THẦN HỌC CƠ ĐỐC GIÁO
CHƯƠNG 16
Tỉnh Ba-Trong-Một Của Đức Chúa Trời: Ba Ngôi
Sự Dạy Dỗ của Kinh Thánh
Đức Chúa Trời Duy Nhất (Duy Nhất Tính) Ba Ngôi Đều Là Đức Chúa Trời (Tam Vị Tính) Ba Ngôi Hiệp Nhất
Các Mô Hình Lịch Sử
Quan Điểm Ba Ngôi Chức Năng
Quan Điểm Đơn Nhất Thần Cảm Thúc Quan Điểm Đơn Nhất Thần Hiện Thể
Quan Điểm Chính Thống
Những Điểm Chính của Giáo Lý Ba Ngôi
Tìm Kiếm Ví Dụ Minh Họa
TỈNH BA-TRONG-MỘT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục Tiêu của Chương
Sau khi đọc xong chương này, bạn có thể làm được những điều sau đây:

  1. Hiểu biết và giải thích được sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Chúa Ba Ngôi trên ba phương diện: Đức Chúa Trời duy nhất, Ba Ngôi đều là Đức Chúa Trời, và Ba Ngôi hiệp nhất.
  2. Kể ra và giải thích quá trình lịch sử của giáo lý Ba Ngôi, chẳng hạn như các giáo thuyết “Ba Ngôi chức năng”, đơn nhất thần cảm thúc, đơn nhất thần hiện thể, và quan điểm chính thống.
  3. Diễn tả những điểm chính của giáo lý Ba Ngôi và giải thích tại sao những yếu tố này lại vô cùng quan trọng đối với niềm tin Cơ Đốc.
  4. Nêu lên những ví dụ khác nhau được dùng để diễn tả hay minh họa giáo lý Ba Ngôi.

Tóm Tắt Chương
Kinh Thánh không dạy một cách rõ ràng quan điểm về Đức Chúa Trời Ba Ngôi, nhưng giáo lý Đức Chúa Trời là một và Ba Ngôi đều là Đức Chúa Trời rõ ràng muốn nói lên đều đó. Cơ Đốc giáo là tôn giáo lớn duy nhứt khẳng định như vậy về Đức Chúa Trời. Đã có nhiều nỗ lực được đưa ra nhằm tìm hiểu lẽ thật sâu sắc này. Một số nỗ lực đã đi đến mức làm lệch lạc giáo lý rất quan trọng này. Tuy chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn hiểu được giáo lý khó hiểu này, nhưng cũng có một số ví dụ có thể giúp chúng ta hiểu được đầy đủ hơn. Nếu hiểu đúng đắn thì giáo lý này mang nhiều ý nghĩa thực tiễn sâu xa đối với đời sống Cơ Đốc.
Câu Hỏi Nghiên Cứu
Tại sao giáo lý Ba Ngôi lại là độc nhất giữa nhiều tôn giáo trên thế gian? Tại sao việc hình thành một quan điểm về giáo lý Ba Ngôi lại cần phải có tất cả những kỹ năng trong thần học hệ thống?
Xin giải thích những chứng cớ của Kinh Thánh cho thấy cả ba Ngôi đều là Đức Chúa Trời.
Trong sách nào của Kinh Thánh chúng ta thấy được chứng cớ rõ nhứt cho thấy Ba Ngôi đồng đẳng? Xin giải thích tại sao như vậy.
Những quan điểm lịch sử khác nhau về giáo lý Ba Ngôi có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội hiện nay? Có thể tranh luận về những quan điểm này như thế nào?
Những điểm chính của giáo lý Ba Ngôi là gì? Những yếu tố này giúp chúng ta như thế nào trong sự hiểu biết và củng cố đức tin?
Những ví dụ nào giúp ích cho sự hiểu biết của chúng ta (về giáo lý Ba Ngôi -ND)?
Trong giáo lý Ba Ngôi, chúng ta bắt gặp một trong những giáo lý thật sự đặc thù của Cơ Đốc giáo. Giữa những tôn giáo trên thế giới, chỉ duy nhứt Cơ Đốc giáo là tin rằng Đức Chúa Trời có một, song Đức Chúa Trời cũng là ba. Dù bề ngoài thì giáo lý này dường như tự mâu thuẫn và không được đề cập công khai tỏ tường trong Kinh Thánh, nhưng những người tin kính tin vào giáo lý này khi họ tôn trọng tất cả những lời chứng của Kinh Thánh.
Đối với Cơ Đốc giáo thì giáo lý Ba Ngôi vô cùng quan trọng. Đó là giáo lý cho biết Đức Chúa Trời là ai, Ngài như thế nào, Ngài hành động ra sao và làm thế nào để đến với Ngài. Hơn nữa, vấn đề thần tính của Chúa Giê-xu vốn là một vấn đề tranh cãi kịch liệt trong lịch sử, phần lớn cũng tùy thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta về Đức Chúa Trời Ba Ngôi.

Quan điểm chúng ta có được từ giáo lý Ba Ngôi cũng sẽ giúp chúng ta trả lời được nhiều câu hỏi thực tiễn. Chúng ta phải thờ phượng ai— chỉ Đức Chúa Cha mà thôi, hay Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh hoặc Đức Chúa Trời Ba Ngôi? Chúng ta phải cầu nguyện với ai? Phải chăng công việc của mỗi ngôi được xem như tách biệt với nhau, hay có thể xem sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu trên một phương diện nào đó cũng là công việc của Đức Chúa Cha? Có nên xem Đức Chúa Con là ngang hàng về bản tính với Đức Chúa Cha, hay phải liệt Ngài xuống một địa vị nào đó thấp hơn?

Xây dựng lập trường về giáo lý Ba Ngôi là một công tác thực sự của thần học hệ thống, trong đó trưng dụng hết mọi kỹ năng mà chúng ta đã bàn đến trong những chương đầu tiên. Vì giáo lý Ba Ngôi không được dạy một cách rõ ràng trong Kinh Thánh, chúng ta sẽ phải kết hợp với những đề tài bổ sung, rút ra những kết luận từ sự dạy dỗ của Kinh Thánh, và chọn một phương tiện biểu hiện đặc biệt về nhận thức để diễn tả sự hiểu biết của chúng ta. Hơn nữa, vì sự hình thành nên giáo lý này có một lịch sử lâu dài và phức tạp, chúng ta sẽ phải thẩm định những cách giải thích cũ trong bối cảnh văn hóa và thời đại của chúng và cũng trình bày giáo lý này theo cách thích hợp với thời đại của chúng ta.

Để bắt đầu nghiên cứu giáo lý Ba Ngôi, chúng ta sẽ xem xét nền tảng Kinh Thánh của giáo lý này, bởi vì đây là bước căn bản cho những gì chúng ta sẽ làm. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét những lời công bố khác nhau về giáo lý này trong lịch sử, ghi nhận đâu là những điểm nhấn mạnh, mặt mạnh và mặt yếu trong đó. Cuối cùng chúng ta sẽ đưa ra lời giải thích của chúng ta dành cho thời đại ngày nay đồng thời cố gắng minh họa và làm sáng tỏ những nội dung chính của giáo lý này để cho nó có ý nghĩa đối với thời đại của chúng ta.

Sự Dạy Dỗ của Kinh Thánh

Có ba loại chứng cớ khác biệt nhau nhưng lại có liên quan với nhau: chứng cớ về duy nhất tính của Đức Chúa Trời—Đức Chúa Trời là duy nhất; chứng cớ cho rằng có Ba Ngôi mà cả ba đều là Đức Chúa Trời; và cuối cùng là những dấu hiệu hay ít ra cũng là hình ảnh gợi ý về lẽ đạo Ba Ngôi hiệp nhất.

Đức Chúa Trời Duy Nhất (Duy Nhất Tính)

Tôn giáo của người Hê-bơ-rơ cổ là một tôn giáo độc thần nghiêm ngặt, giống như Do Thái giáo ngày nay. Sự độc nhất của Đức Chúa Trời được khải thị cho Y-sơ-ra-ên

nhiều lần và theo nhiều cách khác nhau. Mười điều răn chẳng hạn, được bắt đầu với lời tuyên bố, “Ta là Chúa, Đức Chúa Trời của các ngươi, Đấng đã đem các người ra khỏi Ê-díp-tô, ra khỏi đất nô lệ. Các ngươi không được có các thần khác trước mặt Ta (hoặc ngoài Ta ra)”(Xuất 20:2-3). Từ Hê-bơ-rơ ở đây được dịch là “trước mặt Ta” hoặc “ngoài Ta ra” là “g-51 (‘al-panai), có nghĩa đen là “trước mặt Ta.” Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự kiện Ngài là duy nhất qua những gì Ngài đã làm, và do đó Ngài xứng đáng nhận lấy độc quyền sự thờ phượng, trung thành và vâng lời của Y-sơ-ra-ên. Không Đấng nào khác có thể chứng minh lời xưng nhận thần tính của mình như vậy.

 

Việc cấm thờ hình tượng trong điều răn thứ hai (câu 4) cũng dựa vào tính độc nhất của Đức Giê-hô-va. Ngài không thể chấp nhận việc con người thờ lạy những vật do con người tạo nên, vì chỉ duy Ngài là Đức Chúa Trời. Việc bác bỏ đa thần giáo là điều khẳng định suốt trong Cựu Ước. Đức Chúa Trời liên tục bày tỏ rằng Ngài cao trọng hơn những kẻ khác tự nhận là thần. Dĩ nhiên, có thể bảo rằng điều đó không dứt khoát chứng tỏ rằng Cựu Ước đòi hỏi sự thờ phượng độc thần. Có thể đó chẳng qua là các thần khác (tức các thần của những dân tộc khác) tuy bị Cựu Ước chối bỏ nhưng dù sao chúng cũng tồn tại bên cạnh Đức Chúa Trời duy nhất của Y-sơ-ra-ên. Để đáp lại vấn nạn này, chúng ta cần phải chỉ ra rằng trong cả Cựu Ước rõ ràng chỉ có một Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp mà thôi, chứ không phải là nhiều Đức Chúa Trời (Xuất 3:13-15).

Một dấu hiệu rõ hơn về duy nhất tính của Đức Chúa Trời là câu Shema của Phục Truyền đoạn 6, lẽ thật lớn lao mà dân Y-sơ-ra-ên phải tiếp nhận và truyền dạy cho con cải họ. Họ phải suy gẫm về những sự dạy dỗ này, (“Các ngươi phải ghi lòng tạc dạ những điều răn này,” câu 6.) Họ phải nói về những giáo lý này—khi ở nhà và lúc đi đường, khi đi ngủ và lúc thức dậy (câu 7). Họ phải dùng những vật trợ giúp để gợi nhớ về những điều răn này—mang những lời ấy trên tay và trên trán, ghi tạc trên khung cửa cũng như trước cổng. Một câu là lời tuyên bố sự kiện; câu kia là một mệnh lệnh bắt buộc. “Hỡi Y-sơ-ra-ên hãy lắng nghe: Đức Chúa Trời, Chúa của chúng ta là Đức Chúa Trời có một mà thôi” (câu 4). Dù có nhiều bản dịch chính thống khác nhau từ tiếng Hê-bơ-rơ, nhưng tất cả đều nhấn mạnh về thần tính độc nhất vô nhị, không gì sánh được của Đức Giê-hô-va. Lẽ thật lớn thứ nhì mà Đức Chúa Trời muốn Y-sơ-ra-ên phải học hỏi và dạy dỗ là một mệnh lệnh dựa trên sự duy nhứt của Ngài. “Phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức mà kính yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (câu 5). Bởi vì Ngài là duy nhất, nên Y-sơ-ra-ên không được phó thác mình cho ai khác. Sau câu Shema (Phục 6: 4-5), thì gần như lặp lại toàn bộ những mạng lịnh của Xuất 20. Khía cạnh chủ động trong mệnh lệnh truyền cho dân sự của Đức Chúa Trời là: “Phải kính sợ Đức Chúa Trời ngươi, chỉ hầu việc một mình Ngài và lấy danh Ngài mà thể” (Phục 6:13). Khía cạnh thụ động của mệnh lệnh là: “Chớ theo các thần khác, những thần của các dân tộc xung quanh ngươi” (câu 14). Rõ ràng Ngài là Đức • Chúa Trời có một, loại bỏ mọi khả năng có thần nào khác của các dân xung quanh là thật và do đó đáng để thờ lạy và hầu việc (Xuất 15:11; Xa-cha-ri 14:9).

Giáo lý Đức Chúa Trời có một không chỉ giới hạn trong Cựu Ước. Gia-cơ 2:19 khen ngợi niềm tin nơi một Đức Chúa Trời duy nhất, nhưng lưu ý rằng điều đó không đủ để được xưng công nghĩa. Phao-lô cũng nhấn mạnh đến sự độc nhứt của Đức Chúa Trời. Khi luận về vấn đề ăn thịt cúng thần tượng, ông viết: “Chúng ta biết thần tượng trong thế gian thật là hư không, chỉ có một Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài; lại chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Giê-xu Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có và chúng ta cũng vậy.” (1 Cô-rinh-tô 8:4,6). Ở đây giống như luật pháp của Môi-se, Phao-lô cũng loại trừ sự thờ lạy hình tượng vì cớ chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất. Tương tự như vậy, Phao-lô đã viết cho Ti-mô-thê: “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đức Chúa Giê-xu Christ, là người, Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc cho nhiều người” (1 Ti-mô-thê 2:5-6). Dù xét bề ngoài thì những câu này dường như có sự phân biệt giữa Chúa Giê-xu và Đức Chúa Trời duy nhất là Đức Chúa Cha, nhưng ý chính của câu Kinh Thánh trước đó là chỉ duy có Đức Chúa Trời mới là Thượng Đế thật sự (thần tượng chỉ là hư không); ý chính của câu sau là chỉ có một Đức Chúa Trời, và cũng chỉ có một Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người.

Ba Ngôi Đều Là Đức Chúa Trời (Tam Vị Tỉnh)

Toàn bộ những chứng cớ trên nếu đứng riêng lẻ thì chắc sẽ dẫn chúng ta đến một niềm tin căn bản là độc thần. Vậy điều gì đã khiến Hội Thánh đi xa hơn? Kinh Thánh đã đưa ra chứng cớ cho thấy Ba Ngôi đều là Đức Chúa Trời. Thần tánh của Ngôi thứ nhất là Đức Chúa Cha thì hầu như không có gì để bàn cãi. Ngoài những câu Kinh Thánh trong thư tín của Phao-lô vừa được trích dẫn (1 Cô-rinh-tô 8:4,6; 1 Ti-mô-thê 2:5-6), chúng ta có thể ghi nhận những chỗ Chúa Giê-xu gọi Cha là Đức Chúa Trời. Trong Ma-thi-ơ 6:26, Ngài cho biết rằng: “Cha thiên thượng của các ngươi nuôi chúng [chim trời].” Trong một lời tuyên bố tương tự sau đó không xa, Ngài cho biết rằng “Đức Chúa Trời mặc áo cho cỏ ngoài đồng” (câu 30). Và trong câu 31-32, Ngài dạy rằng chúng ta không cần phải hỏi mình sẽ ăn gì, uống gì, mặc gì bởi vì “Cha thiên thượng của các ngươi biết các ngươi cần những sự đó.” Rõ ràng là đối với Chúa Giê-xu thì “Đức Chúa Trời” và “Cha thiên thượng của các ngươi” là những từ ngữ có thể hoán đổi cho nhau. Và trong nhiều đoạn khác có liên quan đến Đức Chúa Trời, rõ ràng là Chúa Giê-xu muốn nói đến Đức Chúa Cha (Ma-thi-ơ 19:23-26; 27:46; Mác 12:17,24-27).

Thần tánh của Chúa Giê-xu thì có phần phức tạp hơn, dù Kinh Thánh cũng xem Ngài như Đức Chúa Trời. (Vì đề tài về thần tính của Chúa Giê-xu sẽ được khai triển trong phần nói về Cơ Đốc học [Chương 23], nên chúng ta sẽ không đi vào chi tiết ở đây). Một khúc Kinh Thánh then chốt nói về thần tính của Chúa Giê-xu là Phi-líp đoạn 2. Trong câu 5-11, có thể là Phao-lô đã lấy một bài ca tụng của Hội Thánh đầu tiên và dùng nó làm cơ sở để kêu gọi độc giả phải khiêm nhường. Về Chúa Giê-xu Christ, ông nói “Ngài, vốn có hình của Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ” (câu 6). Từ thường được dịch là “hình ở đây là uopbns (morphe). Từ này trong tiếng Hy Lạp cổ điển cũng như theo tiếng Hy Lạp trong Kinh Thánh thì có nghĩa là “toàn bộ những đặc điểm cấu thành một vật thể.” Nó nói lên bản chất thật sự của một vật thể. Từ uopộng khác với oxnua (schẽma) vốn cũng thường được dịch là “hình thể” nhưng theo nghĩa hình dạng hay dáng vẻ bên ngoài chớ không phải bản chất.

 

Đối với Phao-lô, một người Do Thái chính thống tiếp nhận một nền giáo dục khắc khe của Do Thái giáo, thì câu 6 thật sự là một tuyên bố lạ lùng. Phản ánh đức tin của Hội Thánh thời kỳ đầu, câu này cho thấy một niềm tin sâu sắc nơi thần tính trọn vẹn của Đấng Christ. Niềm tin chắc này không chỉ được biểu lộ qua từ ngữ uopdns, mà còn qua từ ngữ “bình đẳng [ìoa—isa] với Đức Chúa Trời.” Ý kiến chung cho rằng ý chính của câu 6 là Đức Chúa Giê-xu có sự bình đẳng với Đức Chúa Trời, song không cố nắm giữ điều đó. Tuy nhiên cũng có người cãi lại rằng Chúa Giê-xu không hề bình đẳng với Đức Chúa Trời; vậy ý chính của câu này phải hiểu là Chúa Giê-xu chưa bao giờ ham muốn hay mong mỏi có được sự bình đẳng với Đức Chúa Trời. Theo ý kiến này thì chữapwayuov (harpagmon) (“một vật phải nắm giữ”) không nên hiểu là “một vật phải giữ chặt,” mà phải hiểu là “một vật để chiếm lấy.” Tuy nhiên, mặt khác câu 7 lại nói Ngài “tự bỏ mình đi” (eçautov e¢k€00€v—heauton ekenwsen). Dù Phao-lô không ghi rõ Chúa Giê-xu đã tự bỏ điều gì của chính mình, nhưng rõ ràng đó là một hành động tích cực từ bỏ chính mình, chứ không phải là thụ động giữ không làm một điều gì. Như vậy, sự bình đẳng với Đức Chúa Trời phải là điều mà Ngài có được từ trước. Và đã ngang bằng với Đức Chúa Trời thì Ngài phải là Đức Chúa Trời.

Một đoạn khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng là Hê-bơ-rơ đoạn 1. Tác giả mà chúng ta không biết là ai, đã viết thư này cho một nhóm tín hữu người Hê-bơ-rơ. Ông (hoặc bà) có nhiều lời tuyên bố ngụ ý rõ ràng thần tính trọn vẹn của Con. Trong những câu mở đầu, khi tác giả (kể từ đây sẽ được gọi là ông) muốn chứng minh Con là cao hơn các thiên sứ, ông đã lưu ý rằng Đức Chúa Trời đã phán qua Con, lập Con làm người kế tự muôn vật, bởi Con mà dựng nên thế gian (câu 2). Sau đó ông đã mô tả Con “chói sáng [açnauyoua—apaugasma] sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” và là “hình bóng của bản thể Ngài”(xapaktnp tns upootages—carkthrths tes hupostasews). Dù cũng có thể bảo rằng điều này chỉ xác nhận Đức Chúa Trời đã khải thị chính Ngài qua Con, chứ không phải Con là Đức Chúa Trời, nhưng ngữ cảnh cho thấy ngược lại. Ngoài việc tự tỏ ra là Cha của Đấng mà Ngài gọi là Con ở đây (câu 5), Đức Chúa Trời mà câu 8 trích dẫn (từ Thi 45:6) đã gọi Con là “Đức Chúa Trời” và trong câu 10 là “Chúa” (từ Thi 102:25). Tác giả kết luận bằng lời phản của Đức Chúa Trời với Con, “Hãy ngồi bên hữu Ta”(từ Thi 110:1). Điều quan trọng là trước giả Kinh Thánh đã viết cho những Cơ Đốc nhân Hê-bơ-rơ vốn là những người hẳn là tin độc thần tuyệt đối, mà lại dám khẳng định một cách chắc chắn thần tính của Chúa Giê-xu và sự bình đẳng của Ngài với Đức Chúa Trời.

Điều xem xét cuối cùng là sự tự nhận biết về mình của Chúa Giê-xu. Chúng ta nên ghi nhận rằng Chúa Giê-xu chẳng bao giờ trực tiếp xác nhận thần tinh của Ngài cả. Dù vậy vẫn có nhiều chứng cớ cho thấy Ngài thật sự ý thức về thần tính của Ngài. Ngài tự cho là sở hữu những điều mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có. Ngài gọi các thiên sứ của Đức Chúa Trời (Lu-ca 12:8-9; 15:10) là thiên sử của Ngài (Ma-thi-ơ 358 13:41). Ngài xem nước của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 12:28; 19:14, 24; 21:31, 43) và những người được chọn của Đức Chúa Trời (Mác 13:20) như là của chính Ngài. Hơn nữa, Ngài còn nhận là có quyền tha tội (Mác 2:8-10). Người Do Thái biết rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể tha tội, và do đó họ buộc tội Chúa Giê-xu là lộng ngôn (Bracdnuablasphēmia). Ngài cũng cho mình có quyền phán xét thế gian (Ma-thi-ơ 25:31) và cai trị thế gian này (Ma-thi-ơ 24:30; Mác 14:62). Ngoài ra chúng ta có thể lưu ý đến cách Chúa Giê-xu đáp lại những kẻ buộc tội Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời cũng như những người thật sự xem Ngài là Đức Chúa Trời. Khi Ngài bị xử án, người ta buộc tội Ngài đã nhận mình là Con Đức Chúa Trời (Giăng 19:7; Ma-thi-ơ 26:63-65). Nếu Chúa Giê-xu không xem mình là Đức Chúa Trời, thì đây là cơ hội rất tốt cho Ngài xóa tan một ấn tượng sai lầm. Song Ngài đã chẳng làm thế. Thực ra, khi Ngài bị xét xử trước mặt Cai-phe, đó là lúc Ngài nói tương đối rõ nhất về thần tinh của Ngài hơn bao giờ hết. Vì để đáp lại lời cáo buộc, “Hãy nói cho chúng ta biết ngươi có phải là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hay không,” Ngài đã nói rằng, “Thật như lời. Nhưng ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây trời mà xuống” (Ma-thi-ơ 26:43-65). Nếu không phải là Ngài mong muốn bị kết tội chết một cách oan uống thì thật sự Ngài biết mình là Con của Đức Chúa Trời. Vả lại, khi Thô-ma xưng Chúa Giê-xu là “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!”(Giăng 20:28), Chúa Giê-xu đã không từ chối danh xưng đó. Cũng có những đoạn Kinh Thánh xem Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta có thể xem những đoạn Kinh Thánh mà trong đó cách nói về Đức Thánh Linh và về Đức Chúa Trời có thể hoán chuyển cho nhau. Công Vụ 5:3-4 là một ví dụ. A-na-nia và Sa-phi-ra giữ lại một phần tiền bán gia sản trong khi lại làm như thế họ đã đặt dưới chân các sứ đồ toàn bộ số tiền. Ở đây, nói dối cùng Đức Thánh Linh (câu 3) bị xem như là nói dối cùng Đức Chúa Trời (câu 4). Đức Thánh Linh cũng được mô tả là có những phẩm chất và thực hiện những công việc của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh bắt phục cho con người thấy tội lỗi, sự công bình và sự phán xét (Giăng 16:8-11), Ngài cũng tái sanh hoặc ban sự sống mới (Giăng 3:8). Trong 1 Cô-rinh-tô 12:4-1 1, chúng ta thấy rằng Đức Thánh Linh là Đấng ban ân tử cho Hội Thánh và là Đấng toàn quyền quyết định ai là người nhận lãnh các ân tứ này. Ngoài ra, Ngài cũng nhận vinh dự và vinh quang chỉ dành riêng cho Đức Chúa Trời. Trong 1 Cô-rinh-tô 3:16-17, Phao-lô nhắc nhở tín hữu rằng họ là đền thờ của Đức Chúa Trời và Thánh Linh Ngài ngự trong lòng họ. Trong đoạn 6 thì ông lại nói thân thể họ là đền thờ của Đức Thánh Linh trong lòng họ (câu 19-20). “Đức Chúa Trời” và “Đức Thánh Linh” xem ra là những từ ngữ có thể hoán đổi cho nhau. Cũng có nhiều chỗ khác Đức Thánh Linh được đặt ngang hàng với Đức Chúa Trời. Một là trong thể thức Báp-têm trong Ma-thi-ơ 28:19; hai là trong lời chúc phúc của Phao-lô trong 2 Cô-rinh-tô 13:13; cuối cùng là trong 1 Phi-e-rơ 1:2, Phi-e-rơ gọi độc giả của ông là “người được chọn theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh, đặng vâng phục Đức Chúa Giê-xu và có phần trong sự rải huyết Ngài.” Ba Ngôi Hiệp Nhất Thoạt nhìn thì hai dòng chứng cớ—Đức Chúa Trời độc nhất và Đức Chúa Trời Ba Ngôi——dường như mâu thuẫn nhau. Thuở ban đầu, Hội Thánh đã không có nhiều cơ hội để nghiên cứu mối liên hệ giữa hai dòng dữ liệu này. Quá trình tổ chức và truyền bá đức tin và thậm chí phải đấu tranh sống còn trong một thế giới thù địch không cho phép Hội Thánh suy nghĩ sâu xa về giáo lý. Tuy nhiên khi được an toàn hơn thì Hội Thánh bắt đầu cố gắng làm thế nào cho hai dòng dữ liệu này phù hợp với nhau. Hội Thánh đi đến kết luận là Đức Chúa Trời phải được hiểu là ba trong một, hay nói cách khác là Ba Ngôi hiệp nhất. Ở điểm này chúng ta phải đặt câu hỏi là giáo lý này có được dạy rõ ràng trong Kinh Thánh, có được Kinh Thánh ngụ ý nói đến hay chỉ là suy luận từ những dạy dỗ khác của Kinh Thánh.

Một khúc Kinh Thánh theo truyền thống được xem là tài liệu về Ba Ngôi là 1 Giăng 5:7, đúng ra là câu Kinh Thánh theo những bản dịch cũ của bản King James: “Vì có ba làm chứng trên trời: Đức Chúa Cha, Ngôi Lời và Đức Thánh Linh: và ba đó là một.” Ở đây rõ ràng là một lời tuyên bố tỏ tường súc tích về Ba Ngôi hiệp nhất. Tuy nhiên, đáng tiếc là cơ sở chân thực của bản dịch này quá mờ nhạt đến nỗi một số bản dịch gần đây (chẳng hạn như NIV) chỉ để câu này trong phần chú thích in nghiêng ở cuối trang, còn nhiều bản khác thì bỏ hẳn luôn (chẳng hạn bản RSV). Nếu như có một cơ sở Kinh Thánh cho giáo lý Ba Ngôi, thì phải tìm ở nơi khác vậy.

 

Hình thức số nhiều của danh từ chỉ Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là “x (‘elohim) đôi khi được xem ngụ ý nói đến giáo lý Ba Ngôi. Đây cũng là một danh xưng chung để chỉ về những thần khác. Khi dùng để chỉ Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, theo thông lệ nhưng không phải bao giờ cũng vậy, danh này được dùng ở số nhiều. Chắc sẽ có người bảo rằng điều này ám chỉ bản tính đa hợp của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hình thức số nhiều thường được giải thích theo lối thông thường là một dấu chỉ về sự oai nghiêm hoặc mạnh mẽ chứ không phải nói về số nhiều trong bản tính của Đức Chúa Trời. Theodorus Vriezen cho rằng dùng hình thức số nhiều là để nâng cao đối tượng được nhắc đến lên địa vị đại diện chung cho cả tầng lớp của mình và do đó bác bỏ ý kiến cho rằng giáo lý Ba Ngôi được ngụ ý nói đến trong Sáng 1:26. Wal ter Eichrodt thì tin rằng sở dĩ trước giả Sáng Thế Ký sử dụng dạng số nhiều để chỉ sự uy nghiêm của Đức Chúa Trời là muốn giữ cho quan điểm về nguồn gốc vũ trụ của mình khỏi tiêm nhiễm bất kỳ vết tích nào của quan điểm đa thần và cũng để mô tả Đức Chúa Trời -Đấng Tạo Hóa như là Đấng tể trị tuyệt đối và là Đấng duy nhứt có quyền đưa ra quyết định.

Tuy nhiên cách giải thích từ ‘elohim’ là dạng kính ngữ số nhiều không được sự nhất trí của tất cả các học giả Cựu Ước gần đây. Năm 1913, G.A.F. Knight đã tranh luận chống lại quan điểm này trong một chuyên khảo có tựa đề là (Một Cách Tiếp Cận Giáo Lý Ba Ngôi Dựa Trên Kinh Thánh) A Biblical Approach to the Doctrine of the Trinity. Ông cho rằng biến ‘elohim’ thành một dạng kính ngữ số nhiều là đọc tiếng Hê-bơ-rơ cổ theo lối suy nghĩ tân thời, vì các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đều được Kinh Thánh xưng hô theo số ít. Dù không chấp nhận kính ngữ số nhiều, nhưng 4 Knight cũng đã chỉ ra có một điều lạ trong tiếng Hê-bơ-rơ có thể giúp chúng ta hiểu được từ ngữ này. Những từ ngữ chỉ nước và trời (chẳng hạn) đều ở dạng số nhiều. Các nhà nghiên cứu ngữ pháp đã gọi hiện tượng này là số nhiều định lượng. Nước có đều được gọi là đơn nhất thần thuyết (monarchianism, nghĩa đen là “quyền tể trị độc nhất”), vì cả hai đều nhấn mạnh đến tính độc nhất và hiệp nhất của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ có quan điểm thứ hai là tự xưng bằng danh xưng này. Nghiên cứu về hai giáo lý này sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về quan điểm mà cuối cùng Cơ Đốc giáo chính thống đã chọn. Người khởi xướng cho đơn nhất thần thuyết cảm thúc là một lái buôn da thuộc người Byzantine tên là Theodotus, là người đã du nhập thuyết này vào La Mã vào khoảng năm 190.SC. Trên nhiều phương diện thần học, chẳng hạn như Đức Chúa Trời toàn năng, sự sáng thế, ngay cả sự giáng sinh đồng trinh của Chúa Giê-xu, giáo lý của Theodotus hoàn toàn chính thống. Tuy nhiên ông cho rằng trước khi chịu báp-têm thì Chúa Giê-xu là một người bình thường, dù là một người vẹn toàn về đạo đức. Lúc Ngài chịu báp-têm thì Thánh Linh tức là Đấng Christ đã giáng xuống trên Ngài, và kể từ lúc ấy, Ngài làm được những việc quyền năng của Đức Chúa Trời. Một số môn đệ của Theodotus còn cho rằng Chúa Giê-xu thực sự đã trở thành Đức Chúa Trời vào thời điểm đó hoặc sau khi phục sinh, nhưng Theodotus lại không chấp nhận điều này. Giê-xu là một người bình thường đã được cảm thúc bởi Thánh Linh chở không được Thánh Linh ngự trong lòng. Một đại diện khác của giáo thuyết này về sau là Paul xứ Samosata, người đã đề xuất quan điểm của mình vào những năm đầu hậu bán thế kỷ thứ ba và bị kết án ở thượng hội đồng giám mục An-ti-ốt năm 268. Ông khẳng định Ngôi Lời (Logos) không phải là hữu thể có thân vị và tự tại; tức là Giê-xu Christ không phải là Ngôi Lời. Trái lại, chữ Ngôi Lời là chỉ về điều răn và mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời truyền lệnh và thực hiện những gì Ngài muốn qua con người Giê-xu. Đó là ý nghĩa của chữ “Logos”. Nếu như có một yếu tố chung giữa quan điểm của Theodotus và của Paul xứ Samosata, thì đó là Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của con người Giê-xu. Có một sự tác động hay sức mạnh của Đức Chúa Trời trên, trong hoặc qua con người Giê-xu, nhưng không có sự hiện diện thật sự về bản tính của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu. Đơn nhất thần thuyết cảm thúc chưa bao giờ là một phong trào lan rộng, phổ biến. Nó chỉ có sức hấp dẫn về luận lý và dần dần trở nên một hiện tượng cá biệt. 12 Quan Điểm Đơn Nhất Thần Hiện Thể (Modalistic Monarchianism) Trái lại, đơn nhất thần thuyết hiện thể là một giáo lý khá phổ biến và lan rộng. Trong khi đơn nhất thần thuyết cảm thúc dường như phủ nhận giáo lý Ba Ngôi, thì đơn nhất thần thuyết hiện thể dường như lại khẳng định giáo lý này. Cả hai hình thức đơn nhất thần thuyết đều muốn bảo vệ giáo lý Đức Chúa Trời là duy nhất. Tuy nhiên đơn nhất thần thuyết hiện thế cũng hết lòng tin nơi thần tinh trọn vẹn của Chúa Giê-xu. Vì từ Cha thường được xem là chỉ về chính Đức Chúa Trời nên mọi ý kiến cho rằng Con hay Ngôi Lời ít nhiều cũng khác với Cha đều làm cho các nhà thần học hiện thể tức giận. Dường như đối với họ, nói như vậy chẳng khác nào nhị thần thuyết trong Hội Thánh—được tìm thấy trong sách Huấn Thị [Didache] (7:1-4) và trong sách Biện Giáo của Justin (1:61). Còn có một lần nối kết trực tiếp khác về ba danh hiệp nhất và được xem là ngang bằng với nhau là lời chúc phúc của Phao-lô trong 2 Cô-rinh-tô 13:14–“Nguyễn xin ơn của Đức Chúa Giê-xu Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy. Trong các sách Tin Lành lẫn trong các thư tín cũng có những ví dụ kết nối Ba Ngôi nhưng không trực tiếp hay rõ ràng đến thế. Thiên sứ báo cho bà Ma-ri hay rằng Đức Thánh Linh sẽ ngự trên bà, cho nên con thánh sanh ra phải xưng là Con Đức Chúa Trời (Lu-ca 1:35). Khi Chúa Giê-xu làm phép Báp-têm, cả Ba Ngôi đều hiện diện. Khi Con được báp-têm thì Linh của Đức Chúa Trời giáng xuống như bồ câu, và Cha nói những lời ca ngợi Con. Đức Chúa Giê-xu liên hệ các phép lạ của Ngài với năng quyền của Thánh Linh Đức Chúa Trời, và cho thấy đó là dấu hiệu nước trời đã đến (Ma-thi-ơ 12:28). Hình thức liên ba này cũng tìm thấy trong lời tuyên bố của Chúa Giê-xu khi Ngài nói sẽ ban lời hứa của Cha cho các môn đồ (Lu-ca 24:49). Sứ điệp của Phi-e-rơ vào ngày lễ Ngũ Tuần cũng đã nối kết cả ba: “Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời, và từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đương thấy và nghe. Hãy hối cải, ai nấy phải nhơn danh Đức Chúa Giê-xu chịu báp-têm để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.” (Công Vụ 2:33,38). Trong 1 Cô-rinh-tô 12:4-6 Phao-lộ nói về sự ban cho những ơn đặc biệt trên các tín hữu trong thân thể của Đấng Christ: “Có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời là Đấng làm mọi việc trong mọi người.” Trong ngữ cảnh cứu thục học, Phao-lô đã nói: “Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!” (Ga-la-ti 4:6). Phao-lô mô tả chức vụ của ông là “bởi ơn Đức Chúa Trời đã làm cho tôi nên chức việc của Đức Chúa Giê-xu Christ giữa dân ngoại, làm chức tế lễ của Tin Lành Đức Chúa Trời, hầu cho dân ngoại được làm của lễ vừa ý Chúa, và nên thánh bởi Đức Thánh Linh” (Rô-ma 15:16). Và Phao-lô đã liên hệ các bước của tiến trình cứu chuộc với từng Ngôi một trong Chúa Ba Ngôi: “Vả, Đấng làm cho vững nền chúng tôi với anh em trong Đấng Christ, và đã xức dầu cho chúng tôi, ấy là Đức Chúa Trời. Ngài cũng lấy ấn mình mà đóng cho chúng tôi và ban của tin Đức Thánh Linh trong lòng chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 1:21-22). Tương tự như vậy, Phao-lô đã gọi người Tê-sa-lô-ni-ca là “anh em yêu dấu của Chúa” và cho thấy ông luôn luôn cảm tạ Chúa vì cớ họ bởi “Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh và bởi tin lẽ thật” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-14). Ở đây chúng ta cũng có thể kể đến lời chúc phúc trong 2 Cô-rinh-tô 13:14 và lời cầu nguyện của Phao-lỗ trong Ê-phê-sô 3:14-19. Rõ ràng là Phao-lô đã nhìn thấy một sự liên quan mật thiết giữa Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Và trước giả của các thư tín khác cũng vậy. Phi-e-rơ đã mở đầu thư thứ nhất của ông bằng lời xưng hô gọi các độc giả của ông là những người kiều ngụ rải rác “được chọn theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh, đặng vâng phục Đức Chúa Giê-xu Christ và có phần trong sự rãi huyết của Ngài” (1 Phi-e-rơ 1:1-2 ). Giu-đe thì hối thúc độc giả “hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình và nhơn Đức Thánh Linh mà cầu trong Hội Thánh—được tìm thấy trong sách Huấn Thị [Didache] (7:1-4) và trong sách Biện Giáo của Justin (1:61). Còn có một lần nối kết trực tiếp khác về ba danh hiệp nhất và được xem là ngang bằng với nhau là lời chúc phúc của Phao-lô trong 2 Cô-rinh-tô 13:14–“Nguyễn xin ơn của Đức Chúa Giê-xu Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy. Trong các sách Tin Lành lẫn trong các thư tín cũng có những ví dụ kết nối Ba Ngôi nhưng không trực tiếp hay rõ ràng đến thế. Thiên sứ báo cho bà Ma-ri hay rằng Đức Thánh Linh sẽ ngự trên bà, cho nên con thánh sanh ra phải xưng là Con Đức Chúa Trời (Lu-ca 1:35). Khi Chúa Giê-xu làm phép Báp-têm, cả Ba Ngôi đều hiện diện. Khi Con được báp-têm thì Linh của Đức Chúa Trời giáng xuống như bồ câu, và Cha nói những lời ca ngợi Con. Đức Chúa Giê-xu liên hệ các phép lạ của Ngài với năng quyền của Thánh Linh Đức Chúa Trời, và cho thấy đó là dấu hiệu nước trời đã đến (Ma-thi-ơ 12:28). Hình thức liên ba này cũng tìm thấy trong lời tuyên bố của Chúa Giê-xu khi Ngài nói sẽ ban lời hứa của Cha cho các môn đồ (Lu-ca 24:49). Sứ điệp của Phi-e-rơ vào ngày lễ Ngũ Tuần cũng đã nối kết cả ba: “Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời, và từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đương thấy và nghe. Hãy hối cải, ai nấy phải nhơn danh Đức Chúa Giê-xu chịu báp-têm để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.” (Công Vụ 2:33,38). Trong 1 Cô-rinh-tô 12:4-6 Phao-lộ nói về sự ban cho những ơn đặc biệt trên các tín hữu trong thân thể của Đấng Christ: “Có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời là Đấng làm mọi việc trong mọi người.” Trong ngữ cảnh cứu thục học, Phao-lô đã nói: “Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!” (Ga-la-ti 4:6). Phao-lô mô tả chức vụ của ông là “bởi ơn Đức Chúa Trời đã làm cho tôi nên chức việc của Đức Chúa Giê-xu Christ giữa dân ngoại, làm chức tế lễ của Tin Lành Đức Chúa Trời, hầu cho dân ngoại được làm của lễ vừa ý Chúa, và nên thánh bởi Đức Thánh Linh” (Rô-ma 15:16). Và Phao-lô đã liên hệ các bước của tiến trình cứu chuộc với từng Ngôi một trong Chúa Ba Ngôi: “Vả, Đấng làm cho vững nền chúng tôi với anh em trong Đấng Christ, và đã xức dầu cho chúng tôi, ấy là Đức Chúa Trời. Ngài cũng lấy ấn mình mà đóng cho chúng tôi và ban của tin Đức Thánh Linh trong lòng chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 1:21-22). Tương tự như vậy, Phao-lô đã gọi người Tê-sa-lô-ni-ca là “anh em yêu dấu của Chúa” và cho thấy ông luôn luôn cảm tạ Chúa vì cớ họ bởi “Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh và bởi tin lẽ thật” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-14). Ở đây chúng ta cũng có thể kể đến lời chúc phúc trong 2 Cô-rinh-tô 13:14 và lời cầu nguyện của Phao-lỗ trong Ê-phê-sô 3:14-19. Rõ ràng là Phao-lô đã nhìn thấy một sự liên quan mật thiết giữa Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Và trước giả của các thư tín khác cũng vậy. Phi-e-rơ đã mở đầu thư thứ nhất của ông bằng lời xưng hô gọi các độc giả của ông là những người kiều ngụ rải rác “được chọn theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh, đặng vâng phục Đức Chúa Giê-xu Christ và có phần trong sự rãi huyết của Ngài” (1 Phi-e-rơ 1:1-2 ). Giu-đe thì hối thúc độc giả “hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình và nhơn Đức Thánh Linh mà cầunguyện. Hãy giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời và trông đợi sự thương xót của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta cho được sự sống đời đời” (câu 20-21). Một dấu hiệu tinh tế hơn về quan điểm Ba Ngôi của Phao-lô là cách ông sắp xếp một số sách của mình. Cả nội dung lẫn hình thức của những tác phẩm đó đều cho thấy niềm tin của ông vào Chúa Ba Ngôi. Arthur Wainwright đã bàn rộng khá chi tiết về điểm này. Ông chia sách Rô-ma ra như sau: 7 Sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với muôn vật (1:18-3:20) Sự xưng nghĩa bởi đức tin trong Đấng Christ (3:21-8:1) Sự sống trong Thánh Linh (8:2-30) Sách Ga-la-ti cũng có cùng khuôn mẫu đó: Sự xưng nghĩa bởi đức tin trong Đấng Christ (3:1-29) Sự nhận làm con qua sự cứu chuộc được thực hiện bởi Đấng Christ và sự ban cho Thánh Linh (4:1-7) Sự bỏ buộc của luật pháp và sự tự do bởi Đấng Christ ban cho (4:8-5:15) Sự sống trong Thánh Linh (5:16-6:10 ) 1 Cô-rinh-tô cũng như vậy. Rõ ràng giáo lý Ba Ngôi là một phần rất quan trọng trong nhận thức của Phao-lô về sứ điệp Tin Lành và về đời sống Cơ Đốc. Trong sách Tin Lành thứ tư chúng ta thấy được chứng cớ rõ nhất về Ba Ngôi đồng đẳng. Công thức liên ba tái xuất hiện nhiều lần: 1:33-34; 14:16; 16:13-15; 20:21-22 (xem thêm 1 Giăng 4:2,13-14). Năng lực liên thông xuất hiện nhiều lần giữa ba Thân Vị, như nhận xét của George Hendry. Con được Cha sai đến (14:24), và từ Ngài mà ra (16:28). Đức Thánh Linh được ban cho bởi Cha (14:16), được Cha sai đến (14:26), là Đấng ra từ Cha (15:26). Nhưng Con cũng có phần quan trọng trong việc Thánh Linh đến: Ngài cầu nguyện cho Thánh Linh đến (14:16); Cha nhân danh Con mà sai Thánh Linh đến; Con sẽ sai Thánh Linh đến từ Cha (15:26); Con phải đi xa để có thể sai Thánh Linh đến (16:7). Chức vụ của Đức Thánh Linh được xem như là một sự kế tục và khai triển chức vụ của Con. Ngài sẽ nhắc nhở lại những lời mà Con đã phán (14:26); Ngài sẽ làm chứng về Con (15:26); Ngài sẽ nói về những điều mà Ngài đã nghe từ Con, và từ đó làm vinh hiển cho Con (16:13-14). Phần mở đầu của sách Tin Lành này cũng có những câu quan trọng về giáo lý Ba Ngôi. Trong câu đầu tiên, Giăng đã nói: “Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Loi là Đurc Chúa Trdi” (ο λόγο” ην προ” τον θεόν και’ θεο” ην ο λόγο”—ho logos en pros ton qeon, kai hn họ logos). Câu này cho thấy thần tính của Ngôi Lời; xin lưu ý cách geos thức nhấn mạnh ý “Đức Chúa Trời” (hay “có thần tính”) qua sự khác nhau về thứ tự các chữ trong câu ở mệnh đề thứ nhất và thứ hai. Ở đây chúng ta cũng thấy ý tưởng dù Con khác biệt với Cha, song cũng có mối thông công giữa Cha và Con, vì giới từ mpoo (pros, cùng với) không chỉ có nghĩa là gần gũi về không gian với Cha, mà cũng có nghĩa là thông công mật thiết nữa. Sách Tin Lành này còn nhiều cách khác để nhấn mạnh sự gần gũi và hợp nhất giữa Cha và Con. Chúa Giê-xu phán rằng, “Ta với Cha là một” (10:30), và “Ai đãthấy ta tức là đã thấy Cha” (14:9). Ngài cầu nguyện cho các môn đồ cũng được hiệp một như Ngài và Cha là một (17:21). Từ những điều đã xét trên, chúng ta rút ra được kết luận như sau: Dù giáo lý Ba Ngôi không được xác nhận một cách rõ ràng, nhưng Kinh Thánh, đặc biệt là Tân Ước, lại chứa đựng rất nhiều câu gợi ý về thần tinh và sự hiệp nhất của Ba Ngôi khiến chúng ta có thể hiểu vì sao Hội Thánh lại đề ra giáo lý này, và Hội Thánh đã đúng khi làm như vậy. Các Mô Hình Lịch Sử Như chúng ta đã nhận xét trước đây, trong suốt hai thế kỷ đầu tiên sau Chúa, ít có nỗ lực nào tìm cách giải quyết những vấn đề thần học và triết học hóc búa mà ngày nay chúng ta gọi là giáo lý Ba Ngôi. Chúng ta thấy đã xuất hiện công thức bộ ba Cha, Con và Thánh Linh, nhưng không mấy ai tìm cách diễn giải hay giải thích công thức này. Những nhà tư tưởng như Justin và Tatian đã nhấn mạnh đến sự hiệp nhất bản tính giữa Ngôi Lời và Cha và đã dùng hình ảnh minh họa là không thể nào tách rời ánh sáng ra khỏi nguồn sáng của nó là mặt trời. Bằng cách đó họ đã minh họa sự kiện là dù Ngôi Lời và Đức Chúa Trời là khác nhau nhưng lại không thể chia cắt hay tách biệt nhau. Quan Điểm Ba Ngôi Chức Năng Trong sách của Hippolitus và Tertullian, chúng ta thấy hình thành một quan điểm Ba Ngôi theo chức năng. Hai ông ít quan tâm đào sâu mối quan hệ giữa Ba Ngôi; trái lại, họ chú trọng đến những cách mà Ba Ngôi tự bày tỏ trong công cuộc sáng tạo và cứu chuộc. Tuy sự sáng tạo và cứu chuộc cho thấy Con và Thánh Linh khác với Cha, nhưng cả hai cũng được xem là không thể tách rời với Cha trong bản thể vĩnh hằng của Ngài. Giống như những chức năng tinh thần của một con người, lý trí của Đức Chúa Trời tức là Ngôi Lời được xem như hiện hữu nội tại và bất khả phân ly với Ngài. Theo quan điểm của Tertullian, có ba cách biểu hiện của một Đức Chúa Trời duy nhất. Dù cả ba khác nhau theo số lượng nên chúng ta có thể đếm là ba, nhưng cả ba đều là những cách thể hiện của cùng một năng lực duy nhất bất khả phân ly. Ta có sự phân biệt hay phân bổ, chứ không phải là phân chia hay tách rời. Để minh họa sự hiệp nhất thần tính, Tertullian lấy ví dụ sự hiệp nhất giữa rễ với thân cây, nguồn với con sông, mặt trời và ánh nắng. Cha, Con và Thánh Linh là cùng một bản thể và bản thể này đã được mở rộng ra thành ba cách thể hiện, chứ không phải là phân chia. 10 Để nhận định ngắn gọn, chúng ta thấy rằng có điều gì đó mơ hồ trong quan điểm Ba Ngôi kiểu này. Mọi nỗ lực để có được một hiểu biết chính xác hơn về thực chất của quan điểm này đều là uổng công. Quan Điểm Đơn Nhất Thần Cảm Thúc (Dynamic Monarchianism) Vào cuối thế kỷ thứ hai và thứ ba, có hai nỗ lực nhằm có được một định nghĩa chính xác về mối liên hệ giữa Đấng Christ và Đức Chúa Trời. Cả hai quan điểm nàyđều được gọi là đơn nhất thần thuyết (monarchianism, nghĩa đen là “quyền tể trị độc nhất”), vì cả hai đều nhấn mạnh đến tính độc nhất và hiệp nhất của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ có quan điểm thứ hai là tự xưng bằng danh xưng này. Nghiên cứu về hai giáo lý này sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về quan điểm mà cuối cùng Cơ Đốc giáo chính thống đã chọn. Người khởi xướng cho đơn nhất thần thuyết cảm thúc là một lái buôn da thuộc người Byzantine tên là Theodotus, là người đã du nhập thuyết này vào La Mã vào khoảng năm 190.SC. Trên nhiều phương diện thần học, chẳng hạn như Đức Chúa Trời toàn năng, sự sáng thế, ngay cả sự giáng sinh đồng trinh của Chúa Giê-xu, giáo lý của Theodotus hoàn toàn chính thống. Tuy nhiên ông cho rằng trước khi chịu báp-têm thì Chúa Giê-xu là một người bình thường, dù là một người vẹn toàn về đạo đức. Lúc Ngài chịu báp-têm thì Thánh Linh tức là Đấng Christ đã giáng xuống trên Ngài, và kể từ lúc ấy, Ngài làm được những việc quyền năng của Đức Chúa Trời. Một số môn đệ của Theodotus còn cho rằng Chúa Giê-xu thực sự đã trở thành Đức Chúa Trời vào thời điểm đó hoặc sau khi phục sinh, nhưng Theodotus lại không chấp nhận điều này. Giê-xu là một người bình thường đã được cảm thúc bởi Thánh Linh chở không được Thánh Linh ngự trong lòng. Một đại diện khác của giáo thuyết này về sau là Paul xứ Samosata, người đã đề xuất quan điểm của mình vào những năm đầu hậu bán thế kỷ thứ ba và bị kết án ở thượng hội đồng giám mục An-ti-ốt năm 268. Ông khẳng định Ngôi Lời (Logos) không phải là hữu thể có thân vị và tự tại; tức là Giê-xu Christ không phải là Ngôi Lời. Trái lại, chữ Ngôi Lời là chỉ về điều răn và mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời truyền lệnh và thực hiện những gì Ngài muốn qua con người Giê-xu. Đó là ý nghĩa của chữ “Logos”. Nếu như có một yếu tố chung giữa quan điểm của Theodotus và của Paul xứ Samosata, thì đó là Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của con người Giê-xu. Có một sự tác động hay sức mạnh của Đức Chúa Trời trên, trong hoặc qua con người Giê-xu, nhưng không có sự hiện diện thật sự về bản tính của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu. Đơn nhất thần thuyết cảm thúc chưa bao giờ là một phong trào lan rộng, phổ biến. Nó chỉ có sức hấp dẫn về luận lý và dần dần trở nên một hiện tượng cá biệt. 12 Quan Điểm Đơn Nhất Thần Hiện Thể (Modalistic Monarchianism) Trái lại, đơn nhất thần thuyết hiện thể là một giáo lý khá phổ biến và lan rộng. Trong khi đơn nhất thần thuyết cảm thúc dường như phủ nhận giáo lý Ba Ngôi, thì đơn nhất thần thuyết hiện thể dường như lại khẳng định giáo lý này. Cả hai hình thức đơn nhất thần thuyết đều muốn bảo vệ giáo lý Đức Chúa Trời là duy nhất. Tuy nhiên đơn nhất thần thuyết hiện thế cũng hết lòng tin nơi thần tinh trọn vẹn của Chúa Giê-xu. Vì từ Cha thường được xem là chỉ về chính Đức Chúa Trời nên mọi ý kiến cho rằng Con hay Ngôi Lời ít nhiều cũng khác với Cha đều làm cho các nhà thần học hiện thể tức giận. Dường như đối với họ, nói như vậy chẳng khác nào nhị thần thuyết

Một số tên tuổi gắn liền với hiện thể thuyết có Noetus ở Smyrna, hoạt động vào hậu bán thế kỷ thứ hai; Praxeas (đây có thể là một biệt hiệu có nghĩa là “bép xép” của một chức sắc vô danh nào đó), là người mà Tertullian đã chống lại vào đầu thế kỷ 13 thứ ba;” và Sabellius, người đã soạn thảo và dạy dỗ giáo lý này vào đầu thế kỷ thứ ba. Chính Sabellius là người đã khai triển giáo lý này lên mức hoàn chỉnh và tinh tế nhất của nó. Ý chính của trường phái tư tưởng này cho rằng có một Thượng Đế có thể được gọi bằng nhiều cách khác nhau là Cha, Con hay Thánh Linh. Những cách gọi này không phải để phân biệt nhưng chỉ là những danh xưng thích ứng áp dụng vào những thời điểm khác nhau. Cha, Con và Thánh Linh không khác gì nhau cả ba đều là dạng thể hiện (hiện thể) lần lượt của cùng một thân vị. Cách giải quyết bằng hiện thể cho nghịch lý ba là một là ở chỗ không phải có ba thân vị, mà chỉ một thân vị với ba danh xưng, vai trò và hoạt động khác nhau.’ Một ý tưởng căn bản khác của hiện thể thuyết là Cha cũng chịu đau đớn cùng với Đấng Christ vì Ngài thực sự hiện diện trong Con và đồng nhất với Con. Ý tưởng mệnh danh là thuyết “Cha đồng thương khó” (Thống Khổ Thiên Phụ) này bị xem là tà giáo và là một trong những nhân tố khiến cho hiện thể thuyết bị bác bỏ. (Rất có thể lý do chính khiến cho thuyết này bị bác bỏ không phải vì nó đi ngược lại với khải thị của Kinh Thánh, mà vì nó trái ngược với quan niệm của triết học Hy Lạp cho rằng Đấng tuyệt đối phải vượt ra ngoài căm xúc. 15 Đơn nhất thần hiện thể thuyết là một quan niệm thật sự có một không hai, độc đáo và sáng tạo, và về mặt nào đó có thể gọi là một bước đột phá xuất sắc. Thuyết này giữ được cả tính độc nhất của Đức Chúa Trời và lẫn thần tính cho cả Ba Ngôi—Cha, Con và Thánh Linh. Tuy nhiên khi thẩm định giáo thuyết này, Hội Thánh nhận thấy rằng nó còn thiếu sót trên một số phương diện quan trọng. Cụ thể là sự kiện đôi khi cả Ba Ngôi đều xuất hiện cùng một lúc trong khải thị Kinh Thánh được xem như một vấn nạn lớn cho quan điểm này. Một số những đoạn Kinh Thánh nói về Ba Ngôi đã đề cập trong phần trước xem ra khó giải quyết ổn thỏa. Cảnh báp-têm trong đó Cha phán cùng Con và Thánh Linh giáng xuống trên Con là một ví dụ, cùng với những đoạn Chúa Giê-xu nói về việc Thánh Linh đến, hoặc nói về Cha hay cầu nguyện với Cha. Nếu chấp nhận hiện thể thuyết thì lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu trong những đoạn này phải bị xem như là sai. Vì vậy dù một số chức sắc trong Hội Thánh và ngay cả các giáo hoàng Zephyrinus và Callitus I đều đã có thời tâm đắc với những ý tưởng hiện thể thuyết, nhưng cuối cùng Hội Thánh cũng quyết định bác bỏ thuyết này vì có những phần Kinh Thánh nó không giải thích được. Quan Điểm Chính Thống Giáo lý chính thống về Ba Ngôi được phát biểu trong một loạt những buổi tranh luận và giáo hội nghị xuất phát từ sự tranh cãi nảy sinh do những phong trào như đơn nhất thần thuyết và thuyết Arius. Giáo hội nghị Constantinople (381) đã đưa ra một tuyên bố dứt khoát trong đó Hội Thánh công bố tỏ tường những tín lý mà trướcđây chỉ hiểu ngầm mà thôi. Quan điểm thắng thế bấy giờ gần như toàn bộ là của Athanasius (293-373), như đã được soạn thảo và hiệu đính bởi các thần học gia ở Cáp-ba-đốc như Basil, Gregory thành Nazianzus, và Gregory thành Nyssa. Công thức mô tả lập trường của giáo hội nghị Constantinople là “một bản thể ougola (ousia) trong ba thân vị unortioe” (hupostaseis).” Trọng tâm dường như thường đặt ở vế sau, tức là sự hiện diện riêng biệt của ba thân vị, hơn là vào tính độc nhất của một Đức Chúa Trời bất khả phân ly. Cùng một thần tính tồn tại đồng thời trong ba dạng hiện hữu hay thân vị. Ở đây nhấn mạnh ý tưởng “tương nhập” của các Ngôi, sau này còn gọi là tương nhập tương tức (perichoresis). Thần tánh tồn tại “bất phân ly trong những Ngôi tách biệt”. Ba Ngôi đều “đồng bản tính”. Basil nói rằng: Vì mọi sự thuộc về Cha đều được tìm thấy trong Con, và mọi sự thuộc về Con đều là của Cha; bởi trọn vẹn Con là ở trong Cha và Con có Cha trọn vẹn trong mình. Vậy thân vị Con trở nên như là hình thái và diện mạo của tri thức Cha, và thân vị Cha được biết qua hình thái của Con, trong khi chính phẩm chất mà chúng ta chiêm ngưỡng trong hình thái Con nói lên sự phân biệt rõ ràng giữa hai thân vị. 16 Các nhà thần học Cáp-ba-đốc cố gắng giải thích khái niệm cùng bản tính nhưng nhiều ngôi tách biệt qua ví dụ về cái chung và cái riêng quan hệ giữa các thân vị trong Ba Ngôi với thần tính Đức Chúa Trời cũng giống như quan hệ giữa từng cá nhân con người với con người nói chung (hay nhân loại). Mỗi ngôi vị riêng biệt đều là bản tính Đức Chúa Trời, chỉ khác nhau ở những điểm đặc thù hay đặc tính riêng của mỗi Ngôi, cũng giống như từng cá nhân con người có những đặc điểm riêng không ai giống ai. Theo Basil thì những đặc tính riêng nói trên của các Ngôi lần lượt là địa vị làm Cha, phận làm Con và năng lực thánh hóa hay nên thánh.’ Rõ ràng là công thức chính thống đã bảo vệ giáo lý Ba Ngôi khỏi rơi vào hiện thể thuyết. Tuy nhiên khi làm như vậy, phải chăng công thức chính thống lại rơi vào sai lầm ngược lại—tam thần thuyết? Thoạt nhìn thì nguy cơ này rất lớn. Tuy nhiên đã có hai điểm lưu ý được nêu lên giữ cho giáo lý Ba Ngôi khỏi rơi vào tam thần thuyết. Trước hết, chỉ cần tìm thấy một hành động nào của Cha, Con hay của Thánh Linh mà trong đó cả Ba Ngôi đều hành động không khác gì nhau thì chúng ta phải kết luận rằng về bản tính chỉ có một mà thôi. Sự hiệp nhất bản tính như vậy được tìm thấy trong hành động khải thị. Sự khäi thị phát xuất từ Cha, được tiến hành qua Con, và được hoàn tất trong Thánh Linh. Đó không phải là ba hành động, mà chỉ là một hành động trong đó cả Ba Ngôi đều tham gia. Thứ hai, công thức chính thống nhấn mạnh đến tính cụ thể và bất khả phân ly của thần tính Đức Chúa Trời. Những ý kiến phê bình giáo lý Ba Ngôi theo trường phái Cáp-ba-đốc tập trung vào ví dụ về cái chung thể hiện qua nhiều cái riêng. Để tránh kết luận cho rằng có nhiều Đức Chúa Trời bên trong thần tính Đức Chúa Trời cũng như có nhiều con người trong vòng nhân loại, Gregory thành Nyssa cho rằng nói đúng ra thì chúng ta không nên nói về nhiều người, mà phải nói tính đa hợp của một nhân loại duy nhất. Như vậy, trường phái Cáp-ba-đốc tiếp tục nhấn mạnh rằng dù Ba Ngôi Đức Chúa Trời có thể phân biệt về số lượng nhưng không thể phân biệt hay tách rời trong bản chất, thể tính hay bản thểCần nhắc lại rằng bản thể ousia không phải là một điều trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể. Hơn nữa, bản thể Đức Chúa Trời chỉ có một và bất khả phân ly. Áp dụng học thuyết Aristote là chỉ điều gì thuộc về vật chất mới phân chia được về số lượng, trường phái Cáp-ba-đốc nhiều lần phủ nhận việc gán số lượng cho thần tính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là độc nhất và không phải phức hợp. Do vậy dù cho mỗi Ngôi là một, nhưng Ba Ngôi không thể cộng lại thành ba hữu thể. Những Điểm Chính của Giáo Lý Ba Ngôi Trước khi cố gắng đưa ra một cách phát biểu đương đại về giáo lý Ba Ngôi, chúng ta cần phải tạm dừng lại để ghi nhận những điểm chính cần có trong một giáo lý như vậy.

  1. Căn bản phải là lẽ đạo Ðức Chúa Trời có một không hai. Giáo lý độc thần đã được khắc sâu trong truyền thống Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo. Đức Chúa Trời có một chớ không có nhiều Đức Chúa Trời. Tính độc nhất của Đức Chúa Trời có thể so sánh với sự hiệp nhất vợ chồng, nhưng phải nhớ rằng chúng ta đang nói về một Đức Chúa Trời duy nhất, chớ không phải là một sự kết nối của những hữu thể riêng biệt.
  2. Phải khẳng định Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Linh đều là Đức Chúa Trời. Mỗi Ngôi đều giống nhau về chất. Con cũng là Đức Chúa Trời trong cùng cách thức và mức độ như Cha, và Thánh Linh cũng vậy.
  3. Đức Chúa Trời là ba hay là một, điều đó không cùng một phương diện. Dù cho lối giải thích chính thống về Ba Ngôi dường như là mâu thuẫn (Đức Chúa Trời là một và cũng là ba), nhưng mâu thuẫn này không phải là thực, mà chỉ có vẻ như vậy thôi. Sẽ có mâu thuẫn nếu một vật là A nhưng cũng đồng thời không phải là A trên cùng một phương diện. Không giống như hiện thể thuyết, giáo lý chính thống dạy rằng Đức Chúa Trời là ba thân vị ở mọi thời điểm. Tuy đồng thời cũng khẳng định Đức Chúa Trời là một, giáo lý chính thống đã giải tỏa vấn nạn khi dạy rằng cách Đức Chúa Trời là ba khác với cách Đức Chúa Trời là một trên một phương diện nào đó. Các nhà tư tưởng của thế kỷ thứ tư đã đưa ra khái niệm một ousia mà ba hypostases. Vấn đề là ở chỗ xác định hai thuật ngữ này có nghĩa là gì, hoặc nói rộng hơn, xác định sự khác biệt về bản chất hay trọng tâm của duy nhất tính và tam vị tính của Đức Chúa Trời.
  4. Ba Ngôi hằng có đời đời. Đức Chúa Trời luôn luôn là ba, đó là Cha, Con và Thánh Linh, và cả Ba Ngôi vẫn luôn luôn là Đức Chúa Trời. Không có việc một Ngôi nào đó đến một lúc nào đó mới đột nhiên xuất hiện hay đột nhiên trở thành Đức Chúa Trời. Không hề có bất cứ một sự thay đổi nào trong bản tính của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Ngài đã, đang và sẽ luôn là như vậy.
  5. Chức năng của một Ngôi nào đó có thể có lúc phụ thuộc vào một hoặc cả hai Ngôi kia, nhưng điều đó không có nghĩa là Ngôi đó thấp kém hơn về bản chất. Mỗi Ngôi Đức Chúa Trời đều đã từng có một chức năng riêng, đặc biệt của mình trong một khoảng thời gian nào đó. Điều này có thể hiểu như một vai trò tạm thời để hoàn thành một mục đích đã định sẵn, chứ không phải là thay đổi về địa vị hay bản chất. Đối với loài người cũng có trường hợp phụ thuộc như vậy về chức năng. Nhiều người ngang hàng nhau trong một công ty hay xí nghiệp nào đó có thể chọn ra một người trong số họ để làm chỉ huy một nhóm đặc trách hay làm chủ tịch một ủy ban nào đóMột trong những người có óc sáng tạo nhất trong lịch sử thần học Cơ Đốc giáo là Augustine. Trong tác phẩm De Trinitate (Về Chúa Ba Ngôi), tác phẩm có lẽ là vĩ đại nhất của ông, Augustine đã dốc đổ trí tuệ siêu phàm của mình nhằm giải quyết vấn đề Ba Ngôi là gì. Ông đã suy gẫm về giáo lý này trong suốt cả cuộc đời theo Chúa của ông và viết luận thuyết về đề tài này trong suốt hai mươi năm (399.419). Trung thành với truyền thống Tây phương hay La-tinh, quan điểm của ông nhấn mạnh đến duy nhất tinh của Đức Chúa Trời hơn là tam vị tính. Ba Ngôi Đức Chúa Trời không phải là ba Đấng riêng biệt kiểu như ba thành viên của loài người là ba con người riêng biệt. Mỗi Ngôi đều giống y nhau về bản chất và cũng đều giống với chính bản tính Đức Chúa Trời. Các Ngôi được phân biệt với nhau nhờ tương quan của mỗi Ngôi trong thần tính Đức Chúa Trời. Đóng góp chính của Augustine cho sự hiểu biết về Ba Ngôi là các ví dụ ông rút ra từ nhân tính của con người. Ông lý luận rằng vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời là Ba Ngôi hiệp một, do đó không phải là vô lý khi dự đoán sẽ tìm thấy một sự phản chiếu dù là mờ nhạt về Đức Chúa Trời Ba Ngôi qua quá trình phân tích bản tính con người. Bắt đầu với lời Kinh Thánh tuyên bố Đức Chúa Trời là yêu thương, Augustine ghi nhận có ba yếu tố cần thiết trong tình yêu thương: người ban tình yêu, đối tượng được yêu, và tình yêu nối kết họ với nhau, hay ít nhất אןcó khuynh hướng dẫn đến điều đó.”” Dù ví dụ này gây được nhiều chú ý, nhưng đối với Augustine đó chỉ là khởi điểm, một nấc thang để tiến tới một ví dụ có ý nghĩa hơn dựa trên con người bề trong và đặc biệt là trên những hoạt động của tâm trí đối với chính nó hay với Đức Chúa Trời. Trong tác phẩm Lời Thú Tội (The Confessions), chúng ta cũng thấy ví dụ dựa trên con người bên trong với bộ ba hiện hữu, biết và muốn.” Trong Di Trinitate, ví dụ dựa trên hoạt động tinh thần được trình bày qua ba giai đoạn hay ba bộ ba:

(1) tâm trí, tự hiểu biết và tự yêu thương;”

(2) ký ức, hiểu biết và ý chí

(3) lòng ghi nhớ về Đức Chúa Trời, hiểu biết Đức Chúa Trời và yêu mến Đức Chúa Trời.” Tuy tất cả những bước ví dụ này đều mở cho chúng ta thấy mối tương quan giữa các Ngôi Đức Chúa Trời, nhưng Augustine cho rằng giai đoạn thứ ba cuối cùng là ích lợi nhất, vì ông lập luận rằng khi chúng ta chủ động hướng lòng về Đức Chúa Trời thì sẽ mang lấy hình ảnh của Đấng Tạo Hóa mình một cách đầy đủ nhất. Trên thực tế, ngay cả những Cơ Đốc nhân chính thống cũng khó mà giữ trọn hết những chi tiết của giáo lý này cùng một lúc. Việc chúng ta dùng một số ví dụ như trên gợi ý rằng có lẽ trên thực tế chúng ta có khuynh hướng ngã từ bên này sang bên kia giữa tam thần thuyết là niềm tin vào ba Đức Chúa Trời bằng nhau và có liên quan mật thiết với nhau, với hiện thể thuyết là niềm tin vào một Đức Chúa Trời duy nhất giữ ba vai trò khác nhau hoặc khải thị chính mình qua ba cách khác nhau. Gợi ý của Augustine cho thấy có thể rút ra ví dụ về Ba Ngôi từ nhân tính của con người là một ý kiến hữu ích. Trong quá trình tìm kiếm những hình thức tư duy hoặc một nền tảng nhận thức làm nền tảng cho một giáo lý Ba Ngôi, chúng tôi thấy lãnh vực quan hệ cá nhân và xã hội là nguồn ví dụ phong phú hơn lãnh vực thiên nhiênĐiều này là đúng vì hai lý do. Thứ nhất, Đức Chúa Trời là linh; vậy phạm vi xã hội và cá nhân gần gũi với bản chất nền tảng của Đức Chúa Trời hơn là những đối tượng vật chất. Thứ nhì, ngày nay người ta quan tâm đến những vấn đề về con người và xã hội hơn là đến thế giới vật chất. Do đó chúng ta sẽ khảo sát hai ví dụ rút ra từ lãnh vực những quan hệ nhân văn. Ví dụ thứ nhất rút ra từ lãnh vực tâm lý cá nhân. Là một người có ý thức về bản thân, tôi có thể đối thoại với chính mình. Tôi có thể đóng nhiều vai khác nhau để đối thoại với chính mình. Thậm chí tôi có thể tranh luận với chính mình. Hơn nữa, tôi là một con người phức tạp có nhiều vai trò và trách nhiệm có quan hệ tương tác lẫn nhau. Khi tôi cân nhắc phải làm gì trong một tình huống nhất định nào đó thì các vai trò người chồng, người cha, giáo sư thần học viện và công dân Hiệp Chủng Quốc vốn hợp thành con người tôi có thể trao đổi thông tin lẫn nhau. Khuyết điểm của ví dụ này là nơi con người thì trường hợp này xảy ra rõ nhất khi có sự căng thẳng hay cạnh tranh giữa các địa vị và vai trò của con người chớ không phải khi có sự hòa hợp. Môn tâm bệnh lý học cho chúng ta thấy những trường hợp cực đoan về cái có thể gọi là xung đột giữa những yếu tố hợp thành nhân vị con người. Nhưng đối với Đức Chúa Trời thì ngược lại, luôn có sự hòa hợp, tương thông và yêu thương tuyệt đối. Ví dụ kia là về lãnh vực quan hệ giữa người và người. Lấy trường hợp của những cặp song sinh giống nhau. Theo nghĩa nào đó thì họ có cùng bản chất, vì có cấu tạo di truyền giống nhau. Việc cấy ghép một bộ phận từ người này sang người kia có thể thực hiện tương đối dễ dàng, vì cơ thể của người nhận sẽ không loại thải bộ phận của người cho; nó sẽ chấp nhận bộ phận ấy như của chính mình. Những người sinh đôi còn rất gần gũi với nhau về nhiều điều khác nữa. Họ có những đam mê và ý thích giống nhau. Dù họ có vợ chồng và làm việc với những người chủ khác nhau, nhưng vẫn có một mối liên kết rất chặt chẽ kết nối họ lại với nhau. Tuy vậy họ không phải là cùng một người. Họ là hai người chứ không phải một. Có một tư tưởng rất hữu ích trong lịch sử của giáo lý này, đó là quan niệm tương nhập tương tức. Đó là giáo lý dạy rằng cuộc sống của mỗi con người chảy ngang qua từng cuộc đời của người khác, do đó mỗi người có tác dụng gìn giữ từng cuộc sống của người khác và mỗi người có thể đi vào trực tiếp trong ý thức của người khác. Vậy cơ thể con người được dùng như một ví dụ tốt để minh họa về Đức Chúa Trời Ba Ngôi hiệp một. Ví dụ não, tim, và phổi của một cá nhân nào đó đều hỗ trợ lẫn nhau và cung cấp nhu cầu cho nhau, mỗi bộ phận đều lệ thuộc vào các bộ phận kia. Những cặp song sinh dính liền nhau có chung tim và gan cũng minh họa được cho sự hiệp thông này. Tuy nhiên, những ví dụ này cũng như mọi ví dụ khác, không thể nào giải thích hết được giáo lý Chúa Ba ngôi. Chúng ta sẽ phải dùng đến nhiều ví dụ, một số để nhấn mạnh duy nhất tính và một số để nhấn mạnh tam vị tính. Dù chúng ta không thể hiểu được đầy đủ hai khái niệm tương phản này có liên hệ với nhau như thế nào, nhưng các nhà thần học không phải là những người duy nhất phải làm việc với hai khái niệm trái ngược nhau như vậy. Để giải thích hiện tượng ánh sáng, các nhà vật lý học phải hiểu rằng nó vừa là sóng vừa là lượng tử (có thể gọi là những bó năng lượng nhỏ) dẫu rằng theo lôgíc thì ánh sáng không thể là cả hai thứ được. Như một nhà vật lý đã nói rằng” Vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu, chúng ta xem ánh sáng là sóng; còn thứ ba, thứ năm, thứ bảy thì chúng ta xem nó là những hạt năng lượng.” Có lẽ đến ngày Chúa nhật thì các nhà vật lý không quan tâm đến bản chất của ánh sáng nữa! Không ai có thể giải thích được một điều huyền bí, chỉ có thể thừa nhận sự hiện hữu của nó mà thôi. Giáo lý Ba Ngôi là một phần quan trọng của đức tin chúng ta. Mỗi Ngôi Cha, Con, và Thánh Linh đều phải được thờ phượng là Đức Chúa Trời Ba Ngôi hiệp nhất. Và khi biết mỗi Ngôi có một công tác riêng, chúng ta nên cầu nguyện cảm tạ và dâng lời cầu xin với riêng tôi cũng như với Ba Ngôi Đức Chúa Trời nói chung. Ngoài ra, tình yêu và sự hiệp nhất trọn vẹn trong Đức Chúa Trời là mẫu mực cho sự hiệp một và tình yêu thương của chúng ta, nói lên mối liên hệ của chúng ta trong thân thể Đấng Christ. Dường như Tertullian đã đúng khi khẳng định rằng giáo lý Ba Ngôi phải được mặc khải từ trên cao chớ không phải do con người xây dựng mà được. Theo cách nhìn của con người thì giáo lý này quá ngớ ngẩn nên hẳn là không ai đi sáng chế ra một giáo lý như vậy. Không phải chúng ta tin giáo lý Ba Ngôi vì tự nó đã quá hiển nhiên hay mang đầy lý lẽ thuyết phục. Chúng ta tin giáo lý đó vì Đức Chúa Trời đã mặc khải chính Ngài là như vậy. Như ai đó đã nói về giáo lý này như sau: Cố giải thích thì sẽ mất trí; Nhưng cố chối bỏ thì sẽ mất linh hồn.

 

 

 

 

CHƯƠNG 18

Công Việc Ban Đầu Của Đức Chúa Trời: Sáng Thế Những Lý Do để Nghiên Cứu Giáo Lý Sáng Thế Những Điểm Dạy Dỗ Của Kinh Thánh Về Sự Sáng Thế Sáng Tạo từ Hư Vô Tính Toàn Diện của Sự Sáng Thế Phủ Nhận Nhị Nguyên Thuyết Công Việc của Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một Mục Đích Sáng Thế: Sự Vinh Hiển của Đức Chúa Trời Công Việc Sáng Tạo Tiếp Theo của Đức Chúa Trời Ý Nghĩa Thần Học của Giáo Lý Giáo Lý Sáng Thế và Sự Tương Quan với Khoa Học Niên Đại Sáng Thế Sự Phát Triển Bên Trong Cõi Tạo Vật Tính Độc Nhất của Công Cuộc Sáng Tạo của Đức Chúa Trời Những Ngụ Ý của Giáo Lý Sáng Thế Mục Tiêu của Chương Sau khi đọc xong chương này, bạn có thể làm được những điều sau: 1. Hiểu được tại sao phải nghiên cứu giáo lý sáng thế. 2. Nhận biết và xác định được những yếu tố trong sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự sáng thế. 3. Giải thích được Đức Chúa Trời đã tiếp tục việc sáng tạo của Ngài như thế nào trong việc hình thành thế giới thực vật, động vật và con người. 4. Thảo luận về ý nghĩa thần học của giáo lý sáng thể qua việc so sánh và đối chiếu nhiều quan điểm lịch sử của giáo lý này. 5. Hiểu và giải thích được mối liên hệ giữa giáo lý sáng thế và khoa học. 6. Nhận biết và lĩnh hội được sự độc đáo của công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời. 7. Khám phá và mô tả được những ngụ ý của giáo lý sáng thế. Tóm Tắt Chương Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên mọi sự mà không dùng đến những nguyên liệu có từ trước. Kinh Thánh cho biết ít nhất năm yếu tố về sự sáng thế. Từ sự dạy dỗ của Kinh Thánh, chúng ta có thể rút ra được ít nhất bảy kết luận về thần học. Nhiều học thuyết đã được đưa ra để hòa hợp giữa niên đại sáng thế và sự phát triển bên trong cõi tạo vật. Lý thuyết “ngày thời đại” dường như là câu trả lời hợp lý nhất cho niên đại sáng thế. Quan điểm sáng tạo tiếp diễn (progressive creationism) theo cách hiểu đúng đắn của nó thì giúp giải thích được sự phát triển bên trong cõi tạo vật. Cơ Đốc nhân có thể tin tưởng ở sự cao trọng của Đức Chúa Trời khi Ngài sáng tạo nên vũ trụ này cùng mọi sự bên trong nó. Câu Hỏi Nghiên Cứu Trong khi xã hội chối bỏ sự sáng thế, tại sao chúng ta phải nghiên cứu giáo lý sáng thế? Những yếu tố trong cách hiểu công cuộc sáng thế theo Kinh Thánh là gì? Ý nghĩa của từ bara trong tiếng Hê-bơ-rơ và từ ex nihilo trong tiếng La-tinh là gì? • Dạy dỗ của Kinh Thánh về sự sáng thế đã phủ nhận khái niệm nhị nguyên ra sao? Ý nghĩa thần học của giáo lý sáng thế là gì? • Giáo lý sáng thế liên hệ với khoa học hiện đại ra sao? • Đã có những nỗ lực nào nhằm giải thích niên đại được cho là của trái đất cho phù hợp với dữ liệu Kinh Thánh và những nỗ lực này gợi ý điều gì

Thương trình của Đức Chúa Trời có thể được xem là giống với những Ch /chương trình kiến trúc và những bản vẽ của một tòa nhà sắp được xây cất. Nhưng chương trình này không phải chỉ là một đồ án trong suy nghĩ của Đức Chúa Trời. Chương trình này được biến thành hiện thực bởi những hành động của Đức Chúa Trời. Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung vào những công việc đặc biệt được xem là do Đức Chúa Cha thực hiện, dù không phải chỉ mình Ngài. Việc thử nhất trong những việc đó là sự sáng thế. Qua sự sáng thế, chúng ta muốn nói đến công tác của Đức Chúa Trời trong việc tạo nên mọi vật mà không dùng đến bất kỳ nguyên liệu có trước nào cả. Những Lý Do để Nghiên Cứu Giáo Lý Sáng Thế 1. Có nhiều lý do để nghiên cứu cẩn thận giáo lý sáng thế. Thứ nhất, Kinh Thánh cho giáo lý này một ý nghĩa rất quan trọng. Tuyên bố trước hết của Kinh Thánh là, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng. 1:1). Tuy thứ tự mô tả không nhất thiết cho thấy tầm quan trọng của vấn đề, nhưng trong trường hợp này rõ ràng là Đức Chúa Trời xem sự kiện sáng tạo là quan trọng đủ để đặt nó lên đầu tiên. Đó là một trong những lời khẳng định đầu tiên trong Tin Lành Giăng, là lời khẳng định mang tính thần học nhất của các sách Phúc âm trong Tân Ước. “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.” (Giăng 1:1-3). Giáo lý sáng thể được tìm thấy trong chương bàn về đức tin trong sách Hê-bơ-rơ: “Bởi đức tin chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến” (11:3). Và trong khải tượng lớn về tương lai trong Khải Huyền, hai mươi bốn trưởng lão ca ngợi Chúa Toàn Năng vì Ngài là Đấng sáng tạo: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quý và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên” (Khải. 4:11). Công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời có một vai trò nổi bật trong sự trình bày của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời. 2. Giáo lý sáng thế luôn là một phần quan trọng trong niềm tin của Hội Thánh; đó là một khía cạnh rất quan trọng trong sự dạy dỗ và rao giảng của Hội Thánh. Điều đầu tiên trong bài tín điều các sứ đồ là, “Tôi tin Đức Chúa Trời toàn năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất.” Dù yếu tố đặc biệt này (tức là cụm từ nói về sự sáng thế) không có trong bản đầu tiên của bài tín điều mà đã được thêm vào ít lâu sau đó, nhưng điều quan trọng là trong một bài tuyên ngôn ngắn như bài Tín Điều Các Sứ Đổ, sự sáng thế gần như ngay từ đầu đã được xem là khá quan trọng đủ để được đề cập đến. 3. Hiểu biết của chúng ta về giáo lý sáng thế là quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến hiểu biết của chúng ta về những giáo lý khác. Con người được tạo nên bởi Đức Chúa Trời như những hữu thế riêng biệt, chứ không phải lưu xuất từ Ngài. Vì toàn thể thiên nhiên được Đức Chúa Trời tạo nên và tuyên bố là tốt lành, nên tự thân phần thể chất không có gì là xấu so với phần thuộc linh (Trước khi sa ngã-chú thích của người dịch). Những phương diện khác nhau này của giáo lý sáng thế cho chúng ta biết được nhiều điều về tình trạng con người. Hơn thế nữa, vì vũ trụ là công trình của Đức Chúa Trời chứ không phải là một điều tình cờ xảy đến, nên chúng ta có thể phát hiện đôi điều về bản tính và ý muốn của Đức Chúa Trời khi khảo sát cõi thiên nhiên. Nếu sửa đổi bất cứ điều gì trong giáo lý sáng thế là chúng ta cũng sửa đổi nhiều khía cạnh khác của tín lý Cơ Đốc nói chung. 4. Giáo lý sáng thể góp phần phân biệt được Cơ Đốc giáo với những tôn giáo khác và những thế giới quan khác. Chẳng hạn một số người có thể nghĩ rằng về căn nguyên thì có sự giống nhau giữa Cơ Đốc giáo và Hin-đu giáo, nhưng khi khảo sát cẩn thận thì sẽ thấy tín lý Cơ Đốc về Đức Chúa Trời và sự sáng thế khác hẳn với giáo lý Brahma-Atman (Đại Ngã-Tiểu Ngã) của Hin-đu giáo. 5. Việc nghiên cứu giáo lý sáng thể là một điểm có thể đối thoại giữa Cơ Đốc giáo và khoa học tự nhiên. Đôi lúc sự đối thoại trở nên gay gắt. Cuộc tranh luận nổi tiếng về thuyết tiến hóa vào đầu thế kỷ thứ hai mươi cho thấy rằng dù thông thường thần học và khoa học đường ai nấy đi, không đụng chạm đến nhau, nhưng vấn đề nguồn gốc của thế giới lại là một điểm chạm trán giữa hai bên. Điều quan trọng là không những phải hiểu sự chạm trán giữa Cơ Đốc giáo và sinh học là ở đâu (thuyết tiến hóa của Darwin), mà cũng phải hiểu cả về quan điểm tiến hóa hữu thần của Henri Bergson hoặc triết học tiến trình của Alfred North Whitehead nữa. 6. Cần phải có hiểu biết cẩn thận về giáo lý sáng thế vì đôi khi trong nội bộ Cơ Đốc giáo cũng có những bất đồng gay gắt. Trong cuộc tranh cãi giữa Tân phái và phải bảo thủ vào đầu thế kỷ thứ hai mươi, thì cuộc thư hùng diễn ra trên một quy mô rộng lớn—tiến hóa hay sáng thế. Ngược lại, ngày nay dường như có những tranh cãi nội bộ trong vòng các nhóm Tin Lành thuần túy giữa quan điểm sáng tạo diễn tiến và quan điểm cho rằng trái đất chỉ có vài ngàn năm tuổi. Cần phải xem xét cẩn thận về sự dạy dỗ chính xác của Kinh Thánh về đề tài này. Những Điểm Dạy Dỗ Của Kinh Thánh Về Sự Sáng Thế Sáng Tạo Từ Hư Vô Để bắt đầu khảo sát giáo lý sáng thế, xin lưu ý rằng đó là sự sáng tạo từ hư vô, tức là không dùng đến những nguyên liệu có trước. Điều này không có ý nói là mọi công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời đều là trực tiếp và xảy ra ngay tức thì, lúc khởi điểm của thời gian. Cũng có sự sáng tạo gián tiếp hay thứ sinh, tức là công việc tiếp theo sau đó của Đức Chúa Trời để phát triển và định hình những gì mà từ lúc đầu Ngài đã tạo ra (tác giả dùng động từ bring into existence có lẽ để nhấn mạnh sự tạo ra từ hư vô ND). Ở đây chúng ta muốn khẳng định rằng mọi vật hiện đang tồn tại đều khởi đầu bởi hành động sáng tạo của Đức Chúa Trời—Ngài đã không định hình và ứng dụng điều gì vốn đã có trước và độc lập với Ngài. gi Có khi người ta đã cố gắng để suy ra từ động từ xn:2 (bara’), trong tiếng Hê-bơ-rơ lẽ thật là sự sáng thế xảy ra mà không sử dụng những nguyên liệu tồn tại từ trước. Từ này xuất hiện trong Cựu Ước ba mươi tám lần dưới hình thức gốc từ Qal và mười lần dưới hình thức gốc từ Niphal. Hình thức danh từ, x”-2 (beri’ah—sự sáng tạo), xuất hiện chỉ một lần (Dân Số 16:30). Những từ gốc Qal và Niphal chỉ để sử dụng cho Đức Chúa Trời chứ không sử dụng cho con người. Rõ ràng là khi dùng theo nghĩa thần học, động từ nầy diễn tả sự độc đáo của công việc của Đức Chúa Trời khác với việc tạo hình và chế tác của con người từ những nguyên liệu có sẵn từ trước. Tuy nhiên, trong thơ văn, động từ này được để song đối với một số từ ngữ để chỉ việc chế tác hay tạo hình: 2 (‘asah)—chế tạo hay làm (Ê-sai 41:20; 43:7, 45:7,12,18; A-mốt 4:13); ng” (yatsar)—tạo thành (Ê-sai 43:1,7; 45:7,18; A-mốt 4:13); (kun)—sáng lập (Ê-sai 45:18); te (yasad) —lập nên (Thi 89:11-12 ([12-13]); và ơn (chadash)làm mới lại (Thi 51:10 ([12]). Karl-Heinz ghi nhận rằng “ở một chừng mực nào đó thì điều này dẫn đến một sự đánh đồng ý nghĩa.’ Tuy nhiên, nên ghi nhận rằng xa không bao giờ xuất hiện chung với bổ ngữ trực tiếp chỉ về một đối tượng mà Đấng tạo hóa dùng để tạo nên một điều gì mới. Do đó, ý tưởng về sự sáng tạo từ hư vô không phải là không có thể trong ý nghĩa của từ này mặc dầu người ta cũng chưa chứng minh được một cách thuyết phục ý nghĩa đó là đúng. Tuy nhiên, ý tưởng về sự sáng thế ex nihilo (từ chỗ hư vô—ND) có thể được tìm thấy trong một số phân đoạn Tân Ước mà ở đó mục đích chính không phải là tuyên bố về tính chất của sự sáng thế. Đặc biệt có nhiều chỗ nói đến sự khởi đầu của thế giới hay sự khởi đầu của sự sáng thể: “từ khi dựng nên trời đất” (Ma-thi-ơ 13:35; 25:34; Lu-ca 11:50; Giăng 17:24; Ê-phê-sô 1:4; Hê-bơ-rơ 4:3; 9:26; 1 Phi-e-rơ 1:20; Khải 13:8; 17:8) “từlúc ban đầu” (Ma-thi-ơ 19:4, 8; Giăng 8:44; 2 Tê 2:13; 1 Giăng 1:1; 2:13-14; 3:8) “hởi Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất” “từ khi mới có trời đất” (Ma-thi-ơ 24:21) “từ lúc đầu sáng thế” (Mác 10:6; 2 Phi-e-rơ 3:4) “từ ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Mác 13:19) “từ buổi sáng thế” (Rô-ma 1:20) (Lên đến 1:10) “đầu cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời” (Khải 3:14) Werner Foerster đã nhận xét về những câu này như sau: “Những nhóm từ này cho thấy rằng sự sáng thể đánh dấu sự bắt đầu tồn tại của thế gian, cho nên không hề có vật chất tồn tại từ trước”. Dù tự thân của động từ xtiÇu (ktizā) không xác định sự 2 sáng thế ex nihilo, chữa (bara’) cũng không, nhưng những cách dùng này bênh vực cho một ý nghĩa đặc biệt chứ không chỉ đơn thuần là chế tạo hay định hình. Những cách dùng khác của từ kzÇa chỉ ra rằng đây là từ thích hợp để chuyển tải ý nghĩa xuất hiện từ hư vô. Chẳng hạn, nó được dùng để nói về sự sáng lập các thành phố, các trò chơi, nhà cửa và các giáo phái. Đó là “hành động căn bản về tinh thần và .ý chí để một điều nào đó khởi sự tồn tại”. Cho nên, tuy nó có những nghĩa khác hơn sự sáng tạo ex nihilo, nhưng chắc chắn cũng bao gồm ý nghĩa đặc biệt đó. Cũng đừng nên loại bỏ hoàn toàn từơng (bara’) và xem nó không quan trọng cho mục đích của chúng ta. Dù ngữ nghĩa của từ này gợi ý là “cắt” hoặc “bổ” ra nhưng nó không bao giờ đi đôi với một bổ ngữ trực tiếp chỉ về nguyên liệu mà Đức Chúa Trời dùng để tạo ra một điều gì mới mẻ, và nó cũng không bao giờ được sử dụng trong gốc từ Qal và Niphal với một chủ ngữ là con người. Hơn nữa, chữ “ban đầu” trong Sáng1:1 khi được dùng không có kèm theo bổ ngữ nào khác thì dường như tương đương về nhiều mặt với cách dùng kzic được nói đến ở trên. Trong Tân Ước chúng ta có thể tìm thấy nhiều cách diễn đạt nói rõ hơn về ý tưởng sáng thế từ hư vô. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã sáng tạo vạn vật bởi lời Ngài. Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời “gọi những sự không có như có rồi” (Rô-ma 4:17). Đức Chúa Trời phán, “Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm” (2 Cô-rinh-tô 4:6). Điều này gợi lên kết quả xảy ra mà không có dùng đến bất kỳ nguồn vật chất nào có trước cả. Đức Chúa Trời đã tạo nên thế giới này bởi lời Ngài “đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến” (Hê-bơ-rơ 1 1: 3). Dù có thể lý luận rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng thực tại không thấy được hoặc thực tại thuộc linh làm nguyên liệu ban đầu để tạo nên vật thấy được, nhưng ý kiến này có vẻ giả tạo và gượng ép. Nếu sự chú trọng của chúng ta đối với sự sáng thế cx nihilo của Đức Chúa Trời có vẻ hơi thừa thải và hiển nhiên, thì cũng cần nhận thấy rằng sự sáng thế ex nihilo không hề hiển nhiên chút nào theo quan điểm của thần học tiến trình. John B. Cobb Jr. và David Griffin vạch rõ rằng Đức Chúa Trời không sáng thế từ sự hư vô hoàn toàn. Trái lại “thần học tiến trình khẳng định một giáo lý sáng thế từ sự hỗn mang (chaos).” Họ khẳng định rằng quan điểm này được nhiều đoạn Kinh Thánh trong Cựu Ước hậu thuẫn hơn là giáo lý sáng thế từ hư vô. Trong một tình trạng hỗn độn tuyệt đối thì xác suất chỉ là rất thấp để vật thể hình thành một cách ngẫu nhiên; dĩ nhiên, xác suất này không thể nào được sắp xếp để tạo thành “những cá thể bền vững”. Nhưng bởi vì Đức Chúa Trời vẫn hằng sáng tạo, nên vô vàn những cơ hội kinh nghiệm khác nhau sẽ xảy ra từng hồi-từng lúc. Đức Chúa Trời góp phần làm cho mỗi cơ hội thực tế này xảy ra. Từ ngữ ex nihilo hoặc “từ hư vô” đôi khi gây hiểu lầm. Một số nhà tư tưởng đã đi đến mức xem “hư vô” gần như là một thứ gì đó mà từ đó mọi sự được làm nên, một thứ bản chất nào đó. Đối với một số người theo thuyết hiện sinh như Martin Heidegger, cái không có tự nó lại là một thực tại ý tưởng siêu hình, có khả năng từ chối nhận lấy bản thể, na ná giống như một số phạm trù trong triết học Hy Lạp. Tuy nhiên khi nói về sự sáng thể từ hư vô, chúng ta không nghĩ về sự hư vô như là một thứ gì đó mà từ đó mọi sự được làm nên. Trái lại, hư vô nghĩa là không có thực tại. Vậy tốt hơn là nên nói “không cần những nguyên liệu có trước” thì hay hơn. Chỉ bởi lời Ngài, Đức Chúa Trời đã mang lại sự hiện hữu cho toàn thể thực tại. Chẳng hạn, trong Sáng 1 chúng ta đọc thấy Đức Chúa Trời phán và lời phán của Ngài lập tức trở thành hiện thực (câu 3, 6, 9). Chỉ mỗi câu nói “Phải có sự sáng” là đủ để cho ánh sáng hiện hữu. Chúng ta có thể rút ra được nhiều kết luận. Thứ nhất, Đức Chúa Trời có năng lực chỉ nghĩ về những tình huống nào đó, thì những tình huống này sẽ xảy ra theo đúng ý muốn của Ngài. Thứ nhì, sự sáng thế là một hành động của ý muốn Ngài, không bị thúc ép bởi bất kỳ một sức mạnh hay nguyên nhân nào ngoài Ngài. Thêm nữa, Đức Chúa Trời không đặt chính Ngài, sự hiện hữu của Ngài, vào trong tiến trình này. Sự sáng thể không phải là một phần của Ngài hay là một sự lưu xuất từ sự hiện hữu của Ngài.

Tính Toàn Diện của Giáo Lý Sáng Thế Đức Chúa Trời không tạo nên chỉ một phần nào đó của thực tại còn phần còn lại của thực tại thì thuộc về một nguồn gốc khác; nhưng Ngài đã tạo ra toàn thể thực tại. Trong câu mở đầu của Sáng Thế Ký (“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”) thì những từ “trời và đất” không dùng để chỉ về trời và đất không thôi. Đó là một thành ngữ nói đến mọi sự trong đó. Phạm vi phổ quát của công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời cũng được xác nhận qua việc sử dụng từ từ rỏ ta (ta panta) (Ê-phê-sô 3:9; Cô-lô-se 1:16; Khải Huyền 4:11). Thêm nữa, nhiều bảng liệt kê hoặc ghi chép chi tiết nhiều thành phần của sự sáng thế cho thấy sự sáng thế bao gồm hết mọi sự: “trời cùng muôn vật trên trời, đất cùng muôn vật dưới đất, biển cùng muôn vật trong biển” (Khải 10:6); “trời, đất, biển cùng muôn vật trong đó” (Công Vụ 4:24; 14:15); “thế giới và mọi vật trong đó” (Công Vụ 17:24). (xem thêm Khải Huyền 5:13, “mọi vật dựng nên trên trời, dưới đất, bên dưới đất, trên biển cùng mọi vật ở đó,” trong câu này mọi sự được diễn tả như đang ngợi khen và tôn vinh Đức Chúa Trời). Trong khi mọi sự này đều là những lời khẳng định rõ ràng về phạm vi công việc sáng thế của Đức Chúa Trời, thì Giăng 1:3 cũng diễn tả ý đó một cách mạnh mẽ nhất và rõ ràng nhất cả bằng cách nói khẳng định và phủ định: “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.” Đây là một lời khẳng định về bản tính thọ tạo của mọi tạo vật và phủ nhận khái niệm cho rằng một điều gì đó có thể đã được tạo nên bởi ai đó hoặc một thứ gì khác ngoài Đức Chúa Trời. Phủ Nhận Nhị Nguyên Thuyết Giáo lý sáng thế của Kinh Thánh không công nhận bất kỳ hình thức nào của nhị nguyên thuyết. Đấng sáng tạo là độc nhất: Ngài là Đấng duy nhất làm cho thực tại hiện hữu. Như vậy Kinh Thánh bác bỏ ý tưởng về một bộ phận xấu xa vốn có trong cõi tạo vật và xuất xứ từ một hữu thế gian ác đầy quyền lực, như ma quỷ chẳng hạn. Dù ma quỷ có khả năng làm biến đổi hoặc làm hư hoại vật đã được sáng tạo nên, nhưng nó không thể thực sự sáng tạo được. Hơn nữa, vì Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về nguồn gốc của mọi sự, nên trong cõi tạo vật không hề có những phần tử trung tính không mang ý nghĩa gì về mặt thuộc linh, cũng không có sự phân chia thực tại thành điều vốn là ác và điều vốn là thiện, hoặc điều thiêng liêng và điều thế tục. Công Việc của Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một Sáng tạo là công việc của Đức Chúa Trời Ba Ngôi hiệp một. Trong Cựu Ước có nhiều chỗ nói đến hành động sáng tạo chỉ của Đức Chúa Trời, chứ không nói đến Đức Chúa Cha, Con hoặc Thánh Linh, vì sự phân biệt giữa Ba Ngôi chưa được khải thị trọn vẹn (Sáng 1:1; Thi Thiên 96:5; Ê-sai 37:16; 44:24; 45:12; Giê-rê-mi 10:11-12). Tuy nhiên, trong Tân Ước chúng ta thấy có sự khác biệt. 1 Cô-rinh-tô 8:6 xuất hiện trong đoạn Phao-lô bàn luận về việc ăn của cúng thần tượng, là một lời dạy dỗ đặc biệt. Phao-lô đã dùng lý lẽ của nhiều đoạn trong Cựu Ước để cho thấy sự tương phản giữa Đức Chúa Trời và các thần tượng–Thi 96:5; Ê-sai 37:16; Giê-rê-mi 10:11-12. Điểm then chốt của những đoạn Cựu Ước này là ở chỗ ĐứcChúa Trời chân chính đã tạo nên mọi sự, trong khi đó các thần tượng không có khả năng tạo nên bất cứ điều gì. Phao-lô đã nói rằng: “Về phần chúng ta chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài; lại chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Giê-xu Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có, và chúng ta cũng vậy.” Cả Đức Chúa Cha và Con đều được Phao-lô kể đến trong hành động sáng tạo và cũng phân biệt các Đấng ấy với nhau. Rõ ràng là Đức Chúa Cha có vai trò nổi bật nhất; Ngài là nguồn cội của muôn vật. Đức Chúa Con là phương tiện hoặc tác nhân tồn tại của mọi vật. Tuy sự sáng thế chủ yếu là công việc của Đức Chúa Cha, nhưng chính qua Con mà sự sáng thế mới được thực hiện. Giăng 1:3 cũng xác nhận tương tự như vậy—chính qua Con mà mọi sự đã được làm nên. Trong Hê-bơ-rơ 1:10, Đức Chúa Con trong vai trò Chúa, là Đấng đã dựng nên trái đất lúc ban đầu. Cũng có những chỗ dường như có ý nói rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng hoạt động trong việc sáng tạo—Sáng 1:2; Gióp 26:13;33:4, Thi 104:30 và Ê-sai 40:12-13. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, có những trường hợp khó xác định được là nói đến Đức Thánh Linh hay là nói đến công việc của Đức Chúa Trời bởi hơi thở của Ngài, vì từ mm (ruach) có thể sử dụng cho trường hợp nào cũng được. Dường như có một sự mâu thuẫn giữa việc quy sự sáng tạo cho Cha, Con hoặc Thánh Linh, với việc cho rằng mỗi thành viên của Ba Ngôi đều có công việc riêng của mình. Song, điều này không phải là một nan đề, trừ khi chúng ta nghĩ rằng chỉ có một phương cách sáng tạo duy nhất. Khi một ngôi nhà được xây, thì ai thật sự đã xây nên ngôi nhà này? Về một phương diện, thì chính người kiến trúc sư đã thiết kế nên ngôi nhà và tạo nên những bản vẽ để xây dựng. Về phương diện khác, thì chính người chủ thầu mới thật sự thực hiện chương trình xây nhà. Song chắc hẳn là bản thân người chủ thầu không thực sự làm công việc xây cất. Chính những người thợ xây mới là người xây nên ngôi nhà. Nhưng nếu không có những vật liệu để xây nhà thì sẽ không xây được nhà. Theo đó thì những nhà cung cấp vật liệu xây dựng có thể được xem như là nguyên nhân của việc xây cất ngôi nhà. Hoặc đơn vị cho vay tiền để xây cất và nhận thế chấp cũng có thể được xem là đã xây nến ngôi nhà. Cuối cùng thì người sở hữu ngôi nhà theo một nghĩa nào đó mới là người xây nhà dù có thể họ không hề đóng một cái đinh nào, vì họ là người ký vào giấy tờ nhà để được phép xây cất công trình này và họ sẽ phải trả góp tiền vay hàng tháng. Mỗi một người, bằng cách thức riêng của mình, đều là nguyên nhân tạo nên ngôi nhà. Chúng ta cũng có thể nói như vậy về sự sáng thế. Theo Kinh Thánh thì dường như Đức Chúa Cha là Đấng mang đến sự hiện hữu cho thế giới thọ tạo này. Nhưng chính Đức Thánh Linh và Đức Chúa Con là Đấng tạo hình cho nó và thực hiện những chi tiết của bản thiết kế này. Dù sự sáng thế có từ Đức Chúa Cha, nhưng sự sáng thế cũng có bởi Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Mục Đích Sáng Thế: Sự Vinh Hiển của Đức Chúa Trời Tuy Đức Chúa Trời không bắt buộc phải sáng tạo, nhưng Ngài đã sáng tạo vì những lý do tốt lành và thích đáng, và sự sáng thế đã làm trọn mục tiêu đó. Đặc biệt, sự sáng thế làm vinh hiến Đức Chúa Trời bởi nó thực hiện ý muốn của Ngài. Cả những tạo vật sống hay vật vô tri (Thi Thiên 19.1) đều làm vinh hiển Ngài. Trong câu chuyện Giô-na, chúng ta thấy rõ điều này một cách khá sống động. Mọi người vàmọi sự (trừ Giô-na) đều thuận theo ý muốn và chương trình của Đức Chúa Trời: cơn bão, lá thăm [hay con súc sắc], các thủy thủ, con cá lớn, cư dân thành Ni-ni-ve, ngọn gió đông, cây bí và con sâu. Mỗi phần trong cõi thọ tạo đều có khả năng làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho nó, nhưng từng phần vâng lời theo một cách khác nhau. Tạo vật vô tri làm theo ý muốn của Chúa một cách máy móc, tuân theo những quy luật của thiên nhiên chi phối thế giới vật chất này. Tạo vật sống thì làm điều đó theo bản năng, để đáp ứng theo những thúc đẩy bên trong. Chỉ con người mới có khả năng vâng phục Đức Chúa Trời một cách có ý thức và tự nguyện, và do đó, làm vinh hiến Đức Chúa Trời cách trọn vẹn nhất. Công Việc Sáng Tạo Tiếp Theo của Đức Chúa Trời Tuy sự sáng thế đúng nghĩa là mang lại sự hiện hữu cho mọi thực tại vật chất cũng như mọi hữu thế thuộc linh ngoài Đức Chúa Trời, nhưng thuật ngữ này cũng hàm chứa ý nghĩa sự tạo thành tiếp theo đó những hữu thể mới được định hình từ chất liệu đã được tạo nên trước đó. Có thể hiểu ngụ ý về điều này thậm chí qua tường thuật trong Sáng Thế Kỷ 1: Đức Chúa Trời phán, “Nước phải sanh các vật sống cho nhiều” (câu 20), và “đất phải sanh các vật sống” (câu 24). Sự mô tả về việc tạo nên con người đầu tiên làm cho ta nghĩ đến việc sử dụng một số loại vật liệu—“bụi đất” (2: 7). Ê-va được mô tả như đã được tạo nên từ một phần thân thể của A-đam (2:21). Vậy Đức Chúa Trời cũng tạo nên mọi loài thú đồng và mọi loài chim trời từ đất (2:19). Rất có thể điều mà Đức Chúa Trời đã làm trước tiên chỉ là để tạo nên vật chất từ hư vô, và rồi thì trong hoạt động sáng tạo tiếp theo sau đó, Ngài đã làm nên mọi thứ từ những nguyên tử Ngài đã sáng tạo. Nhiều giống loài khác nhau được tạo nên vào thời gian sau đó cũng chính là việc làm của Đức Chúa Trời không kém gì việc tạo ra chất liệu ban đầu. Vậy, nếu [quả thật] Đức Chúa Trời, chí ít là một phần, thực hiện công việc của Ngài qua những phương tiện nội tại [chất liệu tạo ra từ trước trong thế gian—ND], thì sự tạo thành của những giống loài khác nhau sau đó bằng quy luật di truyền học—tức là các chủng loại hoa hồng, bắp lại, gia súc, chó xuất hiện sau này…chính là công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời. Trong những trường hợp sau thì con người góp phần với Đức Chúa Trời trong việc tạo nên chủng loài mới. Tuy nhiên, phải ghi nhận rằng con người chỉ làm việc với cái mà Đức Chúa Trời đã cho trước. Do đó, ngay cả những loài gần đây nhất cũng đều là công việc của Đức Chúa Trời, vì chúng được hình thành từ vật liệu được tạo nên bởi Ngài và luật di truyền chi phối sự phát triển của chúng cũng là công việc của Ngài. Ý Nghĩa Thần Học của Giáo Lý Này Giờ thì chúng ta chuyển sang nghiên cứu ý nghĩa thần học của giáo lý sáng thể. Giáo lý này thật sự muốn khẳng định điều gì? Và cũng quan trọng không kém đối với mục đích của chúng ta ở đây là giáo lý này bị phản bác hay bác bỏ ở điểm nào? 1. Giáo lý sáng thế, trước nhất và cũng tương đối rõ ràng nhất chính là một sự khẳng định không có thực tại tối thượng nào khác hơn là Đức Chúa Trời. Không có chỗ cho nhị nguyên thuyết. Trong nhị nguyên thuyết, như tên gọi của nó, có hai nguyên lý tối thượng. Theo một hình thức của nhị nguyên thuyết, Chúa là Đấng Tạo Hóa và Đấng Tạo Thành. Và có những thứ mà Đấng Tạo Hóa đã sử dụng haylàm việc trên đó, tức là chất liệu mà Ngài đã dùng để sáng tạo. Tư tưởng Hy Lạp phần nhiều là nhị nguyên theo cách này hay cách khác. Điển hình là cặp phạm trù vật chất-hình thức: có một trật tự, cấu trúc hay mẫu mực của sự vật, gọi là hình thức hay ý tưởng. Và cũng có cái cần phải được sắp xếp, cơ cấu hay tổ chức, gọi là vật chất. Vậy sự sáng thế là ở chỗ ai đó hoặc điều gì đó kết hợp hai phạm trù này lại với nhau, tức là đặt hình thức chồng lên vật chất. Nhưng đây không phải là điều mà giáo lý Cơ Đốc khẳng định. Đức Chúa Trời không làm việc với điều gì đã tồn tại sẵn. Ngài mang lại sự tồn tại cho chính những nguyên liệu mà Ngài sử dụng. Nếu như không phải vậy thì Đức Chúa Trời không thực sự là vô hạn. Và nếu vậy phải có một thứ gì khác cùng tồn tại lúc đó và hẳn là từ trước vẫn thế. Hậu quả là Đức Chúa Trời hẳn đã là hữu hạn bởi Ngài phải làm việc trong khuôn khổ những đặc tính vốn có của nguyên liệu mà Ngài đã dùng. Ngược lại, giáo lý Cơ Đốc cho rằng Đức Chúa Trời đã làm cho nguyên liệu tồn tại và ban cho nó những đặc điểm mà từ lúc ban đầu Ngài muốn nó phải có. 2. Hành động sáng thế ban đầu của Đức Chúa Trời là độc nhất vô nhị. Hành động này không giống với những hành động “sáng tạo” của con người vốn chỉ là hành động tạo hình nhờ sử dụng những chất liệu sẵn có. Để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải làm việc trong khuôn khổ giới hạn của phương tiện được sử dụng, có thể đó là khả năng uốn nắn của kim loại, đặc tính phản chiếu của sơn dầu, tính chất của ngôn ngữ được sử dụng, hay tốc độ và độ phân giải của cuộn phim. Hơn nữa, ngay cả khái niệm mà người nghệ sĩ mô tả cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm có từ trước. Tác phẩm sẽ là một sự thể hiện một ý tưởng đã được kinh nghiệm trực tiếp hoặc là sự phối hợp của những yếu tố kinh nghiệm có từ trước vào một tổng thể mới; một ý tưởng thật sự mới lạ, hoàn toàn mới mẻ là điều quả thật rất hiếm hoi. Ngay cả khi người viết muốn tạo ra một ngôn ngữ mới để diễn tả những tư tưởng này, thì những hạn chế của ngôn ngữ nói chung đặt giới hạn cho những gì có thể làm được. Tuy nhiên Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi bất cứ điều gì ở bên ngoài chính Ngài. Giới hạn duy nhất của Ngài chính là những giới hạn của chính bản tính Ngài và những quyết định của Ngài. Vì vậy, mục đích của Đức Chúa Trời, khác với mục đích của sự “sáng tạo” của con người, sẽ không bị vô hiệu hóa bởi bất kỳ phẩm chất vốn có nào của vật liệu mà Ngài phải sử dụng. 3. Giáo lý sáng thể cũng có nghĩa là không có điều gì được tạo nên là xấu về bản chất. Mọi sự đều đến từ Đức Chúa Trời, và trong phần tường thuật sáng thế có đến năm lần chép Ngài thấy điều đó là tốt lành (c.10,12,18,21,25). Vậy, khi Ngài hoàn tất sự sáng tạo nên con người, chúng ta được biết là Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành (câu 31). Không có điều ác nào bên trong cõi tạo vật ban đầu của Đức Chúa Trời. Trong hình thức nào của nhị nguyên thuyết cũng đều có khuynh hướng phân biệt về mặt đạo đức giữa hai nguyên lý hay yếu tố cao và thấp.“ Vì lĩnh vực cao là thiêng liêng còn lĩnh vực thấp thì không, nên lĩnh vực cao được xem là có thực hơn lĩnh vực kia. Cuối cùng thì sự khác biệt về siêu hình này có khuynh hướng mang lấy một sự khác biệt về đạo đức—điều cao là tốt và điều thấp là xấu. Sự phân biệt nhưvậy xuất hiện trong giai đoạn sau này của học thuyết Platon. Platon đã dạy rằng Ý tướng hoặc Hình thức, những khái niệm tinh thần hay vô hình, là có thật hơn những đối tượng cảm quan hay thường nghiệm vốn chỉ là những cái bóng do Hình thức phản chiếu mà thôi. Trong thuyết Platon mới (Neo-Platonism) thì sự phân biệt này mở rộng sang lĩnh vực đạo đức. Lĩnh vực vật chất hay cảm quan bị xem là xấu xa, còn lĩnh vực tâm linh hay vô hình được xem là tốt đẹp. Chịu ảnh hưởng thuyết Platon mới và những dạng khác nhau của nhị nguyên thuyết như đạo Mani (thiện ác nhị nguyên), một số Cơ Đốc nhân bắt đầu xem thế giới vật chất tự thân là xấu xa. Tuy nhiên, nếu toàn thể thực tại nhờ Đức Chúa Trời mà tồn tại, và nếu những gì Đức Chúa Trời đã tạo nên đều “tốt đẹp” cả thì chúng ta không thể xem vật chất tự nó là xấu xa được.’ Điều này làm nảy sinh một vấn đề: Cơ Đốc giáo, cũng như mọi hệ tư tưởng ít nhiều có sự kiến giải về vũ trụ, thì cũng đều phải đương đầu với vấn đề sự hiện diện của điều ác trên thế gian. Các học thuyết nhị nguyên có thể giải quyết vấn nạn này khá dễ dàng. Vì Đức Chúa Trời là tốt lành, Ngài không thể là nguồn gốc của điều ác. Vì vậy bất cứ điều gì không phải là Đức Chúa Trời, tức là vật liệu mà Ngài phải dùng đến, ắt hẳn là tâm điểm của điều ác. Nhưng cách giải thích này không thể và sẽ không được chấp nhận theo quan điểm sáng tạo triệt để bởi vì quan điểm này chủ trương vạn vật không có được một tình trạng độc lập như vậy. Song theo cách giải thích của Thánh Kinh thì không thể đổ thừa cho Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo nên mọi sự, về điều ác và tội lỗi trên thế gian này. Sở dĩ không thể đổ tội cho Ngài không phải là vì Ngài đã không tạo nên thế giới này, nhưng vì Ngài đã tạo nên thế giới này tốt đẹp, thậm chí rất tốt đẹp nữa là đàng khác.’ Chúng ta sẽ trở lại vấn để cội nguồn của điều ác trong chương 20. 4. Giáo lý sáng thế cũng quy trách nhiệm cho nhân loại. Con người không thể biện minh cho cách cư xử xấu xa của mình bằng việc đổ lỗi cho thế giới vật chất xấu xa. Thế giới vật chất không phải tự nó là xấu. Tội lỗi của con người là ở việc hành sử quyền tự do của mình. Con người cũng không thể đổ lỗi cho xã hội. Đôi khi tội lỗi của cá nhân được xem là do ảnh hưởng của xã hội. Người ta lập luận rằng mỗi con người đều có đạo đức, nhưng một xã hội vô đạo đức đã dẫn con người vào tội lỗi. Nhưng xã hội con người cũng là một phần trong cõi tạo vật của Đức Chúa Trời, và hẳn là rất tốt đẹp. Do đó việc xem xã hội là nguyên cớ của tội lỗi thật là một luận điệu sai lầm và gây lạc hướng. 5. Giáo lý sáng thể cũng chống lại việc làm giảm giá trị sự nhập thể của Đấng Christ. Nếu thế giới vật chất này vốn là xấu xa như thế nào đó thì thật khó chấp nhận sự kiện Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời mang lấy hình thể con người bao gồm cả thân xác. Thật vậy, một số người vì cho rằng vật chất là xấu xa nên đã phủ nhận thân xác của Chúa Giê-xu là có thật. Ngài chỉ “dường như có một thể xác con người. Phái này mệnh danh là Ảo Thân thuyết (Docetists), xuất phát từ chữ Sokéo (dokeỡ—có vẻ như) trong tiếng Hy Lạp. Trái lại, một hiểu biết đúng đắn về giáo lý sáng thế…những gì Đức Chúa Trời tạo nên đều là tốt đẹp… làm cho chúng ta có thể khẳng định ý nghĩa trọn vẹn của sự nhập thể của Đức Chúa Giê-xu Christ, tức là Ngài [thực sự] mang lấy thể xác con ngườiGiáo lý sáng thế cũng ngăn giữ chúng ta khỏi chủ nghĩa khắc kỷ. Do tin rằng thể chất là xấu xa, nên một số người, kể cả Cơ Đốc nhân, đã ruồng bỏ thân thể con người và mọi hình thức thỏa mãn xác thịt. Tâm linh vốn thiêng liêng hơn nên mới chính là lĩnh vực đúng nghĩa của điều lành và sự tin kính. Do đó, việc suy gẫm, ăn uống khắc khổ và kiêng khem tình dục được xem là điều kiện của tính chất thuộc linh. Nhưng giáo lý sáng thế khẳng định rằng vì Đức Chúa Trời đã tạo nên mọi vật hiện có và làm điều đó một cách tốt đẹp, nên muôn vật vẫn còn có cơ cữu vãn. Sự cứu rỗi và tình trạng thuộc linh có thể đạt được không phải bằng sự trốn chạy hay tránh né thế giới vật chất mà là bằng cách làm cho nó nên thánh. 6. Nếu toàn cõi tạo vật đều được tạo nên bởi Đức Chúa Trời, thì tất phải có một mối liên hệ và sự thân thiết giữa muôn vật với nhau. Tôi là anh em với mọi người khác, vì chúng ta đều được cùng một Đức Chúa Trời tạo dựng và chăm sóc. Vì vật chất vô tri cũng do Đức Chúa Trời mà có, nên căn bản là tôi với thiên nhiên là một, bởi chúng ta đều là thành viên của cùng một gia đình. Chúng ta có thể có xung đột với nhau, nhưng đó chỉ là sự cãi vã trong gia đình chứ không phải là cuộc chiến với một kẻ thù xa lạ. Mọi tạo vật đều thuộc về Đức Chúa Trời và đều quan trọng đối với Ngài. Con người chúng ta có xu hướng xem chỉ có mình mới là con của Đức Chúa Trời, và do đó chỉ có chúng ta mới được hưởng tình phụ tử của Ngài. Song Chúa Giê-xu đã tuyên bố rõ ràng rằng Đức Chúa Trời yêu thương và chăm sóc tất cả muôn vật Ngài đã tạo nên (Ma-thi-ơ 6:26-30; 10:29). Cơ Đốc nhân, hơn ai hết, phải là người quan tâm nhiều nhất đến việc thực thi trách nhiệm quản lý sinh thái đối với cõi tạo vật của Đức Chúa Trời. 11 7. Dù giáo lý sáng thể loại trừ mọi tư tưởng nhị nguyên, nhưng nó cũng không dung nạp tư tưởng đơn nguyên xem thế gian lưu xuất từ Đức Chúa Trời. Theo giáo lý. sáng thế thì Đức Chúa Trời khiến muôn vật xuất hiện từ hư vô, chỉ thế thôi. Những vật thể và hữu thể khác nhau trong cõi tạo vật rõ ràng là khác với Đức Chúa Trời. Còn theo quan điểm lưu xuất thì những gì chúng ta có đều lưu xuất từ bản tính của Đức Chúa Trời, có thể gọi là một phần tách ra từ yếu tính của Ngài. Người ta có khuynh hướng xem sự lưu xuất này vẫn mang thần tinh; do đó, kết quả cuối cùng của quan điểm này thường là phiếm thần thuyết. “Sáng thể” chẳng qua chỉ là một sự thay đổi tình trạng chứ không phải là bắt đầu một sự hiện hữu mới. Tưởng chừng như kết quả của quan điểm lưu xuất sẽ là nâng cao vượt bậc địa vị của từng loài tạo vật trong thế gian vì chúng vốn dĩ là một phần trong bản tính của Đức Chúa Trời kia mà. Tuy nhiên, trên thực tế thì lịch sử lại cho thấy điều ngược lại. Kết quả là làm lu mờ địa vị độc lập của từng sự vật cụ thể, đến mức xem sự tồn tại độc lập đó chỉ là ảo ảnh. Bởi vì mọi vật thể và hữu thể (sinh vật) đều là một phần của Đức Chúa Trời nên phải thu ngắn tối đa khoảng cách giữa chúng với Đức Chúa Trời. Tính chất cá thể cần phải được giảm thiểu. Mục đích là hòa nhập tất cả vào làm một. Thay vì là những “danh từ” đích thực, những đơn vị có số phận riêng biệt, thì từng sự vật riêng lẻ trong thế gian trên thực tế lại trở nên những “tính từ” phụ thuộc vào một thực tại tối thượng là Đức Chúa Trời

Giáo lý sáng thế từ hư vô của Cơ Đốc giáo phủ nhận mọi điều này. Từng cá thể trong thế gian đều là những tạo vật đích thực lệ thuộc vào Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của mình. Những tạo vật hữu hạn, phụ thuộc này tách biệt rõ ràng với Ngài (có nghĩa là không phải lưu xuất từ bản tính của Ngài). Tội lỗi không phải là ở chỗ hữu hạn và tách biệt đó, mà chính là do lạm dụng sự tự do hữu hạn của mình để tìm cách trở nên độc lập (và do đó ngang bằng) với Đức Chúa Trời. Hơn nữa, sự hữu hạn này không bị loại trừ trong tiến trình cứu rỗi. Thay vì phủ định nhân tính thọ tạo, thì sự cứu rỗi chính là làm trọn và phục hồi nhân tính thọ tạo ấy. Ngoài ra, giáo lý sáng thế cũng vạch ra những giới hạn vốn có của sự thọ tạo. Không một vật thọ tạo hay tập thể thọ tạo nào có thể ngang bằng với Đức Chúa Trời và sẽ không bao giờ được như thế. Do đó, không có bất cứ một cơ sở nào cho sự thờ thần tượng—thờ lạy thiên nhiên hay con người. Đức Chúa Trời có địa vị độc tôn, nên chỉ mình Ngài là đáng để thờ lạy (Xuất 20:2-3). Đôi khi chúng ta nghĩ về khoảng cách siêu hình lớn lao trong vũ trụ là một khoảng cách về lượng giữa loài người và phần còn lại của muôn vật. Tuy nhiên, trong thực tế thì khoảng cách siêu hình còn lớn hơn, cả về lượng và chất, giữa Đức Chúa Trời một bên và muôn vật một bên. Ngài là đối tượng để thờ lạy, ngợi khen và vâng lời. Mọi sự vật hiện hữu khác phải dâng cho Ngài những hành động suy tôn đầu phục đó. Giáo Lý Sáng Thế và Sự Tương Quan với Khoa Học Khoa học và Cơ Đốc giáo có một lịch sử đối kháng với nhau khá lâu dài.’ Tình trạng căng thẳng này đã xuất hiện trong nhiều vấn đề khác nhau. Thiên văn học chắc hắn đã đưa ra vấn đề đối kháng đầu tiên và thật sự, với cuộc cách mạng của Cô-péc-nic, chống lại với quan niệm phổ biến coi địa cầu là trung tâm. Dần dần sự đối kháng tiến từ thiên văn học sang đến địa chất học (tuổi của địa cầu), đến sinh học (vấn để tiến hóa) rồi đến nhân chủng học (nguồn gốc con người). Ngày nay sự đối kháng tập trung đặc biệt vào khoa học nhân văn thực hành và những vấn đề như quyền tự do đối lập với thuyết định mệnh và bản chất của con người là tốt đẹp hay hư hoại. Vì sự đối kháng dời đối từngành khoa học này đến ngành khoa học khác, nên nó cũng đời đổi từ lãnh vực giáo lý này đến lãnh vực giáo lý khác. Trước kia phạm vi chủ yếu của sự xung đột là giáo lý sáng thế, thì ngày nay đó là giáo lý về nhân loại học. Đối với một số người như Langdon Gilkey, thì vấn đề về mối liên hệ giữa khoa học và thần học đã được giải quyết; không còn có khả năng đối kháng nào nữa cả. Gilkey tin rằng sự đối kháng trong quá khứ sở dĩ có là do hai nhận thức sai lầm, một nhận thức liên quan đến vai trò tương ứng của khoa học và thần học, còn nhận thức kia liên quan đến bản chất của Kinh Thánh. Nhận thức sai thứ nhất là do không hiểu được cách giải thích khác nhau của hai khoa này. Khoa học cố gắng giải thích điều gì đã xảy ra, và xảy ra như thế nào về mặt nhân quả. Khi xem thần học cũng có mục đích giải thích như vậy, thì hai khoa này bị xem là đưa ra những cách giải thích đối ngược nhau. Thần học giải thích nguồn gốc tác động và thể là đụng độ với cách giải thích của khoa học. Khoa học giải thích nguồn gốc của thế giới là do sự nguội đi và ngưng tụ của khối tinh vân; thần học giải thích thế giới có được là do hành động sáng tạo của một Đấng Toàn Năng. Gilkey nói rằng cách nhìn thần học có vẻ như khoa học này cần phải bị loại bỏ. Những giải thích của thần học mang tính mục đích luận, tức là giải thích theo kết cục hay mục đích để một hành động được thực hiện. Giải thích khoa học có dạng, “Sự kiện này đã xảy ra bởi vì”, còn giải thích của thần học có dạng, “Sự kiện này đã xảy ra nhằm để” Do đó, thật sự không có đối kháng với khoa học. Thần học Cơ Đốc không cho chúng ta biết vũ trụ đã xuất hiện như thế nào, nhưng cho biết tại sao Đức Chúa Trời đã tạo nên nó. 14 Sai lầm thứ hai là ở nhận định về bản chất của Kinh Thánh. Theo Gilkey thì quan điểm cho rằng Sáng Thế Kỷ cho chúng ta một lối giải thích tựa như khoa học về nguồn gốc của vũ trụ là phát sinh từ thời người ta tin vào sự hà hơi từng chữ của Kinh Thánh. Do đó, mọi lời khẳng định trong Kinh Thánh dù mang đặc điểm tôn giáo hay xem ra có vẻ khoa học thì đều được xem là thật cả. Nhưng rồi những quan điểm khác về Kinh Thánh xuất hiện mà không xem tất cả những lời khẳng định này là thật. Một số người xem Kinh Thánh là chứng nhân cho một sự khäi thị vốn không phải chủ yếu để truyền đạt thông tin mà đó là sự tự bày tỏ của một Đức Chúa Trời có thân vị. Một số người khác xem Kinh Thánh là sự kết hợp của khải thị thiên thượng với sự phỏng đoán và thần thoại của con người.” Sau khi ghi nhận những quan điểm15 khác nhau này về Kinh Thánh, Gilkey và những người khác khẳng định rằng giá trị và thẩm quyền của Kinh Thánh không vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo. Kinh Thánh không giúp chúng ta hiểu được những vấn đề thường nghiệm, dù đó là vấn đề khoa học hay lịch sử cũng vậy. Kinh Thánh chỉ có tác dụng đưa chúng ta vào trong mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời mà thôi. Dù Gilkey đã đưa ra một giải pháp cho vấn đề mối liên liện hệ giữa khoa học và thần học Cơ Đốc, nhưng giải pháp của ông không phải là một sự lựa chọn cho những ai có cách nhìn về Kinh Thánh như trong phần trình bày thứ hai của sách này. Đúng là khi nói về sự sáng thế, Kinh Thánh đã nhấn mạnh chủ yếu đến những mục đích của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Nhưng Kinh Thánh cũng nói đến những gì Đức Chúa Trời đã làm và thậm chí, ở chừng mực nào đó, còn nói Đức Chúa Trời đã làm điều đó như thế nào. Và quả thật cũng có một lời tuyên bố về nguồn gốc của sự vật, dầu tổng quát đi nữa, nhưng có ý nghĩa đối với những ý kiến đề xuất của khoa học tự nhiên. Giờ đây chúng ta phải xem xét cặn kẽ hơn về hai điểm mà giữa thần học và khoa học có sự đối kháng với nhau: (1 ) tuổi của vũ trụ và (2) thứ tự xuất hiện các loài tạo vật và mối liên hệ giữa chúng với nhau. Niên Đại Sáng Thế Niên đại sáng thế là một điểm mà khoa học và Kinh Thánh có đối kháng với nhau. Một mặt, dường như Kinh Thánh tuyên bố khá tỏ tường. Đức Chúa Trời đã tạo nên trái đất trong sáu ngày. Vì từ được dùng trong Sáng Thế Kỷ là từ thông dụng c” (yom), nên người ta hiểu đây là những quãng thời gian hai mươi bốn giờ. Đã cónhiều nỗ lực nhằm tính toán thời gian sáng thế bằng cách dùng tuổi được nói đến trong những bảng phả hệ trong Kinh Thánh. Tổng giám mục James Ussher tính được sự kiện sáng thể xảy ra vào năm 4004 trước Chúa. Theo cách tính này thì cõi tạo vật có niên đại không quá sáu ngàn năm. Trước khi có sự phát triển của địa chất học hiện đại là một bộ môn chỉ mới được phát triển gần đây, thì kết luận của Ussher được xem là thỏa đáng. Người sáng lập nên khoa địa tầng học là William Smith mất vào năm 1839 và người hệ thống hóa kiến thức địa chất học là Charles Lyell mất năm 1875. Như vậy thì địa chất học mà chúng ta biết đến ngày nay chỉ mới phát triển vào thế kỷ thứ mười chín. Tuy nhiên khi bộ môn này xuất hiện thì một số vấn đề nghiêm trọng đã nảy sinh đối với việc định tuổi sáng thế theo truyền thống. Một số phương pháp đã phát triển để định tuổi trái đất, phần nhiều có liên quan đến đặc tính của những chất phóng xạ. Từ những phương pháp này người ta đi đến nhất trí rằng trái đất có nhiều tỉ năm tuổi, có thể là năm hoặc sáu tỉ năm tuổi hay hơn nữa. Đã có nhiều nỗ lực nhằm dung hòa tuổi tính toán của trái đất với dữ liệu Kinh Thánh: (1) thuyết khoảng trống; (2) thuyết hồng thủy; (3) thuyết thời gian lý tưởng; (4) thuyết ngày thời đại; (5) thuyết ngày hình ảnh. 1. Thuyết khoảng trống cho rằng có một sự sáng tạo trái đất ban đầu và khá toàn diện có lẽ xảy ra cách nay nhiều tỉ năm (đó là sự sáng thế được chép trong Sáng 1:1). Tuy nhiên, một thảm họa nào đó đã xuất hiện khiến cõi tạo vật trở nên vô hình và trống không (1:2). Sau đó, trước đây vài ngàn năm, Đức Chúa Trời đã tái tạo lại trái đất trong một thời gian là sáu ngày, với tất cả các loài được tạo ra trong đó. Lần sáng thế này được mô tả trong Sáng 1:3-27. Tuổi tính toán của trái đất và những hóa thạch cho thấy sự phát triển qua thời gian dài là thuộc về sự sáng thế đầu tiên. Thảm họa đó thường được liên kết với sự sa ngã của Sa-tan (Lucifer). Sau đó cõi tạo vật rơi vào cảnh tiêu điều trong một thời gian dài trước khi Đức Chúa Trời phục hồi nó lai, 16 2. Thuyết hồng thủy cho rằng trái đất chỉ có trước đây vài ngàn năm. Vào thời Nô-ê, trái đất bị bao phủ bởi một trận lụt kinh khiếp, với những ngọn sóng khổng lồ di chuyển với vận tốc vài ngàn dặm một giờ. Những ngọn sóng này đã lấy đi nhiều dạng khác nhau của sự sống; chất bùn mà cuối cùng những dạng sự sống này lắng xuống đã cứng lại thành đá dưới sức ép kinh khiếp của sóng. Những địa tầng đá khác nhau tiêu biểu cho những cơn sóng khác nhau của trận lụt. Những sức mạnh phi thường này hoàn tất trong một thời gian ngắn những gì mà các nhà địa chất tin rằng thường cần phải có ba triệu năm mới hoàn thành. 3. Thuyết thời gian lý tưởng cho rằng không lâu trước đây Đức Chúa Trời đã tạo nên thế giới này trong sáu ngày, nhưng Ngài làm như thể nó đã có nhiều tỉ năm tuổi. Đây là một quan điểm thật sự mới lạ và tài tình. Dĩ nhiên, A-đam không chào đời như một em bé mới sinh. Ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, A-đam cũng đều có tuổi biểu kiến (hay lý tưởng) lớn hơn tuổi thật của ông nhiều (là số năm tính từ khi ông được tạo nên). Thuyết thời gian lý tưởng đã diễn rộng nguyên tắc này. Nếu Đức Chúa Trời đã tạo nên cây cối chứ không phải là hạt giống của cây thì chắc cáccây đó đã có những vòng chỉ thị tuổi nói lên tuổi lý tưởng chứ không phải là tuổi thật của chúng. Xem ra mỗi loài thọ tạo được tạo ra dưới một giai đoạn nào đó trong chu kỳ sống của mình. 8 4. Thuyết ngày thời đại dựa trên thực tế là từ 5″ (yom) trong tiếng Hê-bơ-rơ tuy thường mang ý nghĩa về một thời gian hai mươi bốn giờ, nhưng lại không nhất thiết chỉ mang một ý nghĩa đó. Nó cũng có thể chỉ về những kỷ nguyên hay giai đoạn lâu dài về thời gian, và cần phải hiểu như vậy trong ngữ cảnh này. Quan điểm này cho rằng Đức Chúa Trời đã sáng tạo qua một loạt những hành động trải qua nhiều thời kỳ lâu dài. Những di tích địa chất và hóa thạch tương ứng với những ngày sáng tạo của Đức Chúa Trời. 5. Thuyết ngày hình ảnh (hay thuyết khuôn khổ văn chương) xem những ngày sáng thế là vấn đề sắp xếp lôgíc hơn là thứ tự thời gian. Có thể Đức Chúa Trời đã khải thị sự sáng thế cho Môi-se bằng một loạt sáu hình ảnh hoặc người viết đã sắp xếp tài liệu theo bố cục lô gích dưới dạng sáu thời kỳ. Tuy có thể còn có ít nhiều ý nghĩa thời gian trong thứ tự các ngày sáng thế, nhưng thứ tự đó phải được xem là chủ yếu mang ý nghĩa lô gích. Kỹ thuật được sắp xếp thành hai nhóm bộ ba ngày thứ nhất đến ngày thứ ba và ngày thứ tư đến ngày thứ sáu. Chúng ta có thể thấy sự tương đương giữa ngày thứ nhất và ngày thứ tư, ngày thứ hai và ngày thứ năm, ngày thứ ba và ngày thứ sáu sáng thế.20 Tất cả những quan điểm này đều có ưu điểm, và mỗi quan điểm cũng đều có một số trở ngại.” Chúng ta phải tìm kiếm một quan điểm nào có nhiều ưu điểm và ít trở ngại hơn hết so với những quan điểm kia. Hiện tại, quan điểm mà tôi thấy thỏa đáng nhất là một biến thể của thuyết ngày thời đại. Có quá nhiều khó khăn về giải kinh gắn liền với thuyết khoảng trống,” trong khi thuyết hồng thủy thì lại quá gượng ép với chứng cớ địa chất học.” Thuyết thời gian lý tưởng thì rất khéo và về nhiều mặt khó có thể bác bẻ được cả về khoa học lẫn giải kinh, nhưng lại gặp nạn để thần học là làm cho Đức Chúa Trời hầu như thành một người dối gạt (và sự dối gạt, như chúng ta đã thấy trong chương 13, là trái với bản chất của Ngài). Thuyết ngày hình ảnh (hoặc khuôn khổ—văn chương) giải quyết được những vấn đề về thứ tự thời gian, nhưng lại không phù hợp với những kiểu mẫu trong các tác phẩm văn chương khác thời đó, ở đó ký thuật về sự sáng thế được chia thành ba nhóm bộ đôi chứ không 24 phải là hai nhóm bộ ba.” Thuyết về ngày hình ảnh cũng gặp khó khăn với điều răn thứ tư: việc Chúa truyền lệnh phải nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy vì Ngài đã nghỉ ngơivào ngày thứ bảy dường như mặc định là có thứ tự thời gian.” Thuyết ngày thời đại thì rất khớp với dữ liệu địa chất, đặc biệt là nếu cũng nhìn thấy trong đó một hình thức tập hợp nào đó theo để tài. Ví du, cho dù mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao được tạo nên vào ngày thứ nhất nhưng lại không được nhìn thấy rõ ràng (như thế trái đất bị một lớp mây bao phủ) mãi cho đến ngày thứ tư. Tương tự như vậy, cây xanh đã được tạo nên vào ngày thứ ba, nhưng đến ngày thứ sáu thì mới được ban cho loài người để làm thức ăn. Xem on (yom ) như là một thời kỳ có độ dài không xác định không phải là gượng giải ý nghĩa của từ đó, dù đó không phải là ý nghĩa thông dụng nhất của nó. Tuy đến nay thì thuyết ngày thời đại có vẻ là kết luận hợp lý nhất, nhưng chúng ta cũng không nên quá giáo điều. Tuổi của vũ trụ là một đề tài đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu và suy xét. Sự Phát Triển Bên Trong Cõi Tạo Vật Một điểm đối kháng quan trọng khác với khoa học là vấn đề phát triển tiến hóa]. Những hình thể sinh vật hiện tại giống đến mức nào với những hình thể đã được tạo nên trực tiếp từ tay Đức Chúa Trời, và đã có sự phát triển [tiến hóa đến chừng mực nào, có làm biến đổi của những hình thể hiện có và sản sinh ra những chủng loài mới hay không? Thuyết tiến hóa khẳng định rằng từ lúc bắt đầu có sự sống, mỗi dạng sinh vật đều trải qua một sự phát triển tuần tự. Sau một loạt những đột biến [sai khác lớn] hoặc biến dị [sai khác nhỏ], đã hình thành nên những dạng sinh vật mới. Những dạng sinh vật nào có được những biến dị giúp chúng cạnh tranh tốt hơn trong môi trường nguy hiểm và thiếu thốn thì tồn tại được. Qua tiến trình sinh tồn này của những loài thích nghi nhất, đã xuất hiện những sinh vật cấp cao hơn và phức tạp hơn. Do đó, sau một thời gian dài, những sinh vật sống thấp nhất và đơn giản nhất đã phát triển [tiến hóa] thành con người chỉ nhờ hoạt động của những quy luật tự nhiên nội tại. Không hề có sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời. Tất cả đều do tiến hóa mà thôi. Ngược lại, một số Cơ Đốc nhân vẫn chủ trương mọi giống loài đều đã được Đức Chúa Trời trực tiếp tạo nên. Lời tuyên bố Đức Chúa Trời đã tạo ra mỗi loại động vật và thực vật tùy theo loại của nó được họ xem là bắt buộc phải giải thích theo cách đó. Dĩ nhiên, họ hiểu ngầm ở đây là từ được dịch là “loại” phải được hiểu là loài theo nghĩa sinh vật học. Nhưng từ này có đòi hỏi phải hiểu như vậy không? Từ này trong tiếng Hê-bơ-rơ là q (min), chỉ là một từ phổ biến để chỉ chủng loại hay dạng của một kiểu mẫu nào đó. Do đó, tuy nó cũng có thể mang ý nghĩa là loài theo sinh vật học, nhưng nó không mang tính cá biệt đủ để chúng ta có thể kết luận nó thật sự có nghĩa là loài theo sinh vật học. Nó chẳng qua chỉ là “loại”, không hơn không kém.” Nhưng 26 đồng thời từ yụ (min) cũng có vẻ như đặt một giới hạn nào đó mà sự tiến hóa không thể vượt qua Một số nhà thần học Cơ Đốc, ngay cả một số ít người có thể gọi là bảo thủ cũng đã chấp nhận một quan điểm được gọi là “tiến hóa hữu thần”. Theo quan điểm này, Đức Chúa Trời đã sáng tạo một cách trực tiếp ngay từ đầu của tiến trình, và từ đóđến nay Ngài vẫn hành động từ bên trong thông qua sự tiến hóa. Ở một điểm nào đó, có thể có một hành động sáng tạo trực tiếp làm biến đổi một số tạo vật sống qua việc ban cho nó một linh hồn hay một bản chất thuộc linh; con người đầu tiên được tạo ra bằng cách đó. Tuy nhiên, ngoại trừ ngoại lệ trên, tiến hóa hữu thần xem công việc sáng tạo sau đó của Đức Chúa Trời xảy ra thông qua những phương tiện nội tại.” Tuy quan điểm này dung hòa khá tốt với dữ kiện khoa học, nhưng nó gặp khó 27 khăn với tường thuật của Kinh Thánh về sự sáng thế. Và bất kỳ quan điểm nào nếu muốn được chấp nhận, chiếu theo sự hiểu biết về Kinh Thánh và mặc khải tổng quát mà chúng ta đã chấp nhận ở phần trước trong sách này, thì quan điểm đó phải phù hợp với cả dữ liệu Kinh Thánh lẫn dữ liệu khoa học. quan Quan điểm “sáng tạo tiếp diễn” thì có phần thích đáng hơn. Theo điểm này, Đức Chúa Trời đã sáng tạo bằng từng loạt hành động qua suốt một thời gian dài. Ngài đã tạo nên cá thể đầu tiên của mỗi “loại”. Khái niệm này có thể phạm vi rộng thì bằng “bộ” của sinh vật học còn hẹp thì bằng “giống”. Trong một số trường hợp, “loại” cũng có thể hiểu rộng ra là tạo ra từng loài mới. Từ cá thể đầu tiên này của nhóm mà hình thành những thành viên khác do tiến hóa. Ví dụ Đức Chúa Trời đã tạo nên cá thể đầu tiên của họ mèo. Từ cá thể này đã sinh ra nào là sư tử, cọp, báo và mèo nhà. Sau đó, Đức Chúa Trời đã tạo nên “loại” khác. Rất có thể có những thời kỳ phát triển gối lên nhau, làm cho những loài mới trong một “loại” tiếp tục phát sinh sau khi Đức Chúa Trời đã tạo nên cá thế đầu tiên của “loại” tiếp theo. Cần ghi nhận rằng có những khoảng trống giữa các “loại” mà không được lấp đầy bởi sự phát triển tiến hóa. 28 Quan điểm này khá phù hợp với dữ liệu Kinh Thánh. Nhưng còn về dữ kiện khoa học thì sao? Ở đây chúng ta phải ghi nhận rằng di tích hóa thạch cho thấy còn có khoảng trống ở nhiều điểm, hay thiếu vắng cái mà những nhà khoa học gọi là hình thức trung gian. Giả thuyết của các nhà khoa học là những hình thức này ngày nay đã không còn. Nhưng cũng rất có thể là chúng chưa bao giờ tồn tại, và đó chính là khoảng trống tách biệt giữa các “loại” trong Kinh Thánh. Như vậy là chỉ có tiến hóa vi mô (phát triển “trong nội bộ loài”), chứ không phải tiến hóa vĩ mô (phát triển “từ loài này sang loài khác”). Tính Độc Nhất của Công Cuộc Sáng Tạo của Đức Chúa Trời Công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị ở chỗ nào? Nhân loại có thực hiện hoạt động như vậy hay làm được điều gì tương tự như vậy không? Cụ thể hơn, nếu con người thành công trong việc tạo nên sự sống từ nguyên liệu vô tri trước đó không hề có sự sống thì sao? Điều này có làm giảm đi tính đặc thù của công việc của Đức Chúa Trời, và theo đó làm giảm đi thần tính của Ngài không? Một số nhà khoa học với cách định nghĩa riêng của họ về sự sống đã tuyên bố rằng nhân loại đã thành công trong việc tạo nên sự sống, trong khi những nhà khoa học khác với một định nghĩa khác về sự sống thì lại cho rằng việc nhân loại thật sự thành công trong nỗ lực này thì chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi. Nhưng như vậy là thế nào đây? Phải chăngnhư vậy là sự sống có thể bắt đầu mà không cần có Đức Chúa Trời? Phải chăng điều này sẽ cho chúng ta một cách giải thích khác về nguồn gốc sự sống? Ở điểm này chúng ta cần phải xác định cấn thận xem tinh chất thật sự của việc con người tạo ra sự sống đầu tiên từ nguyên liệu vô sinh là gì. Thứ nhứt, đó không phải là một việc xảy ra tình cờ giống như sự va chạm ngẫu nhiên của những nguyên tử để tạo nên một phân tử mới, và sau đó là sự phối hợp phân tử theo thời gian để tạo nên sinh vật đầu tiên. Nó sẽ không tuân theo công thức nguyên tử cộng với chuyến động cộng với ngẫu nhiên. Thay vào đó, sản phẩm có sự sống đầu tiên của con người sẽ là kết quả của việc sắp đặt và nỗ lực cao độ của những con người rất thông minh, làm việc trong một phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ và được đặt dưới những điều kiện được kiểm soát chặt chẽ. Tóm lại, nó sẽ giống với sự sáng tạo bởi một Đức Chúa Trời khôn ngoan và quyền năng hơn là với kết quả chuyển động tình cờ của vật chất. Ngoài ra những khoa học gia này phải bắt đầu công việc của họ từ vật chất. Vật chất này không được họ tạo nên từ hư vô, họ chỉ tìm thấy nó có sẵn mà sử dụng thôi. Nguyên liệu thô mà họ sẽ dùng sẽ là nguyên liệu vốn được Đức Chúa Trời tạo nên từ trước. Vậy, ngay cả trong hành động “sáng tạo”, họ cũng tỏ ra lệ thuộc vào một sức mạnh nào đó cao hơn. Việc sản sinh ra sự sống từ vật chất vô sinh mà con người thực hiện sẽ không làm giảm đi sự cao cả của quyền năng và tri thức của Đức Chúa Trời; nó chỉ làm tăng thêm và nhấn mạnh thêm sự cao cả của Ngài mà thôi. Những Ngụ Ý của Giáo Lý Sáng Thế Vậy, những ngụ ý trong niềm tin vào sự sáng thế là gì? Giáo lý này có một ảnh hưởng đáng kể đến cách nhìn nhận và cách ứng xử của chúng ta với sự sống và với thế giới.

  1. Mọi sự hiện có đều có giá trị, vì dù nó không phải là Đức Chúa Trời, nhưng nó là do Ngài tạo nên. Ngài đã tạo nên mọi sự vì Ngài vui lòng làm như vậy, và đó là điều tốt đẹp dưới mắt Ngài. Mỗi một sự vật đều có chỗ của nó, đó là chỗ mà Đức Chúa Trời muốn nó phải có. Đức Chúa Trời yêu thương mọi tạo vật của Ngài, chứ không chỉ yêu thương một vài phần nào đó thôi. Do đó, chúng ta cũng phải quan tâm, bảo tồn, gìn giữ và phát triển muôn vật mà Đức Chúa Trời đã tạo nên. Trong khi Đức Chúa Trời đã định cho chúng ta được sử dụng cõi tạo vật để phục vụ những nhu cầu của chúng ta thì chúng ta cũng phải tể trị và điều hành nó vì lợi ích của nó. Vì vậy, chúng ta phải quan tâm nhiều đến vấn đề sinh thái. Thật vậy, Cơ Đốc nhân phải đi đầu trong việc quan tâm, bảo tồn và chăm sóc đến lợi ích của muôn vật bởi vì nó là do Đức Chúa Trời tạo nên. Dầu một số tạo vật có thể khác hẳn với chúng ta, nhưng chúng cũng là một phần không thể tách rời trong chương trình của Đức Chúa Trời. Không có vật gì tự nó là xấu. Dù tội lỗi có thể làm xáo trộn vũ trụ mà Đức Chúa Trời đã tạo nên đi nữa thì thế giới này vốn tốt đẹp khi mới được hình thành từ tay Đức Chúa Trời. Vậy không có gì đáng chuộng trong việc trốn chạy thế giới vật chất hay tránh né những nhu cầu về thể xác để chỉ chú trọng vào những hoạt động trí tuệ hay thuộc linh nhiều hơn. Chúng ta là những tạo vật có trí tuệ và thuộc linh, nhưng điều này cũng không phủ định sự kiện chúng ta cũng là những hữu thể bằng xương, bằng thịt.
  2. Hoạt động sáng tạo của Đức Chúa Trời không chỉ gồm có hành động sáng tạoban đầu nhưng cũng có cả những công việc gián tiếp sau đó của Ngài nữa. Sự sáng tạo không loại bỏ sự phát triển bên trong thế giới; sáng tạo bao gồm phát triển. Vậy chương trình của Đức Chúa Trời cũng có tính đến và tận dụng những kỹ năng và hiểu biết tốt nhất của con người để cải thiện thiên nhiên về mặt di truyền. Những cố gắng đó là sự đồng công của chúng ta với Đức Chúa Trời trong công tác sáng tạo đang tiếp diễn. Song, dĩ nhiên chúng ta cũng phải lưu ý rằng những vật chất và chân lý (qui luật—ND) mà chúng ta sử dụng trong những nỗ lực này đều từ Ngài mà có.
  3. Nghiên cứu sự sáng thế một cách khoa học cũng có cái lý của nó. Khoa học cho rằng người ta có thể khám phá được trong thiên nhiên một trật tự hay kiểu mẫu nào đó. Nếu vũ trụ này là ngẫu nhiên và do đó mọi sự kiện mà các nhà khoa học thu thập được chỉ là một tập hợp hỗn loạn thì không thể có hiểu biết thật sự về thiên nhiên được. Nhưng khi khẳng định mọi sự đã được tạo nên theo một kiểu mẫu hợp lý thì giáo lý sáng thế đã ủng hộ cho giả thuyết mặc nhiên của khoa học. Điều quan trọng là về mặt lịch sử, khoa học đã phát triển sớm nhất và nhanh nhất trong nền văn hóa Châu Âu, nơi có niềm tin vào một Đức Chúa Trời duy nhất đã sáng tạo theo một chương trình khôn ngoan, hơn là trong một nền văn hóa nào khác tin vào nhiều thần với những hoạt động đối kháng nhau.” Biết rằng có một khuôn mẫu thông minh cho vũ trụ, Cơ Đốc nhân có được động lực để tìm kiếm khuôn mẫu đó.
  4. Ngoài Đức Chúa Trời, không có gì là tự túc [độc lập] và vĩnh hằng. Mọi sự khác, mọi vật thể và sinh vật, đều nhận được sự tồn tại của mình từ nơi Ngài. Mọi vật tồn tại để thực hiện ý muốn Ngài. Chỉ có Đức Chúa Trời là xứng đáng để chúng ta thờ phượng. Muôn vật đều tồn tại vì Ngài, chứ không phải ngược lại. Dù chúng ta nhất định sẽ rất coi trọng muôn vật, bởi vì muôn vật là do Đức Chúa Trời tạo nên, nhưng chúng ta cũng sẽ luôn có một sự phân biệt rõ ràng giữa Đức Chúa Trời và muôn vật

 

Top