: Tin Chúa một ít lâu rồi, bèn có sự thay đổi quan hệ. Tín đồ gặp cơn cám dỗ, bèn thất bại sa ngã vào tội. Tuy hết sức chống cự sự cám dỗ ấy, cũng đành thua, vì không đủ năng lực thuộc linh để thắng tội được. Khi thất bại lần đầu đó tín đồ buồn bã lắm, tự trách mình nhẹ dạ mà nghe theo sự cám dỗ ấy, bèn cầu Chúa thương xót tha thứ cho. Được tha thứ, thì lại vui mừng như trước, quyết định không hề tái phạm hay nghe theo sự cám dỗ nữa. Than ôi! Lần nầy cũng chỉ được ít lâu rồi lại bị cám dỗ, thất bại mà sa ngã như lần trước kia vậy.Trước cảnh ngộ buồn thảm như thế, tín đồ không biết suy nghĩ sao. Tuy biết mình thuộc về Chúa, chắc đã được tái sanh làm con cái của Ngài rồi, thì cũng chẳng hiểu tại sao mình phân tâm như thế. Hôm nay vui mừng hớn hở, ngày mai lại than thở buồn rầu. Khi thì hết sức ghét tội, lúc lại ưa phạm đủ điều. Có lẽ tín đồ ấy cũng quen cầu nguyện, từng được Chúa nhậm lời, ưa thích sự nhóm lại nghe giảng, cũng vui lòng làm chứng đạo, nhưng chẳng biết phải làm thế nào cho được thắng tội. Khi coi Kinh Thánh thì rất sợ hãi vì thấy Đức Chúa Trời thánh khiết rất ghét tội, hằng đòi hỏi một tâm tánh thánh khiết ở nơi mình. Lòng cũng rất muốn thuần khiết như Chúa muốn, hết sức cầu khẩn Ngài giúp đỡ mình như sở nguyện. Dầu vậy, tín đồ lại thấy trong mình có một năng lực hằng chống chỏi ý muốn của Chúa, phản nghịch luật pháp Ngài, và bắt phục mình làm nô lệ cho nó. Có khi người chống cự lại, hứa nguyện sẽ không phạm tội nữa, cũng quả quyết sẽ giữ vẹn các sự hứa nguyện ấy. Nhưng than ôi! Dầu hứa nguyện, dầu quyết định đến mấy đi nữa, cũng chỉ cứ phạm tội thất bại luôn, thấy rõ ràng dầu sự tríu mến tội đã mất rồi, thì quyền năng của tội vẫn còn vấn vương nơi mình.(3)Do lai của sự thất bại: Vả, tại cớ sao tín đồ phải từng trải sự thất bại buồn thảm như thế? Há chẳng phải tại vì họ chưa từng trải sự nên thánh sao? Tín đồ nào từng trải đạo Christ như cách vừa tả ra ở trên, chỉ biết Christ bằng Cứu Chúa mình, nhưng chưa biết đến Ngài bằng Đấng làm cho mình được nên thánh. Tín đồ ấy được đứng trong địa vị thánh của Christ, thì vẫn chưa được Christ cư trú trong mình, chưa được sự sống chẳng hay hư hay hết của Ngài hành động trong mình, nên cũng chẳng thắng hơn tội được.Người đã nhờ sự tái sanh mà được sự sống thuộc linh và mới mẻ đến đỗi ý hướng và chí nguyện người chẳng còn ưa thích đường lối tội lỗi nữa. Nhưng chẳng may, tánh xác thịt vẫn còn, quyền năng của tội chưa tiêu diệt đâu, nó vẫn còn có thể bắt phục mình phải làm nô lệ cho nó. Tín đồ nào mà chỉ từng trải sự tái sanh thường bị tánh cũ (xác thịt) chiến đấu với tánh mới, hằng gây nên sự sa ngã và thất bại khốn nạn dường ấy.Nhưng sự thất bại như thế chẳng phải là ý muốn của Chúa đâu; Ngài muốn ta đắc thắng luôn, vì Christ hiện ra, cốt để tiêu diệt công việc của ma quỉ. Vậy, tín đồ phải làm thế nào cho được toàn thắng? Phải từng trải sự nên thánh, phải nhận lãnh Thánh Linh, phải nhờ công năng Ngài đem Christ phục sanh ngự trong, mới mong được toàn thắng như nguyện vậy.b) Kinh Thánh làm chứng: Kinh Thánh cũng minh chứng cho lẽ đạo vừa dạy ở trên, có sự lưu lạc của dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng làm hình bóng cho, và sự từng trải của Phao-lô ký thuật trong Rô-ma đoạn 7 càng giải nghĩa rõ rệt.(1)Dân Y-sơ-ra-ên lưu lạc trong đồng vắng: Sự lưu lạc của dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng làm hình bóng về sự từng trải thất bại của tín đồ mới tả ra ở trên.Theo tượng trưng học, thì xứ Aicập chỉ bóng về thế gian; sự đi qua Hồng Hải chỉ về sự phân rẽ với đời cũ mà trở lại với Chúa; sự đi qua sông Giô đanh chỉ về sự chết đối với đời sống tư kỷ; sự đi vào xứ Canaan chỉ về sự nên thánh, tức là sự đắc thắng, sự yên nghỉ bởi đức tin, sự ăn ở theo đời mới trong Chúa Jesus Christ.Vả, giữa biển Hồng Hải và xứ Canaan có sa mạc Sinai. Tại đó dân Y-sơ-ra-ên lưu lạc trải 40 năm trời, bị “bọn dân tạp” ngăn trở, không được theo ý muốn Đức Chúa Trời trọn vẹn (Xuất 12:38; Dân 11:4). Tuy họ hưởng được nhiều phước trong nơi ấy (Xuất 13:21,22; 15:23-27; 16:1-5, 14:25; 17:1-7), được Đức Chúa Trời hiển hiện cùng họ, bảo hộ, săn sóc và thương xót họ, đồng chịu các sự khổ sở của chốn ghê sợ ấy với họ, thì họ cũng cứ bị cám dỗ, sa vào tội mà thất bại hoài. Họ hay lằm bằm và oán trách Môi-se và A-rôn (Xuất 16:3), khinh dễ đồ ăn mana mà Chúa đã ban cho, coi là đồ đạm bạc. Họ thèm ăn cá, dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, củ hành, củ tỏi, và thịt mà trước kia họ quen ăn tại Aicập (Dân 11:5), đến đỗi Chúa chán nản họ, sai rắn lửa cắn chết nhiều kẻ trong họ (Dân 21:1-9). Lắm lúc họ cũng trái mạng Đức Chúa Trời, phản nghịch Ngài, không khứng vào xứ Canaan mà Ngài đã hứa ban cho họ; và vì lòng vô tín đó họ phải mất cơ nghiệp tốt đẹp ấy. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ chứng rằng: Hê 3:17-19Vả, đồng vắng kia là tượng trưng chỉ về sự thất bại của tín đồ hiện nay. Đức Chúa Trời đã đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Aicập chẳng phải để họ cứ ở trong sa mạc khốn nạn ấy đâu, bèn để họ vào xứ Canaan, nhận lãnh xứ ấy làm cơ nghiệp. Sự không khứng vâng lời Đức Chúa Trời đó kết quả cho họ sự hư hỏng chết mất tại đồng vắng vậy.Đức Chúa Trời đã cứu rỗi ta chẳng những để đem ta khỏi địa vị mắc tội thôi đâu, nhưng Ngài đã cứu ta để ta cứ tấn tới mà đạt đến địa vị nên thánh trong Chúa Jesus Christ nữa. Hễ chúng ta không vâng phục, không tìm cầu sự nên thánh, ắt không những là thất bại hoài thôi, mà lại sẽ bị hư hỏng cả đời thuộc linh, kết cuộc là phải chết mất ở dọc đường thiên lộ, cũng như dân Y-sơ-ra-ên trong sa mạc xưa kia vậy. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ lại chứng rằng: Hê 4:1,11. Sự yên nghỉ đó, là sự nên thánh vậy. Cũng xem ICô 10:1-12.(2)Sự từng trải ký thuật trong thơ Rô-ma 7: Trong thơ Rô-ma 7, Phao-lô mô tả sự từng trải thất bại của một người đã được tái sanh mà chưa được nên thánh. Sự từng trải ấy rất giống như sự từng trải của dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng. Nói cho đúng thì đoạn ấy giải nghĩa cho tượng trưng về dân Y-sơ-ra-ên ở trong đồng vắng xưa kia vậy.Người của Rô-ma đoạn 7 đã cất bước trên đường tin Chúa, được tái sanh làm con cái của Đức Chúa Trời, nên lòng rất vui vẻ ngợi khen ơn cứu rỗi của Ngài. Nhưng cách ít lâu về sau lòng mới được thấy rõ sự thánh khiết của luật Đức Chúa Trời, hoàn cảnh bèn thay đổi nhanh chóng, người liền cảm xúc sự hủ bại của tánh cũ (xác thịt) là khốn nạn dường nào! Cũng hiểu rõ rằng tự mình không thể làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Trời được, bằng chẳng nhờ ơn cứu trợ siêu việt, ắt chỉ phải tuyệt vọng, chết mất như dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng xưa kia đó thôi. Kê cứu lược qua đoạn ấy, thấy có bốn điều rất quan hệ:(a)Hai năng lực phản đối nhau: Thứ nhứt, ta thấy trong người đã được tái sanh mà chưa được nên thánh có hai năng lực mâu thuẫn hằng chống nghịch nhau. Hai năng lực ấy ta có thể gọi là tánh cũ và tánh mới. Tánh cũ là tánh tội lỗi bởi nguyên tổ truyền lại; tánh mới là tánh bởi Đức Chúa Trời sanh ra lúc người nhờ Thánh Linh mà được tái sanh. Tánh cũ Phao-lô gọi là “xác thịt” (câu 5,25), “tội lỗi ở trong tôi” (câu 17), “thân thể của sự chết nầy” (câu 24), “thân thể của tội lỗi” (Rô 6:6). Còn tánh mới, Phao-lô gọi là “người bề trong” (câu 22), “tâm trí tôi” (câu 23,25), “người mới” (Êph 4:24), v.v. Cũng xem Gi 3:6; Ga 5:17(b)Hai năng lực hằng chiến đấu nhau: Hai tánh ấy rất phản nghịch nhau như nước với dầu, không bao giờ hỗn hòa nhau được, nhưng cứ chiến đấu nhau, tánh nầy và tánh kia đều muốn bắt phục nhau không thôi. Chiến địa ấy là lòng của tín đồ, còn bửu vật mà hai bên đều rán sức cướp giựt là đời sống của tín đồ, bên nầy cố quyết buộc nó phải theo xác thịt, còn bên kia lại muốn nó phải theo Thánh Linh.Than ôi! Tình hình của cuộc chiến đấu nầy rất chênh lệch, bên người mới của lòng tái sanh vẫn chiến đấu chỉ có một mình mà thôi; còn bên tánh cũ thì lại có cả luật pháp hay lên án, tham dục của xác thịt hay ngăn cản, ảnh hưởng của thế gian hay cám dỗ, và các ác mưu sâu sắc của Sa-tan cố khiến cho người sa ngã. Thực tế, tín đồ chiến đấu với xác thịt và quyền thế của sự tối tăm chẳng khác gì một đứa con trẻ ở trong hang sư tử kia, tự mình nó không hi vọng gì bảo toàn tánh mạng được, lựa là nói đến sự đắc thắng.Kê cứu qua câu 7-9, 14-16 và 19-23, dễ thấy trong cuộc chiến đấu nầy rất đáng thương hại cho tín đồ yếu đuối kia, vì kết cuộc hẳn là thất bại đó thôi. Rô 7:7-9, 14-16, 19-23.c) Sự thất bại tuyệt vọng: Tín đồ cứ giao chiến với xác thịt và tội lỗi đến khi yếu sức mòn hơi, không còn có thể đương nổi nữa bèn đành giải giáp đầu hàng, vì thấy mình cô độc, không còn có năng lực gì chiến thắng tánh cũ được nữa. Trong câu 24 ta nghe tiếng não nùng đầy nỗi thất vọng kêu lên rằng: “Ôi! Tôi là người khốn nạn dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết nầy?”d) Sự giải cứu ở nơi sự nên thánh: Cảm tạ Đức Chúa Trời, có một phương pháp duy nhứt giải cứu tín đồ khỏi sự thất bại đó được, ấy là nhờ Chúa Jesus Christ, bởi công năng của Thánh Linh khiến cho tín đồ nên thánh. Khi tín đồ đã tuyệt vọng, nhận biết rằng tự mình không thể làm chi nổi để ăn ở cách xứng đáng, đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì Đấng giải cứu bèn hiện đến, chỉ cho nạn nhơn hiểu rõ rằng sự toàn thắng duy do sự nương cậy nơi Christ và quyền năng của Thánh Linh cảm hóa mà được nên đó thôi. Sự hiểu biết ấy khiến cho tín đồ reo vang giọng khải hoàn rằng: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, nhờ Jesus Christ, Chúa chúng ta!… Vì luật pháp của Thánh Linh của sự sống ở trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật pháp của tội lỗi và sự chết. Vì điều luật pháp không làm nổi, tại nó nhơn xác thịt ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã vì tội lỗi mà sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi, va định tội cho tội lỗi ở trong xác thịt, hầu cho điều phải nghĩa của luật pháp được thành tựu trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh” (Rô 7:25-8:4).Ấy vậy, nói tóm lại, sự nên thánh rất quan hệ, vì nếu không được nên thánh, quả không toàn thắng tội lỗi được. Nhờ sự tái sanh tín đồ vượt qua đời sống tư kỷ mà đến đời sống của Christ. Khi được tái sanh thì được thần mới; khi được nên thánh, thì nhận Thánh Linh cư trú trong thần mới. Chúa hứa rằng: Êxê 36:26,27Quả như lời; hễ tín đồ đã được Thánh Linh của Đức Chúa Trời cư trú trong lòng thì đã vào xứ Canaan thuộc linh, đã chinh phục xác thịt, thắng hơn tội, được yên nghỉ, được đủ các phước thuộc linh ở trên trời trong Jesus Christ (Êph 1:3), và được ơn làm trọn ý chỉ Đức Chúa Trời, đẹp lòng Ngài mọi đường. Ngoài phương pháp nầy quả hẳn chẳng có phương pháp nào khác.IV. HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA SỰ NÊN THÁNHTân ước tỏ ra sự nên thánh có hai phương diện, cái nầy do cái kia mà thành công. Hễ tín đồ không thông hiểu cái trước, cũng chẳng hưởng được cái sau. Hai phương diện ấy gọi là sự nên thánh theo phương diện địa vị và sự nên thánh theo phương diện thực nghiệm.1. PHƯƠNG DIỆN ĐỊA VỊ.Kinh Thánh dạy rõ lắm cả việc cứu rỗi tín đồ đều được nên trước hết ở trong Christ trên thập tự giá. Sự công nghĩa, sự thánh khiết và các công đức hay cứu rỗi của Christ đều do sự đau khổ của sự chết ấy mà có giá trị cho tín đồ. Hễ người nào tin cậy nơi sự chết ấy thì được các công đức và đợi giá ấy làm địa vị cho mình đứng vào địa vị ấy là địa vị cứu rỗi mà Ngài đã mua chuộc cho mọi người nương cậy nơi Ngài. Đức Chúa Trời nhơn vì sự chết thay thế của Christ, và đức tin của tội nhơn mà kể cả công đức và đợi giá của Ngài đều là thuộc về tín đồ, cốt để khiến cho người nên thánh hoàn toàn vậy. Khi tội nhơn tin cậy Christ làm Cứu Chúa mình, thì liền được kể là thánh đồ, được đứng trong địa vị thánh khiết của Christ Jesus vậy. Phương diện nầy quan hệ mật thiết với sự đươc xưng nghĩa. Các câu Kinh Thánh viện dẫn dưới đây dạy về phương diện nầy: Hê 10:10,14; Hê 13:12; ICô 1:2,30Rõ lắm trong ICô 1:2,30 Phao-lô luận về phương diện địa vị của sự nên thánh, chớ không nói về phương diện thực nghiệm đâu, vì thơ Côrinhtô đủ tỏ ra hội ấy có lắm tín đồ chẳng những không được nên thánh chút nào, mà trái lại còn bị lắm điều tội lỗi, nhiều việc bất khiết chồng chất tư bề. Dầu vậy, họ sở dĩ được gọi là thánh đồ, vì đều được đứng trong địa vị thánh của Jesus Christ vậy. Khi tội nhơn được xưng nghĩa thì được đứng trong địa vị thánh ấy, và bởi đã lấy đức tin mà liên hiệp với Christ nên đã được Đức Chúa Trời kể các phẩm đức của Christ là thuộc về người vậy.2. PHƯƠNG DIỆN THỰC NGHIỆMSự nên thánh theo phương diện địa vị thì vẫn là thuộc về lý thuyết, chớ chưa tiếp xúc với bề trong mà được tỏ ra trong sự từng trải của tín đồ. Dầu vậy, tín đồ trước hết cần phải hiểu thấu phương diện ấy, rồi mới có thể từng trải về phương diện thứ hai mà lấy đức tin thừa nhận sự nên thánh ở trong cfh là của mình, nhờ cậy Ngài dùng công năng của Thánh Linh mà ứng dụng cho mình linh nghiệm về sự chết, sự sống lại của Christ, hầu cho nhờ đó mà tâm tánh, hành vi, và cử chỉ của mình đều nên thánh cách thực nghiệm, thích hiệp với địa vị thánh ở trong Jesus Christ vậy. Nói cách khác, tín đồ cần phải nhờ Thánh Linh truyền đạt địa vị thánh ấy vào lòng, hầu cho các phẩm đức của Christ trở nên đặc tánh của linh mạng mình vậy. Những câu viện dẫn sau đây dạy về phương diện nầy: Rô 6:22; ITê 5:23; Hê 12:14Vả, hai phương diện đó tuy có chỗ đặc biệt dường ấy, nhưng lại phối hiệp nhau cách mật thiết để làm nên sự nên thánh trọn vẹn cho ta. Nó chẳng khác hai phần nữa của một nguyên phần toàn vẹn; nếu bỏ phần nầy thì phần kia cũng bất toàn. Phần nầy là Christ với cả công đức và đợi giá của Ngài; phần kia là Thánh Linh nhơn đức tin ta mà ứng dụng Christ với cả công đức, đợi giá của Ngài cho lòng ta, khiến trở nên sự thực tế ở nơi linh tánh ta vậy. Nói cách khác, phần nầy là tôi ở trong Christ, hưởng được hết phẩm giá công đức của Ngài; phần kia là Christ ở trong tôi, thi hành các phẩm giá công đức ấy ở trong tâm tánh tôi, làm cho tôi trở nên thánh khiết như chính Ngài là thánh khiết vậy. Kỳ thực, Kinh Thánh nghiêm huấn rằng sự từng trải của tín đồ cần buộc phải thích hiệp với địa vị thánh ở trong Christ, mới mong hưởng được phận làm con trọn vẹn. Câu trưng dẫn dưới đây chứng nhận cho lẽ ấy: IICô 6:17-7:1. Cũng xem Rô 6:1-11
V. NGUỒN GỐC CỦA SỰ NÊN THÁNHNói đại khái, sự nên thánh do ở trong công việc của Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà ra. Như ta đã thấy ở trên, sự nên thánh hoặc trong đời Cựu ước hay là trong đời Tân ước, đều do sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời mà được nên. Nếu cái chỗ tiếp xúc với Đức Chúa Trời bị gián đoạn, thì sự thánh khiết cũng bị mất. Cho nên hễ ai hoặc muốn nên thánh, hoặc muốn giữ vẹn sự nên thánh luôn, thì duy có một phương cách là cứ tiếp xúc với Đức Chúa Trời mãi mới mong đạt đến nguyện vọng được. Nhưng nói đặc biệt, thì mỗi Ngôi trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời đều có dự phần riêng trong công phu nên thánh như sau đây.1. CHA LÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ NÊN THÁNHKinh Thánh dạy rằng sự nên thánh của tín đồ do ý chỉ của Đức Chúa Trời và bởi công việc Ngài mà được nên.a) Ý chỉ của Đức Chúa Trời là nền tảng của sự nên thánh: ITê 4:3; Hê 10:10b) Sự nên thánh là công việc của Cha: Gi 17:17; ITê 5:232. CON LÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ NÊN THÁNHCông phu của sự nên thánh cũng là do công cuộc của Christ mà ra. Ngài dùng huyết Ngài mà mua chuộc sự nên thánh trọn vẹn cho ta. Đức Chúa Trời cũng thiết lập Ngài làm sự nên thánh cho ta nữa (ICô 1:30).a) Ngài dùng công việc của thập tự giá, huyết và danh thánh Ngài mà khiến cho ta nên thánh:Hê 10:14. Cũng xem 10:10 viện dẫn ở trên. Hê 13:12; ICô 6:11b) Ngài cứ nhờ mạng sống Ngài và sự liên hiệp với ta mà làm cho công phu nên thánh thành công trọn vẹn ở nơi ta: Hê 2:11Đó là luận về sự nên thánh được nên do sự liên hiệp với gia tộc của Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Trời làm Cha và Christ làm Anh Cả. Êph 5:25,26.Đó luận về sự nên thánh được nên do sự liên hiệp bởi ái tính giống như ái tình của vợ chồng, mà Christ là Chồng và dân Ngài là vợ vậy.3. THÁNH LINH LÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ NÊN THÁNH.Nói đặc biệt, thì Đức Chúa Trời nhờ Thánh Linh làm công việc nên thánh ở trong lòng tín đồ. Thánh Linh ấn chứng, bảo tồn, và gây dựng công việc của ân điển trong lòng họ, khiến sanh ra các bông trái công nghĩa. Cũng là Thánh Linh của sự sống trong Christ Jesus phóng thích ta khỏi luật của tội lỗi và sự chết. Ngài được gọi là thánh, chẳng những vì chính Ngài là thánh tuyệt đối, nhưng cũng vì Ngài gây dựng đức tánh ấy ở trong lòng ta nữa. Đức Chúa Trời đã thiết lập Ngài làm chức nhiệm ấy. Ngài hằng chống cự với sự tham dục của xác thịt ở trong ta, giúp đỡ ta có thể sanh bông kết trái công nghĩa và thánh khiết. Việc ấy được tỏ rõ ràng trong thơ Rô-ma đoạn 7 và đoạn 8. Trong đoạn 7 có sự chiến đấu không dứt, chỉ kết quả sự thất bại mà thôi. Đến đoạn 8 mới có quyền năng của Thánh Linh vận động trong tín đồ, kết quả sự đắc thắng luôn luôn. Trong đoạn 7 chẳng một lần nào nói đến Thánh Linh; trong đoạn 8 lại nói đến Ngài 16 lần. Quả thật, hễ ai có Thánh Linh của Đức Chúa Trời thường cư trú trong tâm linh, thì tình dục, ác tưởng và sự ưa thích của xác thịt, ắt phải biến đi, đến đỗi cả bề ngoài lẫn bề trong đều trở nên thánh khiết vậy. Các câu Kinh Thánh viện dẫn sau đây dạy rằng Thánh Linh là nguồn gốc của sự nên thánh thực nghiệm ở trong tín đồ: IPhi 1:2; IITê 2:13; Rô 8:2; Ga 5:17-22; Êph 5:18; IITi 1:14
VI. CÁCH THỨC ÐƯỢC NÊN THÁNHVả, muốn được nên thánh, thì phải làm thế nào? Phải nhờ cách thức nào mà trở nên thánh khiết bề trong? Sau đây xin theo bốn điều mà đáp lời cho vấn đề ấy.1. BỞI ĐỨC TINa) Đức tin là cận nhơn của sự nên thánh: Cái cận nhơn của sự nên thánh là đức tin. Tín đồ được xưng nghĩa bởi đức tin thể nào, thì cũng được nên thánh bởi đức tin thể ấy. Như tội nhơn không hề được xưng nghĩa bởi việc làm của mình thể nào, thì tín đồ cũng không hề nhờ sự gắng công ra sức mà được nên thánh thể ấy. Kinh Thánh dạy về lẽ ấy rằng: Công 15:8,9; Công 26:18; Rô 1:17Sự công nghĩa trong câu ấy gồm lại cả sự xưng nghĩa lẫn sự nên thánh; vì đại đề của thơ Rô-ma là sự toàn cứu bởi đức tin, gồm cả hai sự xưng nghĩa và sự nên thánh vậy.b) Đối tượng của đức tin: Đối tượng của đức tin hay khiến cho nên thánh là Chúa Jesus Christ. Trong Rô 7:25 Phao-lô dạy rằng sự nên thánh là “nhờ Jesus Christ, Chúa chúng ta”. Trong ICô 1:30 ông lại dạy rằng Christ “là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên… sự nên thánh… cho chúng ta.”Quả như lời, Christ thật là Đấng Đức Chúa Trời làm nên mọi sự cho chúng ta, là nguồn gốc của mọi sự cần dùng cho sự toàn cứu ta. Nhưng mà đó là nói theo phương diện địa vị; nếu chúng ta muốn hưởng được các sự ấy theo phương diện thực nghiệm, thì cần phải lấy đức tin mà ứng dụng Ngài cho mọi chỗ cần dùng của mình, mới được như nguyện vậy. Đức Chúa Trời đã làm cho Christ vì ta mà trở nên như thể nào, thì ta cũng phải lấy đức tin mà thừa nhận và ứng dụng Ngài cho sự cần dùng của mình thể ấy. Ta vốn cần sự thánh khiết; thì ta nên giơ tay đức tin ra mà nhận sự thánh khiết của Jesus đem ứng dụng vào chỗ bất khiết của mình. Ta vốn thiếu đức tin, nhẫn nại, yêu thương, ân điển, v.v.; nên ta phải nhờ đức tin mà nhận lấy các công đức ấy ở nơi Ngài, để ứng dụng cho chỗ thiếu thốn của mình vậy.Nói một lời, bởi đức tin ta nhận lãnh cả linh mạng của Christ nhờ Ngài lấy linh mạng ấy mà sống ở trong ta, vận động, cư xử, và thi thố theo ý muốn của Ngài, để gây nên đời sống của Ngài ở trong ta. Ở nơi thập tự giá, Ngài đã lấy huyết mình mà mua chuộc sự nên thánh cho ta; Ngài đã nhờ sự xưng nghĩa mà đời ta khỏi địa vị mắc tội và đem ta đứng vào địa vị công nghĩa ở trong Ngài. Ngài từng làm các việc huyền diệu ấy cốt để ta lấy đức tin mà nhận lãnh vào lòng cả phẩm đức của Ngài, hầu cho Ngài không những làm Cứu Chúa ta, mà lại làm Đấng khiến cho ta nên thánh nữa; không những là dời ta qua địa vị công nghĩa, mà lại còn đem địa vị ấy vào lòng ta nữa. Nếu có Chúa thánh khiết ngự vào tâm linh người nào, thì tánh nết của người ấy hẳn phải thánh sạch, hành vi ắt phải thích hiệp trọn vẹn với đức công nghĩa của Ngài. Vì một đời sống nên thánh, ấy là đời sống của Christ ngự ở trong mình. Cũng chỉ nhờ một đời sống như thế mà “chúng ta thảy đều đạt đến sự hiệp một của đức tin và của sự thông biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhơn, được tầm thước vóc giạc của sự đầy đủ của Christ” (Êph 4:13) đó thôi.2. BỞI LỜI KINH THÁNHThánh Linh dùng lời Kinh Thánh mà ứng dụng cho tín đồ. Còn tín đồ thì công nhận và vâng theo lời ấy; sự kết cuộc ấy là sự nên thánh. Những câu viện dẫn dưới đây chứng cho lẽ ấy: Gi 17:17; Êph 5:25,26; Gi 15:3Tuy sự nên thánh là thần công, thì cá nhơn tín đồ cũng có phần trong việc ấy nữa; ấy là họ phải ứng dụng lời Kinh Thánh cho mình, vâng theo đạo Chúa trong mọi sự có tương quan đến tín ngưỡng và hành vi của mình. Kinh Thánh dạy rằng:; Thi 119:9; Gia 1:21Dường ấy, tín đồ nhờ Kinh Thánh mà được nên thánh thể nào? Đáp: có hai cách:a) Lời Kinh Thánh chỉ tỏ sự thiếu thốn của lòng: Theo lời của Gia-cơ, Kinh Thánh giống như một tấm gương, bày tỏ ra cho ta biết sự dơ bẩn, sự yếu đuối, sự thiếu thốn của lòng ta. Gia 1:23-25Hễ tín đồ đã được soi sáng bởi Thánh Linh, rồi soi vào Kinh Thánh thì ắt thấy rõ hình dung và địa vị thật của lòng mình là thể nào. Ấy lẽ thật của Chúa chỉ tỏ ra mọi tội lỗi lớn hay nhỏ, biết hay không biết, khiến cho mình phải chạy đến Chúa để cầu sự rửa sạch.b) Lời Kinh Thánh rửa sạch lòng: Kinh Thánh lại cũng giống như nước nữa. Theo Êph 5:25,26, “Christ… dùng nước là đạo, màrửa tinh sạch Hội Thánh”. Trong Gi 15:3 Chúa phán cùng môn đồ rằng: “Các ngươi đã được sạch rồi, vì đạo mà ta đã phán dạy cho”. Cũng xem Xuất 30:17-21, và Tít 3:5. Ta có thể nói rằng Thánh Linh đem lẽ thật của đạo Đức Chúa Trời mà ứng dụng cho tín đồ: lẽ thật nầy ví như đuốc soi sáng lòng, tỏ ra mọi sự dơ bẩn ở trong đó; còn lẽ thật kia thì lại ví như nước rửa sạch sự dơ bẩn ấy. Nói cách khác, lẽ thật nầy chỉ tỏ ra mọi điều gì gọi là tội lỗi: lẽ thật kia chỉ dẫn đến huyết của Christ, là phương pháp duy nhứt để tẩy sạch tội lỗi đó. Thánh Giăng có chép: Gi 1:7Ấy là hễ tín đồ bước đi theo sự sáng của lẽ thật trong Kinh Thánh thì huyết của Christ mới có quyền tẩy lòng tinh sạch luôn. Công phu nên thánh được thành bao giờ cũng bất ngoại hồ lời Kinh Thánh. Hễ ai khinh thường lời ấy, chẳng chịu kê cứu, chẳng đếm xỉa đến, ắt cũng không bao giờ được nên thánh.3. BỞI SỰ LIÊN HIỆP VỚI CHRISTĐương khi người trong thơ Rô-ma đoạn 7 hết sức chiến đấu với tánh cũ và các công việc của nó mà không sao thắng được, thì may thay được thấy sự đắc thắng vẫn chỉ ở trong Christ Jesus; nên cất tiếng reo mừng cách khải hoàn rằng: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, nhờ Jesus Christ, Chúa chúng ta!” Câu ấy chỉ tỏ nền tảng của sự nên thánh, tức là sự liên hiệp với Christ trong sự chết, sự sống lại, và đời sống của Ngài.a) Liên hiệp trong sự chết Ngài: Christ thế vị ta mà chịu chết, ấy là lẽ thật tín đồ thường hiểu rõ. Cũng nhờ sự hiểu thấu lẽ đạo ấy mà họ được tha tội, được xưng nghĩa. Song sự chết ấy còn có phương diện khác mà tín đồ cũng rất được cần hiểu thấu, mới mong được nên thánh; ấy là ta liên hiệp với Christ trong sự chết của Ngài.Khi Christ chịu chết trên thập tự giá, thì ta cũng đồng chịu chết với Ngài. Khi Ngài bị hình án của tội lỗi, thì ta ở trong Ngài đồng chịu hình án ấy. Khi Ngài làm phu phỉ mọi điều luật pháp đòi hỏi ta, thì ta cũng ở trong Ngài mà làm phu phỉ những điều ấy nữa. Đối với luật pháp và đối với tội lỗi, thì ta như người chịu tử hình, Đức Chúa Trời cũng kể ta bằng kẻ đã chịu xử tử ở trong Christ rồi. Ấy là ý của Phao-lô trong Ga 2:20: “Tôi đã bị đóng đinh với Christ trên thập tự giá.” Tại nơi ấy ta liên hiệp với Christ mà chịu chết đối với người cũ, là địa vị tội lỗi trước kia mình đã đứng vào; và nhờ đó cũng tiêu diệt sự chủ trị của nó ở nơi mình nữa. Ta cũng đồng chịu chôn với Christ, bỏ người cũ trong mồ mả Ngài, được thoát ly địa bộ của nó, mà được sang địa bộ công nghĩa của Christ. Cũng tại cớ ấy mà Phao-lô kêu lên rằng: “Chúng ta há nên cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển càng thêm lên chăng? Trời nào nỡ vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa ư?” Dưới đây còn dẫn thêm những câu khác để chứng cho lẽ ấy. Rô 6:3-7; Rô 7:4; IICô 5:14; Côl 3:3; Côl 2:22b) Liên hiệp trong sự sống lại Ngài: Tín đồ có quan hệ với sự chết sự chôn của Christ thể nào, thì cũng có quan hệ với sự sống lại của Ngài thể ấy. Như Ngài thế vị ta mà chịu chết, thì Ngài cũng thế vị ta mà sống lại (Rô 4:25; ICô 15:14,17,20). Song đó chỉ là một mặt của sự sống lại của Ngài mà thôi. Mặt thứ hai là chúng ta liên hiệp với Ngài trong sự sống lại Ngài. Ấy là ý về phần thứ hai của Ga 2:20: “Tôi đã bị đóng đinh với Christ trên thập tự giá mà tôi sống…”Nói cách khác, ta không những là đồng chết đồng chôn với Christ thôi đâu, nhưng ta cũng đồng sống lại với Ngài nữa. Ta vốn liên hiệp với Ngài trong lúc Ngài bị treo lên cây gỗ, khi Ngài nằm trong mồ mả; lại cũng liên hiệp với Ngài khi Ngài bẻ gãy xiềng xích của sự chết mà sống lại với Ngài. Đồng chết với Christ, ấy là phương diện chết của sự nên thánh; đồng sống lại với Ngài, ấy là phương diện sống của sự từng trải ấy. Nhờ sự đồng chết đồng chôn với Christ, chúng ta lột bỏ người cũ; còn nhờ sự đồng sống lại với Ngài, chúng ta mặc lấy người mới. Đức tin ta phải công nhận cả hai là chơn thật, ứng dụng cả hai vào từng trải của mình, mới mong được nên thánh trọn vẹn. Hễ ta ngờ người cũ còn sống, còn hành quyền chủ trị trên mình ta, ắt ta phải bị dưới nguyên án của luật pháp, không sao thoát khỏi thất bại luôn. Chỉ khi ta thấy nhờ ở trong Christ mà ta đã chết đối với người cũ, đã làm phu phỉ các điều phải nghĩa mà luật pháp đòi hỏi, đã đồng sống lại với Ngài, và đã thoát ly địa bộ tội lỗi của người cũ rồi, thì ta mới có thể đồng thinh với Phao-lô mà kêu lớn tiếng rằng: “Tạ ơn Đức Chúa Trời! Nhờ Jesus Christ, Chúa chúng ta, tôi quả đắc thắng được!” Kinh Thánh dạy về lẽ ấy rằng: Rô 6:4,5; IICô 5:14,15; Côl 2:12; Côl 3:1,3; Rô 7:4c) Christ liên hiệp với ta bởi sự ngự vào lòng: Phần thứ ba trong nền tảng của sự nên thánh là chính Christ bởi quyền năng của Thánh Linh ngự vào lòng ta, đem linh mạng Ngài làm động lực của đời sống mới ta, ăn ở trong ta, hành động trong ta theo ý chỉ Ngài và làm trọn đời sống của chính mình Ngài ở trong ta. Đó là ý về phần thứ ba của lời Phao-lô chép trong Ga 2:20, “Christ sống trong tôi.” Nói một lời, sự nên thánh chẳng qua là đời sống của Christ ở trong ta vậy. Có câu dạy rằng: Gi 14:20,21; Côl 1:27Phước thay! Chính Christ, Con Đức Chúa Trời bằng lòng đem các phẩm đức đợi giá vô cùng của Ngài mà ngự vào lòng ta, cư trú tại đó luôn, dùng các phẩm đức đợi giá ấy mà vận động trong ta, đến đỗi đời sống ta không còn gọi là đời sống thuộc riêng về mình nữa, bèn đời sống của chính Ngài vậy. Thế thì, sự nên thánh chẳng do sự gắng công ra sức mà được đâu; bèn là do sự ứng dụng quyền năng của sự chết, sự sống lại của Christ mà được. Thập tự giá có quyền phân rẽ ta khỏi tội lỗi, thế gian, và đời sống tư kỷ. Khi ta lấy đức tin liên hiệp với Christ trong sự chết sự sống lại Ngài, thì liền được buông tha khỏi quyền năng của tánh cũ (xác thịt) và đời sống tư kỷ; cũng hưởng được năng lực của sự sống bởi Ngài dựng nên. Khi ấy ta mới được lột bỏ hẳn các hành vi của người cũ, được mặc lấy người mới, và được Christ trở nên sự thánh trọn vẹn cho mình vậy (Côl 2:9; ICô 1:30).4. BỞI NHẬN LÃNH THÁNH LINHSự nên thánh cũng do sự nhận lãnh Thánh Linh mà được nên nữa. Phần nầy có ba mặt, là: a) phân rẽ khỏi mọi sự ô uế, b) dâng mình cho Chúa, c) nhận lãnh Thánh Linh bởi đức tin.a) Phân rẽ khỏi sự ô uế: Hễ ta muốn nhận lãnh Thánh Linh cho đầy dẫy, thì trước phải phân rẽ với mọi sự ô uế, mọi tội ác, mọi sự bất khiết bề trong bề ngoài; mà dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời làm khí cụ cho sự công nghĩa vậy. Vì Linh của Đức Chúa Trời là Thánh, không hề chịu ngự vào lòng nào còn dơ bẩn, còn đeo đuổi sự bất nghĩa. Cũng phải phân rẽ với mọi người mọi việc không xứng đáng với đạo Christ, mới mong Đức Chúa Trời nhận mình làm con trưởng thành, ban cho mình Thánh Linh và sự nên thánh do Christ dự bị cho vậy. Về lẽ ấy Kinh Thánh dạy rằng: IICô 6:17,18; IICô 7:1; Rô 6:19b) Dâng mình cho Chúa: Tín đồ cũng phải dâng mình cho Chúa nữa. Ấy nghĩa là phải phó dâng cả người mình cho Đức Chúa Trời, trao hết mọi sự cai trị đời sống mình cho Ngài, kể mình là thuộc về Ngài cho đến đời đời. Sự phó dâng mình cho Đức Chúa Trời, về mặt nầy thì là phó mình cho sự chết: chết đối với tội, thế gian, và đời tư kỷ. Chúa Jesus dạy môn đồ rằng: “Nếu ai muốn theo ta, thì phải từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” (Ma 16:24). Sự từ chối mình ấy không những là bỏ điều nầy chối điều kia, bèn là từ chối chính người của mình nữa. Người tư kỷ đã soán vị của Christ ở trong lòng, không khứng nhường ngôi cho Ngài. Nên tư kỷ phải chết, hầu cho Christ được hoàn toàn lên ngôi ấy làm Vua độc nhứt vô nhị.Sự chết đó thật khó, dầu vậy nếu muốn dự đến quyền năng của sự sống lại của Christ, hẳn phải kinh nghiệm sự chết tư kỷ như Ngài, mới mong hưởng được sự thánh khiết do sự chết của Ngài mà ra. Duy nhờ sự chết ấy ta có thể thoát ly quyền năng của tội lỗi và xác thịt chủ trị ở nơi mình ta. Ta cũng cần phải “vâng phục đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá” như Chúa vậy (Phil 2:8). Chỉ nhờ sự phó dâng mình cho Chúa như thế mà Thánh Linh có thể lấy linh nghiệm của sự chết, sự sống lại của Chúa mà ứng dụng cho ta, khiến cho ta từng trải mình thật chết đối với tội lỗi, xác thịt và thế gian, lại thật sống đối với Đức Chúa Trời ở trong Chúa Jesus Christ (Rô 6:7-11). Sự dâng mình cho Chúa có ba điều quan hệ:(1)Tình nguyện: Tín đồ phải tình nguyện dâng mình cho Chúa. Bằng không, thì sự dâng mình đó chẳng qua là hữu danh vô thực, và không có giá trị gì cả. Tuy rằng Đức Chúa Trời dùng nhiều điều nhiều cách để khuyên dụ, giục giã ta dâng mình cho Ngài, thì Ngài cũng chẳng hề ép buộc ai cả. Ngài muốn ta lấy tài ngộ, cảm tình và ý dục ta mà tình nguyện đem cả mình dâng dưới chơn Ngài, như Áp-ra-ham dâng Y-sác xưa kia (Sáng 22:16,17), như Phao-lô tự biệt mình cho Chúa dùng (Phil 3:7-11), như chính Chúa cũng đã làm gương sáng láng cho ta nữa (Thi 40:6,7; Hê 10:5,9; Phil 2:5-8). Nên Chúa cũng dùng lời Phao-lô mà khuyên bảo ta rằng: Rô 12:1-2(2)Hoàn toàn: Cũng phải phó dâng mình cho Chúa cách hoàn toàn. Mặc dầu ta dâng cho Ngài đến hơn chín mươi chín phần trăm mà chỉ giữ lại một tí ti, thì cũng chưa đáng gọi là dâng cả cho Ngài đâu. Đức Chúa Trời không thể nhậm người phân tâm bao giờ. Thánh Linh cũng chẳng ngự vào lòng vừa thuộc về Chúa, vừa thuộc về tư kỷ. Ta đem tất cả nào thân, hồn, linh, sức mạnh, thì giờ, tài trí, tánh tình, danh giá, của cải, mà dâng trọn dưới chơn Ngài để làm lễ vật sống và thánh cho Ngài. Lắm người cầu sự nên thánh, nhưng chưa được gì cả, vì chưa hoàn toàn dâng mình cho Chúa. (Mal 3:10).(3)Một lần đủ cả: Dầu ai phó dâng mình cho Chúa chỉ tạm thời vẫn chưa hẳn thật đã dâng mình cho Ngài cách chánh thức. Hễ ai thật phó dâng mình cho Chúa, thì không thể lấy lại được, vì là việc mình chỉ có thể làm một lần đủ cả (IITi 1:12). Ấy vậy, tín đồ không thể dâng mình cho Chúa nhiều lần, vì đã làm điều ấy một lần đủ cả; mỗi ngày chỉ cần nhắc lại rằng mình thuộc về Chúa, mình nhờ Ngài gìn giữ mình cho đến đời đời (Nhã 2:16; Ês 43:3). Thánh Linh chỉ chịu ngự vào lòng của kẻ đã dâng mình cho Đức Chúa Trời cách ấy mà thôi.c) Nhận lãnh Thánh Linh bởi đức tin: Tín đồ không những phải phó dâng mình cho Đức Chúa Trời, mà lại phải lấy đức tin nhận lãnh Thánh Linh nữa. Hai việc ấy cặp theo nhau luôn. Sự phân rẽ khỏi sự ô uế và sự dâng mình cho Chúa, đều là mặt trái của việc nhận lãnh Thánh Linh; còn đức tin thuộc về mặt phải. Sự trừ tội, sự phân rẽ với điều bất khiết, sự dâng mình cho Chúa, đều chỉ mới là việc làm cho mình trống không đó thôi. Việc ấy xong, còn cần phải làm cho đầy dẫy nữa. Ấy là việc lấy đức tin nhận lãnh Thánh Linh ngự vào lòng. Còn Thánh Linh, vì Ngài là Linh tánh của Christ, đem cả sự nên thánh do Christ mà ra, đặt vào lòng ta, khiến cho cả mình ta được trở nên thánh khiết thực nghiệm vậy. Trước kia Ngài đã dời ta từ địa vị tội lỗi qua địa vị thánh khiết của Christ. Nay Ngài đem địa vị thánh ấy mà đặt vào lòng ta, khiến cho ta cũng được từng trải chân tánh của địa vị ấy. Rồi từ đó về sau Thánh Linh hằng ngự ở lòng ta, cứ ứng dụng hiệu lực của sự chết sự sống lại của Christ vào từng trải ta, khiến ta mỗi giờ mỗi phút được kinh nghiệm sự chết đối với tội lỗi mà sống đối với Đức Chúa Trời, đến đỗi ban cho mình hằng ngày được sống trong quyền năng của sự sống chẳng hay hư hay hết của Christ phục sanh vậy.Sau đây xin viện dẫn mấy câu Kinh Thánh theo cách song đối sánh luận về sự nhận lãnh Thánh Linh đầy dẫy, và về Christ phục sanh ngự trong lòng ta. Sở dĩ trưng dẫn theo cách song đối sánh luận nhau như thế là vì nó vốn tương quan mật thiết với nhau, bởi chưng nhờ báp têm của Thánh Linh mà ta được từng trải Christ ngự trong lòng ta vậy. ICô 3:16,17; Rô 8:9,10; ICô 12:13; IICô 13:5; Ga 3:2; Ga 4:19; Êph 3:14-19; Côl 1:275. BỞI SỰ QUYẾT KỂKhi tín đồ đã nhận lãnh Thánh Linh rồi, thì thường có sự vui mừng hớn hở khôn xiết. Nhưng có lẽ ít lâu về sau, sự cảm xúc ấy lại biến mất đi, sự buồn bã lại hãm áp, ma quỉ cám dỗ mà nói rằng: “Sự từng trải ngươi vừa có đó chỉ giả mạo mà thôi, chớ thực ra ngươi đâu có nhận lãnh Thánh Linh gì. Trước sau từng trải ngươi cũng vậy, chẳng có sự thay đổi chi đâu!” Lâm vào hoàn cảnh ấy, ta phải làm sao? Chỉ có một phương pháp toàn thắng sự cám dỗ đó mà đứng vững và tấn bộ trong sự nên thánh luôn, ấy là chuyên tâm theo luật quyết kể, như được chép trong Rô 6:11: “Dường ấy anh em cũng hãy kể mình là đối với tội lỗi, mà sống đối với Đức Chúa Trời trong Christ Jesus”. Mà phải quyết kể cái gì? Đáp: Phải quyết kể về ba điều như sau đây:a) Chết đối với tội: Nói theo mặt địa vị, thì tín đồ ở trong Christ đã chết đối với tội. Tín đồ phải kể điều ấy là thực tế, mới hưởng được linh nghiệm của thực sự ấy. Khoa học dạy rằng sự sống là sự tiếp xúc của bề trong với một phạm vi bề ngoài. Thế thì, hễ ai chết thì sự tiếp xúc ấy đã dứt rồi. Cũng vậy, hễ tín đồ chết đối với tội, thì đã dứt chỗ tiếp xúc với nó rồi. Giả như kẻ mù kia thật đã chết đối với sự sáng và các màu sắc. Kẻ điếc thì đã chết đối với mọi thứ âm thinh. Kẻ mà đã chết đối với tội cũng thể ấy. Tín đồ vốn tiếp xúc với tội, chịu theo sự tham dục của nó; nhưng nhờ sự đồng chết với Christ thì sự tiếp xúc ấy đã dứt rồi. Tín đồ phải kể sự ấy là thực như vậy luôn, mới mong toàn thắng tội, được đứng vững trong sự nên thánh mãi mãi vậy.b) Sống đối với Đức Chúa Trời: Kể mình là chết đối với tội, mới chỉ là phản diện của việc quyết kể đó thôi. Tín đồ cũng nên kể mình là sống đối với Đức Chúa Trời nữa, kể mình được tiếp xúc với Ngài, đặng ăn ở theo một đời sống mới mẻ của Christ ban cho. Thật vậy, khi Thánh Linh ngự đầy dẫy lòng ta thì cũng đem sự sống mới tức là linh mạng của Christ vào, mở con mắt thuộc linh ta khiến thấy ánh sáng rực rỡ của lẽ thật Ngài; mở lỗ tai thuộc linh ta để nghe tiếng êm dịu của Ngài; cho miệng thuộc linh ta thèm ăn mana và bánh thiên thượng của Ngài. Nói một lời, nhờ công năng của Thánh Linh mà cả lương năng thuộc thể và thuộc linh ta đều được sự sống mới để hầu việc Đức Chúa Trời trọn vẹn vậy.c) Sống trong Christ Jesus: Tín đồ nếu chỉ nhờ cậy sức mình thì không thể nào dứt mối tiếp xúc với tội mà sống cho Đức Chúa Trời được. Duy Christ bởi Thánh Linh có đủ quyền dứt mối tiếp xúc với đời cũ và tội lỗi đi, mà khiến cho ta được tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Thế thì, nếu tín đồ muốn cho sự kể của mình có hiệu lực luôn thì cần phải hằng cư trú trong Christ và bước theo sự dẫn dắt của Thánh Linh. Ta nhờ đức tin liên hiệp với Christ trong sự chết và sự sống lại thể nào, thì cũng phải hằng kể điều đó là thực sự luôn thể ấy, mới giữ vẹn sự liên hiệp ấy mãi mãi được. Ngoài đường ấy chẳng có đường nào khác để mong đạt đến sự toàn thắng được. Hễ ai hằng giờ hằng phút kể mình là chết đối với tội, sống đối với Đức Chúa Trời trong Christ Jesus, ắt sẽ càng ngày càng tấn bộ trên đường nên thánh mà lần lần trở nên giống như hình trạng của Con Đức Chúa Trời vậy (Rô 8:29).
VII. THÌ GIỜ ÐƯỢC NÊN THÁNHVả, tín đồ được nên thánh khi nào? Có phải là được nên thánh lúc mới tái sanh, hay là nối liền theo sau đó hay lâu ngày sau cái biến động hạnh phước ấy chăng? Xin đáp: Luận theo mặt địa vị thì mỗi tín đồ đã được tái sanh và xưng nghĩa rồi, đều được gọi là thánh cả (ICô 1:2; 6:11). Vì họ được nhờ sự dâng thân thể của Christ một lần đủ cả mà được nên thánh (Hê 10:10,14). Cho nên lúc nào tội nhơn trở lại cùng Đức Chúa Trời, tin cậy công lao của Christ thì được Đức Chúa Trời kể là thánh ở trong Chúa Jesus Christ vậy. Nhưng luận theo mặt kinh nghiệm, thì sự nên thánh được nên theo ba thời gian.1. ĐƯỢC NÊN TRONG GIÂY PHÚTNói theo cách nầy, thì sự nên thánh cũng như sự xưng nghĩa, được nên nội trong giây phút, lúc tín đồ đã từng trải cả cơn chiến đấu rất chênh lệch như đã tỏ ra trong Rô-ma đoạn 7, đã thất bại và tuyệt vọng bởi vì thấy tự mình chẳng có năng lực hoặc phương pháp gì mà thắng tội và tâm tư của mình được; rồi lại nhờ ơn Đức Chúa Trời tỏ cho mình biết rằng nhờ Chúa Jesus Christ bởi công năng của Thánh Linh, thì có thể thắng được, nếu trong lúc ấy tín đồ lấy đức tin công nhận phương pháp giải cứu ấy, thì được nên thánh tức thì. Trong lúc đó, tín đồ công nhận Christ với cả công đức và đợi giá của Ngài là thuộc riêng về mình, đến đỗi nào công nghĩa, nào thánh khiết, nào đức tin, nào nhẫn nại, nào mọi công đức khác của Ngài cũng vậy, thì nội trong giây phút ấy tất cả các điều đó thảy đều trở nên của mình. Cũng nhận luôn mọi việc Ngài sẽ làm trong mình từ đó trở đi chẳng khác gì những việc Ngài đã làm xong xuôi cả rồi vậy; đến đỗi như Đức Chúa Trời kể mình là đã được nên thánh trọn vẹn trong Chúa Jesus Christ thể nào, thì tín đồ bởi đức tin nội trong giây phút đó cũng kể mình là đã được nên thánh trọn vẹn thể ấy vậy.Những đoạn sách nầy chứng cho lẽ thật ấy:a) Những người tin Chúa nhằm lễ Ngũ tuần; họ tin Chúa, rồi liền nhận lãnh Thánh Linh luôn, được nên thánh nội trong giờ tín nhận Ngài vậy: Công 2:37-39.b) Cọt-nây và người nhà ông đương lúc nghe Phi-e-rơ giảng, thì được nhận lãnh Thánh Linh: Công 10:44-48.c) Tín đồ Sa-ma-ri nhờ Phi-e-rơ và Giăng cầu nguyện cho rồi, thì liền nhận lãnh Thánh Linh: Công 8:12-17.d) Tín đồ Ê-phê-sô nhờ Phao-lô đặt tay cho, thì cũng nhận lãnh Thánh Linh ngay: Công 19:1-6. Sự nên thánh được nên nội trong giây phút cũng gọi là “chịu báp têm trong Thánh Linh” vậy (Công 1:5; 11:15-17; Ma 3:11).2. ĐƯỢC NÊN TRẢI SUỐT ĐỜI SỐNG MÌNHVả, theo một cách khác thì sự nên thánh được nên trải suốt đời sống của tín đồ. Sự nên thánh là việc lần lần lớn lên, lần lần đạt đến bậc thành nhơn vóc giạc trọn vẹn của Christ. Khi tín đồ đãlấy đức tin công nhận Christ làm sự nên thánh cho mình, đã liên hiệp với Ngài trong sự chết, sự sống lại Ngài, và đã nhận lãnh Thánh Linh ngự vào lòng rồi, thì từ đó trở đi cũng phải nương cậy Thánh Linh mỗi ngày đem hiệu lực của sự chết sự sống lại ấy mà ứng dụng cho mình, hầu cho mỗi ngày mỗi giờ mình cũng được từng trải mình thật chết đối với tội và thật sống đối với Đức Chúa Trời vậy. Ta đã thấy Đức Chúa Trời ban Christ làm mọi sự cần dùng cho sự toàn cứu ta; nhưng ta không những là phải công nhận Ngài một lần mà thôi, lại hằng ngày cần phải lấy đức tin mà nhận lãnh ở nơi Ngài nào là sự thánh khiết, nào đức tin, nào sự nhẫn nại, nào tình yêu thương, nào ân điển, nào sự tinh sạch, để ứng dụng cho sự cần yếu của mình trong ngày giờ ấy.Tín đồ đã bước vào đường nên thánh rồi, cũng nên hằng ngày bền đỗ trong sự phó dâng mình cho Chúa, kể mình duy thuộc về Ngài mà thôi, chẳng còn thuộc về mình nữa; cần phải cứ tự biệt khỏi mọi sự bất khiết, mọi người mọi việc không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Cũng cần chuyên tâm lợi dụng các trợ lực Chúa đã sắm sẵn cho, để giúp đỡ đời thuộc linh được lớn lên, như là tra xem Kinh Thánh, cầu nguyện, nhóm lại thờ phượng Chúa với Hội Thánh, làm chứng đạo, dùng của cải giúp đỡ công việc Chúa. Hễ ai làm như thế chừng nào thì Thánh Linh cũng có thể dùng cả ân điển của Đức Chúa Trời vận động trong ta, khiến mình được nên thánh trọn vẹn chừng nấy, đến đỗi tâm linh, tâm hồn, và thân thể mình đều được trọn vẹn, không chỗ trách được cho đến khi Jesus Christ, Chúa chúng ta hiện đến vậy (ITê 5:23). Những câu Kinh Thánh dẫn dưới đây chứng cho lẽ đạo nầy: IIPhi 3:18; Êph 4:15; ITê 3:12; Phil 1:6; Côl 3:9,10; IICô 3:18; IICô 7:1; Êph 4:11-15. Cũng xem IICô 10:5; Phil 2:12,13; IPhi 2:2; Êph 5:13. ĐƯỢC HOÀN THÀNH KHI CHRIST TÁI LÂMTrải qua cả đời sống tín đồ cứ lớn lên, cứ tấn bộ trong đời thuộc linh. Đến khi Christ tái lâm thì việc nên thánh mới đạt đến bậc hoàn thành. Khi ấy cá nhơn tín đồ sẽ được trình diện cho Đức Chúa Trời được đầy đủ các công đức, chẳng thiếu một ơn nào cả. Theo ITê 5:23, khi ấy tâm linh là cơ quan đối với trời, sẽ được trọn vẹn; và tâm hồn là mối tương quan giữa hai cơ quan ấy cũng sẽ được như vậy nữa. Nói một lời; mọi nguyên tố của bản ngã tín đồ sẽ nhờ công năng của Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà được nên thánh hoàn toàn trong ngày Chúa Jesus Christ trở lại vậy. Kinh Thánh dạy rằng: ITê 3:13; Phil 3:12-14; Phil 3:21; IGi 3:2. Cũng xem Côl 3:4; Hê 12:14,23; Giu 24; Khải 14:5
QUYỂN IX - LUẬN VỀ THIÊN SỨ, CÁC QUỈ VÀ SA-TAN
(Thiên sứ học)
LỜI MỞ ĐƯỜNG
NGOÀI vật chất thế giới minh mông nầy, vẫn còn có một thần linh thế giới bao la rộng rãi nữa, ấy là điều Kinh Thánh dạy rõ, vàlý tưởng loài người xưa nay cũng thường tín nhận. Hễ kê cứu lời Đức Chúa Trời và tra xét chân tánh muôn vật, ắt phải nhìn nhận rằng, quả có một thế giới vô hình bao bọc ngoài thế giới hữu hình, có những thần linh cư trú và cai trị vậy. Ta thường thấy trong cõi thiên nhiên có các đẳng cấp thú vị, vật nầy ở bực cao, vật kia ở bực thấp; thứ vị thực vật kém thứ vị loài cá, thứ vị loài cá kém thứ vị loài thú; còn thứ vị loài thú lại kém thứ vị loài người. Thành thử, dễ mà tin rằng giữa Đức Chúa Trời và loài người chắc có một bực cao hơn người, mà thấp hơn Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng quả dạy như thế, mà gọi bực ấy là thiên sứ, được chia ra làm hai hạng, thiện và ác; cả hai đều hiệp lại mà gây dựng một thần linh thế giới đặc biệt với vật chất thế giới nầy. Trong quyển nầy xin chia ra làm ba chương mà lược luận qua vấn đề ấy. Ba chương đó tức là: 1. Luận về thiên sứ; 2. Luận về quỉ sứ; 3. Luận về Sa-tan.
Chương 1 – LUẬN VỀ THIÊN SỨ
I. THIÊN SỨ THỰC TẠI
1.ĐỊNH NGHĨA
DANH TỪ thiên sứ do chữ Hán mà ra, nghĩa đen là sứ giả của trời. Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ và Hi-lạp danh từ ấy có nghĩa đen là sứ giả, chớ không phải như danh từ thiên sứ là danh từ đã phụ ý “trời” vào đó đâu. Thế thì, nói đại khái, thiên sứ, tức là một giống thuộc linh, được Đức Chúa Trời dựng nên, vốn có đẳng cấp cao hơn loài người, và được chức nhiệm làm sứ giả của Đức Chúa Trời. Danh từ thiên sứ theo nguyên văn Hê-bơ-rơ là Malak; theo nguyên văn Hi-lạp là angélos; cả hai nghĩa đen đều là sứ giả.
2.KINH THÁNH LÀM CHỨNG.
Kinh Thánh minh chứng rằng thiên sứ quả thực tại. Nào các trước giả Cựu ước, nào Chúa Jesus, nào các sứ đồ, thảy đều luận đến.
a) Cựu ước làm chứng: Các trước giả Cựu ước đều tín nhận có thiên sứ, là sứ giả Giê-hô-va dùng sai khiến để thi hành ý chỉ Ngài trong vòng loài người. Thi 103:20; Thi 104:4; Thi 148:2-5; Đa 8:15-17
b) Chúa Jesus làm chứng: Chúa Jesus thừa nhận và dạy rõ ràng thiên sứ thực hữu, có nhiệm vụ quan hệ đối với cuộc chủ trị của Ngài và của Đức Chúa Trời. Ma 18:10; Mác 13:32; Gi 1:51. Cũng xem Ma 13:41; 26:53; Mác 8:38
c) Các sứ đồ làm chứng: Các sứ đồ cũng đều tín nhận thiên sứ thực tại. Phao-lô chép thơ Côlôse để cải chánh tà thuyết của Ngộ đạo phái về sự thờ phượng thiên sứ trong Hội Thánh ấy. Giăng, Phi-e-rơ và Giu-đe đều tín nhận đạo về thiên sứ thực tại như những câu viện dẫn sâu đây chứng cho: IITê 1:7; Côl 2:18; Khải 12:7; Khải 22:8,9; IPhi 3:21,22; IIPhi 2:11. Cũng xem Êph 1:21; Côl 1:16; Hê 12:22; Giu 1:9.
Những câu ấy đều buộc ta phải tín nhận rằng các thiên sứ quả thực tại vậy.
II. TÁNH CÁCH CỦA THIÊN SỨ
Về tánh cách của thiên sứ Kinh Thánh dạy rằng:
1. Thiên sứ là loài thọ tạo: Thiên sứ chẳng phải là tự hữu hằng hữu, bèn là những vị được Đức Chúa Trời dựng nên cũng như loài người vậy. Thi 148:2-5; Côl 1:16. Cũng xem Nê 9:6; IPhi 3:22.
2. Có thể thuộc linh: Thiên sứ không có thể chất bằng huyết và thịt, bèn là những vị bằng nguyên tố thuộc linh. Mà đã không bằng thịt và huyết, chắc cũng không chết mất, không sanh trưởng, cũng không già yếu; lại cũng không phân biệt đờn ông đờn bà như loài người, nên cũng không có cưới gả vậy. Kinh Thánh dạy rằng: Hê 1:14; Êph 6:12; Lu 20:35,36. Cũng xem Ma 22:30; Lu 24:39
3. Có nhân cách: Các thiên sứ có nhân cách, nghĩa là họ có ngộ tánh, ý dục, và cảm tình như loài người đã có. Cũng có sự khôn ngoan và hay hoạt động tự do.
a) Ngộ tánh: IISa 14:20
b) Ý dục: Thi 103:20; IITi 2:26
c) Cảm tình: Khải 12:12
4. Có quyền năng cao hơn loài người: Các thiên sứ có quyền năng cao hơn loài người, có tài trí làm công việc quá tài trí của người ta. Nhưng tài trí quyền năng ấy có hạn, chẳng có thể sánh với tài trí quyền năng của Đức Chúa Trời đâu. Kinh Thánh dạy rằng: Ma 24:36; Thi 103:20; IITê 1:7; IIPhi 2:11; Khải 20:1,2,10. Hãy sánh câu ấy với: Thi 72:18;
Chỉ Đức Chúa Trời có quyền làm phép lạ dấu kỳ. So sánh thiên sứ với Đức Chúa Trời thì thấy họ kém Ngài mọi bề. Cũng xem Gióp 4:18; 15:15; 25:5
5. Tự thành một giống thuộc linh: Thiên sứ tự thành một giống thuộc linh mà khác với loài người, được Đức Chúa Trời dựng nên trước khi chưa được dựng nên loài người. Kinh Thánh không nói rõ lúc nào họ được dựng nên, nhưng ta có thể đoán đại khái là được dựng nên trước vũ trụ vật chất được tạo ra vậy.
Thiên sứ đặc biệt với loài người: ICô 6:3; Hê 1:14
Thiên sứ cũng chẳng phải là linh hồn của người nghĩa được trọn vẹn: Hê 2:16
Hê 12:22,23. Phân biệt “muôn vàn thiên sứ”, với “các linh của người nghĩa được trọn vẹn”. Trong Khải 22:9 thiên sứ gọi là “đồng bộc với người (Giăng), với anh em ngươi; là các tiên tri, và với những kẻ giữ các lời trong sách nầy”, ám chỉ họ giống như loài người, chẳng về tánh tình đâu, bèn là chỉ giống như họ về cuộc phục tùng và phụng sự Đức Chúa Trời đó thôi.
III. SỐ MỤC VÀ SỰ TỔ CHỨC CỦA THIÊN SỨ
1. Số rất nhiều: Kinh Thánh dạy rằng số thiên sứ rất đông. Phục 33:2; Thi 68:17; Đa 7:10; Khải 5:11
2. Tự thành đoàn theå: thiên sứ tự thành đoàn thể, nhưng không có dòng dõi. Chúng khác với loài người, vì không đồng một gốc, không cùng một bản tánh, một máu mủ, một lịch sử chung mà ra. Loài người thường gọi là “con người”; nhưng chẳng ai gọi thiên sứ là “con thiên sứ” bao giờ; chỉ gọi là “con Đức Chúa Trời” mà thôi. Thiên sứ được dựng nên từng cá vị, và khi chúng sa ngã mà phạm tội thì cũng từng cá vị, chớ chẳng như loài người mà đồng sa ngã trong nguyên tổ đâu. Có lẽ cũng tại cớ ấy Christ có thể cứu chuộc loài người, nhưng không thể cứu chuộc thiên sứ; bởi vì Ngài có thể liên hiệp với loài người mà lấy bản tánh chung của cả dòng giống ấy; song Ngài không phương cách nào lấy bản tánh của thiên sứ, vì vị nào có bản tánh nấy vậy. Ma 22:30; Lu 20:36; Êxê 2:2; Gióp 38:7; Hê 2:16
3. Phận vị bất đồng: Chức vị và tài năng của thiên sứ cũng không đồng nhau. Côl 1:16; ITê 4:16; Giu 1:9
Trong Kinh Thánh chỉ Micaen (nghĩa đen là: ai giống như Đức Chúa Trời?) mới được gọi bằng thiên sứ cực phẩm. Gáprien (nghĩa đen là: kẻ anh hùng của Đức Chúa Trời) cũng là thiên sứ có phẩm vị rất cao, nhưng không được gọi là cực phẩm. Trong Kinh Thánh Micaen dường như sứ giả của luật pháp và sự hình phạt. Còn Gáprien dường như là sứ giả của sự thương xót và lời hứa. Xem Đa 12:1; Khải 12:7-9; Lu 1:26-38.
4. Có sự tổ chức: Kinh Thánh cũng ám chỉ rằng thần linh thế giới có sự tổ chức hẳn hòi, hoặc là thiên sứ thiện hay là thiên sứ ác cũng vậy.
a) Thiên sứ thiện: Kinh Thánh có nhiều câu ngầm chứng rằng thiên sứ thiện đều được tổ chức thành ngũ, đội, quân, chức nhiệm là hầu hạ Đức Chúa Trời và để Ngài sai khiến, như ba câu dẫn ra dưới đây: ISa 1:11; ICác 22:19; Ma 26:53
b) Thiên sứ ác: Các thiên sứ ác chắc cũng được tổ chức thành nước tối tăm của Sa-tan, như những câu viện dẫn ra dưới đây ngầm chứng cho: Ma 25:41; Êph 2:2; Khải 2:13; Khải 16:10
Có kẻ gọi Sa-tan là “con khỉ của Đức Chúa Trời” vì trong mọi việc nó hay giả mạo Đức Chúa Trời. Nó được gọi là “vua chúa thế gian” (Gi 14:30; 16:11), “thủ lãnh của quyền bính trong không trung” (Êph 2:2). Như trong vũ trụ có chế độ thiện, có Đức Chúa Trời đứng đầu thống trị, thì cũng có một chế độ ác, có Sa-tan đứng đầu cai trị; hai chế độ ấy hằng phản nghịch nhau. Trong Lu 11:20-22 Chúa Jesus gọi “kẻ mạnh hơn” xông đến mà thắng hơn “dõng sĩ đủ khí giáp”, là Sa-tan, vì Ngài cũng hành quyền trên nó, cuối cùng sẽ toàn thắng nó (Khải 20:1-3,10)
5. Chê-ru-bin và Sê-ra-phin: Trong Kinh Thánh lại có những vị giống như thiên sứ mà lại khác, tiên tri Êxêchiên gọi là Chê-ru-bin, Ê-sai gọi là Sê-ra-phin; còn trong Khải huyền thì lại gọi là sanh vật (Êxê 1:6; 41:18,19; Ês 6:2,6; Êxê 1:5-22; 10:15,17; Khải 4:6-9; 5:6-14; 6:1-7; 7:11; 14:3; 15:7; 19:4).
Những vị ấy thuộc về giống nào? Đáp lại câu hỏi ấy chẳng dễ đâu. Nhưng nhờ Kinh Thánh ta có thể đoán cách đại khái rằng, những vị ấy chẳng phải là những vị có nhân cách và ngôi riêng đâu; nhưng chắc là những biểu hiệu (symboles) Đức Chúa Trời dùng đặng dự tả về cuộc tạo hóa vốn bị tội lỗi làm hư hỏng, sẽ nhờ sự cứu chuộc của Christ mà được tái tạo, thừa thọ các tánh cách và phẩm đức đã phải mất trong lúc loài người sa ngã.
Nhưng nói đặc biệt hơn, thì có lẽ những Chê-ru-bin là tượng trưng biểu dương bản tánh của loài người được chuộc lại, được hưởng các tánh cách và phẩm đức trọn vẹn nguyên bản. Hai câu nầy làm chứng: Êxê 1:5; Khải 5:9
Có lẽ cũng tại đó Thánh Linh có dùng hình trạng của bốn sanh vật làm đầu muôn vật thọ tạo trên mặt đất, để mô tả hình dung của chúng, tức là hình trạng của sư tử can đảm, con bò nhẫn nại, chim ưng lanh lẹ, có thị năng mạnh, vàloài người thông minh trí huệ (Êxê 1 và 10; Khải 4:6-8). Các vị nầy không những là chỉ bóng về những phẩm cách hoàn toàn thuộc thể, lại cũng chỉ về những phẩm cách thuộc linh được nên thánh trọn vẹn, vì được gọi là sanh vật, hằng ngày làm chứng cho sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, vâng phục làm theo cả ý chỉ của Ngài (Ês 6:3; Êxê 1:12). Tuy thanh gươm tại cửa vườn Ê-đen chỉ bóng về hình án của tội, thì chính vị Chê-ru-bin cầm gươm ấy lại chỉ về ân điển, vì loài người mà giữ đường dẫn đến cây sự sống, cho đến khi nhờ sự chết của Christ, Đức Chúa Trời có thể mở lại đường ấy, tái tạo một loài người mới sẽ được ở với Ngài, làm đền thờ của Ngài cho đến đời đời vậy (Sáng 3:24; Khải 4:6).
IV. TÁNH ÐẠO ÐỨC CỦA THIÊN SỨ
1. Nguyên là thánh sạch: Ban đầu mọi vật thọ tạo đều được dựng nên thánh sạch cả. Cho nên cũng thường xưng thiên sứ là thánh vậy. Sáng 1:31; Giu 1:6; Ma 25:10
2. Chịu thí nghiệm: Theo ITi 1:21, trong vòng các thiên sứ có một số được lựa chọn. Còn theo IPhi 1:1,2, thì sự lựa chọn cốt “để đạt đến sự vâng phục”. Đã vậy thì thiên sứ cũng như loài người chắc phải từng trải một kỳ thí nghiệm, đặng coi ai sẽ vâng phục và ai không. Kỳ thí nghiệm Sa-tan chắc tận cùng tại nơi nó dụ dỗ loài người; vì Đức Chúa Trời phán cùng nó rằng: “Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả” (Sáng 3:14). ITi 5:21; IPhi 1:1,2
3. Có thiên sứ giữ nguyên vị: Trong vòng thiên sứ có một số lớn giữ được nguyên vị, cứ vâng phục Đức Chúa Trời, bảo tồn bản tánh thánh sạch, vàtrở nên thiên sứ được chọn vậy. Thi 89:7; Mác 8:38
4. Có thiên sứ sa ngã: Cũng có một số lớn không chịu nổi sự thí nghiệm, bèn sa ngã mà phạm tội. Các vị ấy là thiên sứ ác, hằng phản nghịch cùng Đức Chúa Trời mà làm theo ý chỉ của Sa-tan. IIPhi 2:4; Giu 1:6; Khải 12:7; Ma 25:41
V. CÔNG VIỆC CỦA THIÊN SỨ
1.CÔNG VIỆC CỦA THIÊN SỨ THIỆN
Công việc của thiên sứ thiện rất quan hệ và phiền phức.
a) Kính thờ Đức Chúa Trời: Kinh Thánh tỏ ra các thiên sứ thiện đều đứng trước mặt Đức Chúa Trời, thành tâm thờ lạy Ngài. Các thiên sứ được gọi là “hội các thánh” (Thi 80:7), nhóm họp ở trên trời cùng dâng lễ thờ lạy Đức Chúa Trời cũng như Hội Thánh nhóm họp dưới đất cùng thành tâm thờ phượng Ngài vậy. Thi 29:1,2; Thi 89:7; Ma 18:10
b) Vui mừng trong công việc Đức Chúa Trời: thiên sứ thiện đều hằng vui mừng trong công việc của Đức Chúa Trời, như việc tạo hóa và việc cứu rỗi. Gióp 38:7; Lu 15:10
c) Thực hành ý chỉ Đức Chúa Trời: Kinh Thánh tỏ bày thiên sứ thiện là đầy tớ của Đức Chúa Trời để thực hành ý chỉ Ngài.
(1)Đối với muôn vật: Thiên sứ là những vị có lực lượng lớn, rất lanh lẹ và minh mẫn, Đức Chúa Trời dùng để làm trọn ý chỉ Ngài trong cõi muôn vật. Thi 103:19,20; Hê 1:7; Thi 104:4
(2)Đối với quốc sự các nước: Kinh Thánh cũng minh chứng rằng thiên sứ can thiệp đến quốc sự các nước. Đa 10:12,13,21; Đa 11:1; Đa 12:1
Theo những câu ấy và nhiều câu khác nữa, như Êph 2:2, ta có thể đoán chắc rằng có những thiên sứ hoặc ác hoặc thiện, can thiệp đến quốc vận của các nước, đến đỗi có lẽ nào là quốc hồn, quốc túy và quốc tánh đều do ảnh hưởng của các vị ấy mà được nắn nên chăng!
(3)Đối với Hội Thánh: Nhiệm vụ quan hệ của các thiên sứ thiện chắc là hầu việc Hội Thánh, như câu dẫn ra đây ngầm chứng cho: ICô 11:10
Nghĩa câu ấy chắc là Đức Chúa Trời sai khiến những thiên sứ coi sóc việc của Hội Thánh. Nên khi hội chúng nhóm lại, thì các đờn bà phải trùm đầu mình, để tỏ sự kính phục các vị sáng láng ấy. Chắc cũng tại vì Hội Thánh đầu tiên có sự tín ngưỡng như thế, mà về sau có phái Ngộ đạo dạy tà giáo,bảo phải thờ phượng các thiên sứ, là điều Phao-lô đã cải chánh trong thơ Côlôse (2:18). Phao-lô cũng “ở trước mặt Đức Chúa Trời, và Christ Jesus, cùng các thiên sứ được chọn,” mà răn bảo ông Timôthê về chức vụ mục sư ở trong Hội Thánh (ITi 5:21-23).
(4)Đối với cá nhơn tín đồ: Một phần lớn trong chức vụ thiên sứ là giúp đỡ bảo vệ cá nhơn tín đồ. ICác 19:5; Thi 91:11,12; Đa 6:22; Ma 4:11
Chúa Jesus là mô phạm duy nhứt của các tín đồ; thiên sứ hầu hạ Ngài thể nào, thì cũng hầu hạ họ thể ấy. Ma 18:10; Lu 16:22; Hê 1:14
Có người tưởng rằng mỗi tín đồ đều được một thiên sứ đặc biệt bảo vệ. Kinh Thánh quả có dạy rằng thiên sứ có bảo vệ tín đồ, nhưng không dạy rõ ràng là mỗi cá nhơn tín đồ đều có một vị tùy tùng bảo vệ đâu. Cũng xem Thi 34:7; Công 12:8-11; Sáng 48:16; Ma 26:53
(5)Đối với thù nghịch của Đức Chúa Trời: thiên sứ cũng chịu sai khiến hành phạt kẻ thù nghịch Đức Chúa Trời: IICác 19:35; Công 12:23
d) Tổng đoán sự Kinh Thánh dạy về thiên sứ: Kê cứu Kinh Thánh dạy về công việc của thiên sứ thiện, đại khái có hai điều:
(1)Làm công việc đặc biệt: Thiên sứ thiện chẳng phải là đại ý của Đức Chúa Trời trong cuộc thần hữu chung, bèn là những chấp sự thực hành việc thần hữu đặc biệt, hoặc quan hệ với Hội Thánh, cá nhơn tín đồ hay là thế gian cũng vậy. Chẳng phải trong công cuộc tầm thường mà Đức Chúa Trời phải khiến cho “thiên sứ Ngài như gió” và “như ngọn lửa” đâu, bèn là trong lúc Ngài muốn thi hành việc đặc biệt để tỏ ra quyền năng cả thể Ngài, và dạy dỗ điều gì có ích cho việc đạo đức, thì mới làm vậy (Phục 33:2; Công 7:53; Ga 3:19; Hê 2:2)
Thiên sứ thiện chỉ theo mạng lịnh Đức Chúa Trời mà thực hành ý chỉ Ngài, chịu Ngài sai khiến từng hồi từng lúc. Chúng cũng chẳng hề làm việc gì mà Kinh Thánh gọi là sự thần hữu chung, cũng chẳng làm trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người. Sự hiện ra của chúng thường là trẫm triệu dự cáo rằng Đức Chúa Trời sắp mở một thời cơ mới trong cuộc mở mang trù hoạch của Ngài. Cho nên ta thấy thiên sứ có can hệ với cuộc tạo hóa (Gióp 38:7), sự ban bố luật pháp (Ga 3:19) sự giáng sanh của Christ (Lu 2:13), khi Ngài bị cám dỗ tại đồng vắng (Ma 4:11), lúc Ngài cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê (Lu 22:43), khi Ngài sống lại (Ma 28:2), lúc Ngài thăng thiên (Công 1:10), và ngày Ngài tái lâm, cùng cuộc xét đoán chung (Ma 25:31). Tín đồ chẳng nên thờ phượng thiên sứ, vì chúng chẳng qua là đồng bộc với mình vậy (Khải 22:8,9).
(2)Quyền năng của thiên sứ có hạn: Quyền năng của thiên sứ do Đức Chúa Trời ban cho, có hạn, và chỉ được thực hành theo các nguyên tắc của thần linh thế giới và vật chất thế giới, chẳng hề phản đối hoặc thủ tiêu một trong các nguyên tắc ấy. Chúng cũng chẳng có quyền tự dựng nên gì, làm phép lạ chi, hay dò xét lòng người nào. Chúng cũng chẳng có thể cảm hóa người ta như Thánh Linh bèn chỉ có thể ảnh hưởng cho người ta như người đời đối với nhau vậy. Như thiên sứ ác có quyền cám dỗ người ta phạm tội thế nào, thì thiên sứ thiện cũng có quyền giục giã và lôi kéo người ta hướng đến sự thánh khiết thể ấy.
2.CÔNG VIỆC CỦA THIÊN SỨ ÁC
Kinh Thánh dạy rõ thiên sứ ác thực tại. Sa-tan là vua chúa của chúng, còn chúng gọi là quỉ sứ của nó (Ma 25:4; Khải 12:7). Nguyên lai vốn là thiên sứ thiện, vì chịu sự thí nghiệm không nổi, nên sa ngã và phạm tội (IIPhi 2:4). Nếu không nhận sự sa ngã của linh giới thì sự sa ngã của loài người cắt nghĩa sao được? Sau đây xin kể lược về sự hành động của thiên sứ ác.
a) Ngăn trở công việc của Đức Chúa Trời: Các thiên sứ ác đều thường ngăn trở ý chỉ của Đức Chúa Trời và hằng thực hành ý muốn của Sa-tan. Sa-tan là chúa của chúng nó, sai khiến chúng nó hành động khắp nơi. Nghĩa đen tên Sa-tan là “cừu địch”, chứng minh việc làm của nó và của các sứ giả nó là phản nghịch Đức Chúa Trời để làm thiệt hại dân sự Ngài vậy. Gióp 1:6; Đa 10:10-14. Vua nước Ba-tư đây chắc ám chỉ về một thiên sứ ác nào đến ngăn trở sứ giả của Đức Chúa Trời. Xa 3:1; Ma 13:39; IPhi 5:8; Khải 12:10
b) Đánh đổ hạnh phước của loài người: Các thiên sứ ác đều thường kiếm cách đánh đổ hạnh phước thuộc linh và thuộc thể của loài người. Chúng nó làm việc ấy nhiều cách. Có khi nó dùng năng lực trong tự nhiên giới để làm hại người ta; có khi nó dùng tật bịnh để làm khổ họ. Nhưng cách chúng nó thường dùng hơn hết là cám dỗ linh hồn người ta.
(1)Dùng năng lực thiên nhiên: Các câu viện dẫn ra đây chứng nhận thiên sứ ác có thể dùng năng lực thiên nhiên để làm hại người ta.
Gióp 1:12,16,19; 2:7. “Nầy, các vật ngươi có đều phó trong tay ngươi…” Sa-tan dùng giặc, chớp nhoáng, giông tố, tật bịnh để làm khổ cho Gióp. Lu 13:11,16; Công 10:38; IICô 12:7; ITê 2:18; Hê 2:14
(2)Dùng sự cám dỗ: Cách thiên sứ ác thường dùng để làm thiệt hại người ta là mưu chước cám dỗ linh hồn họ. Sáng 3:1-14. Cũng xem Khải 20:2; Ma 4:3; Gi 13:27; Công 5:3; Êph 2:2; ITê 3:5; IPhi 5:8
Sự cám dỗ có hai mặt, tiêu cực và tích cực. Ví như ma quỉ cướp giống tốt gieo vào lòng người ta, ấy là cách tiêu cực; còn nó gieo cỏ lùng vào lúa mì, ấy là cách tích cực (Mác 4:15; 13:38,39). Dưới quyền Sa-tan có nhiều bộ hạ phụ tùng, đều thống thuộc về nó cả, nó sai khiến các bộ hạ ấy làm theo mưu kế nó. Cách thức chúng nó dùng để cám dỗ người ta thật kín giấu, khó biết. Chúng ta chỉ biết nó dùng sự ưa muốn của nhục dục để âm mưu khiến cho người ta vui thích làm theo mà trúng kế nó. Xem Ma 4:3,6,9; Sáng 3:5
c) Giúp nên ý chỉ Đức Chúa Trời: Các thiên sứ ác, tuy phản nghịch với Đức Chúa Trời, nhưng không ngờ chính sự phản nghịch ấy lại giúp ích cho ý chỉ Đức Chúa Trời được nên vậy. Vì Ngài dùng nó để trừng phạt kẻ ác, sửa trị người thiện, và treo gương về kết cuộc của sự ác và kẻ làm theo.
(1)Trừng phạt kẻ ác: Đức Chúa Trời thường dùng thiên sứ ác để trừng phạt kẻ ác, như hai câu dẫn dưới đây chứng nhận: ICác 22:23; Thi 78:49
(2)Sửa trị kẻ thiện: Cũng có khi Đức Chúa Trời giao cho kẻ thiện cho quỉ Sa-tan sửa trị nữa, như thánh Gióp xưa đó vậy. (xem Gióp 1: và Gióp 2:). ICô 5:5. Cũng xem Lu 22:31; ITi 1:20
Việc phó tín đồ phạm tội cho Sa-tan là đặc quyền của các sứ đồ, đầy tớ Chúa hiện nay chắc không có quyền ấy nữa. Việc ấy gồm có bốn điều: (a) dứt phép thông công, đuổi ra khỏi Hội Thánh; (b) khiến thân thể người phải bị đau yếu, hoặc chết cũng nên; (c) không được ơn thiên sứ thiện bảo hộ nữa; (d) phải chịu sự đánh đập, khỏi kẹp khổ sở của quỉ kiện cáo, là Sa-tan. Ý Sa-tan về sự khắc khổ ấy để khiến người ăn năn. Mà còn ý muốn của Đức Chúa Trời lại chắc nhờ việc phó cho Sa-tan đó mà được toàn thắng. Hãy xem ICô 5:1-5; IICô 2:5-11.
(3)Làm gương cho kẻ ác: Đức Chúa Trời cũng mượn thiên sứ ác để răn loài người biết sự ác và kẻ làm theo đều kết cuộc thể nào. Ma 8:29; Ma 25:41; Gia 2:19; Khải 12:9,12; Khải 20:10
Chương 2 – LUẬN VỀ CÁC QUỈ
I. CÁC QUỈ THỰC TẠI
1. Nghĩa tên quỉ: Kinh Thánh thường luận đến những vị giống như thiên sứ ác mà lại khác, gọi là quỉ, hay là thần ô uế. Tên ấy khác với ma quỉ, vì trong nguyên văn Hi-lạp ma quỉ là diabolos, chỉ dùng để kêu Sa-tan mà thôi; còn quỉ là daimon hay là daimonion thường dùng để kêu những vị bất đồng với nó. Cho nên dẫu trong tiếng Việt nam hai tên ấy có hơi giống nhau, thì hãy khá phân biệt vì nghĩa thật thì khác nhau lắm. Nghĩa đen danh từ daimon chẳng ai rõ, nhưng theo nhà triết học Platon, thì có nghĩa là hiểu biết hay là thông minh, có lẽ ám chỉ rằng các vị ấy có sự thông minh trí huệ cao thượng (Ma 8:28; 9:33; 10:1; Mác 1:23; 9:17,20; Lu 6:18; 9:39).
2. Christ làm chứng quỉ thực tại: Christ chứng nhận các quỉ thực tại, vì Ngài thường nói về nó, cũng phán bảo nó và đuổi nó ra nữa. Ma 12:27,28; Ma 8:28-32. Cũng xem Ma 10:8; Mác 16:17
3. Bảy mươi môn đồ nhận quỉ thực tại: Xưa bảy mươi môn đồ chịu Chúa Jesus sai đi giảng Tin Lành, khi trở về rất vui vẻ vì nhờ nhơn danh Chúa mà các quỉ cũng đều phục họ. Lu 10:17
4. Phao-lô nhận quỉ thực tại: Phao-lô và các sứ đồ khác đều nhận quỉ thực hữu, cũng cảnh cáo tín đồ cẩn thận đối với việc của nó. ICô 10:20,21; ITi 4:1. Cũng xem Công 16:14-18; Gia 2:19; Khải 9:20.
II. BẢN TÁNH CỦA QUỈ
1. Có nhân cách: Kinh Thánh dạy các quỉ có nhân cách như thiên sứ và loài người vậy; vì trong Ma 8:29,31 chúng tự xưng bằng “chúng tôi”, và “khẩn cầu” ơn của Chúa. Trong Lu 4:35,41, thì Chúa “quở” chúng nó, và chúng nó cũng “nhận” Ngài là Con Đức Chúa Trời. Còn trong Gia 2:19 lại dạy rằng chúng nó “run sợ” ở trước mặt Đức Chúa Trời.
2. Có thể thuộc linh: Các quỉ, như thiên sứ, có thể thuộc linh, không phải thuộc chất. Nên cũng được gọi là “thần” và “tà linh” vậy. Trong Ma 8:16 nó vừa gọi là “quỉ”, mà cũng gọi là “tà linh” (thần) nữa. Trong truyện tích về con trai bị thần câm ám, Ma-thi-ơ (17:18) gọi nó bằng “quỉ”; còn Mác (9:25) gọi nó là “thần ô uế, câm và điếc” vậy. Lu-ca (8:2,3) cũng thuật lại về “mấy người đàn bà đã được chữa khỏi ác thần và đau yếu”, trong bọn có Ma-ri Ma-đơ-len, “mà bảy quỉ đã ra khỏi nàng”. Ấy vậy, quỉ là ác thần và ác thần là quỉ, cả thảy đều thuộc về linh giới vậy. Cũng xem Mác 5:2, 7-9,12,13,15; Lu 9:38,39,42
3. Số chúng đông đúc: Số các quỉ rất đông, đến đỗi nhờ chúng nó mà Sa-tan dường như vô sở bất tại vậy. Chúng nó dường như được tổ chức thành các đạo quân lớn và mạnh để thực hành ý chỉ của Sa-tan. Mác 5:9; Lu 8:30. Cũng xem Ma 12:26,27
4. Có tánh độc ác ô uế: Quỉ là những vị trụy lạc, rất đê hèn, có lòng hiểm độc ác đức, cử động cách phóng đảng tà vạy không xiết kể. Kinh Thánh gọi nó bằng “thần ô uế” hay là “tà linh”. Ma 10:1; ITi 4:1
Cũng xem Ma 12:43; Mác 1:23,24; Lu 4:33,36; Ma 8:28; Lu 9:39. Ma 12:43-45 dường như dạy rằng trong vòng các quỉ, về sự gian ác có hơn kém khác nhau, vì trước thuật rằng nó “đem về bảy quỉ (tà linh) khác dữ hơn nó nữa, cũng vào nhà đó mà ở”.
5. Nguồn gốc của quỉ: Kinh Thánh chẳng tỏ ra nguồn gốc của quỉ vốn từ đâu; nhưng ám chỉ rằng nó bất đồng với thiên sứ, có lẽ được dựng nên trước giống loài người, rồi vì cớ phạm tội bị phạt phải thoát ly nhục thể mà lưu lạc đây đó, hằng tìm kiếm nhập vào thân thể nào đó, để thực hành ác nghiệp của nó. Vì theo mấy câu Tân ước thì dường như ngoài cơ quan thể chất thì nó không thể hoạt động gì được vậy. Ma 12:43,44; Mác 5:10-12
Nhà thần học Pember tin rằng các quỉ thuộc về một loại vốn cư trú trên địa cầu nầy, trước thời kỳ tả ra trong Sáng 1:2. Câu ấy nói rằng, “đất là vô hình và trống không”. Nhưng trong Ês 45:18 lại nói, “Đức Chúa Trời đã tạo thánh đất và làm nó ra, đã lập nó cho bền vững, chẳng phải dựng nên là trống không, bèn đã làm nên để dân ở.” Câu ấyhình như dạy rằng Đức Chúa Trời vốn dựng nên địa cầu trọn vẹn, chẳng phải trống không như Sáng 1:2 nói đâu. Vậy, vì cớ nào mà nó lại ra trống không? Ông Pember, và nhiều nhà thần học khác, tin rằng các quỉ là tà linh của thổ dân trước vốn ở trên địa cầu, rồi vì cớ phản loạn với Đức Chúa Trời, nên bị phạt phải thoát ly nhục thể, và trái đất phải ra hoang vu vậy. Nhưng ý kiến ấy không chắc là lẽ thật, vì Kinh Thánh chẳng chỗ nào nói rõ nguồn gốc của quỉ là thế đâu.
III. QUYỀN NĂNG VÀ CÔNG VIỆC CỦA NÓ
1.Có sự hay biết và phân biệt người ta.
Kinh Thánh dạy các quỉ có sự hay biết và phân biệt người ta, vì:
a) Nó nhìn biết Christ và nhận quyền bính tuyệt đối của Ngài: Ma 8:29,31. Cũng xem Mác 1:24; Công 19:15; Gia 2:19
b) Nó cũng nhìn biết tín đồ chân thật, và vâng phục quyền bính của danh Jesus: Ma 10:8; Lu 10:17-20. Cũng xem Mác 16:17; Công 19:25
c) Nó biết kết cuộc của nó là sự khổ sở đời đời: Ma 8:29. Xem ở trên. Lu 8:31. Cũng xem Khải 20:3,10.
2.NÓ NHẬP VÀO THÂN THỂ NGƯỜI VÀ VẬT
Kinh Thánh cũng dạy quỉ có thể nhập vào thân thể của người và vật (Mác 5:8,11-13; Công 16:16; Mác 9:25; Lu 8:39; 10:19). Về sự người ta bị quỉ nhập, có kẻ ngờ rằng, ấy là bịnh thần kinh. Song xét kỹ thì dễ thấy nó khác hẳn với bịnh thần kinh; vì hễ ai bị quỉ ám, thì dường như bị một nhân cách khác với nhân cách của mình hãm áp, khiến mình hành động theo nhân cách quái lạ ấy; đến đỗi tâm chí, lời nói, việc làm, và sự ưa muốn của họ đều bị bó buộc dưới quyền áp chế của nó.
Chúa Jesus cũng nhận quỉ có quyền nhập vào người ta, vì Ngài từng phen dùng quyền năng đuổi nó ra. Trong thời hiện tại chắc cũng có nhiều người bị quỉ ám như đời Tân ước vậy. Nhưng quỉ không thể nhập vào ai không khứng nhường chỗ cho nó. Cho nên hễ ai muốn thoát khỏi sự khốn nạn ấy, thì phải lập chí vững vàng nhờ ơn Chúa mà chống cự nó. Dầu quỉ sính tay hung dữ đến đâu đi nữa, cũng không thể phá đổ vách tường kiên cố ấy được.
a) Ý nghĩa về sự quỉ ám người ta: Quỉ ám người ta, ấy là nó thắng tâm linh người ta, chiếm cứ tâm địa của họ làm cho họ mất hẳn quyền tự chủ, đến đỗi trong mọi sự họ đều phải vâng theo quỉ chỉ sử cả vậy. Cứ như Kinh Thánh dạy thì sở phú tronglinh hồn loài người có thiện có ác: thiện, tức là Christ bởi Thánh Linh ngự vào lòng để chủ trị nó; ác, tức là quỉ nương dựa trong thân thể mà hãm lấy nhân cách của người ta. Song hai điều ấy có chỗ khác nhau, ấy là khi Thánh Linh ngự vào lòng, thì người ta vui mừng tình nguyện tiếp rước; còn quỉ thì cưỡng bức chiếm đoạt tâm trí người ta, chớ chẳng phải họ tình nguyện tiếp rước nó đâu bao giờ, chỉ là vạn bất đắc dĩ đó thôi. Dầu vậy, có lắm người bị quỉ ám, là tại vì không khứng vâng phục Thánh Linh mà tin cậy nơi Jesus Christ để được cứu rỗi. Hễ ai tin cậy Ngài, phó dâng mình cho Thánh Linh dẫn dắt, ắt chẳng hề bị quỉ ám bao giờ.
b) Cảnh trạng của thân thể người bị quỉ nương dựa: Hễ ai bị quỉ nương dựa vào thân thể mình, thì sanh ra nhiều tật bịnh khác nhau. Kinh Thánh chép vài chứng bịnh bởi quỉ mà ra, như là bịnh câm (Ma 9:32; Lu 11:14), điếc và câm (Mác 9:25), đui và câm (Ma 12:22), bì khòm lưng (Lu 13:11), kinh phong (Mác 1:26). Nhưng ta khá cẩn thận chớ nói rằng mọi thứ chứng bịnh đều là do quỉ; vì chính Kinh Thánh cũng phân biệt bịnh do ảnh hưởng của quỉ, và bịnh do sự đau yếu thường của xác thịt (xem Ma 15:30; Mác 1:31; 7:32; Lu 18:35, thì nói về bịnh thường; còn Ma 10:8; Mác 1:32-34; Lu 6:17-18, lại nói về bịnh do quỉ ám). Trong Ma 4:24 phân biệt hai chứng bịnh ấy rõ ràng, “Danh tiếng Ngài đồn đến cả Syri, người ta bèn đem đến cùng Ngài mọi người đau ốm, bị các thứ bịnh hoạn, thống khổ hãm áp, cùng kẻ bị quỉ ám, điên cuồng, bại xuội, thì Ngài chữa họ lành.” Khi Chúa Jesus chữa bịnh thường, thì Ngài khiến cho bịnh nhơn tin Ngài trước đã, rồi sau mới chữa lành cho. Còn khi Ngài đuổi quỉ, thì trước hết Ngài lấy giọng oai nghiêm mà khiến cho quỉ khiếp phục đã, rồi sau mới chữa lành bịnh nhơn.
3.NÓ LỪA DỐI NGƯỜI TA TRONG TÍN NGƯỠNG VÀ LẼ BÁI
Quỉ chẳng những là ám vào người ta và nương dựa trong thân thể của họ thôi đâu, nó lại có ảnh hưởng lớn trên sự tín ngưỡng và cuộc thờ phượng của người ta nữa.
a) Trong bái vật giáo: Kinh Thánh minh huấn rằng sự thờ phượng là do quỉ mà ra. Phao-lô nghiêm huấn rằng: ICô 10:20
Trong ICô 8: và ICô 10: Phao-lô cũng dạy rằng người ngoại đạo cúng tế các hình tượng của thần Vénus, Jupiter, v.v., thì họ tưởng rằng mình thật đã sùng bái các vị ấy. Nhưng thật ra thì các vị ấy không phải là thần thực tại đâu, bởi vì chỉ có một Chân Thần là Đức Chúa Trời mà thôi. Dầu vậy, sau lưng các hình tượng có những quỉ lợi dụng chỗ tín ngưỡng của người ta, cốt để dụ hoặc họ lìa bỏ Đức Chúa Trời mà theo ma quỉ. Cho nên khi họ cúng tế đó, thì thật cúng tế và sùng bái các quỉ vậy. Tín đồ sở dĩ chẳng nên dự đến lễ gì của bái vật giáo là vì các lễ nghi mà họ cúng bái đó đều thuộc về ma quỉ cả, rất dễ dụ hoặc mình lầm lạc xa bỏ chánh đạo vậy.
b) Trong tà thuật: Các thứ tà thuật cũng đều do quỉ mà ra, rất nguy hiểm cho người nào dự đến. Kinh Thánh nói đến và tả ra kẻ nào cầu cứu với các pháp thuật trong cơn nguy hiểm, hẳn chẳng khác nào kẻ ở trong tro mà lại nhảy vào lửa vậy. Kinh Thánh chứng rằng vua Saulơ mất nước, vì đi cầu hỏi bà bóng, mà chẳng cầu hỏi Giê-hô-va. ISử 10:13,14
Lại nữa, Đức Chúa Trời đã nghiêm cấm tín đồ can dự đến mọi thứ tà thuật, như là bói khoa, chiêm tinh, pháp thuật, phù chú, đồng bóng, tướng số, cầu vong, v.v. Trong Phục 18:9-14 Đức Chúa Trời nghiêm cấm các tà thuật ấy, vì Ngài lấy làm gớm ghiếc vô cùng. Rồi từ câu 15-19 Ngài lại hứa ban Christ cho ta, để trong mọi sự mầu nhiệm khó hiểu của đời nầy, chúng ta chỉ cần cầu hỏi và vâng phục một mình Ngài mà thôi.
c) Trong Cơ đốc giáo: Quỉ cũng có ảnh hưởng mạnh trong Cơ đốc giáo giới, để lừa gạt vàdụ hoặc người ta bỏ chính đạo mà theo tà giáo. Quyền vị giáo hoàng, đạo tôn bà Ma-ri làm hoàng hậu của trời, việc thờ lạy bà và các thánh, biến thể thuyết, v.v., đều là những giáo lý trái hẳn với Kinh Thánh, và gây nên biết bao sự bại hoại trong Cơ Đốc Giáo hội; nếu không do sự vận động của quỉ, thì chẳng ai cắt nghĩa do la các điều ấy được; vì nó hẳn chẳng bao giờ do Đức Chúa Trời mà ra. Vả lại, ảnh hưởng của các quỉ trong Cơ đốc Giáo hội cũng gây nên đủ thứ tà giáo như chủ nghĩa khổ hạnh, độc thân, câu nệ hình thức thờ phượng, v.v. (ITi 4:1-3). Chính các sự ấy lại lần lần bại hoại, kết quả đủ thứ ô uế luông tuồng không xiết kể (IIPhi 2:10-12). ITi 4:1-3; IIPhi 2:10-12
Các quỉ cũng khiến cho người ta bội đạo mà theo các lý thuyết sai lầm. Đó là trẫm triệu dự cáo rằng sự tái lâm của Chúa gần rồi (ITi 4:1 viện dẫn ở trên). Bọn Tân phái trong Giáo hội Cải chánh chắc bị ảnh hưởng của quỉ mà chối bỏ các lẽ đạo làm nền tảng của sự cứu rỗi mình. Các quỉ cũng hằng chiến đấu với các tín đồ muốn ăn ở cách thánh khiết đẹp lòng Đức Chúa Trời (Êph 6:12; ITi 4:1-3). Thánh đồ muốn thoát khỏi quyền hãm hại của nó, thì phải chuyên tâm cầu nguyện, hạn chế mọi sự ưa muốn của xác thịt, và mặc lấy cả khí giáp của Đức Chúa Trời, mới mong toàn linh mạng được. Ma 17:21; Êph 6:12,13. Cũng xem câu 14 nữa.
4.CÁCH TÍN ĐỒ NHÌN NHẬN CÔNG VIỆC CỦA QUỈ
Nhờ Thánh Linh soi sáng, tín đồ có thể nhìn nhận công việc của quỉ. a) Chúng nó thường hành động ở trong sự tối tăm, không dám hiện ra tỏ tường. b) Chúng nó chối Sa-tan có nhân cách thực tại. Tín đồ nào hay người nào tự xưng là đầy tớ của Chúa mà lại chối Sa-tan thực tại, quả là do quỉ mà ra. c) Chúng rất ghét danh Chúa Jesus. Nên tín đồ thuộc linh cũng có thể nhơn danh ấy mà đuổi nó được. d) Chúng chế nhạo và chối hẳn lẽ đạo về Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi vào. Ấy chắc tại vì Kinh Thánh tỏ ra kết cuộc của chúng nó là hầm lửa lưu hoàng vậy.
Chương 3 – LUẬN VỀ SA-TAN
SA-TAN là ai? Lắm người đã hỏi câu ấy, và cũng có nhiều kẻ trả lời cách nầy cách khác. Trong khoa học giới có nhiều nhà chối Sa-tan thực tại, coi nó chỉ là “con tưởng tượng” của dân dã man đời xưa. Kẻ khác cho nó là do tôn giáo dựng nên, một tín ngưỡng dị đoan của bọn tăng lữ đời trung cổ tạo ra, để dùng nó làm “bù nhìn” khiến cho người dốt nát và bọn trẻ con phải sợ hãi mà chịu vâng theo lời răn bảo của Giáo hội. Cũng có người coi nó bất quá là một quan niệm để tỏ ra sự gian ác, như họ cũng cho Đức Chúa Trời là quan niệm để tỏ ra sự thiện vậy. Đại đa số khác kể lẽ đạo về Sa-tan chẳng qua là ma vương trong truyện thần thoại do bái vật giáo mà ra; họ mô tả nó là một vật quái gở, có hình thể người, có sừng, chơn bò, và đuôi rẽ hai. Vì vậy người ta thường chế nhạo lẽ đạo về Sa-tan, cho là dị đoan, không xứng hiệp với sự tín nhận của hạng trí thức.
Nhưng Kinh Thánh dạy rất rõ ràng Sa-tan vốn có nhân cách (personnalité) thực tại, đáng ghê sợ. Kẻ khinh dể và chối bỏ đạo ấy chỉ tự chuốc lấy sự thiệt hại khốn nạn cho mình đó thôi. Vậy, chúng ta nên kê cứu kỹ càng trong Kinh Thánh để biết Sa-tan là ai và công việc của nó thể nào, có can hệ với ta làm sao.
I. SA-TAN THỰC TẠI
Kinh Thánh minh chứng rằng có một vị gọi là Ma quỉ và Sa-tan. Nó chẳng phải một vị ảo tượng, do tư tưởng hư không của người đời xưa mà ra đâu, bèn là một vị có nhân cách và ngôi riêng, thực tại và được tự ý hoạt động. Các câu dẫn sau đây chứng rõ cho lẽ đạo ấy: Gióp 1:6. Cũng xem câu 7-12; 2:1-17; Xa 3:1,2; Ma 4:1-11; Lu 10:18; Gi 13:2; Công 5:3; Êph 6:11; IPhi 5:8; Khải 20:1-3
Trong Cựu ước có bảy sách nói đến Sa-tan, tức là Sáng thế ký, I Sử ký, Gióp, Thi Thiên, Ê-sai, Êxêchien và Xa-cha-ri. Các trước thuật Tân ước đều có nói đến nó cả, chứng rằng nó quả thực tại vậy. Chúa Jesus dùng năm danh hiệu khác nhau mà nói đến nó ít nữa là 15 lần. Ngài vô sở bất tri, nên lời dạy của Ngài về ma quỉ không thể sai lầm, bèn là chơn thật trọn vẹn, đáng cho ta tín nhận.
II. SA-TAN CÓ NHÂN CÁCH
Kinh Thánh tả Sa-tan bằng một vị có nhân cách và ngôi riêng, như sau đây:
1.DÙNG ĐẠI DANH TỪ MÀ XƯNG.
Trong nhiều đoạn sách nói đến Sa-tan, thì dùng đại danh từ “người” và “nó” để xưng nó: Gióp 1:8; 2:1,2; Xa 3:2; Khải 12:12
2.CÓ CÁC TƯ CÁCH CỦA NGÔI RIÊNG
Kinh Thánh cũng tả Sa-tan có các tư cách của một vị có ngôi riêng.
a) Có trí ngộ: Trong IICô 2:11 nói về “quỉ mưu” của Sa-tan; trong Êph 6:11 lại nói về các “quỉ kế” của nó. Còn trong Khải 12:9, gọi nó là “đứa dỗ dành cả thiên hạ”. Kê cứu những câu ấy, thì thấy Sa-tan lập mưu kế để dỗ dành thiên hạ. Còn vị nào có tài lập mưu là vị có trí ngộ. Mà trí ngộ là một nguyên tố của ngôi riêng vậy.
b) Có ký lực: Khi Sa-tan tranh chiến với Chúa trong đồng vắng, thì nó cũng viện dẫn Kinh Thánh. Ấy chứng rằng nó có ký lực (Ma 4:6). Một “ảo tưởng” không thể làm như vậy được.
c) Có tri thức: Khi Sa-tan bị quăng xuống đất thì giận giữ lắm, “bởi nó biết thì giờ nó còn chẳng bao nhiêu.” Ấy cũng chứng rằng nó có ngôi riêng, vì một vật vô nhân cách chẳng có tri thức đâu.
d) Có ý dục: Sa-tan cũng có ý dục tự do, có thể lựa chọn làm điều nào nó muốn cũng như loài người vậy. IITi 2:26 nói về người ta “bị nó (ma quỉ) bắt lấy đặng làm theo ý nó.” Trong Ês 14:12,13 cũng tả vẽ thế nào nó sa ngã, tỏ rằng tại nó tự cao, cố quyết theo ý riêng mà muốn chiếm đoạt ngai Đức Chúa Trời. Nó thốt rằng: “Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao… làm ra mình bằng Đấng Rất Cao”.
e) Có cảm tình: Sa-tan cũng có cảm tình, như muốn (Lu 22:31 chữ đòi đây có ý muốn), kiêu ngạo (ITi 3:6), giận dữ (Khải 12:12). Vật vô nhân cách không thể có cảm tình như vậy, chỉ vật có ngôi riêng mới có thể muốn, tự cao, và giận dữ được đó thôi.
f) Có võ tài: Trong Khải 12:7 và 20:7,8 mô tả Sa-tan đương chiến đấu, chứng rằng nó có tài năng tổ chức và thống lãnh quân đội, đến đỗi dám giao chiến với Christ nữa. Chỉ một vị có nhân cách cao mới có thể làm việc ấy được.
3.NÓ THI HÀNH NHƯ MỘT VỊ CÓ NHƠN CÁCH
Kinh Thánh cũng mô tả Sa-tan thi hành như một vật có nhân cách:
a) Nó nói: Gióp 1:9,10 thuật lại nó hay nói chuyện với Đức Chúa Trời, và Ma 4:1-11 tả ra nó đương tranh biện với Chúa Jesus tại đồng vắng. Hễ ai có tài nói, cố nhiên là có nhân cách.
b) Nó hay cám dỗ: Lần đầu ta gặp vị thâm hiểm nầy là tại vườn Ê-đen, lúc nó dụ dỗ tổ tiên ta phạm tội. Trong Ma 4:3 gọi nó là “quỉ cám dỗ”. Còn trong ICô 7:5 và ITê 3:5 Phao-lô khuyên tín đồ cẩn thận e bị nó cám dỗ chăng. Sự cám dỗ ám chỉ rằng hễ ai cám dỗ ai ắt phải có trí ngộ và tài phân biệt phải quấy mới làm được. Còn các tư cách ấy chỉ thuộc về vật có ngôi riêng mà thôi.
c) Nó kiện cáo: Nó hay kiện cáo thánh đồ của Đức Chúa Trời, chứng rằng nó có nhân cách rõ ràng (Gióp 1:9-11; Khải 12:10).
d) Nó giao chiến: Sa-tan cũng giao chiến với Đức Chúa Trời và sứ giả của Ngài, cũng là việc thuộc về vật có ngôi riêng (Khải 12:7; 20:8,9)
e) Nó sẽ bị hình phạt: Kết cuộc của Sa-tan là sự hình phạt đời đời tại hầm lửa và lưu hoàng. Vả, vật vô nhân cách không thể bị phạt được. Nên sự ấy cũng chứng rằng nó thật có ngôi riêng.
III. CĂN NGUYÊN CỦA SA-TAN
Sa-tan từ đâu mà có? Ấy là vấn đề nhiều người hỏi, và cũng không dễ đáp lời. Vì Kinh Thánh không trực tiếp khải thị Sa-tan được dựng nên chừng nào và cách nào; cũng không nói rõ thế nào nó trở nên cực ác mà cố ý phản loạn cùng Đức Chúa Trời. Dầu vậy, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, hoặc thuộc về cõi hữu hình hay vô hình. Sa-tan thuộc về cõi vô hình, nên cũng do Đức Chúa Trời dựng nên vậy (Côl 1:16; Gi 1:3; Êph 3:9; Khải 4:11). Song thực sự ấy lại nảy ra một vấn đề rất quan hệ với sự suy luận ta, ấy là, có phải Đức Chúa Trời vốn Đấng Thánh khiết tuyệt đối, nên Ngài chẳng có thể tạo ra vật gì gian ác được, vì ấy phản đối với bản tánh của Ngài. Vả, Ngài đã dựng nên loài người vốn thánh sạch (Truyền 7:29), theo hình tượng của Ngài; nhưng họ vì trái mạng Ngài mà bị bại hoại. Các thiên sứ ác vốn cũng được dựng nên thánh thiện, nhưng “không giữ được nguyên vị mình, mà lìa bỏ chỗ riêng” (Giu 6), bèn “phạm tội”, bị “quăng vào vực sâu, phó mình trong hầm tối, giam cầm đến kỳ phán xét” (IIPhi 2:4). Sa-tan cũng vậy, nó do Đức Chúa Trời dựng nên vốn thánh sạch trọn vẹn, sau nó lại phản loạn với Ngài, rồi sa ngã mà trở nên ma quỉ vậy.
Trong Kinh Thánh có Êxê 28:11-19 dường như tỏ ra căn nguyên của Sa-tan. Từ câu 1-10 tiên tri chắc nói về vua Tyrơ, một vua thuộc về cõi lịch sử, có lẽ là Ethbaal II, trị vì trong lúc Nêbucatnetsa triệt hạ thành Tyrơ năm 508-585 T.C. Những lời tiên tri trong câu 1-10 được ứng nghiệm trong lúc ấy. Nhưng từ câu 11-19, lời tiên tri lại vượt quá tự nhiên giới mà luận đến một vị thuộc cõi siêu nhiên. Phần nhiều nhà giải nghĩa Kinh Thánh tin rằng ở đây tiên tri chắc luận về địa vị Sa-tan trước khi nó chưa sa ngã, duy dùng vua Tyrơ làm hình bóng về nó đó thôi. Kê cứu qua khúc sách ấy, thì thấy có luận đến nguyên tánh, nguyên vị và nguyên chức của Sa-tan.
1. Nguyên tánh của Sa-tan: Theo câu 12-17, khi Sa-tan mới được dựng nên, thì gồm đủ tất cả sự xinh tốt trọn vẹn của mọi vật thọ tạo. Trong nó vốn chẳng có một khuyết điểm nào, bèn được tận thiện tận mỹ cho đến khi nó nỡ lòng phạm tội. Nó được a) sự khôn ngoan đầy đủ (c.12), b) tốt đẹp trọn vẹn (c. 12,17), c) bản tánh thánh khiết (c 14), d) phẩm hạnh hoàn toàn (c.15)
2. Nguyên vị của Sa-tan: Địa vị nguyên bản của Sa-tan rất cao thượng. Trong các vị thọ tạo, nó chắc được đứng đầu. Câu 14 nói rằng, “Ngươi là một Chê-ru-bin được xức dầu, đương che phủ; ta lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa.” Theo câu ấy địa vị nguyên bản của Sa-tan rất gần gũi với Đức Chúa Trời, có quan hệ mật thiết với ngai của Ngài.
3. Nguyên chức của Sa-tan: Theo câu 13,14 Sa-tan được dựng nên hoàn toàn như thế, cốt chức tối cao, là canh giữ hay bao phủ ngai của Đức Chúa Trời. Như Chê-ru-bin bằng vàng che phủ nắp thi ân ở trong nhà trại xưa thế nào, thì Sa-tan vốn được dựng nên cũng để che phủ ngai của Đức Chúa Trời thể ấy. Nó được “ở trong vườn Ê-đen là vườn của Đức Chúa Trời”, cũng được “lập lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời”. Ê-đen chắc là chỗ Đức Chúa Trời cư trú; “núi thánh”, chắc là ngai của Ngài. Còn Sa-tan “đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa” đó, chắc là nhắc lại bệ chơn của Đức Chúa Trời mà Môi-se và các trưởng lão Y-sơ-ra-ên được thấy trên núi Sinai. Họ được thấy “Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; dưới chơn Ngài có một vật giống bích ngọc trong ngần, khác nào như sắc trời thanh quang… Cảnh trạng của sự vinh quang Giê-hô-va… khác nào như đám lửa hừng” (Xuất 24:10,17). Ấy vậy, Sa-tan vốn được chức nhiệm tối cao, được xức dầu để che phủ ngai của Đức Chúa Trời, được ở rất gần gũi với Ba Ngôi Đức Chúa Trời, chẳng có vị thọ tạo nào được như thế. Nó cứ hành chức tối cao như thế cho đến lúc thấy sự gian ác trong nó.
IV. SỰ SA NGÃ CỦA SA-TAN
Nếu Đức Chúa Trời dựng nên Sa-tan toàn thiện toàn hảo, thì nó bị sự gian ác từ đâu và trở nên ma quỉ thế nào? Nếu Đức Chúa Trời cũng chẳng dựng nên tội ác, thì nó từ đâu mà có? Đáp: Tội ác vốn sanh ra ở trong lòng của Sa-tan. Trong lúc nó còn giữ nguyên vị mà thừa hành ý chỉ Đức Chúa Trời, thì vũ trụ chẳng có tội ác đâu. Nhưng từ khi Sa-tan lựa chọn theo ý riêng, và cũng dụ dỗ những vị khác theo gương nó, thì tội ác liền xen vào vũ trụ, Kinh Thánh dạy rõ Sa-tan sa ngã phạm tội, cũng tỏ ra do lai và kết cuộc của sự sa ngã ấy.
1.DO LAI CỦA SỰ SA NGÃ
Nói đại khái, do lai của Sa-tan sa ngã có hai điều:
a) Lòng kiêu ngạo: Tiên tri Êxêchien ngầm chứng về sự sa ngã của Sa-tan mà rằng: Êxê 28:17
Ấy là tội đầu nhứt mở cuộc đại chiến giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan, làm thiệt hại vô cùng cho cả cõi thiên sứ lẫn cõi loài người. Câu “lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp đẽ ngươi”, ám chỉ rằng “Chê-ru-bin được xức dầu” đó hình như chán nản về sự suy gẫm và vui vẻ trong các mỹ đức tối cao của Đức Chúa Trời, đành xây bỏ không buồn nhìn xem vinh quang ấy nữa mà khởi sự vui vẻ nhìn xem trong cái tốt đẹp riêng của mình, rồi đem mình lên đến đỗi lòng đầy dẫy sự tự thị tự mãn muốn phản loạn cùng Đức Chúa Trời vậy. Việc của Sa-tan thật xảy ra như Sa-lô-môn luận trong Châm 16:18 rằng: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã.” Tại cái tư tưởng kiêu căng ấy mà Sa-tan bị bại hoại, trở nên ma quỉ vậy. Phao-lô cũng ngụ ý nói đến do lai của sự sa ngã ấy mà khuyên Timôthê rằng: “Người mới nhập giáo không được làm giám mục, e người lên mặt mà sa vào án phạt của ma quỉ chăng” (ITi 3:6).
b) Lòng tham dục: Trong Ês 14:4,13-17 cũng chắc ám luận về Sa-tan và sự sa ngã của nó. (Xem quyển thứ năm, chương thứ hai). Tiên tri mô tả sự sa ngã của Sao mai (nguyên văn: Lucifer), con của sự Sáng sớm, tỏ ra nó sa ngã và bại hoại là tại lòng tham dục của nó. Kỳ thực, gốc của tội lỗi bao giờ cũng chỉ là tự tâm ích kỷ mà thôi. Khi Sa-tan “vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời”, ấy là nó bỏ nguyên vị nó; khi nói rằng, ta “sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời”, ấy là nó muốn lấn lướt trên các thiên sứ khác. Khi thốt lên rằng “ta sẽ lên trên núi hội về cuối cùng phương bắc,” “Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đức Chúa Trời Rất Cao”, thì nó mắc tội soán vị Đức Chúa Trời, và khởi cuộc phản loạn cùng chánh trị của Ngài. Cuộc phản loạn ấy sẽ kết liễu khi nào Christ bắt Sa-tan và các quỉ sứ nó mà quăng xuống hầm lửa diêm sanh đó thôi (Khải 20:7-10). (Xem quyển thứ năm, chương thứ tư, phần II).
2.KẾT CUỘC CỦA SỰ SA NGÃ
Cái kết cuộc của sự sa ngã của Sa-tan rất khốn nạn tỏ ra như sau đây:
a) Chê-ru-bin được xức dầu đó trở nên đứa phạm tội nguyên thủy. IGi 3:8
b) Nó trở nên nguyên nhơn của tội lỗi. Từ nó lưu ra các dòng gian ác, do nó và các cơ quan nó mà tội lỗi được lan tràn khắp nơi, mọi người đều bị sự truyền nhiễm của nó mà phải hủ bại hư hỏng mọi bề. Gi 8:44
c) Từ khi nó phạm tội, thì không còn ở trong lẽ thật, tội lỗi bèn trở nên bản tánh của nó, mà cũng là phong khí, hoàn cảnh và sự khoái lạc của nó nữa. IGi 3:8. Cũng xem Gi 8:44 viện dẫn ở trên.
d) Sự khôn ngoan nó bị hư hoại. Êxê 28:17. Tội lỗi trong loài người cũng kết quả như thế. Xem Rô 1:21-25
e) Nó bị tội án: ITi 3:6
f) Nó bị đuổi ra khỏi trời, không còn được phép đến gần Đức Chúa Trời như trước nữa. Êxê 28:16,17; Khải 12:7-10
Khi Christ chịu chết, đem huyết Ngài rưới ở trước mặt Đức Chúa Trời để chuộc tội người ta, thì Sa-tan cũng bị quăng xuống, không còn được ra mắt Đức Chúa Trời để kiện cáo thánh đồ nữa. Cũng xem Gióp 1và 2
g) Kết cuộc của nó là sự trầm luân trong hồ lửa lưu hoàng: Ês 14:15; Êxê 28:18,19; Ma 25:41; Khải 20:1-3; Khải 20:7-10
IV. SA-TAN BỊ HẠN CHẾ
Sa-tan thật là loài hung ác rất quỉ quyệt, mạnh hơn chúng ta muôn phần. Dầu vậy, nó chẳng phải là vị vô sở bất tri, vô sở bất năng, vô sở bất tại đâu. Quyền lực của nó bị Đức Chúa Trời hạn chế. Sức mạnh nó đến đâu cũng ở trong tay Đức Chúa Trời thôi. Đức Chúa Trời cho phép, nó mới dám làm việc. Xem năm điều sau đây thì thấy quyền vận động của Sa-tan thật bị hạn chế.
1. Nó không thể cám dỗ tín đồ, nếu Đức Chúa Trời không cho phép. Ma 4:1. Cũng xem ICô 10:13
2. Nó không thể làm cho ai bị đau yếu, nếu Đức Chúa Trời không cho phép. Gióp 1:10,12; 2:4-6
3. Nó không thể giết chết ai, miễn là Đức Chúa Trời cho phép. Gióp 2:6 (viện dẫn ở trên); Hê 2:14
4. Nó cũng chẳng thể rờ đến tín đồ nào, miễn là Đức Chúa Trời cho phép Gióp 1:10-12; 2:6 (viện dẫn ở trên). Lu 22:31,32; IGi 5:18
5. Hễ chống cự nó, thì nó lánh xa mình.Gia 4:7
V. NƠI CƯ TRÚ HIỆN TẠI CỦA SA-TAN
Có nhiều người tưởng rằng hiện tại Sa-tan ở trong địa ngục, làm ma vương tại đó. Nhưng ấy là sai lầm. Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh thì Sa-tan được phép ở những nơi kể ra sau đây:
1. Nơi không trung: Hiện tại Sa-tan đã bị đuổi khỏi nơi Đức Chúa Trời cư trú mà phải xuống ở trong không trung. Nơi đó nó tổ chức một nước tối tăm, và thực hành các ác mưu quỉ kế của nó, cốt để phá hoại thánh đồ và công việc của Đức Chúa Trời. Êph 6:11,12. Cũng xem Gióp 1:6; Xa 3:1; Lu 10:18; Khải 12:7-10.
2. Trên trái đất: Trái đất nầy là chốn Sa-tan chuyên tâm vận động đề làm việc độc ác của nó. Từ khi Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người, ban đất cho họ ở, thì ma quỉ cũng chú trọn về nơi ấy cốt để phá hủy loài người và đánh đổ công việc của Đức Chúa Trời. Gióp 1:7; IPhi 5:8
VI. ÐỊA VỊ HIỆN TẠI CỦA SA-TAN
Đức Chúa Trời “lấy lòng khoan nhẫn lớn chịu những bình đáng giận sắm sẵn cho sự hư mất” (Rô 9:22). Ngài ban thêm cho thế giới đời Nôen 120 năm để họ ăn năn. Ngài dùng 10 phép lạ ghê sợ đặng khiến Pharaon chịu cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi, rồi sau đó người cứ cứng lòng, thì Ngài mới tuyệt diệt người đi. Ngài đối đãi với Y-sơ-ra-ên cũng như vậy. Trải qua 15 thế kỷ họ cứ trêu chọc phản loạn và phạm tội với Ngài; còn Ngài thì cứ cảnh cáo, nài khuyên họ ăn năn. Nhưng vì họ không khứng ăn năn mà lại cứ phạm tội thêm mãi, nên Ngài mới giáng cả sự thạnh nộ Ngài xuống trên họ. Cũng vậy, Đức Chúa Trời không bắt nó, bỏ nó vào hồ lửa lúc nó mới sa ngã đâu, bèn cho nó được tự do lâu dài, để nó có thể tỏ ra lòng chẳng khứng ăn năn và sự cừu địch của nó đối với Đức Chúa Trời là độc ác là dường nào! Khi cả vũ trụ hiểu rõ điều ấy, thì Đức Chúa Trời sẽ bắt nó bỏ vào hồ lửa đã sắm sẵn cho nó và các qủi sứ của nó vậy.
Theo như Kinh Thánh dạy, thì địa vị hiện tại của Sa-tan như sau đây:
1.CAO THƯỢNG
Dầu Sa-tan đã trở nên cực ác, thù nghịch tuyệt đối với Đức Chúa Trời, thì cũng vẫn còn giữ được địa vị cao thượng, đến đỗi thiên sứ cực phẩm Micaen không dám đem lời hỗn hào mà kiện cáo nó ở trước mặt Đức Chúa Trời. Giu 1:9
Ấy chắc dạy rằng ta cũng chẳng nên lấy lời chơi dỡn chê bai mà nói đến nó, bèn nên lấy lòng sợ hãi nó, chỉ nương cậy mình nơi Chúa cho khỏi các ác mưu của nó, mới chắc bình an vô sự vậy.
2.LÀM VUA CHÚA.
Kinh Thánh cũng dạy rằng Sa-tan cầm quyền vua chúa, thống lãnh một nước gọi là nước tối tăm.
a) Thủ lãnh của quyền bính trong không trung: Trong Êph 2:2 Sa-tan gọi là “thủ lãnh của quyền bính trong không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bội nghịch.” Lời ấy ám chỉ rằng Sa-tan thống lãnh một nước và cầm quyền bính lớn đối với cõi thiên không vậy. Chúa Jesus nhận nước của Sa-tan thực tại, phản đối với nước Đức Chúa Trời (Ma 12:25-29). Còn kẻ được cứu, Kinh Thánh lại gọi là được giải cứu, Kinh Thánh lại gọi là được giải cứu khỏi quyền tối tăm của Sa-tan mà đến nước sáng láng của Đức Chúa Trời. Công 26:18; Côl 1:13
b) Vua chúa của thế gian: Ba lần Chúa Jesus gọi Sa-tan bằng “vua chúa của thế gian”. Nó là thủ lãnh của sự tổ chức của thế giới bất kỉnh bất nghĩa nầy. Gi 12:31; Gi 14:30. Cũng xem Gi 16:11
Chữ thế gian đây, nguyên văn Hi-lạp là kosmos, nghĩa đen là trật tự hiện tại của đời nầy. Chúa Jesus dạy rằng Sa-tan là thủ lãnh của trật tự ấy. Làm sao Sa-tan chiếm được uy quyền ấy, chúng ta không thể nói được. song nếu chúng ta kê cứu nguyên tắc điều khiển trong các giới nào là thương mại, chánh trị, xã hội, và quốc tế, thì ai dám chối rằng Sa-tan không thống lãnh mọi vận động của cả các giới ấy ư? Ta thường thấy trong trường thương mại thì có sự ganh đua lường gạt; trong trường chánh trị thò có sự độc tài áp chế; trong xã hội có sự nghèo nàn, dốt nát; trong trường quốc tế lại có sự ghen ghét xâu xé nhau. Những điều ấy nếu không do sức vận động của Sa-tan mà ra, thì tự đâu mà có? Quả nó là vua chúa cầm quyền trong thế giới tối tăm nầy.
c) Thần của đời nầy: Sa-tan cũng gọi là “thần của đời nầy”. Nó hay dụ dỗ người ta xây bỏ Đức Chúa Trời, để đem lòng thờ lạy nó. IICô 4:3,4. Cũng xem IITê 2:3,4.
VII. BẢN TÁNH CỦA SA-TAN
Sa-tan vốn đã là thánh sạch hoàn toàn, làm sao lại sa ngã trở nên kẻ mắc tội được ư? Ấy là vấn đề người phàm khó giải quyết, vì nó thuộc về lẽ mầu nhiệm tối cao của Đức Chúa Trời mà Ngài không khải thị cho ta biết. Dầu vậy, Kinh Thánh minh huấn rằng Sa-tan quả đã sa ngã. Lời của Đức Chúa Trời trong Gi 8:44 “nó… chẳng đứng trong lẽ thật,” ám chỉ rằng trước kia nó vốn ở trong lẽ thật, nhưng về sau nó đã trụy lạc mà bỏ địa vị cao thượng ấy, trở nên đứa giả dối. Vả điều mà Chúa ám chỉ đó, thì tiên tri Êxêchien và Ê-sai lại dạy rõ. Êxê 28:15; Ês 14:12-15
Kinh Thánh thường dùng hai cách mà tỏ ra bản tánh của Sa-tan là tỏ ra bằng danh hiệu nó, và bằng lời trần thuật.
1.CÁC DANH HIỆU CỦA SA-TAN
Các danh hiệu Kinh Thánh dùng để xưng hô Sa-tan bày tỏ ra bản tánh của nó.
a) Sa-tan: Kinh Thánh dùng tên Sa-tan 44 lần để gọi ma quỉ. Nghĩa đen là “kẻ ghét”, “thù nghịch”, “cừu địch”. Nó ghét Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài, nó thù nghịch với Đức Chúa Trời, và cừu địch của loài người. Gióp 1:6; Gióp 2:1; Xa 3:1; IPhi 5:8
b) Ma quỉ: Kinh Thánh cũng gọi Sa-tan bằng “ma quỉ” 35 lần. Trong nguyên văn Hi-lạp danh từ ấy là diabolos, nghĩa đen là “kẻ vu cáo”. Sa-tan hằng vu cáo thánh đồ ở trước mặt Đức Chúa Trời, cũng hay vu cáo Đức Chúa Trời đối với loài người nữa. Khải 12:7-10; Ma 4:1
Nó cũng cảm động lòng kẻ ưa nói hành, nói xấu anh em mình, vu cáo điều nầy, sàm báng việc kia mà làm mất danh giá của người ta. Khi ta nghe kẻ như thế nói hành ai, thì khá lánh xa họ như lánh xa rắn lục, vì kẻ ấy bị một quỉ của Sa-tan thúc giục mà nói đó vậy.
c) Thủ lãnh của quyền bính không trung: Ấy chỉ về nơi nó hay cư trú và vận động làm việc của nó. Trong nơi ấy nó tổ chức nước của nó, thống lãnh các đạo quân thiên sứ ác và quỉ dữ, sai khiến chúng làm trọn các độc mưu ác kế của nó. Êph 2:2; Êph 6:12
d) Vua chúa của thế gian: Sa-tan đã chiếm cứ thế gian nầy. Nó chủ trị trên cả thế cuộc. Khi Christ tái lâm thì sẽ lấy lại quyền ấy, đuổi Sa-tan khỏi nước nó, quăng nó vào vực sâu (Gi 14:30; Êxê 28:18,19; Gi 16:11; Giu 9). Lời Phao-lô khuyên tín đồ: “Đừng đồng hóa với đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí anh em”, há chẳng vì Sa-tan là vua chúa của đời nầy sao? Ta hãy nhớ luôn, quyền quốc dân ta ở trên trời, chớ chẳng phải thuộc về đất đâu. Thái độ ấy sẽ giúp đỡ ta thắng hơn nó trên thập tự giá. Gi 14:30; Gi 16:11; Giu 1:9; Êxê 28:18,19; Ês 14:15
e) Thần của đời nay: Sa-tan là cảm lực của bái vật giáo, của mọi cuộc thờ hình tượng, của các tà giáo, và của các cuộc sùng bái bề ngoài của đời nầy vậy.ITi 4:1-3; IICô 4:4
f) Abađôn, Abôlyôn: Nghĩa đen hai danh hiệu ấy là “kẻ phá hủy”. Đứa nầy cũng được gọi là “sứ giả của vực sâu” nữa. Mục đích việc làm của nó, bao giờ cũng là phá hủy: Nó muốn phá hủy công việc của Đức Chúa Trời và công việc của Christ. Nó cố ý phá hủy loài người nữa, đặng lôi kéo họ theo nó vào vực sâu. Nó cũng rán hết sức phá hủy tín đồ. Nó nhờ sự phá hủy nào là lẽ thật, công nghĩa, đạo đức, hi vọng, đức tin, yêu thương, sự nương cậy huyết của Christ mà họ đã tín nhận để làm việc ấy. Chúng ta chỉ toàn thắng nó bởi huyết của Christ và bởi lời làm chứng của mình.Khải 9:11; Khải 12:11
g) Những danh hiệu khác: Sa-tan cũng gọi là Bêênxêbun (Ma 12:14), vua của các quỉ. Cũng gọi là “kẻ dữ” (Ma 13:19), để tả ra ác tánh của nó. Trong Khải 12:9 nó lại xưng là “con rồng”, ám chỉ rằng bản tánh nó rất quái gở không có lời phàm nào mô tả được. Hình trạng của Sa-tan có lẽ vẫn còn rất xinh đẹp; nhưng sự xinh đẹp ấy là sự xinh đẹp của sự gian ác cực điểm. Mà gọi là gian ác cực điểm lại xưng là xinh đẹp hoàn toàn, há chẳng quái gở và gớm ghiếc vô cùng sao? Thật như con rắn kia, nó đẹp thật, nhưng lại là gớm ghê quá chừng! Sa-tan cũng vậy. Phao-lô cũng gọi Sa-tan bằng “Bê-li-an” (IICô 6:15), ám tả tánh đê mạt và cực xấu của nó. Còn tên “rắn xưa”, lại ám chỉ về lòng rất quỉ quyệt của nó. (Khải 20:2); Ma 12:24; Ma 13:19; Khải 12:9; IICô 6:15; Khải 20:2
2.LỜI TRẦN THUẬT TẢ TÁNH CỦA SA-TAN
Chẳng những là các danh hiệu của Sa-tan ám tả bản tánh của nó là thể nào thôi đâu, lại có nhiều lời trần thuật bày ra bản tánh ấy càng rõ hơn nữa.
a) Nó rất giảo quyệt gian trá: Kinh Thánh tả Sa-tan là đứa:
(1)Hay dùng quỉ mưu IICô 2:11. Cũng xem Êph 6:11,12.
(2)Làm dấu lạ phép kỳ giả dối, để lừa gạt những kẻ không khứng nhận lãnh lòng yêu mến lẽ thật. IITê 2:9,10. Cũng xem Khải 13:11-14; Ma 24:24
(3)Có quyền tự ý biến hình, đến đỗi cũng hiện ra như thiên sứ sáng láng nữa. IICô 11:14
b) Nó gian ác hiểm độc: Kinh Thánh cũng mô tả tâm tánh của Sa-tan là cực gian ác hiểm độc.
(1)Nó là “kẻ ác”. Sa-tan sở dĩ gọi là kẻ ác, bởi vì nó là nguyên lý của sự ác thành vị, và là nguồn gốc của mọi ác tập. IGi 5:19. Cũng xem Ma 5:37
(2)Nó là kẻ phạm tội đầu nhứt. Ta có thể gọi nó là “nguyên tội nhân” vậy. IGi 3:8
(3)Nó là kẻ giết người, và là đứa gây nên các cuộc tàn sát. Lòng của nó tàn nhẫn, hung bạo, ưa thích sự tàn sát, và là cảm lực của tội sát nhơn vậy. IGi 8:44
(4)Nó làm mù tâm tư của kẻ chẳng tin, khiến họ không hiểu được lẽ thật để hưởng ơn cứu rỗi. IICô 4:4
(5)Nó ăn cắp lẽ thật đã gieo vào lòng người ta, hầu khiến họ không tin để được cứu rỗi. Lu 8:12
VIII. CÔNG VIỆC CỦA SA-TAN
1.NÓ MUỐN PHÁ HỦY CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Công việc của Sa-tan rất nhiều và phiền phức lắm, mục đích là phá hủy công việc của Đức Chúa Trời. Nó đem lòng ghen ghét loài người, vì họ là kim miện vinh hiển của công việc Đức Chúa Trời. Khi họ được dựng nên, thì nó dụ dỗ họ phạm tội. Rồi từ đó nó hằng lập trăm mưu ngàn kế đặng ngăn trở Đức Chúa Trời cứu rỗi họ. Từ vườn Ê-đen cho đến Christ giáng sanh, ta thấy ma quỉ dùng đủ cách để ngăn trở Ngài hiện đến. Khi Ngài đã đến thì Sa-tan lại kiếm thế ngăn trở Ngài đến thập tự giá, chịu chết để cứu chuộc loài người. Khi Ngài đã chết rồi, thì nó lại cố ý giữ Ngài trong mồ mả. Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, Christ đã giáng sanh, chết và sống lại rồi, trở nên Cứu Chúa cho kẻ có lòng tin cậy Ngài. Từ đó Sa-tan luôn giận dữ với dân Ngài, cố quyết tuyệt diệt họ (Khải 12:7-12). Nhưng họ nhờ huyết của Chiên Con và lời của Đức Chúa Trời cũng được toàn thắng nó như Christ đã đắc thắng vậy.
2.KINH THÁNH TRẦN THUẬT CÔNG VIỆC NÓ
Sau đây xin tóm tắt lại điều Kinh Thánh dạy về công việc của Sa-tan.
a) Sa-tan là nguồn gốc của tội ác trong vũ trụ. Êph 14:13,14
b) Nó là nguyên nhân của tội lỗi trong thế gian. Sáng 3:1-6
c) Nó là nguyên nhân của tật bịnh. Lu 13:11,16; Công 10:38
d) Nó là nguyên nhân của sự chết. Hê 2:14
e) Nó cám dỗ người ta phạm tội. ISử 21:1; Ma 4:1. Cũng xem câu 3,5,6,8,9
f) Nó gài bẫy người ta. ITi 3:7
g) Nó để mưu ác vào lòng người ta. Gi 13:2; Công 5:3
h) Nó làm mù tâm tư của người ta. IICô 4:4
i) Nó nhập vào người ta. Gi 13:27
j) Nó cướp lấy đạo đã gieo trong lòng người ta. Mác 4:15
k) Nó gieo cỏ lùng vào lúa mì. Ma 13:25. Cũng xem Mác 4:15; Lu 8:12
l) Nó sẽ ban quyền phép cho Antichrist. IITê 2:9
m) Nó khuấy rối đầy tớ của Chúa. IICô 12:7
n) Nó ngăn trở và chống nghịch đầy tớ của Chúa. Đa 10:13; Xa 3:1; ITê 2:18
o) Nó sàng sảy tín đồ. Lu 22:31
p) Nó kiện cáo anh em ta. Khải 12:9,10. Cũng xem Gióp 1:6-11; 2:3-5
q) Nó ôm ẵm thế gian (như mẹ ôm ẵm con mình) trong tay nó. IGi 5:19
3.SA-TAN CHUYÊN TÂM GIẢ MẠO CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Cái xa vọng của Sa-tan là chiếm vị Đức Chúa Trời mà làm Đức Chúa Trời. Lời thốt kiêu căng của Lucifer là “Ta sẽ… làm ra mình bằng Đấng Rất Cao” (Ês 14:15). Đại ý của các mưu chước độc ác của nó là giả mạo mọi công việc của Đức Chúa Trời. Sự giả mạo ấy rất khôn khéo, đến đỗi lắm người bị dỗ dành, theo sự giả dối của Sa-tan mà không biết, lại tự vị là hầu việc Đức Chúa Trời. Thật Sa-tan là “con khỉ của Đức Chúa Trời”. Xem những điều sau đây, thì thấy sự giả mạo của nó rõ hơn.
a) Đức Chúa Trời có một Con Độc sanh, là Chúa Jesus Christ. Sa-tan cũng vậy, có “con của sự hư mất” (IITê 2:3).
b) Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Sa-tan cũng vậy, có “ba ngôi” của sự gian ác, ma quỉ, con thú và tiên tri giả. Khải 20:10
c) Đức Chúa Trời có những con cái. Sa-tan cũng vậy, vì Kinh Thánh nói về “con cái quỉ dữ” (Ma 13:38).
d) Đức Chúa Trời hành động trong con cái của Ngài, để họ “vừa muốn vừa làm nên ý tốt Ngài” (Phil 2:13) Sa-tan cũng vậy, vì nó gọi là “thần hiện đương hành động trong các con bội nghịch” (Êph 2:2).
e) Kinh Thánh luận về “lẽ mầu nhiệm của sự kỉnh kiền” (ITi 3:16); cũng nói về “sự mầu nhiệm của sự trái luật” (IITê 2:7). Đức Chúa Trời là nguyên nhân của lẽ nầy; còn Sa-tan là gốc của sự kia.
f) Trong Khải 7:2,3 ta thấy Đức Chúa Trời nhờ thiên sứ Ngài mà đóng ấn trên trán của đầy tớ Ngài. Trong Khải 13:16 ta cũng thấy Sa-tan nhờ đại biểu nó, là con thú, mà ghi dấu nó trên trán của các người thuộc về nó.
g) Có câu nói về “Thánh Linh dò thấu mọi sự, cả đến sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa” (ICô 2:10). Mà Sa-tan cũng có “sự mầu nhiệm” của nó nữa (Khải 2:24).
h) Christ nhờ Thánh Linh mà làm dấu lạ phép kỳ. Sa-tan sẽ nhờ “kẻ trái luật” mà “làm đủ thứ quyền năng, dấu lạ và phép kỳ giả dối” (IITê 2:9).
i) Christ là sự sáng của thế gian (Gi 8:12). Sa-tan cũng giả mạo sự sáng ấy mà “tự làm ra dáng thiên sứ sáng láng” (IICô 11:14).
j) Chúa Jesus thiết lập các sứ đồ để hầu việc Ngài. Sa-tan cũng có những “sứ đồ… là kẻ làm công gian dối, tự làm ra dáng sứ đồ của Christ” (IICô 11:13).
X. SỰ KẾT CUỘC CỦA SA-TAN
Đức Chúa Trời đã hứa cho nguyên tổ ta rằng dòng dõi của người nữ sẽ giày đạp đầu con rắn (Sáng 3:15). Con rắn ấy là Sa-tan (Khải 12:9). Kê cứu lịch sử của đạo Đức Chúa Trời, thì thấy lời hứa ấy theo năm giai đoạn mà được ứng nghiệm.
1. Christ nhờ sự chết trên thập tự giá mà giày đạp đầu của Sa-tan. Tại nơi đó nó giao chiến cùng Con Đức Chúa Trời và bị thua. Nên hôm nay nó thật là một thù nghịch đã bị thất bại, và chính mình nó cũng biết rõ là vậy. Tín đồ lấy đức tin mà thừa nhận thực sự ấy, mới mong toàn thắng nó được. Gi 12:31; Côl 2:15; Hê 2:14; IGi 3:8; Khải 12:11
2. Trong thời đại nầy dẫu nó có quyền lớn, sai khiến các quỉ sứ nó vận động khắp nơi, thì quyền nó cũng bị Đức Chúa Trời hạn chế (như ta đã thấy), nó chỉ có thể thực hành các ác mưu quỉ kế của nó miễn là Đức Chúa Trời cho phép mới được.
3. Trong đời Thiên hy niên (Millenium) nó sẽ bị giam cầm trong vực sâu. Khải 20:1-3
4. Sau đời Thiên hy niên Sa-tan sẽ được thả ra khỏi vực sâu trong một thời hạn ngắn, có lẽ để chịu thí nghiệm một lần chót, thử xem sự giam cầm trong vực sâu đó có khiến cho nó ăn năn không. Nhưng nó chẳng khứng ăn năn đâu, trái lại cứ phản loạn cùng Đức Chúa Trời một lần nữa, vì lòng nó là nguyên lý của sự ác, chẳng có thể đổi mới được. Khải 20:3b,7-9
5. Kết cuộc của Sa-tan là nó sẽ bị bắt mà quăng vào hồ lửa lưu hoàng, tại đó nó sẽ bị khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng. Sự kết cuộc của nó là sự thất bại hoàn toàn, và sự hình phạt đời đời vậy. Cảm tạ Đức Chúa Trời! Alêlugia! Khải 20:7-9. Viện dẫn ở trên. Khải 20:10
XI. THÁI ÐỘ CỦA TÍN ÐỒ VỚI SA-TAN
Vậy, đối với một vị rất hung ác, rất tàn nhẫn mà rất xảo quyệt như thế, tín đồ phải làm thế nào? Kinh Thánh đáp lại câu hỏi ấy rất rõ ràng như sau đây.
1. Phải dè giữ và thức canh: Đối với Sa-tan bao giờ tín đồ cũng nên dè giữ và thức canh luôn, e bị mưu chước của nó lừa gạt chăng. Ta chẳng nên đố thách nó, hay là tự khoe đối với nó; cũng chẳng nên coi quyền lực của nó quá mạnh hay quá yếu mà sợ hãi, hay khinh thường; bèn nên dè giữ mà luôn luôn coi chừng quyền lực nó mới được IPhi 5:8
2. Không nên khinh dễ hoặc nói hỗn hào với nó: Kinh Thánh dạy cũng rằng ta chẳng nên khinh dễ hoặc nói hỗn hào với nó. Thực ta chẳng nên trực tiếp trò chuyện cùng Sa-tan, cũng chẳng nên chơi dỡn với nó. Nếu nó nói với mình, thì chớ đáp lại, hãy giao cho Thánh Linh quở trách nó thôi. Vì Thánh Linh là Trạng sư của ta, biện hộ cho ta đối với cừu địch hung bạo ấy. Xa 3:1,2; IIPhi 2:10,11; Giu 1:9
3. Chẳng nên hờ hửng đối với quỉ mưu của nó: Sa-tan rất giảo quyệt, hay lập mưu kế đặng làm thiệt hại ta. Trong mọi lời nói và việc làm, chúng ta nên cẩn thận, nhớ lại cừu địch ta là ai, cầu Chúa giúp mình phân biệt các mưu chước gian ác của nó đặng lánh xa. IICô 2:11
4. Chẳng nên nhường chỗ cho nó: tín đồ nên tự trị, tự chế, không nên vì tình dục hay là ác tưởng, ác tập mà nhường chỗ cho ma quỉ. Êph 4:26,27
5. Nên chống cự nó: Dầu Sa-tan có quyền lớn, thì cũng không thể ép ai làm dữ. Nếu chúng ta run rẩy, sợ hãi mà nhường chỗ cho nó thì phải bị nó lung lạc ngay. Song nếu ta hết sức nhờ cậy ơn Chúa ban cho mà chống cự nó, thì chắc nó lánh xa ta không sai. Thủ đoạn của ma quỉ rất giảo quyệt; nó làm cho tư dục người ta bùng lên như là tro tàn lại bén, để khiến cho người không cẩn thận phải vấp ngã. Nhưng dầu nó có mưu kế khôn khéo đến đâu, lại dầu ta là tín đồ cực yếu đuối đi nữa, nhưng nếu ta thành tâm cầu nguyện, nhờ sức Chúa mà chống lại, thì nó ắt phải lui xa vậy. Khi nó cám dỗ, chớ vội xây lưng giấu mặt, tìm đường trốn tránh, nhưng hãy nhơn danh Chúa đứng vững mà cự địch cùng nó, ắt chính nó phải bỏ trốn đi thôi. Gia 4:7; Êph 6:3. Cũng xem Lu 22:40,46; Êph 6:11,16; IPhi 5:9; IGi 2:13
6. Nên mặc lấy cả khí giáp của Đức Chúa Trời: Tín đồ có thể thắng hơn ma quỉ chỉ khi nào họ mặc lấy cả khí giáp của Đức Chúa Trời dự bị cho. Kẻ nào đại gan nương cậy nơi sức mạnh và sự khôn ngoan riêng mà giao chiến với Sa-tan, chắc phải bị thua mà thôi. Nên Phao-lô khuyên rằng: “Hãy lấy cả khí giáp của Đức Chúa Trời… hầu cho anh em có thể chống nổi.” Êph 6:14-18
XII. ÍCH LỢI CỦA ÐẠO VỀ THIÊN SỨ
1.ĐẠO VỀ THIÊN SỨ THIỆN
Đạo về thiên sứ thiện có ích lợi cho ta như sau đây:
a) Tỏ ra Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng trọn vẹn, vốn có tài nguyên tự lực vô hạn vô lượng. Vì trước khi chưa tạo ra loài người, thì đã có muôn vàn thiên sứ rất thông minh trí huệ, hằng vâng theo ý chỉ Ngài, thường làm nên mạng lịnh Ngài.
b) Bổ sức cho đức tin ta đối với lẽ thần hữu, tin quyết rằng Đức Chúa Trời hằng bảo hộ ta. Dầu ta vốn là loài nhỏ mọn hèn hạ, bị tội lỗi vấn vương thật, nhưng Đức Chúa Trời hằng sai khiến những thiên sứ rất mạnh mẽ, rất khôn sáng đến giúp đỡ, bảo hộ ta. Công trình của Đức Chúa Trời bảo hộ ta thật là tận tâm tận lực vậy (Thi 34:7; Hê 1:14).
c) Tỏ ra ơn cứu chuộc của Đức Chúa Trời: Thật là diệu kỳ không ai dò xét được. Luận về đạo cứu chuộc, Kinh Thánh dạy rằng dầu khôn ngoan như thiên sứ cũng phải kê cứu đến (IPhi 1:12). Khi người ta ăn năn, thì thiên sứ vui mừng (Lu 15:10). Khi có hỉ tin, thì thiên sứ báo cho (Lu 1:26-38; 2:8-14; Khải 14:6,7). Song thiên sứ không giảng Tin Lành được, vì chúng không thuộc dòng dõi của A-đam, không được dự đến ân điển cứu rỗi, chỉ được phép đứng ở ngoài ơn ấy mà ngó vào thôi (IPhi 1:12). Ơn cứu chuộc Đức Chúa Trời ban cho ta thật diệu kỳ không xiết kể.
d) Làm gương khiêm nhường cho loài người: Dầu sự khôn ngoan, quyền năng, và phân vị của thiên sứ đều vượt quá loài người dường nào, mà chúng còn tình nguyện chịu sai đi hầu việc loài người, là loài rất thiếu kém thay, thì huống chi chúng ta há lại chẳng nên khiêm nhường đến đều để hầu việc đồng loại mình ư!
e) Giúp ta thức canh cẩn thận luôn: Vì biết rằng có thiên sứ thiện hằng ở gần, để ý đến mọi việc làm của mình. Hễ khi ta làm quấy sa ngã, thì chúng ghi sổ, còn nếu ta chống cự sự cám dỗ mà quyết làm phải, thì chúng lại nâng đỡ bảo hộ cho.
f) Khiến cho ta có hi vọng cao xa: Chúng ta dầu là nhỏ mọn hèn hạ, nhưng đến cuối cùng sẽ được cao trọng hơn thiên sứ nữa, vì chúng ta sẽ xét đoán thiên sứ (ICô 6:3). Vậy, chúng ta dễ thường không biết giữ được tự tôn tự trọng, để đạt đến hi vọng cao trọng ấy ư?
2.ĐẠO VỀ THIÊN SỨ ÁC.
Đạo về thiên sứ ác cũng có vài điều ích lợi cho kẻ tận tâm để ý đến.
a) Bày tỏ năng lực của tội: Sa-tan và các thiên sứ ác dầu vốn ở địa vị rất cao mà lại vì cớ tội lỗi phải sa vào địa vị rất thấp, bị hủ bại hư hỏng vô cùng, chúng ta dễ không ngao ngán vì tội lỗi ư?
b) Bày tỏ nghĩa thật của tội: Nguyên tội của Sa-tan là lòng kiêu ngạo và sự tham dục. Vì cớ tội ấy mà nó nỡ lòng phản loạn cùng Đức Chúa Trời, gây nên sự hư mất đời đời cho nó và cho cả bọn cùng theo nó nữa. Thật, chúng ta nên cẩn thận dường nào mỗi khi cảm xúc thấy lòng kiêu ngạo tham dục dấy lên, e rằng ta bị sự dỗ dành của một ác quỉ nào làm cho phải thiệt hại đời đời chăng.
c) Tỏ bày Cứu Chúa phải có quyền năng nào: Sa-tan là vị quyền năng to tát. Một Đấng không thể thắng hơn Sa-tan chắc không xứng đáng làm Cứu Chúa của người ta. Ở ngoài Christ là Con Đức Chúa Trời, chẳng có ai có đủ quyền cứu ta, duy Ngài là “Sư tử của Giuđa” đã toàn thắng nó được thôi. Hễ ai nương cậy nơi Ngài hẳn cũng được hiệp đồng với Ngài mà thắng nó vậy.
d) Tỏ ra ân điển lạ lùng của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời chẳng mở một cửa cứu rỗi cho Sa-tan và các sứ giả của nó, bèn chỉ mở cửa cứu rỗi cho loài người mà thôi. Ấy há chẳng phải là ân điển lạ lùng sao? Ta đáng đem cả lòng ta gieo dưới chơn Ngài đặng tỏ lòng biết ơn ấy, đồng thinh với muôn vật mà tung hô rằng: “Nguyện sự ngợi khen, tôn quí, vinh hiển và quyền thế đều về nơi Đấng ngự trên ngai, cùng về nơi Chiên Con cho đến đời đời!” (Khải 5:13).
QUYỂN X - LUẬN VỀ HỘI THÁNH
(Giáo hội học)
LỜI MỞ ĐƯỜNG
CHÚNG ta đã kê cứu qua mấy quyển trước, biết rõ đạo Christ quả là chánh đạo do Đức Chúa Trời ban cho, là linh quang rực rỡ chiếu sáng trong đời tối tăm, là linh lương ngon ngọt nuôi nấng lòng đói khát, là linh lực diệu kỳ cứu rỗi loài người, là la bàn chỉ đường về nhà Cha, là lời hứa quyền năng ban sự tha tội, là nguồn gốc duy nhứt ban sự sống đời đời. Đạo nầy thật là đạo siêu nhiên duy nhứt: nào căn nguyên, nào Chủ giáo, nào tôn chỉ, nào quyền năng của nó và nào cách truyền bá, thảy đều theo lối siêu nhiên, vượt quá trí hiểu phàm tục cả. Một đạo đã có cội gốc lạ lùng từ trời, được lưu thông siêu việt khắp đất, có quyền tuyệt đối cứu người rỗi đời, chắc cũng phải có cái kết quả cách siêu nhiên ở giữa dòng giống loài người mới hợp nghi. Quả như lời, sự truyền bá đạo nầy ra giữa thế gian đã kết quả sự thiết lập Hội Thánh, là một đoàn thể siêu nhiên mà Đức Chúa Trời gây dựng giữa xã hội loài người, để làm nên thân thể của Christ, nhà ở của Đức Chúa Trời, đền thờ của Thánh Linh, trụ và nền của lẽ thật. Trong quyển nầy xin luận qua về vấn đề Hội Thánh quan hệ với thời quá khứ, hiện tại, và tương lai.
Chương 1 – LUẬN VỀ NGHĨA LÝ HỘI THÁNH
I. CĂN NGUYÊN CỦA HỘI THÁNH
TRONG việc kê cứu về Hội Thánh, ta có phần hơn nầy: Ta biết căn nguyên của Hội Thánh, vì bản nguyên ấy thuộc về cõi lịch sử. Ta chẳng cần nhọc công kê cứu tự tích trong các bi kệ xưa đã bị sứt bể thất lạc, cũng không cần đào bới trong các chuyện thần thoại cùng tìm kiếm trong những lời truyền khẩu mờ tối kia để được biết cái căn bản của Hội Thánh. Chính kinh Tân ước trần thuật cho ta sự thiết lập, nào đặc tánh, và trách nhiệm của Hội Thánh ấy rất minh bạch.
1. Christ dự ngôn về sự thiết lập Hội Thánh: Trong Ma 16:16-18 Christ dự ngôn về sự thiết lập Hội Thánh mà dạy rằng: “Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên vầng đá nầy.” Đây là lần đầu tiên mà Tân ước nói đến Hội Thánh. Phi-e-rơ vừa xưng Christ là “Con Đức Chúa Trời hằng sống”. Còn Christ định rằng Ngài sẽ lập Hội Thánh Ngài trên vầng đá nầy, tức là lẽ thật tiềm tàng trong lời thừa nhận của Phi-e-rơ vậy. Chúa chẳng có ý dạy rằng Phi-e-rơ là nền tảng của Hội Thánh đâu, vì Ngài chỉ gọi người là hòn đá nhỏ (nguyên văn: Petros) mà thôi; bèn dạy rằng Ngài có ý lập Hội Thánh trên chính mình Ngài là Con Đức Chúa Trời hằng sống; vì ấy là Vầng Đá lớn (nguyên văn: Petra) vững bền, có thể làm nền của Hội Thánh được, đến đỗi “các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó”.
2. Thánh Linh sáng lập Hội Thánh: Công 1:1-2:47 ký thuật sự ứng nghiệm lời hứa của Ma 16:16-18. Chúa Jesus Christ đã chịu chết, sống lại, thăng thiên rồi, để lại mười một sứ đồ, bảo họ “chớ lìa khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng hãy chờ đợi điều Cha đã hứa.” Họ bèn vâng lời, cứ ở trong thành ấy cho đến ngày lễ Ngũ tuần. Nhằm ngày ấy “tất cả môn đồ đều cùng nhau ở một chỗ. Thình lình có tiếng từ trời đến như gió lớn thổi ào ào, đầy khắp nhà họ ngồi; lại có lưỡi như lửa hiện đến, rời rẽ ra đậu trên mỗi người trong họ. Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh, khởi sự nói các tiếng khác, theo như Thánh Linh cho họ nói” (Công 2:1-4)
Cái biến động phi thường ấy là sự sáng lập Hội Thánh bởi quyền năng của Thánh Linh. Trong Cựu ước chẳng có Hội Thánh hiển hiện như trong Tân ước, chỉ có tượng trưng và hình bóng về Hội ấy mà thôi. Các trước giả Cựu ước cũng không hiểu lẽ đạo về Hội Thánh. Nên khi Thánh Linh sanh Hội Thánh nhằm ngày lễ Ngũ tuần, và các sứ đồ bèn giảng rằng cả tín đồ Do Thái lẫn tín đồ ngoại bang đều được hiệp một trong Christ mà làm con cái Đức Chúa Trời và được thuộc về Hội Thánh, thì dân Do Thái chẳng khứng nghe theo, mà chối bỏ Tin Lành và bắt bớ Hội Thánh. Họ tưởng rằng chỉ một mình dân Do Thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời được đặc ân cứu rỗi, còn các dân khác thì chẳng hưởng được tí gì trong ơn ấy cả. Nhưng bởi sự chết của Christ, cái tường thành ngăn cách giữa dân Do Thái và dân ngoại bang đã bị phá đổ, và hễ ai có lòng tin cậy nơi Christ, quả được ơn cứu làm con cái Đức Chúa Trời, và được thuộc về Hội Thánh vậy. Đoạn sách dẫn dưới đây minh chứng cho lẽ đạo nầy. Êph 2:11-16
II. ÐỊNH NGHĨA HỘI THÁNH
1. Nghĩa chữ Hội Thánh: Trong Việt ngữ chữ Hội Thánh là danh hiệu Cơ đốc giáo trên cõi đất Việt dùng để xưng hội của các tín đồ Christ tổ chức ra. Vì hội nầy do Thánh Linh sáng lập, có bản tánh thuộc linh, nên gọi là thánh, để tương biệt với các hội phàm vậy. Bên Tàu gọi hội ấy bằng Giáo hội. Tác giả bài nầy tưởng rằng dùng danh hiệu Tàu ấy phải hơn, vì chú trọng về ý niệm “giáo” như là xưng Hội Thánh là khí cụ chứa đựng và phân phát đạo giáo của Christ. Phao-lô cũng gọi Hội Thánh là “trụ và nền của lẽ thật” vậy (ITi 3:14).
2. Nghĩa chữ Ekklésia: Theo nguyên văn Hi-lạp, danh từ các trước giả Tân ước thường dùng để xưng Hội Thánh là Ekklésia (Ma 16:18; Êph 1:22;3:10;5:24,25; Côl 1:18; Hê 12:23). Chữ ấy nghĩa đen là “gọi ra khỏi”, do chữ ek ra khỏi, và kaleo gọi là kêu mà được nên. Cổ văn Hi-lạp thường dùng chữ ấy để xưng công hội của thành thị nhóm họp bàn luận về ích lợi chung. Nghĩa đen là các người dự hội đồng ấy đều là công nhân được chánh phủ gọi ra khỏi nhà, để đến công đường mà tham nghị về việc chánh trị. Cách dùng chữ ấy lần lần biến cải, đến đỗi hội đồng nào cũng được gọi là ekklésia (ICác 8:65). Êtiên cũng dùng chữ ấy mà xưng hội chúng Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng (Công 7:38). Nói đại khái từ ngày lễ Ngũ tuần trở đi, các trước giả Tân ước đều gọi số người tin danh thánh của Christ và nhóm họp nhau đặng thờ phượng Ngài bằng Ekklésia. Đối với tín đồ, danh hiệu ấy cũng chắc ám chỉ rằng họ được Chúa kêu gọi ra khỏi thế gian, để làm tuyển dân thuộc riêng về Ngài vậy (Công 15:14). Ma 16:18
Công 5:11. “Cả Hội Thánh đều rất sợ hãi, và hết thảy ai nghe đến cũng vậy.” Đây là lần đầu tiên mà toàn thể tín đồ Chúa được gọi là Hội Thánh. Êph 1:22,23; Công 20:28; Hê 12:22,23; Công 15:13,14
3. Hội Thánh là thân thể của Christ: Theo sự dạy dỗ của Tân ước, Hội Thánh thật là thân thể của Christ, một cơ thể thuộc linh nhờ linh mạng của Ngài mà sống và thực tại. Cũng nhờ hội ấy mà Ngài bày tỏ ra quyền năng và ân điển sung mãn của Ngài. Chỉ những người liên hiệp ấy tội nhơn được tha tội, biến hóa ra tín đồ, trở nên một chi thể trong thân của Ngài. Cho nên Hội Thánh chẳng phải là một cơ quan như người ta thường tổ chức, bèn là một cơ thể siêu nhiên, thuộc linh, bao hàm mọi người đã nhờ Christ được tái sanh làm con cái Đức Chúa Trời. Các người ấy đều được liên hiệp với Christ, được cứu, được Thánh Linh cảm hóa, lãnh trách nhiệm giảng dạy về Christ và bày tỏ đạo cứu rỗi cho thế gian. Êph 1:22,23; Côl 1:24; IPhi 2:9
III. HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA HỘI THÁNH
Kinh Thánh phân biệt hai phương diện của Hội Thánh, tức Hội Thánh hữu hình và Hội Thánh vô hình, cũng gọi là Hội Thánh địa phương (Eglise locale), Hội Thánh phổ thông (Eglise universelle).
1. HỘI THÁNH HỮU HÌNH
Hội Thánh hữu hình là cả đoàn thể của những người thừa nhận đạo Christ do sự tổ chức của họ hiệp nhau lại mà thành nên một cơ quan hữu hình. Nói đại khái, trải các đời các điều kiện về sự nhập Hội Thánh hữu hình là sự tín nhận Christ làm Cứu Chúa, sự chịu báptêm, và sự công nhận qui tắc của đạo Christ làm tiêu chuẩn cho đời sống mình.
a) Kinh Thánh định nghĩa: Tân ước nói đến Hội Thánh hữu hình theo ba cách:
(1)Một số ít người nhóm lại trong nhà riêng: Như Hội Thánh nhóm trong nhà Bêrítsin và Aquila tại thành La-mã (Rô 16:3-5) và Hội Thánh nhóm trong nhà Philêmôn (Philm. 2). Hội Thánh ấy chắc không có sự tổ chức gì, chỉ nhóm lại để thờ phượng và học đạo, có lẽ cũng dự Tiệc Thánh nữa; nhưng chắc không có quyền công nhận hay trừ bỏ giáo hữu nào; hoặc thực hành cuộc sửa trị gì. Việc ấy họ thường để cho Hội Thánh địa phương, là hội đã do sự tổ chức mà thành đoàn thể hữu cơ vậy.
(2)Hội Thánh trong một làng xóm hay một thành phố: Như Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, Hội Thánh tại Têsalônica, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, v.v. (ICô 1:2; ITê 1:1; Công 8:1). Các Hội Thánh ấy được tổ chức đặc biệt từng hội một, có các quyền chức viên có phép dùng các nghi lễ và thi hành đặc quyền Chúa đã ban cho. Hội Thánh như thế cũng gọi là Hội Thánh địa phương.
(3)Các Hội Thánh trong một xứ hay một nước: Như các Hội Thánh ở xứ Galati (Ga 1:2). Kê cứu Tân ước kỹ càng, thì không thấy Hội Thánh hữu hình lúc ban đầu có hiệp các Hội Thánh địa phương lại mà tổ chức thành một tổng hội. Tuy giữa các hội địa phương ấy có sự giao thông thân mật, thì cũng chẳng thấy họ cùng tự tổ chức nên một tổng đoàn thể. Việc ấy mãi về sau mới có. Lúc đầu tiên mỗi hội địa phương đều tự trị, tự lập thật, chỉ nhờ dây liên lạc thuộc linh và các sứ đồ mà liên hiệp nhau. Khi các sứ đồ qua đời rồi, thì việc tổ chức các Hội Thánh trong một khu bộ thành một đoàn thể hữu cơ mới phát khởi. Sự tổ chức ấy lúc ban đầu cũng rất là đơn sơ; song trải qua ba thế kỷ về sau thì lần lần trở nên phiền phức đến đỗi nhằm đời Constantin Đại đế (trị vì năm 306-337 S.C.) đã có Hội Thánh Bắc bộ Phi Châu, Hội Thánh Tiểu Asi, Hội Thánh Gaule (Pháp), v.v.
b) Lịch sử định nghĩa: Lịch sử theo ba cách mà định nghĩa Hội Thánh hữu hình như sau đây:
(1)Hội Thánh địa phương: Một số tín đồ ở chỗ nào mà đã thừa nhận đạo Christ, đã chịu báptêm, và đã tình nguyện tự tổ chức nên một cơ quan đặc biệt, cốt để nhóm lại thờ phượng, học đạo, và hầu việc Đức Chúa Trời, đều được gọi là Hội Thánh địa phương (Hội Thánh Tin Lành Việt Nam gọi là Chi hội).
(2)Hội Thánh phổ thông: Cả đoàn thể Cơ đốc giáo giới khắp thiên hạ, tức là những người đã thừa nhận Cơ đốc giáo, và thuộc về một trong các Giáo hội phái (La-mã, Cải chánh, Hi-lạp v.v.), đều gọi là Hội Thánh hữu hình hay là Hội Thánh phổ thông. Cả hai Giáo hội La-mã và Giáo hội Hi-lạp đều chiếm cái biệt hiệu “phổ thông” (catholique) mà tự xưng. Song khi lịch sử phàm luận về Cơ đốc Giáo hội, thì thường chỉ về các người ở khắp thế gian xưng mình bằng tín đồ của Christ (chrétiens), vô luận là thuộc về giáo hội nào. Cách dùng danh hiệu Hội Thánh phổ thông đó trái với Kinh Thánh, vì là lẫn lộn ý niệm Hội Thánh với ý niệm Cơ đốc giáo giới. Cũng chẳng có giáo hội phái nào được phép xưng mình bằng Hội Thánh phổ thông vì danh hiệu ấy chỉ thuộc về Hội Thánh vô hình mà thôi.
(3)Một giáo hội phái: Một giáo hội phái đồng tâm hiệp ý mà thừa nhận một giáo lý, một nghi chế, một lịch sử, như Giáo hội Cải chánh, Giáo hội La-mã, Giáo hội Anh, Giáo hội Trưởng lão, Giáo hội Méthodiste, Giáo hội Tin Lành,v.v., đều cũng được gọi là Hội Thánh hiển hiện trong sự tín ngưỡng và sự tổ chức của mình. Tân ước không hề dùng chữ Hội Thánh (Ekklésia) cách ấy. Thực, trước cuộc Cải chánh lịch sử thế gian cũng ít dùng nữa, vì trước khi ấy thế gian chỉ biết Giáo hội La-mã và Giáo hội Hi-lạp mà thôi. Từ đời Cải chánh trở đi mới thêm các giáo hội phái (seets, dénominations) như vừa kể tên trên đây vậy.
Nhưng cũng không phải toàn cả các giáo hội phái chịu dùng chữ Hội Thánh cách ấy. Như Tổ hợp Giáo hội (Eglise Congrégationale) bên nước Mỹ, Giáo hội Báptiste, và mấy giáo hội khác nữa, đều chỉ công nhận Hội Thánh địa phương là Hội Thánh thật. Họ chẳng chịu gọi đoàn thể do những chi hội hiệp lại tổ chức ra là Hội Thánh. Hội Truyền giáo bên Mỹ chỉ gọi chi hội bằng Hội Thánh; còn đoàn thể của các chi hội hiệp lại mà tổ chức ra, thì gọi là Christian and Missionary Alliance (Alliance Chrétienne et Missionnaire).
2. HỘI THÁNH VÔ HÌNH
Tân ước cũng dùng chữ Hội Thánh (Ekklésia) để chỉ ra một cơ thể mắt không thấy được, thầu đạo gọi là Hội Thánh vô hình. Hội Thánh vô hình là một cơ thể thuộc linh, bao hàm các tín đồ ở trong các đời các chỗ, lấy đức tin đến Jesus Christ mà liên hiệp với Đức Chúa Trời (Êph 1:2;3:21; Hê 12:23). Hội Thánh ấy một phần ở trên trời, một phần ở dưới đất, và các hội hữu đều là những kẻ được biên tên trong sách sự sống của Chiên Con ở trên trời. Chỉ những người được tái sanh làm con cái của Đức Chúa Trời mới thuộc về Hội Thánh vô hình. Những người ấy đều từ trong các giáo hội mà ra, được cứu rỗi chẳng phải vì thờ phượng Chúa theo những nghi lễ bề ngoài hay là vì tín phục một sự tổ chức đặc biệt, bèn là được cứu chỉ tại vì tin cậy công lao của Christ, thừa nhận Ngài là Cứu Chúa duy nhứt của mình. Duy Đức Chúa Trời biết những người thuộc về Hội Thánh vô hình.
Trong Ma 16:18, Christ luận về Hội Thánh vô hình; còn trong Ma 18:17 Ngài lại nói về Hội Thánh địa phương và hữu hình. Hội Thánh vô hình vì hưởng được linh mạng của Christ nên trở nên một cơ thể thuộc linh, vừa thuộc về cõi thời gian (Ma 16:18) vừa thuộc về cõi đời đời (Êph 3:9-11). Khi Christ dự cáo rằng các cửa Âm phủ chẳng thắng được Hội Thánh, thì Ngài chẳng có ý nói về Hội Thánh hữu hình hay là giáo hội phái nào đâu, bèn là luận về Hội Thánh vô hình, tức thân thể mầu nhiệm và thuộc linh của Ngài vậy. Loài người và Sa-tan có thể làm thiệt hại Hội Thánh hữu hình, và lắm phen cũng đã phá hủy sự tổ chức của nó, nhưng không bao giờ làm thiệt hại hay phá hủy được Hội Thánh vô hình, vì là cơ thể thuộc linh, do linh mạng của Christ mà được gây dựng, sống và thực tại ở trong Ngài cho đến đời đời vậy. Các câu viện dẫn sau đây luận về Hội Thánh vô hình: Êph 1:22,23; Êph 3:21; Hê 12:22,23; Ma 16:18; Êph 3:9-11.
IV. HỘI THÁNH VÀ NƯỚC ÐỨC CHÚA TRỜI
Trong Tân ước thường luận về nước Đức Chúa Trời hay là nước trời. Lắm người lẫn lộn nước Đức Chúa Trời với Hội Thánh. Xét về nước Đức Chúa Trời, thì thấy nước ấy có hai mặt, là cuộc cai trị của Đức Chúa Trời ở trong lòng cá nhơn tín đồ, và cuộc Christ thống trị cả thế gian cách hiển nhiên lúc Ngài tái lâm. Nếu ta gọi Hội Thánh là nước của Christ thống trị cách hiển hiện ở trên đất nầy, thì lầm tội lỗi. Ấy là ý kiến của Giáo hội La-mã. Hội Thánh chẳng phải là cuộc trị vì của Christ trên đất đâu, bèn là nước của Đức Chúa Trời cai trị ở trong lòng cá nhơn tín đồ. Vua nước ấy là Christ. Như Ngài nhờ Thánh Linh ngự trong Hội Thánh mà hiện diện ở đời nầy cách không ai thấy được thể nào, thì nước của Ngài cũng thực tại trong lòng cá nhơn tín đồ cách thuộc linh và vô hình thể ấy. Nhưng đến cõi tương lai, Vua nước ấy sẽ hiện đến cách hiển nhiên rất vinh quang. Nói cách khác, nước Đức Chúa Trời đã đến trong thế gian cách ẩn nhiên rồi; về sau lại sẽ được tỏ ra cách hiển nhiên. Nước ấy bắt đầu từ ngày lễ Ngũ tuần trải suốt đến ngày Chúa tái lâm. Hiện nay Christ nhờ Thánh Linh cai trị nước ẩn vi của Ngài trong Hội Thánh. Khi Christ hiện ra ở nơi vinh hiển, thì Ngài sẽ “cầm quyền rất lớn của Ngài mà trị vì” (Khải 11:17).
Hiện nay Christ là Vị thế tử “đi phương xa, để nhận lấy nước.” Khi Ngài đã nhận được nước rồi, sẽ trở về bày tỏ nước ấy cho cả muôn dân muôn nước đều được biết (Lu 19:12-15). Khi ấy cuộc trị vì ẩn nhiên sẽ nhường chỗ cho cuộc trị vì hiển nhiên, nước ẩn vi sẽ hóa ra nước hiển hiện, và cuộc trị vì của Thánh Linh sẽ nhường chỗ cho cuộc trị vì trực tiếp của Christ. Khi ấy các tín đồ trung tín sẽ làm những quan chức trong nước, đồng ngồi với Ngài trên ngai của vũ trụ mà trị vì cho đến đời đời.
Nước Đức Chúa Trời hiện nay chỉ bao hàm các tín đồ, là hội hữu của Hội Thánh vô hình; vì trong đời nầy chỉ những người ấy công nhận Christ làm Vua của mình. Khi nước Ngài hiện đến cách hiển nhiên, thì sẽ bao hàm cả dân sự của Đức Chúa Trời bất luận về đời nào hoặc chỗ nào. Muôn vật ở trên trời dưới đất đều cũng sẽ đồng tâm hiệp ý mà đầu phục Vua của các vua, hầu hạ tôn vinh Chúa của các chúa cho đến vô cùng vô tận vậy.
Thế thì, mục đích của Hội Thánh trong đời nầy chẳng phải là sáng lập một nước hiển nhiên thuộc về vật giới, bèn là cốt để nhờ giảng Tin Lành mà gọi ra khỏi đời một dân thuộc riêng về danh Chúa, lập nước thần bí của Ngài ở trong lòng họ, luyện tập dạy dỗ họ để trong đời sau họ có thể hiệp tác với Ngài mà bày tỏ nước Đức Chúa Trời trong cõi loài người ở thế hạ, và trong cõi thiên sứ ở thiên thượng. Cho nên bổn phận của Hội Thánh trong đời nầy chẳng phải là chuyên tâm về sự cải cách chánh trị, sửa đổi phong tục, gây dựng xã hội, bèn là giảng Tin Lành, hầu cho Thánh Linh mau mau gọi tuyển dân Đức Chúa Trời khỏi thế gian, gây dựng Hội Thánh cho hoàn toàn, để Christ có thể trở lại. Vì chẳng phải Hội Thánh sẽ sáng lập nước Ngài đâu, bèn là chính Ngài sẽ làm việc ấy. Những câu viện dẫn dưới đây chứng cho lẽ đạo nầy: Lu 19:11,15; Lu 17:20,21; Rô 14:17; Khải 11:15; IITi 2:12; Khải 22:3-5. Cũng xem Công 15:13-18; Ma 28:18-20; Mác 16:15-18
Chương 2 – LUẬN VỀ SỰ TỔ CHỨC HỘI THÁNH
HỘI THÁNH vô hình là một hữu cơ thể thuộc linh nhờ linh mạng của Christ mà được gây dựng, lớn lên và tồn tại. Còn Hội Thánh hữu hình là một cơ quan hiện thực do sự tổ chức của giáo hữu mà được nên. Sau đây xin theo sự dạy dỗ của Tân ước mà lược luận qua sự tổ chức Hội Thánh.
I. THỰC SỰ CỦA TỔ CHỨC
Tân ước minh chứng rằng Hội Thánh đầu tiên được tổ chức hẳn hòi. Có bốn điều kể sau đây làm chứng cho luận thuyết ấy.
1. Có sự nhóm lại đặc biệt: Hội Thánh đầu tiên thường nhóm lại để thờ phượng Chúa: lúc ban đầu tín đồ nhóm lại mỗi ngày, rồi sau đổi lại mà chỉ nhóm hằng ngày thứ nhứt trong tuần lễ, gọi là Chúa nhựt, vì ấy là ngày kỷ niệm sự sống lại của Chúa. Công 2:44-46; Công 20:7. Cũng xem ICô 16:2; Khải 1:10
2. Bầu cử chức viên: Hội Thánh đầu tiên đã sớm lo bầu cử những chức viên để giúp việc Hội Thánh. Công 1:15-26 thuật lại về sự lựa chọn Ma-thia làm sứ đồ thế cho Giuđa Íchcariot. Trong Công 6:5,6 ký thuật sự bầu cử bảy chấp sự. Khi Phao-lô và Ba-na-ba trải qua Líttrơ, Ycôni và An-ti-ốt, thì tuyển lập chức trưởng lão trong các Hội Thánh ở đó (Công 14:21-23). Ở đảo Cơrết Tít cũng lập những trưởng lão ở trong mỗi Hội Thánh y như Phao-lô đã răn dạy vậy (Tít 1:5).
3. Có chức viên đặc biệt: Kê cứu Tân ước, dễ thấy Hội Thánh đầu tiên được tổ chức hẳn hoi, vì có những chức viên đặc biệt. Lúc mới sáng lập Hội Thánh, ở ngoài các sứ đồ, thì chỉ có hai chức nhiệm, là chức chấp sự và chức trưởng lão, cũng có khi gọi là giám mục. Lần lần về sau, tùy sự cần yếu, Hội Thánh lại thêm những chức nhiệm khác, như là mục sư, tiên tri, truyền đạo, v.v. Công 20:17,28; Phil 1:1. Cũng xem ITi 3:1,8; Tít 1:5,7; IPhi 5:1; ICô 12:28; Êph 4:11
4. Có quyền sửa trị giáo hữu: Hội Thánh đầu tiên thường thực hành quyền sửa trị trừng phạt giáo hữu. Có khi cả Hội Thánh nhóm lại để sửa phạt, có khi nhờ chức viên thực hành quyền ấy. Nhưng dầu làm thế nào, thì tín đồ ai nấy đều nhận rằng Hội Thánh quả có quyền ấy. Truyện tích về Anania và Saphira chứng rõ chức viên có quyền thực hành kỷ luật của Hội Thánh (Công 5:1-11). Việc sửa trị kẻ phạm tội loạn luân chép trong ICô 5, cũng chứng rằng cả đoàn thể Hội Thánh nhóm lại có quyền thực hành sự trừng phạt giáo hữu. ICô 5:4,5,13; IPhi 5:2. Cũng xem Công 20:28 viện dẫn ở trên.
II. ÐẶC TÁNH SỰ TỔ CHỨC HỘI THÁNH
Đặc tánh của sự tổ chức Hội Thánh đầu tiên là thể nào? Muốn đáp lại câu hỏi ấy, cần phải hỏi bốn câu khác, rồi đáp lại từng câu một, mới mong hiểu sơ qua đặc tánh ấy. Bốn câu ấy như vầy: 1. Ai là Đầu của Hội Thánh? 2. Ai là giáo hữu của Hội Thánh? 3. Mục đích của sự tổ chức Hội Thánh là gì? 4. Điều lệ cai trị Hội Thánh là điều nào? Xin lần lượt đáp lại những câu hỏi ấy.
1. AI LÀ ĐẦU CỦA HỘI THÁNH
Nói đại khái, thì sự tổ chức Hội Thánh rất quan hệ với Đầu của Hội Thánh. Vả, đức tánh của Đấng ấy thể nào, thì đặc tánh của sự tổ chức Hội Thánh cũng chắc sẽ thể ấy.
Vậy, ai là Đầu của Hội Thánh? Tra xem Kinh Thánh chẳng khó gì mà đáp lời cho câu ấy, vì dạy rõ lắm rằng Hội Thánh chỉ có một Đầu, ấy là Chúa Jesus Christ. Trước khi Chúa thăng thiên, Ngài chẳng tuyển lập ai làm đầu Hội Thánh, ai làm đại biểu cho Ngài. Các sứ đồ cũng chẳng công nhận ai trong vòng họ là đầu của Hội Thánh hay là đại biểu của Christ ở trên đất. Trái lại, các sứ đồ đều đồng thinh xưng Christ là Đầu duy nhứt, là Chủ động, là Nguyên lực, là Giáo chủ của Hội Thánh. Họ nhận Ngài là sự sống của Hội Thánh, làm đầy dẫy mọi giáo hữu, có quyền tuyệt đối thống trị mọi việc trong Hội Thánh. Ngài nhờ Thánh Linh ở trong Hội Thánh làm Đại biểu của Ngài, để vận động, cai trị, dạy dỗ, và dẫn dắt Hội Thánh. Người phàm nào dám tự xưng mình là đầu của Hội Thánh phổ thông, đại biểu của Christ trên mặt đất, thì người ấy quả đã tiếm đoạt đặc quyền của Christ và lộng ngôn với Thánh Linh vậy. Ma 16:18; Êph 1:22; Êph 5:23,24
Cũng xem Khải 1:12-16,20. Bảy đèn chỉ về Hội Thánh. Bảy ngôi sao chỉ về các sứ giả của Hội Thánh. Chúa đi ở giữa bảy đèn, cầm bảy ngôi sao trong tay hữu, ám chứng rằng duy Chúa cầm quyền cao cả mà làm Đầu của Hội Thánh đó thôi.
Thế thì, Christ đã là Đầu duy nhứt của Hội Thánh, sự tổ chức Hội Thánh tự nhiên phải vin lấy phẩm vị Ngài làm nền tảng, lời lẽ Ngài làm giáo lý, mạng lịnh Ngài làm điều lệ, con cái Ngài làm hội hữu, sự vâng phục Ngài làm tôn chỉ, và vinh hiển Ngài làm mục đích. Nếu sự tổ chức Hội Thánh phản đối với những chủ ý ấy, thì quả không phải là Hội Thánh thật của Christ.
2. AI LÀ GIÁO HỮU CỦA HỘI THÁNH
Tân ước dạy rằng giáo hữu của Hội Thánh đầu tiên là những người đã ăn năn tội, tin cậy Christ làm Cứu Chúa mình, đã được tái sanh làm con cái Đức Chúa Trời, và đã chịu báptêm trong nước. Chắc cũng có người đã tin cậy Christ mà được tái sanh tuy chưa chịu báptêm. Người ấy thuộc về Hội Thánh vô hình, nhưng chưa gia nhập Hội Thánh hữu hình cách hoàn toàn; vì Hội Thánh đầu tiên chắc kể báptêm là dấu hiệu bề ngoài để chứng nhận cho ai đó đã có đức tin thật, đặng thuộc về Hội Thánh vậy. Hội Thánh hữu hình tự cổ chí kim đại khái cũng đã giữ theo ý kiến của Hội Thánh đầu tiên mà dùng báptêm làm lẽ nhập hội. Các câu viện dẫn sau đây mô tả phẩm cách của kẻ được làm giáo hữu của Hội Thánh. Ma 28:19; Công 2:38,41,47; Công 9:18; Công 10:47,48. Cũng xem Công 5:14; ICô 1:2
Vả, kẻ đã được làm giáo hữu chánh thức theo như Kinh Thánh dạy, hẳn có quan hệ mật thiết với Chúa, với giáo hữu khác, và với Hội Thánh.
a) Giáo hữu quan hệ với Chúa: Hễ ai được cứu rỗi, cũng đều nhận Christ làm Chúa độc nhứt vô nhị của mình. Hội Thánh chẳng bao giờ nên thay Christ mà chịu cho tín đồ yêu mến thờ phượng. Sự sùng bái của ta có giá trị chỉ khi nào ta nhơn danh Christ mà dâng lên cho Đức Chúa Trời. Hội Thánh chẳng phải là chúa của ta đâu, bèn là con đòi của Thánh Linh dùng đặng giúp đỡ ta tỏ lòng yêu mến Chúa nhiều hơn, chỉ dạy ta hầu việc Đức Chúa Trời cách nào xứng đáng hơn. Chúa là Đầu, Hội Thánh là thân, còn tín giáo là chi thể của thân ấy. Nếu Hội Thánh tiếm đoạt chỗ của Chúa trong cuộc tín ngưỡng thờ phượng, như Giáo hội La-mã thật đã làm rồi, thì xui cho tín đồ phạm tội bất trung với Chúa, dụ dỗ họ thờ tà thần, dắt họ vào rừng rậm của tăng lữ chủ nghĩa, và gây cho người bị hư mất đời đời vậy.
b) Giáo hữu quan hệ lẫn nhau: Hội Thánh là một cơ thể thuộc linh, nhờ linh mạng của Christ mà được sống và tồn tại. Các giáo hữu vì thuộc trong cơ thể ấy, cũng đồng hưởng được linh mạng ấy, nên có quan hệ rất mật thiết với nhau, giống như sự tương quan của các chi thể trong thân, như các nhánh trong cây, như anh em một nhà, như bạn tác đồng trang tâm đắc. Cho nên ở trong Christ chẳng có ai lớn nhỏ, sang hèn, cao thấp, trọng khinh, trước sau, nhưng hết thảy đều bình đẳng nhau, hiệp một trong sự yêu thương của Ngài vậy.
(1)Như các chi thể: Hai câu sau nầy chứng nhận tín đồ quan hệ lẫn nhau như các chi thể trong thân. Rô 12:5; ICô 12:27
(2)Như các nhánh trong cây: Chúa Jesus dạy rằng: “Ta là cây nho, các ngươi là nhánh” (Gi 15:5). Nhánh nào cũng ở trong gốc cây cả, hút nhựa của cây để sống; nên đối với cây, tuy nơi nó mọc ra ở trên gốc, và hình dáng của nó khác với các nhánh khác, thì địa vị nó cũng đồng một với nhau. Tín đồ đối với nhau cũng thế, cả thảy đều đồng có một địa vị là ở trong Christ vậy.
(3)Như anh em một nhà: Tín đồ cũng quan hệ với nhau như anh em một nhà, như con một cha.
Ma 23:8-10. Cũng xem Công 9:17; ITê 4:9,10; 5:26,27; ITi 5:1; 6:2; IPhi 1:22; 3:8.
(4)Như bạn tác đồng trang nhau: Chúa gọi môn đồ Ngài là bạn của Ngài (Gi 15:14,15). Mà nếu ta đã là bạn của Chúa, tất nhiên cũng là bạn tác với nhau nữa. Xem Công 10:24; 19:31; 27:3; Rô 16:10,11; IIIGi 14.
Thế thì, các dây liên lạc làm cho giáo hữu liên hiệp với nhau rất quí rất mạnh, đến đỗi trong đời chẳng có đoàn thể nào được như thế. Sở dĩ họ được vậy là vì họ đồng thờ một Chúa, đồng nhận một đức tin, đồng chịu một báptêm, đồng kính phục một Đức Chúa Trời, đồng thành một thân thể, đồng làm một công việc, đồng một mục đích vậy. Cũng vì cớ ấy mà Kinh Thánh năng khuyên tín đồ hãy đối với nhau như chi thể một thân, như nhánh cùng gốc, như anh em một nhà, như bạn đồng thuyền mà thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, lấy chủ nghĩa vị tha làm tôn chỉ của đời sống, để gây dựng thân thể của Chúa, khiến cho Hội Thánh bành trướng khắp nơi, và làm cho sự tái lâm của Ngài mau đến. Êph 4:4-6; ICô 12:12,24,25; Ga 6:2. Cũng xem ICô 12:13-30.
c) Giáo hữu quan hệ với Hội Thánh: Giáo hữu quan hệ mật thiết với Hội Thánh. Vì Hội Thánh là gia tộc của mình, nên giáo hữu phải tận trung với Hội Thánh, hằng tìm mọi sự có ích cho Hội Thánh, cẩn thận giữ gìn cho Hội Thánh được danh thơm tiếng tốt đối với người ngoài. Chúa Jesus Christ thương yêu Hội Thánh vô sở bất chí, bỏ mình đặng cứu chuộc Hội Thánh (Êph 5:25-27). Giáo hữu cũng nên bắt chước gương sáng láng ấy mà yêu mến Hội Thánh, như Phao-lô vì Hội Thánh mà chịu mọi sự (Côl 1:24). Vả lại, Hội Thánh là cơ quan Chúa tổ chức, có qui tắc, có giáo chức hiệp với lẽ thật. Giáo hữu phải nên vâng giữ qui tắc, kính phục giáo chức, mới mong Hội Thánh đạt đến mục đích mà tôn vinh Đức Chúa Trời, cứu rỗi tội nhơn và dọn đường cho Chúa mau mau phục lâm.
(1)Phải yêu Hội Thánh: Êph 5:25-27
(2)Phải vâng phục Hội Thánh: Ma 18:17
(3)Phải kính phục giáo chức: ITê 5:12,13. Cũng xem ITi 3:5; 5:17; Hê 13:17.
Giáo hữu cũng phải lấy của cải mình mà giúp việc Hội Thánh. Trong đời Cựu ước dân Y-sơ-ra-ên phải dâng một phần mười để cung cấp cho chức tế lễ và cuộc thờ phượng trong đền thờ (Dân 18:21-23). Ngoài số ấy mỗi ba năm lại phải lạc quyên một phần mười trong số còn lại, mà cứu tế kẻ nghèo khổ nữa (Phục 14:27-29). Mà nếu dưới luật pháp dân Đức Chúa Trời còn phải lạc quyên để giúp việc Đức Chúa Trời như thế, huống chi chúng ta ngày nay, đã được ở dưới ân điển của Đức Chúa Trời, thì lại há chẳng nên lạc quyên để phụ trợ mọi sự cần dùng của Hội Thánh Chúa muôn phần hơn sao? Ấy quả là điều Kinh Thánh dạy bảo như các câu dẫn ra sau đây minh chứng cho: ICô 16:1,2; Cũng xem ICô 9:1-14; Mal 3:10
3. MỤC ĐÍCH SỰ TỔ CHỨC HỘI THÁNH LÀ GÌ?
Mục đích duy nhứt của sự tổ chức Hội Thánh là tôn vinh Đức Chúa Trời, gây dựng nước Ngài trong lòng tín đồ, và dọn đường cho Chúa mau tái lâm. Hội Thánh nhờ những điều kể sau đây mà đạt đến mục đích ấy.
a) Cuộc nhóm lại thờ phượng: Muốn làm sáng danh Đức Chúa Trời, gây dựng nước Ngài trong lòng tín đồ, thì Hội Thánh phải nhóm nhau lại mà thờ phượng Đức Chúa Trời. Cuộc thờ phượng ấy bao hàm sự cầu nguyện, sự giảng Tin Lành, và sự dạy dỗ lời Đức Chúa Trời. Hội Thánh như bếp lửa kia: nếu chỉ có một miếng than, thì chẳng những không đủ nóng mà lại mau tàn; nhưng nếu đem nhiều miếng than mà chụm vào trong một lò, thì lửa mau bén hực lên, miếng nầy và miếng kia nương nhau mà nuôi giữ sức lửa cứ cháy nóng càng hơn luôn. Hê 10:25
b) Sự khuyên lơn coi sóc lẫn nhau: Một phần lớn trong việc gây dựng nước Đức Chúa Trời và dọn đường cho sự tái lâm của Chúa là khuyên lơn, coi sóc lẫn nhau; vì tín đồ chẳng vì mình mà sống, bèn vì Chúa và vì anh em mình mà sống vậy. ITê 5:11. Cũng xem Hê 10:25 viện dẫn ở trên.
c) Hiệp tác làm việc truyền Tin Lành: Trách nhiệm chung của Hội Thánh là truyền Tin Lành để cứu rỗi tội nhơn. Nên nếu giáo hữu muốn Hội Thánh mình và chính mình đạt đến mục đích của Hội Thánh, ắt phải đồng lòng hiệp ý mà chuyên tâm về việc giảng Tin Lành, làm chứng đạo, dẫn dắt người ngoại trở lại với Chúa mới mong được toại nguyện. Ma 28:19; Công 8:4; IICô 8:5; Giu 1:23
4. ĐIỀU LỆ CAI TRỊ HỘI THÁNH LÀ ĐIỀU NÀO?
Christ đã là Đầu Hội Thánh, thì điều lệ của hội cố nhiên là ý chỉ của Ngài như đã được tỏ ra trong Kinh Thánh, và nhờ Thánh Linh giải nghĩa cho vậy. Điều lệ nầy đại khái bao hàm hai điều:
a) Điều kiện làm tín đồ: Kinh Thánh dạy rõ người ta phải được tái sanh, và chịu báptêm, mới nhập vào Hội Thánh được. Khi tín nhận Christ là Cứu Chúa mình, thì tín đồ liên hiệp với Ngài trong sự chết sự sống lại Ngài, rồi chịu báptêm để làm chứng rằng mình đã từng trải hạnh phúc lớn lao ấy rồi.
b) Bổn phận của giáo hữu: Kinh Thánh cũng dạy rõ tín đồ có phận sự gì đối với Hội Thánh, đối với nhau, và đối với thế gian. Kẻ nào giữ theo điều lệ ấy mà tôn vinh Đức Chúa Trời, thì đời thuộc linh càng tấn bộ, Hội Thánh càng được gây dựng, và khiến cho Chúa mau tái lâm. Có câu dạy rằng: Ma 28:19,20; IGi 2:3-6
Chương 3 – LUẬN VỀ CHÁNH TRỊ CỦA HỘI THÁNH
I. ÐẶC TÁNH CỦA CỖI CHÁNH TRỊ HỘI THÁNH
HỘI THÁNH đã có sự tổ chức hữu hình chắc cũng phải có chế độ nhứt định, một chánh thể đặc biệt, để thực hành sự tổ chức ấy. Tự cổ chí kim, Hội Thánh hữu hình đã theo chế độ nào mà cai trị việc của hội? Xin đáp:
1. CHẾ ĐỘ HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
Xét mối quan hệ trực tiếp của Hội Thánh đối với Christ, thì lấy làm rõ ràng về phương diện quyền cao cả, chế độ Hội Thánh là một quân chủ chánh thể tuyệt đối; bởi vì Hội Thánh xưng Christ là Đầu duy nhứt, nhận ý chỉ Ngài là điều lệ vô song, coi sự vâng phục Ngài là phận sự đầu nhứt của giáo hữu.
Nhưng việc thực hành ý chỉ của Christ trong cuộc cai trị Hội Thánh, thì Thánh Linh nhờ sự khuyên bảo của giáo hữu nầy mà soi sáng cho giáo hữu kia, rồi nhờ sự nghị luận của cả đoàn thể, mà chỉ dẫn cho Hội Thánh giải quyết cách chánh đáng, thích hiệp với ý chỉ của Christ. Cũng vì công việc của Thánh Linh đó mà Kinh Thánh thường khuyên bảo tín đồ hãy hiệp làm một. Sự hiệp một ấy cũng do Thánh Linh mà được nên, chẳng phải bởi sự ép buộc, bèn là bởi lòng tình nguyện vậy. Thế nhưng, tuy Christ là Chúa độc nhứt vô nhị của Hội Thánh mặc dầu, mà chánh thể của Hội Thánh bèn là phương diện giải thích và thực hành luật pháp của Christ theo như điều đã được tỏ ra trong Kinh Thánh vậy.
Những điều kể lại sau đây chứng rằng Hội Thánh đầu tiên đã giữ theo chánh thể cộng hòa.
a) Hội Thánh phải đồng tâm hiệp ý mà làm nên: Kinh Thánh thường khuyên bảo tín đồ phải hiệp một, đồng tâm hiệp ý mà làm việc Đức Chúa Trời. Mỗi tín đồ có ý kiến riêng, nhưng chẳng ai nên tưởng rằng chỉ một mình mình được Thánh Linh soi dẫn, chỉ một mình được tỏ ra cho biết hết ý chỉ của Ngài đâu. Phải biết rằng, tín đồ kia cũng được Thánh Linh như mình, ý kiến của mình nữa chăng. Cho nên nếu Hội Thánh muốn biết ý chỉ của Thánh Linh cho chắc chắn thì phải nhóm toàn thể tín đồ lại, nghe ý kiến của mọi người, so sánh ý kiến của nhau, cầu xin Thánh Linh soi sáng cho toàn thể hiểu rõ ý chỉ ấy mới mong biết được. Mọi tín đồ hằng giữ lòng muốn thọ giáo, và khi thấy ý kiến mình sai lầm, thì sẵn sàng bỏ đi mà theo ý kiến chánh đáng.
Theo lẽ thường Hội Thánh chỉ nên dùng sự khuyến thuyết để khiến giáo hữu theo sự biểu quyết của toàn thể. Song nếu giáo hữu nào cố ý phản nghịch, trái hẳn với sự biểu quyết ấy thì Hội Thánh cũng có quyền trừng phạt và loại bỏ giáo hữu đó đi. Nhưng nếu mọi giáo hữu đều nhường chỗ cho Thánh Linh hành động trong mình cách tự do, thì Hội Thánh chắc sẽ có sự hiệp nhứt, đủ khôn ngoan thông sáng, để làm theo ý chỉ của Christ trong mọi lợi ích chung của Hội Thánh. Rô 12:16; ICô 1:10; ICô 13:11; Êph 4:1-3; Phi 1:27; IPhi 3:8
b) Cả Hội Thánh phải tín ngưỡng đạo thuần túy và cẩn thận tuân hành: Tân ước cũng dạy rõ ràng toàn thể Hội Thánh có trách nhiệm coi sóc về sự tín ngưỡng đạo thuần túy, và việc tín đồ vâng giữ làm theo luôn. Tân ước thường khuyên về vấn đề ấy, chẳng phải chỉ khuyên riêng một vị giám mục nào, hay là mấy nhà tư tế dưới quyền ông ấy đâu, bèn là trực tiếp khuyên chung toàn thể giáo hữu vậy. ITi 3:15; Giu 1:3
Câu ấy minh chứng rằng chẳng phải chỉ một mình giáo chủ hay chức viên nào của Hội Thánh có trách nhiệm “vì đạo mà chiến đấu” đâu, bèn là cả toàn thể giáo hữu nữa. Cũng xem lời khuyên răn của Hội Thánh tại Tiểu Asi: Khải 2:3
c) Chúa giao các thánh lễ cho cả Hội Thánh tuân hành: Chúa chẳng giao riêng các thánh lễ cho một phẩm trật đặc biệt của Hội Thánh để chỉ họ được phép vâng giữ và làm theo đâu, bèn là giao chung cho toàn thể giáo hữu, đặng cả thảy đều ân cần giữ chặt và làm theo luôn. Như cả Hội Thánh đều nhờ sự dạy dỗ mà bày tỏ lẽ thật thể nào, thì cũng dùng các thánh lễ mà bày tỏ lẽ thật thể ấy. Kê cứu những câu viện dẫn sau đây cho kỹ, thì rõ lắm Chúa và các sứ đồ đều giao trách nhiệm giảng Tin Lành, làm báptêm, và giữ tiệc thánh cho toàn thể tín đồ đầu tiên, rồi từ họ mà lưu truyền cho cả các giáo hữu hậu tấn, chớ chẳng phải chỉ giao riêng cho mười một sứ đồ thôi đâu. Ma 28:19,20
Lu 24:33,40-49. Xem cuộc bầu cử Ma-thia, chép trong Công 1:15-26, thì thấy có chừng 120 môn đồ là những người Chúa đã giao các thánh lễ cho đó, đều có dự phần đến. ICô 15:6; ICô 11:2; ICô 11:23,24
Đó ta thấy Phao chẳng giao lễ tiệc thánh cho một phẩm trật nào đâu, bèn là giao cho cả Hội Thánh để giữ gìn làm theo. Trong khi mục sư của Hội Thánh làm lễ báptêm, hay là lễ tiệc thánh, thì là chỉ thay mặt cả toàn thể giáo hữu mà làm, chớ chẳng vì đặc quyền đặc ân gì mà được phép đứng thi hành các lễ ấy đâu.
d) Cả Hội Thánh hiệp lại bầu cử các chức viên: Hội Thánh đầu tiên có quyền bầu cử các chức viên của hội mình, ấy là điều Tân ước đại khái dạy đến. Sự bầu cử Ma-thia, bảy chấp sự (Công 1:23,26; 6:3,5), sự sai Phao-lô và Ba-na-ba đi giảng Tin Lành (Công 13), cùng việc cử phái viên đi nhóm hội đồng tại Giê-ru-sa-lem (Công 15), đều minh chứng rằng toàn thể giáo hữu của Hội Thánh đầu tiên đều dự phần trong việc bầu cử chức viên. Cách bầu cử không thấy nói rõ, có lẽ lần nầy cách nầy, lần khác cách khác, như hoặc là bắt thăm, hoặc nói ra hay là bởi giơ tay ưng thuận (đó là nghĩa đen theo nguyên văn của chữ mà Việt ngữ đã dịch là “tuyển lập” trong Công 14:23 đó). Những câu viện dẫn sau đây chứng rằng Hội Thánh đầu tiên thường bầu cử chức viên của Hội mình.
(1)Về sự cử chức viên: Công 1:23,26; Công 6:3-5; Công 13:2,3
Đó ta thấy cả Hội Thánh đều dự phần trong việc biệt riêng và phong chức truyền đạo cho Saulơ (Phao-lô) và Bananba.
(2)Về sự cử phái viên: Công 15:2,4,22,30; IICô 8:19
e) Cả Hội Thánh đều có quyền thực hành sự sửa trị: Tân ước dạy minh bạch rằng cả Hội Thánh đều có quyền bính thực hành sự sửa trị trong vòng giáo hữu, để hoặc trừng phạt, hoặc dứt phép thông công. Mà đã có quyền bính bỏ giáo hữu phạm tội, thì lẽ cố nhiên cũng có quyền bính nhận giáo hữu nữa. Ma 18:17,18
Giáo hội La-mã thường yết câu ấy trên cửa phòng xưng tội (confessionnal). Nhưng chẳng hiệp nghi, vì lời ấy chẳng luận về sự quyết định của một nhà tư tế (prêtre) đâu, bèn nói về sự đoán định của cả đoàn thể tín đồ, nhờ Thánh Linh dẫn dắt. Câu ấy lại dạy rõ Hội Thánh có quyền bính lưu ý đến sự vi phạm của giáo hữu, và sự phán quyết của Hội Thánh là tối chung thẩm trong vụ xét xử ấy. Nếu Chúa có ý dạy chánh thể của Hội Thánh là khác với chánh thể cộng hòa, thì chắc Ngài đã bảo chỉ phải giao vụ ấy cho hoặc vị giám mục, vị mục sư, viên tư tế, bực trưởng lão, hay là ông chấp sự nào đó xét xử. Nhưng thực ra thì Ngài đã giao vụ ấy cho toàn thể Hội Thánh xét xử kia mà; thực sự ấy chứng rõ rằng Chúa muốn Hội Thánh theo chánh thể cộng hòa mà duy trì nội trị của Hội Thánh vậy. Cũng xem ICô 5:4,5,13; IICô 2:6,7; IITê 3:6,14,15.
TỔNG ĐOÁN
Tân ước chắc dạy rằng Hội Thánh đầu tiên đã theo chánh thể cộng hòa mà cai trị Hội Thánh. Cho mọi giáo hữu đều được dự phần trong việc gây dựng, coi sóc, và dẫn dắt Hội Thánh, ấy rất có ích lợi cho họ, vì chóng mở mang trí khôn, thêm từng trải, khiến cho người sớm trở nên tín đồ thuộc linh, càng ngày càng vững bền, có sức tín ngưỡng sâu nhiệm, đức hạnh cao xa. Bổn phận của chức viên dầu hội trưởng, chủ nhiệm, mục sư, hay là chấp sự, chẳng phải là chủ trị Hội Thánh cách độc tài độc đoán đâu, bèn là phải dạy dỗ, chỉ cách nào mọi giáo hữu đều có thể dự phần trong cuộc cai trị Hội Thánh theo như ân điển và tài trí Chúa đã ban cho vậy. Mục sư nào theo ý riêng mà cai trị Hội Thánh, ắt coi khinh tài năng và ý kiến của các tín giáo, chẳng bao lâu đã trở nên một “giáo hoàng cỏn con” không sớm thì muộn ắt sẽ làm thiệt hại cho cả Hội Thánh. Christ là Chủ của Hội Thánh, mục sư chỉ là đầy tớ mà thôi. Trách nhiệm của mục sư là làm gương, đi trước mà dắt bầy chiên của Chúa chớ chẳng phải là đi đàng sau, cầm gậy đánh đập mà xô đẩy bầy chiên phải đi tới đâu. Ấy là chế độ độc tài phản đối hẳn với sự dạy dỗ của Kinh Thánh vậy.
2. CHẾ ĐỘ HỘI THÁNH CẬN KIM.
Trong ba thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên ta, Hội Thánh cứ thực hành theo chủ nghĩa cộng hòa. Rồi từ đó về sau lần lần thay đổi ra chánh thể chuyên chế, kết quả Giáo hội của các đời Trung cổ. Lúc sự Cải chánh phát hiện, thì cũng có sự cải chánh trong cuộc cai trị Hội Thánh, nước nầy tổ chức Giáo hội theo cách nầy, nước kia lại theo cách khác. Nhưng nói đại khái, thì Giáo hội Cải chánh lúc ban đầu cũng khuynh hướng về chế độ quân chủ hơn là chủ nghĩa cộng hòa. Đến thế kỷ XVII, XVIII, có sự phục hưng bên Anh, Đức và Mỹ, kết quả các giáo phái, như Giáo hội Trưởng lão, Giáo hội Báptiste, Giáo hội Méthodiste, v.v., thì mới lại có sự sửa đổi chánh thể của Hội Thánh nữa, được thích hiệp với ý của Kinh Thánh hơn. Sau đây xin lần lượt thuật lại chánh thể của các Giáo hội Cải chánh quan hệ cận kim, rồi sẽ lược luận đến chánh thể của Giáo hội La-mã.
a) CHẾ ĐỘ HỘI THÁNH CẢI CHÁNH CẬN KIM
(1) Công lý chánh thể: Có những Giáo hội giữ theo công lý chánh thể. Trong vòng các giáo hội có Tổ hợp Giáo hội (Eglise Congrégationale), Giáo hội Baptiste, Cơ đốc Giáo hội bên Tàu, v.v. Các Giáo hội ấy chủ trương rằng Hội Thánh địa phương có quyền tự trị, quyền cao cả đều do nơi các giáo hữu. Bất luận là việc cử chức viên, nhận giáo hữu, truất phạt, hay là giải quyết việc gì, đều bởi giáo hữu của mỗi Hội Thánh địa phương nhóm lại bàn định và biểu quyết, không chịu ai ở ngoài hội mình cai quản mình. Sự tương quan của hội nầy với hội khác chỉ là liên hiệp trong sự giao thông, chớ không liên hiệp về phần quyền bính. Nếu có hội rất nhỏ nào ở nơi kia, dầu làm gương xấu, theo tà giáo, phản loạn toàn thể Hội Thánh, thì công hội chỗ khác cũng chỉ có quyền khuyên bảo, chớ không có quyền ra lịnh bảo làm điều nào cả. Có khi các Hội Thánh địa phương kết ước liên minh để giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng hội liên minh ấy cũng không có quyền ra lịnh răn bảo gì được, chỉ có phép khuyên lơn mà thôi. Rồi nếu hội vi phạm đó không chịu nghe, thì chỉ có quyền dứt phép thông công, không cho thuộc vòng liên minh nữa.
Theo công lý chánh thể thì có hai chức viên gánh trách nhậm trong Hội Thánh địa phương, ấy là mục sư và chấp sự do hội đồng giáo hữu cử ra. bổn phận của mục sư là giảng đạo, làm báp têm và ban tiệc thánh. Phận sự của chấp sự là giúp đỡ mục sư mà lo liệu việc Hội Thánh, và cung cấp cho kẻ nghèo khổ. Chế độ nầy tuy có nhiều chỗ gần ý Kinh Thánh lắm, nhưng thái quá mặt tự trị tự lập, thiên trọng về ý cả thể mà bỏ hẳn ý toàn thể của Hội Thánh, không chịu cho toàn thể Hội Thánh khắp nơi can dự đến việc ích chung của cả Hội Thánh phổ thông.
(2)Giám mục chánh thể: Trong Giáo hội Cải chánh cũng có giáo phái theo giám mục chánh thể, cũng gọi là chuyên chế chánh thể, như là Giáo hội Anh. Giáo hội ấy chia ra hai phái gọi là thượng và hạ. Thượng phái gần giống như Giáo hội La-mã về nghi lễ và chế độ. Tuy họ không nhận chủ quyền giáo hoàng, thì cũng công nhận đạo về phẩm trật giáo hội kế thừa các sứ đồ (succession apostolique), đến đỗi hễ là chủ trong hội thì cũng đều nhận lãnh được quyền truyền chức thánh như các sứ đồ vậy. Hạ phái theo lối Tin Lành hơn thượng phái không chú trọng về nghi lễ lắm, nhưng chú trọng về sự từng trải đạo bề trong hơn là giữ lễ bề ngoài. Tuy không bỏ hẳn đạo về quyền kế thừa các sứ đồ, thì cũng chẳng chú trọng đến thái quá đâu. Cả hai thượng hạ phái ấy đều theo giám mục chánh thể, chủ trương chức ấy kế thừa sự truyền thụ của các sứ đồ, có đặc quyền phong chức thánh cũng như các sứ đồ đã làm xưa kia vậy.
Giáo hội Anh chia ra từng giáo khu, mỗi giáo khu có một viên giám mục coi sóc. Trong Giáo hội khu giám mục có quyền chí tôn vô đối, chỉ viên ấy có quyền phong chức các chức viên khác. Trên chức giám mục lại có chức tổng giám mục. Tất cả giám mục của một tổng giáo khu đều tuân lịnh tổng giám mục, cũng như cả chức viên bực dưới tuân lịnh giám mục trong một giáo khu vậy.
Giáo hội Luthérienne bên Đức, Thụy Điển, Nauy và Đan Mạch, đều theo giám mục chánh thể cả. Giáo hội Episcopale, Giáo hội Méthodiste bên Mỹ, và vài giáo hội nhỏ khác nữa cũng vậy. Nhưng Giáo hội Méthodiste chẳng chủ trương đạo về quyền kế thừa các sứ đồ. Các giáo hội nầy viện lấy những câu kể sau đây mà làm cơ chỉ cho chánh thể mình. Tít 1:5; ITi 1:3,4; IITi 1:6
(3)Chánh thể cộng hòa: Trong các giáo hội Cải chánh có lẽ Giáo hội Trưởng lão theo cộng hòa chánh thể gần hơn hết. Kìa, các giáo hội công lý đầu đều bởi giáo hữu tự trị, tự chủ trương cả mọi việc của hội mình, chẳng có hội nào khác được phép can dự đến, thì cũng không đến nỗi sa vào tà giáo làm hư hỏng danh thánh của Chúa. Song nhược điểm của họ là lỗi về chỗ thái phiền về mặt tự chủ của mỗi Hội Thánh địa phương. Còn Giáo hội Anh, và các hội theo giám mục chánh thể, lại lỗi về mặt chuyên quyền, giao cả quyền bính của toàn thể cho một phẩm trật, thu lại trong phạm vi hẹp hòi do giám mục làm đầu, chẳng cho giáo hữu can dự đến việc hội chút nào. nếu gặp một giám mục hay tổng giám mục lạm dụng chức thánh mà làm gương xấu, thì cả công hội phải chịu ảnh hưởng xấu ấy, chẳng phương pháp gì sửa đổi được.
Trưởng lão chế độ cũng có thể gọi là hội đồng chánh thể, thì lại khác và theo cộng hòa chủ nghĩa hơn. Theo chánh thể nầy thì mọi việc của Hội Thánh không do một người nào tự chuyên tự quyết; cũng không phải do toàn thể giáo hữu được tham dự, bèn là do các phái viên của hội chúng công cử để làm đại biểu mà được nên vậy. Theo chế độ nầy, thì giáo hội chia ra từng chi hội, hạt hội và tổng hội, hội nào cũng có hội đồng, để bàn định và biểu quyết việc hội. Toàn thể giáo hữu đều làm đại biểu của hội đồng chi hội; các giáo hữu được chi hội cử ra làm đại biểu tổng hội đồng. Quyền các hội đồng có hạn, việc can thiệp đến hội nào, thì hội đồng ấy lo lấy. Như thế, cả toàn thể Hội Thánh khắp nơi đều tham dự đến mọi việc chung của hội, đều công đồng tham nghị, hội nầy giúp đỡ hội kia, kẻ nầy theo gương kẻ khác, có điều gì lầm lạc, thì cả toàn thể Hội Thánh hiệp tác mà sửa lại. Chánh thể nầy chẳng phá hủy đặc quyền của Hội Thánh địa phương, bèn kể hội ấy là căn cứ của mọi quyền bính chung. Song cũng chẳng để cho mỗi cá giáo hội địa phương có quyền bằng toàn thể của Hội Thánh khắp nơi, cũng không khiến cho mỗi chi hội có quyền bàn định và biểu quyết mọi việc can thiệp cả thể, còn việc gì can thiệp toàn thể, nào trong hạt hội, nào trong tổng hội, thì đều giao cho các hội đồng do các phái viên công hội cử ra giải quyết vậy. Aáy là chánh thể cộng hòa, không thái phiền mà cũng không thái giản, là chánh thể thích trung, có lẽ cũng gần sự dạy dỗ của Tân ước hơn hết chăng.
Hội Thánh Tin Lành Việt Nam giữ theo cộng hòa chánh thể, hay là hội đồng chánh thể, không quá trọng sự tự chủ của cá thể (tức chi hội), mà cũng không khinh quyền của toàn thể (tức Hội Thánh chung), bèn bảo toàn cả hai trong hội đồng chánh thể, nhờ hội đồng của các phái viên do các chi hội công cử ra, nhóm lại mà giải quyết mọi việc của cá thể và toàn thể của Hội Thánh vậy. Xem Công 1:25,26; 5:1-11; 6:1-6; 8:14-24; 11:1-18; 13:1-3; 15:1-33; 20:17-38; ICô 5:1-5
b) CHẾ ĐỘ GIÁO HỘI LA-MÃ
Giáo hội La-mã giữ theo chánh thể chuyên chế cực điểm. Các giáo hội Cải chánh vin lấy Tân ước làm nền tảng của sự tổ chức và cai trị Hội Thánh. Nhưng Giáo hội La-mã về nhiều phương diện không những là không theo Kinh Thánh mà lại còn phản đối hẳn với ý Kinh Thánh nữa. Giáo hội ấy chủ trương rằng cả Hội Thánh địa phương khắp địa cầu nầy đều phải thuận phục quyền giáo hoàng La-mã, vì giáo hoàng nối quyền của Phi-e-rơ mà làm đại biểu vô ngộ của Christ ở đời nầy. Bảo rằng duy các giáo hội thuận phục giáo hoàng mới được gọi là Hội Thánh chánh thức duy nhứt của Christ trên mặt đất còn Hội Thánh giả ngụy cả. Cả giáo quyền tối thượng đều ở trong tay giáo hoàng. Hễ giáo hoàng ban bố chỉ dụ nào, cũng đều tôn nghiêm như mạng lịnh của Đức Chúa Trời, người định qui điều gì, cũng vẫn cần yếu như lời Kinh Thánh, ai ai cũng buộc phải làm theo, vì cả chỉ dụ ban bố và qui điều ấn định đó, đều là vô ngộ cả.
Giáo hội La-mã là hội hay tùy cơ ứng biến, nếu tình thế bắt buộc, cũng có thể thêm bớt lời Kinh Thánh được, vì họ chủ trương rằng Kinh Thánh do Hội Thánh mà được nên, chớ chẳng phải Hội Thánh do Kinh Thánh mà sanh ra đâu. Hễ ai dám trái chỉ dụ giáo hoàng, hoặc không tận tâm phục tùng giáo lịnh của phẩm trật ắt bị tội nặng, đến đỗi phải chịu tử hình cũng không phải là quá đáng. Cũng tại giáo lý thái quá đó mà trải ngót vài trăm năm giáo hội Cải chánh bị Giáo hội La-mã bắt bớ tàn nhẫn. Chánh thể Giáo hội La-mã sai lầm vì những cớ kể sau đây:
(1)Christ chẳng giao quyền tối thượng cho Phi-e-rơ: Trong cả Tân ước ta chẳng thấy đoạn sách nào dạy rằng Christ giao quyền tối thượng cho Phi-e-rơ. Ma 16:18,19 chỉ nói về địa vị của cá nhơn Phi-e-rơ đối với sự thừa nhận Christ là Con Đức Chúa Trời và việc giảng Tin Lành cho dân Do Thái và dân ngoại bang. Chúa giao chìa khóa của nước Đức Chúa Trời cho Phi-e-rơ để ông mở cửa nước ấy cho hai dân đó: lần thứ nhứt ông dùng chìa khóa ấy nhằm lễ Ngũ tuần, mà mở cửa Tin Lành cho dân Do Thái (Công 2); lần thứ hai ông dùng nó mà mở cửa Tin Lành cho dân ngoại bang (Công 10) tại nhà Cọt-nây. Phi-e-rơ chẳng phải là nền tảng của Hội Thánh, nhưng chính Christ là nền tảng ấy, nhờ Phi-e-rơ và các sứ đồ xây dựng bởi sự thừa nhận và giảng dạy Christ là Con Đức Chúa Trời hằng sống và Cứu Chúa của thế gian vậy (Êph 2:29; Khải 21:14).
Trong vòng các sứ đồ, Phi-e-rơ vẫn bình đẳng với họ, chớ chẳng cao hơn ai đâu. Trong hội nghị Giê-ru-sa-lem ta thấy ý kiến của Gia-cơ có giá trị bằng ý kiến của Phi-e-rơ (Công 15:7-30); cũng có một lần Phao-lô quở trách Phi-e-rơ vì không làm theo lẽ phải (Ga 2:11); còn trong thơ thứ nhứt của Phi-e-rơ, ông tự xưng là đồng bậc trưởng lão với các trưởng lão khác (IPhi 5:1), minh chứng rằng ông chẳng yêu cầu quyền tối thượng gì, cũng không hành quyền ấy bao giờ.
(2)Phi-e-rơ cũng không hề truyền quyền tối thượng ấy lại cho ai: Hoặc trong Tân ước, hoặc trong lịch sử Hội Thánh, chẳng có một bằng cớ nào chứng rằng Phi-e-rơ đã truyền quyền tối thượng ấy cho ai. Trái lại lịch sử Hội Thánh dạy rằng trải qua ba thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên ta, các bậc trưởng lão và giám mục đều bình đẳng nhau, chẳng ai tự xưng mình là đại giáo chủ, yêu cầu quyền bính trổi hơn ai. Giám mục của Hội Thánh tại La-mã cũng không yêu cầu quyền bính ấy. Khi Công giáo nghị hội Nicée năm 325 S.C., họp lại thì không phải do giám mục La-mã đứng ra triệu tập, và chủ tọa, trái lại chính ông cũng không đến dự hội, chỉ phái một viên chấp sự làm đại biểu mình. Nếu lúc ấy giám mục La-mã có quyền tối thượng trong Hội Thánh, như Giáo hội La-mã chủ trương, ắt đã cho triệu tập hội đồng, và tự chủ tọa, hay là đã cử ai làm chủ tọa thế cho mình mới phải. Ông đã không làm các điều ấy, mà chẳng thấy ai nhận ông có quyền hơn ai, chúng ta có thể đoán quyết trước công giáo nghị hội Nicée, Hội Thánh phổ thông chẳng nhận biết ai là giáo hoàng, cũng chẳng có giám mục nào tự xưng là nối chức sứ đồ của Phi-e-rơ, mà cầm quyền bính cao hơn các vị giám mục khác.
Trải qua các đời cũng có lắm nhà thần đạo La-mã chối quyền tối thượng của giáo hoàng. Nhằm thế kỷ XIV có Guillaume d’Occam (1280-1347) chép sách luận về quyền giáo hoàng, biện bác rằng Hội Thánh đã hiệp nhứt trong Christ, thì chẳng cần phải đầu phục một chủ giáo trưởng nào. Ông coi Hoàng đế (Thành La-mã) và các Công giáo nghị hội của Hội Thánh có quyền cao hơn giáo hoàng, cũng kể hai cơ quan đó là tòa án trên vị ấy. Luận về sự tín ngưỡng, thì ông cũng chẳng nhận sự biểu quyết của các Công giáo nghị hội là vô ngộ đâu, bèn chỉ thừa nhận Kinh Thánh và sự tín ngưỡng chung của Hội Thánh phổ thông là hữu hiệu lực đó thôi.
Mà dầu ta có nhận quyền tối thượng của giáo hoàng đi nữa, cũng vẫn đủ bằng cớ minh chứng rằng người chẳng vô ngộ đâu. Lịch sử truyền lại cho ta vô số gương chứng rằng giáo hoàng hẳn đã lắm lúc sa vào hầm của sự sai lầm. Giả như giáo hoàng Honorius (625-638) ra lịnh chuẩn nhận thuyết duy nhứt ý dục là chánh giáo, bảo phải giảng dạy trong các Hội Thánh. Còn giáo hoàng Martin I nhóm Công giáo nghị hội Lateran kỳ I, năm 649, lại ra lịnh lên án cho thuyết ấy là tà giáo, và nghiêm cấm ai tín nhận cùng giảng dạy đến. Cả hai giáo hoàng ấy đều tự xưng là vô ngộ; dầu vậy lý tánh ta dạy rằng không thể cả hai đều là vô ngộ, vì sự đoán định của họ mâu thuẫn nhau hẳn, chắc trong hai ông ấy phải có một ông sai lầm mới hữu lý vậy.
(3)Chẳng có bằng chứng về Phi-e-rơ đã qua thành La-mã bao giờ: Kê cứu lịch sử Hội Thánh thì thấy chẳng những không có bằng cớ gì chứng rằng ông đã sang qua thành ấy bao giờ. Khi Phao-lô ở Ê-phê-sô chép thơ Rô-ma, thì ám chứng rằng Phi-e-rơ chưa từng qua thành La-mã, cũng chẳng phải là người sáng lập Hội Thánh ấy; vì theo lẽ thường Phao-lô chẳng xen vào chức vụ của sứ đồ khác, cho nên nếu lúc ấy Phi-e-rơ thật đã ở đó rồi, thì chắc Phao-lô chẳng bao giờ dám định ý tìm dịp qua thăm họ đâu (Công 19:21; Rô 15:20; IICô 10:16).
Giáo phụ Clément ở La-mã thật có gọi Phi-e-rơ là kẻ tuận đạo nhưng chẳng nói ông tuận đạo tại thành La-mã đâu. Do lời truyền khẩu của Dionysius ở Côrinhtô và Irénée ở Lyon truyền lại vào lối cuối thế kỷ III mà ta mới nghe nói về Phi-e-rơ có giảng đạo tại La-mã và đã sáng lập Hội Thánh ấy. Mà nếu không có bằng cớ xác chứng Phi-e-rơ đã sang La-mã, cố nhiên cũng chẳng có bằng cớ chứng rằng ông làm giám mục Hội Thánh ấy, hoặc thiết lập ai kế thừa mình làm giám mục Hội Thánh La-mã, thì cũng rất rõ ràng giáo hoàng chẳng nối chức Phi-e-rơ mà làm giáo chủ trưởng của Hội Thánh đâu, bèn là kẻ tự tôn tự chiếm lấy quyền tối thượng trong Hội Thánh, chiếm ngôi của Christ, đã không biết lầm tội lỗi mà còn dám tự xưng mình là đại biểu của Đức Chúa Trời trên địa cầu vậy.
(4)Phẩm trật chánh thể làm bại hoại Hội Thánh: Lịch sử Hội Thánh có đủ bằng cớ chúng rằng phẩm trật chánh thể khiến cho Hội Thánh bị bại hoại, và làm sỉ nhục danh Christ. Giáo hội La-mã chủ trương rằng giáo hoàng là miệng của Thánh Linh, Ngài chỉ dùng miệng ấy mà phán dạy Hội Thánh. Song Kinh Thánh dạy rõ rằng toàn thể Hội Thánh đã nhận lãnh Thánh Linh, mỗi tín đồ đã được tái sanh cũng đều theo linh lượng mình mà nhận Ngài. Cái tội trọng của tăng lữ chủ nghĩa, ấy là một số ít người dám yêu cầu nhận rằng chỉ một mình mình đã nhận lãnh Thánh Linh, được phép nhơn danh Ngài mà nói, còn những tín đồ khác thì không được. Ý kiến ấy gây nên giáo giới của các đời Ám thế, làm bại hoại đạo Christ, và khiến cho đời tín đồ bị hư hỏng vô cùng. Chỉ nhờ cuộc cải chánh mà Hội Thánh được cứu vãn trở lại nguồn gốc đạo thuần túy của Kinh Thánh, lần lần đánh đổ phẩm trật chánh thể, chối bỏ chức giáo hoàng, tái quyết Christ làm Đầu duy nhứt của Hội Thánh, Thánh Linh làm Đại biểu của Ngài, và các tín đồ đều là chi thể của thân Christ, đồng đẳng, đồng quyền, đồng trách với nhau ở trước mặt Ngài vậy.
II. CHỨC VIÊN CỦA HỘI THÁNH
Trong phần nầy xin theo hai mặt mà luận đến chức viên của Hội Thánh, tức là chức viên của Hội Thánh đầu tiên, và chức viên của Hội Thánh cận kim.
1. CHỨC VIÊN CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
Kê cứu về chức viên của Hội Thánh đầu tiên, thì thấy dường như có hai hạng, là chức viên nhứt thời và chức viên thường xuyên.
a) Chức viên nhứt thời: Trong hạng nầy gồm có các sứ đồ và tiên tri.
(1)Sứ đồ: Chức sứ đồ thuộc về Hội Thánh đầu tiên, chỉ có 12 người hành chức ấy, tức là 11 sứ đồ nguyên bản và Phao-lô. Kê cứu Tân ước, thì rõ chức sứ đồ là chức nhứt thời, chỉ quan hệ với cuộc sáng lập Hội Thánh và sự biên chép Tân ước chẳng còn lưu truyền trong Hội Thánh như chức chấp sự, trưởng lão và mục sư.
Sứ đồ chánh thức phải có bốn xác cứ làm chứng thực, tức là: (a) phải được chính Chúa kêu gọi (Ma 10:2; Mác 3:14; Lu 6:13); (b) phải thấy Christ sau khi Ngài sống lại, để làm chứng kiến về sự sống lại Ngài (Công 1:22; 2:32; 4:2,33; ICô 9:1); (c) phải có quyền làm phép lạ, để làm chứng rằng mình đã nhận chức quyền ấy từ nơi Christ (ICô 9:2; IICô 12:12); (d) phải được Thánh Linh hà hơi vào lời dạy dỗ của mình, hầu cho lời ấy được vô ngộ như lời của chính Đức Chúa Trời vậy (Gi 16:12-15; Công 1:8; IITi 3:16; ITê 2:13; IIPhi 3:15,16).
Trong Công 13:2,3, Ba-na-ba cũng gọi là sứ đồ, nhưng nghĩa của câu ấy là xưng Ba-na-ba là sứ giả như mọi đầy tớ khác của Chúa vậy. Ma-thia (Công 1:15-26) thiếu điều kiện thứ nhứt, nên chắc không phải là sứ đồ chánh thức đâu.
(2)Tiên tri: Trong Hội Thánh đầu tiên có những người gọi là tiên tri (Công 11:27; 13:1; 15:32; 21:10; ICô 12:28; 14:29-40; Êph 2:20; 3:5; 4:11). Những chức viên ấy có lẽ không được Hội Thánh công cử ra, bèn là họ nhờ ân tứ đặc biệt của Thánh Linh mà được hành chức vậy. Chức vụ của họ có hai mặt: (a) Dự ngôn, tức là nói trước những việc phải xảy ra về sau, như A-ga-bút dự ngôn về cơn đói kém phải xảy ra trong khắp cõi bấy giờ (Công 11:28), và về sự hoạn nạn sắp xảy đến cho Phao-lô tại Giê-ru-sa-lem (Công 21:10,11). (b) Giảng đạo, tức là hành chức giảng Tin Lành, giải nghĩa lời Đức Chúa Trời, và khuyên bảo tín giáo trong các Hội Thánh, như Giu-đe và Si-la tại Hội Thánh An-ti-ốt vậy (Công 15:32). Qua thế kỷ thứ II, lịch sử Hội Thánh không còn nói đến chức tiên tri nữa, dường như là chức nhứt thời, thuộc về đời các sứ đồ, rồi cùng biến đi với họ từ lúc bấy giờ.
b) Chức viên thường xuyên: Trong các chức nhiệm của Hội Thánh đầu tiên có mấy chức thuộc hạng thường xuyên, gọi là chấp sự, trưởng lão, giám mục, mục sư, truyền đạo và giáo sư.
(1)Chấp sự: Ban đầu Hội Thánh đầu tiên chỉ có các sứ đồ là chức viên trong hội, còn các giáo hữu đều là thuộc viên thường như nhau cả. Đến khi số tín đồ trong Hội Thánh càng thêm đông, công việc càng nhiều lên, mới đặt ra bảy chức viên, gọi là chấp sự, để giúp đỡ Hội Thánh, coi việc tài chánh, (Công 6). Theo nguyên văn Hi-lạp, chữ chấp sự là diaconos, nghĩa đen là đầy tớ. Chức viên ấy là chức thứ nhứt Hội Thánh đặt ra, trở nên một chức thường xuyên, lưu truyền đến ngày nay (Phil 1:1; ITi 3:8-13).
(2)Trưởng lão và giám mục: Trong đời kế tiếp các sứ đồ và Hội Thánh từ ấy trở đi, mới thấy hai chức trưởng lão và giám mục là hai chức khác nhau, chức giám mục lần lần trổi hơn chức trưởng lão. Nhưng trong Tân ước, hai danh hiệu ấy chỉ về một chức mà thôi (Công 20:17,28; Phil 1:1; ITi 3:1,8; Tít 1:5,7; IPhi 5:1). Theo nguyên văn Hi-lạp chữ giám mục là episcopos, nghĩa đen là người có tuổi tác. Danh hiệu giám mục, Hội Thánh mượn ở nơi chánh thể các thành thị Hi-lạp, và chỉ về phận sự của chức viên; còn danh hiệu giám mục, Hội Thánh mượn ở nơi cuộc cai trị nhà hội của dân Do Thái, và chỉ về phẩm cấp của chức viên ấy. Cho nên hoặc Tân ước dùng danh hiệu nầy hay danh hiệu kia, thì cũng chỉ nói về một chức mà thôi. Phận sự của chức ấy là coi sóc và cai trị việc thuộc linh của Hội Thánh (ITi 5:17), dạy đạo (Công 20:28; ITi 3:2), khuyên bảo và cầu nguyện cho tín giáo (Gia 5:14). Tân ước chẳng có chỗ nào dạy rằng chức giám mục trổi hơn chức trưởng lão, hoặc được thiết lập để cai trị một giáo khu có nhiều Hội Thánh địa phương, và nhiều chức viên nhỏ và lớn dưới quyền mình. Ý kiến ấy mới lần lần mở mang và thành thói quen về sau.
(3)Mục sư: Chức mục sư trong Tân ước có lẽ cũng một chức với giám mục và trưởng lão. Phao-lô chỉ nói đến chức ấy một lần (Êph 4:11), kể là ân tứ do Christ phục sanh trực tiếp ban cho Hội Thánh, hơn là một chức nhiệm Hội Thánh đặt ra. “Ngài ban cho… kẻ khác hơn nữa làm mục sư và giáo sư”. Danh hiệu mục sư, nghĩa đen là “kẻ chăn chiên” (Gi 10:11; Hê 13:20; Công 20:28; IPhi 2:25). Thế thì chức mục sư có trách nhiệm chăn bầy của Chúa, nuôi dưỡng Hội Thánh bằng đạo chơn thật, coi sóc và dẫn dắt bầy chiên của Ngài vào con đường chánh đáng vậy.
(4)Truyền đạo: Theo lời Phao-lô trong Êph 4:11, chức truyền đạo cũng là một ân tứ của Christ ban cho Hội Thánh. Cho nên chỉ người nào có ơn giảng dạy mới được Hội Thánh phong chức ấy cho. Chức viên nầy cũng không hành chức luôn trong một Hội Thánh địa phương nào, bèn là hành chức chân lưu, đi khắp nơi mà giảng Tin Lành và dạy dỗ tín đồ. Chức viên chấp sự, trưởng lão và giám mục có lẽ cũng đã hành chức truyền đạo nữa (Công 21:8; Êph 4:11; IITi 4:5).
(5)Giáo sư: Chức giáo sư cũng vốn một ân tứ của Chúa ban cho người nầy kẻ kia. Hội Thánh có lẽ không phong cho ai làm chức giáo sư đặc biệt, bèn là nhìn nhận kẻ nào có ân tứ dạy dỗ, rồi vui lòng thuận y cho họ làm giáo sư trong Hội Thánh vậy. Nói đại khái, mỗi Hội Thánh có ít nữa là một người làm giáo sư, mà người ấy có lẽ cũng hành chức khác nữa, như chấp sự, trưởng lão, v.v. (Công 13:1; ICô 12:28,29; Êph 4:11; ITi 2:7; IITi 1:11; 4:3; Hê 5:12; Gia 3:1).
2. CHỨC VIÊN CỦA HỘI THÁNH CẬN KIM
Kê cứu lịch sử Hội Thánh, thì thấy các chức nhiệm Hội Thánh đầu tiên đặt ra, về sau lần lần có sự mở mang biến cải, đến thời cận kim, đại khái chỉ còn lại bốn chức nhiệm thường xuyên và đặc biệt, là chức chấp sự, trưởng lão, mục sư, và giám mục (đây không nói đến các chức nhiệm khác mà Giáo hội La-mã và Giáo hội Hi-lạp lập ra). Xin lần lượt luận đến bốn chức ấy, coi trách nhiệm của mỗi chức là thể nào.
a) Chấp sự: Trong Hội Thánh cận kim, chức chấp sự đại khái cũng như chức chấp sự trong Hội Thánh đầu tiên. Chức viên ấy được Hội Thánh địa phương công cử ra, có trách nhiệm giúp đỡ việc tài chánh của Hội Thánh, cùng làm phụ tá cho mục sư trong mọi việc thuộc linh và thuộc thể của Hội Thánh. Phần nhiều giáo hội Cải chánh đều có chức nhiệm chấp sự nam và nữ, và thường theo phẩm cách chấp sự tỏ ra trong ITi 3:8-15 mà bầu cử ra vậy.
b) Trưởng lão: Trong Hội Thánh đầu tiên chức trưởng lão và chức giám mục đều là một. Nhưng qua thế kỷ thứ II và thứ III, lần lần biến cải, đến đỗi chức giám mục chiếm chỗ đầu, còn trưởng lão trở nên một chức phụ tá giám mục mà thôi. Trong Hội Thánh cận kim, chức trưởng lão có trách nhiệm giúp đỡ mục sư trong sự cai trị Hội Thánh, nhứt là về phương diện dạy đạo lý, công nhận và truất trừ giáo hữu, thực hành kỷ luật của Hội Thánh, mời và phong chức mục sư, v.v. Còn Hội Thánh Trưởng lão (Eglise Presbytérienne) thì lại theo một chánh thể, gọi là trưởng lão chánh thể; mà cai trị Hội Thánh. Hội Méthodiste cũng có chức trưởng lão; nhưng có điều khác là chức trưởng lão của Giáo hội Trưởng lão của Giáo hội Trưởng lão thì do giáo hữu công cử ra: còn chức trưởng lão của Giáo hội Methodiste lại do các viên mục sư cử ra, có trách nhiệm cai trị các Hội Thánh trong một địa hạt nào, chẳng khác gì chủ nhiệm Hội Thánh Tin Lành Việt Nam coi sóc các chi hội trong địa hạt mình vậy. Cả hai hội ấy theo phẩm cách trưởng lão (hay giám mục) tỏ ra trong ITi 3:1-7; Tít 1:5-9, mà bầu cử chức viên ấy.
Hội Thánh Tin Lành Việt Nam không có chức trưởng lão, bởi vì coi chức mục sư là chức trưởng lão, và trách nhiệm của chức trưởng lão kim thời cũng là trách nhiệm của chức chấp sự vậy; cho nên ngoài mục sư, chi hội của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chỉ công cử thêm chức chấp sự mà thôi. Kinh Thánh chẳng nói đến chức thơ ký, tư hóa, v.v., vì ấy bất quá là phận sự của các chức viên kể ra ở trên đó vậy.
c) Mục sư: Đương lúc đầu tiên; Hội Thánh nhóm lại thờ Chúa, thì tùy ý ngôn luận, tùy ý cầu nguyện. Kịp khi Hội Thánh càng nagỳ càng đông đúc, mới lập ra qui tắc về cuộc thờ phượng, chọn ra một viên trưởng lão trung thành hơn hết, học hạnh kiêm toàn, để giảng dạy cho Hội Thánh (ITi 5:17). Chức Trưởng lão ấy lần lần trở nên chức mục sư của thời cận kim và là chức trọng nhứt của Hội Thánh Cải chánh. Trách nhiệm mục sư rất quan trọng, có bốn nhiệm vụ là: (1) làm giáo sư để giảng dạy cho cá thể và toàn thể tín đồ (Công 20:20,21,25; ITê 5:12; Hê 13:7,17); (2) thực hành nghi lễ của Hội Thánh, như báptêm và tiệc thánh (Ma 28:19,20; Icô 1:16,17); (3) chăm nom việc thực hành kỷ luật của Hội Thánh; (4) chủ tọa sự nhóm lại thường và bất thường của hội chúng (ITi 5:17; 3:5; ICô 12:28; IPhi 5:2,3). Trong các giáo hội Cải chánh theo cộng hòa chánh thể thì chức mục sư trở nên quan hệ nhứt, đến đỗi đã hấp thụ phần nhiều phận sự của chức trưởng lão và giám mục của Hội Thánh đầu tiên. Trong các giáo hội theo giám mục chánh thể, chức ấy cũng quan hệ, nhưng có khi gọi bằng một danh hiệu khác, như trong Giáo hội Anh, và Giáo hội Lutherienne bên Nauy, Đan Mạch và Thụy Điển thì gọi bằng tư tế (prêtre) vậy.
d) Giám mục: Như ta đã thấy, chỉ những giáo hội cận kim vin theo giám mục chánh thể mà có chức giám mục, như Giáo hội Anh, Giáo hội Luthérienne, Giáo hội Méthodiste. Gốc của chức ấy cũng trong Tân ước, nhưng so sánh chức kim thời với chức đời các sứ đồ, thì thấy khác nhau xa lắm. Nói đại khái, thì chức giám mục xưa lần lần phát đạt biến thành chức giám mục cận kim như vầy:
Hội Thánh đầu tiên trước hết được thiết lập tại các đô thị lớn, như Giê-ru-sa-lem, An-ti-ốt, Cô-rinh-tô, Ê-phê-sô, La-mã, v.v. Hội Thánh trong các nơi ấy được gây dựng đã lâu, số giáo hữu càng thạnh, tràn ra đến các địa phương bàng cận. Giáo hữu trong các địa phương ấy phân lập ra các hội nhánh, có chức trưởng lão làm mục sư, nhưng lại gọi mấy hội gốc ở trong thành thị kia bằng mẫu hội, tôn các trưởng lão hay mục sư của mẫu hội đó là uy trưởng giả. Chức viên của các hội nhánh ấy có lẽ cũng thọ phong nơi các chức viên của hội gốc, nếu có việc gì khó giải quyết thì thỉnh giáo ý kiến của họ, và vui lòng thuận theo ý kiến ấy hơn là theo ý kiến riêng vậy.
Tương truyền như thế lâu ngày mới sanh ra chức giám mục. Hội Thánh phổ thông cũng lần lần công nhận cho chức trưởng lão trong các Hội Thánh trong địa phương bàng cận, buộc chức viên của các hội nhánh ấy phải thuận phục quyền của các chức viên Hội Thánh châu tỉnh kia trọn vẹn; rồi kết cuộc là lần lần gây dựng nên giám mục chánh thể của đời trung cổ và kim thời vậy. Nhằm năm 300 S.C. Cơ đốc Giáo hội đã chia ra 14 cõi hay là giáo khu, mỗi cõi có một viên giám mục cai trị. Về sau lại thêm tổng giám mục nữa mà gây nên phẩm trật giáo hội đời Trung cổ, bắt buộc Hội Thánh của Chúa trải qua hơn mười một thế kỷ rưỡi phải đầu phục một quyền chuyên chế ác liệt, chịu khổ sở, đến nỗi gây nên cái họa núi xương sông máu không sao kể xiết. Về sau, chỉ có vài giáo phái của Hội Thánh Cải chánh cứ giữ lại chức giám mục, như Giáo hội Anh, Giáo hội Luthérienne, nhưng cũng biến cải chức quyền đi nhiều, đến đỗi trong Giáo hội Méthodiste chức ấy chẳng có quyền hơn chức chủ nhiệm của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam vậy.
3. CHỨC TƯ TẾ CỦA GIÁO HỘI LA-MÃ.
Trong Giáo hội La-mã chẳng có chức mục sư như trong Giáo hội Cải chánh; nhưng Giáo hội ấy thêm một chức khác gọi là chức tư tế (prêtrise), giống như chức tế lễ của đạo Môi-se đời xưa. Chức nầy quan hệ nhứt trong thống hệ thần đạo của Giáo hội La-mã, làm căn cứ của các chức khác, và nền tảng của cả sự tổ chức của giáo hội ấy. Theo La-mã giáo lý, thì chức viên nầy có quyền cao cả, vì trong lễ Misa người có thể dựng nên Christ, dâng Ngài lên trên bàn thờ để chịu chết như lúc Ngài chịu dâng lên chết trên thập tự giá vậy. Cũng có quyền buộc hay giải tội cho giáo hữu, bỏ linh hồn họ vào ngục luyện tội, hay cầu nguyện cho được buông ra, v.v.
Kê cứu Tân ước thì thấy rõ Hội Thánh đầu tiên chẳng biết đến tổ chức nầy, Chúa hoặc các sứ đồ quả chẳng hề thiết lập nó. Ta đã thấy các chức viên của Hội Thánh đầu tiên là chấp sự, trưởng lão, giám mục và mục sư. Nhưng chức phận của các viên ấy chẳng phải là việc tư tế đâu. Họ được Tân ước gọi là quản gia, sứ giả, đầy tớ, và chấp dịch của Hội Thánh; nhưng chẳng hề được gọi là tư tế bao giờ. Tân ước chẳng biết gì đến lễ Misa của Giáo hội La-mã, chỉ nói đến lễ tiệc thánh mà thôi. Tánh chất lễ ấy cũng chẳng gồm có ý hy sinh đâu, chỉ có ý kỷ niệm thôi. Tân ước cũng chẳng gọi chức viên nào trong Hội Thánh bằng tư tế (thầy tế lễ), nhưng xưng cả toàn thể tín đồ là thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời (IPhi 2:5; Khải 1:6), “để dâng linh tế, nhờ Jesus Christ được Đức Chúa Trời nhậm.”
Đến như quyền buộc và giải tội, Kinh Thánh cũng không hề nói tới, chỉ dạy rằng duy Đức Chúa Trời vì công lao của Christ có quyền tha tội cho ta được mà thôi. Còn đạo về lễ Misa quả là sự lộng ngôn; vì nhà tư tế kia, cũng vẫn một người yếu đuối hay mắc tội như ai, mà lại dám tự xưng là có quyền dựng nên bản thân của Christ và hy sinh Ngài trên bàn thờ như lúc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá xưa kia, há chẳng là lộng ngôn nặng vô cùng đó sao?
Thêm nỗi, đạo nầy cũng trái sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự hy sinh của Christ nữa, vì Kinh Thánh dạy rõ Christ hy sinh mình chịu chết chuộc tội một lần đủ cả, chớ chẳng ai có thể thiết lập lại mãi cuộc hy sinh ấy được nữa bao giờ (Hê 9:12, 24-28; 10:10,12,14). Vì những cớ ấy, chúng ta buộc phải định rằng chức tế lễ trong Giáo hội La-mã chẳng bởi Christ thiết lập, bèn là do tà giáo mà ra, quả khinh dể công lao của Christ, chiếm đoạt quyền của Ngài, và giả mạo chức tế lễ của các thánh đồ vậy. Hê 9:12; Hê 9:24-28; Hê 10:10,12,14; IPhi 2:5; Khải 1:6
III. KỶ LUẬT CỦA HỘI THÁNH
Hội Thánh có kỷ luật hẳn hòi, cũng có trách nhiệm thực hành kỷ luật ấy, để sửa trị giáo hữu phạm tội, mới mong giữ Hội Thánh cho tinh sách được vậy.
1. HAI CÁCH SỬA TRỊ
Trong Hội Thánh thường có hai thứ tội, là công tội và tư tội, nói cách khác, là tội quan hệ với hội chúng và tội chỉ quan hệ với cá nhơn mà thôi; mỗi thứ tội ấy đều có một cách sửa trị riêng.
a) Sửa trị tư tội: Khi tín đồ nào phạm tội chỉ quan hệ với cá nhơn, không can thiệp đến hội chúng, thì phải sửa trị cách riêng, chẳng nên đem tội ấy mà tỏ lại với ai, hay làtrình ra giữa Hội Thánh. Kỷ luật sửa trị thứ tội nầy do chính Chúa phán ra, được chép trong Tin Lành Ma-thi-ơ. Ma 5:23,24; Ma 18:15-17
Nếu anh em phạm tội đó không chịu nghe mình, thì mình mới được phép trình cho Hội Thánh xét xử. Dám chắc nếu tín giáo thường thực hành kỷ luật nầy hơn, thì Hội Thánh ắt thoát khỏi biết bao nhiêu cuộc tranh luận, ganh ghét và giận hờn, cũng chắc ít khi có những vụ xét xử lớn lao công khai vậy.
b) Sửa trị công tội: Những quan hệ với cả hội chúng, thì phải xét xử cách công khai. Kỷ luật sửa trị thứ tội ấy được chép trong ICô 5:3-5,13, và IITi 3:6. Theo kỷ luật ấy, Hội Thánh vừa biết tội của tín giáo nào đã phạm, nếu có quan hệ đến danh giá của Hội Thánh, làm sỉ nhục danh Chúa, ngăn trở ảnh hưởng của đạo Tin Lành giữa người ngoại, thì chức viên của Hội Thánh phải thực hành việc sửa trị ngay, chẳng nên chờ đợi phạm nhơn ăn năn đâu, e thế gian tưởng rằng Hội Thánh can dự sự vi phạm ấy, hay là che đậy tội lỗi chăng. Phán quyết vụ ấy kết liễu là dứt phép thông công, tức là truất bỏ phạm nhơn khỏi Hội Thánh liền, không kể người là giáo hữu nữa, cho đến khi thấy có sự ăn năn sửa đổi thật, mới nhận người lại làm tín giáo chánh thức như cũ vậy (IICô 2:6-8). ICô 5:3-5,13; IITê 3:6
2. MỤC SƯ QUAN HỆ VỚI CUỘC SỬA TRỊ
Mục sư có quan hệ trực tiếp với cuộc sửa trị Hội Thánh. Người là kẻ chăn bầy chiên của Chúa, nên chẳng những là có trách nhiệm chăn nuôi bầy, mà cũng cần phải dùng cây gậy trừng phạt con chiên nào phạm tội nữa, mới gọi là làm trọn phận sự mình. Chỗ tương quan của mục sư đối với cuộc sửa trị như sau đây:
a) Mục sư chẳng có quyền bính gì tự tiện sửa trị ai cả.
b) Quyền sửa trị bao giờ cũng do Hội Thánh mà ra.
c) Mục sư chỉ là lợi khí Hội Thánh dùng đặng thực hành kỷ luật của hội, cốt để giữ Hội Thánh cho tinh sạch, và khiến cho phạm nhơn ăn năn trở lại với Chúa mà thôi.
d) Mục sư chẳng nên coi mình là lính cảnh sát hay là lính mật thám của Hội Thánh mà mãi cứ theo đuổi rình mò dò thám hành vi cử chỉ của giáo hữu phạm tội; nhưng nên nhờ các chức viên Hội Thánh đã công cử mà thực hành cuộc sửa trị, chính mình mục sư phải giữ trung lập, và là chánh án của nội vụ ấy, mới mong Hội Thánh khỏi sa vào hầm bất công bất nghĩa, chia phe lập đảng trong khi thực hành kỷ luật của hội.
Nếu chính mục sư kiện cáo tín giáo nào, hay là làm phận sự của một viên kiểm sát, ắt không khỏi mất danh giá, cũng không thể giúp đỡ tín giáo phạm tội đó ăn năn được, trái lại có lẽ gây cho Hội Thánh chia phe đảng, kết cuộc là phá hủy Hội Thánh, hơn nữa còn xé rách thân thể của Chúa là khác. Thực, mục sư phải cầm giữ kỷ luật của Hội Thánh luôn; nhưng nếu có ai phạm tội, thì thà khuyên chức viên phải can thiệp liền, lo xét đoán và phán quyết nội vụ ấy, còn chính mục sư phải chủ tọa, xem xét và dẫn dắt cuộc sửa trị đó, mới mong cán cân công lý của nhà Chúa khỏi mang tiếng là thiên lệch, tây vị ai vậy.
Chương 4 – LUẬN VỀ CÁC THÁNH LỄ CỦA HỘI THÁNH
HỘI THÁNH hữu hình thường giữ theo những nghi lễ bề ngoài, bởi Christ thiết lập ra, cốt để làm tiêu hiệu biểu minh về các lẽ thật hay cứu rỗi của đạo Tin Lành, và ấn chứng các lẽ ấy cho tín đồ đồng dự. Giáo hội La-mã thừa nhận có bảy thánh lễ, gọi là lễ phong chức, lễ kiên tín, lễ hôn nhơn, tẩy lễ lâm chung, phép giải tội, lễ báptêm (phép rửa tội), và lễ Misa (lễ tiệc thánh). Nhưng Giáo hội Cải chánh chỉ thừa nhận hai lễ, tức lễ báptêm và lễ tiệc thánh. Sau đây xin lần lượt luận qua hai thánh lễ ấy.
I. LỄ BÁP-TÊM
1. ĐỊNH NGHĨA
Lễ báp têm là nghi lễ nhập hội mà tín đồ phải chịu để nhập vào Hội Thánh hữu hình của Christ. Hễ ai chịu lễ báp têm xứng đáng thì chứng rằng mình đã nhờ ơn Đức Chúa Trời mà được cứu, đã nhờ quyền Thánh Linh mà được tái sanh, đã liên hiệp với Christ trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Cho nên tín đồ chẳng nhờ lễ báp têm mà được tái sanh đâu, bèn chỉ nhờ lễ ấy mà làm chứng rằng mình đã được tái sanh rồi đó thôi.
2. LỄ BÁP TÊM LÀ NGHI LỄ CHÁNH THỨC CỦA ĐẠO TIN LÀNH
Những bằng cớ sau đây chứng rõ rằng lễ báp têm bằng nước vốn bởi Christ lập ra, và Hội Thánh đời đời nên giữ lấy.
a) Bởi Christ lập ra: Trước khi Christ thăng thiên, Ngài đã phán truyền các sứ đồ phải đi giảng Tin Lành khắp nơi rồi làm lễ báp têm cho những kẻ tín nhận đạo ấy. Ma 28:19; Mác 16:16
b) Bởi sứ đồ truyền dạy phải làm: Từ ngày lễ Ngũ tuần trở đi, các sứ đồ thường thực hành lễ báp têm, cũng truyền dạy các tín đồ phải chịu lễ ấy mới hiệp nghi. Công 2:38. Cũng xem Công 9:18; 10:46,47.
c) Các giáo hữu của Hội Thánh Tân ước đều phải chịu báp têm: Kê cứu Tân ước về vấn đề báp têm, thì thấy hết thảy giáo hữu của Hội Thánh đời Tân ước đều chịu báp têm cả. Rô 6:3-5; Côl 2:11,12.
d) Cả Hội Thánh phổ thông đều giữ theo lễ báp têm: Lịch sử Hội Thánh xưa nay minh chứng rằng cả Hội Thánh phổ thông, vô luận là thuộc về giáo phái nào, đều đã thực hành lễ báp têm hết. Chỉ có hai hội ngoại trừ mà thôi, ấy là Hội Bằng hữu (Giáo hội Quaker), và Cứu thế quân (Armée de Salut). Ngoài ra hai hội ấy, ta chẳng biết một giáo hội nào khác không dùng lễ báp têm mà làm nghi lễ nhập hội.
Thế thì, ta có thể đoán rằng lễ báp têm là nghi lễ chánh thức của Cơ đốc giáo, bởi chính Christ lập ra, buộc Hội Thánh hữu hình và các tín giáo đời đời phải giữ làm theo luôn.
3. CÁCH THỨC LÀM LỄ BÁP TÊM.
Vả, Tân ước dạy thể nào về cách thức phải làm lễ báp têm? Aáy là một vấn đề có lẽ khó giải quyết, cũng đã gây biết bao cuộc tranh luận, biết bao cơn chiến đấu, và phân lập làm phe đảng trong Hội Thánh hữu hình! Sau đây xin thuật lại các ý kiến khác nhau về vấn đề ấy, rồi sẽ tỏ ra điều trước giả bài nầy thừa nhận là sự dạy dỗ của Kinh Thánh về nghi lễ ấy.
a) Các ý kiến về cách thức làm lễ báp têm: Nói đại khái, trong Hội Thánh phổ thông có hai cách thức làm lễ báp têm, ấy là cách nhận cả người xuống nước và cách rưới nước trên người đó.
(1)Cách thức nhận cả người xuống dưới nước: Giáo hội Baptiste cùng mấy giáo hội nhỏ hơn đều chủ trương cách nhận cả mình người xuống dưới nước là cách thức chánh đáng trong khi làm lễ báp têm, vì thích trung với nghĩa bóng của lễ ấy, cũng đúng với ý Kinh Thánh. Họ chủ trương về nghĩa đen chữ báp têm (baptizo) theo nguyên văn Hi-lạp là dầm hay nhận dưới nước. Họ lại luận rằng nghĩa bóng của lễ báp têm là tỏ ra tín đồ đồng chết đồng sống lại với Christ. Bằng chẳng nhận tín đồ dưới nước, thì mất cả yếu nghĩa ấy, vì các cách thức khác chẳng tỏ ý ấy chút nào.
Vả, phần nhiều giáo hội dùng cách nhận dưới nước để làm lễ báp têm, cũng chỉ làm lễ ấy cho người lớn, chớ chẳng làm cho con trẻ, vì họ luận rằng điều kiện quan hệ nhứt cho kẻ chịu lễ ấy là sự ăn năn và đức tin đến Christ; mà con trẻ chưa đạt đến tuổi khôn lớn, làm sao mà biết ăn năn và có đức tin đến Chúa được! Hội Thánh Tin Lành Việt Nam cũng chủ trương theo cách thức ấy mà thi hành lễ báp têm.
(2)Cách thức rưới nước: Phần nhiều giáo phái trong Giáo hội Cải chánh đều làm lễ báp têm bằng cách đổ hay rưới nước trên đầu hay trán của tín đồ. Họ cũng viện lấy nghĩa của chữ baptizo để làm chứng, chủ trương rằng nghĩa bóng nó không phải là chôn trong mồ mả, bèn là rửa sạch, biểu minh rằng tín đồ đã nhờ ân cứu rỗi của Christ mà được rửa sạch mọi tội lỗi. Các giáo hội dùng cách thức đổ hay rưới nước đó, cũng làm lễ báp têm cho con trẻ, đến đỗi có giáo phái trong số đó chủ trương rằng nhờ lễ báp têm mà con trẻ được tái sanh và trở nên con cái Đức Chúa Trời nữa. Ý kiến ấy chắc là một di tích do đạo báp têm của Giáo hội La-mã xưa kia lưu lại trong mấy giáo phái Cải chánh đó cho đến ngày nay. Nếu kê cứu Tân ước về ý nghĩa báp têm, thì thấy chẳng một lời nào dạy rằng lễ ấy có quyền làm cho ai được tái sanh bao giờ, bèn dạy rõ sự tái sanh duy do đức tin đến công lao của Christ và bởi quyền hành động của Thánh Linh ở bề trong mà được nên thôi; còn lễ báp têm vốn một dấu hiệu bề ngoài để chứng cho ơn ấy đã thành tựu ở bề trong rồi vậy.
(3)Sự dạy dỗ của Kinh Thánh về cách thức làm lễ báp têm: Kê cứu Tân ước và lịch sử của Hội Thánh đầu tiên, thì không thể tín nhận rằng cách thức làm lễ báp têm trong Hội Thánh đầu tiên là nhận cả mình người xuống dưới nước. Sau đây xin dẫn ra sáu bằng cớ chứng cho ý kiến ấy.
(a)Chữ báp têm (baptizo) làm chứng: Tấn sĩ A.H. Strong, cũng là nhà thần đạo và nhà cổ văn học Hi-lạp trứ danh, khi luận về vấn đề nầy thì dạy rằng, các nhà trước thuật bằng cổ văn Hi-lạp ở trong các đời trước kỷ nguyên ta, các nhà phiên dịch Cựu ước ra văn Hi-lạp (bản 70), và các Giáo phụ Hội Thánh đầu tiên đều nhờ cách họ dùng chữ baptizo mà đồng chứng rằng chữ ấy nghĩa đen là dầm hay nhận trong nước. Ông Strong cũng tỏ ra phần nhiều Hi-lạp ngữ từ điển xưa nay đều giải thích chữ ấy là dầm hay nhận dưới nước. Như các Hi-lạp ngữ từ điển của Siddell et Scott, Sophocles, Thayer, v.v., đều giải thích chữ ấy như thế cả. Thực, ta có thể nói cách đại khái rằng, phần nhiều nhà cổ văn Hi-lạp trứ danh đều công nhận rằng chữ baptizo quả chỉ có một nghĩa mà thôi tức là dầm hay nhận dưới nước, chớ chẳng hề có nghĩa là rưới hay đổ nước trên đầu. (Xem Dr. A.H. Strong Systematic Theology, The Mode of Baptism, tr. 933).
(b)Cách dùng chữ báp têm trong Tân ước làm chứng: Tấn sĩ Strong cũng luận rằng hầu hết các đoạn sách trong Tân ước đã dùng chữ báp têm (baptizo), đều đúng theo nghĩa “nhận trong nước” cả. Những câu viện dẫn sau đây chứng rõ. Ma 3:6,11; Mác 1:5,9
Vả, khi Tân ước luận về báp têm của Giăng thì thường dùng động từ “làm báp têm” (baptizo) với tiên trí từ (préposition) “trong” hay “dưới”, để chứng rằng cách thức của báp têm ấy chẳng phải là bằng cách rưới hay đổ nước trên người ta, bèn là bằng cách nhận cả mình người trong hay dưới nước như khi ta tắm dưới sông vậy. Cũng xem IICác 5:14. Chữ “tắm mình” trong câu ấy bản Septante (bản 70) được định ra bằng chữ baptizo, chứng rằng các nhà phiên dịch bản ấy cũng công nhận chữ đó có nghĩa dầm hay nhận trong nước vậy. Cũng xem Gi 1:26,31,33.
(c) Cảnh tượng trong lúc làm báp têm làm chứng: Trong Tân ước có mấy câu mô tả cái cảnh tượng phụ thuộc việc làm báp têm của Giăng, và của nhà truyền đạo Phi-líp. Các cảnh tượng ấy cũng ám chứng rằng cách thức làm báp têm của Giăng và của các sứ đồ là nhận trong nước vậy. Những câu viện dẫn sau đây chứng cho: Mác 1:10; Gi 3:23
Nếu Giăng chỉ làm báp têm bằng cách rưới nước, thì cần chi phải lựa chỗ có nhiều nước, dầu chỗ sông cạn, cũng làm được. Nhưng vì nhận cả mình người dưới nước, nên cần phải kiếm chỗ có nước khá sâu mới làm được vậy. Công 8:38,39
Câu ấy chứng rõ lắm hoạn quan Êthiôbi chịu Phi-líp làm báp têm bằng cách nhận dưới nước. Bằng chẳng vậy, thì câu “khi ở dưới nước lên” có nghĩa gì?
(d)Các câu theo nghĩa bóng mà luận đến báp têm cũng làm chứng: Trong Tân ước có nhiều câu luận đến nghĩa bóng của lễ báp têm, cũng ngầm chứng rằng cách thức của lễ báp têm ám chỉ đó cũng là cách nhận dưới nước vậy. Mác 10:38
Chén ấy là sự đau khổ của Chúa phải chịu tại vườn Ghếtsẽmanê (Lu 22:42); còn báp têm là sự chết trên thập tự giá (Lu 12:50). Chúa coi sự chết ấy chẳng khác gì một báp têm dưới nước, cảm xúc sự khổ sở Ngài sắp cam chịu dường như bị đắm chìm dưới ngọn ba đào của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vậy. Rô 6:4
Theo câu ấy, lễ báp têm chỉ bóng về sự đồng chết, đồng chôn, và đồng sống lại với Christ. Nhưng nếu không dùng cách nhận mình dưới nước mà làm lễ ấy, thì mất hẳn ý nghĩa bóng đi rồi. Vì nếu lấy sự chôn làm tượng trưng, thì cũng dễ biết lắm rằng không thể lấy một ít đất rại trên quan tài, mà gọi là chôn được đâu. Cũng một lẽ ấy, nếu lấy một ít nước rưới trên đầu thì ai cũng không thể nào làm hình bóng chỉ về sự đồng chôn với Chúa được. Cũng hãy xem ICô 10:1,2; Côl 2:12; Hê 10:22; IPhi 3:20,21.
(e)Lịch sử Hội Thánh làm chứng: Khảo cứu lịch sử của Hội Thánh đầu tiên, thì thấy Hội Thánh trong thế kỷ II và III vẫn còn theo cách thức nhận trong nước mà làm lễ báp têm.
Trong thơ De Baptismate, đoạn 12, Giáo phụ Tertullien ám chứng rằng Hội Thánh đầu tiên làm lễ báp têm bằng cách nhận cả mình người dưới nước.
Nhà sử ký Hội Thánh Fisher trong quyển Beginnings of Christianity, tr. 565, luận về báp têm trong Hội Thánh đầu tiên mà rằng: “Hiện nay các nhà học giả đều hiệp ý mà nhận lễ báp têm vốn được thực hành theo cách nhận dưới nước.”
Trong sách “Lịch sử của Hội Thánh Sứ đồ” (History of the Apostolic Church, tr. 570), nhà sự học Schaff có chép rằng: “Luận về cách thức làm lễ báp têm, thì nhà sử học ràng buộc phải nhường phần hơn cho Giáo phái Baptiste.” Ông lại luận nữa rằng: “Cách làm báp têm cho Christ ở trong sông Giô đanh, và các tỷ dụ về lễ báp têm dùng trong Tân ước, thảy đều ngầm chứng cho cách nhận dưới nước; còn hết thảy các nhà sớ chú Kinh Thánh trứ danh, hoặc là người Anh hay người Đức, hoặc là thuộc Giáo hội La-mã hay là Giáo hội Cải chánh cũng đều công nhận ý ấy cả.”
Nhà sử học Néander, trong Church History, 1:310, cũng luận rằng, cách thức làm báp têm trong Hội Thánh đầu tiên thường là cách nhận dưới nước. Chỉ ngoại trừ khi có ai đau yếu, không thể xuống dưới nước được, thì có thể làm theo đặc cách, như rưới hay đổ nước trên mình người vậy.
Vào lối năm 1875 người ta có tìm được một sách, nhan đề là “Sự dạy dỗ của các Sứ đồ”. Sách ấy được chép vào lối đầu thế kỷ II bày tỏ sự tín ngưỡng và cuộc thờ phượng của Hội Thánh đầu tiên rõ lắm. Cũng luận về lễ báp têm, chứng rằng cách thức Hội Thánh dùng trong thời ấy là cách nhận dưới nước sông, chỉ trừ ra khi có ai đau, hay là không đủ nước, thì được phép dùng cách đổ hay rưới nước trên mình vậy.
(f) Đạo lý và tập quan của Giáo hội Hi-lạp làm chứng: Giáo hội Hi-lạp từ cổ chí kim chỉ làm báp têm bằng cách nhận dưới nước. Ông De Stourdza, nhà thần học trứ danh của Giáo hội Hi-lạp cận kim, luận về vấn đề nầy mà rằng: “Nghĩa đen của chữ “baptizo” bao giờ cũng là “nhận dưới nước”, chẳng hề có nghĩa khác. Cho nên báp têm và sự nhận dưới nước đều đồng nghĩa; thành thử nói rằng làm báp têm bằng cách rưới nước nghe thật vô lý chẳng khác gì nói làm lễ nhận nước bằng cách rưới nước, vậy ai nghe được! Giáo hội Hi-lạp kiện Giáo hội La-mã chẳng từng làm lễ báp têm (baptizo) đâu, duy làm lễ rưới nước (rantismos) đó thôi.”
TỔNG ĐOÁN
Vả, cách dùng chữ nào thì định nghĩa cho chữ ấy. Ta đã thấy cách cổ văn Hi-lạp dùng chữ baptizo định nghĩa cho chữ ấy trong Tân ước là nhận hay dầm dưới nước, chẳng khi nào có nghĩa khác. Vậy, Chúa đã ra lịnh bảo làm lễ báp têm cho tín đồ, thì cố nhiên bảo ta làm lễ ấy hoặc bằng cách đổ hay rưới nước trên họ. Thế thì, hễ ai nói rằng cách thức làm lễ báp têm không quan hệ, làm theo cách đổ hay rưới trên người cũng được, thì người ấy đã bất trung với Chúa, và nghịch mạng Ngài nữa vậy.
4. NGHĨA BÓNG CỦA LỄ BÁP TÊM
Vả, lễ báp têm có nghĩa bóng gì? Xin đáp:
a) Chỉ bóng về sự chết, sự sống lại của Christ: Cái yếu nghĩa của lễ báp têm chỉ bóng về sự chết và sự sống lại của Christ. Các câu viện dẫn sau đây xin làm chứng: Rô 6:3; Côl 2:12. Cũng xem Ma 3:13; Mác 10:38; Lu 12:50
b) Chỉ bóng về tín đồ liên hiệp với Christ: Lễ báp têm cũng chỉ bóng về tín đồ liên hiệp với Christ trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Sự nhận mình dưới nước làm biểu hiệu chỉ về sự đồng chết đồng chôn với Ngài; sự từ nước mà lên làm biểu hiệu về sự sống lại với Ngài. Cũng tỷ thí về hai mặt của đức tin trong khi mình công nhận Christ, là phó và nhận: sự nhận mình dưới nước tỷ như mình đem đời cũ màphó vào sự chết; sự từ nước mà lên, tỷ như mình nhận Christ làm nguồn sống của đời mới. Hễ ai muốn dự phần đến quyền năng của linh mạng phục sanh của Christ, thì phải bởi đức tin đem chôn đời cũ, và sống lại đời mới trước đã, nhiên hậu mới hưởng được vậy. Rô 6:4,5; Ga 3:27. Cũng xem Rô 6:7,10,11; Côl 2:12; Ga 3:27
c) Chỉ bóng về tín đồ liên hiệp với nhau: Lễ báp têm cũng là biểu hiệu chỉ về tín đồ hiệp nhứt ở trong Christ. Từ ngày lễ Ngũ tuần đến nay toàn thể tín đồ cũng đã chịu cùng một thứ báp têm, là báp têm nhơn danh Cha, Con và Thánh Linh vậy. Nghi lễ ấy làm chứng rằng mỗi tín đồ đều liên hiệp với nhau ở trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, mà kết thành một đoàn thể chết đối với tội lỗi, mà sống lại cho Đức Chúa Trời bởi Jesus Christ Chúa chúng ta vậy.
d) Chứng rằng mình thừa nhận đạo của Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Hễ tín đồ nào chịu báp têm, thì cũng nhờ lễ ấy mà làm chứng cách công nhiên rằng mình đã thừa nhận cả đạo của Ba Ngôi Đức Chúa Trời vì lễ ấy do danh của Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà được nên. Mình thừa nhận Cha là Đấng yêu thương thế gian, đã ban Con làm Cứu Chúa mình (Gi 3:16). Cũng tin Christ là Con Đức Chúa Trời, đem thân thể chịu khổ và chết trên thập tự giá để chuộc tội, giải cứu mình khỏi quyền năng của tội lỗi, lấy huyết Ngài mà rửa sạch mọi tội ác mình. Cũng nhận Thánh Linh là cơ quan Đức Chúa Trời dùng để ứng dụng các ơn cứu rỗi cho mình; coi Ngài như nước làm cho kẻ dơ bẫn được sạch, khiến cho kẻ khát được đã, làm cho tâm địa khô khan được tươi thắm lại vậy. Xem Rô 6:4,7,10,11; ICô 6:11; Hê 10:22; Tít 3:5; IPhi 3:21.
5. NHỮNG NGƯỜI ĐẶNG CHỊU BÁP TÊM
Tân ước chứng rõ ràng chỉ những người đã được tái sanh là xứng đáng chịu báp têm. Các điều kể sau đây minh chứng cho.
a) Mạng lịnh Chúa làm chứng: Chúa bảo sứ đồ phải làm báp têm cho những kẻ đã trở nên môn đồ của Ngài rồi. Ma 28:19; Công 2:41
b) Bửu huấn của các sứ đồ làm chứng: Giăng Báptít và các sứ đồ dạy bảo người ta phải ăn năn tội trước đã, rồi mới chịu báp têm được. Ma 3:1,2,5,6; Công 2:37,38; Công 8 12. Cũng xem Công 18:8; 19:4
c) Bản tánh của Hội Thánh làm chứng: Hội Thánh toàn bằng những người đã được tái sanh, kết thành thân thể của Christ. Kẻ nào không được sanh bởi Thánh Linh đã không thể vào nước Đức Chúa Trời được, thì cố nhiên kẻ ấy cũng không thuộc trong thân thể thuộc linh của Christ, vì “hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Thánh Linh là linh.” Gi 3:5. Cũng xem Rô 6:13.
d) Biểu hiệu của lễ báp têm làm chứng: Lễ báp têm là một biểu hiệu bề ngoài làm chứng cho một việc thuộc linh đã thành tựu bề trong, tức là làm chứng rằng trong lòng ai đó đã có sự tái sanh rồi, chớ chẳng phải nhờ lễ báp têm mới được tái sanh đâu. Có cái nầy rồi, nhiên hậu mới được phép chịu cái kia vậy. Công 10:47; Rô 6:1-5; Ga 3:26,27
6. LỄ BÁP TÊM ĐỐI VỚI SỰ TÁI SANH
Nhờ bốn điều luận qua trong phần 5 ở trên, ta hiểu rõ lễ báp têm chẳng phải một phương pháp để được tái sanh như Giáo hội La-mã và một vài giáo phái Cải chánh dạy đâu; bèn là một dấu hiệu bề ngoài làm chứng cho ơn cứu rỗi đã được ứng dụng bề trong, mà kết quả sự tái sanh vậy. Chúa dạy Ni-cô-đem rằng: “Nếu người nào chẳng bởi nước và Thánh Linh mà sanh, thì không thể vào nước Đức Chúa Trời được.” Chữ “nước” trong câu ấy chắc không chỉ về báp têm đâu, bèn chỉ về lời hay đạo của Đức Chúa Trời. Vì trong Êph 5:26, Phao-lô dạy rằng Christ đã yêu Hội Thánh “đã dùng nước là đạo mà rửa cho tinh sạch”. Còn trong Tít 3:5, Phao-lô lại gọi “Ngài đã cứu chúng ta, không phải vì việc công nghĩa mà chính chúng ta đã làm, bèn là theo lòng thương xót Ngài, nhờ sự tắm rửa của sự tái sanh và sự đổi mới của Hội Thánh”.
Vả, sự cứu rỗi và sự tái sanh đều bởi đức tin đến công lao của công nghĩa mà được. Ta đã thấy rõ Kinh Thánh dạy phải có đức tin ấy trước đã, rồi mới đáng chịu báp têm về sau. Ấy vậy, lễ báp têm chẳng có quyền thần bí gì để cứu rỗi ai cả, nhưng lễ ấy chẳng qua là làm chứng rằng kẻ chịu báp têm đã từng trải sự cứu rỗi trước kia rồi, đã nhờ huyết của Christ mà được rửa sạch đó vậy. Cho nên người nào đã thật ăn năn tội tin cậy Chúa, dầu không gặp dịp tiện chịu báp têm trước khi qua đời cũng quả đươc cứu. Vì trong Mác 16:16 Chúa phán: “Ai tin và chịu báp têm, thì được cứu; ai chẳng tin thì bị định tội.” Ta khá chú ý về phần chót của câu ấy: đó Chúa chẳng dạy rằng: “Ai chẳng tin, thì bị định tội” đó thôi. Ai tin thì được cứu; mà đã được cứu rồi, cũng phải vâng lời Chúa mà chịu báp têm. Nhưng nếu chẳng may không gặp dịp tiện chịu báp têm, mà lại cứ tin cậy Chúa, rồi sau qua đời, thì quả hẳn cũng được cứu chẳng sai.
7. LÀM BÁP TEM CHO CON TRẺ
Trong vòng các Giáo hội Cải chánh có mấy hội theo tập quán của Giáo hội La-mã mà làm báp têm cho con trẻ. Nhưng tập quán ấy chắc sai lầm, vì trái với ý của Kinh Thánh dạy, và kết quả nhiều điều không tốt cho kẻ làm theo. Sau đây xin lần lượt luận qua vài điều tỏ ra đạo làm báp têm cho trẻ con không thích hiệp với chánh đạo khải thị trong Kinh Thánh.
a) Kinh Thánh chẳng nói đến đạo làm báp têm cho trẻ con: Kê cứu Tân ước, thì chẳng gặp một câu nào, hoặc chữ nào nói đến sự làm báp têm cho con trẻ. Chúa chẳng bảo sứ đồ làm báp têm cho con trẻ, trong Hội Thánh đầu tiên cũng chẳng có gương của ai làm báp têm cho chúng nó. Còn các câu nền tảng của đạo làm báp têm cho con trẻ, nếu giải nghĩa cách thành thực công bình, thì cũng chẳng thấy có dạy về đạo ấy đâu.
Trong Ma 19:14, ký thuật về môn đồ ngăn trở trẻ con đến cùng Chúa; nếu Chúa và môn đồ Ngài thường làm báp têm cho con trẻ, thì chắc không đứa nào bị ngăn trở đến cùng Chúa đâu. Ông Néander, nhà sử học trứ danh của Hội Thánh, luận về Công 16:15,33,34, quyết rằng những câu ấy chẳng dạy đạo làm báp têm cho trẻ con đâu; vì chẳng nói rằng nhà Lydi, hay là nhà đề lao kia có trẻ con, mà lại dường như ám chỉ rằng những người chịu báp têm đó là hạng trưởng thành cả. ICô 16:15 cũng chứng rằng cả nhà Sêphana mà Phao-lô đã làm báp têm cho đó (ICô 1:16), đều là người lớn cả, vì hết thảy đều “tự quyết hầu việc thánh đồ”. Nói một lời, Tân ước đầy dẫy lời lẽ chứng rằng người lớn khôn ngoan thường chịu báp têm; nhưng quả chẳng có một lời nào chứng rằng trẻ con chịu báp têm bao giờ.
b) Đạo làm báp têm cho trẻ con trái ý Kinh Thánh: Kinh Thánh chẳng nói đến đạo làm báp têm cho con trẻ, vậy thì đạo ấy chẳng những ngoài Kinh Thánh, mà lại cũng trái hẳn ý của Kinh Thánh nữa. Bởi vì Kinh Thánh dạy rằng:
(1)Sự ăn năn tin cậy Chúa là điều kiện đầu nhứt của sự tái sanh. Trong mạng lịnh chót, Chúa bảo sứ đồ làm báp têm cho kẻ đã trở nên môn đồ và đã tin cậy Chúa rồi (Ma 28:19; Mác 16:16). Những trẻ con chưa đạt đến tuổi lớn khôn, làm sao tình nguyện trở nên môn đồ và lấy lòng tin cậy Chúa Jesus Christ được ư?
(2)Chỉ những người đã chết đối với tội mới có thể xứng đáng chịu báp têm được. Mà trẻ con chưa có kỷ tội, làm sao chết đối với tội được. Mà nếu chưa chết đối với tội, làm sao chôn được ư? Người ta há có khi nào chôn người chưa chết sao?
(3)Kinh Thánh chắc dạy rằng hễ ai đã chịu báp têm, cũng có phép ăn tiệc thánh. Vả, chỉ kẻ có ân “phân biệt thân Chúa” (ICô 11:29) mới xứng đáng nhận tiệc thánh. Mà trẻ con chưa đạt đến tuổi phân biệt phải quấy thì làm sao “phân biệt thân Chúa” được? Vậy, nếu trẻ con không xứng đáng dự tiệc thánh, thì chắc cũng chẳng xứng đáng chịu báp têm cách hiệp nghi được đâu.
c) Đạo làm báp têm cho trẻ con đánh đổ đạo xưng nghĩa bởi đức tin: Kinh Thánh dạy rõ lắm sự xưng nghĩa là bởi đức tin (Rô 5:1). Mà một con đỏ làm sao tin được? Mà nếu không tin được, thì được xưng nghĩa thể nào? Ví thử ta nhận đạo làm báp têm cho trẻ con là chánh giáo, thì phải chối bỏ đạo xưng nghĩa bởi đức tin, mà thừa nhận sự xưng nghĩa là bởi lễ báp têm vậy.
d) Đạo làm báp têm cho con trẻ kết quả không tốt: Kê cứu lịch sử Hội Thánh, thì dễ thấy đạo làm báp têm cho con trẻ không kết quả điều gì tốt cả.
(1)Ngăn trở trẻ con khi lớn khôn tình nguyện chịu báp têm: Khi trẻ con chịu báp têm thì chẳng do ý dục mình mà chịu, bèn là do ý dục của người khác. Vậy, sự chịu báp têm đó ngăn trở nó đến tuổi khôn lớn tình nguyện vâng lời Chúa mà chịu lễ ấy, và như thế phải mất phước lắm. Người ta có phép tình nguyện cưới vợ thể nào, thì cũng có phép tình nguyện tín nhận Cứu Chúa mình thể ấy.
(2)Khiến cho người ta tin cậy nơi nghi lễ bề ngoài: Đạo làm báp têm cho con trẻ khiến cho người ta sa vào dị đoan mà đem lòng tin cậy nghi lễ bề ngoài có quyền cứu rỗi tội nhơn, mặc dầu kẻ chịu lễ ấy không có lòng tin cậy Chúa chút nào. Thành thử trong thành kiến của người ta, lễ báp têm trở nên một cái bùa dị đoan có quyền để tái sanh trẻ con; đến đỗi có giáo hội chủ trương rằng nếu con trẻ nào chưa chịu báp têm mà chết, thì bị trầm luân! Ghê gớm thay! Những con trẻ đã được chính Chúa Jesus phán: “Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở chúng nó; vì nước trời thuộc về những kẻ giống như chúng nó”, há vì cớ thiếu ít giọt nước trên trán mà Chúa lại đành bỏ chúng nó vào địa ngục sao? Đạo dạy như thế chẳng qua là đạo dị đoan đó thôi. Còn trẻ nào chưa đến tuổi phân biệt phải quấy mà qua đời, thì hẳn đã nhờ công lao của Christ chịu chết vì nguyên tội mà được cứu, chẳng cần phải nhờ nước báp têm kia mới được ơn ấy đâu. Vì chính Chúa dạy rằng nước Đức Chúa Trời thuộc về kẻ giống như chúng nó vậy.
(3)Phá hủy thân thuộc linh của Chúa: Nhiều người đã chịu báp têm lúc thơ ấu, khi lớn khôn dầu chưa hề thực nghiệm sự tái sanh bao giờ, cũng vẫn được kể là tín đồ thật, Hội Thánh coi họ là giáo hữu chánh thức, giao thông cùng họ, công cử họ làm chức viên trong hội; dầu họ vẫn là người hoàn toàn thuộc huyết khí đi nữa thì cũng cứ cậy họ làm công việc thuộc linh của Chúa. Nhưng than ôi! Các người ấy quả là tín đồ giả hiệu, hữu danh vô thực, chỉ làm thiệt hại thân Chúa, khiến cho dân Đức Chúa Trời bị hỗn tạp, lần lần khiến hội vốn thuộc linh bị đồng hóa ra hội thuộc huyết khí, kết cuộc là gây cho tân phụ trinh khiết của Christ trở nên đại dâm phụ của con thú vậy (Khải 17,18). Dường ấy, nếu muốn thoát khỏi sự khốn nạn đáng ghê sợ đó, khá cẩn thận về sự công nhận giáo hữu, nhứt quyết chỉ làm báp têm cho những kẻ có bằng chứng xác thực rằng đã là tín đồ thật được tái sanh rồi, mới mong tránh được cái họa hột châu mắt cá, mà đạt kỳ sở nguyện vậy.
II. LỄ TIỆC THÁNH
1. ĐỊNH NGHĨA
Thánh lễ thứ hai của Hội Thánh là lễ tiệc thánh. Hội Thánh nhóm nhau lại mà giữ lễ ấy bằng sự chung dự cái bánh bẻ ra, và rượu nho đổ ra, cốt để chứng rằng mình nương cậy Christ đã bị đóng đinh và phục sanh làm nguồn gốc của linh mạng mình, cùng làm linh lương để trưởng dưỡng bảo toàn linh mạng ấy nữa. Nhờ lễ tiệc thánh mà Hội Thánh được tỏ ra mình liên hiệp với Christ trong sự chết, sự sống lại Ngài, đã hiệp thành một thân thể thánh trong Thánh Linh vậy. Còn đối với đời, thì tiệc thánh là một biểu hiệu hằng “rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến” (ICô 11:26).
2. CHRIST THIẾT LẬP LỄ TIỆC THÁNH
Có những bằng cớ kể sau đây chứng rằng lễ tiệc thánh vốn một nghi lễ do Chúa Jesus Christ lập ra.
a) Christ trực tiếp lập: Trước khi Christ chịu thương khó, thì Ngài đã thiết lập một nghi lễ, gọi là tiệc thánh, bảo các môn đồ đời đời phải giữ lấy. Yếu nghĩa lễ ấy là kỷ niệm sự chết của Chúa, nên họ mới khởi sự giữ lấy sau khi Chúa đã chịu chết rồi. Những câu viện dẫn dưới đây chứng cho: Lu 22:19; ICô 11:23-25
b) Sứ đồ bảo phải giữ cho đến khi Chúa tái lâm: Lời sứ đồ bảo ta hãy giữ lễ tiệc thánh cho đến khi Chúa tái lâm, cũng ám chỉ rằng bản ý của Chúa thiết lập lễ tiệc thánh là để Hội Thánh đời đời giữ lấy mà kỷ niệm sự chết của Ngài cho đến lúc Ngài phục lâm. ICô 11:23,26. Cũng xem Ma 26:29; Mác 14:25.
Như lễ vượt qua còn đến lúc Chúa giáng sanh thể nào, thì lễ tiệc thánh cũng còn mãi đến khi Ngài tái lâm thể ấy.
c) Cả Hội Thánh trải các đời đều đã giữ lễ ấy: Toàn thể Hội Thánh hữu hình, vô luận là thuộc về giáo phái nào, vào đời nào, ở chỗ nào đều cùng giữ lễ tiệc thánh mãi mãi không ngớt. Vả, nếu tập quán phổ thông ấy không do mạng lịnh của Chúa thiết lập, thì cắt nghĩa nguyên nhơn của lễ ấy thể nào? Công 2:42,46; Công 20:7; ICô 10:16,17.
3. CÁCH THỨC GIỮ LỄ TIỆC THÁNH
Tân ước dạy Hội Thánh phải theo cách thức nào mà giữ lễ tiệc thánh? Sau đây xin luận qua sáu điều để đáp lời cho vấn đề ấy.
a) Phải dùng bánh và rượu: Christ dùng bánh mì và rượu nho mà thiết lập lễ tiệc thánh. Bánh Ngài dùng đó chắc là bánh không men của lễ vượt qua, và rượu Ngài dùng đó cũng chắc là rượu nho mà người đời ấy thường dùng. Nhưng trong mạng lịnh Chúa bảo ta đời đời giữ lễ ấy, thì chẳng có lời gì dạy ta phải dùng bánh có men hay không men, rượu có men hay chỉ nước nho ép ra mà thôi. Tập quán của Giáo hội La-mã thường dùng bánh đặc biệt, hình tròn mỏng và ngọt, có in hình của Chúa, để làm lễ misa; nhưng tập quán ấy không do mạng lịnh của Chúa đâu, bèn là do ý riêng của họ sáng chế đó vậy.
Có kẻ hỏi: “Nếu không có bánh mì và rượu nho có thể dùng vật gì khác mà giữ lễ tiệc thánh được không?” Đáp: Chắc có thể được. Bởi Chúa sở dĩ phải dùng hai thứ ấy để ban hành lễ tiệc thánh là vì đời bấy giờ, bánh mì và rượu nho đều là thức ăn uống chánh của dân Do Thái. Dám chắc rằng nếu Chúa đã hiện ra ở xứ Việt Nam ta, thì chắc Ngài đã dùng cơm và nước trà mà ban hành lễ tiệc thánh ấy. Thế thì, có thể quyết rằng nếu Hội Thánh ở chỗ nào không có bánh mì và rượu nho, thì cũng có thể dùng vật mà người bản xứ làm thức ăn uống chánh để giữ lễ tiệc thánh vậy. Bên xứ Groenland (Cách linh lang) tín đồ lắm khi vì thiếu bánh mì, nên dùng cá khô thế cho; và trên các bộ lạc ở tỉnh Vân nam bên Tàu, họ lại thiếu rượu nho, nên dùng nước trà để giữ tiệc thánh vậy. Thế thì, thiết tưởng rằng Hội Thánh cận kim đại thể nên thuận theo tập quán phổ thông của Hội Thánh mà dùng bánh mì và rượu nho để làm lễ tiệc thánh. Trừ ra chỗ nào không thể kiếm được hai thứ ấy, thì Hội Thánh mới nên dùng thứ khác mà làm như mấy chỗ nói trên vậy.
b) Tín đồ nên đồng dự cả hai bánh và rượu của lễ tiệc thánh: Lời Chúa phán và tập quán của Hội Thánh đầu tiên đều chứng rõ rằng hễ tín đồ dự tiệc thánh, thì được dự cả hai thứ bánh và rượu. Chúa đã bảo về bánh rằng: “Hãy lấy ăn đi”; và về rượu: “Hết thảy hãy uống đi”. Thế mà không biết căn cứ vào đâu Giáo hội La-mã lại cấm không cho các giáo hữu uống chén, chỉ dành riêng cho một mình bậc tư tế uống mà thôi. Dường ấy, há chẳng là phạm tội bất tuân mạng lịnh của Chúa đó sao? Xem Ma 26:26,27; Mác 14:23; ICô 11:27.
c) Toàn thể Hội Thánh địa phương phải nhóm lại để giữ lễ tiệc thánh: Muốn giữ lễ tiệc thánh cách hiệp nghi thì toàn thể Hội Thánh địa phương phải nhóm lại mà dự chung với nhau. Không ai nên dự lễ ấy riêng từng người một, hoặc mỗi nhà giữ riêng một cách; vì yếu nghĩa của lễ tiệc thánh là sự giao thông nhau, và sự rao ra sự chết của Chúa. Vậy, nếu ai giữ lễ ấy ở nhà riêng mình thì mất cả cái yếu nghĩa giao thông, cũng không thể nào rao ra sự chết của Chúa cho ai. Phải nhóm họp với toàn thể tín đồ mới làm trọn cả hai yếu nghĩa ấy được, cũng như các câu viện dẫn sau vậy. Công 20:7; ICô 11:18,20,22,33,34.
Tội của Hội Thánh Cô-rinh-tô phạm trong khi giữ lễ tiệc thánh là lúc Hội Thánh ấy nhóm lại, thì các giáo hữu chia ra từng phe mà ăn tiệc riêng, người giàu ăn với nhau cách sung sướng, còn kẻ nghèo đành chịu hẩm hút với nhau, đến đỗi làm cho tiệc thánh tiêu mất cả yếu nghĩa giao thông, và Hội Thánh bị phân rẽ cách khốn nạn. Nên Phao-lô trách họ, khuyên họ, nếu có ai đói thì cứ ăn ở nhà, rồi khi Hội Thánh giữ tiệc thánh, thì toàn thể phải nhóm lại mà dự chung với nhau; mới thích hiệp mạng lịnh của Chúa vậy.
d) Phải giữ để kỷ niệm Chúa: Tiệc thánh vốn một lễ vừa để kỷ niệm Chúa chịu chết vì mình, vừa để rao sự chết ấy ra cho thiên hạ được biết. Dân Y-sơ-ra-ên giữ lễ vượt qua để kỷ niệm sự giải cứu khỏi xứ Aicập thể nào, thì Hội Thánh giữ lễ tiệc thánh cũng để kỷ niệm sự cứu chuộc của Chúa thể ấy. Nhưng dân Y-sơ-ra-ên không những là nhờ lễ vượt qua để kỷ niệm sự giải cứu khỏi xứ Aicập thôi đâu, lại cũng giữ lễ ấy để rao ra quyền năng lạ lùng của Đấng đã thi hành sự giải cứu lớn lao đó nữa. Ta cũng nên giữ lễ tiệc thánh cách ấy, chẳng những để nhớ lại ơn cứu rỗi lớn lao của Chúa đã làm nên cho ta thôi đâu, lại cũng phải rao truyền ơn ấy khắp nơi, để muôn dân muôn nước cũng được biết vàtín nhận như ta vậy. ICô 11:24,26
e) Toàn thể Hội Thánh có trách nhiệm coi chừng sự giữ tiệc thánh cho hợp nghi: Trong ICô 11:22,23 Phao-lô tỏ ra cách rõ ràng rằng toàn thể tín đồ đều có trách nhiệm coi chừng về tiệc thánh để Hội Thánh giữ đúng theo như lời của Chúa đã dạy bảo. Đại biểu của Hội Thánh công cử ra để làm việc ấy là mục sư. Vị ấy có trách nhiệm đứng ban hành lễ tiệc thánh giữa hội chúng, cũng phải coi chừng cách tín đồ giữ lễ ấy là xứng đáng và thích hợp mạng lịnh của Chúa mọi bề cùng chăng; cũng phải hiệp tác với các chức viên khác mà sửa trị kẻ nào dự lễ ấy cách trái với đạo Chúa vậy.
f) Hội Thánh phải cử hành lễ ấy theo định kỳ thể nào? Tân ước chẳng có mạng lịnh nào bảo Hội Thánh phải cử hành lễ tiệc thánh theo định kỳ nào, hoặc mỗi tuần lễ một lần, hay là mỗi tháng một lần. Trong sách Công vụ các Sứ đồ, ta thấy tín đồ đầu tiên trước hết giữ lễ tiệc thánh mỗi ngày (Công 2:26), rồi sau đổi lại mà chỉ dự mỗi tuần lễ một lần; còn giáo hội khác lại giữ mỗi tháng một lần; cũng có giáo hội chỉ giữ một năm hai lần mà thôi. Thiết tưởng giữ mỗi tháng một lần là số trung bình, không đến nỗi quá ít mà khiến cho tín đồ phải bị mất phước, cũng chẳng đến quá nhiều xui cho người ta coi thường mà đem lòng chán chê.
4. YẾU NGHĨA CỦA LỄ TIỆC THÁNH
Yếu nghĩa của lễ tiệc thánh có sáu phần như luận qua sau đây.
a) Ám chỉ về Chúa vì ta mà chịu chết: Tiệc thánh bao giờ cũng ngầm chứng về Chúa chịu chết vì tội lỗi ta. Như bánh bẻ ra để nuôi nấng xác thịt ta thể nào, thì thân Chúa bị tan nát ra để nuôi nấng linh hồn ta cũng thể ấy. Như trái nho bị ép ra nước để ta uống cho mát mẻ thể nào, thì huyết của Chúa bị đổ ra, để ta nhờ đó mà được sự sống đời đời cũng thể ấy. Lu 22:19; Mác 14:24. Cũng xem ICô 11:26; Hê 9:22; 13:20.
b) Ám chỉ về cách nào ta ứng dụng hiệu lực của sự chết ấy: Chúa chịu chết vì ta, ấy là nền tảng của sự cứu rỗi ta. Nhưng nếu ta muốn dự phần đến sự cứu rỗi ấy, thì phải ứng dụng hiệu lực của sự chết đó, mới thành công vậy. Tiệc thánh ám chứng rằng ta lấy đức tin mà nhận lãnh các linh diệu của sự chết ấy để được cứu và sống, chẳng khác gì thân thể ta đói khát, nhờ sự ăn uống mà được sống còn vậy. ICô 11:24; ICô 5:7
Dân Y-sơ-ra-ên xưa kia giết con sinh lễ Vượt qua, bôi huyết trên cửa, rồi ăn thịt của nó, mới được giải cứu khỏi xứ Aicập thể nào, thì nay chúng ta nhờ sự chết, sự bôi huyết Chúa, và sự nương cậy đến huyết ấy mà được cứu khỏi tội lỗi cũng thể ấy.
c) Ám chỉ về sự liên hiệp với Chúa: Lễ tiệc thánh cũng ám chỉ rằng ta nhờ sự liên hiệp với Chúa mà hưởng được các hạnh phước do sự chết của Ngài mà ra. ICô 10:16
d) Ám chứng rằng tín đồ hằng cậy Chúa cho được sống: Tiệc thánh cũng ám chứng rằng tín đồ được sống về phần linh tánh là nhờ sự liên hiệp với Christ đã chết và sống lại mà được nên. Ở ngoài Ngài chỉ có sự chết; như nhánh lìa gốc, phải khô chết thể nào, thì tín đồ ở ngoài Chúa cũng chỉ khô héo và chết mất thể ấy. Xem Gi 6:53.
e) Ám chỉ tín đồ cũng đều hiệp nhứt trong Chúa: Chúa là Đầu của thân thể, tín đồ là chi thể. Tiệc thánh ám chứng rằng tín đồ đều nhờ Đầu là Christ mà hiệp làm một với nhau. ICô 10:17
f) Dự chứng về phước hạnh trọn vẹn ở trên trời: Lễ tiệc thánh cũng dự cáo về phước hạnh mà con cái của Chúa sẽ hưởng được trong nước Đức Chúa Trời ở đời sau. Khi ấy họ sẽ đồng ngồi với Chúa và các thánh đồ mà giữ tiệc thánh cách trọn vẹn, vui vẻ vô cùng vô tận. Lu 22:18. Cũng xem Ma 26:29; Mác 14:25; Khải 19:9.
5. AI XỨNG ĐÁNG GIỮ TIỆC THÁNH
Ai gọi là người xứng đáng giữ tiệc thánh? Tân ước giải quyết vấn đề ấy rõ lắm, tỏ ra tín đồ phải theo đủ bốn điều kiện, mới gọi là kẻ giữ tiệc thánh cách xứng đáng.
a) Phải là người đã được tái sanh: Tiệc thánh là tượng trưng bề ngoài chứng rằng tín đồ có sự sống thuộc linh bề trong, và sự sống ấy nhờ sự sống của Christ được nuôi nấng và lớn lên. Cho nên kẻ nào vẫn còn “chết vì vi phạm và tội lỗi mình”, cố nhiên không thể dự tiệc thánh được. Chúng ta há có bao giờ đưa đồ ăn cho xác chết đâu? Các sứ đồ cũng chẳng hề ban tiệc thánh cho kẻ không tin. Trái lại, Phao-lô khuyên mọi người muốn giữ tiệc thánh thì phải “tự xét mình trước” đã, rồi sau mới có thể “phân biệt thân Chúa”, mà giữ lấy cách xứng đáng mới khỏi chuốc lấy sự xét đoán cho mình vậy. ICô 11:27-29
b) Phải là người đã chịu báp têm rồi: Điều kiện thứ hai là người được phép giữ tiệc thánh quả là tín đồ đã chịu báp têm rồi, bằng chưa thì không được giữ lễ ấy. Những bằng cớ sau đây chứng cho điều kiện nầy.
(1)Chúa thiết lập lễ báp têm trước lễ tiệc thánh: Ma 21:25
(2)Các sứ đồ làm lễ tiệc thánh lần đầu chắc đã chịu hoặc Giăng hay là người khác làm báp têm cho mình rồi. Công 1:21,22; Công 19:4
Chúa coi lễ báp têm rất quan hệ, nên mới đến chịu Giăng làm lễ ấy cho. Vì cớ đó ta có thể đoán chắc rằng Ngài cũng răn dạy môn đồ phải bắt chước Ngài mà chịu Giăng làm báp têm cho họ nữa.
(3)Mạng lịnh của Christ định cho lễ báp têm đứng đầu trong việc từng trải đạo Chúa. Vì Ngài bảo sứ đồ đi làm môn đồ trong muôn dân,rồi sau phải làm báp têm cho họ. Đã chịu báp têm rồi, thì lại phải dạy cho họ giữ mọi điều Chúa đã truyền cho. Một trong các điều ấy là đạo về lễ tiệc thánh. Xem Ma 28:19,20; ICô 11:23
(4)Sứ đồ và cả Hội Thánh đầu tiên đều theo thứ tự ấy trong việc giảng dạy và làm môn đồ cho Chúa, tức là trước hết làm báp têm cho kẻ đã tin; rồi sau mới cho họ giữ tiệc thánh: Công 2:41,46. Cũng xem Công 8:12; 10:47,48; 22:16.
c) Phải là thuộc viên của Hội Thánh: Lễ tiệc thánh vốn một nghi lễ thuộc riêng về Hội Thánh để tín đồ giữ chung. Cho nên lấy làm hữu lý mà hạn chế sự dự tiệc thánh chỉ dành riêng cho những người đã nhập hội rồi. Nói cách khác, tiệc thánh đã là lễ thuộc gia đình của Chúa; nên kẻ dự lễ ấy tự nhiên cũng phải được thuộc trong gia đình ấy, mới hiệp nghi vậy. Xem Công 2:46,47; 20:7; ICô 11:18,22.
Tiệc thánh cũng là biểu hiệu chỉ bóng về tín đồ giao thông lẫn nhau. Kẻ ngoại và kẻ bị dứt phép thông công tự nhiên không được giao thông nhau trong lễ ấy, vì là biểu hiệu hữu hình tỏ ra có dây liên lạc vô hình ràng buộc tín đồ liên hiệp nhau mà thành một đoàn thể trong Chúa vậy. ICô 10:17
d) Phải là người có cách ăn nết ở xứng đáng: Kẻ nào được phép giữ tiệc thánh phải là người ăn ở xứng đáng mọi bề, giữ theo qui tắc của đạo, làm gương sáng cho kẻ ở ngoài Chúa. Hễ ai ăn ở trái với Tin Lành, làm nhục danh Chúa, và bêu xấu Hội Thánh, hẳn không nên cho dự tiệc thánh, duy nên dứt phép thông công vậy thôi. Nói đại khái, Tân ước tỏ ra bốn tội đủ làm bằng cớ cấm những kẻ phạm đến không được phép giữ tiệc thánh.
(1)Tội dâm dục: Trong ICô 5:1-13, Phao-lô bảo Hội Thánh Cô-rinh-tô phải dứt phép thông công những tín đồ phạm tội loạn luân; nên tự nhiên những kẻ ấy không được dự các thánh lễ của Hội Thánh nữa.
(2)Tội bất tuân mạng lịnh của Chúa: Tín đồ nào cố ý bất tuân mạng lịnh Chúa không được dự lễ tiệc thánh. ICô 14:37; IITê 3:6,11,15
(3)Tội tin và dạy tà giáo: Kẻ nào bỏ chánh đạo mà theo tà giáo chẳng được dự tiệc thánh. Tít 3:10; IGi 4:2-3; IIGi 10,11
(4)Tội gây phe đảng trong Hội Thánh: Hễ tín đồ nào gây phe đảng trong Hội Thánh, đáng bị phạt không được phép dự tiệc thánh. Rô 16:17.
6. HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG CÓ TRÁCH NHIỆM THỰC HÀNH CÁC ĐIỀU KIỆN ẤY KHÔNG CHO KẺ PHẠM DỰ TIỆC THÁNH
Toàn thể tín đồ có trách nhiệm coi chừng mọi giáo hữu đã được phép giữ tiệc thánh thật đã làm trọn các điều kiện kể trên. Nhưng vì giáo hữu đông, có người khôn kẻ dại, người được phước, kẻ thiếu ơn, nên Hội Thánh phải giao việc ấy cho ban chức viên đã được công cử lo chăm nom, có mục sư đứng đầu dẫn dắt (ICô 11:1-22; Khải 2,3). Trong bảy thơ gởi cho bảy Hội Thánh tại Tiểu Asi, Chúa giao các lời trách bảy Hội Thánh cho sứ giả (mục sư) của bảy hội ấy, chứng rằng vị ấy có trách nhiệm nặng về việc coi sóc, dẫn dắt giáo hữu trong sự tín ngưỡng và hành đạo vậy.
7. Ý KIẾN SAI LẦM VỀ LỄ TIỆC THÁNH
Trong Hội Thánh hữu hình có nhiều ý kiến về lễ tiệc thánh, nhưng nói đai khái, thì chỉ có hai ý kiến đáng gọi là sai lầm, ấy là biến thể thuyết (transubstantiation) và thánh thể cộng tại luận (consubstiation). Sau đây xin lần lượt qua hai ý kiến ấy.
a) Biến thể thuyết: Thuyết nầy do ý kiến của Giáo hội La-mã chủ trương rằng bánh và rượu trong lễ tiệc thánh biến thành thân và huyết thật của Chúa. Mỗi khi nhà tư tế làm lễ ấy, thì là mỗi lượt hi sinh Christ trên bàn thờ chẳng khác gì lúc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá vậy. Giáo hữu nhờ há miệng ăn lễ ấy mà hưởng được ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Thuyết ấy sai lầm vì mấy cớ sau đây:
(1)Do sự lầm giải Kinh Thánh mà ra: Trong Ma 26:26 Chúa phán: “Đây là thân thể ta”. Giáo hội La-mã giải nghĩa câu ấy sai lầm. Trong lúc Chúa thiết lập lễ tiệc thánh, thì Ngài đâu có ban cho sứ đồ ăn thịt thật của Ngài; bởi vì chính Ngài chưa chịu chết, thân vẫn đương ở với họ, nên tự nhiên Ngài chẳng có ý nói rằng Ngài lấy thịt của thân mình mà đưa cho họ ăn. Bánh của Chúa đưa cho họ ăn đó là tượng trưng chỉ bóng về thịt của Ngài, chớ chẳng phải là thịt thật đâu. Như Ngài tự xưng: “Ta là cái cửa” (Gi10:9), “Ta là đường đi” (Gi 14:6), “Ta là cây nho” (Gi 15:1), thì chẳng có ai nghe hoặc đọc lời ấy mà lại hiểu rằng Chúa thật là một cái cửa, một con đường, hay một cây nho đâu; trái lại, ai nấy đều hiểu rằng Chúa nói bóng, dạy rằng nhờ Ngài chúng ta được vào nước Đức Chúa Trời, được trở về cùng Cha, được liên hiệp với Ngài như nhánh ở trong cây vậy.
Mà hiểu các câu ấy chỉ nói bóng thôi, thì cớ sao lại dám cố quyết rằng câu “Đây là thân thể ta”, là nói theo nghĩa đen chỉ về xác thịt thật của Ngài ư? Trong Ma 26:28 lại chép: “Đây là huyết ta… đã đổ ra cho nhiều người”. Câu ấy cũng nói bóng, vì trong giờ Chúa phán lời ấy thì huyết Ngài chưa bị đổ ra. nếu ai chỉ vào bức ảnh của thân sinh mình mà bảo rằng: “Đây là thân sinh tôi”, thì ai ai cũng biết rằng ấy chẳng phải là chính thân thể bằng huyết vàthịt của thân sinh tôi đâu, bèn là hình ảnh của ông in trên giấy đó thôi. Khi một giáo sư kia chỉ địa đồ nước Pháp mà nói rằng: “Đây là nước Pháp”, thì chẳng có cậu học trò nào lầm tưởng rằng miếng giấy cứng treo đó là nước Pháp thật đâu; nhưng ai ai cũng hiểu rằng địa đồ ấy chỉ bóng về nước Pháp đó vậy. Về bánh và rượu trong tiệc thánh cũng như thế, duy làm hình bóng chỉ về thân và huyết của Christ mà thôi.
(2)Phản đối với ngũ quan ta: Ý kiến của thuyết nầy phản đối hẳn với ngũ quan ta, cũng mâu thuẫn với mọi sự thí nghiệm ta có thể dùng để thử coi bánh và rượu đó quả có biến chất trở nên thịt và huyết thật không. Ta cứ lấy mắt xem, lấy tay rờ, lấy miệng nếm thì thấy bánh vẫn là bánh, rượu vẫn là rượu, chớ chẳng hề biến chất gì cả. Nhưng Giáo hội La-mã dạy rằng không thể nhờ ngũ quan mà biết việc ấy, vì là việc thuộc linh. Song ta đáp: nếu chúng ta không thể cậy ngũ quan để biết khi nào vật nầy đã biến hóa ra vật khác, thì làm sao lại dám nhờ quan năng ta để nghe lời phán của Christ? Ví thử sự thấy, sự rờ, sự nếm ta không đủ khiến ta tín nhiệm để nhận thực biết đúng về tánh chất của bánh và rượu trong tiệc thánh, thì cớ sao lại dám chắc lỗ tai ta không lừa dối ta trong khi nghe lời Chúa phán: “Đây là thân thể ta”.
Giáo hội La-mã gọi sự bánh và rượu biến ra thịt và huyết của Christ đó là “phép lạ của lễ misa”. Nhưng nếu xét các phép lạ của Christ đã ký thuật trong Tân ước, thì rõ lắm ngũ quan người ta có thể thí nghiệm các phép lạ ấy đều là chơn thật cả. Chẳng một cái nào phản đối với sự thí nghiệm bao giờ cả. Giả như phép lạ biến nước thành rượu (Gi 2:1-10) thì ai ai cũng thấy và nếm nước thật đã hóa ra rượu rồi. Nhưng “phép lạ lễ misa” và ngũ quan ta cứ trái nhau mãi; vì trước sau bánh và rượu của lễ ấy vẫn là bánh và rượu, chẳng có dấu hiệu mảy may nào chứng rằng nó đã biến hóa gì cả! Từ xưa đến nay, Giáo hội La-mã đã làm hằng hà sa số lễ misa rồi; thế mà chưa bao giờ ta được nghe có nhà tư tế nào đã thấy bánh và rượu biến hóa ra thịt và huyết thật lần nào cả. Bằng có, dám chắc các phẩm trật giáo hội ấy đã tuyên bố “phép lạ” đó ra khắp bốn phương thiên hạ, để phô trương cái “chứng quả” của biến thể thuyết kia cho người người đều biết vậy.
(3)Chối sự hoàn toàn của sinh tế của Christ: Biến thể thuyết cũng chối sinh tế của Christ là chưa hoàn toàn, đầy đủ để chuộc tội; nên phải có “sinh tế” của lễ misa (le sacrifice de la messe) để bổ khuyết cho. Vì Giáo hội La-mã chủ trương rằng mỗi lần viên tư tế đứng làm lễ misa, thì trước hết phải dùng bánh và rượu mà tái tạo thân của Christ đã, rồi sau mới lại hi sinh thân ấy trên bàn thờ mà làm lại sự chuộc tội nguyên bản của thập tự giá. Ý kiến ấy phản đối hẳn với sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Vì Kinh Thánh dạy rõ rằng Christ đã hi sinh mình chịu chết để chuộc tội là rất hoàn bị và chị một lần đủ cả. (Hê9:28).
Lại Tân ước chẳng chỗ nào gọi lễ tiệc thánh bằng cuộc hi sinh và đối với lễ ấy cũng chẳng nói đến nào là bàn thờ, tư tế, lễ phục, hay là cuộc “hy sinh” bánh và rượu (consécration de pain et de vin) đâu. Nếu có nói đến bàn thờ hay chức tư tế, thì cũng chỉ để so sánh cuộc lễ bái của đạo Môi-se với sự thờ phượng của đạo Christ, tỏ ra các nhà tư tế của đạo cũ đều “hầu việc thánh”, “chầu bàn thờ”, thực hành cuộc lễ bái tại đền thờ, nhưng các đầy tớ của đạo Christ đều “rao truyền Tin Lành”. (ICô 9:13,14), không còn hành chức tư tế nữa, vì chức ấy với đền thờ và công việc hy sinh kia đều đã được ứng nghiệm trọn vẹn ở trong sự chết và sự sống lại của Ngài rồi. Các câu viện dẫn sau đây làm chứng rõ: Hê 9:9-12,18; ICô 9:13,14
Trong câu 13 ấy nói về cuộc “hầu việc thánh”, sự “chầu bàn thờ”, và lương thực của chức viên tư tế, cốt để làm thí dụ. Còn trong câu 14 thì ứng dụng thí dụ ấy cho nhà truyền đạo hiện nay, nhưng chẳng nói gì về cuộc “hầu việc thánh” , sự “chầu bàn thờ” hoặc về lễ ăn thịt hy sinh trên đền thờ đâu, bèn chỉ nói đầy tớ Chúa giảng Tin Lành, có quyền nhờ chức nhiệm ấy mà sống, cũng như viên tư tế đời xưa có quyền nhờ chức “chầu bàn thờ” mà được sống vậy. Thế thì, nếu Tân ước dạy rõ Christ nhờ sự hy sinh mình một lần đủ cả mà chuộc tội hoàn toàn rồi, và nếu chẳng hề gọi tiệc thánh là cuộc hi sinh, cũng chẳng bảo ai phải có bàn thờ hay lễ phục gì trong khi làm lễ ấy, thì Giáo hội La-mã viện những cớ gì mà làm những điều đó? Hội ấy há chẳng trái ý chỉ Chúa, khinh cuộc hy sinh Ngài mà trở lại cuộc thờ phượng của đạo Môi-se là đạo đã bị Chúa trừ bỏ đó sao?
(4)Đặt nghi lễ bề ngoài làm tôn chỉ của đạo: Đạo lễ misa phá hủy Cơ đốc giáo, bởi vì đặt một nghi lễ bề ngoài làm tôn chỉ và trung tâm của đạo. Giáo hội La-mã quả tôn trọng lễ misa, đặt lễ ấy làm nền tảng của cả cuộc cứu rỗi lẫn tổ chức giáo hội; còn các việc khác, như là giảng Tin Lành, sự cầu nguyện, sự chứng đạo, sự hành vi đạo đức, thì chỉ cho là những việc phụ thuộc cho lễ misa đó thôi.
Vả, sự cứu rỗi do lễ ấy mà ra, không thể gọi là Cơ đốc giáo thật, vì là đạo thuộc thể hơn là thuộc linh, có tánh chất thuộc ma thuật hơn là thuộc năng lực của Thánh Linh. Vả lại, cái chỗ quan hệ nhứt trong lễ mi sa là sự thờ phượng thánh thể (hostie, tức là cái bánh đã trở nên thân của Chúa). Nhưng Christ được (là điều ta đã thấy không thể được), thì Giáo hữu La-mã thờ phượng cái gì? Họ há chẳng thờ phượng một miếng bánh sao? Mà hễ ai thờ phượng một miếng bánh há chẳng phạm tội thờ hình tượng ư?
b) Thánh thể cộng tại luận: Thuyết nầy là ý kiến của Giáo hội Luthérienne và của Thượng Giáo hội Anh, chủ trương rằng: (1) Cả huyết và thịt của thân thể Christ đều ở với hai thứ bánh và rượu của lễ tiệc thánh, nhưng hai thứ đó không được biến hóa ra huyết và thịt ấy, chỉ làm biểu hiệu cho mà thôi. (2) Tín giáo há miệng mà tiếp nhận thịt và huyết thật của Chúa. (3) Cả người tin lẫn kẻ không tin đều dự thịt và huyết ấy được, nhưng hễ kẻ không tin dự đến, thì chuốc lấy sự xét đoán cho mình. (4) Thân và huyết của Chúa chỉ ở với bánh và rượu đó cách thuộc linh, mắt phàm không thấy được, và kẻ dự vừa nhờ Thánh Linh, vừa nhờ đức tin mà nhận lấy. (5) Mục sư chẳng có quyền gì mà “thỉnh” Chúa ngự vào trong hai thứ của lễ tiệc thánh; bèn là chính Ngài nhờ quyền vô sở bất tại mà ngự vào đó thôi. (6) Thân và huyết của Chúa chỉ ngự với hai thứ bánh và rượu đương khi làm lễ trong giáo đường; lễ xong rồi, thì lìa đi ngay. Nên Giáo hội Luthérienne chẳng để dành lại hai thứ của tiệc thánh, cũng nghiêm cấm giáo hữu bắt chước tập quán của Giáo hội La-mã mà thờ lạy hai thứ ấy. Sau đây, xin bài bác chỗ sai lầm ý kiến nầy.
(1)Trái ý Kinh Thánh: Kinh Thánh chẳng có đoạn sách nào dạy rằng thịt và huyết của Christ đến ngự một bên với hai thứ bánh và rượu trong tiệc thánh.
(2)Giống như ý kiến La-mã: Thuyết nầy tuy chối hẳn biến thể thuyết, thì vẫn cũng có chỗ giống như thuyết ấy, vì khiến cho lễ tiệc thánh trở nên một phương pháp vật chất và bề ngoài để tiếp nhận Chúa vào lòng. Như thế là cũng đánh đổ đức tin mà lập lại một lễ vật chất thế cho, đổi cái biểu hiệu về sự cứu rỗi ra chính sự cứu rỗi ấy, gây nên một bọn tư tế để làm lễ, kết cuộc là dắt tín giáo vào rừng rậm minh mông của nghi thức chủ nghĩa, tăng lữ học, và bái vật giáo vậy.
(3)Che khuất sự cứu rỗi bởi đức tin: Thánh thể cộng tại thuyết che khuất sự cứu rỗi bởi đức tin như đã tỏ ra trong Kinh Thánh, vì chủ trương rằng kẻ không tin cũng có thể dự đến Christ như kẻ đã tin rồi.
Song Kinh Thánh dạy rõ kẻ vô tín không thể dự đến Chúa được, chỉ kẻ nào có đức tin mới hưởng được ơn cứu rỗi, và dự phần đến thần tánh của Đức Chúa Trời ở trong Christ vậy.
(4)Sự kết luận ý kiến nầy rất vô lý: Nếu Chúa nhờ quyền vô sở bất tại mà đem thân thể Ngài ngự vào bánh và rượu của lễ tiệc thánh, thì chắc các món ăn khác và mọi bữa ăn thường cũng có thân thể Ngài ngự vào; vì theo đạo vô sở bất tại thì chỗ nào món nào cũng có Ngài cả! Nhưng luận như thế thật vô lý, nên buộc ta phải chối hẳn thánh thể cộng tại thuyết cũng như đã công nhận rằng khi tín đồ dự tiệc thánh, thì nhờ đức tin mà dự phần đến linh nghiệm của thân Chúa bị tan nát và huyết Chúa bị đổ ra, chớ chẳng phải là hả miệng ra mà ăn thịt, uống huyết thật của Ngài đâu. Vả lại, ý kiến nầy cũng thích hiệp với Kinh Thánh, vì Kinh Thánh dạy rằng: “Nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công nghĩa, bình an, vui vẻ trong Thánh Linh” vậy (Rô 14:17).
Chương 5 – LUẬN VỀ CHỨC DỊCH CỦA HỘI THÁNH
Hội Thánh dầu vốn một cơ thể bao hàm tất cả những người nhờ ơn cứu rỗi mà được lựa chọn, kêu gọi ra khỏi thế gian để làm dan thuộc riêng cho Đức Chúa Trời, thì cũng chẳng thể nên rút mình ra khỏi thế gian, mà đi ẩn cư nơi tịch mịch như chủ nghĩa biệt tu kia đâu. Hội Thánh Christ ở trong đời có chức dịch trọng đại, rất quan hệ với xã hội, và với đoàn thể Hội Thánh. Đại khái, chức dịch của Hội Thánh có hai nhiệm vụ lớn, tức là (1) giảng Tin Lành, và (2) gây dựng thân thể của Christ. Xin lần lượt luận qua hai nhiệm vụ ấy.
I. SỰ GIẢNG TIN LÀNH
(1)Chức vụ trọng nhứt: Chức dịch quan trọng đệ nhứt của Hội Thánh là giảng Tin Lành. Tuy Christ đã làm xong phương pháp cứu chuộc, thì phương pháp ấy vô hiệu nếu Hội Thánh không đem Tin Lành về sự cứu chuộc ấy mà truyền ra khắp nơi. Trong thời đại nầy không phải là Hội Thánh rán sức đem thế gian đến Christ, bèn là phải hết sức đem Christ đến thế gian, đi giảng Tin Lành cho muôn dân để làm chứng về sự chết, sự sống lại của Ngài, và nhờ đó mà chọn ra khỏi thế gian một dân để thuộc riêng về Ngài. Những câu dẫn ra sau đây chứng cho: Ma 28:19,20; Mác 16:15; Công 1:8; Công 15:14-17
(2)Hai hình bóng: Trong Kinh Thánh có hai vật làm hình bóng chỉ về chức dịch của Hội Thánh, ấy là muối và sự sáng (Ma 5:13-14). Hội Thánh ở trong thế gian để giữ gìn xã hội cho khỏi bị hư hỏng hôi thúi, chẳng khác gì muối ướp vào thịt hoặc cá, để giữ nó khỏi sình thúi vậy. Còn sự sáng làm hình bóng về sự làm chứng. Hội Thánh đem đạo Chúa mà làm chứng cho cả thế gian, nhờ đó người ta được cứu rỗi khỏi tội, được biết đường dẫn dắt về nhà Cha, được rõ phải ăn ở cách nào cho đẹp lòng Đức Chúa Trời, làm ích cho xã hội, và dọn đường cho Chúa mau trở lại. Chính Chúa dạy rằng: Ma 5:13,14
Chức dịch của Hội Thánh đối với đời: Có nhiều người chủ trương rằng nếu hạn chế chức dịch của Hội Thánh vào một sự giảng Tin Lành mà thôi, thì hẹp hòi quá. Bởi đối với đời thì Hội Thánh cũng còn có chức vụ khác nữa chớ, như là sửa đổi phong tục, tập quán, cải chánh xã hội, chánh trị, mở mang giáo dục, phát biểu ý kiến mới nầy nọ nữa chẳng hạn, để khiến cho thế gian nối gót noi chơn nữa mới phải chứ
Xin đáp: Hội Thánh thật chỉ có một chức vụ đối với đời ấy là giảng Tin Lành để cứu rỗi tội nhơn. Nếu Hội Thánh bỏ chức vụ ấy mà xây qua chức vụ khác, dầu là hay tốt và ích lợi đến mực nào đi nữa, thì cũng chẳng đáng gọi là Hội Thánh của Chúa nữa đâu, nếu không sớm thì muộn chắc sẽtrụy lạc, đi sâu vào đời, làm trinh chuyên, mất cả đặc tánh mà trở nên đại dâm phụ như đã tả ra trong Khải huyền 17,18 vậy.
Dường ấy, tuyệt nhiên Hội Thánh chẳng nên có và chẳng hề có ảnh hưởng gì đối với xã hội hay sao? Có lắm chớ; dám chắc rằng không có cơ quan nào trong thế gian có ảnh hưởng trên đời mạnh bằng Hội Thánh đâu. Hội Thánh xưa nay hễ chuyên tâm giảng Tin Lành bao nhiêu thì quả đã là muối và ánh sáng của thế gian bấy nhiêu, kìa, ta thường thấy trong vòng những kẻ đã tín nhận đạo ấy thì đã trừ khử hẳn các phong tục dị đoan, cải cách được chánh trị áp chế, sáng lập được giáo dục lành mạnh, và còn biết bao nhiêu việc từ thiện, điều công ích của xã hội hiện nay vốn nhờ ảnh hưởng Hội Thánh mà được nên đó vậy! Song các hạnh phước ấy sở dĩ được nên như thế là chỉ vì Hội Thánh trung tín với Chúa giữ theo mạng lịnh Ngài, làm trọn trọng trách mà cứ giảng Tin Lành thuần túy. Bởi chưng sự giảng Tin Lành biến cải được lòng kẻ tín nhận và ban cho họ được khuynh hướng mới, nguyện vọng mới và mục đích mới, đến đỗi không còn thể nào giữ theo phong tục dị đoan nữa, cũng chẳng còn muốn áp chế đồng bào mình, trái lại còn muốn cho họ được học biết đạo lý thật và mọi khoa khác có thể làm cho đời người ta được vui vẻ hạnh phước hơn. Nhưng đó chỉ là sự kết quả của việc giảng Tin Lành, chớ chẳng phải là chính việc ấy đâu. Muối có ích cho thịt chỉ vì nó giữ được chất mặn luôn. Hễ một khi nó đã biến chất mà lạt đi thì phải ném bỏ cả muối lẫn thịt, vì đều bị hư hỏng hết. Hội Thánh cũng vậy, hễ giữ theo đặc tánh biệt riêng ra cho Chúa, làm trọn trọng trách giảng Tin Lành, thì sẽ được ơn làm muối cho đời luôn; bằng bỏ địa vị ấy đi mà hiệp tác với thế gian đặng làm việc của đời chắc không sớm thì muộn sẽ trở nên nguội lạnh như Hội Thánh Laodixê, bị Chúa nhả ra vậy (Khải 3:16). Phao-lô dạy rằng: IICô 6:14-18. Cũng xem Khải 3:14-18.
II. SỰ GÂY DỰNG THÂN THỂ CỦA CHRIST
1. ĐỊNH NGHĨA
Sự gây dựng thân thể của Christ có nghĩa gì? Đáp: Ấy là sự gây dựng Hội Thánh trong lẽ thật và ân điển Đức Chúa Trời. Khi tội nhơn đã được cứu, thì Hội Thánh phải dạy đạo Kinh Thánh cho người khiến người giữ theo mọi điều Chúa đã truyền cho. Khi tội nhơn được tái sanh, thì mới là con đỏ của Chúa. Nhờ Hội Thánh nuôi nấng, coi sóc, và sửa trị, thì kẻ ấy mới có thể đạt đến bậc thành nhơn trong Ngài vậy. Trong Ma 28:19,20 Chúa bảo sứ đồ trước hết phải khiến người ta trở nên môn đồ, rồi sau phải dạy cho họ giữ hết thảy mọi điều Christ đã truyền cho. Ấy là gây dựng thân thể của Christ vậy.
2. CƠ QUAN GÂY DỰNG THÂN CHRIST.
Theo Kinh Thánh dạy thì có chừng năm cơ quan hiệp tác mà gây dựng thân của Christ, tức là:
a) Chức nhiệm của Hội Thánh: Nhờ các chức nhiệm bất đồng ở trong Hội Thánh mà thân Chúa được gây dựng. Êph 4:11-13
Cả sự tổ chức, cuộc cai trị, và các chức viên của Hội Thánh thảy đều cốt để gây dựng thân thể của Christ. Cho nên cả chức viên và giáo hữu đều nên đồng tâm hiệp ý mà lo gây dựng thân thể của Chúa. Việc gì trong Hội Thánh mà không lấy sự ấy làm mục đích duy nhứt thì không đáng gọi là công việc của Chúa đâu.
b) Đạo của Đức Chúa Trời: Đạo Đức Chúa Trời được biên tập trong Kinh Thánh, và là đồ ăn thuộc linh của linh hồn. Hội Thánh dùng đồ ăn ấy mà nuôi nấng tín đồ cho được lớn lên, đạt đến bậc thành nhơn trong Christ vậy. Côl 3:16; IPhi 2:1,2; Hê 5:14
c) Thánh Linh: Cơ quan thứ ba là Thánh Linh. Nhờ sự hành động của Ngài mà ta được tái sanh; cũng nhờ năng lực Ngài mà Hội Thánh đạt đến bậc thành nhơn vóc giạc của Chúa. Ga 5:25; Êph 5:18
d) Các ân tứ của Thánh Linh: Trong ICô 14:1-25 Phao-lô dạy rằng nhờ các ân tứ của Thánh Linh mà “Hội Thánh được gây dựng” (câu 5). Vậy, tín đồ được ân tứ gì, cũng chỉ nên dùng ân tứ ấy để gây dựng lẫn nhau.
e) Các Thánh lễ: Lễ báp têm và lễ tiệc thánh là hai cơ quan Thánh Linh dùng để gây dựng Hội Thánh. Cho nên Hội Thánh phải thường giữ hai thánh lễ ấy, giữ theo như Chúa và các sứ đồ đã dạy bảo trong Kinh Thánh vậy.
Chương 6 – LUẬN VỀ TƯƠNG LAI CỦA HỘI THÁNH
KÊ CỨU lịch sử Hội Thánh xưa nay, thường thấy có khi thịnh, lúc suy, khi tối, lúc sáng, khi thì tuyết trắng giá trong, lúc lại sương mù mây đậm, có khi được bình an ưu thắng, có lúc lại bị ngược đãi bại vong, đến đỗi thất vọng, tưởng chừng như chẳng tồn tại nổi. Trải các đời Hội Thánh thật của Chúa cũng thường bị thế gian khinh dể, chán bỏ chẳng đếm xỉa đến, coi giáo hữu như bọn người vô dụng, rất yếu đuối và đê hèn, không đáng cho bậc khôn ngoan sang trọng của đời để ý đến. Nhưng nên biết sự hèn hạ của Hội Thánh chỉ tạm thời mà thôi, trong đời hầu đến sẽ hưởng được phần rất vinh hiển, khiến cho cả vũ trụ phải ngạc nhiên cực kỳ. Cuộc tương lai vinh hiển ấy gồm ba phương diện, có thể gọi bằng ba danh hiệu là Tân phụ, Hoàng Hậu và Ngọc Châu. Xin lược luận qua như sau đây.
I. SẼ LÀM TÂN PHỤ CỦA CHRIST
Kinh Thánh thường gọi Hội Thánh là vợ và Tân phụ của Christ (Êph 5:31,32; Khải 19:7; Khải 21:9). Ngài xa Cha ở trên trời lìa mẹ ở dưới đất mà kết hiệp với Hội Thánh để làm Chồng Hội Thánh cho đến đời đời vô cùng. Hội Thánh là “một đồng nữ trinh khiết”, được gả cho Christ (IICô 11:2). Mọi tín đồ đã tín nhận Christ làm Cứu Chúa mình cũng đều được hứa gả cho Ngài, như trang thục nữ kia được hứa gả cho cậu thanh niên anh tuấn nọ. Nhưng Chúa và Hội Thánh chưa làm lễ cưới, đợi đến khi Ngài tái lâm, tiếp rước Hội Thánh lên trong thiên không rồi mới làm lễ cưới (Khải 19:5-9). Trên trời coi lễ ấy rất tôn trọng, bởi lúc sắp hành lễ, thì cả trời có tiếng reo mừng vang dậy rằng: “Halêlugia!” (Khải 19:1). Khải 21:9; IICô 11:2; Êph 5:25-27; Khải 19:7,8
II. SẼ ÐỒNG TRỊ VỚI CHRIST
Trong cuộc trị vì của Christ, Hội Thánh sẽ là hoàng hậu Ngài đồng trị với Ngài; hưởng được cả vinh hiển quyền thế của Ngài cũng như một người vợ đồng hưởng các vinh quang quyền thế của chồng vậy. Khi ấy Hội Thánh được phẩm tước rất cao, làm phụ bậc của nước Christ, cầm quyền cai trị không những là cả trái đất mà cả trên trời nữa, vì sẽ xét đoán thiên sứ (ICô 6:3). Lúc ấy cảnh tượng Hội Thánh thay đổi cực kỳ không còn hèn hạ yếu đuối, bị đời khinh bỉ nữa, nhưng trở nên cảnh rất sáng láng tốt tươi, tinh anh cường thạnh, bút trần khôn thể tả được. Kinh Thánh có câu dạy rằng: IITi 2:12; Khải 5:9,10; Khải 20:6; Khải 22:5. Cũng xem Khải 1:6; 3:21; IPhi 2:9
III. TỎ RA VINH HIỂN CỦA ÐỨC CHÚA TRỜI
Đức Chúa Trời đã lựa chọn và sáng lập Hội Thánh, cứu rỗi và khiến cho toàn thể Hội Thánh được nên thánh sạch, cốt để Hội Thánh trải suốt mọi đời của cõi đời đời bày tỏ ra cho muôn dân mọi loài cả vinh hiển cực diệu kỳ của ân điển Đức Chúa Trời. Hội Thánh là ngọc châu đầy hào quang rực rỡ lóng lánh trên mão miện của Christ để ngợi khen ân điển cực kỳ phong phú của Ngài cho đến đời đời vô cùng! Phao-lô dạy rằng: Êph 1:5,6,12; Êph 3:10; Êph 2:7
QUYỂN XI - LUẬN VỀ LAI THẾ
(Lai thế học)
LỜI MỞ ĐƯỜNG
NÓI đại khái, trong đời nầy mỗi cá nhơn tín đồ, hoặc cả thể Hội Thánh đều chưa đạt đến địa vị vinh hiển trọn vẹn mà Chúa đã dự định cho (Rô 8:24), nhưng sẽ đạt đến khi bước vào thế giới tương lai (ICô 13:10). Khi nước Đức Chúa Trời đã hiện đến, và tín đồ đã được ở với Ngài trong nơi vinh hiển rồi, mới gọi là đạt đến bậc trọn vẹn vậy. Nước Đức Chúa Trời được hiện ra hiển nhiên, trọn vẹn bao gồm những biến động phải xảy đến trước như là sự chết, sự tái lâm của Chúa, sự sống lại của thân thể, sự sáng lập nước Thiên hy niên, và sự phán xét chung. Trong cõi lai sanh, mọi người hoặc thiện hoặc ác, đều phải trải qua hai địa vị, một gọi là tạm cư, một gọi là vĩnh cư. Địa vị tạm cư là khoảng thời gian giữa ngày chết và ngày sống lại; còn địa vị vĩnh cư thì trải suốt từ ngày sống lại cho đến đời đời vô cùng.
Chúng ta luận về quyền nầy theo sáu chương là: 1) Lai Sanh, 2) Sự chết, 3) Sự tái lâm của Chúa, 4) Sự sống lại, 5) Sự phán xét sau chung, và 6) Địa vị vĩnh cư của loài người.
Chương 1 – LUẬN VỀ LAI SANH
I. LAI SANH CHẮC CHẮN
1. ĐỊNH NGHĨA LAI SANH
HAI chữ “lai sanh” có nghĩa gì? Chữ “lai” nghĩa đen là đến, về sau; chữ “sanh” nghĩa đen là sống. Hiệp hai chữ ấy lại thành một danh từ kép thì có nghĩa là “đời sau”, “sự sống trong cõi tương lai” vậy. Trong chương nầy chúng ta luận về đời sống tương lai của người ta.
2. LAI SANH THỰC HỮU
Trong thời đại khoa học phát đạt khá thạnh như ngày nay, người ta không còn muốn tìm kiếm lẽ thật trong Kinh Thánh nữa, họ chỉ khăng khăng bám lấy khoa học thực nghiệm làm định nghĩa để quyết đoán mọi sự trong vũ trụ. Họ luận rằng mọi sự vật trong vũ trụ, phàm vật gì không thể lấy mắt ngắm, tai nghe, mũi ngửi, tay rờ đến được thì đều không đủ tin, bất quá là những ảo tưởng hư không đó thôi. Vì theo ý kiến họ thì ngoài khoa học thực nghiệm ra, chẳng còn có lý học nào làm căn cứ cho sự suy luận của họ nữa. Họ chẳng còn có thần linh giới mà người phàm không thể tự nói đến, tự xét đến được. Cho nên họ cũng lầm quyết đoán rằng lai sanh hẳn chẳng có.
Nhưng chúng ta là kẻ tin Chúa thì lại phản đối ý ấy mà quyết rằng lai sanh chắc có. Chúng ta có thể để giao thông với thế giới vật chất, ấy là lẽ không ai đánh đổ được. mà chúng ta cũng dám nhận chắc rằng chúng ta vẫn có linh hồn để giao thông với thế giới thần linh nữa. Ta có thể tỷ thị linh hồn ở trong thân thể như thân thể ở trong y phục. Như tôi dầu ăn mặc đàng hoàng, nhưng áo quần không phải là tôi. Quần áo có khi thay ra mặc vào, mà tôi thì vẫn cứ là tôi, không thay đổi chút gì. Một mai linh hồn tôi sẽ lìa khỏi xác thịt nầy, nhưng không hại gì đến tôi, bởi vì sự lâm chung chẳng qua là cổi xác thịt ra mà để lại dưới đất, song linh hồn thì hãy còn mãi. Xác thịt vốn thuộc về đất, cuối cùng phải trả lại cho đất; còn linh hồn thuộc về trời, không thể bị tiêu diệt, khi lìa trần gian thì liền bước vào cõi lai sanh, để nhận lãnh hoặc phước hoặc họa tùy theo công việc mình đã làm là thiện hay ác.
Có nhà nho học đến hỏi nhà thần đạo kia rằng: “Kinh Thánh luận có linh hồn, vậy linh hồn, vậy linh hồn ở đâu, xin ông chỉ cho tôi xem với?” Nhà thần đạo trả lời: “Trong sách nho có câu rằng: “Sanh ngô ký giã, tử ngô qui đạo”, nghĩa là “sống ta gởi vậy, thác ta về vậy.” Nếu không có linh hồn, thì lấy chi mà về? Nhà nho kia đứng sửng sờ vì nhìn biết rằng đến nỗi Nho giáo cũng ám chứng rằng lai sanh chắc có. Lại ông Mạnh Tử cũng dạy rằng: “Phàm vi nhơn tử giả hồn thăng thiên nhi phách giáng địa” nghĩa là “Hễ người chết thì hồn lên trời, còn xác xuống đất” thì làm sao? Sau đây xin dẫn mấy lý cứ chứng rằng lai sanh chắc có bởi vì linh hồn quả thực tại.
II. BẰNG CHỨNG LAI SANH CHẮC CÓ
Sự chết của người công nghĩa hay là của kẻ gian ác đều chẳng phải là sự tiêu diệt đến đỗi không còn thực tại nữa đâu, bèn là qua đời tạm nầy đặng sang đời khác, lìa cõi kim sanh nầy mà vào cõi lai sanh vậy. Đây xin đem những lý cứ để minh chứng cho ý kiến ấy; trước đem bằng cớ do lý tánh, rồi sau sẽ đem bằng cớ do Kinh Thánh mà ra.
1. BẰNG CỚ THEO LÝ TÁNH
Có chừng sáu lý cứ do lý luận chứng rõ ràng lai sanh chắc có bởi vì linh hồn thực hữu.
a) Vật lý làm chứng: Chứng cứ của vật lý học có hai phương diện, như luận sau đây:
(1)Thể chất hằng thay đổi mà linh hồn chẳng đổi thay: Thể chất cứ thay đổi luôn, song linh hồn chẳng hề thay đổi. Nhà khoa học dạy rằng, bề ngoài của thân thể ta tuy ngó y như xưa, mà thực ra cả thân thể cứ mỗi bảy năm phải thay đổi một lần. Sánh ta hôm nay với hai mươi năm trước, coi bề ngoài thì dung mạo y nguyên, không sai chuyển gì, mà kỳ thực thì cả châu thân đã thay đổi vài ba lần rồi. Óc ta suy nghĩ nhanh lắm, mà một sợi dây nhỏ trong óc mỗi năm phải thay đổi hai lần. Quả tim ta cứ nhảy luôn cả ngày lẫn đêm, mà mỗi tháng nó phải thay đổi một lần. Vậy, quả tim tháng nầy của ta không phải là quả tim tháng trước, bộ óc năm nay không phải bộ óc năm kia, và cả châu thân ta hôm nay cũng không phải là thân của bảy năm về trước vậy. Vật chất dầu thay đổi mãi, mà ta thì vẫn còn là ta, ấy đủ minh chứng rằng linh hồn hằng ngày còn như xưa.
(2)Thể chất dầu phân tán mà linh hồn không thể phân tán: Thân thể của người ta do các nguyên chất phức tạp tổ hiệp nên kịp khi chết thì tan ra, hỗn hiệp với vật chất khác, hoặc trở lại nguyên chất. Xác thịt vốn bằng thể chất phức tạp, thuộc về đất nên không thể vượt khỏi thiên nhiên định lệ; còn linh hồn thì thuần linh, không bằng vật chất, không có sự tổ hiệp, nên cũng không có sự tan ra, không thể trở nên vật khác, mà cũng không tiêu diệt được, bèn là đơn thể thuộc thần linh giới, vượt ngoài thiên nhiên giới. Cho nên lúc chết dầu thân thể tan ra tro bụi, thì linh hồn chẳng vì đó mà cũng tan ra đâu, vì một đơn thể không hề tan ra bao giờ. Linh hồn chỉ qua đời, tức là bước vào cõi thực tại mới đó thôi.
b) Sanh lý làm chứng: Chứng cứ của sanh lý học cũng có hai mặt, như sau đây:
(1) Nghiệm trong thân thể người: Trong vòng các nhà sanh lý học có nhiều kẻ chủ trương rằng óc là nguyên nhơn của tư tưởng, là tòa của bản ngã. Hễ óc bị hư đi, thì nguyên nhơn của tư tưởng (tức là linh hồn) cũng bị hỏng đi nữa. Chúng ta bác lại rằng óc thật rất quan hệ với tư tưởng, nhưng nó quả không phải là nguyên nhơn của tư tưởng, mà chính linh hồn mới là nguyên nhơn ấy. Tư tưởng là hoa quả, là công việc của óc, nhưng không từ óc làm nguyên nhơn mà lưu ra đâu. Công việc có khác nhau: có công việc sanh sản, cũng có công việc kinh quá. Ví dụ ánh sáng của đèn điện là công việc của điện khí, nhưng ấy không phải là công việc sanh sản, bèn là công việc kinh quá. Nếu dây đứt, thì ánh sáng không còn ở trong bóng đèn nữa, song điện khí vẫn còn, vì nó là công việc sanh sản của nhà máy điện. Cũng một lẽ ấy, tư tưởng là công việc kinh quá của óc, mà là công việc sanh sản của linh hồn vậy. Óc thật là khí cụ của linh hồn để bày tỏ bản tánh và ý tưởng của nó. Dầu óc có bị thương thì linh hồn cũng không bị tiêu diệt đâu, nó vẫn còn luôn, chỉ không thể dùng óc mà vận động được nữa đó thôi.
Lại ví dụ như âm điệu và nhạc khí: khi người ta gảy dây đờn, thì nó phát ra tiếng; tiếng ấy tuy là công việc của bộ nhạc khí, nhưng không phải là công việc sanh sản của nó, bèn là công việc kinh quá đó thôi. Khi nhạc khí hư hỏng, thì tiếng nhạc phải thay đổi liền, song tiếng ấy không do nhạc khí mà ra, bèn là do nhạc sĩ vậy; nhạc sĩ chỉ nhờ nhạc khí để thống xuất tiếng nhạc đó thôi. Đem ví dụ nầy ứng dụng cho vấn đề óc và linh hồn, thì có thể gọi óc là nhạc khí, còn linh hồn là nhạc sĩ, dùng nó để tỏ bày ý tưởng mình. Dầu nhạc khí bị hư hỏng, thì nhạc sĩ không hư hỏng đâu, có thể kiếm nhạc khí khác để đờn được. Cũng vậy, khi óc bị hư, thì tư tưởng phải ra khác, nhưng đầu óc tiêu diệt, thì linh hồn vẫn còn nguyên, chắc có thể kiếm được cơ quan khác mà tỏ ra bản tánh và ý tưởng của nó chẳng sai.
(2) Sanh vật làm chứng: Nhà sanh vật gọi một tế bào là nguồn gốc của mọi vật sống. Tế bào ấy là một cơ thể cực kỳ vi tiểu, trong nó chứa nguyên nhơn của sự sống. Sự sống của tế bào ấy rất ngắn ngủi, nhưng không hề dứt đâu, vì bào nầy sanh sản bào kia, cứ kế tiếp mãi, lớp cũ chết thì lớp mới lại thay thế không dứt, mới có thể lưu truyền sự sống trong vũ trụ vậy. Mà ấy cũng là hình bóng cỏn con về sự sống đời đời.
Vả, dầu sự sống của vật rất nhỏ mà nếu để ở chỗ thích hợp, thì nó cũng sống lâu đời lắm. Giả như ít năm trước đây có nhà khảo cổ học kiếm được hột lúa mì trong lăng mộ vua Aicập từ đời xưa. Hột ấy đã nằm tại đó độ vài ngàn năm rồi; nhưng khi người ta đem gieo xuống đất, thì cũng mọc lên cây như những hột giống khác. Mà nếu Đấng Tạo hóa đã để lại trong hột giống hay hư nát kia sự sống còn di lưu mãi mãi vậy được, thì cớ sao lại dám nói rằng loài người chết thì linh hồn mất hẳn không còn nữa ư? Ta thường thấy người làm ruộng gieo giống, khi hột giống xuống đất thì hình thể chết, rồi trở lại mọc cây khác xanh tươi; ấy há chẳng tả chơn lý về linh hồn không tiêu diệt sao?
Vả, nhà sanh vật học kim thời thường luận về sự chết thật là tinh tường, nói rằng hễ vật nào sống là bởi cớ có một điểm cơ thể bề trong khế hợp với cảnh trạng bề ngoài. Nếu sự khế hợp ấy bị đứt, thì vật ấy chết liền. Giả như sự sống ta chỉ nhờ cơ thể bề trong kết hợp với những sự chung quanh ta, như là đồ ăn, ánh sáng, không khí, sự hay biết, v.v., mới tồn tại. Nếu có một sự bất hợp xảy đến thì một phần đã chết rồi. Còn nếu cơ thể bề trong khế hợp với bề ngoài trọn vẹn, không chỗ nào thiếu thốn, thì gọi là sống trọn vẹn vậy.
Kìa, sự khế hợp của sự sống xác thịt ở nơi đồ ăn, ánh sáng, không khí, v.v. Nhưng sự khế hợp sự sống của linh hồn là nhận biết Đức Chúa Trời. Như vậy, sự khế hợp của linh hồn và xác thịt có khác nhau, nên sự sống cũng không giống nhau. Xác thịt có cơ thể khế hợp với cõi vật chất, nên mới sống theo công lệ của cõi ấy. Còn linh hồn có cơ thể khế hợp với thần linh giới, nên cũng sống theo định lệ của thế giới ấy. Nếu sự khế hợp của xác thịt với cõi vật chất còn mãi, thì xác thịt cũng sống đời đời. Linh hồn cũng vậy, nếu khế hợp với thần linh giới luôn luôn, thì cũng sống đến vô cùng vậy.
Vả, sanh lý học và sự từng trải loài người chứng rằng sự khế hợp của xác thịt chỉ tạm thời, khi đến giờ chết thì tiêu tán, dứt hẳn cái khế hợp với cõi vật chất. Nhưng linh hồn vì là đơn thể thuần linh, không tiêu tan được, cứ khế hợp với thần linh giới, nên cũng hằng còn đời đời vậy. Ý nầy cũng rất thích hợp với lời Chúa Jesus phán: “Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha, tức là Chơn Thần duy nhứt, cùng Jesus Christ, mà Cha đã sai đến” (Gi 17:3). Chữ “nhận biết” đây là sự khế hợp của linh hồn với thần linh giới ban cho nó được sự sống trọn vẹn vậy.
c) Triết lý làm chứng: Cơ đốc triết lý chủ trương rằng muôn vật đều bởi Đức Chúa Trời là Đấng tự giác, tự động, tự quyết mà ra. Vả, loài người được dựng nên theo hình tượng của Đức Chúa Trời. Linh tánh loài người (tức là linh hồn) do Đức Chúa Trời trực tiếp ban cho, vì Ngài hà sanh khí vào lỗ mũi của tổ tiên ta, rồi người hóa ra loài có linh tánh. Mà linh tánh ấy giống như linh tánh của Đức Chúa Trời, nên cũng có sự tự giác, tự động, tự quyết như Đức Chúa Trời vậy.
Lại Đức Chúa Trời hằng hữu, linh tánh Ngài chẳng hề tiêu diệt được bao giờ; còn loài người vì được dựng nên giống như Ngài, nên cũng có linh tánh hằng có vậy. Linh tánh ta là phần tinh anh của ta, không chia ra, cũng không thể biến hóa ra vật khác, bất luận bao nhiêu ngày tháng cũng cứ nguyên vẹn, vì là phần ta khế hợp với thần linh giới, nên sẽ còn mãi đến đời đời vô cùng vậy.
d) Tâm lý làm chứng: Tâm lý học có ba điều chứng rằng người ta nhận biết linh hồn quả có và sẽ còn mãi cho đến đời đời vô cùng.
1. Sự trông cậy về sự sống đời đời: Lòng trông cậy được sống đời đời vốn một lòng phổ thông, ai ai cũng có. Mấy cụ già đầu bạc răng long, lưng mỏi gối dùn, sống đến 80, 90 tuổi cũng chưa lấy làm thỏa, vẫn còn muốn sống thêm nữa, không cứ người khôn kẻ dại, hạng giàu sang hay hèn, thảy đều vậy cả. Lại còn biết bao cái mộng tưởng trường sanh bất tử, phản lão hoàn đồng, siêu trần thoát tục nầy nọ nữa kia. Thế nhưng, ta thường thấy đời người quá ngắn ngủi ngày tháng thoi đưa, thì giờ tên bắn, mảnh hình hài có có không không, tranh vân cẩu tan tan hợp hợp, ba vạn sáu nghìn ngày là có mấy, cảnh phù du trông thấy cũng buồn cười! Cứu cánh như đồng thanh than rằng: Như nguyện ai ngờ nguyện chẳng như! Chỉ còn mong sao đến được cõi đời đời trong lai thế, để bổ lại chỗ khuyết hám của cõi kim sinh, xứng với câu “vạn vật chi sanh, duy nhơn tối linh”. Vả, sự cần dùng về đời xác thịt, Đức Chúa Trời còn dự bị đầy đủ mọi bề thay, huống chi sự trông mong ao ước của linh hồn, Đức Chúa Trời lại há không dự bị cho được thỏa nguyện sao?
2. Sự hối hận vì linh tánh chưa được mở mang: Xét tâm lý của người đời khi đến tuổi cao, gần qua đời, thì thấy ai ai cũng hối hận vì tâm linh chưa được mở mang, còn biết bao sự ước ao chưa đạt được. có người luận rằng, Đức Chúa Trời đã ban cho tâm linh ta có tài hay, thông biết được vật lý, phân biệt phải trái, kính thờ Đức Chúa Trời, vui ưa lẽ đạo. Mà nếu đời họ ở trần giới nầy chỉ như bóng câu qua cửa sổ, thì tài hay của tâm linh kia thế nào? Nó như cây nọ, chỉ mới nứt lộc, chưa kết quả gì, mà bông đã tàn tạ. Nếu không có lai sanh để cho tài năng ấy được phát triển thêm lên, thì há chẳng là uổng lắm sao? Ta thường thấy có người vừa đang độ linh tú, bỗng chết yểu, như quả đẹp đang xanh mà bỗng chúc bị héo rụng. Nếu không có thì giờ lâu dài sau khi qua đời để mở mang tài năng của linh tánh, thì người đời chỉ luôn ôm lòng than tiếc đó sao? Thiết tưởng rằng không phải vậy đâu, sự hối hận ấy ám chứng rằng lai sanh chắc có, Đức Chúa Trời quả đã dự bị một chỗ cho linh tánh ta có thể tấn triển đến bậc trọn vẹn vô cùng vậy.
Chúng ta thường thấy ý tưởng mình vượt khỏi ngoài ngàn muôn dặm, sự trông cậy ta có thể thấu đến sáu ức vạn năm. Người của ta dầu đã qua đời mà linh trí ta còn có tia hi vọng lại gặp nhau nữa. Như tục ngữ thường nói: “Sống dương gian chẳng đặng giao hôn, thác về chín suối hai hồn gặp lại”. Thế thì, nguyên tri của loài người chứng rằng lai sanh chắc có đặng nhờ cõi ấy để mở mang các lương năng mà Đức Chúa Trời đã phú cho linh hồn, vì giới hạn của sự mở mang ấy không phải ở đời tạm nầy đâu, bèn là trong cõi vĩnh viễn vô cùng vô tận vậy. Khi người ta sắp qua đời, thường hay than tiếc rằng chưa thỏa mãn, còn muốn sống thêm nữa. Kẻ chết yểu không cần nói đến, nhưng kìa có nhà khoa học trứ danh, sống ngoài chín mươi, mà cũng thở ngắn than dài rằng mình học chưa đủ, sao không thêm cho một trăm tuổi nữa? Khổng Tử cũng than rằng: “Thêm cho tôi vài tuổi nữa, đặng tôi học kinh dịch, ngõ khỏi có lỗi lớn.” Quả nếu không có lai sanh để kế tiếp cuộc kim sanh, thì các bậc ấy chỉ phải ôm hận nghìn thu sao? Sao chí lớn mà mạng cùng như thế? Chắc phải có lai sanh mới hữu lý vậy.
Song ta khá cẩn thận mà dùng các lý cớ nầy cho đúng đắn, vì có hai hạng người, là thiện và ác. Hạng ác tuy cũng có lai sanh, nhưng lai sanh của họ là khốn nạn vô ngần, có sự thoái hóa hư hoại mãi, chẳng hề tấn hóa chút nào. Chỉ người thiện được vào cõi lai sanh ở trên trời mới đạt đến bực hoàn toàn như nguyện vô cùng đó thôi.
3. Người gần qua đời hay sợ sệt: Ta thường thấy khi có người gần qua đời, lòng hay run rẩy sợ hãi, mất sự bình an (trừ ra tín đồ của Christ). Tại cớ sao vậy? Xét cho kỹ thì chưa chắc là tại vì sự nghiệp họ chưa hoàn thành, hoặc vì chưa chắc là tại vì sự nghiệp họ chưa hoàn thành, hoặc vì phải từ biệt những người thân yêu, hay là vì ngọn ba đào của Tử hà quá ư dữ dội chi đâu. Bèn là lúc hấp hối thì lương tâm người sực tỉnh, thấy bên kia phần mộ âm u chắc có một thần linh giới xa xăm, nhưng bị vầng mây đen kịt che khuất, mình không biết đường đi, lại không phân được đâu là cội rễ. Cho nên trong tâm hồn hồi hộp, mất sự bình an. Thậm chí những kẻ đề xướng thuyết vô thần, khua môi múa mỏ suốt đời, nhưng đến khi lưỡi hái của Tử thần đưa kề cổ, thì ngậm ngùi tưởng đến linh hồn bất diệt, bèn kêu lớn lên rằng: “Chúa ôi, Chúa ôi, xin cứu tôi với!” Ấy há chẳng minh chứng rằng lai sanh chắc có sao?
e) Sự lý làm chứng: Sự lý cũng chứng rằng lai sanh phải có, để sửa đổi chỗ bất công bất nghĩa ở đời nầy, mới gọi thần hữu là công bình.
(1) Sự thưởng phạt đời nầy không công bình: Ta thường thấy ở đời lắm kẻ ác mà lại mão cao áo dài, trọn đời vui hưởng mùi phú quí (Thi 35:35). Còn nhiều người thiện thì áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn, nhà không đủ ở, lao đao vô cùng. Trai sở khanh thì tháng ngày dong ruổi yên vui; còn gái lỡ dại thì trọn đời mang nhơ nuốt hổ. Kìa, có trang anh tuấn vui theo đạo thánh, đã nghèo lại yếu. Còn có chú côn đồ lại giàu có, thêm sống lâu. Cuộc trần thế xưa nay biết bao sự bất công bất bình kể sao cho xiết. Nếu chẳng có thiên đàng địa ngục để thưởng thiện phạt ác, thì sự thưởng phạt trần gian thật là phi lý bất công, vàng thau lẫn lộn, ngọc đá khôn phân lắm vậy.
Nhưng lai sanh chắc có, sự thưởng phạt công bình quả cũng sẽ có. Nếu dường như ta chưa thấy, ấy vì thì giờ chưa tới đó thôi. Quả như câu rằng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược thị bất báo, thời thần vị đáo.” Nghĩa là lành có lành trả, ác có ác trả, nhược bằng chưa trả, thì tại vì giờ chưa đến. Câu ấy rất đúng, lòng riêng ai cũng nhìn nhận là chơn lý vậy.
(2) Sự nghiệp đạo đức dường không kết quả: Ta thường thấy sự nghiệp đạo đức dường như không kết quả trọn vẹn ở đời nầy. Nên lý tánh ta đoán rằng phải có lai sanh để cho sự nghiệp đạo đức kết quả trọn vẹn. Quả vậy, đời nầy là trường luyện tập đạo đức; đời sau là chỗ để hưởng hoa quả của đức hạnh đó. Hiền nhơn quân tử của Chúa ở đời nầy chịu lắm nỗi éo le, nhiều điều khốn cực. Ấy tại cớ sao? Há chẳng vì họ sửa soạn về đời sau ư? Nếu người chết là hết không có linh hồn hằng còn, thì cả đời làm nhơn nghĩa, ở đạo đức, rán sức tự tỉnh, mà rồi ra chẳng kết quả gì, ấy há có lý vậy ư? Nếu ta gọi sự nghiệp đạo đức không kết quả lâu dài, chỉ như hoa sớm nở chiều tàn, nay tươi mai héo, thì tại cớ sao Đức Chúa Trời lại thử thách hiền nhơn quân tử nhiều dường kia làm chi? Nếu trong đời sau người thiện không được thưởng xứng hiệp với đức tánh họ, thì sự công bình yêu thương của Đức Chúa Trời ở đâu?
f) Tục lý làm chứng: Lý thuyết về xác thịt chết mà linh hồn còn, là sự tín ngưỡng chung của muôn dân thiên hạ. Thói tục của mọi dân mọi nước đều làm chứng. Như ở xứ ta, sự đốt giấy tiền vàng bạc và nhà minh khí cho kẻ chết, vì tưởng rằng vong linh của ông bà cần dùng các vật ấy ở chốn lai sanh. Bên Trung Quốc người ta làm hình nộm chôn theo xác chết, để nó làm tôi mọi cho linh hồn đã qua đời. Người Hi-lạp xưa thường để một đồng bạc trong miệng tử thi, để làm lộ phí qua đò âm phủ. Người Aicập xưa để sách kẻ chết vào quan tài, sách ấy có biên bài cầu nguyện cùng vẽ địa đồ chỉ dẫn đường nơi âm phủ. Cũng dùng thuốc ướp xác để tỏ lòng trông mong xác thịt sẽ sống lại. Người Babylôn xưa tin rằng người ta qua đời ở nơi âm phủ kia ít lâu, rồi sau khi thân thể sống lại thì được sống đời đời. Cổ truyền của phần nhiều cổ dân cũng giống như thế hết, chứng rằng cả thiên hạ xưa nay đều có tin tưởng về lai sanh. Mà tin tưởng ấy từ đâu mà có? Há chẳng phải một nguyên tri Đấng Tạo hóa đã phú vào tâm linh của người ta sao? Còn điều ấy lại há chẳng minh chứng rằng lai sanh chắc có ư?
g) Giáo lý làm chứng: Các tôn giáo trong thế gian nầy đều tín nhận lai sanh chắc có cả.
(1) Hồi giáo: Tra xét kinh Côran của Hồi giáo; thì thấy giáo ấy chủ trương rằng khi người qua đời, thì linh hồn không dứt, nhưng cứ tồn tại cách tự tri tự giác. Đến ngày xét đoán xác thịt được sống lại, linh hồn hiệp lại với nó, hoặc hưởng phước hay thọ hình. Ai trung tín với Hồi giáo, thì sống lại có hình giống heo, hay vượn hoặc là một hình kỳ quái nào khác. Họ luận về các phước lai sanh đó, thì gọi là các sự vui thích của tình dục xác thịt, như ăn uống, cưới nhiều vợ, v.v.
(2) Ấn độ giáo: Giáo nầy chủ trương rằng linh hồn qua đời nhờ luân hồi mà chuyển kiếp sanh ra vật khác. Chuyển kiếp ấy có nhiều chặng, nếu làm lành thì chuyển làm thần mà lên trời; ví làm dữ thì chuyển quỉ mà phải xuống địa ngục, hoặc đầu thai làm người hay là súc vật ở dưới trần gian nầy. Kế sau vô số sự chuyển kiếp như thế, thì linh hồn cuối cùng được đồng hóa lại với thần Bàlamôn, là thần tối thượng của Ấn độ giáo.
(3) Phật giáo:Tuy Phật giáo hình như dạy rằng không có đời sau, thì cũng không chối hẳn lẽ ấy, vì họ chủ trương về sự chuyển kiếp (luân hồi) cũng như Ấn độ giáo. Nhưng sự chuyển kiếp của Phật giáo thì khác với Ấn độ Giáo; vì Ấn độ giáo dạy rằng người ta chuyển đi chuyển lại thì cũng hườn lại linh hồn cũ, bèn là công quả kiếp tiền sanh. Ý nói đó là nhơn vì công việc làm trong kiếp tiền sanh, thì sau khi qua đời lại sẽ sanh ra một thân thể khác, hoặc tốt hay xấu gọi là công quả của kiếp tiền sanh vậy.
(4) Lão giáo: Lão giáo luận về lai thế khác với các giáo khác, chủ trương người ta có ba hồn chín vía. Họ nói nếu muốn biết lẽ sống chết, ví dụ như nước và giá: nước kết lại thành giá, giá tan ra nước lã. Như nước giá không hại gì thể nào, thì sống chết cũng không hại gì thể ấy, bèn là tốt cả (Thi ngụ ngôn), xong rồi cũng hoàn lại nguyên thể. Họ lại luận rằng, chữ “người” nghĩa là nhơn, nhơn là khí trong sạch giữa trời đất; hễ có khí trong thì sanh lại làm người; còn khí đục thì lại hóa ra súc vật.
(5) Nho giáo: Nho giáo không luận về lai sanh. Nhưng xét lời nói của bậc thánh hiền xưa, thì rõ họ cũng có ý niệm về lai sanh. Như có câu rằng: “Đế nãi tồ lạc”; nghĩa là hồn vua (Nghiêu) lên trời, xác vua chôn dưới đất. Cũng nói: “Văn Vương tại thiên”, đủ chứng rằng tư tưởng các nhà nho xưa cũng hướng với đạo lai sanh vậy.
(6) Nhà tôn giáo Hi-lạp: Ông Aristote, bậc thánh hiền bên Hi-lạp xưa, khi gần qua đời, trối cùng bạn thiết, mà rằng: “Nay chúng ta từ giã nhau, tôi chết, anh em còn sống; con đường của tôi với con đường của anh em đi, cái nào tốt hơn, chỉ một mình Đức Chúa Trời biết mà thôi.”
Ấy vậy, ta thấy các tôn giáo trong thiên hạ, dẫu có nhiều ý kiến bất đồng và sai lầm lắm, nhưng thảy đều có hy vọng về lai sanh, đồng thinh quyết rằng chắc phải có mới hữu lý.
2. BẰNG CỚ DO KINH THÁNH
Tuy các bằng cớ vừa kể trên rất có giá trị, khiến cho ta dễ công nhận rằng đạo lai sanh có lý lắm, thì cũng chưa phải là bằng cớ xác thực. Chỉ có Kinh Thánh khải thị rõ ràng đầu đuôi của vấn đề ấy, vì là nguồn gốc của mọi lẽ thật vậy. Sau đây xin đem ra ít xác cứ của Kinh Thánh mà chứng rằng lai sanh quả thật có.
a) Truyện tạo thành loài người làm chứng: Truyện trong Sách Thế Ký thuật về sự tạo thành loài người và các đoạn sách khác ngụ ý nói đến việc ấy, đều tỏ ra thân thể được dựng nên bằng vật hay hư nát và có thể chết; nhưng linh hồn được dựng nên giống như hình tượng Đức Chúa Trời, không hay hư nát, cũng không thể chết được. Những câu viện dẫn sau đây chứng nhận ý kiến ấy. Sáng 1:26,27; Sáng 2:7
Đó dạy rõ không phải thân thể được nắn nên giống như hình tượng Đức Chúa Trời, bèn là linh hồn vậy. Trong cả Cựu ước thường phân biệt linh hồn với thân thể, chẳng bao giờ lẫn lộn hai ý niệm ấy. Sáng 3:22,23
Loài người vốn có linh hồn bất diệt rồi, nhưng nay nếu lại ăn trái của cây sự sống, thì thân thể sẽ bất diệt nữa. Mà nếu linh hồn bất diệt và phạm tội cứ ở trong thân thể bất diệt nữa, thì là một sự thất vọng nặng nề cho loài người là dường nào! Vì vậy, Đức Chúa Trời bèn đuổi người ra khỏi cây sự sống. Truyền 12:7. Cũng xem Ma 10:28; Công 7:59; IICô 12:2; ICô 15:45,46.
b) Truyện về sự rủa sả làm chứng: Truyện trong Sáng thế Ký thuật lại sự rủa sả loài người, và đoạn sách khác trong Kinh Thánh ngụ ý nói đến, đều tỏ ra dầu sự chết do nguyên tội mà ra đó quả là bao hàm sự tiêu tan của xác thịt, nhưng chẳng bao hàm sự tiêu tan của linh hồn đến đỗi nó phải mất sự thực tại đâu, duy chỉ định địa vị của linh hồn phạm tội, tỏ ra tương phản hẳn với sự sống thật, tức là địa vị của kẻ bị đuổi ra khỏi hiện diện Đức Chúa Trời, để ở trong chốn bất khiết, ô uế, và cực khổ đời đời đó thôi. Các câu viện dẫn sau đây chứng rõ cho lẽ ấy. Sáng 2:17; Ma 8:22; Ma 25:41,46; Lu 15:32; Gi 5:24; Rô 8:13; Êph 2:1. Cũng xem Gi 6:47, 56,63; 8:51; Rô 5:21; Êph 5:14; IGi 3:14; Khải 3:4
Các câu ấy đều minh chứng rằng chữ “chết” đây chỉ về địa vị của linh hồn phạm tội; dầu xác thịt chưa tiêu tan cũng đã chết về phần thuộc linh rồi; và khi qua đời, bị xét đoán, thì sự chết thuộc linh ấy cứ hằng còn đến đời đời vậy.
c) Ý kiến của dân Do Thái làm chứng: Dân Do Thái bao giờ cũng tín nhận có lai sanh, khi qua đời thì linh hồn vẫn thực tại cách tự cảm biết, hoặc hưởng phước, hoặc thọ hình vậy. Họ chủ trương rằng Đức Chúa Trời dựng nên vũ trụ. Chỗ Đức Chúa Trời ngự ở trên trời thuộc về từng trên; loài người ở dưới đất thuộc về từng giữa, còn người qua đời ở âm phủ thì Cựu ước không nói rõ, song họ tin linh hồn chắc còn đời đời. Tuy không luận rõ mà có chỗ nói bóng ám chỉ về lẽ đạo ấy, như Gióp thì nói: “Sau khi da tôi, tức xác thịt nầy, đã bị tan nát. Bấy giờ ngoài xác thịt tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời” (Gióp 19:26). Tác giả Thi 49 và 73 tin cậy Đức Chúa Trời sẽ tiếp rước linh hồn mình lúc qua đời (Thi 49:15), cho mình ở với Ngài trong nơi vinh hiển (Thi 73:24,25). Vua Đa-vít cũng tin chắc rằng có lai sanh, bởi vì ông nói rằng: “Xác tôi cũng sẽ nghỉ yên ổn, Vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong Aâm phủ, Cũng không để cho người thánh Ngài thấy sự hư nát” (Thi 16:9,10). Tiên tri Ê-sai luận rõ về sự sống lại mà rằng: “Những kẻ chết của Ngài sẽ sống, những xác chết của tôi đều chổi dậy! Hỡi kẻ ở trong bụi đất, hãy thức dậy, hãy hát!… đất sẽbuông các âm hồn ra khỏi” (Ês 37:1-14); và Đa-ni-ên tỏ ra trong vòng kẻ được sống lại đó, nói người thì được sự sống vinh hiển đời đời, kẻ thì bị xấu hổ nhuốc nhơ mãi mãi vậy. (Đa 12:1-3).
Nhà triết học Philon (sanh năm 20 T.C.) và nhà sử học Josephe (37-95 S.C), hai người Do Thái trứ danh, cũng đều tín nhận lai sanh chắc có. Josephe luận về đạo người Pha-ri-si bất đồng với đạo người Sađusê, có nói rằng: “Linh hồn có một khí lực bất diệt. Bên dưới đất có chỗ thưởng phạt. Đã định cho kẻ ác bị ở ngục đời đời. Người công nghĩa có năng lực để tỉnh lại và phục sanh nữa. Thân thể thật hay hư nát, nhưng linh hồn đến đời đời cũng chẳng hề chết. Còn đạo người Sađusê dạy rằng linh hồn cũng chết với thân thể”.
d) Các trước giả Tân ước làm chứng: Các trước giả Tân ước đều tín nhận và dạy dỗ rằng đích đáng lai sanh chắc có. Chỗ đại khái thì các nhà ấy đều đồng ý dạy rằng, tín đồ chết liền lên thiên đàng, hưởng các hạnh phúc cách tự cảm biết; kẻ ác thì xuống địa ngục, bị hình phạt cực khổ cũng tự cảm biết. Đến khi Christ tái lâm, tín đồ được sống lại, linh hồn và thân thể đồng hiệp mà được cất lên trời và ở với Chúa luôn luôn. Sau thời đại Thiên hy niên, kẻ ác mới được sống lại, chịu phán xét rồi bỏ vào hầm lửa diêm sanh, chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng vậy.Ma 22:31,32.; Lu 14:14; Lu 20:27,36; Gi 5:29; Công 17:32; Công 23:6; Công 24:15; ICô 15:20-23; Khải 20:5,6; ITê 4:15-17; Khải 20:12-15
e) Sự sống lại của Christ làm chứng: Bằng chứng đích đáng hơn hết là sự sống lại của Christ. Ngài chết rồi mà trở sống lại chứng rằng tâm linh không bị tiêu diệt trong lúc thân thể bị tiêu tan đâu, bèn cứ hằng còn, và cuối cùng sẽ hiệp lại với thân thể đang sống hoặc ở thiên đàng với Chúa, hay ở hầm lửa với ma quỉ. Phao-lô chép: “Christ Jesus, Cứu Chúa chúng ta, là Đấng đã bãi bỏ sự chết, nhờ Tin Lành đem sự sống và sự không hay hư nát mà bày tỏ ra rõ ràng” (II Tiệc thánh 1:10). Sự bất diệt vốn một lẽ thật trước kia đã được khải thị cách mờ mờ, ai ai cũng có hy vọng về lai sanh và sự bất diệt, nhưng không ai dám tin chắc chắn. Còn Christ đến nhờ sự chết và sự sống lại của Ngài mà bày tỏ ra lẽ đạo ấy rõ như chánh ngọ, không ai còn có chỗ hoài nghi lẽ đạo ấy nữa. Gi 2:19,21; Gi 10:17,18. Cũng xem cả hai đoạn 20 và 21.
Christ nhờ bốn điều kể sau đây mà dạy ta về lai sanh và sự bất diệt của linh hồn:
(1)Ngài ăn ở một đời sống trọn vẹn, làm Người lý tưởng điển hình để làm ứng nghiệm lý tưởng tối thượng của người ta về đời loài người, đến đỗi không ai có thể nghĩ rằng một người như Ngài lại có thể bị tuyệt diệt được.
(2)Ngài qua đời, sang qua phía bên kia mồ mả, rồi trở lại, chứng cho ta biết lai sanh chắc có. Trước năm 1492 thì Âu Châu có nhiều tưởng tượng về Mỹ Châu, nhưng các ý tưởng tượng ấy không giá trị bằng lời chứng đích xác của Christophe Colombe là người đã đi qua tận Mỹ Châu, xem thấy, rồi trở về Âu Châu mà thuật lại. Cũng vậy, trước khi Chúa chưa giáng sanh có lắm ý tưởng khác nhau về lai sanh; nhưng Chúa chịu chết, sang qua cõi lai sanh, rồi trở lại làm chứng xác thực rằng lai sanh quả hẳn có vậy.
(3)Ngài mở đường cho ta có thể lãnh linh mạng và sự đắc thắng của Ngài, hầu khi ta trải qua trũng bóng chết, ta không cần sợ hãi gì, nhưng được toàn thắng sự chết mà sống lại như Ngài đã đạt vậy.
(4)Việc chịu chết sống lại, ban cho Ngài quyền bính dạy ta rõ về sự sống lại của người thiện kẻ ác sẽ thể nào. Nói một lời, sự sống lại của Christ không những là xác cứ về lai sanh, mà lại là bằng cớ duy nhứt chứng chắc chắn rằng lai sanh quả có vậy. ICô 15:3-8
TỔNG ĐOÁN
Linh hồn là một vật tinh anh, không thể nào tiêu diệt được. Nếu chỉ có đời nầy mà không có đời sau, thì chẳng những là tâm linh của người ta không được thỏa mãn, mà quyền Đức Chúa Trời thưởng thiện phạt ác cũng chưa tỏ sự công bình gì. Ta đã thấy nào vật lý, sanh lý, triết lý, sự lý, tục lý của loài người, cùng tôn giáo của muôn nước đều đồng thinh chứng rằng thế giới tương lai chắc có. Hơn nữa, lại có lẽ thật của Đức Chúa Trời khải thị trong Kinh Thánh dạy vẽ đành rành rằng linh hồn quả hằng còn, lai sanh hẳn chắc có. Vậy còn hoài nghi gì nữa? Người ta sanh ra ở đời nầy chẳng phải chỉ vì kim sanh, bèn là vì lai sanh. Nếu ai trong cuộc lai sanh không được sống đời đời với Đức Chúa Trời, thì thà đừng sanh ra là hơn. Vì lai sanh ở ngoài Đức Chúa Trời là sự hư mất trong chốn tối tăm cực khổ cách tự cảm biết cho đến vĩnh viễn vậy.
Chương 2 – LUẬN VỀ SỰ CHẾT
KÌA, đoàn chim bay giữa khoảng không, loài thú chạy trên sơn dã, loài thủy tộc lội lăng xăng dưới nước, giống côn trùng bò lúc nhúc trên khô, hễ đã có ngày sanh ra, thì ắt có ngày chết đi. Loài người linh hơn muôn vật, cũng tưởng sẽ trường sanh bất lão, lột vỏ sống đời, nào hay đâu nhứt đán vô thường, cùng sa vào cõi chết. Vì vậy có câu thi rằng: “Nhơn sanh tự cổ thùy vô tử”. Hỡi ôi! Cảnh huống loài người đã thay đổi là dường nào! Song phước thay! Phần xác thịt dầu về nơi phần mộ, mà phần linh hồn hằng còn có một thế giới thuộc linh, để cho linh hồn ta nhờ ơn cứu của Christ được ở, và dầu chết mà vẫn sống cho đến vĩnh viễn vậy. Chương nầy xin chia ra làm ba phần là: 1) Thực sự của sự chết; 2) Cảnh trạng của kẻ qua đời; 3) Ý kiến sai lầm về sự chết.
I. THỰC SỰ CỦA SỰ CHẾT
Trong cõi trần gian nầy không có sự gì chắc chắn hơn sự chết. Sự từng trải của loài người, lịch sử vạn quốc, và Kinh Thánh đều đồng thinh chứng rằng sự chết quả thực tại. Sau đây xin lần lượt luận qua ý nghĩa sự chết, người thiện kẻ ác đều chết thể nào.
1. ĐỊNH NGHĨA SỰ CHẾT.
Yếu nghĩa của sự chết là sự phân rẽ ra. Có ba thứ sự chết, là sự chết thuộc thể, sự chết thuộc linh, và sự chết vĩnh viễn. Khi người ta qua đời, thì xác thịt bị phân rẽ với linh hồn, ấy gọi là sự chết thuộc thể. Khi loài người phạm tội, thì tâm linh bị phân rẽ với Đức Chúa Trời, ấy gọi là sự chết thuộc linh. Khi kẻ ác được sống lại trong ngày sau rốt, thì xác thịt và linh hồn hiệp lại như cũ, rồi bị bỏ vào hầm lửa lưu hoàng, cách biệt cảnh hiện diện của Đức Chúa Trời cho đến đời đời; ấy gọi là sự chết vĩnh viễn, cũng gọi là sự chết thứ hai. (Xin xem quyển tư, chương ba, luận về sự sa ngã của loài người).
a) Sự chết thuộc thể: Những câu viện dẫn dưới đây luận về sự chết thuộc thể: Sáng 6:17; Rô 5:12-14; Hê 9:27
b) Sự chết thuộc linh: Những câu viện dẫn sau đây nói về sự chết thuộc linh: Ês 59:2; Rô 7 :24; Êph 2:1
c) Sự chết vĩnh viễn: Ba câu dẫn sau đây dạy về sự chết vĩnh viễn: Khải 2:11; Khải 20:14; Khải 21:8
2. SỰ CHẾT CỦA TÍN ĐỒ
a) Không phải là tội hình: Kinh Thánh dạy rõ ràng tín đồ phải từng trải sự chết của xác thịt cũng như kẻ ác. Nhưng có sự khác nhau: sự chết của kẻ ác là hình án của tội lỗi; còn sự chết của tín đồ chỉ là phương pháp để thử rèn luyện lọc người vậy. Nhờ sự chết của Christ mà hình án của tội đối với tín đồ đã bãi bỏ rồi; dầu sự chết vẫn gọi là “cừu địch” (ICô 15:26), song nó không thể làm thiệt hại gì ta được nữa. Đức Chúa Trời chỉ dùng nó để luyện tập ta để càng trở nên giống như Con Đức Chúa Trời càng hơn.
Như vậy, sự chết dẫu là một phần của sự rủa sả (Sáng 3:19), song đối với phần tín đồ, thì nó đã trở nên một phước lợi (Thi 116:15). Chúa chịu chết đã nhổ cái nọc độc của sự chết ra, tín đồ không cần sợ hãi nó nữa (ICô 15:55,57; Hê 2:15). Nên Khải huyền cũng gọi tín đồ chết là có “phước thay” vì họ “chết trong Chúa” (Khải 14:13). Sự chết đối với họ là cái cửa vào sự sống, hễ bước vào thì liền được ở với Chúa, hưởng vĩnh phước ngay. Kinh Thánh dạy về sự chết của tín đồ rằng: Sáng 3:19; Thi 116:15; ICô 15:55,57; Khải 14:13; Lu 16:22; Phil 1:23
b) Là một giấc ngủ: Kinh Thánh cũng gọi sự chết của tín đồ là một giấc ngủ, thân thể được nghỉ yên khỏi sự khó nhọc của đời, chờ đợi ngày Chúa tái lâm thì sẽ chờ dậy, cả linh hồn lẫn thân thể đều được hiệp lại đặng đồng trị với Chúa cho đến đời đời (Gi 11:11,14; ITê 4:15; Ma 27:52; Công 13:36; Gi 6:39,40; 11:25,26; 14:3; Icô 15:22,23; IICô 5:1-8; Khải 20:6).
Tra xem lời dạy của Christ, thấy Ngài cũng không lấy sự chết làm buồn gì. Một đôi khi Ngài kêu kẻ chết sống lại, nhưng ấy vì thương xót những thân nhân còn sống; lại cũng nhơn dịp đó mà tỏ quyền năng mình và làm sáng danh Cha vậy (Gi 11:4,11). Chúng ta cũng không cần lấy sự chết làm buồn gì, bởi vì chén cay đắng của sự chết, thì kìa, Chúa Jesus đã thay ta mà uống hết, không còn thừa một giọt nhỏ nào nữa. Gi 11:11,14; ITê 4:15; Gi 6:40; Gi 11:25,26; Gi 14:3; ICô 15:22,23; Khải 20:6. Cũng xem IICô 5:1-8.
c) Là có hạn: Sự chết của tín đồ chẳng phải vĩnh viễn, bèn là hữu hạn. Phao-lô chép rằng: ICô 15:51-54.
Sự sống đời đời do Jesus Christ mà ra sẽ ăn nuốt và tiêu diệt sự chết đi, thân thể đã phải tạm phục sự hư nát, sẽ được sống lại không hay hư nát, được mặc lấy sự trường sanh bất tử do Christ phục sanh ban cho, rồi được ở với Chúa trong đời sống vẻ vang trọn vẹn cho đến vĩnh viễn.
3. SỰ CHẾT CỦA KẺ ÁC
a) Là một tai họa lớn: Kinh Thánh dạy rằng sự chết của kẻ ác là một phần tai họa lớn. Đương lúc sanh tiền, thì họ đã chết về phần thuộc linh rồi. Khi qua đời họ cũng bị chết về phần thuộc thể nữa. Lúc tắc hơi, linh hồn tội nhơn lìa khỏi xác thịt, bị thiên sứ đem bỏ vào địa ngục. Tại chốn ấy họ bị đau đớn khổ sở trong hầm lửa hực cách tự cảm biết, hằng nhớ lại đời trước có dịp tiện cải ác từng thiện mà không chịu lo, bây giờ đã thất vọng rồi, phải cách biệt cõi hiện diện của Đức Chúa Trời và các phước lợi của nước trời cho đến đời đời không cùng không hết vậy. Bị trầm luân thật là tai họa lớn hơn hết, chẳng có tai họa nào bằng! Lu 16:23; IITê 1:7-9; IPhi 3:19; IIPhi 2:9
b) Sự chết thuộc thể có hạn, nhưng sự chết thuộc linh vô cùng: Như sự chết thân thể của tín đồ có hạn thể nào, thì sự chết của kẻ ác cũng có hạn thể ấy. Xác thịt cứ nằm trong mồ mả cho đến ngày phán xét chung (Khải 20:12). Chúng được sống lại một ngàn năm sau tín đồ (Khải 20:5). Song sự sống lại của họ chẳng phải để hưởng hạnh phước đâu, bèn để chịu tai họa càng nặng hơn, vì chúng sống lại để bị xét đoán. Xét đoán rồi, chúng bị quăng vào hầm lửa lưu hoàng, là chỗ sắm sẵn cho Sa-tan và các quỉ sứ của nó. Khải 20:5,12,14; Ma 25:41; IITê 1:8,9. viện dẫn ở trên.
Đáng thương thay! Dầu sự chết thuộc thể có hạn thì sự chết thuộc linh vẫn vô cùng, vì địa vị chết vẫn còn, sẽ còn cho đến vô cùng vô tận. Chỉ kẻ nào trong đời nầy biết ăn năn tội, tín nhận Christ làm Cứu Chúa mình, được “vượt khỏi sự chết mà vào sự sống” đó thôi. Như về phần tín đồ, dầu thân thể ngủ trong phần mộ, thì sự sống thuộc linh vẫn hằng còn ở với Chúa thể nào, thì về phần kẻ ác, dầu thân thể tan nát trong mồ mả, thì sự chết thuộc linh vẫn hằng còn ở nơi địa ngục cũng thể ấy (Lu 16:19-31).
II. CẢNH TRẠNG TẠM CƯ CỦA KẺ CHẾT
Vả, sau khi người ta qua đời, trước khi chưa được sống lại, thì cảnh trạng thể nào? Kinh Thánh dạy rõ ràng cả người công nghĩa lẫn kẻ gian ác lúc qua đời đều từ cảnh trạng thuộc cõi trần gian mà trở vào một cảnh trạng thuộc cõi siêu hình. Cảnh trạng ấy gọi là địa vị tạm cư, trải từ ngày qua đời cho đến ngày sống lại. Vậy Kinh Thánh dạy về cảnh trạng tạm cư ấy thể nào? Xin đáp:
1. CẢNH TRẠNG TẠM CƯ CỦA TÍN ĐỒ
Về cảnh trạng của tín đồ bước vào sau khi qua đời, Kinh Thánh dạy như sau đây:
a) Được ở với Chúa: Trong đời Cựu ước tín đồ qua đời thì vào Âm Phủ, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Shéol, còn tiếng Hi-lạp gọi là Hadès. Chỗ ấy chia ra làm hai nơi đặc biệt, tức là địa ngục, chỗ khổ sở của kẻ ác, và Paradis (Lạc Viên), chỗ khoái lạc của kẻ công nghĩa (Lu 16:22,23). Người Do Thái cũng thường gọi Paradis là lòng của Áp-ra-ham. Nhưng từ khi Christ chịu chết và sống lại, thì tín đồ Chúa không còn xuống Âm Phủ nữa, bèn trực chỉ lên trời, được ở với Chúa, hưởng phước không xiết kể. Chúa hứa với người ăn trộm đồng bị đóng đinh bên Ngài rằng: “Hôm nay ngươi sẽ cùng ta ở trong Baradi” (Lu 23:42,43). Chính Phao-lô rất mong mỏi ước ao được ở nơi đó, vì so sánh với trần gian nầy, thì chỗ ấy thật là một thế giới cực lạc hạnh phước vô cùng. IICô 5:1-8
Mấy câu ấy Phao-lô tỏ rằng ông mong ước được sống cho đến ngày sống lại, mà được mặc lấy thân thể phục sanh (nhà trên trời) hầu khỏi phải từng trải sự chết mà bị chia rẽ thân thể với linh hồn. Nhưng ông cũng rõ dầu không được sống trên đất nầy đến ngày Chúa tái lâm, thì lúc qua đời linh hồn cũng đi thẳng về với Chúa. Gi 14:3; Phil 1:23. Cũng xem Hê 12:23; Truyền 12:7; Lu 23:43, và 46.
b) Đi vào Paradis (Lạc viên): Trong đời Tân ước Lạc viên của Đức Chúa Trời không còn ở trong lòng Áp-ra-ham nữa. Khi Chúa Jesus sống lại và thăng thiên thì cũng đem các thánh đồ đời Cựu ước đã nghỉ ngơi trong chốn ấy đi với Ngài rồi (Êph 4:8). Từ đó Lạc viên là nơi Chúa cư trú. Khi tín đồ qua đời thì được vào đó tức thì. Lu 23:42,43. (Hãy sánh câu ấy IICô 12:4). Khải 2:7.
c) Cảnh trạng ấy rất tốt hơn cảnh trạng hiện tại: Cảnh trạng tín đồ bước vào lúc mới qua đời rất tốt hơn cảnh trạng hầu việc Chúa hiện tại đây, dầu được may mắn đến chừng nào, cũng không sao sánh kịp. Phao-lô chép rằng: “Tôi bị ép giữa hai bề, muốn lìa đời để ở với Christ, là điều rất tốt hơn” Phao-lô vốn có lòng rất nóng nảy về sự giảng Tin Lành. Nếu ông đã tín ngưỡng rằng trong lúc chết thì ông ngủ mê và linh hồn bất tỉnh, thì dám chắc rằng Phao-lô thà sống để hầu việc Chúa luôn, hơn là qua đời mà ngủ mê đến ngày sống lại. Song ông tin rằng khi qua đời thì về với Chúa ngay, nên rất mong mỏi lìa đời đi ở với Chúa là điều tốt hơn.
d) Được sống thật và có sự tự tri tự giác: Khi tín đồ qua đời thì được vào cảnh trạng lai sanh và mới mẻ, có sự tự tri tự giác trọn vẹn. Họ được ở với Đức Chúa Trời là Thần của kẻ sống chớ chẳng phải của kẻ chết đâu (Ma 22:32). Họ cũng được ở với Chúa; nếu nhận rằng Chúa còn sống và tự tri tự giác ở trên trời, thì cũng phải nhận rằng tín đồ ở với Ngài, cũng được như vậy (Lu 23:43). Rõ ràng lắm những linh hồn ở dưới bàn thờ nói đến trong Khải 6:9-11 đó đều có sự sống, sự tự tri tự giác, vì họ yêu cầu Chúa thân oan về huyết của họ bị đổ ra trên đất. Ma 22:32; Lu 23:43; ITê 5:9,10
e) Được yên nghỉ hưởng phước: Cảnh trạng tín đồ được bước vào lúc mới qua đời, là cảnh trạng yên nghỉ, hưởng hạnh phước không xiết kể. Khải 6:9-11; Khải 14:13
f) Có sự hay biết khôn sáng: Tín đồ ở với Chúa cũng được sự hay biết khôn sáng, sự hay biết đời nầy không sao sánh kịp (ICô 13:12). Có lẽ tại nơi đó tài trí ta cũng được mở mang tấn bộ thêm nhiều nữa, đến đỗi còn đạt đến bậc trọn vẹn hơn chăng. Lắm nhà thần học tin rằng các trẻ con qua đời mà chưa đạt đến bậc thành nhơn thì sẽ đạt đến bậc ấy trong cảnh trạng tạm cư đó. Cảnh trạng hiện tại đã có sự tấn bộ rồi, mà Kinh Thánh dạy cảnh trạng lai sanh tạm cư đó càng tốt hơn, thì cớ sao không phép tin rằng tại nơi đó cũng có sự tấn bộ ư? ICô 13:12
g) Người người đều nhận biết nhau: Xem truyện người giàu có và Laxarơ, thì thấy khi họ đã qua đời vẫn còn biết nhau (Lu 16:23). Khi Chúa biến hình trên núi, Phi-e-rơ nhìn biết Môi-se và Ê-li hiện đến nói chuyện cùng Chúa, cùng là tá chứng rằng qua đời nầy người ta vẫn có thể nhìn biết nhau vậy.
h) Còn bất toàn: Cảnh trạng ấy dầu là phước hạnh khoái lạc lắm, nhưng vẫn chưa là hoàn toàn. Thân thể chưa được sống lại, cũng chưa đến lúc Christ luận công ban thưởng, nên tín đồ cũng chưa được vui vẻ mười phân. Ngày họ được hạnh phước trọn vẹn là lúc Chúa tái lâm, kêu thân thể sống lại, tiếp rước lên ở vơiù Ngài đến vĩnh viễn vậy. IICô 5:4,10; ICô 3:8,14; IITi 4:8. Cũng xem Lu 19:11-27.
2. CẢNH TRẠNG CỦA KẺ ÁC
Về cảnh trạng tạm cư của kẻ ác đã qua đời, Kinh Thánh không nói đến nhiều, nhưng cũng dạy qua để biết rằng cảnh trạng ấy khốn nạn cực khổ là dường nào.
a) Bị giam cầm: Kinh Thánh dạy rằng khi kẻ ác qua đời, thì bị giam cầm trong địa ngục cho đến ngày phán xét chung. Ám chỉ rằng chúng ở trong vòng bị bó buộc bực bội, như tù phạm ở trong ngục vậy. IPhi 3:19
Nếu những linh ấy ngủ mê không biết gì hết cho đến khi được sống lại, thì cần chi mà canh giữ chúng như tù phạm?
b) Chịu đủ mọi thứ khổ sở: Kinh Thánh cũng dạy rằng cảnh trạng tạm cư của kẻ ác qua đời là lò lửa nóng nảy, tình cảnh gớm ghê, kẻ bị giam cầm trong đó phải chịu đủ mọi thứ đau đớn khổ sở không tài nào kể được. Lu 16:23. (Cũng xem Mác 9:43-49).
c) Bị hình phạt: Kẻ ác trong địa ngục bị hình phạt vì cớ tội lỗi của họ. Ấy là điều Kinh Thánh dạy rõ lắm. II Phi. 2:9
Trong câu 4 của đọan ấy có dạy rằng các thiên sứ ác cũng bị giam cầm như thế cho đến ngày phán xét vậy.
d) Vẫn có tri thức: Trong truyện người giàu và Laxarơ (Lu 16) ta thấy khi người giàu ở địa ngục vẫn có thể nhớ lại lúc sanh tiền, nhớ cha mẹ và anh em; cũng có thể suy nghĩ và bàn bạc nữa. Dầu đã lâm cảnh khổ mà vẫn còn nhớ lại địa vị nguy hiểm của năm anh em hiện còn sống trên dương gian, than tiếc họ chưa biết sao để thoát khỏi ngục lửa nầy. Nên người cũng vì họ mà cầu khẩn Chúa làm ơn giải cứu cho vậy.
e) Hết phương trông cậy: Người giàu có ở trong địa ngục đó hết phương trông cậy. Kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi; hễ bỏ qua dịp tiện tin cậy Chúa mà qua đời nầy rồi, dẫu cầu một giọt ân điển, cũng không được nữa. Cũng chẳng ai có thể thoát ly chốn khổ sở ấy được, vì Chúa dạy rằng có vực sâu thăm thẳm ở giữa chốn khổ sở và nơi phước hạnh, đến đỗi không bao giờ có ai ở bên nầy qua bên kia, hoặc kẻ ở bên kia mà qua bên nầy được. Lu 16:26
f) Khổ hình chưa trọn: Bất luận người ác hay là thiên sứ ác ở địa ngục, dẫu đã cực khổ lắm rồi, nhưng chưa trọn, còn chờ đợi sự hình phạt càng khổ muôn phần hơn nữa. Khi người ác sống lại, bị phán xét rồi, thì bị quăng vào hầm lửa lưu hoàng, bị khổ sở cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng. IIPhi 2:4,9; Ma 8:29; Ma 25:41
III. TÀ THUYẾT VỀ CẢNH TRẠNG KẺ CHẾT
Trong Cơ đốc giáo giới có dấy lên những tà thuyết về cảnh trạng kẻ qua đời, thường làm thiệt hại cho đạo Chúa, và khiến cho vô số người vì tín nhận nó mà bị trầm luân đời đời. Sau đây xin lần lượt luận qua ba tà thuyết quan hệ nhứt.
1. THUYẾT LINH HỒN NẰM NGỦ
Thuyết nầy luận rằng, bất câu người thiện kẻ ác qua đời, vào âm phủ, thì linh hồn cứ ngủ mê man, chẳng cảm biết gì cả, và cứ ngủ như vậy cho đến ngày phán xét mới thức dậy, hiệp với thân thể mà sống lại, rồi tùy theo công trình mình mà chịu xét đoán, hoặc được đến chỗ sung sướng đời đời, hay là bị ném vào chốn cực khổ mãi mãi. Ấy là đại khái của tà thuyết thứ nhứt. Giáo An tức nhứt hội (đạo Sabát) chủ trương thuyết nầy.
Yếu nghĩa của thuyết ấy là như vậy: Họ dạy rằng chỉ thể hữu cơ, như óc, thần kinh, trái tim, v.v., có thể cử động tự tri tự giác được. Nên khi linh hồn phân rẽ với xác thịt, thì không còn có thể cử động hoặc tự giác được nữa; vì các khí quản làm việc ấy đều bị hư nát ở trong mồ mả rồi. Đợi đến ngày sống lại khi thân thể được tổ hiệp lại, thì mới lấy lại các khí quản cần dùng để cử động tự giác như cũ vậy.
Song lý luận ấy sai lầm lắm. Kìa, Đức Chúa Trời là Đấng thuộc linh, chẳng có cơ thể vật chất, mà lại cử động tự giác tự do trọn vẹn được (Gi 4:24). Các thiên sứ cũng là những vị cách thuộc linh song nào có những cơ thể ấy đâu? Dầu vậy, chúng cử động tự giác lắm (Hê 1:14). Tín đồ qua đời cũng đã gọi là thuộc linh (Truyền 12:7; Công 7:59; Hê 12:23; IPhi 3:19), dầu phân rẽ với thân thể hữu cơ, thì chắc cũng có thể cử động tự giác như Đức Chúa Trời và thiên sứ vậy. Kinh Thánh gọi tín đồ qua đời là đương ngủ (Đa 12:2l; Ma 9:24; Gi 11:11; ICô 11:30; 15:51; ITê 4:14; 5:10), thì chỉ nói về thân thể ngủ ở trong mồ mả, chớ chẳng nói về linh hồn đâu, ví nó hằng còn, được ở với Chúa, hưởng hạnh phước cách tự cảm biết vậy (Phi. 1:22,23; IICô 5:8). Gi 4:24; Hê 1:14; Truyền 12:7; Công 7:59; Hê 12:23; IICô 5:8; Đa 12:2; Ma 9:24; Gi 11:11,13; ITê 4:14; ITê 5:9,10
2. THUYẾT VỀ NGỤC LUYỆN TỘI
Giáo hội La-mã dạy rằng sau khi người ta qua đời, bèn vào một chỗ luyện sạch tội, gọi là ngục luyện tội (purgatoire). Ấy là tà thuyết thứ hai. Đại khái họ dạy như lược luận sau đây:
a) Cảnh trạng của linh hồn kẻ chết chia bốn bực: Kê cứu giáo lý của Giáo hội La-mã luận về cảnh trạng của linh hồn kẻ chết, thì thấy có chia ra làm bốn bực:
(1)Trẻ con chưa chịu báp têm (phép rửa tội), khi qua đời, linh hồn về một chỗ riêng, gọi là limbus infantum (âm phủ của trẻ con). Chỗ ấy dầu không cực khổ, song cũng không được thấy vinh hiển của Chúa. Chỗ ấy ở nơi từng trên của âm phủ, lửa cháy không lan đến, và trẻ con chỉ mất phước thấy mặt Đức Chúa Trời chớ không trực tiếp bị đau đớn.
(2)Mọi người chưa chịu báp têm, luôn cả mọi người đã chịu báp têm rồi, lại phạm tội trọng mà chưa ăn năn giải hòa với Giáo hội, nếu qua đời, thì đi địa ngục ngay, chẳng mong gì được ơn cứu rỗi nữa.
(3)Những tín đồ nên thánh trọn vẹn, qua đời, được trực chỉ vào thiên đàng.
(4)Tín đồ chưa nên thánh trọn vẹn, còn nhiều sự bất toàn dính dấp, mà vẫn giữ vẹn phép giao thông với Giáo hội, luyện sạch các sự bất toàn và tội lỗi mà sanh tiền chưa lìa bỏ được, mong rằng khi sạch rồi sẽ được lên thiên đàng hưởng phước đời đời. Thì giờ thử luyện lâu hay mau chỉ lượng theo tội lỗi nặng hay nhẹ. Sự đau đớn của chỗ ấy rất khổ sở do lửa cháy phừng phừng bốc lên. Giáo hội hiệp tác với anh em bạn hữu của kẻ bị ở ngục ấy mà dùng nào là cuộc hy sinh của lễ misa, nào lời cầu nguyện tụng kinh để giảm bớt kỳ hạn luyện tội họ ở nơi ấy. Lại trong vòng La-mã tín giáo cũng có người khi còn đương ở đời nầy lo chuyên tâm tu nhơn tích đức để nhẹ bớt sự trừng phạt của ngục luyện tội, hầu mong được sớm cất lên trời.
b) Chỗ sai lầm của thuyết ngục luyện tội: Sau đây xin bài bác thuyết ngục luyện tội, chỉ ra bảy điều minh chứng rằng nó rất sai lầm, không thích hiệp đạo Christ chút nào.
(1)Không có minh văn trong Kinh Thánh: Kinh Thánh chẳng có một câu nào dạy rằng tín đồ qua đời còn phải vào chỗ luyện tội. Thực chính Giáo hội La-mã cũng nhận rằng Kinh Thánh không trực tiếp dạy có ngục luyện tội, song họ nói rằng Chúa và sứ đồ có dạy đến cách gián tiếp. Họ viện dẫn Ma 12:32 và ICô 3:15 làm căn cứ cho thuyết ấy. Thiết tưởng rằng chỉ xem qua hai câu đó cũng rất dễ nhận biết nó chẳng hề nói đến ngục luyện tội đâu. Ma 12:32
Giáo hội La-mã nói câu “hay đời sau cũng chẳng được tha” chắc ám chỉ về ngục luyện tội, vì dường như dạy rằng ở đời sau có tội được tha, duy tội phạm cùng Thánh Linh thì không được tha mà thôi. Ta đáp: Câu ấy chẳng những là không nói rõ, mà cũng không ám chỉ người ta có thể được tha tội ở nơi đời sau. Mà dầu tội có thể được tha, thì câu ấy đâu có nói về một ngục luyện tội bằng lửa cháy phừng phừng ư? Đâu có nói rằng Giáo hội bởi lễ misa mà có quyền giải cứu linh hồn khỏi nơi ấy đâu? Đại ý của câu ấy chỉ dạy quyết rằng tội phạm cùng Thánh Linh nặng quá, không bao giờ có thể được tha đó thôi. Những ý về ngục luyện tội thì chỉ bởi người ta thêm vào đó vậy. ICô 3:15
Câu ấy cũng chẳng nói về ngục luyện tội đâu. Tra xem thượng hạ văn thì thấy Phao-lô luận về sự phân biệt công việc của tín đồ tốt hay xấu. Ông ví dụ công việc của họ chẳng khác gì vật liệu họ dùng xây cất đền thờ của Đức Chúa Trời, có Christ làm nền tảng. Nếu vật liệu ấy tốt như vàng, bạc, bửu thạch, thì khi Chúa tái lâm chắc chịu nổi lửa thánh thí nghiệm mà sẽ lãnh phần thưởng. Song nếu vật liệu ấy xấu như gỗ, cỏ khô, rơm rạ, thì sẽ bị thiêu đốt, còn chính người vì nhận Christ là nền tảng của sự tín ngưỡng mình thì được cứu, song dường như qua lửa vậy. Thực, nếu tra xét câu ấy cho đến “chơn tóc kẽ răng”, thì cũng chẳng thấy có một ý nhỏ nào nói về chỗ luyện tội; vì trong đoạn ấy, Phao-lô quả không luận về tội lỗi đâu, duy luận về công trình hầu việc Chúa của tín đồ lúc còn sanh tiền đó thôi. Vả lại kê cứu cả Tân ước, cũng thấy rõ lắm rằng tín đồ khi qua đời, được trực chỉ lên thiên đàng ngay, đồng ở với Chúa, đến đỗi kẻ trộm đồng bị đóng đinh với Chúa, một đứa bất toàn hơn hết, mà cũng không cần qua nơi luyện tội đâu, trái lại được Chúa hứa rằng: “Hôm nay ngươi sẽ cùng ta ở trong Baradi” (Lu 23:43). Cũng xem Gi 14:1-3; Công 7:59; IICô 5:1-10; Phil 1:23.
(2)Luận sai về công lao cứu chuộc của Chúa: Thuyết nầy luận rất sai về công lao cứu chuộc của Christ, chủ trương rằng sự chết của Ngài chỉ thuộc nguyên tội và những kỷ tội phạm trước khi chưa chịu báp têm. Còn những kỷ tội phạm trước khi chưa chịu báp têm. Còn những kỷ tội phạm sau khi chịu lễ ấy chính tín đồ phải làm việc bổ thục (pénitence), hoặc bằng sự tự trừng trong đời nầy hoặc bằng lửa đau khổ ở đời sau, để đền bồi lấy. Họ luận như thế rất trái ý Kinh Thánh, bởi vì tội của người ta vô luận là nguyên tội hay là kỷ tội mà đời sống mình đã phạm, thì chỉ một mình Chúa Jesus Christ có đủ công năng chuộc được. Vả lại, người ta được cứu cũng chỉ nhơn đức tin đến công lao của Christ mà thôi. Ngoài sự ấy chẳng còn phương cách khác để được cứu rỗi bao giờ. Công lao của tín đồ dầu hoàn toàn đến đâu đi nữa, cũng chẳng có giá trị gì để đền bồi một tị nhỏ nào, phải nương cậy mình nơi công lao của Christ, tận tâm nhờ huyết báu Ngài, mới chắc được cứu vậy. Những câu Kinh Thánh viện dẫn sau đây chứng rõ rằng đạo ngục luyện tội quả là tà giáo, vì sự cứu rỗi, sự tẩy tội duy nhờ công đức của Christ chịu chết trên thập tự giá mà được nên đó thôi. Ga 2:21; Hê 9:28; Rô 3:28
Các việc riêng mà người ta muốn nhờ cậy để mong được cứu đó, Phao-lô đều gọi là “việc làm theo luật pháp” cả.
(3) Trái lẽ công bình của Đức Chúa Trời: Kinh Thánh dạy rằng chỉ Đức Chúa Trời có quyền tha tội cho người ta . Ngài nhơn vì công lao của Christ đã thế vị chúng ta chịu chết, mới có thể làm điều ấy mà không trái lẽ công bình của Ngài (Rô 3:24-26). Còn Giáo hội La-mã dạy rằng tín giáo chuyên tâm làm việc bổ thục, mượn ông tư tế làm lễ misa, tụng kinh cầu nguyện, thì có đủ hiệu lực đền bồi tội của linh hồn ở trong ngục luyện tội, để giải cứu nó ra khỏi chốn đau đớn ấy mà siêu thăng thiên đàng vậy. Ôi! Giáo hội La-mã dạy như thế, há chẳng phản đối với đạo cứu chuộc của Christ và trái lẽ công bình của Đức Chúa Trời sao? Rô 3:24-26
(4)Coi sự chết của Christ là vô ích: Trên thập tự giá Christ làm trọn công việc cứu chuộc, không cần ai giúp đỡ, hay là bổ khuyết chỗ nào cả. Ví bằng buộc phải mua phiếu xá miễn, làm lễ mi sa, tụng kinh cầu nguyện mãi mới mong đền tội cho những người qua đời rồi, thì công lao của Christ là bất toàn, sự chết trên thập tự giá cũng ra vô ích, và Kinh Thánh cũng giả dối nữa. Xem Ga 2:21 và Hê 9:28 đã viện dẫn ở trên.
(5)Sai lầm về thời kỳ cứu rỗi: Kinh Thánh dạy rõ lắm thời kỳ cứu rỗi thuộc về đời nầy, chớ khi qua đời rồi, thì cửa ân điển đã đóng lại, dịp tiện cứu rỗi đã qua đi, kỳ thí nghiệm đã xong. Khi người ta đã đậy nắp quan tài, thì sự trông cậy ơn cứu rỗi cũng đã dứt hẳn rồi, chỉ còn đợi sự phán xét mà thôi (Ma 25:10; Lu 16:26). Nên chi lý thuyết ngục luyện tội sai lầm lắm về thời kỳ cứu rỗi, khiến người ta đi lạc, tưởng rằng khi qua đời rồi, lại còn có cửa cứu rỗi nữa, mở cho một dịp tiện khác để ăn năn trở lại cùng Chúa. Ma 25:10; Lu 16:26. Cũng xem Hê 9:28 viện dẫn ở trên.
(6)Do bái vật giáo mà ra: Thuyết về ngục luyện tội vốn chẳng phải phát khởi từ Cơ đốc giáo đâu, bèn do bái vật giáo mà ra. Từ xưa bọn tăng lữ Aicập bày ra đạo về nơi luyện tội; rồi sau đạo ấy lần lần xen vào đạo Christ. Đến cuối thế kỷ thứ III và đầu thế kỷ thứ IV mới có tín đồ luận đến ý kiến ấy. Nói đại khái, trong Hội Thánh lúc bốn thế kỷ đầu tiên, phần đông Giáo phụ đều dạy rằng khi tín đồ qua đời, thì liền được lên thiên đàng, ở cùng Chúa, hưởng hạnh phước vui vẻ. Đến đầu thế kỷ thứ V có Augustin nói thoảng qua nhưng ông cũng chẳng dạy quả quyết có ngục luyện tội đâu, duy luận rằng “có lẽ có chăng” đó thôi.
(7)Khiến cho Giáo hội cầm quyền quá lớn: Đạo ngục luyện tội ban quyền quá lớn cho Giáo hội, mở một phương cách trục lợi lạ kỳ. Kê cứu sự tổ chức Giáo hội La-mã hiện tại, thì thấy đạo nầy là tài nguyên đệ nhứt của phẩm trật. Dám chắc rằng do đạo ngục luyện tội mà Giáo hội La-mã đã trở nên một hội rất giàu có, thế lực rất lớn ở trong xã hội bây giờ. Giáo hội ấy dùng đạo đó chẳng những để phô trương thế lực của giáo hoàng, khiến cho mão miện của người càng ngất ngưỡng cao thêm một từng nữa mà thôi (mão miện của giáo hoàng có ba từng, ám chỉ rằng tay ông cầm cả giáo quyền, chánh quyền, và quyền âm phủ); mà thế lực của các nhà tư tế cũng càng thêm lên lạ kỳ nữa, vì các viên ấy, cũng càng thêm quyền bởi việc tụng kinh, làm lễ misa để giảm bớt kỳ hạn khổ hình của ngục luyện tội, và giải cứu linh hồn khốn nạn ra khỏi nơi đó. Cũng tự vị có quyền đóng cửa lại không cho chúng ra, cho đến chừng có kẻ đem tiền mướn họ làm các nghi lễ ấy mới được. Nếu chẳng có đạo ngục luyện tội, thì phiếu xá miễn của phẩm trật bán đâu cho hết. Còn các tín giáo mê tín theo thuyết ấy, kẻ thì chuyên tâm tu đức lập công; kẻ thì nhờ công đức thặng dư của các thánh đời xưa để lấp tội tẩy uế lâm chung, mua phiếu xá miễn, cùng nhiều cách khác mà Giáo hội đã sẵn dành cho, mong khi chết rồi, vào ngục luyện tội, thì sẽ nhờ đó mà siêu độ được thăng thiên đường. Nhưng các điều ấy đâu có quyền gì giúp đỡ ai? Tẩy trừ tội ai? Cứu rỗi ai? Chỉn chẳng qua là những mánh khóe để trục lợi và hành quyền trên người ta hơn là để linh tu cho ai vậy.
3. THUYẾT LINH HỒN KẺ ÁC BỊ TIÊU DIỆT.
Thuyết nầy chủ trương rằng linh hồn qua đời, tức bị tiêu diệt, chẳng còn một di tích nhỏ nào nữa. Họ thường vin lấy chữ “chết” làm căn cứ lý luận của mình, quyết rằng sự chết là hình phạt của tội lỗi, chỉ có nghĩa là tuyệt diệt đó thôi. (Xem Gi 5:24; 8:51; Gia 5:20; IGi 3:14). Ta xin đem ba lý cớ mà bác lại thuyết ấy, tỏ ra nó không thích hiệp Kinh Thánh chút nào.
a) Nguyên nghĩa chữ chết: Kê cứu nguyên nghĩa chữ chết, thì biết rằng nghĩa ấy chẳng phải là tuyệt diệt đâu. Tử hình quả là gốc bởi Đức Chúa Trời rủa sả nguyên tổ mà ra. Vì Ngài có phán rằng: “Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác, thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng 2:17). Nhưng ta thấy trong ngày nguyên tổ phạm tội, bị rủa sả, thì chẳng bị tuyệt diệt đâu. Xét Sáng 3:8, 16-19, 22-24, thì rõ nguyên tổ ta bị đuổi khỏi vườn phước hựu, lìa xa Đức Chúa Trời là nguồn sự sống, mà phải sa vào sự khổ sở do tội lỗi mà ra. giờ nguyên tổ ta phân rẽ với Đức Chúa Trời, thì từng trải sự chết thuộc linh, rồi sau lần lần kết quả sự chết thuộc thể, là linh hồn phân rẽ với xác thịt vậy.
b) Tá chứng của Kinh Thánh: Trong Kinh Thánh có nhiều câu luận chữ “chết” không thể nào có nghĩa là tuyệt diệt. Đại khái Kinh Thánh bao giờ cũng dùng chữ ấy theo nghĩa phân rẽ, như linh hồn phân rẽ với xác thịt gọi là sự chết thuộc thể, linh hồn phân rẽ với Đức Chúa Trời gọi là sự chết thuộc linh. Trong Ma 25:41,46 luận về kẻ ác bị quăng vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ về các quỉ sứ của nó, để chịu hình phạt đời đời. Ví bằng linh hồn bị tuyệt diệt, thì làm sao gọi là đời đời? Lại trong Khải 20:14,15 và 21:8 lửa ấy gọi là sự chết thứ hai. Nếu sự chết là sự tuyệt diệt thì làm sao còn có lần chết thứ hai? Cũng dạy rằng kẻ bị bỏ vào đó phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời (Khải 20:10). Mà nếu bị tuyệt diệt, thì thể nào chịu khổ cho đến đời đời được ư? Ma 25:41,46; Khải 20:14,15; Khải 20:10
c) Trái lẽ công bình của Đức Chúa Trời: Thuyết nầy trái lẽ công bình của Đức Chúa Trời. Vì nếu người ác qua đời, tức thì bị tiêu diệt đi, không có quả báo trong ngày sau rốt, thì Đức Chúa Trời há không công bình sao? Ta đã thấy sự thưởng phạt buộc phải có lai sanh để thưởng thiện phạt ác. Cũng vậy, sự thưởng phạt công bình của Đức Chúa Trời hẳn buộc linh hồn phải tồn tại đời đời, mới gọi là công bình vậy. Vả lại, nếu quả như thuyết ấy dạy kẻ ác chết bị tiêu diệt liền, thì kẻ ác làm ác há chẳng càng mạnh dạn phạm tội hơn nữa, ăn ở cực ác, mà chẳng sợ hãi gì cả ư?
TỔNG ĐOÁN
Ấy vậy, bất luận người thiện kẻ ác, không phải chết rồi là hết đâu; bởi vì bên kia mồ mả còn có thần linh giới. Trước khi sống lại, kẻ thì cực lạc, người thì cực khổ, ở đó đợi hoặc sự tái lâm của Chúa, hoặc ngày phán xét. Lẽ đạo quả báo lai sanh nầy làm cho người công nghĩa tỉnh thức, khiến cho kẻ được kêu gọi thêm vững đức tin (Phil 1:10), giục giã tín đồ càng siêng năng làm công việc lành trong lúc còn gọi là ban ngày (Gi 4:9), khiến cho chức viên trong Hội Thánh trung thành với nhà Chúa hơn (Hê 13:17), và làm cho tội nhơn càng sợ hình khổ mà mau mau ăn năn sửa đổi vậy.
Chương 3 – LUẬN VỀ SỰ TÁI LÂM CỦA CHRIST
Trong quyển luận về Christ, ta đã biết chức vụ của Ngài có trong ba phương diện, gọi là chức tiên tri, chức tế lễ, và chức vua. Ngài đã giáng sanh để hành chức tiên tri, dạy dỗ chúng ta về Đức Chúa Trời, chỉ dẫn đường về trời, dự ngôn về cuộc tương lai. Ngài cũng đến, khởi hành chức tế lễ, hy sinh mình trên thập tự giá, rồi sống lại, thăng thiên, dâng huyết Ngài làm của lễ chuộc tội ta. Đoạn, Ngài ngự bên hữu Đức Chúa Cha để cầu thay cho ta, và đương làm trọn chức vụ thầy tế lễ là như vậy. Nhưng Ngài là Vua, cũng phải làm trọn chức ấy nữa. Chức vụ nầy thuộc về tương lai. Khi chức tế lễ đã trọn rồi, thì Christ sẽ trở lại thế gian, để làm trọn chức nhiệm Vua. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ luận về ba chức vụ ấy mà rằng: Hê 9:24,26,28
Như vậy, Christ đã hiện ra trong đời nầy để chuộc tội; đương hiện ra ở trước mặt Đức Chúa Trời để cầu thay cho ta; và sẽ hiện ra trên đất nầy một lần nữa để cứu rỗi kẻ chờ đợi Ngài.
Trong chương nầy xin lần lượt luận về sự hiện ra thứ ba đó.
I. GIỚI THUYẾT
Vì đã có nhiều ý kiến về từ liệu “Chúa tái lâm”, nên trước hết cần phải định giới thuyết giải thích “Chúa tái lâm” là có nghĩa gì, e mình sai suyển lầm lạc chăng. Xin theo phản diện và chánh diện mà định nghĩa ấy.
1. PHẢN DIỆN
Trong Hội Thánh có nhiều người vì lầm hiểu từ liệu “Chúa tái lâm”, nên ngộ nhận lẽ đạo quan hệ ấy. Nói đại khái, có chừng ba cách lầm giải thích từ liệu ấy.
a) Chúa tái lâm là sự chết của tín đồ: Có một số rất đông chủ trương rằng Chúa tái lâm ấy là sự chết của tín đồ. Mỗi khi tín đồ qua đời, thì Chúa đến tiếp rước họ về với Ngài. Những ý kiến ấy có vài ngộ điểm như sau đây:
(1) Khi tín đồ qua đời, thì chẳng hề xảy đến các biến động đã tả ra trong ITê 4:16,17, như “tiếng kêu bảo, tiếng của thiên sứ cực phẩm, và kèn của Đức Chúa Trời”, sự sống lại và sự cất lên trong đám mây. Các điều ấy thực cặp theo sự tái lâm của Chúa, nhưng khi tín đồ qua đời chưa hề ai thấy đã xảy ra như vậy bao giờ. Lại khi Chúa tái lâm thì tín đồ không chết đâu, bèn là được sống lại vậy.
(2) Khi Chúa tái lâm thì Ngài đến cùng ta, không phải là ta đi đến cùng Ngài. Chính Chúa đã dạy môn đồ rằng: Gi 14:3
(3) Trong Gi 21:22 Chúa phân biệt sự chết của tín đồ với sự tái lâm của Ngài mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: “Nếu ta muốn người (Giăng) đợi cho tới khi ta đến, thì can gì với ngươi? Ngươi cứ theo ta.” Nghĩa là: “Nếu ta muốn Giăng còn sống cho đến khi ta tái lâm, thì can hệ gì với ngươi?” Nếu bỏ chữ “tái lâm” mà để chữ “chết” thế cho, thì câu ấy nói rằng: “Nếu ta muốn Giăng còn sống đến khi người chết, thì can hệ gì với ngươi?” Song nói như vậy, há chẳng vô lý sao?
(4) Trong ICô 15:50-57 Phao-lô dạy rằng nhờ sự tái lâm của Christ mà tín đồ không phải bị chết đâu, bèn là được cứu khỏi chết. Cũng xem Gi 8:51; Ma 16:28.
(5) Vả, mỗi giây phút có một tín đồ qua đời. Mà nếu nhơn dịp tín đồ qua đời Chúa cũng tái lâm, thì mỗi giây phút Chúa há “từ trên trời giáng xuống với tiếng kêu bảo, tiếng của thiên sứ cực phẩm, và kèn của Đức Chúa Trời” thổi lên sao? Mỗi phút những kẻ chết trong Chúa há có sống lại sao? Còn tín đồ còn sống mỗi giây phút há cũng được cất lên ư? (ITê 4:16,17). Không hề có vậy đâu! Ai cũng dễ thấy nói như thế thật là vô lý! Nên không thể gọi rằng tín đồ chết là Chúa tái lâm đâu.
b) Chúa tái lâm là Thánh Linh giáng lâm ngày lễ Ngũ tuần: Có kẻ khác luận rằng sự tái lâm của Chúa là Thánh Linh giáng lâm nhằm lễ Ngũ tuần. Theo Gi 14:21-23, thì Christ thật nhờ Thánh Linh mà đến sáng lập Hội Thánh và ngự trong lòng tín đồ. Nhưng sự giáng lâm ấy quả không phải là sự tái lâm của Christ đâu. Các lý cứ kể sau đây phản đối hẳn ý kiến ấy.
(1) Phần nhiều lời hứa nói rõ hơn hết về Chúa tái lâm được ban cho Hội Thánh vào lúc lễ Ngũ tuần đã qua rồi, như các lời hứa trong Phil 3:21; IITi 4:8; ITê 4:16,17; ICô 15:51,52.
(2) Nhằm lễ Ngũ tuần Christ đến cùng Hội Thánh, chớ chẳng hề tiếp rước Hội Thánh về với Ngài đâu. Khi Thánh Linh giáng lâm mới mới thiết lập Hội Thánh. Còn khi Chúa tái lâm thì Hội Thánh đã được hoàn toàn rồi.
(3) Các biến động tả ra trong ITê 4:16,17 chẳng hề xảy ra nhằm ngày lễ Ngũ tuần, cũng không xảy đến cho tín đồ lúc nhận lãnh Thánh Linh đâu.
c) Chúa tái lâm là sự phá hủy thành Giê-ru-sa-lem: Cũng có một đảng khác rất đông dạy rằng Chúa tái lâm, ấy là thành Giê-ru-sa-lem bị quan tướng La-mã Titus phá hủy năm 70 S.C. Họ vin vào Ma 24; Mác 13; và Lu 21 mà lập chứng cho ý kiến ấy. Thật, kê cứu mấy đoạn ấy, thì rõ ràng một phần lớn của lời tiên tri đó được ứng nghiệm trong sự triệt hạ thành Giê-ru-sa-lem. Có lẽ một phần của bi kịch ấy cũng làm hình bóng chỉ về sự tái lâm của Chúa về sau. Song khá biết rằng các lời tiên tri ấy không được ứng nghiệm trọn vẹn lúc bấy giờ đâu, vẫn còn có nhiều điều dự cáo về cuộc tương lai, chỉ được ứng nghiệm lúc Chúa từ trời giáng lâm đặng lập nước của Ngài ở trên mặt địa cầu nầy vậy. Các lý cớ sau đây chứng rằng sự phá hủy Giê-ru-sa-lem năm 70 S.C. chẳng phải là sự tái lâm của Chúa.
(1)Các biến động dự tả trong ITê 4:16,17 chẳng xảy đến lúc thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy.
(2)Lời chép trong Gi 21:21-23 và lời hứa của Khải 22:20 được chép vào lối năm 96 S.C. tức là 26 năm sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy. Vậy, nếu sau cơn bi kịch ấy Chúa vẫn còn nói về sự tái lâm của Ngài, thì rất rõ ràng sự phá hủy đó không phải là chính sự tái lâm đâu; cái nầy thuộc quá khứ còn cái kia vẫn thuộc tương lai vậy.
2. CHÁNH DIỆN
Vậy thì sự tái lâm của Chúa có nghĩa gì? Luận theo chánh diện thì sự tái lâm của Chúa là chính Chúa Jesus Christ sẽ hiện ra cách hữu hình và hiển nhiên, đến đỗi mắt thấy được, tay rờ được, tai nghe được. Các câu Kinh Thánh viện dẫn sau đây minh chứng cho ý kiến nầy. Công 1:11; ITê 4:16,17; Khải 1:7
II. ÐẠO VỀ SỰ TÁI LÂM CỦA CHRIST RẤT QUAN HỆ
1. KINH THÁNH LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN
Theo lẽ thường điều nào mà mình cứ lặp đi lặp lại mãi là điều mình muốn người ta nhận là quan hệ. Vả, các lẽ đạo khải thị trong Kinh Thánh, chỉ có đạo về Chúa tái lâm được lặp đi lặp lại nhiều hơn hết. Có kẻ tính rằng trong mỗi 30 câu của Kinh Thánh thì có một lần luận đến sự tái lâm. Ấy chứng rằng Thánh Linh muốn ta nhận biết rằng đạo ấy rất quan hệ.
a) Tân ước thường nói đến: Tân ước luận về sự tái lâm của Chúa hơn là nói về sự giáng sanh. Trong 27 quyển sách của Tân ước chỉ có 4 quyển không nói đến sự tái lâm. Có người đã tính ra trong mỗi 25 câu có một câu luận đến sự tái lâm. Chừng 50 lần Tân ước khuyên bảo tín đồ hãy chực cho sẵn, mới mong dự đến hy vọng hạnh phước ấy. Hai thơ Têsalônica I và II, cả sách Khải huyền, cùng 4 đoạn dài khác là Ma 24,25; Lu 21 và Mác 13, đều chỉ luận về đề mục Chúa tái lâm mà thôi. Có kẻ nói rằng trong 216 đoạn sách Tân ước nói đến vấn đề Chúa tái lâm chừng 318 lần.
b) Cựu ước cũng thường luận đến: Sự tái lâm của Chúa cũng là đề mục đệ nhứt của lời dự ngôn trong Cựu ước. Thực, phần nhiều chỗ dự cáo về sự giáng sanh Ngài, cũng nói rõ về sự tái lâm Ngài nữa, đến đỗi trong nhiều đoạn sách, lời tiên tri nầy lẫn lộn với lời tiên tri kia, đến nỗi chính tiên tri cũng có khi không phân biệt rõ ý lời nầy với ý lời kia; như Phi-e-rơ chép: IPhi 1:10,11
c) Jesus Christ thường nói đến: Jesus Christ thường làm chứng về sự tái lâm của Ngài. Trong Gi 14:3 Ngài hứa cùng môn đồ sẽ trở lại “tiếp các ngươi về với ta”. Trong Lu 19:12 Ngài là “Vị thế tử kia đi phương xa, để nhận lấy nước, rồi trở về”. Còn trong Ma 24:30, Ngài “lấy đại quyền đại vinh ngự mây trời mà xuống”. Trong Ma 25:31-33 Ngài lại luận về “khi Con Người ngự trong vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra, để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả.” Cũng xem Lu 17:20-37; 19:11-27; Ma 24,25; Mác 13; Lu 21.
d) Thiên sứ làm chứng cho: Các thiên sứ đã từng làm chứng trung thành về sự giáng sanh của Chúa, cũng thường chứng về sự tái lâm của Ngài nữa. Khi Ngài vừa thăng thiên thì có thiên sứ hiện đến, nói rằng: Công 1:11
Cả sách Khải huyền đều là lời của thiên sứ làm chứng về sự tái lâm và nước vinh hiển của Christ; vì Giăng chép rằng: Khải 1:1
e) Các sứ đồ đều chứng về sự tái lâm của Chúa: Chúa Jesus hứa ban Thánh Linh cho các sứ đồ, để Ngài dạy dỗ họ mọi sự (Gi 14:26), dẫn dắt họ vào mọi lẽ thật, và báo cáo họ những điều tương lai (Gi 16:13-15). Ấy vậy, những điều các sứ đồ dạy cho ta đều là do Thánh Linh mà ra cả. Vả, họ đã chuyên tâm làm chứng về sự tái lâm của Chúa, thường nói nhiều và rõ ràng về vấn đề ấy, hầu cho hễ ai thành tâm lưu ý đến không thể nào hiểu sai được. Họ đều chứng rằng:
a. Chúa sẽ từ trời giáng xuống: ITê 4:16
b. Mọi mắt sẽ trông thấy Ngài: Khải 1:7. Cũng xem Ma 16:28; Mác 13:26; Lu 21:27
c. Ngài hiện đến cùng kẻ chờ đợi Ngài: Hê 9:28
d. Ngài sẽ trở lại như cách Ngài lên trời: Công 1:11
e. Ngài sẽ hiện đến với các thánh đồ: ITê 3:13. Cũng xem Giu 14
f. Muôn nước đều tôn vinh Ngài: Khải 11:15; Khải 15:4. Cũng xem Thi 72:10,11; Ês 49:6-9
g. Mọi gối đều quì lạy trước mặt Ngài: Phil 2:10
h. Ngài xét đoán và chiến đấu cách công nghĩa: Khải 19:11. Cũng xem Thi 72:2; Khải 16:7
2. QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI CÁC LẼ ĐẠO KHÁC.
Đạo về Chúa tái lâm cũng có sự quan hệ mật thiết với các lẽ đạo trọng nhứt khác. Thực, trong Kinh Thánh đạo Chúa tái lâm giống như đường canh và chỉ trong tấm vải, xen lẫn với các lẽ đạo khác một cách khắng khít lắm, hễ bỏ đạo nầy thì cũng làm mất luôn cả đạo kia nữa. Sau đây xin tỏ ra đạo Chúa tái lâm quan hệ với bảy đạo khác.
a) Quan hệ với đạo sống lại: ICô 15:23; Gi 5:28,29; ITê 4:16
b) Quan hệ với đạo tín đồ còn sống được biến hóa lúc kẻ chết được sống lại: ICô 15:51,52
c) Quan hệ với phận làm con cái Đức Chúa Trời, và được trở nên giống như Con Đức Chúa Trời: IGi 3:1,2
d) Quan hệ với đạo thưởng phạt: IITê 4:7,8; Khải 22:12; IPhi 5:4
e) Quan hệ với đạo chuộc tội: Hê 9:28. Cũng xem Hê 9:14-27
f) Quan hệ với đạo xét đoán tương lai: IITi 4:1
g) Quan hệ với đạo nên thánh: ITê 3:12,13; ITê 5:23
3. HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN TẬN TÂM TÍN NHẬN ĐẠO CHÚA TÁI LÂM
Hội Thánh đầu tiên tận tâm tín nhận đạo Chúa tái lâm, cũng mong mỏi Ngài mau mau hiện đến, để đánh đổ sự gian ác của đời, trừ diệt bái vật giáo, và lập nước bình an của Ngài trên cả muôn dân muôn nước (ITê 1:9,10; Hê 9:28; Tít 2:13). Nhiều nhà sử học và thần học xưa nay đều đồng chứng rằng Hội Thánh đầu tiên hết lòng tín nhận đạo Chúa tái lâm.
a) Nhà sử học trứ danh Schaff, chép lịch sự Hội Thánh, có nói rằng: “Yếu điểm trọng nhứt về đạo lai thế ở vào thời kỳ trước Công Giáo nghị hội Nicée, gọi là thiên hy niên thuyết, tức là thuyết chủ trương rằng Christ trước cuộc xét đoán chung sẽ lấy vinh hiển đồng hiện ra với các thánh đồ sống lại mà trị vì cách hiển nhiên trên đất… Những Giáo phụ trứ danh, như Barnabas, Papias, JustinMartyr, Irénée, Terutullien, Methodius, và Lactantius đều công nhận ý kiến ấy cả. Thiên hy niên thuyết của Cơ đốc giáo là thiên hy niên thuyết của Do Thái giáo dạy dỗ theo lối thuộc linh; thay thế cho sự giáng lâm thứ nhứt của Christ, họ viện lấy sự tái lâm của Ngài làm căn cứ. Thuyết nầy phân biệt hai kỳ sống lại: một kỳ trước thời gian ngàn năm bình an, và một kỳ sau đó, kể sự trị vì của Christ trong thời gian ngàn năm ấy chỉ là cuộc khai đoan về sự trị vì đời đời ở trên trời…”
b) Nhà sử học Gibbon trong đại tác phẩm “The Decline anh Fall of the Roman Empire” luận rằng: “Đạo về thời gian Thiên hy niên vốn xưa lắm và phổ thông, nhờ các giáo phụ liên tiếp nhau mà truyền lại, kể từ Justin Martyr và Irénée là hai nhà đã từng trò chuyện với môn đồ của các sứ đồ, cho đến Lactantius, là quan thái phó trong triều Constantin đại đế… Hình như các tín đồ chánh thống đều thừa nhận đạo ấy cả.”
c) Ông Mosheim luận rằng: “Ý kiến về Christ sẽ trở lại trước kỳ thế gian bị tiêu tan, để trị vì một ngàn năm ở giữa loài người được rao truyền khắp nơi, và trước đời Origène (185-254 S.C) chẳng ai phản đối cả”
d) Ông Chillingworth cũng luận rằng: “Phần đông các Giáo phụ trứ danh của đời kế cận các sứ đồ đều tín nhận và giảng dạy lẽ đạo của đảng Thiên hy niên, đương thời chẳng có ai phản đối hay là bài xích đạo ấy. Cho nên có thể đoán rằng đạo nầy thuộc về đạo lý Hội Thánh phổ thông tín nhận đời bấy giờ”
e) Nhà sử học Hội Thánh Gieseler, chép về sự tín ngưỡng của Hội Thánh đầu tiên, luận rằng: “Thiên hy niên luận trở nên sự tín ngưỡng chung của tín giáo đời ấy.”
f) Nhà thần đạo Stockhouse luận rằng: “Không ai có thể chối rằng lẽ đạo nầy (thiên hy niên luận) vốn rất xưa, và trước kia nó vẫn là ý kiến chung của toàn thể tín đồ chánh thống”.
g) Giám mục Newton, một trứ danh trong vòng các nhà giải nghĩa lời tiên tri của Kinh Thánh, chép rằng: “Nói đại khái, trong ba thế kỷ đầu tiên, là lúc Hội Thánh thuần khiết hơn hết, thì toàn thể Hội Thánh đều tín nhận lẽ đạo về Thiên hy niên cả”.
Cũng có rất nhiều nhà khác nữa làm chứng rằng Hội Thánh đầu tiên công nhận đạo về Chúa tái lâm, coi là một lẽ đạo nền tảng, quan hệ bằng đạo Chúa đầu thai, đạo chuộc tội, đạo xưng nghĩa, và đạo nên thánh. Nhưng trên đây ta đã viện đủ xác cứ chứng rằng đạo Chúa tái lâm quả là rất quan hệ, nên cũng không cần nói thêm nữa.
III. CẢNH TRẠNG CHRIST TÁI LÂM
Vả, cảnh trạng của Christ tái lâm sẽ ra thể nào? Muốn đáp lẽ cho vấn đề ấy, cần phải kê cứu, 1) các chữ tả vẽ sự tái lâm, 2) Sánh sự giáng sanh với sự tái lâm, 3) sánh sự thăng thiên với sự hiện ra, mới mong rõ ít nhiều vậy.
1. LUẬN VỀ NHỮNG CHỮ VẼ RA SỰ TÁI LÂM
Trong Tân ước có dùng ba chữ để mô tả sự tái lâm của Christ. Nghĩa đen của ba chữ ấy cũng ám chứng rằng sự tái lâm của Christ có hai chặng.
a) Parousia: Nghĩa đen chữ nầy là “hiện diện”, “có mặt”. Tân ước thường dùng chữ ấy để luận về sự tái lâm của Chúa, tả vẽ ra cảnh trạng Ngài hiện đến để tiếp rước Hội Thánh. Các câu viện dẫn sau đây đều dùng chữ Parousia: ICô 15:23; ITê 2:19; ITê 3:13; ITê 4:15; ITê 5:23; IITê 2:1,8; Gia 5:7,8; IIPhi 1:16; IIPhi 3:4,12; IGi 2:28
b) Epiphaneia: Nghĩa đen chữ nầy là “hiện ra”. tuy Tân ước có dùng nó để nói về sự giáng sanh của Chúa (ITi 1:10), nhưng thường dùng để mô tả sự hiện ra lần thứ hai, để xét đoán thế gian và lập nước ngàn năm bình an của Ngài nhiều hơn. Các câu kể sau đây đều dùng chữ epiphaneia: IITê 2:8; ITi 6:14; IITi 4:1,8; Tít 2:13
c) Apokalypsis: Nghĩa đen chữ nầy là “khải thị”, “bày ra cách hiển nhiên”, mắt người trông thấy được. Tân ước thường dùng chữ ấy để nói về Christ hiện ra cho cả thế gian được thấy tỏ tường. Trong nguyên văn Hi lạp sách Khải huyền cũng gọi là Apokalypsis của Jesus Christ, nghĩa bóng là “Sự khải thị của Jesus Christ”, vì luận đủ mọi việc can thiệp đến sự tái lâm và sự hiện diện Ngài trên mặt đất trong đời tương lai. Các câu dẫn sau nầy đều dùng chữ apokalypsis: ICô 1:7; IITê 1:7; IPhi 1:7,13; IPhi 4:13
2. SỰ TÁI LÂM CHIA RA LÀM HAI CHẶNG
Xét ba chữ mới giải thích ở trên, rõ lắm sự tái lâm của Chúa được chia ra làm hai chặng đặc biệt. Xin lần lượt kê cứu qua như sau đây:
a) Chặng thứ nhứt— Tiếp rước Hội Thánh: Như Chúa đã hiện ra trên đời lần thứ nhứt trong khoảng thời gian hơn 39 năm trời thế nào, thì sự hiện ra lần thứ hai cũng sẽ trai qua một thời gian khá lâu, dài ngắn bao nhiêu chúng ta không thể quyết định được. Trong khoảng thời gian ấy Christ sẽ hiện ra trước hết trên không trung, để tiếp rước Hội Thánh lên trời. Các tín đồ thật, hoặc đã ngủ trong Chúa, hoặc hãy còn sống, đều sẽ được tiếp lên cả, để ở với Chúa luôn luôn (ITê 4:16,17). Khi đã tiếp lên rồi, bèn có sự xét đoán công trình của tín đồ (ICô 3:11-15; IICô 5:10); đoạn đến lễ cưới của Chiên Con (Khải 19:7-10). Sự hiện đến xảy ra rất thình lình, chỉ những người thức canh, chực sẵn được tiếp lên thôi. Nên Kinh Thánh cũng thường khuyên tín đồ hãy thức canh cầu nguyện luôn, e Ngài đến nhằm ngày mình không ngờ, trong giờ mình không tưởng mà mình phải bị để lại chăng (Ma 25:10; Mác 13:34-37; Tít 2:11-13; IGi 2:28; 3:3). ITê 4:16,17; IICô 5:10; Khải 19:7; Ma 25:10; Mác 13:35-37; IGi 2:28
b) Chặng thứ hai— Hiện ra cách hiển nhiên: Khi mọi việc của chặng thứ nhứt đã xong rồi, thì Christ hiện đến cách hiển nhiên, có các thánh đồ cùng các thiên sứ thánh đồng theo Ngài, cốt để xét đoán thế gian đương phản loạn với Ngài. Con thú và tiên tri giả bị bắt bỏ vào hầm lửa; Sa-tan bị giam cầm trong vực sâu một ngàn năm. Đoạn, Chúa sáng lập nước bình an, và trị vì với các thánh đồ trong một ngàn năm. Côl 3:4; IITê 2:7,8; IITê 1:7,8. Cũng xem Khải 19:11-16
Có kẻ luận về Chúa tái lâm mà rằng: sự tái lâm của Christ có hai lớp: không phải là hai sự tái lâm đặc biệt, bèn là một sự tái lâm chia ra hai lớp, tức một biến động lớn xảy ra theo hai chặng đặc biệt. Chặng thứ nhứt, Ngài hiện đến như “Mặt Trời công bình” (Mal 4:1,2). Chặng thứ hai, Ngài giáng hạ tận núi Ôlive (Xa 14:3,4). Chặng thứ nhứt, Ngài hiện đến để tiếp rước tân phụ Ngài (Gi 14:3); chặng thứ nhì Ngài hiện ra để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên đặng ăn năn (Xa 11:10). Chặng thứ nhứt gọi là “sự chúng ta hội hiệp cùng Ngài” (IITê 2:1); còn chặng thứ hai gọi là “Chúa Jesus từ trời hiện đến” (IITê 1:7).
3. SO SÁNH HAI KỲ HIỆN RA
So sánh hai sự giáng sanh với sự tái lâm của Ngài, thì thấy có hai sự tương phản hẳn.
a) Sự vinh nhục khác nhau: Khi Ngài giáng sanh, thì có bộ hèn hạ, chịu sỉ nhục. Khi Ngài hiện ra lần thứ hai, thì rất oai nghi vinh hiển. Lần thứ nhứt sự vinh hiển ấy chỉ có vài ba môn đồ thấy tợ xem gương soi mà thôi. Khi Ngài tái lâm thì sẽ lấy sự oai nghiêm chói lòa cực kỳ mà hiện ra cách hiển nhiên ở trước mặt muôn dân muôn nước, hầu cho họ được xem Ngài tỏ tường vậy. Ês 53:2; Mác 13:26. Cũng xem Ma 24:30; Lu 21:27; Ma 17:2
b) Có sự ẩn hiện khác nhau: Khi Christ giáng thế lần thứ nhứt thì sự vinh hiển và thần tánh Ngài đều giấu kín: không được bày tỏ ra. Ngài làm con nhà thợ mộc Giô-sép, quê ở Na-xa-rét. Nếu không đủ trí hiểu thuộc linh, thì chẳng một ai có thể nhờ biểu diện Ngài mà biết được Ngài là Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống đâu. Song khi Ngài tái lâm, thì lại tỏ ra rất rõ ràng Ngài là Con Đức Chúa Trời, đồng quyền đồng cách với Cha, và là Vua vinh diệu duy nhứt của nước Đức Chúa Trời vậy. Mác 6:3; Khải 19:11-16
c) Chối bỏ cùng hoan nghinh khác nhau: Khi Christ đến lần thứ nhứt, thì thế gian không nhận Ngài, bèn nhục mạ Ngài, nhổ vào mặt và chối bỏ Ngài, thậm chí đóng đinh Ngài trên thập tự giá, đãi Ngài như tù phạm cực ác. Nhưng khi Ngài tái lâm, thì muôn nước đều hoan nghinh Ngài, mọi đầu gối đều quì lạy dưới bệ chơn Ngài, và sự hiểu biết về Ngài sẽ đầy dẫy khắp đất như nước lan đầy bốn biển vậy. Gi 1:11; Lu 23:21,35-37; Ês 25:9; Phil 2:9,10
d) Sống chết khác nhau: Mục đích về sự giáng sanh là thế vị loài người mà chịu chết, uống chén cay đắng về sự thạnh nộ Đức Chúa Trời để cứu chuộc họ. Khi tái lâm thì mục đích chẳng còn là chịu chết nữa, bèn là sống vì người ta, lập nơi cư trú Ngài ở giữa họ, đồng sống đồng vui với con cái Ngài vậy. Khải 1:17,18
e) Gieo và gặt khác nhau: Khi Ngài giáng sanh thì lấy đời sống thuộc linh,tỏ ra Ngài thật là Đạo (Logos) trở nên xác thịt, là Cứu Chúa đã hy sinh tánh mạng để cứu loài người rỗi đời. Trải suốt 33 năm, Ngài chịu đủ mọi mùi tân khổ, lại vâng phục Cha đến cùng, thậm chí phó mình làm sinh tế đền tội ta. Ấy là hột giống lẽ thật mà Ngài gieo ra trong thế giới bây giờ. Khi Ngài tái lâm thì sẽ theo sự đã gieo ấy mà thâu hoạch. Ngài sẽ tiếp rước Hội Thánh về với Ngài làm tân phụ rất đẹp đẽ rực rỡ. Ngài sẽ cầm đại quyền đại vinh mà trị vì muôn dân muôn nước, đến đỗi mọi vật loại trên trời dưới đất đều sẽ đồng tâm tôn vinh phục sự Ngài cho đến vô cùng. Khải 11:15; Khải 19:6,7
f) Đầy tớ và Vua Chúa khác nhau: Khi Chúa giáng lâm thế gian lần thứ nhứt, thì làm đầy tớ cho mọi người. Khi Ngài tái lâm thì sẽ ngồi trên ngai quí báu, cầm quyền đế vương làm Vua Chúa của cả vũ trụ. Hê 10:13; Phil 2:10,11; Khải 19:16
g) Cảnh bi lạc khác nhau: Khi Christ giáng lâm lần đầu, đối với thế gian tội lỗi tối tăm, người đời lạc lối khổ sở nầy, Ngài cảm xúc ngậm ngùi, đau lòng xót dạ, lệ tuôn tầm tả, huyết đổ láng lai. Nhưng khi Ngài tái lâm, lập nước Thiên hy niên, thì chẳng những một mình Ngài hớn hở vui vẻ thôi đâu, nhưng cả muôn dân muôn nước cũng đều vui vẻ nữa, muôn vật sẽ đổi mới, trên trời cao xướng, dưới đất ca họa, cả vũ trụ đều sẽ đồng tâm hoan nghinh nằm hân hỷ của Chúa, và vui vẻ mừng rỡ đến vĩnh viễn. Thi 97:1; Ês 35:1,2; Ês 65:17-19; Gi 16:22; IPhi 4:13; Khải 21:4
4. SO SÁNH CẢNH TRẠNG THĂNG THIÊN VỚI CẢNH TRẠNG TÁI LÂM.
Xem xét cảnh trạng Chúa thăng thiên cho kỹ, thì cũng hiểu thêm về cảnh trạng tái lâm của Ngài nữa.
a) Ngài lên trời thể nào sẽ trở lại thể ấy: Nhờ lời hai thiên sứ nói cùng các môn đồ đương đứng ngó lên trời sau khi Chúa vừa được tiếp lên, ta biết thêm rằng Ngài lên trời thể nào, cũng sẽ trở lại thể ấy. Ngài thăng thiên cách quang minh vinh hiển, cỡi mây mà đi; khi tái lâm Ngài cũng sẽ đến cách đó. Ma 24:30; Công 1:11
b) Ngài ngự lên bằng thân thể thấy được: Khi Chúa thăng thiên thì ngự lên bằng thân thể phục sanh, mắt thấy được, tay rờ được. Khi tái lâm cũng là Đấng Thần nhơn gồm cả nhân tánh và thần tánh vậy (Hê 9:24,26,28).
c) Ngài ngự lên cách rõ ràng: Ngài ngự lên trời cách rõ ràng, mọi mắt của những kẻ tiển Ngài lên núi Ôlive đều xem thấy, cho đến khi có áng mây che khuất Ngài thì họ mới thôi nhìn theo Ngài. Khi Ngài tái lâm cũng vậy, Ngài hiện ra cách hiển nhiên rất rực rỡ vẻ vang. Ấy là ý nghĩa của chữ epiphaneia “hiển hiện” vậy. Khải 1:7
d) Từ núi Ôlive ngự lên: Christ từ núi Ôlive mà ngự lên trời. Khi Ngài tái lâm cũng sẽ giáng hạ tại đỉnh núi ấy. Tiên tri Xa-cha-ri chép rằng: “Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi Ôlive, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phía đông” (Xa 14:14). Khi ấy Ngài hiện đến, để giải cứu phần sót lại của Y-sơ-ra-ên khỏi bị tiêu diệt, xét đoán con thú và các đạo quân nó. Sự hiện ra ấy thuộc về chặng thứ hai của cuộc tái lâm vừa luận qua ở trên.
IV. CÁC BIẾN ÐỘNG DO SỰ TÁI LÂM XẢY RA
Sự tái lâm của Chúa bao hàm nhiều biến động khác nhau, có quan hệ với Hội Thánh và thế gian nữa.
1. CÁC BIẾN ĐỘNG QUAN HỆ VỚI HỘI THÁNH
Do sự tái lâm của Chúa bao hàm nhiều biến động khác nhau, có quan hệ với Hội Thánh như lần lượt kể ra sau đây:
a) Tín đồ chết được sống lại: Khi Chúa “từ trời giáng lâm với tiếng kêu bảo, tiếng của thiên sứ cực phẩm, và kèn của Đức Chúa Trời”, thì những kẻ chết trong Chúa, hoặc là tín đồ trong đời Cựu ước hay là tín đồ trong đời Tân ước, đều được sống lại cả (ITê 4:16). Đó là “sự sống lại tốt hơn (Hê 11:35), sự sống lại của người nghĩa (Lu 14:14), sự sống lại của Phao-lô trông mong đạt đến (Phil 3:11), sự sống lại thứ nhứt (Khải 20:4-6), sự sống lại từ trong kẻ chết (Lu 20:35), để hưởng được sự sống đời đời (Đa 12:2). Thân thể của các thánh đồ đã nằm trong mồ mả tan ra bụi đất, nay nhờ thần quyền của Chúa mà được tổ hiệp lại, sống lại một thân thể chẳng hay hư nát, có hình dáng rất đẹp đẽ rực rỡ. ITê 4:16; Khải 20:4-6
b) Tín đồ còn sống được biến hóa: Kịp khi Chúa xuống trong không trung, kêu kẻ chết trong Chúa sống lại rồi, tức thì những tín đồ còn sống trên đất đều được biến hóa trong giây phút, trong nháy mắt. Họ thoát khỏi sự chết, được biến hóa ra thân thể chẳng hay chết, cũng như những tín đồ chết vừa sống lại đó vậy. ICô 15:51,52. Cũng xem ITê 4:16 viện dẫn ở trên.
c) Hội Thánh được tiếp rước lên: Hai việc kia xong, cả hai hạng tín đồ nói trên đều cùng nhau được cất lên không trung để gặp Chúa, rồi họ cùng ở với Chúa luôn luôn. ITê 4:17. Cũng xem Ma 25:1-13
d) Xét đoán công việc của tín đồ: Khi Hội Thánh đã được tiếp rước lên rồi, thì tín đồ liền ứng hầu trước tòa Christ để chịu xét đoán công việc của mình và tưởng thưởng hay khiển trách tùy theo việc đã làm tốt hay xấu. Vấn đề nầy sẽ giải rõ hơn trong chương luận về sự phán xét. IICô 5:10. Cũng xem ICô 3:11-15
e) Lễ cưới của Chiên Con: Khi Chúa đã xét đoán công việc của tín đồ, thưởng hay trách họ tùy việc làm khi còn trong xác thịt rồi, thì sẽ làm lễ cưới của Chiên Con. Hội Thánh là tân phụ của Christ, nhờ Thánh Linh đã hứa gả cho Ngài đương khi ở dưới đời, trong lúc phiêu lưu rày đây mai đó, bị thế gian khinh dể và chán bỏ. Chúa là Vị Thế tử đi phương xa để nhận lãnh nước. Trong khoảng thời gian khá dài ấy, Ngài vắng mặt, Hội Thánh ở đời yêu mến Ngài, nhớ thương Ngài, trung tín với Ngài, mặc dầu có lắm đứa giả dối dùng trăm mưu ngàn kế để dụ dỗ nàng, muốn kết bạn với nàng. Nhưng nàng cứ trong mong chờ đợi mãi, tin rằng Tân lang đã hứa sẽ trở lại đem mình về với Người, chắc sẽ được như lời. Vì nàng tin Tân lang là thành tín, nên nàng cứ giữ dạ kiên trinh mãi. Nay sự trung trinh ấy được kết quả, Tân lang đã đến như hứa, đã tiếp rước nàng về nhà Cha để làm lễ cưới rồi. Trong ví dụ về vua làm tiệc cưới cho con (Ma 22:1-14) Chúa dự ngôn về lẽ ấy, và Khải 19:7-9 cũng khải thị sự ứng nghiệm lời ấy. IICô 11:2; Khải 19:7-9. Cũng xem Khải 21:9-27
Thành Giê-ru-sa-lem mới làm hình bóng chỉ về Hội Thánh là tân phụ của Christ, dự tả cảnh trạng vĩnh cư của hội ấy.
2. CÁC VIỆC QUAN HỆ VỚI THẾ GIAN.
Do việc Chúa hiện đến thế gian cách hiển nhiên, có các thánh đồ và thiên sứ cùng theo, cũng có những việc xảy đến rất quan hệ với muôn nước, dân Y-sơ-ra-ên, con thú, và Sa-tan. Xin lần lượt luận qua như sau đây:
a) Hoàng đế chót của chánh quyền ngoại bang: Từ đời Áp-ra-ham chánh quyền thế giới ở nơi dân ngoại bang. Họ cũng sẽ cầm quyền ấy cho đến khi Christ tái lâm. Khoảng thời gian mà họ nắm giữ chánh quyền ấy, Kinh Thánh gọi là “các thời kỳ ngoại bang” (Lu 21:24). Hễ mỗi khi Kinh Thánh dự tả trạng thái của chánh quyền thế gian, thì thường dùng con thú dữ làm tượng trưng chỉ bóng cho. Tiên tri Đa-ni-ên dự ngôn về bốn đế quốc sẽ dấy lên cầm quyền phổ biến (Đa 7). Thánh Giăng lại thấy dị tượng có một con thú dữ tợn quái gở từ biển dấy lên, có bảy đầu và mười sừng (Khải 13:1-10). Thú ấy có tánh hỗn tạp, vì bao hàm bản tánh của các con thú của dị tượng Đa-ni-ên, lại có bảy đầu và mười sừng nữa. Thiết tưởng con thú dữ của Giăng thấy đó chỉ bóng về trạng thái của cả chánh quyền ngoại bang trải bóng suốt các đời, từ lúc lịch sử khởi đầu cho đến khi Chúa tái lâm. Còn bảy đầu của nó, thì chắc chỉ bóng về bảy đế quốc phải dấy lên kế tiếp nhau mà cầm quyền cả thế giới nầy. Khảo cứu lịch sử vạn quốc, thì dễ đoán sáu trong bảy đế quốc ấy là Aicập, Asyri, Babylôn, MêđôBa-tư, Hi-lạp, và La-mã. Còn đế quốc thứ bảy chắc thuộc về tương lai.
Theo Khải 13:10, thì Thánh Giăng sống trong đời của đế quyền thứ sáu, là La-mã đế quốc vậy. Đế quyền thứ bảy phải kế tiếp La-mã mà dấy lên vào khoảng cuối cùng của thời đại nầy, sẽ là một liên bang do mười nước kết hiệp (tức mười sừng), cầm chánh quyền trong ít lâu, rồi bị Christ tái lâm tuyệt diệt đi (Khải 13:1; 17:12; 19:11-16). Từ trong mười nước ấy sẽ dấy lên một vua cường bạo rất tàn nhẫn và cực ác, Kinh Thánh gọi là vua Babylôn (Ês 14:4-17), vua theo ý muốn mình (Đa 11:36), người đại tội (IITê 2:3), con của sự hư mất (IITê 2:3), Antichrist (IGi 2:18), con thú (Khải 13:4; 17:8-11), kẻ bất pháp (IITê 2:8). Vua nầy sẽ thống lãnh liên bang ấy, tổ chức một đế quốc cực cường đại độc đoán vô cùng. Ấy là hoàng đế chót của chánh quyền ngoại bang. Về đứa đại tội nầy Phao-lô chép rằng: IITê 2:7-10
b) Kỳ tai nạn lớn: Trong khoảng thời gian con thú cầm quyền thống nhứt cả quốc chánh của muôn dân muôn nước, thì sẽ phát sanh một cơn tai nạn rất lớn.
(1)Quan hệ với Hội Thánh: Cơn ấy có quan hệ với dân Đức Chúa Trời, nhứt là với kẻ làm chứng về ân cứu rỗi của Christ. Hội Thánh có lẽ phải trải qua một phần của cơn khổ nạn ấy, trước khi được tiếp lên trời. Hai người làm chứng về ân cứu rỗi của Christ. Trong đoạn đó ta thấy hai chứng nhơn cứ làm việc cho đến lúc con thú hiện đến (c.7) bèn bị nó nghiêm cấm và giết đi, thây họ nằm ngoài đường phố ba ngày rưỡi, rồi được sống lại cất lên trời. Điều ấy chắc chỉ bóng về Hội Thánh sẽ bị một cơn tai nạn ngắn trong lúc con thú trị vì, khi ấy nó sẽ bắt bớ tín đồ rất dữ tợn, cấm giảng dạy và chứng đạo, đến đỗi có lẽ lắm tánh mạng của nhiều người bị thiệt hại cũng nên.
Có kẻ tin rằng Hội Thánh sẽ phải trải qua cả cơn tai nạn của con thú, rồi mới được Chúa cất lên. Kẻ khác lại tin rằng Hội Thánh được cất lên khỏi cả cơn tai nạn ấy. Họ thường viện lấy Khải 3:10 làm chứng cho ý kiến mình. Trước giả bài nầy tin rằng Hội Thánh chắc trải qua ít nữa một phần của kỳ tai nạn ấy, và sẽ được giải cứu, hoặc là giữa chặng kỳ ấy, hoặc là vào lối cuối cùng vậy. Hình bóng về hai chứng nhân đã trưng dẫn ở trên, và “đám rất đông, không ai có thể đếm được” (Khải 7:9-17), đều làm chứng cho ý ấy. Vì câu 14 chép về đám đông ấy rằng: “Đây là những kẻ đương ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt áo mình và phiếu trắng nó trong huyết Chiên Con.” Cũng xem Ma 24:15-22,29. Sự phá hủy Giê-ru-sa-lem xưa chắc làm tượng trưng chỉ về cơn gớm ghê nầy. Đa 7:25.
(2)Quan hệ đối với dân Do Thái: Cơn tai nạn nầy có quan hệ hơn hết với dân Do Thái, vì gọi là “kỳ tai hại của Giacốp” (Giê 30:6,7). Cựu ước có nhiều đoạn sách dự ngôn dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở lại xứ Palestine, lập lại cố quốc tại đó (Êxê 36:24-28; 11:16-20; 39:25:27-29; Giê 32:37-41; 33:7-9). Sa-tan bao giờ cũng là cừu địch của Đức Chúa Trời, cố quyết ngăn trở ý chỉ Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên; nên nó xui giục đứa đại tội ngược đãi họ, giao chiến cùng họ, đến đỗi thiếu điều họ bị tuyệt diệt. Nhưng Christ sẽ hiện đến, đánh đổ các thù nghịch của họ, giải cứu phần sót lại của họ. Khi ấy họ sẽ công nhận Ngài là Mê-si của họ, ăn năn tội đóng đinh Ngài, và đầu phục Ngài trọn vẹn (Xa 12:8-14; Ês 10:20-23; Rô 9:27; 11:25,26). Đoạn, Ngài sẽ đặt họ trong xứ của họ, không còn bị ai đuổi xua hoặc làm thiệt hại gì nữa. Trong thời Thiên hy niên họ sẽ giữ chỗ quan trọng nhứt ở trên mặt đất. (Êxê 34:28-31; Am. 9:15).
c) Tuyệt diệt đế quyền chót và con thú: Sa-tan dấy hoàng đế chót nầy lên cốt để chống cự ý chỉ Đức Chúa Trời. Nó sẽ kết hợp với giáo quyền, có tiên tri giả làm tượng trưng chỉ bóng cho (Khải 13:11-17). Cả hai thế lực ấy sẽ muốn lợi dụng lẫn nhau để đạt đến đích riêng, là cầm quyền thống nhứt trong anh tay mình. Nhưng con thú thứ nhứt ganh ghét giáo quyền (cũng gọi là đại dâm phụ), sẽ đồng lòng hiệp ý với mười nước liên minh kia mà tuyệt diệt quyền ấy (Khải 17:15-18). Đoạn, Sa-tan cứ thúc giục con thú chống cự Đức Chúa Trời, đến đỗi kéo đại quân của cả thế giới ra giao chiến với Christ. Kết cuộc chiến trận ấy là Christ với các thánh đồ đều toàn thắng, phá hủy mười nước liên minh kia, đánh đổ chánh quyền ngoại bang, trừ bỏ con thú và mọi sự thuộc về nước nó (Khải 18). Đoạn con thú và tiên tri giả bị bắt bỏ vào hầm lửa lưu hoàng (Khải 19:11-21). Như vậy nhờ Jesus Christ, các gian mưu ác kế nghịch cùng Đức Chúa Trời đều phải thất bại hoàn toàn, các quyền thế của ma quỉ bị tiêu tan, mọi tội lỗi gian ác đều bị quét sạch khỏi địa cầu. Nói một lời, nhờ Christ là Đấng Thần nhơn, mà cuộc phản loạn của Sa-tan khởi nghịch cùng Đức Chúa Trời từ lúc nó sa ngã (Ês 14:12-15; Êxê 28:11-19) được dẹp yên, Đức Chúa Trời toàn thắng, các thế lực gian ác đều tiêu diệt sạch cả. Nên cũng vì cớ ấy, mà cả cõi trời vang tiếng lên rằng: “Halêlugia! Vì Chúa, Đức Chúa Trời của chúng ta, là Đấng Toàn năng, đương trị vì. Chúng ta hãy vui mừng hớn hở, tôn vinh Ngài vì lễ cưới Chiên Con đã đến, và tân phụ Ngài đã tự sửa soạn rồi” (Khải 19:6-8).
d) Sa-tan bị bắt bỏ vực sâu: Sa-tan là nguồn gốc của mọi sự gian ác. Trải biết bao thế kỷ, nó phản nghịch, chống cự Đức Chúa Trời, hằng lập mưu tìm kế đặng phá hủy công việc của Ngài. Song kỳ cuối cùng của sự vận động nó hầu đến. Khi Christ hiện ra đánh đổ con thú, triệt hạ liên bang của nó, tiêu diệt hết thảy các thống hệ gian ác của đời rồi, thì Ngài cũng bắt luôn nguyên thứ của sự ác đó mà giam lại trong vực sâu một ngàn năm, “hầu cho nó không đi dỗ dành các dân nữa, cho đến chừng ngàn năm đã mãn” (Khải 20:1-3).
Sau thời gian ấy nó sẽ được thả ra một ít lâu, lại đi dỗ dành các dân ở bốn phương thiên hạ, kéo chúng ra chiến tranh cùng Đức Chúa Trời nữa. Nhưng nầy Sa-tan đã đến lúc tận cùng, bị bắt bỏ vào hầm lửa, bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng (Khải 20:7-10). Đó là kết cuộc của Sa-tan, một thiên sứ rất lớn, rất khôn ngoan, đẹp đẽ, có chức nhiệm cao trọng vô cùng, song vì nó đã đem lòng phản loạn cùng Đức Chúa Trời, cố quyết theo ý riêng hơn là theo ý Đức Chúa Trời, nên mới bị khốn khổ dường ấy. Mà đó cũng là tận cùng của những kẻ noi dấu Sa-tan mà làm các sự ác như nó vậy. (Xin xem quyển thứ chín, chương thứ ba luận về Sa-tan).
V. NƯỚC THIÊN HY NIÊN
Khi Christ đã dẹp sạch mọi sự gian ác khỏi thế gian, bỏ con thú và tiên tri giả vào hầm lửa, và bắt Sa-tan giam trong vực sâu, thì sẽ sáng lập nước hòa bình của Ngài trên đất. Có kẻ nghi ngờ về đạo nước Thiên hy niên, cho là đạo không có căn cứ chắc chắn, chỉ bởi các nhà thần học xưa bịa đặt ra mà thôi. Song nếu kê cứu Kinh Thánh một ít, thì dễ thấy đạo ấy có căn cứ rất vững chãi trong cả hai kinh Tân Cựu ước, có nhiều đoạn sách luận đến rõ ràng lắm.
1. BẰNG CHỨNG VỀ NƯỚC THIÊN HY NIÊN.
a) Cựu ước luận đến: Kinh Cựu ước có rất nhiều đoạn sách luận về một thời kỳ tương lai trái đất sẽ được hạnh phước lớn, dân cư sẽ chung hưởng hòa bình, cùng nhau tận tâm kính thờ Đức Chúa Trời, cõi thiên nhiên sẽ đổi mới hẳn, không còn biết sự rủa sả khốn nạn nữa, và Christ sẽ trị vì trên muôn dân muôn nước. Ês 2:2-4; Ês 11:1-16. Cũng xem Thi 67; Ês 25, 33, 35, 60, 65; Giê 33; Mi 4:1-4; Xa 14:8-11.
Xưa dân Do Thái giải nghĩa sai lầm các lời tiên tri ấy, tưởng rằng khi Đấng Mê-si hiện đến, thì sẽ xướng lập Do Thái làm đại đế quốc, lên ngôi trị vì tại Giê-ru-sa-lem. Họ không hiểu rằng giữa sự giáng sanh và nước hòa bình ấy, Christ phải hạ mình xuống chịu chết trên thập tự giá; phải có thời đại Hội Thánh và cuộc truyền bá Tin Lành cho muôn dân. Cũng tại vì cớ ấy mà các dân Do Thái chối bỏ Christ và luôn cả Tin Lành nữa.
b) Tân ước luận đến: Sách Khải huyền luận về đạo thiên hy niên rõ lắm. Trong 20:2-7 có luận đến 6 lần, dạy rằng Sa-tan phải bị giam một ngàn năm; còn kẻ ác chưa được sống lại lần thứ nhứt, đều đợi đến sau một ngàn năm mới được sống lại. Trong Rô 8:21 Phao-lô dạy rằng: “chính muôn vật cũng sẽ được buông tha khỏi ách nô lệ của sự hư nát để dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời”. Ấy chứng rằng khi con cái Đức Chúa Trời nhờ sự tái lâm của Chúa mà được giải cứu khỏi sự hư nát thì cõi thiên nhiên cũng nhờ đó mà được giải cứu luôn, không còn bị phục sự hay chết hư nát nữa. Thánh Phi-e-rơ cũng giảng về kỳ thơ thái và kỳ phục hưng mọi sự mà rằng: Công 3:19-21
Còn trong Lu 19:12-27, chính Chúa Jesus dạy rằng Ngài như vì thế tử kia đi phương xa, để lãnh nước, rồi sau trở lại để tính sổ với đầy tớ, và xét đoán kẻ thù nghịch Ngài. Cũng xem Ma 19:28; Êph 1:10; Phil 1:6; Khải 11:15.
Thế thì, Tân ước cũng dạy rõ về đạo thiên hy niên, ai có lòng trung thành thực tín nhận Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời, thì không thể nào còn hoài nghi gì về đạo ấy nữa.
2. CÁC VIỆC ĐẶC BIỆT XẢY RA LÚC CHRIST LẬP QUỐC
Có ba việc đặc biệt sẽ xảy ra trong lúc Christ sáng lập nước của Ngài.
a) Phục quốc Y-sơ-ra-ên: Theo lời dự ngôn của nhiều câu Kinh Thánh, dân Y-sơ-ra-ên sẽ được trở lại xứ Palestine trước khi Christ chưa tái lâm, rồi nước họ sẽ được khôi phục quyền độc lập: Sáng 12:1-3; Phục 4:30,31; 30:1-6; IISa 7:10; Am. 9:11-15; Ês 27:12,13; 60:1-22; Giê 16:14-16; Êxê 20:36-44; Công 15:13-16; Rô 11:11-27.
Trong Cựu ước có lắm lời tiên tri dự cáo về thời kỳ cường thạnh, vinh hiển và phước hạnh của dân Y-sơ-ra-ên mà chưa thấy được ứng nghiệm; song chắc sẽ được ứng nghiệm trong khoảng Thiên hy niên (Giê 22:24; Êxê 37:22-28; Xa 12:8; Công 15:16). Khi ấy Giê-ru-sa-lem sẽ trở nên đô hộ của cả thế giới, Christ, theo phần xác thịt là Thái tử của vua Đa-vít, sẽ trị vì trên ngôi Đa-vít và trên ngôi của muôn nước vậy.
b) Tẩy uế dân Y-sơ-ra-ên: Trong Êxê 36:24-28 Đức Chúa Trời hứa sẽ làm sạch Y-sơ-ra-ên, tẩy hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của họ, ban tâm linh mới cho họ, rồi họ sẽ giữ theo mạng lịnh của Ngài. Khi Christ hiện ra cách hiển nhiên, thì sẽ xuống đứng trên núi Ôlive; Y-sơ-ra-ên sẽ thấy, công nhận và tin cậy Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá là Cứu Chúa và Mê-si của họ. Xa 12:10-14; Êxê 36:24-28. Cũng xem Giê 23:3-6; 31:9.
c) Muôn dân đầu phục Christ: Khi Chúa đắc thắng con thú, trừ đế quyền nó, cũng sẽ đánh đổ luôn các nước liên bang, và tuyệt diệt chánh quyền ngoại bang đã lâu đời thống trị trái đất nầy. Rồi các dân tộc còn lại sẽ đầu phục Christ, là Vua của các vua, Chúa của các chúa. Ngài sẽ lấy gậy sắt mà cai trị họ theo sự công nghĩa chánh trực; sự hòa bình của ngôi Ngài sẽ không hết không cùng. Ma 2:44; Xa 14:9; Ês 9:6. Cũng xem Thi 2:7-9; Ês 24:23; 49:22,23; Mi 4:1,2; Lu 1:32; Khải 11:15-18.
3. CẢNH TRẠNG CỦA NƯỚC THIÊN HY NIÊN
Kinh Thánh cũng có nhiều đoạn sách dự tả cảnh trạng của ngày Chúa tái lâm và thời kỳ Ngài trị vì một ngàn năm ở trên đất nầy. Đây không thể viện dẫn từng chữ các câu ấy, nhưng xin chỉ dẫn ra sách gì đoạn câu nào, hầu độc giả có thể mở Kinh Thánh ra mà kê cứu qua: Ês 11:1-16; 65:19-25; Giê 23:3-8; 31:37-42; Êxê 36:23-28; 39:25-29; Am.9:11-15; Công 15:14-17; Khải 20:4-6. Sau đây xin theo bốn phương diện mà lược tả cảnh trạng ấy.
a) Về phương diện chánh trị: Cảnh trạng về phương diện chánh trị, Kinh Thánh dạy rằng:
(1) Muôn nước hiệp chung: Đến khoảng Thiên hy niên sẽ được ứng nghiệm lời tiên tri của Đa-ni-ên rằng: Đa 2:34,35
Pho tượng lớn bằng vàng, bạc, đồng, sắt và đất sét ấy làm hình bóng chỉ về chánh quyền của các nước ngoại bang. “Hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra” đó chỉ về Christ. Khi Ngài tái lâm sẽ đập tan nát “pho tượng” đó, tiêu diệt chánh quyền ngoại bang. Còn chính hòn đá đó trở nên một núi lớn, làm đầy khắp đất, chỉ bóng về Christ chinh phục thế gian, thống thuộc lại làm một nước, nhận Ngài làm Vua độc nhứt vô nhị thống lãnh cả muôn dân. Khi ấy “nước của thế gian đã trở nên nước của Chúa chúng ta, và của Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời vô cùng” (Khải 11:15). Cũng xem Ês 2:2,3.
(2) Thế giới hòa bình: Từ xưa đến nay các nước thường phân tranh chiến đấu nhau luôn. Khi Chúa đến sẽ dẹp yên mọi thứ giặc giã, khiến cho các dân “lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo lưỡi liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh nữa” (Ês 2:4; Mi 4:3).
(3) Chánh trị xướng minh: Tiên tri Ê-sai và Giê-rê-mi chép về chánh trị của nước Christ rằng: Ês 11:1-5; Giê 24:6
Nhưng có kẻ hỏi rằng: “Đấng Christ sẽ lấy cây gậy sắt mà cai trị thiên hạ, há chẳng phải một chánh quyền quá ư nghiêm khắc sao?” Đáp rằng: Chánh quyền của Christ bằng cây gậy sắt đối với kẻ ác, thì thật là nghiêm khắc cương cường, vì Ngài đập nát chúng; song đối với dân Ngài, thì cây gậy sắt cũng có ý ngay thẳng vững bền. Chánh quyền của thế gian hiện nay tợ hồ cây sậy gần gãy kia đâu dám sánh cùng. Tiên tri Ê-sai chép: Ês 9:6
b) Về phương diện tôn giáo: Cảnh trạng về phương diện tôn giáo Kinh Thánh lại dạy rằng:
1) Đạo Christ truyền khắp: Trong thời đại Thiên hy niên mọi đầu gối sẽ quì lạy Chúa, “mọi lưỡi đều xưng Jesus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Cha” (Phil 2:11; Ês 45:23). Từ hướng mặt trời mọc cho đến hướng mặt trời lặn, ai ai cũng sẽ kêu cầu danh Đức Chúa Trời (Ês 4:25), được biết Đức Chúa Trời duy nhứt (Ês 45:6), và kính sợ tôn vinh danh thánh của Ngài (Ês 59:19); “vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển” (Ês 11:9). Khi ấy chơn của “những kẻ đem tin tốt rao sự bình an, đem tin tốt phước lành, rao sự cứu chuộc, bảo Sion rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị vì”, thật đẹp đẽ thay! Lời của Ês 52:7 lúc ấy mới được ứng nghiệm trọn vẹn. Đạo Chúa truyền đến dân nào thì được dân ấy tín nhận theo liền. Nguyện Chúa khiến ngày ấy mau mau đến!
2) Tín ngưỡng thuần thần: Trong khoảng Thiên hy niên Chúa giam cầm Sa-tan, không cho nó dụ hoặc thế gian nữa (Khải 20:1-3); nên người ta sẽ tin đạo Chúa không khó nhọc như lúc bấy giờ. Dân Y-sơ-ra-ên và cả ngoại bang đều sẽ có cùng một tín ngưỡng rất thuần thần, được lòng mới và tánh mới, được Đức Chúa Trời ghi luật pháp Ngài vào lòng, đến đỗi vâng phục làm theo rất tự nhiên. Giê 31:33,34; Êxê 36:26
3) Chánh giáo hiệp nhứt: Chánh quyền và giáo quyền chia nhau là chủ nghĩa của nhà chánh trị và tôn giáo hiện nay. Cho đến thời đại Thiên hy niên thì sẽ đổi khác hẳn. Thời đại ấy là thời đại thần quyền thống trị, mọi dân mọi nước đều được Đức Chúa Trời ghi tạc luật pháp ở trong lòng. Nên hễ họ làm việc gì vô luận, đều tự nhiên hiệp với lẽ thật cả; như vậy lẽ thật là hiến pháp, hiến pháp là lẽ thật. Còn Christ là Đầu của Hội Thánh, cũng là Vua của nước Đức Chúa Trời. Ấy vậy, chánh quyền và giáo quyền không còn bị chia rẽ mà phản đối nhau như bây giờ nữa, bèn là hiệp nhứt ở trên Christ, Chúa chúng ta vậy. Luật đạo đức sẽ là quốc luật, tôn chỉ và mục đích của Hội Thánh cũng sẽ là tôn chỉ và mục đích của nước, cả hai sẽ hiệp nhứt tôn vinh ca tụng Ba Ngôi Đức Chúa Trời cho đến vô cùng vô tận.
c) Về phương diện quốc dân: Cảnh trạng về phương diện quốc dân, Kinh Thánh cũng minh huấn rằng:
(1)Tự do bình đẳng: Chúa Jesus dạy người Do Thái rằng: “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ khiến các ngươi được tự do” (Gi 8:32). Vả, trong nước hòa bình của Chúa, ai ai cũng sẽ biết lẽ thật, “vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển” (Ês 11:9). Vậy, nhờ sự hiểu biết ấy họ được tự do thật. Lại họ cũng được bình đẳng nhau, vì tiên tri Ê-sai chép rằng: Ês 35:8
Câu ấy tỏ ra trong nước của Christ chẳng phân khôn dại, lớn nhỏ, yếu mạnh, vì cả thảy đều bình đẳng nhau, đồng hiệp nhứt trong Christ cả. Vì lúc ấy chắc như Phao-lô chép: “chẳng chia ra hoặc người Do Thái hay người Hi-lạp, nô lệ hay tự chủ, nam hay nữ; vì… thảy đều là một trong Christ Jesus” vậy (Ga 3:28). Khi Hòn Đá chẳng phải tay người ta đục ra đập vào pho tượng của sự tổ chức hệ thống nhơn loại đó, thì chẳng những là đập tan nát chánh thể của họ, mà lại tiêu diệt các giai cấp, như sang hèn, giàu nghèo, mạnh yếu, khiến cho muôn dân trên địa cầu đều trở nên như con của một nhà, như anh em của một họ vậy.
(2)An cư lạc nghiệp: Trong thời đại thiên hy niên dân cư trên đất sẽ được an cư lạc nghiệp trọn vẹn, chẳng ai còn làm thiệt hại áp bức họ nữa. Ês 65:18-24; Ês 35:9,10; Mi 4:4
Các câu ấy dầu dự ngôn về dân Y-sơ-ra-ên trước hết, thì cũng chắc còn mô tả cảnh trạng hạnh phước phổ thông của muôn dân trên đất trong thời kỳ đó nữa.
(3)Thọ mạng diên trường: Trong thời Thiên hy niên loài người được phước thọ mạng diên trường (Ês 65:20). Bấy giờ sở dĩ được như thế, chẳng phải tạ ơn, hay là thần hữu, bèn là tại sự công nghĩa của người ta. Hễ họ ăn ở công nghĩa bao lâu, thì được sống bấy lâu. Hễ ai bắt phục, thì bị phạt chết liền. Tại nước ấy cũng chẳng ai bị đau ốm (Ês 33:24), vì trong lúc ấy người công nghĩa thật được hưởng phước trường sanh bất tử vậy. Ês 65:20-23; Ês 33:24
d) Về phương diện muôn vật: Hạnh phước khoái lạc của thời thiên hy niên cũng quan hệ lắm với cõi thiên nhiên và muôn vật trong đó nữa.
(1)Chuộc lại thế giới: Từ khi nguyên tổ sa ngã, muôn vật bị liên lụy vì sự rủa sả của họ. Đất vốn như lạc viên của Đức Chúa Trời, rất phì nhiêu phong phú. Song vì tội tổ tiên mà sanh ra gai gốc tật lê, trở nên khô khan son sẻ. Dầu người ta nhọc công trồng tỉa, đổ mồ hôi sôi nước mắt vun bón, nó cũng chẳng sanh hoa lợi là bao nhiêu, trái lại trở nên một biển khổ minh mông đáng ghê đáng sợ cho họ đó thôi. Nhưng may thay! Chúa Jesus Christ làm nên công cứu chuộc, chẳng những là chịu chết để chuộc Hội Thánh đâu, lại cũng nhờ công lao ấy mà chuộc cả thế giới nữa. Trong Ma 13:38 Chúa dùng ví dụ về của báu chôn trong ruộng để minh giải ý nầy. Của báu ấy chỉ bóng về Hội Thánh, còn ruộng thì chỉ bóng về thế gian. Chúa không những là mua của báu (là Hội Thánh) mà thôi. Ngài cũng mua luôn cả đám ruộng (là thế gian) nữa. Nhờ sự mua chuộc ấy, một ngày kia “đồng vắng và đất khô khan sẽ vui vẻ; nơi sa mạc sẽ mừng rỡ, và trổ hoa như bông hường… Cát nóng sẽ biến ra hồ, ruộng khô sẽ biến thành suối nước. Hang chó đồng đã ở sẽ trở nên vùng sậy và lau” (Ês 35:1,7).
(2)Muôn vật đổi mới: Muôn vật ngày nay đều bị bắt phục dưới sự hư nát, hằng than thở, đau đớn vì mong mỏi được giải cứu khỏi sự hư nát đó, để dự phần đến sự tự do của con cái Đức Chúa Trời (Rô 8:19,20). Nhưng cảm tạ ơn Đức Chúa Trời, khi Christ tái lâm, sáng lập nước Thiên hy niên trên đất, thì muôn vật cũng sẽ được giải cứu, đổi mới cả. Thời kỳ ấy Phi-e-rơ gọi là “kỳ thơ thái” và “kỳ phục hưng mọi sự” (Công 3:19-21). Nguyên xưa các loài vật trong vườn Ê-đen đều thương yêu nhau, chẳng làm hại gì nhau cả, nào cọp beo, sư tử, voi, đều chung thuần phục nhau như chiên, bò vậy. Khi tội lỗi xen vào thế gian, bản tánh tốt lành của chúng nó liền đổi ra hung dữ. Nhưng đến khi ngàn năm bình yên, muôn vật sẽ hồi phục nguyên hình nguyên tánh như xưa. Rô 8:19,20; Công 3:19-21; Ês 11:6-9. Cũng xem Ês 65:25
TỔNG ĐOÁN
Thời kỳ thiên hy niên là thời toàn thể thế giới cùng vui hưởng thái bình, thạnh trị, sẽ đem lại cảnh trạng của nguyên tổ ta vốn có lúc chưa sa ngã. Thời ấy Đức Chúa Trời sẽ giao thông với loài người. Loài người và loài vật thương yêu nhau, cùng sống trong một không khí ôn hòa, cảnh trí thiên nhiên cực kỳ tươi vui, thật rất xứng đáng mà gọi bằng vườn phước hựu. Chúa Jesus Christ chịu chết làm giá chuộc tội; cuộc cứu chuộc ấy không những là toàn cứu loài người, lại giải phóng muôn vật khỏi ảnh hưởng của tội nữa, đến đỗi sẽ phục hồi nguyên trạng lúc ban sơ. Nếu gọi sự cứu chuộc của Christ không đủ hiệu lực để khôi phục sự tổn thương muôn vật phải chịu vì cớ tội lỗi, thì thập tự giá có công năng gì? Sự cứu chuộc của Christ đền bồi công quả của tội lỗi ở đâu? Cảm tạ Đức Chúa Trời! Một ngày kia Chúa sẽ trừ bỏ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, đem sự công nghĩa đời đời thay vào, và khiến cho thế giới nầy trở nên lạc viên của Đức Chúa Trời một lần nữa. Khi ấy ban trù hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời mới được thành công trọn vẹn vậy.
VI. THÌ GIỜ CHRIST TÁI LÂM
Chúa Jesus Christ sẽ tái lâm chừng nào? Có phải Ngài tái lâm trước thời kỳ Thiên hy niên, hay là sau thời ấy ư? Ấy là những vấn đề rất quan hệ đối với đạo Chúa tái lâm. Trong Hội Thánh xưa nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Song nói tóm lại, thì có hai đảng chủ trương hai ý kiến bất đồng, đảng nầy gọi là Thiên hy niên tiên phái (Pré Millénaires), đảng kia gọi là Thiên hy niên hậu phái (Post Millénaires). Phái nầy chủ trương rằng Christ chỉ tái lâm trước ngàn năm bình an; còn phái kia dạy rằng Christ chỉ tái lâm sau thời kỳ ấy. Trước giả bài nầy tin rằng ý kiến thứ nhứt thích hợp với giáo huấn của Kinh Thánh. Sau đây xin đem mấy bằng cớ minh chứng cho.
1. Antichrist làm chứng: Kinh Thánh dạy rằng trước khi Christ tái lâm thì có Antichrist, cũng gọi là đứa đại tội, con của sự hư mất, và con thú, phải hiện ra. Chúa sẽ dùng hơi miệng Ngài, và sự vinh quang của sự tái lâm Ngài, mà hủy diệt nó (IITê 2:7-9; Khải 13:1-18; 19:19,20). Mà nếu Antichrist xuất hiện trước thời kỳ Thiên hy niên và Christ hủy diệt nó lúc Ngài tái lâm, thì cố nhiên Ngài tái lâm trước thời kỳ ấy.
2. Sự bại hoại của Hội Thánh hữu hình làm chứng: Bảy Hội Thánh trong xứ Tiểu Asi (Khải 2,3) chắc dự ngôn về lịch sử của Hội Thánh trải qua các đời từ khi Chúa thăng thiên cho đến lúc Ngài tái lâm. Bảy hội ấy dự cáo về bảy giai đoạn trong lịch sử Hội Thánh, Hội Thánh Laodixê chỉ về giai đoạn chót khi Chúa tái lâm. Theo lời dự ngôn của Khải 3:14-20, thì đời thuộc linh của Hội Thánh trong giai đoạn ấy rất suy đồi, không nóng cũng chẳng lạnh, chỉ sốt sắng bề ngoài, mà bề trong chẳng có lòng tín ngưỡng thật (II Tiệc thánh 3:5). Chính Chúa dạy rằng khi Con người đến thì đức tin của người ta yếu đuối (Lu 18:8), tình yêu thương nguội lạnh (Ma 24:12), cỏ lùng của tà giáo lẫn lộn trong lúa của đạo thật cho đến ngày gặt hái (Ma 13:30). Kinh Thánh cũng dạy rõ trong các ngày sau rốt người ta sẽ bội đạo, làm đủ thứ gian ác, chẳng khác gì đời Nô-ê vậy (ITi 4:1; IITi 3:1-5; IIPhi 3:3,4; Ma 24:37-51; IITi 4:3,4). Tình cảnh ấy quả không phải là tình cảnh thời Thiên hy niên, bèn là tình cảnh của thời kỳ khốn nạn ngay trước ngày Chúa tái lâm vậy.
3. Tai nạn lớn làm chứng: Kinh Thánh dạy về một kỳ tai nạn phải xảy ra trước ngày Chúa Jesus tái lâm (Ma 24:29-31). Tai nạn ấy thực một điềm dự chứng rằng sự tái lâm của Ngài gần rồi (Ma 24:21; Ês 24:21-23; Lu 21:25-27), chớ không phải là tình cảnh của thời Thiên hy niên đâu. Thành thử, chắc Chúa tái lâm trước thời kỳ ấy mới hữu lý vậy. Ma 24:21,29,30; Lu 21:25-27
4. Sự bắt bớ tín đồ trong ngày sau rốt làm chứng: Tín đồ thuộc linh bị bắt bớ, ấy là sự từng trải thường của họ lúc vẫn còn ở trần gian nầy (Gi 15:19-21; 16:33; IITê 3:3; IITi 3:12). Nhưng Kinh Thánh cũng dạy rõ ngày trước khi Chúa tái lâm tín đồ thật sẽ gặp sự bắt bớ đặc biệt thảm khốc (IITê 1:7-10; Ma 24:9; Khải 7:13,14; 11:3-13). Mà nếu gọi sự bắt bớ ấy thuộc về thời kỳ Thiên hy niên, thì ta không còn hiểu gì nữa. Ma 24:9; IITê 1:7; Khải 7:14; Khải 11:7
5. Sự bỏ đạo thuần chánh làm chứng: Xưa kia Phao-lô chép thơ cho Timôthê mà dạy rằng: IITi 4:3,4; ITi 4:1-3
Xem xét Cơ đốc giáo giới hiện thời, thì thấy lắm tín đồ cho Kinh Thánh là sai lầm. Họ lấy khoa học và triết học mà giải nghĩa Kinh Thánh. Hễ khoản nào họ không thể lấy vật lý học giải thích được, thì quyết không chịu tin; thậm chí họ gọi dấu kỳ phép lạ trần thuật trong Kinh Thánh là giả dối, kể đạo Ba Ngôi hiệp một Đức Chúa Trời, thần tánh của Christ, vị cách của Thánh Linh, sự nhờ huyết của Christ để được xưng nghĩa, công việc Thánh Linh khiến tín đồ nên thánh, cùng các lẽ đạo chủ yếu khác, như là sự sống lại, đời sau, Sa-tan, thiên sứ, thảy đều là những đạo dị đoan mê tín cả, chẳng đáng tin chút nào. chẳng lạ gì Chúa Jesus từng phán rằng: “Dầu vậy, khi Con người đến, há sẽ tìm được đức tin trên đất chăng?” (Lu 18:8). Nhưng đến thời đại Thiên hy niên, ánh sáng lẽ thật sẽ soi khắp mọi nơi, mọi miệng sẽ ca tụng tôn vinh Chúa, mọi đầu gối quì lạy Chúa, và cả “thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển” (Ês 11:9; Phil 2:10,11). Lúc đó người ta sẽ tín nhận lẽ đạo thuần chánh, “vì luật pháp sẽ ra từ Sion, lời Giê-hô-va sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem” (Ês 2:3). Thế thì, buộc phải nhận rằng Chúa chắc tái lâm trước thời Thiên hy niên chẳng sai.
6. Sự khốn khổ bối rối trong thế giới làm chứng: Kinh Thánh cũng dạy rằng ngày trước khi Chúa tái lâm, thế giới sẽ bị khốn khổ bối rối cực điểm; chỗ thì rối loạn, chỗ thì giặc giã, chỗ thì đói kém, dịch lệ, khổ sở không xiết kể (Lu 21:25,26; Ma 24:7). Mà nếu Chúa Jesus tái lâm sau thời kỳ Thiên hy niên, thì các điều ấy phải xảy ra trong thời kỳ đó, như vậy làm sao gọi là thời kỳ ngàn năm bình yên được? Lu 21:25,26; Ma 24:7
7. Thời kỳ sống lại làm chứng: Kinh Thánh dạy rằng có hai kỳ sống lại, một kỳ trước thời kỳ Thiên hy niên, một kỳ sau thời kỳ ấy. Kỳ sống lại thứ nhứt xảy đến lúc Chúa tái lâm, chỉ những kẻ thuộc về Ngài được dự phần đến (ICô 15:23; Khải 20:4). Còn kỳ sống lại thứ hai xảy đến sau một ngàn năm, cũng gọi là sự chết thứ hai, chỉ những kẻ ác thuộc về kỳ sống lại ấy thôi. Trong khoảng thời gian giữa kỳ sống lại thứ nhứt và thứ hai có thời Thiên hy niên, là thời Christ và thánh đồ trị vì trên đất nầy. Vậy, thời tự của sự sống lại làm chứng rõ Christ tái lâm trước thời kỳ Thiên hy niên vậy. ICô 15:23; Khải 20:4,5. Cũng xem Khải 20:11-14
8. Quốc quyền của Christ làm chứng: Nhằm thời đại Thiên hy niên chẳng những là Hội Thánh được phước, bèn là thời đại mà nước Đức Chúa Trời đến thế gian, và Christ làm Vua thống trị muôn dân muôn nước (Ês 32:1; 9:6; Giê 23:1-6; Xa 14:16). Khi ấy tín đồ cũng đồng trị với Christ nữa (Khải 20:6). Cho nên nếu Christ trở lại sau thời kỳ Thiên hy niên, thì Ngài sẽ làm Vua khi nào? Rõ ràng Ngài phải trở lại trước thời kỳ ấy mới hữu lý.Ês 32:1; Giê 23:5
9. Lời răn bảo của Christ làm chứng: Christ hay dặn đi dặn lại môn đồ hãy tỉnh thức chờ đợi Ngài hiện đến (Ma 24:42; 25:13; Mác 13:33; Khải 16:15). Nếu Chúa tái lâm sau thời Thiên hy niên, thì ích chi mà tín đồ phải tỉnh thức chờ đợi, còn lâu lắm nữa Chúa mới đến kia mà. Mà túng sử thời ngàn năm ấy mới bắt đầu đi nữa, thì vẫn cũng còn một ngàn năm nữa Chúa mới tái lâm. Vậy, nếu ý kiến của phái Thiên hy niên hậu là đúng, thì lời răn bảo ấy chẳng có nghĩa lý gì cả. Song Kinh Thánh nghiêm khuyến hãy thức và canh trực sẵn luôn, vì Chúa đến rất thình lình, trong giờ người ta không ngờ, vào lúc người ta không tưởng đùến. Ma 24:42; Khải 16:15; Ma 25:13; Mác 13:35-37; Cũng xem Lu 12:35,36.
10. Lời tiên tri dự ngôn thế giới càng ngày càng ác họa làm chứng: Kinh Thánh chẳng dạy rằng thế giới nầy lần lần cải lương cho đến bực rất lành rất tốt đâu, bèn dạy rằng sự ác cứ thêm lên cho đến khi Chúa tái lâm. Lúc ấy Ngài sẽ quyét sạch sự ác và gốc rẽ của nó là Sa-tan. Nhưng trước ngày hạnh phước ấy sẽ có thời kỳ Sa-tan dùng trăm ngàn thủ đoạn độc ác để dụ hoặc tín đồ, làm bại hoại thế gian, để phá hủy công việc của Đức Chúa Trời. Các thủ đoạn ấy sẽ kết thúc vào kỳ tai nạn, và cuộc trị vì tàn nhẫn của con thú và tiên tri giả vậy (Ma 24:12; ITi 4:1; IITi 3:1-5; IITê 2:3,4,7,8; Giê 30:7; Đa 12:1; Ma 24:21; Lu 21:25-27).
Than ôi! Đương nay gọi là thế giới càng văn minh, cũng chỉ là văn minh vỏ, tức là tấn hóa về vật chất và biểu diện mà thôi. Vả, văn minh vật chất luôn luôn trái với đạo đức thuộc linh, có lẽ cải thiện được những cảnh trạng bề ngoài, như nào là mọi sự ăn, ở chơi bời, nhưng chẳng hề tiếp xúc gì đến lòng đạo đức bao giờ. Ta cũng thường thấy trên mặt đất nầy, chỗ nào càng văn minh vật chất lại là tội lỗi càng đầy dẫy. Cho nên nói rằng thế gian càng ngày càng tấn hóa trên đường cải lương, mà lần lần đạt đến thời đại vạn quốc hòa bình giao hiếu, thì lầm to, vì chẳng những là Kinh Thánh không nói đến, mà lại trên thế giới nầy cũng chẳng có hiện tượng ấy tí nào nữa. Thế thì, thực sự ấy cũng minh chứng rằng Chúa tái lâm trước thời kỳ Thiên hy niên, chớ không phải là sau thời ấy đâu. Ma 24:12; ITi 4:1; IITi 3:1-5; IITê 2:3,4; Ma 24:21
Chương 4 – LUẬN VỀ SỰ SỐNG LẠI
NGƯỜI ta qua đời, thân thể và linh hồn lìa nhau; thân thể dầu hư nát, mà linh hồn vẫn còn mãi; xác thịt dầu bị chôn xuống đất, song thần linh hoặc lên nơi sáng láng hạnh phước, hay là xuống chốn tối tăm khổ sở. Vả, linh hồn của người lành dẫu đã được yên vui, nhưng chưa được mười phần thỏa mãn; linh hồn của kẻ ác dẫu đã chịu khốn khổ, song cũng chưa khổ đến tột bực. Đến ngày thân thể sống lại, linh hồn và xác thịt hiệp nhau, thì người thiện càng vui vẻ cực kỳ, mà kẻ ác lại khổ càng thêm khổ. Song lẽ đạo sống lại nầy mầu nhiệm lạ thường, cao quá vật lý, và vượt ra ngoài ý tưởng của loài người. Cũng vì cớ ấy mà các nhà tôn giáo thế gian xưa nay, dầu tín nhận đạo lai sanh, nhưng chẳng có thể tín nhận đạo phục sanh được. Thực, chỉ có đạo Christ chói lói vào vấn đề ấy mà tường luận đạo lai sanh, quyết rằng sự phục sanh là điềm hoàn toàn của cuộc cứu rỗi ta vậy. Trong chương nầy chúng ta cũng chỉ nhờ Kinh Thánh làm gốc để giải nghĩa vấn đề quan hệ ấy. Xin theo năm phương diện lần lượt luận qua như sau đây:
I. CÁC ÐIỀU DỊ NGHỊ VỀ ÐẠO SỐNG LẠI
Có nhiều người, không những là trong vòng các đạo giáo ngoại mà đến trong Cơ đốc giáo giới nữa, cũng đều không công nhận đạo sống lại, thường dùng hai lý cớ mà bài bác đạo ấy.
1. LÝ CỚ DO VẬT LÝ HỌC
Bọn chối bỏ đạo sống lại của thân thể thường viện chứng nơi vật lý học, cố quyết rằng thân thể không thể sống lại được. Chúng ta xin theo ba mặt của lý cớ ấy mà tỏ ra các sự bài bác lẽ đạo sống lại, rồi sau xin đem lý cớ để tỏ ra ngộ điểm của những sự dị nghị đó.
a) Xác thịt tiêu ra đất không sống lại được: Có người luận rằng: thân thể đã tiêu ra đất, còn sống lại sao được? Xác đã hóa ra bụi rồi, há có thể hiệp lại được nữa ư? Xương đã mục nát rồi, còn kết cấu lại được sao? Vả lại, người ta chết, thể chất chẳng những là tan ra bụi đất mà thôi, lại có lẽ hóa ra vật khác, hoặc thân thể khác, cứ hóa đi hóa lại, chuyển biến vô cùng vật nầy sang vật kia, đến nỗi nguyên thể ta có thể chuyển biến ra làm nguyên tố của trùng trùng điệp điệp thể chất khác. Vậy, đến khi sống lại làm sao lai hườn các nguyên tố đó để tổ hiệp thành nguyên thể của ta được nữa? Xin đáp:
Kinh Thánh chẳng dạy rằng các nguyên chất ở trong nguyên thể lúc qua đời cũng sẽ có ở trong thân thể sống lại đâu, bèn dạy rằng thân thể sống lại do nguyên thể ta mà hóa ra chẳng khác gì cây lúa do hột giống gieo dưới đất mà mọc nên hình thể vậy (ICô 15:37,50). Thân thể sống lại và linh thể có quan thuộc với thể chất cũ như cây lúa với hột giống, tuy rất giống như nó, song không phải bằng chính các nguyên tố của nó mà được nên thân đâu. ICô 15:37,38,50
b) Nếu sống lại bằng linh thể, làm sao nhìn biết được: Nếu thân thể sống lại, dầu có quan thuộc với thể chất cũ, nhưng không phải là hình thể của ngày xưa, thì dẫu ta là ta, thì làm sao chính mình ta hay người khác nhìn biết ta được? Mà nếu ta không tự biết được và người khác cũng không nhìn nhận ta được nữa, thì ta chắc không phải là ta, bèn là một nhân cách khác và mới. Bằng vậy, thì sự sống lại ấy chẳng phải là thân thể được sống lại đâu, bèn là một cuộc tân bạo một loài người mới đó thôi. Ta đáp:
Ta tự nhìn biết ta là ta, và người khác cũng nhìn nhận ta là ta, ấy chẳng chỉ tại nguyên chất của hình thể ta thôi đâu, bèn cũng tại nhân cách ta, bàn quan ta và bởi năng lực tổ hiệp các nguyên chất ấy thành hình dung ta, khiến cho ta có nhân cách hay tự tri tự giác nữa vậy. Nói cho đúng, ta nhìn biết bạn hữu ta trong đời nầy, chẳng chỉ tại diện mạo họ thôi đâu, bèn cũng tại những yếu tố thuộc tâm lý nữa. Y học minh chứng cho lẽ ấy mà dạy rằng thể chất của thân thể loài người mỗi bảy năm biến đổi một lần. Thế thì, ta bây giờ với ta bảy năm về trước há có đổi hẳn đi với thể chất của thân thể ta chăng? Chẳng như vậy đâu. Từng trải thì có thêm, nhưng nhân cách ta bây giờ với nhân cách ta trước kia cũng chỉ một mà thôi. Ta khá biết rằng ta là ta chẳng tại thể chất vì nhân cách ta chẳng trú tại thể chất đâu, bèn là trú tại linh tánh vậy. Cho nên ta dám chắc rằng trong đời tương lai người khác nhìn biết ta là ta cũng chẳng tại dung mạo của xác thịt đâu, bèn là tại nhân cách vô hình đó vậy. Như Phi-e-rơ nhìn biết Môi-se và Ê-li trên núi kia thể nào, thì chúng ta cũng sẽ biết nhau trong đời tương lai thể ấy. Nhưng đạo ấy mầu nhiệm lắm, lòng tuy dễ tín nhận nhưng trí thật khó cắt nghĩa vậy.
c) Xác thịt vốn bó buộc linh hồn, nếu sống lại thì chẳng ích gì: Cũng có người bài bác rằng linh hồn còn ở trong thân thể, thì bị nhiều điều bó buộc ngăn trở, có lẽ cũng bởi tình dục xác thịt mà phải phạm tội nữa. Một mai linh hồn đã lìa khỏi xác thịt, thì thoát khỏi sự bó buộc đó, được tự do mọi bề, còn chi vui vẻ hơn nữa? Chẳng những thân thể sống lại là không có lý, mà phỏng khiến có sống lại được đi nữa, hẳn cũng chỉ là mối phương hại cho linh hồn; thế thì thà đừng sống lại còn tốt hơn. Ta đáp:
Lời bài bác ấy quả lầm hiểu sự sống lại, vì thân thể sống lại tuy bằng vật chất, nhưng thuần phục trọn vẹn luật lệ linh giới, nên Phao-lô cũng gọi là “thể thuộc linh” (ICô 15:44). Chúng ta chưa có thể hiểu năng lực tài cán diệu kỳ của thân thể đã nhờ Đức Chúa Trời bắt phục thần linh trọn vẹn. Thân thể sống lại của Christ chứng rằng thể thuộc linh có các tài năng vượt quá công lệ của vật chất, có lẽ nhẹ hơn không khí, lanh lẹ hơn ánh sáng. Ta xét sự gầy dựng thân thể ta hiện có, vẫn còn thấy là vừa vẹn tinh xảo vô song thay, huống chi sự diệu kỳ của thể thuộc linh sống lại thì còn tinh xảo ngần nào, ai có thể nói được. Chúng ta cũng nhờ lời Phao-lô chép trong Rô 8:13, IICô 5:4, và Phil 3:11, mà biết chắc rằng linh hồn mặc lấy thân thể sống lại thì được tài năng cao xa hơn, hưởng phước trọn vẹn hơn lúc nó ở trong địa vị tạm cư giữa sự qua đời và sự sống lại; vì ngày mà linh hồn hưởng được hạnh phước tột bực chỉ là khi linh hồn hiệp với thân thể trong ngày sống lại đó thôi. Thế thì, thân thể phục sanh sẽ chẳng làm mối phương hại linh hồn trong cõi lai sanh đâu, bèn sẽ làm con đòi rất tốt phục sự linh hồn, giúp cho linh hồn có thể đạt đến bực hoàn toàn cực điểm vậy. Rô 3:23; IICô 5:4; Phil 3:11.
2. KỂ KẺ NÓI RẰNG KINH THÁNH DẠY VỀ SỰ SỐNG LẠI LÀ LẦM GIẢI KINH THÁNH
Đảng chối đạo sống lại, lại viện lấy sự lầm giải Kinh Thánh làm lý cớ thứ hai để bài bác đạo ấy. Họ luận rằng Kinh Thánh thật có nhiều chỗ chép về sự sống lại, những kẻ viện lấy các chỗ ấy mà dạy có sự sống lại của thân thể, thì là lầm giải Kinh Thánh, vì các lời ấy là nói theo cách ngụ ngôn, về sự phục hưng của linh tánh, chớ chẳng phải là nói theo nghĩa đen đâu. Giả như tiên tri Êxêchien trong giấc mộng thấy trũng hài cốt của Y-sơ-ra-ên, bỗng chúc có tiếng vang và động đất, những xương khô kia đều nhóm lại hiệp thành từng cá thể, đoạn được hơi thở rồi sống lại, thành một đội quân rất lớn (Êxê 37). Lời đó là ví dụ chỉ dạy rằng dân Y-sơ-ra-ên dầu đã tan tác khắp nơi, đã tuyệt vọng làm một dân độc lập đi nữa, thì chắc cũng sẽ còn có thể dậy lại, được làm một dân đặc biệt như xưa. Họ nói lời Kinh Thánh dạy về sự sống lại cũng chỉ có nghĩa ngụ ngôn như thế thôi. Nhưng sở dĩ họ luận như thế là vì chính họ không hiểu thấu lẽ thật của Kinh Thánh. Sau đây xin chỉ vài ngộ điểm của lời bài bác ấy.
a) Kinh Thánh chẳng theo thể ngụ ngôn mà nói về sự sống lại: Kinh Thánh chép về đạo sống lại, thì dạy rõ ràng thân thể chết ở mồ mả sống lại, chớ chẳng dạy rằng: linh tánh ở trong mồ mả mà sống lại bao giờ (Gi 5:28,29; Phil 3:21; Itê 4:13-17). Có kẻ lại cãi rằng: “Thánh Phao-lô há không nói tín đồ sống lại bằng “thể thuộc linh” sao?” (ICô 15:44). Ta đáp: “Phải, nhưng Phao-lô gọi “thể thuộc linh” ấy không phải là thể bằng linh, hay là bằng linh tánh đâu, bèn gọi là thân thể thuộc về cõi linh giới vậy. Trong ICô 15 ông luận về sự sống lại của thân thể đã chôn trong mồ mả, đã tan ra bụi đất, chớ chẳng luận về linh tánh được phục hưng đâu, vì nếu giải nghĩa “thể thuộc linh” là linh tánh, thì mâu thuẫn quá, lý luận của Phao-lô ra phi lý lắm.
Lại nữa, Phao-lô cũng dạy rằng sự sống lại chẳng phải là việc đã qua đâu (IITi 2:18). Nếu sự sống lại là ngụ ngôn chỉ về linh tánh biến cải, như trong lúc tín đồ được tái sanh, thì tại sao Phao-lô còn nói sự sống lại chẳng phải là một việc đã qua rồi ư? Chẳng những thế thôi, Kinh Thánh cũng dạy rõ kẻ ác sẽ sống lại nữa (Công 24:15). Nếu cho từ liệu “sống lại” là ngụ ngôn, nói bóng về sự tái sanh, thì làm sao cắt nghĩa về kẻ ác sống lại được? Linh tánh họ há được tái sanh sao? Coi vậy thì đủ biết Kinh Thánh quả dạy rõ thân thể thật sống lại, chớ chẳng phải nói theo thể ngụ ngôn đâu.” Gi 5:28,29; Phil 3:21; ITê 4:16,17; ICô 15:44; IITi 2:17,18; Công 24:15
b) Kinh Thánh dạy cả tâm hồn lẫn thân thể được cứu chuộc: Kinh Thánh dạy rõ lắm không những là linh hồn được cứu chuộc thôi đâu, thân thể cũng được dự phần trong sự cứu chuộc nữa (Rô 8:23). Vả lại, thân thể là đền thờ của Thánh Linh (ICô 6:13-20) mà được rất tôn trọng dường ấy, trời nào nỡ tiêu diệt nó, trừ bỏ nó, mà để cho linh hồn chịu trần truồng trong cõi lai sanh! Không phải vậy đâu, vì Phao-lô dạy rằng tại vì Thánh Linh đương ngự trong thân thể ta bây giờ mà ta sẽ sống lại trong đời sau (Rô 8:11).
Cũng tại cớ hy vọng an ủi ấy mà Hội Thánh từ xưa đến nay hay tôn trọng tử thi của tín đồ, an táng cách thành kính, cẩn thận gìn giữ mồ mả của họ (Phil 3:21 so sánh với Ma 22:32). Thật như tục ngữ Anh nói: “Nghĩa địa của các thánh đồ là đồn điền của Đức Chúa Trời”. Lời ấy rất thú vị, bởi vì thân thể của tín đồ qua đời nầy, chỉ ngụ tạm ít lâu, rồi sau sẽ chổi dậy, được thân thể vinh hiển tột bực. Cho nên nói rằng: “Tin Chúa Jesus Christ, thì linh hồn được cứu” có lẽ không đủ nghĩa; vì hễ tin Christ, thì cả linh hồn lẫn thân thể đều được toàn cứu: trước là linh hồn từ lúc mình tín nhận Christ làm Cứu Chúa mình, sau là thân thể trong ngày phục sanh vậy. Rô 8:23; ICô 6:13-20; Rô 8:11
c) Christ đã sống lại là xác chứng tín đồ cũng sẽ sống lại: Christ chịu chết trên thập tự giá, chôn trong mồ mả, rồi đến ngày thứ ba thì từ kẻ chết sống lại, làm trái đầu mùa của những kẻ ngủ trong Chúa. Thân thể sống lại của Ngài thể nào, thì thân thể sống lại của tín đồ cũng thể ấy (Lu 24:36; Gi 20:27). Chính thân thể mà Giô sép người Arimathê đã kính cẩn an táng trong huyệt mả mình, là thân thể mà ba ngày sau được sống lại. Thân thể ấy thần diệu lạ thường, có quan năng siêu phàm; tuy bằng vật chất, nhưng là thuộc linh, không còn phục dưới quyền công lệ vật chất nữa. Thân ấy dầu khác với thân sanh tiền, thì cũng chắc là thân thể do chính thân thể đã chôn trong mồ mả kia biến thành; thậm chí môn đồ sờ mó đến chỗ dấu đinh của Ngài được, để tay vào chỗ bị giáo đâm nơi hông Ngài được. Thân thể của tín đồ cũng sống lại như thể ấy; dầu sẽ có chỗ khác với thân thể sanh tiền, thì cũng quả là thân thể bởi thân thể đã nằm trong mồ mả biến thành, đến nỗi linh hồn của tín đồ nào đều sẽ nhìn nhận ngay là thân thể của mình, và người khác cũng có thể sờ mó và nhìn nhận ta quả là ta vậy (Đa 12:2; ICô 15:53,54). Hễ ai không công nhận thân thể tín đồ sẽ sống lại cũng chối luôn sự sống lại của Christ, vì đạo Christ sống lại là căn cứ của đạo tín đồ sống lại vậy. Lu 24:39; Gi 20:27; Đa 12:2; ICô 15:53,54; ICô 15:13
d) Nếu Chúa tái lâm là thực sự, thì tín đồ sống lại cũng là thực sự: Nếu chúng ta giải nghĩa sự tái lâm Chúa theo tự nghĩa, và công nhận là việc thực tình, mới hữu lý. Trong Rô 8:19-23 Phao-lô dạy thân thể tín đồ cũng thuộc trong vòng muôn vật bị phục dưới sự hư nát, vì chỗ “đồng bịnh tương liên” mà cùng nó than thở, trông mong sớm được buông tha khỏi vòng nô lệ ấy, hầu được dự phần trong sự tự do lúc Christ tái lâm. Trong Khải 21:4,5 Chúa hứa “sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt họ”, đến đỗi “sự chết không còn nữa, chẳng có sự buồn thảm, hoặc kêu oan, hoặc đau đớn nữa.” Các điều ấy thuộc về thân thể hơn là thuộc về linh tánh. Nếu thân thể không sống lại thì lau ráo nước mắt sao được? cứu khỏi sự chết, kêu oan, đau đớn thể nào? Nếu chúng ta nhận Chúa thật sẽ tái lâm thực sự hiển nhiên, và các phước hạnh cặp theo là thực tế, thì cũng phải nhận rằng tín đồ cũng sẽ sống lại cách thực sự hiển nhiên, và hưởng được các hạnh phước cặp theo ấy. Chẳng nhận vậy, thì hẳn đã chối luôn đạo đó vậy.
II. ÐẠO SỐNG LẠI TRONG KINH THÁNH
Kinh Thánh thường luận về lẽ đạo sống lại, tuy từng thời đại mà khải thị, trước hết dùng tượng trưng mà diễn tả ra, rồi sau dùng lời lẽ mà nói rõ, thường bắt đầu từ lẽ cạn mà dạy lần đến lẽ sâu.
1. CỰU ƯỚC LUẬN ĐẾN LẼ ĐẠO SỐNG LẠI
Kê cứu Cựu ước, thì thấy tín đồ trong thời đại ấy cũng trông cậy sự sống lại. Gióp tin chắc nhờ Đấng Cứu Chuộc mình mà xác thịt ông sẽ được sống lại để xem thấy Đức Chúa Trời (Gióp 19:25-27). Áp-ra-ham nhận Đức Chúa Trời có thể khiến Y-sác từ kẻ chết sống lại (Hê 11:19). Sau có các tiên tri và thi nhơn mở mang lẽ đạo ấy càng ngày càng rõ hơn, tín ngưỡng rằng sau khi người ta qua đời rồi, thì thân thể với linh hồn chắc sẽ còn có dịp trùng phùng hội ngộ nữa, bấy giờ mới gọi là đạt đến bậc thành nhơn trọn vẹn vậy. Các thi nhơn cũng luận rằng linh hồn ở nơi âm phủ còn nhiều khuyết điểm lắm, duy khi đạt đến sự sống lại mới gặp con đường sống, hưởng trọn sự khoái lạc, vinh hiển vì được ở bên hữu Chúa, thấy mặt Ngài tỏ tường (Thi 16:9-11; 17:15). Ôsê dự ngôn đến đạo sống lại; Êxêchien cũng thấy dị tượng về trũng đầy hài cốt được sống lại để ám chứng về sự phục sanh (Êxê 37:1-14). Luận về lẽ đạo sống lại rạch ròi hơn hết là tiên tri Ê-sai (Ês 26:19); mà tiên tri Đa-ni-ên cũng luận đến rất rõ, phân biệt sự sống lại của người thiện với kẻ ác tỏ tường (Đa 12:2). Gióp 19:25-27; Thi 15:10; Thi 17:15; Ês 26:19; Đa 12:2
2. DÂN DO THÁI TÍN NGƯỠNG SỰ SỐNG LẠI
Tân ước minh chứng rằng trong thời kỳ Christ giáng sanh thì dân Do Thái tín phục đạo sống lại. Mathê trông mong em mình là Laxarơ sẽ sống lại ở ngày cuối cùng (Gi 11:24). Phe Pha-ri-si và phe Sađusê thường khẩu chiến với nhau về vấn đề sống lại (Công 23:6-8). Mỗi khi Chúa Jesus giảng về đạo sống lại, thì ám chứng rằng dân chúng phần đông đều tín phục đạo ấy cả (Ma 22:23-33; Lu 20:27-38; Gi 5:28). Dầu lúc đó có phe Sađusê phản đối không nhận kẻ chết sống lại, thì phe ấy cũng không đủ sức để chống cự nổi với lòng tín ngưỡng của đại chúng; vì ai nấy đều tín phục lời giảng của phe Pha-ri-si, là phe công nhận đạo sống lại vậy.
3. CHRIST DẠY VỀ LẼ ĐẠO SỐNG LẠI
Xem bốn sách Tin Lành, thấy Christ dạy rất rõ về kẻ chết sống lại.
a) Ba sách Tin Lành đầu: Trong ba sách Tin Lành đầu, là Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca, có vài chỗ luận riêng về người công nghĩa sống lại (Lu 14:14); về tuyển dân được sống lại (Ma 24:31; Mác 13:27); về bất luận người thiện kẻ ác đều chắc sẽ sống lại; vì kẻ thiện từ phương đông, phương tây sẽ đến ngồi đồng bàn với Áp-ra-ham, Y-sác và Giacốp trong nước trời; còn kẻ ác thì bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng (Ma 8:11,12). Ấy đủ chứng Chúa Jesus dạy rõ thiên hạ vạn dân đều chắc sẽ sống lại. Lu 14:14; Mác 13:27
b) Sách Tin Lành Giăng: Sách Tin Lành Giăng ký thuật nhiều lời Chúa Jesus giảng luận về đạo lai thế rất rõ ràng, chú trọng về sự sống lại của kẻ chết. Tin Lành Giăng tỏ ra Christ là căn nguyên của mọi thứ sự sống, nào là sự sống thuộc linh hay là sự sống thuộc thể. Nếu Ngài có quyền khiến cho linh hồn vẫn chết trong vòng tội lỗi được tái sanh, thì cũng có quyền làm cho kẻ chết trong mồ mả được sống lại nữa (Gi 5:24; 17:2). Nhân cơ hội Laxarơ chết, Chúa Jesus đem lẽ đạo sống lại mà giảng luận cho Mathê rất cặn kẽ (Gi 11:24,25), chỉ dạy Ngài cầm quyền sống chết; hễ ai lấy đức tin liên hiệp với Ngài, thì dầu chết cũng vẫn sống, đã sống về phần thuộc linh, mà sẽ còn sống về phần thuộc thể nữa (Gi 11:25; 5:21; 6:40,44). Sau khi Chúa Jesus sống lại, thì Ngài đã ở chung với môn đồ đến 40 ngày, ngôn ngữ cử chỉ của Ngài cũng đủ bày tỏ ra yếu nghĩa và chơn tướng của sự sống lại, để chứng thực rằng sự sống lại là chắc chắn lắm vậy (Gi 20:20,27; Lu 24:15,38-42; Công 10:41). Gi 5:24 ; Gi 17:2; Gi 11:25; Gi 5:21; Gi 6:40,44; Gi 20:20,27; Lu 24:39
4. CÁC SỨ ĐỒ LUẬN VỀ ĐẠO SỐNG LẠI
Tân ước cũng tỏ ra các sứ đồ đều công nhận và truyền bá đạo sống lại
a) Sách Công Vụ Các Sứ Đồ: Đọc truyện các sứ đồ chép trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ, thấy họ chẳng những tín nhận lẽ đạo sống lại, mà cũng coi lẽ đạo ấy là quan hệ lắm, chuyên tâm truyền bá khắp nơi, quả quyết là có bằng chứng rõ ràng chắc chắn (Công 1:22; 2:24-31; 3:15; 4:10-33; 5:30-32; 10:40). Trong ngày lễ Ngũ tuần Phi-e-rơ lấy thực sự về Christ phục sanh làm chủ ý của bài giảng mình. Cũng nhờ quyền năng của lời chứng ấy mà thính giả chịu cảm động tha thiết, quyết công nhận Christ là Cứu Chúa và Mê-si của họ. Trong thơ tín của ông, ông cũng chứng rằng sự tái sanh do quyền năng của Christ phục sanh mà được nên (IPhi 1:3,21). Truyện sứ đồ cũng nói các sứ đồ đều được ơn tha tội, nhận lãnh Thánh Linh, được quyền chữa bịnh, đuổi quỉ, truyền đạo cách có linh nghiệm, thảy đều do Christ đã từ kẻ chết sống lại (Công 2:32,33; 4:10; 5:31). Thực, hành truyện các sứ đồ minh chứng rằng đạo sống lại thật quan hệ nhứt cho lòng tín ngưỡng ta.
b) Thơ tín Phao-lô: Phao-lô truyền đạo đến đâu, cũng thường giảng về vấn đề sống lại. Khi ông giảng dạy người Do Thái, thì giải nghĩa thể nào sự sống lại của Christ đã làm ứng nghiệm lời của Đức Chúa Trời hứa với tổ phủ họ, quyết dạy rằng chỉ nhờ sự sống lại đó mà Ngài có thể làm xong công việc cứu rỗi (Công 13:32-39). Khi Phao-lô giảng vấn đề sống lại cho người ngoại bang, thì có khi bị người ta nhạo báng cười quá đỗi, kể là đạo mới vô lý (Công 17:32; 26:8). Trong các thơ tín, nhứt là thơ Côrinhtô tiền, ông luận rất cặn kẽ và rõ ràng về sự sống lại của tín đồ, tỏ ra sự sống lại của Christ là nguyên nhơn và cam đoan về sự sống lại của ta (ICô 15). Cũng tỏ ra sự sống lại của Christ là năng lực của đời sống mới của tín đồ (Rô 6:4; Ga 2:20; Phil 3:10,11); và thân thể họ được sống lại là kết cuộc của đời sống mới ấy vậy. Công 13:37-39; Công 17:32; ICô 15:16; Rô 6:4; Phil 3:10,11
c) Sách Khải huyền: Sách Khải huyền luận rõ về sự sống lại, dự tả ngày sống lại của người thiện và kẻ ác, chia ra hai lần, thứ nhứt và thứ hai khác nhau: kẻ thiện có phần trong sự sống lại thứ nhứt nhằm ngày Chúa tái lâm; còn kẻ ác đợi đến một ngàn năm sau mới được sống lại, để bị phán xét vậy (Khải 20:4-6, 11-15)
III. THỨ TỰ TRONG CUỘC SỐNG LẠI
Phao-lô luận về sự sống lại thì dạy rằng chúng ta sống lại, mỗi người đều theo thứ tự mình (ICô 15:23). Mà thứ tự ấy là thể nào? Đáp: Có ba hạng như sau đây:
1. Hạng thứ nhứt: Christ: Christ là trái đầu mùa của sự sống lại, Ngài từ trong kẻ chết mà sống lại trước hết. ICô 15:23; Côl 1:18
Có người hỏi: Xưa tiên tri Ê-li và Ê-li-sê há chẳng từng khiến kẻ chết sống lại sao? Chúa Jesus Christ há không kêu kẻ chết sống lại ư? Vậy, sao nói Christ sống lại trước hết? Xin đáp: Những người ấy chỉ được sống lại bằng thân thể cũ, chớ chẳng được thân thể thuộc linh, vì thân thể sống lại của họ vẫn còn phải chết một lần nữa. song Christ sống lại thì được thể thuộc linh, không còn có thể chết nữa, vì đã hóa ra một thể trường sanh bất tử vậy.
2. Hạng thứ hai: những kẻ thuộc về Christ: Kịp khi Christ tái lâm, thì những kẻ thuộc về Ngài đều được sống lại, được thân thể chẳng hay hư nát, là thân thể giống như chính thân thể Ngài được trường sanh bất tử vậy (ICô 15:23; ITê 4:15,16).
Hạng thứ hai nầy bao hàm hết thảy các thánh đồ đã ngủ trong Chúa từ đời A-bên cho đến ngày Christ hiện đến. Tro bụi của họ đã rải ra khắp đất, phần thì chím dưới biển sâu, phần thì lộn trong đất khô, chôn trong rừng rậm, vùi trên núi cao, nhưng Chúa biết tất cả chỗ kín giấu; đến ngày sống lại Ngài sẽ kêu dậy hết thảy, ban cho họ thân thể bất tử bất diệt, rất khôi ngô vinh hiển bút trần khôn thể tả được. Ngài sẽ chẳng bỏ quên một người hèn mọn nào. Cho nên hôm nay tín đồ cũng có thể đồng thinh với Đa-vít mà hát xướng rằng: Thi 16:9,10
3. Hạng thứ ba: những kẻ ác: Những kẻ ác thuộc trong hạng thứ ba, được sống lại một ngàn năm sau lúc tín đồ sống lại và sau thời kỳ Thiên hy niên, hết thảy kẻ ác từ thái cổ cho đến tận thế đều có phần trong kỳ sống lại ấy. Khi họ đã sống lại rồi, liền chịu xét đoán trước ngai sắc trắng, rồi bị bỏ vào hầm lửa cháy phừng phừng, chịu khổ tại đó cả ngày lẫn đêm cho đến vô cùng vô tận. Khải 20:5,12-14. Cũng xem Công 24:14,15; Đa 12:2; Gi 5:28,29
IV. HÌNH THỂ SỐNG LẠI
Kẻ chết sống lại thì lấy hình trạng thể nào mà dậy? Ấy là vấn đề mơ hồ khó giải, vì Kinh Thánh không nói rõ. Nhưng như ta đã luận ở trên, thân thể sống lại, tuy là do hột giống của thân thể cũ mà ra, thì cũng chắc hẳn chẳng phải là tập hiệp lại các nguyên tố từ chút đất mảnh xương của tiền thân mình đã tan rã ra đó mà kết thành đâu. Nếu Kinh Thánh đã không dạy rõ về hình trạng thân thể và linh hồn chúng ta đời sau thể nào, thì ta đâu dám lấy lường nghêu mà lường nước biển, cả gan ức đạt thể nầy thể nọ. Chỉ xin theo lời Kinh Thánh đã khải thị về vấn đề ấy mà luận qua hình thể sống lại, mới mong khỏi lầm tội lỗi.
1. HÌNH THỂ CỦA NGƯỜI THIỆN
Về hình thể sống lại của người thiện xin lần lượt tường luận ý nghĩa như sau đây:
a) Ví dụ hột giống với lúa: Trong thơ Cô-rinh-tô tiền, đoạn 15, Phao-lô lấy ví dụ về hột giống gieo xuống và cây lúa mọc lên để đáp lẽ cho lời bài bác về hình thể sống lại. Ông rằng: ICô 15:36-38
Nghiệm lời ấy thì có thể hiểu sơ sơ hình thể sống lại đối với hình thể cũ có quan hệ nhau là thể nào. Như xét về lúa mì, thì biết rằng cây lúa đã từ hột giống mọc ra đó không gồm có cả mọi phần tử, mọi chất điểm của hột đã gieo, có lẽ cũng không có một nguyên chất nào của hột giống ấy nữa kia.
Dầu vậy, giữa cây lúa và hột giống ấy vẫn có tương quan hữu cơ liên lạc rất mật thiết giữa lúa chín và hột giống đã gieo. Nếu hột giống đã gieo ra bị hoàn toàn tiêu diệt, và lúa chín kia lại được dựng nên trực tiếp, thì không còn có thể gọi hai vật ấy còn có tánh đồng nhất nữa, bèn là hai vật khác hẳn nhau, đều được dựng nên đặc biệt. Nhưng vì cây lúa mới đó vốn ở trong bản tánh hột giống cũ kia mà ra, nên không hề dứt được mối liên lạc, và chúng ta có thể nói lúa mì đã gieo kia mới mọc lên đó rồi. Về hình thể sống lại cũng một thể ấy. Thân thể mới không cần phải gồm đủ cả mỗi phần tử chất điểm của cái cũ; những cái mới đó vẫn sẽ từ trong bản tánh của cái cũ mà ra, đến đỗi ta có thể nói rằng hình thể sống lại và hình thể tống táng trước kia, nguyên chất tuy khác, song tánh vẫn đồng nhứt vậy. (Đây không nói về tình dục xác thịt, bèn chỉ nói về cái nguyên tố tổ hiệp lại thân thể hữu cơ đó thôi).
b) Cảnh huống của Christ sống lại: Xét nghiệm cảnh huống của Christ sống lại, thì sẽ hiểu rõ hơn về hình thể sống lại của tín đồ sẽ ra thể nào. Giăng chép rằng: IGi 3:2
Theo lời ấy, tín đồ sẽ sống lại khi Chúa hiện đến được trở nên giống như Ngài. Dường ấy, cảnh huống của Christ phục sanh cũng sẽ là cảnh huống của tín đồ sống lại vậy. Vả, sau khi Christ đã sống lại, thì Ngài giao thiệp với các môn đồ; hình tích dấu đinh vẫn còn nguyên, mắt thấy được, tay sờ được. Mồ đã niêm phong kia không thể ngăn cản Ngài, cửa nhà bế tỏa nó không thể hạn chế Ngài. Ngài qua lại tự do, muốn hiện ra nơi nào thì hiện, muốn ẩn vào lúc nào thì ẩn. Môn đồ có khi gặp Ngài mà không nhìn biết được. Dầu hình thể Ngài có đó vẫn như khi trước, nhưng trạng thái thì khác xa: trước là hình thể thuộc huyết khí, mà sau là hình thể thuộc linh. Xác thịt bị không gian và thời gian hạn chế; song hình thể thuộc linh thì ẩn hiện tự do, thần kỳ vô hạn, cảnh trần giới nầy không sao bó buộc được nữa. hình thể của chúng ta sống lại cũng sẽ như thế, vì chúng ta có lời hứa rằng: “sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như Ngài vốn thật là vậy.”
c) Hình thể sống lại thích hiệp với cảnh trạng lai sanh: Xem xét mọi vật trong cõi thiên nhiên, ta thấy vật nào cũng thảy đều thích hiệp với cảnh trạng nầy cả. Chim bay trên trời xanh, cá lội dưới nước biếc, người sống trên đất, thú dạo trong rừng, đồ ăn vừa bụng, khí hậu vừa phổi, quang cảnh vừa mắt, âm thanh vừa tai, mỗi mỗi thảy đều thích hiệp nhau cả. Vả, chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đấng nhơn từ khôn ngoan, Ngài cũng đã dự bị mọi cảnh được rất thích hiệp với muôn vật. Vậy, vì hình thể của chúng ta sống lại sẽ ở trong thế giới thần linh quang minh thánh khiết, được đồng sống với Chúa đời đời, được giao thiệp với các vị linh sáng láng siêu phàm, thì hình thể ấy cũng sẽ thích hiệp với cảnh trạng của thế giới ấy, không còn chết chóc, không thấy hư nát nữa, nhưng trường sanh bất tử cho đến vĩnh viễn vậy.
d) Suy diễn về sự biến hóa của loài vật: Khoáng học dạy rằng chất than đá ra kim cương thạch (ngọc thủy xoàng). Tuy trước kia than đá và ngọc thủy xoàng vẫn đồng một gốc, song nay công dụng, giá trị và hình trạng của đôi bên khác nhau xa lắm. Ta cũng thường thấy con tằm nó nhả tơ vây kén, rồi thu mình ở trong đó dường như đã chết rồi, mà sau lại sống dậy chun ra, hóa thành con bướm xin đẹp, có thể bay liệng đây đó dễ dàng. Nguyên trước nó là loài bò sát, mà sau lại trở nên loài bay liệng, ấy là hai trạng thái thật khác nhau xa lắm. Trước nó ăn lá dâu, sau lại hút sương móc; nào hình thể, nào cử chỉ, nào thị dục của nó đều biến đổi hẳn cả. Người sống lại cũng như thế.
e) Suy diễn về năng lực biến hóa của Chúa: Trong thơ Phi-líp Phao-lô chép rằng: Phil 3:20,21
Vả, Khải huyền mô tả thân thể vinh hiển Chúa như mặt trời sáng chói. Đương khi Chúa còn ở thế gian, thì Ngài cũng đã hiện ra một lần ở trên núi kia, thân thể Ngài được vinh quang sáng chói như vậy. Christ đã có quyền biến hóa thân thể hèn mạt ta ra giống như thân thể vinh hiển của Ngài, thì chúng ta nhờ đó suy ra mà biết được hình thể thuộc linh của ta sẽ như thể nào vậy. Kìa, các tay thợ giỏi còn có thể nắn đất thành những khí mạnh tốt đẹp thay, huống chi Chúa Jesus vốn có năng lực ấy mà biến hóa muôn vật thì Ngài hẳn sẽ lấy năng lực ấy mà biến hóa hình thể hèn mạt của chúng ta ra vinh hiển sáng láng dường nào!
2. HÌNH THỂ CỦA KẺ ÁC
Hình thể của kẻ sống lại, Kinh Thánh cũng không nói rõ. Song xét công lệ thiên nhiên thì ta thấy hình thể của muôn vật đều thích hiệp với tình trạng và bản tánh của nó cả. Ấy vậy, chúng ta lấy lý mà suy luận rằng chắc là hình thể của kẻ ác sống lại phải thích hiệp với hầm lửa diên sanh, với âm phủ tối tăm cực kỳ khổ sở. Nếu hình thể của người thiện sẽ giống như Chúa Jesus Christ thì hình thể của kẻ ác sống lại chắc cũng giống như Sa-tan. Vì tục ngữ rằng: “Cây nào trái nấy, rau nào sâu ấy”. Theo Khải 22:11 thì trong cõi lai sanh kẻ ác sẽ cứ thêm ác mãi, kẻ ô uế cứ càng ô uế hơn, cũng như ở trên trời, người công nghĩa sẽ cứ công nghĩa mãi, kẻ thánh khiết vẫn cứ thánh khiết luôn vậy. Bản tánh của ai ở cõi kim sanh nầy thể nào, thì ở chốn lai sanh kia cũng sẽ cứ mở mang tấn bộ thể ấy cho đến đời đời vô cùng. Khải 22:11
TỔNG ĐOÁN
Lẽ đạo sống lại đã luận qua trên đây, dầu là diệu kỳ thật, đến nỗi Kinh Thánh phải gọi là sự mầu nhiệm lớn (ICô 15:51), nhưng chớ nhơn sự lạ lùng khó hiểu ấy mà cho là đạo hư không, chẳng có sự chơn thật đáng tin. Lẽ đạo sống lại chẳng những Kinh Thánh dạy một cách cặn kẽ thôi đâu, nhưng hơn nữa, chính Chúa Jesus Christ đã từ trong kẻ chết sống lại, trở nên trái đầu mùa về cuộc sống lại của tín đồ đã ngủ yên trong Ngài rồi. Ngài sống lại là chắc chắn thể nào, thì sự sống lại của ta là chắc chắn thể ấy. Vậy ai còn dám nghi ngờ gì nữa ư?
Chương 5 – LUẬN VỀ SỰ PHÁN XÉT
THEO luân lý của loài người thì tự nhiên biết rằng lành thưởng, dữ phạt. Ở trong sự thưởng phạt đó nguyên chẳng có sự sai chạy chút nào. Thế mà xem qua sự báo ứng của đời nầy, thấy chênh lệch mọi bề, ấy đương nhiên biết chắc phải có sự phán xét sau cùng để định sự thưởng phạt đúng đắn cho người lành kẻ dữ, mới gọi là công bình vậy. Ý kiến ấy chẳng những là theo lẽ thật của đạo Christ, theo tâm lý chung của người đời, thích hiệp với tín ngưỡng của các nhà tôn giáo xưa nay vậy.
I. LÝ DO CỦA SỰ PHÁN XÉT
Suy gẫm về sự phán xét, thì liền nảy ra vấn đề nầy: Cớ sao cần phải có sự phán xét? Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tri, mọi sự mọi vật trong vũ trụ nầy đều trình bày trước mặt Ngài, tâm địa và phẩm giá của mọi người Ngài đều hiểu thấu cả, chẳng có cái gì giấu khỏi mặt Ngài được. Vậy tợ hồ không cần có sự phán xét hiển nhiên thì phải hơn chăng. Vả lại, ta thường thấy bất luận dân tộc nào, nước nào, người nào, Đức Chúa Trời cũng đều tùy công việc làm của họ mà thưởng phạt họ duy chẳng kíp thì chầy đó vậy thôi, thế thì cần chi phải có kỳ phán xét đặc biệt? Sau đây xin đem vài ba lý cớ để đáp lẽ nghi vấn ấy.
1. Vì sự báo ứng chưa được trọn vẹn: Đức Chúa Trời không cần đợi đến ngày phán xét chung mới biết người lành kẻ dữ đâu. Ngài vốn vô sở bất tri, nên cũng rõ sự thưởng phạt của họ sẽ ra sao rồi. Kịp khi người qua đời, thì linh hồn tức thì tùy công trình của mình mà hưởng phước hay bị họa. Trong đời nầy Ngài cũng từng chiếu theo sở hành của mỗi nước, mỗi dân, mỗi giống mà thưởng phạt họ ngay trước mặt. Song sự thưởng phạt ấy vẫn chưa đầy đủ, chưa bày tỏ trọn vẹn sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Cho nên cần phải có một kỳ phán xét đặc biệt, trước hết để làm đầy đủ sự thưởng phạt, rồi sau để tỏ bày sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Ta có thể nói rằng khi người ta qua đời, thì đã bị phán xét ẩn nhiên rồi; song đến ngày phán xét chung, họ lại còn phải chịu phán xét bề hiển nhiên nữa vậy. Hê 9:27; Rô 2:5,6. Cũng xem ITi 5:24,25; Khải 14:13; Truyền 12:14
2. Nhiều việc chưa xử đoán công bình: Ta thường thấy trong đời nầy có nhiều việc chưa được xử đoán theo lẽ công bình. Kìa, toà án có khi xử đoán không công bình, xã hội không bình nghị thỏa đáng; phải quấy trái ngược, thiện ác xáo lộn. Dầu rằng, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, thì cũng còn nhiều điều bất minh, như người hiền chết yểu, kẻ ác sống lâu, hình như chậu úp khôn soi, lưới trời còn lọt vậy. Nếu không có sự phán xét sau cùng, thì phải quấy làm sao phân minh được, thưởng phạt thế nào công chánh được, lẽ công bình của Trời tỏ ra thế nào ư? ICô 4:5. Cũng xem Rô 2:5,6 viện dẫn ở trên.
3. Vì công ơn của Christ chưa tỏ rạng: Công ơn cứu chuộc của Christ thật lớn lao thay! Lạ kỳ thay! Nhưng vũ trụ chưa rõ, thiên sứ chưa thấu, muôn dân cũng chưa hiểu tường tận. Nên cần phải có một ngày phán xét sau cùng để phô bày công ơn cứu rỗi lạ lùng ấy. Khi đó những thánh đồ được cứu từ trong mọi dân mọi nước đều đứng trước tòa án của Christ, tùy công lãnh thưởng, khiến cho muôn vật vì mọi vật đều ngạc nhiên vì thấy ân điển của Chúa đã ban cho họ thật lớn lao lạ kỳ dường nào! Sa-tan và bộ hạ của nó cũng đều sẽ bị đoán phạt bởi cơn thạnh nộ của Chiên Con, bỏ cách xa khỏi hiện diện Ngài, mà chịu cực khổ cho đến vô cùng. Công ơn cứu chuộc của Christ phải được tỏ rạng ra trọn vẹn là như vậy. IITê 1:6,10; Êph 2:7,8; IITi 2:10
II. NGHĨA LÝ CỦA SỰ PHÁN XÉT
Sự phán xét nguyên chẳng phải là sự điều tra cho rõ phải trái, xét hạch để ghi thiện ác đâu; bèn là bày tỏ minh bạch chơn tướng của mọi người ra là thể nào, để cho cả vũ trụ đều rõ sự thưởng phạt đó không thiên vị độc đoán, bèn là ngay thẳng đúng đắn mọi bề. Vì Đức Chúa Trời đã biết tâm địa và phẩm giá của mọi người rồi, chỉ cần bày tỏ cho vũ trụ cũng biết chỗ thưởng phạt tương xứng đó là đủ. Ấy là nghĩa lý đại thể của sự phán xét. Kê cứu đặc biệt hơn, thì lại thấy:
1. KỲ PHÁN XÉT ĐÃ ĐỊNH
Sự phán xét chung chẳng phải một cuộc tiến triển thuộc linh vô cùng vô tận, đồng nhứt với cuộc thần hữu vô hình ở trong cõi lịch sử đâu; bèn là một biến động bề ngoài tai nghe được, mắt thấy được, phải xảy ra trong kỳ hạn nhứt định của cõi tương lai. Về kỳ phán xét ấy Kinh Thánh dạy rằng:
a) Kẻ bất nghĩa bị giam cầm cho đến kỳ phán xét: IIPhi 2:9. Cũng xem câu 4.
b) Sự phán xét thuộc về cõi tương lai: Công 24:25. Cũng xem Hê 10:27
c) Sự phán xét xảy ra sau khi qua đời: Hê 9:27
d) Sự sống lại dọn đường cho sự phán xét: Gi 5:29
e) Chính Đức Chúa Trời dự định ngày phán xét: Công 17:31
2. TRẪM TRIỆU CỦA SỰ PHÁN XÉT TỎ RA TRONG TÂM TÁNH NGƯỜI TA
Trẫm triệu của sự phán xét đã tỏ ra trong tâm tánh người ta bằng các lương năng gồm có trong đó, như là:
a) Lương năng khen lành tránh dữ đã châm sâu ở nơi lòng, ám chỉ rằng sự phán xét chung rất thích hiệp với bản tánh của ta.
b) Trí nhớ mọi việc mình đã làm hoặc thiện hoặc ác, ngầm chứng rằng sự phán xét có lẽ lắm; vì sự chết của xác thịt chẳng giảm bớt sức nhớ của ta đâu, bèn gia thêm thì có (Lu 16:25).
c) Lòng phân biệt phải quấy cũng tự cáo mà lên án cho mình, tự nhiên nhận rằng việc thiện chắc được thưởng, việc ác không khỏi bị phạt (Rô 2:15,16; Hê 10:26,27). Lu 16:25; Rô 2:15,16; Hê 10:26,27
3. ÁN PHÁN XÉT ĐÃ QUYẾT ĐỊNH
Công việc thiện hay ác đều đã bị xét đoán trước rồi, tội chối Christ đã định trước cảnh trạng tương lai của tội nhơn rồi; đến kỳ phán xét chỉ tỏ ra cho muôn vật được biết đó thôi. ITi 5:24,25; Gi 3:18
4. ÁN PHÁN XÉT CHỈ THI HÀNH
Người ta khi nhắm mắt tắt hơi, linh hồn chia ra hai ngõ: người nầy bị bỏ xuống địa ngục, chịu cực khổ vô cùng; kẻ kia được đem lên thiên đàng, hưởng vui vẻ lạ lùng. Ấy là án xử quyết đã thành rồi, ở đời sau chẳng có án treo, cũng chẳng ai có thể chống án đến tòa nào được nữa, vì Christ là tòa thượng phẩm của Đức Chúa Trời vậy. Lu 16:22,23,2. Cũng xem Lu 13:28
5. SỰ PHÁN XÉT GỒM CÓ HAI VIỆC LÀ ĐƯƠNG THIỆN VÀ TRUẤT ÁC
Sự phán xét chẳng những là xét ngôn hạnh bề ngoài, bèn là phân biệt tốt xấu ở trong tâm linh của mọi người, để tỏ ra chân tánh của họ, rồi trình bày điều ấy ở trước mặt thiên sứ và loài người, mà đương danh người lành, truất tên kẻ dữ. Khi ấy chẳng ai giả mạo được; chân tướng mình là thể nào ắt được tỏ ra rõ ràng thể ấy, không giấu giếm gì được cả. Lu 12:2,8,9; IICô 5:10; Khải 20:12
III. QUAN ÁN CỦA CUỘC PHÁN XÉT
Nói rộng, Đức Chúa Trời là Quan án, duy Ngài cầm quyền phán xét. Trước giả thơ Hê-bơ-rơ gọi Ngài bằng “quan án của mọi người” (Hê 12:23). Nhưng sự thi hành quyền phán xét Ngài đã giao cho Christ, lập Ngài làm Đấng Chấp pháp của cuộc phán xét trong ngày sau rốt vậy. Gi 5:22,27; Công 17:31; Rô 2:16
Sau đây xin thử gẫm vì cớ nào mà Đức Chúa Trời lập Chúa Jesus Christ làm Quan án để thi hành cuộc phán xét.
1. VÌ NGÀI CÓ NHƠN TÁNH
Lập Chúa Jesus Christ làm Quan án hiệp nghĩa lý lắm, bởi vì Ngài có nhơn tánh trọn vẹn. Loài người chỉ nhờ ở trong nhơn tánh của Christ mà hiểu được cả luật pháp lẫn lòng yêu thương của Đức Chúa Trời, nên cũng nhờ đó mà hiểu thấu cái lý do của quyết án nữa. Luật pháp của Đức Chúa Trời được ghi tạc ở trong đời sống của Chúa Jesus bằng chữ sống, tỏ ra điều Đức Chúa Trời đòi trong chúng ta, mà chúng ta tự nhiên không làm nổi. Christ cũng tỏ lòng yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta mà thế vị ta vừa giữ luật pháp vừa chịu gia hình luật pháp đã định cho kẻ phạm pháp. Vậy, nếu người ta chối bỏ, khinh bỉ sự yêu thương ấy, mà phải bị hình phạt đời đời, lẽ nào lại không hiểu cái hình án ấy là hiệp lẽ công bình lắm ư?
2. VÌ NGÀI CÓ THẦN TÁNH
Christ không những có nhơn tánh; lại còn có thần tánh hoàn toàn, mới làm Quan án hiệp nghi mà xử đoán công chính trong cuộc phán xét chung. Ấy tại hai cớ nầy:
a) Có thần trí: Sự phán xét nầy không những phán xét việc bề ngoài của người ta, mà cũng thấu rõ trong lòng họ nữa; chẳng những là điều tra các việc đã bại lộ mà cũng tra xét điều ẩn bí nữa (Hê 4:13; Truyền 12:14). Không phải là xét xử một người riêng, bèn là phân biệt thiện ác của mọi người trong mọi đời. Còn Đấng Chấp pháp có thần trí, nên cũng làm được việc ấy dễ dàng, vì Ngài thông biết mọi lòng, hiểu thấu mọi việc. Hê 4:13; Truyền 12:14
b) Có thần quyền: Christ là Đức Chúa Trời, nên có thần quyền để thi hành cuộc thưởng phạt đúng theo như Ngài đã phán định. Bằng chẳng vậy, dẫu có phán định rồi đi nữa, cũng nào có ích chi cho người lành, và có hành gì được kẻ dữ ư? Christ là Đấng vô sở bất tri, nên mọi sự mọi vật đều trình bày ở trước mặt Ngài như chánh ngọ, chẳng một điều gì giấu giếm Quan án được. Đã là Đấng vô sở bất tri, mà cũng là Đấng vô sở bất năng nữa, nên trong cuộc phán xét ấy thảy đều thi hành đúng theo sự phán quyết của Ngài cả. Gi 5:22,27
3. VÌ THẦN TÁNH VÀ NHƠN TÁNH NGÀI HIỆP LÀM MỘT NGÔI
Nhơn tánh trọn vẹn hiệp lại với thần tánh hoàn toàn của Ngài mà thành một Vị cách Thần nhơn, có đủ tư cách siêu việt phán xét cách đoan chính, gồm cả hai lòng thương xót và lẽ công bình nữa. Ấy vì hai cớ nầy:
a) Vì Ngài theo thể tuất: Chúa Jesus Christ đã giáng sanh làm người, từng trải công việc loài người chịu đủ mọi sự thử thách cũng như chúng ta. Vì Ngài hiểu biết sự yếu đuối của loài người, nên cũng rất thể lượng, khoan dung, nhẫn nại với chúng ta, sẽ chẳng xét xử ta quá ư nghiêm khắc đâu. Hê 4:15
b) Vì Đấng Chấp pháp cũng là Người Tuân pháp: Christ đều là Đấng Chấp pháp mà giữ vẹn luật pháp của Đức Chúa Trời, chẳng thiếu kém chỗ nào hết. Lại Ngài cũng nhờ thần tánh mà biết mọi người mọi sự, đến đỗi sự phán quyết của Ngài không thể sai lầm chỗ nào cả. Đối với kẻ chữa mình mà nói Ngài không biết chỗ khó giữ luật pháp, thì Ngài đem việc tuân pháp trọn vẹn của mình mà đáp lại cho. Còn kẻ nào nói Ngài không rõ nỗi lòng của họ, thì Ngài đem thần trí mình mà chỉ cho, khiến ai nấy phải ngậm miệng cả, chẳng còn dám dối nại gì được nữa, vì ai nấy đều tự cảm biết rằng cả sự phán quyết của Ngài đều là theo lẽ công bình trọn vẹn. Công 17:31
4. VÌ NGÀI LÀ ĐẤNG TRUNG BẢO
Christ là Đấng Trung bảo, có trách nhiệm làm trọn sự cứu rỗi dân sự Ngài, bày tỏ cho mọi sanh vật đều biết sự cứu rỗi hoàn toàn lạ lùng ấy. Ngài cũng phải đánh đổ các thế lực phản nghịch, tiêu diệt mọi cừu địch, để tỏ ra cả việc cứu rỗi lẫn cuộc hình phạt đều là chí công chí chánh. Cho nên khi Đấng Thần nhân ngự trên tòa án của vũ trụ mà tuyên bố và thi hành sự phán xét chung, thì điều ấy minh chứng rằng công việc cứu rỗi loài người đã hoàn toàn, và Cứu Chúa đã lãnh phần thưởng về sự thương khó Ngài mà được làm Quan án để xét xử phân minh mọi người mọi việc vậy. IITê 1:6-10; Khải 1:7
IV. THỨ TỰ CỦA CUỘC PHÁN XÉT
Phái Thiên hy niên hậu luận về vấn đề phán xét, thì thuyết lý rằng, mọi người sẽ đồng ứng hầu trước tòa phán xét của Christ, không phân biệt lớp trước lớp sau. Song kê cứu Kinh Thánh thì thấy sự phán xét chắc có thứ tự trước sau rõ ràng như sau đây:
1. CUỘC PHÁN XÉT TÍN ĐỒ
a) Tín đồ ứng hầu trước tòa của Christ: Kịp khi Christ tái lâm thì tín đồ ngự trong Chúa đều sẽ sống lại, kế đó tín đồ còn sống đều sẽ được hóa ra thân thể chẳng hay hư nát, rồi cả hai đều sẽ được cất lên trời, cùng nhau đồng đứng trước tòa của Christ để chịu phán xét về công việc mình đã làm đương khi còn ở đời nầy. Sự phán xét nầy chẳng có quan hệ chi đến vấn đề tội, vì tội của tín đồ đã chịu phán xét ở nơi Christ lúc Ngài chịu chết trên thập tự giá cả rồi (Gi 5:24); bèn là can hệ đến công trình, đến thưởng trách. Tín đồ đều chiếu theo việc làm của mình mà lãnh thưởng hoặc chịu trách. Cũng nhân dịp ấy Chúa trao tước vị cao sang cho tín đồ trung tín để được cùng Ngài trị vì cho đến vô cùng. IICô 5:10
b) Phần thưởng cân xứng với sự trung tín: Tín đồ lãnh phần thưởng cân xứng với lòng trung tín và cách mình đã dùng tài năng ân tứ mà Chúa đã ban lúc sanh tiền. Thành thử phần thưởng người nầy sẽ khác với người kia, đều chiếu theo lượng trung tín hay bất trung của mỗi người vậy. Mình nhờ huyết Chúa Jesus mà được cứu rỗi; những cảnh trạng và tước lộc trong cõi lai thế cao hay thấp, trọng hay khinh, đều tùy công trình của mình xứng đáng hay không đó thôi.
Trong ICô 3:9-15, Phao-lô dạy rằng ngày phán xét sẽ tỏ giá trị của công việc tín đồ; việc của kẻ nầy như gỗ, cỏ khô, và rơm rạ, chịu lửa thí nghiệm không nổi, nên sẽ bị thiêu hủy; còn chính tín đồ ấy sở dĩ được cứu là vì vẫn còn đứng trên nền tảng là Christ song bị mất phần thưởng; kim miện đã về người khác, tước lộc đã trao cho kẻ xứng đáng hơn, còn chính mình dầu được cứu, thì cũng như qua lửa vậy. Còn việc của người kia giống như vàng, bạc, bửu thạch, là vật liệu chịu lửa thí nghiệm nổi, nên người sẽ lãnh phần thưởng (ICô 3:10-15; IGi 8; Khải 3:11). Thảy đều sẽ lãnh tước lộc cao sang, được làm triều thần của Vua của các vua hưởng hồng ân vĩnh phước; tên thì được biên vào sổ sách sự sống; mình thì mặc áo trắng tinh, đầu thì đội kim miện rực rỡ; cũng sẽ được Chúa nhìn nhận danh mình ở trước mặt Cha và các thiên sứ thánh vậy (Ma 10:32; ICô 2:9,10; Khải 3:4,5). ICô 3:14,15; IGi 2:28; Khải 3:11; Khải 3:5. Cũng xem Ma 10:32; ICô 2:9,10; 3:10-13
c) Kinh Thánh mô tả các phần thưởng bằng “mão miện”: Các phần thưởng Chúa hứa ban cho tín đồ và đầy tớ trung tín, thì Kinh Thánh thường mô tả bằng năm “mão miện” khác nhau.
(1) Mão miện sự sống: Kẻ tuận đạo và người trung tín lúc bị hoạn nạn, đều lãnh được mão miện sự sống. Gia 1:12; Khải 2:10
(2) Mão miện vinh hiển: Kẻ trung tín chăn giữ, nuôi nấng và coi sóc bầy của Chúa sẽ lãnh mão miện vinh hiển. IPhi 5:4
(3) Mão miện công nghĩa: Ấy là phần thưởng linh giới, kẻ chạy đua đúng đắn và người quản gia trung tín của nhà Chúa. IITi 4:7,8. Cũng xem ICô 4:1-5
(4) Mão miện khoe khoang: Kẻ dắt nhiều linh hồn về cùng Chúa sẽ lãnh mão miện ấy, vì lúc đem các người ấy trình diện với Chúa, sẽ có cớ khoe khoang, vui vẻ khôn xiết kể. ITê 2:19,20. Cũng xem Đa 12:1-3
(5) Mão miện chẳng hay hư nát: Phần thưởng ấy thuộc về người tự chế tự tri trong mọi sự, bắt chước Phao-lô mà “khắc khổ thân thể”, “bắt nó phải phục, e rằng sau khi… đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình… phải bị loại ra chăng” ICô 9:25,26,27
2. CUỘC PHÁN XÉT MUÔN DÂN MUÔN NƯỚC
Khi Con người đồng với các thánh đồ mà ngự đến cách vinh hiển thì sẽ nhóm muôn dân muôn nước lại trên quả đất nầy để phán xét chung (Ma 25:31-46). Sự phán xét nầy khác xa với sự phán xét tín đồ ở trước tòa Christ, và với sự phán xét chung ở trước ngai trắng. Trong đoạn sách nầy (Ma 25) cũng chẳng nói đến sự sống lại và sự mở sổ sách nào ra. Bởi vì cuộc phán xét nầy là phân biệt những quốc dân hãy còn lại trên trái đất, truất danh những kẻ gian ác, đương danh những kẻ công nghĩa. Theo Ma 25, trong kỳ phán xét đó Chúa sẽ chia các dân ra hai hạng, gọi là chiên và dê. Sự phân biệt ấy bằng theo sự họ đã đãi anh em của Chúa là thể nào. Hễ ai hậu đãi họ, thì gọi là chiên, và được đương danh; còn hễ ai bạc đãi họ, thì gọi là dê, và bị truất tên.
Có kẻ hỏi: “Anh em của Chúa là ai?” Có hai ý kiến: ý kiến nầy chủ trương rằng: “anh em của Chúa” là dân Do Thái ở trên địa cầu, trải qua cơn đại nạn bị nhiều dân bạc đãi khốn khổ vô cùng. Ý kiến khác gọi “anh em của Chúa” đây là tín đồ của Ngài, trải các đời thường bị các dân khinh thị, ngược đãi, áp chế khôn xiết kể. Trước giả bài nầy tin rằng “anh em của Chúa” đây có lẽ chỉ về cả hai hạng ấy. Chúa sẽ chiếu theo cách các dân trải qua các đời đã cư xử thể nào với Tin Lành, với tín đồ và với Hội Thánh mà phán xét chúng, truất dân nầy xuống, dương dân nọ lên. Ngài chắc cũng sẽ lưu ý đến cách các dân đã đãi dân Do Thái, là anh em Ngài theo xác thịt, cũng là tuyển dân xưa của Đức Chúa Trời, Ngài chiếu theo hoặc cách hậu đãi hay bạc đãi đó mà xét xử và phân biệt chúng, để quyết đoán cái địa vị của chúng hưởng được trong thời đại Thiên hy niên sẽ cao hay thấp, sang hay hèn là thể nào. Các thánh đồ sẽ hiệp với Chúa, đồng ngồi trên ngôi Ngài mà thi hành sự phán xét ấy. Ma 25:31-33
3. CUỘC PHÁN XÉT DÂN Y-SƠ-RA-ÊN
Trong Cựu ước có nhiều đoạn sách dự ngôn về sự phán xét dân Y-sơ-ra-ên, mà chưa được ứng nghiệm, chắc dự cáo về một kỳ phán xét đặc biệt của dân ấy vẫn còn sót lại, tan tác giữa các nước. Mục đích cuộc phán xét ấy là phán đoán trong vòng họ ai xứng đáng vào nước Thiên hy niên, và ai không; cũng để tẩy uế họ cho sạch sẽ trước khi được vào nước ấy. Mười hai sứ đồ điều hiệp tác với Chúa, đồng ngồi trên ngôi mà xét đoán 12 chi phái Y-sơ-ra-ên vậy. Êxê 20:35; Xa 12:2,3; Lu 22:30. Cũng xem Thi 50:1-7; Êxê 20:34-36; Xa 12:11-14; 13:1-3; Ma 4:1,2
4. CUỘC PHÁN XÉT KẺ ÁC
Sự phán xét kẻ ác là kẻ chịu phán xét cuối cùng, cốt để phán đoán cảnh vĩnh cư của chúng. Sau thời đại Thiên hy niên đã qua, những kẻ ác đều được sống lại, rồi ứng hầu ở trước ngai trắng để chịu phán xét tùy theo việc đã ghi chép trong các sách. Hết thảy những kẻ không có tên trong sách sự sống đều bị quăng vào hồ lửa lưu hoàng cháy phừng phừng. Trong số người chịu kỳ phán xét nầy chẳng có một tín đồ chơn thật nào cả. Quan án là Chúa Jesus Christ Con của Đức Chúa Trời. Hễ ai bị án rồi không còn có thể thượng tố với tòa nào khác nữa, vì chẳng có tòa tái phẩm nào nữa cho kẻ đã từ chối Chúa và ơn cứu rỗi của Ngài vậy. Khải 20:11-15. Cũng xem Ma 10:15; 11:21-24; 12:41-42; Rô 2:15,16.
5. CUỘC PHÁN XÉT THIÊN SỨ
Sa-tan và cả quỉ sứ của nó cũng bị phán xét. Sa-tan bị phán xét sau thời đại Thiên hy niên; nên có lẽ các thiên sứ ác khác cũng đồng bị phán xét cùng một lúc với nó chăng. Các thánh đồ đều hiệp với Christ mà thi hành cuộc phán xét ấy. Khải 20:10; II Phi. 2:4; Giu 1:6; ICô 6:3
V. PHÁP LUẬT CỦA CUỘC PHÁN XÉT CHUNG
Trong cuộc phán xét nầy Đức Chúa Trời chuẩn theo pháp luật nào mà phán quyết mọi vụ? Nói đại khái, Ngài chuẩn theo hai pháp luật như sau đây:
1. LUẬT ĐẠO ĐỨC
Luật đạo đức do đức tánh thánh khiết công nghĩa của Đức Chúa Trời mà thiết lập vĩnh viễn. Loài người được tạo ra giống như hình tượng Đức Chúa Trời, thì luật đạo đức Ngài cố nhiên cũng thích hiệp với bản tánh của họ nữa. Hễ ai phạm luật ấy bèn mất cái nhân cách, trái với bản tánh Đức Chúa Trời, nên cũng bị luật ấy xét đoán ngay. Vả, luật đạo đức được chép ở đâu? Được chép trong ba chỗ:
a) Chạm trên bảng đá: Luật đạo đức đại thể là Mười điều răn từ miệng Đức Chúa Trời phán ra, và chính tay Ngài chạm trên hai bảng đá, trao cho Môi-se trên núi Sinai để làm điều kiên giao ước Ngài thiết lập với dân Y-sơ-ra-ên, và với cả thiên hạ nữa. Phàm những bổn phận người ta phải làm trọn đối với Đức Chúa Trời và đối với loài người đều được gọi là luật pháp rất thánh khiết trọn vẹn của Đức Chúa Trời vậy. Xuất 24:12; Xuất 19:5; Phục 4:36
b) Chép trong Kinh Thánh: Trong Tân ước thường gọi Ngũ kinh của Môi-se bằng luật pháp (Ma 7:12; Lu 16:16; 24:44). Mà nói đại khái, thì cả bộ Kinh Thánh cũng xưng là luật pháp của Đức Chúa Trời (Gi 10:34; 12:34; Rô 3:19,20), bởi vì bộ ấy là lời của Ngài và lời của Ngài tức là luật đạo đức vậy. Cho nên trong ngày phán xét người nào đã có Kinh Thánh, thì sẽ bị xét đoán tùy theo điều đã chép trong đó, dầu họ có kê cứu đến hay không mặc lòng (Rô 2:16). Gi 10:34; Rô 3:19; Rô 2:16
c) Ghi trong lương tri và trong cõi thiên nhiên: Luật đạo đức cũng được ghi tạc ở trong lương tri của loài người và trong cõi thiên nhiên. Lương tri ấy ta cũng gọi bằng tánh đạo đức hay là lòng thị phí, từ trong lòng mẹ ai ai cũng có lương năng ấy, để phân biệt phải quấy, theo lành lánh dữ. Bản tánh muôn vật trong cõi thiên nhiên cũng bày tỏ ít nhiều điều của luật đạo đức, ngầm chứng rằng Đấng Tạo Hóa rất thánh khiết, rất công nghĩa, oai nghiêm không ai sánh kịp. Cũng giảng luận rằng hễ ai làm theo luật luân lý ghi tạc trong lòng đều được phước; còn ai trái luật ấy quả không sao khỏi bị thiệt hại (Rô 2:12-16)
Luân lý thuần túy của đạo các thánh hiền truyền khắp làng xóm châu quận đời xưa cũng căn cứ vào lương tri và cõi thiên nhiên mà lập ra, luận về bổn phận người ta phải giữ vẹn trên đối với Trời, và dưới đối với nhau. Luân lý ấy, chỗ nào thích hiệp với Kinh Thánh, sẽ làm tiêu chuẩn trong cuộc phán xét của Christ. Vì Ngài chuẩn theo giáo hóa của mọi người đã chịu, ánh sáng mọi người đã nhận mà phán đoán chơn tướng của mọi người mọi việc. Người nào thông biết đạo Đức Chúa Trời khải thị trong Kinh Thánh, thì sẽ bị thẩm án chiếu theo luật đạo đức chép trong đó. Còn kẻ nào chỉ biết luật luân lý ghi tạc trong lòng và đường đạo đức theo thiên nhiên giáo, thì cũng sẽ chiếu theo đó mà chịu phán xét. Chỉ khác có điều nầy: hình phạt của kẻ biết đạo Đức Chúa Trời khải thị trong Kinh Thánh thì rất nặng hơn hình phạt của người chỉ biết luật đạo đức thiên nhiên vậy. Rô 2:12-16
2. LUẬT ÂN ĐIỂN
Christ cũng sẽ chuẩn theo luật ân điển mà phán xét thiên hạ nữa.
a) Về phương diện tín đồ: Christ chiếu theo luật ân điển chuộc tội mà phán xét tín đồ. Họ vốn ở trong Christ, tội đã được xóa, tên đã biên vào sổ sự sống, mình đã mặc áo công nghĩa của Ngài; nên không còn thể nào bị định tội nữa. Vì đã công nhận đạo về Đức Chúa Trời phán xét tội mình ở nơi Christ trên thập tự giá, nên nay họ được thoát ly án phạt của tội, nhờ ơn cứu rỗi mà được sự sống đời đời vậy. Khải 20:12
“Sách sự sống” đây là sách xưng nghĩa; hễ ai nhờ cậy công lao của Christ mà được xưng nghĩa đều được biên tên vào đó, và được toàn cứu. Sách ấy phản đối với “sách sự chết”, là sách của sự định tội; tên các tội nhơn đứng trước ngai trắng đều đã chép vào đó, chứng rằng chúng vẫn ở trong vòng tội lỗi, giữ lòng cứng cỏi không chịu ăn năn, nên bị án bỏ vào hồ lửa lưu hoàng cháy phừng phừng vậy. Cũng xem Gi 5:24; Rô 8:1.
b) Về phương diện kẻ chẳng tin: Kẻ nào biết đạo Tin Lành về ơn cứu rỗi của Christ mà lại chối bỏ, thì bị án vì tội chối bỏ Jesus Christ. Ấy là tội nặng hơn hết. Christ vẫn là Vầng Đá cứu rỗi cho kẻ tin cậy Ngài; Ngài cũng là Vầng Đá vấp ngã cho kẻ không tin. Ngài đã phán: “Kẻ nào rơi trên hòn đá ấy sẽ bị giập nát, còn kẻ nào bị đá ấy rớt nhằm, thì sẽ tan tánh như bụi” (Ma 21:44). Vậy đối với tín đồ, thì Ngài là nền tảng cứu rỗi, hòn đá lánh nạn, đồn lũy che chở. Còn đối với kẻ chẳng tin thì Ngài là hòn đá vấp ngã, vầng đá tay Đức Chúa Trời đục ra, rơi nhằm họ khiến họ bị giập nát tiêu tan ra tro bụi vậy. Phao-lô cũng dạy rằng: IICô 2:15,16
Nghĩa là Christ đối với tín đồ là mùi thơm về sự sống; kẻ bởi đức tin mà ngửi đến thì được cứu rỗi. Còn đối với kẻ chẳng tin, thì Christ là mùi về sự chết; hễ họ ngửi đến thì bị chết, bị định tội đời đời. Vì tội trọng hơn hết là tội chối bỏ Christ, Con Đức Chúa Trời vậy.
TỔNG ĐOÁN
Sự phán xét của Christ là chí công chí chánh, không chuẩn theo luật đạo đức, thì cũng chuẩn theo luật ân điển. Ngài chẳng những chuẩn theo luật pháp đã thành văn, mà lại chuẩn theo luật pháp chưa thành văn nữa. Ngài chẳng những là phán xét trên lời nói việc làm mà thôi đâu; cũng phán xét trong tâm tư ý tưởng của người ta nữa. Nếu có ai tối tăm, nói không hợp đạo, làm không hợp lý, thì Ngài soi xét thấu đáo đến tim đen của họ, tỏ bày lý do thật của lời nói việc làm, cân nhắc phân minh và quyết đoán. Ngài chiếu theo giáo hóa họ đã chịu, ánh sáng họ đã nhận, lẽ thật họ đã hiểu mà định tội nặng hay nhẹ cho. Cách phán xét của Chúa thật khác hẳn với người thường, bởi vì loài người chỉ xét đoán theo bề ngoài; còn Christ thì xét đoán tận bề trong, phân biệt thật giả ở nơi thâm tâm. Người đời cho sự sát nhơn là cực ác, mà Chúa lại kể sự quên ơn Trời, tức là nguồn của mọi sự ác, chối bỏ Christ là khinh dể lòng yêu thương của Ngài. Nói một lời, sự phán xét của Christ rất kỷ luật, rất công minh, người đời khôn bề dò thấu sánh cùng được.
VI. KẾT CUỘC SỰ PHÁN XÉT
Sự phán xét đã bất nhứt, hẳn kết cuộc cũng bất đồng. Đây xin lần lượt luận qua sự kết cuộc của kỳ phán xét cuối cùng ở trước ngai trắng.
1. SỰ KẾT CUỘC CỦA MỌI NGƯỜI
a) Sự kết cuộc của người lành: Người lành là tín đồ của Chúa. Vì họ đã tin cậy nơi Christ để được cứu rỗi, nên không đến nơi phán xét nầy. Trái lại, họ sẽ hiệp hành với Christ trong cuộc phán xét chung đó, đồng ngồi trên ngai với Ngài mà xét xử cả người ác lẫn thiên sứ vậy. Khải 2:26,27; Khải 3:21; ICô 6:3
b) Kết cuộc của kẻ ác: Kết cuộc của sự phán xét kẻ ác là hồ lửa lưu hoàng, cháy phừng phừng cho đến đời đời vô cùng. Chỗ đó Đức Chúa Trời vốn sắm sửa cho Sa-tan và các quỉ sứ nó. Nhưng vì kẻ ác cố ý theo nó, nên đồng bị hình phạt với nó. Trong chỗ ấy sâu bọ chẳng hề chết, lửa hực chẳng hề tàn; sự đau khổ càng thêm đau khổ cả ngày lẫn đêm cho đến vô cùng vô tận. Ôi! Làm sao chịu nổi cơn giận phừng phừng của Đức Chúa Trời được? Khải 20:14,15; Mác 9:47,48. Cũng xem Ês 66:24; Ma 25:41
2. SỰ KẾT CUỘC CỦA THIÊN SỨ ÁC
Sau cuộc phản loạn chót của Sa-tan, nó sẽ bị bắt bỏ vào hồ lửa lưu hoàng, chịu đau khổ cả ngày lẫn đêm cho đến vô cùng. Các ác linh của nó chắc cũng bị phán xét cùng một lúc với nó, rồi cũng bị bỏ vào hồ lửa, là nơi Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng nó. Khải 20:10; Ma 25:41
3. SỰ KẾT CUỘC CỦA TRỜI ĐẤT
Kinh Thánh dạy rằng nhằm ngày phán xét chung trái đất nầy sẽ qua đi, các thể chất bị lửa hừng đốt cháy tiêu tan. Khi Đức Chúa Trời đặt ngai trắng để thi hành cuộc phán xét, thì “trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ cho nó nữa.” Cơn thiêu hủy ghê sợ ấy chẳng phải là Đức Chúa Trời tuyệt diệt muôn vật đâu, bèn là Ngài đốt cái vũ trụ cũ nầy mà đổi ra một vũ trụ mới đó vậy. Từ trong cuộc thiêu hủy ấy Đức Chúa Trời sẽ tái tạo một trời mới đất mới, là trời đất chẳng còn bị tội ác ô nhục khốn khổ của trời đất cũ bám vào hãm hại nữa, bèn là được tái tạo rất thánh khiết, đầy dẫy sự công nghĩa, đạo đức, yêu thương, vui vẻ, sẽ là nhà ở của Đức Chúa Trời và dân sự Ngài cho đến đời đời vô cùng. Ês 51:6; Ma 24:35; Hê 1:11,12; Khải 20:11; IIPhi 3:10-13. Cũng xem Thi 102:25-27
TỔNG KẾT
Ấy là cuộc phán xét của Đức Chúa Trời được chép đành rành trong Kinh Thánh. Lời ấy chắc chắn, sẽ chẳng hề bị bãi bỏ hoặc sai chạy bao giờ (Ma 24:35). Vậy, hỡi ai là người có tội, cứng lòng chưa chịu ăn năn, còn dám khinh dể luật pháp của Đức Chúa Trời, cứ cả gan phạm tội với Ngài, xin hãy mau tỉnh ngộ, kíp ăn năn trở lại cùng Chúa, mới mong thoát khỏi cơn phán xét đáng ghê sợ của ngai trắng và hình phạt cực khổ vô cùng vô tận ở nơi hồ lửa kia! Vì Chúa phán: “Quả thật, quả thật ta nói cùng các ngươi: Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự xét đoán, song đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống rồi” (Gi 5:24).
Chương 6 – LUẬN VỀ ÐỊA VỊ VĨNH CƯ CỦA LOÀI NGƯỜI
VẤN ĐỀ sống chết đại thể được chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhứt là trong đời nầy, tín đồ bởi đức tin đến Christ được vượt khỏi sự chết mà qua sự sống. Kẻ đắm chìm trong tội lỗi tuy chưa chết mà thật đã chết rồi. Giai đoạn thứ hai thuộc về địa vị tạm cư của kẻ qua đời. Tín đồ ngự trong Chúa được lên thiên đàng, sống với Ngài cho đến kỳ phục sanh. Kẻ không tin Chúa, qua đời, liền xuống địa ngục, tạm cư tại đó đến ngày sống lại và kỳ phán xét chung. Giai đoạn thứ ba thuộc về cõi đời đời. Sau khi người ta sống lại, hoặc được sống đời đời với Chúa trong trời mới đất mới, hoặc bị chết lần thứ hai trong hồ lửa đời đời, chịu cực khổ với Sa-tan và các ác linh của nó cho đến vô cùng. Trong phần nầy xin lần lượt kê cứu qua giai đoạn thứ ba, tức là địa vị vĩnh cư của mọi người, trước luận về người công nghĩa, rồi sau sẽ luận đến kẻ gian ác.
I. GIẢI NGHĨA SỰ VĨNH SANH VÀ SỰ VĨNH HÌNH
1. ĐỊNH NGHĨA CHỮ ĐỜI ĐỜI
Trước khi kê cứu vấn đề địa vị vĩnh cư của loài người, rất cần nên định nghĩa cho chữ đời đời. Vả, hai chữ đời đời có nghĩa gì? Theo nguyên văn Hi-lạp chữ đời đời là aion hay là aionios. Nguyên văn khi nói về danh từ đời đời, thì dùng chữ aion, khi nói về hình dung từ đời đời, thì dùng chữ aionios. Luận về cách Tân ước dùng hai chữ ấy, nhà thần đạo A.A. Hodge nói rằng:
a) Ngoài hai chữ ấy tiếng Hi-lạp chẳng có chữ nào rành rẽ hơn để tả ý niệm vĩnh cửu vô cùng vô tận (durée éternelle). b) Dầu Tân ước có vài chỗ dùng hai chữ ấy để nói về thời gian hữu hạn, song phần nhiều chỗ khác dùng chữ ấy chắc có ý chỉ về thời gian vô hạn vậy. c) Tân ước cũng thường dùng chữ ấy để nói về sự tồn tại vô cùng vô tận của Đức Chúa Trời. Như ở trong ITi 1:17 dùng chữ aion mà xưng Đức Chúa Trời là Vua đời đời; và trong Khải 1:18 cũng dùng chữ ấy mà gọi Christ là Đấng sống đến đời đời. Trong Rô 16:26 Phao-lô dùng chữ aionios để xưng Đức Chúa Trời là hằng sống, và trong Hê 9:14, trước giả cũng dùng chữ ấy để nói về Thánh Linh đời đời. d) Tân ước cũng thường dùng hai chữ ấy để luận về phước lạc tương lai của các thánh đồ vĩnh cữu đến vô cùng vô tận: trong Gi 6:57,58 và IICô 9:9 thì dùng chữ aion; trong Ma 19:29; Mác 10:30; Gi 3:15; Rô 2:7 thì dùng chữ aionios. e) Trong Ma 25:46 Chúa dùng chữ aionios hai lần đặng vẽ ra thời gian vô hạn về phước lạc của các thánh đồ, và sự khổ sở của kẻ bị trầm luân.
Thế thì, Kinh Thánh dạy rõ ràng cảnh khổ tương lai của kẻ trầm luân hằng còn lâu dài bằng sự tồn tại của Đức Chúa Trời và bằng sự phước lạc của các thánh đồ vậy. Như ta công nhận Đức Chúa Trời là Đấng hằng còn đến vô cùng thể nào, thì cũng phải công nhận cảnh vĩnh sanh của tín đồ, và cảnh vĩnh hình của kẻ gian ác đều hằng còn đến vô cùng vô tận thể ấy. Bởi vì Kinh Thánh tả ra cái khoảng thời gian của cả hai đều bằng nhau.
2. LUẬN VỀ SỰ VĨNH SANH
Trong bản Kinh Thánh Việt ngữ danh từ vĩnh sanh thường dịch là sự sống đời đời, và có ý nghĩa như sau đây:
a) Sự sống hằng còn: Sự sống đời đời là sự sống hằng còn, không hề hết, chẳng khi nào dứt, cứ còn mãi luôn. Gi 3:16. Cũng xem Ma 19:16; 25:48; Rô 6:23
b) Sự sống chơn thật: Sự sống chơn thật duy ở trong Christ. Hễ ai tin nhận Ngài, được ở trong Ngài và hưởng sự sống chơn thật ấy là sự sống đời đời, chẳng hay hư hay hết, hằng còn đến vô cùng vô tận. Ma 7:14; Gi 3:36. Cũng xem Ma 18:8; Mác 8:45; Gi 5:25; Công 11:18; Rô 5:17
c) Sự cứu rỗi: Sự sống đời đời tức là sự cứu rỗi. Hễ ai tin cậy nơi Christ chịu chết sống lại, thì được sự sống đời đời, tức là được cứu rỗi. Mác 16:16; Công 4:12; Công 16:31; Rô 5:10. Cũng xem Lu 8:12; Gi 10:9; Rô 10:9
d) Bắt đầu ở đời nầy: Sự vĩnh sanh bắt đầu ở trong đời nầy. Lúc tín đồ thật lòng tin cậy Chúa Jesus Christ, thì được tái sanh tức là sự sống đời đời ở trong Christ, và từ đó lại cứ bước tới sự sống đời đời ở trong Christ, và từ đó lại cứ bước tới sự sống đời đời ở chốn vĩnh cư vậy. hễ ai chưa được tái sanh lại qua đời, thì bị hư mất vì trong người chẳng có sự sống đời đời vậy. Gi 3:3; Gi 3:16,36. Viện dẫn ở trên. Gi 6:56,57. Cũng xem Gi 5:24; IPhi 1:23
e) Chỉ riêng về phước lạc đời đời: Danh từ sự sống đời đời cũng lắm hki chỉ riêng về các phước lạc của tín đồ sẽ hưởng được trong cõi tương lai, gọi là sự trông cậy lớn của họ. Tít 1:2; Tít 3:7; IITi 2:11. Cũng xem ITi 4:8
Nói tóm lại, sự sống đời đời thiết thực là thoát khỏi tội lỗi và sự kết quả của nó, được xưng nghĩa, được tái sanh trở nên con cái Đức Chúa Trời. Được vậy, mới mong hưởng sự sống đời đời ở trước mặt Đức Chúa Trời hiện tại và tương lai, được giao thông cùng thần linh giới, hưởng phước lạc vô cùng vô tận. Bởi vì Chúa phán: “Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha, tức là Chân Thần duy nhứt, cùng Jesus Christ, mà Cha đã sai đến” (Gi 17:3).
3. LUẬN VỀ SỰ VĨNH HÌNH
Kinh Thánh dùng nhiều từ liệu để dự tả thực tế của sự vĩnh hình. Sau đây xin lược kể những từ liệu ấy.
a) Sự chết thứ hai: Tội nhơn đương lúc sanh tiền đã là chết về phần thuộc linh rồi. Nay lại bị sự chết thứ hai, tức là địa vị chết thuộc linh trước kia cứ hằng còn ở chốn vĩnh cư vậy. Khải 20:14. Cũng xem câu 6
b) Sự diệt vong: Sự khác biệt hiện diện Đức Chúa Trời gọi là bị diệt vong vậy. IITê 1:9
c) Sự hư mất: Chữ mà Tân ước dùng nhiều hơn hết để tả ra sự vĩnh hình là chữ hư mất (xem quyển thứ năm, chương bảy, phần III). Phil 1:28; Phil 3:19; Ma 7:13. Cũng xem Rô 9:22; Khải 17:8-11
d) Sự bị mất: Sự vĩnh hình cũng gọi là sự bị mất, tức là tội nhơn, kẻ không đạt đến mục đích của Đức Chúa Trời đã dự định cho người, nhưng bị bỏ như người ta vứt bỏ một đồ gốm đã bị bể nát rồi vậy. Ma 16:25; Mác 8:35
e) Sự tuyệt vọng: Trong đời nầy kẻ ở ngoài Christ cũng là kẻ tuyệt vọng về sự sống đời đời, vì đã chết trong vi phạm và tội lỗi mình; nếu khng chịu ăn năn trở lại cùng Chúa, thì chỉ vẫn còn chờ đợi sự kết cuộc của đời mình, là sự chết đời đời đó thôi. Êph 2:12; Êph 4:18; Rô 6:21; Khải 3:1. Cũng xem Gi 3:36; Rô 7:5
f) Phân rẽ với Christ: Christ là sự sống thật. Hễ ai lìa xa Christ tức là lìa xa sự sống vậy. IGi 5:12; IITê 1:9. Cũng xem Gi 1:4; 14:6; Rô 9:3.
g) Bị liệng ra chốn tối tăm: Chỗ vĩnh hình cũng gọi là “chốn tối tăm ở ngoài”. Tại sao gọi như thế? Há chẳng phải vì kẻ bị liệng vào đó là đã bị ở ngoài ơn cứu rỗi của Christ, ở ngoài ân điển, và sự yêu thương của Ngài sao? Chỗ ấy cực kỳ tối tăm, vì không có Đức Chúa Trời, cũng chẳng có ánh sáng của mặt Christ soi đến. Thật chỗ ấy khổ sở khốn nạn nào ai tả được. Ma 8:12. Cũng xem Ma 22:13; 25:30; Lu 13:18
h) Bị rủa sả: Kẻ bị vĩnh hình là kẻ bị cả sự rủa sả của tội lỗi giáng trên mình. Ma 25:41,46
i) Uống chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời: Kẻ ác phải chịu uống chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời cho đến đời đời vô cùng. Gi 3:36; Rô 1:18; Êph 5:6; Khải 14:10. Cũng xem Ma 3:7; Rô 2:5; 5:9; 9:22; Êph 2:3; ITê 1:10; Khải 6:16; 11:18; 14:8; 16:19
Nói tóm lại, ý vĩnh hình là kẻ gian ác bị ở ngoài Christ, không được dự phần đến ơn cứu rỗi, bị đuổi ra khỏi nước Đức Chúa Trời, phải tuyệt vọng hư mất, chịu hình phạt đời đời vô cùng vô tận vậy.
II. CẢNH TRẠNG CHỐN VĨNH CƯ
1. CẢNH TRẠNG VĨNH SANH
Ngay ở đời nầy tín đồ đã bắt đầu cuộc sống đời đời (Gi 5:24; 8:51,52; 11:25). Dầu phải qua đời, cũng vẫn sống ở trên trời với Chúa và các thánh đồ (Hê 12:23), chờ đợi ngày cứu chuộc thân thể là sự phục sanh. Khi đã sống lại rồi, mới hưởng được sự sống đời đời đầy đủ trọn vẹn ở trong Chúa Jesus Christ. Kinh Thánh gọi sự sống đời đời bằng cơ nghiệp đời đời: Ma 19:29; Công 20:32; Êph 1:11,14; IICô 4:17; sự tri thức vô hạn: ICô 13:8-10; chỗ thánh sạch: Khải 21:27; sự giao thông thân mật cùng Đức Chúa Trời và Chiên Con: Khải 21:3,23; 22:3,4; sự giao thông với các thánh; dầu vinh hạnh của mọi người không cân nhau, song mọi người đều được thỏa mãn cả: Lu 19:17-19; ICô 3:14,15; ICô 2:9; 15:38-42.
a) Kinh Thánh mô tả phước lạc vĩnh sanh: Sau đây xin bày tỏ sơ lược cách nào Kinh Thánh thường mô tả phước lạc của cõi vĩnh sanh.
(1)Đất phước hạnh vui vẻ: Chốn phước lạc vĩnh sanh Kinh Thánh gọi là trời mới đất mới (Khải 21:1; Ês 65:17; 66:22), tức là nhà Cha (Gi 14:1-3), là quê hương các thánh đồ (Hê 11:16), là nước đời đời của Đức Chúa Trời và của Christ (IIPhi 1:10,11), là thành có nền vững mà Đức Chúa Trời đã xây cất (Hê 11:10), là Giê-ru-sa-lem mới (Khải 21:1-3), là bất dạ thành vậy (Khải 21:25). Kẻ vào đó được đến quê hương mình, ở trong nhà Cha, hưởng các phước lạc của gia tộc Đức Chúa Trời.
(2)Gặp mặt Cha Thánh: Bất luận đời nào chỗ nào thánh đồ bao giờ cũng mong mỏi gặp mặt Cha Thánh để hưởng vĩnh phước bởi lời âu yếm và nụ tươi cười của Ngài (Dân 24:17; Gióp 19:27). Sự mong ước ấy sẽ được thỏa mãn trong lai thế, ở nơi trời mới đất mới vì “các tôi tớ Ngài sẽ phụng sự Ngài, được thấy mặt Ngài, và danh Ngài sẽ ở trên trán của họ” (Khải 22:3,4). Nên Chúa Jesus cũng phán rằng: Ma 5:8
(3)Được ở với Chúa luôn luôn: Chúa ở đâu thì tín đồ cũng sẽ ở đó. Chúa đã đi dọn chỗ cho ta, rồi sẽ trở lại đem ta về cùng Ngài, để ta ở với Ngài luôn luôn. Tại đó ta sẽ hằng thấy vinh hiển Ngài, sống trong sự yêu thương của Ngài, trở nên giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như Ngài thật là vậy. Gi 14:3; ITê 4:17; IGi 3:2
Có ông luận rằng nếu thiên đàng không có Chúa Jesus, thì ta hẳn chẳng muốn vào đó làm chi. Chỗ có mặt Ngài, ấy là thiên đàng; chỗ vắng mặt Ngài, ấy là địa ngục vậy.
(4)Có sự giao thông thuộc linh vô hạn: Trong chốn vĩnh sanh tín đồ sẽ được giao thông với nhau cách trọn vẹn, chẳng có sự hiểu lầm hay là sự xích mích nhau làm cho đứt mối liên lạc yêu thương nữa. Hơn nữa, cũng sẽ được giao thông với các vị thuộc linh thánh không thuộc về giống loài người, học hỏi với chúng cách tự do vui vẻ. Ma 8:11; ICô 13:12; Êph 1:9,10. Cũng xem Côl 1:20
(5)Được hình thể thuộc linh lạ lùng: Đời nầy tín đồ vẫn còn phục luật hư nát của muôn vật, thân thể hay yếu đuối, đau đớn, chết mất. Nhưng mãi sau sẽ giống như thân thể vinh hiển của Christ chẳng còn biết sự yếu đuối tật bịnh hay chết chóc nữa; nhưng sẽ được trang sức rực rỡ, vinh hiển càng vinh hiển, chói sáng như ngôi sao cho đến đời đời vô cùng. IGi 3:2; Côl 3:4; Đa 12:3; Khải 21:4. Cũng xem IICô 3:18
(6)Đội mão miện vàng chói lòa: Mão miện làm tiêu biểu về quyền cao chức trọng của tín đồ nhận lãnh ở nơi Chúa; cũng chứng rằng họ đã hầu việc Chúa trung tín trọn lúc sanh tiền (Khải 2:10). Mất mão miện của mình là một tai họa rất lớn. Nên Chúa khuyên Hội Thánh Phi-la-đen-phi rằng: Khải 3:11,12. Cũng xem phần IV luận về cuộc phán xét tín đồ ở trên.
(7)Có sự vui vẻ đầy đủ: Muôn vật đổi mới, vì việc cũ đã qua, không còn sự buồn thảm, khóc lóc, đau đớn hay chết chóc nữa. Thánh đồ sẽ được uống nước hằng sống, ăn trái cây sự sống, không đói không khát, được mặt áo trắng, hát bài ca mới, thật một giai cảnh khiến ta cực kỳ thỏa nguyện, không còn ao ước gì nữa, không tài nào tả hết được. Trước giả Thi Thiên 17 rất mong ước chốn vui vẻ ấy, thốt rằng: Thi 17:15
(8)Thừa nhận cơ nghiệp vinh hiển: Khi thánh đồ về cùng Cha, sẽ thừa nhận được cơ nghiệp vinh hiển, chẳng hề khô héo, không bao giờ hư nát. Trời đất mới và muôn vật trong đó đều thuộc về thánh đồ, họ sẽ đồng kế thừa vời Christ mà hưởng đủ mọi điều phong phú diệu kỳ ấy. Rô 8:17; Rô 8:32; Khải 21:7
(9)Không còn tội lỗi vấn vương nữa: Nói trời đất mới chẳng còn có tội lỗi hay là điều gì ác vấn vương ai nữa, vì Sa-tan và công việc của nó đã trừ sạch rồi. Lương tâm không còn bị ô uế đau đớn nữa, bèn bình yên vui vẻ trong sự thánh khiết hoàn toàn của Chúa. Khải 21:26,27
(10) Tài năng thuộc linh phát đạt: Tín đồ vừa vào cõi vĩnh sanh thì tài năng thuộc linh liền phát đạt cách lạ thường. Các sự ao ước mong mỏi mà mình không sao làm nổi trong cõi trần gian trước kia, nay ở cõi thần linh ta sẽ làm được trọn vẹn, vì các sở năng tài trí mình đã phát đạt tột bực đến đỗi trở nên giống như Con Đức Chúa Trời vậy. IGi 3:2
(11) Ở thế giới không bờ bực: Các thánh đồ ở trong cõi vĩnh sanh là ở trong thế giới vô nhai. Họ đã được hình thể thuộc linh, nên không cánh mà vẫn bay được, không đi mà vẫn đến được, qua lại nhanh như nháy mắt, không còn bị công lệ vật chất hay không gian ngăn trở nữa. Có lẽ trái đất mới là nơi thánh đồ cư trú đó, là cõi có Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời hạ xuống (Khải 21:2). Nhưng đất mới chỉ là một bộ phận nhỏ trong thế giới vĩnh sanh, chẳng khác chi chốn thành kinh trong một nước vậy. Chúa Jesus đã đi sắm sửa chỗ ở cho ta, khi sắm xong, Ngài sẽ trở lại đem ta đi nhận cơ nghiệp ấy (Gi 14:2,3). Xem Êph 1:10 và Côl 1:20 thì biết thế giới vĩnh sanh gồm cả trời mới đất mới, muôn vật mới, hiệp lại thành “nhà Cha ta”. Cho nên dầu trong cõi tương lai ta chỉ sẽ cư trú nơi đất mới, thì cũng sẽ được ngao du trên các thế giới khác chẳng điều gì năng cản hay bó buộc ta nữa. Khải 21:2; Gi 14:2,3; Êph 1:9,10; Côl 1:20
2. CẢNH TRẠNG VĨNH HÌNH
Kinh Thánh dạy rõ về cảnh trạng vĩnh hình là một cảnh thực tế rất khốn nạn khổ sở cho kẻ bị giam vào đó… Sau đây xin kể lại mấy câu mô tả cảnh trạng vĩnh hình ấy.
a) Về chỗ: Trong Kinh Thánh Thánh Linh dùng nhiều ngôn từ để mô tả cảnh trạng vĩnh hình. Đây chỉ luận qua vài cái.
(1)Địa ngục: Kinh Thánh luận về chốn kẻ hư mất gọi bằng Géhenna, bản Việt ngữ dịch là “địa ngục” (Ma 5:22,29-30; 18:9; 23:15,33; Mác 9:43,45; Lu 12:5). Tên ấy nguyên là đặt cho một cái hầm về hướng đông nam ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Đời xưa hầm ấy vốn là chỗ dân Canaan bắt con cái họ đem dâng lên làm hỏa tế cho tà thần của họ. Về sau người Do Thái cũng dùng chỗ ấy để làm lò đốt rác rến, xương người và súc vật, lửa cháy không dứt, lần lần trở nên một hầm lửa. Thánh Linh mượn dùng làm tượng trưng chỉ về địa ngục vậy.
(2)Hồ lửa lưu hoàng: Tả ra cảnh trạng cuối cùng và đời đời của kẻ ác, Thánh Linh gọi bằng “hồ lửa lưu hoàng” (Khải 20:10,15) hoặc “hồ cháy bằng lửa và lưu hoàng” (Khải 21:8). Nơi tượng trưng ấy có ý nặng nề và rõ ràng hơn hết, để mô tả sự khốn nạn cực khổ của chốn hư mất; thực trong ngôn ngữ loài người chẳng còn có lời nào khác có ý niệm có thể tả ra cảnh khổ sở hơn được.
Có kẻ hỏi rằng: “Lửa đó há phải là lữa hữu hình chăng? Sa-tan và các tà linh nó đều không có xác thịt, thì lửa hữu hình như ta thường thấy trên đất đây, làm sao có thể làm khổ cho giống thuộc linh được ư?
Thiết tưởng lời vặn hỏi ấy không khó gì mà đáp lại. Lửa của đời nầy duy làm hình bóng chỉ về lửa thuộc linh đó thôi. Trong thế giới hữu hình nầy muôn vật đều thích hiệp với nhau thể nào, thì trong thế giới vô hình muôn vật cũng thích hiệp với nhau thể ấy. Lửa hữu hình trong đời ta đây thích hiệp với vật thể mà bắt cháy thể nào, thì lửa vô hình kia chắc cũng thích hiệp với các linh thể mà đốt cháy thể ấy. Vật chất trên đất tiêu tàn được, nên lửa hữu hình cũng có khi tắt; nhưng hình thể thuộc linh không thể tiêu tàn được, nên lửa vô hình cũng chẳng hề tắt vậy. Chúng ta nay thật khng thể dò xét tánh chất của lửa ấy được, nhưng ta có thể nhờ ý niệm “lửa”, mà nhận biết rằng nơi vĩnh hình là chốn khổ sở quá chừng quá đỗi, chẳng người nào có tài tả vẽ được, vì lửa ấy cứ cháy cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng vô tận, chẳng hề tắt bao giờ. Khải 20:10,15; Khải 21:8; Ma 25:41; Mác 9:44
(3)Các lời khác: Kinh Thánh cũng dùng nhiều lời khác để tả ra chốn khốn nạn ấy, như là hầm vực sâu (Khải 9:2,11); chốn tối tăm ở ngoài (Ma 8:12; 22:13); sự tối tăm đen mịt (IIPhi 2:17); sự thống khổ trong lửa và lưu hoàng (Khải 24:10,11); sự hình phạt đời đời (Ma 25:46); chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Khải 14:10; Rô 2:5); sự chết thứ hai (Khải 21:8); hình phạt diệt vong đời đời xa cách mặt Chúa (IITê 1:9); mắc tội đời đời (Ma 3:9).
Khải 9:2,11; Ma 8:12; IIPhi 2:17; Khải 14:9-11; Rô 2:5; Khải 21:8 (viện dẫn ở trên); IITê 1:9; Mác 3:29
Nhà thần đạo A.H. Strong luận về câu ấy (Mác 3:29) rằng: “Câu ấy ám chỉ rằng: (a) có người chẳng dứt phạm tội; (b) sự phạm tội đời đời đó chuốc lấy cho phạm nhơn sự khổ sở đời đời; (c) còn sự khổ sở đời đời ấy là cái hình phạt luật pháp đã định, gọi là sự hình phạt đời đời vậy.”
b) Về sự khổ sở: Sự dạy dỗ của các câu Kinh Thánh vừa viện dẫn như trên để luận về cảnh khổ của kẻ ác, ta có thể tóm lại bằng tám điều như sau đây:
(1) Kẻ ác mất hạnh phước vui vẻ đời đời; (2) không được dự phần ân điển cứu rỗi; (3) không ngăn trở nổi tình dục, bèn phải cứ phạm tội mãi mãi; (4) tuyệt vọng về sự giải cứu, lòng chẳng còn chút hy vọng gì được ra khỏi chốn khốn nạn ấy nữa; (5) phải ở chung với Sa-tan và các ác linh gớm ghiếc của nó; (6) cả xác lẫn hồn phải chịu đau đớn cực điểm cho đến đời đời vô cùng; (7) phải ở trong cảnh buồn rầu, khóc lóc đến đỗi chẳng ai thương xót mà thí cho một giọt nước lạnh để đỡ lòng đau đớn muôn một; (8) hằng chịu tồn tại ở dưới sự thạnh nộ kinh khiếp của Đức Chúa Trời, bị rủa sả, ném ra ngoài sự tối tăm mù mịt, hằng bị thẹn thuồng hổ nhục, sống lỡ sống, mà chết cũng không phương nào chết được.
Hỡi ôi! Cảnh trạng kẻ bị hư mất là khốn nạn dường nào! đáng thương hại ngần nào! Nguyện Chúa ban ơn cho ta ráng sức báo cáo Tin Lành về ơn cứu rỗi của Christ cho mọi người, hầu mong họ khỏi phải lâm vào hồ lửa lưu hoàng rùng rợn ấy!
III. NHỮNG Ý KIẾN SAI LẦM VỀ VĨNH HÌNH
Trong Cơ đốc giáo từ thời xưa đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề vĩnh hình. Trong các ý kiến ấy có ba cái rất sai lầm, phản đối hẳn với ý của Kinh Thánh. Sau đây xin kể lại chủ ý của ba thuyết ấy, và chỉ tỏ ngộ điểm của nó, rồi bác lẽ lại.
1. KHÔI PHỤC THUYẾT
Thuyết nầy chủ trương rằng mọi kẻ ác đều phải xuống địa ngục song chỉ phải chịu cực khổ một hồi, luyện cho sạch tội rồi thì sẽ được khôi phục địa vị thánh thiện mà được cứu. Các thiên sứ ác,các tà linh, đến đỗi quỉ Sa-tan nữa, cuối cùng cũng đều sẽ được cứu, được hườn nguyên vị cả.
a) Lý luận khôi phục thuyết: Đại ý của khôi phục thuyết như sau đây:
(1)Đức Chúa Trời há đem người có tội mà đổi luôn nguyên ý làm ơn cứu họ sao? Đức Chúa Trời là Đấng rất nhơn từ, là Cha đầy từ ái, từ thượng cổ đã định ý tha tội lỗi và cứu rỗi con đáng thương xót; Ngài há vì tội lỗi con mà đổi nguyên ý tốt đẹp ấy ư? Cả giống loài người đều là con cái Đức Chúa Trời; dầu họ không chịu nhận ơn cứu rỗi ấy trong lúc sanh tiền, thì cũng dám chắc rằng sau khi qua đời họ lại rất muốn thừa nhận; bằng vậy, nỡ nào Đức Chúa Trời không vui lòng theo nguyên ý kia mà ban sự cứu rỗi cho họ ru?
(2)Bản ý dùng sự hình phạt, há chẳng phải Đức Chúa Trời muốn khiến tội nhơn biết tội mà chữa mình đó sao? Nếu quả kẻ ác cuối cùng không được cứu, há chẳng là Ngài bãi bỏ ý chỉ tốt của Ngài sao? Mà nếu quả như lời, thì Đức Chúa Trời há chẳng mất cái tánh cách vô sở bất năng sao?
(3)Đức Chúa Trời đã là vô sở bất năng, tin chắc Ngài cũng có đủ quyền khiến cho tội nhơn, ma quỉ và các thiên sứ ác ở trong địa ngục cực khổ kia đều biết rõ tội lỗi mình vốn khốn nạn cực ác là thế nào, rồi vì đó chịu cảm động, mà hồi đầu thuận phục Chúa.
(4)Thuyết nầy thường vin lấy Ma 19:28; Công 3:21; Êph 1:9,10 và Phil 2:10,11, làm căn cứ cho ý kiến mình. Ma 19:28; Công 3:21; Êph 1:9,10; Phil 2:10,11
b) Sự sai lầm của lý thuyết ấy: Lý luận của khôi phục thuyết có nhiều ngộ điểm. Dưới đây xin luận qua mấy cái cũng đủ rõ.
1) Khinh dể sử công nghĩa của Đức Chúa Trời: Thuyết nầy quả khinh dể sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Ngài thật vẫn là Đấng khoan nhơn từ ái, rất ân điển, cũng rất công nghĩa; nhưng Ngài chẳng thiên phê bên nào, hoặc quá trọng ân điển Ngài trong đời nầy. Mọi người đã có lòng biết phải quấy, cũng nhờ nào cõi thiên nhiên, lương tâm, và lời Kinh Thánh mà chịu cảm lực của Thánh Linh hằng giục giã mình lựa chọn điều lành, lánh xa điều dữ. Họ đã cố ý bỏ điều lành, lựa chọn điều dữ, mà nếu Đức Chúa Trời bỏ qua tội ấy, đã không đếm xỉa đến, mà lại cho họ ở chung với những kẻ trọn đời hằng chuyên tâm thuận phục Ngài, thì há có thể gọi là công bình ư? Lại sự công nghĩa của Đức Chúa Trời bất di dịch, hễ ai có lòng cứng cỏi không chịu ăn nản, chắc phải bị sự công nghĩa ấy hình phạt mới xứng hiệp đức tánh thánh khiết Ngài được.
2) Lầm dùng lý chữ ăn năn: Đức Chúa Trời sở dĩ dùng hình nơi địa ngục, chẳng phải vì muốn khiến người ta ăn năn, bèn vì bản tánh tội lỗi người ta đáng phải chịu hình phạt như vậy. Họ phải chịu hình phạt đời đời là bởi vì tánh ác lòng tội của họ đời đời không thay đổi được. Còn về sự người ta biết mà ăn năn, thì nếu Chúa không ban Thánh Linh cảm hóa lòng mà tái sanh tâm tánh của ai, thì ai đó quả không thật lòng ăn năn được. Vả, ở địa ngục chẳng có Thánh Linh cảm động lòng ai cả. Vậy, tội nhơn ở đó làm gì mà ăn năn được ư?
3) Lầm giải ý Kinh Thánh: Những câu mà thuyết nầy đã viện dẫn trên kia, dầu có hơi lờ mờ khó hiểu, nhưng nếu đem so sánh với các câu khác luận rõ ràng vấn đề nầy, thì ta sẽ thấy những câu lờ mờ đó quả không dạy rằng kẻ ác, thiên sứ ác và quỉ Sa-tan ở địa ngục lại còn có dịp tiện ăn năn để khôi phục nguyên vị của chúng đâu. Giả như Ma 19:28 và Công 3:21 nói về “kỳ muôn vật phục hưng” thì ý nghĩa chẳng phải nói về kẻ ác, thiên sứ ác và ma quỉ ở địa ngục lại được phục hưng đổi mới đâu, duy luận đến muôn vật trong vũ trụ hữu hình khi Chúa tái lâm sẽ được phục hưng đổi mới đó thôi. Trong Êph 1:9,10, Phao-lô chẳng luận về kẻ ác được phục hưng, bèn luận về sự điều hòa của vũ trụ nhờ Christ tái lâm mà được lập lại. Còn trong Phil 2:10,11 ông luận về “mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất, đều quì xuống, và mọi lưỡi đều xưng Jesus Christ là Chúa”, thì chẳng phải luận về mọi kẻ ác từ xưa đến nay bị bỏ vào địa ngục đều sẽ hồi tâm hướng đạo mà thuận phục Chúa đâu, bèn là nói về lúc Christ tái lâm, cầm quyền thống nhứt trong vũ trụ, thì mọi vật mọi thế lực ở trong đó đều sẽ công nhận Ngài thật xứng đáng cầm quyền cao cả ấy, đến đỗi kẻ ác và tà linh cũng vậy.
Vả lại, trong truyện người giàu có và Laxarơ kia (Lu 16:19-31), ta chẳng thấy có lời nào ám chỉ rằng kẻ ác qua đời rồi mà lại còn có dịp tiện được cứu nữa; trái lại Chúa thuật chuyện ấy để dạy rằng sau khi qua đời kẻ ác không thể được cứu đâu. Người giàu có bị hình phạt vì việc đã làm trong lúc còn sống (c.25); cái khổ hình người không còn có thể đổi được, vì “có một vực lớn hạn định” ở giữa chốn vĩnh sanh và chốn vĩnh hình, người ở bên kia không thể qua bên nầy được (c.26); vả lại, người giàu có chỉ cầu ơn cứu cho anh em mình đương sống còn trên đất, nhưng chẳng hề cầu ơn cứu cho chính mình mình, chắc vì người đã nhận biết địa ngục là chốn tuyệt ân rồi đó chớ chi! (c. 27,28). Trong Gi 5:28,29 Chúa Jesus cũng dạy rõ, “ai đã làm lành, thì sống lại để được sống; ai đã làm dữ, thì sống lại để chịu xét đoán.” Lời ấy và rất nhiều lời khác của Chúa luận về vấn đề nầy chẳng có một tia hy vọng mảy may nào về kẻ ác qua đời rồi lại sẽ còn có dịp tiện khôi phục nguyên vị mà được cứu. Trong đời nầy ai lựa chọn theo đường nào, thì ở đời sau cũng phải đành vào đường ấy, chớ chẳng hề có thể đổi ý được nữa.
4) Lầm giải chữ đời đời: Khôi phục thuyết thường lầm giải chữ “đời đời”, quyết rằng chữ ấy không phải là chỉ về một thời gian vô cùng vô tận đâu, bèn chỉ về một thế gian hữu hạn vậy. Cho nên dầu Kinh Thánh dạy rằng kẻ ác bị hình phạt đời đời (Ma 25:46) thì ý nghĩa là họ bị hình phạt một thời gian nhứt định, rồi sau được khôi phục cứu lên trời. Đối với lời giải nghĩa ấy ta xin đem vài lý cớ suy diễn ra để bác sự ngộ giải đó.
(a)Kinh Thánh dùng chữ “đời đời” theo ba cách: Ta đã biết rằng theo nguyên văn Hi-lạp chữ “đời đời” là aion, hay là aionios. Kinh Thánh dùng hai chữ ấy theo ba cách: một là chỉ về một hay là nhiều thời đại (IITi 1:9; Hê 9:26; Tít 1:2; Rô 16:25,26); hai là chỉ về sự gì, vật gì, tồn tại lâu dài (Sáng 49:26; 17:8,13; Ha 3:6; Xuất 21:6; IISử 6:2; Giu 6,7); ba là chỉ về sự tồn tại vô cùng vô tận của Đức Chúa Trời và của mọi sự mọi vì thuộc lai thế (Rô 16:26; Hê 9:14; Khải 1:17,18; Ma 19:29; IICô 9:9).
Khi dùng chữ ấy theo cách thứ nhứt, thì chỉ về hoặc một giai đoạn lịch sử của thế gian, hay là chỉ về “đời nầy” vậy. Khi dùng chữ ấy theo cách thứ hai, cũng có ý “cùng tận”, nhưng ý niệm ấy chỉ về khoảng thời gian lâu dài hơn hết theo như những sự vật gì có thể thực tại trường cửu vậy. Giả như nói về “núi đời đời”, thì biết rằng núi không được thực tại đời đời như Đức Chúa Trời đâu. Song chánh ý là núi non kia có thể thực tại bao lâu, thì sẽ được thực tại bấy lâu. Nói về linh hồn cũng vậy. Nếu linh hồn có thể thực tại đời đời chẳng dứt (là điều chúng ta đã công nhận rồi), thì cố nhiên sự hình phạt của nó cũng phải hằng còn đời đời, mới xứng hiệp với bản tánh của nó vậy. Về cách thứ ba, xin luận đến trong phần dưới.
(b)Kinh Thánh thường dùng chữ “đời đời” để chỉ về thời gian vô hạn:
(1) Dùng để chỉ về sự thực tại vô hạn của Đức Chúa Trời: Kinh Thánh thường dùng chữ “đời đời” (nguyên văn là aion, aionios) để chỉ về thời gian vô hạn. Như là nói về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, Cha, Con và Thánh Linh, hằng còn, không hề thay đổi, thì thường dùng chữ ấy, chắc chắn là có ý tỏ ra sự thực tại của Ngài là vô thỉ vô chung vậy. Bằng chẳng vậy, thì Kinh Thánh không còn chữ nào khác để tỏ ý niệm ấy. Rô 16:26; ITi 1:17; Hê 9:14; Khải 1:17,18
(2) Dùng để chỉ về phước lạc đời đời của thánh đồ: Kinh Thánh cũng dùng chữ ấy để chỉ vẽ ra phước lạc đời đời của thánh đồ trong cõi lai sanh: Ma 19:29; Gi 6:54; IICô 9:9; Đa 7:18
Ấy vậy, nếu sự thực hữu của Đức Chúa Trời vô cùng vô tận, thì phước lạc đời đời của thánh đồ ở nơi lai sanh cũng vô cùng vô tận vậy; vì Kinh Thánh chỉ dùng một chữ để tả ra cả hai ý ấy.
(3) Dùng để chỉ về sự hình phạt đời đời của kẻ ác: Kinh Thánh cũng thường dùng chữ “đời đời” để luận về sự hình phạt của kẻ ác. Vả, nếu sự hình phạt ấy có hạn, và chữ “đời đời” không chỉ về thời gian vô tận, thì sự sống đời đời của thánh đồ cũng hữu hạn. Bởi vì trong Ma 25:46 Chúa dùng từ liệu “sống đời đời” và “hình phạt đời đời” mà nói chung trong một câu, chỉ tỏ minh bạch rằng sự sống đời đời và phước lạc của thánh đồ vĩnh cửu đến chừng nào, thì sự hình phạt kẻ ác cũng vĩnh cửu đến chừng nấy. Nếu hình phạt kẻ ác có khi hết, thì phước lạc của thánh đồ cũng có lúc cùng vậy. Ma 25:46; IITê 1:9; Khải 14:11
TỔNG ĐOÁN
Kinh Thánh quả đã dạy sự hình phạt của kẻ ác hằng còn mãi đến đời đời vô cùng. Bởi vì chữ chỉ tỏ ra sự thực hữu của Đức Chúa Trời vốn vô thỉ vô chung, và phước lạc của thánh đồ còn mãi đến vô cùng, cũng là chữ vẽ ra sự lâu dài của sự hình phạt kẻ ác. Nếu Đức Chúa Trời thực hữu đến vô cùng vô tận, và nếu sự sống đời đời và phước lạc của thánh đồ ở chốn lai sanh còn đến mãi mãi chẳng hết không cùng, thì sự hình phạt kẻ ác cũng vậy.
Thực, như nhà thần đạo kia đã luận rằng: “Như Christ không thể thôi sống, Thánh Linh không thể thôi ở với thánh đồ luôn luôn thể nào, thì sự hình phạt kẻ ác cũng không thể dứt được thể ấy; bởi Kinh Thánh chỉ dùng một chữ đời đời ấy để mô tả cả cảnh nầy cùng cảnh kia vậy. Tân ước dùng chữ aionios 66 lần, 51 lần để tả ra sự phước lạc của người công nghĩa, 2 lần để nói về sự tồn tại của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài, 6 lần để chỉ về thời gian vô tận vô chung, 7 lần để tả ra sự lâu dài của sự hình phạt kẻ ác. Cũng dùng chữ aion 95 lần, 55 lần chỉ về thời gian vô hạn, 31 lần chỉ về thời gian hữu hạn, 9 lần chỉ về sự lâu dài của sự hình phạt tương lai”. Lại luận rằng: “Hễ Kinh Thánh dùng hai chữ ấy (aionios, aion) để tả ra sự hình phạt tương lai của kẻ ác, mà nếu không dự cáo được rằng sự hình phạt ấy là vô cùng vô tận, thì trong tiếng Hi-lạp chẳng còn có chữ nào khác để tỏ ra ý niệm ấy nữa.” (Dẫn ở sách Systematic Theology của tấn sĩ A. H. Strong, tr. 1045).
Chúng ta xin thêm rằng: nếu sự hình phạt tương lai của kẻ ác không phải hằng còn đến vô cùng vô tận, mà chỉ có hạn định, thì sự thực tại của Đức Chúa Trời và phước lạc của thánh đồ cũng không hằng còn đến vô cùng đâu, bèn cũng có hạn định vậy thôi.
Thế thì, dầu trí não hữu hạn ta không thể hiểu thấu ý niệm đời đời mười phân vẹn mười đi nữa, thì hẳn cũng có thể quả quyết rằng Kinh Thánh dạy rất minh bạch rằng sự hình phạt tương lai của kẻ ác thật vô hạn, kẻ bị ném vào chốn hư mất chẳng một tia hy vọng tờ mờ nào sẽ còn có dịp tiện ăn năn để được cứu rỗi nữa.
2. TỊCH DIỆT THUYẾT
Đảng thừa nhận thuyết nầy chia ra ba phe, chủ trương ý kiến có chỗ khác nhau một ít.
a) Lý luận của tịch diệt thuyết: Thuyết nầy chủ trương ba ý đại khái như sau đây:
1) Khi người ác qua đời, tức thì bị tiêu diệt, bởi vì sự tuyệt diệt là hình phạt cực điểm.
2) Kẻ ác bởi sự kết cuộc của tội lỗi mà bị tiêu diệt. Ý tưởng ác, công việc ác, đều làm thiệt hại cho người ta, nên cuối cùng sự thiệt hại ấy là thân thể và linh hồn đều bị tịch diệt vậy.
3) Khi kẻ ác đã bị bỏ xuống địa ngục, chịu hỏa hình nơi ấy nhiều ít rồi, thì bị tuyệt diệt ngay. Bởi vì người ác sẽ chịu hình phạt cân xứng với tội họ nặng hay nhẹ. Khi đã chịu đủ rồi, thì bị tiêu diệt liền, không cần để lại ở nơi u minh khốn nạn ấy đặng chịu đau đớn quá chừng làm chi nữa.
b) Sự sai lầm của lý thuyết ấy: Lý thuyết nầy có chỗ rất sai lầm, đại khái như tỏ ra sau đây:
(1)Lý luận không công bình: Nếu nói người ác chết rồi, liền bị tịch diệt đi, mà không cần ứng hầu trước tòa Đức Chúa Trời để chịu xét xử phân minh, thì sao gọi là công bình? Vậy, ai muốn phạm tội bao nhiêu cũng được, vì trước sau cũng chẳng bị phán xét gì. Vì hễ đã chết rồi là bị tuyệt diệt ngay đấy thôi, còn chi nữa đâu mà phán xét nầy nọ! Huống nữa, nếu nói sự kết cuộc của tội lỗi có thể tiêu diệt người ta liền, thì hẳn cũng chẳng hiệp lý tý nào, bởi tội lỗi ai càng nặng chừng nào, thì nấy sẽ bị tiêu diệt càng mau chừng nấy chớ. Bằng thật như vậy, thì sự phán xét công nghĩa của Đức Chúa Trời ở đâu? Sự chiếu tội định hình cho người ta sẽ ra sao?
(2)Trái ý Kinh Thánh: Tịch diệt thuyết trái hẳn ý của Kinh Thánh. Vì Kinh Thánh luận về chỗ hình phạt đời đời là nơi sâu bọ không chết, lửa không tắt (Mác 9:44,46), khổ hình của kẻ ở nơi ấy hằng còn cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng (Khải 14:10,11). Vậy, sao dám nói kẻ ác sẽ bị tuyệt diệt?
(3)Chẳng có căn cứ gì cả: Lý thuyết nầy chẳng căn cứ vào đâu cả, vì chẳng những là Kinh Thánh gọi hai chữ hư mất (apoleia) không có nghĩa tiêu diệt, mà lại lời dự ngôn về lửa cháy chốn ấy cũng không thể giải nghĩa theo ý lửa hữu hình thiêu hủy vật chất đời nầy được. Lửa địa ngục thích hiệp với bản tánh linh hồn, tuy đốt cháy mà vẫn chẳng tiêu hóa đâu, bởi linh hồn vốn thuộc linh nên cũng không tiêu hóa được. Hơn nữa, con thú và tiên tri giả đã bị ném vào hồ lửa trước Sa-tan đến một ngàn năm; dầu vậy đến ngày Sa-tan bị ném vào đó, thì con thú và tiên tri kia vẫn còn ở trong đó, và Giăng nói rằng cả ba đều sẽ “chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng”. Thế thì, ta thấy rõ thuyết nầy chẳng căn cứ gì vào Kinh Thánh, mà cũng chẳng hề có căn cứ vào chỗ nào khác, bèn ra từ tâm tư hư hỏng, ý tưởng lạc lầm của người ta bịa đặt đó thôi.
3. THUYẾT DỊP TIỆN THỨ HAI
Thuyết nầy chủ trương rằng những kẻ qua đời nầy rồi mà chưa nghe Tin Lành hoặc đã nghe mà chưa kịp tin, khi chết rồi còn có dịp tiện thứ hai để hồi tâm hướng đạo mà được cứu rỗi vậy.
a) Lý luận của thuyết nầy:Thuyết nầy tuy giống khôi phục thuyết, nhưng có lý do khác hơn một ít.
(1)Vẫn có viện Kinh Thánh: Thuyết nầy có viện bốn chỗ trong Kinh Thánh làm căn cứ, là IPhi 3:19,20; luận về Christ đi giảng cho các linh bị tù; IPhi 4:6, luận về Tin Lành được giảng cho kẻ chết; Êxê 16:53-55, luận về sự khôi phục Sô-đôm và Sa-ma-ri, và Khải 20:11-15; luận về mọi người đều chịu phán xét theo công việc làm của mình.
(2)Suy nghĩ theo lý tự nhiên: Họ cũng thường luận rằng trong đời nầy ta thường thấy đời sống của người ta làtối tăm, cả đời ví như ở tù, bị nhiều tội lỗi dỗ dành, ít có thiện hóa, nên dầu muốn làm lành cũng không biết làm thể nào, vì chẳng ai giảng đạo chỉ đường cho. Thế thì, nếu ở đời sau mà cũng không có dịp tiện cải ác tùng thiện, thì làm người có ích chi? Sống đã không có dịp may được cứu, kịp chết rồi cũng không còn có dịp tiện để hồi tâm hướng đạo, thì há chẳng mãi ngậm hờn nuốt tủi, đời đời chịu thời đen vận rủi, đáng thương hại lắm đó ru? Mà nếu lòng ta còn biết cảm thương họ dường ấy, huống chi là Đức Chúa Trời? Nỡ nào Ngài chẳng thi ân cho kẻ khốn nạn ấy một dịp tiện nữa để họ cải quá thiên thiện, hồi tâm hướng đạo mà tin nhận Chúa Jesus Christ cho được cứu rỗi ư?
b) Sự sai lầm của luận thuyết nầy: Các ngộ điểm của luận thuyết nầy đại khái như sau đây:
(1)Muội lý Kinh Thánh: Tuy hai đoạn sách IPhi 3:19,20 và 4:6, hơi khó hiểu, thì chúng ta cũng có thể đoán chắc chắn rằng nó quả chẳng dạy rằng kẻ gian ác sau khi qua đời lại còn có dịp tiện thứ hai để nghe Tin Lành mà được cứu rỗi đâu. Kẻ vin lấy những chỗ ấy mà dạy như thế bất quá là muội lý Kinh Thánh mà dạy tà giáo đó thôi. Sau đây xin trích thuật từng chữ của hai chỗ ấy. IPhi 3:18-20; IPhi 4:6
Kê cứu hai chỗ nầy cho kỹ thì ta thấy rằng:
(a)Khi Christ tắt hơi trên thập tự giá, thì thần linh Ngài xuống âm phủ. Ấy là điều Hội Thánh phổ thông đã thừa nhận từ xưa đến nay.
(b)Ngài xuống nơi đó để giảng. Chữ mà bản Việt ngữ dịch là giảng đây theo nguyên văn Hi-lạp nghĩa đen là tuyên bố, báo cáo, chớ không phải là chữ thường dùng để chỉ về việc giảng Tin Lành. Vậy, Chúa xuống âm phủ để giảng cho ai? Trong IPhi 3:19,20, Phi-e-rơ nói Ngài đã đi giảng cho các lính bị tù, tức là kẻ không vâng phục trong đời Nô-ê, rồi lại bị nước lụt cuốn đem đi mất. Mà Ngài giảng về gì? Ấy Phi-e-rơ chẳng nói đến, nhưng chắc không giảng Tin Lành về ơn cứu rỗi đâu, vì ta chẳng thấy có ai nhờ sự giảng ấy mà được cứu đâu. Phần lớn của các nhà giải nghĩa Kinh Thánh xưa nay tưởng rằng Ngài đi đó để tuyên bố sự đắc thắng của Ngài, làm chứng cho người hồng thủy tiền biết về thần linh ở trong Nô-ê nhằm đời hồng thủy đó đã dự cáo về Ngài và công việc Ngài đều là đúng đắn, vừa được ứng nghiệm cả.
(c) Chúa chỉ đi giảng cho các người bị chết đắm vì tại hồng thủy trong đời Nô-ê. Phi-e-rơ chẳng nói Chúa có giảng cho những người ác khác từ thời hồng thủy trở đi đã sa vào địa ngục. Cũng chẳng nói rằng từ khi Chúa sống lại thăng thiên trở đi Ngài cứ hằng đi xuống địa ngục để giảng Tin Lành cho kẻ ác ở đó đâu. Thế thì, Chúa giảng cho các linh bị tù đó là tại sao và thể nào, thì ta chẳng biết rõ được, nhưng ta có thể đoán chắc rằng câu ấy không có ý cỏn con nào cho ta một tia hy vọng lờ mờ rằng kẻ ác qua đời lại còn được dịp tiện nghe Tin Lành để được cứu đâu.
(d)So sánh khúc sách ấy với nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh thì càng rõ hơn nữa rằng Kinh Thánh chẳng hề dạy về kẻ ác qua đời còn có thể hồi tâm hướng đạo nữa; trái lại, trăm câu như một đều minh chứng rằng dịp tiện cứu rỗi thuộc về đời nầy; khi qua đời rồi chẳng còn một dịp nào nữa.
(e)Về IPhi 4:6, thì nói “Tin Lành đã giảng cho kẻ chết”. Câu ấy cũng khó hiểu, song chắc luận về việc khác hơn hai câu trong đoạn 3:19,20. Chữ giảng đây là chữ Tân ước thường dùng để chỉ về việc giảng Tin Lành. Vậy, “kẻ chết” ở đây là ai? Phi-e-rơ chẳng nói rõ; nhưng phần đông các nhà giải nghĩa Kinh Thánh chủ trương rằng “kẻ chết” đây là các thánh đồ của đời Cựu ước đã qua đời, chưa lên thiên đàng, song được ở trong “lòng Áp-ra-ham” (Lu 16:22) hưởng phước vui vẻ, chờ đợi sự cứu rỗi mà Christ sẽ làm nên. Khi Christ đã làm xong việc ấy rồi, bèn xuống âm phủ, truyền giảng Tin Lành ấy cho các thánh đồ đặng chờ đợi ở đó, rồi khi Ngài sống lại thì đem hết thảy đoàn thể thánh đồ ấy về trời với Ngài (Êph 4:8-10). Cho nên, ta cũng xin quả quyết rằng câu ấy chẳng hề dạy gì về kẻ ác qua đời rồi lại còn có dịp tiện nghe Tin Lành để được cứu đâu.
(f) Về Êxê 16:53-55, chắc chỉ nói bóng về sự cứu rỗi thế gian và muôn vật lúc Chúa tái lâm đó thôi. Vì Kinh Thánh có chỗ dùng Sô-đôm làm hình bóng chỉ về thế gian (Khải 11:8). Có kẻ tưởng rằng khúc sách ấy nói bóng về sự khôi phục dân Y-sơ-ra-ên với cơ đồ đất nước của họ trong thời đại Thiên hy niên vậy. Dầu thế nào, trong IIPhi 2:6-8, Phi-e-rơ từng nói Sô-đôm đã bị Chúa định tội và khiến bị phá đổ sạch sành sanh; còn trong Ma 10:15 chính Chúa dạy rằng nó sẽ còn bị phán xét trong ngày phán xét chung vậy. Hơn nữa, kẻ được cứu vốn không đến sự phán xét ấy, thì rõ lắm người Sô-đôm thuở xưa chẳng còn có dịp tiện thứ hai nào để được cứu nữa đâu.
(g)Còn về Khải 20:11-15 luận rằng: “Kẻ chết bị xét đoán tùy theo việc làm của họ”, thì rất rõ ấy là nói về công việc của người ta làm lúc sanh tiền, chớ chẳng phải là nói về công việc họ đã làm nơi địa ngục đâu.
(2)Thuyết nầy ngăn trở lòng người cầu cứu: Lý thuyết nầy thật nguy hiểm quá, vì nó ngăn trở lòng người ta muốn cầu Chúa cứu mình. Nó lừa gạt tội nhơn nhẹ dạ trong mong sẽ còn dịp tiện được cứu ở nơi đời nầy. Họ quên lửng rằng “hiện nay là thì thuận tiện… hiện nay là ngày cứu rỗi” (IICô 6:2). Hễ mất dịp tiện đời bây giờ, thì sau hẳn chẳng còn dịp tiện nào khác nữa. Vả, nếu sau khi qua đời lại còn có dịp tiện được cứu, thì chúng ta cũng nên cầu nguyện cho những người đã qua đời rồi. Song Kinh Thánh dầu chép biết bao nhiêu là lời cầu nguyện, mà chẳng hề có một lời nào cầu nguyện thay cho người chết; cũng có nhiều đoạn dạy rõ về sự cầu nguyện, nhưng chẳng có một câu nào dạy phải cầu nguyện cho kẻ đã qua đời. Thực sự há chẳng ám chứng rằng người đã qua đời nầy rồi, chẳng còn dịp tiện nào được cứu nữa đó sao?
(3)Thuyết nầy khiến cho tín đồ trễ nải công việc Chúa: Tín đồ nào tín nhận lý thuyết nầy, thường trễ nải trong sự hầu việc Chúa, lần lần nguội lạnh về sự chứng đạo, kết cuộc là bỏ hẳn sự giảng Tin Lành cho kẻ ngoại. Vì họ luận rằng, nếu đời sau còn dịp tiện nghe Tin Lành để được cứu, cần chi phải quá ư tốn của nhọc công phí cả tinh thần mà lo đem Tin Lành cho họ bây giờ. Đời sau chính Chúa sẽ làm việc ấy thì càng chắc chắn hơn, linh nghiệm hơn. Thôi, ta cứ làm việc khác, để Chúa lo giảng đạo cứu rỗi cho họ ở nơi đời sau cũng được chớ gì! Lý luận ấy rất sai lầm, rất nguy hiểm, rất gớm ghê; vì về mặt nầy thì xui ta bất phục Chúa mà trái mạng lịnh Ngài; về mặt kia thì phạm tội giết linh hồn người ta, khiến máu oan của họ phải đổ lại trên ta, chuốc lấy cho ta sự phán xét rất nặng nề. Những câu trưng dẫn sau đây dạy rõ ràng về trách nhiệm ta đối với sự giảng Tin Lành làm chứng đạo là lớn dường nào! Mác 16:15,16; ICô 9:16; Êxê 3:17-21
KẾT LUẬN
Ấy vậy, ta thấy Kinh Thánh dạy rất rõ ràng, rất cặn kẽ về đạo vĩnh sanh và vĩnh hình, ai tận tâm kê cứu đến, không thế nào lầm hiểu sự dạy dỗ ấy được, vì Kinh Thánh thường lấy tiếng rất nghiêm nghị mà báo cáo rằng người công nghĩa sẽ hưởng vĩnh sanh cho đến đời đời vô cùng; còn kẻ ác sẽ bị vĩnh hình cũng đến vô tận vô chung vậy. Đức Chúa Trời sở dĩ gia hình đời đời cho kẻ ác dường ấy, là chẳng những không trái lẽ công nghĩa của Ngài, mà lại còn tỏ rằng sự công nghĩa ấy càng thêm nữa thì có. Đức Chúa Trời sở dĩ đụng hình là gốc bởi đức tánh thánh khiết Ngài đời đời chẳng hề thay đổi, trước cũng như sau, bao giờ cũng phản đối hẳn với tội ác, kẻ nào cố ý mãi ấp yêu đeo đuổi theo nó, mà cứ chối bỏ ơn cứu rỗi, quả không sao lánh khỏi cơn thạnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời ở trong đời sau được. Vả lại, người ác sở dĩ chịu hình phạt đời đời đó, chẳng những là vì lẽ đáng phải chịu khổ hình ấy thôi đâu, nhưng cũng bởi ác tánh người không chừa đổi, nên cũng không thể ngớt phạm tội được. Dường ấy, kẻ ác sau khi bị ở trong địa ngục vẫn cũng cứ phạm tội mãi mãi, nên chi chịu hình phạt đời đời cũng rất tương xứng với tâm tánh và vị cách của họ, ấy thật là lẽ chí công chí chánh vậy.