Thưa giáo sư chưa, và tôi thấy trước đây tôi quan sát sơ sài quá.
Ông vội đáp: Đó là điều gần như tốt nhất, nhưng tôi chưa muốn nghe anh tường trình vội. Anh để con cá lại đây, về đi, có lẽ anh sẽ sẵn sàng phúc đáp sáng mai. Tôi sẽ xem anh đã thấy gì nơi con cá trước khi anh tiếp tục quan sát nó.
Thật là nản. Không những tôi phải suy nghĩ về con cá suốt đêm mà còn phải nghiền ngẫm trong trí nhớ chứ không được thấy con cá. Tôi phải ghi nhớ những chi tiết khám phá được nhưng không được phép ôn lại chúng với con cá đặt trước mắt. Ngày mai tôi phải tường trình đầy đủ chi tiết. Tôi vốn kém trí nhớ, nên tôi đi về nhà mà lòng bối rối lo lắng.
Sáng hôm sau, vị giáo sư chào hỏi tử tế làm tôi yên tâm. Ông cũng mong thấy những gì tôi khám phá như chính tôi vậy. Tôi hỏi vị giáo sư: Có lẽ thầy nghĩ rằng con cá có hai mặt cân đối với từng cặp cơ quan chăng? Ông rất hài lòng. Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Lời này làm tôi vui vì đã bỏ công lo lắng cả đêm qua. Sau khi giáo sư hăng hái nhiệt tình giảng giải về những điểm quan trọng, tôi đánh bạo hỏi ông: Thưa giáo sư, tôi phải làm gì nữa? Ông đáp: À, quan sát con cá! Rồi ông rời phòng thí nghiệm và để tôi ở lại một mình với con cá. Khoảng một giờ sau ông trở lại nghe tôi tường trình về bảng liệt kê tôi tìm được nơi con cá. Ông bảo: Tốt lắm, tốt lắm, nhưng chưa đủ, tiếp tục quan sát thêm. Thế là trong ba ngày liền vị giáo sư bắt buộc tôi quan sát một con cá mà không được dùng một dụng cụ nào khác trợ giúp. Quan sát, quan sát. Đó là lời giáo huấn được lập đi lập lại.
Đây là bài học quí giá nhất mà tôi học được trong ngành côn trùng. Ảnh hưởng bài học này ăn sâu vào tôi và tồn tại mãi trong trong việc học về sau của tôi. Đây cũng là ảnh hưởng vị giáo sư để lại trong tôi và nhiều sinh viên khác, một ảnh hưởng vô giá không bao giờ quên.
Sau đó một năm, các sinh viên chúng tôi vẽ hình một số các thú vật kỳ quái trên bảng. Chúng tôi vẽ sao biển, cóc nhái cắn nhau, sâu bọ, tôm, đứng múa trên đuôi chúng, cá với hình thù to lớn kỳ cục. Vị giáo sư vào phòng, rất thích thú về những thí nghiệm của chúng tôi. Ông lại nhìn các hình vẽ và bảo: Tất cả đều thuộc loại Haemulons. Ngày nay, nếu tôi vẽ hình con cá, tôi cũng vẽ loại Haemulons.
Qua ngày thứ tư, một con cá thứ hai cùng nhóm được để bên cạnh con cá thứ nhất. Tôi phải chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau. Thế rồi đến con cá kế tiếp, lần lượt cá để đầy bàn, đầy kệ cho đến khi cả họ cá được quan sát. Mùi tanh của cá đã trở thành nước hoa đối với chúng tôi.
Cho đến ngày nay, chỉ nhìn thấy một con cá mú cũng làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm thơm tho thời ấy.
Chúng tôi biết tất cả cá họ Haemulons. Dù mổ xẻ các bộ phận bên trong, hay quan sát bộ xương, mô tả các phần khác nhau; cách huấn luyện quan sát sự kiện của giáo sư Agassiz luôn luôn đi kèm với lời dặn dò: Chớ bao giờ hài lòng với sự quan sát. Ông bảo: “Sự kiện là những điều ngu ngốc cho đến khi chúng được nối kết với những định luật tổng quát.
Sau tám tháng, tôi hết sức luyến tiếc phải rời khỏi nhóm bạn để chuyển qua phần côn trùng. Nhưng các kinh nghiệm tôi có thật là giá trị và giúp ích cho tôi sau này rất nhiều trong những việc nghiên cứu những điều tôi thích.
Giáo sư Agassiz tin rằng điều quan trọng nhất để giúp cho sinh viên là dạy họ biết quan sát, biết nhìn có gì ở đó. Vị giáo sư cho rằng: Cây bút chì là con mắt tốt nhất. Ông muốn giúp các sinh viên phát triển con mắt để nhận xét.
Cũng vậy, để có thể tìm được ý luận giải cách chính xác, ngoài việc cầu nguyện, ta phải biết quan sát phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu.
Có năm bước giúp ta khám phá ý luận giải. Nếu ta đọc kỹ và theo sát năm bước này thì việc tìm ý luận giải sẽ dễ dàng và thích thú chớ không phải là một gánh nặng, buồn chán.
1. Đọc kỹ bản văn để tìm ra chủ đề của nó
Người viết Thánh Kinh luôn viết về một chủ đề, một ý chính. Ở giai đoạn đầu tiên này ta phải cố gắng tìm ra chủ đề rộng nhưng là chính yếu của bản văn. Các chủ đề thường tìm thấy trong Thánh Kinh là: sự đau khổ, giáo sư giả, tội lỗi. . .
Ví dụ, ta có bản văn (Gia Gc 1:5-8). Chủ đề của phân đoạn Thánh Kinh này là gì? Đó là sự khôn ngoan.
2. Đặt câu hỏi cho chủ đề đó
Ta đọc lại Gia Gc 1:5-8 để tìm xem câu hỏi mà Gia-cơ đang hỏi trong bản văn này. Chủ đề sự khôn ngoan là quá rộng. Ta không thể thảo luận hết về sự khôn ngoan chỉ với bốn câu Thánh Kinh ngắn ngủi này. Do đó, ta phải cố gắng tìm ra câu hỏi mà Gia-cơ đang hỏi về sự khôn ngoan để thu hẹp chủ đề. Dựa vào bản văn ta biết câu hỏi mà Gia-cơ đang hỏi là: “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách?”
3. Đổi câu hỏi thành cụm từ ( nhóm chữ- phrase)
Ta phải đổi từ câu hỏi trở thành một cụm từ (nhóm chữ). Câu hỏi: “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách?” Bây giờ đổi thành cụm từ: “Người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách . . .”
4. Dựa vào bản văn để trả lời cho câu hỏi.
Khi ta dựa vào bản văn để giải đáp cho câu hỏi: ta sẽ có ý bổ sung. Lời giải đáp cho câu hỏi chính là ý bổ sung. Bây giờ ta sẽ xem lại 1:5-8. Câu hỏi là “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách?” Nương vào bản văn ta có câu trả lời là: “nhờ lấy đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho”.
5. Đổi câu hỏi và câu trả lời thành một câu xác định
Câu hỏi của 1:5-8 “Cách nào người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách”. Câu trả lời: “nhờ lấy đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho”. Bây giờ ta đổi câu hỏi thành một câu xác định và ráp cả hai lại: “Người tin Chúa có được sự khôn ngoan ở giữa thử thách nhờ lấy đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho”. [73] Spann, tr. 179- 181.

Câu xác định này chính là ý luận giải của 1:5-8.
Chúng ta đang ở vào giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình khai triển bài giảng giải kinh. Đây cũng là giai đoạn khó nhất và dễ chán nản nhất cho các sinh viên. Do đó, ta sẽ ôn lại những gì đã học để luôn nắm vững bài học.
– Hai thành phần tạo nên ý luận giải là gì? chủ đề và ý bổ sung
– Năm bước giúp ta tìm ra ý luận giải?
Đọc kỹ bản văn để tìm ra chủ đề của nó .
Đặt câu hỏi cho chủ đề đó.
Đổi câu hỏi thành cụm từ (phrase).
Dựa vào bản văn để trả lời cho câu hỏi
Đổi câu hỏi và câu trả lời thành một câu xác định
Bây giờ ta sẽ xét qua trường hợp rắc rối hơn: Nếu phân đoạn Thánh Kinh ta nghiên cứu bày tỏ nhiều hơn một câu hỏi ta sẽ làm sao? Ví dụ bản văn ta đang nghiên cứu trả lời cho hai câu hỏi: “Chúa Giêxu là ai?” và “Tại sao Ngài đến thế gian?” Gặp trường hợp đó làm sao ta khai triển được ý luận giải? Dưới đây là những đề nghị:
Khi ta gặp phân đoạn Thánh Kinh khó, bao gồm hai câu hỏi. Nó giống như một bức hình khó hiểu. Bức hình đó có nhiễu cảnh ngoạn mục, đẹp mắt. Nhưng nếu ta quan sát kỹ bức hình ấy ta sẽ thấy ý định chính yếu của tác giả khi phác họa bức hình đó. Cũng vậy, nếu quan sát kỹ phân đoạn Thánh Kinh, ta sẽ thấy ý định chính yếu của tác giả khi viết phân đoạn Thánh Kinh đó. Để quan sát kỹ phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu, ta cần để ý:
(1) Văn mạch có thể giúp ta quyết định đâu là ý luận giải
– Tác giả nói gì về trước và sau phân đoạn Thánh Kinh ta đang nghiên cứu
– Khi đọc các sách phúc âm, ta thường thấy các phép lạ của Chúa Giêxu chứa đựng nhiều câu hỏi. Lúc đó, ta nên dựa vào văn mạch để hỏi: Bản văn này nhấn mạnh đến phép lạ hay người làm phép lạ?
(2) Mục đích của cả sách có thể giúp ta quyết định đâu là ý luận giải
– Tại sao tác giả viết sách này?
– Tác giả đang nói đến những nan đề hay những sai sót nào?
– Người nhận sách này là ai?
– Những câu hỏi đã được nhắc đến trong nhiều chỗ khác của sách này là gì? [74] Spann, tr. 185- 186.

Nỗ lực để tìm ý luận giải của một phân đoạn Thánh Kinh và sau đó là trình bày lại bằng những từ ngữ chính xác có thể sẽ làm ta nản lòng và rất bực mình, nhưng về lâu về dài, đây là cách sử dụng thời gian kinh tế nhất. Điều quan trong hơn nữa là, không làm việc đó thì ta không tiến đến đâu cả. Ta không hiểu điều mình đang đọc trừ khi có thể diễn đạt rõ ràng chủ đề và ý bổ sung của phần mình đang nghiên cứu. Thính giả cũng chẳng hiểu ta nói gì trừ khi họ có thể trả lời hai câu hỏi cơ bản: Ta đang nói về điều gì hôm nay? Ta đang nói gì về điều mình đang nói ra? Thế nhưng hết Chúa Nhật này đến Chúa Nhật khác, tín đồ rời nhà thờ mà vẫn không thể nói được ý cơ bản của người giảng Lời Chúa, vì cớ người giảng chẳng màng đến chuyện tự mình phát biểu câu đó. Khi tín đồ ra về trong đám sương mù như vậy, họ đã gặp nguy hiểm thuộc linh nghiêm trọng. [75] Robinson, tr. 46.

Việc phải suy nghĩ quả là khó, nhưng đó là công tác quan trọng của người giảng Lới Chúa. Việc đó thường chậm, nản lòng, đầy áp lực; nhưng khi Đức Chúa Trời kêu gọi ta cho chức vụ giảng đạo, thì Ngài kêu gọi ta yêu mến Ngài bằng tâm trí mình. Đức Chúa Trời xứng đáng được nhận loại tình yêu ấy và những người mà ta đang chăm sóc cũng xứng đáng nhận tình yêu ấy. [76] Sách đã dẫn, tr. 46.

Vào một buổi sáng lạnh lẽo ảm đạm, nhà truyền đạo chuẩn bị bài giảng từ bữa ăn sáng cho đến trưa mà thấy sự cố gắng mình chẳng được kết quả bao nhiêu. Người nóng ruột bỏ viết xuống buồn phiền nhìn ra cửa sổ, cảm thấy tiếc cho mình vì bài giảng đến quá chậm. Rồi lúc đó trong trí người thoáng qua ý tưởng mà nó tiếp tục ảnh hưởng sâu đậm trên chức vụ người sau này. Người tự nói với mình: “Những đồng bạn Cơ Đốc của mình còn tốn nhiều giờ vào bài giảng này hơn mình nữa. Họ từ hàng trăm gia đình đến. Họ phải đi hàng trăm dặm để đến nhà thờ. Tổng cộng, họ phải bỏ ra ba trăm giờ để được tham dự lễ thờ phượng và nghe mình giảng. Đừng than phiền về những giờ mình đang bỏ ra để chuẩn bị bài giảng cũng như những thống khổ mình đang chịu. Các tín hữu xứng đáng được nhận mọi điều mà mình có thể ban cho họ”. [77] Sách đã dẫn, tr. 46.

Thực tập
CoCl 1:15-23
Ta sẽ thực hành năm bước để tìm ý luận giải:
1. Tìm chủ đề của bản văn (1:15-23). Chủ đề của bản văn này là: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ” (Thần tính của Đấng Christ).
2. Đặt câu hỏi cho chủ đề đó. Ta phải cố gắng tìm ra câu hỏi mà sứ đồ Phao-lô đang nói về thần tính của Chúa Giê-xu. Dựa vào bản văn này, ta biết câu hỏi mà sứ đồ Phao-lô đang đặt ra là: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là ai?”
3. Đổi câu hỏi trên thành cụm từ: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài …”
4. Dựa vào bản văn để trả lời cho câu hỏi ở trên. Khi ta trả lời được cho câu hỏi trên là ta đã có ý bổ sung cho ý luận giải. Nương vào bản văn ta có câu trả lời: “Là Đấng Tạo Hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa”.
5. Đổi câu hỏi và câu trả lời thành một câu xác định. Câu hỏi của CoCl 1:15-23 là: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là ai?”. Câu trả lời: “Là Đấng Tạo Hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa”. Bây giờ ta đổi câu hỏi thành một câu xác định và ráp cả hai lại: “Bản chất siêu nhiên của Đấng Christ bày tỏ Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đầu Hội Thánh, và Đấng Giải Hòa”. Câu xác định này chính là ý luận giải của 1:15-23.

Bước 4: PHÂN TÍCH Ý LUẬN GIẢI

Khi khai triển ý luận giải để làm thành bài giảng, ta sẽ thực hiện ba điều như sau:
(1) giải thích nó,
(2) chứng minh nó, và
(3) áp dụng nó.
Để có thể giải thích, chứng minh, và áp dụng ý luận giải, ta sẽ trả lời cho ba câu hỏi sau:
(1) Điều này có nghĩa gì? (What does this mean?)
(2) Điều này có đúng không? Có phải tôi và thính giả thật tin nơi điều ấy? (Is it true? Do I and my audience really believe it?)
(3) Mà như thế thì đã sao? Điều này có gì quan trọng không? (So what? What difference does it make?) Ta nên khai triển ý tưởng của bài giảng xoay quanh một trong những câu hỏi này. Trong khi tất cả các câu hỏi sẽ giúp cho việc khai triển bài giảng, thì chỉ có một trong các câu hỏi đó được coi là quan trọng nhất. Ta phải quyết định xem đó là câu hỏi nào trong ba câu hỏi trên. Ta sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thính giả để chọn câu hỏi khai triển.
Sau khi hoàn tất chương này, ta có thể hiểu được:
(1) tầm quan trọng của các câu hỏi
(2) khi nào dùng đến các câu hỏi để khai triển ý luận giải.
CÂU HỎI VỀ Ý NGHĨA: Điều nầy có nghĩa gì? ( What does this mean?)
1. Xác định xem tác giả Thánh Kinh có giải thích ý nghĩa của tư tưởng người muốn truyền đạt hay không?
Đọc phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu và tìm xem tác giả có nhấn mạnh vào ý nghĩa của tư tưởng người muốn truyền đạt hay không; hoặc là tác giả cho rằng độc giả đã hiểu điều người muốn truyền đạt đó rồi.
Ví dụ: Trong (ICo1Cr 15:29), Phao-lô đề cập đến việc chịu “báp têm cho người chết”. Câu này cho thấy người Cô-rinh-tô đã hiểu nghĩa của việc “chịu báp têm cho người chết” rồi, nên Phao-lô không cần phải giải thích ý niệm này. Vì thế, ở đây Phao-lô không nhấn mạnh về vấn đề ý nghĩa.
2. Xác định xem có cần giải thích ý nghĩa tư tưởng của tác giả Thánh Kinh hay không?
Có điều nào mà tác giả Thánh Kinh muốn ta phải giải thích cho thính giả. Nếu ta cần được giải thích thêm về ý nghĩa của phân đoạn Thánh Kinh đang nghiên cứu, thì ta cũng phải giải thích nó cho thính giả. Ta phải hiểu rõ phân đoạn Thánh Kinh đó trước khi ta có thể ứng dụng nó vào đời sống.
Ví dụ: Người Cô-rinh-tô có thể hiểu về vấn đề chịu báp têm cho người chết, nhưng thính giả thời nay có thể không hiểu rõ vấn đề này. Vì thế, ý tưởng đó cần phải được giải thích.
II. CÂU HỎI VỀ SỰ XÁC THỰC: Điều nầy có đúng không? Tôi và thính giả của tôi có thật sự tin vào điều ấy không? ( Is it true? Do I and my audience really believe it?)
Đối với câu hỏi này, ta cần để ý ba trường hợp:
1. Tác giả Thánh Kinh cố chứng mInh một vấn đề và thính giả thời nay chấp nhận nó
Nếu vậy thì không cần phải chứng minh thêm (không cần có thêm bằng chứng). Ví dụ: Ngày nay hầu hết mọi người đều công nhận nhân tánh của Christ. Khi tác giả Thánh Kinh đã đưa ra bằng chứng cho nhân tánh của Christ, thì ta không cần phải chứng minh thêm.
2. Tác giả Thánh Kinh cố chứng minh một vấn đề và độc giả thời nay không chấp nhận nó
Điều này có thể đủ cho thính giả thời xưa nhưng chưa đủ cho thính giả thời nay. Ta cần phải thuyết phục thính giả thời nay về giá trị của vấn đề đó.
Ví dụ: Trong bài giảng của Phi-e-rơ vào ngày lễ Ngũ Tuần, ông đã dùng Thánh Kinh Cựu-ước để minh chứng Giê-xu là Chúa và Christ (Cong Cv 2:1-47). Thính giả Do-thái chấp nhận bằng chứng đó, nhưng thính giả ngoại bang không chấp nhận giá trị của Cựu-ước. Vì thế, ta phải dùng đến các hình thức của chứng cớ khác.
3. Tác giả Thánh Kinh không cố chứng minh một vấn đề nhưng thính giả thời nay cần bằng chứng cho vấn đề đó.
Tác giả Thánh Kinh có thể chỉ muốn xác nhận một sự kiện hoặc một ý niệm đặc biệt mà thôi. Nếu vậy, ta phải đưa ra lý lẽ ủng hộ cho vấn đề đó để thính giả có thể chấp nhận nó.
Ví dụ: Trong (SaSt 6:1-8) có kể lại sự ăn ở với nhau như vợ chồng của con trai Đức Chúa Trời và con gái loài người. Khi giảng phân đoạn Thánh Kinh này, ta phải giải thích con trai của Đức Chúa Trời và con gái loài người là ai. Có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất giải thích rằng con trai của Đức Chúa Trời là thiên sứ và con gái loài người là con người. Quan điểm thứ hai cho rằng con trai của Đức Chúa Trời là con cháu Ca-in và con gái loài người là con cháu của Sết. Ta phải nghiên cứu và chọn một trong hai quan điểm đó. Môi-se thấy không cần phải giảng giải về vấn đề này, nhưng ta phải giải thích và chứng minh nó để thính giả có thể chấp nhận nó.
III. CÂU HỎI VỀ KẾT QUẢ: Mà như thế thì đã sao? Điều này có gì quan trọng không? Điều này tạo ra sự tác động nào? ( So what? What difference does it make?)
1. Để trả lời cho câu hỏi này ta phải so sánh tình cảnh thời xưa ( thời Cựu và Tân-ước) và tình cảnh thời nay.
Ta phải tìm biết điều nào là phổ thông cho hai thời đại cũng như điều nào là độc đáo cho mỗi thời đại.
2. Nếu thính giả hiểu được vấn đề và chấp nhận nó, họ có biết thế nào nó tác dụng đến đời sống hiện nay của họ hay không?
Xác định cho thính giả biết trong hoàn cảnh đặc biệt nào của đời sống họ hiện nay, thì ý luận giải này sẽ có thể giúp ích cho họ. Ta cũng bày tỏ cho thính giả biết nếu họ làm theo lẽ thật này thì tư tưởng và hành động của họ sẽ được thay đổi ra sao.
Vậy nên, ta có thể tóm tắt lại chương này như vầy: Khi ta tìm ra được ý luận giải, ta phải quyết định xem phải trình bày ý luận giải này cho thính giả cách nào. Để làm việc đó ta phải dùng đến một trong các câu hỏi khai triển:
(1)- Điều này này có nghĩa gì? (What does this mean?)
(2)- Điều này có đúng không? Có phải tôi và thính giả thật sự tin nơi điều ấy? (Is it true? Do I and my audience really believe it?)
(3)- Mà như thế thì đã sao? Điều này có gì quan trọng không? (So what? What difference does it make?) Trong khi tất cả các câu hỏi sẽ giúp cho việc khai triển bài giảng, thì chỉ có một trong các câu hỏi đó được coi là quan trọng nhất. Ta phải quyết định xem đó là câu hỏi nào trong ba câu hỏi trên. Ta sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thính giả để chọn câu hỏi khai triển.Bước 5: TÌM Ý BÀI GIẢNG

Có một mục sư được mời giảng tại một vận động trường. Nhưng các thính giả được mời đến hôm đó không phải để nghe giảng mà là để xem trận đấu tranh giải quán quân (vô địch). Vị mục sư sẽ giảng không phải trước lúc mở đầu hoặc sau khi kết thúc trận đấu, mà là sẽ giảng chỉ có hai phút vào lúc nghỉ giải lao. Ông phải thu gọn bài giảng chỉ có hai phút hoặc chỉ có vài câu.
Cũng vậy, ta phải biết diễn đạt bài giảng cách ngắn gọn. Những lời ngắn gọn đó ta gọi là ý bài giảng (expositional idea).
I. PHÂN ĐỊNH Ý NGHĨA.
Từ “exposition” có nghĩa là giải thích. Nó ra từ động từ “expound” do hai từ La-tinh ghép lại “ex”, và “ponere”, có nghĩa là thông giải. Từ “exposition” được hiểu là sự truyền đạt ý nghĩa của bản văn và tính thích hợp của bản văn đối với thính giả ngày nay. [78] Roy B. Zuch, Basic Bible Interpretation (Colorado Springs, CO: Chariot Victor Publishing, 1991), p. 20.

II. PHƯƠNG CÁCH TÌM Ý BÀI GIẢNG.

Top