Thư tín Cô-lô-se
Sự Thành Lập Hội Thánh (52-55 S.C.)
Trong chuyến truyền giáo thứ ba của Phaolô, ông ở lại tại thành Êphêsô trong thời gian ba năm (Công vụ 20:31). Từ địa điểm chiến lược này, ông chỉ huy công tác ra đi truyền giáo cho toàn bộ tỉnh Asia của Lamã (phần phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Bảy hội thánh ở cõi Asia được mô tả trong Khải Huyền 1-3 chắc có lẽ được thành lập vào thời gian này.
Một trong những bạn đồng công của Phaolô trong công cuộc ra đi truyền giáo này là Êphápra.
Ông đến từ thành phố Côlôse, khoảng 120 dặm ở phía Đông Êphêsô. Phaolô gởi Êphápra trở về quê hương người để giảng Tin Lành tại đó và thành lập các hội thánh tại Côlôse cũng như ở các thành phố lân cận là Laođixê và Hiêrabôli. Chắc hẳn đây là những hội chúng tương đối nhỏ có khoảng năm mươi người. Chúng ta biết điều này vì họ nhóm tại các nhà riêng, và những nhà riêng của ngay cả những con người giàu có – chẳng hạn như Philêmôn – hẳn cũng không thể chứa nhiều hơn con số này. Hội chúng Côlôse nhóm tại nhà của Philêmôn (Philêmôn 2), còn hội thánh tại Laođixê nhóm lại tại nhà của Nimpha (Côlôse 4:15).
Dịp Viết Thơ Tin Này
Êphápra đã trở lại nhập đoàn với Phaolô và bảo cho Phaolô biết tình hình tại Côlôse. Ông báo cáo rằng Hội thánh đang giữ vững đức tin (1:4; 2:5), nhưng đã xuất hiện nan để đáng kể. Tại Côlôse, họ gặp sự dạy dỗ trái ngược với Tin Lành và đang hăm he dụ dỗ các tín đồ trẻ này bởi những lập luận hấp dẫn của nó. Do đó, Phaolô viết một thư mục vụ để làm vững mạnh đức tin họ và ngăn ngừa họ khỏi bị sự dạy dỗ giả dối ấy bắt phục.
Vào lúc Phaolô viết thơ, cả ông lẫn Êphápra đều bị tù, dầu ông mong được thả ra sớm (Philêmôn 22). Do đó, ông giao cho một đồng lao của mình tên Tichicơ đem thư đến Côlôse. Ông cũng gời Ônêsim một nô lệ chạy trốn vốn thuộc về Phiêmôn – đi cùng với Tichicơ (4:9). Phaolô đã gặp Ônêsim đang khi Ônêsim chạy trốn. Phaolô hướng dẫn Ônêsim tin nơi Đấng Christ và giờ đây giao Ônêsim về cho chủ. Trong một thư khác, Phaolô nài nỉ Philêmôn tha thứ cho Ônêsim (Philê môn 17-21), và nếu được thì cho phép Ônêsim quay lại giúp Phaolô trong chức vụ của ông (Philêmôn 18-14).
Lời giới thiệu
Thư của Phao-lô gửi cho tín hữu tại Cô-lô-se, một thành phố ở vùng Tiểu Á về phía đông của Ê-phê-sô. Hội Thánh này không phải do Phao-lô thiết lập, nhưng nằm trong vùng mà Phao-lô cảm thấy mình có trách nhiệm, như việc ông phái những bạn đồng lao đến từ Ê-phê-sô, thủ phủ của tỉnh A-si-a thuộc đế quốc La Mã. Phao-lô nghe nói có một số giáo sư giả trong Hội Thánh Cô-lô-se dạy rằng để có được sự cứu rỗi trọn vẹn thì mỗi tín hữu phải thờ phượng một số “bậc cầm quyền thiêng liêng” và tuân thủ những nghi lễ đặc biệt như cắt bì, kiêng cữ một số thức ăn, và những vấn đề khác.
Phao-lô chống lại những điều dạy dỗ sai lầm này bằng cách nêu lên sứ điệp chân chính của Phúc Âm với trọng tâm rằng Chúa Jêsus có khả năng ban cho chúng ta sự cứu rỗi trọn vẹn, còn những niềm tin và sự thực hành kia trên thực tế chỉ dẫn tín hữu xa cách Chúa. Bởi Đấng Christ, Đức Chúa Trời sáng tạo vũ trụ này và cũng bởi Ngài Đức Chúa Trời đem mọi thứ trở về với Ngài. Hi vọng về sự cứu rỗi cho nhân loại chỉ có trong sự liên hiệp với Đấng Christ. Từ đó
Phao-lô cũng rút ra những áp dụng cho đời sống tín hữu từ giáo lý trọng đại này.
Cần lưu ý rằng Ty-chi-cơ;, người đem bức thư này đến Hội Thánh Cô-lô-se cho Phao-lô, đã cùng đi với Ô-nê-sim, người nô lệ mà Phao-lô đã thay mặt viết thư gửi cho Phi-lê-môn.
Bố cục
• Giới thiệu (1:1-8)
• Bản chất và công việc của Đấng Christ (1:9 – 2:23)
• Đời sống mới trong Đấng Christ (3:1 – 4:6)
• Kết luận (4:7-18)